Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới
Bài Mới Nhất

Kinh Di Giáo

16 Tháng Ba 201707:57(Xem: 16107)
Kinh Di Giáo
KINH DI GIÁO

Hán-dịch: Tam-Tạng Pháp-Sư Cưu-Ma-La-Thập đời Diêu-Tần.
Việt-dịch: Thích-Tâm-Châu

Kinh Di Giáo


1- KINH-TỰ

Đức Phật Thích-Ca Mưu-Ni, bắt đầu chuyển pháp-luân, độ cho năm vị Tỳ-Khưu là Tôn-giả Kiều-Trần-Như v.v... Sau cùng, Ngài thuyết pháp độ cho ông Tu-bạt-đà-la. Những người nên độ, Ngài đã độ xong. Ngài nghỉ ở giữa hai cây Sa-la và sắp nhập niết-bàn. Khi ấy, vào khoảng nửa đêm, vẳng lặng không có tiếng động Ngài vì các đệ-tử, nói qua về các giáo-pháp quan-yếu.

2- TRÌ GIỚI

Các vị Tỳ-Khưu, sau khi Tôi nhập-diệt, các vị nên tôn-trọng và trân-kính Ba-La-Đề-Mộc-Xoa, như tối gặp sáng, như người nghèo được của báu. Các vị nên biết giới ấy là bậc Đại-Sư của các vị và, không khác gì Tôi còn ở đời vậy.

Người giữ giới thanh-tịnh, không được làm những việc như: buôn bán, đổi chác, tạo dựng ruộng nhà, nuôi dưỡng người dân, tôi tớ, súc sinh. Hết thảy sự trồng trọt, các của cải châu báu, đều nên tránh xa, như tránh hầm lửa. Không được chặt phát cây cỏ, đào sới đất đai, điều-hòa thuốc thang, xem tướng tốt, xấu quan sát tinh-tú, suy-đoán đủ, thiếu, lịch-số kế-toán, đều không nên làm.

Giữ thân tiết-độ, ăn uống đúng thời, sinh hoạt nơi mình một cách thanh-tịnh. Không được tham-dự việc đời, sứ-mệnh liên-lạc, chú-thuật thuốc tiên, kết thân với người sang, thân cận đậm-đà với những người nhàm-nhỡ, kiêu-mạn, đều không nên làm.

Các vị nên tự giữ tâm ngay thẳng, suy-niệm chân-chính, để cầu độ thoát.

Các vị không được che dấu vết nhơ, bày trò khác lạ, để mê-hoặc quần-chúng.

Đối với bốn sự cúng-dường, lượng biết tri túc. Được đồ cúng-dường, không nên cất chứa.

Đó là nói qua về tướng trì giới.

Giới là căn-bản chân-chính thuận theo đường giải-thoát, nên gọi là “ba-la-đề-mộc-xoa”. Nhân y vào giới này được sinh ra các thiền-định và trí-tuệ diệt khổ.

Thế nên, các vị Tỳ-Khưu nên giữ giới thanh-tịnh, đừng để thiếu, hủy. Nếu ai giữ được giới thanh-tịnh, sẽ có các thiện-pháp. Nếu không giữ giới thanh-tịnh, các công-đức thiện đều không sinh được. Do đó, nên biết giới là trụ-xứ công-đức an-ổn thứ nhất vậy.

3- CHẾ TÂM

Các vị Tỳ-Khưu, các vị đã an-trụ trong giới-luật, nên phải kiềm-chế năm căn, đừng để nó buông thả vào năm dục. Ví như người chăn trâu, cầm roi dòm ngó nó, không để cho nó tha hồ xâm-phạm vào lúa mạ người ta. Nếu buông thả năm căn, chẳng phải nó chỉ lan vào năm dục, mà nó, hầu như xông tới không bờ bến nào và không thể chế-phục được! Cũng như con ngựa dữ, không thể dùng giây cương mà kiềm-chế được và nó sẽ kéo người ta sa xuống hố. Như bị cướp hại, chỉ khổ một đời, nhưng tai-họa của giặc năm căn kéo đến nhiều đời, làm hại rất nặng, không thể không cẩn-thận!

Thế nên, bậc trí-giả kiềm-chế năm căn mà chẳng dựa theo, gìn giữ nó như giặc, không để cho nó buông lung. Giả như, để cho nó buông lung, chẳng bao lâu, sẽ thấy sự tan diệt vì nó. Đối với năm căn ấy, tâm làm chủ chúng. Do đó, các vị nên khéo chế-phục tâm! Tâm rất đáng sợ, sợ hơn rắn độc, ác-thú, oán-tặc. Và ngay như lửa cháy bừng bừng cũng chưa đủ làm ví-dụ về chúng! Ví như có người tay cầm bát mật, di-động hấp-tấp, chỉ ngó bát mật, không thấy hố sâu. Ví như voi cuồng không có móc câu, con khỉ, con vượn, kiếm được rừng cây, leo, trèo, nhẩy nhót, khó ngăn-cấm, chế-phục được chúng! Nên gấp bẻ gẫy tâm-niệm ấy, đừng để cho chúng buông lung. Buông lung tâm ấy, làm mất những việc tốt của người. Chế phục nó vào một chỗ, không việc gì là không xong. Vì vậy, các vị Tỳ-Khưu, nên siêng năng tinh-tiến triết-phục tâm các vị!

4- TIẾT-ĐỘ SỰ ĂN UỐNG

Các vị Tỳ-Khưu, các vị nhận các món ăn uống, nên tưởng như uống thuốc. Đối với các đồ ngon hay dở, các vị đừng sinh tâm tăng giảm. Cốt giúp cho thân khỏi đói, khát là được! Như ong hái hoa, chỉ hút vị của hoa mà không làm tổn-hại đến sắc và hương! Các vị Tỳ-Khưu cũng vậy, nhận sự cúng-dường của người, cốt khỏi phiền-não, chứ không được cầu nhiều, làm băng-hoại thiện-tâm của người. Ví như bậc trí-giả, biết lượng sức trâu, có thể làm việc được nhiều hay ít, đừng để nó làm quá phần, kiệt sức!

5- RĂN VIỆC NGỦ NGHỈ

Các vị Tỳ-Khưu, ban ngày nên siêng năng tu-tập các thiện-pháp, không để phí thời giờ. Đầu đêm, cuối đêm cũng đừng bỏ phí công-phu. Nửa đêm tụng kinh, để tự quán sát lý sinh-diệt (tiêu-tức). Không bởi nhân-duyên ngủ nghỉ, khiến cho một đời luống qua không ngộ được gì! Nên niệm ngọn lửa vô thường, đốt mọi thế-gian, vì vậy, nên sớm cầu tự-độ, đừng nên ngủ nghỉ. Các giặc phiền-não, thường rình giết người. Nó tệ hơn oán-gia, sao có thể ngủ nghỉ được mà không tự răn tỉnh? Rắn độc phiền-não nằm ở tâm người. Ví như con rắn độc màu đen, ngủ trong nhà ngươi, ngươi nên lấy cái móc câu “trì giới”, sớm gạt trừ đi. Con rắn ngủ trong nhà đã ra ngoài rồi, mới có thể ngủ yên được. Nếu nó không ra ngoài mà cứ nằm ngủ, đó là người không biết thẹn. Bộ áo thẹn hổ, đối với các đồ trang-nghiêm, nó là bậc nhất. THẹn như móc câu bằng sắt, hay chế-phục những người làm điều phi-pháp. Thế nên, các vị Tỳ-Khưu, thường thường phải biết thẹn-hổ, không được thay đổi trong tạm thời. Nếu xa lìa sự thẹn-hổ thời mất các công-đức. Người có tâm biết thẹn-hổ thời có thiện-pháp. Người không có tâm biết thẹn-hổ thời cùng như các loài cầm-thú không khác.

6- RĂN VỀ OÁN-GIẬN

Các vị Tỳ-Khưu, nếu có người lại cắt xẻo từng chi-tiết nơi thân-thể, nên tự-nhiếp-tâm đừng để cho nó phát sinh sân-hận. Và, cũng nên giữ miệng, đừng thốt ra lời nói ác. Nếu buông thả tâm oán giận thời tự mình làm phương-ngại cho sự tiến đạo, mất sự lợi-ích về công-đức. Đức nhẫn-nhục, trì giới, khổ hạnh cũng không thể bì kịp. Người làm hạnh nhẫn-nhục, mới được gọi là bậc đại-nhân có lực. Nếu ai không có thể vui vẻ nhận chịu được lời độc-hại của sự ác-mạ, như uống thuốc cam-lộ, thời không được gọi là người trí tuệ vào đạo. Sở dĩ thế là sao? Cái hại của sự oán giận là nó phá hoại các thiện-pháp, hư-hoại các tiếng tốt, đời nay, đời sau, người ta không muốn nhìn thấy bằng một cách vui vẻ. Nên biết, tâm oán-giận, nó mạnh hơn lửa dữ, vậy, luôn luôn phải gìn giữ, không để nó xâm-nhập được. Giặc cướp công-đức, không gì tệ hơn oán giận, Người bạch-y hưởng thụ các dục-lạc, chẳng phải là người hành-đạo, họ không có pháp gì để tự kiềm-chế, họ khởi ra oán-giận, còn có thể tha-thứ được; người xuất gia hành đạo, không có sự ham-muốn, mà còn ôm ấp tâm oán-giận, rất không nên vậy! Ví như trong đám mây trong lạnh, khởi ra tia lửa sấm sét, thời không nên vậy!

7- RĂN VỀ KIÊU-MẠN

Các vị Tỳ-Khưu, nên xoa lên đầu mình, tự thấy, mình đã bỏ thứ trang-sức tốt đẹp, mặc áo hoại-sắc, mang giữ đồ ứng-khí, lấy việc đi xin ăn để sống như thế, mà nếu, còn khởi ra tâm kiêu-mạn, thời nên sớm diệt nó đi. Tăng trưởng tính kiêu-mạn, còn chẳng phải là người bạch-y thế-tục nên làm, huống là người xuất-gia nhập đạo, đã vì sự giải-thoát, tự hạ thân mình xuống, mà làm hạnh khất-thực ư?

8- RĂN VỀ SIỂM-KHÚC

Các vị Tỳ-Khưu, tâm nịnh-hót, cong queo, là trái với đạo, thế nên, cần phải giữ tâm chất trực. Nên biết, nịnh-hót, cong queo, chỉ là dối trá. Người đã vào đạo, thời không có lẽ ấy. Do đó, các vị phải nên giữ tâm ngay-thẳng, lấy “chất-trực” làm gốc.

9- THIỂU-DỤC (ÍT MUỐN)

Các vị Tỳ-Khưu, các vị nên biết: người ham muốn nhiều, vì cầu lợi nhiều, nên khổ-não cũng nhiều. Người ham muốn ít, không cầu không muốn, thời không có tai-hoạn ấy. Thẳng thắn mà nói, không có gì, sự ít ham muốn còn nên tu-tập, huống là sự ít ham muốn còn sinh ra các công-đức? Người ít ham muôn thời không có tâm siểm-khúc để cầu vừa ý người ta, và cũng lại không bị các căn lôi-kéo. Người làm hạnh “thiểu dục” (ít ham-muốn) thời tâm thản-nhiên, không lo sợ gì, chạm tới sự gì đều có thừa, và thường không có gì là không đầy-đủ. Người có đức-tính ít ham muốn thời có niết-bàn. Thế gọi là “thiểu dục”.

10- TRI-TÚC (BIẾT ĐỦ)

Các vị Tỳ-Khưu, nếu muốn thoát khỏi các khổ-não, nên quán “tri-túc” (biết đủ). Biết pháp tri-túc, tức là chỗ giàu sang, vui vẻ và an-ổn. Người tri-túc, tuy nằm trên đất vẫn cho là vui vẻ. Người không tri-túc, tuy ở thiên-đường cũng chẳng vừa ý. Người không tri-túc, tuy giàu mà nghèo, người tri-túc tuy nghèo mà giàu. Người không tri-túc thường bị năm dục lôi kéo, bị người tri-túc thương-xót. Thế gọi là “tri-túc”.

11- VIỄN LY

Các vị Tỳ-Khưu, muốn cầu sự an-lạc, vô vi tịch-tĩnh, nên rời khỏi chốn ồn-ào, ở nơi an nhàn một mình. Người ở chốn an-tĩnh, vua Đế-Thích cũng như chư Thiên đều cùng kính-trọng. Thế nên, nên bỏ đồ-chúng của mình và cả đồ-chúng người khác, ở nơi trống vắng, an-nhàn một mình, suy nghĩ về sự diệt-trừ gốc khổ. Nếu ưa chỗ nhiều người, thì chịu nhiều phiền-não. Ví như cây lớn, mọi loài chim tụ-tập trên đó, thì sẽ có tai-hoạn khô gẫy. Sự ràng buộc của thế-gian, đắm chìm trong mọi khổ. Ví như con voi già bị lún vào bùn, không thể tự rút ra được. Thế gọi là “viễn ly” (xa lìa). 12- TINH-TIẾN

Các vị Tỳ-Khưu, nếu siêng năng tinh-tiến thì việc gì cũng không nhớ. Thế nên, các vị nên siêng năng tinh-tiến. Ví như giọt nước nhỏ chảy mãi, thời có thể làm thủng đá. Nếu tâm của hành-giả, thường thường lười-biếng bỏ phế, như người dùi cây lấy lửa, cây chưa bốc nóng đã thôi, vì vậy, tuy muốn được lửa, nhưng lửa khó thể bùng lên được. Thế gọi là “tinh-tiến”.
13- BẤT VONG NIỆM

Các vị Tỳ-Khưu, cầu bậc thiện-tri-thức, cầu bậc thiện-hộ-trợ, không bằng cầu được tâm “bất vong niệm” (không quên chính-niệm). Nếu người đã có tâm “bất vong niệm”, thời các giặc phiền-não không thể xâm-nhập được. Thế nên, các vị thường nên nhiếp-niệm tại tâm. Nếu mất chính-niệm thời mất các công đức. Nếu năng-lực của chính-niệm kiên-cường, tuy vào trong đám giặc ngũ dục, cũng không bị hãm hại. Ví như mặc áo giáp vào trận thời không sợ gì. Thế gọi là “bất vong niệm”.

14- THIỀN-ĐỊNH

Các vị Tỳ-Khưu, nếu nhiếp tâm được, thời tâm an tại định. Tâm an tại định nên cơ thể biết được pháp-tướng sinh-diệt của thế-gian. Thế nên các vị, thường nên tinh-tiến tu-tập các định. Nếu được định, tâm không tán-loạn. Ví như các nhà trông coi về việc nước, khéo sửa trị đê, đường. Hành-giả cũng vậy, vì nước trí-tuệ, phải khéo tu thiền-định, khiến cho không dò rỉ. Thế gọi là “thiền-định”.

15- TRÍ-TUỆ

Các vị Tỳ-Khưu, nếu có trí-tuệ thì không tham-đắm. Thường tự xem xét, không để cho mình có chỗ sai-lạc. Như thế, ở trong giáo-pháp của Ta sẽ được giải-thoát. Nếu không được như thế, đã không phải là đạo-nhân, cũng khôngphải là bạch-y và, không gọi là tên gì được vậy! Người có trí-tuệ như-thực, như là có con thuyền bền-chắc vượt qua biển lão, bệnh, tử, cũng là ngọn đèn rất sáng soi chỗ vô minh tăm-tối, là lương-dược chữa trị mọi bệnh, là búa sắc đẵn cây phiền-não. Thế nên các vị, nên lấy văn, tư, tu-tuệ, tăng thêm sự ích lợi cho mình. Nếu người nào có sự soi sáng bởi trí-tuệ, tuy là nhục-nhãn, nhưng là người “minh-kiến” (thấy rõ) vậy. Thế gọi là “trí-tuệ”.

16- KHÔNG HÝ-LUẬN

Các vị Tỳ-Khưu, mọi thứ hý-luận, nó làm tâm loạn. Còn vương vào hý-luận, tuy là xuất gia, nhưng chưa được thoát. Thế nên, các vị Tỳ-Khưu, nên gấp lìa bỏ hý-luận loạn tâm. Nếu các vị muốn được sự an vui tịch diệt, chỉ nên khéo diệt cải tai-hoạn hý-luận. Thế gọi là “không hý-luận”.

17- TỰ GẮNG SỨC

Các vị Tỳ-Khưu, đối với các công đức, thường nên nhất tâm, bỏ mọi sự phóng-dật, như là bỏ oán-tặc. Đại-bi Thế-Tôn nói ra những điều lợi-ích, đều đã trọn vẹn, các vị nên siêng-năng thực-hành. Khi ở trong núi non, khi ở bên đầm trống, khi ở dưới gốc cây, hay khi ở chốn an-nhàn, trong ngôi nhà vắng vẻ, cần niệm những giáo-pháp đã lĩnh-thụ, đừng để cho quên mất. Thường nên tự gắng sức, tinh tiến tu theo những pháp ấy. Không làm gì, chết rỗng không, sau này sẽ đưa lại sự hối tiếc. Ta như thày thuốc hay, biết bệnh cho thuốc, uống hay không uống, lỗi không phải nơi thày thuốc. Lại như người khéo chỉ đường, chỉ cho người ta con đường thiện, nghe mà không đi, không phải lỗi ở người chỉ đường vậy.

18- QUYẾT NGHI

Các vị, nếu trong pháp Tứ-Đế như Khổ v.v.. còn có chỗ nào nghi ngờ, các vị nên hỏi mau lên, không được mang lòng ngờ vực, mà không cầu sự giải quyết. Khi ấy đức Thế-Tôn xướng lên ba lần như thế, không có vị nào hỏi nữa. Sở dĩ thế là sao? Vì chúng không còn nghi-ngờ nữa. Bấy giờ Tôn-giả A-nâu-lâu-đà quán-sát tâm đại-chúng, bạch Phật rằng: “Bạch đức Thế-Tôn, mặt trăng có thể nóng, mặt trời có thể lạnh, chư Phật nói pháp Tứ-Đế, không thể có sự sai khác được. Phật nói Khổ-Đế thực là khổ, không thể vui được; Tập-Đế thực là “nhân”, không có nhân khác; Khổ, nếu diệt trừ, tức là nhân diệt. Nhân diệt nên quả diệt; đạo “diệt khổ”, thực là chân-đạo, không còn đạo nào khác nữa. Bạch Đức Thế-Tôn các vị Tỳ-Khưu, đối với pháp “Tứ-Đế”, quyết định không còn sự ngờ vực gì nữa.

19- CHÚNG-SINH ĐẮC ĐỘ

Trong chúng này, những vị chưa làm xong công việc tu-chứng, thấy Phật diệt-độ, nên có sự bi-cảm. Vì mới nhập-pháp, nghe lời Phật nói, liền đắc độ. Ví như ban đêm thấy ánh chớp, liền được thấy đạo. Nếu vị nào đã làm xong việc tu-chứng, đã vượt qua biển khổ liền khởi niệm rằng: “Thế-Tôn diệt độ, nhất thời, sao chóng vậy! Tôn-giả A-nâu-lâu-đà nói ra lời trên rồi, trong chúng đều tỏ suốt nghĩa Tứ-Thánh-Đế. Đức Thế-Tôn muốn cho đại-chúng này được kiên-cố, Ngài đem tâm đại-bi lại vì chúng nói: “Các vị Tỳ-Khưu, đừng mang lòng bi-não, nếu Ta ở đời một kiếp, hội hợp rồi cũng tan-diệt. Hội-hợp mà không tan lìa, hoàn toàn không thể có được. Việc tự-lợi lợi-tha, các pháp đều đã đầy-đủ. Nếu Ta ở đời lâu nữa cũng không ích gì. Nếu những người ở trên cõi trời hay cõi người, nên độ, đều đã độ, những người chưa được độ, đều cũng đã gây nhân-duyên đắc độ”.

20- PHÁP-THÂN THƯỜNG-TẠI

“Từ nay về sau, các đệ-tử của Ta, triển-chuyển thực-hành các giáo-pháp ấy, thời như pháp-thân Như-Lai thường-trụ không tan-diệt. Vì vậy, nên biết: “Đời là vô thường, họp tất có tan. Đừng mang lòng ưu-não. Thế-tướng như thế. Nên siêng năng tinh-tiến, sớm cầu giải-thoát. Dùng ánh sáng trí-tuệ, diệt các si-ám. Thế-gian thực nguy-ngập, không bền-chắc. Ta nay được diệt-độ, như trừ được ác-bệnh. Thân này là tấm thân nên xả. Thân này là vật tội-ác, mượn danh là thân mà thôi. Ai là người có trí-tuệ, trừ-diệt được nó đi, như giết oán-tặc, mà lại không hoan-hỷ?

21- KẾT-LUẬN

Các vị Tỳ-Khưu, thường nên nhất tâm siêng cầu đạo xuất-thế. Hết thảy pháp động hay bất động ở thế-gian, đều là tướng-trạng bại-hoại bất an. Các vị hãy ngưng, đừng nên hỏi nữa! Thời-gian sắp qua, Ta muốn diệt-độ. Đây là lời giáo-hối tối-hậu của Ta!”

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 17740)
Đại Chánh Tân Tu đại tạng kinh, quyển thứ 32, Luận tập bộ toàn, kinh văn số 1686. HT Thích Như Điển dịch Việt
(Xem: 12354)
Tỉnh giác từ ngủ say Nên hoan hỷ tư duy Lắng nghe điều Ta nói Soạn tập lời Phật dạy
(Xem: 54050)
Trong kinh Bách Dụ, Phật đã dùng những chuyện xưa để thí dụ cụ thể sự dại dột mê lầm chung của chúng ta. Nếu chúng ta biết trừ bỏ mê lầm ở đâu thì Niết Bàn sẽ thực hiện ở đó.
(Xem: 14286)
Khi ấy, đức Thế Tôn ở trong Xá-vệ đại thành bộ hành, để khất thực[32]; dùng cơm xong, việc thọ thực hoàn tất, từ bỏ việc khất thực ở phía sau (quay về bổn xứ).
(Xem: 13715)
Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh quyển thứ 32, luận tập bộ toàn, kinh văn số 1644 - HT Thích Như Điển dịch
(Xem: 57636)
Đại Chánh Tân Tu đại tạng kinh, quyển thứ 32, luận tập bộ toàn, kinh văn số 1679 - Pháp Thiên dịch Phạn ra Hán, HT Thích Như Điển dịch Hán ra Việt
(Xem: 13221)
Lành thay, Thế Tôn! Nay xin vì con mà nói vắn tắt pháp yếu. Sau khi nghe pháp, con sẽ ở một mình nơi chỗ vắng, tu tập không buông lung.
(Xem: 11829)
Hãy bứng gốc và buông bỏ tất cả các pháp sắc, thọ, tưởng, hành, thức – nghĩa là hãy bứng gốc và buông bỏ toàn bộ thế giới trong và ngoài mà ...
(Xem: 14560)
Như Lai là vua của các pháp, là bậc Chí tôn của các pháp. Lành thay Thế Tôn! Nên thuyết nghĩa này cho các Tỳ-kheo.
(Xem: 12051)
Thiền-Đà-Ca vương phải nên biết, Sinh tử khổ não, nhiều lỗi lầm, Trọn bị vô minh che, ngăn ngại, Ta nay vì họ hưng lợi ích.
(Xem: 13538)
Này các đệ tử, sau khi Như Lai qua đời, các vị phải trân trọng, cung kính giới luật như kẻ nghèo hèn được giàu có, như kẻ đui mù được sáng mắt.
(Xem: 13234)
Tôi nghe như vầy: Bấy giờ, có số đông Tỳ-kheo Thượng tọa trú ở tại vườn Cù-sư-la, nước Câu-xá-di[2].
(Xem: 12102)
Đức Phật thường nói rằng chỉ có một cách duy nhất vượt qua bờ phiền não là: xa lìa tham sân si.
(Xem: 11748)
Thuộc Tăng Chi Bộ (Anguttaranikàya) của Kinh tạng Pàli, đây là một bài kinh được tụng đọc thường nhật ở các xứ Phật giáo Nam Truyền
(Xem: 41949)
Bản dịch Việt ngữ từ bản chữ Hán năm 1898 Chùa Xiển Pháp tại thôn An Trạch, Tỉnh Hà Nội...
(Xem: 38587)
Kinh Ngũ Bách Danh Quán Thế Âm bản chữ Hán và Việt dịch của Quảng Minh
(Xem: 14620)
Tây Thiên dịch kinh Tam tạng, Triều tán Đại phu, Thí Hồng Lư khanh, Truyền pháp Đại sư, Thần Thí Hộ phụng chiếu dịch; Phước Nguyên dịch Việt và chú.
(Xem: 12594)
đệ tử Phật, ngày cũng như đêm, thường xuyên chí thành, hết lòng trì tụng, quán niệm khắc ghi, tám điều giác ngộ, của bậc Đại nhân.
(Xem: 15915)
Tam Tạng Pháp Sư Cưu Ma La Thập dịch từ Phạn sang Hán, Tỳ Kheo Thích Duy Lực Dịch Từ Hán Sang Việt
(Xem: 14348)
Một thời, Đức Phật và một nghìn hai trăm năm mươi đại chúng tì-kheo cùng trụ ở tinh xá Mỹ Xưng phu nhân của trưởng giả Tu-đạt, rừng cây của thái tử Kì-đà, nước Xá-vệ.
(Xem: 13587)
Đức Phật ra đời suốt bốn mươi năm trời thuyết pháp, có đến hơn tám vạn bốn ngàn pháp môn. Pháp môn chính là phương pháp mở cửa tuệ giác tâm linh.
(Xem: 16252)
Chỉ tự quán thân, thiện lực tự nhiên, chánh niệm tự nhiên, giải thoát tự nhiên, vì sao thế? Ví như có người tinh tấn trực tâm, được giải thoát chân chánh, người như thế chẳng cầu giải thoátgiải thoát tự đến.
(Xem: 13028)
Trong nước mỗi mỗi báu ấy đều có sáu mươi ức hoa sen thất bửu. Mỗi mỗi hoa sen tròn đều mười hai do tuần.
(Xem: 12790)
Nếu có nghe kinh này thọ trì đọc tụng giảng thuyết tu hành như lời, Bồ Tát này đã là cúng dường chư Phật ba đời rồi.
(Xem: 14032)
Ở đây, chúng tôi chỉ cố gắng ghi lại nghĩa Việt theo khả năng học hiểu về cổ ngữ Sanskrit.
(Xem: 14024)
Chánh pháp quý giá của các ngài soi sáng khắp nơi và tuôn xuống như mưa cam-lộ. Tiếng nói của các ngài vi diệu đệ nhất.
(Xem: 16355)
Đây là một bộ kinh rất có ý nghĩalợi lạc vô cùng nếu được thường xuyên tụng đọc, hoặc giảng giải huyền nghĩa đến mọi người tín tâm.
(Xem: 12293)
Cần ban cho luật diện tiền liền ban cho luật diện tiền, cần ban cho luật ức niệm liền ban cho luật ức niệm,
(Xem: 14290)
Trong các pháp, tâm dẫn đầu, tâm làm chủ, tâm tạo tác ; Nếu nói hoặc làm với tâm ô nhiễm, sự khổ sẽ theo nghiệp kéo đến như bánh xe lăn theo chân con vật kéo.
(Xem: 11184)
Người đời thường nghiêng về hai khuynh hướng nhận thức, một là có, hai là không. Đây là hai quan niệm vướng mắc vào cái tri giác sai lầm.
(Xem: 10935)
Tâm bậc giác ngộ được nói là không còn bám trụ vào bất cứ gì trên đời (bất cứ đối tượng nào của thức)
(Xem: 13123)
Lời Phật dạy được thiết lập nhằm giới thiệu những lời dạy của Thế Tôn trong Kinh tạng Nikàya một cách ngắn gọn, nguyên thủy, dễ nhận thức...
(Xem: 13801)
Lời Phật dạy được thiết lập nhằm giới thiệu những lời dạy của Thế Tôn trong Kinh tạng Nikàya một cách ngắn gọn, nguyên thủy, dễ nhận thức
(Xem: 13068)
Lời Phật dạy được thiết lập nhằm giới thiệu những lời dạy của Thế Tôn trong Kinh tạng Nikàya một cách ngắn gọn, nguyên thủy, dễ nhận thức...
(Xem: 12905)
Thế Tôn đã giảng đời sống phạm hạnh chi tiếtrõ ràng, toàn hảo, hoàn toàn tinh khiết.
(Xem: 13415)
Người không sầu muộn, không than vãn, không khóc lóc, không đập ngực, không rơi vào bất tỉnh, đây là hạng người bản tánh bị chết, không sợ hãi, không rơi vào run sợ khi nghĩ đến chết.
(Xem: 13529)
Trong khi đi vào thành phố để khất thực, hoặc trong khi đi ra khỏi thành phố, (vị khất sĩ) phải thực tập tư duy như sau:
(Xem: 33524)
Vì sao gọi nước kia tên là Cực Lạc? Vì chúng sanh của nước ấy không có các khổ não, chỉ hưởng những điều vui.
(Xem: 11254)
Trong kinh nầy, Đức Phật giảng rằng Diệu Pháp chỉ tồn tại khi nào pháp hành Tứ Niệm Xứ được tu tập sung mãn.
(Xem: 12825)
Các đệ tử bậc thánh được chỉ dạy hiểu tâm này như nó thực sự là; do vậy, với đệ tử bậc thánh, có sự thăng tiến tâm.
(Xem: 12959)
Bộ Kinh “DUY MA CẬT” này, tôn yếu hiển bày pháp môn Bất Nhị. Chính đó là phương tiện của Chư Phật, Bồ Tát thị hiện,
(Xem: 11528)
VănThù Sư Lợi Ma Ha Bát Nhã ba la mật kinh vốn là mẹ của mười phương chư Phật , pháp môn huyền diệu của tất cả Bồ tát .
(Xem: 17773)
Tâm Phật thì thường rỗng lặng tròn đầy trong sáng tột bực, thuần là trí huệ Bát Nhã, nơi đó tuyệt nhiên không có một pháp có thể nói được.
(Xem: 11322)
Đức Phật vì các vị Tỳ kheo trẻ tuổi nói nhiều bài pháp, khai thị, chỉ giáo, soi sáng, khiến hoan hỷ.
(Xem: 11752)
“Này các thầy, thế nào gọi là Nghĩa Lý Siêu Việt về Không? Khi con mắt phát sanh, nó không từ đâu tới cả, và khi hoại diệt, nó không đi về đâu cả.
(Xem: 11408)
Đại quang minh này là do Thánh Quán Tự Tại Bồ-Tát phóng ra. Ngài vì muốn cứu độ hết thảy các hữu tình đang chịu đại khổ não nên...
(Xem: 18875)
Trong các thế gian có ba pháp không thể yêu, không trong sạch, không thể muốn, không vừa ý. Ba pháp là gì?
(Xem: 12465)
Người thọ Tam quybố thí sự vô uý cho hết thảy chúng sanh, cho nên quy y Phật, Pháp, Tăng, phước đức người ấy không thể kể được.
(Xem: 11218)
Ngài Phổ Hiền đã từng chứng pháp môn nầy lâu rồi nên lúc dạy ra cho chúng sanh đã làm cho ức ngàn trời người qua được biển khổ.
(Xem: 13062)
Đây là thông điệp cuối cùng của Đức Phật trao cho hàng đệ tử khi Phật sắp thị tịch niết bàn ở rừng Sala song thụ, thuộc thành Câu-thi-na-yết-la (Kussinagayâ), Ấn Độ.
(Xem: 15630)
Kinh này được Bụt nói vào khoảng một tháng trước ngày Người nhập diệt, chứa đựng những lời dặn dò đầy tâm huyết của Bụt cho hàng đệ tử xuất gia của Người.
(Xem: 11733)
Chư Thiện tri thức, pháp môn ta đây lấy Định Huệ làm căn bổn. Đại chúng chớ mê lầm mà nói Định với Huệ là khác nhau.
(Xem: 11613)
Bạch Thế Tôn ! Vì sao Bồ tát tu thiện vốn ít mà lại gặt quả nhiều, thành tựu nhiều phước báo công đức vô lượng?
(Xem: 12636)
Những nhân gì mà khiến cho các loài chúng sinh, phải chịu các quả báo sai khác tốt xấu trong lục đạo luân hồi.
(Xem: 12549)
Khởi ác tâm với Phật, hủy báng, sanh khinh mạn, vào trong địa ngục lớn, thọ khổ vô cùng tận.
(Xem: 13865)
“Tâm tưởng của hết thảy chúng sinh khác nhau, sự tạo nghiệp của họ cũng khác, nên mới có sự luân chuyển trong mọi thú”.
(Xem: 12891)
“Ta quán thấy ở cõi Nam Diêm-phù-đề này, trong thời kỳ mạt thế, do sự bạc phước của tất cả chúng sinh,các thứ ác quỷ thần khởi lên các tai nạn não loạn khiến cho chúng sinh không an"..
(Xem: 12836)
Tôi như Chiên Đà La, phải thanh tịnh thân tâm mà chẳng nên tịnh ăn uống. Tại sao?
(Xem: 13203)
Đứng trước cảnh tàn sát, lắng nghe tiếng rên siết, tự cảm thấy mình bất lực, mà tụng niệm kinh Kim Cương thì lại thấy tâm hồn dịu lại.
(Xem: 12656)
Phật dạy: Người đời có sáu điều ác tự lừa gạt và tự gây tổn hại: Mắt bị hình sắc lừa gạt, tai bị âm thanh lừa gạt , mũi bị mùi thơm lừa gạt, ý bị tư tưởng tà vạy lừa gạt.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant