Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới
Bài Mới Nhất

41. Vị Lợi Tác Sư Giới (Giới Vì Lợi Mà Làm Thầy)

22 Tháng Sáu 201000:00(Xem: 6853)
41. Vị Lợi Tác Sư Giới (Giới Vì Lợi Mà Làm Thầy)

KINH PHẠM VÕNG BỒ TÁT GIỚI BỔN GIẢNG KÝ
Hán văn: Pháp sư Thích Diễn Bồi
Việt dịch: Hòa Thượng Thích Trí Minh

Chương III: CHÁNH THUYẾT GIỚI TƯỚNG 
(chánh thức thuyết giảng giới tướng) 

B. BIỆT THUYẾT GIỚI TƯỚNG
(thuyết giảng riêng biệt giới tướng)

B.2.2. BIỆT THUYẾT KHINH GIỚI 
(riêng giảng các giới khinh)

B.2.2.41. VỊ LỢI TÁC SƯ GIỚI 
(giới vì lợi mà làm thầy)

Kinh văn 

1. Phiên âm: 

Từ câu “nhược Phật tử giáo hóa nhân khởi tín tâm...” cho đến câu “phạm khinh cấu tội”. 

2. Dịch nghĩa: 

Nếu Phật tử giáo hóa người sanh lòng tin tưởng pháp Đại Thừa hay Bồ Tát làm Pháp Sư giáo giới cho người. Lúc ấy, có người muốn thọ giới Bồ Tát, nên bảo người ấy thỉnh cầu đại sư Hòa ThượngA Xà Lê, và phải hỏi người ấy có phạm tội thất nghịch không? Nếu người ấy hiện đời có phạm tội thất nghịch, thời Pháp Sư không được cho người ấy thọ giới. Nếu trường hợp không phạm tội thất nghịch thì cho thọ giới. Nếu phạm một, hai hoặc ba... trong số mười giới Trọng thì bảo người ấy phải sám hối trước tượng PhậtBồ Tát. Ngày đêm sáu thời tụng giới Bồ Tát, tha thiết đảnh lễ Tam Thế chư Phật, cho đến khi được thấy hảo tướng. Sám hối như thế trong bảy ngày, mười bốn ngày, hăm mốt ngày, nhẫn đến trọn năm mãi đến chừng nào thấy được hảo tướng. Sau đây là những trường hợp gọi là hảo tướng: thấy Phật đến xoa đầu mình, thấy quang minh, thấy hoa báu v.v... và các thứ cảnh tượng tốt lạ. Thấy được những hảo tướng ấy là triệu chứng tội đã tiêu diệt. Nếu không được thấy hảo tướng, dù có sám hối cũng vô ích. Vì người này hiện đời không thể nào đắc giới, nhưng được tăng sự lợi ích thọ giới
Nếu là người phạm một hay nhiều giới trong số bốn mươi tám giới khinh, đối trước Tam Bảo sám hối thời đặng tiêu diệt tội lỗi, không phải như trường hợp thất nghịch. 
Vị Pháp Sư giáo giới phải hiểu rõ những pháp này. Nếu không hiểu kinh luật Đại Thừa, những giới trọng, giới khinh, hành tướng hay chẳng phải hành tướng, không hiểu Đệ Nhất Nghĩa Đế, tập chủng, trưởng dưỡng tánh, tánh chủng tánh, bất khả hoại tánh, đạo chủng tánh, chánh pháp tánh, những quán hạnh đa thiểu xuất nhập trong các pháp đó và mười chi thiền, tất cả pháp hạnh... nhất nhất đều không thông hiểu. Trong tình trạng thiếu sự hiểu biết như thế, nhưng Phật tửtài lợi, vì danh tiếng cầu việc sai quấy, cầu số lượng nhiều, tham tài lợi, vì danh tiếng cầu việc sai quấy, cầu số lượng nhiều, tham đệ tử đông nên giả bộ mình là người hiểu biết tất cả kinh luật để được nhận cúng dường. Đó là tự dối mình, dối người. Nếu cố làm giới sư truyền giới cho người, Phật tử này phạm khinh cấu tội

Lời giảng

Chính mình quả thật có chỗ nhận thức rõ ràng đối với kinh luật Đại Thừa, mà khi có người đến cầu pháp bạn lại không chịu truyền trao, như thế đương nhiên là không được. Còn tự mình thật khôngtài đức, lại thích làm thầy người một cách miễn cưỡng, cũng là điều không đúng. 
Chúng ta hãy nghĩ: Nếu những điều trì phạm trong kinh luật Đại Thừa dạy mà hoàn toàn không thông suốt, thì vị hành giả làm sao có thể làm thầy cho người? Sự tu hànhthành tựu mới có thể nói đến việc độ người. Còn quả thật mình không biết gì, mà dám nói dốihiểu biết tất cả thì chẳng những không ích lợi cho người, mà chính mình cũng bất lợi. Đó là điều tuyệt đối không nên làm. Vì như thế sẽ làm cho chánh pháp của Như Lai không được hoằng truyền chính xác
Trải qua năm tháng dài lâu, chánh pháp của Từ Phụ sẽ bị mai một. Hơn nữa, truyền trao giới pháp sai lầm, người thọ giới không hiểu cứ tin đó là Bồ Tát đại giới, nên cứ y theo đó mà thực hành. Họ không biết rằng thực hành như vậy là hoàn toàn phi phápvô ý nghĩa. Thế là bạn đã sai lầm dẫn dắt chúng sanh khiến chúng sanh không được đến nơi chân thật giải thoát. Trường hợp như vậy thử hỏi bạn có tội hay không? 
Vì tham cầu danh lợi mà làm việc sai lầm như thế, tự mình trở lại phải bị hậu quả khốc hại. Nên trong kinh Hư Không Tạng dạy: “Danh dự và lợi dưỡng là nguồn gốc các tội ác”. Thật là lời vàng ngọc không sai mảy may
Cổ đức cũng dạy: “Tự mình thực không hiểu rõ, chỉ vì mong được tiếng khen mà lừa mình, lừa người, tội không phải nhỏ. Dù rằng có thực hiểu biết, nhưng nếu vì mong được cúng dường làm hại mình, hại người, lỗi không phải nhẹ. Như thế thực là không phải tư cách hóa đạo chúng sanh và cũng là rất trái với hạnh tài thí, pháp thí”. 
Lời dạy trên có giá trị vô cùng, nên những ai thích là thầy người, phải nên học thuộc và suy nghĩ kỹ. 
Giới này thuộc về tội khinh cấu, nhưng có mức độ nặng, nhẹ khác nhau. Căn cứ vào sự không hiểu biết của bạn nhiều hay ít, chúng sanh được hóa độ thuộc về hạng lợi căn hay độn căn, tham tâm của bạn lớn hay nhỏ, giới pháp đã truyền trao đủ hay không? 
Nếu có sự hiểu biết quá kém, chúng sanh được hóa độ là những người lợi căn, bạn có tham tâm lớn, truyền giới đủ, thì bị kết tội nặng; bằng ngược lại thì tội nhẹ hơn. 
Trường hợp học vấn của mình tuy chưa thành tựu, nhưng có người đến thỉnh cầu giới pháp quá khẩn thiết, nếu không phải vì tâm mong cầu lợi dưỡng mà truyền trao giới pháp cho người thì không phạm tội
Giới này cả Đại, Tiểu Thừa đều phải vâng giữ, còn thất chúng Phật tử cốt yếu chỉ có 2 chúng tỳ kheotỳ kheo ni là phải tuân giữ. Năm chúng kia vì không có nhiệm vụ truyền trao giới pháp, nên không thuộc phạm vi của giới này. 
Nếu đem phối hợp với Tam Tụ Tịnh Giới thì có sự tương ứng như sau: 
- Không vì danh dự, lợi dưỡng thuộc về Nhiếp Luật Nghi Giới
- Nhất nhất mọi giới luật đều thông hiểuNhiếp Thiện Pháp Giới
- Dạy người phát tâm tin tưởng giới pháp Đại ThừaNhiếp Chúng Sanh Giới
Đức Phật đối với đại chúng dạy rằng: “Nếu là một Phật tử thọ Bồ Tát giới, lúc hành hạnh lợi người, trước tiên phải nhận định tín tâmcăn bản tối yếu. Vì tín tâm là nền tảng đi vào Phật pháp, là người đứng đầu để tiến lên thánh đạo, nên giáo hóa người sanh lòng tin tưởng pháp Đại Thừa là điều cần yếu không thể thiếu được”. 
Ở đây nói tín tâm chính yếu là tin rằng tâm mình có thể làm Phật. Những người muốn thọ giới, điều kiện trước tiên là phải tín tâm ấy. Khi đã phát tín tâm rồi thì muốn pháp lành từ đó phát sanh, chúng sanh cũng từ đó mà có thể độ, Phật đạo cũng từ đó mà có thể thành. 
Phải biết rằng: Chúng sanh dù bên trong sẵn có Phật tánh chủng tử, nhưng nếu không được gặp chư Phật, Bồ Tát, cùng những lời dạy trong kinh luật và thiện tri thức dạy bảo, dẫn dắt để phát khởi tín tâm, lại tự cho rằng chúng sanh tự nhiên có thể thành Phật, thì nhất quyết không bao giờ có đạo lý ấy. 
Thọ Bồ Tát giới cùng tỳ kheo giới có điểm bất đồng: 
- Giới tỳ kheo thì ở trong tăng đoàn mà thọ, nên phải có thập sư hiện tiền, nếu không thì không thể thọ giới
- Giới Bồ Tát ở trước thập phương chư Phật, Bồ Tát mà thọ. 
Vì thế, vị Hòa Thượngnhiệm vụ tuyên giới chỉ tuyên đọc giáo giới, nghĩa là vị Hòa Thượng vâng lời Phật dạy, tuyên đọc khoa nghi giáo giới cho hàng hậu học. Thế nên một vị Bồ Tát làm Pháp Sư giáo giới cho người, nếu lúc thấy có người muốn thọ giới Bồ Tát, trước tiên nên bảo người ấy thỉnh hai Đại Sư, tức là cung thỉnh Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật làm Hòa Thượng Bổn Sư đắc giới, thỉnh Nhất Sanh Bổ Xứ Di Lặc Bồ Tát làm giáo thọ A Xà Lê
Tại sao không thỉnh Yết Ma và tôn chứng? 
Vì Bổn Sư Thích Ca là Phật hiện tại, Di Lặc Bồ Tát là Phật tương lai, tượng trưng hiện tiền thọ Bồ Tát giới là nhân, tương lai thành Phật là quả. Nhân quả đầy đủ nên Yết MaTôn Chứng giảm bớt, không cần thỉnh. 
Lúc làm lễ truyền giới ở trước hình tượng Phật, Bồ Tát truyền trao giới pháp cho người thọ giới, vị Pháp Sư giáo giới nên ngồi một bên, không được ngồi quay lưng vào tượng Phật, Bồ Tát. Tất cả mọi người đều cần phải đúng như pháp, không được trái với thánh giáo của Như Lai, để tránh cho người thọ giới trọn đời không đắc giới
Vị Hòa Thượng truyền giới đã dạy người thọ giới lễ thỉnh hai Đại Sư trước rồi, kế tiếp phải ở trước hai Đại Sư, hỏi người thọ giới rằng: “Người có phạm tội thất giá không?”
Ở đây nói tội Thất Giá là tội Thất Nghịch trong giới trước đã nói. 
Nhưng vì sao gọi là Giá Tội? 
Vì tội này làm chướng ngại thánh đạo không thể phát sanh nên gọi là Giá, và vì tội ác này nghịch với bổn nguyên tâm địa nên gọi là Nghịch. Nếu người thọ giới ấy hiện đời có tội Thất Giá thì vị Bồ Tát làm Pháp Sư giáo giới không nên cho người ấy thọ Bồ Tát đại giới. Nếu người ấy hiện đời không có tội Thất Giá thì vị Pháp Sư giáo giới được quyền cho người ấy thọ Bồ Tát đại giới
Nếu có người đã thọ Bồ Tát đại giới này, nhưng về sau hủy phạm mười giới trọng thì phải làm sao? 
Ở đây nói “phạm mười giới trọng” không phải là phạm tất cả mà là phạm một số trong mười giới vậy. Tuy phạm trọng giới, nhưng Đức Phật đại từ bi, không nỡ để cho chúng sanh phạm giới kia, vì việc phạm giới này mà phải bị luân trầm, nên Ngài đặc biệt khai ra một pháp môn phương tiện, nghĩa là phải bảo người phạm trọng giới ấy thành tâm sám hối để được tiêu trừ trọng tội đã phạm. 
Nếu không ân cần khẩn thiết sám hối thì do những tội nghiệp đã gây ra, sau khi xả báo thân, chắc chắn phải bị đọa tam đồ muôn kiếp, không có thời kỳ nào được thoát khỏi
Về việc sám hối phải làm thế nào? 
Phải ở trước hình tượng Phật, đúng theo pháp mà sám hối. Sám hối không phải chỉ thực hành một lần là đủ, mà phải mỗi ngày đêm sáu thời, dùng tâm chí thành khẩn thiết, tụng mười giới trọng, bốn mươi tám giới khinh này. Phải biết rõ giới của mình đã phạm và tướng tội của nó, phải sanh tâm thật hổ thẹnân cần sám hối, mong mau được khôi phục giới thể thanh tịnh
Ngoài việc tụng giới còn phải tha thiết đảnh lễ tam thế thiên Phật. Tam thế thiên Phật nghĩa là ba đời đều có một ngàn Đức Phật. Cử chỉ tha thiết là hình ảnh người Phật trong lúc lạy Phật, vì trót đã phạm giới, hết sức thành khẩn chí thiết, dường như cứu lửa cháy đầu, như non Thái Sơn sụp đổ, gieo năm vóc xuống đất, xưng niệm hồng danh chư Phật, nghĩ nhớ bao nhiêu thống khổ của tội nhân trong địa ngục, phát Bồ Đề tâm mong cầu được thấy hảo tướng
Sám hối đỉnh lễ chư Phật như vậy, nếu trong bảy ngày không thấy được hảo tướng thì phải tiếp tục sám hối mười bốn ngày, hai mươi mốt ngày. Nếu vẫn không được thấy hảo tướng thì phải tiếp tục sám hối nhẫn đến trọn năm. 
Nói “hảo tướng” là chỉ cho điều gì? 
Là trong lúc tụng giới, hoặc trong khi lễ Phật, hay lúc tọa thiền, hoặc trong giấc mơ thấy Phật đến xoa đầu mình, hoặc thấy quang minh chiếu soi trên thân mình, hoặc thấy hoa báu rải khắp tịnh địa, cùng thấy những cảnh tượng tốt lạ khác. 
Khi được thấy những hảo tướng nói trên thì chứng biết tội phạm trọng giới đã được tiêu diệt. Tội đã được trừ diệt thì giới thể xa lìa các sự ngăn che, mới được trở lại thanh tịnh
Trong lúc trường kỳ lễ Phật tụng giới, nếu không được thấy hảo tướng hiện tiền thì tội trọng đã phạm chưa tiêu diệt. Do đó, giới thể sẵn có chưa khôi phục, tất cả thiện giới cũng không sanh, nên dù có sám hối vẫn vô ích. Vì thế người này hiện đời cũng không thể đắc giới
Tuy nói “vẫn vô ích”, nhưng thực ra không phải hoàn toàn không lợi ích, hoặc vĩnh viễn không được lợi ích, nhưng được tăng ích lợi thọ giới. Nghĩa là hiện tại dù không đắc giới, nhưng nhờ công đức lễ Phật sám hối, có thể tăng trưởng sự lợi ích đắc giới cho tương lai. Cốt yếu là tâm sám hối này không ngừng nghỉ, mãi tiếp tục ân cần tha thiết, niệm niệm nối luôn. Sám hối đã trải qua ba năm, năm năm, cho đến tám năm, mười năm một khi được thấy hảo tướng thì liền được đắc giới
Thấy được hảo tướngtriệu chứng diệt tội, nhưng chớ nên sanh tâm chấp trước hảo tướng. Vì nếu có tâm chấp trước thì chẳng những tội phạm giới khó diệt trừ, lại còn bị ma thừa dịp phá rối. Như thế thật vô cùng bất lợi cho mình. 
Vì thế khi chưa thấy hảo tướng, phải hết lòng mong cầu được thấy. Nhưng khi được thấy rồi, không nên sanh tâm chấp trước
Người đã thọ Bồ Tát đại giới, nếu không phạm mười giới trọngchỉ phạm bốn mươi tám giới khinh thì phải giải quyết bằng cách nào? 
Điều này chỉ cần bảo người ấy đối thú sám hối. Nghĩa là đối trước mặt một vị Bồ Tát tỳ kheo thanh tịnh mà tự thú tội lỗi của mình, phát lồ sám hối, từ đó trở đi thề không trái phạm thì tội ấy liền được tiêu diệt, không giống trường hợp phạm tội trọng Thất Giá, phải thấy hảo tướng thì tội mới được trừ diệt
Điều rất quan trọng là vị Pháp Sư giáo giới, đối với những pháp này thuận cho người sám hối hay không sám hối, có thể đắc giới hay không đắc giới v.v... nhất nhất cần phải hiểu rõ mới có thể làm sư phạm cho người. 
Ở đây nói “khéo hiểu rõ nghĩa” là phải khéo léo vì người phạm tội giảng giải chi tiết pháp thức sám hối, tuyệt đối không được giảng qua loa, lấy lệ, để cho người phạm tội không bị rơi vào trường hợp không biết phải sám hối như thế nào. Vị Bồ Tát làm Pháp Sư giáo giới cho người nếu không hiểu kinh luật Đại Thừa, các giới khinh, giới trọng, phải là hành tướng hay không phải là hành tướng, thì điều đó nhất quyết là không thể được. 
“Tướng khinh” là chỉ cho tướng trạng của giới khinh. Nếu có vi phạm thì đối thú sám hối liền được thanh tịnh
“Tướng trọng” là chỉ tướng trạng của giới trọng. Nếu đã vi phạm cần phải sám hối cho thấy hảo tướng thì tội lỗi mới được diệt trừ
Làm một vị Pháp Sư giáo giới cho người, với những việc ấy cần phải phân biệt cho rành rẽ. Không được lẫn lộn cho khinh là trọng, trọng là khinh. Lại cũng không được lầm lẫn phải cho là không phải, không phải cho là phải, để đến nỗi dẫn dắt hành giả một cách sai lầm
Vị Pháp Sư giáo giới đối với bốn điều khinh, trọng, phải, không phải nói trên, phải biệt biện phân tích cho rõ ràng, không được lộn xộn. Đấy gọi là “khéo hiểu danh tướng của giới pháp”. Nếu tội khinh cho là trọng, tội trọng cho là khinh, hoặc phạm nói không phạm, không phạm nói phạm thì không thể giúp cho người quyết nghi tiêu tội, làm cho thân tâm hành giả không được thanh tịnh, lỗi ấy không phải nhẹ! 
“Không hiểu Đệ Nhất Nghĩa Đế” như trong bộ Bồ Tát Giới Sơ Tân, quyển tám, thuyết minh: “Tâm địa đại giới này bản thể của nó vắng lặng, chẳng phải trọng, chẳng phải khinh, nhưng khinh, trọng vẫn rõ ràng. Tánh của nó rỗng sáng, không phải là phải, không phải là chẳng phải, nhưng phải và chẳng phải vẫn rõ ràng, vượt ra ngoài hai thế đối đãi có không mà vẫn song dẫn, song chiếu, hiển bày rõ ràngTrung Đạo, dứt hẳn sự nghĩ bàn. Cho nên gọi là Đệ Nhất Nghĩa Đế. Đây gọi là khéo hiểu nghĩa lý của giới (song dẫn là chỉ cho tự thể của bổn nguyên tâm địa bặt dứt sự có không. Song chiếu là chỉ cho sự diệu dụng của bổn nguyên tâm địa có không đều rõ ràng). 
Trong Trí Độ Luận nói: 
“Thế nào gọi là Cụ Túc Giới? 
Bồ Tát hộ trì Trung Đạo Đệ Nhất Nghĩa Đế giới, dùng trí huệ Trung Đạo mà vào khắp các pháp, thì không giới nào chẳng đủ, nên gọi là Cụ Túc Giới
Thế nên vị Pháp Sư làm thầy truyền giới, chẳng những cần hiểu rõ về giới tướng, lại còn phải hiểu rõĐệ Nhất Nghĩa Đế. Vì nếu không hiểu rõ giới tướng, thì đối với vấn đề Trì, Phạm, lại càng mù mờ, không biết thế nào là Trì, thế nào là Phạm. Nếu không hiểu rõĐệ Nhất Nghĩa Đế thì không thể hội được Bổn Nguyên Tâm Địa, chỉ có thể phân biệt được các tướng bên ngoài, chứ không thể nào chứng được Đệ Nhất Nghĩa Đế
“Tập chủng tánh” là chỉ cho địa vị Thập Trụ, tức là Thập Phát Thú Tâm ở trước đã nói. Địa vị này lúc đầu từ Thập Tín mà thú hướng tu tập Chơn Đế lý. Do tu pháp Không Quántrí huệ được phát khai thành Nhất Thiết Trí, chứng ngôi vị Bất Thối, nên gọi là Trụ. 
“Trưởng dưỡng tánh” cùng với Tánh Chủng Tánh chỉ cho Thập Hạnh, tức là Thập Trưởng Dưỡng Tâm. Địa vị này từ Chân Đế mà vào Tục Đế, để làm lợi ích cho tất cả chúng sanh, tiến tu pháp Giả Quán, phân biệt chủng tánh sai khác của chúng sanh trong thập pháp giới, trưởng dưỡng Thánh Thai, thấy lý Tục Đế, pháp nhãn phát khai, thành Đạo Chủng Trí. Do địa vị Thập Trụ ở trước mà được ngộ lý Chân Đế. Từ đây tinh tiến, thú hướng tu hành cho nên gọi là Hạnh. 
“Bất khả hoại tánh” cùng với “đạo chủng tánh” chỉ cho Thập Hồi Hướng tức là Thập Kim Cương Tâm ở trước đã giảng. Ở trong địa vị này, tu pháp quán Trung Đạo, nhậm vận thi thiết, vô công dụng đạo (câu này ý nói sự tu tập của Bồ Tátđịa vị Thập Hồi Hướng không cần phải dụng công phu. Việc này không thể dùng phàm trí suy tư được. Ở đây chỉ tạm dùng thí dụ sự tu tập dụng công và không dụng công như người đánh máy chữ, hay đi xe đạp, lúc mới tập thì lưu ý dụng công, khi đã thuần thục thì không cần dụng công). Hạnh nguyện, sự lý đều dung thông, lưu nhập trong pháp giới, đem sự tu hướng về lý tánh, cho nên gọi là Hồi Hướng
Nhưng tại sao gọi là Bất Khả Hoại Tánh và Đạo Chủng Tánh? 
tu hành đến trình độ này, tánh cứng rắn như kim cương nên gọi là Bất Khả Hoại. Đầu tiên từ trong Chánh Tu nên gọi là Đạo, về sau có thể phát sanh Phật quả nên gọi là Chủng. 
Chánh Pháp Tánh cũng gọi là Thánh Chủng Tánh, còn gọi là Chánh Giác Tánh. Là chỉ cho địa vị Bồ Tát Thập Địa, Đẳng Giác Đại Sĩ, cùng với quả vị Diệu Giác. Nghĩa là từ Sơ Địa trở đi, tu pháp quán Trung Đạo, dùng trí để đoạn nghi hoặc. Mỗi một địa phá một phần vô minh. Đến Kim Cương Vị trở về sau, đoạn trừ hẳn vô minh, tức được thành Phật
Vị Bồ Tát làm Pháp Sư truyền trao giới pháp, đối với sáu tánh trên cần phải hiểu rõ. Nếu không hiểu sự khác nhau của sáu tánh ấy thì không thể nào chỉ bảo, dẫn dắt cho hàng tân học Bồ Tát tiến tu
Hiểu rõ sáu tánh trên, điều tối yếu là phải hiểu rõ những “quán hạnh đa thiểu, xuất nhập của các pháp ấy”. Như ở Tập Chủng Tánh thì tu Không Quán vẫn còn ít. Đến Trưởng Dưỡng Tánh mới tu Không Quán nhiều. Ở Tánh Chủng Tánh, tu Giả Quán còn ít. Đến Bất Khả Hoại Tánh mới tu pháp Giả Quán nhiều. Ở Đạo Chủng Tánh tu pháp Trung Quán vẫn còn ít. Đến Chánh Pháp Tánh mới tu pháp quán Trung Đạo nhiều. 
Lại có chỗ giải thích rằng: Trong Thập Địa, từ Sơ Địa đến Tứ Địa, tu pháp quán Vô Tướng ít, Hữu Tướng nhiều. Từ Ngũ Địa đến Thất Địa thì tu pháp quán Hữu Tướng ít, quán Vô Tướng nhiều. Từ Bát Địa đến Đẳng Giác, thuần tu Vô Tướng quán. Đến quả vị Diệu Giác tức là Nhất Thiết Trí Quán. Về sự tu thập quán hạnh có sự bất đồng ít nhiều như thế. 
Kinh văn nói “xuất nhập” nghĩa là xuất địnhnhập định vậy. 
“Mười chi thiền” là mười chi thuộc trong pháp Tứ Thiền gồm: 
* Pháp Sơ Thiền:
- Giác chi
- Quán chi. 
- Hỷ chi. 
- Lạc chi. 
- Nhất tâm chi
* Pháp Nhị Thiền:
- Nội tịnh chi. 
* Pháp Tam Thiền
- Xả chi. 
- Niệm chi. 
- Huệ chi. 
* Pháp Tứ Thiền 
- Bất khổ bất lạc chi. 
Mười pháp trên là pháp dụng trong lúc tu Thiền Quán, nên gọi là mười chi Thiền. 
Tứ Thiền dù là Thiền Định thế gian, nhưng nương đó mà vào giai cấp địa vị Hiền Thánh. Nên một vị Bồ Tát làm Pháp Sư truyền giới, đối với mười chi Thiền ấy, cần phải có chỗ nhận thức để chỉ dạy dẫn dắt cho hàng tân học Bồ Tát
“Tất cả pháp hạnh” là tổng kết tất cả pháp môn tiến tu công hạnh đã nói trước. Một vị Bồ Tát làm thầy truyền giới pháp, theo đúng lý mà nói, phải có bổn phận hiểu rõ tất cả pháp môn quán hạnh này. 
Nếu với pháp tiến tu thậm thâm vi diệu này, mỗi mỗi đều không thông hiểu, tức là không hiểu rõ nghĩa thú trong các pháp ấy, thì nên sanh lòng hổ thẹn không hết, sao lại còn dám đi làm sư phạm cho người? 
Nếu nói về công hạnh tự lợi thì với hạnh tự lợi còn làm không xong, thì làm sao nói đến việc lợi tha? Nếu không hiểu mà miễn cưỡng đi làm việc lợi tha, chẳng khác nào một người mù dẫn một đoàn người mù, chỉ dắt nhau đi vào hầm lửa mà thôi. 
Nhưng nếu làm một vị Bồ Táttài lợi, danh tiếng, không chịu y theo giới luật tu hành để thọ sự cúng dường của đàn việt. Trái lại, chỉ cầu quấy, cầu nhiều, tham đệ tử đông, trong lúc chính mình không hiểu tất cả kinh luật, mà lại giả bộ thông hiểu
Thử tìm xét kỹ nguyên nhân giả dối đó là do đâu? 
Chính là do ý muốn được cúng dường. Người làm như vậy chính là tự dối mình và cũng là khinh dối người khác. Thế nên người làm giới sư truyền giới cho người, nếu cố làm như vậy đương nhiên phải phạm khinh cấu tội
Trong kinh Phật thường răn dạy các đệ tử rằng: “Tỳ kheo các ông phải nghiêm trì giới pháp thanh tịnh, không nên tham cầu lợi dưỡng. Đối với người, các ông nói pháp như thế nào thì phải thực hành như thế ấy”. Người thực hành được như thế mới được Đức Phật cho phép thuyết pháp. Ngược lại, nếu có tâm mong cầu lợi dưỡng, muốn làm thầy người, chẳng những không thể làm sư phạm cho người, mà chính mình cũng không thể hộ trì giới hạnh được thanh tịnh vậy”. 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 1882)
Trì giới đề cập trong kinh Sa môn quả được chia làm ba hạng mục: tiểu giới, trung giới và đại giới, vốn là những giải thích của Đức Phật về ...
(Xem: 11092)
Các tác phẩm của Thầy phần lớn được dịch từ Hán tạng, gồm giới kinh và các nguồn văn học Phật giáo Đại thừa với tư tưởng uyên thâm về triết họctâm lý học.
(Xem: 11879)
Ba Ngàn Oai Nghi Của Vị Đại Tỳ Kheo - Được xếp vào tập T24 - Kinh số 1470 - Tổng cộng kinh này có 2 quyển
(Xem: 7122)
Từ nơi bản thể tịch tĩnh của Đại Niết-bàn mà đức Thế-Tôn thiết định Sīla: học xứ, học giới,.. nên học xứ ấy là nghiệp dụng của bản thể...
(Xem: 51768)
Toàn bộ Đại Tạng Kinh tiếng Việt trên 203 tập đã dịch và in xong...
(Xem: 8037)
Bài Văn Cảnh Sách Của Đại Viên Thiền Sư ở Núi Quy; Tác Giả: Thiền Sư Quy Sơn Linh Hựu; Thánh Tri phỏng Việt dịch
(Xem: 5797)
Trì giới này thời như đi đêm tối gặp đèn sáng, như người nghèo được của báu, như người bệnh được bình phục, như người tù được tự do, như kẻ đi xa được trở về.
(Xem: 5338)
Những người hộ trì giới pháp này, không nên sinh khởi tưởng nghĩ là thời tượng pháp hay mạt pháp, vì sự trì giới nghiêm cẩn sẽ ...
(Xem: 4976)
Sau khi đã thọ giới, nếu chúng ta có thể dựa trên căn bản “chỉ ác phòng phi, chư ác mạc tác, chúng thiện phụng hành” mà làm theo, thì đó chính là chúng ta đang giữ giới vậy.
(Xem: 6796)
Đức Phật không có cái tâm tưởng nào khác ngoài tâm đại Từ đại Bi, ban vui cứu khổ cho tất cả chúng sinh. Vì vậy Đức Phật ra đời, cũng không ngoài mục đích ấy.
(Xem: 8146)
Sanh tử cũng là việc lớn, vì cơn vô thường (chết) chóng mau! Thế, người học đạo, với mỗi giờ, mỗi phút phải lấy đó làm điều nhớ lo.
(Xem: 5084)
Thập Thiệnpháp môn căn bản, là thềm thang cho mọi pháp môn. Hành giả dù có chí mong cầu phước báu hữu lậu ở cõi nhân thiên, hay hướng về vô lậu giải thoát Niết Bàn, cho đến Vô Thượng Giác, đều phải khởi điểm từ Thập Thiện.
(Xem: 17469)
Hiện nay tôi giảng Phạm Võng Kinh Bồ Tát Giới Bổn để cho quý vị biết dù rằng muôn pháp đều không, nhưng lý nhân quả rõ ràng, không sai một mảy, cũng không bao giờ hư hoại.
(Xem: 12793)
Tâm hiếu thuậntâm từ bi giống nhau, vì hiếu thuận của Phật pháp không giống như hiếu thuận của thế gian.
(Xem: 5101)
Giới luậtyếu tố cần thiết để một Tỳ-kheo làm mô phạm cho trời người, bước đi trên con đường giải thoát được vững chãi.
(Xem: 5187)
Luật tạng: 律藏, tiếng Phạn: vinaya-pitaka, bộ thứ hai trong Tam Tạng, nhưng chính thức ra đời vào lần Kết tập thứ 2.
(Xem: 4480)
Những giáo nghĩa Bụt dạy phải được nhận thức như những pháp môn hướng dẫn thực tập để phát khởi tuệ giáctừ bi...
(Xem: 9240)
Thiện namthiện nữ, nay các người lãnh thọ giới pháp rồi thì phải tôn kính mà vâng giữ, không được vi phạm giới pháp cần phải phụng trì.
(Xem: 4677)
Ý thức được những khổ đau do sự sát hại gây ra, con xin học theo hạnh đại bi để bảo vệ sự sống của mọi người và mọi loài.
(Xem: 4800)
Khi phát nguyện thọ trì dù chỉ một giới, quyết định mạnh mẽ nảy sinh từ tuệ giác ấy sẽ đưa ta đến tự dohạnh phúc đích thực.
(Xem: 5211)
Mục đích của người tu hành là hướng đến giải thoátgiác ngộ, mà muốn được giải thoát, giác ngộ thì đương nhiên phải tuân thủ một số nguyên tắc.
(Xem: 4589)
Những giới luật liên quan đến ẩm thực nhằm hướng dẫn thái độhành vi khi ăn uống của người xuất gia nói riêng và người Phật tử nói chung.
(Xem: 12788)
Nếu có duyên mà thọ và đắc từ Chư Phật và Bồ Tát thì sự thành tựu giới thể rất là vượt bực.
(Xem: 14776)
Trì Giớithực hành những luật lệđức Phật đặt ra cho Phật tử xuất gia thi hành trong khi tu hành, và cho Phật tử tại gia áp dụng trong cuộc sống để có đời sống đạo đức và hưởng quả báo tốt đẹp;
(Xem: 12660)
Năm Giới Tân Tu là cái thấy của đạo Bụt về một nền Tâm LinhĐạo Đức Toàn Cầu, mà Phật tử chúng ta trong khi thực tập có thể chia sẻ với những truyền thống khác trên thế giới
(Xem: 5044)
Trong Học pháp có một giới cần phải nhận định cho rõ là giới phá hòa hợp Tăng. Tăng từ 4 vị trở lên, không biết chúng mà đồng một Kiết-ma, đồng một thuyết giới, gọi là Tăng hòa hợp.
(Xem: 6800)
Giới luật là mạng mạch của Phật pháp, Giới luật còn là Phật pháp còn; Giới luật mất là Phật pháp mất.
(Xem: 13022)
Giới bản tân tu này tuy cũng có 348 giới điều như giới bản cổ truyền nhưng đáp ứng được một cách thỏa đáng cho nhu yếu thực tập của người xuất gia trong thời đại hiện tại.
(Xem: 12564)
Giới bản tân tu này tuy cũng có 250 giới điều như giới bản cổ truyền nhưng đáp ứng được một cách thỏa đáng cho nhu yếu thực tập của người xuất gia trong thời đại hiện tại.
(Xem: 19533)
Tỳ Kheo GiớiTỳ Kheo Ni Giới do HT Thích Trí Quang dịch và giải
(Xem: 14062)
Hán dịch: Tam tạng Phật-đà Da-xá và Trúc-phật-niệm. Việt dịch: Tỳ-kheo Thích Đỗng Minh và Thích Đức Thắng. Hiệu chính và chú thích: Tỳ-kheo Thích Nguyên Chứng
(Xem: 13205)
Tác phẩm này có thể là hành trang cần thiết cho những ai muốn thực hành Bồ Tát giới theo đúng lời Phật dạy. Vì vậy, tôi trân trọng giới thiệu đến Tăng, Ni, Phật tử.
(Xem: 14409)
Luật học hay giới luật học là môn học thuộc về hành môn, nhằm nghiên cứuthực hành về giới luật do đức Phật chế định cho các đệ tử
(Xem: 13740)
Là Bộ Luật trong hệ thống Luật-Tạng do Bộ Phái Nhất Thiết Hữu thuộc hệ Thượng Tọa Bộ Ấn Độ kiết tập...Đại Tạng No. 1451
(Xem: 14954)
Bộ chú giải này là một trong năm bộ luận giải thích về luật trong Luật bộ thuộc Hán dịch Bắc truyền Đại tạng kinh lưu hành tại Trung quốc và được đưa vào Đại chính tân tu Đại tạng kinh N.1462, tập 24 do Nhật bản biên tập.
(Xem: 20041)
Bát-nhã tâm kinh (prajñāpāramitāhṛdayasūtra) là một bản văn ngắn nhất về Bát-nhã ba-la-mật (prajñā-pāramitā). Trong bản Hán dịch của Huyền Trang, kinh gồm 262 chữ.
(Xem: 12884)
Hán dịch: Hậu Hán, Tam tạng An Thế Cao người nước An Tức; Việt dịch: Tì-kheo Thích Nguyên Chơn.
(Xem: 13077)
Có thể xem đây là "tập sách đầu giường" hay "đôi tay tỳ-kheo"; rất cần thiết cho mỗi vị Tỳ-kheo mang theo bên mình để mỗi ngày mở ra học tụng cho nhuần luật nghi căn bản.
(Xem: 16775)
Không Sát Sanh là giới thứ nhất trong Ngũ Giới. Chúng ta đang sống trong một thế giới bất toàn, mạnh hiếp yếu, lớn hiếp nhỏ, giết chóc tràn lan khắp nơi.
(Xem: 18237)
Kể từ khi đạo Phật truyền vào nước ta, hàng Phật tử tại gia trong bất cứ thời đại nào và hoàn cảnh nào cũng đã có những đóng góp thiết thực trong sứ mạng hộ trìhoằng dương chánh pháp.
(Xem: 11857)
Tạng Luật (Vinayapiṭaka) thuộc về Tam Tạng (Tipiṭaka) là những lời dạy và quy định của đức Phật về các vấn đềliên quan đến cuộc sống...
(Xem: 11410)
Sau khi Đức Phật nhập diệt, Trưởng lão Māhakassapa (Ma-ha Ca-diếp) triệu tập 500 vị Tỳ-khưu A-la-hán để trùng tụng Pháp và Luật.
(Xem: 18782)
Vị Tăng, lấy Phật làm tính, lấy Như-Lai làm nhà, lấy Pháp làm thân, lấy Tuệ làm mệnh, lấy Thiền-duyệt làm thức ăn.
(Xem: 18182)
Tôi được Tăng sai phụ trách hướng dẫn Bồ tát Học xứ cho chúng Giới tử tân thọ Bồ tát giới...
(Xem: 12688)
Trong Luật tạng, bộ Luật đầu tiên theo trong sử nhắc đến là bộ Bát thập tụng luật do Tôn giả Ưu-ba-li tám mươi lần ngồi tụng thì mới xong bộ Luật của Phật dạy.
(Xem: 34542)
Tăng đoàn thực hành đúng Pháp và Luật của Phật đã chế định trong sự cùng nhau cộng trú hòa hợpthanh tịnh, cùng nhau giải tán trong sự hòa hợpthanh tịnh.
(Xem: 13593)
Chủ ý đó là muốn Tỷ kheo phải là bậc Chúng trung tôn, thân miệng ý, cả 3 nghiệp ấy đừng có những tội lỗicử động bất xứng... Hòa thượng Thích Trí Quang dịch giải
(Xem: 25190)
Bộ Luật Tứ Phần khởi nguyên do bộ phái Đàm-vô-đức (Dharmagupta, Pháp Tạng bộ) truyền trì... Hòa thượng Thích Trí Thủ dịch (1983)
(Xem: 13646)
Là một bộ luật quan trọng trong sáu bộ luật của ngài Nam Sơn, bắt nguồn từ bộ luật của ngài Đàm-vô-đức. Vào cuối đời Đường ở núi Thái Nhứt, sa môn Đạo Tuyên chú thích. Việt dịch: Thích Thọ Phước
(Xem: 142960)
Đại Tạng Việt Nam bao gồm 2372 bộ Kinh, Luật và Luận chữ Hán và tất cả đã kèm Phiên âm Hán Việt...
(Xem: 23372)
Tại Gia Bồ Tát Giới Bổn - 3 ngôn ngữ Anh, Việt, Hoa - Nhiều Tác Giả
(Xem: 22972)
Giới luậtsinh mệnh, là sự sống của Phật tử, nhất là của hàng Tỳ kheo thừa Như lai sứ, hành Như lai sự... HT Thích Trí Thủ
(Xem: 19144)
Ba học Giới, Định, Tuệ là những nhân tố then chốt nhất của người học Phật, như chiếc đỉnh ba chân, thiếu một tất không thể đứng vững. Nhưng giới học, hay là giới luật học, lại là căn bản nhất... HT Thích Thanh Kiểm
(Xem: 16988)
Luật Học Tinh Yếu - Muốn qua sông phải nhờ thuyền bè, muốn vượt bể khổ sinh tử phải nương nhờ Giới pháp... HT Thích Phước Sơn
(Xem: 31755)
Cúi đầu lễ chư Phật, Tôn Pháp, Tỳ-kheo Tăng, Nay diễn pháp Tỳ-ni, Để Chánh pháp trường tồn... HT Thích Trí Thủ dịch
(Xem: 27301)
Luật Tứ Phần - Việt dịch: HT Thích Đổng Minh; Hiệu chính và chú thích: Thích Nguyên Chứng, Thích Đức Thắng
(Xem: 24933)
Luật nghi của Đức Thế Tôn chế định vì bảo hộ Tăng-già, thanh qui của Tùng Lâm đặt định để thành tựu pháp khí cho già lam, pháp thức hành trì cho cư gia phật tử để xây nền thiện pháp...
(Xem: 28752)
Trải qua nửa thế kỷ thuyết pháp độ sinh, Ðức Ðạo sư đã hóa độ đủ mọi hạng người, không phân biệt màu da, chủng tộc, giai cấp, sang hèn... Thích Phước Sơn
(Xem: 36021)
Sự kiện Đức Phật chấp nhận thành lập giáo hội Tỳ kheo ni, nâng vị trí người nữ đến mức quan trọng nhất, là việc làm duy nhất và chưa từng thấy trong lịch sử tôn giáo...
(Xem: 29064)
Cách tốt nhất để mang lại sự an ổn cho bản thân là hướng về điều thiện, và quy y Tam bảo là nền tảng đầu tiên cho một cuộc sống hướng thiện.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant