Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới
Bài Mới Nhất

Phẩm 18 - Tùy hỉ công đức

19 Tháng Sáu 201100:00(Xem: 9093)
Phẩm 18 - Tùy hỉ công đức

PHÁP HOA KINH THÂM NGHĨA ĐỀ CƯƠNG
Hoà thượng Thích Từ Thông
Nhà Xuất Bản TP. Hồ Chí Minh 2001

Phẩm 18: TÙY-HỈ CÔNG-ĐỨC

Lúc bấy giờ Bồ-tát Di Lặc bạch Phật: “Thế Tôn ! Nếu có thiện nam tử, thiện nữ nhân nào nghe kinh Pháp Hoa mà lòng vui đẹp (tuỳ hỉ) thì những người ấy đặng bao nhiêu phước đức?”

Phật bảo Bồ-tát Di Lặc: “ A-dật-đa! Sau Như Lai diệt độ, nếu có Tỳ kheo, Tỳ kheo ni, Ưu-bà-tắc, Ưu-bà-di cùng hạng người trí khác, nghe kinh này mà lòng vui đẹp, rồi từ trong pháp hội ra đến chỗ khác, hoặc tại nơi chư Tăng ở, hoặc chỗ vắng vẻ, hoặc nơi thành ấp, đường sá, xóm làng, ruộng rẫy, đem điều đã nghe, tuỳ sức mà diễn thuyết cho cha mẹ, họ hàng, thiện hữu cùng nghe, rồi những người này nghe xong dạy cho người khác. Những người khác nghe xong, dạy cho những người khác nữa, như vậy cho tới người thứ năm mươi.

Này A-dật-đa ! Công đức nghe kinh vui đẹp của hàng thiện nam tử, nữ nhân thứ năm muơi đó sẽ được như lời ta sắp nói đây, ngươi hãy lắng nghe.

Nếu có người làm hạnh bố thí, ban cấp những thứ cần dùng ngọc ngà, châu báu, voi ngựa, xe cộ, cung điện, lầu gác cho vô lượng chúng sanh trong vô số thế giới, suốt một thời gian là 80 năm. Tài thí như vậy xong rồi, vị thí chủ ấy lại nghĩ đến việc đem Phật pháp ra mà dạy dỗ dìu dắt chúng sanh lúc ấy đã già suy, tuổi quá 80, tóc bạc mặt nhăn, không bao lâu sẽ chết. Vị thí chủ ấy liền nhóm chúng sanh giáo hoá, khiến chứng đặng quả Tu-đà-hoàn, Tư-đà-hàm, A-na-hàm hoặc A-la-hán. Ý ông nghĩ sao? Công đức của vị đại thí chủ đó có nhiều chăng?

Bồ-tát Di Lặc bạch Phật: “Thế Tôn! Công đức của người ấy nhiều vô lượng vô biên. Chỉ việc tài thí thôi đã là vô lượng rồi, hà huống còn pháp thí đến đặng quả A-la-hán”.

Phật bảo Bồ-tát Di Lặc: “Ta rành nói ngươi nghe nhé ! Công đức của vị thí chủ ấy không bằng một trong trăm ngàn muôn ức phần công đức của người thứ năm mươi nghe Kinh Pháp Hoa mà lòng vui đẹp.

Này A-dật-đa ! Người nghe kinh Pháp Hoa thứ 50 mà còn được công đức tuỳ hỉ vô lượng vô biên như thế, huống hồ hạng người nghe kinh lúc ban sơ ngay trong Pháp hội.

Này A-dật-đa ! Nếu có người vì lòng muốn nghe kinh nầy mà đến chùa, hoặc ngồi, hoặc đứng, dầu trong chốc lát để nghe nhận lời, người ấy có những công đức nhờ đó mà sẽ tái sanh trong cảnh giàu có rồi sau lại lên thiên cung.

Còn người nào, trong chỗ giảng kinh mà biết khuyên người đến sau ngồi nghe, hoặc chia chỗ ngồi thì người ấy, khi chuyển thân, đặng chỗ ngồi của Đế Thích, Phạm Vương hay Chuyển Luân Thánh Vương.

A-dật-đa ! Nếu lại có người giới thiệu và khuyến khích người khác nghe giảng kinh Pháp Hoa, và người được khuyên nhận lời đến nghe, dầu trong chốt lát, thì người giới thiệu và khuyến khích đặng công đức, khi chuyển thân, cùng sanh một nơi với hàng Bồ-tát, đầy đủ “tổng trì”, căn tánh bén nhạy, có trí tuệ, trăm ngàn muôn đời chẳng hề ngọng câm, miệng lưỡi không hôi thối, môi răng tốt đẹp, mặt mày đoan trang, mũi lớn cao thẳng.

A-dật-đa !Ngươi thử xem: khuyên một người đi nghe Pháp mà được công đức như thế, hà huống một lòng nghe, nói, đọc, tụng Kinh Pháp Hoa, lại trong đám đông vì người giải thíchtu hành đúng như lời nói trong kinh”.
 
 

THÂM NGHĨA

Khi thấy người khác làm một điều gì mà mình đồng ý vui mừng tán thán hỗ trợ, gọi đó là tuỳ hỉTuỳ hỉ cũng có thể là tuỳ hỉ thiện và cũng có thể là tuỳ hĩ ác. Về hành động thiện cũng như hành động ác, kinh điển thường chia: Hoặc tự-tác hoặc giáo-tha-tác, hoặc kiến-tác tuỳ hỉ, có nghĩa là hoặc tự mình làm, hoặc bảo người làm, hoặc thấy ai làm tuỳ hỉ tán thành. Tuỳ hỉ tác là gián tiếp giáo-tha-tác; giáo-tha-tác là gián tiếp tự-tác. Thế nên tuỳ hỉ cũng có thể mắc tội lớn, nếu tuỳ hỉ với những điều ác, người ác. Tuỳ hỉ kinh điển Đại Thừa Diệu Pháp Liên Hoa là một tuỳ hỉ thiện, tuỳ hỉ với chân tâm, với Phật tri kiến mình, nên phước đức lớn lao, không thể dùng ngôn từ tán thán, dùng tỉ lệ so sánh được.

Vậy tuỳ hỉtùy hỉ những gì ở kinh Dịêu Pháp Liên Hoa?

Tuỳ hỉ rằng: Kinh Dịêu Pháp Liên HoaKinh Đại Thừa viên giáo liễu nghĩa. Ba đời chư Phật chỉ nói kinh Pháp Hoa trước giờ phút sắp nhập Niết Bàn để rồi thọ ký cho tất cả chúng sanh đều sẽ thành Phật. (Phẩm Tựa thứ 1)

Tuỳ hỉ rằng: Chư Phật Như Lai ra đời chỉ vì một đại sự nhân duyên:

· Giới thiệu (Khai) tri kiến Phật của chúng sanh cho chúng sanh biết.

· Chỉ (Thị) tri kiến Phật của chúng sanh cho chúng sanh thấy.

· Hướng dẫn chúng sanh hiểu kỹ (Ngộ) về tri kiến Phật của mình

· Dạy cho chúng sanh sống bằng (Nhập) tri kiến Phật của mình vốn có. Vì vậy, kinh nói: “ Tất cả chúng sanh đã thành Phật” (Phẩm Phương Tiện thứ 2)

Tùy hỉ rằng: Giáo lý của ba đời chư Phật đều dạy cho chúng sanh pháp Nhất Thừa. Hễ tu hànhthành Phật. Thanh Văn, Duyên Giác thừa chỉ là xe dê, xe nai; Ông Trưởng Giả phương tiện nói đó thôi. (Phẩm Thí Dụ thứ 3)

Tùy hỉ rằng: Phật và chúng sanh cùng ở một nguyên quán: Như Lai viên giác diệu tâm; cũng như đứa con hoang cùng ông Trưởng giả vốn là cha con ruột, cùng ở trong cảnh gia đình một cự phú hào. Con vì bỏ cha, bỏ nhà đi hoang nên đói khổ lang thang lưu lạc. Ngày trở về nhận được cha, thì con hưởng trọn cái gia tài cự-phú-hào vô tận ấy. Chúng sanh không biết mình có Phật chất đành cơ cực sống với tâm trạng đau khổ của vô minh. Ngày tỉnh ngộ quay về sống bằng tri kiến Phật của mình thì Bồ-đề Niết Bànsự nghiệp chung mà tất cả chúng sanh có quyền thừa hưởng trọn. (Phẩm Tín Giải thứ 4)

Tuỳ hỉ rằng: Sự thật trước sau, Phật chỉ dạy cho tất cả đệ tử của mình về phát Đại Thừa. Nhưng tuỳ căn cơ chủng tánh, nghe ra có Tiểu, có Trung, có Đại khác nhau. Như một trận mưa tuôn chỉ có một vị đượm nhuần mát mẻ, thế mà cây cổ thụ, cây lựu, cây lê, cây lúa mạ tuỳ sức hấp thụ mà giống cây có to, có vừa, có bé không đồng. (Phẩm Dược Thảo Dụ thứ 5)

Tuỳ hỉ rằng: Ông Xá-lợi-phất là người đầu tiên trong hàng Thanh Văn được thọ ký thành Phật. Giờ đây ông Đại-ca-diếp, ông Tu-bồ-đề, ông Ca-diên-chiên, ông Mục-kiền-liên cũng được thọ ký thành Phật. Vì sự thọ ký không phải là sự thi ân riêng lẻ của Phật dành cho người đệ tử dễ thương nào. Cũng không phải là lời tiên tri may rủi hay ước lượng, dự đoán, phỏng chừng. Mà thọ-ký là nói lên một sự thật tất yếu tất nhiên vốn vậy của tất cả mọi người. Cho nên rồi đây 500 đại đệ tử cũng sẽ được thọ ký. Những người hữu học, vô học cũng được thọ ký. Nói thẳng ra, tất cả chúng sanh đều được thọ ký thành Phật với cái vốn liếng Phật tánh sẵn có của mình. (Phẩm Thọ Ký thứ 6, 8, 9)

Tuỳ hỉ rằng: Đại Thừa Diệu Pháp Liên Hoakinh giáo Bồ-tát pháp, Phật sở hộ niệm. Tu học Diệu Pháp Liên Hoa kinh, mới đi cuối con đường Phật, mới đến nơi Bảo-sở. Không tu học kinh Pháp Hoa, dù có được Niết Bàn nhưng đó là hoá thành, đó là quyền biến phương tiện của một đạo sư… (Phẩm Hoá Thành Dụ thứ 7)

Tuỳ hỉ rằng: Những người thọ trì, đọc tụng, biên chép, giảng nói, và tuỳ hỉ kinh Diệu Pháp Liên Hoa đều được gọi là Pháp sư. Họ không phải là người thường, vì người thường không thể nghe, không thể chấp nhận nổi kinh nầy. Họ là những người được Phật thọthành Phật, được Như Lai lấy y mà trùm, lấy tay mà xoa đầu. Họ là sứ giả Như Lai. (Phẩm Pháp Sư thứ 10)

Tuỳ hỉ rằng: Phật thường trụ, Pháp thường trụ, Tăng thường trụ, Đa Bảo Như Lai và Tháp là Phật phát thường trụ về mặt thời gian. Phân-thân Phật nhiều bất khả thuyết, bất khả thuyết vô lượng vô biên a-tăng-kỳ hằng hà sa của Thích Ca Mâu Ni Phật và cây báu… là Phật pháp thường trụ về mặt không gian đó… (Phẩm Hiện Bảo Tháp thứ 11)

Tuỳ hỉ rằng: Đề-bà-đạt-đa thuộc hạng “ Nhứt xiển đề” mà được thọ ký thành Phật, thì tất cả chúng sanh không phải “Nhứt xiển đề” thừa khả năng tu hành thành Phật. Long nữ thành được Phật thì tất cả người nữ thừa khả năng tu hành thành Phật. (Phẩm Đề-bà-đạt-đa thứ 12)

Tuỳ hỉ rằng: Trì kinh Pháp Hoa ở cõi Ta-bà có khó khăn nhưng có sức cố gắng, có khả năng, có phát tâm dũng mãnh vẫn làm được, như Bồ-tát Dược Vương và Bồ-tát Đại Nhạo Thuyết đã phát nguyện trì. (Phẩm Trì thứ 13)

Tuỳ hỉ rằng: Hành xứ, thân cận xứ, an lạc hạnh, đại bi tâm là bốn điều kiện cần có để cho Pháp sư Pháp Hoa hoàn thành công hạnh tự lợi, lợi tha viên mãn. (Phẩm An Lạc Hạnh thứ 14)

Tuỳ hỉ rằng: Khả năng tu tập của mình là nhân tố quyết định thành công. Đừng hy vọng trong nhờ ở tha nhân nào khác. Nếu có sự giúp đỡ của tha nhân bằng tám lần thành công, thì sự cố gắng nổ lực của mình gấp 12 vạn lần hơn hảo ý của tha nhân cảm tình giúp đỡ. Phải phát triển nghị lực sẳn có của chính mình và sự thật , mỗi người đều có khả năng nghị lực đó. (Phẩm Bồ-tát Tùng Địa Dũng Xuất thứ 15)

Tuỳ hỉ rằng: Thọ Mệnh Như Lai vĩnh cửuthời gian vô tận, không gian vô cùng. Vì “Như Lai giả tức chư pháp như nghĩa. Nhược hữu nhơn ngôn: Như Lai nhược lai, nhược khứ, nhược toạ, nhược ngoạ, thị nhơn bất năng giải ngã sở thuyết nghĩa. Như Lai giả vô sở tùng lai, diệt vô sở khứ, cố danh Như Lai”. (Phẩm Như Lai Thọ Lượng thứ 16)

Tuỳ hỉ rằng: Hiểu kỹ, hiểu đúng, ý thú về Như Lai Thọ Lượng tức là hiểu kỹ, hiểu đúng về Phật tánh, về Như Lai Viên Giác Diệu Tâm của mình.

Phát hiện trong quặng có vàng, sẽ nấu lọc quặng để lấy vàng. Biết mìnhNhư Lai Viên Giác Diệu Tâm sẽ gạn lọc cặn bã vô minh để lấy Phật tánh. (Phẩm Phân Biệt Công Đức thứ 17)

Tuỳ hỉ rằng: Nghe Kinh Pháp Hoa mà sanh tâm vui mừng, tâm đắc là người không phải tầm thường. Nghe rồi thọ trì, đọc tụng, biên chép, giảng nói và tuỳ hỉ, khuyến khích cho nhiều người cùng nghe, cùng tu học là Bồ-tát hạnh đã trưởng thành vượt bậc rồi. Quả Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác với người nầy chẳng còn xa. Người nầy đang ngồi toà Bồ-đề dưới bóng cây đạo. (Phẩm Tuỳ Hỉ Công Đức thứ 18)

Tuỳ hỉ rằng: Kinh Pháp Hoakinh tối tôn tối thượng. Những ngừơi thọ trì, đọc học, biên chép, giảng nói, và vui mừng tâm đắc với Kinh Pháp Hoa sẽ được công to và phước đức rất nhiều. Tất cả đều được tôn vinh là “Pháp sư”.

Pháp sư Pháp Hoa là người có thể có được “ Lục căn thanh tịnh” mà không cần thay đổi, huỷ bỏ “ lục căn vốn có của cha mẹ sanh ra”.

“Lục căn thanh tịnh” thì “lục trần” “ lục thức” của Pháp sư Pháp Hoa cũng đều được thanh tịnh như vậy. (Phẩm Pháp Sư Công Đức thứ 19)

Tuỳ hỉ rằng: Câu nói của Bồ-tát Thường Bất Khinh: “Tôi không dám khinh các Ngài, rồi đây tất cả các Ngài đều sẽ làm Phật”. Câu nói đó là một âm vang sấm sét, réo gọi, thức tỉnh những ai còn mê mệt mơ hồ về Tri Kiến Phật và khả năng thành Phật của mình. Trong tất cả thứ ngạo nghễ, khinh khi, khinh khả năng thành Phật của mình là thiệt thòi lớn lao hơn hết. Chàng Cùng-Tử sở dĩ đói khổ lang thang chỉ vì “ khinh mình”, vì không nhận biết ở vạt áo mình có viên ngọc minh châu vô giá. Ngày phát hiện ra viên bảo châu là ngày mình trở thành cự phú nhất đời. (Phẩm Thường Bất Khinh Bồ-tát thứ 20)

Tuỳ hỉ rằng: Phật chỉ là một con người. “ Thành Phật” là người đạt đến đỉnh cao vô thượng của trí tuệNhận thức bằng “ Phật tuệ” thì “ Pháp giới bất nhị”. Quán sát bằng “ Phật nhãn” thì “ Pháp giới nhất chân”.

Ngày thành Phật là ngày toàn thân con người trở thành một khối “ trí tuệ” sáng suốt vén tan hết bóng tối vô minh trong mười phương quốc độ. Kinh nói: “ Toàn thân Như Lai từng lỗ chân lông, phóng hào quang…” (Phẩm Như Lai Thần Lực thứ 21)

Tuỳ hỉ rằng: Giá trị Kinh Diệu Pháp Liên Hoa ngang bằng với giá trị của quả Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác. Giữ gìn Kinh Pháp Hoagiữ gìn quả Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác. Truyền bá Kinh Pháp Hoa cho tất cả chúng sanh tức là truyền trao quả Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác cho chúng sanh vậy.

Kinh Pháp Hoa là nền giáo lý cô đọng của công trình tu tập trải qua trăm ngàn muôn ức A-tăng-kỳ kiếp mà nên, tu học kinh Pháp Hoa tức là tu học về “ Nhất thiết trí”, “Vô sư trí”, “ Tự nhiên trí” và “Phật tuệ vô thượng”.

Là Bồ-tát , đệ tử Phật gần gũi, đọc học, biên chép, giảng nói và truyền bá Kinh Pháp Hoa là cách đền đáp thâm ân Phật cao quí nhất

“ Trong tất cả cung cách cúng dường, cúng dường “ Pháp” là ưu việt hơn hết” (Phẩm Chúc Lũy thứ 22)

Tuỳ hì rằng: Ví như người bệnh phải cầu thuốc để trị bệnh. Người tu tự coi mình là người đang mắc phải chứng bệnh vô minh. Muốn trị dứt chứng bệnh vô minh phải trãi qua quá trình điều trị bằng “thuốc Pháp”. “Vi-rút chấp ngã” và “chấp pháp” là loại “vi-rút” cực kỳ nguy hiểm. Từ đó sanh nhiều biến chứng: “tam độc”, “ngũ cái”, “thập triền” khiến cho chúng sanh đắm chìm lặn hụp trong ái hà, khổ hải, ưu bi..

Muốn được giác ngộgiải thoát phải bồi dưỡng thiện pháp lâu dài cũng như phải hoá giải diệt trừ ác pháp lâu dàicuối cùng phải tiêu hoá chúng với thời gian lâu dài cho đến khi nào cái chất “ngã tướng”, “nhân tướng”… tàn rụi hết mới thôi… (Phẩm Dược Vưong Bồ-tát Bổn Sự thứ 23)

Tuỳ hỉ rằng: Hễ sử dụng Phật tuệ thì “ Pháp giới bất nhị” cho nên thế giới “Nhất Thiết Tịnh Quang trang nghiêm” của đức Phật Tịnh Hoa Tú Vương Trí hiệnra không xa.

Diệu Âm Bồ-tát là “nhân cách hoá” cái “âm thanh mầu nhiệm của cõi lòng thanh tịnh.” Do vậy, khi cõi lòng thanh tịnh thì “cõi đất tâm” đẹp đẽ trang nghiêm thanh tịnh.

Diệu Âm Bồ-tát đến cõi Ta-bà thì cõi Ta-bà đẹp đẽ trang nghiêm thanh tịnh. Diệm Âm Bồ-tát trở về bản độ thì cõi Ta-bà trở lại trạng thái uế độ như cũ. (Phẩm Diệm Âm Bồ Tát Vãng Lai thứ 24)

Tuỳ hỉ rằng:
 

Diệu Âm, Quán Thế Âm

Phạm Âm, Hải triều âm

Thắng bỉ thế gian âm

Thị cố tu thường niệm

Niệm niệm vật sanh nghi

Quán Thế Âm tịnh thánh
 
 

Có nghĩa là Diệu Âm Quán Thế Âm. Quán Thế Âm tức Diệu Âm, chỉ khác ở chỗ Diệu Âm có lúc đi đến, có lúc trở về còn Quán Thế Âm thì giữ lại không đến không đi. Do vậy, niệm Quán Thế Âm liên tục là cách tu ưu việt hơn hết. Cho nên “Quán Thế Âm là Thánh của sự thanh tịnh”.

“… Phật xuất Ta-bà giới

Thử phương chân giáo thể

Thanh tịnh tại âm văn

Dục thử tam-ma-đề 

Thực tùng văn trung nhập”

(Phẩm Quán Thế Âm Bồ-tát Phổ Môn thứ 25)
 
 

Tuỳ hỉ rằng: Kinh Đại Thừa Diệu Pháp Liên Hoa là tạng bí yếu của chư Phật. Tu học theo kinh Pháp Hoatu học viên giáo liểu nghĩa thượng thừa. Sống theo Kinh Pháp Hoa là sống theo chân lý, sống đúng chân lý. Vì vậy mà các hàng Bồ-tát, Thiên Vương, Ma Vương, phát nguyện đem hết khả năng mình để hộ trì kinh , bảo hộ cho những ai thọ trì đọc tụng, truyền bá kinh bằng những “Đà-la-ni” mà họ có.

“Đà-la-ni” là một thứ ngữ ngôn phủ định ngữ ngôn. Thứ ngữ ngôn “ngôn ngữ đạo đoạn”. Thứ ngữ ngôn nhằm đưa hành giả Pháp Hoa lên đỉnh cao “ tâm hành xứ diệt”. (Phẩm Đà-la-ni thứ 26)
 
 

Tuỳ hỉ rằng: Bồ-đề tự tánh, ai cũng có thể trở về để thành Phật, nhưng việc thành Phật không mong cầu nóng vội, mà phải đoạn trừ phiền não có quá trình, chứng nhập “ pháp thân” từng phần, sự giác ngộ giải thoát tiệm tăng từng mức độ. Vua Diệu Trang Nghiêm cách đây vô lượng kiếp, nay là Hoa Đức Bồ-tát. Tịnh Tạng, Tịnh Nhãn, xưa kia nay là Bồ-tát Dược VươngDược Thượng

Ở phẩm “Tựa” thứ nhất, Phật Nhật Nguyệt Đăng Minh vốn là một nhà vua có tám người con. Nhà vua xuất gia tu thành Phật, sau đó độ cho tám người con ở trong Phật pháp làm nhiều phật sự.

Ở phẩm “Diệu Trang Nghiêm Vương bổn sự” thứ 27, Tịnh TạngTịnh Nhãn hai người con xuất gia hành đạo chứng đắc tự tại thần thông rồi độ cho vua cha xuất gia tu hành thành Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác.

Cải tạo A-lạy-da trước, chuyển hoá tiền thất thức sau hoặc chuyển hoá tiền thất thức trước, cải tạo A-lạy-da sau. Cách tu nào cũng đem lại kết quả được, tuỳ căn tánh của mỗi người. (Phẩm Diệu Trang Nghiêm Vương Bổn Sự thứ 27)
 
 

Tuỳ hỉ rằng: Thọ trì, đọc, học Kinh Pháp Hoabồi dưỡng cái trí “năng tri”. Đem lại cho con người sự giải thoát, giác ngộ cốt yếu là ở nơi cái đức “ năng hành”.

Bồ-tát Đại Trí Văn Thù tiêu biểu cho cái trí “ năng tri” xuất hiện ở phẩm thứ nhất để khai đạo giáo nghĩa Đại Thừa Diệu Pháp Liên Hoa.

Bồ-tát Đại Hạnh Phổ Hiền cuối cùng mới xuất hiện để động viên tinh thần “hành giả Pháp Hoa” với cái nhan đề “Phổ Hiền khuyến phát” thứ 28.

Điều đó nói lên: Kinh Đại Thừa Diệu Pháp Liên Hoa không phải là thứ kinh để cho mọi người đọc tụng được phước, hợp nhất mới đem lại kết quả lớn lao.

Tóm lại, Tuỳ Hỉ Kinh Pháp Hoa có nghĩa là vui mừng chấp nhận nội dung, tư tưởng toàn bộ giáo lý của hệ tư tưởng Đại Thừa Diệu Pháp Liên Hoa để làm kim chỉ nam cho tiến trình tu tập của mình và trọng yếu đạt đến thành công là : “Tri hành hợp nhất”. (Phẩm Phổ Hiền Bồ Tát Khuyến Pháp thứ 28).
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 40002)
Trong thể trạng giác ngộ, chúng ta có hai thân Phật được biết như thân hình thể và thân chân thật, tức là sắc thânpháp thân. Sắc thân Phật là thân tự tại...
(Xem: 37189)
Khi chúng ta thấy những chức năng của luật nhân quả, chúng ta có thể phân biệt hai loại chủ thể trải nghiệm mối quan hệ nhân quả này. Đây là thế giới của thân thể vật lýtâm thức.
(Xem: 28227)
Sự hiện hữa của các pháp trên mặt hiện tượng của tướng đó là một sự hiện hữu giả hợp do duyên và, mặt khác tánh của chúng là Không cũng do duyên mang lại.
(Xem: 28827)
Bàn tay cầm chiếc chìa khóa vô thườngchánh niệm. Dùng hơi thở chánh niệm ta tiếp xúc với mọi sự vật, quán chiếu và thấy được tính vô thường của mọi sự vật.
(Xem: 27097)
Phật dạy: Tự tính của Không là không nằm trên bình diện có không, không nằm trong khuôn khổ các vọng tưởng, không có tướng sinh, không có tướng diệt, và vượt thoát mọi tri kiến.
(Xem: 34496)
Do tánh Không nên các duyên tập khởi cấu thành vạn pháp, nhờ nhận thức được tánh Không, hành giả sẽ thấy rõ chư hành vô thường, chư pháp vô ngã, cuộc đời là khổ.
(Xem: 27729)
Tôi nghĩ nhiệm vụ quan trọng nhất của bất cứ một hành giả của một tôn giáo nào là thẩm tra chính họ trong tâm hồn của chính họ và cố gắng để chuyển hóa thân thể, lời nói
(Xem: 33134)
Nói đến tịnh độ tất phải nói đến hai khái niệm tự lựctha lực. Tự lực nói đến phương pháp chúng ta thực hành cho tự thân, dựa vào nội lực của chính tâm chúng ta.
(Xem: 28478)
Khi Phật thành đạo là do đạt được Trí Tuệ hay Giác Trí Tuệ thì các pháp giải thoát được thiết lập thực hành Giác Trí Tuệ trong các thời thiền tập.
(Xem: 30002)
Khi tuệ giác nội quán của chúng ta vào trong bản chất tối hậu của thực tạiTính Không được sâu sắc và nâng cao, chúng ta sẽ phát triển một nhận thức về thực tại...
(Xem: 25437)
Thông thường mà nói Bát Nhã có ba ý nghĩa. Thứ nhất là thực tướng, tướng là tướng trạng, thực tướng chính là hình ảnh chân thực. Nghĩa thứ hai là quán chiếu Bát Nhã, cũng chính là chỗ dụng của thực tướng.
(Xem: 51165)
Kinh Hoa Nghiêm nói: “Lòng tin là gốc của đạo, sanh ra các công đức. Lòng tin có thể nuôi lớn các căn lành. Lòng tin có thể vượt khỏi các đường ma.
(Xem: 26626)
Tận cùng tư duy của Đạo Phật quan tâm, định luật căn bản là: chúng ta muốn hạnh phúc. Quyền căn bản của chúng tađạt được hạnh phúc.
(Xem: 28545)
Khi chúng ta nói về từ bi, thật đáng khuyến khích để lưu ý rằng bản chất tự nhiên của con người, tôi tin, là từ bihiền lành.
(Xem: 24278)
Tự tánh giả danh hay tùy thuộc cũng nằm trong phạm trù Tánh không. Tự tánh giả danh được thể hiện tướng sanh diệt do tác động thời gian thì có sanh có diệt...
(Xem: 27370)
Tuệ quán là tri nhận một cách sáng suốt, vô thời gian. Vì lẽ chơn thức (tri giác nguyên sơ) là một điểm nhận thức có thật trong động tác nhận thức đầu nguồn của tri giác.
(Xem: 31825)
Chết là một phần của đời sống chúng ta. Cho dù chúng ta thích hay không, nó bắt buộc phải xảy ra. Thay vì tránh nghĩ về điều đó, chúng ta tốt hơn thấu hiểu ý nghĩa của nó.
(Xem: 30104)
Sau khi Như Lai diệt độ, nếu có thiện nam, thiện nữ nào muốn vì chúng sinh mà nói kinh Pháp Hoa này thời thiện nam hay thiện nữ ấy phải vào nhà Như Lai... Pháp sư Thích Thiện Trí
(Xem: 27621)
“Dược Sư Lưu Ly Quang” là tên gọi của đức Phật này; “Như Lai” là một trong mười tôn hiệu của mỗi vị Phật; “Bổn Nguyện” là các lời phát nguyện của đức Phật này khi Ngài phát tâm Bồ-đề...
(Xem: 35353)
Trong việc phát triển hành xả, chúng ta cần thấu hiểu rằng những cảm xúc tiêu cực như thù hận và dính mắc là không thích đáng và không lành mạnh...
(Xem: 27371)
Ngày nay, Kinh Chuyển Pháp Luân thuộc Tương Ưng Sự ThậtTương Ưng Bộ SN 56.11 trong kinh điển Pali được xem là lời dạy đầu tiên của Đức Phật.
(Xem: 31654)
Chúng ta chẳng thể nào mang theo bất kỳ thứ gì khi từ giã thế giới này ngoại trừ nghiệp và những giá trị tâm linh như tình yêu thương, lòng bi mẫntrí tuệ mà ta đã trưởng dưỡng...
(Xem: 24093)
Cách mà chúng ta đang sống sẽ là một trong các nhân tố chính yếu có thể mang lại cho chúng ta sự thanh thảnđiềm tĩnh trong giây phút lâm chung.
(Xem: 22939)
Kinh này có tám phương pháp tu hành thành Phật, mà bậc Đại nhân gánh vác sự nghiệp lớn liễu sinh thoát tử, hóa độ chúng sinh cần phải giác ngộ, nên gọi là Kinh Tám Điều Giác Ngộ Của Bậc Đại Nhân.
(Xem: 26547)
Nếu chúng ta thẩm tra thế giới tinh thần của chúng ta, chúng ta thấy rằng có những nhân tố tinh thần đa dạng có cả những khía cạnh tích cựctiêu cực.
(Xem: 28179)
Càng trau dồi, Giác Trí càng khai mở thì Pháp Phật càng sáng tỏ hơn; giống như càng nghiên cứu học hỏi thì kiến thứctư tưởng càng phong phú và sâu sắc hơn.
(Xem: 29286)
Với một người có nguyện và có lực, họ vẫn xem khoảnh khắc cuối của đời sốngthời khắc quan trọng, vì chúng có khả năng chi phối rất nhiều đến đời sống tiếp theo.
(Xem: 33168)
Hình ảnh của Bồ Tát Địa Tạng với khuôn mặt đôn hậu, từ ái, đầu đội mũ tỳ lư, tay cầm tích trượng là một hình ảnh luôn tỏa sáng trong tâm khảm của những người con Phật...
(Xem: 21686)
Để dễ tiếp cận, chúng ta sẽ nêu câu hỏi cụ thể, rằng “Ai đã vượt qua cả thiện và ác?” và các trích dẫn nơi đây sẽ chỉ tập trung riêng vào Kinh Pháp Cú (Dhammapada).
(Xem: 20540)
Theo Trung Quán, duyên khởi không có nghĩa là nguyên lý của một tiến trình ngắn ngủi, mà là nguyên lý về sự lệ thuộc vào nhau một cách thiết yếu của các sự vật.
(Xem: 22152)
Vì sự vô thường, khổ, chịu sự biến hoại, nên tâm khôngtự tính. Sáu thức hay tâm thức đã vô thường thì nó cũng không có chơn thật.
(Xem: 23890)
Nói khái quát, Phật giáo quan niệm thực tại không ngừng biến chuyểnbác bỏ khái niệm bền vững lâu dài. Tất cả là một dòng sát na sinh diệt liên tục, tất cả là lưu chú...
(Xem: 22774)
Với hy vọng và một cảm giác hạnh phúc, thân thể chúng ta cảm thấy an lạc. Vậy nên hy vọnghạnh phúc là những nhân tố tích cực cho sức khỏe của chúng ta.
(Xem: 23102)
Một quan điểm khách quan mà nói, các kinh dù nguyên thủy hay phát triển, cốt tủy Giác Ngộ được Cứu CánhGiải Thoát khỏi dòng Tâm Thức vẩn đục...
(Xem: 30308)
Mục tiêu cuối cùng của việc học Phật là khai trí huệ. Trí huệ từ Định lực mà có, cũng chính là do tâm thanh bình đẳng mà có...
(Xem: 21704)
Sodpa hay Nhẫn nhục ba la mật là một trong những pháp thực hành Bồ tát đạo quan trọng nhất. Có những hoàn cảnh đặc biệt bạn cần phải thực hành hạnh Sodpa.
(Xem: 19184)
Với Phật giáo, sống là sống với. Do đó, bạn bè là một thuộc tính riêng có của các loài chúng sanh nói chung và của con người nói riêng...
(Xem: 20093)
Muốn đền đáp ân đức cha mẹ là khi cha mẹ chưa có lòng chính tín thì khuyên bảo cha mẹ có lòng chính tín để có được nơi an ổn từ niềm tin đó...
(Xem: 32625)
Pháp sư Ấn Hải dịch từ Nhật ngữ sang Hoa ngữ vào năm 1987, Thích nữ Viên Thắng dịch từ Hoa ngữ sang Việt ngữ vào năm 2011
(Xem: 33937)
Nếu tâm chúng ta dịu dàng, nhân ái, hiểu biết, và có sự đồng cảm đối với tha nhân, chúng ta sẽ tu tập tâm từ đến người khác không mấy khó khăn.
(Xem: 27689)
Đức Phật bảo rằng cần có mười lăm đức tính để tự hoàn thiện, để có thể sinh lòng từ bi đối với mọi người quanh ta hay rộng hơn cho đến tất cả nhân loại...
(Xem: 23754)
Tâm kinh Bát-nhã là một bản kinh trọng yếu trong nhà Thiền, bản kinh này nói về “tánh không” của các pháp. Người tu Phật phải mở được cánh cửa trí tuệ...
(Xem: 23142)
Từ bi bác ái, tự giác giác tha. Ấy là mục đích của bậc chơn tu chánh đạo. Xưa, Phật ra đời khai môn giáo hóa, tế độ quần sanh trong bốn mươi chín năm...
(Xem: 28021)
Ngay từ lúc hóa sinh ở đấy, nguyện cho con đạt đến chính tư duy, chính định, tâm linh không điều kiện của giác ngộ, vô tận biện tài, và vô số kho tàng của tuyệt diệu như thế...
(Xem: 19149)
Ở một chừng nào đó có thể hiểu, đi theo con đường của Phật, noi theo công hạnh của Phật, để cuối cùng được kết quả như Phật… thì được xem là đang làm việc Phật.
(Xem: 24481)
Nội dung của Kinh Di Giáo là những lời dạy của đức Thế Tôn trước khi nhập diệt. Lời lẽ đã tha thiết, ý nghĩa lại sâu xathực tế.
(Xem: 21374)
Bổn phận của người Xuất Giatu đạo, truyền đạoduy trì Phật giáo, cho đến thực hiện tinh thần Bồ-tát nhập thế, còn bổn phận của người Tại Gia là ở bên ngoài hộ trì Phật giáo.
(Xem: 23714)
Diệu Pháp Liên Hoa, đề kinh được cấu tạo theo thể cách Pháp và Dụ. Diệu Pháp ám-tỷ cho cái Tri Kiến Phật nhiệm mầu vốn có của tất cả chúng sanh...
(Xem: 29305)
Những bài kinh Phật không có bài nào là không hay. Có miệt mài trên những trang kinh xưa mới cảm được sự vang động của suối nguồn trí tuệ.
(Xem: 30919)
Mục đích của Phật pháp không ngoài việc giúp chúng sinh giác ngộ tự tâm, xa lìa khổ đau đạt được an lạc... Thích Tâm An biên dịch
(Xem: 25235)
Thân tất cả chư Phật, Là thân một đức Phật. Một tâm một trí huệ, Lực vô úy cũng thế... HT Thích Thiền Tâm
(Xem: 20044)
Nghiệp báo, trước tiên nhất có nghĩa là hành động. Chúng ta phân biệt một loại nghiệp báo, là bản chất tinh thần, một nhân tố tinh thần...
(Xem: 18982)
Theo lời dạy của Đức Phật, sắc sanh như là các hạt nhỏ. Các hạt nhỏ này có thể nhỏ hơn các nguyên tử. Khi quý vị thực hành thiền tứ đại một cách có hệ thống...
(Xem: 20076)
Diệu pháp đại thừa pháp Liên hoa một đóa trăng Cõi trời người cung kính Quy mạng đốn giác môn.
(Xem: 19983)
Đức Phật là vị thầy, người hướng dẫn và chỉ đạo tâm linh của chúng ta. Do thế, những hành vi thân thể, lời nóitư tưởng phải phù hợp với lời dạy của ngài.
(Xem: 19359)
Chúng ta sống trong không gian vô cùngthời gian vô tận tất phải có nhận thức về thế gian. Thế gianmột thế giới hiện tượng lưu chuyển mãi...
(Xem: 22497)
Tất cả các đệ tử đã đến đây, bởi đang tìm kiếm sự giải thoáthạnh phúc vô song tối thượng của sự toàn giác. Mọi người tập họp ở đây vì chúng sinh, vì Giáo Pháp...
(Xem: 31055)
Vâng, để Giác Ngộ, chỉ cần xoáy vào một chữ tâm đó thôi. Chỉ cần an trụ, chỉ cần hàng phục được cái tâm đó là xong! Nghĩa là trở thành một bậc Giác ngộ, ngang hàng với Phật...
(Xem: 19623)
Hạnh phúc hay khổ đau trong kiếp sống hiện tại và tương lai đều là kết cục của những ý nghĩ và hành động trong kiếp sống quá khứ hay bây giờ của chúng ta...
(Xem: 19640)
Một khi chúng ta chấp nhận một truyền thống tôn giáo, thì điều ấy phải trở thành một bộ phận trong đời sống hằng ngày của chúng ta.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant