Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới
Bài Mới Nhất

Pháp Hoa Kinh An Lạc Hạnh Nghĩa

11 Tháng Sáu 201100:00(Xem: 19974)
Pháp Hoa Kinh An Lạc Hạnh Nghĩa

PHÁP HOA KINH AN LẠC HẠNH NGHĨA
Tác giả: Nam Nhạc Tuệ Tư Đại Thiền Sư
Phiên âm: Phạm Doanh
Thi hóa: Từ Hoa Nhất Tuệ Tâm

blank


Tóm tắt tiểu sử
Nam Nhạc Tuệ Tư Đại Thiền Sư

(515-577)

 Người đời cũng gọi đại sưNam Nhạc Tôn Giả, Tư Đại Hòa Thượng, Tư Đại Thiền Sư. Là một cao tăng Trung quốc, sống vào thời Nam Bắc Triều, người đất Vũ Tân, Hà Nam, họ Lí, Tổ thứ ba Thiên Thai Tông, sau Long Thọ Bồ tát và Tổ Huệ Văn.

Đại sư kính mộ kinh Pháp Hoa từ thuở nhỏ, thường ngày đêm tụng đọc, có lúc nhìn kinh mà ứa lệ. Trong mộng, thấy Bồ tát Phổ Hiền lấy tay xoa đầu từ đó trên đảnh đầu nổi lên nhục kế. Năm 15 tuổi xuất gia, tham kiến thiền sư Huệ Văn ở đất Hà Nam, được truyền pháp quán tâm. Có lần đại sư tự than rằng tuổi đạo luống qua, đang khi dựa lưng vào tường, thốt nhiên đại ngộ, chứng được Pháp Hoa tam muội.

Đại sư là người đầu tiên đưa ra thuyết nói về thời suy vi của Phật pháp, nên thường quy tâm về Phật A Di ĐàPhật Di Lặc, chú trọng về cả hai thiền và giáo. Đại sư đã thẩm định ngày sinh của chính mình (515) ứng hợp với năm thứ 82 của thời kỳ mạt pháp.

Năm 554, đại sư đến Quang Châu, giáo hóa người người trong suốt mười bốn năm, danh vang cùng khắp. Người theo học càng đông, kẻ ganh ghét cũng lắm. Trên núi Đại Tô, Hà Nam, đại sư truyền pháp cho sư Trí Khải, là một môn hạ kiệt xuất trong hàng đệ tử, cũng là người dựng nên Thiên Thai Tông, nhưng tự đề tên mình sau các bậc tôn sư.

Năm 568, đại sư ngộ được ba tiền kiếp hành đạo tại Hành sơn, Hồ Nam, liền ở lại giảng pháp suốt mười năm, đạo tràng hưng thịnh, do đó người đời gọi là Nam Nhạc Tôn Giả. Vua Trần Tuyên Đế rất kính ngưỡng, tôn xưng là Đại Thiền Sư.

Năm 577, đại sư an nhiên thoát hóa, thọ sáu mươi ba tuổi.

Tác phẩm: Pháp Hoa Kinh An Lạc Hạnh Nghĩa (1q.), Chư Pháp Vô Tránh Tam Muội Pháp Môn (2q.), Đại Thừa Chỉ Quán Pháp Môn (4q.), Tứ Thập Nhị Tự Môn (2q.), Thọ Bồ Tát Giới Nghi (1q.), Nam Nhạc Tư Đại Thiền Sư Lập Thệ Nguyện Văn (1q.).

__________________________________________

Theo Tục Cao Tăng Truyện 17, Phật Tổ Thống Kỷ, Hoằng Tán Pháp Hoa Truyện, Cảnh Đức Truyền Đăng Lục, Phật Tổ Lịch Đại Thông Tải 11, Daniel B. Stevenson.


(1)
Diệu pháp đại thừa pháp
Liên hoa một đóa trăng
Cõi trời người cung kính
Quy mạng đốn giác môn.
(2)
Bóng người nghiêng vách núi
Huyền nhiệm một trời không
Trăng soi viền non bạc
Nam Nhạc ấn son hồng.
(3)
Nam Nhạc ấn son hồng
Linh Thứu phóng hào quang
Pháp khó tin, khó gặp
Sen trổ nhụy kim cang.
(4)
Vô sư tự chứng ngộ
Thậm nan tín pháp môn
Người sơ tâm cầu đạo
Vượt trên vạn thánh nhân.
(5)
Học Pháp Hoa tam muội
Đệm cỏ, xanh tâm thiền
Chuyên tu trì giới nhẫn
Sương lay vàng bóng nguyệt.
(6)
Nhẫn chính là giới Định
Không chỉ đức hạnh suông
Kẻ một lòng cầu pháp
Muôn kiếp dám xem thường?.
(7)
Kính lễ đấng chí tôn
Bồ tát, thiện tri thức
Dũng mãnh sinh tâm cầu
Tưởng người như tưởng Phật.
(8)
Xưa Dược Vương Bồ tát
Hành đạo khó hành thay
Nhật Nguyệt Tịnh Minh Đức
Phật thân hiện cõi nầy.
(9)
Như đất trời mấy thuở
Tụ hội kết tinh hoa
Nghe lời kinh vi diệu
Một kiếp đắc thần thông.
(10)
Như Diệu Trang Nghiêm Vương
Cầu đạo, bỏ cung đình
Vân Lôi Âm Vương Phật
Thọ ký, đạo viên minh.
(11)
Kiếp người qua mấy độ
Đất lỡ lại trời xoay
Lời kinh ru đãng tử
Đại đạo trong tầm tay.
(12)
Pháp thân ngời tịch tịnh
Cùng Phật vốn không hai
Phật tạng kinh hằng thuyết
Gương trong Phật lộ bày.
(13)
Giữa lòng đêm hiu hắt
Mưa ướt lạnh hai vai
Ai biết thân đơn bạc
Phật thân cõi nầy?.
(14)
Một lần hăm hỡ bước
Cố hương xa vời vời
Sầu trường qua mấy cõi
Giấc bướm mơ màng bay.
(15)
Áng hoa nguyệt bềnh bồng
Dõi trông canh thù tạc
Sầu mộng bấy nhiêu năm
Biết đâu là mắt Phật?.
(16)
Sáu căn vốn thanh tịnh
Chẳng rõ tự phí công
Phiến băng đời lãng đãng
Phù phiếm đã nghìn năm.
(17)
Bồ cỏ làm sàn thiền
Duỗi chân lòng an lạc
Chẳng thấy thường, vô thường
Không sinh cũng không diệt.
(18)
Mong cầu đạo vô thượng
Tu học Pháp Hoa kinh
Thân tâm như tịnh thủy
Thanh tịnh diệu pháp môn
(19)
Trì giới hạnh kham nhẫn
Tu tập pháp định thiền
Mắt làm ngọc như ý
Thắp sáng cõi Phạm thiên.
(20)
Lấy đức nhẫn làm giới
Đó cũng là định tâm
Mười phương không trên, dưới
Mở ngõ vào lục căn.
(21)
Đại Bồ tát Pháp Hoa
Hữu Vô chẳng bận lòng
Tùy cơ duyên hành đạo
Hữu tướngVô tướng.
(22)
Bốn pháp vô tướng hạnh
Lối đi vào huyền tâm
Đắc chư Phật tam muội
Thân tỏa ngời lục căn.
(23)
Nguyên khôi như ngọc trắng
Cấu, tịnh, đà phân hai
Hồn nhiên tâm như thánh
Không trong cũng không ngoài.
(24)
Không ứng nên không đối
Không loạn nên không trị
Sánh vai cùng thánh nhân
Không đồng cũng chẳng dị.
(25)
Vô sư tự nhiên giác
Bất do thứ đệ hành
Phải đâu lời huyền hoặc
Chẳng khế hợp chân kinh?.
(26)
Vô sưtự nhiên,
Phật trí vốn uyên nguyên
Không từ đâu mà được
Chẳng hội, hoài công tìm.
(27)
Thứ đệ có cạn, sâu
Có trước lại có sau
Tuệ tâm tánh như thị
Đất Phật mây trên đầu.
(28)
Lục thông đà kỳ diệu
Không qua lối nhị thừa
Thẳng đường vào bát chánh
Chống trượng cõi không hư.
(29)
Bồ tát lấy từ bi
Tự trang nghiêm huệ mạng
Nhất thừaoai nghi
Thậm thâm Như Lai tạng.
(30)
Bản tâm tự tánh tịnh
Khéo se dây buộc mình
Ví như người bệnh tưởng
Chắt chiu tâm cuồng si.
(31)
Chẳng biết thân nhu thuận
Nhọc công cầu thuốc thang
Dòng sầu như sợi khói
Sương bay trong chiều vàng.
(32)
Diệu pháp liên hoa kinh
Bức đồ thư tối thượng
Đạo ngôn minh hòa minh
Hiện bóng người cùng tử.
(33)
Vì sao gọi nhất thừa?
Bởi tất cả chúng sinh
Vốn từ Như Lai tạng
Thâm tâm hằng nhàn tĩnh.
(34)
Bồ tát Sư Tử Hống
Kính bạch bậc thiên tôn:
Gì là nghĩa chân thực
Một và chẳng phải Một?.
(35)
Đáp rằng: Chúng sinh ấy
Tức Một – vì nhất thừa
Nói rằng chẳng phải Một
Bởi nương nghĩa tam thừa.
(36)
Nói rằng chẳng phải Một
Phật trí – ánh triêu dương
Tỏa ngời vô số pháp
Tịch chiếu – đến dị thường.
(37)
Chẳng phải chẳng phải Một
Nói, nín, cũng tùy cơ
Đứng, đi, toàn diệu dụng
Bất khả đắc Hữu, Vô.
(38)
Diệu do chúng sinh diệu
Pháp tức chúng sinh pháp
Chẳng như loài cuồng hoa
Hoặc dư hoa cùng khắp.
(39)
Cuồng hoangoại đạo
Mấy khi có quả sinh
Dư hoa, quả lớn, nhỏ
Ví thứ bậc nhị thừa.
(40)
Liên hoa dụ đốn giác
Hoa sinh thì quả sinh
Khép búp hồng ẩn mật
Chẳng khiến bướm ong tìm.
(41)
Cũng không như nhị thừa
Hoặc hạ căn Bồ tát
Thấy có phiền não đoạn
Thấy có quả cao, thấp.
(42)
Bồ tát tu Pháp Hoa
Không dụng công trừ phá
Phiền não chốn trần lao
Giọt sương trên nhánh lá.
(43)
Đi trên đường Phật đi
Chứng thực nghĩa diệu pháp
Tức chứng đắc Bồ đề
Tức Pháp Hoa Bồ tát.
(44)
Vấn:
Loài cỏ đồng, hoa nội
Một quả từ một hoa
Riêng sen hồng như ngọc
Nhiều hạt kết liên tòa.
(45)
Nhất quả ví nhất thừa
Liên tử như thứ đệ
Sao cho rằng chẳng qua
Các ngã đường tiệm thứ?.
(46)
Đáp:
Với các loài hoa khác
Hoặc từ đất, nước sinh
Một đôi bông kết trái
Rơi rụng, chẳng tựu hình.
(47)
Cuồng hoa ví ngoa ngữ
Chẳng quả làm sao thành
Há hoài công tính kể
Tà thuyết lụy quần sinh.
(48)
Nhất hoa sinh nhất quả
Ví ươm tâm Thanh văn
Tất gặt Thanh văn quả
Cấy hạt chờ nẩy mầm.
(49)
Nếu ươm tâm Duyên giác
Quả Duyên giác liền sinh
Chẳng thể gọi Phật quả
Chẳng là Bồ tát hành.
(50)
Theo thứ lớp vào đạo
Gọi Bồ tát hạ căn
Tiến dần vào sơ địa
Đường mây nổi – Pháp Vân.
(51)
Mỗi địa tu khác biệt
Chứng quả chẳng đồng hành
Cho nên không thể chấp
Các quả, một hoa thành.
(52)
Nhất tâm trì chí học
Nhất thời tự hiển minh
Nhất hoa vô số quả
Nhất thừa nghĩa chúng sinh.
(53)
Phật tùy duyên thuyết giáo
Ứng hợp thuận căn cơ
Phương tiện dùng thứ lớp
Chư Thanh văn nhị thừa.
(54)
Vượt qua pháp phương tiện
Chứng tam muội Pháp Hoa
Bậc thượng căn Bồ tát
Thân trang nghiêm bửu tòa.
(55)
Vấn:
Muôn vật trong trời đất
Sinh mệnh tức chúng sinh
Cớ sao gọi là diệu?
Cớ sao gọi là pháp?.
(56)
Đáp:
Gọi chúng sinh là diệu
Chính vì lục-chủng-tướng
Trong mỗi thân chúng sinh
Tánh thường nhiên thuần tịnh.
(57)
Lục tướng tức lục căn
Sáu vị vua tự tại
Mắt, tai, mũi, lưỡi, thân
Ý, thoát vòng phàm lụy.
(58)
Trì Pháp Hoa vô thượng
Tụng đọc và tu hành
Biết pháp tánh rỗng lặng
Cầu mây ngang trời xanh.
(59)
Mười tám giới chẳng thực
Bước bước hiện chân như
Bốn pháp hạnh an lạc
Mắt tịch-chiếu thái hư.
(60)
Nhất niệm – từ mắt tục
Trên thân cha mẹ sinh
Thấy, biết – cảnh giới Phật
Thấy, biết – nghiệp chúng sinh.
(61)
Với nhãn lực xuyên suốt
Đắc thập lực, tam minh.
Thập bát bất cộng pháp
Bát giải thoát siêu phàm.
(62)
Sức thần thông huyền biến
Cùng một lúc tựu thành
Ai biết rằng mắt Phật
Trên thân cha mẹ sinh?.
(63)
Nhị chủng – phàm và thánh
Bất giác – khiến cách phân
Mắt phàm khi thấy sắc
Đắm nhiễm, sinh ái tâm.
(64)
Vô minh nên tham ái
Hành tạo nghiệp thiên thu
Bước chân đời mê mải
Qua mấy cõi sa mù.
(65)
Đối sắc, bậc thánh nhân
Quán chiếu tánh nhãn thức
Tùy thuộc vạn nhân duyên
Tuyệt nhiên vô tự thể.
(66)
Nhân duyên tánh rỗng lặng
Không hợp cũng chẳng tan
Nhất thừa – nhất đế quán
Trăng ngọc chẳng khi tàn.
(67)
Bất liễuchấp có tướng
Chấp có nữ, có nam
Chấp đây thiện, kia ác
Chấp sinh tử, Niết bàn.
(68)
Hư không chẳng tham ái
Cũng chẳng đoạn hôn mê
Chân như trong vạn pháp
Phiền não tức Bồ đề.
(69)
Vạn pháp vốn vô sinh
Mặc nhiênlão tử
Ba nghìn cõi miên miên
Vẫn không ngoài bảo xứ.
(70)
Phàm thánh chẳng phải một
Mà cũng chẳng phải hai
Minh, vô minh, mê, ngộ
Lục chủng tướng diệu kỳ.
(71)
Sông ái chẳng khi vơi
Lửa mê cuồng cuộn cháy
Khúc hát không thay lời
Sầu ngâm lòng cô quạnh.
(72)
Phiền não từ ái, thủ
Nếu được, tìm cách giữ
Vứt bỏ ngôi vị vua
Mang thân làm cùng tử.
(73)
Dùng kiếm tuệ kim cang
Rạch đôi dòng hồ mị
Biết thực tánh ái tâm
Không vô minh, lão tử.
(74)
Trí kim cang tối thượng
Từ vạn thuở hồng hoang
Hiện bóng người kiệt tướng
Hài cỏ đạp trăng vàng.
(75)
Trí tuệ kim cang nầy
Tức Lăng Nghiêm đại định
An tịnh khắp bốn phương
Hàng phục nghìn oán địch.
(76)
Tâm mê loạn, oán sầu
Tức thị Bồ đề hạnh
Phiêu bạc bấy nhiêu lâu
Chưa từng rời đất thánh.
(77)
Tự tại tánh thường tịnh
Con mắt của vì vua
Không một ai có thể
Làm cho mắt nhiễm ô.
(78)
Tai, mũi, lưỡi, thân, ý
Cùng với mắt, đại đồng
Không một ai có thể
Gói kín mặt trời hồng.
(79)
Chúng sinh mang thân người
Sánh thân Phật, không khác.
Đây chính là Pháp thân
Thường tịch nhiên, rỗng lặng.
(80)
Nếu có người biết được
Tánh các pháp không hai
Vô sinh và vô diệt
Vào liền đất Như Lai.
(81)
Tánh thường nên bất lưu
Bất lưu nên vô tận
Theo tánh vô tận nầy
Thấy kim cang thân Phật.
(82)
Thường vì vốn vô sinh
Không danh và không sắc
Như mắt kia bất sinh
Căn bổn bất khả đắc.
(83)
Nhãn giới tánh tức Không
Tức chư Phật pháp giới
Chẳng thường cũng chẳng đoạn
Chẳng giữa hai đối cực.
(84)
Biết không từ đâu đến
Cũng chẳng đi về đâu
Hư không đà bất tuyệt
Tam thế, gió qua cầu.
(85)
Bồ tát Đàm Vô Kiệt
Đại Bát Nhã tôn kinh
Pháp Không, vô sinh, diệt
Chẳng hề có đến, đi.
(86)
Pháp Không, vô sinh, diệt
Chẳng hề có khứ, lai
Ngay đó chính là Phật
Ngay đó chính Như Lai.
(87)
Nhãn giới tánh tức Không
Vì Không nên là Thường
Mắt như như bất động
Hằng tịch-chiếu càn khôn.
(88)
Tự tánh mắt không ái
Vì ái nên lưu động
Vì lưu động nên sinh
Sương hoa từng giọt ngọc.
(89)
Tự tánh mắt không ái
Không ái không lưu động
Không lưu động không sinh
Sương hoa từng giọt ngọc.
(90)
Không sinh nên không đến
Chẳng đến thì chẳng đi
Mắt ấy là mắt Phật
Mênh mông vô tận ý.
(91)
Không sinh nên không diệt
Không diệt nên không tận
Không trụ, không đến, đi
Mắt ấy là mắt Phật.
(92)
Tánh như trong vạn pháp
Vô sinhvô tận
Bồ tát trí kim cang
Như như tức thị Phật.
(93)
Không chỉ thân kim sắc
Mà gọi là Như Lai
Biết thực tánh vạn pháp
Như thực trí, thuyết, giải.
(94)
Nói Như vì vô sinh
Nói Lai vì vô diệt
Phật như vậy mà đến
Nhưng chưa từng qua lại.
(95)
Sáu căn tánh như thực
Gọi đó là Như Lai
Ương Quật Ma La thuyết
Nhất học tức nhất thừa.
(96)
Nhãn cănnhãn thức
Thường tịch và nghiêm quang
Phiến lưu ly trong suốt
Chiếu nghìn cõi thánh phàm.
(97)
Cho nên vị Bồ tát
Sơ tâm cầu giải thoát
Phải biết chẳng ai sinh
Chẳng ai từng có mặt.
(98)
Thực tánh của hình sắc
Chẳng Giả cũng chẳng Không
Không còn cũng không mất
Không ngại cũng không thông.
(99)
Căn và trần không tịch
Lục thức tức vô sinh
Ba mặt như như tính
Mười tám giới vô danh.
(100)
Chúng sinh cùng Như Lai
Một pháp thân thanh tịnh
Mộng hồn hoang về lại
Trên tờ Pháp Hoa kinh.
(101)
Phật bảo Tịnh Thanh vương
Nên tự thanh tịnh giới
Mắt rỗng suốt mười phương
Tức trang nghiêm các cõi.
(102)
Mắt nầy không ngăn ngại
Thông suốt nghìn đại thiên
Tai, mũi, lưỡi, thân, ý
Lãng chiếu phiến trăng nghiêng.
(103)
Bất động giữa vạn pháp
Tâm đó gọi là An
Lạc tức không lãnh thọ
Uy đức bạt mây ngàn.
(104)
Hạnh ấy – Ta và Người
Đã bao lần đối bóng
Nhân, ngã, chỉ một thôi
Tựa hiên trăng đồng vọng.
(105)
Chánh Tuệ Ly Trước Hạnh
pháp hành thứ nhất
Kiếm huệ đã từng phen
Đoạn lìa vòng trói buộc.
(106)
Vô Khinh Tán Hủy Hạnh
pháp hành thứ hai
Không chê bai kinh điển
Không hí luận trong ngoài.
(107)
Vô Não Bình Đẳng Hạnh
pháp hành thứ ba
Miệng thốt ra đại đạo
Như ngọc tụ, châu sa.
(108)
Từ Bi Tiếp Dẫn Hạnh
pháp hành thứ tư
Pho kinh nghìn năm cũ
Mực đọng mấy tờ thư.
(109)
Vô Tướng Hạnh là gì?
Chính là An Lạc Hạnh
Trong tất cả oai nghi
Tâm không hề sinh động.
(110)
Chứng ngộ tánh Không tịch
Của tất cả lục căn
Giữa lòng muôn sự tướng
Vuợt ba cõi – siêu thăng.
(111)
Nếu có người chứng được
Tánh vạn pháp tức Không
Là người đôi chân bước
Trên những áng mây tâm.
(112)
Trạng thái định thâm diệu
Bất trụ Sắc, Vô Sắc
Không sơ, nhị, tam, tứ
Như biến hành Bồ tát.
(113)
Phổ độ khắp quần sinh
Hiền nhânBồ tát
Khuyến niệm Liên Hoa kinh
Pháp đại thừa đốn giác.
(114)
Văn tự hữu tướng hạnh
Tự điều phục tán tâm
Hữu vi làm phương tiện
Tướng, tánh – thể chung đồng.
(115)
Tâm chuyên trì pháp ngữ
Không nô lệ lục căn
Phật mười phương ấn chứng
Hiện thân giữa đạo tràng.
(116)
Đắc tam đà-la-ni
Thấy muôn nghìn Giả tạo
Hiểu được lí chân Không
Vào Pháp Âm Trung Đạo.
(117)
Pháp Âm Phương Tiện nầy
Đủ nhất thiết chủng trí
Mỗi sợi cỏ, lá cây
Hiện toàn thân diệu lý.
(118)
Nếu có người chuyên tâm
Một lòng cầu đại đạo
Chẳng biết tiếc chi thân
Một kiếp, liền thành tựu.
(119)
Nếu có người chuyên tâm
Một lòng cầu lợi dưỡng
Chẳng biết tiếc chi thân
Muôn kiếp, không thành tựu.
(120)
Tứ đạitam độc
Ngũ ấm, thập nhị nhập
Thập bát giới, nhân duyên
Gọi là nhất thiết pháp.
(121)
Giữa dòng sông thế sự
Nhẫn khí làm buồm hoa
Chẻ bút tìm văn tự
Không người cũng không ta.
(122)
Chúng sinh nhẫn, pháp nhẫn
Phá phiền não, trầm luân
Cũng gọi là thánh hạnh
Hành xứ bậc thánh nhân.
(123)
Kẻ phàm phu tu tập
Chúng sinh, pháp nhẫn nầy
Hẳn vào được thánh vị
Bất thối chuyển đại tâm.
(124)
Trụ trên nhẫn nhục địa
Quán thực tướng âm thinh
Lời vừa ra khỏi miệng
Nghìn kiếp cũng khôn tìm.
(125)
Khéo nhu hòa, thiện thuận
Giữ tuệ mạng chúng sinh
Tạo nhân duyên giáo hóa
Mong chi chút đạm tình.
(126)
Kham nhẫn không xung động
giới luật thế tục
Tạo được tướng oai nghi
Thuộc thế gian đạo đức.
(127)
Cảnh tượng dù thiện, ác
Tánh pháp giới tức Không
Tâm như dòng mây bạc
Đến, đi, chẳng bận lòng.
(128)
Ứng thân trong sáu cõi
Qua lại tham, sân, si
Khi giữ gìn tế hạnh
Lúc phá bỏ oai nghi.
(129)
Đại nhẫn – đại hùng lực
Siêu đạo hạnh thế gian
Sông dài đôi chân mỏi
Bến vắng đợi đêm tàn.
(130)
Đại nhẫn – đại Bồ tát
Không câu nệ tiểu tiết
Làm được việc khó làm
Gươm vàng soi bóng nguyệt.
(131)
Quán sát chúng sinh khổ
Lòng nặng lòng cưu mang
Bóng nghiêng đường vạn dặm
Sửa trị kẻ hung tàn.
(132)
Sá chi lời nhuyễn ngữ
Nhu thuận hoặc ái hòa
Đôi cánh tay uy dũng
Quét sạch trận phong ba.
(133)
Vua Tiên Dư, Hữu Đức
Tiền thân Đức Thích Ca
hộ trì kinh tạng
Kiếm báu diệt mị tà.
(134)
Đại nhẫn – đại Bồ tát
Diệu dụng bất tư nghì
Kẻ sơ cơ, tân học
Vướng mắc, khó hành trì.
(135)
Săn đuổi theo nhãn hiệu
Khiêm cung của thế gian
Lấy từ bi ngụy biện
Đạo đức hão giam tâm.
(136)
Cầu cái nhẫn thế gian
Tâm không giữ chánh niệm
Ngoài khăn áo xênh xang
Trong thuần hành ma nghiệp.
(137)
Chẳng làm việc hộ pháp
Cũng chẳng hộ chúng sinh
Thường khua chiêng, gióng trống
Mượn Phật sự tạo danh.
(138)
Bồ tát trụ nhẫn địa
Sinh Phật đạo công đức
Như đại địa sinh trưởng
Hoa trái vị Phật lực.
(139)
Đắc nhất thiết trí tuệ
Lục độ hạnh đủ đầy
Thâm nhập vào thực tế
Mây bao giờ thôi bay.
(140)
Trên không Phật để cầu
Dưới không người để độ
Chẳng ai đến, ai đi
Bể xa ngàn sóng vỗ.
(141)
Như người lên ngọn núi
Tìm của báu chôn sâu
Nhìn xuống – đất trải ngọc
Vì sao vượt đỉnh cao?.
(142)
Tưởng cứu người trôi dạt
Chẳng tiếc công tìm bè
Chẳng tiếc đời sơ bạc
Trở lại – nắng vàng hoe.
(143)
Thương người – tay đoạn tóc
Xót khổ – khoác tăng bào
Chân mòn đường gió bụi
Nhìn lại – vẫn trăng sao.
(144)
Bâng khuâng đêm mộng lạ
Chênh chếch nửa vầng nghiêng
Bạch y lồng mây bạc
Thủy tộc chầu hai bên.
(145)
Suối tâm là chữ tịnh
Non xưa đạo là đường
Tuệ nhật làm sinh mệnh
Tịch-chiếu bóng triêu dương.
(146)
Pháp chư Phật – như xưa
Hội nhập vào Phật trí
Còn một ít lá khô
Giữ lại làm chân lý
(147)
Quy hồi nguyên bản lai
Tịnh, độ người bất tịnh
Lòng như áng mây bay
Biết đâu là cố định.
(148)
Nên lưu lại cõi đời
Đi con đường Phật đi
Muôn thân làm Phật giới
Tâm trổ hoa đại bi.
(149)
Đến với người khốn khó
Vách đổ chốn làng quê
Tay trao người ngọc quý
Chớ ôm cội Bồ đề.
(150)
Chẳng tránh chỗ khó khăn
Oan khiên đều nhận chịu
Hãy bước ngược thời gian
Đốt trầm trên đỉnh tuyết.
(151)
Một tay cứu nhân thế
Phóng năm đạo hào quang
Tay phục hưng tông chỉ
Nâng cao trí tuệ người.
(152)
Trừ phi chứng cảnh giới
Như thịvô biên
Trí tuệ dù trang trọng
Đèn trước gió chao nghiêng
(153)
Kiên trì như núi đá
Hoa trắng nở vườn đào
Dù thảo, cầm, khoáng dã
Lìa bỏ chốn ồn ào.
(154)
Không bỏ lại một ai
tâm từ rộng lớn
Thừa ân đức Như Lai
Nên gọi là đại nhẫn.
(155)
Đối cơ độ chúng sinh
Hiện thân tướng sai biệt
Nhất âm vô lượng thanh
Nhất thời thành thượng đạo.
(156)
Khéo biết căn tánh người
Tùy thuậnđiều phục
Thu nhiếp lục thần thông
Nên gọi là đại nhẫn.
(157)
Pháp pháp đều rỗng lặng
Tìm tâm ý nơi đâu
Nơi chân như bảo tính
Chẳng hội, nhọc công cầu.
(158)
Niết bànsinh tử
Bất dị và bất như
Không trói cũng không mở
Không thiếu cũng không dư.
(159)
Phàm phuthánh nhân
Không riêng hai pháp giới
Du hí lực thần thông
Nên gọi là hành xứ.
(160)
Báo thânquốc độ
Sao ngọc trổ ao trời
Hằng hà sa chư Phật
Hằng hà sa tịnh giới.
(161)
Tiếng như rơi trên suối
Lời như đọng trên hoa
Trên thân manh áo bạc
Nhìn lại, hóa cà sa.
(162)
Hiên trăng tứ thiên chủ
Tấu khúc nguyệt hồ cầm
Y vàng thơm thân ngọc
Bàng bạc dấu tri âm.

PHÁP HOA KINH AN LẠC hẠNH NGHĨA.
Trần, Nam Nhạc Tư Đại Thiền-sư thuyết.

[697C19] Pháp Hoa kinh giả, đại thừa đốn giác, vô sư tự ngộ, tật thành Phật đạo, nhất thiết thế gian nan tín pháp môn. Phàm thị nhất thiết tân học Bồ-đồ dục cầu đại thừa, siêu quá nhất thiết chư bồ-tát, tật thành Phật đạo, tu trì giới nhẫn nhục tinh tiến, cần tu thiền định, chuyên tâm cần học Pháp Hoa tam muội, quán nhất thiết chúng sinh giai như Phật tưởng, hợp chưởng lễ bái như kính Thế tôn, diệc quán nhất thiết chúng sinh giai như đại bồ tát thiện trí thức tưởng. Dũng mãnh tinh tiến cầu Phật đạo giả, như Dược Vương bồ tát nan hành khổ hạnh, ư quá khứ Nhật Nguyệt Tịnh Minh Đức Phật pháp trung, danh vi Nhất Thiết Chúng Sinh Thiện Kiến Bồ Tát, văn Pháp Hoa kinh, tinh tiến cầu Phật, ư nhất sinh trung đắc Phật thần thông.

[697c27] Diệc như quá khứ Diệu Trang Nghiêm Vương, xả quốc vương vị dĩ phó kì đệ, vương cập quần [*1*] thần phu nhân thái tử nội ngọai quyến thuộc, ư Vân Lôi Âm Vương Phật pháp trung.

[698a01] Xuất gia, tụng Pháp Hoa kinh, chuyên cầu Phậṭ đạo, quá bát vạn tứ thiên tuế, nhất sinh cụ thị chư Phật thần thông, thụ kí tác Phật. Nhĩ thời nhân dân thọ mệnh đại trường bát vạn cửu thiên tuế, dữ kim Diêm Phù Đề bát thập niên tứ bách nhật đẳng, ư tam thiên hạ bát thập tứ niên đẳng. Kim thời nhân thọ mệnh đoản xúc, ố thế kiếp trọc, khổ bức não đa. Thị cố ư thử cầu đạo dị đắc.

[698a06] Quán nhất thiết chúng sinh giai như Phật tưởng giả, như Thường Bất Khinh Bồ-tát phẩm trung thuyết. Cần tu thiền định giả, như An Lạc Hạnh phẩm sơ thuyết.

[698a07] Hà dĩ cố, nhất thiết chúng sinh câu thị pháp tạng, dữ Phật nhất vô dị. Như Phật tạng kinh trung thuyết. Tam thập nhị tướng, bát thập chủng trạm nhiên thanh tịnh. Chúng sinh đãn dĩ loạn tâm hoặc chướng, lục tình ám trọc, pháp thân bất hiện. Như kính trần cấu diện tượng bất hiện. Thị cố hành nhân cần tu thiền định, tịnh hoặc chướng cấu, pháp thân hiển hiện.

[698a12] Thị cố kinh ngôn, pháp sư phụ mẫu sở sinh thanh tịnh thường nhãn. Nhĩ tị thiệt thân ý diệc phục như thị. Nhược toạ thiền thì, bất kiến chư pháp thường dữ vô thường. Như An Lạc Hạnh trung thuyết, Bồ đề quán nhất thiết pháp, vô hữu thường trụ, diệc vô khởi diệt. thị danh trí giả sở thân cận xứ.

[698a16] Dục cầu vô thường đạo, tu học Pháp hoa kinh. Thân tâm chứng cam lộ, Thanh [*2*] tịnh diệu pháp môn. Trì giới hành nhẫn nhục, tu tập chư thiền định. Đắc chư Phật tam muội, lục căn tính thanh tịnh. Bồ tát học Pháp Hoa, cụ túc nhị chủng hạnh. Nhất giả vô tướng hạnh, nhị giả hữu tướng hạnh. Vô tướng tứ an lạc, thậm thâm diệu thiền định. Quán sát lục tình căn, chư pháp bản lai tịnh. Chúng sinh tính vô cấu, vô bản diệc vô tịnh. Bất tu đối trị hành, tự nhiên siêu chúng thánh. Vô sư tự nhiên giác, bất do thứ đệ hành. Giải dữ chư Phật đồng, diệu giác trạm nhiên tính. Thượng diệu lục thần thông, thanh tịnh an lạc hạnh. Bất du nhị thừa lộ, hành đại thừa bát chính.

[698b01] Bồ tát đại từ bi, câu thị nhất thừa hạnh. Thậm [*3*] thâm Như Lai tạng, tất cánh vô suy lão. Thị danh ma-ha diễn, Như-lai bát chính đạo. Chúng sinhngũ dục, diệc phi đoạn phiền não. Diệu Pháp Liên Hoa kinh, thị đại ma-ha diễn. Chúng sinh như giáo hành, tự nhiên thành Phật đạo. Vân hà danh nhất thừa, vị nhất thiết chúng sinh, giai dĩ Như-Lai tạng, tất cánh hằng an lạc. Diệc như Sư Tử Hống, Niết Bàn trung vấn Phật. Thế tôn thực tính nghĩa, vi nhất vi phi nhất [*4*]. Phật đáp Sư Tử Hống, diệc nhất diệc phi nhất. Phi nhất phi phi nhất. Vân hà danh vi nhất. Vị nhất thiết chúng sinh, giai thị nhất thừa cố. Vân hà danh phi nhất, phi thị số pháp cố. Vân hà phi phi nhất, số dữ cập phi số. Giai bất khả đắc cố, thị danh chúng sinh nghĩa.

[698b17] Vấn viết, vân hà danh vi Diệu Pháp Liên Hoa kinh. Vân hà danh vi nhất thừa nghĩa. Vân hà phục danh Như-Lai tạng. Vân hà danh vi ma-ha diễn. Vân hà phục danh đại ma-ha diễn. Như đại phẩm kinh thuyết, Ma-ha ngôn đại, diễn giả danh thừa. Diệc danh đáo bỉ ngạn. Vân hà cánh hữu đại ma-ha diễn. Vân hà phục danh chúng sinh nghĩa.

[698b21] Đáp viết, diệu giả chúng sinh diệu cố. Pháp giả, tức thị chúng sinh pháp. Liên-Hoa giả, thị tá dụ ngữ. Thí như thế gian thủy lục chi hoa, danh hữu cuồng hoa, hư cuống bất thực, thực giả thậm thiểu. Nhược thị Liên-hoa, tức bất như thử. Nhất thiết Liên-hoa giai vô cuồng hoa. Hữu hoa, tức hữu thực. Dư hoa kết thực, hiển lộ dị tri. Liên hoa kết thực, ẩn hiện nan kiến. [698b25] Cuồng hoa giả, dụ chư ngoại đạo. Dư hoa kết quả, hiển lộ dị tri giả, tức thị nhị thừa. Diệc thị độn căn bồ tát. Thứ đệ đạo hành, ưu liệt sai biệt, đoạn phiền não tập diệc danh hiển lộ dị tri.

[698b28] Pháp Hoa bồ tát tất bất như thử, bất tác thứ đệ hành, diệc bất đoạn phiền não. Nhược chứng Pháp-Hoa kinh, tất cánh thành Phật đạo. Nhược tu Pháp-Hoa hạnh, bất hành nhị thừa lộ.

[698C01] Vấn viết, dư hoa nhất hoa thành nhất quả, Liên hoa nhất hoa thành chúng quả. Nhất hoa nhất quả giả khởi phi nhất thừa, nhất hoa thành chúng quả giả, khởi phi thứ đệ.

[698C03] Đáp viết, chư thủy lục hoa nhất hoa thành nhất quá giả thậm thiểu, trụy lạc bất thành giả thậm đa. Cuồng hoa vô quả khả thuyết. Nhất hoa thành nhất quả giả, phát Thanh Văn tâm. tức hữu Thanh Văn quả, phát Duyên Giác tâm, hữu Duyên Giác quả. Bất đắc danh Bồ-tát Phật quả. Phục thứ độn căn bồ-tát tu đối trị hành, thứ đệ nhập đạo, đăng sơ nhất địa. Thị thời bất đắc danh vi Pháp Vân địa. Địa địa biệt tu, chứng phi nhất thời. Thị cố bất danh nhất hoa thành chúng quả.

[698C09] Pháp Hoa bồ tát tức bất như thử. Nhất tâm nhất học, chúng quả phổ bị. Nhất thời cụ túc, phi thứ đệ nhập. Diệc như Liên-hoa, nhất hoa thành chúng quả. Nhất thời cụ túc, thị danh nhất thừa chúng sinh chi nghĩa. Thị cố Niết-Bàn kinh ngôn, hoặc hữu Bồ-tát thiện tri tòng nhất địa chí nhất địa. Tư Ích kinh ngôn hoặc hữu Bồ-tát bất tòng nhất địa chí nhất địa. Tòng nhất địa chí nhất địa giả, tòng nhị thừa Thanh Văn, cập đốn căn Bồ-tát, phương tiện đạo trung thứ đệ tu học, bất tòng nhất địa chí nhất địa giả, thị lợi căn Bồ-tát, chính trực xá phương tiện, bất tu thứ đệ hành. Nhược chứng Pháp Hoa tam muội, chúng quả tất cụ túc.

[698C17] Vấn viết, vân hà danh chúng sinh diệu, vân hà phục danh chúng sinh pháp da.

[698C18] Đáp viết, chúng sinh diệu giả, nhất thiết nhân thân lục chủng tướng diệu, lục tự tại vương tính thanh tịnh cố. Lục chủng tướng giả, tức thị lục căn. Hữu nhân cầu đạo, thụ trì Pháp Hoa, độc tụng tu hành, quán pháp tính không, tri thập bát giới vô sở hữu tính, đắc thâm thiền định cụ túc tứ chủng diệu an lạc hạnh, đắc lục thần thông phụ mẫu sở sinh thanh tịnh thường nhãn.

[698C23] Đắc thử nhãn thời, thiện tri nhất thiết chư Phật cảnh giới, diệc tri nhất thiết chúng sinh nghiệp duyên sắc tâm quả báo. Sinh tử xuất một, thượng hạ hảo xú, nhất niệm tất tri, ư nhãn thông trung, cụ túc thập đạo, thập bát bất cộng, tam minh bát giải. Nhất thiết thần thông tất tại nhãn trung, nhất thời cụ túc. Thử khởi phi thị chúng sinh nhãn diệu. Chúng sinh nhãn diệu, tức Phật nhãn dã.

[698C23] Vân hà danh chủng. Chủng hữu nhị, nhất danh phàm chủng, nhị danh thánh chủng. Phàm chủng giả, bất năng giác liễu, nhân nhãn kiến sắc, sinh tham ái tâm. Ái giả tức thị vô minh vi ái. Tạo nghiệp, danh chi vi hành. Tùy nghiệp thụ báo thiên nhân chư thú, biến hành lục đạo, cố xưng hành dã. Tương tục bất tuyệt, danh chi vi chủng. Thị danh phàm chủng.

[699a03] Thánh chủng giả, nhân thiện tri thức, thiện năng giác liễu. Nhãn kiến sắc thời, tác thị tư duy, kim kiến sắc giả, thùy năng kiến da, nhãn căn kiến da, nhãn thức kiến da, không minh kiến da, vi sắc tự kiến, ý thức đối da. Nhược ý thức đối, manh ứng kiến sắc. Nhược sắc tự kiến, diệc phục như thị. Nhược không minh kiến, không minh vô tâm, diệc vô giác xúc, bất năng kiến sắc. Nhược nhãn thức năng kiến, thức vô tự thể, giả thác chúng duyên. Chúng duyên tính không, vô hữu hợp tán. Nhất nhất đế quán, cầu nhãn bất đắc. Diệc vô nhãn danh tự. Nhược nhãn năng kiến, thanh manh chi nhân diệc ưng kiến sắc. Hà dĩ cố, căn bất hoại cố.

[699a11] Như thị quan thời, vô nhãn vô sắc, diệc vô kiến giả, phục vô bất kiến. Nam nữ đẳng thân, bản tòng nhất niệm vô minh bất liễu võng niệm tâm sinh. [*5*] Thử võng niệm chi tâm, do như hư không, thân như mộng như ảnh, như diễm như hoá diệc như không hoa. Cầu bất khả đắc, vô đọan vô thường. Nhãn đối sắc thì, tắc vô tham ái. Hà dĩ cố, hư không bất năng tham ái, hư không bất đoạn vô minh, bất sinh ư minh. Thị thời phiền não, tức thị bồ-đề. Vô minh duyên hành, tức thị Niết bàn. Nãi chí lão tử diệc phục như thị. Pháp nhược vô sinh, tức vô lão tử. Bất trứ chư pháp, cố xưng thánh chủng.

[699a18] Phàm chủng thánh chủng vô nhất vô nhị. Minh dữ vô minh diệc phục như thị. Cố danh vi nhãn chủng tướng diệu. Nhĩ, tị, thiệt, thân, ý, diệc phục như thị.

[699a20] Lục tự tại vương tính thanh tịnh giả, nhất giả nhãn vương. Nhân nhãn kiến sắc, sinh tham ái tâm. Ái giả, tức thị vô minh. Nhất thiết phiền não giai thuộc tham ái. Thị ái vô minh vô năng chế giả, tự tại như vương. Tính thanh tịnh giả, như thượng quán nhãn nghĩa trung thuyết, dụng kim cương tuệ, giác liễu ái tâm tức thị vô vô minh, vô lão tử. Thị kim cương tuệ kì lực tối đại, danh vi Thủ Lăng Nghiêm định, thí như kiện tướng năng phục oán địch, năng linh tứ phương thế giới thanh tịnh. Thị kim cương trí tuệ diệc phục như thị. Năng quán tham ái, vô minh chư hành, tức thị Bồ-đề Niết bàn thánh hạnh. Vô minh tham ái, tức thị bồ đề kim cương trí tuệ.

[699a29] Nhãn tự tại vương tính bản thường tịnh, vô năng ô giả. Thị cố Phật ngôn, phụ mẫu sở sinh thanh tịnh thường nhãn. Nhĩ tị thiệt thân ý diệc phục như thị. Thị cố Bát Nhã kinh thuyết, lục tự tại vương tính thanh tịnh. Cố Long-Thụ bồ-tát ngôn, đương tri nhân thân lục chủng tướng diệu.

[699b3] Nhân thân giả, tức thị chúng sinh thân. Chúng sinh thân tức thị Như-Lai thân. Chúng sinh chi thân, đồng nhất pháp thân, bất biến dịch cố. Thị cố Hoa-Nghiêm kinh Hoan Hỉ địa trung ngôn, kì tính tòng bản lai, tịch nhiên vô sinh diệt. Tòng bản dĩ lai không, vĩnh vô chư phiền não. Giác liễu chư pháp nhĩ, siêu thắng thành Phật đạo. Phàm phu chi nhân, nhược năng giác thử chư âm thực pháp, như Niết-bàn trung Ca-Diếp vấn Phật, sở ngôn tự giả, kì nghĩa vân hà. Phật cáo Ca-Diếp, hữu thập tứ âm, danh vi tự nghĩa. Sở ngôn tự giả, danh vị Bồ đề. Thường cố bất lưu. Nhược bất lưu giả, tức thị vô tận. Phù vô tận giả, tức thị Như-Lai kim cương chi thân.

[699b11] Vấn viết, vân hà danh thường cố bất lưu.

[699b11] Đáp viết, nhãn thường, cố danh vi bất lưu. Vân hà danh thường. Vô sinh, cố thường.

[699b12] Vấn viết, vân hà vô sinh.

[699b12] Đáp viết, nhãn bất sinh cố. Hà dĩ cố, nhãn kiến sắc thì, cập quan nhãn nguyên, cầu nhãn bất đắc. Tức vô tình thức, diệc vô hữu sắc. Nhãn giới không cố, tức vô đoạn thường, diệc phi trung đạo. Nhãn giới, tức thị chư Phật pháp giới. Giác tri thử nhãn vô thủy vô lai xứ, diệc vô vô thủy. Do nhược hư không phi tam thế nhiếp.

[699b17] Như Bát-Nhã kinh trung, Đàm Vô Kiệt bồ tát ngữ Bồ Đà Ba Lôn ngôn, thiện nam tử. Không pháp bất lai bất khứ. Không pháp, tức thị Phật.

[699b20] Vô sinh pháp vô lai vô khứ. Vô sinh pháp, tức thị Phật. Vô diệt pháp vô lai vô khứ. Vô diệt pháp, tức thị Phật. Thị cố đương tri nhãn giới không cố. Không giả, tức thị thường. Nhãn không thường cố, nhãn tức thị Phật. Nhãn vô tham ái. Ái giả, tức thị lưu. Lưu giả, tức thị sinh. Nhãn vô tham ái, tức vô lưu động. Nhược vô lưu động, tức vô hữu sinh. Nhãn bất sinh, cố vô lai vô khứ. Vô sinh, tức thị Phật nhãn. Tức vô sinh, tức vô hữu diệt. Diệt giả, danh vi tận. Nhãn kí vô diệt, đương như vô tận. Nhãn kí phi tận, vô lai vô khứ diệc vô trụ xứ. Tức vô tận, tức thị Phật.

[699b26] Bồ tát dĩ thị kim cương trí tuệ, trí giả pháp như vô sinh vô tận, Nhãn đẳng chư pháp như, tức thị Phật, cố danh Như-Lai kim cương chi thân. Giác chư pháp như, cố danh vi Như-Lai. Phi độc kim sắc thân Như-Lai dã. Đắc như thật trí, cố xưng như-lai. Đắc nhãn sắc như thực trí, nhĩ thanh tị hương thiệt vị thân xúc ý pháp như thực trí, cố danh Như-Lai kim cương chi thân. Như pháp tướng giải, như pháp tướng thuyết. Như ngôn vô sinh, Lai ngôn vô diệt. Phật như thị lai, cánh bất phục khứ. Thừa như thực đạo, cố viết Như-Lai.

[699c4] Vấn viết, Phật hà kinh trung thuyết nhãn [*6*] đẳng chư pháp như, danh vi Như-Lai.

[699c5] Đáp viết, đại cường tinh tiến kinh trung. Phật vấn Ương-quật Ma La, vân hà danh nhất học. Ương-Quật đáp Phật, nhất học giả, danh nhất thừa.

[699c7] Thừa giả, danh vi năng độ chi nghĩa. Diệc danh vận tải. Ương-Quật Ma La thập chủng đáp Phật. Nhất đáp hữu nhị chủng, thị nhị thập đáp. Kim thả lược thuyết, dĩ Ương-Quật Ma La đệ ngũ đáp trung nãi chí đệ lục đáp. Dĩ thử nhị xứ tứ chủng đáp trung, tổng thuyết nhãn đẳng Như-Lai nghĩa.

[699c10] Vân hà danh vi ngũ. Sở vị bỉ ngũ căn. Thử tắc Thanh Văn thừa. Phi thị Như-Lai nghĩa. Vân hà Như-Lai nghĩa. Sở vị bỉ nhãn căn, ư chư Như-Lai thường, quyết định phân minh kiến, cụ túc vô giảm tu. Sở vị bỉ nhĩ căn, ư chư Như-Lai thường, quyết định phân minh văn, cụ túc vô giảm tu. Sở vị bỉ tị căn, ư chư Như Lai thường, quyết định phân minh khứu, cụ túc vô giảm tu. Sở vị bỉ thân căn, ư chư Như-Lai thường, quyết định phân minh xúc, cụ túc vô giảm tu. Sở vị bỉ thiệt căn, ư chư Như-Lai thường, quyết định phân minh thưởng, cụ túc vô giảm tu. Sở vị bỉ ý căn, ư chư Như-Lai thường, quyết định phân minh thức, cụ túc vô giảm tu.

[699c19] Vân hà danh vi lục. Sử vị lục nhập xứ. Thị tắc Thanh Văn thừa, phi thị Như-Lai nghĩa. Sở vị nhãn nhập xứ, ư chư Như-Lai thường, minh kiến lai nhập môn, cụ túc vô giảm tu. Sở vị nhĩ nhập xứ, ư chư Như-Lai thường, minh văn lai nhập môn, cụ túc vô giảm tu. Sở vị tị nhập xứ, ư chư Như-Lai thường, minh khứu lai nhập môn, cụ túc vô giảm tu. Sở vị thiệt nhập xứ, ư chư Như-Lai thường, minh thưởng lai nhập môn, minh thưởng cụ túc vô giảm tu. Sở vị thân nhập xứ, ư chư Như-Lai thường, minh xúc lai nhập môn, cụ túc vô giảm tu. Sở vị ý nhập xứ, ư chư Như-Lai thường, quyết định phân minh thức, tịnh tiến lai nhập môn, cụ túc vô giảm tu.

[699c27] Thị cố sơ phát tâm tân học chư bồ đề, ưng thiện quán nhãn nguyên, tất cánh vô sinh diệt. Nhĩ tị thiệt thân ý, kì tính tòng bản lai, bất đoạn diệc phi thường, tịch nhiên vô sinh diệt. Sắc tính vô không giả, bất một diệc bất xuất, tính tịnh đẳng chân như, tất cánh vô sinh diệt . Thanh hương vị xúc pháp, tòng bản [*7*] dĩ lai không, phi minh diệc phi ám, tịch nhiên vô sinh diệt. Căn trầnkhông tịch, lục thức tức vô sinh. Tam lục như như tính, thập bát giới vô danh. Chúng sinh dữ Như-Lai, đồng cộng nhất pháp thân. Thanh tịnh diệu vô tỉ, xứng Diệu Pháp Liên Hoa kinh.

[700a5] Thị cố đại tập trung, Phật cáo Tịnh Thanh vương, nhữ danh viết Tịnh Thanh. Đương tịnh nhữ tự giới. tự giới nhãn giới không. Tức trì giới thanh tịnh. Nhãn giới không tịch cố, tức Phật thổ thanh tịnh. Nhĩ tị thiệt thân ý, tính tất cánh không tịch, thị danh chư Như Lai, tu tập tịnh thổ nghĩa.

[700a9] Vấn viết, vân hà danh vi an lạc hạnh. Vân hà phục danh tứ an lạc. Vân hà phục danh nhị chủng hạnh. Nhất giả vô tướng hạnh, Nhị giả hữu tướng hạnh.

[700a11] Đáp viết, nhất thiết pháp trung tâm bất động cố viết an, ư nhất thiết pháp trung vô thụ âm cố viết lạc. Tự lợi lợi tha cố viết hạnh. Phục thứ tứ chủng an lạc hạnh, đệ nhất danh vi Chính Tuệ Li Trước An Lạc Hạnh. Đệ nhị danh vi Vô Khinh Tán Hủy An Lạc Hạnh. Diệc danh Chuyển Chư Thanh Văn Linh Đắc Phật Trí An Lạc Hạnh. Đệ tam danh vi Vô Não Bình Đẳng An Lạc Hạnh. Diệc danh Kính Thiện Tri Thức An Lạc Hạnh. Đệ tứ danh vi Từ Bi Tiếp Dẫn An Lạc Hạnh. Diệc danh Mộng Trung Cụ Túc Thành Tựu Thần Thông Trí Phật Đạo Niết Bàn An Lạc Hạnh.

[700a18] Phục thứ nhị chủng hành giả. Hà cố danh vi vô tướng hạnh. Vô tướng hạnh giả, tức thị an lạc hạnh. Nhất thiết chư pháp trung, tâm tướng tịch diệt, tất cánh bất sinh. Cố danh vi vô tướng hạnh dã. Thường tại nhất thiết thâm diệu thiền định, hành trú tọa ngọa, ẩm thực ngữ ngôn, nhất thiết uy nghi, tâm thường định cố. Chư dư thiền định, tam giới thứ đệ. Tòng dục giới địa vị đáo địa. Sơ thiền địa, nhị thiền địa, tam thiền địa , tứ thiền địa. Không xứ địa, thức xứ, vô sở hữu xứ địa, phi hữu tưởng phi vô tưởng xứ địa, như thị thứ địa, hữu thập nhất chủng địa sai biệt bất đồng. Hữu pháp vô pháp nhị đạo vi biệt, thị A Tì Đàm Tạp tâm thánh hạnh. An lạc hạnh trung thâm diệu thiền định, tức bất như thử. Hà dĩ cố, bất y chỉ Dục giới, bất trụ Sắc, Vô Sắc. Hành như thị thiền định, thị Bồ đề biến hạnh. Tất cánh vô tâm tưởng, cố danh vô tướng [*8*] hạnh.

[700a29] Phục thứ hữu tướng hạnh thử thị Phổ Hiền Khuyến Pháp phẩm trung, tụng Pháp Hoa kinh, tán tâm tinh tiến, như [*9*] thị đẳng [*10*] nhân bất tu thiền định, bất nhập tam muội, nhược tọa nhược lập nhược hành, nhất tâm chuyên niệm Pháp Hoa văn tự, tinh tiến bất ngọa, như cầu đầu nhiên. Thị danh văn tự hữu tướng hạnh. Thử hạnh giả bất cố thân mệnh. Nhược hạnh thành tựu, tức kiến Phổ Hiền kim cương sắc thân, thừa lục nha tượng vương, trụ kì nhân tiền. Dĩ kim cương chử nghĩ hành giả nhãn, chướng đạo tội diệt, nhãn căn thanh tịnh, đắc kiến Thích Ca, cập kiến thất Phật, phục kiến thập phương tam thế chư Phật. Chí tâm sám hối, tại chư Phật tiền ngũ thể đầu địa, khởi hợp chưởng lập, đắc tam chủng đà la ni môn. Nhất giả tổng trì đà la ni, nhục nhãn thiên nhãn, Bồ tát đạo tuệ. Nhị giả bách thiên vạn ức thi đà la ni, cụ túc bồ tát đạo chủng tuệ, pháp nhãn thanh tịnh. Tam giả pháp âm phương tiện đà la ni, cụ túc bồ tát nhất thiết chủng tuệ, Phật nhãn thanh tịnh. Thị thời tức đắc câu túc nhất thiết tam thế Phật pháp. Hoặc nhất sinh tu hành đắc cụ túc, hoặc nhị sinh đắc. Cực đại trì giả, tam sinh tức đắc. Nhược cố thân mệnh, tham tứ sự cung dưỡng bất năng cần tu, kinh kiếp bất đắc. Thị cố danh vi hữu tướng dã.

[700b15] Vấn viết, vân hà danh vi nhất thiết pháp trung tâm bất động cố viết an, nhất thiết pháp trung vô thụ âm cố viết lạc, tự lợi, lợi tha viết hạnh. Đáp viết, nhất thiết pháp giả, sở vị tam độc tứ đại, ngũ ấm thập nhị nhập, thập bát giới, thập nhị nhân duyên, thị danh nhất thiết pháp dã. Bồ tát ư thị nhất thiết pháp trung, dụng tam nhẫn tuệ. Nhất giả danh vi chúng sinh nhẫn. Nhị giả danh pháp tính nhẫn. Tam giả danh pháp giới hải thần thông nhẫn. Chúng sinh nhẫn giả, danh vi sinh nhẫn. Pháp tính nhẫn giả, danh vi pháp nhẫn. Pháp giới hải thần thông nhẫn giả, danh vi đại nhẫn.

[700b22] Tiền nhị chủng nhẫn, danh phá vô minh phiền não nhẫn, diệc danh thánh hạnh nhẫn. Thánh nhân hành xử, cố danh thánh hành. Phàm phu năng hành, tức nhập thánh vị, thị vi thánh hành.

[700b25] Đại nhẫn giả, cụ thị ngũ thông, cập đệ lục thông, cụ túc tứ như ý túc. Diện [*11*] đối thập phương chư Phật, cập chư thiên vương diện đối cộng ngữ, nhất niệm năng giác nhất thiết phàm thánh, cố danh đại nhẫn. Ư chư thần thông tâm bất động, [*12 *] thánh đạo cụ túc, danh vi thánh nhẫn. Tam nhẫn giả , tức thị Chính Tuệ Li Trước An Lạc Hạnh.

[700b29] Vấn viết, vân hà danh vi sinh nhẫn, phục danh chúng sinh nhẫn. Vân hà danh bất động nhẫn, phục danh chi vi an.

[700c1] Đáp viết, sinh nhẫn danh vi nhân, chúng sinh nhẫn giả, danh chi vi quả. Nhân giả̉ chúng sinh nhân, Quả giả chúng sinh quả. Nhân giả thị vô minh, quả giả thị thân hành. Chính tuệ quán ư nhân, phá vô minh, đoạn nhất thiết phiền não [*13*], nhất thiết pháp tất cánh vô hoà hợp, diệc vô chúng tập tướng, diệc bất kiến li tán. Thị Bồ tát tri tập thánh đế vi diệu tuệ, thị danh sinh nhẫn [*14*]. Nhược vô hoà hợp, bất động bất lưu, tức vô hữu sinh.

[700c7] Chúng sinh nhẫn giả, danh vi thân hành chư thụ, thụ vi khổ. Thụ hữu tam. Khổ thụ, lạc thụ, bất khổ bất lạc thụ. Hà dĩ cố, bị [*15 *] đả mạ thì, quan khổ thụ. Đả vi thân khổ. Mạ vi tâm khổ. Ẩm thực y phục, tế hoạt cung dưỡng, danh vi thân lạc, cập chư ma xúc, diệc danh thân lạc, Xưng dương tán thán, danh vi tâm lạc. Tốt đắc hảo bố thí, nhãn kiến vị thụ, cập kì thụ kỉ, diệc danh tâm lạc. Quán thử vô minh thụ dữ khổ lạc. Thụ khổ thì, khởi nhẫn nhục từ bi, bất sinh sân tâm. Thụ lạc thì, quán li thụ tâm, bất tham trước. Thụ bất khổ bất lạc thì, viễn li xá tâm, bất sinh vô minh. Nhất thiết chư thụ, tất cánh không tịch, vô sinh diệt.

[700c15] Cố thử tam thụ giai tòng nhất niệm võng tâm sinh. Bồ tát quán thử cung dưỡng đả mạ tán thán hủy tử, dữ chư thụ giả, như mộng như hóa, thùy đả, thùy mạ, thùy thụ, thùy hỉ, thùy khuể. Dữ giả, thụ giả, giai thị võng niệm. Quán thử võng niệm, tất cánh vô tâm, vô ngã vô nhân. Nam nữ sắc tượng, oán thân trung nhân, đầu đẳng lục phân, như hư không ảnh, vô sở đắc cố, thị danh bất động.

[700c20] Như Tùy Tự Ý tam muội trung thuyết. Bồ-tát tự ư thập bát giới trung, tâm vô sinh diệt. Diệc giáo chúng sinh vô sinh diệt. Thủy tòng sinh tử, chung chí bồ-đề, nhất thiết pháp tính tất cánh bất động. Sở vị nhãn tính, sắc tính thức tính, nhĩ tị thiệt thân ý tính, nãi chí thanh hương vị xúc pháp tính, nhĩ thức nhân duyên sinh chư thụ tính, tị thiệt thân ý thức nhân duyên sinh chư thụ tính, vô tự vô tha, tất cánh không cố, thị danh bất động. Tự giác giác tha, cố danh viết an, tự đoạn tam thụ bất sinh. Tất cánh không tịch, vô tam thụ cố. Chư thụ tất cánh bất sinh, thị danh vi lạc. Nhất thiết pháp trung, tâm vô hành xứ, diệc giáo chúng sinh, nhất thiết pháp trung, tâm vô sở hành, tu thiền bất tức, tịnh trì Pháp Hoa, cố danh vi hạnh. Như Ương Quật Ma La nhãn căn nhập nghĩa trung thuyết. Diệc như Niết bàn trung Phật tính Như-Lai tạng trung thuyết. An lạc hạnh nghĩa giả, chúng đa phi nhất. Kim cánh lược thuyết.

[701a3] Nhất thiết phàm phu ấm giới nhập trung,vô minh tham ái khởi thụ niệm trước, thuần tội khổ hạnh, bất năng tự an, sinh tử bất tuyệt. Thị cố vô lạc, danh vi khổ hạnh.

[701a5] Nhất thiết nhị thừa chư Thanh Văn nhân, ấm giới nhập trung, năng đối trị quan. Bất tịnh quán pháp năng đoạn tham dâm, từ tâm quán pháp năng đoạn sân khuể, nhân duyên quán pháp năng đoạn ngu si. Biết danh tự thuyết, danh vi tứ niệm xứ. Thị tứ niệm hữu tam thập thất chủng sai biệt danh tự, danh vi đạo phẩm.

[701a9] Quán thân bất tịnh, nãi [*16*] năng liễu tri thử bất tịnh thân, thị vô minh căn bản, không vô sinh xứ, Bất [*17*] tịnh quán pháp năng phá thân kiến. Nam nữ tằng ái cập trung gian nhân, giai qui không tịch. Thị danh phá phiền não ma.

[701a11] Quán thập bát giới tam thụ pháp, ngoại khổ thụ ấm, nội khổ thụ ấm, tri thị khổ thụ ấm, thân tâm sở hành, thụ niệm trước xứ, nhất thiết giai khổ. Xả chi bất trước nội lạc thụ ngoại lạc thụ nội ngoại lạc thụ. Quán thử lạc thụ, tâm tham trước cố, năng tác khổ nhân, xả chi bất thụ, tri lạc thụ nhất thiết giai không.

[701a15] Khổ lạc nhị quán năng phá thế đế, tâm trụ chân đế. Sơ xả khổ lạc, tiện đắc bất khổ bất lạc. Dĩ tham trước cố, phục thị vô minh. Phục cánh quán thử bất khổ bất lạc thụ, vô sở y chỉ, vô thường biến hoại. Hà dĩ cố, nhân xả khổ lạc, đắc bất khổ lạc. Khổ lạc nhị quan cố vô sinh xứ, diệt vô diệt xứ, tất cánh không tịch, bất khổ bất lạc tòng hà xứ sinh. Như thị quan thì, không vô sở đắc, diệc vô khả xả. Kí vô khả xả, diệc phục bất đắc vô khả xả pháp. Nhược vô thế đế, tắc vô chân đế, chân giả câu tịch. Thị thời tức phá âm nhập giới ma.

[701a23] Quán tâm vô thường, sinh diệt bất trụ, quán sát thị tâm bản tòng hà sinh. Như thử quan thì, đô bất kiến tâm, diệc vô sinh diệt, phi đoạn phi thường, bất trụ trung đạo. Như thử quan kỉ, tức vô tử ma.

[701a25] Pháp niệm xứ trung, quan nhất thiết pháp, nhược thiện pháp, nhược bất thiện pháp, giai như hư không bất khả tuyển trạch. Ư chư pháp trung, tất cánh tâm bất động, diệc vô trụ tướng. Đắc bất động tam muội, tức vô thiên tử ma.

[701a28] Nhân xả tam thụ, đắc thử giải thoát. Danh vi khổ lạc hạnh. Nhân quả câu [*18*] danh vi Thanh Văn. Phi bồ tát đạo. Độn căn bồ tát diệc nhân thử quán, vô thủ xả vi dị. Hà dĩ cố, sắc tâm tam thụ, tất cánh bất sinh, vô thập bát giới, cố vô hữu nội ngoại thụ. Thủ kí vô thụ, tức vô khả xả, Quán hành tuy đồng, vô tam thụ gian, cố xảo tuệ phương tiện năng cụ túc. Cố thị danh an lạc hạnh.

[701b4] An lạc hạnh trung quán, tắc bất như thử. Chính trực xả phương tiện, đãn thuyết vô thượng đạo, Văn Thù Sư Lợi bồ tát bạch Phật ngôn, Thế tôn, thị chư bồ tát ư hậu ác thế, vân hà năng thuyết thị kinh. Phật cáo Văn Thù Sư Lợi, nhược Bồ tát ma ha tát ư hậu ác thế dục thuyết thị kinh, đương an trụ tứ pháp. Nhất giả an trú bồ tát hành xứ, cập quán cận xứ, năng vi chúng sinh diễn thuyết thị kinh. Vân hà danh vi bồ tát hành xứ, nhược bồ tát ma ha tát trụ nhẫn nhục địa, nhu hoà hỉ thuận, nhi bất tốt bộc, tâm diệc bất kinh, hựu phục ư pháp vô sở hành, nhi quan chư pháp như thực tướng, diệc bất hành bất phân biệt, thị danh bồ tát ma ha tát hành xứ.

[701b13] Vân hà danh vi trụ nhẫn nhục địa. Lược thuyết hữu tam chủng nhẫn. Nhất giả chúng sinh nhẫn, nhị giả pháp nhẫn tam giả đại nhẫn. Diệc danh thần thông nhẫn.

[701b15] Chúng sinh nhẫn giả, hữu tam chủng ý. Đệ nhất ý giả, bồ tát thụ tha đả mạ khinh nhục hoại tử, thị thời ưng nhẫn nhi bất hoàn báo. Ứng tác thị quan. Do ngã hữu thân, lệnh lai đả mạ. Thí như nhân đích nhiên hậu tiễn trung. Ngã ngược vô thân, thùy lai đả giả. Ngã kim đương cần tu tập không quán. Không quán nhược thành, vô hữu nhân năng đả sát ngã giả. Nhược bị mạ thì, chính niệm tư duy, nhi thử mạ thanh tùy văn [*19 *] tùy diệt, tiền hậu bất câu. Thẩm đế quán sát, diệc vô sinh diệt, như không trung hưởng. Thùy mạ thùy thụ. Âm thanh bất lai nhập nhĩ, nhĩ bất vãng thủ thanh. Như thử quán kỉ, đô vô sân hỉ.

[701b23] Nhị chủng ý giả, Bồ tát ư nhất thiết chúng sinh, đô vô đả mạ hằng dữ nhuyễn ngữ, tương hộ bỉ ý, dục dẫn đạo chi. Ư đả mạ sự, tâm định bất loạn, thị danh chúng sinh nhẫn. Chúng sinh nhược kiến bồ tát nhẫn, tức phát bồ đề tâm. Vi chúng sinh cố, cố danh chúng sinh nhẫn.

[701b27] Đệ tam ý giả , ư cương cường ác chúng sinh xứ, vi điều phục lịnh cải tâm cố hoặc dữ thô ngôn, hủy tử mạ nhục, lệnh bỉ tàm quí đắc phát thiện tâm, danh chúng sinh nhẫn.

[701b29] Vân hà danh nhục. Bất năng nhẫn giả, tức danh vi nhục, cánh vô biệt pháp.

[701c1] Vấn viết, đả mạ bất sân, từ bi nhuyễn ngữ, khả danh vi nhẫn. Cương ố chúng sinh xứ, Bồ tát thị thời bất năng nhẫn nại, trạng tự sân tưởng [*20 *], đả phách mạ nhục, thôi phục ác nhân, lịnh bỉ thụ khổ, vân hà phục đắc danh vi nhẫn nhục.

[701c4] Đáp viết, đả mạ bất phục, thử thị thế tục giới trung ngoại uy nghi nhẫn. Cập quan nội không âm thanh đẳng không thân tâm không tịch, bất khởi oán tằng, thử thị tân học Bồ tát tức thế ki hiềm, tu giới định trí phương tiện nhẫn nhục, phi đại Bồ tát dã. Hà dĩ cố, chư Bồ tát đãn quan chúng sinh hữu lợi ích xứ, tức tiện điều phục. Vi hộ đại thừa hộ chính pháp cố, bất tất nhất thiết từ bi nhuyễn ngữ. Niết bàn trung thuyết thí như vãng tích Tiên Dư quốc vương hộ phương đẳng kinh, sát ngũ bách bà la môn, lệnh kì mệnh chung, nhập A tì địa ngục, phát bồ đề tâm. Thử khởi phi thị đại từ đại bi. Tức thị đại nhẫn.

[701c12] Niết Bàn phục thuyết, Hữu Đức quốc vương hộ Giác Đức pháp sư, tịnh hộ chính pháp cố, sát nhất quốc trung phá giới ác nhân, lệnh Giác Đức pháp sư đắc hành chính pháp. Vương mệnh chung hậu, tức sinh đông phương A Súc Phật tiền, tác đệ nhất đại đệ tử, thần binh chúng diệc sinh A Súc Phật tiền tác đệ nhị đệ tam đệ tử. Chư phá giới hắc bạch ác nhân mệnh chung, giai trụy [*21*] A tì địa ngục. Ư địa ngục trung tự thức bản tội, tác thị niệm ngôn, ngã vi não hại Giác Đức pháp sư, quốc vương sát ngã. Tức các sinh niệm, phát bồ đề tâm, tòng ngục xuất, hoàn sinh Giác Đức cập Hữu Đức quốc vương sở, vi tác đệ tử, cầu vô thượng đạo.

[701c20] Thử bồ tát đại phương tiện nhẫn, phi tiểu bồ tát chi sở năng vi. Vân hà nhi ngôn phi thị nhẫn nhục. Giác Đức pháp sư giả, Ca-Diếp Phật thị. Hữu Đức quốc vương, Thích Ca Phật thị. Hộ pháp Bồ tát diệc ứng như thử, vân hà bất danh đại nhẫn nhục dã. Nhược hữu bồ tát hành thế tục nhẫn, bất trị ác nhân, lệnh kì trường ác bại hoại chính pháp, thử bồ tát, tức thị ác ma, phi Bồ tát dã. Diệc phục bất đắc danh Thanh Văn dã.

[701c25] Hà dĩ cố, cầu thế tục nhẫn, bất năng hộ pháp. Ngoại tuy tự nhẫn, thuần hành ma nghiệp. Bồ tát nhược tu đại từ đại bi, cụ thị nhẫn nhục, kiến lập đại thừa, cập hộ chúng sinh, bất đắc truyền báo thế tục nhẫn dã. Hà dĩ cố, nhược hữu bồ tát tương hộ ác nhân, bất năng trị phạt, lệnh kì trường ác, não loạn thiện nhân, tán hoại chính pháp, thử nhân thực phi, ngoại hiện trá tự, thường tác thị ngôn, ngã hành nhẫn nhục. Kì nhân mệnh chung, dữ chư ác nhân câu trụy địa ngục. Thị cố bất đắc danh vi nhẫn nhục.

[702a3] Vân hà phục danh trụ nhẫn nhục địa. Bồ tát nhẫn nhục, năng sinh nhất thiết Phật đạo công đức. Thí như đại địa sinh trưởng, nhất thiết thế gian vạn vật. Nhẫn nhục diệc phục như thị. Bồ tát tu hành đại nhẫn nhục pháp, hoặc thời tu hành từ bi nhuyễn ngữ, đả mạ bất báo. Hoặc phục hành ác khẩu thô ngôn, đả phách chúng sinh, nãi chí tận mệnh. Thử nhị chủng nhẫn giai vi hộ chính pháp, điều chúng sinh cố, phi thị sơ học chi sở năng vi, danh cụ túc nhẫn.

[702a9] Pháp nhẫn giả, hữu tam chủng ý. Đệ nhất ý giả, tự tu thánh hạnh, quán nhất thiết pháp giai tất không tịch, vô sinh vô diệt, diệc vô đoạn thường. Sở vị nhất thiết pháp, quán nhãn căn không, nhĩ tị thiệt thân ý căn không, nhãn sắc không, thanh hương vị xúc pháp giai không, quán nhãn thức không, nhĩ tị thiệt thân ý thức không, vô ngã vô nhân, vô chúng sinh, vô tạo vô tác, vô thụ giả. Thiện ác chi báo như không hoa, chư đại âm giới nhập giai không, tam lục thập bát vô danh hiệu, vô sơ vô hậu, vô trung gian. Kì tính bản lai thường tịch nhiên, ư nhất thiết pháp tâm bất động, thị danh Bồ tát tu pháp nhẫn.

[702a16] Đệ nhị ý giả, Bồ tát pháp nhẫn tất cụ túc, diệc dĩ thử pháp giáo chúng sinh. Quán thượng trung hạ căn sai biệt, phương tiện chuyển lệnh trụ đại thừa. Thanh Văn Duyên Giác chí Bồ tát, tam chủng quán hành hợp đồng nhất, sắc tâm thánh hành vô sai biệt. Nhị thừa phàm thánh tòng bản lai đồng nhất pháp thân, tức thị Phật.

[702a20] Đệ tam ý giả, Bồ tát ma ha táttự tại trí quán chúng sinh, phương tiện đồng sự, điều phục chi. Hoặc hiện trì giới hạnh tế hành, hoặc hiện phá giớiuy nghi. Vi bản thệ nguyện mãn túc cố, hiện lục đạo thân, điều chúng sinh, thị danh bồ tát hạnh pháp nhẫn phương tiện cụ túc hoá chúng sinh.

[702a24] Đại nhẫn giả, danh thần thông nhẫn. Vân hà danh vi thần thông nhẫn. Bồ tát bản sơ phát tâm thời, thệ độ thập phương nhất thiết chúng sinh, cần tu lục độ pháp, thi giới nhẫn nhục, tinh tiến thiền định. Tam thừa đạo phẩm, nhất thiết trí tuệ, đắc chứng niết bàn, thâm nhập thực tế. Thượng bất kiến chư Phật, hạ bất kiến chúng sinh, tức tác thị niệm, ngã bản thệ độ nhất thiết chúng sinh, kim đô bất kiến nhất thiết chúng sinh. Tương bất vi ngã vãng tích thệ nguyện. Tác thị niệm thời, thập phương nhất thiết hiện tại chư Phật, tức hiện sắc thân, đồng thanh tán thán thử Bồ tát ngôn, thiện tai thiện tai. Đại thiện nam tử. Niệm bản thệ nguyện, mạc xả chúng sinh, Ngã đẳng chư Phật sơ học đạo thời, phát đại thí nguyện, quảng độ chúng sinh. Cần tâm học đạo. Kí chứng Niết bàn, thâm nhập thực tế, bất kiến chúng sinh. Ức bản thệ nguyện, tức sinh hối tâm, nguyện niệm chúng sinh. Thị thời tức kiến thập phương chư Phật, đồng thanh tán thán, ngã diệc như nhữ niệm bản thệ nguyện, mạc xả chúng sinh.

[702b7] Thập phương chư Phật thuyết thị ngữ thời bồ đề thị thời văn chư Phật ngữ, tâm đại hoan hỉ, tức đắc đại thần thông. Hư không trung tọa, tận kiến thập phương nhất thiết chư Phật, cụ túc nhất thiết chư Phật trí tuệ, nhất niệm tận tri thập phương Phật tâm, diệc tri nhất thiết chúng sinh tâm số, nhất niệm tất năng biến quan sát chi, nhất thời dục độ nhất thiết chúng sinh.

[702b12] Tâm quảng đại cố, danh vi đại nhẫn [*22*]. Cụ túc chư Phật đại nhân pháp cố, danh viết đại nhẫn. Vi độ chúng sinh, sắc thân trí tuệ đối cơ sai biệt. Nhất niệm tâm trung hiện nhất thiết thân, nhất thời thuyết pháp, nhất âm năng tác vô lượng [*23*] âm thanh, vô lượng chúng sinh, nhất thời thành đạo, thị danh thần thông nhẫn.

[702b16] Nhu hòa thiện thuận giả, nhất giả tự nhu phục kì tâm, nhị giả nhu phục chúng sinh. Hoà giả, tu lục hoà kính, trì giới tu thiền, trí cập thức giải thoát pháp. Nãi chí điều chúng sinh sân khuể, cập nhẫn nhục trì giới, cập hủy cấm, giai đồng Niết bàn tướng. Sở vị lục hoà giả, ý hoà thân hoà khẩu hòa giới hòa lợi hoà cập kiến hòa.

[702b20] Thiện thuận giả, thiện hoà chúng sinh căn tính, tùy thuận điều phục. Thị danh đồng sự. Lục thần thông nhiếp. Nhu hòa giả, danh vi pháp nhẫn. Thiện thuận giả, danh vi đại nhẫn. Nhi bất tốt bộc giả, học Phật pháp thời, bất thông thông tốt bộc. Thủ chứng ngoại hành uy nghi, cập hoá chúng sinh diệc phục như thị.

[702b23] Tâm bất kinh giả, kinh chi viết động. Tốt bộc thông thông, tức thị kinh động. Thiện thanh ác thanh nãi chí tích lịch, chư ác cảnh giới, cập thiện sắc tượng, nhĩ văn nhãn kiến tâm giai bất động, giải không pháp cố, tất cánh vô tâm, cố ngôn bất kinh.

[702b26] Hựu phục ư pháp vô sở hành giả, ư ngũ âm thập bát giới thập nhị nhân duyên trung, chư phiền não pháp tất cánh không cố, vô tâm vô xứ. Phục ư thiền định giải thoát pháp trung, vô trí vô tâm, diệc vô sở hành, nhi quán chư pháp như thực tướng giả, ngũ âm thập bát giới thập nhị nhân duyên, giai thị chân như bảo tính, vô bản mạt vô sinh diệt, vô phiền não vô giải thoát.

[702c2] Diệc bất hành bất phân biệt giả, sinh tử Niết bàn vô nhất vô dị, phàm phu cập Phật vô nhị pháp giới, cố bất khả phân biệt. Diệc bất kiến bất nhị, cố ngôn bất hành bất phân biệt. Bất phân biệt tướng bất khả đắc, cố Bồ tát trú [*24*] thử vô danh tam muội. Tuy vô sở trụ, nhi năng phát nhất thiết thần thông, bất giả phương tiện, thị danh Bồ tát ma ha tát hành xứ. Sơ nhập thánh vị, tức dữ đẳng. Thử thị bất động chân thường pháp thân, phi thị phương tiện duyên hợp pháp thân. Diệc đắc danh vi chứng Như-Lai tạng cập chí ý tạng.


_____________________________________________

Bản chép khác

[*1*] Quần, Hồng vũ nam tàng bản tác, Quận 郡
[*2*] Thanh, giáp bản tác, Pháp 法
[*3*] Thậm, Để bản hoà Gia hưng tàng bản tác, trạm 湛, cứ giáp bản Hồng vũ nam tàng bản, Vĩnh lạc bắc tàng bản, Càn long tàng bản cải.
[*4*] Nhất, Gia hưng tàng bản vô.
[*5 *] Sinh, giáp bản tác, Như 如
[*6*] Nhãn, Hồng vũ nam tàng bản tác, căn 根
[*7*] Bản, Hồng vũ nam tàng bản tác, sinh 生
[*8*] Tương, Để bản, Hồng vũ nam tàng bản, Vĩnh lạc bắc tàng bản, Gia hưng tàng bản tác, tưởng 想, cứ giáp bản hoà Càn Long tàng bản cải.
[*9*] Như, để bản tác, tri 知. Cứ giáp bản, Hồng vũ nam tàng bản, Vĩnh lạc bắc tàng bản, Gia hưng tàng bản, Càn Long tàng bản cải.
[*10*] Đẳng, Giáp bản tác, Nghi 儀
[*11*] Diện, để bản tác, Nhi, Hồng vũ nam tàng bản, Vĩnh lạc bắc tàng bản, Gia hưng tàng bản, Càn Long tàng bản cải.
[*12*] Động, Hồng vũ nam tàng bản tác, giả 者
[*13*] Phiền não, Hồng vũ nam tàng bản vô.
[*14*] Nhẫn, Hồng vũ nam tàng bản tác, Tư 思
[*15*] Bị, Để bản hoà Gia hưng tàng bản tác, phá 破, cứ giáp bản, Hồng vũ nam tàng bản, Vĩnh lạc bắc tàng bản, Càn Long tàng bản cải.
[*16*] Nãi, để bản hoà kì tha sở hữu đích bản bản tác, Cập 及, cứ văn ý cải.
[*17*] Bất, Hồng vũ nam tàng bản tác, hạ 下
[*18*] Câu, giáp bản tác, đãn 但
[*19 *] Văn, để bản hoà giáp bản tác, Khai 開, cứ Hồng vũ nam tàng bản, Vĩnh lạc bắc tàng bản, Gia hưng tàng bản, Càn Long tàng bản cải.
[*20*] Tưởng, Càn Long tàng bản tác, tương 相
[*21*] Trụy, giáp bản tác, Tùy 隨
[*22*] Danh vi đại nhẫn, giáp bản, vô.
[*23*] Lượng, để bản hoà giáp bản tác, âm 音, cứ Hồng vũ nam tàng bản, Vĩnh lạc bắc tàng bản, Gia hưng tàng bản, Càn Long tàng bản cải.
[*24*] Trú, giáp bản tác, sinh 生

______________________________________________________

法華經安樂行義

陳南嶽思大禪師說


法華經者大乘頓覺。無師自悟疾成佛道。一切世間難信法門。凡是一切新學菩薩。欲求大乘超過一切 諸菩薩疾成佛道。須持戒忍辱精進勤修禪定。專心勤學法華三昧。觀一切眾生皆如佛想。合掌禮拜如敬世尊。亦觀一切眾生皆如大菩薩善知識想。勇猛精進求佛道 者。如藥王菩薩難行苦行。於過去日月淨明德佛法中。名為一切眾生喜見菩薩。聞法華經精進求佛。於一生中得佛神通。亦如過去妙莊嚴王。捨國王位以付其弟。王 及群臣夫人太子內外眷屬。於雲雷音王佛法中出家。誦法華經專求佛道。過八萬四千歲一生具足諸佛神通受記作佛。爾時人民壽命大長八萬九千歲。與今閻浮提八十 年四百日等。於三天下八十四年等。今時人壽命短促。惡世劫濁苦逼惱多。是故於此求道易得。觀一切眾生皆如佛想者。如常不輕菩薩品中說。勤修禪定者。如安樂 行品初說。何以故。一切眾生具足法身藏與佛一無異。如佛藏經中說。三十二相。八十種好。湛然清淨。眾生但以亂心惑障。六情暗濁法身不現。如鏡塵垢面像不 現。是故行人勤修禪定。淨惑障垢法身顯現。是故經言。法師父母所生清淨常眼耳鼻舌身意亦復如是。若坐禪時不見諸法常與無常。如安樂行中說。菩薩觀一切法。 無有常住亦無起滅。是名智者所親近處

 欲求無上道 修學法華
 身心證甘露 清淨妙法門
 持戒行忍辱 修習諸禪定
 得諸佛三昧 六根性清淨
 菩薩學法華 具足二種行
 一者無相行 二者有相行
 無相四安樂 甚深妙禪定
 觀察六情根 諸法本來淨
 眾生性無垢 無本亦無淨
 不修對治行 自然超眾聖
 無師自然覺 不由次第行
 解與諸佛同 妙覺湛然性
 上妙六神通 清淨安樂行
 不游二乘路 行大乘八正
 菩薩大慈悲 具足一乘行
 湛深如來藏 畢竟無衰老
 是名摩訶衍 如來八正道
 眾生無五欲 亦非斷煩惱
 妙法蓮華經 是大摩訶衍
 眾生如教行 自然成佛道
 云何名一乘 謂一切眾生
 皆以如來藏 畢竟恒安樂
 亦如師子吼 涅槃中間佛
 世尊實性義 為一為非一
 佛答師子吼 亦一亦非一
 非一非非一 云何名為一
 謂一切眾生 皆是一乘故
 云何名非一 非是數法故
 云何非非一 數與及非數
 皆不可得故 是名眾生義 

問曰。云何名為妙法蓮華經。云何復名一乘義。云何復名如來藏。云何名為摩訶衍。云何復名大摩訶衍。如大品經說摩訶言大。衍者 名乘。亦名到彼岸。云何更有大摩訶衍。云何復名眾生義。答曰。妙者眾生妙故。法者即是眾生法。蓮華者是借喻語。譬如世間水陸之華。各有狂華虛誑不實。實者 甚少。若是蓮華即不如此。一切蓮華皆無狂華。有華即有實。餘華結實顯露易知。蓮華結實隱顯難見。狂華者喻諸外道。餘華結果顯露易知者。即是二乘。亦是鈍根 菩薩次第道行優劣差別。斷煩惱集亦名顯露易知。法華菩薩即不如此。不作次第行。亦不斷煩惱。若證法華經畢竟成佛道。若修法華行不行二乘路。問曰。餘華一華 成一果。蓮華一華成眾果。一華一果者豈非一乘。一華成眾果者豈非次第。答曰。諸水陸華。一華成一果者甚少。墮落不成者甚多。狂華無果可說。一華成一果者。 發聲聞心即有聲聞果。發緣覺心有緣覺果。不得名菩薩佛果。復次鈍根菩薩修對治行。次第入道登初一地。是時不得名為法雲地。地地別修證非一時。是故不名一華 成眾果。法華菩薩即不如此。一心一學眾果普備。一時具足非次第入。亦如蓮華一華成眾果。一時具足。是名一乘眾生之義。是故涅槃經言。或有菩薩善知從一地至 一地。思益經言。或有菩薩不從一地至一地。從一地至一地者。是二乘聲聞及鈍根菩薩。方便道中次第修學。不從一地至一地者。是利根菩薩。正直捨方便不修次第 行。若證法華三昧眾果悉具足。問曰。云何名眾生妙。云何復名眾生法耶。答曰。眾生妙者。一切人身六種相妙。六自在王性清淨故。六種相者。即是六根。有人求 道受持法華讀誦修行。觀法性空知十八界無所有性。得深禪定具足四種妙安樂行。得六神通父母所生清淨常眼。得此眼時善知一切諸佛境界。亦知一切眾生業緣色心 果報。生死出沒上下好醜一念悉知。於眼通中具足十力十八不共三明八解一切神通悉在眼通一時具足。此豈非是眾生眼妙。眾生眼妙即佛眼也。云何名種種。有二。 一名凡種。二名聖種。凡種者。不能覺了。因眼見色生貪愛心。愛者即是無明為愛。造業名之為行。隨業受報。天人諸趣遍行六道。故稱行也。相續不絕名之為種。 是名凡種。聖種者。因善知識善能覺了。眼見色時。作是思惟。今見色者誰能見耶。眼根見耶。眼識見耶。空明見耶。為色自見意識對耶。若意識對盲應見色。若色 自見亦復如是。若空明見。空明無心。亦無覺觸不能見色。若眼識能見。識無自體假托眾緣。眾緣性空無有合散。一一諦觀。求眼不得。亦無眼名字。若眼能見。青 盲之人亦應見色。何以故。根不壞故。如是觀時。無眼無色亦無見者。復無不見。男女等身本從一念無明不了妄念心。生此妄念之心。猶如虛空身如夢如影如焰如 化。亦如空華求不可得。無斷無常眼對色時則無貪愛。何以故。虛空不能貪愛。虛空不斷無明不生於明。是時煩惱即是菩提。無明緣行即是涅槃。乃至老死亦復如 是。法若無生即無老死。不著諸法故稱聖種。凡種聖種無一無二。明與無明亦復如是。故名為眼種相妙。耳鼻舌身意亦復如是。六自在王性清淨者。一者眼王。因眼 見色生貪愛心。愛者。即是無明。一切煩惱皆屬貪愛。是愛無明無能制者。自在如王。性清淨者。如上觀眼義中說。用金剛慧覺了愛心。即是無無明無老死。是金剛 慧其力最大。名為首楞嚴定。譬如健將能伏怨敵。能令四方世界清淨。是金剛智慧亦復如是。能觀貪愛無明諸行即是菩提涅槃聖行。無明貪愛即是菩提金剛智慧。眼 自在王性本常淨無能污者。是故佛言。父母所生清淨。常眼。耳鼻舌身意亦復如是。是故般若經說六自在王性清淨。故龍樹菩薩言。當知人身六種相妙。人身者即是 眾生身。眾生身即是如來身。眾生之身同一法身不變易故。是故華嚴經歡喜地中言。其性從本來寂然無生滅。從本已來空永無諸煩惱。覺了諸法爾。超勝成佛道。凡 夫之人若能覺此諸陰實法。如涅槃中。迦葉問佛。所言字者其義云何。佛告迦葉有十四音名為字義。所言字者名為菩提。常故不流。若不流者即是無盡。夫無盡者即 是如來金剛之身。問曰。云何名常故不流。答曰。眼常故名為不流。云何名常。無生故常。問曰。云何無生。答曰。眼不生故。何以故。眼見色時及觀眼原求眼不 得。即無情識亦無有色。眼界空故即無斷常。亦非中道眼界。即是諸佛法界。覺知此眼無始無來處亦無無始。猶若虛空非三世攝。如般若經中。曇無竭菩薩語薩陀波 崙言。善男子空法不來不去。空法即是佛。無生法無來無去。無生法即是佛。無滅法無來無去。無滅法即是佛。是故當知眼界空故。空者即是常。眼空常故。眼即是 佛眼無貪愛。愛者即是流。流者即是生眼。無貪愛即無流動。若無流動即無有生眼。不生故無來無去。無生即是佛眼。既無生即無有滅。滅者名為盡。眼既無滅。當 知無盡眼既非盡。無來無去亦無住處。眼無盡即是佛。菩薩以是金剛智慧知諸法如。無生無盡眼等諸法如即是佛故名如來。金剛之身覺諸法如故名為如來。非獨金色 身如來也。得如實智故稱如來。得眼色如實智。耳聲鼻香舌味身觸意法如實智故名如來。金剛之身如法相解。如法相說。如言無生。來言無滅。佛如是來。更不復 去。乘如實道故名如來。問曰。佛何經中說眼等諸法如名為如來。答曰。大強精進經中。佛問鴦崛摩羅。云何名一學。鴦崛答佛。一學者名一乘。乘者名為能度之 義。亦名運載。鴦崛摩羅十種答佛一答有二種足。二十答。今且略說以鴦崛摩羅第五答中乃至第六答。以此二處四種答中總說眼等如來義。云何名為五。所謂彼五根 此則聲聞乘。非是如來義。云何如來義。所謂彼眼根。於諸如來常決定。分明見具足無減修。所謂彼耳根。於諸如來常決定。分明聞具足無減修。所謂彼鼻根。於諸 如來常決定。分明嗅具足無減修。所謂彼舌根。於諸如來常決定。分明嘗具足無減修。所謂彼身根。於諸如來常決定。分明觸具足無減修。所謂彼意根。於諸如來常 決定。分明識具足無減修。云何名為六。所謂六入處是則聲聞乘。非是如來義。所謂眼入處。於諸如來常明見。來入門具足無減修。所謂耳入處。於諸如來常明聞。 來入門具足無減修。所謂鼻入處。於諸如來常明嗅。來入門具足無減修。所謂舌入處。於諸如來常明嘗。來入門具足無減修。所謂身入處。於諸如來常明觸。來入門 具足無減修。所謂意入處。於諸如來常決定。分明識淨信。來入門具足無減修。是故初發心。新學諸菩薩。應善觀眼原。畢竟無生滅。耳鼻舌身意。其性從本來。不 斷亦非常。寂然無生滅。色性無空假。不沒亦不出。性淨等真。如畢竟無生滅。聲香味觸法。從本已來空。非明亦非暗。寂然無生滅。根塵既空寂。六識即無生。三 六如如性。十八界無名。眾生與如來。同共一法身。清淨妙無比。稱妙法華經。是故大集中。佛告淨聲王。汝名曰淨聲。當淨汝自界。自界眼界空。即持戒清淨。眼 界空寂故。即佛土清淨。耳鼻舌身意。性畢竟空寂。是名諸如來。修習淨土義。問曰。云何名為安樂行。云何復名四安樂。云何復名二種行。一者無相行。二者有相 行。答曰。一切法中心不動故曰安。於一切法中無受陰故曰樂。自利利他故曰行。復次四種安樂行。第一名為正慧離著安樂行。第二名為無輕讚毀安樂行。亦名轉諸 聲聞令得佛智安樂行。第三名為無惱平等安樂行。亦名敬善知識安樂行。第四名為慈悲接引安樂行。亦名夢中具足成就神通智慧佛道涅槃安樂行。復次二種行者。何 故名為無相行。無相行者。即是安樂行。一切諸法中。心相寂滅畢竟不生。故名為無相行也。常在一切深妙禪定。行住坐臥飲食語言。一切威儀心常定故。諸餘禪定 三界次第。從欲界地。未到地。初禪地。二禪地。三禪地。四禪地。空處地。識處。無所有處地。非有想非無想處地。如是次第有十一種地差別不同。有法無法二道 為別。是阿毘曇雜心聖行。安樂行中深妙禪定即不如此。何以故。不依止欲界。不住色無色。行如是禪定。是菩薩遍行。畢竟無心想。故名無想行。復次有相行。此 是普賢勸發品中。誦法華經散心精進。知是等人不修禪定不入三昧。若坐若立若行。一心專念法華文字。精進不臥如救頭然。是名文字有相行。此行者不顧身命。若 行成就即見普賢金剛色身乘六牙象王住其人前。以金剛杵擬行者眼。障道罪滅。眼根清淨得見釋迦。及見七佛。復見十方三世諸佛。至心懺悔。在諸佛前五體投地。 起合掌立得三種陀羅尼門。一者總持陀羅尼。肉眼天眼菩薩道慧。二者百千萬億旋陀羅尼。具足菩薩道種慧法眼清淨。三者法音方便陀羅尼。具足菩薩一切種慧佛眼 清淨。是時即得具足一切三世佛法。或一生修行得具足。或二生得。極大遲者三生即得。若顧身命貪四事供養不能勤修。經劫不得。是故名為有相也。問曰。云何名 為一切法中心不動故曰安。一切法中無受陰故曰樂。自利利他曰行。答曰。一切法者。所謂三毒四大五陰十二入十八界十二因緣。是名一切法也。菩薩於是一切法中 用三忍慧。一者名為眾生忍。二者名法性忍。三者名法界海神通忍。眾生忍者。名為生忍。法性忍者名為法忍。法界海神通忍者名為大忍。前二種忍名破無明煩惱 忍。亦名聖行忍。聖人行處故名聖行。凡夫能行即入聖位。是為聖行。大忍者。具足五通及第六通。具足四如意足。而對十方諸佛及諸天王。面對共語一念能覺一切 凡聖故名大忍。於諸神通心不動。聖道具足名為聖忍。三忍者。即是正慧離著安樂行。問曰。云何名為生忍。復名眾生忍云。何名不動忍復名之為安。答曰。生忍名 為因。眾生忍者名之為果。因者眾生因。果者眾生果。因者是無明。果者是身行。正慧觀於因破無明斷一切煩惱。一切法畢竟無和合。亦無聚集相亦不見離散。是菩 薩知集聖諦微妙慧是名生忍。若無和合不動不流即無有生。眾生忍者名為身行諸受。受為苦。受有三。苦受。樂受。不苦不樂受。何以故。破打罵時觀苦受。打為身 苦。罵為心苦。飲食衣服細滑供養名為身樂。及諸摩觸亦名身樂。稱揚讚歎名為心樂。卒得好布施。眼見未受。及其受已亦名心樂。觀此無明受及與苦樂。受苦時。 起忍辱慈悲不生嗔心。受樂時。觀離受心不貪著。受不苦不樂時。遠離捨心不生無明。一切諸受畢竟空寂無生滅。故此三受皆從一念妄心生。菩薩觀此供養打罵讚歎 毀呰。與者受者如夢如化。誰打誰罵誰受誰喜誰恚。與者受者皆是妄念。觀此妄念。畢竟無心無我無人。男女色像怨親中人頭等六分如虛空影無所得故。是名不動。 如隨自意三昧中說。菩薩自於十八界中心無生滅。亦教眾生無生滅。始從生死終至菩提。一切法性畢竟不動。所謂眼性色性識性。耳鼻舌身意性。乃至聲香味觸法 性。耳識因緣生諸受性。鼻舌身意識因緣生諸受性。無自無他畢竟空故。是名不動。自覺覺他故名曰安。自斷三受不生。畢竟空寂無三受故。諸受畢竟不生。是名為 樂。一切法中心無行處。亦教眾生一切法中。心無所行修禪不息并持法華。故名為行。如鴦崛摩羅眼根入義中說。亦如涅槃中佛性如來藏中說。安樂行義者眾多非 一。今更略說。一切凡夫陰界入中。無明貪愛起受念著。純罪苦行不能自安。生死不絕。是故無樂。名為苦行。一切二乘諸聲聞人陰界入中能對治觀。不淨觀法能斷 貪婬。慈心觀法能斷瞋恚。因緣觀法能斷愚癡。別名字說名為四念處。是四念有三十七種差別名字名為道品。觀身不淨及能了知。此不淨身是無明根本空無生處。不 淨觀法能破身見男女憎愛。及中間人皆歸空寂。是名破煩惱魔。觀十八界三受法外苦受陰內苦受陰。知是苦受陰身心所行受念著處一切皆苦。捨之不著內樂受外樂受 內外。樂受。觀此樂受。心貪著故能作苦因。捨之不受知樂受一切皆空。苦樂二觀能破世諦。心住真諦初捨苦樂。便得不苦不樂。以貪著故。復是無明。復更觀此不 苦不樂受。無所依止無常變壞。何以故。因捨苦樂得不苦樂。苦樂二觀既無生處亦無滅處。畢竟空寂不苦不樂從何處生。如是觀時。空無所得亦無可捨。既無可捨亦 復不得無可捨法。若無世諦則無真諦。真假俱寂。是時即破陰入界魔。觀心無常生滅不住。觀察是心本從何生。如此觀時。都不見心亦無生滅。非斷非常不住中道。 如此觀已即無死魔。法念處中觀一切法。若善法。若不善法。若無記法。皆如虛空不可選擇。於諸法中畢竟心不動。亦無住相得不動三昧。即無天子魔因捨三受得此 解脫。名為苦樂行。因果俱名為聲聞非菩薩道。鈍根菩薩亦因此觀無取捨為異。何以故。色心三受畢竟不生。無十八界故。無有內外受取。既無受即無可捨。觀行雖 同無三受間故巧慧方便能具足。故是名安樂行。安樂行中觀則不如此。正直捨方便但說無上道。文殊師利菩薩白佛言。世尊。是諸菩薩於後惡世。云何能說是經。佛 告文殊師利。若菩薩摩訶薩。於後惡世欲說是經。當安住四法。一者安住菩薩行處及親近處。能為眾生演說是經。云何名為菩薩行處。若菩薩摩訶薩住忍辱地。柔和 善順而不卒暴。心亦不驚。又復於法無所行而觀諸法如實相。亦不行不分別。是名菩薩摩訶薩行處。云何名為住忍辱地。略說有三種忍。一者眾生忍。二者法忍。三 者大忍。亦名神通忍。眾生忍者有三種意。第一意者。菩薩受他打罵輕辱毀呰。是時應忍而不還報。應作是觀。由我有身令來打罵。譬如因的然後箭中。我若無身誰 來打者。我今當勤修習空觀。空觀若成無有人能打殺我者。若被罵時。正念思惟。而此罵聲隨開隨滅。前後不俱。審諦觀察亦無生滅如空中響。誰罵誰受。音聲不來 入耳。耳不往取聲。如此觀已都無瞋喜。二種意者。菩薩於一切眾生都無打罵。恒與軟語將護彼意。欲引導之。於打罵事心定不亂。是名眾生忍。眾生若見菩薩忍即 發菩提心。為眾生故。故名眾生忍。第三意者。於剛強惡眾生處為調伏。令改心。故或與麤言毀呰罵辱。令彼慚愧得發善心。名眾生忍。云何名辱。不能忍者即名為 辱。更無別法。問曰。打罵不瞋慈悲軟語可名為忍。剛惡眾生處菩薩是時不能忍耐。狀似嗔想打拍罵辱。摧伏惡人。令彼受苦。云何復得名為忍辱。答曰。打罵不 報。此是世俗戒中外威儀忍。及觀內空音聲等空身心空寂不起怨憎。此是新學菩薩息世譏嫌。修戒定智方便忍辱。非大菩薩也。何以故。諸菩薩但觀眾生有利益處。 即便調伏為護大乘護正法故。不必一切慈悲軟語。涅槃中說。譬如往昔仙豫國王護方等經。殺五百婆羅門。令其命終入阿鼻地獄發菩提心。此豈非是大慈大悲。即是 大忍。涅槃復說有德國王護覺德法師。并護正法故。殺一國中破戒惡人。令覺德法師得行正法。王命終後即生東方阿[門@(人/(人*人))]佛前。作第一大弟 子。臣兵眾亦生阿[門@(人/(人*人))]佛前。作第二第三弟子。諸破戒黑白惡人。命終皆墮阿鼻地獄。於地獄中自識本罪。作是念言。我為惱害覺德法師。 國王殺我。即各生念發菩提心。從地獄出。還生覺德及有德國王所。為作弟子求無上道。此菩薩大方便忍。非小菩薩之所能為。云何而言非是忍辱。覺德法師者迦葉 佛是。有德國王釋迦佛是。護法菩薩亦應如此。云何不名大忍辱也。若有菩薩行世俗忍。不治惡人。令其長惡敗壞正法。此菩薩即是惡魔非菩薩也。亦復不得名聲聞 也。何以故。求世俗忍不能護法。外雖似忍純行魔業。菩薩若修大慈大悲。具足忍辱建立大乘及護眾生。不得專執世俗忍也。何以故。若有菩薩將護惡人。不能治 罰。令其長惡惱亂善人。敗壞正法。此人實非外現詐似。常作是言。我行忍辱。其人命終與諸惡人俱墮地獄。是故不得名為忍辱。云何復名住忍辱地。菩薩忍辱能生 一切佛道功德。譬如大地生長一切世間萬物。忍辱亦復如是。菩薩修行大忍辱法。或時修行慈悲軟語。打罵不報。或復行惡口麤言。打拍眾生。乃至盡命。此二種忍 皆為護正法調眾生故。非是初學之所能為。名具足忍法忍者。有三種意。第一意者。自修聖行。觀一切法皆悉空寂。無生無滅亦無斷常。所謂一切法觀眼根空。耳鼻 舌身意根空。眼色空。聲香味觸法皆空。觀眼識空耳鼻舌身意識空。無我無人無眾生無造無作無受者。善惡之報如空華。諸大陰界入皆空。三六十八無名號。無初無 後無中間。其性本來常寂然。於一切法心不動。是名菩薩修法忍。第二意者。菩薩法忍悉具足。亦以此法教眾生。觀上中下根差別方便。轉令住大乘。聲聞緣覺至菩 薩三種觀行合同一。色心聖行無差別。二乘凡聖從本來同一法身即是佛。第三意者。菩薩摩訶薩以自在智觀眾生。方便同事調伏之。或現持戒行細行。或現破戒無威 儀。為本誓願滿足故。現六道身調眾生。是名菩薩行法忍方便具足化眾生。大忍者名神通忍。云何名為神通忍。菩薩本初發心時。誓度十方一切眾生。勤修六度法。 施戒忍辱精進禪定。三乘道品。一切智慧。得證涅槃。深入實際。上不見諸佛下不見眾生。即作是念。我本誓度一切眾生。今都不見一切眾生。將不違我往昔誓願。 作是念時。十方一切現在諸佛。即現色身。同聲讚歎此菩薩言。善哉善哉。大善男子。念本誓願莫捨眾生。我等諸佛初學道時。發大誓願廣度眾生。勤心學道既證涅 槃。深入實際不見眾生。憶本誓願即生悔心顧念眾生。是時即見十方諸佛同聲讚歎。我亦如汝念本誓願。莫捨眾生。十方諸佛說是語時。菩薩是時聞諸佛語。心大歡 喜即得大神通。虛空中坐盡見十方一切諸佛。具足一切諸佛智慧。一念盡知十方佛心。亦知一切眾生心數。一念悉能遍觀察之。一時欲度一切眾生。心廣大故名為大 忍。具足諸佛大人法故。名曰大忍。為度眾生。色身智慧對機差別。一念心中現一切身。一時說法一音能作無音音聲。無量眾生一時成道。是名神通忍。柔和善順 者。一者自柔伏其心。二者柔伏眾生。和者。修六和敬持戒修禪智及證解脫法。乃至調眾生瞋恚及忍辱持戒及毀禁皆同涅槃相。所謂六和者。意和身和口和戒和利和 及見和。善順者。善知眾生根性。隨順調伏是名同事六神通攝。柔和者名為法忍。善順者名為大忍。而不卒暴者。學佛法時。不匆匆卒暴。取證外行威儀。及化眾生 亦復如是。心不驚者。驚之曰動。卒暴匆匆即是驚動。善聲惡聲乃至霹靂。諸惡境界及善色像。耳聞眼見心皆不動。解空法故。畢竟無心。故言不驚。又復於法無所 行者。於五陰十八界十二因緣中諸煩惱法。畢竟空故無心無處。復於禪定解脫法中無智無心亦無所行。而觀諸法如實相者。五陰十八界十二因緣。皆是真如實性。無 本末無生滅。無煩惱無解脫。亦不行不分別者。生死涅槃無一無異。凡夫及佛無二法界。故不可分別。亦不見不二故言不行不分別。不分別相不可得。故菩薩住此無 名三昧。雖無所住而能發一切神通不假方便。是名菩薩摩訶薩行處。初入聖位即與等。此是不動真常法身非是方便緣合法身。亦得名為證如來藏乃至意藏

法華經安樂行義

Source: thuvienhoasen

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 22383)
Danh từ Ðạo Phật (Buddhism) xuất phát từ chữ "Budhi" nghĩa là "tỉnh thức" và như vậy Ðạo Phật là triết học của sự tỉnh thức. Nền triết học này khởi nguyên từ một kinh nghiệm thực chứng...
(Xem: 21673)
Khi từ bỏ những nơi chốn không thuận lợi, những cảm xúc hỗn loạn dần dần phai nhạt; Khi không có những phóng dật, các hoạt động tích cực phát triển một cách tự nhiên...
(Xem: 23241)
Tinh tấn có ba phương diện. Phương diện thứ nhất được gọi là “tinh tấn giống như áo giáp,” là để phát triển một dũng khíchịu đựng đầy hoan hỉ...
(Xem: 21071)
“Phật” không phải là một tên riêng, mà là một danh hiệu chỉ định “một người tỉnh thức” hay “một người giác ngộ.” Về tâm linh, điều này ngụ ý rằng phần đông chúng ta được xem như là “đang ngủ”...
(Xem: 21650)
Khi chúng ta thẩm tra hoàn cảnh đôi khi buồn rầu, và thỉnh thoảng vui vẻ, chúng ta khám phá ra rằng có nhiều vấn đề liên hệ với điều ấy.
(Xem: 22069)
Ý nghĩa cận sự namcận sự nữ, cần được hiểu là những cư sĩniềm tin nơi Phật-Pháp-Tăng, trọn đời nguyện phụng sự Tam bảo, luôn luôn sống theo sự hướng dẫn của Tam bảo.
(Xem: 23505)
Đạo Phật được đưa vào nước ta vào khoảng cuối thế kỷ thứ hai do những vị tăng sĩ và những thương gia Ấn Độ và Trung Á tới Việt Nam bằng đường biển Ấn Độ Dương.
(Xem: 20275)
Phật Giáo là đạo Giải Thoát. Giải là cởi mở. Ở đây là "cởi mở" những trói buộc để "thoát" ra khỏi mọi hình thức đau khổ của đời sống.
(Xem: 19930)
Trong 45 năm hoằng pháp độ sinh, Đức Phật đã du hành khắp miền Bắc Ấn độ để giảng dạy con đường giải thoát mà Ngài đã tìm ra. Rất nhiều người đã quy y với Ngài...
(Xem: 21826)
Phật Giáo là một tôn giáo có khoảng 300 triệu tín đồ trên khắp thế giới. Danh từ Phật Giáo (Buddhism) phát nguồn từ chữ "buddhi", có nghĩa "giác ngộ", "thức tỉnh".
(Xem: 24627)
Mục tiêu của Kinh Bát Đại nhân Giác là phát triển trí tuệ, đoạn tận phiền não, ô nhiễm, lậu hoặc để chứng đắc quả vị giải thoát tối hậu. Như quán niệmđại nguyệntrí tuệ phát sanh.
(Xem: 18871)
Khi biên soạn tập sách này, chúng tôi đặc biệt nghĩ đến những Phật tử sơ phát tâmbước đầu tìm hiểu giáo lý của đạo Phật trong một bối cảnh đa văn hoá và nhiều truyền thống tôn giáo.
(Xem: 30845)
Tu Ðạo là cần phải "quay trở lại." Nghĩa là gì? Tức là phải nhường cho người việc tốt lành, còn mình thì nhận phần hư xấu--xả tiểu ngã để thành tựu đại ngã.
(Xem: 23849)
Quả khổ chuyển theo nghiệp. Nghiệp chuyển theo tâm. Chỉ cần soi sáng tâm là hết khổ. Vì thế, bức tranh của Vòng luân hồi hay Con quỷ vô thường này rất quan trọng...
(Xem: 27656)
Những gì xảy ra trong thế giới này đều bị qui luật Nhân quả chi phối. Mọi thứ xuất hiện ở đời đều có nhân duyên. Hạnh phúcthế gian hay Niết bàn của người tu đạo không ra ngoài qui luật ấy.
(Xem: 26394)
Tâm vốn không – lặng, nhơn pháp mà lập danh. Tịnh pháp là người, trời, Thanh văn, Duyên giác, Bố tát và Phật. Nhiễm phápA tu la, bàng sanh, địa ngục, quỉ thú.
(Xem: 37943)
Quyển sách nhỏ này được viết ra nhằm mục đích giới thiệu với quý độc giả đang đi tìm giải thoát và nhất là thích tu thiền, một phương pháp hành thiền mà ít người để ý, đó là pháp Tứ Niệm Xứ.
(Xem: 18708)
Khi mới đến một vùng đất hoang để khai khẩn, mảnh đất đó có thể làm cho ta nản lòng vì cỏ gai và chướng ngại vật đầy dẫy. Ta cần phải đào, phải bứng, phải chặt, phải cày, phải bừa.
(Xem: 18332)
Ma-ha-diễn là pháp tạng sâu xa của chư Phật mười phương ba đời, vì người lợi căn đại công đức mà nói... Thích Thanh Từ
(Xem: 19825)
Tổ Sư thiền Việt Nam đã thất truyền trên hai trăm năm. Đến năm 1977, Hòa thượng hoằng dương Tổ Sư thiền và tổ chức Thiền thất đầu tiên tại Việt Nam.
(Xem: 18902)
Bản văn này chỉ giới thiệu những điểm chủ yếu có liên quan đến triết học Trung Quán một cách hết sức đơn giản, dù vậy, vẫn bao hàm được tất cả mọi yếu điểm cốt lõi của hệ phái Triết học này.
(Xem: 23026)
Viết về một triết học là đặt ra các câu hỏi về những vấn đề được bàn đến trong triết học đó. Trong trường hợp này, chúng ta thử viết một bài nghiên cứu mang tính phê bình về triết học Thế Thân.
(Xem: 22815)
Chúng sinh đau khổ, trôi lăn trong sinh tử luân hồi cũng chỉ vì cái Ta, cho cái Ta có thật rồi bám víu vào nó. Trong đạo Phật gọi đây là bệnh chấp Ngã.
(Xem: 18601)
Thường thì những mối bận tâm thế tục sẽ chỉ mang lại đau khổthất vọng trong đời này và đời sau. Những sự xuất hiện của sinh tử thì chẳng có gì là bền vững, luôn luôn thay đổi và vô thường...
(Xem: 15737)
Kinh Bát Đại Nhân Giác bố cục thành ba phần: Phần mở đầu chỉ một câu đơn giản như là giới thiệu tám điều giác ngộ; Phần hai là nội dung tám điều giác ngộ ấy...
(Xem: 18722)
Sự tịnh hóa của Kim Cương thừa nói riêng và con đường Kim Cương thừa nói chung căn cứ vào trí huệ đại lạctrí huệ tánh Không. Nhờ và bằng trí huệ đại lạctrí huệ tánh Không mà tất cả nghiệp lực được tịnh hóa.
(Xem: 19529)
Phật giáo là một sự thực tập để đối trị khổ đau. Phật nói “ta chỉ dạy về khổ đau và vượt thoát khổ đau” [3] . Ðiều này đã được Phật phát biểu trong công thức của bốn sự thực thâm diệu [tứ diệu đế].
(Xem: 20023)
Thế nào gọi là Phật Lý Căn Bản? – Giáo lý chính yếu của Phật giáo, tóm lược các quan điểm trong ba tạng (Tripitaka).
(Xem: 19819)
Khi Đức Phật tỉnh thức bước ra khỏi cơn mê mà chúng ta vẫn còn đang chìm đắm, Ngài đã nhận thức được sự thực rốt ráo của muôn vật y như chân tướng của chúng.
(Xem: 18005)
Hãy dọn tâm trí vô tư để nhìn thấy khoa học, khoa học là đề tài thảo luận của chúng ta. Khoa học là nơi gặp gỡ của chúng ta.
(Xem: 16310)
Xuất bản lần đầu vào năm 1995 (tái bản 2001), “Phật Giáo và Đạo Đức Sinh Học” (Buddhism and Bioethics) là một đóng góp có ý nghĩa của Damien Keown* cho Phật giáo về một đề tài chưa được giới Phật giáo nghiên cứu nhiều trước đó.
(Xem: 16817)
Luận thuyết được trình bày ở đây, dành cho những người ước muốn rút ra tinh túy của đời người được phú bẩm những nhàn nhã và thuận lợi, là luận thuyết được gọi là Các Giai đoạn của Con Đường Giác ngộ (Lamrim).
(Xem: 38959)
"Con đường Thiền Chỉ Thiền Quán” đã được Ngài Guṇaratana trình bày một cách khúc chiết, rõ ràng có thể giúp cho những ai muốn nghiên cứu tường tận chỗ đồng dị, cộng biệt, sinh khắc của hai pháp môn này...
(Xem: 25869)
Tâm không có màu sắc hoặc hình tượng để nhận ra được nó, nhưng nó thì tuyệt đối trống rỗng và nhận biết sáng tỏ thấu suốt hoàn toàn. (= viên minh)- đó là tự tính của tâm bạn.
(Xem: 19990)
“Phật giáo khái luận” là một tác phẩm rất có giá trị của cư sĩ Huỳnh Sĩ Phục bên Trung Quốc, lời lẽ tuy vắn tắt, nhưng đã bao hàm tất cả yếu nghĩa của các Tôn hiện hànhTrung Quốc.
(Xem: 18679)
Kinh "Chiếc lưới ái ân" được dịch từ kinh Pháp Cú, Hán Tạng. Chữ "ái ân" nằm ngay trong bài kệ thứ ba của kinh, câu “Nhân vi ân ái hoặc”.
(Xem: 23931)
Có thể nói rằng "Tánh Không luận" là một hệ thống triết học đặc thù của Phật giáo trong thời kỳ phát triển. Sự xuất hiện của nó như là một dấu ngoặc vĩ đại...
(Xem: 28968)
Nếu một người thiện nam hay tín nữ thực hànhhoàn thành Năm Thực Tập Chính Niệm, người ấy cuối cùng sẽ đạt được sự vãng sinh về vùng đất Hòa Hòa Bình và An Lạc...
(Xem: 22807)
Trước khi thực sự bắt đầu nuôi dưỡng điều được gọi là Sáu Hạnh Ba-la-mật, bạn phải phát triển động thái vị tha của tâm thức hay là hành xử của bồ-tát. Bồ-tát là người mà đã hoàn toàn từ bỏ quyền lợi tự ngã của mình...
(Xem: 30778)
Bài văn này được thiền sư Quy Sơn Linh Hựu viết ra nhằm sách tấn việc tu học của đồ chúng, nên gọi là văn cảnh sách, và lấy tên ngài để làm tựa. Từ xưa nay vẫn gọi là “Quy Sơn cảnh sách văn”.
(Xem: 20891)
Chính bộ Kinh quý báu này mở rộng cửa giải thoát cho cả hai hạng người xuất giatại gia nhập vào Pháp Môn Bất Nhị, trở về Bản Tánh Không Hai.
(Xem: 26698)
Duy Ma Cật tức là tên của ông Duy Ma Cật. Mà Duy Ma Cật là chữ Phạn. Trung Hoa dịch là Tịnh Danh. Cũng dịch là Vô Cấu. Tịnh Danh: Chữ tịnh là trong sạch.
(Xem: 20539)
Như ta biết, Tứ diệu đế là bài thuyết pháp đầu tiên của Phật sau khi thành Đạo cho năm anh em A nhã Kiều Trần Như, diễn ra tại vườn Lộc Uyển, về phía bắc thành Ba la nại.
(Xem: 26120)
Thật ra, nếu các bạn không có sự hiểu biết về Tứ diệu đế cũng như chưa tự mình thể nghiệm chân lý của lời dạy này thì các bạn sẽ không thể thực hành Phật pháp.
(Xem: 23205)
Đọc “Tổng Quan Những Con Đường Của Phật Giáo Tây Tạng”, chúng ta sẽ thấy đức Dalai Lama là một bậc Đại Tri Viên, ngài chỉ rõ tất cả mọi con đường để chúng thấy rõ, nhất là con đường Tantra...
(Xem: 19701)
Muốn có sắc như là sắc, thì người ta phải cộng hay trừ đi sắc với không, chẳng hạn, 1 + 0 = 1. Như vậy không, tức là biệt thể để sắc như là sắc, để không như là không...
(Xem: 15721)
Có một thầy trẻ đến đặt một câu hỏi với Đức Thế Tôn liên quan tới vấn đề ái dục và đã được Đức Thế Tôn trả lời câu hỏi đó bằng tám bài kệ.
(Xem: 19697)
Chân lý tự chứng (bản thân của Thực Tại) thì không phải một, không phải hai (bất nhị). Do năng lực tự chứng này mà (Thực Tại) là khả năng làm ích lợi bình đẳng cho tất cả kẻ khác...
(Xem: 28777)
Thiên Như lão nhơn đang tĩnh tọa nơi thất Ngọa Vân, bổng có người đẩy cửa bước vào, tự xưng là Thiền khách. Lão nhơn im lặng gật đầu chào, đưa tay ra ý mời ngồi...
(Xem: 20560)
Chính tínniềm tin chân chính, chính xác, là sự tin hiểu chính thống, là sự tin tưởnghành trì ngay thẳng, là sự tin tưởng và nương tựa đúng đắn.
(Xem: 19296)
Để phát Tâm Bồ đề (The spirit of enlightenment; bodhicitta-sanskrit), bạn trước nhất phải phát triển tâm bình đẳng ( equanimity: tâm bình đẳng, tâm xả) đối với tất cả hữu - tình...
(Xem: 30293)
Ở đây giáo sư tiến sĩ Alexander Berzin từng nghiên cứutu tập với những đạo sư Tây Tạng gần ba mươi năm tại Dharamsala, Ấn Độ, sẽ giảng giải việc thực hành bảy điều quán nguyện trong đời sống tu tập thực tiễn hằng ngày.
(Xem: 36269)
Hòa Thượng Tịnh Không, chủ giảng những bài pháp thoại của tập sách này, hiện nay là một danh tăng của Phật giáo thế giới, người có công làm phát triển Phật giáo phương Tây...
(Xem: 33025)
Ngài Sàntideva (Tịch Thiên, 691-743) viết luận này tại Học Viện Nalanda, Ấn Độ vào thế kỷ 8. Ngài diễn giảng đường tu hạnh Bồ Tát, hạnh Lục độ và tu mười đại hạnh của Phổ Hiền Bồ Tát.
(Xem: 35337)
Nói một cách tổng quát, nội dung bộ Nhập Bồ Tát Hạnh muốn chỉ rõ thứ lớp tu tập pháp môn Ðại thừa: Thế nào phát khởi Bồ Ðề tâm và tu tập Bồ Tát hạnh.
(Xem: 20849)
Từ xưa, Ấn Độ là một nước tôn giáo, triết họcthi ca, cho nên trào lưu tư tưởng phát sinh và nảy nởẤn Độ rất nhiều và dưới những hình thức khác nhau, nhưng tư trào rộng lớn hơn cả là tư trào Phật Giáo.
(Xem: 21785)
Phật giáo cũng như cái cây có ba phần: phần gốc, phần thân cây và phần ngọn bao gồm nhiều cành lá. Phần gốc là căn bản Phật giáo, phần thân cây là Tiểu Thừa Phật Giáo.
(Xem: 25095)
Các Phật tử, Bồ Tát ban sơ phát Bồ Đề tâm, ví như biển lớn lúc ban đầu từ từ sinh khởi, phải hiểu đó là chỗ chứa cho các châu báu như ý giá trị từ hạ trung thượng cho đến vô giá...
(Xem: 25665)
PHÁT BỒ ĐỀ TÂM LUẬN, là một trong số rất nhiều tác phẩm của Bồ Tát THẾ THÂN thuyết minh, được các Thánh giả kết tập thành Tạng Luận trong Tam tạng Thánh giáo.
(Xem: 31075)
Đức Phật gọi là bực người tự nhiên, đem Nhất-Thiết-Chủng-Trí biết tất cả tự-tướng của các pháp sai khác; lìa tất cả điều chẳng lành; nhóm tất cả đìều lành; thường cầu lợi-ích cho tất cả chúng sinh, nên gọi là Phật.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant