Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới
Bài Mới Nhất

Tại Gia Bồ Tát Giới Bổn

13 Tháng Tư 201507:32(Xem: 5821)
Tại Gia Bồ Tát Giới Bổn

TẠI GIA BỒ TÁT GIỚI BỔN

Thích Pháp Chánh dịch

Tại Gia Bồ Tát Giới Bổn


I. Lư hương tán

Lư hương vừa ngún chiên đàn,
Khói thơm ngào ngạt muôn vàn cõi xa,
Lòng con kính ngưỡng thiết tha,
Ngưỡng mong chư Phật thương mà chứng minh.
Nam mô Hương Vân Cái Bồ tát Ma ha tát (Ba lần)

II. Sám hối [1]

Vãng tích sở tạo chư ác nghiệp,
Giai do vô thỉ tham sân si,
Tùng thân ngữ ý chi sở sanh,
Kim đối Phật tiền cầu sám hối. (Một lạy)
Vãng tích sở tạo chư ác nghiệp,
Giai do vô thỉ tham sân si,
Tùng thân ngữ ý chi sở sanh,
Nhất thiết tội chướng giai sám hối. (Một lạy)
Vãng tích sở tạo chư ác nghiệp,
Giai do vô thỉ tham sân si,
Tùng thân ngữ ý chi sở sanh,
Nhất thiết tội căn giai sám hối. (Một lạy)

(Đại chúng đứng yên. Người tụng giới lên pháp tòa xong, bèn mời đại chúng cùng an tọa. Kế đến, người tụng giới đọc bài kệ khai kinh. Người tụng giới đọc trước, đại chúng họa theo.)

III Khai kinh kệ

Phật pháp vi diệu rất rộng sâu,
Trăm ngàn muôn kiếp khó tìm cầu,
Con nay nghe thấy chuyên trì tụng,
Nguyện giải Như Lai nghĩa nhiệm mầu.

Nam mô Bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật (Ba lần)

(Người tụng giới bắt đầu đọc giới văn, đại chúng im lặng lắng nghe.)

IV. Tụng kinh tự

Chúng thọ giới Bồ tát lắng nghe:
Quy mạng Lô Xá Na,
Mười phương Kim Cương Phật,
Đảnh lễ đức Di Lặc,
Sẽ hạ sanh thành Phật.
Nay tụng ba tụ giới,
Bồ tát đều cùng nghe,
Giới như đèn sáng lớn,
Soi sáng đêm tối tăm.
Giới như gương báu sáng,
Chiếu rõ tất cả pháp,
Giới như ngọc Ma ni,
Rưới của giúp kẻ nghèo.
Thoát khổ mau thành Phật,
Chỉ giới này hơn cả,
Vì thế nên Bồ tát,
Phải tinh tấn giữ gìn.

Các vị Bồ tát tại gia! Sau khi Đức Phật diệt độ, trong thời mạt pháp, phải nên tôn kính Ba la đề mộc xoa . Ba la đề mộc xoa chính là giới pháp này. Trì giới này thời như đi đêm tối gặp đèn sáng, như người nghèo được của báu, như người bệnh được bình phục, như người tù được tự do, như kẻ đi xa được trở về. Nên biết rằng giới pháp này là đức Thầy sáng suốt của chúng ta, không khác khi Đức Phật còn ở thế gian.

Nếu không có lòng sợ tội, thì tâm lành khó nẩy sanh. Cho nên trong kinh có lời dạy: "Chớ xem thường lỗi nhỏ mà cho là không hại, giọt nước dầu nhỏ mà lần lần đầy cả chum lớn. Lúc tạo tội chừng trong giây phút, mà phải nghìn muôn năm chịu khổ nơi địa ngục. Một phen bị đọa lạc mất thân người, thì muôn đời khó đặng lại."

Sắc trẻ không dừng, dường như ngựa chạy. Mạng người vô thường, mau hơn nước dốc. Ngày nay dầu còn, khó bảo đảm được ngày mai.

Đại chúng! Mỗi người nên nhất tâm cần cầu tinh tấn. Chớ biếng nhác trễ lười, phóng túng ngủ nghỉ. Ban đêm phải nhiếp tâm niệm Phật tham thiền, chớ để thời gian luống qua vô ích, mà sau này phải ăn năn.

Đại chúng! Mỗi người nên nhất tâm cung kính, y theo giới này, như pháp tu hành, chuyên cần học tập.
Đại chúng! Hôm nay là ngày mười lăm (mười bốn) có trăng (không trăng) , làm phép bố tát tụng giới Bồ tát. Đại chúng nên nhất tâm nghe kỹ. Ai có tội thời phát lồ, người không tội thời im lặng. Nếu mọi người im lặng, nên hiểu là đại chúng thanh tịnh có thể tụng giới. Tôi đã tụng lời tựa của giới Bồ tát rồi.
Nay xin hỏi trong đại chúng đây được thanh tịnh không? (Hỏi ba lần)

Thưa đại chúng! Trong đây thanh tịnhim lặng. Việc này xin nhận biết như vậy.

V. Sáu giới trọng:

(1) Giới giết hại:
Chư Phật tử! Sau khi thọ giới Bồ tát tại gia, dù cho mất thân mạng, ngay đến loài trùng kiến, cũng không được giết hại. Nếu phạm giới giết hại, hoặc bảo người giết, hoặc tự mình giết, sẽ lập tức mất giới Bồ tát; trong hiện đời, không thể chứng được noãn pháp, huống hồ là thánh quả Tu đà hoàn, Tư đà hàm, A na hàm. Kẻ đó là Bồ tát phá giới, Bồ tát xú uế, Bồ tát cấu ô, Bồ tát chiên đà la, Bồ tát bị triền phược. Đây là giới trọng thứ nhất.

(2) Giới Trộm Cắp:
Chư Phật tử! Sau khi thọ giới Bồ tát tại gia, dù cho mất thân mạng, ngay đến một đồng tiền, cũng không được trộm cắp. Nếu phạm giới trộm cắp sẽ lập tức mất giới Bồ tát; trong hiện đời, không thể chứng được noãn pháp, huống hồ là thánh quả Tu đà hoàn, Tư đà hàm, A na hàm. Kẻ đó là Bồ tát phá giới, Bồ tát xú uế, Bồ tát cấu ô, Bồ tát chiên đà la, Bồ tát bị triền phược. Đây là giới trọng thứ hai.

(3) Giới đại vọng ngữ:
Chư Phật tử! Sau khi thọ giới Bồ tát tại gia, dù cho mất thân mạng, cũng không được đại vọng ngữ: "Tôi đã chứng được pháp quán bất tịnh", hoặc: "Tôi đã chứng được thánh quả A na hàm", vân vân ... Nếu phạm giới đại vọng ngữ sẽ lập tức mất giới Bồ tát; trong hiện đời, không thể chứng được noãn pháp, huống hồ là thánh quả Tu đà hoàn, Tư đà hàm, A na hàm. Kẻ đó là Bồ tát phá giới, Bồ tát xú uế, Bồ tát cấu ô, Bồ tát chiên đà la, Bồ tát bị triền phược. Đây là giới trọng thứ ba.

(4) Giới tà dâm:
Chư Phật tử! Sau khi thọ giới Bồ tát tại gia, dù cho mất thân mạng, cũng không được tà dâm. Nếu phạm giới tà dâm sẽ lập tức mất giới Bồ tát; trong hiện đời, không thể chứng được noãn pháp, huống hồ là thánh quả Tu đà hoàn, Tư đà hàm, A na hàm. Kẻ đó là Bồ tát phá giới, Bồ tát xú uế, Bồ tát cấu ô, Bồ tát chiên đà la, Bồ tát bị triền phược. Đây là giới trọng thứ tư.

(5) Giới rao nói tội lỗi của bốn chúng:
Chư Phật tử! Sau khi thọ giới Bồ tát tại gia, dù cho mất thân mạng, cũng không được rao nói tội lỗi của bốn chúng: tỳ khưu, tỳ khưu ni, ưu bà tắc, ưu bà di. Nếu phạm giới rao nói tội lỗi của bốn chúng sẽ lập tức mất giới Bồ tát; trong hiện đời, không thể chứng được noãn pháp, huống hồ là thánh quả Tu đà hoàn, Tư đà hàm, A na hàm. Kẻ đó là Bồ tát phá giới, Bồ tát xú uế, Bồ tát cấu ô, Bồ tát chiên đà la, Bồ tát bị triền phược. Đây là giới trọng thứ năm.

(6) Giới bán rượu:
Chư Phật tử! Sau khi thọ giới Bồ tát tại gia, dù cho mất thân mạng, cũng không được bán rượu. Nếu phạm giới bán rượu sẽ lập tức mất giới Bồ tát; trong hiện đời, không thể chứng được noãn pháp, huống hồ là thánh quả Tu đà hoàn, Tư đà hàm, A na hàm. Kẻ đó là Bồ tát phá giới, Bồ tát xú uế, Bồ tát cấu ô, Bồ tát chiên đà la, Bồ tát bị triền phược. Đây là giới trọng thứ sáu.

Chư Phật tử! Nếu Bồ tát tại gia sau khi thọ giới có thể hết lòng giữ gìn không cho hủy phạm thì sẽ đắc được thánh quả như trên.

Chư Phật tử! Giới Bồ tát tại gia là ngọc anh lạc trang nghiêm; là hương thơm vi diệu xông khắp mọi nơi; là quỹ luật cho pháp thiện, ngăn chận các pháp bất thiện; là kho tàng diệu bảo vô thượng; là chủng tính của dòng dõi tôn quí; là nơi đại tịch tĩnh; là vị cam lộ; là đất sanh thiện pháp. Chỉ cần chân thực phát tâm thọ giới đã được vô lượng vô biên lợi ích như vậy, huống chi là nhất tâm giữ gìn không cho hủy phạm.

VI. Hai mươi tám giới khinh:

(1) Giới không cúng dường cha mẹ, sư trưởng:
Chư Phật tử! Đức Phật đã dạy: Nếu Bồ tát tại gia, sau khi thọ giới, không cúng dường cha mẹ, sư trưởng, thì phạm vào tội sơ ý. Nếu không khởi tâm sám hối, sẽ bị đọa lạc. Đó là kẻ nhiễm ô, tạo nghiệp sinh tử luân hồi.

(2) Giới uống rượu:
Nếu Bồ tát tại gia, sau khi thọ giới, ham mê uống rượu, thì phạm vào tội sơ ý. Nếu không khởi tâm sám hối, sẽ bị đọa lạc. Đó là kẻ nhiễm ô, tạo nghiệp sinh tử luân hồi.

(3) Giới không chăm sóc người bệnh:
Nếu Bồ tát tại gia, sau khi thọ giới, gặp người bệnh khổ, sinh khởi ác tâm, bỏ phế không chăm sóc, thì phạm vào tội sơ ý. Nếu không khởi tâm sám hối, sẽ bị đọa lạc. Đó là kẻ nhiễm ô, tạo nghiệp sinh tử luân hồi.

(4) Giới không bố thí người đến xin:
Nếu Bồ tát tại gia, sau khi thọ giới, thấy người đến xin, không tùy sức mình mà bố thí ít nhiều, để cho người đến xin ra về tay không, thì phạm vào tội sơ ý. Nếu không khởi tâm sám hối, sẽ bị đọa lạc. Đó là kẻ nhiễm ô, tạo nghiệp sinh tử luân hồi.

(5) Giới không chào hỏi lễ lạy các bậc tôn trưởng:
Nếu Bồ tát tại gia, sau khi thọ giới, gặp các vị tỳ khưu, tỳ khưu ni, hoặc các vị Bồ tát tại gia thọ giới trước, không đứng dậy tiếp đón, lễ lạy, thì phạm vào tội sơ ý. Nếu không khởi tâm sám hối, sẽ bị đọa lạc. Đó là kẻ nhiễm ô, tạo nghiệp sinh tử luân hồi.

(6) Giới khinh mạn người phá giới:
Nếu Bồ tát tại gia, sau khi thọ giới, thấy tỳ khưu, tỳ khưu ni, ưu bà tắc, ưu bà di phạm giới, bèn sinh tâm kiêu mạn, cho rằng mình hơn họ, họ không bằng mình, thì phạm vào tội sơ ý. Nếu không khởi tâm sám hối, sẽ bị đọa lạc. Đó là kẻ nhiễm ô, tạo nghiệp sinh tử luân hồi.

(7) Giới không thọ sáu ngày bát quan trai giới mỗi tháng:
Nếu Bồ tát tại gia, sau khi thọ giới, mỗi tháng không thọ sáu ngày bát quan trai giới, không cúng dường Tam bảo, thì phạm vào tội sơ ý. Nếu không khởi tâm sám hối, sẽ bị đọa lạc. Đó là kẻ nhiễm ô, tạo nghiệp sinh tử luân hồi.

(8) Giới không đi nghe pháp:
Nếu Bồ tát tại gia, sau khi thọ giới, trong vòng bốn mươi dặm có chỗ giảng kinh thuyết pháp mà không đến nghe, thì phạm vào tội sơ ý. Nếu không khởi tâm sám hối, sẽ bị đọa lạc. Đó là kẻ nhiễm ô, tạo nghiệp sinh tử luân hồi.

(9) Giới thọ dụng đồ dùng của chư Tăng:
Nếu Bồ tát tại gia, sau khi thọ giới, thọ dụng đồ dùng của chư tăng, như ngọa cụ, giường, ghế, v.v..., thì phạm vào tội sơ ý. Nếu không khởi tâm sám hối, sẽ bị đọa lạc. Đó là kẻ nhiễm ô, tạo nghiệp sinh tử luân hồi.

(10) Giới uống nước có trùng:
Nếu Bồ tát tại gia, sau khi thọ giới, nghi nước có trùng mà vẫn cố ý uống, thì phạm vào tội sơ ý. Nếu không khởi tâm sám hối, sẽ bị đọa lạc. Đó là kẻ nhiễm ô, tạo nghiệp sinh tử luân hồi.

(11) Giới đi một mình trong chổ nguy hiểm:
Nếu Bồ tát tại gia, sau khi thọ giới, đi một mình trong chỗ nguy hiểm, thì phạm vào tội sơ ý. Nếu không khởi tâm sám hối, sẽ bị đọa lạc. Đó là kẻ nhiễm ô, tạo nghiệp sinh tử luân hồi.

(12) Giới một mình ngủ đêm tại chùa ni (tăng):
Nếu Bồ tát tại gia nam (nữ), sau khi thọ giới, một mình ngủ đêm tại chùa ni (tăng), thì phạm vào tội sơ ý. Nếu không khởi tâm sám hối, sẽ bị đọa lạc. Đó là kẻ nhiễm ô, tạo nghiệp sinh tử luân hồi.

(13) Giới vì của đánh người:
Nếu Bồ tát tại gia, sau khi thọ giới, vì tiền của mà đánh đập chửi rủa tôi tớ, hoặc người ngoài, thì sẽ phạm vào tội sơ ý. Nếu không khởi tâm sám hối, sẽ bị đọa lạc. Đó là kẻ nhiễm ô, tạo nghiệp sinh tử luân hồi.

(14) Giới bố thí thức ăn thừa cho bốn chúng:
Nếu Bồ tát tại gia, sau khi thọ giới, đem thức ăn thừa bố thí cho tỳ khưu, tỳ khưu ni, hoặc ưu bà tắc, ưu bà di khác, thì phạm vào tội sơ ý. Nếu không khởi tâm sám hối, sẽ bị đọa lạc. Đó là kẻ nhiễm ô, tạo nghiệp sinh tử luân hồi.

(15) Giới nuôi mèo, chồn:
Nếu Bồ tát tại gia, sau khi thọ giới, nuôi dưỡng mèo, chồn, thì phạm vào tội sơ ý. Nếu không khởi tâm sám hối, sẽ bị đọa lạc. Đó là kẻ nhiễm ô, tạo nghiệp sinh tử luân hồi.

(16) Giới nuôi súc vật:
Nếu Bồ tát tại gia, sau khi thọ giới, nuôi dưỡng voi, ngựa, trâu, dê, lạc đà, hoặc các loại súc vật khác, không chịu tịnh thí cho người chưa thọ giới, thì phạm vào tội sơ ý. Nếu không khởi tâm sám hối, sẽ bị đọa lạc. Đó là kẻ nhiễm ô, tạo nghiệp sinh tử luân hồi.

(17) Giới không chứa ba y, bình bát, tích trượng:
Nếu Bồ tát tại gia, sau khi thọ giới, không chứa sẳn ba y, bình bát, tích trượng để cúng dường chúng tăng, thì phạm vào tội sơ ý. Nếu không khởi tâm sám hối, sẽ bị đọa lạc. Đó là kẻ nhiễm ô, tạo nghiệp sinh tử luân hồi.

(18) Giới không lựa chỗ nước sạch, đất cao ráo để trồng trọt:
Nếu Bồ tát tại gia, sau khi thọ giới, làm nghề canh tác sinh sống, không tìm chỗ nước sạch, đất cao ráo để trồng trọt, thì sẽ phạm vào tội sơ ý. Nếu không khởi tâm sám hối, sẽ bị đọa lạc. Đó là kẻ nhiễm ô, tạo nghiệp sinh tử luân hồi.

(19) Giới buôn bán không chân chánh:
Nếu Bồ tát tại gia, sau khi thọ giới, làm nghề mua bán: lúc bán hàng, một khi đã đồng ý giá cả, không được lật lọng, đem bán cho kẻ trả giá đắt hơn; lúc mua hàng, nếu thấy người bán cân lường gian lận, phải nói lỗi họ, để họ sửa đổi. Nếu không làm như thế, thì phạm vào tội sơ ý. Nếu không khởi tâm sám hối, sẽ bị đọa lạc. Đó là kẻ nhiễm ô, tạo nghiệp sinh tử luân hồi.

(20) Giới hành dâm không đúng thời, không đúng chỗ:
Nếu Bồ tát tại gia, sau khi thọ giới, hành dâm không đúng chỗ, không đúng thời, thì phạm vào tội sơ ý. Nếu không khởi tâm sám hối, sẽ bị đọa lạc. Đó là kẻ nhiễm ô, tạo nghiệp sinh tử luân hồi.

(21) Giới gian lận thuế:
Nếu Bồ tát tại gia, sau khi thọ giới, làm nghề thương mại, công nghiệp, v.v..., không chịu nộp thuế, hoặc khai thuế gian lận, thì phạm vào tội sơ ý. Nếu không khởi tâm sám hối, sẽ bị đọa lạc. Đó là kẻ nhiễm ô, tạo nghiệp sinh tử luân hồi.

(22) Giới vi phạm luật pháp quốc gia:
Nếu Bồ tát tại gia, sau khi thọ giới, vi phạm luật pháp quốc gia, thì phạm vào tội sơ ý. Nếu không khởi tâm sám hối, sẽ bị đọa lạc. Đó là kẻ nhiễm ô, tạo nghiệp sinh tử luân hồi.

(23) Giới được thực phẩm mới mà không dâng cúng Tam bảo trước:
Nếu Bồ tát tại gia, sau khi thọ giới, lúc lúa, trái cây, rau cải được mùa, không dâng cúng Tam bảo trước, thì phạm vào tội sơ ý. Nếu không khởi tâm sám hối, sẽ bị đọa lạc. Đó là kẻ nhiễm ô, tạo nghiệp sinh tử luân hồi.

(24) Giới Tăng già không cho thuyết pháp mà tự chuyên:
Nếu Bồ tát tại gia, sau khi thọ giới, Tăng già không cho phép thuyết pháp, mà vẫn cứ làm, thì phạm vào tội sơ ý. Nếu không khởi tâm sám hối, sẽ bị đọa lạc. Đó là kẻ nhiễm ô, tạo nghiệp sinh tử luân hồi.

(25) Giới đi trước năm chúng xuất gia:
Nếu Bồ tát tại gia, sau khi thọ giới, ra đường đi trước các tỳ khưu, sa di, v.v..., thì phạm vào tội sơ ý. Nếu không khởi tâm sám hối, sẽ bị đọa lạc. Đó là kẻ nhiễm ô, tạo nghiệp sinh tử luân hồi.

(26) Giới phân phối thức ăn cho chư Tăng không bình đẳng:
Nếu Bồ tát tại gia, sau khi thọ giới, trong lúc phân phối thức ăn cho chư Tăng, sinh tâm thiên vị, lựa những món ngon, nhiều hơn phần người khác, để cúng dường thầy mình, thì phạm vào tội sơ ý. Nếu không khởi tâm sám hối, sẽ bị đọa lạc. Đó là kẻ nhiễm ô, tạo nghiệp sinh tử luân hồi.

(27) Giới nuôi tằm:
Nếu Bồ tát tại gia, sau khi thọ giới, nuôi tằm lấy tơ, thì phạm vào tội sơ ý. Nếu không khởi tâm sám hối, sẽ bị đọa lạc. Đó là kẻ nhiễm ô, tạo nghiệp sinh tử luân hồi.

(28) Giới đi đường gặp người bệnh không chăm sóc:
Nếu Bồ tát tại gia, sau khi thọ giới, đi đường gặp người bệnh, không tìm phương tiện chăm sóc, hoặc gửi gắm cho người khác chăm sóc, thì phạm vào tội sơ ý. Nếu không khởi tâm sám hối, sẽ bị đọa lạc. Đó là kẻ nhiễm ô, tạo nghiệp sinh tử luân hồi.

Chư Phật tử! Nếu Bồ tát tại gia nào, có thể chí tâm thọ trì giới pháp này, kẻ ấy là hoa phân đà lợi trong hàng Bồ tát tại gia, là hương thơm vi diệu trong hàng Bồ tát tại gia, là hoa sen trong sạch trong hàng Bồ tát tại gia, là trân báu chân thực trong hàng Bồ tát tại gia, là bậc đại trượng phu trong hàng Bồ tát tại gia.

Chư Phật tử! Đức Phật có dạy: Bồ tát có hai hạng, một là tại gia, hai là xuất gia. Bồ tát xuất gia gọi là tỳ khưu, hay tỳ khưu ni, Bồ tát tại gia gọi là ưu bà tắc, hay ưu bà di. Bồ tát xuất gia trì giới xuất gia, điều này không khó. Bồ tát tại gia trì giới tại gia, điều này mới khó. Tại sao như vậy? Bởi vì Bồ tát tại gia bị nhiều ác duyên ràng buộc.

VII: Bài kệ kết thúc

Người trí nhiều nhẫn, tuệ,
Thọ trì giới pháp này,
Lúc chưa thành Phật đạo,
Được hưởng năm điều lợi:
Một là thập phương Phật,
Thương tưởng hộ trì luôn;
Hai là lúc lâm chung,
Chánh niệm lòng an vui;
Ba là sanh chỗ nào,
Cùng Bồ tát làm bạn;
Bốn là những công đức,
Giới độ đều thành tựu;
Năm, đời này, đời sau,
Đủ giới và phước tuệ.
Đây là hạnh chư Phật,
Chỗ người trí quán xét.
Kẻ trước tướng chấp ngã ,
Không thể được pháp này,
Người trầm không trệ tịch ,
Cũng không gieo giống được.
Muốn phát tâm Bồ đề,
Trí tuệ chiếu thế gian,
Phải nên quán sát kỹ,
Thật tướng của các pháp:
Không sanh cũng không diệt,
Không thường cũng không đoạn,
Chẳng đồng cũng chẳng khác,
Chẳng đến cũng chẳng đi.
Trong thể nhất tâm ấy,
Siêng tu tập trang nghiêm.
Phải tuần tự học tập,
Công hạnh của Bồ tát,
Đối với Học, Vô học,
Chớ mống tâm phân biệt,
Đây là Đệ nhất đạo,
Cũng gọi pháp Đại thừa.
Hết thảy lỗi hí luận,
Từ đây đều dứt sạch.
Vô thượng trí của Phật,
Đều do đây mà thành.
Vì thế nên Phật tử,
Phải phát tâm dũng mãnh,
Nghiêm trì giới của Phật,
Tròn sạch như minh châu.
Chư Bồ tát quá khứ,
Đã từng học giới này,
Hàng vị lai sẽ học,
Hàng hiện tại đang học,
Đây là đường Phật đi,
Là chỗ Phật khen ngợi,
Tôi đã tụng giới rồi,
Nguyện phước đức vô lượng,
Hồi hướng cho chúng sanh,
Đồng đến Nhất thiết trí,
Nguyện ai nghe pháp này,
Đều được thành Phật đạo.

Chú thích:

Ba la đề mộc xoa: Tiếng Hán dịch là "Biệt biệt giải thoát", hoặc dịch là "Xứ xứ giải thoát". Đây là giới pháp do đức Như Lai chế định mà bảy chúng (Tỳ kheo, tỳ kheo ni, thức xoa ma na, sa di, sa di ni, ưu bà tắc, ưu bà di) thọ trì, có công năng đem đến sự giải thoát khỏi bảy điều ác của thân và miệng (Thân: dâm dục, giết hại, trộm cắp; miệng: nói dối, nói lời ác, nói đâm thọc, nói lời vô nghĩa). Vì muốn phân biệt giới pháp của đức Như Lai với Định cộng giới (do tu định mà phát sanh) và Đạo cộng giới (do chứng thánh quả mà phát sanh) cho nên gọi tên là "Biệt biệt giải thoát giới", nghĩa là mỗi điều giới (biệt biệt) đều có công năng đem đến sự giải thoát cho hành giả.

Theo phong tục Ấn Độ, mỗi tháng (âm lịch) được chia là hai giai đoạn, từ ngày mồng một đến ngày mười lăm thì gọi là tháng trắng (Hán: Bạch nguyệt), hoặc gọi là tháng có trăng; từ ngày mười sáu đến ngày hai mươi chín (hoặc ba mươi) thì gọi là tháng đen (Hán: Hắc nguyệt), hoặc gọi là tháng không trăng. Do đây mỗi tháng, khi tụng giới vào ngày mười lăm, thì nên đọc "Ngày mườiÕ lăm có trăng", còn như cuối tháng, nếu là tháng đủ, thì nên đọc "Ngày mười lăm không trăng", nếu là tháng thiếu, thì nên đọc "Ngày mười bốn không trăng". Có nhiều bản giới bổn dùng ngày "hai mươi chín" hoặc "ba mươi", thì đây là không còn theo truyền thống Ấn Độ mà tụng giới nữa.

Bố tát: là pháp của hàng xuất gia và hàng Bồ tát tại gia, mỗi nửa tháng tập chúng tụng giới, giúp cho đại chúng an trụ trong tịnh giới, làm cho thiện pháp được tăng trưởng (Hán: trưởng tịnh).

Quỹ luật: tức là quỹ phạm (mô phạm) và quy luật (phép tắc).

Phân đà lợi: tức là hoa sen trắng, tượng trưng cho sự cao quý.

Hai câu này dịch từ chữ Hán: "Minh nhân nhẫn tuệ cường, năng trì như thị pháp", ý muốn nói: Người sáng suốt có nhiều sự kiên nhẫntrí tuệ thì mới thọ trì được giới pháp này.

Giới độ: tức là Trì giới Ba la mật.

Đây là hạnh chư Phật, người trí thường nghĩ đến: Hai câu này dịch từ chữ Hán "Thị chư Phật hành xứ, trí giả thiện tư lường", có nghĩa: Thọ trì giới pháp này một cách viên mãn, thì đây là công hạnh của chư Phật, nơi mà người có trí thường phải suy ngẫm đến.

Trước tướng chấp ngã: nghĩa là dính mắc vào hình tướng, chấp trước vào cái ngã. Kẻ trước tướng chấp ngã, tức là những kẻ phàm phu, ngoại đạo.

Người trầm không trệ tịch: tức là muốn ám chỉ các bậc nhị thừa, chấp vào lý thuyết "thiên không", cùng sự an vui của cảnh giới Niết bàn tịch tĩnh, không khởi lên được lòng đại bi phổ độ chúng sanh.

Gieo giống: tức là gieo hạt giống Bồ đề vào tâm của các bậc Nhị thừa.

Muốn phát tâm Bồ đề, trí tuệ chiếu thế gian: dịch từ chữ Hán "Dục trưởng Bồ đề miêu, quang minh chiếu thế gian", có nghĩa: Nếu muốn nẩy hạt mầm Bồ đề (phát tâm Bồ đề) và dùng trí tuệ soi sáng thế gian. (Anh: In order to cultivate the Bodhi sprout and brighten the world.)

Đối với Học, Vô học, chớ mống tâm phân biệt: dịch từ chữ Hán "Ư học ư vô học, vật sanh phân biệt tưởng", bản tiếng Anh dịch là "Do not differentiate between the not fully detached and the fully detached ones." Tạm dịch: Đối với các bậc hữu học hoặc vô học, chớ nên mống tâm phân biệt; hoặc có thể hiểu: Chớ nên mống tâm phân biệt giữa pháp hữu học và pháp vô học, vì cả tất cả, chung quy đều là pháp Đại thừa, là Đệ nhất đạo.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 26142)
Đức Phật thấy rõ bản chất của phiền não tham, sân, si là nguồn gốc khổ đau, Ngài chế ra ba phương thuốc Giới-Định-Tuệ để chữa tâm bệnh tham, sân, si cho chúng sinh...
(Xem: 21790)
Trong lời phàm lệ của quyển Tứ phần giới bổn như thích, Luật sư Hoằng Tán (1611-1685) nói: "Tam thế chư Phật câu thuyết Kinh-Luật-Luận tam tạng Thánh giáo.
(Xem: 28100)
Các Tỷ kheo thực hành pháp an cư, là biểu hiện mẫu mực đời sống ly dục, tịch tịnh của một vị A la hán. Đời sống ấy được thực hành miên mật đầy đủ bốn chất liệu thanh tịnh...
(Xem: 19080)
Sau khi Đức Phật nhập diệt, Trưởng lão Māhakassapa (Ma-ha Ca-diếp) triệu tập 500 vị Tỳ-khưu A-la-hán để trùng tụng Pháp và Luật. Các vị Tỳ-khưu quyết định trùng tụng trong dịp an cư...
(Xem: 24914)
Ðức Thế Tôn Chánh Ðẳng Chánh Giác từ lúc phát tâm tu tập cho đến nay đã thành tựu, vì muốn độ người nên an trú tại thành Xá vệ. Chư Thiên, nhân loại cung kính cúng dường...
(Xem: 18884)
Bồ tát giới Phạm võng phải được gọi là Đại thừa giới. Đại thừa giớibản nguyên của chúng sinh, là Phật tánh đầy phẩm chất Phật... HT Thích Trí Quang
(Xem: 28801)
Thanh Quy cũng như luật ngoài đời, do Tổ thuật mà giữ gìn đúng nghi cách. Nhưng Thanh Quy khởi đầu từ ngài Pháp Vân đời Lương (thế kỷ 5) ở chùa Quang Trạch.
(Xem: 21335)
Giới luậtuy nghi không phải là những yếu tố hạn chếbó buộc, trái lại đó là những phương tiện bảo vệ tự do cá nhân và tạo nên sự hòa hợpan lạc cho đoàn thể tu học mình.
(Xem: 21495)
Nhân Giới sinh Định, nhân Định phát Tuệ– ba môn học liên kết chặt chẽ vào nhau, nhờ vậy mới đủ sức diệt trừ tham ái, đẩy lùi vô minh, mở ra chân trời Giác ngộ.
(Xem: 22317)
Kinh Hoa Nghiêm nói: “Giới là gốc của Vô thượng Bồ đề”. Do đó, tinh thần căn bản của Phật giáo là ở sự tôn nghiêm của giới luật, tức là đệ tử của Phật phải tôn trọng và tuân giữ giới luật.
(Xem: 18974)
Dưới đây là bảng tóm tắt so sánh các bộ Luật Tỳ-kheo hiện đang lưu hành - Bình Anson
(Xem: 20825)
CỔ NGÔ – NGẪU ÍCH – Sa-môn TRÍ HÚC giải thích - Việt dịch: Sa-môn THÍCH ÐỔNG MlNH - Nhuận văn và chú thích: Sa-môn THÍCH ÐỨC THẮNG
(Xem: 34851)
Khi đức Phật còn trụ thế, ngài từng nói với tôn giả A-nan rằng: “Này A-nan! Sau khi ta tịch rồi, giới luật chính là thầy của các ngươi đó. Giới luật sẽ bảo vệnâng đỡ cho các ngươi.”
(Xem: 22836)
Thấy chúng sinh phàm tình mãi trầm chìm trong phiền não, nhiễm ô, thiếu chính niệm và kiềm thúc thân tâm, Đức Như Lai từ bi trí tuệ đã khai thị rất nhiều phương cách...
(Xem: 16920)
Con người khác với loài động vật ở chổ biết đặt vấn đề về giá trị của đời sống; sống như thế nào thì gọi là thiện là tốt hoặc ngược lại là ác là xấu?
(Xem: 23246)
“Nếu Phật tử cố ăn thịt. Tất cả thịt của mọi loài chúng sanh đều không được ăn. Luận về người ăn thịt thì mất lòng đại từ bi, dứt giống Phật tánh...
(Xem: 41017)
Kinh Phạm Võngkinh đầu tiên trong Trường bộ kinh và qua toàn văn chúng ta cũng đủ hiểu giá trị của kinh này như thế nào.
(Xem: 36731)
Thiện namthiện nữ, nay các người lãnh thọ giới pháp rồi thì phải tôn kính mà vâng giữ, không được vi phạm giới pháp cần phải phụng trì.
(Xem: 23945)
Quy mạng Lô Xá Na, Mười phương Kim Cương Phật. Ðảnh lễ đức Di Lạc, Sẽ hạ sanh thành Phật. Nay tụng ba tựu giới, Bồ Tát đều cùng nghe.
(Xem: 43701)
Theo phép thọ Bát quan trai giới, người thọ giới phải đến chùa cầu một thầy Tỳ kheo trai giới thanh tịnh truyền cho. Về nghi thức có thầy truyền giới thì thứ lớp rất nhiều.
(Xem: 24990)
Con đường của Đức Phật không phải chỉ có chánh niệm, các pháp hành thiền Chỉthiền Quán, nhưng bao gồm các Giới đức, bắt đầu bằng năm giới căn bản.
(Xem: 16953)
Người học luật mà không hành trì, khó mà hiểu hết những điều được học có nghĩa lý gì. Trì luật, không phải chỉ sống thanh bạch một mình trên núi rừng với nai với khỉ...
(Xem: 31885)
Kể từ khi đạo Phật truyền vào nước ta, hàng Phật tử tại gia trong bất cứ thời đại nào và hoàn cảnh nào cũng đã có những đóng góp thiết thực trong sứ mạng hộ trìhoằng dương chánh pháp...
(Xem: 18063)
Mục tiêu của đạo đứchạnh phúc, hay nói cách khác, muốn sống có hạnh phúc thì phải sống có đạo đức. Đạo đức phải được xây dựng trên cơ sở những tiêu chuẩn phù hợp...
(Xem: 18001)
Giới bát quan trai được Phật thuyết cho các Thánh đệ tử; những người tuy sống đời tại gia, hưởng thụ ngũ dục của thế gian, nhưng tâm tư đã vững chắc trên Thánh đạo.
(Xem: 32257)
Nhóm 1: 8 pháp Ba la di Nhóm 2: 17 pháp Tăng tàn Nhóm 3: 30 pháp Xả đọa Nhóm 4: 178 tám pháp Đọa Nhóm 5: 8 pháp Hối quá Nhóm 6: 100 pháp Chúng học Nhóm 7: 7 pháp Diệt tránh.
(Xem: 25376)
Giới học là một trong ba học: Giới, Định, Tuệ. Ba học còn được gọi là ba vô lậu học. Gọi là vô lậu học là vì ba học này đưa đến đoạn trừ các lậu hoặc, đưa đến giải thoát...
(Xem: 11205)
Sắc Tu Bách Trượng Thanh Quy
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant