GIỚI LUẬTTU SĨ Vài ghi nhận về Đại hội Kết tập đầu tiên Bình Anson
Sau khi Đức Phậtnhập diệt, Trưởng lão Māhakassapa (Ma-ha Ca-diếp) triệu tập 500 vị Tỳ-khưu A-la-hán để trùng tụng Pháp và Luật. Các vị Tỳ-khưu quyết địnhtrùng tụng trong dịp an cư mùa mưa tại Rājagaha (Vương Xá) vì “thành Rājagaha đúng là nơi có tiềm năng về vật thực và có nhiều chỗ trú ngụ”. Trước khi an cư, các vị bỏ ra một tháng để sửa chữa nơi trú ngụ.
Trong thời giantrùng tụng, ngài Māhakassapa thẩm vấn ngài Upāli về Luật Tỳ-khưu và Tỳ khưu-ni, và ngài Ānanda về Kinh.
Tiếp theo đó, ngài Ānanda trình bày, trích bản Việt dịch của Tỳ-khưu Indacanda (Tạng Luật, Tiểu phẩm, http://budsas.110mb.com/uni/u-luat-tieupham/tp-11.htm ): (….)
- Thưa các ngài, vào thời điểm Vô Dư Niết Bànđức Thế Tôn đã nói với tôi như vầy: “Này Ānanda, khi ta không còn, hội chúng nếu muốn có thể bỏ đi các điều học nhỏ nhặt và ít quan trọng.”[Ghi chú: Câu này cũng có ghi trong Đại kinh Bát-niết-bàn, Tụng phẩm VI, Trường bộ 16]
- Này sư đệ Ānanda, vậy ngươi có hỏi đức Thế Tôn: “Bạch ngài, vậy các điều học nhỏ nhặt và ít quan trọng là các điều nào?” không?
- Thưa các ngài, tôi đã không hỏi đức Thế Tôn: “Bạch ngài, vậy các điều học nhỏ nhặt và ít quan trọng là các điều nào?”
Một số trưởng lão đã nói như vầy:
- Giữ lại bốn điều pārājika (bất cộng trụ), các điều còn lại là các điều học nhỏ nhặt và ít quan trọng.
Một số trưởng lão đã nói như vầy:
- Giữ lại bốn điều pārājika (bất cộng trụ), giữ lại mười ba điều saṅghādisesa (tăng tàn), các điều còn lại là các điều học nhỏ nhặt và ít quan trọng.
Một số trưởng lão đã nói như vầy:
- Giữ lại bốn điều pārājika (bất cộng trụ), giữ lại mười ba điều saṅghādisesa (tăng tàn), giữ lại hai điều aniyata (bất định), các điều còn lại là các điều học nhỏ nhặt và ít quan trọng.
Một số trưởng lão đã nói như vầy:
- Giữ lại bốn điều pārājika (bất cộng trụ), giữ lại mười ba điều saṅghādisesa (tăng tàn), giữ lại hai điều aniyata (bất định), giữ lại ba mươi điều nissaggiya pācittiya (ưng xả đối trị), các điều còn lại là các điều học nhỏ nhặt và ít quan trọng.
Một số trưởng lão đã nói như vầy:
- Giữ lại bốn điều pārājika (bất cộng trụ), giữ lại mười ba điều saṅghādisesa (tăng tàn), giữ lại hai điều aniyata (bất định), giữ lại ba mươi điều nissaggiya pācittiya (ưng xả đối trị), giữ lại chín mươi hai điều pācittiya (ưng đối trị), các điều còn lại là các điều học nhỏ nhặt và ít quan trọng.
Một số trưởng lão đã nói như vầy:
- Giữ lại bốn điều pārājika (bất cộng trụ), giữ lại mười ba điều saṅghādisesa (tăng tàn), giữ lại hai điều aniyata (bất định), giữ lại ba mươi điều nissaggiya pācittiya (ưng xả đối trị), giữ lại chín mươi hai điều pācittiya (ưng đối trị), giữ lại bốn điều pātidesanīya (ưng phát lộ), các điều còn lại là các điều học nhỏ nhặt và ít quan trọng.
*
Khi ấy, đại đức Mahākassapa đã thông báo đến hội chúng rằng:
- Này các sư đệ, xin hội chúng hãy lắng nghe tôi. Có các điều học của chúng ta có liên quan đến hàng tại gia và hàng tại gia cũng biết rằng: “Điều này là được phép đối với các sa-môn Thích tử, điều này là không được phép.” Nếu chúng ta bỏ đi các điều học nhỏ nhặt và ít quan trọng, sẽ có những người nói rằng: “Các điều học đã được Sa-môn Gotama quy định cho các đệ tử đến lúc người được hỏa táng. Khi nào bậc Đạo Sư của họ còn tồn tại khi ấy họ còn học tập các điều học. Bởi vì bậc Đạo Sư của họ đã Vô Dư Niết Bàn nên giờ đây họ không còn học tập các điều học nữa.” Nếu là thời điểm thích hợp cho hội chúng, hội chúng không nên quy định thêm điều chưa được quy định và không nên bỏ đi điều đã được quy định, hội chúng nên thọ trì và thực hành các điều học theo như đã được quy định. Đây là lời đề nghị.
Này các sư đệ, xin hội chúng hãy lắng nghe tôi. Có các điều học của chúng ta có liên quan đến hàng tại gia và hàng tại gia cũng biết rằng: “Điều này là được phép đối với các sa-môn Thích tử, điều này là không được phép.” Nếu chúng ta bỏ đi các điều học nhỏ nhặt và ít quan trọng, sẽ có những người nói rằng: “Các điều học đã được Sa-môn Gotama quy định cho các đệ tử đến lúc người được hỏa táng. Khi nào bậc Đạo Sư của họ còn tồn tại khi ấy họ còn học tập các điều học. Bởi vì bậc Đạo Sư của họ đã Vô Dư Niết Bàn nên giờ đây họ không còn học tập các điều học nữa.”Hội chúng không quy định thêm điều chưa được quy định và không bỏ đi điều đã được quy định, hội chúngthọ trì và thực hành các điều học theo như đã được quy định. Đại đức nào đồng ý việc không quy định thêm điều chưa được quy định, việc không bỏ đi điều đã được quy định, việc thọ trì và thực hành các điều học theo như đã được quy định xin im lặng; vị nào không đồng ý có thể nói lên.
Hội chúng không quy định thêm điều chưa được quy định và không bỏ đi điều đã được quy định, hội chúngthọ trì và thực hành các điều học theo như đã được quy định. Sự việc được hội chúngđồng ý nên mới im lặng, tôi ghi nhận sự việc này là như vậy.
*
Khi ấy, các tỳ khưu trưởng lão đã nói với đại đức Ānanda điều này:
- Này sư đệ Ānanda, đây là tội dukkata (tác ác) cho ngươi về việc ngươi đã không hỏi đức Thế Tôn rằng: “Bạch ngài, vậy các điều học nhỏ nhặt và ít quan trọng là các điều nào?” Ngươi hãy sám hối tội dukkata (tác ác) ấy.
- Thưa các ngài, vì không lưu ý nên tôi đã không hỏi đức Thế Tôn rằng: “Bạch ngài, vậy các điều học nhỏ nhặt và ít quan trọng là các điều nào?” Tôi không thấy được tội dukkata (tác ác) ấy, nhưng vì niềm tin đối với các đại đức tôi xin sám hối tội dukkata (tác ác) ấy.
(…)
* * * Vài ghi nhận:
1) Đại hội Kết tập này được tổ chức vào mùa an cư sau khi Đức Phậtdiệt độ, nghĩa là 2 tháng sau ngày Bát-niết-bàn. Trong thời gian 2 tháng giữa Rằm tháng Tư (Vesākha) và Rằm tháng Sáu (Asālha), chư Tăng sửa soạn nơi trú ngụ.
2) Địa điểm kết tập là thành Vương Xá, không thấy nói gì đến hang Thất Diệp.
3) Trong giờ phút cuối trước khi nhập diệt, Đức Phật nói với ngài Ānanda rằng khi Ngài không trên thế gian nữa, chư Tăng“nếu muốn, có thể bỏ đi các điều học nhỏ nhặt và ít quan trọng.” Điều này có thể hiểu là Đức Phật giao trách nhiệm cho chư Tăngquyết định có thể bỏ đi các điều học nào nhỏ nhặt, không quan trọng.
4) Ngài Mahākassapa trách ngài Ānanda tại sao không hỏi Đức Phật về các điều khoản nhỏ nhặt có thể bỏ. Theo thiển ý, lời trách cứ này quá nghiêm khắc, vì rõ ràngĐức Phật giao trách nhiệm đó cho chư Tăng, ngài Ānanda không cần phải hỏi thêm nữa.
Có lẽ vì vậy, mặc dù ngài Ānanda thuận theoquyết định của ngài Mahākassapa và chư Tăng để xin sám hối tội dukkata, nhưng ngài Ānanda không nghĩ rằng ngài đã phạm tội dukkata.
5) Qua đoạn kinh trên, rõ ràng là ngay từ đầu, các vị Trưởng lão đã có những ý kiến khác nhau về điều luật nào quan trọng, cần phải giữ, và những điều luật nào có thể bỏ đi. Một số vị Trưởng lão trong Đại hội Kết tập đầu tiên này đã có chủ trương bỏ đi các điều luật nhỏ nhặt, không quan trọng.
6) Cuối cùng, các vị Trưởng lãoquyết định giữ tất cả các điều luật, không bỏ điều nào. Nguyên nhân chính là vì các ngài e rằng dân chúng sẽ hiểu lầmchư Tăng sẽ không còn nghiêm túc học tập lời Đức Phật dạy, ngay sau khiĐức Phậtdiệt độ. Như vậy, quyết định giữ tất cả các điều luật do Đức Phật đặt ra chỉ là để tránh sự hiểu lầm của dân chúng ngay tại thời điểm kết tập.
Còn tại thời điểm hiện nay, 26 thế kỷ sau khi Đức Phậtnhập diệt, với bối cảnh văn hóaxã hộihoàn toàn thay đổi, chư Tăng có cần xét lại các điều khoản nhỏ nhặt, ít quan trọng hay không?
7) Trong 227 giới Tỳ-khưu truyền tụng ngày nay, đoạn kinh trên chỉ đề cập 145 giới điều: 4 điều pārājika (bất cộng trụ, ba-la-di), 13 điều sanghādisesa (tăng tàn, tăng-già-bà-thi-sa), 2 điều aniyata (bất định), 30 điều nissaggiya pācittiya (ưng xả đối trị, ni-tát-kì), 92 điều pācittiya (ưng đối trị, ba-dạ-đề), 4 điều pātidesanīya (ưng phát lộ, ba-la-đề đề-xá-ni).
Đoạn kinh trên không thấy đề cập 75 điều sekhiya (chúng học pháp) và 7 điều adhikaranasamatha (diệt tránh pháp). Một số học giảnhận định rằng các điều sekhiya (chúng học pháp) có lẽ được khai triển thêm sau này, và vì vậy có sự khác biệt về tổng số các điều luật tỳ-khưu của các bộ phái (luật Pali, luật Tứ phần, luật Ma-ha Tăng-kỳ, Luật Hữu bộ, v.v.).
(xem thêm: "So sánh tóm tắt các bộ Luật Tỳ-khưu", http://budsas.lotusmedia.net/uni/u-vbud/vbkin139.htm)
8) Cũng xin ghi nhận ở đây là trong đoạn kinh trên, chỉ thấy đề cập đến việc trùng tụng Kinh (5 bộ Nikaya) và Luật, không thấy đề cập đến tạng A-tỳ-đàm (Thắng pháp, Vi diệu pháp). Tập Tiểu phẩm, tạng Luật, ghi chép các câu chuyện trong Đại hội Kết tập I (500 tỳ-khưu) và II (700 tỳ-khưu) và không thấy đề cập đến vấn đềtrùng tụng tạng A-tỳ-đàm.
Vì vậy, một số nhà học giả cho rằng tạng A-tỳ-đàm chỉ xuất hiện sau này, có lẽ trong kỳ Đại hội Kết tập III trong triều vua A-dục.
Vào thế kỷ 5 TL, khoảng 1.000 năm sau khi Đức Phậtnhập diệt, Luận sư Buddhaghosa (Phật Âm) ở Tích Langiải thích trong quyển Chú giải Bộ Pháp tụ (Atthasalini) rằng tạng A-tỳ-đàm cũng được trùng tuyên tại Đại hội Kết tập I, nhưng các ngài Trưởng lão đã xếp tạng nầy vào Tiểu bộ kinh của Kinh tạng. Sự giải thích nầy có vẻ không hợp lý và không được các nhà Phật họcchấp nhận.
9) Câu chuyệnkết tập kinh điển nầy cũng được ghi trong:
- Luật Ma-ha Tăng-kỳ (quyển 32, phần "Năm trăm tỳ-khưu kết tập Pháp tạng", Hòa thượng Thích Phước Sơn dịch Việt, http://budsas.110mb.com/uni/u-luat-tangky/tangky32.htm). http://www.thuvienhoasen.org/D_1-2_2-60_4-2345_5-50_6-1_17-91_14-1_15-1/#nl_detail_bookmark - Luật Tứ Phần(chương III, "Ngũ bách kết tập", Tỳ-khưu Thích Nguyên Chứng dịch Việt, http://www.phatviet.com/dichthuat/luattang/tuphan4/tuph4.htm).
Các tác phẩm của Thầy phần lớn được dịch từ Hán tạng, gồm giới kinh và các nguồn văn họcPhật giáoĐại thừa với tư tưởnguyên thâm về triết học và tâm lý học.
Trì giới này thời như đi đêm tối gặp đèn sáng, như người nghèo được của báu, như người bệnh được bình phục, như người tù được tự do, như kẻ đi xa được trở về.
Sau khi đã thọ giới, nếu chúng ta có thể dựa trêncăn bản “chỉ ác phòng phi, chư ác mạc tác, chúng thiện phụng hành” mà làm theo, thì đó chính là chúng ta đang giữ giới vậy.
Đức Phật không có cái tâm tưởng nào khác ngoài tâm đại Từ đại Bi, ban vui cứu khổ cho tất cả chúng sinh. Vì vậyĐức Phật ra đời, cũng không ngoài mục đích ấy.
Thập Thiện là pháp môncăn bản, là thềm thang cho mọi pháp môn. Hành giả dù có chí mong cầu phước báu hữu lậu ở cõi nhân thiên, hay hướng về vô lậugiải thoátNiết Bàn, cho đếnVô Thượng Giác, đều phải khởi điểm từ Thập Thiện.
Hiện nay tôi giảng Phạm Võng KinhBồ Tát Giới Bổn để cho quý vị biết dù rằng muôn pháp đều không, nhưng lý nhân quảrõ ràng, không sai một mảy, cũng không bao giờ hư hoại.
Trì Giới là thực hành những luật lệ mà đức Phật đặt ra cho Phật tửxuất giathi hành trong khi tu hành, và cho Phật tửtại giaáp dụng trong cuộc sống để có đời sốngđạo đức và hưởng quả báotốt đẹp;
Năm Giới Tân Tu là cái thấy của đạo Bụt về một nền Tâm Linh và Đạo Đức Toàn Cầu, mà Phật tửchúng ta trong khi thực tập có thể chia sẻ với những truyền thống khác trên thế giới
Trong Học pháp có một giới cần phảinhận định cho rõ là giới phá hòa hợp Tăng. Tăng từ 4 vị trở lên, không biết chúng mà đồng một Kiết-ma, đồng một thuyết giới, gọi là Tăng hòa hợp.
Giới bản tân tu này tuy cũng có 348 giới điều như giới bảncổ truyền nhưng đáp ứng được một cách thỏa đáng cho nhu yếu thực tập của người xuất gia trong thời đạihiện tại.
Giới bản tân tu này tuy cũng có 250 giới điều như giới bảncổ truyền nhưng đáp ứng được một cách thỏa đáng cho nhu yếu thực tập của người xuất gia trong thời đạihiện tại.
Hán dịch: Tam tạng Phật-đà Da-xá và Trúc-phật-niệm. Việt dịch: Tỳ-kheo Thích Đỗng Minh và Thích Đức Thắng. Hiệu chính và chú thích: Tỳ-kheo Thích Nguyên Chứng
Tác phẩm này có thể là hành trang cần thiết cho những ai muốn thực hànhBồ Tát giới theo đúng lời Phật dạy. Vì vậy, tôi trân trọnggiới thiệu đến Tăng, Ni, Phật tử.
Bộ chú giải này là một trong năm bộ luận giải thích về luật trong Luật bộ thuộc Hán dịch Bắc truyền Đại tạng kinhlưu hành tại Trung quốc và được đưa vào Đại chính tân tu Đại tạng kinh N.1462, tập 24 do Nhật bảnbiên tập.
Bát-nhã tâm kinh (prajñāpāramitāhṛdayasūtra) là một bản văn ngắn nhất về Bát-nhã ba-la-mật (prajñā-pāramitā). Trong bản Hán dịch của Huyền Trang, kinh gồm 262 chữ.
Có thể xem đây là "tập sách đầu giường" hay "đôi tay tỳ-kheo"; rất cần thiết cho mỗi vị Tỳ-kheo mang theo bên mình để mỗi ngày mở ra học tụng cho nhuần luật nghicăn bản.
Không Sát Sanh là giới thứ nhất trong Ngũ Giới. Chúng ta đang sống trong một thế giới bất toàn, mạnh hiếp yếu, lớn hiếp nhỏ, giết chóc tràn lan khắp nơi.
Kể từ khi đạo Phật truyền vào nước ta, hàng Phật tửtại gia trong bất cứ thời đại nào và hoàn cảnh nào cũng đã có những đóng góp thiết thực trong sứ mạnghộ trì và hoằng dương chánh pháp.
Trong Luật tạng, bộ Luật đầu tiên theo trong sử nhắc đến là bộ Bát thập tụng luật do Tôn giả Ưu-ba-li tám mươi lần ngồi tụng thì mới xong bộ Luật của Phật dạy.
Tăng đoànthực hành đúng Pháp và Luật của Phật đã chế định trong sự cùng nhau cộng trú hòa hợp và thanh tịnh, cùng nhau giải tán trong sự hòa hợp và thanh tịnh.
Chủ ý đó là muốn Tỷ kheo phải là bậc Chúng trung tôn, thân miệng ý, cả 3 nghiệp ấy đừng có những tội lỗi và cử động bất xứng... Hòa thượng Thích Trí Quang dịch giải
Là một bộ luật quan trọng trong sáu bộ luật của ngài Nam Sơn, bắt nguồn từ bộ luật của ngài Đàm-vô-đức. Vào cuối đời Đường ở núi Thái Nhứt, sa mônĐạo Tuyên chú thích. Việt dịch: Thích Thọ Phước
Ba học Giới, Định, Tuệ là những nhân tố then chốt nhất của người học Phật, như chiếc đỉnh ba chân, thiếu một tất không thể đứng vững. Nhưng giới học, hay là giới luật học, lại là căn bản nhất... HT Thích Thanh Kiểm
Luật nghi của Đức Thế Tôn chế định vì bảo hộ Tăng-già, thanh qui của Tùng Lâm đặt định để thành tựupháp khí cho già lam, pháp thức hành trì cho cư giaphật tử để xây nền thiện pháp...
Trải qua nửa thế kỷ thuyết phápđộ sinh, Ðức Ðạo sư đã hóa độ đủ mọi hạng người, không phân biệt màu da, chủng tộc, giai cấp, sang hèn... Thích Phước Sơn
Sự kiệnĐức Phậtchấp nhậnthành lậpgiáo hộiTỳ kheo ni, nâng vị trí người nữ đến mức quan trọng nhất, là việc làmduy nhất và chưa từng thấy trong lịch sửtôn giáo...
Là Phật tử có nghĩa là tự nguyện theo Tam quy (ti-sarana), Ngũ giới (pañca-sila), tức là nương tựa vào Tam bảo (ti-ratana) và giữ gìnnăm giớicăn bản của đạo Phật.
We use cookies to help us understand ease of use and relevance of content. This ensures that we can give you the best experience on our website. If you continue, we'll assume that you are happy to receive cookies for this purpose.