Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới
Bài Mới Nhất

Xã Hội Có Thể Trì Giới Cách Nào Sulak Sivarakasa

26 Tháng Sáu 201000:00(Xem: 2619)
Xã Hội Có Thể Trì Giới Cách Nào Sulak Sivarakasa

ĐỂ CHO TƯƠNG LAI CÒN CÓ MẶT
CHÚ GIẢI VỀ NĂM GIỚI

Dịch từ nguyên tác ‘For A Future To Be Possible’, Paralax Press, (bản quyền 1993 của Thích Nhất Hạnh), với sự đồng ý của tác giả. Việt Dịch: TN Chân Giải Nghiêm, TN Huệ Thiện, Tuệ Bảo, Chân Ngộ, Chân Tính Không, Diệu Tuyết. Nhuận bản dịch: TN Chân Giải Nghiêm - Nhà Xuất Bản Lá Bối

XÃ HỘI CÓ THỂ TRÌ GIỚI CÁCH NÀO
Sulak Sivarakasa

Tất cả những người theo đạo Bụt đều chấp nhận Năm Giới (panca-sila) như những nguyên tắc căn bản về đạo đức. Nắm vững được Năm Giới chúng ta sẽ biết cách giải quyết những vấn đề thực tế hằng ngày.

Giới thứ nhất là ‘Con nguyện không giết hại sinh mạng.’ Giết thú vậtăn thịt chẳng hạn, có thể thích hợp cho một xã hội tiểu nông hay cho nếp sống thu hẹp sau lũy tre làng, nhưng trong những xã hội công nghiệp, thịt được xem như một trong mọi sản phẩm, và sự sản xuất thịt hàng lọat là không tôn trọng sự sống của loài vật một chút nào. Nếu người dân trong những nước có ăn thịt có thể cố gắng làm giảm bớt việc chăn nuôi để tiêu thụ, thì đó không phải chỉ là từ bi với loài vật mà còn với cả những người đang lất lây trong cảnh bần cùng, cần đến lúa gạo để sống. Thực phẩm trên trái đất có đủ để nuôi sống tất cả mọi người. Đói là do sự phân phối không đồng đều, và thường những người thiếu thốn lại là những người sản xuất.

Ta cũng phải nhìn vào các vụ buôn bán vũ khí và thách thức những cơ cấu đang gây ra giết chóc tương tàn. Sự giết hại tràn ngập cuộc sống đương đại – các cuộc chiến tranh, các xung đột về chủng tộc, việc chăn nuôi để cung cấp cho thị trường của con người, và việc sử dụng các loại thuốc trừ sâu độc hại. Làm sao ta có thể cưỡng lại dòng chảy ấy và giúp tạo nên một xã hội không bạo tàn? Giới thứ Nhất và những công năng hướng thượng của nó có thể được áp dụng như thế nào để kiến tạo một thế giới công bằng và nhân ái? Tôi sẽ không tìm cách trả lời những câu hỏi này. Tôi chỉ muốn nêu chúng ra để chúng ta cùng suy gẫm.

Giới thứ Hai là ‘Con nguyện không trộm cắp.’ Trong ‘Kinh Chuyển luân Thánh Vương Sư Tử Hống’ (Cakkavatti Sihanada Sutta.[5] ), Bụt nói rằng một khi nhà vua để cho sự nghèo đói xảy ra trong nước, người dân sẽ trộm cắp dài dài để sống. Chánh Mạng gắn liền với công bằng kinh tế. Chúng ta phải bỏ công dốc sức để bảo đảm có được công ăn việc làm hợp lý cho những người có khả năng lao động. Chúng ta cũng phải chịu trách nhiệm về sự trộm cắp ẩn tiềm trong các hệ thống kinh tế của chúng ta. Sống nếp sống Chánh Mạng và giản dị một cách tự nguyện vì thương xót vạn loài, và từ bỏ việc đuổi theo danh, lợi, quyền hành là tự đặt mình vào thế đối kháng với sự bạo tàn từ trong cơ cấu của tình trạng áp bức hiện nay. Nhưng sống cuộc sống giản dị tự nguyện liệu đã đủ chưa nếu ta không đồng thời ra sức lật đổ những cơ cấu đang buộc bao nhiêu người phải sống trong cảnh nghèo nàn bất đắc dĩ?

Sự thiết lập một trật tự công bằng trong nền kinh tế quốc tế là một phần thiết yếu và có tính hỗ tương trong việc xây dựng một thế giới hòa bình. Sự bạo tàn trong mọi hình thức - đế quốc, dân sự, và giữa người với người - đều lập căn cứ trên khát vọng chung về tiềm năng kinh tế và quyền lực chính trị. Mọi người nên được khuyến khích nghiên cứuluận bàn về một ‘Trật tự Mới trên Thế Giới’ từ viễn cảnh của đạo Bụt, lấy đó làm tiêu chuẩn để xét các mô hình phát triển là thích hợp hay không thích hợp, sự tiêu dùnghợp lý hay sai lầm, việc khuyến mại là chân chánh hay bất chánh, sử dụng hợp lý hay làm suy thoái tài nguyên thiên nhiên, và những biện pháp làm vơi đi những bất hạnh của cuộc đời. Quan điểm của người theo đạo Bụt như thế nào về một đạo đức mới trong phạm vi quốc gia và quốc tế? Nhiều nhóm Thiên Chúa Giáo đã nghiên cứu trường hợp của các công ty liên quốc giahệ thống ngân hàng quốc tế. Chúng ta nên học hỏisử dụng những khám phá từ phía họ.

Giới thứ ba là ‘Con nguyện không tà dâm.’ Cũng như những giới khác, chúng ta phải thực tập giới này trong chính đời tư mình, đồng thời không lợi dụng hoặc hại người khác. Thêm vào đó, ta còn phải xét lại các cơ cấu xã hội thiên vị đàn ông cũng như sự bóc lột phụ nữ khắp nơi trên thế giới. Những cơ cấu của tham lam, thù hận, và si mê với tính chất phụ quyền có liên hệ đến sự bạo tàn trên thế giới. Chủ nghĩa quân phiệt hiện đại cũng liên quan mật thiết với chế độ phụ quyền. Sự tu tập trong đạo Bụt hướng tới sự phát triển những con người toàn diệnquân bình, vượt thoát được những lề lối suy nghĩ, nói năng và hành xử đã huân tập từ xã hội về thế nào là ‘Nam’, ‘Nữ’, tiếp xúc được với cả hai khía cạnh ấy nơi chính con người mình. 

Giới thứ tư là ‘Con nguyện không vọng ngữ.’ Chúng ta cần nhìn kỹ lại các phương tiện truyền thông đại chúng, nền giáo dục và những kiểu thông tin quyết định cách chúng ta nhận thức thế giới. Phật tử chúng ta đi sau xa những anh chị em Hồi GiáoThiên Chúa Giáo về phương diện này. Các cơ quan giáo dục Hồi Giáo Pesantran ở Nam Dương áp dụng những nguyên tắc Hồi giáo cổ truyền trong bối cảnh hiện đại để dạy những người trẻ sự thật về thế giớidự phóng một viễn tượng tương lai[6] . Người phái Quaker có phép thực tập ‘nói lên sự thật với bực quyền hành.’ Ta chỉ có thể thoát khỏi căn bệnh nói dốihệ thống nhan nhãn trong hiện trạng xã hội nếu chúng ta cùng nhau cam kết nói lên sự thật.

Phẩm cách con người phải được chú trọng hơn là việc khuyến khích sự tiêu thụ cho đến độ con người ham muốn nhiều hơn là họ thực sự cần. Lấy sự trung thực làm nguyên tắc chỉ đạo, bậc đại học phải có các nghiên cứu về việc đặt giới hạn cho các tuyên truyền chính trị và quảng cáo thương mại. Dù vẫn không quên những giá trị quí báu của tự do ngôn luậntự do báo chí, nhưng nếu chúng ta không mở được những đường lối truyền thông mới thay thế cung cách loan truyền những điều dối trá và phóng đại hiện thời, thì chúng ta sẽ không thể vượt qua được tình trạng nhồi sọ đang diễn ra khắp nơi nhân danh an ninh quốc giaấm no vật chất.

Giới thứ Năm là ‘Con nguyện không tiêu thụ sản phẩm có độc tố làm che mờ tâm trí và cũng nguyện giúp cho người khác không làm tối mờ tâm trí của mình.’ Trong đạo Bụt, tâm sáng tỏ là một viên ngọc quí. Chúng ta phải nhìn vào nội tâm và thực sự đối phó với những nguyên sâu xa của của nạn nghiện rượu và lạm dụng ma túy.

Đồng thời, chúng ta phải kiểm tra các kỹ nghệ sản xuất rượu và ma túy để nhận diện được căn cứ quyền lực của họ. Chúng ta phải lật đổ các thế lực khuyến khích sự say sưa, nghiện rượu và nghiện ma túy. Đây là một vấn đề liên quan đến hòa bình và công bình quốc tế. Nông dân ở những nước thế giới thứ ba trồng bạch phiến, ka-cao, cà-phê, và thuốc lá bởi vì hệ thống kinh tế đã khiến cho họ không thể sống nổi nếu họ trồng lúa hay trồng rau. Những côn đồ có súng đóng vai trò trung gian cho họ, và đó thường là những du kích dân tộc, những kẻ cướp đội lốt chính trị, quân đội riêng của các chính trị gia khuynh hữu, hay một thứ cách mạng gia nào đó. Cơ quan tình báo trung ương của Hoa Kỳ (CIA) buôn ma túyViệt nam, du kích quân Miến Điện buôn ma túy, và những nhà cách mạng Nam Mỹ buôn ma túy. Những cuộc chiến tranh toàn diện, như Chiến Tranh Á Phiện, đã được gây ra bởi các chính phủ muốn duy trì việc buôn bán ma túy[7] . Không kém phần nghiêm trọng là sự cưỡng bức kinh tế trong việc ép nông dân phải trồng các loại cây xuất cảng như cà phê hay trà và trong việc bán tống bán đổ những thuốc lá thặng dư cho người tiêu thụ ở các nước thế giới thứ ba bằng những chiến dịch quảng cáo ào ạt.

Ma túytội ác lan tràn trong các nền văn hóa đã bị làm cho què quặt bởi sự phân bố bất bình đẳng tài sản trong xã hội, nạn thất nghiệp, và sự chán ghét nghề nghiệp. Việc Reagan và Bush dùng quân đội Hoa kỳ để chống nạn buôn bán ma túy rốt cuộc cũng vô nghĩa như chiến dịch chống nạn nghiện rượu trong giới công nhân của Gorbachev; cả hai cách giải quyết đều nhắm vào ngọn (triệu chứng) mà không nhắm vào gốc (nguyên nhân) của bịnh. Theo Đạo Bụt thì giải pháp duy nhấthiệu quả cho những vấn đề này có thể xảy ra trong sự thay đổi toàn diện những giá trị của con người.

Những giáo lý đạo đức căn bản này ứng hợp với chúng ta như những cá nhân và như những thành viên của xã hội. Những ý kiến của tôi về Năm Giới và làm sao để áp dụng Năm Giới vào tình trạng thế giới hiện nay chỉ được khơi ra như một bước mở đầu. Tôi mong rằng những vấn đề này sẽ tiếp tục được bàn thảo. Chúng ta cần một nền tảng đạo đức cho cách ăn ở và cách giải quyết vấn đề của chúng ta.

[5]Nguyên bản viết là Cakkavatti Sahananda Sutta tức là viết sai, chỉ có Kinh Cakkavatti Sihanada Sutta = Chuyển Luân Thánh Vương Sư Tử Hống mà thôi. (Sihanada = Sư Tử Hống, Lion’s Roar. Còn Sahananda = khánh lữ, delightful companion.) Chúng tôi chỉnh lại trong bản dịch. [cước chú của người nhuận bản dịch.]
[6] Điều này chưa hẳn đã tốt, ta phải hết sức chánh niệmcẩn trọng. Tôn giáo có thể giáo dục nhồi sọ, nhồi nhét những cái thấy chủ quan của những người trong tôn giáo về cái gọi là ‘sự thật về thế giới.’ Gần đây thế giới đã thấy sự thật của các tệ nạn này trong các nước mà giáo quyền đóng vai trò thế quyền (và ngược lại, khi thế quyền đóng vai trò lãnh đạo tôn giáo thì tình trạng cũng nguy hại không kém.) Mặc dù Tôn giáo, chính trị và giáo dục có thể hỗ tương cho nhau nhưng mỗi lĩnh vực nên đứng ở đúng vị trí của nó, không nên trộn lẫn vai trò. Các nước Tây phươngtruyền thống Ki Tô giáo (mà ngày xưa nền giáo dục chủ yếu do nhà thờ chủ trì) đã học kinh nghiệm và tách rời hệ thống tôn giáo khỏi nhà trường, các trường tư thục của đạo Ki Tô (ngoại trừ trường Dòng) cũng phải tôn trọng nguyên tắc này. (Ý kiến của người nhuận bản dịch.)
[7] Các cuộc chiến tranh Ma Túy (Opium Wars) xảy ra từ đầu đến giữa thế kỷ 19 (1800-1858) do các nước Anh, Pháp (và sau này là Mỹ và Nga) muốn ép Trung Quốc (nhà Thanh) phải cho họ tiếp tục bán ma túy vào Trung Quốc (nhà Thanh muốn ngăn cấm việc các nước Tây Phương buôn ma túy vào, đầu độc và làm cho nước Trung Quốc yếu đi vì tình trạng nghiệp ngập.) Cuộc chiến Ma Túy này đã mở đường cho Thiên Chúa Giáo và các thế lực Tây Phương đi vào Trung Quốc. [Cước chú của người nhuận bản dịch.]

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 1914)
Trì giới đề cập trong kinh Sa môn quả được chia làm ba hạng mục: tiểu giới, trung giới và đại giới, vốn là những giải thích của Đức Phật về ...
(Xem: 11254)
Các tác phẩm của Thầy phần lớn được dịch từ Hán tạng, gồm giới kinh và các nguồn văn học Phật giáo Đại thừa với tư tưởng uyên thâm về triết họctâm lý học.
(Xem: 11954)
Ba Ngàn Oai Nghi Của Vị Đại Tỳ Kheo - Được xếp vào tập T24 - Kinh số 1470 - Tổng cộng kinh này có 2 quyển
(Xem: 7224)
Từ nơi bản thể tịch tĩnh của Đại Niết-bàn mà đức Thế-Tôn thiết định Sīla: học xứ, học giới,.. nên học xứ ấy là nghiệp dụng của bản thể...
(Xem: 52065)
Toàn bộ Đại Tạng Kinh tiếng Việt trên 203 tập đã dịch và in xong...
(Xem: 8060)
Bài Văn Cảnh Sách Của Đại Viên Thiền Sư ở Núi Quy; Tác Giả: Thiền Sư Quy Sơn Linh Hựu; Thánh Tri phỏng Việt dịch
(Xem: 5823)
Trì giới này thời như đi đêm tối gặp đèn sáng, như người nghèo được của báu, như người bệnh được bình phục, như người tù được tự do, như kẻ đi xa được trở về.
(Xem: 5374)
Những người hộ trì giới pháp này, không nên sinh khởi tưởng nghĩ là thời tượng pháp hay mạt pháp, vì sự trì giới nghiêm cẩn sẽ ...
(Xem: 5006)
Sau khi đã thọ giới, nếu chúng ta có thể dựa trên căn bản “chỉ ác phòng phi, chư ác mạc tác, chúng thiện phụng hành” mà làm theo, thì đó chính là chúng ta đang giữ giới vậy.
(Xem: 6846)
Đức Phật không có cái tâm tưởng nào khác ngoài tâm đại Từ đại Bi, ban vui cứu khổ cho tất cả chúng sinh. Vì vậy Đức Phật ra đời, cũng không ngoài mục đích ấy.
(Xem: 8184)
Sanh tử cũng là việc lớn, vì cơn vô thường (chết) chóng mau! Thế, người học đạo, với mỗi giờ, mỗi phút phải lấy đó làm điều nhớ lo.
(Xem: 5121)
Thập Thiệnpháp môn căn bản, là thềm thang cho mọi pháp môn. Hành giả dù có chí mong cầu phước báu hữu lậu ở cõi nhân thiên, hay hướng về vô lậu giải thoát Niết Bàn, cho đến Vô Thượng Giác, đều phải khởi điểm từ Thập Thiện.
(Xem: 17580)
Hiện nay tôi giảng Phạm Võng Kinh Bồ Tát Giới Bổn để cho quý vị biết dù rằng muôn pháp đều không, nhưng lý nhân quả rõ ràng, không sai một mảy, cũng không bao giờ hư hoại.
(Xem: 12865)
Tâm hiếu thuậntâm từ bi giống nhau, vì hiếu thuận của Phật pháp không giống như hiếu thuận của thế gian.
(Xem: 5136)
Giới luậtyếu tố cần thiết để một Tỳ-kheo làm mô phạm cho trời người, bước đi trên con đường giải thoát được vững chãi.
(Xem: 5212)
Luật tạng: 律藏, tiếng Phạn: vinaya-pitaka, bộ thứ hai trong Tam Tạng, nhưng chính thức ra đời vào lần Kết tập thứ 2.
(Xem: 4508)
Những giáo nghĩa Bụt dạy phải được nhận thức như những pháp môn hướng dẫn thực tập để phát khởi tuệ giáctừ bi...
(Xem: 9305)
Thiện namthiện nữ, nay các người lãnh thọ giới pháp rồi thì phải tôn kính mà vâng giữ, không được vi phạm giới pháp cần phải phụng trì.
(Xem: 4702)
Ý thức được những khổ đau do sự sát hại gây ra, con xin học theo hạnh đại bi để bảo vệ sự sống của mọi người và mọi loài.
(Xem: 4829)
Khi phát nguyện thọ trì dù chỉ một giới, quyết định mạnh mẽ nảy sinh từ tuệ giác ấy sẽ đưa ta đến tự dohạnh phúc đích thực.
(Xem: 5243)
Mục đích của người tu hành là hướng đến giải thoátgiác ngộ, mà muốn được giải thoát, giác ngộ thì đương nhiên phải tuân thủ một số nguyên tắc.
(Xem: 4617)
Những giới luật liên quan đến ẩm thực nhằm hướng dẫn thái độhành vi khi ăn uống của người xuất gia nói riêng và người Phật tử nói chung.
(Xem: 12851)
Nếu có duyên mà thọ và đắc từ Chư Phật và Bồ Tát thì sự thành tựu giới thể rất là vượt bực.
(Xem: 14850)
Trì Giớithực hành những luật lệđức Phật đặt ra cho Phật tử xuất gia thi hành trong khi tu hành, và cho Phật tử tại gia áp dụng trong cuộc sống để có đời sống đạo đức và hưởng quả báo tốt đẹp;
(Xem: 12762)
Năm Giới Tân Tu là cái thấy của đạo Bụt về một nền Tâm LinhĐạo Đức Toàn Cầu, mà Phật tử chúng ta trong khi thực tập có thể chia sẻ với những truyền thống khác trên thế giới
(Xem: 5073)
Trong Học pháp có một giới cần phải nhận định cho rõ là giới phá hòa hợp Tăng. Tăng từ 4 vị trở lên, không biết chúng mà đồng một Kiết-ma, đồng một thuyết giới, gọi là Tăng hòa hợp.
(Xem: 6871)
Giới luật là mạng mạch của Phật pháp, Giới luật còn là Phật pháp còn; Giới luật mất là Phật pháp mất.
(Xem: 13101)
Giới bản tân tu này tuy cũng có 348 giới điều như giới bản cổ truyền nhưng đáp ứng được một cách thỏa đáng cho nhu yếu thực tập của người xuất gia trong thời đại hiện tại.
(Xem: 12648)
Giới bản tân tu này tuy cũng có 250 giới điều như giới bản cổ truyền nhưng đáp ứng được một cách thỏa đáng cho nhu yếu thực tập của người xuất gia trong thời đại hiện tại.
(Xem: 19685)
Tỳ Kheo GiớiTỳ Kheo Ni Giới do HT Thích Trí Quang dịch và giải
(Xem: 14137)
Hán dịch: Tam tạng Phật-đà Da-xá và Trúc-phật-niệm. Việt dịch: Tỳ-kheo Thích Đỗng Minh và Thích Đức Thắng. Hiệu chính và chú thích: Tỳ-kheo Thích Nguyên Chứng
(Xem: 13305)
Tác phẩm này có thể là hành trang cần thiết cho những ai muốn thực hành Bồ Tát giới theo đúng lời Phật dạy. Vì vậy, tôi trân trọng giới thiệu đến Tăng, Ni, Phật tử.
(Xem: 14491)
Luật học hay giới luật học là môn học thuộc về hành môn, nhằm nghiên cứuthực hành về giới luật do đức Phật chế định cho các đệ tử
(Xem: 13833)
Là Bộ Luật trong hệ thống Luật-Tạng do Bộ Phái Nhất Thiết Hữu thuộc hệ Thượng Tọa Bộ Ấn Độ kiết tập...Đại Tạng No. 1451
(Xem: 15026)
Bộ chú giải này là một trong năm bộ luận giải thích về luật trong Luật bộ thuộc Hán dịch Bắc truyền Đại tạng kinh lưu hành tại Trung quốc và được đưa vào Đại chính tân tu Đại tạng kinh N.1462, tập 24 do Nhật bản biên tập.
(Xem: 20176)
Bát-nhã tâm kinh (prajñāpāramitāhṛdayasūtra) là một bản văn ngắn nhất về Bát-nhã ba-la-mật (prajñā-pāramitā). Trong bản Hán dịch của Huyền Trang, kinh gồm 262 chữ.
(Xem: 12977)
Hán dịch: Hậu Hán, Tam tạng An Thế Cao người nước An Tức; Việt dịch: Tì-kheo Thích Nguyên Chơn.
(Xem: 13149)
Có thể xem đây là "tập sách đầu giường" hay "đôi tay tỳ-kheo"; rất cần thiết cho mỗi vị Tỳ-kheo mang theo bên mình để mỗi ngày mở ra học tụng cho nhuần luật nghi căn bản.
(Xem: 16854)
Không Sát Sanh là giới thứ nhất trong Ngũ Giới. Chúng ta đang sống trong một thế giới bất toàn, mạnh hiếp yếu, lớn hiếp nhỏ, giết chóc tràn lan khắp nơi.
(Xem: 18322)
Kể từ khi đạo Phật truyền vào nước ta, hàng Phật tử tại gia trong bất cứ thời đại nào và hoàn cảnh nào cũng đã có những đóng góp thiết thực trong sứ mạng hộ trìhoằng dương chánh pháp.
(Xem: 11928)
Tạng Luật (Vinayapiṭaka) thuộc về Tam Tạng (Tipiṭaka) là những lời dạy và quy định của đức Phật về các vấn đềliên quan đến cuộc sống...
(Xem: 11487)
Sau khi Đức Phật nhập diệt, Trưởng lão Māhakassapa (Ma-ha Ca-diếp) triệu tập 500 vị Tỳ-khưu A-la-hán để trùng tụng Pháp và Luật.
(Xem: 18889)
Vị Tăng, lấy Phật làm tính, lấy Như-Lai làm nhà, lấy Pháp làm thân, lấy Tuệ làm mệnh, lấy Thiền-duyệt làm thức ăn.
(Xem: 18277)
Tôi được Tăng sai phụ trách hướng dẫn Bồ tát Học xứ cho chúng Giới tử tân thọ Bồ tát giới...
(Xem: 12797)
Trong Luật tạng, bộ Luật đầu tiên theo trong sử nhắc đến là bộ Bát thập tụng luật do Tôn giả Ưu-ba-li tám mươi lần ngồi tụng thì mới xong bộ Luật của Phật dạy.
(Xem: 34668)
Tăng đoàn thực hành đúng Pháp và Luật của Phật đã chế định trong sự cùng nhau cộng trú hòa hợpthanh tịnh, cùng nhau giải tán trong sự hòa hợpthanh tịnh.
(Xem: 13662)
Chủ ý đó là muốn Tỷ kheo phải là bậc Chúng trung tôn, thân miệng ý, cả 3 nghiệp ấy đừng có những tội lỗicử động bất xứng... Hòa thượng Thích Trí Quang dịch giải
(Xem: 25318)
Bộ Luật Tứ Phần khởi nguyên do bộ phái Đàm-vô-đức (Dharmagupta, Pháp Tạng bộ) truyền trì... Hòa thượng Thích Trí Thủ dịch (1983)
(Xem: 13734)
Là một bộ luật quan trọng trong sáu bộ luật của ngài Nam Sơn, bắt nguồn từ bộ luật của ngài Đàm-vô-đức. Vào cuối đời Đường ở núi Thái Nhứt, sa môn Đạo Tuyên chú thích. Việt dịch: Thích Thọ Phước
(Xem: 143418)
Đại Tạng Việt Nam bao gồm 2372 bộ Kinh, Luật và Luận chữ Hán và tất cả đã kèm Phiên âm Hán Việt...
(Xem: 23459)
Tại Gia Bồ Tát Giới Bổn - 3 ngôn ngữ Anh, Việt, Hoa - Nhiều Tác Giả
(Xem: 23154)
Giới luậtsinh mệnh, là sự sống của Phật tử, nhất là của hàng Tỳ kheo thừa Như lai sứ, hành Như lai sự... HT Thích Trí Thủ
(Xem: 19271)
Ba học Giới, Định, Tuệ là những nhân tố then chốt nhất của người học Phật, như chiếc đỉnh ba chân, thiếu một tất không thể đứng vững. Nhưng giới học, hay là giới luật học, lại là căn bản nhất... HT Thích Thanh Kiểm
(Xem: 17082)
Luật Học Tinh Yếu - Muốn qua sông phải nhờ thuyền bè, muốn vượt bể khổ sinh tử phải nương nhờ Giới pháp... HT Thích Phước Sơn
(Xem: 31933)
Cúi đầu lễ chư Phật, Tôn Pháp, Tỳ-kheo Tăng, Nay diễn pháp Tỳ-ni, Để Chánh pháp trường tồn... HT Thích Trí Thủ dịch
(Xem: 27389)
Luật Tứ Phần - Việt dịch: HT Thích Đổng Minh; Hiệu chính và chú thích: Thích Nguyên Chứng, Thích Đức Thắng
(Xem: 25014)
Luật nghi của Đức Thế Tôn chế định vì bảo hộ Tăng-già, thanh qui của Tùng Lâm đặt định để thành tựu pháp khí cho già lam, pháp thức hành trì cho cư gia phật tử để xây nền thiện pháp...
(Xem: 28835)
Trải qua nửa thế kỷ thuyết pháp độ sinh, Ðức Ðạo sư đã hóa độ đủ mọi hạng người, không phân biệt màu da, chủng tộc, giai cấp, sang hèn... Thích Phước Sơn
(Xem: 36104)
Sự kiện Đức Phật chấp nhận thành lập giáo hội Tỳ kheo ni, nâng vị trí người nữ đến mức quan trọng nhất, là việc làm duy nhất và chưa từng thấy trong lịch sử tôn giáo...
(Xem: 29165)
Cách tốt nhất để mang lại sự an ổn cho bản thân là hướng về điều thiện, và quy y Tam bảo là nền tảng đầu tiên cho một cuộc sống hướng thiện.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant