Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

11. Tiểu kinh Sư tử hống (Cùlasìhanàda sutta)

Monday, January 10, 201100:00(View: 17585)
11. Tiểu kinh Sư tử hống (Cùlasìhanàda sutta)


Ðại Tạng Kinh Việt Nam
KINH TRUNG BỘ

Majjhima Nikàya

Hòa thượng Thích Minh Châu dịch Việt

11. Tiểu kinh Sư tử hống
(Cùlasìhanàda sutta)

Như vầy tôi nghe. 

Một thời Thế Tôn ở Savatthi (Xá-vệ), tại Jetavana (Kỳ-đà Lâm), trong vườn ông Anathapindika (Cấp Cô Ðộc). Ở đây, Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo: "Này các Tỷ-kheo." --"Bạch Thế Tôn," những Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn thuyết như sau: 

-- Này các Tỷ-kheo, chỉ ở đây là có Sa-môn thứ nhất; ở đây là có Sa-môn thứ hai; ở đây là có Sa-môn thứ ba; ở đây là có Sa-môn thứ tư; các ngoại đạo khác không có Sa-môn. Này các Tỷ-kheo, các Ông hãy chân chánh rống tiếng rống sư tử như vậy. 

Này các Tỷ-kheo, sự tình này xảy ra khi ở đây những Du sĩ ngoại đạo có thể nói: "Chư Tôn giảtin tưởng gì, có sức lực gì mà chư Tôn giả tuyên bố: 'Chỉ ở đây là có Sa-môn thứ nhất; ở đây là có Sa-môn thứ hai; ở đây là có Sa-môn thứ ba; ở đây là có Sa-môn thứ tư; các ngoại đạo khác không có Sa-môn'". Này các Tỷ-kheo, nếu được các Du sĩ ngoại đạo nói như vậy, cần phải trả lời họ như sau: "Chư Hiền, vì chúng tôi tự chánh kiến bốn pháp, được Thế Tôn tuyên bố cho chúng tôi biết, bậc đã thấy, đã biết, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác nên chúng tôi nói: 'Chỉ ở đây là có Sa-môn thứ nhất, ở đây là có Sa-môn thứ hai; Sa-môn thứ ba; Sa-môn thứ tư'. Thế nào là bốn? Chư Hiền, chúng tôilòng tin bậc Ðạo Sư, có lòng tin Pháp, có sự thành tựu viên mãn các Giới luật, và những pháp hữu của chúng tôi, những người cư sĩ và những người xuất gia, được chúng tôi thương, chúng tôi mến. Chư Hiền, vì chúng tôi tự chánh kiến bốn pháp, được Thế Tôn tuyên bố cho chúng tôi biết, bậc đã thấy, đã biết, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác nên chúng tôi nói: 'Chỉ ở đây là Sa-môn... Sa-môn thứ tư'". 

Này các Tỷ-kheo, sự tình này xảy ra, khi ở đây, những Du sĩ ngoại đạo có thể nói: "Chư Hiền, chúng tôi cũng có lòng tin bậc Ðạo Sư, vị ấy là Ðạo Sư của chúng tôi. Chúng tôilòng tin Pháp, Pháp ấy là Pháp của chúng tôi, chúng tôi thành tựu viên mãn các Giới luật, những Giới luật ấy là Giới luật của chúng tôi. Và những pháp hữu của chúng tôi, những người cư sĩ và cả những người xuất gia, được chúng tôi thương, được chúng tôi mến. Chư Hiền, như vậy có sự sai biệt gì, có sự đặc thù gì, có sự khác biệt gì giữa quý vị và chúng tôi?". 

Chư Tỷ-kheo, nếu được các Du sĩ ngoại đạo nói như vậy, cần phải trả lời họ như sau: "Chư Hiền, cứu cánh là một hay cứu cánh là đa diện?" Nếu trả lời đứng đắn, các Du sĩ ngoại đạo phải trả lời: "Chư Hiền, cứu cánh là một, cứu cánh không phải đa diện". --"Chư Hiền, cứu cánh ấy cho người có tham, hay cho người không tham?" Nếu trả lời đứng đắn, các Du sĩ ngoại đạo phải trả lời: "Chư Hiền, cứu cánh ấy cho người không tham, không phải cho người có tham". --"Chư Hiền, cứu cánh ấy cho người có sân, hay cho người không sân?" Nếu trả lời đứng đắn, các Du sĩ ngoại đạo phải trả lời: "Chư Hiền, cứu cánh ấy cho người không sân, không phải cho người có sân". --"Chư Hiền, cứu cánh ấy cho người có si hay cho người không si? Nếu trả lời đứng đắn... phải trả lời: "Chư Hiền, cứu cánh ấy cho người không si, không phải cho người có si". --"Chư Hiền, cứu cánh ấy cho người có ái, hay cho người không ái?" Nếu trả lời đứng đắn... phải trả lời: "Chư Hiền, cứu cánh ấy cho người không ái, không phải cho người có ái". --"Chư Hiền, cứu cánh ấy cho người có chấp thủ, hay cho người không chấp thủ?" Nếu trả lời đứng đắn... phải trả lời: "Chư Hiền, cứu cánh ấy cho người không chấp thủ, không phải cho người chấp thủ". --"Chư Hiền, cứu cánh ấy cho người có trí, hay cho người không có trí?" Nếu trả lời đứng đắn... phải trả lời: "Cứu cánh ấy cho người có trí, không phải cho người không có trí". --"Chư Hiền, cứu cánh ấy cho người thuận ứng, nghịch ứng hay cho người không thuận ứng, không nghịch ứng?" Nếu trả lời đứng đắn... phải trả lời: "Chư Hiền, cứu cánh ấy cho người không thuận ứng, không nghịch ứng, không phải cho người thuận ứng, nghịch ứng". --"Chư Hiền, cứu cánh ấy cho người ưa hý luận, thích hý luận hay cho người không ưa hý luận, không thích hý luận?" Nếu trả lời đứng đắn, các Du sĩ ngoại đạo cần phải trả lời: "Chư Hiền, cứu cánh ấy cho người không ưa hý luận, không thích hý luận, không phải cho người ưa hý luận, thích hý luận".

Chư Tỷ-kheo, có hai loại tri kiến này: hữu kiếnphi hữu kiến. Chư Tỷ-kheo, những Sa-môn hay Bà-la-môn nào chấp trước hữu kiến, thân thiết hữu kiến, cố chấp hữu kiến; những vị ấy bị chướng ngại đối với phi hữu kiến. Chư Tỷ-kheo, những Sa-môn hay Bà-la-môn nào chấp trước phi hữu kiến, thân thiết phi hữu kiến, cố chấp phi hữu kiến; những vị ấy bị chướng ngại bởi hữu kiến

Chư Tỷ-kheo, những Sa-môn hay Bà-la-môn nào không như thật tuệ tri sự tập khởi và sự đoạn diệt của hai loại kiến này, vị ngọt, sự nguy hiểm và sự xuất ly của chúng, những vị này là những vị có tham, có sân, có si, có ái, có chấp thủ, không có trí, có thuận ứng, có nghịch ứng, có ưa hý luận, có thích hý luận; những vị ấy không giải thoát khỏi sanh, già, chết, sầu, bi, khổ, ưu, não. Ta nói những vị ấy không giải thoát khỏi đau khổ

Chư Tỷ-kheo, những Sa-môn hay Bà-la-môn nào như thật tuệ tri sự tập khởi và sự đoạn diệt của hai loại kiến này, vị ngọt, sự nguy hiểm, và sự xuất ly của chúng; những vị này là những vị không tham, không sân, không si, không ái, không chấp thủ, có trí, không có thuận ứng, không có nghịch ứng, không ưa hý luận, thích hý luận; những vị ấy giải thoát khỏi sanh, già, chết, sầu, bi, khổ, ưu, não. Ta nói những vị ấy giải thoát khỏi đau khổ

Chư Tỷ-kheo, có bốn chấp thủ. Thế nào là bốn? Dục thủ, kiến thủ, giới cấm thủ, ngã luận thủ. 

Chư Tỷ-kheo, có những Sa-môn, Bà-la-môn tuy tự xưng liễu tri tất cả thủ, nhưng không chân chánh hiển thị sự liễu tri tất cả thủ; họ hiển thị sự liễu tri về dục thủ, nhưng không hiển thị sự liễu tri về kiến thủ, về giới cấm thủ, về ngã luận thủ. Vì sao vậy? Những Hiền giả Sa-môn, Bà-la-môn ấy không như thật tuệ tri ba sự. Do vậy, những Hiền giả Sa-môn, Bà-la-môn ấy tuy tự xưng liễu tri tất cả thủ, nhưng không chân chánh hiển thị sự liễu tri tất cả thủ. Họ hiển thị sự liễu tri về dục thủ, nhưng không hiển thị sự liễu tri về kiến thủ, về giới cấm thủ, về ngã luận thủ. 

Chư Tỷ-kheo, có những Sa-môn hay Bà-la-môn tuy tự xưng liễu tri tất cả thủ, nhưng không chân chánh hiển thị sự liễu tri tất cả thủ. Họ hiển thị sự liễu tri về dục thủ, sự liễu tri về kiến thủ nhưng không hiển thị sự liễu tri về giới cấm thủ, sự liễu tri về ngã luận thủ. Vì sao vậy? Những Hiền giả Sa-môn, Bà-la-môn ấy không như thật tuệ tri hai sự. Do vậy, những Hiền giả Sa-môn, Bà-la-môn ấy tuy tự xưng liễu tri tất cả thủ, nhưng không chơn chánh hiển thị sự liễu tri tất cả thủ. Họ hiển thị sự liễu tri về dục thủ, sự liễu tri về kiến thủ; nhưng không hiển thị sự liễu tri về giới cấm thủ, sự liễu tri về ngã luận thủ. 

Chư Tỷ-kheo, có những Sa-môn, Bà-la-môn tuy tự xưng liễu tri tất cả thủ, nhưng không chơn chánh hiển thị sự liễu tri tất cả thủ. Họ hiển thị sự liễu tri về dục thủ, sự liễu tri về kiến thủ, sự liễu tri về giới cấm thủ, nhưng không hiển thị sự liễu tri về ngã luận thủ. Vì sao vậy? Những Hiền giả Sa-môn, Bà-la-môn ấy không như thật tuệ tri một sự. Do vậy, những Hiền giả Sa-môn, Bà-la-môn ấy tuy tự xưng liễu tri tất cả thủ, nhưng không chân chánh hiển thị sự liễu tri tất cả thủ. Họ hiển thị sự liễu tri về dục thủ, sự liễu tri về kiến thủ, sự liễu tri về giới cấm thủ, nhưng không hiển thị sự liễu tri về ngã luận thủ. 

Chư Tỷ-kheo, trong Pháp và Luật như vậy, nếu có tịnh tín đối với Ðạo Sư, tịnh tín ấy được xem là không hoàn toàn; nếu có tịnh tín đối với Pháp, tịnh tín ấy được xem là không hoàn toàn; nếu có thành tựu viên mãn các Giới luật, sự thành tựu ấy được xem là không hoàn toàn; nếu có sự thương mến đối với những pháp hữu, sự thương mến ấy được xem là không hoàn toàn. Vì sao vậy? Chư Tỷ-kheo, sự tình là như vậy, trong một pháp luật không khéo thuyết giảng, không khéo hiển thị, không có hướng thượng, không dẫn đến tịch tịnh, không được bậc Chánh Ðẳng Giác hiển thị

Và Như Tỷ-kheo, bậc Như Lai, A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác tự xưng liễu tri tất cả thủ, chân chánh hiển thị sự liễu tri tất cả thủ. Như Lai hiển thị sự liễu tri về dục thủ, sự liễu tri về kiến thủ, sự liễu tri về giới cấm thủ, sự liễu tri về ngã luận thủ. 

Chư Tỷ-kheo, trong Pháp và Luật như vậy, nếu có tịnh tín đối với bậc Ðạo Sư, tịnh tín ấy được xem là hoàn toàn; nếu có tịnh tín đối với Pháp, tịnh tín ấy được xem là hoàn toàn; nếu có thành tựu viên mãn các Giới luật, sự thành tựu ấy được xem là hoàn toàn; nếu có sự thương mến đối với các pháp hữu, sự thương mến ấy được xem là hoàn toàn. Vì sao vậy? Chư Tỷ-kheo, sự tình là như vậy, trong một pháp luật khéo thuyết giảng, khéo hiển thị, có hướng thượng, dẫn đến tịch tịnh, được bậc Chánh Ðẳng Giác hiển thị

Chư Tỷ-kheo, bốn loại chấp thủ này, lấy gì làm duyên, lấy gì làm tập khởi, lấy gì làm chủng, lấy gì làm nhân? Bốn loại chấp thủ này lấy ái làm duyên, lấy ái làm tập khởi, lấy ái làm chủng, lấy ái làm nhân. Chư Tỷ-kheo, ái này lấy gì làm duyên, lấy gì làm tập khởi, lấy gì làm chủng, lấy gì làm nhân? Chư Tỷ-kheo, ái này lấy thọ làm duyên, lấy thọ làm tập khởi, lấy thọ làm chủng, lấy thọ làm nhân. Chư Tỷ-kheo, thọ này lấy gì làm duyên, lấy gì làm tập khởi, lấy gì làm chủng, lấy gì làm nhân ? Chư Tỷ-kheo, thọ này lấy xúc làm duyên, lấy xúc làm tập khởi, lấy xúc làm chủng, lấy xúc làm nhân. Chư Tỷ-kheo, xúc này lấy gì làm duyên... lấy gì làm nhân? Chư Tỷ-kheo, xúc này lấy sáu nhập làm duyên... lấy sáu nhập làm nhân. Chư Tỷ-kheo, sáu nhập này lấy gì làm duyên... lấy gì làm nhân? Chư Tỷ-kheo, sáu nhập này lấy danh sắc làm duyên... lấy danh sắc làm nhân. Chư Tỷ-kheo, danh sắc này lấy gì làm duyên... lấy gì làm nhân? Chư Tỷ-kheo, danh sắc này lấy thức làm duyên... lấy thức làm nhân. Chư Tỷ-kheo, thức này lấy gì làm duyên... lấy gì làm nhân? Chư Tỷ-kheo, thức này lấy hành làm duyên... lấy hành làm nhân. Chư Tỷ-kheo, hành này lấy gì làm duyên... lấy gì làm nhân? Chư Tỷ-kheo, hành này lấy vô minh làm duyên... lấy vô minh làm nhân. 

Và Chư Tỷ-kheo, khi một Tỷ-kheo đã đoạn trừ vô minh, đã làm minh sanh khởi, vị ấy do vô minh được đoạn trừ, do minh sanh khởi, nên không chấp thủ dục thủ, không chấp thủ kiến thủ, không chấp thủ giới cấm thủ, không chấp thủ ngã luận thủ. Nhờ không chấp thủ nên không tháo động, nhờ không tháo động, nên tự thân chứng được Niết-bàn; vị ấy tuệ tri: "Sanh đã tận, phạm hạnh đã thành, việc nên làm đã làm, không còn trở lui trạng thái này nữa". 

Thế Tôn thuyết giảng như vậy. Các Tỷ-kheo ấy hoan hỷ, tín thọ lời dạy của Thế Tôn

Hòa thượng Thích Minh Châu dịch Việt

 

Majjhima Nikaya 11
Culasihanada Sutta
The Shorter Discourse on the Lion's Roar
Translated from the Pali by Ñanamoli Thera 
edited and revised by Bhikkhu Bodhi
For free distribution only, 
by arrangement with the Buddhist Publication Society 


1. Thus have I heard. On one occasion the Blessed One was living at Savatthi in Jeta's Grove, Anathapindika's Park. There he addressed the bhikkhus thus: "Bhikkhus." -- "Venerable sir," they replied. The Blessed One said this: 

2. "Bhikkhus, only here is there a recluse, only here a second recluse, only here a third recluse, only here a fourth recluse. The doctrines of others are devoid[*p.64] of recluses: that is how you should rightly roar your lion's roar.[1] 

3. "It is possible, bhikkhus, that wanderers of other sects might ask: 'But on the strength of what (argument) or with the support of what (authority) do the venerable ones say thus?' Wanderers of other sects who ask thus may be answered in this way: 'Friends, four things have been declared to us by the Blessed One who knows and sees, accomplished and fully enlightened; on seeing these in ourselves we say thus: "Only here is there a recluse, only here a second recluse, only here a third recluse, only here a fourth recluse. The doctrines of others are devoid of recluses." What are the four? We have confidence in the Teacher, we have confidence in the Dhamma, we have fulfilled the precepts, and our companions in the Dhamma are dear and agreeable to us whether they are layfolk or those gone forth. These are the four things declared to us by the Blessed One who knows and sees, accomplished and fully enlightened, on seeing which in ourselves we say as we do.' 

4. "It is possible, bhikkhus, that wanderers of other sects might say thus: 'Friends, we too have confidence in the Teacher, that is, in our Teacher; we too have confidence in the Dhamma, that is, in our Dhamma; we too have fulfilled the precepts, that is, our precepts; our companions in the Dhamma are dear and agreeable to us too whether they are layfolk or those gone forth. What is the distinction here, friends, what is the variance, what is the difference between you and us?' 

5. "Wanderers of other sects who ask thus may be answered in this way: 'How then, friends, is the goal one or many?' Answering rightly, the wanderers of other sects would answer thus: 'Friends, the goal is one, not many.'[2] -- 'But, friends, is that goal for one affected by lust or free from lust?' Answering rightly, the wanderers of other sects would answer thus: 'Friends, that goal is for one free from lust, not for one affected by lust.' -- 'But, friends, is that goal for one affected by hate or free from hate?' Answering rightly, they would answer: 'Friends, that goal is for one free from hate, not for one affected by hate.' -- 'But, friends, is that goal for one affected by delusion or free from delusion?' Answering rightly, they would answer: 'Friends, that goal is for one free from delusion, not for one affected by delusion.' -- 'But, friends, is that goal for one affected by craving or free from craving?'[*p.65] Answering rightly, they would answer: 'Friends, that goal is for one free from craving, not for one affected by craving.' -- 'But, friends, is that goal for one affected by clinging or free from clinging?' Answering rightly, they would answer: 'Friends, that goal is for one free from clinging, not for one affected by clinging.' -- 'But, friends, is that goal for one who has vision or for one without vision?' Answering rightly, they would answer: 'Friends, that goal is for one with vision, not for one without vision.' -- 'But, friends, is that goal for one who favours and opposes, or for one who does not favour and oppose?' Answering rightly, they would answer: 'Friends, that goal is for one who does not favour and oppose, not for one who favours and opposes.'[3] -- 'But, friends is that goal for one who delights in and enjoys proliferation, or for one who does not delight in and enjoy proliferation?' Answering rightly, they would answer: 'Friends, that goal is for one who does not delight in and enjoy proliferation, not for one who delights in and enjoys proliferation.'[4] 

6. "Bhikkhus, there are these two views: the view of being and the view of non-being. Any recluses or brahmins who rely on the view of being, adopt the view of being, accept the view of being, are opposed to the view of non-being. Any recluses or brahmins who rely on the view of non-being, adopt the view of non-being, accept the view of non-being, are opposed to the view of being.[5] 

7. "Any recluses or brahmins who do not understand as they actually are the origin, the disappearance, the gratification, the danger and the escape[6] in the case of these two views are affected by lust, affected by hate, affected by delusion, affected by craving, affected by clinging, without vision, given to favouring and opposing, and they delight in and enjoy proliferation. They are not freed from birth, aging and death, from sorrow, lamentation, pain, grief and despair; they are not freed from suffering, I say. 

8. "Any recluses or brahmins who understand as they actually are the origin, the disappearance, the gratification, the danger and the escape in the case of these two views are without lust, without hate, without delusion, without craving, without clinging, with vision, not given to favouring and opposing, and they do not delight in and enjoy proliferation. They are freed from birth, aging and death, from sorrow, lamentation, pain, grief and despair; they are freed from suffering, I say.[*p.66] 

9. "Bhikkhus, there are these four kinds of clinging. What four? Clinging to sensual pleasures, clinging to views, clinging to rules and observances, and clinging to a doctrine of self. 

10. "Though certain recluses and brahmins claim to propound the full understanding of all kinds of clinging, they do not completely describe the full understanding of all kinds of clinging.[7] They describe the full understanding of clinging to sensual pleasures without describing the full understanding of clinging to views, clinging to rules and observances, and clinging to a doctrine of self. Why is that? Those good recluses and brahmins do not understand these three instances of clinging as they actually are. Therefore, though they claim to propound the full understanding of all kinds of clinging, they describe only the full understanding of clinging to sensual pleasures without describing the full understanding of clinging to views, clinging to rules and observances, and clinging to a doctrine of self. 

11. "Though certain recluses and brahmins claim to propound the full understanding of all kinds of clinging...they describe the full understanding of clinging to sensual pleasures and clinging to views without describing the full understanding of clinging to rules and observances and clinging to a doctrine of self. Why is that? They do not understand two instances...therefore they describe only the full understanding of clinging to sensual pleasures and clinging to views without describing the full understanding of clinging to rules and observances and clinging to a doctrine of self. 

12. "Though certain recluses and brahmins claim to propound the full understanding of all kinds of clinging...they describe the full understanding of clinging to sensual pleasures, clinging to views, and clinging to rules and observances without describing the full understanding of clinging to a doctrine of self. They do not understand one instance...therefore they describe only the full understanding of clinging to sensual pleasures, clinging to views, and clinging to rules and observances without describing the full understanding of clinging to a doctrine of self.[8] 

13. "Bhikkhus, in such a Dhamma and Discipline as that it is plain that confidence in the Teacher is not rightly directed, that confidence in the Dhamma is not rightly directed, that fulfilment of the precepts is not rightly directed, and that the affection among companions in the Dhamma is not rightly directed. Why is that? Because that is how it is when the Dhamma and Discipline is[*p.67] badly proclaimed and badly expounded, unemancipating, unconducive to peace, expounded by one who is not fully enlightened. 

14. "Bhikkhus, when a Tathagata, accomplished and fully enlightened, claims to propound the full understanding of all kinds of clinging, he completely describes the full understanding of all kinds of clinging: he describes the full understanding of clinging to sensual pleasures, clinging to views, clinging to rules and observances, and clinging to a doctrine of self.[9] 

15. "Bhikkhus, in such a Dhamma and Discipline as that it is plain that confidence in the Teacher is rightly directed, that confidence in the Dhamma is rightly directed, that fulfilment of the precepts is rightly directed, and that the affection among companions in the Dhamma is rightly directed. Why is that? Because that is how it is when the Dhamma and Discipline is well proclaimed and well expounded, emancipating, conducive to peace, expounded by one who is fully enlightened. 

16. "Now these four kinds of clinging have what as their source, what as their origin, from what are they born and produced? These four kinds of clinging have craving as their source, craving as their origin, they are born and produced from craving.[10] Craving has what as its source...? Craving has feeling as its source...Feeling has what as its source...? Feeling has contact as its source...Contact has what as its source...? Contact has the sixfold base as its source...The sixfold base has what as its source...? The sixfold base has mentality-materiality as its source...Mentality-materiality has what as its source...? Mentality-materiality has consciousness as its source...Consciousness has what as its source...? Consciousness has formations as its source...Formations have what as their source...? Formations have ignorance as their source, ignorance as their origin; they are born and produced from ignorance. 

17. "Bhikkhus, when ignorance is abandoned and true knowledge has arisen in a bhikkhu, then with the fading away of ignorance and the arising of true knowledge he no longer clings to sensual pleasures, no longer clings to views, no longer clings to rules and observances, no longer clings to a doctrine of self.[11] When he does not cling, he is not agitated. When he is not agitated, he personally attains Nibbana. He understands: 'Birth is destroyed, the holy life has been lived, what had to be done has been done, there is no more coming to any state of being.'"[12] [*p.68] 

That is what the Blessed One said. The bhikkhus were satisfied and delighted in the Blessed One's words. 


Notes

[*p.###] The page numbers enclosed in square brackets in the above text are the page numbers of the Pali Text Society edition of the Pali text.

1. Comy. explains "lion's roar" (sihanada) as meaning a supreme roar (setthanada), a fearless roar (abhitanada), and a roar which cannot be confuted (appatinada). It adds: The roar about the existence of these four types of recluse only here is the supreme roar. The absence of any fear on account of others when one advances such a claim makes it a fearless roar. As none of the rival teachers can rise up and say, "These recluses also exist in our Dispensation," it is a roar which cannot be confuted.

2. Comy.: Even though the adherents of other sects all declare Arahantship -- understood in a general sense as spiritual perfection -- to be the goal, they point to other attainments as the goal in accordance with their views. Thus the brahmins declare the Brahma-world to be the goal, the great ascetics declare the gods of Streaming Radiance, the wanderers the gods of Refulgent Glory, and the Ajivakas the non-percipient state, which they posit to be "infinite mind" (anantamanasa).

3. "Favouring and opposing" (anurodha-pativirodha): reacting with attraction through lust and with aversion through hatred.

4. Proliferation (papañca), according to Comy., generally means mental activity governed by craving, conceit and views, but here only craving and views are intended.

5. The adoption of one view entailing opposition to the other links up with the earlier statement that the goal is for one who does not favour and oppose.

6. Comy. mentions eight conditions which serve as the origin (samudaya) of these views: the five aggregates, ignorance, contact, perception, thought, unwise attention, bad friends, and the voice of another. Their disappearance (atthangama) is the path of stream-entry, which eradicates all wrong views. Their gratification (assada)may be understood as the satisfaction of psychological need to which the view caters, specifically the nurturing of craving for being by the eternalist view and of craving for non-being by the annihilationist view. Their danger (adinava) is the continued bondage they entail, by obstructing the acceptance of right view, which leads to liberation. And the escape from them (nissarana) is Nibbana.

7. Comy. glosses full understanding (pariñña) here as overcoming (samatikkama), with reference to the commentarial notion of pahanapariñña, "full understanding as abandonment."

8. This passage clearly indicates that the critical differentiating factor of the Buddha's Dhamma is its "full understanding of clinging to a doctrine of self." This means, in effect, that the Buddha alone is able to show how to overcome all views of self by developing penetration into the truth of non-self (anatta).

9. Comy.: The Buddha teaches how clinging to sense pleasures is abandoned by the path of Arahantship, while the other three types of clinging are eliminated by the path of stream-entry. The path of stream-entry eliminates the other three clingings because these three are all forms of wrong view, and all wrong views are overcome at that stage. Although the statement that clinging to sense pleasures is abandoned by the path of Arahantship may sound strange, in view of the fact that sensual desire is already eliminated by the non-returner, the Tika (subcommentary) to the sutta explains that in the present context the word kama, sense pleasure, should be understood to comprise all forms of greed, and the subtler types of greed are only eliminated with the attainment of Arahantship.

10. This passage is explained in order to show how clinging is to be abandoned. Clinging is traced back, via the chain of dependent arising, to its root-cause in ignorance, and then the destruction of ignorance is shown to be the means to eradicate clinging.

11. The Pali idiom, n'eva kamupadanam upadiyati, would have to be rendered literally as "he does not cling to the clinging to sense pleasures," which may obscure the sense more than it illuminates it. The word upadana in Pali is the object of its own verb form, while "clinging" in English is not. The easiest solution is to translate directly in accordance with the sense rather than to try to reproduce the idiom in translation.

12. This is the stock canonical declaration of Arahantship.




Revised: 9 November 1998; http://world.std.com/~metta/canon/majjhima/mn11.html

Send comment
Off
Telex
VNI
Your Name
Your email address
(View: 1672)
Kinh này nói về cái chết, vô thường, mất mát… Kinh này không nói về vô ngã, nhưng nói rằng phải xa lìa “cái của tôi,”
(View: 1358)
Bài kinh Kevaṭṭa-Sutta là một bài kinh dài giảng cho một người thế tục trẻ tuổi tên là Kevaṭṭa khi người này đến xin Đức Phật chỉ định ...
(View: 1689)
Phật từ tướng bạch hào Phóng quang khắp thế giới Hội thượng Phật Bồ Tát Tán thán Phật Tỳ Lô
(View: 2115)
Một thời, Thế Tôn trú ở Sāvatthī, tại Jetavana, khu vườn của ông Anāthapiṇḍika. Lúc bấy giờ, Tôn giả Girimānanda bị bệnh, khổ đau, bị trọng bệnh.
(View: 2193)
Tôi nghe như vầy: Một thời đức Bạc già phạm ở thành Vương xá, trong đỉnh Thứu phong, cùng chúng đại tỳ kheo một ngàn hai trăm năm mươi vị đều đến tụ tập.
(View: 2430)
Tôi nghe như vầy: Một thời Đức Phật ở tại tịnh xá Cấp cô độc, vườn Kỳ-đà, gần thành Xá-vệ.
(View: 2396)
Quá khứ không truy tìm Tương lai không ước vọng. Quá khứ đã đoạn tận, Tương lai lại chưa đến. Chỉ có pháp hiện tại, Tuệ quán chính ở đây,
(View: 4102)
Thiền quán về Duyên khởi Tính không và giai đoạn hậu thiền với mục đích làm tăng trưởng những phẩm hạnh cao quý.
(View: 9911)
Nghi Lễ Hàng Ngày NS Thích Nữ Giới Hương biên soạn
(View: 31074)
Vua và phu nhân gởi thơ cho Thắng Man, đại lược ca ngợi công đức vô lượng của Như Lai, rồi sai kẻ nội thị tên Chiên Đề La đem thư đến nước A Du Xà... HT Thích Thanh Từ dịch
(View: 4923)
Tôi nghe như vầy. Một thời Đức Phật ở chùa Kỳ Viên thuộc thành Xá Vệ do Cấp Cô Độc phát tâm hiến cúng.
(View: 12801)
Trong các bản Kinh Pháp Cú, phổ biến nhất hiện nay là Kinh Pháp Cú Nam Truyền, tức là Kinh Pháp Cú dịch theo Tạng Pali.
(View: 12220)
Có lần Đức Phật sống tại Rajagaha (Vương Xá) trong Khu Rừng Tre gần Nơi Nuôi Những Con Sóc. Lúc bấy giờ, vị Bà La Môn tên là Akkosa Bharadvaja đã nghe người ta đồn đãi như sau:
(View: 14322)
Tôi nghe như vầy. Có lần Đức Phật, trong khi đi hoằng pháp ở nước Kosala nơi có một cộng đồng rất đông Tỳ Kheo, ngài đi vào một tỉnh nhỏ nơi cư trú của người Kalama
(View: 10468)
Kinh này khởi đầu bằng lời người Bà La Môn hỏi rằng làm thế nào người ta có thể tự thanh tịnh hóa khi nhìn thấy một vị Thượng nhân đã Thanh tịnh,
(View: 11436)
Tôi nghe như vậy: Một thời, đức Thế Tôn trú tại thành phố Śrāvastī (Xá-vệ), nơi rừng cây Jeta (Kì-đà), vườn của Ông Anāthapiṇḍada (Cấp-cô-độc),
(View: 11071)
Bài kinh này trong đoạn cuối (bài kệ 787), câu “không nắm giữ gì, cũng không bác bỏ gì” được Thanissaro Bhikkhu ghi chú rằng ...
(View: 11344)
Lúc bấy giờ, Bồ tát Đại sĩ Akṣayamatir[1] từ chỗ ngồ đứng dậy, vắt thượng y[2] qua một bên vai, chắp hai tay[3] hướng về đức Thế Tôn và thưa rằng:
(View: 17077)
Evaṃ me sutaṃ, “như vầy tôi nghe”, là lời Ngài Ananda bắt đầu mỗi bài kinh mà có lẽ không Phật tử nào là không biết.
(View: 7613)
Sa-môn Thích Đàm Cảnh dịch từ Phạn văn ra Hán văn, tại Trung-quốc, vào thời Tiêu-Tề (479-502). Cư sĩ Hạnh Cơ dịch từ Hán văn ra Việt văn, tại Canada, năm 2018.
(View: 5409)
Nói kinh Pháp cú Bắc truyền, được kết tập bằng tiếng Phạn, là để phân biệt với kinh Pháp cú Nam truyền, được kết tập bằng tiếng Pāli.
(View: 17239)
Ai nói như sau, này các Tỷ-kheo: "Người này làm nghiệp như thế nào, như thế nào, người ấy cảm thọ như vậy, như vậy".
(View: 14456)
Đây là những điều tôi nghe hồi Bụt còn ở tại tu viện Cấp Cô Độc trong vườn cây Kỳ Đà ở thành Vương Xá.
(View: 17598)
Vào thời Đức Thích-ca-mâu-ni, không có hệ thống chữ viết được phổ biếnẤn Độ. Do đó, những thuyết giảng của Ngài được ghi nhớ và ...
(View: 12897)
"Lại nữa, lúc bấy giờ Mahāmati thưa rằng: “Bạch Thế Tôn, ngài đã từng dạy rằng: từ lúc Như Lai chứng nghiệm giác ngộ cho đến...
(View: 17235)
Nghe như vầy, một thời Đức Phật ở nước Xá Vệ ở vườn Kỳ Thọ Cấp Cô Độc cùng chúng đại Tỳ Kheo năm trăm vị. Bấy giờ các thầy Tỳ Kheo...
(View: 14960)
No. 699; Hán dịch: Đời Đại Đường, Trung Thiên Trúc, Tam tạng Pháp sư Địa bà ha la, Đường dịch là Nhật Chiếu
(View: 16817)
Đức Phật Thích-Ca Mưu-Ni, bắt đầu chuyển pháp-luân, độ cho năm vị Tỳ-Khưu là Tôn-giả Kiều-Trần-Như v.v... Sau cùng, Ngài thuyết pháp độ cho ông Tu-bạt-đà-la.
(View: 13208)
Kinh Phạm Võng nằm trong Đại Chánh Tạng, tập 24, ký hiệu 1484, gọi đủ là Phạm võng kinh Lô xá na Phật thuyết bồ tát tâm địa giới phẩm đệ thập
(View: 12732)
Phật thuyết-giảng Kinh Phạm-Võng để dạy về giới-luật, và các pháp cao-siêu vượt thoát được sáu mươi hai kiến-chấp vốn là các tà-kiến đã...
(View: 12368)
Như vầy tôi nghe. Một thời Thế Tôn ở Savatthi, tại Jetavana, vườn ông Anathapindika (Cấp Cô Độc). Ở đây,,,
(View: 16316)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, Kinh số 0434; Dịch Phạn - Hán: Tam Tạng Cát-ca-dạ, Dịch Hán - Việt và chú: Tỳ-kheo Thích Hạnh Tuệ; Hiệu đính: HT Thích Như Điển
(View: 14662)
Phật giáo được khai sáng ở Ấn-độ vào năm 589 trước kỉ nguyên tây lịch (năm đức Thích Ca Mâu Ni thành đạo), và đã tồn tại liên tục, phát triển không ngừng trên ...
(View: 12673)
Trong truyền thống Phật giáo Bắc truyền, Dược Sư là một bản kinh thường được trì tụng nhằm mục đích giải trừ tật bệnh, cầu nguyện bình an...
(View: 15794)
Kinh chuyển Pháp luân là bài thuyết Pháp đầu tiên của Đức Phật Thích-ca sau khi Ngài đã đắc đạo.
(View: 13818)
Những gì xảy ra trong thế giới này đều bị qui luật Nhân quả chi phối. Mọi thứ xuất hiện ở đời đều có nhân duyên. Hạnh phúcthế gian hay Niết bàn của người tu đạo không ra ngoài qui luật ấy.
(View: 15123)
Satipatthana Sutta là một bản kinh quan trọng làm nền tảng cho một phép thiền định chủ yếu trong Phật giáo là Vipassana...
(View: 21798)
Kinh Tứ Thập Nhị Chương là một bài Kinh được truyền bá khá rộng rải ở các Tồng Lâm Tự Viện của Trung QuốcViệt Nam từ xưa đến nay.
(View: 13836)
Bản dịch này được trích ra từ Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh Vol. 48, No. 2010. Bởi vì lời dạy của Tổ Tăng Xán quá sâu sắc, súc tích, và bao hàm trong 584 chữ Hán,
(View: 11486)
Dịch từ Phạn sang Tạng: Kluḥi dbaṅ-po, Lhaḥi zla-ba; Dịch Tạng sang Việt: Phước Nguyên
(View: 15015)
Bấy giờ Hòa Thượng Vakkali nhìn thấy Đức Phật đang đi đến từ xa, và ông đã cố gắng ngồi dậy.
(View: 21513)
Xin dâng hết lên Tam Bảo chứng minh và xin Quý Ngài cũng như Quý Vị tùy nghi xử dụng in ấn tiếp tục hay trì tụng cũng như cho dịch ra những ngôn ngữ khác...
(View: 14715)
Khi Bồ-tát Quán Tự Tại hành sâu Bát-nhã Ba-la-mật-đa, ngài soi thấy năm uẩn đều KHÔNG, liền qua hết thảy khổ ách.
(View: 15335)
Thuở đó đức Phật đang ngự tại rừng Ta-la-song-thọ, ở ngoại ô thành Câu-thi-na, thuộc lãnh thổ trị vì của bộ tộc Lực-sĩ.
(View: 12610)
Đây là kinh Pháp Quán Phạm Chí. Khung cảnh dựng lên cho kinh cũng giống như khung cảnh của kinh thứ mười một...
(View: 15944)
Đại Chánh Tân Tu đại tạng kinh, quyển thứ 32, kinh văn số 1680, luận tập bộ toàn. HT Thích Như Điển dịch Việt
(View: 11574)
Một thời, đức Bhagavat trú tại Vārāṇasi, nơi xứ Ṛṣipatana, trong rừng Mṛgadāva. Bấy giờ, đức Thế Tôn nói:
(View: 11211)
Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh quyển 32, luận tập bộ toàn, kinh văn 1671; HT Thích Như Điển dịch sang tiếng Việt.
(View: 13086)
Kinh Bát Đại Nhân Giác này của Đại Sư An Thế Cao từ nước An Tức sang Trung Quốc vào thời Hậu Hán (năm 132-167 sau công nguyên) soạn dịch.
(View: 15140)
Tôi được nghe như vầy: một thuở nọ, Đức Thế Tôn đang ngụ tại vườn Nai, ở Isipatana gần Bénarès. Lúc bấy giờ...
(View: 17612)
Có lẽ Lăng Già là một trong những bộ kinh phân tích cái Tâm một cách chi li, khúc chiết nhất trong kinh điển Phật giáo.
(View: 12102)
Tôi nghe như vầy. Có một lúc, Đức Phật đã sống ở gần Xá Vệ (Savatthi) trong Khu Rừng Kỳ Đà (Jeta Wood) ở tu viện Cấp Cô Độc
(View: 11827)
Thưa Tôn giả Gotama, những ngày về trước, những ngày về trước nữa, rất nhiều Sa-môn, Bà-la-môn là du sĩ ngoại đạo ngồi...
(View: 12712)
Lời dạy của Đức Phật được kiết tập thành kinh điển và bảo lưu trong nhiều truyền thốngbộ phái Phật giáo.
(View: 54324)
Toàn bộ Đại Tạng Kinh tiếng Việt trên 203 tập đã dịch và in xong...
(View: 16072)
Như vầy tôi nghe: Một thời Thế Tôn trú ở Sàvatthi, tại Jetavana, ngôi vườn ông Anàthapindika. Lúc bấy giờ...
(View: 14567)
Nếu thấy thân người nữ Cùng với vẻ diễm kiều Người ngu không biết rõ Vọng sinh ý dâm nhiễm.
(View: 11841)
Đại Chánh Tân Tu đại tạng kinh, quyển thứ 32, Luận tập bộ toàn, kinh văn số 1691. HT Thích Như Điển dịch
(View: 13712)
Được nghe Đức Phật đích thân thuyết pháp là một nhân duyên hy hữu, một công đức vô lượng, và may mắn hãn hữu trong đời.
(View: 13330)
Lời Đức Phật dạy rất mực thâm sâu. Kinh nào cũng cần nghiền ngẫm, cần tu học với từng lời dạy một.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant