Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới
Bài Mới Nhất

Phụ lục 2: Trăm bài thơ vịnh đời sống nơi núi sâu

22 Tháng Chín 201100:00(Xem: 21990)
Phụ lục 2: Trăm bài thơ vịnh đời sống nơi núi sâu

QUY NGUYÊN TRỰC CHỈ

Đại sư Tông Bổn - Nguyễn Minh Tiến dịch và chú giải,

Nguyễn Minh Hiển hiệu đính Hán văn

QUYỂN HẠ

PHỤ LỤC 2

Trăm bài thơ vịnh đời sống nơi núi sâu

Ngài Tông Bổn trong khi ẩn cư nơi núi sâu có ngẫu hứng trước tác 100 bài thơ vịnh đời sống ẩn cư tu tập, mỗi bài đều bắt đầu bằng hai chữ Sơn cư, nên gọi là Sơn cư bách vịnh, được đưa vào làm phụ lục của quyển hạ. Nguyên tác còn có phần lời tụng theo sau các bài thơ, nhưng chúng tôi cho rằng tự thân các bài thơ đã hàm chứa ý muốn diễn đạt của tác giả, nên đã lược đưa các bài tụng vào chung với các chú giải. Hy vọng như vậy sẽ giúp cho việc tiếp nhận ý thơ khách quan hơn, tránh được ảnh hưởng của các lời tụng.

1.

Núi cao, gương cũ lắm bụi trần,
Nay thường lau rửa, sắc trong ngần.
Bụi trần đã sạch, vầng sáng hiện,
Mặt mũi xưa nay thấy rõ dần.

2. 

Núi cao, gắng học rõ thiền tông,
Ngày ngày suốt thấu lẽ khổ, không.
Mặt thật xưa nay nếu không biết,
Nhìn hoa cười mỉm, đạo chẳng đồng.

3. 

Núi cao, mây trắng mấy tầng sâu,
Rõ biết chân tâm ấy đạo mầu.
Mở ra phủ trọn toàn cõi pháp,
Thâu về kim nhỏ chẳng lọt đầu.

4.

Núi cao, học đạo chỉ cầu tâm,
Ngoài tâm đừng nhọc sức truy tầm.
Cất bước thẳng lên tòa Chánh giác,
Vàng ròng, lá úa chớ so nhầm!

5.

Núi cao, quay lại xét tự tâm,
Một bước lui về, đường trước thông.
Công phu miên mật đừng gián đoạn,
Thiền ý Tổ sư ắt rõ thông.

6. 

Núi cao, vắng lặng dưỡng tánh trời,
Chỉ nên gìn giữ chẳng buông lơi.
Khéo chuyển niệm tình thành niệm đạo,
Lẽ ra thành Phật đã bao đời.

7. 

Núi cao, phủi sạch hết bụi trần,
Ngày tháng ngu ngơ, dưỡng tánh chân.
Ai biết đó thật là nghiệp sống,
Kẻ thế cười chê bảo ngu đần.

8. 

Núi cao, am nhỏ lợp cỏ tranh,
Giữ đạo, an nhiên vui tự thành.
Suốt ngày cửa đóng, không việc khác,
Gối mây nằm ngủ, duỗi thẳng chân.

9.

Núi cao, phong cảnh khác cõi trần,
Mây bay, chim hót, tự xoay vần.
Ta, người một lẽ, quên phân biệt,
Cửa sài tuy có, thường mở toang.

10.

Núi cao, huyên náo vắng từ lâu,
Tăng nhàn, dứt học, làm chi đâu? 
Một bụng gió trăng, vui thỏa thích,
Hòa ánh xuân nồng, hát mấy câu.

11.

Núi cao, lão nạp chẳng tài tình,
Cúng Phật ngọn đèn, thắp lung linh.
Không đợi thêm dầu, đèn vẫn sáng,
Mười phương thế giới thảy quang minh.

12. 

Núi cao, mỗi ngày đều ngày tốt,
Cơm lức bụng no, nước một vốc.
Ai biết lão tăng nghèo đáo để,
Cây bách trước sân làm hương đốt.

13. 

Núi cao, nghèo kiết sống khô khan,
Giường thiền nghiêng ngả lười sửa sang,
Thánh phàm hai cõi đều quên sạch,
Một vầng trăng sáng giữa rỗng rang.

14. 

Núi cao, cửa khép, rừng tre tối,
Mặc tình nước chảy với mây trôi.
Vui sống phận nghèo, thường an ổn,
Có ai đến hỏi, cúi đầu thôi.

15.

Núi cao, lưng thẳng bước ra vào,
Việc đời phải quấy, khoát tay chào.
Thân tâm một mối về quê cũ,
Chẳng ai sai khiến chuyện tầm phào.

16.

Núi cao, hang đá ẩn bên trời,
Khỏi cuốn trôi theo ngọn sóng đời.
Biết đủ, thường vui, nghèo an ổn,
Người gỗ cùng ta hát nên lời.

17.

Núi cao, vui đẹp tự cảnh trời,
Thương thay cõi thế rối bời bời.
Phải, quấy, ngược, xuôi... nhiều lợi hại,
Sao bằng ngậm miệng sống hết đời.

18. 

Núi cao, tài vụng sống qua ngày,
Vinh, nhục bày ra trước mắt đây.
Việc đời sớm tối đà xoay chuyển,
Lạ chi biển hóa ruộng dâu đầy.

19. 

Núi cao, sống ẩn thanh thản thay,
Thân tâm vắng lặng, mấy ai hay?
Chẳng phải cầu an, chỉ tránh họa,
Lợi danh trói buộc dứt từ nay.

20. 

Núi cao, chẳng lấy gì sinh nhai,
Cơm nhạt, muối dưa tạm qua ngày.
Phú quý công danh không màng đến,
Được lúc khoan thai cứ khoan thai.

21.

Núi cao, ăn củ với rau hoài,
Người nhàn thoát vật tháng năm dài.
Ngày qua cứ sửa dần lỗi cũ,
Lo trước làm chi việc sáng mai?

22.

Núi cao, đâu cũng tự thích nghi,
Tròn, vuông đều được chẳng ngại chi.
Chỉ còn hai việc không sao dứt:
Lúc đói phải ăn, mệt ngủ khì.

23.

Núi cao, chẳng có việc chi bàn,
Mặt trời chưa khuất, cửa khép ngang.
Phú quý thua người muôn vạn điểm,
Hơn được vài phân cái sự nhàn!

24. 

Núi cao, lều cỏ vài ba gian,
Vui đạo quên tình, cửa mở toang.
Quạ kêu, chim hót, lời Bát-nhã,
Trăng trong gió mát bạn tăng nhàn.

25. 

Núi cao, mỗi Phật một lò hương,
Đất trời yên tịnh tháng ngày nương.
Đói ăn, khát uống, không việc khác,
Lạnh sưởi, nóng chờ gió bốn phương.

26. 

Núi cao, rảnh rỗi tùy ngâm nga,
Cơm xong, muốn tỉnh nhấp ngụm trà.
Cõi thế vàng ròng đâu đủ quý,
Được sống an vui ấy mới là...

27. 

Núi cao, sống ẩn dứt muôn câu,
Roi mất, thêm lười việc giữ trâu.
Thả ra không buộc càng vui thú,
Ai ơi sao chẳng sớm quay đầu?

28.

Núi cao, tâm niệm chút tro tàn,
Chống gậy xem quanh trúc, mai vàng...
Dẫu làm Phật Tổ, lười không muốn,
Khách đến gượng ngồi tiếp xuềnh xoàng.

29.

Núi cao, đời sống vượt lẽ thường,
Thân tâm chớ để việc ngoài vương.
Ngày trước Triệu Châu lười đối đáp,
Vua đến còn không xuống khỏi giường.

30.

Núi cao, ẩn kín, cửa khép ngang,
Mừng được ngày qua chẳng rộn ràng.
Gió thoảng rừng thông, lời diệu pháp,
Mấy ai được hưởng tiệc vua ban? 

31. 

Núi cao, về ẩn vui tánh trời,
Vắng lặng chân như khế hợp rồi.
Đạo lớn xưa nay không chỗ nhiễm,
Chỉ dừng vọng niệm, sáng tâm thôi.

32. 

Núi cao, ngồi lặng thật tu thiền,
Học đạo gì hơn dứt niệm triền.
Ngọc quý trong áo chưa từng mất,
Cớ sao mãi khó nhọc đi tìm?

33. 

Núi cao, sống lặng dưỡng chân tâm,
Kẻ mê tìm kiếm, mãi sai lầm.
Mới biết người xưa lời chẳng dối,
Đàn không dây, mấy kẻ tri âm?

34.

Núi cao, quay về tự suy ngẫm,
Sắt cây sao đổi được vàng trâm?
Biển có lúc khô còn thấy đáy,
Người đời đến chết chẳng biết tâm.

35.

Núi cao, ngồi mãi tựa ngu si,
Mà tâm sáng rõ, chẳng sót chi.
Gió giật rừng thông, tai rộn tiếng,
Mặc kệ, thơ còn, ngâm tiếp đi.

36.

Núi cao, ngẫu hứng mấy vần thơ,
Người nếu mê thơ, ấy dại khờ.
Luân hồi sinh tử còn chưa dứt,
Đừng ôm tri kiến dối tâm cơ.

37. 

Núi cao, đường hiểm ít người lên,
Giường tre yên tĩnh lặng ngồi quên.
Phận hèn vắng vẻ không bè bạn,
Tự biết lòng ta đã nhẹ tênh.

38. 

Núi cao, nếp sống thường nhạt nhẽo,
Thân nghèo nhưng thật đạo chẳng nghèo.
Hạt châu như ý mấy ai biết,
Thương thay đối mặt cách núi đèo!

39. 

Núi cao, vắng lặng thích hợp thay,
Khéo giữ tâm lành qua tháng ngày.
Trăng chiếu rừng thông, sáng ý Tổ,
Hỏi ra trong đó mấy ai hay?

40.

Núi cao, phong cảnh vốn tự nhiên,
Đạo lớn bày ra trước mắt liền.
Chẳng rõ ý sâu mầu của Tổ,
Uổng công niệm Phật với tham thiền.

41.

Núi cao, trùm khắp cả hư không,
Muôn hình vạn tượng thảy vào trong.
Xoay quanh bốn phía đều Phật sự,
Không hét, không dùng gậy nhọc công.

42.

Núi cao, ngồi lặng rõ tánh không,
Một pháp suốt thông, vạn pháp thông.
Nào chỉ riêng mình ta thấu biết,
Hằng sa chư Phật thể chung đồng.

43. 

Núi cao, tùy phận ấy tu hành,
Không lo, không nghĩ, đời qua nhanh.
Chân không vốn có, nào ngộ được,
Thánh nhân cũng chỉ gượng giả danh.

44. 

Núi cao, thường khảy đàn không dây,
Một khúc vô sinh, lòng vui thay!
Quay lại lắng nghe, nghe tự tánh,
Nhà nào chẳng có Quán Âm bày!

45. 

Núi cao, ngồi giữa chót vót cao,
Bốn phía cửa song đều thông nhau.
Mây trôi qua lại, ngăn chẳng được,
Cưỡi mây trời rộng rõ tầng cao.

46.

Núi cao, vắng lặng nằm cũng thiền,
Lời kinh Bát-nhã tụng triền miên.
Mới biết chúng sinh vốn là Phật,
Nước nóng, băng lạnh thể tương liên.

47.

Núi cao, xa tít vắng bụi trần,
Chẳng đợi tu trì, thấy nguồn chân.
Xưa nay tánh Phật chưa từng mất,
Người trước, người nay chẳng khác phần.

48.

Núi cao, bốn hướng mặc đi về,
Đạo lớn chưa từng có ngộ, mê.
Thịt da lành lặn khó cắt xẻo,
Bình bát thêm quai rõ thật mê.

49. 

Núi cao, nằm đó giữ sạch trong,
Ăn uống tùy duyên đủ vui lòng.
Nào phải cố công trừ vọng niệm,
Vọng niệm, chân như, một thể đồng.

50. 

Núi cao, tuy ở giữa am tranh,
Đường lớn đưa tay chỉ đến nhanh.
Chớ dừng quán trọ, quên nhà cũ,
Càng thêm tinh tấn, đạo mau thành.

51. 

Núi cao, ẩn giữa mây muôn trùng,
Kẻ mê nào thấy được hành tung.
Hướng ngoài tìm đạo, đạo xa tít,
Vạch thuyền nhớ kiếm chỉ uổng công.

52.

Núi cao, hầm hố giữa đất bình,
Nên người phải đủ mắt sáng tinh.
Dẹp rồng, bắt hổ đều chuyện nhỏ,
Pháp thân chẳng động, chứng vô sinh.

53.

Núi cao, chót vót trời một phương,
Bốn bề trơ trọi lạnh buốt xương.
Nói ra người khác không tin được,
Khư khư riêng được chỗ không lường.

54.

Núi cao, vắng vẻ một am tranh,
Một lòng bình thản lặng ngắm cảnh.
Đói dùng cơm Kim Ngưu không gạo,
Khát uống trà Triệu Châu mát lành.

55. 

Núi cao, học đạo quyết phải xong,
Trải bao khó nhọc chẳng nao lòng.
Ngồi đến canh năm, trời sắp sáng,
Sương rơi thấm đẫm áo nâu sòng.

56. 

Núi cao, chỉ ẩn tạm đôi khi,
Sống chết nào đâu có định kỳ.
Việc lớn đời người cần rõ biết,
Phải mau chuẩn bị giờ ra đi.

57. 

Núi cao, am cỏ đá chênh vênh,
Mừng được thoát thân khỏi thị thành.
Biết đủ, đây là cõi An Lạc,
Chẳng nên quá phận không tự trách.

58. 

Núi cao, giữ hạnh khổ đầu đà,
Quên ăn bỏ ngủ tự giồi mài.
Rõ biết tâm này là Tịnh độ,
Mới hay Cực Lạc tại Ta-bà.

59.

Núi cao, cảnh đẹp khác cõi thường,
Bày rõ với người khắp bốn phương.
Nước chảy, chim kêu, cây nói pháp,
Đất bằng, đồi núi thảy Tây phương.

60.

Núi cao, một gối tròn ngồi tịnh,
Ngày đêm gắng sức tự xét mình.
Biết chỗ tánh chân thường tồn tại,
Đầu lưỡi còn ai dối được mình? 

61.

Núi cao, khách hỏi sự dụng công,
Vắng, soi đều mất, một chữ không.
Chớ lạ, lão tăng không pháp thuyết,
Xưa nay lười nhác, chẳng ra công.

62. 

Núi cao, am trống một giường thiền,
Trong định quên tâm, pháp cũng quên.
Lâm Tế vung gậy, Đức Sơn hét,
Lão tăng chẳng động thấu cơ thiền.

63. 

Núi cao, chẳng trói buộc, ẩn thân,
Người đời mấy kẻ biết được tâm?
Chỉ trừ con nối dòng chính thống,
Thế gian đều giả, chớ nên nhầm.

64. 

Núi cao, bụi bẩn chẳng nhiễm vào,
Tự tại, ung dung vui đạo mầu.
Việc ấy người người đều học được,
Chẳng xưa, cũng chẳng phải nay đâu!

65.

Núi cao, thấu lý, vui xênh xang,
Tướng hảo, danh hư chẳng buộc ràng.
Tam giáo xưa nay cùng một thể,
Chẳng tăng, chẳng đạo, chẳng nho quan.

66.

Núi cao, đất vắng, thương người tối,
Hồng hồng, tía tía, đỏ thêm rối.
Nên biết nguyên sơ một lẽ này:
Cốc thần, thái cực, chân như đối.

67. 

Núi cao, ưa chỗ vắng sống nhàn,
Quên lo, được tự tại, thanh thản.
Vắng vẻ lặng yên niệm tình dứt,
Đêm ngày say ngủ, muôn duyên dừng.

68. 

Núi cao, không tịch, học pháp không,
Nhân duyên quá khứ chớ bận lòng.
Hiện tại còn không nên bám víu,
Tương lai sao phải bận trông mong?

69. 

Núi cao, ngồi lặng dưỡng lòng vui,
Hạt châu dưới trán giữ chắc thôi.
Mở miệng nói ra người chẳng hiểu,
Gật đầu chỉ nhận tự biết rồi!

70.

Núi cao, vui thú tự mình hay,
Bốn bề chân thật tự tại thay!
Trong lòng nếu được không ngăn ngại,
Ngâm thơ, thuyết kệ cũng là hay.

71.

Núi cao, chót vót sườn núi cao,
Ngắm trăng cười gió thỏa xiết bao!
Thương xót người đời không ai biết,
Lấp vùi chân tánh mãi thế sao!

72.

Núi cao, không việc, cửa khép ngăn,
Ngồi lặng, tâm cùng, dứt kiến văn.
Rèm buông trăng chiếu, tùng, mai sáng,
Riêng đây trời đất khác nhân gian.

73. 

Núi cao, hun hút đường xa xôi,
Đạo vốn vô hình, vắng lặng thôi.
Ngày thường quét đất trong gió mát,
Đêm về trăng sáng, ngọn tùng trôi.

74. 

Núi cao, riêng đứng vút tầng xa,
Một vai gánh cả gió, trăng ngà.
Hỏi xem ý Tổ từ tây đến,
Trước ba ba sau lại ba ba.

75. 

Núi cao, cửa mở thường canh giữ,
Đạo lớn tùy cơ, khách đến thử.
Nếu được lão tăng tự nghiệm xét,
Ai ai cũng đáng bậc hán tử.

76. 

Núi cao, muốn đến tìm tánh chân,
Trước học vỡ lòng, kính người trên,
Đến cửa tử sinh rõ phép tắc,
Mười phương thế giới hiện toàn thân.

77.

Núi cao, ẩn kín, mây cuộn lên,
Gió thổi rừng thông, sấm pháp rền.
Người mê cõi thế đều kinh động,
Mau mau tỉnh thức chớ chần chừ.

78.

Núi cao, gần trời, ngày đến trước,
Cơ duyên trực nhận, nhìn rõ bước.
Yếu chỉ nhất thừa tròn sáng rõ,
Thiên thai đâu phải nhọc công tìm.

79.

Núi cao, bốn bề ánh mây xa,
Lò đá xông hương, tụng Pháp Hoa.
Ba cõi không yên, như nhà cháy,
Xe trâu trắng đẹp, ngồi thoát ra.

80. 

Núi cao, tiếng cuốc vọng khuya nghe,
Thác bạc đầu non dội nước khe.
Chưa đến sợ núi cao hiểm trở,
Từng qua mới biết đường thấp cao.

81. 

Núi cao, thôi chẳng tự dối lòng,
Mới biết tầm cao, nhìn suốt thông.
Buông ra trời rộng không ngăn ngại,
Thâu về chỉ ở một mảy lông.

82. 

Núi cao, bè bạn chẳng tầm thường,
Gương sáng thường soi xét mọi đường.
Đẹp, xấu, dối lừa đều soi thấu,
Xưa nay gương sáng thường vô tư.

83.

Núi cao, chót vót lạnh kinh hồn,
Kiếm báu vung cao, ai nhìn lên?
Ngoại đạo tà ma đều nát óc,
Lão tăng thiền định lòng nhẹ tênh.

84.

Núi cao, riêng một nếp gia phong,
Thú vị nhân gian, thật chẳng đồng.
Ngựa gỗ hí vang ngoài trời rộng,
Không còn tin tức, dứt hành tung.

85.

Núi cao, đường hiểm khó tin truyền,
Kẻ mù sao đạt tông uyên nguyên?
Chỉ thuận cho người bày mánh khóe,
Biết nhau chẳng ở lời huyên thuyên.

86.

Núi cao, khách đến hỏi thiền tông,
Mới biết từ xưa nhầm dụng công.
Mở miệng biết ngay từ đâu đến,
Thương thay chẳng rõ biết lẽ không.

87. 

Núi cao, thấu rõ một lẽ không,
Chẳng cần phân biệt nam, bắc tông.
Hạt châu như ý cầm tay chiếu,
Sáng khắp muôn nơi, chốn chốn thông.

88. 

Núi cao, học đạo chưa là khó,
Tâm bình giữ đạo mới cam go.
Đầu sào trăm thước còn tiến bước,
Vung chùy đập cửa Tổ ra tro.

89. 

Núi cao, nghĩ lại về đi thôi,
Rõ biết xưa nay toàn hư dối.
Chớ gõ cửa người xin cơm nữa,
Nhà ta, trong áo có minh châu.

90.

Núi cao, đạm bạc chẳng xa hoa,
Khách đến, nước cỏ hao thay trà.
Đạt đạo, đầu lưỡi biết vị ngon,
Toàn thân thanh thoát, sớm về nhà.

91.

Núi cao, khuất giữa tầng mây trắng,
Đạo nằm trong ấy, lòng yên lắng.
Công án hiện bày, người chẳng biết,
Chỉ nương cành lá gượng níu phăng.

92.

Núi cao, lá rụng gió cuốn bay,
Một nắm tay không, không chưa bày.
Phật Tổ chỉ dạy người trong cuộc,
Gặp người lười nhác miệng thày lay.

93. 

Núi cao, lá rụng về cội nguồn,
Bày rõ pháp thân, lộ chân thường.
Chẳng rõ việc này, thêm phí sức,
Trăm thành mây nước phủ mênh mông.

94. 

Núi cao, người tu không tài cán,
Một đạo tối thượng, muôn pháp sáng,
Chớp mắt, nhướng mày đều ý Tổ,
Nắm chày, dựng chổi thảy tình chân.

95. 

Núi cao, am nhỏ mái tranh che,
Thanh đạm, dứt việc đời chẳng nghe.
Một cụm mây trôi, che cửa động,
Ngơ ngẩn tìm đâu tổ chim về!

96. 

Núi cao, sống mãi hồn không chán,
Gom cây, phát cỏ, vừa nửa gian.
Chỉ một lão tăng còn chật hẹp,
Làm sao đón khách tục ghé sang?

97.

Núi cao, thấy đạo quên núi sông,
Muôn pháp xưa nay tự rỗng thông.
Nam bắc đông tây, chẳng phân biệt,
Thân này thường lặng giữa hư không.

98.

Núi cao, bốn hướng núi xanh rì,
Chập chùng, hiểm trở đường khó đi.
Đi đến nơi nước dừng, núi tận,
Tự nhiên được báu vật mang về.

99.

Núi cao, vẫn cảnh khổ Ta-bà,
Trăm năm thoáng chốc đã vèo qua.
Chờ dứt thân này sinh Cực Lạc,
Đường trước không còn hiểm trở xa.

100. 

Núi cao, riêng sống vui tánh linh,
Gió mát trăng thanh nói pháp lành.
Mang cả tạng kinh ra nói hết,
Chẳng biết ai là người trong kinh?

Kệ ẩn cư của ngài Tông Bổn

Núi cao, vắng lặngtánh không,
Khuyên người niệm Phật cố gắng công.
Bảo châu thiền ý tự rõ biết,
Quan san cách trở đạo vẫn đồng.

8. Khuyên người phát nguyện chân chánh, quyết định vãng sanh


Ngài Từ Chiếu Tông chủ dạy rằng: “Có hạnh, không nguyện, hạnh ấy ắt là không thành. Có nguyện, không hạnh, nguyện ấy ắt là yếu ớt. Không hạnh, không nguyện, ở mãi chốn Diêm-phù vô nghĩa. Có hạnh, có nguyện, thẳng nhập vào cõi vô vi. Đó là cái căn bản tu nghiệp thanh tịnh của chư Phật Tổ.

Vì sao vậy? Lý do trí dẫn đường, hạnh do nguyện khởi lên. Hạnh và nguyện được như nhau thì lý và trí đều gồm đủ.

Nguyện tức là điều ưa thích, mong muốn. Như mong muốn được sanh về cõi Tịnh độ phương tây; ưa thích được thấy đức Phật A-di-đà. Cần phải phát nguyện, sau mới được vãng sanh. Nếu khôngtâm nguyện, căn lành rồi sẽ tiêu mất.

Kinh Hoa Nghiêm dạy rằng: “Nếu chẳng phát nguyện lớn, ắt bị ma dắt dẫn.” Hết thảy quả Phật đều do từ nguyện lớn khởi lên, nên muốn được quả Vô thượng Bồ-đề, phải có nguyện ba-la-mật. Vì vậy, ngài Phổ Hiền khơi rộng biển nguyện vô biên, đức Di-đà mở ra bốn mươi tám cửa nguyện. Cho nên biết rằng mười phương chư Phật cho đến thánh hiền xưa nay đều do nơi nguyện lựcthành tựu Bồ-đề.

Luận Trí độ, quyển tám, có câu hỏi rằng: “Chư Bồ-đề hạnh nghiệp thanh tịnh, tự nhiên được báo phần hơn, cần gì phải lập thệ nguyện, rồi sau mới được thọ báo? Vả lại, như người làm ruộng tất có lúa, há phải đợi có nguyện hay sao?”

Đáp rằng: “Làm phước không có nguyện, không có chỗ hướng về. Nguyện là sức dẫn dắt, quy hướng, nhờ đó mà thành tựu. Như Phật có dạy rằng: Như người tu hành ít phước, ít giới, chẳng rõ biết chánh nhân giải thoát, nghe nói về sự vui sướngcõi người, cõi trời nên thường mong cầu. Sau khi thác đều sanh về những cõi ấy. Đó đều là do nguyện lực dẫn dắt đến. Bồ Tát cầu sanh Tịnh độ là nhờ ở chí nguyện bền vững mạnh mẽ, mới được vãng sanh.” Lại dạy rằng: “Tuy tu ít phước, nhưng nhờ có nguyện lực nên được thọ báo Đại thừa.”

Luận Đại trang nghiêm dạy rằng: “Sanh về cõi Phật là chuyện lớn, nếu chỉ nhờ vào công đức thì không thể thành tựu được. Cần phảinguyện lực giúp vào mới được vãng sanh, do nơi nguyện mà được thấy Phật.”

Kinh A-di-đà dạy rằng: “Như người có lòng tin, nên phát nguyện sanh về cõi ấy.”

Kinh Hoa nghiêm, phẩm Hạnh nguyện có dạy rằng: “Vào thời khắc cuối cùng trước lúc mạng chung, hết thảy các căn đều hoại mất, hết thảy thân thuộc đều lìa bỏ, hết thảy oai thế đều không còn, cho đến voi, ngựa, xe cộ, của báu, kho tàng đều không còn nữa. Duy chỉ có nguyện lớn là không lìa bỏ, luôn luôn dẫn đường phía trước, nên chỉ trong khoảnh khắc liền được vãng sanh về thế giới Cực Lạc.”

Do đó mà suy ra, nên thường xuyên phát nguyện, mong muốn được vãng sanh, ngày ngày đều cầu mong, đừng để thối mất chí nguyện.

Cho nên nói rằng: Pháp môn dù rộng lớn, không có nguyện cũng chẳng theo. Do đó mà Phật tùy theo lòng người, giúp người được như nguyện.

Than ôi! Nhìn khắp những người đời nay có lòng tin theo về cửa Phật, hoặc vì bệnh tật khổ nãophát tâm, hoặc vì báo ơn cha mẹ mà khởi ý, hoặc vì muốn giữ lấy cửa nhà, hoặc vì sợ tai họaăn chay. Dầu cho có lòng tin, nhưng chẳng có hạnh nguyện; tuy nói là niệm Phật, nhưng không đạt đến chỗ cội gốc của chính mình.

Phàm những kẻ làm việc thiện đều là mong được thỏa sự mong cầu, hiếm hoi lắm mới có người vì luân hồi sanh tửphát nguyện niệm Phật cầu sanh Tịnh độ. Thường khi người ta dâng hương đèn nơi đạo tràng, những lời cầu nguyện đều là hướng đến chỗ bộc bạch với thần minh để cầu cho được tai qua nạn khỏi, tuổi thọ dài lâu. Do đó mà trái ngược với ý nghĩa kinh sám, không phù hợp với bản nguyện của chư Phật. Dầu cho trọn đời tu hành tụng niệm cũng chẳng rõ lý thú, vận dụng công phu sai lầm. Cho nên mới nói là: “Suốt ngày tính đếm châu báu của người, còn tự mình chẳng được lấy nửa đồng tiền!” Đến khi lâm chung chẳng được vãng sanh Tịnh độ, đều chỉ là do chẳng có hạnh nguyện mà thôi!

Lại có những kẻ ngu si, khi về thọ giới theo Phật liền đối trước Tam bảodâng hương phát lời thề rằng: “Nếu tôi phá giới, xin chịu bệnh dữ đeo đuổi nơi thân, mãi mãi đọa nơi địa ngục.” Hoặc thề rằng: “Nếu tôi phá giới, xin chịu nơi mắt trái chảy máu, mắt phải chảy mủ; tự mình cam chịu thọ báo.”

Đã từng thấy nhiều người miệng nói ra như vậy mà lòng không nhớ nghĩ, vẫn phá trai, phạm giới, rồi phải chịu tai ương hoạn họa, thọ các ác báo. Hoặc trong hiện tại chịu sự trừng trị của pháp luật, hoặc khi chết rồi phải đọa vào ba đường dữ: địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh.

Than ôi! Thật chẳng biết rằng Phật Tổ khởi lòng đại từ bi, có bao giờ dạy người những chuyện như vậy? Đó đều là chỗ lầm lỗi của bọn tà sư, lẫn lộn những thuật chú phạt mà cho là phát nguyện, thật là lầm lẫn biết bao!

Nghĩ mà thương xót, xin khuyên hết thảy mọi người đồng phát chánh nguyện, cầu sanh Tịnh độ, cùng nhau thẳng đến quả Phật.

Hẳn có người nói rằng: “Tôi là phàm phu, đâu dám mong cầu sanh về Tịnh độ, được làm Phật hay sao? Nếu mong cầu như vậy, lại thành ra hoang tưởng mà thôi.”

Xin thưa rằng: “Không phải vậy. Này quý vị! Phật tức là giác, Tịnh độ là tâm. Tâm này, ai mà chẳng có? Nếu tâm giác ngộ tức tự mình là Phật, còn khi tâm mê, ấy là chúng sanh. Người đời vì trái với giác, hợp với trần, cho nên phải luân hồi trong ba cõi, sanh ra theo bốn cách trong sáu đường. Nghiệp duyên thiện ác, thọ báo tốt xấu, đều do nhận lầm bốn đại là thân, sáu trần thật có. Vì thế mà nương theo những cảnh huyễn ảo bên ngoài, ngày đêm lưu chuyển, chẳng lúc nào chịu quay lại quán chiếu, ăn chay niệm Phật.

Suốt đời từ trẻ đến già chỉ lo việc nhà chẳng xong, tiền bạc của cải chưa được như ý, nhưng càng được nhiều lại càng mong cầu, lòng tham không thỏa! Dầu cho cũng có làm lành làm phước, thờ Phật thắp hương lễ bái, nhưng chỉ mong cầu được phú quí vinh hoa, sống lâu không chết. Vừa làm được đôi chút việc tốt đã khởi tâm mong cầu nhiều việc, muốn cho lúa gạo đầy kho, con cháu hiển đạt, trâu ngựa sanh nhiều... Vừa có một điều không như ý, liền oán trách Phật chẳng phù hộ. Còn như ngày ngày được thêm của cải, gặp nhiều chuyện vui, họ mới gọi là được cảm ứng! Tính toán tham lam như vậy, quả thật là những ý tưởng sai quấy.

Còn nói ngược lại rằng niệm Phật cầu sanh Tịnh độý tưởng sai quấy, há chẳng phải là điên đảo lắm sao? Phàm những việc làm phước hằng ngày đều thuộc về pháp hữu vi, đó là cái nhân hữu lậu thế gian, chẳng phải đạo vô vi xuất thế.

Người Phật tử tu hành nên khéo suy xét. Ngày nay có duyên gặp được Phật pháp, nên tham cứu đến tận cội gốc, đừng vướng nơi những cành nhánh nhỏ nhặt. Chỉ trong một niệm quay về quán chiếu tự tâm, tu theo pháp xuất thế, phát nguyện lìa bỏ cõi Ta-bà, cầu sanh về Tịnh độ. Khác nào như người khách tha hương đã lâu, nay nhớ nghĩ muốn quay về quê cũ. Cái tâm nguyện muốn sanh về Tịnh độ, muốn thành quả Phật, sao có thể đồng với những ý tưởng sai quấy của kẻ phàm phu?

Trong bài sám Tịnh độ có nói rằng:

Nguyện khi tôi xả bỏ thân này,
Trừ được hết thảy mọi chướng ngại.
Trước mắt thấy Phật A-di-đà,
Liền được vãng sanh về Tịnh độ.

Nên có lời rằng:

Một khi thẳng bước trên đường chánh,
Mới hay từ trước dụng tâm tà.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 40016)
Trong thể trạng giác ngộ, chúng ta có hai thân Phật được biết như thân hình thể và thân chân thật, tức là sắc thânpháp thân. Sắc thân Phật là thân tự tại...
(Xem: 37202)
Khi chúng ta thấy những chức năng của luật nhân quả, chúng ta có thể phân biệt hai loại chủ thể trải nghiệm mối quan hệ nhân quả này. Đây là thế giới của thân thể vật lýtâm thức.
(Xem: 28236)
Sự hiện hữa của các pháp trên mặt hiện tượng của tướng đó là một sự hiện hữu giả hợp do duyên và, mặt khác tánh của chúng là Không cũng do duyên mang lại.
(Xem: 28845)
Bàn tay cầm chiếc chìa khóa vô thườngchánh niệm. Dùng hơi thở chánh niệm ta tiếp xúc với mọi sự vật, quán chiếu và thấy được tính vô thường của mọi sự vật.
(Xem: 27116)
Phật dạy: Tự tính của Không là không nằm trên bình diện có không, không nằm trong khuôn khổ các vọng tưởng, không có tướng sinh, không có tướng diệt, và vượt thoát mọi tri kiến.
(Xem: 34524)
Do tánh Không nên các duyên tập khởi cấu thành vạn pháp, nhờ nhận thức được tánh Không, hành giả sẽ thấy rõ chư hành vô thường, chư pháp vô ngã, cuộc đời là khổ.
(Xem: 27759)
Tôi nghĩ nhiệm vụ quan trọng nhất của bất cứ một hành giả của một tôn giáo nào là thẩm tra chính họ trong tâm hồn của chính họ và cố gắng để chuyển hóa thân thể, lời nói
(Xem: 33189)
Nói đến tịnh độ tất phải nói đến hai khái niệm tự lựctha lực. Tự lực nói đến phương pháp chúng ta thực hành cho tự thân, dựa vào nội lực của chính tâm chúng ta.
(Xem: 28507)
Khi Phật thành đạo là do đạt được Trí Tuệ hay Giác Trí Tuệ thì các pháp giải thoát được thiết lập thực hành Giác Trí Tuệ trong các thời thiền tập.
(Xem: 30013)
Khi tuệ giác nội quán của chúng ta vào trong bản chất tối hậu của thực tạiTính Không được sâu sắc và nâng cao, chúng ta sẽ phát triển một nhận thức về thực tại...
(Xem: 25448)
Thông thường mà nói Bát Nhã có ba ý nghĩa. Thứ nhất là thực tướng, tướng là tướng trạng, thực tướng chính là hình ảnh chân thực. Nghĩa thứ hai là quán chiếu Bát Nhã, cũng chính là chỗ dụng của thực tướng.
(Xem: 51201)
Kinh Hoa Nghiêm nói: “Lòng tin là gốc của đạo, sanh ra các công đức. Lòng tin có thể nuôi lớn các căn lành. Lòng tin có thể vượt khỏi các đường ma.
(Xem: 26641)
Tận cùng tư duy của Đạo Phật quan tâm, định luật căn bản là: chúng ta muốn hạnh phúc. Quyền căn bản của chúng tađạt được hạnh phúc.
(Xem: 28557)
Khi chúng ta nói về từ bi, thật đáng khuyến khích để lưu ý rằng bản chất tự nhiên của con người, tôi tin, là từ bihiền lành.
(Xem: 24290)
Tự tánh giả danh hay tùy thuộc cũng nằm trong phạm trù Tánh không. Tự tánh giả danh được thể hiện tướng sanh diệt do tác động thời gian thì có sanh có diệt...
(Xem: 27398)
Tuệ quán là tri nhận một cách sáng suốt, vô thời gian. Vì lẽ chơn thức (tri giác nguyên sơ) là một điểm nhận thức có thật trong động tác nhận thức đầu nguồn của tri giác.
(Xem: 31847)
Chết là một phần của đời sống chúng ta. Cho dù chúng ta thích hay không, nó bắt buộc phải xảy ra. Thay vì tránh nghĩ về điều đó, chúng ta tốt hơn thấu hiểu ý nghĩa của nó.
(Xem: 30116)
Sau khi Như Lai diệt độ, nếu có thiện nam, thiện nữ nào muốn vì chúng sinh mà nói kinh Pháp Hoa này thời thiện nam hay thiện nữ ấy phải vào nhà Như Lai... Pháp sư Thích Thiện Trí
(Xem: 27640)
“Dược Sư Lưu Ly Quang” là tên gọi của đức Phật này; “Như Lai” là một trong mười tôn hiệu của mỗi vị Phật; “Bổn Nguyện” là các lời phát nguyện của đức Phật này khi Ngài phát tâm Bồ-đề...
(Xem: 35367)
Trong việc phát triển hành xả, chúng ta cần thấu hiểu rằng những cảm xúc tiêu cực như thù hận và dính mắc là không thích đáng và không lành mạnh...
(Xem: 27387)
Ngày nay, Kinh Chuyển Pháp Luân thuộc Tương Ưng Sự ThậtTương Ưng Bộ SN 56.11 trong kinh điển Pali được xem là lời dạy đầu tiên của Đức Phật.
(Xem: 31679)
Chúng ta chẳng thể nào mang theo bất kỳ thứ gì khi từ giã thế giới này ngoại trừ nghiệp và những giá trị tâm linh như tình yêu thương, lòng bi mẫntrí tuệ mà ta đã trưởng dưỡng...
(Xem: 24116)
Cách mà chúng ta đang sống sẽ là một trong các nhân tố chính yếu có thể mang lại cho chúng ta sự thanh thảnđiềm tĩnh trong giây phút lâm chung.
(Xem: 22960)
Kinh này có tám phương pháp tu hành thành Phật, mà bậc Đại nhân gánh vác sự nghiệp lớn liễu sinh thoát tử, hóa độ chúng sinh cần phải giác ngộ, nên gọi là Kinh Tám Điều Giác Ngộ Của Bậc Đại Nhân.
(Xem: 26563)
Nếu chúng ta thẩm tra thế giới tinh thần của chúng ta, chúng ta thấy rằng có những nhân tố tinh thần đa dạng có cả những khía cạnh tích cựctiêu cực.
(Xem: 28189)
Càng trau dồi, Giác Trí càng khai mở thì Pháp Phật càng sáng tỏ hơn; giống như càng nghiên cứu học hỏi thì kiến thứctư tưởng càng phong phú và sâu sắc hơn.
(Xem: 29301)
Với một người có nguyện và có lực, họ vẫn xem khoảnh khắc cuối của đời sốngthời khắc quan trọng, vì chúng có khả năng chi phối rất nhiều đến đời sống tiếp theo.
(Xem: 33190)
Hình ảnh của Bồ Tát Địa Tạng với khuôn mặt đôn hậu, từ ái, đầu đội mũ tỳ lư, tay cầm tích trượng là một hình ảnh luôn tỏa sáng trong tâm khảm của những người con Phật...
(Xem: 21701)
Để dễ tiếp cận, chúng ta sẽ nêu câu hỏi cụ thể, rằng “Ai đã vượt qua cả thiện và ác?” và các trích dẫn nơi đây sẽ chỉ tập trung riêng vào Kinh Pháp Cú (Dhammapada).
(Xem: 20550)
Theo Trung Quán, duyên khởi không có nghĩa là nguyên lý của một tiến trình ngắn ngủi, mà là nguyên lý về sự lệ thuộc vào nhau một cách thiết yếu của các sự vật.
(Xem: 22167)
Vì sự vô thường, khổ, chịu sự biến hoại, nên tâm khôngtự tính. Sáu thức hay tâm thức đã vô thường thì nó cũng không có chơn thật.
(Xem: 23904)
Nói khái quát, Phật giáo quan niệm thực tại không ngừng biến chuyểnbác bỏ khái niệm bền vững lâu dài. Tất cả là một dòng sát na sinh diệt liên tục, tất cả là lưu chú...
(Xem: 22786)
Với hy vọng và một cảm giác hạnh phúc, thân thể chúng ta cảm thấy an lạc. Vậy nên hy vọnghạnh phúc là những nhân tố tích cực cho sức khỏe của chúng ta.
(Xem: 23119)
Một quan điểm khách quan mà nói, các kinh dù nguyên thủy hay phát triển, cốt tủy Giác Ngộ được Cứu CánhGiải Thoát khỏi dòng Tâm Thức vẩn đục...
(Xem: 30334)
Mục tiêu cuối cùng của việc học Phật là khai trí huệ. Trí huệ từ Định lực mà có, cũng chính là do tâm thanh bình đẳng mà có...
(Xem: 21729)
Sodpa hay Nhẫn nhục ba la mật là một trong những pháp thực hành Bồ tát đạo quan trọng nhất. Có những hoàn cảnh đặc biệt bạn cần phải thực hành hạnh Sodpa.
(Xem: 19205)
Với Phật giáo, sống là sống với. Do đó, bạn bè là một thuộc tính riêng có của các loài chúng sanh nói chung và của con người nói riêng...
(Xem: 20107)
Muốn đền đáp ân đức cha mẹ là khi cha mẹ chưa có lòng chính tín thì khuyên bảo cha mẹ có lòng chính tín để có được nơi an ổn từ niềm tin đó...
(Xem: 32638)
Pháp sư Ấn Hải dịch từ Nhật ngữ sang Hoa ngữ vào năm 1987, Thích nữ Viên Thắng dịch từ Hoa ngữ sang Việt ngữ vào năm 2011
(Xem: 33947)
Nếu tâm chúng ta dịu dàng, nhân ái, hiểu biết, và có sự đồng cảm đối với tha nhân, chúng ta sẽ tu tập tâm từ đến người khác không mấy khó khăn.
(Xem: 27707)
Đức Phật bảo rằng cần có mười lăm đức tính để tự hoàn thiện, để có thể sinh lòng từ bi đối với mọi người quanh ta hay rộng hơn cho đến tất cả nhân loại...
(Xem: 23771)
Tâm kinh Bát-nhã là một bản kinh trọng yếu trong nhà Thiền, bản kinh này nói về “tánh không” của các pháp. Người tu Phật phải mở được cánh cửa trí tuệ...
(Xem: 23152)
Từ bi bác ái, tự giác giác tha. Ấy là mục đích của bậc chơn tu chánh đạo. Xưa, Phật ra đời khai môn giáo hóa, tế độ quần sanh trong bốn mươi chín năm...
(Xem: 28078)
Ngay từ lúc hóa sinh ở đấy, nguyện cho con đạt đến chính tư duy, chính định, tâm linh không điều kiện của giác ngộ, vô tận biện tài, và vô số kho tàng của tuyệt diệu như thế...
(Xem: 19164)
Ở một chừng nào đó có thể hiểu, đi theo con đường của Phật, noi theo công hạnh của Phật, để cuối cùng được kết quả như Phật… thì được xem là đang làm việc Phật.
(Xem: 24510)
Nội dung của Kinh Di Giáo là những lời dạy của đức Thế Tôn trước khi nhập diệt. Lời lẽ đã tha thiết, ý nghĩa lại sâu xathực tế.
(Xem: 21385)
Bổn phận của người Xuất Giatu đạo, truyền đạoduy trì Phật giáo, cho đến thực hiện tinh thần Bồ-tát nhập thế, còn bổn phận của người Tại Gia là ở bên ngoài hộ trì Phật giáo.
(Xem: 23776)
Diệu Pháp Liên Hoa, đề kinh được cấu tạo theo thể cách Pháp và Dụ. Diệu Pháp ám-tỷ cho cái Tri Kiến Phật nhiệm mầu vốn có của tất cả chúng sanh...
(Xem: 29328)
Những bài kinh Phật không có bài nào là không hay. Có miệt mài trên những trang kinh xưa mới cảm được sự vang động của suối nguồn trí tuệ.
(Xem: 30953)
Mục đích của Phật pháp không ngoài việc giúp chúng sinh giác ngộ tự tâm, xa lìa khổ đau đạt được an lạc... Thích Tâm An biên dịch
(Xem: 25265)
Thân tất cả chư Phật, Là thân một đức Phật. Một tâm một trí huệ, Lực vô úy cũng thế... HT Thích Thiền Tâm
(Xem: 20066)
Nghiệp báo, trước tiên nhất có nghĩa là hành động. Chúng ta phân biệt một loại nghiệp báo, là bản chất tinh thần, một nhân tố tinh thần...
(Xem: 18994)
Theo lời dạy của Đức Phật, sắc sanh như là các hạt nhỏ. Các hạt nhỏ này có thể nhỏ hơn các nguyên tử. Khi quý vị thực hành thiền tứ đại một cách có hệ thống...
(Xem: 20091)
Diệu pháp đại thừa pháp Liên hoa một đóa trăng Cõi trời người cung kính Quy mạng đốn giác môn.
(Xem: 19997)
Đức Phật là vị thầy, người hướng dẫn và chỉ đạo tâm linh của chúng ta. Do thế, những hành vi thân thể, lời nóitư tưởng phải phù hợp với lời dạy của ngài.
(Xem: 19372)
Chúng ta sống trong không gian vô cùngthời gian vô tận tất phải có nhận thức về thế gian. Thế gianmột thế giới hiện tượng lưu chuyển mãi...
(Xem: 22523)
Tất cả các đệ tử đã đến đây, bởi đang tìm kiếm sự giải thoáthạnh phúc vô song tối thượng của sự toàn giác. Mọi người tập họp ở đây vì chúng sinh, vì Giáo Pháp...
(Xem: 31077)
Vâng, để Giác Ngộ, chỉ cần xoáy vào một chữ tâm đó thôi. Chỉ cần an trụ, chỉ cần hàng phục được cái tâm đó là xong! Nghĩa là trở thành một bậc Giác ngộ, ngang hàng với Phật...
(Xem: 19655)
Hạnh phúc hay khổ đau trong kiếp sống hiện tại và tương lai đều là kết cục của những ý nghĩ và hành động trong kiếp sống quá khứ hay bây giờ của chúng ta...
(Xem: 19648)
Một khi chúng ta chấp nhận một truyền thống tôn giáo, thì điều ấy phải trở thành một bộ phận trong đời sống hằng ngày của chúng ta.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant