Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới
Bài Mới Nhất

24. Bất Học Tập Phật Giới (Không Học Tập Phật Giáo Đại Thừa)

22 Tháng Sáu 201000:00(Xem: 7003)
24. Bất Học Tập Phật Giới (Không Học Tập Phật Giáo Đại Thừa)

KINH PHẠM VÕNG BỒ TÁT GIỚI BỔN GIẢNG KÝ
Hán văn: Pháp sư Thích Diễn Bồi
Việt dịch: Hòa Thượng Thích Trí Minh

Chương III: CHÁNH THUYẾT GIỚI TƯỚNG 
(chánh thức thuyết giảng giới tướng) 

B. BIỆT THUYẾT GIỚI TƯỚNG
(thuyết giảng riêng biệt giới tướng)

B.2.2. BIỆT THUYẾT KHINH GIỚI 
(riêng giảng các giới khinh)

B.2.2.24. BẤT HỌC TẬP PHẬT GIỚI 
(không học tập Phật giáo Đại Thừa)

Kinh văn 

1. Phiên âm: 

Từ câu “nhược Phật tử hữu Phật kinh luật Đại Thừa pháp...” cho đến câu “...phạm khinh cấu tội”. 

2. Dịch nghĩa: 

Nếu Phật tử có kinh luật Đại Thừa pháp, chánh kiến, chánh tánh, chánh pháp thân của Phật mà không chịu siêng học, siêng tu, lại bỏ bảy của báu để học những sách luận tà kiến của Nhị Thừa, ngoại đạo thế tục. Đó là làm mất giống Phật, là nhân duyên chướng đạo, chẳng phải thật hành đạo Bồ Tát. Nếu cố làm như vậy, Phật tử này phạm khinh cấu tội

Lời giảng

Điểm trọng yếu của giới trước là nói lỗi ỷ mình, mà khinh thị kẻ khác. Điểm trọng yếu của giới này là ngăn ngừa sự bỏ chân hướng ngụy. Nói một cách khác, giới trước là nói về lỗi khinh thị người tân học. Còn giới này nói về lỗi xa lìa pháp Đại Thừa
Cả hai điều này, đối với tinh thần của hành giả Bồ Tát, đều không thể chấp nhận được. 
Phật pháp lấy Đại Thừa làm căn bản, vì Đại Thừabản hoài của Đức Phật xuất thế, còn Tiểu Thừa chẳng qua chỉ là phương tiện Đức Phật vận dụng trong thời gian nào đó thôi. Vì thế, lẽ ra Bồ Tát phải học tập Đại Thừa, nhưng không chịu học tập, mà lại xa lìa, sai lầm đi học tập những thứ khác. Nếu không học tập Tiểu Thừa thì cũng học tập theo ngoại đạothế gian. Như thế, không đúng với tư cách của vị đại sĩ
Vì thế, cổ đức dạy rằng: “Bỏ trân báu mà lấy ngói gạch. Kính di hầu lầm cho là Đế Thích”. 
“ Kính di hầu” là ý nói không biết nhận xét người. 
“Lấy ngói gạch” ám chỉ sự không biết chánh pháp
Đó không phải là chánh kiến của bậc đại sĩ, nhất là làm mê muội bổn hạnh của Bồ Tát. Sở dĩ Bồ Tát mang danh hiệuBồ Tátcăn cứ vào cội gốc đã thọ đại giới, và thực hành Đại Thừa hạnh. 
Nếu hiện tại đã không thực hành Đại Thừa hạnh, mà chỉ dùng những kiến giải khác lạ huân tập nội tâm, thì đâu có thể chứng đắc quả vô thượng Bồ Đề? Do đó, sẽ có sự tổn thất rất lớn đối với Bồ Tát. Đức Phật biết rõ tội lỗi ấy, nên đặc biệtđệ tử chế định giới điều này. 
Chủ ý của ngài là muốn cho hành giả Bồ Đề đúng pháp, đúng luật, tuân hành theo mà không được phép trái phạm. Nếu trái phạm là mất đi tư cách của Bồ Tát
Bồ Tát đối với vô lượng pháp môn tuy cần phải học tất cả, nhưng không nên bỏ gốc tìm ngọn, bỏ chân lấy ngụy. 
Trong kinh Pháp Hoa có nói rõ: “Đối với tất cả ngôn ngữ trị thế và những việc tư sinh cùng với Thật Tướng không trái ngược nhau”. Tại sao ở đây nói học tập giáo lý Nhị Thừa cùng các sách vở của ngoại đạo, thế tục mà lại phạm khinh cấu tội? 
Để giải đáp điều này, trước hết cần phải biết: 
Đối với giáo lý Nhị Thừa và sách vở ngoại đạo thế tục, không phải là tuyệt đối không nên học. Nhưng ở đây là trường hợp đối với những vị sơ tâm Bồ Tát. Vì những vị tân học và sơ phát tâm Bồ Tát này khả năng trí huệ còn yếu kém, lực lượng vọng thức còn rất mãnh liệt, nên không thể ở trong đó phân biệt được phải, quấy, chánh, tà. 
Nếu lúc mới bắt đầu mà đã cho hàng tân học mọi cái đều tham cứu thì e rằng lâu ngày chầy tháng, họ sẽ bỏ gốc theo ngọn, rồi quên hẳn cội nguồn, không trở về bản vị của mình. Như vậy thật là bất lợi cho hàng sơ tâm Bồ Tát, nên không thể không hạn chế như vậy. 
Nếu là bậc đại Bồ Tát đăng địa trở lên, đã thể ngộ chân lý, nên không đến nỗi bị mê hoặc bởi bất cứ loại học thuyết nào, ngược lại chư vị còn có thể dùng các học thuyết ấy làm phương tiện lợi sanh. Do vậy, sự học tập pháp Tiểu Thừa cùng sách vở ngoại đạo thế tục đều không thành vấn đề
Nhãn quan Phật pháp đối với bất cứ vấn đề nào đều tinh tế phi thường, không có chỗ trệ ngại, không phải khư khư chấp chặt vấn đề gì, đã như thế thì cứ như thế. 
Hàng tân học Bồ Tát sơ phát tâm chưa đạt đến mức thắng giải (1), đối với nghĩa lý Đại Thừa chưa thông được thể tánh, nên phải luôn luôn lấy pháp Đại Thừa làm chỗ học căn bản trong tâm. Không nên học tập theo những học thuyết khác bên ngoài. 
Hành giả Thanh Văn thừa, nếu chưa đủ năm tuổi hạ, chưa thông năm pháp (2) đều bị ngăn cấm không được học tập những lý luận khác. Nhưng nếu đã đủ năm tuổi hạ, đã thông năm pháp thì không nhất thiết bị bắt buộc phải học những học thuyết khác. Vì hành giả Thanh Văn không cần học tất cả pháp, chỉ lấy việc tự tu, tự liễu thoát sanh tử làm chỗ cứu cánh.
Do đó, sở học của Đại ThừaTiểu Thừa không đồng nhau. Đây cũng là chỗ bất đồng giữa Đại ThừaTiểu Thừa trong phạm vi giới này. Toàn thể thất chúng Phật tử, nhất là hàng Bồ Tát đã phát Bồ Tát tâm, cần phải cùng nhau tuân hành giới này, không được có chỗ trái phạm. 
Đức Phật dạy đại chúng rằng: “Nếu là một Phật tử đã thọ Bồ Tát giới, lúc Phật giáo vẫn còn tồn tại trên thế gian hiện thực này. Tức là có kinh luật Đại Thừa pháp của Phật lưu hành, bất cứ là như thế nào, bạn đều phải nhất định học tập kinh luật Đại Thừa của Phật pháp để sự nhận thức về Phật pháp của bạn được sung mãn. Trái lại, khi bạn đã thọ giới Bồ Tát, trường hợp trên thế gian hiện thực này đích thật không còn Phật pháp lưu hành nữa, tức là Phật pháp đã bị hoại diệt hết trên thế gian, lúc ấy, có thể cho phép bạn học tập ngoại pháp”. 
Tạng kinh luật của chư Phật là chiếc bảo phiệt (bè báu) vượt qua biển khổ sanh tử. Nếu không có chiếc bè quý báu ấy, thì dù bạn có tài năng tột đỉnh, cũng không cách gì ra khỏi biển khổ sanh tử trong tam giới được. Kinh tức là Tu Đa La, Luật là Tỳ Nại Da, kinh luật đều gọi là Đại Thừa pháp
Đức Phật giảng nói kinh luật, khi thì vì hành giả Thanh Văn, lúc thì vì vị hành giả Bồ Tát mà giảng nói. Về sau kết tập lại: 
Kinh luật giảng cho Thanh Văn gọi là Thanh Văn tạng
Kinh luật giảng cho Bồ Tát gọi là Bồ Tát tạng
Từ ngữ “kinh luật" ở đây đều nói về pháp Đại Thừa, không phải Thanh Văn tạng mà là Bồ Tát tạng, tức là chỉ cho Đại Thừa giáo pháp. 
Đức Phật là Bổn Sư của chúng ta. Giáo pháp Đại Thừa của Đức Phật tuyên thuyết là bổn pháp của chúng ta. Đã là bổn sư, bổn pháp thì Phật tử phải luôn luôn thân cận và phải luôn luôn học tập, không được gián đoạn. Chỉ có như thế mới thật là một vị Bồ Tát noi gương Đức Phật mà hành Bồ Tát đạo
Đại Thừa Pháp Tạng đã là pháp chúng ta cần phải học tập, thì ý thú được tuyên thuyết trong ấy là Chánh Tri, Chánh Kiến
Chánh Kiến thuộc về hạnh pháp Đại Thừa. Đại Thừa hạnh tuy nói là nhiều đến lục độ, vạn hạnh, nhưng cần phải xem Trí Huệ là chủ yếu, là người chỉ đạo. Cho nên Chánh Kiến là cơ bản của vạn hạnh, vì vạn hạnh không ra ngoài Chánh Kiến
Do chỗ Chánh Tri, Chánh Kiến được rỗng suốt, tức là lý tánh “bất sanh, bất diệt, bất cấu, bất tịnh” của tất cả các pháp. Cho nên Chánh Tánh ở đây là chỉ cho lý pháp của Đại Thừa. Triệt ngộ lý tánh bất sanh, bất diệt của các pháp mới có thể chứng đắc Chánh Pháp Thân, nên Chánh Pháp Thân là thuộc về Pháp Quả của Đại Thừa
Cứ theo thứ tự Chánh Kiến, Chánh Tánh, Chánh Pháp Thân nói trên, có thể biết đó là thứ lớp tu học của Đại Thừa không thể vượt qua. Tức là y nơi Giáo mà khởi Hạnh, do công hạnh tu hành mà chứng được Lý Tánh. Lý Tánh viên thì Quả mới được mãn. Đây là tuần thứ giáo lý, hạnh quả thông thường trong kinh từng nói. 
Hoặc có chỗ nói: trước tiên đối với quả giác của Như Lai có chỗ thâm tín, tiến lên một bậc nữa, đối với ngôn giáo thanh tịnh từ trong biển Đại Giác lưu xuất, sanh khởi tâm cung kính, hâm mộ, nhận chân lời Phật dạy. Thật là chí lý! Thế nên y theo đó thực sự tu hành, do vậy mà được khế nhập nơi Thực Lý. 
Lại có một lối giải thích khác nữa: Trước tiên y chỉ nơi pháp Văn, Huân, Tu Tậpsanh khởi Chánh Kiến Vô Phân Biệt Trí. Đây là thuộc về Đại Thừa phápChánh Kiến. Đến như Chánh Tánh là chỉ cho chánh nhơn Phật tánh tại triền (3), hoặc là Như Lai Tạng tại triền (4). Chánh Pháp Thân là ước về Như Lai xuất triền để giảng. Nên chân thường Đại Thừa thường nói: “Tại triền gọi là Như Lai Tạng, xuất triền gọi là Pháp Thân”, chính là ý này vậy. 
Có Phật để quy y, có pháp để tôn sùng, đều là chỗ Bồ Tát cần phải học. Trái lại, hiện tại đã không thể nhất tâm, nhất ý quy y, tôn sùng, cần mẫn siêng học, tinh tấn siêng tu, bỏ bảy của báu lại đi nhặt lấy gạch, ngói, sạn, đá. Nói rõ hơn là không chịu học theo Chánh Kiến, Chánh Tri mà lại học theo tà tri, tà kiến. Không chịu học tập pháp Đại Thừa, mà trở lại học tập pháp Tiểu Thừa. Không chịu học Tam Tạng Kinh, Luật, Luận mà trở lại đi học sách vở ngoại đạo, thế tục. Đây không phải là bỏ trân bảo mà nhặt lấy ngói, gạch là gì? 
Kinh văn gọi “bảy báu” tức là Thất Thánh Tài trong kinh thường đề cập, hoặc chỉ cho kinh luật Đại Thừa pháp của Phật đã giảng bên trên. Còn như cụm từ “nhặt ngói gạch” là chỉ cho tà kiến cùng các sách vở ngoại đạo, thế tục
Pháp đáng học mà không chịu học, không đáng học mà đi học, thật là điên đảo vô cùng, Đó chính là bỏ gốc theo ngọn, bỏ chân theo ngụy. 
Trên thế gian cho thất bảokim ngân, pha lê, xa cừ, mã não... là những vật hết sức quý báu, vì nó có khả năng cứu giúp mọi người thoát khỏi sự nghèo cùng, khốn khổ của thế gian, có thể làm cho thân tâm của mọi người được an lạc. Vì thế, mọi người đều yêu tiếc, quý trọng, vì cho rằng đó là những thứ rất hiếm có và khó được. 
Cũng thế, Đại Thừa giáo pháp tâm địa cũng là một thứ trân bảo hết sức thù thắng. Vì nó có thể trừ khử sự thiếu thốn cho chúng sanh, khiến chúng sanh được công đức pháp tài trang nghiêm thân vạn đức của đức Lô Xá Na, cho nên được ví như bảy thứ báu. Pháp bảo thù thắng cùng công năng lợi tế chúng sanh như vậy mà lại bỏ đi, không chịu học tập, đó không phải là điều đáng tiếc ư? 
Đại Thừa chánh pháp của Như Lai, nếu không chịu học tập thì công đức pháp tài không thể phát sanh. Đó là một sự tổn thất rất lớn không thể nào bù đắp được. 
Hiện tại nói xa thêm một bước nữa, trở lại đi học những điều không nên học, càng làm cho bạn bị đắm chìm vào vực sâu lỗi lầm... kinh văn nói: “Trở lại đi học” là học những thứ nào? Chính là bảy thứ như trong kinh có nêu rõ như sau: 
- Tà kiến: Chỉ cho những tư tưởng sai lầm, trái với chánh kiến. Tức là chỉ cho những quan niệm không chính xác như bài bác nhân quả. Thứ tư tưởng sai lầmquan niệm bất chính này độc hại cho nhân loại rất lớn. Nếu ai bị tư tưởng ấy làm thương hại, đầu độc rồi, dù làm con người trên thế gian này nhưng không còn giống với con người nữa. 
- Nhị Thừa: chỉ cho Thanh VănDuyên Giác. Hai bậc này chỉ chủ trương lấy việc tự lợi làm chủ đích. Tức là hành giả chỉ mong cầu sự giải thoát sanh tử cho chính mình. Căn cứ vào lập trường Phật pháp tự lợi thuần túy mà nói, pháp Nhị Thừa này không phải là không nên học tập. Nhưng hiện tại, đứng về quan điểm Đại Thừa lợi tha mà xét, vì quan điểm không lợi tha của Nhị Thừa không thể nào khế hợp với tinh thần lợi tha của Đại Thừa Bồ Tát, cho nên đây không phải là chỗ Bồ Tát nên học. 
- Ngoại đạo: Chỉ cho các thứ tư tưởng, học thuyết ngoài Phật pháp. Như các bộ luận Tăng Già, Vệ Thế Sự v.v... Những lý luận của ngoại đạo trái với chân lý. Ngoài ra còn có những lý thuyết sai khác linh tinh. Ai cũng cho mình là đúng, người khác là sai, khiến cho học giả rất hoang mang, không biết nên theo bên nào. Lại nữa, ngoại đạo chỉ ở ngoài tâm mà cầu pháp. Xưa nay, chưa bao giờ biết phản quán tự tâm là như thế nào, cho nên mới gọi là ngoại đạo
- Sách vở thế tục: Những sách vở của các học giả thông thường ở thế gian trước tác, như những sách khoa học, triết học, động vật học, thực vật học, chính trị học, pháp luật học, cùng với thi thơ, văn chương v.v... Nội dung chỉ toàn nói việc thế sự, dù trong đó cũng có đạo lý của nó, nhưng nếu hành giả Bồ Tát học tập các thứ ấy sẽ bị chướng ngại cho đạo Bồ Tát chân chánh của mình đang tu học
- A Tỳ Đàm: Trung Hoa dịch là Đối Pháp hoặc Vô Úy, hoặc Phân Biệt Huệ, chỉ cho các luận điểm của các học phái bên Tiểu Thừa tạo ra. Các bộ luận này còn gọi là A Tỳ Đạt Ma, đều là căn cứ nơi bộ A Hàm của Đức Phật tuyên thuyết mà phóng tác ra. Nhưng vì tư tưởng của các học giả bên Tiểu Thừa không thống nhất, sự truyền thừa cũng sai khác, bối cảnh văn hóa bất đồng v.v... nên đưa đến việc bài xích, chống đối nhau. Mọi người đều chỉ trích nhau là không đúng với lời Phật dạy, nên tinh thần các bộ luận đều mâu thuẫn lẫn nhau, tạo nên sự tổn hại cho việc tu học Đại Thừa pháp. Vì thế, hành giả Bồ Tát không nên học. 
- Tạp Luận: chỉ các luận điểm, tư tưởng học thuyết xen tạp. Nghĩa là thuyết minh các sự việc tạp nhạp hay tạp luận. Chẳng hạn các bộ luận của ngoại đạo, tứ Vi Đà luận (6) của tôn vi Thiên Khải trong Bà La Môn giáo
- Tất cả những sách vở biên chép: chỉ những bộ sách ghi chép về mặt trăng khi tròn, khi khuyết, mặt trời lúc bị nguyệt thực, mặt trăng lúc bị nhật thực và các hành độ của tinh tú, toán số v.v... (phần giải thích này dịch y theo kinh văn của bản Hán văn. Bản Việt văn dịch tóm tắt là: “Sách luận tà kiến của Nhị Thừa, ngoại đạo, thế tục v.v...) 
Bảy thứ học thuyết nói trên với những lối luận thuyết trong đó, nếu không phải là văn nghĩa thiển cận thì cũng là dị kiến lung tung, so với nghĩa lý thậm thâm và hạnh quảng đại của pháp Đại Thừa hoàn toàn không tương ứng. Vì thế nên cấm hàng tân học Bồ Tát không cho chuyên tâm học tập. 
Tại sao không cho học tập các thứ ấy? 
Vì nếu chuyên tâm nhứt ý học tập sẽ bị những dị kiến, dị thuyết ấy huân tập vào tâm. Chẳng những không thể đi lên con đường rộng lớn, khang trang, bình thản của Phật pháp, lại còn bị những pháp ấy làm lay chuyển tâm đạo, và sẽ đi vào con đường sai lầm. Do đó, mầm Bồ Đề sẽ bị héo, giống chánh pháp sẽ bị hư, nên trong kinh gọi là Đoạn Phật Tánh (làm mất giống Phật). 
Phật Tánh vốn là pháp sẵn đủ nơi tất cả chúng sanh, không thể đoạn tuyệt. Nếu quả Phật tánh bị đoạn tuyệt thì tất cả chúng sanh vĩnh viễn không được thành Phật hay sao? 
Trong Chân Thường Đại Thừa nói: “Tất cả chúng sanh đều được thành Phật”. 
Như thế tại sao gọi là “đoạn Phật tánh”? 
hành giả sau khi đã học pháp Nhị Thừangoại đạo rồi, thì không thể đúng như pháp thực hành công phu tu tập Văn, Tư, Tu của Đại Thừa. Do đó, Phật tánh sẵn đủ trong tâm bị thiếu nhân duyên, không thể tăng trưởng, nên mới gọi là Đoạn. 
Hoặc là vì đã học theo pháp Nhị Thừangoại đạo nên thối thất Đại Thừa mà đi vào con đường khác, nên nói là “đoạn Phật tánh”. 
Trong kinh từng dạy: “Pháp Đại Thừa này lưu hành gọi là hạt giống Phật không bị đoạn tuyệt”. 
Kinh Pháp Hoa cũng nói: “Hành giả Đại Thừa không nên ở chung với hành giả Tiểu Thừa”. 
Chúng ta hãy suy xét: một vị Bồ Tát Đại Thừa hãy còn không được ở chung với hành giả học tập Tiểu Thừa, huống gì là những kẻ học tập sách vở của ngoại đạo và thế tục? Hơn nữa, đối với những pháp đáng lẽ không nên học mà lại đi học, thì chẳng những Phật tánh không thể tăng trưởng mà sự việc đó trở lại thành nhơn duyên chướng ngại đạo Bồ Đề
Đại Thừa Bồ Tát cần phải liên tục tiến bước trên đạo Bồ Đề không được gián đoạn. Nếu nội tâm chấp theo tà giải, lấy đó làm nhân, lầm tu theo tà hạnh, lấy đây làm duyên; do đó mà sanh chướng ngại cho việc tu học chánh đạo Đại Thừa, làm mất hẳn tâm địa thanh tịnh bổn nguyên. Lúc ấy, dù muốn cho đạo Vô Lậu phát sanh trở lại cũng thật là vạn lần khó khăn. Lại nữa, vì do tà kiến mà làm tất cả tà hạnh đã là ác pháp, tạo thành nhân duyên chướng ngại cho Bồ Tát đạo
Cho nên kinh văn dạy tiếp theo: “Chẳng phải thực hành đạo Bồ Tát”. Đã không thực hành Bồ Tát đạo, thì đương nhiên không thể thành tựu được quả vô thượng Chánh Đẳng Chánh Giác. Do vậy, chúng ta thấy vấn đề đối với những pháp không nên học mà lại học, gây tổn thất to lớn cho chính mình biết dường nào! 
Vì thế, kinh văn nhấn mạnh: “Nếu cố làm như vậy”, chính là lời răn trách hàng tân học đã bỏ những pháp mình nên học, mà đi học những pháp không nên học, để cuối cùng bị kết luậnPhật tử này phạm khinh cấu tội
Bồ Tát phát tâm hóa độ tất cả chúng sanh, mà chúng sanh thì căn tánh mỗi mỗi không đồng. Nếu như không cho học các pháp Tiểu Thừa, ngoại đạo hay thế tục thì có phải là đã làm mất nhiều phương tiện để hóa độ chúng sanh hay không? Hơn nữa, trong kinh cũng từng dạy: “Bồ Tát mong cầu những gì? Nên mong cầu được ngũ minh”. (7) 
Như thế tại sao ở đây lại ngăn cấm học những pháp ấy? 
Điều này đã nói rồi! Trong đây cấm không cho học các thứ ấy là chỉ ngăn cấm hàng tân học Bồ Tát cùng những người trí huệ kém. Còn với những bậc thượng căn lợi trí, những vị Bồ Tát tu học đã lâu
- Vì muốn thành tựu trí huệ quảng đại vô biên cho mình. 
- Vì muốn đối với Phật pháp được đầy đủ sự quán sát, được trí bất động
- Vì muốn hóa độ các loài chúng sanh khác nhau.
- Vì muốn hòa đồng để điều phục chúng sanh, đồng thời có thể hoàn thành rất nhanh việc học tập mà không xa lìa hạnh Bồ Tát của mình đang tu học. Nên mỗi ngày có thể dùng hai phần thời gian học kinh điển Đại Thừa, Tiểu Thừa của Phật, một phần học sách vở ngoại đạothế tục
Điều này được Đức Phật cho phép và không trái phạm với giới hạnh của Bồ Tát, như trong kinh Bồ Tát Thiện Giới nói: “Vì duyên cớ luận nghĩa, vì duyên cớ phá tà kiến, vì duyên cớ để biết sách vở ngoại đạohư vọngPhật phápchân thật, vì duyên cớ muốn biết thế sự để độ đời v..v... những trường hợp như vậy đều không phạm giới”. 
Giới này ngăn cấm tất cả thất chúng Phật tử. Bất cứ chúng nào, trước hết, cũng phải học tập kinh Phạm Võng này cùng những giới luật mình cần phải tuân giữ. Chỉ những người trí lực có thừa mới cho phép học tập những thứ khác. 
Giới này đối với Đại ThừaTiểu Thừa cũng không hoàn toàn giống nhau. Đại ThừaTiểu Thừa đều không cho học tập phép ngoại đạo lẫn thế tục và đồng lấy bổn pháp làm chính (Tiểu Thừa thì học theo Tiểu Thừa, Đại Thừa thì học theo Đại Thừa). 
Nhưng Đại Thừa không học luật Thanh Văn thì phạm giới, trong khi Tiểu Thừa không học Đại Thừa thì không phạm. Đây là những điểm tương đồng và bất đồng giữa Đại ThừaTiểu Thừa vậy. 

Chú thích: 
(1) Thắng giải: một trong năm thứ tâm sở pháp của ngôi Biệt Cảnh trong Luận Đại Thừa Bách Pháp. Thắng Giải nghĩa là đối với cảnh sở duyên nhất quyết không bị một tác động nào có thể làm cho tâm lay chuyển. Trái lại, nếu đối với cảnh sở duyên, tâm còn do dự, lưỡng lự thì hoàn toàn không có thắng giải. Vì thế, luận Đại Thừa Bách Pháp không đem thắng giải tâm sở pháp này nhiếp vào ngôi Biến Hành (Biến HànhBiệt Cảnh là hai ngôi tâm sở pháp ở trong Duy Thức học).
Biến Hành tâm sở có năm thứ: Xúc Tác, Ý, Thọ, Tưởng, Tư. 
Ngôi Biệt Cảnh tâm sở có năm thứ: Dục, Thắng Giải, Niệm, Định, Huệ. 
Ở đây dùng từ “thắng giải” là chỉ hàng tân học Bồ Táttín tâm chưa vững, có thể bị thối chuyển, tức là chưa đạt được sự thắng giải. Vì khi đạt được thắng giải rồi thì bất cứ cảnh duyên nào cũng không thể làm lay chuyển nổi đạo tâm, tức là tín tâm kiên cố không thối chuyển
Tín tâm không thối chuyển là như thế nào? 
Như đức Liên Tông thập nhất tổ Triệt Ngộ đại sư dạy: “Người tu theo pháp môn Tịnh Độ phải có tâm thâm tín. Thâm thâm tín nương vào đâu để biết? Người tu pháp môn niệm Phật, tín tâm nhất định không bao giờ vì cảnh duyên mà thay đổi. 
Lúc đương tu pháp môn Tịnh Độ, có đức Sơ Tổ Ma Ha Ca Diếp hiện thân đến bảo rằng: - Pháp môn Tịnh Độ không rốt ráo, ngươi nên bỏ đi, ta sẽ chỉ cho pháp môn Thiền Định là pháp tối thượng, tu sẽ mau được giải thoát thành Phật... 
Nghe vậy, người ấy nhất quyết khước từ mà thưa rằng: - Xin tạ ơn Tổ có lòng chiếu cố, dạy bảo cho con như vậy, nhưng con quyết không dám bỏ pháp môn Tịnh Độ, vì đó là pháp môn của đức Bổn Sư Thích Ca tuyên thuyết, và con đã tín thọ từ lâu...
Hoặc có đức Phật Thích Ca hiện thân đến bảo rằng: - Ngươi nên bỏ pháp môn Tịnh Độ đừng tu theo, nên tu pháp môn khác. Pháp môn Tịnh Độ thời trước ta vì người căn cơ thấp kém, mượn làm phương tiện tạm thời nên giảng nói vậy thôi. 
Người ấy cũng đảnh lễ Phật mà thưa rằng: - Kính bạch Thế Tôn! Theo lời chỉ giáo của Ngài con không dám trái, nhưng tín tâm của con quyết định tu theo pháp môn ấy. Hiện giờ, con không thể nào bỏ pháp môn Tịnh Độ mà tu theo pháp khác được. 
Chính Phật, Tổ hiện thân đến bảo tu theo pháp môn khác còn không lay chuyển được tâm hành giả tu theo pháp môn Tịnh Độ, huống chi những cảnh duyên khác. Được như thế mới gọi là “thắng giải”. 
(2) Năm pháp được chia làm nhiều loại: 
*Năm pháp về danh tướng: trong kinh thường gọi là Tam Tánh Ngũ Pháp, đều là phân biệt tự tánh của các pháp. Tam Tánhthiện tánh, ác tánh, vô ký tánh. Ngũ Pháp là ở trong kinh Lăng Già cùng các đại luận như Du Già Luận, Duy Thức Luận... đều có giải thích rõ ràng. Năm pháp về danh tướng gồm:
- Tướng: các pháp hữu vi thiên hình vạn tượng, từ nhân duyên mà sanh, hiện các thứ tướng trạng sai khác, nên gọi là Tướng. 
- Danh: nương theo nơi tướng của các pháp mà gọi, do đó có các thứ tên gọi khác nhau. Tướng là sở thuyên, Danh là năng thuyên (ví như cái bàn, tập sách v.v... hình tướng của chúng là sở thuyên, tên gọi của chúng là năng thuyên). Hai pháp này là cảnh sở biến do tâm hữu lậu của phàm phu biến hiện ra
- Phân biệt: Xưa dịch là vọng tưởng, chỉ cho tâm năng biến, phân biến hai tướng sở biến nói trên. Ba pháp vừa nói trên thuộc về năng biến và sở biến của tâm hữu lậu
- Chánh tri: tất cả các vọng tưởng xen lộn ở trong tâm vô lậu. Bốn pháp này thuộc về hữu vi, nhưng chánh tri thuộc về vô lậu, còn các pháp kia thuộc về hữu lậu vậy. 
- Như như: nghĩa là chơn như do chánh tri mà chứng đắc. Tại sao gọi là như như? Vì do trí Như Lý mà đắc chơn như vậy. Pháp này thuộc về pháp vô vi. Vì thế năm pháp vừa nói trên gồm thâu tất cả các pháp hữu vivô vi
* Năm pháp về sự lý: nghĩa là tất cả sự lý của các pháp không ra ngoài năm thứ. Trong Đại Thừa Bách Pháp Luận có nói năm pháp như sau: 
- Tâm pháp: chỉ cho các thức. Duy Thức học nói có tám thức. Bát thức tâm vương là: nhãn thức, nhĩ thức, tỷ thức, thiệt thức, thân thức, ý thức, mạt na thức, a lại da thức
- Tâm sở pháp: hợp cùng với bát thức tâm vương bên trên tương ứng với nhau mà đồng sanh khởi, nên gọi là tâm sở
- Sắc pháp: chỉ cho cảnh sở biến của tâm vươngtâm sở nói trên. 
- Bất tương ưng hành pháp: Do ba pháp tâm vương, tâm sở, sắc pháp đã nói trên mà giả lập. Tại sao gọi là bất tương ứng? Vì 24 thứ bất tương ứng này không tương ứng với tâm vương, tâm sởsắc pháp nên gọi là Bất Tương Ứng
- Vô vi pháp: Thực tánh của bốn pháp vừa kể. Bốn pháp trước thuộc về Sự, pháp này thuộc về Lý. Do đó, năm pháp trên đều là sự lý của tất cả pháp. Mà tất cả pháp cũng đều không ra ngoài Duy Thức Duy Tâm
* Năm pháp về lý trí
- Chơn Như
- Đại Viên Cảnh Trí
- Bình Đẳng Tánh Trí
- Diệu Quan Sát Trí
- Thành Sở Tác Trí
* Năm pháp của Đề Bà: do Đề Bà Đạt Đa hư vọng lập ra năm pháp để phá hòa hợp tăng của đức Bổn Sư Thích Ca. Trong Chánh Lý Luận quyển 43 có nói rất rõ. 
(3) Chánh nhân Phật tánh: Một trong ba nhân Phật tánh. Trong kinh Niết Bàn nói có ba nhân Phật tánh như sau: 
- Chánh nhân Phật tánh: chỉ cho Chân Như trung chánh, xa lìa tất cả sự tà vạy, sai quấy, nương nơi Chánh Nhân Phật Tánh này mà được thành tựu quả đức Pháp Thân.
- Liễu nhân Phật tánh: dùng trí huệ chiếu soi rốt ráoChân Như, y theo đó mà thành tựu quả đức Bát Nhã
- Duyên nhân Phật tánh: Tất cả thiện căn công đức làm duyên trợ lực cho liễu nhơn Phật tánh. Do đó mà chánh nhân Phật tánh được khai phát, hiển lộ. Y theo đó mà thành tựu đức giải thoát
Trong kinh Kim Quang Minh Huyền Nghĩa nói: 
“Thế nào gọi là tam Phật tánh? 
Phật gọi là giác tánh, có nghĩa là không đổi thay, tức là không phải thường, không phải vô thường. Ví như kho vàng chôn trong đất, thiên ma, ngoại đạo không thể phá hoại. Đó là chánh nhân Phật tánh
Người biết được kho vàng trong đất, dụ cho liễu nhân Phật tánh, tức là giác trí không phải thường cũng không phải vô thường. Trí tương ứng với lý, không có gì có thể lay động và phá hoại được. Muốn lấy được kho vàng trong đất phải dọn cỏ cây, rác rến, đất đá v.v... rồi đào đất lên lấy kho vàng. Đây là ví dụ cho duyên nhân Phật tánh. Tức là tất cả thiện căn công đức chẳng phải thường, chẳng phải vô thường, có công năng tương trợ cho giác trí mà khai hiện chánh tánh”. 
Bộ Đồng Ký quyển thượng nói: “Chánh là trung chánh, liễu là chiếu liễu, duyên là trợ duyên”, có nghĩa: 
- Duyên nhân Phật tánh trợ giúp cho liễu nhân Phật tánh để chánh nhân Phật tánh được hiển hiện
- Chánh nhân Phật tánh phát khởi công dụng thù thắng nơi liễu nhân Phật tánh. Liễu nhân Phật tánh dẫn dắt cho duyên nhân Phật tánh
Duyên nhân Phật tánh trở lại trang nghiêm cho chánh nhân Phật tánh
Ba pháp ấy đã nương nhau, nên chẳng phải nghĩa Hoành (không gian), nhất tâm vốn sẵn đủ ba pháp cho nên chẳng phải nghĩa Thụ (thời gian). Ba pháp đều gọi là nhân, do căn cứ nơi nghĩa này vậy. Do diệu nhân này mà có thể chứng đắc được đạo quả vậy. 
(4) Tại triền Như Lai tạng là một trong hai loại Như Lai
- Xuất triền Như Lai: danh từ chỉ địa vị viên minh của chư Phật, đã vượt qua khỏi tất cả chướng ngại, phiền trược
- Tại triền Như Lai: danh xưng với tất cả những hữu tình còn ở trong vòng triền phược cấu nhiễm. Phàm hành giả cúng dườngcúng dường hai loại Như Lai vừa kể trên, có giải rõ trong bộ Bí Tạng Ký Sao. 
(5) A Hàm: tên chung của các kinh điển Đại, Tiểu Thừa, nay dịch là A Cấp Na, xưa dịch là A Hàm, còn gọi là A Hàm Mộ. Trung Hoa dịch là Pháp Quy, Pháp là chỉ cho vạn pháp, Quy là quy thú, nghĩa là trở về. Ý chỉ cho muôn pháp đều quy thú về nơi đây không thiếu sót. Có nơi dịch là Vô Tỷ Pháp, nghĩa là pháp mầu nhiệm không pháp nào so sánh bằng. 
(6) Tứ Vi Đà: còn gọi là Tỳ Đà hay Bì Đà. Sau này dịch là Phệ Đà hay Tiết Đà... 
Theo bộ Kim Quang Minh Tối Thắng Kinh Sớ, quyển 5 của Tam Tạng Pháp Sư Huệ Chiếu chú thích rằng: 
“Tứ minh pháp tức là tứ Tiết Đà luận. Xưa dịch là Vi Đà hay Tỳ Già La luận đều sai cả. Tứ Tiết Đà Luận như sau: 
- Nhân luận Tiết Đà: Trung Hoa dịch là Thọ Minh, nội dung bao gồm những điều giải thích về sống chết, thọ hay yểu. 
- Giả thọ Tiết Đà: Trung Hoa dịch là Tự Minh, giải thích việc tế tự, cầu đảo
- Sa Ma Tiết Đà: Trung Hoa dịch là Bình Minh, tức bình luận những việc đúng, sai, phải, trái, cho rõ ràng
- A Đạt Tiết Đà: Trung Hoa dịch là Thuật Minh, giải thích những nghệ thuật, kỹ năng... 
(7) Ngũ Minh: gọi đủ là Ngũ Minh Xứ gồm có
- Thinh Minh: thuyết minh về ngữ ngôn, văn tự.
- Công Xảo Minh: thuyết minh về tất cả công xảo, kỹ nghệ, toán số.
- Y Phương Minh: nói về ngành y học.
- Nhân Minh: xác định chánh tà, chân ngụy, thông thường gọi là Luận Lý Học.
- Nội Minh: thuyết minh về tôn chỉ của mỗi tôn giáo. Bốn loại trước, phần học thuyết đều giống nhau. Chỉ riêng loại sau thì phần học thuyết khác biệt. Chẳng hạn Bà La Môn giáo thì lấy Tứ Phệ Đà làm Nội Minh, Phật giáo thì lấy Tam Tạng mười hai phần giáo làm Nội Minh
Chữ Minh có nghĩa là xiển minh, tức là khai triển lý của năm loại minh bên trên, để làm sáng tỏ ý nghĩa. Hơn nữa, Minh là tên khác của Trí, nghĩa là y theo các loại học thuyết ấy mà được trí huệ, nên gọi là Minh. 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 1882)
Trì giới đề cập trong kinh Sa môn quả được chia làm ba hạng mục: tiểu giới, trung giới và đại giới, vốn là những giải thích của Đức Phật về ...
(Xem: 11093)
Các tác phẩm của Thầy phần lớn được dịch từ Hán tạng, gồm giới kinh và các nguồn văn học Phật giáo Đại thừa với tư tưởng uyên thâm về triết họctâm lý học.
(Xem: 11879)
Ba Ngàn Oai Nghi Của Vị Đại Tỳ Kheo - Được xếp vào tập T24 - Kinh số 1470 - Tổng cộng kinh này có 2 quyển
(Xem: 7123)
Từ nơi bản thể tịch tĩnh của Đại Niết-bàn mà đức Thế-Tôn thiết định Sīla: học xứ, học giới,.. nên học xứ ấy là nghiệp dụng của bản thể...
(Xem: 51769)
Toàn bộ Đại Tạng Kinh tiếng Việt trên 203 tập đã dịch và in xong...
(Xem: 8037)
Bài Văn Cảnh Sách Của Đại Viên Thiền Sư ở Núi Quy; Tác Giả: Thiền Sư Quy Sơn Linh Hựu; Thánh Tri phỏng Việt dịch
(Xem: 5797)
Trì giới này thời như đi đêm tối gặp đèn sáng, như người nghèo được của báu, như người bệnh được bình phục, như người tù được tự do, như kẻ đi xa được trở về.
(Xem: 5338)
Những người hộ trì giới pháp này, không nên sinh khởi tưởng nghĩ là thời tượng pháp hay mạt pháp, vì sự trì giới nghiêm cẩn sẽ ...
(Xem: 4976)
Sau khi đã thọ giới, nếu chúng ta có thể dựa trên căn bản “chỉ ác phòng phi, chư ác mạc tác, chúng thiện phụng hành” mà làm theo, thì đó chính là chúng ta đang giữ giới vậy.
(Xem: 6796)
Đức Phật không có cái tâm tưởng nào khác ngoài tâm đại Từ đại Bi, ban vui cứu khổ cho tất cả chúng sinh. Vì vậy Đức Phật ra đời, cũng không ngoài mục đích ấy.
(Xem: 8146)
Sanh tử cũng là việc lớn, vì cơn vô thường (chết) chóng mau! Thế, người học đạo, với mỗi giờ, mỗi phút phải lấy đó làm điều nhớ lo.
(Xem: 5084)
Thập Thiệnpháp môn căn bản, là thềm thang cho mọi pháp môn. Hành giả dù có chí mong cầu phước báu hữu lậu ở cõi nhân thiên, hay hướng về vô lậu giải thoát Niết Bàn, cho đến Vô Thượng Giác, đều phải khởi điểm từ Thập Thiện.
(Xem: 17469)
Hiện nay tôi giảng Phạm Võng Kinh Bồ Tát Giới Bổn để cho quý vị biết dù rằng muôn pháp đều không, nhưng lý nhân quả rõ ràng, không sai một mảy, cũng không bao giờ hư hoại.
(Xem: 12795)
Tâm hiếu thuậntâm từ bi giống nhau, vì hiếu thuận của Phật pháp không giống như hiếu thuận của thế gian.
(Xem: 5101)
Giới luậtyếu tố cần thiết để một Tỳ-kheo làm mô phạm cho trời người, bước đi trên con đường giải thoát được vững chãi.
(Xem: 5187)
Luật tạng: 律藏, tiếng Phạn: vinaya-pitaka, bộ thứ hai trong Tam Tạng, nhưng chính thức ra đời vào lần Kết tập thứ 2.
(Xem: 4481)
Những giáo nghĩa Bụt dạy phải được nhận thức như những pháp môn hướng dẫn thực tập để phát khởi tuệ giáctừ bi...
(Xem: 9241)
Thiện namthiện nữ, nay các người lãnh thọ giới pháp rồi thì phải tôn kính mà vâng giữ, không được vi phạm giới pháp cần phải phụng trì.
(Xem: 4677)
Ý thức được những khổ đau do sự sát hại gây ra, con xin học theo hạnh đại bi để bảo vệ sự sống của mọi người và mọi loài.
(Xem: 4800)
Khi phát nguyện thọ trì dù chỉ một giới, quyết định mạnh mẽ nảy sinh từ tuệ giác ấy sẽ đưa ta đến tự dohạnh phúc đích thực.
(Xem: 5211)
Mục đích của người tu hành là hướng đến giải thoátgiác ngộ, mà muốn được giải thoát, giác ngộ thì đương nhiên phải tuân thủ một số nguyên tắc.
(Xem: 4589)
Những giới luật liên quan đến ẩm thực nhằm hướng dẫn thái độhành vi khi ăn uống của người xuất gia nói riêng và người Phật tử nói chung.
(Xem: 12788)
Nếu có duyên mà thọ và đắc từ Chư Phật và Bồ Tát thì sự thành tựu giới thể rất là vượt bực.
(Xem: 14776)
Trì Giớithực hành những luật lệđức Phật đặt ra cho Phật tử xuất gia thi hành trong khi tu hành, và cho Phật tử tại gia áp dụng trong cuộc sống để có đời sống đạo đức và hưởng quả báo tốt đẹp;
(Xem: 12661)
Năm Giới Tân Tu là cái thấy của đạo Bụt về một nền Tâm LinhĐạo Đức Toàn Cầu, mà Phật tử chúng ta trong khi thực tập có thể chia sẻ với những truyền thống khác trên thế giới
(Xem: 5044)
Trong Học pháp có một giới cần phải nhận định cho rõ là giới phá hòa hợp Tăng. Tăng từ 4 vị trở lên, không biết chúng mà đồng một Kiết-ma, đồng một thuyết giới, gọi là Tăng hòa hợp.
(Xem: 6800)
Giới luật là mạng mạch của Phật pháp, Giới luật còn là Phật pháp còn; Giới luật mất là Phật pháp mất.
(Xem: 13024)
Giới bản tân tu này tuy cũng có 348 giới điều như giới bản cổ truyền nhưng đáp ứng được một cách thỏa đáng cho nhu yếu thực tập của người xuất gia trong thời đại hiện tại.
(Xem: 12564)
Giới bản tân tu này tuy cũng có 250 giới điều như giới bản cổ truyền nhưng đáp ứng được một cách thỏa đáng cho nhu yếu thực tập của người xuất gia trong thời đại hiện tại.
(Xem: 19534)
Tỳ Kheo GiớiTỳ Kheo Ni Giới do HT Thích Trí Quang dịch và giải
(Xem: 14062)
Hán dịch: Tam tạng Phật-đà Da-xá và Trúc-phật-niệm. Việt dịch: Tỳ-kheo Thích Đỗng Minh và Thích Đức Thắng. Hiệu chính và chú thích: Tỳ-kheo Thích Nguyên Chứng
(Xem: 13208)
Tác phẩm này có thể là hành trang cần thiết cho những ai muốn thực hành Bồ Tát giới theo đúng lời Phật dạy. Vì vậy, tôi trân trọng giới thiệu đến Tăng, Ni, Phật tử.
(Xem: 14409)
Luật học hay giới luật học là môn học thuộc về hành môn, nhằm nghiên cứuthực hành về giới luật do đức Phật chế định cho các đệ tử
(Xem: 13740)
Là Bộ Luật trong hệ thống Luật-Tạng do Bộ Phái Nhất Thiết Hữu thuộc hệ Thượng Tọa Bộ Ấn Độ kiết tập...Đại Tạng No. 1451
(Xem: 14954)
Bộ chú giải này là một trong năm bộ luận giải thích về luật trong Luật bộ thuộc Hán dịch Bắc truyền Đại tạng kinh lưu hành tại Trung quốc và được đưa vào Đại chính tân tu Đại tạng kinh N.1462, tập 24 do Nhật bản biên tập.
(Xem: 20041)
Bát-nhã tâm kinh (prajñāpāramitāhṛdayasūtra) là một bản văn ngắn nhất về Bát-nhã ba-la-mật (prajñā-pāramitā). Trong bản Hán dịch của Huyền Trang, kinh gồm 262 chữ.
(Xem: 12884)
Hán dịch: Hậu Hán, Tam tạng An Thế Cao người nước An Tức; Việt dịch: Tì-kheo Thích Nguyên Chơn.
(Xem: 13077)
Có thể xem đây là "tập sách đầu giường" hay "đôi tay tỳ-kheo"; rất cần thiết cho mỗi vị Tỳ-kheo mang theo bên mình để mỗi ngày mở ra học tụng cho nhuần luật nghi căn bản.
(Xem: 16775)
Không Sát Sanh là giới thứ nhất trong Ngũ Giới. Chúng ta đang sống trong một thế giới bất toàn, mạnh hiếp yếu, lớn hiếp nhỏ, giết chóc tràn lan khắp nơi.
(Xem: 18237)
Kể từ khi đạo Phật truyền vào nước ta, hàng Phật tử tại gia trong bất cứ thời đại nào và hoàn cảnh nào cũng đã có những đóng góp thiết thực trong sứ mạng hộ trìhoằng dương chánh pháp.
(Xem: 11857)
Tạng Luật (Vinayapiṭaka) thuộc về Tam Tạng (Tipiṭaka) là những lời dạy và quy định của đức Phật về các vấn đềliên quan đến cuộc sống...
(Xem: 11410)
Sau khi Đức Phật nhập diệt, Trưởng lão Māhakassapa (Ma-ha Ca-diếp) triệu tập 500 vị Tỳ-khưu A-la-hán để trùng tụng Pháp và Luật.
(Xem: 18783)
Vị Tăng, lấy Phật làm tính, lấy Như-Lai làm nhà, lấy Pháp làm thân, lấy Tuệ làm mệnh, lấy Thiền-duyệt làm thức ăn.
(Xem: 18182)
Tôi được Tăng sai phụ trách hướng dẫn Bồ tát Học xứ cho chúng Giới tử tân thọ Bồ tát giới...
(Xem: 12689)
Trong Luật tạng, bộ Luật đầu tiên theo trong sử nhắc đến là bộ Bát thập tụng luật do Tôn giả Ưu-ba-li tám mươi lần ngồi tụng thì mới xong bộ Luật của Phật dạy.
(Xem: 34543)
Tăng đoàn thực hành đúng Pháp và Luật của Phật đã chế định trong sự cùng nhau cộng trú hòa hợpthanh tịnh, cùng nhau giải tán trong sự hòa hợpthanh tịnh.
(Xem: 13594)
Chủ ý đó là muốn Tỷ kheo phải là bậc Chúng trung tôn, thân miệng ý, cả 3 nghiệp ấy đừng có những tội lỗicử động bất xứng... Hòa thượng Thích Trí Quang dịch giải
(Xem: 25193)
Bộ Luật Tứ Phần khởi nguyên do bộ phái Đàm-vô-đức (Dharmagupta, Pháp Tạng bộ) truyền trì... Hòa thượng Thích Trí Thủ dịch (1983)
(Xem: 13646)
Là một bộ luật quan trọng trong sáu bộ luật của ngài Nam Sơn, bắt nguồn từ bộ luật của ngài Đàm-vô-đức. Vào cuối đời Đường ở núi Thái Nhứt, sa môn Đạo Tuyên chú thích. Việt dịch: Thích Thọ Phước
(Xem: 142962)
Đại Tạng Việt Nam bao gồm 2372 bộ Kinh, Luật và Luận chữ Hán và tất cả đã kèm Phiên âm Hán Việt...
(Xem: 23374)
Tại Gia Bồ Tát Giới Bổn - 3 ngôn ngữ Anh, Việt, Hoa - Nhiều Tác Giả
(Xem: 22973)
Giới luậtsinh mệnh, là sự sống của Phật tử, nhất là của hàng Tỳ kheo thừa Như lai sứ, hành Như lai sự... HT Thích Trí Thủ
(Xem: 19145)
Ba học Giới, Định, Tuệ là những nhân tố then chốt nhất của người học Phật, như chiếc đỉnh ba chân, thiếu một tất không thể đứng vững. Nhưng giới học, hay là giới luật học, lại là căn bản nhất... HT Thích Thanh Kiểm
(Xem: 16989)
Luật Học Tinh Yếu - Muốn qua sông phải nhờ thuyền bè, muốn vượt bể khổ sinh tử phải nương nhờ Giới pháp... HT Thích Phước Sơn
(Xem: 31755)
Cúi đầu lễ chư Phật, Tôn Pháp, Tỳ-kheo Tăng, Nay diễn pháp Tỳ-ni, Để Chánh pháp trường tồn... HT Thích Trí Thủ dịch
(Xem: 27301)
Luật Tứ Phần - Việt dịch: HT Thích Đổng Minh; Hiệu chính và chú thích: Thích Nguyên Chứng, Thích Đức Thắng
(Xem: 24934)
Luật nghi của Đức Thế Tôn chế định vì bảo hộ Tăng-già, thanh qui của Tùng Lâm đặt định để thành tựu pháp khí cho già lam, pháp thức hành trì cho cư gia phật tử để xây nền thiện pháp...
(Xem: 28754)
Trải qua nửa thế kỷ thuyết pháp độ sinh, Ðức Ðạo sư đã hóa độ đủ mọi hạng người, không phân biệt màu da, chủng tộc, giai cấp, sang hèn... Thích Phước Sơn
(Xem: 36021)
Sự kiện Đức Phật chấp nhận thành lập giáo hội Tỳ kheo ni, nâng vị trí người nữ đến mức quan trọng nhất, là việc làm duy nhất và chưa từng thấy trong lịch sử tôn giáo...
(Xem: 29065)
Cách tốt nhất để mang lại sự an ổn cho bản thân là hướng về điều thiện, và quy y Tam bảo là nền tảng đầu tiên cho một cuộc sống hướng thiện.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant