Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới
Bài Mới Nhất

KINH BĀHIYA “Bāhiya Sutta,”

26 Tháng Bảy 201915:13(Xem: 4494)
KINH BĀHIYA “Bāhiya Sutta,”
KINH BĀHIYA “Bāhiya Sutta,”

thuộc Tiểu Bộ Kinh (Khuddhaka Nikaya) trong Tam Tạng Pali,
thuộc nhóm các Kinh Phật Tự Thuyết (còn gọi là Cảm Hứng Ngữ, Udana).
Dịch từ bản tiếng Pali sang tiếng Anh: Thanissaro Bhikkhu

Chuyển Hóa Khổ Đau Thành Tình Yêu Thương Và Lòng Bi Mẫn

Tôi nghe như vầy.

Một thời Đức Phật ở chùa Kỳ Viên thuộc thành Xá Vệ do Cấp Cô Độc phát tâm hiến cúng.

Bấy giờ, Bāhiya là một người theo giáo phái Áo Vải, sống ở vùng đất Suppāraka ở cạnh bờ biển. Ông là một người được thờ phụng, kính ngưỡng, ngợi ca, tôn vinh và kính lễ. Ông là một người lỗi lạc, được nhiều người thần phục. Ông luôn được cúng dường y áo, thực phẩm, chỗ ở, và thuốc men cần thiết khi đau ốm.

Một lần, khi ông đang sống ẩn dật trong một nơi vắng vẻ cô tịch, suy nghĩ này đã xuất hiện trong tâm: “Bây giờ, ở trên thế giới này, trong số những ai là bậc A la hán, hoặc là những người đã đi vào con đường A la hán, liệu ta có phải là một người như vậy không?”

Khi ấy, một vị nữ thần, vốn đã từng là một người họ hàng với Bāhiya, với lòng từ bi mong muốn cho Bāhiya được hạnh phúc, đọc được tâm niệm đó của Bāhiya. Vị nữ thần liền đến gặp ông và nói:

– Này Bāhiya, ông chưa phải là một bậc A la hán, mà cũng chưa đi vào con đường A la hán. Thậm chí ông còn không có giáo pháp để trở thành A la hán, hoặc đi vào con đường A la hán.

Bāhiya liền hỏi:

– Vậy ở trên thế giới này, kể cả các vị chư thiên, ai là A la hán hay đã đi vào con đường A la hán?

Vị nữ thần trả lời:

– Này Bāhiya, có một thành phố ở phương bắc tên là Xá Vệ. Nơi đó có một bậc giác ngộ, một bậc A la hán, một người đã tự tỉnh thức đang cư ngụ. Ngài là một vị A la hán thực sự , và Ngài dạy các giáo pháp dẫn tới việc trở thành một A la hán.

Chỉ nghe vị nữ thần nói vậy, Bāhiya cảm thấy bị lay động mạnh mẽ và sâu sắc. Ngay lập tức, Bāhiya rời Suppāraka, và chỉ trong vòng một đêm, ông đã đi bộ suốt từ vùng Suppāraka đến thành Xá Vệ, gần chùa Kỳ Viên, nơi đức Phật Thích Ca đang ngụ.

Lúc này, có rất đông các vị tăng sĩ đang đi thiền hànhngoài trời. Bāhiya liền đến gặp họ và hỏi:

– Hỡi  các vị tăng sĩ đáng kính, xin cho tôi hỏi, Đức Phật –  bậc giác ngộ, người đã tự tỉnh thức – có đang sống ở đây hay không? Tôi muốn được gặp Đức Phật ngay bây giờ.

Các vị tu sĩ trả lời:

Đức Phật đã đi vào thành phố để khất thực rồi.

Nghe vậy, Bāhiya vội vã rời khỏi chùa Kỳ Viênđi vào thành Xá Vệ. Khi đó ông nhìn thấy Đức Phật đang đi khất thực, với một tâm thế hết sức tĩnh lặng, mà vẫn tràn ngập vẻ tự tin đầy cảm hứng. Ngài trông rất bình an, tất cả mọi giác quan đều ở trong trạng thái nghỉ ngơi. Tâm của ngài hoàn toàn an tịnh. Ở Ngài biểu hiện một sự bình an và cân bằng tuyệt đối, hoàn toàn chế ngự mọi phiền não, đúng là một bậc Đại Nhân.

Nhìn thấy Đức Phật, Bāhiya vội vã tiến đến, quỳ xuống, với đầu của mình chạm vào bàn chân của Đức Phật, và nói:

– Thưa Đức Phật, xin hãy dạy giáo pháp cho con, để con được hạnh phúcan lạc lâu dài.

Khi lời này được thốt ra, Đức Phật liền trả lời Bāhiya:

– Đây không phải thời điểm, Bāhiya. Chúng ta đã vào thành phố để khất thực.

Lần thứ hai, Bāhiya lại nói với Đức Phật:

– Nhưng mà thật khó biết chắc là khi nào thì những nguy hiểm sẽ xảy ra với cuộc đời Đức Phật, hay là với cuộc đời con. Xin hãy dạy cho con giáo pháp ngay bây giờ, thưa Đức Phật! Xin hãy dạy cho con giáo pháp, thưa bậc giác ngộ, để con được hạnh phúcan lạc lâu dài.

Lần thứ hai Đức Phật lại từ chối và nói:

– Đây không phải thời điểm, Bāhiya. Chúng ta đã vào thành phố để khất thực.

Lần thứ ba, Bahihya đến nói với Đức Phật:

– Nhưng mà thật khó biết chắc là khi nào thì những nguy hiểm sẽ xảy ra với cuộc đời Đức Phật, hay là với cuộc đời con. Xin hãy dạy cho con giáo pháp ngay bây giờ, thưa Đức Phật! Xin hãy dạy cho con giáo pháp, thưa bậc giác ngộ, để con được hạnh phúcan lạc lâu dài.

Khi đó, Đức Phật bắt đầu nói:

– Này Bāhiya, con hãy thực hành như sau.
Khi nhìn chỉ có cái được nhìn.
Khi nghe chỉ có cái được nghe.
Khi xúc chạm chỉ có cái được xúc chạm.
Khi biết chỉ có cái được biết.
Con hãy tự rèn luyện như vậy.
Khi mà đối với con, khi nhìn chỉ có cái được nhìn, khi nghe chỉ có cái được nghe, khi xúc chạm chỉ có cái được xúc chạm, khi biết chỉ có cái được biết, thì Bāhiya, sẽ không có cái tôi nào liên quan tới những thứ đó.
Khi không có cái tôi nào liên quan đến những thứ đó, sẽ không có cái tôi ở đó.
Khi không có cái tôi ở đó, thì sẽ không có cái tôi ở đây, không có cái tôi nào ở khoảng giữa đây và đó.
Khi không có cái tôi ở đó, không có cái tôi ở đây, và không có cái tôi ở giữa, thì kết thúc mọi khổ đau. 

Nghe xong những lời giảng ngắn ngủi này của Đức Phật, tâm trí của Bāhiya ngay lúc đó thoát khỏi dòng chảy của sự đau khổ và bám chấp.

Sau khi đã giảng cho Bāhiya bài pháp ngắn ngủi như vậy, Đức Phật bước đi.

Không lâu sau khi Đức Phật rời đi, Bāhiya bị tấn công và bị một con bò cái có bầu húc chết. Khi đó, Đức Phật đã đến thành Xá Vệ để khất thực. Sau khi ăn xong, Ngài quay trở lại với rất nhiều tăng sĩ và nhìn thấy Bāhiya đã chết. Thấy vậy,  Đức Phật nói với các vị tăng:

– Này các con, hãy lấy thân thể của Bāhiya, đặt lên một tấm nệm rơm và mang đi hỏa thiêu. Sau đó hãy xây cho ông ấy một cái tháp tưởng niệm. Người đồng hành của các con trong cuộc đời pháp đã chết.

Các vị sư tăng làm đúng theo lời Đức Phật.  Họ đặt Bāhiya lên một tấm nệm rơm, mang đi hỏa thiêu và xây một chiếc tháp cho Bāhiya. Làm xong, họ quay trở về gặp Đức Phật, quỳ xuống lễ lạy rồi ngồi xuống cạnh Ngài và nói:

Thân thể của Bāhiya đã được hỏa táng, thưa Đức Phật. Chiếc tháp tưởng niệm đã được xây dựng xong. Bây giờ ông ấy sẽ tái sinh ở đâu? Tương lai ông ấy sẽ thế nào?

Đức Phật trả lời:

– Này các con, Bāhiya là một người trí tuệ. Ông ấy đã thực hành pháp đúng theo pháp, và đã không hề làm phiền ta về Pháp. Này các con, Bāhiya đã trở thành một bậc giác ngộ.

Khi ấy, nhận ra đây là một điều rất quan trọng, Đức Phật đã đọc bài kệ như sau:

Nơi nước, đất, lửa, và gió không có điểm dừng chân:
Nơi các vì sao không tỏa sáng, và mặt trời không được nhìn thấy
Nơi mặt trăng không xuất hiện, nơi không có bóng tối
Nơi một vị hiền trí, một người Bà la môn đã tự chứng ngộ bằng trí tuệ
Thì người ấy hoàn toàn thoát khỏi thế giới của hình tướng và không hình tướng,
khỏi đau khổhạnh phúc
Người ấy đã tự do.

***

“Bāhiya Sutta,” thuộc Tiểu Bộ Kinh (Khuddhaka Nikaya) trong Tam Tạng Pali, thuộc nhóm các Kinh Phật Tự Thuyết (còn gọi là Cảm Hứng Ngữ, Udana).
Dịch từ bản tiếng Pali sang tiếng Anh: Thanissaro Bhikkhu
Bản dịch Việt của Tuyên Pháp
http://www.accesstoinsight.org/tipitaka/kn/ud/ud.1.10.than.html

Ud 1.10 
PTS: Ud 6
BĀHIYA SUTTA: BĀHIYA
translated from the Pali by Thanissaro Bhikkhu © 1994

I have heard that on one occasion the Blessed One was staying near Sāvatthī at Jeta's Grove, Anāthapiṇḍika's monastery. And on that occasion Bāhiya of the Bark-cloth was living in Suppāraka by the seashore. He was worshipped, revered, honored, venerated, and given homage — a recipient of robes, alms food, lodgings, & medicinal requisites for the sick. Then, when he was alone in seclusion, this line of thinking appeared to his awareness: "Now, of those who in this world are arahants or have entered the path of arahantship, am I one?"

Then a devatā who had once been a blood relative of Bāhiya of the Bark-cloth — compassionate, desiring his welfare, knowing with her own awareness the line of thinking that had arisen in his awareness — went to him and on arrival said to him, "You, Bāhiya, are neither an arahant nor have you entered the path of arahantship. You don't even have the practice whereby you would become an arahant or enter the path of arahantship."

"Then who, in this world with its devas, are arahants or have entered the path to arahantship?"

"Bāhiya, there is a city in the northern country named Sāvatthī. There the Blessed One — an arahant, rightly self-awakened — is living now. He truly is an arahant and teaches the Dhamma leading to arahantship."

Then Bāhiya, deeply chastened by the devatā, left Suppāraka right then and, in the space of one night,[1] went all the way to where the Blessed One was staying near Sāvatthī at Jeta's Grove, Anāthapiṇḍika's monastery. Now on that occasion, a large number of monks were doing walking meditation in the open air. He went to them and, on arrival, said, "Where, venerable sirs, is the Blessed One — the arahant, rightly self-awakened — now staying? We want to see that Blessed One — the arahant, rightly self-awakened."

"The Blessed One has gone into town for alms."

Then Bāhiya, hurriedly leaving Jeta's Grove and entering Sāvatthī, saw the Blessed One going for alms in Sāvatthī — serene & inspiring serene confidence, calming, his senses at peace, his mind at peace, having attained the utmost tranquility & poise, tamed, guarded, his senses restrained, a Great One (nāga). Seeing him, he approached the Blessed One and, on reaching him, threw himself down, with his head at the Blessed One's feet, and said, "Teach me the Dhamma, O Blessed One! Teach me the Dhamma, O One-Well-Gone, that will be for my long-term welfare & bliss."

When this was said, the Blessed One said to him, "This is not the time, Bāhiya. We have entered the town for alms."

A second time, Bāhiya said to the Blessed One, "But it is hard to know for sure what dangers there may be for the Blessed One's life, or what dangers there may be for mine. Teach me the Dhamma, O Blessed One! Teach me the Dhamma, O One-Well-Gone, that will be for my long-term welfare & bliss."

A second time, the Blessed One said to him, "This is not the time, Bāhiya. We have entered the town for alms."

A third time, Bāhiya said to the Blessed One, "But it is hard to know for sure what dangers there may be for the Blessed One's life, or what dangers there may be for mine. Teach me the Dhamma, O Blessed One! Teach me the Dhamma, O One-Well-Gone, that will be for my long-term welfare & bliss."

"Then, Bāhiya, you should train yourself thus: In reference to the seen, there will be only the seen. In reference to the heard, only the heard. In reference to the sensed, only the sensed. In reference to the cognized, only the cognized. That is how you should train yourself. When for you there will be only the seen in reference to the seen, only the heard in reference to the heard, only the sensed in reference to the sensed, only the cognized in reference to the cognized, then, Bāhiya, there is no you in connection with that. When there is no you in connection with that, there is no you there. When there is no you there, you are neither here nor yonder nor between the two. This, just this, is the end of stress."[2]

Through hearing this brief explanation of the Dhamma from the Blessed One, the mind of Bāhiya of the Bark-cloth right then and there was released from effluents through lack of clinging/sustenance. Having exhorted Bāhiya of the Bark-cloth with this brief explanation of the Dhamma, the Blessed One left.

Now, not long after the Blessed One's departure, Bāhiya was attacked & killed by a cow with a young calf. Then the Blessed One, having gone for alms in Sāvatthī, after the meal, returning from his alms round with a large number of monks, saw that Bāhiya had died. On seeing him, he said to the monks, "Take Bāhiya's body, monks, and, placing it on a litter and carrying it away, cremate it and build him a memorial. Your companion in the holy life has died."

Responding, "As you say, lord," to the Blessed One, the monks — placing Bāhiya's body on a litter, carrying it away, cremating it, and building him a memorial — went to the Blessed One. On arrival, having bowed down to him, sat to one side. As they were sitting there, they said to him, "Bāhiya's body has been cremated, lord, and his memorial has been built. What is his destination? What is his future state?"

"Monks, Bāhiya of the Bark-cloth was wise. He practiced the Dhamma in accordance with the Dhamma and did not pester me with issues related to the Dhamma. Bāhiya of the Bark-cloth, monks, is totally unbound."

Then, on realizing the significance of that, the Blessed One on that occasion exclaimed:

Where water, earth, fire, & wind have no footing: There the stars don't shine, the sun isn't visible. There the moon doesn't appear. There darkness is not found. And when a sage, a brahman through sagacity, has realized [this] for himself, then from form & formless, from bliss & pain, he is freed.

Note

1.
Eka-ratti-parivāsena: This phrase can also mean, "taking one-night sojourns" (i.e., resting no more than one night in any one spot); or "with a one-night sojourn." The Commentary prefers the meaning used in the translation, noting that the distance between Suppāraka and Sāvatthī amounts to 120 leagues, or approximately 1,200 miles. In its version of Bāhiya's story, Bāhiya had no meditative attainments at all, and so the miraculous speed of his journey had to be attributed either to the power of the deva or the power of the Buddha. However, he may actually have had strong powers of concentration with some attendant psychic powers of his own.
2.
For a discussion of these instructions, see the article, "Food for Awakening: The Role of Appropriate Attention."

See also: SN 35.95; AN 4.24.



Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 11632)
Kinh này là kinh thứ mười trong Nghĩa Túc Kinh, nhưng lại là kinh thứ mười một trong Atthaka Vagga, kinh tương đương trong tạng Pali.
(Xem: 19148)
"Chỉ vì đại sự nhơn duyên duy nhấtĐức Phật xuất hiện thế gian, đó là muốn mọi người, mọi chúng sanh đều thành Phật đồng như Đức Phật".
(Xem: 23912)
Vào dịp lễ Vu-lan Thắng hội, Phật tử có tục lệ cúng thí người chết. Dưới đây Tập san trích dịch đoạn kinh có liên hệ đến ý nghĩa cúng thí này.
(Xem: 13232)
Một thời Đức Thế Tôn ở tại cung điện của chú tể Đại dương, cùng với chúng đại tỳ kheo tám ngàn vị và chúng đại bồ tát ba mươi hai ngàn vị.
(Xem: 12961)
Người giảng: Lão Hòa thượng Tịnh Không; Cẩn dịch: Vọng Tây cư sĩ – Viên Đạt cư sĩ; Biên tập: Phật tử Diệu Hiền
(Xem: 12856)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, Kinh số 215, Hán dịch Pháp Cự; Việt dịch: Thích Bảo An
(Xem: 12999)
Đại Chánh Tân Tu, Kinh số 706, Bộ Kinh Tập, Hán dịch: Thi Hộ; Việt dịch: Thích Thiên Ân
(Xem: 14320)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Hoa Nghiêm, Kinh số 0301, Hán dịch: Thật Xoa Nan Ðà; Việt dịch: HT Thích Minh Lễ
(Xem: 105727)
Sám văn gồm có ba cuốn ngày nay là sám văn ấy. Đem nước từ bi tam muội rửa sạch oan nghiệp nhiều kiếp, lấy ý nghĩa đó để mệnh danh Thủy sám... HT Thích Trí Quang
(Xem: 14592)
Trong đời mạt pháp, các đệ tử của ta chỉ đeo đuổi theo bên ngoài, ít có ai quan niệm đến vấn đề Sanh Tử... HT Thích Thiền Tâm
(Xem: 19760)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, Kinh số 0665, Hán dịch: Nghĩa Tịnh, Việt dịch: HT Thích Trí Quang
(Xem: 38406)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, Kinh số 0642; Hán dịch: Cưu Ma La Thập; Việt dịch: Định Huệ
(Xem: 14018)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, Kinh số 0639, Hán dịch: Na Liên Ðề Da Xá, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12820)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, Kinh số 0628, Hán dịch: Pháp Thiên, Việt dịch: Thích nữ Tịnh Nguyên
(Xem: 13691)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, Kinh số 0626, Hán dịch: Chi Lâu Ca Sấm, Việt dịch: Phật tử Phước Thắng
(Xem: 12486)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, Kinh số 0619, Hán dịch: Đàm Ma Mật Đa, Việt dịch: Thích Nguyên Xuân
(Xem: 19362)
Từ Bi Thủy Sám Pháp - Trước thuật: Ngộ Đạt Thiền Sư; Dịch Giả: Thích Huyền Dung
(Xem: 26997)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Sử Truyện, số 2076, Nguyên tác Đạo Nguyên, Việt dịch: Lý Việt Dũng
(Xem: 13458)
Việt dịch: Hòa Thượng Thích Trí-Tịnh, Anh dịch: Quảng Định / Quảng Hiếu hiệu đính, Sưu tập: Tuệ Uyển
(Xem: 21581)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, Kinh số 0615, Hán dịch: Cưu Ma La Thập, Việt dịch: Thích Nguyên Xuân
(Xem: 17952)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, Kinh số 0614, Hán dịch: Cưu Ma La Thập, Việt dịch: Thích Nguyên Xuân
(Xem: 14193)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, Kinh số 0600, Hán dịch: Thực Soa Nan Đà, Việt dịch: HT Thích Tâm Châu
(Xem: 16055)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, Kinh số 0599, Hán dịch: Nghĩa Tịnh, Việt dịch: Nguyên Thuận
(Xem: 15024)
Đại Chánh Tân Tu - Kinh số 685; Hán dịch: Trúc Pháp Hộ; Việt dịch: Hạnh Cơ
(Xem: 14147)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, Kinh số 0232 - Hán dịch: Mạn Ðà La Tiên; Việt dịch: HT Thích Minh Lễ
(Xem: 13134)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, Kinh số 0226 - Hán dịch: Đàm Ma Ty, Trúc Phật Niệm; Việt dịch: Thích nữ Tâm Thường
(Xem: 14386)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, Kinh số 0592 - Hán dịch: Huyền Trang; Việt dịch: HT Thích Tâm Châu
(Xem: 19659)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, Kinh số 0590; Hán dịch: Trí NghiêmBảo Vân ; Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo
(Xem: 16698)
Trong Tam tạng Kinh điển tất cả giáo PhápTiểu Thừa hay Đại Thừa, dù tại gia hay xuất gia, Giới Luật luôn là phần trọng yếu nhất... Ngài Hoằng Tán lược sớ - Thích Nữ Trí Hải (tự Như Hải) dịch
(Xem: 21101)
Kinh Đại Phật Đảnh Thủ Lăng Nghiêm - Hán dịch: Bát Lạt Mật Đế; Việt dịch và chú thích: Hạnh Cơ
(Xem: 14753)
Đại Thừa Kim Cang Kinh Luận - Dịch giả: TT Thích Viên Giác; Xuất bản năm 1963
(Xem: 39103)
Đêm nay ngày lành Nguyên đán, Giờ này phút thiêng giao thừa, Chúng con : Tuân lệ cổ tục ngày xưa, Mở cửa nghinh xuân tiếp phước.
(Xem: 19276)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, Kinh số 0579; Hán dịch: Thất Dịch; Việt dịch: Thích Nữ Diệu Châu
(Xem: 14649)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, Kinh số 0549; Hán dịch: Thi Hộ; Việt dịch: Thích Nữ Diệu Thiện
(Xem: 16073)
Đại Chánh Tân Tu, Kinh số 0475 - Duy Ma Cật Sở Thuyết Kinh, Hán dịch: Cưu Ma La Thập; Do Hòa thượng Thích Trí Quang dịch giải
(Xem: 14630)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, Kinh số 0502 - Hán dịch: Sa môn Pháp Cự; Việt dịch: Thích Hạnh Tuệ
(Xem: 15174)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, Kinh số 0508 - Hán dịch: Sa môn Pháp Cự; Việt dịch: Thích Hạnh Tuệ
(Xem: 14856)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, số 0466; Hán dịch: Tỳ Ni Đa Lưu Chi; Việt dịch: Thích Nữ Tuệ Thành
(Xem: 15491)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, số 0464; Hán dịch: Cưu Ma La Thập; Việt dịch: HT Thích Tâm Châu
(Xem: 39035)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, số 0456; Hán dịch: Cưu Ma La Thập; Việt dịch: Nguyên Thuận
(Xem: 14073)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, số 0455; Hán dịch: Nghĩa Tịnh; Việt dịch: Thích nữ Như Phúc
(Xem: 24441)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, số 0454; Hán dịch: Cưu Ma La Thập; Việt dịch: Thích nữ Như Phúc
(Xem: 14322)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, số 0453; Hán dịch: Trúc Pháp Hộ; Việt dịch: Thích nữ Như Phúc
(Xem: 19410)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, số 0452; Hán dịch: Thư Cừ Kinh Thanh; Việt dịch: Nguyên Thuận
(Xem: 17944)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, số 0452; Hán dịch: Thư Cừ Kinh Thanh; Việt dịch: Thích nữ Như Phúc
(Xem: 21398)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, số 0451; Hán dịch: Nghĩa Tịnh; Việt dịch: Thích nữ Tâm Thường
(Xem: 19633)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, số 0451; Hán dịch: Nghĩa Tịnh; Việt dịch: Thích Nguyên Chơn
(Xem: 17449)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, số 0450; Hán dịch: Huyền Trang; Việt dịch: HT Thích Huyền Dung
(Xem: 14779)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, số 0449; Hán dịch: Ðạt Ma Cấp Ða; Việt dịch: Thích nữ Tâm Thường
(Xem: 13856)
Kinh Ưu Bà Tắc, kinh số 128, thuộc bộ Trung A Hàm, tạng Đại Chánh - Hán dịch: Cù Đàm Tăng Già Đề Bà; Việt dịch: cư sĩ Hạnh Cơ
(Xem: 13732)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, Kinh số 0516; Hán dịch: Thí Hộ; Việt dịch: Thích Hạnh Tuệ
(Xem: 14056)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, Kinh số 0762 - Hán dịch: Pháp Hiền; Việt dịch: Thích Hạnh Tuệ
(Xem: 21861)
KINH A DI ĐÀ (Văn Vần)... Như Lai Phật Tổ lúc này, Tại vườn Cô Độc rừng cây Kỳ Đà; Cách thành Xá Vệ không xa, Là nơi Phật ở nói ra kinh này... HT Thích Khánh Anh
(Xem: 16703)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, Kinh số 0680; Hán dịch: Pháp sư Huyền Trang; Việt dịch: Thích nữ Tịnh Quang
(Xem: 15193)
Kinh Tám Đề Tài Giác Ngộ Của Các Bậc Đại Nhân (Kinh Bát Đại Nhân Giác) - Hán dịch: An Thế Cao; Việt dịch: Cư sĩ Hạnh Cơ
(Xem: 14493)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, Kinh số 0506, Hán dịch: An Thế Cao; Việt dịch: Thích Hạnh Tuệ - Trú xứ Chùa Phật Đà, California, Hoa Kỳ
(Xem: 14013)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, Kinh số 0777, Hán dịch: Bạch Pháp Tổ; Việt dịch: Thích Hạnh Tuệ - Trú xứ Chùa Phật Đà, California, Hoa Kỳ
(Xem: 14319)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Bảo Tích, Kinh số 0367, Hán dịch: Huyền Trang; Việt dịch: Quảng Minh
(Xem: 15603)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, Kinh số 0840, Hán dịch: Huyền Trang; Việt dịch: Thích Hạnh Tuệ - Trú xứ Chùa Phật Đà, California, Hoa Kỳ
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant