Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới
Bài Mới Nhất

Giới Và Sự Tu Tập Nghiêm Túc Robert Aitken

Saturday, June 26, 201000:00(View: 3021)
Giới Và Sự Tu Tập Nghiêm Túc  Robert Aitken

ĐỂ CHO TƯƠNG LAI CÒN CÓ MẶT
CHÚ GIẢI VỀ NĂM GIỚI

Dịch từ nguyên tác ‘For A Future To Be Possible’, Paralax Press, (bản quyền 1993 của Thích Nhất Hạnh), với sự đồng ý của tác giả. Việt Dịch: TN Chân Giải Nghiêm, TN Huệ Thiện, Tuệ Bảo, Chân Ngộ, Chân Tính Không, Diệu Tuyết. Nhuận bản dịch: TN Chân Giải Nghiêm - Nhà Xuất Bản Lá Bối

GIỚI VÀ SỰ TU TẬP NGHIÊM TÚC
Robert Aitken

Là những người theo Đạo Bụt ở Tây Phương, chúng ta thừa nhận di sản tinh thần của truyền thống xuất gia, nhưng lại có khuynh hướng tự coi mình vượt thoát ra ngoài lề lối tu tập xưa cổ, giới hạn và loại trừ này. Hầu hết chúng ta đều không phải là tu sĩ. Những trung tâm Phật giáo của chúng ta không thể gọi là tu viện theo bất cứ một định nghĩa truyền thống nào. Dầu vậy chúng ta đã theo đuổi cùng một mục đích là đưa sự nghiệp của Bụt Thích Ca Mâu Ni và các hậu duệ Á Đông của Ngài đi tới trong thời đại, địa phương và văn hoá chúng ta. Chúng ta có đang làm điều ấy hay không? Lối tu tại gia của chúng ta có phải là một sản phẩm tự nhiên của truyền thống cũ trong hoàn cảnh mới hay không? Hay không khéo chúng ta lại đang tạo ra một cái gì đó từ những vật liệu đương thời và vỏn vẹn tô lên bên ngoài một lớp sơn Phật giáo?

Chúng ta không phải là những người đầu tiên phải đối diện với những câu hỏi như vậy. Đạo Bụt, sau bước du nhập vào Trung Quốc, chuyển sang bước kế tiếpkiến lập các tự viện và đoàn thể phước điền cho giới cư sĩ sùng đạo -- với sắc thái Trung Quốc. Nếp sống không lao tác thời nguyên thỉ đã được gác sang một bên. ‘Một ngày không làm, một ngày không ăn’, đó là tuyên bố của Thiền sư Bách Trượng, người sáng lập ra Thiền Môn Thanh Quy. Tuy nhiên, phần lớn công việc đều là bảo trì. Bố thí cúng dường (Dana) xưa nay vẫn là nền tảng của những đoàn thể Phật Giáo Đông Á. Người tại gia đóng góp lớn vào việc cấp dưỡng cho người xuất gia và chùa chiền. Ở Nhật, khuôn hội được nhóm hợp bởi các gia đình Đàn Việt (Danka.)

Sự thế tục hoá đạo Bụt đã lên đường. Hãy lại lấy Nhật Bản làm ví dụ, sự cải tổ thời đại Kamakura vào thế kỷ 13 đã chuyển phần nào trách nhiệm thực hành giáo pháp sang giới cư sĩ. Phật Giáo nhìn chung đã có một sự suy hoại trong tiến trình này, dầu vậy ta lại có thể thấy những người bình dân niệm danh hiệu Bụt hay ngồi chỉ toạ, tham vấn với tu sĩ về sự tu tập hay cùng tham dự khoa tu với người xuất gia. Trong các phái Tân Phật Giáo, như Rissho Koseikai, ngay đến những người chủ trì cũng chẳng phải là người xuất gia, vai trò của họ cũng giống như các mục sư Tin Là nh.

Trong các Đạo Tràng Phật giáo Đại Thừa của người Tây Phương chúng ta, các tu sĩ nam hay nữ đều có lễ công nhận, thế nhưng đối các giới cũ về Phạm hạnh, đã bị xoi mòn qua các cuộc cải cách, thì bây giờ gần như không mấy ai hành trì. Các điều lệ về lao tác của dòng Biển Đích (Benedictine)[1] đã được áp dụng và một số Đạo tràng tìm cách tự túc bằng con đường kinh doanh. Người tại gia chiếm số đông, và cùng tu chung với các tu sĩ. Cũng có các Đạo Tràng Phật giáo Nam Tông va Mật Tông xuất hiệnTây Phương -- Nam Tông thì chẳng mấy đặt nặng truyền thống xuất gia, còn Mật Tông thì lại ít có người đi tu.

Thời điểm đã đến lúc chín muồi để những người Phật tử Tây Phương chúng ta kiểm điểm lại vốn liếng. Hãy bắt đầu bằng chủ ý của Bụt: Chắc chắn Ngài muốn Tăng Đoàn là một cái gì nhiều hơn là một hội ái hữu những người chia sẻ cùng những ước vọng tôn giáo chung. Là một viên ngọc quý trong Đạo, Tăng Già, theo Bụt, là tập thể nhóm hợp một cách tự nhiên, cống hiến những phương tiện tốt nhất cho con ngườithể đạt tới sự giải thoát khổ đau. Thêm nữa, Giới Luật, bắt nguồn từ những ước lệ tự thuở xa xưa nào trên xứ Ấn Độ và Ba Tư, theo Bụt, chính là cách ứng xử của mỗi người tu Đạo.

Qua bao nhiêu đổi thay trong Đạo Bụt, những người theo Đạo Phật vẫn trung thành với quan điểm Tăng Đoàngiáo đoàn tu theo Phật Pháp, và Giới Luậtnếp sống của Tăng Đoàn. Tuy nhiên, như một thực thể sinh động, Tăng Đoàn cũng đang tiến hoá. Bà Joanna Macy đã cho ta thấy các thầy Nam TôngTích Lan đã thay phiên nhau cầm xẻng như thế nào trong phong trào Sarvodaya Shramadaya, một phong trào tự túc tự lực trên nhiều bình diện trong mỗi làng ấp tại Tích Lan. Các Phật tử tại giaTây Phương nghĩ, như một lẽ đương nhiên, rằng họ chịu trách nhiệm cho sự tu tập của chính mình.

Thiền sư Thích Nhất Hạnh, người ‘Thầy’ hay ‘Sư’ đại diện cho truyền thống Phật giáo Việt Nam ở phương Tây, đã ưu tư nhiều về Tăng Bảo. Dòng tu Tiếp Hiện của Thầy gồm có những Tiếp Hiện nam và nữ ở châu Âu và khắp nơi trên thế giới. Những khoá tu di động cua Thầy cung ứng cho những người Tiếp Hiện này và các thiền sinh một dạng phục hồi của Tăng Đoàn mà các bậc Hiền Thánh ngày xưa đã có được trong những kỳ An Cư mùa Mưa[2] . Cũng như với Tăng Đoàn nguyên thỉ của Bụt, giáo pháp cơ bản hàng đầu là Giới Luật, con đường của đức hạnh. Học trò của Thầy học sống đàng hoàng tử tế với nhau, và như những người đàng hoàng tử tế, họ bắt tay vào việc cứu độ cho nhiều người.

Pancasila, Năm Giới căn bản của giáo lý nguyên thỉ, đã được Thấy Nhất Hạnh lấy làm nền tảng cho sự tu tập này. Thầy trình bày mỗi Giới theo chiều hướng tích cực trong khi vẫn duy trì sức mạnh phủ định, dứt khoát của chúng. Cách trình bày của Thầy trung thành với dụng ý sâu xa của Bụt, và đồng thời lại phù hợp với những môn đồ thời đại, sẵn sàng nhận lãnh hoàn toàn trách nhiệm cho sự tu tập của mình. Vì vậy, ‘Tôi nguyện không giết hại’ trở thành: ‘Ý thức được những khổ đau do sự sát hại gây ra, con xin học theo hạnh Đại Bi để bảo vệ sự sống của mọi người và mọi loài. Con nguyện không giết hại sinh mạng, không tán thành sự giết chóc và không để kẻ khác giết hại, dù là trong tâm tưởng hay trong cách sống hằng ngày của con.’

Biến lời nguyện này thành lời nguyện của riêng ta, ta cũng biến lối sống này thành lối sống của riêng mình, chấp nhận một cách khiêm nhượng rằng: ‘Với tất cả những yếu kém và sai sót của mình, con xin gánh nhận vai trò Bồ Tát.’ Con đường của một vị Bồ Tát là sự thực tập ‘không giết hại’, nhưng ‘không giết hại’ nghĩa là gì, nếu không phải là nuôi dưỡng cuộc đời, cụ thể bằng mỗi nụ cười và lời nói khích lệ? Và những điều ‘không’ trong các giới – ‘không trộm cắp’, ‘không nói dối’, v…v…-- kia là gì nếu không phải là sự tu tập, từ mỗi cá nhân, hạnh đại bibảo vệ mọi người, mọi loài, cỏ cây, cần thú và đất đá! Ngôn ngữ hay đẹp của Thầy Nhất Hạnh đã nới rộng tầm cỡ của Giới – và tôi nghĩ rằng đây là điều mà hầu hết các vị thầy Tây phương đều nhắm tới. Nếu trong những thế kỷ vừa qua, Giới là những cam kết hình thức hay những thể thức trừu tượng, thì thời ấy đã không còn nữa. Trong hầu hết các trung tâm của chúng tôi, Giới được tham cứu trong các lớp học và các hướng dẫn cần thiết cho lễ Quy Y. Sự tìm hiểu Giới và các buỗi lễ Quy Y như vậy, đưa ta đến chỗ hiểu biết rõ rệt rằng mình là con người, dù trình độ chứng đắc của mình đến đâu. Không có cái tuyệt hảo, ngoại trừ cái tuyệt hảo trong tâm mà chúng ta cố gắng vươn tới với hết khả năng mình khi sống giữa gia đình, bạn bè, đồng nghiệp, và cuộc đời. Là thầy cũng như trò, chúng ta cần luôn hết lòng nhớ nghĩ và hành trì Giới trong đời sống hằng ngày, bằng không thì phải chăng chúng ta chỉ là những người Phật tử bề ngoài, có thể làm lây lan ra nhiều điều tai hại như chúng ta đã đau lòng trông thấy.

Trong Kinh Hoa Nghiêm, cuối chuyến du hành dài, khi chàng thanh niên Thiện Tài Đồng Tử bước vào bảo điện của Bồ Tát Di Lặc, chàng nhận ravô số cung điện bên trong, ngôi nào cũng đẹp đẽ trang nghiêm. Bước vào một trong những cung điện bên trong ấy, chàng lại thấy có vô số cung điện chứa đựng bên trong nữa. Đến đây Thiện Tài Đồng Tử nhận ra – thể nghiệm – tấm Lưới Châu Báu của Vua Trời Đế Thích, mỗi điểm trên đó là một viên lưu ly phản chiếu trọn vẹn tất cả những viên lưu ly khác. Mỗi chúng sanh, mỗi yếu tố của một chúng sanh, đều chứa đựng trọn vẹn tất cả những thành phần khác. Cuối cùng, Thiện Tài Đồng Tử, với tất cả sự tỉnh giác, đã thể nhập vào tự tánh, với tư cách một viên ngọc không thể tách lìa của mạng lưới tương tức.

Cũng như mọi câu chuyện dân gian, cuộc hành trình của Thiện Tài Đồng Tử tự thân nó là môt ngôi đền để mỗi chúng ta tự dấn thân và thể nghiệm, như một đấng anh thư hay một trang hào kiệt, với tư cách của người trưởng thành, bô lão hay thiếu niên. Cuộc hành trình của Thiện Tài Đồng Tử là một sự nhân cách hoá, không phải chỉ để nói lên mục tiêu tối hậu của cuộc hành trình tâm linh, mà còn vẽ lên kích cỡ của mỗi bước trên đường hành Đạo.

‘Kích cỡ của mỗi bước’ này được chiếu soi bởi giới luật của Bụt. ‘Không giết hại’ là gì nếu không phải là thể hiện sự thân thiết cùng cực mà ta tán thán nơi Thiện Tài Đồng Tử, làm cho sự thân thiết ấy càng ngày càng trở nên hiện thực hơn, cụ thể bằng mỗi nụ cười nuôi dưỡng và mỗi lời nói khích lệ. Còn những điều ‘không’ trong các giới – ‘không trộm cắp’, ‘không tà dâm’, v...v... – kia là gì nếu không phải là việc các anh, chị Thiện Tài Đồng Tử ở đây và bây giờ phô bày những châu ngọc ngàn năm của họ!

Còn với sự thông đồng phá hoại nhạo báng các ẩn dụ, có thể đưa các nền văn minh của Bồ Tát Quan Âm , Đức Mẹ Maria, nữ văn hào Murasaki[3] và nhạc sĩ Bach lên dàn hoả thiêu thì sao? Bằng cách này hay cách khác, chúng ta phải tìm những phương tiện thích hợp để biến mạng lưới châu báu trở thành hiện thực ở ngay bên trong và ngay bên cạnh các vấn đề khai thác khách tiêu thụquyền lợi quốc gia. Đây là một bước nằm bên kia cổng chùa, chư tổ chưa từng lưu gót đến. Nhưng nó là một bước đi, một con đường nhất thiết phải có do sự có mặt của khối liên minh tà ngụy của tham lam, tự ái quốc gia, kỳ thị chủng tộc, trọng nam khinh nữ, và kỹ thuật. Tất nhiên, đây không phải là một con đường dễ dàng. Tôi xin tri ân Thầy Nhất Hạnh, bởi ngọn đènđồ chúng của Thầy đang đưa đường chỉ lối cho chúng ta.

[1] Theo điều lệ của dòng Benedictine của Ki Tô giáo, các tu sĩ dòng nay phải kiếm sống bang việc làm của mình. Vi dụ các tu sĩ trong tu viện Portsmouth, Rhode Island, Hoa Kỳ điều hành một trường học. Nhiều tu viện khác chế tạo rượu Benedictine. [chú thích của người dịch]
[2] Có những ngộ nhận cho rằng dòng tu Tiếp Hiện là một phái ‘Tân Tăng.’ Kỳ thực, dòng tu Tiếp Hiện hành trì theo 14 Giới Tiếp Hiện với ý hướng Đạo Bụt nhập thế (tiếp nối tinh thần Bồ Tát Đạo), dòng Tiếp Hiện bao gồm hai giới xuất giatại gia. Người Tiếp Hiện xuất gia, đương nhiên, thọ trì Giới Ba La Đề Mộc Xoa cùng với Giới Tiếp Hiện. [chú thích của người nhuận.]
[3] Nữ văn sĩ Nhật (973-1025), viết văn có tiếng và từng làm quan. Lúc cuối đời bà từ quan đi tu. [chú thích của người dịch]

Send comment
Off
Telex
VNI
Your Name
Your email address
(View: 2138)
Trì giới đề cập trong kinh Sa môn quả được chia làm ba hạng mục: tiểu giới, trung giới và đại giới, vốn là những giải thích của Đức Phật về ...
(View: 12478)
Các tác phẩm của Thầy phần lớn được dịch từ Hán tạng, gồm giới kinh và các nguồn văn học Phật giáo Đại thừa với tư tưởng uyên thâm về triết họctâm lý học.
(View: 12456)
Ba Ngàn Oai Nghi Của Vị Đại Tỳ Kheo - Được xếp vào tập T24 - Kinh số 1470 - Tổng cộng kinh này có 2 quyển
(View: 7713)
Từ nơi bản thể tịch tĩnh của Đại Niết-bàn mà đức Thế-Tôn thiết định Sīla: học xứ, học giới,.. nên học xứ ấy là nghiệp dụng của bản thể...
(View: 54426)
Toàn bộ Đại Tạng Kinh tiếng Việt trên 203 tập đã dịch và in xong...
(View: 8301)
Bài Văn Cảnh Sách Của Đại Viên Thiền Sư ở Núi Quy; Tác Giả: Thiền Sư Quy Sơn Linh Hựu; Thánh Tri phỏng Việt dịch
(View: 6030)
Trì giới này thời như đi đêm tối gặp đèn sáng, như người nghèo được của báu, như người bệnh được bình phục, như người tù được tự do, như kẻ đi xa được trở về.
(View: 5595)
Những người hộ trì giới pháp này, không nên sinh khởi tưởng nghĩ là thời tượng pháp hay mạt pháp, vì sự trì giới nghiêm cẩn sẽ ...
(View: 5205)
Sau khi đã thọ giới, nếu chúng ta có thể dựa trên căn bản “chỉ ác phòng phi, chư ác mạc tác, chúng thiện phụng hành” mà làm theo, thì đó chính là chúng ta đang giữ giới vậy.
(View: 7105)
Đức Phật không có cái tâm tưởng nào khác ngoài tâm đại Từ đại Bi, ban vui cứu khổ cho tất cả chúng sinh. Vì vậy Đức Phật ra đời, cũng không ngoài mục đích ấy.
(View: 8423)
Sanh tử cũng là việc lớn, vì cơn vô thường (chết) chóng mau! Thế, người học đạo, với mỗi giờ, mỗi phút phải lấy đó làm điều nhớ lo.
(View: 5353)
Thập Thiệnpháp môn căn bản, là thềm thang cho mọi pháp môn. Hành giả dù có chí mong cầu phước báu hữu lậu ở cõi nhân thiên, hay hướng về vô lậu giải thoát Niết Bàn, cho đến Vô Thượng Giác, đều phải khởi điểm từ Thập Thiện.
(View: 18217)
Hiện nay tôi giảng Phạm Võng Kinh Bồ Tát Giới Bổn để cho quý vị biết dù rằng muôn pháp đều không, nhưng lý nhân quả rõ ràng, không sai một mảy, cũng không bao giờ hư hoại.
(View: 13332)
Tâm hiếu thuậntâm từ bi giống nhau, vì hiếu thuận của Phật pháp không giống như hiếu thuận của thế gian.
(View: 5367)
Giới luậtyếu tố cần thiết để một Tỳ-kheo làm mô phạm cho trời người, bước đi trên con đường giải thoát được vững chãi.
(View: 5425)
Luật tạng: 律藏, tiếng Phạn: vinaya-pitaka, bộ thứ hai trong Tam Tạng, nhưng chính thức ra đời vào lần Kết tập thứ 2.
(View: 4674)
Những giáo nghĩa Bụt dạy phải được nhận thức như những pháp môn hướng dẫn thực tập để phát khởi tuệ giáctừ bi...
(View: 9631)
Thiện namthiện nữ, nay các người lãnh thọ giới pháp rồi thì phải tôn kính mà vâng giữ, không được vi phạm giới pháp cần phải phụng trì.
(View: 4907)
Ý thức được những khổ đau do sự sát hại gây ra, con xin học theo hạnh đại bi để bảo vệ sự sống của mọi người và mọi loài.
(View: 5000)
Khi phát nguyện thọ trì dù chỉ một giới, quyết định mạnh mẽ nảy sinh từ tuệ giác ấy sẽ đưa ta đến tự dohạnh phúc đích thực.
(View: 5451)
Mục đích của người tu hành là hướng đến giải thoátgiác ngộ, mà muốn được giải thoát, giác ngộ thì đương nhiên phải tuân thủ một số nguyên tắc.
(View: 4781)
Những giới luật liên quan đến ẩm thực nhằm hướng dẫn thái độhành vi khi ăn uống của người xuất gia nói riêng và người Phật tử nói chung.
(View: 13336)
Nếu có duyên mà thọ và đắc từ Chư Phật và Bồ Tát thì sự thành tựu giới thể rất là vượt bực.
(View: 15252)
Trì Giớithực hành những luật lệđức Phật đặt ra cho Phật tử xuất gia thi hành trong khi tu hành, và cho Phật tử tại gia áp dụng trong cuộc sống để có đời sống đạo đức và hưởng quả báo tốt đẹp;
(View: 13235)
Năm Giới Tân Tu là cái thấy của đạo Bụt về một nền Tâm LinhĐạo Đức Toàn Cầu, mà Phật tử chúng ta trong khi thực tập có thể chia sẻ với những truyền thống khác trên thế giới
(View: 5241)
Trong Học pháp có một giới cần phải nhận định cho rõ là giới phá hòa hợp Tăng. Tăng từ 4 vị trở lên, không biết chúng mà đồng một Kiết-ma, đồng một thuyết giới, gọi là Tăng hòa hợp.
(View: 7177)
Giới luật là mạng mạch của Phật pháp, Giới luật còn là Phật pháp còn; Giới luật mất là Phật pháp mất.
(View: 13636)
Giới bản tân tu này tuy cũng có 348 giới điều như giới bản cổ truyền nhưng đáp ứng được một cách thỏa đáng cho nhu yếu thực tập của người xuất gia trong thời đại hiện tại.
(View: 13269)
Giới bản tân tu này tuy cũng có 250 giới điều như giới bản cổ truyền nhưng đáp ứng được một cách thỏa đáng cho nhu yếu thực tập của người xuất gia trong thời đại hiện tại.
(View: 20511)
Tỳ Kheo GiớiTỳ Kheo Ni Giới do HT Thích Trí Quang dịch và giải
(View: 14640)
Hán dịch: Tam tạng Phật-đà Da-xá và Trúc-phật-niệm. Việt dịch: Tỳ-kheo Thích Đỗng Minh và Thích Đức Thắng. Hiệu chính và chú thích: Tỳ-kheo Thích Nguyên Chứng
(View: 13912)
Tác phẩm này có thể là hành trang cần thiết cho những ai muốn thực hành Bồ Tát giới theo đúng lời Phật dạy. Vì vậy, tôi trân trọng giới thiệu đến Tăng, Ni, Phật tử.
(View: 15044)
Luật học hay giới luật học là môn học thuộc về hành môn, nhằm nghiên cứuthực hành về giới luật do đức Phật chế định cho các đệ tử
(View: 14382)
Là Bộ Luật trong hệ thống Luật-Tạng do Bộ Phái Nhất Thiết Hữu thuộc hệ Thượng Tọa Bộ Ấn Độ kiết tập...Đại Tạng No. 1451
(View: 15605)
Bộ chú giải này là một trong năm bộ luận giải thích về luật trong Luật bộ thuộc Hán dịch Bắc truyền Đại tạng kinh lưu hành tại Trung quốc và được đưa vào Đại chính tân tu Đại tạng kinh N.1462, tập 24 do Nhật bản biên tập.
(View: 20925)
Bát-nhã tâm kinh (prajñāpāramitāhṛdayasūtra) là một bản văn ngắn nhất về Bát-nhã ba-la-mật (prajñā-pāramitā). Trong bản Hán dịch của Huyền Trang, kinh gồm 262 chữ.
(View: 13481)
Hán dịch: Hậu Hán, Tam tạng An Thế Cao người nước An Tức; Việt dịch: Tì-kheo Thích Nguyên Chơn.
(View: 13660)
Có thể xem đây là "tập sách đầu giường" hay "đôi tay tỳ-kheo"; rất cần thiết cho mỗi vị Tỳ-kheo mang theo bên mình để mỗi ngày mở ra học tụng cho nhuần luật nghi căn bản.
(View: 17380)
Không Sát Sanh là giới thứ nhất trong Ngũ Giới. Chúng ta đang sống trong một thế giới bất toàn, mạnh hiếp yếu, lớn hiếp nhỏ, giết chóc tràn lan khắp nơi.
(View: 18973)
Kể từ khi đạo Phật truyền vào nước ta, hàng Phật tử tại gia trong bất cứ thời đại nào và hoàn cảnh nào cũng đã có những đóng góp thiết thực trong sứ mạng hộ trìhoằng dương chánh pháp.
(View: 12483)
Tạng Luật (Vinayapiṭaka) thuộc về Tam Tạng (Tipiṭaka) là những lời dạy và quy định của đức Phật về các vấn đềliên quan đến cuộc sống...
(View: 11985)
Sau khi Đức Phật nhập diệt, Trưởng lão Māhakassapa (Ma-ha Ca-diếp) triệu tập 500 vị Tỳ-khưu A-la-hán để trùng tụng Pháp và Luật.
(View: 19483)
Vị Tăng, lấy Phật làm tính, lấy Như-Lai làm nhà, lấy Pháp làm thân, lấy Tuệ làm mệnh, lấy Thiền-duyệt làm thức ăn.
(View: 18987)
Tôi được Tăng sai phụ trách hướng dẫn Bồ tát Học xứ cho chúng Giới tử tân thọ Bồ tát giới...
(View: 13280)
Trong Luật tạng, bộ Luật đầu tiên theo trong sử nhắc đến là bộ Bát thập tụng luật do Tôn giả Ưu-ba-li tám mươi lần ngồi tụng thì mới xong bộ Luật của Phật dạy.
(View: 35403)
Tăng đoàn thực hành đúng Pháp và Luật của Phật đã chế định trong sự cùng nhau cộng trú hòa hợpthanh tịnh, cùng nhau giải tán trong sự hòa hợpthanh tịnh.
(View: 14060)
Chủ ý đó là muốn Tỷ kheo phải là bậc Chúng trung tôn, thân miệng ý, cả 3 nghiệp ấy đừng có những tội lỗicử động bất xứng... Hòa thượng Thích Trí Quang dịch giải
(View: 26129)
Bộ Luật Tứ Phần khởi nguyên do bộ phái Đàm-vô-đức (Dharmagupta, Pháp Tạng bộ) truyền trì... Hòa thượng Thích Trí Thủ dịch (1983)
(View: 14320)
Là một bộ luật quan trọng trong sáu bộ luật của ngài Nam Sơn, bắt nguồn từ bộ luật của ngài Đàm-vô-đức. Vào cuối đời Đường ở núi Thái Nhứt, sa môn Đạo Tuyên chú thích. Việt dịch: Thích Thọ Phước
(View: 146130)
Đại Tạng Việt Nam bao gồm 2372 bộ Kinh, Luật và Luận chữ Hán và tất cả đã kèm Phiên âm Hán Việt...
(View: 24144)
Tại Gia Bồ Tát Giới Bổn - 3 ngôn ngữ Anh, Việt, Hoa - Nhiều Tác Giả
(View: 24041)
Giới luậtsinh mệnh, là sự sống của Phật tử, nhất là của hàng Tỳ kheo thừa Như lai sứ, hành Như lai sự... HT Thích Trí Thủ
(View: 19924)
Ba học Giới, Định, Tuệ là những nhân tố then chốt nhất của người học Phật, như chiếc đỉnh ba chân, thiếu một tất không thể đứng vững. Nhưng giới học, hay là giới luật học, lại là căn bản nhất... HT Thích Thanh Kiểm
(View: 17778)
Luật Học Tinh Yếu - Muốn qua sông phải nhờ thuyền bè, muốn vượt bể khổ sinh tử phải nương nhờ Giới pháp... HT Thích Phước Sơn
(View: 33237)
Cúi đầu lễ chư Phật, Tôn Pháp, Tỳ-kheo Tăng, Nay diễn pháp Tỳ-ni, Để Chánh pháp trường tồn... HT Thích Trí Thủ dịch
(View: 28074)
Luật Tứ Phần - Việt dịch: HT Thích Đổng Minh; Hiệu chính và chú thích: Thích Nguyên Chứng, Thích Đức Thắng
(View: 25520)
Luật nghi của Đức Thế Tôn chế định vì bảo hộ Tăng-già, thanh qui của Tùng Lâm đặt định để thành tựu pháp khí cho già lam, pháp thức hành trì cho cư gia phật tử để xây nền thiện pháp...
(View: 29416)
Trải qua nửa thế kỷ thuyết pháp độ sinh, Ðức Ðạo sư đã hóa độ đủ mọi hạng người, không phân biệt màu da, chủng tộc, giai cấp, sang hèn... Thích Phước Sơn
(View: 36584)
Sự kiện Đức Phật chấp nhận thành lập giáo hội Tỳ kheo ni, nâng vị trí người nữ đến mức quan trọng nhất, là việc làm duy nhất và chưa từng thấy trong lịch sử tôn giáo...
(View: 29699)
Cách tốt nhất để mang lại sự an ổn cho bản thân là hướng về điều thiện, và quy y Tam bảo là nền tảng đầu tiên cho một cuộc sống hướng thiện.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant