Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới
Bài Mới Nhất

Kinh Pháp Hoa Yếu Lược

20 Tháng Mười Một 202205:47(Xem: 1316)
Kinh Pháp Hoa Yếu Lược
Kinh Pháp Hoa Yếu Lược
Saddharmapundarika Sutra
(Lotus Sutra)

Lê Huy Trứ
11/03/2022
☆☆☆☆☆
 
Kinh Pháp Hoa Yếu Lược

Phật từ tướng bạch hào
Phóng quang khắp thế giới
Hội thượng Phật Bồ Tát
Tán thán Phật Tỳ Lô
*
Trí tuệ Phật vô biên
Thanh, Bích không thể biết
Tam thừa phương tiện pháp
Cứu chúng lìa ngã chấp
*
Thuyết giảng kinh Pháp Hoa
Phải vào nhà Như Lai
Mặc áo ngồi Phật tòa
Thị tri kiến Như Lai
*
Thọ trì Kinh Pháp Hoa
Đọc tụng ngộ Pháp Hoa
Chiếu kiến tinh túy kinh
Vô niệm niệm tức chánh
*
Truyền bá kinh Pháp Hoa
Thân xác che Pháp thân
Áo Như Lai nhu hòa.
Ba pháp nhẫn tu hành
*
Chúng sanh nhẫnnhẫn pháp
Cùng đại nhẫn tựu thành
Hành giả đạt cứu cánh
Phật quả chánh đẳng giác
*
Hội Pháp Hoa thuyết pháp
Sắc thân hóa siêu thức
Tâm linh với trực giác
Vật chất vào ảo giác
*
Long Nữ dâng hạt châu
Cúng dường Phật Như Lai
Nữ Bồ tát hóa thân
Thành bậc đẳng chánh giác
*
ĐềBàĐạtĐa ơn nhân Thích Ca
Tu hạnh ác bồ tát
Giúp Phật thành đẳng giác
Thiện ác bất nhị phân
*
Thượng mạn Tục Chúng Tăng
Thượng mạn Đạo Môn Tăng
Thượng mạn Tiếm Thánh Tăng
Không cần phải bận tâm
*
Hành xử vô bố úy
Hỷ xả thân cận xứ
Trụ an lạc Bồ Đề
Phát đại từ bi tâm
*
Bồtát Tùng Địa Dũng Xuất
Phật Đa Bảo quá khứ
Vô lượng thọ Như Lai
Quán như thị tri kiến
*
Vô sanh pháp nhẫn chứng
Văn trì Đà la ni
Nhạo thuyết pháp biện tài
Chuyển pháp luân bất thoái
*
Nếu thọ trì Pháp Hoa
Thêm lục độ Balamật pháp 
Cúng dường Phật Pháp Tăng
Vô thượng chánh đẳng giác
*
Thọ trì kinh Pháp Hoa
Pháp sư công đức cao
Tùy hỷ công đức thâm
Sáu căn thanh tịnh tâm
*
Pháp Hoa là đạo tràng
Nơi Phật đạt chánh giác
Nơi Phật chuyển pháp luân
Nơi Phật nhập Niết bàn
*
Tất cả pháp Như Lai,
Thần lực của Như Lai,
Bí quyết của Như Lai
Phật lực tạng Quang Minh
*
Diệu Âm độ Ta Bà
Kim cương bất hoại thân
Nhập Tĩnh Tịnh Chân Như
Được pháp nhẫn vô sanh
*
Chúng sanh đang khổ đau
 Nhất tâm niệm Quan Âm,
 Ngài thể hiện phép mầu
Độ nhất thiết khổ ách
*
Thông tam muội Pháp Hoa
Ly tam muội ác tính 
Nhập tam muội Như Lai
Được pháp thanh tịnh tâm
*
Thế Tôn hiển thần thông
Xoa đầu các Bồ Tát
Tâm truyền kinh Pháp Hoa
Truyền pháp Phật thượng thừa
*
Đức Phật đáp Phổ Hiền
Sau Phật nhập Niết Bàn
Muốn thỉnh kinh Pháp Hoa
Bốn điều kiện tất yếu
*
Phật hộ niệm độ trì
Trồng cội công đức cao
Nhập chánh định thâm sâu
Phát tâm độ chúng sanh
*
Ai đọc tụng thọ trì
Giác ngộ diệu nghĩa kinh
 Người ấy thấy Thích Ca
Nghe Thích Ca nói pháp
*
Được Thích Ca xoa đầu
Lấy y trùm bọc thân
Chuyển pháp luân hàng ma
Phổ Hiền vô thượng giác
*
Trí tuệ chuyển Pháp Hoa
Phật càng gần gũi ta
Vô lượng Phật, Bồ Tát
Điều thể hiện trong ta
*
Tâm ngộ trì Pháp Hoa
Vô lậu quả Bồ Đề
Sống hạnh, quả, giáo, lý
Nghiệp chủng tử thiện lương
*
Đủ đạo hạnh Bồ tát
Phật xoa đầu thọ ký
Sánh Tùng Địa Dũng Bồtát
Giác ngộ trong sát na.
*
NAM MÔ ĐẠI THỪA VIÊN GIÁO DIỆU PHÁP LIÊN HOA KINH
PHÁP HOA HỘI THƯỢNG PHẬT BỒ TÁT
 
 
Diệu Pháp Chân Kinh
 
Theo bách khoa toàn thư (Wikipedia,) “Diệu Pháp Liên Hoa Kinh (zh. 妙法蓮華經, sa. saddharmapuṇḍarīka-sūtra,) cũng được gọi ngắn là kinh Pháp Hoa, là một trong những bộ kinh Đại Thừa quan trọng nhất, được lưu hành rộng rãi ở Trung QuốcNhật BảnTây Tạng và Việt NamThiên Thai Tông lấy kinh này làm giáo pháp căn bản. Kinh này chứa đựng những quan điểm chủ yếu của Đại Thừa Phật Giáo, đó là giáo pháp về sự chuyển hóa của Phật Tính và khả năng giải thoát. Kinh này được Phật giảng vào lúc cuối đời, được kết tập trong khoảng năm 200.
 
Như Thị Ngã Văn
 
Tất cả kinh điển và các văn tựĐại ThừaTiểu Thừamười hai bộ kinh đều do con người viết lại và sao chép từ những bài thuyết giảng qua chính kim khẩu và “chuyển vận thần thông” của Đức Phật Thích Ca. Những quyển Kinh Đại Thừa như DIỆU PHÁP LIÊN HOAKIM CANGDUY MA CẬT, LĂNG NGHIÊM đều được mở đầu bằng“ Như thị ngã văn (Tôi nghe như thế này)” có nghĩa là mượn lời của Phật để thuyết. Như thị ngã văn là lời ngài A Nan thuật lại. Tất cả kinh Phật đều mở đầu bằng câu này, để chỉ rõ là do ngài A Nan, bậc đa văn đệ nhất, nghe chính từ kim khẩu của Phật thuyết ra và sau đó mới ghi chép lại.
 
Lục Tổ dạy cho các đệ tử như Pháp Hải, Chí Thành, Pháp Đạt, Thần Hội, Trí Thường, Trí ThôngChí Triệt, Chí Đạo, Pháp TrânPháp Nhưpháp môn TAM KHOA, dùng ba mươi sáu pháp đối, ra vào (khai thị bằng lời nói hay cử chỉ) thường lìa nhị biên, thuyết tất cả pháp chẳng lìa tự tánh. Nếu biết dùng thì thấu đạo và tất cả kinh pháp, ra vào thường lìa nhị biên. Dụng của tự tánh chẳng cần tác ý, nói năng với người, ngoài thì ở nơi tướng lìa tướng, trong thì nơi không lìa không.
 
Nếu trọn chấp tướng thì sanh trưởng tà kiến, nếu trọn chấp “không” thì sanh trưởng vô minh. Kẻ chấp “không” hay phỉ báng kinh Phật, cho là “chẳng cần văn tự,” đã nói chẳng cần văn tự thì con người cũng không nên có lời nói, cái lời nói tức là tướng văn tự.
 
Lại nói, “Đạo ngay thẳng chẳng lập văn tự”, thật ra hai chữ “chẳng lập” cũng là văn tự vậy. Vừa nghe người thuyết pháp, liền phỉ báng cho là dính mắc văn tự, các ngươi phải biết, tự mê còn đỡ, lại phỉ báng kinh Phật. Chớ nên phỉ báng kinh, để tạo nhiều tội chướng.
 
(Trích Pháp Đàn Kinh, Phẩm Phó Chúc Thứ Mười)
 
Vạn pháp là phương tiện dùng để dạy cho người ngu muội bỗng nhiên thấu hiểu, tâm được khai thức, phá tư tưởng chấp thật của mình để được ngộ như người thiện tri giác. Tưởng cũng nên nói rõ thêm chữ “Ngu Muội”trong Phật Giáo không có nghĩa là ngu dốt, kém thông minh mà có nghĩa là “Vô Minh” bị che lấp, không thấy rõ chân lý tối thượng - như thị tri kiến. Cho nên khi đa số chúng ta không hiểu được cái nghĩa thâm thúy ở trên, nỗi cơn sân vì tưởng bị chê là ngu dốt. Họ đã tự chứng minh cái ngã, cái sân – cái không phải của mình mà cứ tưởng nó là của mình. Đó là bài học bản thân hay nhất về cái tôi sân si cho kẻ ngu muội.
 
Nếu không có con người (nhân sinh) thì tất cả muôn vạn “nhân pháp” vốn tự chẳng có. Vì vậykinh điển tự kinh “nhân ngôn” không phải là chân lý tuyệt đối mà chỉ là phương tiện để đạt được cứu cánh, như ngón tay chỉ mặt trăng, hay như con thuyền bát nhã để độ “nhân loại” qua sông.
 
Cho nên, công án nổi tiếngTriệu Châu Cẩu Tử, “Cẩu tử Phật Tánh?” (Con chó có Phật Tánh không?) là vô nghĩa.
 
Phật Tánh không thể dùng “có không” để nói. Thiền Sư Triệu Châu bất đắc dĩ nói Có, nói Không, chẳng hay chúng ta có nhận ra nghĩa trung đạo “Hữu hay Vô” chăng? 
 
Cho nên, “Y ý chó giải nghĩatam thế chó oan.  Ly chó nhất tự tức đồng người thuyết.”
 
Như tôi cũng đã nói, Vô Tự Kinh, bất khả tư nghị (không thể giải bàn,) mới chính là chân lý tối thượnggiải thoát của Phật Giáo. Cho nên, tự bất thị không, không bất thị tự. Vô tự là hữu tự, hữu tự là vô tự. Cho nên, tự là tự, không là không. Đó là vô nhị (non-dualism.)
 
Đạo Phật cũng không đòi hỏi Phật Tử phải có một niềm tin tuyệt đối, mà Định Mệnh (Faith) không phải là tín điều tiên quyết trong Phật Giáo. Không có định mệnh trong Phật Giáo mà là luật Nhân Quả. Ngược lại, chúng ta phải dùng trí tuệ để chiêm nghiệm những gì Phật dạy. Phó thác, tin tưởng mù quáng, và bám víu vào phương tiện (tín điều và kinh điển,) không giúp ta tự đạt được mục đích – an tâmkiến tánhvượt qua bến mê, xa lìa bể khổ, để tới bờ giác ngộ. Qua rồi thì đừng trụ vào tự kinh, cho dù trên đường tu hành có đạt được chút huệ (thần thông) cũng phải xả bỏ tất cả, vô sở vô trụ.
 
Đó là lý do, Anan và Ma Ha Ca Diếp trao Vô Tự Kinh cho thầy trò Đường Tăng, sau khi Tam TạngBát Giới, và Sa Tăng bướt xuống con thuyền không đáy. Đứng trên con thuyền không đáyTam Tạng thấy cái xác phàm của mình trôi trên sông trong lúc quá giang. Lúc đó là Đường Tăng đã an tâm không sợ chết đuối vì con thuyền không đáy và kiến tánh khi thấy xác phàm tục của mình đã bỏ lại trên sông. Tức khắc, Đường Tăng đã giác ngộ, và biết mình đang qua bến mê, tới bờ Tây Phương cực lạc trong truyện Tây Du Ký của Ngô Thừa Ân.
 
Although one may have faith that the sutras are pointing to truth, merely "believing in" what they say is of no particular value. The religious practice of Buddhism is not based on fidelity to doctrines, but on the very personal, very intimate process of realizing the truth of the doctrines for oneself. It is realization, not belief that is transformative.
 
Tôi xin phiến dịch ý đoạn văn tiếng Anh ở trên:  Như thị tri kiến.
 
Đức Phật khuyến khích Phật tử mang chính lời Phật dạy ra phân tích mổ xẻ, tìm hiểu kỷ càng, kiểm chứng thận trọng rồi mới chấp nhận, chứ không chấp nhận vì lòng kính ngưỡng. Mà quá trình đánh giá kinh điển Phật Pháp tương tự như sau: tiếp theo xét xem Phật đang giảng pháp trong lúc nào (thời gian,) ở khung cảnh (không gian,) điều kiện (condition) nào, những ai là thính giả (audience,) ai là người giảng viên chính. Dẫn chứng (references) từ đâu, trước hết phân tích lời giảng xem đâu là ý thật của Phật và xét xem hiểu theo nghĩa đen có sẽ dẫn đến mâu thuẫn trong lời Phật dạy hay không. 
 
Hơn 2,500 năm về trước, Phật Giáo đã hệ thống hoá phương pháp lý luận ở trên tương tự như lý luận, khảo cứu, thực nghiệm, chứng minhdẫn chứng, phúc trình (reports) chuyên môn của Khoa Học hiện đại.
 
Tuy nhiên, vì ngôn ngữ và văn tự của chúng sinh không thể dể dàng diễn tả, hay giảng giải được tất cả những tinh yếu của Phật Pháp như tự tánh Bồ Đềtự tánh Niết Bàn Tĩnh Tịnh trong tất cả mọi chúng sinh. Như Tổ Thiền Tông Mã Minh đã nói, “Trong bản thể của sự vật, chỉ có sự diễn tả, trình bày, biểu đạt ngôn ngữ như một hành vi đang diễn ra, chứ không thật có chủ thể diễn tả và đối tượng diễn tảTương tự, dù có hành động nhận thức phân biệt nhưng vốn không thực có chủ thể phân biệt và đối tượng phân biệt.”
 
Không người thuyết pháp, không kẻ nghe, và không ai để hiểu.  Nó cứ như là trí tuệ ảo nhân tạo (artificial intelligence) thuyết pháp cho trí tuệ ảo nhân tạo
 
There is no teacher of the Dharma, no one to listen, and no-one to understand. It is as if an illusory person were to teach the Dharma to illusory people.”
 
Trong thời đại bây giờ (2022), tuy còn sơ khaitrí tuệ nhân tạo (artificial intelligence) có triển vọng trở thành trí tuệ nhân tạo với 18 căn trần thức.
 
Đây là chỗ mà chư Tổ thường gọi là “ngôn ngữ đạo đoạn tâm hành xứ diệt.”
 
Do đó, những ý niệm về Niết Bàn, về Bản Thể tuyệt đối, về Chân Như đều không phải là thật, chỉ là tên gọi, là giả danh và nó được gọi là “Không.”
 
Nếu chúng ta thức tỉnh từ ảo giác này, và chúng ta hiểu rằng đen bao hàm trắng, Ngã ngụ ý khác, sống là chết – hay tôi có nên nói, tử là sinh – chúng ta có thể tự tạo cái nhân sinh ảo.
 
If you awaken from this illusion, and you understand that black implies white, self implies other, life implies death--or shall I say, death implies life--you can conceive yourself.” Alan Watts
 
Phật dạy, “Vạn Pháp như huyễn,” không có thật. Vì vậychúng ta phải tùy thuận, lìa tất cả ý niệm phân biệt chủ quan để nhập chân như. Cho nên, các bậc tôn giả đức độ ngày xưa nói rằng, “Y kinh giải nghĩa tam thế Phật oan, Ly kinh nhất tự tức đồng ma thuyết” nghĩa là dựa vào văn tự của kinh điển mà giải nghĩa đó là oan cho chư Phật, còn rời bỏ kinh điển mà nói cho dù là một chữ cũng là ma nói.
Theo thiển ýđa số Kinh Phật thảy đều Tâm Nghe, Tâm Thấy, Tâm Biết Thể Tánh cho nên muốn thọ kinh điển phải dùng Trí Tuệ Bát Nhã để tùy thuận quán ngộ cái Âm (sound,) thấy cái Quang (ánh sáng,) ngữi cái hương thơm (perfume) của Phật Pháp.
 
Tụng kinh là tụng Thần Chú, đó là âm thanh của Phật để giảng dạy cho các Bật Bồ Tát, Đấng Phạm Thiênthần thánh tiên, chúng sinhsúc sinh, ... cùng một lúc trong vô lượng vũ trụ (multi-universes in multi-dimensions bundled in the Web(s) mà Phật Thích Ca đã ví dụ như lưới Đế Châu, hơn 2,500 năm trước.)
 
Cũng như, khi đang nghe bật Thiện Tri Thức thuyết pháp hoặc xem Kinh hay chiêm ngưỡng Phật, thì phải nhất tâm tín thành thì lời pháp, Kinh Phật thảy thảy đều trở thành Tâm Nghe, Tâm Thấy, Tâm Biết Thể Tánh.
 
Bằng nghe bật Thiện Tri Thức thuyết pháp, xem Kinh cùng chiêm ngưỡng Phật mà chẳng có tín tâm thì nghe Pháp, thấy chữ Kinh chẳng biết nghĩa kinh, cũng như biết tượng Phật chớ chưa biết Đức Tánh Từ Bi Hỷ Xả của Phật.
 
Đa số chúng ta đọc kinh mà không thấy, thấy mà không biết, biết mà không hiểu. Tai hại nhất là hiểu sai lạc, tự giảng giải ngu muội. Hại chính bản thân mình, hại lây luôn những người khác.
 
Trong Kinh Pháp Đàn, Phẩm Cơ Duyên Thứ Bảy, Ni Vô Tận Tạng, thường tụng Kinh Đại Niết Bàn. Lục Tỗ nghe qua một lần liền biết diệu nghĩa của kinh. Ni cầm kinh hỏi chữ. Tỗ nói, “Hỏi nghĩa thì được, hỏi chữ thì chẳng biết.” Ni nói: “Chữ còn chưa biết, làm sao hiểu nghĩa?” Sư nói “Diệu lý của chư Phật chẳng dính dáng với văn tự.” Ni ngạc nhiên kính phục.
 
Tăng Pháp Đạt, người Hồng Châu, 7 tuổi xuất gia, thường tụng Kinh Pháp Hoa, đến lễ Tổ Sư mà đầu chẳng chấm đất. Sư quở rằng. “Đảnh lễ mà chẳng chấm đất bằng như chẳng lễ, trong tâm người tất có chất chứa một điều gì, ngày thường tu hạnh gì?
 
Tăng Pháp Đạt đáp: “Niệm Kinh Pháp Hoa đã hết ba ngàn bộ.”
Sư nói, “Dẫu ngươi tụng đến mười ngàn bộ, nếu ngộ được ý Kinh mà chẳng tự cho là thù thắng, mới đồng một hạnh với ta. Nay ngươi tự phụ cho đấy là sự nghiệp mà chẳng biết lỗi.”
 
Pháp Đạt nghe kệ xong bèn tạ lỗi rằng, “Từ nay trở đi sẽ khiêm tốn cung kính tất cả. Đệ tử tụng Kinh Pháp Hoa mà chưa hiểu nghĩa kinh, tâm thường có nghi, Hòa Thượng trí huệ mênh mông, xin nói sơ lược nghĩa lý của kinh.”
 
Sư nói, “Pháp Đạt, pháp vốn thông đạt, chỉ tại tâm ngươi chẳng đạt. Kinh vốn chẳng nghi, tâm ngươi tự nghi. Ngươi niệm Kinh này lấy gì làm tông chỉ?
 
Pháp Đạt nói, “Đệ tử căn tánh ngu độnxưa nay chỉ biết y văn niệm tụng, chẳng biết tông chỉ.”
 
Sư nói, “Ta chẳng biết chữ, người lấy kinh tụng thử một bộ, ta sẽ giảng thuyết cho.”
 
Pháp Đạt liền lên tiếng tụng kinh, đến phẩm Thí Dụ, Sư nói, “Hãy ngừng, Kinh này vốn lấy nhân duyên xuất thế làm tông chỉ, dù nói nhiều thí dụ cũng chẳng ngoài việc này. Thế nào là nhân duyên? Kinh nói, “Chư Phật Thế Tôn vì một đại sự nhân duyên mà xuất hiện trên đời.” 
 
Một đại sự tức là TRI KIẾN PHẬT vậy. Người đời ngoài mê chấp tướng, trong mê chấp không, nếu được ở nơi tướng mà lìa tướng, nơi không mà lìa không, tức là trong ngoài chẳng mê. Nếu ngộ pháp này, ngay trong một niệm tâm liền sáng tỏ, ấy là khai ngộ TRI KIẾN PHẬT vậy. Phật tức là GIÁC, chia làm bốn cửa: Khai GIÁC TRI KIẾNThị GIÁC TRI KIẾN, Ngộ GIÁC TRI KIẾN, Nhập GIÁC TRI KIẾN. Nếu nghe khai thị liền được ngộ nhập tức GIÁC TRI KIẾN, do đó bổn lai chơn tánh liền được hiển hiện.
 
Người nên cẩn thận, chớ hiểu lầm ý Kinh, nghe nói: “Khai thị ngộ nhập” bèn cho là tri kiến của Phật (tha Phật) chẳng có phần mình; nếu hiểu như thế là phỉ báng Kinh Phật vậy. Đã nói Phật thì TRI KIẾN PHẬT đã sẵn đầy đủ, đâu cần phải khai thị nữa. Người phải tin rằng nói tri kiến Phật là ở nơi tự tâm của ngươi chẳng phải Phật bên ngoài. Bởi vì tất cả chúng sanh tự che khuất ánh sáng của tự tánhtham ái cảnh trần, phan duyên bên ngoài nhiễu loạn bên trong, cam chịu trần lao hành hạ, làm nhọc Đức Thế Tôn từ chánh định ra, khổ tâm khuyên dạy bằng đủ mọi cách, khiến ngừng nghỉ các duyên, chớ nên hướng ngoại tim cầu, tức chẳng khác với Phật , nên nói là khai tri kiến Phật.
 
Ta cũng nên khuyên tất cả mọi người thường nên khai tri kiến Phật nơi tự tâm. Người đời tâm tà, ngu mê tạo tội, miệng lành tâm ác, tham sân ganh tỵ, gièm xiểm, nịnh bợ, ngã mạn, hiếp người, hại vật, tự khai tri kiến chúng sanh. Nếu được trong tâm ngay thẳng, thường sanh trí huệ chiếu soi tự tâm, dứt ác làm lành, tức là tự khai tri kiến Phật vậy, ngươi nên niệm niệm khai tri kiến Phật chớ khai tri kiến chúng sanh. Khai tri kiến Phật tức là xuất thế, khai tri kiến chúng sanh tức là thế gian. Nếu người chỉ luôn luôn lấy công phu tụng niệm làm thời khóa, chẳng khác nào con mao ngưu tiếc đuôi! (Con mao ngưu có đuôi rất đẹp, gặp thợ săn chỉ giấu đuôi mà không giấu đầu).
 
Pháp Đạt nói, “Nếu như vậy tức là chỉ cần hiểu nghĩa, chẳng cần tụng kinh sao?
 
Sư nói, “Kinh có lỗi gì, đâu làm chướng niệm của ngươi! Chỉ vì mê ngộ tại người, tổn ích do mình mà thôi. Miệng niệm tâm hành tức là chuyển được kinh, miệng niệm tâm chẳng hành tức bị kinh chuyển.”
 
Hãy nghe kệ đây:
Tâm mê Pháp Hoa chuyển,
Tâm ngộ chuyển Pháp Hoa.
Tụng kinh cửu bất minh,
Giữ nghĩa tác thù da.
Vô niệm niệm tức chánh,
Hữu niệm niệm thành tà.
Hữu vô câu bất kế,
Trường ngự bạch ngưu sa.
 
Dịch nghĩa:
Tâm mê Pháp Hoa chuyển,
Tâm ngộ chuyển Pháp Hoa.
Tụng lâu chẳng hiểu thấu,
Nghịch ý nghĩa trong kinh.
Vô niệm (không chấp thật) niệm tức chánh,
Hữu niệm (có chấp thật) niệm thành tà.
Hữu vô đều chẳng chấp,
Tự tánh luôn luôn hiện.
 
Tăng Pháp Đạt nghe xong thoạt chảy nước mắt, ngay nơi đó khai ngộ, nói với Sư, “Pháp Đạt xưa nay thật chưa từng chuyển Pháp Hoa, lại bị Pháp Hoa chuyển.”
 
Sư nói: “Ngươi sau này mới được gọi là ông Tăng tụng Kinh vậy.
 
Pháp Đạt từ đó lãnh hội huyền chỉ, cũng chẳng dứt tụng Kinh.
 
Chân Như
 
Chính nhờ Chân Như luôn luôn ở trong cuộc đời mà hành giả có thể tích tập, khai triển mọi đức tính của Bồ Tát như tôn trọngkhoan dungtừ bibình đẳngnhẫn nhụclạc quantrì chí, … Mà vô lượng công đức của một bậc giác ngộ là kiến dụng của Chân NhưChân Như là Như Lai Tạng, chứa giữ muôn hạnh muôn đức ấy. Đối với Chân NhưChân Không Diệu Hữuthế giới sanh tử này là một đạo tràng thử thách rộng lớn cho hành giả, vì thế giới này là bể khổ (dukka) theo nghiệp nhìn bởi “nhục nhãn” của chúng sanh nhưng lại là Chân Như Tĩnh Tịnh được nhìn theo thiên nhãn của bồ tátChân Như vẫn luôn có đó, không đến không đi, nhưng còn ẩn giấu chờ hành giả an tâm để kiến tánh, giác được chân như, chứng được niết bànthành Phật.
 
Cho nên hành giả có thể tu bất cứ nơi nào, ở trong bất cứ hoàn cảnh nào, thời gian nào, không gian nào, cũng có thể huân tập và bắt gặp Chân Như. Nói theo những thí dụ “sóng và đại dương, bóng và gương” của Luận Khởi Tín thì thấy sóng ở đâu thì đại dương ở đó, thấy ảnh ở đâu thì thấy gương ở đó. Như thế, thế giới này là một đạo tràng của Chân NhưThế giới Ta Bà là nơi ấn chứng của Giác Ngộ, vì cõi Chân Như không có chứng đắc.
 
Đạo vốn không nhan sắc
Mỗi ngày mới mẻ khoe
Ngoài vô biên thế giới
Chỗ nào chẳng phải nhà?
(Thiền sư Thường Chiếu [?-1203])
 
Tạng Quang Minh
 
Kinh Địa TạngKinh Pháp Hoa, nhất là Kinh Hoa Nghiêm viết: Khi Đức Phật phóng quang thì lúc đầu những quang minh chạy theo đường thẳng, rồi dần dần uốn tròn thành hình trôn ốc (wave) mà lập thành Sắc Tướng. Như vậy, thân căn của chúng sinh và của muôn loài đều được dệt bằng quang minh. Vì được dệt bằng quang minh nên vạn hữu cũng đều tỏa ra quang minh.
 
Điều lý thú bất ngờ nhất đối với tôi, và chắc chắn là ít ai để ý tới, đó là những mô tả rất chi tiếc, logic và khoa học cả hơn 2500 năm về trước trong những kinh điển Phật Giáo của dạng sóng (wave) ánh sáng từ đường thẳng cho đến khi ánh sáng du hành trong vũ trụ cách nơi Phật phóng quang cả chục ngàn dặm ánh sáng sẽ bị bẻ cong trong không gian. Đây là những khám phá của Einstein về thuyết tương đối của thế kỷ 20th mà cho đến bây giờ cũng không phải ai cũng hoàn toàn hiểu nổi dù là được giải thích nhiều về thuyết tương đối rộng như vậy.
 
Cho đến bây giờ, ngoại trừ trong sách vở, trong học đường, có mấy ai thật sự thấy được những hình ảnh ‘wave forms’ này nếu không ở trong những phòng thí nghiệm, trong những lãnh vực nghiên cứu chuyên môn đó?
 
Bằng cách nào mà Đức Phật, các Bồ Tát và chư Tổ có thể thấy được đường đi của tạng quang minh như vậy trong khi thời xa xưa đó các Ngài không có những dụng cụ đo đạt tối tân như bây giờ?
 
Tạng Quang Minh là con đường đi của ánh sáng, cùng với năng lượng (chân hỏa tam muội, energy) và sắc tướng (mass) là phương tiện thần thông để du hành trong vũ trụ, đi tới những cõi cao hơn (higher dimensions) mà khoa học vật chất, hữu cơ, khó mà có thể thực hiện được trong một tương lai gần tới.
 
Theo tôi hiểu, Tâm Thức dùng phương tiện này để một niệm là tới tận cùng biên giới của vũ trụ, vượt không gian lẫn thời gian.
 
Tạm Kết
 
Phật Thừa mới đích thực là cứu cánh tu hành tối thượng của Phật Giáo.
 
Phật Thừa (佛乘) còn gọi là Tối Thượng Thừa.  Hành giả hoàn toàn phá hết ngã chấppháp chấpkhông chấpgiác ngộ tánh không của vạn pháp; thấu hết mọi lẽ huyền vi của Tam Giớiđạt được lục thần thôngchứng quả A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề (Anuttara samyak-sambodhi, Vô thượng chánh đẳng chánh giác.)
 
Gọi Phật Thừa là tối thượng quả chính là như thị.  Không có gì là cố chấp ngạo mạn, hay tự tôn bởi vì Phật Thừa chính như vậy – như huyển, như ảo – phật pháp vô thượng chỉ là phương tiện chứ không phải là cứu cánh.
 
Tóm lại, muốn giác ngộ thì phải phá chấp trước.  Mà “muốn giác ngộ” cũng là chấp trước.
 
Nên nhớ, phá chấp thì chấp phá.
 
Bởi vì, "Thiên thượng thiên hạ duy ngã độc tônNhất thiết thế gian  Sinh lão bệnh tử.” Trường Bộ Kinh (pi. Pīghanikāya), Đại Phẩm (pi. Mahāvagga), Kinh Đại Thành Tựu (Mahāpadānasutta.)
 
Tôi tri kiến như vầy,
 
Trên trời, dưới trời chỉ có bản ngã (self, chấp ngã) tự cho là duy nhấtQuy tắc thiết yếu thứ nhất của thế gian – Sinh lão bệnh tử.
 
Theo tôi hiểu ý trên thì Trời ở chính giữa, vậy thì cái ngã trong thế gian ở đâu – cao hơn trời hay thấp hơn trời?
 
Quả thật đúng như vậy, không có cái ta nào giống cái ta nào cả.  Mỗi cái ta đều rất đặc thù (unique.)  Đồng căn nhưng khác tính, đồng khác biệt (same different.)
 
“Same old shit.
Vieille merde même.
Die gleiche alte Scheiße.
La misma vieja mierda.
Tóngyàng de lǎo gǒu shǐ.”
(样的老狗屎)”
 
Tuy nhiên, những điều trên này không dễ dàng dùng kiến thức nhân sinh để mà tư nghị nếu không có căn bản trí tuệ siêu sinh bổ xung.
 
Kinh Pháp Hoa viết, “Pháp hy hữu khó hiểu đệ nhất [như vậy] mà Phật thành tựu chỉ Phật cùng Phật mới có thể thấu suất thật tướng [như vậy] của các pháp [như thị].”
 
Pháp viên diệu như vậy
Phật thành tựu như vậy
Vô sắc tướng như vậy
Thấy Như Lai như vậy
(Lê Huy Trứ)
 
 
Tài Liệu Tham Khảo:
 
1.   LƯỢC GIẢI KINH PHÁP HOAHòa Thượng Thích Trí Quảng
2.   KINH DIỆU PHÁP LIÊN HOATam Tạng Pháp Sư Cưu Ma La Thập, Hán Dịch;Tỳ Kheo Thích Trí Tịnh, Việt Dịch
3.   VÔ TỰ KINH, Lê Huy Trứ, MSEE, April 7, 2015
4.   PHẬT GIÁO VÀ VŨ TRỤ QUAN, Lê Huy Trứ, MSEE. Dec 2, 2015
5.   CẨU TỬ PHẬT TÁNH, (PHẬT TÍNH CỦA CHÓ) Lê Huy Trứ, Mar 31, 2016
6. TỪ NHƯ NGỘ TỚI NHƯ MÊ, Lê Huy Trứ, Oct. 29, 2017
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 17882)
Đại Chánh Tân Tu đại tạng kinh, quyển thứ 32, Luận tập bộ toàn, kinh văn số 1686. HT Thích Như Điển dịch Việt
(Xem: 12428)
Tỉnh giác từ ngủ say Nên hoan hỷ tư duy Lắng nghe điều Ta nói Soạn tập lời Phật dạy
(Xem: 54179)
Trong kinh Bách Dụ, Phật đã dùng những chuyện xưa để thí dụ cụ thể sự dại dột mê lầm chung của chúng ta. Nếu chúng ta biết trừ bỏ mê lầm ở đâu thì Niết Bàn sẽ thực hiện ở đó.
(Xem: 14408)
Khi ấy, đức Thế Tôn ở trong Xá-vệ đại thành bộ hành, để khất thực[32]; dùng cơm xong, việc thọ thực hoàn tất, từ bỏ việc khất thực ở phía sau (quay về bổn xứ).
(Xem: 13808)
Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh quyển thứ 32, luận tập bộ toàn, kinh văn số 1644 - HT Thích Như Điển dịch
(Xem: 57924)
Đại Chánh Tân Tu đại tạng kinh, quyển thứ 32, luận tập bộ toàn, kinh văn số 1679 - Pháp Thiên dịch Phạn ra Hán, HT Thích Như Điển dịch Hán ra Việt
(Xem: 13298)
Lành thay, Thế Tôn! Nay xin vì con mà nói vắn tắt pháp yếu. Sau khi nghe pháp, con sẽ ở một mình nơi chỗ vắng, tu tập không buông lung.
(Xem: 11904)
Hãy bứng gốc và buông bỏ tất cả các pháp sắc, thọ, tưởng, hành, thức – nghĩa là hãy bứng gốc và buông bỏ toàn bộ thế giới trong và ngoài mà ...
(Xem: 14638)
Như Lai là vua của các pháp, là bậc Chí tôn của các pháp. Lành thay Thế Tôn! Nên thuyết nghĩa này cho các Tỳ-kheo.
(Xem: 12143)
Thiền-Đà-Ca vương phải nên biết, Sinh tử khổ não, nhiều lỗi lầm, Trọn bị vô minh che, ngăn ngại, Ta nay vì họ hưng lợi ích.
(Xem: 13652)
Này các đệ tử, sau khi Như Lai qua đời, các vị phải trân trọng, cung kính giới luật như kẻ nghèo hèn được giàu có, như kẻ đui mù được sáng mắt.
(Xem: 13308)
Tôi nghe như vầy: Bấy giờ, có số đông Tỳ-kheo Thượng tọa trú ở tại vườn Cù-sư-la, nước Câu-xá-di[2].
(Xem: 12167)
Đức Phật thường nói rằng chỉ có một cách duy nhất vượt qua bờ phiền não là: xa lìa tham sân si.
(Xem: 11828)
Thuộc Tăng Chi Bộ (Anguttaranikàya) của Kinh tạng Pàli, đây là một bài kinh được tụng đọc thường nhật ở các xứ Phật giáo Nam Truyền
(Xem: 42040)
Bản dịch Việt ngữ từ bản chữ Hán năm 1898 Chùa Xiển Pháp tại thôn An Trạch, Tỉnh Hà Nội...
(Xem: 38764)
Kinh Ngũ Bách Danh Quán Thế Âm bản chữ Hán và Việt dịch của Quảng Minh
(Xem: 14705)
Tây Thiên dịch kinh Tam tạng, Triều tán Đại phu, Thí Hồng Lư khanh, Truyền pháp Đại sư, Thần Thí Hộ phụng chiếu dịch; Phước Nguyên dịch Việt và chú.
(Xem: 12683)
đệ tử Phật, ngày cũng như đêm, thường xuyên chí thành, hết lòng trì tụng, quán niệm khắc ghi, tám điều giác ngộ, của bậc Đại nhân.
(Xem: 16000)
Tam Tạng Pháp Sư Cưu Ma La Thập dịch từ Phạn sang Hán, Tỳ Kheo Thích Duy Lực Dịch Từ Hán Sang Việt
(Xem: 14430)
Một thời, Đức Phật và một nghìn hai trăm năm mươi đại chúng tì-kheo cùng trụ ở tinh xá Mỹ Xưng phu nhân của trưởng giả Tu-đạt, rừng cây của thái tử Kì-đà, nước Xá-vệ.
(Xem: 13690)
Đức Phật ra đời suốt bốn mươi năm trời thuyết pháp, có đến hơn tám vạn bốn ngàn pháp môn. Pháp môn chính là phương pháp mở cửa tuệ giác tâm linh.
(Xem: 16369)
Chỉ tự quán thân, thiện lực tự nhiên, chánh niệm tự nhiên, giải thoát tự nhiên, vì sao thế? Ví như có người tinh tấn trực tâm, được giải thoát chân chánh, người như thế chẳng cầu giải thoátgiải thoát tự đến.
(Xem: 13119)
Trong nước mỗi mỗi báu ấy đều có sáu mươi ức hoa sen thất bửu. Mỗi mỗi hoa sen tròn đều mười hai do tuần.
(Xem: 12877)
Nếu có nghe kinh này thọ trì đọc tụng giảng thuyết tu hành như lời, Bồ Tát này đã là cúng dường chư Phật ba đời rồi.
(Xem: 14151)
Ở đây, chúng tôi chỉ cố gắng ghi lại nghĩa Việt theo khả năng học hiểu về cổ ngữ Sanskrit.
(Xem: 14093)
Chánh pháp quý giá của các ngài soi sáng khắp nơi và tuôn xuống như mưa cam-lộ. Tiếng nói của các ngài vi diệu đệ nhất.
(Xem: 16450)
Đây là một bộ kinh rất có ý nghĩalợi lạc vô cùng nếu được thường xuyên tụng đọc, hoặc giảng giải huyền nghĩa đến mọi người tín tâm.
(Xem: 12370)
Cần ban cho luật diện tiền liền ban cho luật diện tiền, cần ban cho luật ức niệm liền ban cho luật ức niệm,
(Xem: 14371)
Trong các pháp, tâm dẫn đầu, tâm làm chủ, tâm tạo tác ; Nếu nói hoặc làm với tâm ô nhiễm, sự khổ sẽ theo nghiệp kéo đến như bánh xe lăn theo chân con vật kéo.
(Xem: 11293)
Người đời thường nghiêng về hai khuynh hướng nhận thức, một là có, hai là không. Đây là hai quan niệm vướng mắc vào cái tri giác sai lầm.
(Xem: 11014)
Tâm bậc giác ngộ được nói là không còn bám trụ vào bất cứ gì trên đời (bất cứ đối tượng nào của thức)
(Xem: 13181)
Lời Phật dạy được thiết lập nhằm giới thiệu những lời dạy của Thế Tôn trong Kinh tạng Nikàya một cách ngắn gọn, nguyên thủy, dễ nhận thức...
(Xem: 13879)
Lời Phật dạy được thiết lập nhằm giới thiệu những lời dạy của Thế Tôn trong Kinh tạng Nikàya một cách ngắn gọn, nguyên thủy, dễ nhận thức
(Xem: 13147)
Lời Phật dạy được thiết lập nhằm giới thiệu những lời dạy của Thế Tôn trong Kinh tạng Nikàya một cách ngắn gọn, nguyên thủy, dễ nhận thức...
(Xem: 12992)
Thế Tôn đã giảng đời sống phạm hạnh chi tiếtrõ ràng, toàn hảo, hoàn toàn tinh khiết.
(Xem: 13483)
Người không sầu muộn, không than vãn, không khóc lóc, không đập ngực, không rơi vào bất tỉnh, đây là hạng người bản tánh bị chết, không sợ hãi, không rơi vào run sợ khi nghĩ đến chết.
(Xem: 13609)
Trong khi đi vào thành phố để khất thực, hoặc trong khi đi ra khỏi thành phố, (vị khất sĩ) phải thực tập tư duy như sau:
(Xem: 33629)
Vì sao gọi nước kia tên là Cực Lạc? Vì chúng sanh của nước ấy không có các khổ não, chỉ hưởng những điều vui.
(Xem: 11318)
Trong kinh nầy, Đức Phật giảng rằng Diệu Pháp chỉ tồn tại khi nào pháp hành Tứ Niệm Xứ được tu tập sung mãn.
(Xem: 12889)
Các đệ tử bậc thánh được chỉ dạy hiểu tâm này như nó thực sự là; do vậy, với đệ tử bậc thánh, có sự thăng tiến tâm.
(Xem: 13028)
Bộ Kinh “DUY MA CẬT” này, tôn yếu hiển bày pháp môn Bất Nhị. Chính đó là phương tiện của Chư Phật, Bồ Tát thị hiện,
(Xem: 11598)
VănThù Sư Lợi Ma Ha Bát Nhã ba la mật kinh vốn là mẹ của mười phương chư Phật , pháp môn huyền diệu của tất cả Bồ tát .
(Xem: 17863)
Tâm Phật thì thường rỗng lặng tròn đầy trong sáng tột bực, thuần là trí huệ Bát Nhã, nơi đó tuyệt nhiên không có một pháp có thể nói được.
(Xem: 11407)
Đức Phật vì các vị Tỳ kheo trẻ tuổi nói nhiều bài pháp, khai thị, chỉ giáo, soi sáng, khiến hoan hỷ.
(Xem: 11812)
“Này các thầy, thế nào gọi là Nghĩa Lý Siêu Việt về Không? Khi con mắt phát sanh, nó không từ đâu tới cả, và khi hoại diệt, nó không đi về đâu cả.
(Xem: 11464)
Đại quang minh này là do Thánh Quán Tự Tại Bồ-Tát phóng ra. Ngài vì muốn cứu độ hết thảy các hữu tình đang chịu đại khổ não nên...
(Xem: 18951)
Trong các thế gian có ba pháp không thể yêu, không trong sạch, không thể muốn, không vừa ý. Ba pháp là gì?
(Xem: 12520)
Người thọ Tam quybố thí sự vô uý cho hết thảy chúng sanh, cho nên quy y Phật, Pháp, Tăng, phước đức người ấy không thể kể được.
(Xem: 11305)
Ngài Phổ Hiền đã từng chứng pháp môn nầy lâu rồi nên lúc dạy ra cho chúng sanh đã làm cho ức ngàn trời người qua được biển khổ.
(Xem: 13122)
Đây là thông điệp cuối cùng của Đức Phật trao cho hàng đệ tử khi Phật sắp thị tịch niết bàn ở rừng Sala song thụ, thuộc thành Câu-thi-na-yết-la (Kussinagayâ), Ấn Độ.
(Xem: 15731)
Kinh này được Bụt nói vào khoảng một tháng trước ngày Người nhập diệt, chứa đựng những lời dặn dò đầy tâm huyết của Bụt cho hàng đệ tử xuất gia của Người.
(Xem: 11792)
Chư Thiện tri thức, pháp môn ta đây lấy Định Huệ làm căn bổn. Đại chúng chớ mê lầm mà nói Định với Huệ là khác nhau.
(Xem: 11678)
Bạch Thế Tôn ! Vì sao Bồ tát tu thiện vốn ít mà lại gặt quả nhiều, thành tựu nhiều phước báo công đức vô lượng?
(Xem: 12735)
Những nhân gì mà khiến cho các loài chúng sinh, phải chịu các quả báo sai khác tốt xấu trong lục đạo luân hồi.
(Xem: 12616)
Khởi ác tâm với Phật, hủy báng, sanh khinh mạn, vào trong địa ngục lớn, thọ khổ vô cùng tận.
(Xem: 13928)
“Tâm tưởng của hết thảy chúng sinh khác nhau, sự tạo nghiệp của họ cũng khác, nên mới có sự luân chuyển trong mọi thú”.
(Xem: 12955)
“Ta quán thấy ở cõi Nam Diêm-phù-đề này, trong thời kỳ mạt thế, do sự bạc phước của tất cả chúng sinh,các thứ ác quỷ thần khởi lên các tai nạn não loạn khiến cho chúng sinh không an"..
(Xem: 12907)
Tôi như Chiên Đà La, phải thanh tịnh thân tâm mà chẳng nên tịnh ăn uống. Tại sao?
(Xem: 13267)
Đứng trước cảnh tàn sát, lắng nghe tiếng rên siết, tự cảm thấy mình bất lực, mà tụng niệm kinh Kim Cương thì lại thấy tâm hồn dịu lại.
(Xem: 12737)
Phật dạy: Người đời có sáu điều ác tự lừa gạt và tự gây tổn hại: Mắt bị hình sắc lừa gạt, tai bị âm thanh lừa gạt , mũi bị mùi thơm lừa gạt, ý bị tư tưởng tà vạy lừa gạt.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant