Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới
Bài Mới Nhất

Đời Là Vô Thường

17 Tháng Tư 201509:10(Xem: 20973)
Đời Là Vô Thường
ĐỜI LÀ VÔ THƯỜNG


Toàn Không

Đời Là Vô Thường



(Trung A Hàm quyển 3 từ trang 27 đến 30; Tạp A Hàm quyển 3 Kinh số 953, 955, 956 từ trang 387 đến 392, quyển 4 Kinh số 1227 từ trang 379 đến 382)

1). Vô thường là gì?

Vô thường là thay đổi, không cố định, nay thế này mai thế khác không chắc chắn, Vô thườngtính chất căn bản của đời sống; tất cả mọi sự vật sinh ra có điều kiện đều có tính chất của bốn giai đoạn “thành, trụ, hoại, diệt” (thành: dựng lên, trụ: ổn cố, hoại: suy tàn, diệt: không còn) hay “sinh, già, bệnh, chết”. Từ tính vô thường đưa đến các đặc tính khác là “Khổ”, “Vô ngã” (không có ta), “Không”; chúng đều là căn bản của đạo Phật, là chân lí trong cuộc đời, là sự thực hiển nhiên không một ai có thể bác bỏ được.

Nhiều người không dám nói đến vô thường, khổ, vô ngã, không, vì họ sợ sự thật; Đạo Phật trái lại, luôn luôn nói về sự thật, phân tích sự thật, vạch trần sự thật; Đạo Phật nói về “Vô thường, khổ, vô ngã, không”, không phải để than trời trách đất rằng tại sao lại như thế, tại sao không cho “thường hằng (sống mãi), sung sướng, thân bất hoại (không tiêu diệt), luôn luôn hiện hữu”?

Đạo Phật nhận chân sự thật để tìm giải pháp đối phó, chứ không phải ngồi đó mà than khóc như nhiều người hiểu lầm cho rằng Phật giáo “Thụ động (hành động trong khuất phục), yếm thế (chán đời)”; chính những người không hiểu sự thật, khi sự việc xảy ra rồi ngồi đó mà than trời trách đất, khóc than, van xin khẩn cầu, đó mới là thụ động yếm thế.

2). Tính chất của vô thường:

Vô thường: có thực chất là thay đổi, nhưng có hai loại thay đổi là thay đổi tốt đẹp khá hơn lên, và thay đổi thoái hóa tồi tệ hơn, chúng ta thử phân tích hai tình trạng của sự thay đổi này.

1- Tình trạng thay đổi tốt hơn:

Thay đổi tốt hơn khá hơn, tiến bộ gây sự thỏa mãn vui thíchchúng ta gọi là lớn lên, thành công, giàu lên, thăng tiến, kết qủa v.v…Như khi ta trồng một cây con còn nhỏ, sau ít năm vun tưới chăm nom, cây lớn lên sinh hoa kết qủa. Tới mùa qủa chín ta có qủa ăn, mọi người ăn đều khen nức nở: “Cây thật qúy qúa, trái ăn ngon qúa!”; đây là vô thường tiến bộ, ta thấy có sự vui.

Một cái xe cũ hư, ta đem sửa cho tốt lại, đó là sự thay đổi của cái xe từ xấu qua tốt. Chúng ta chỉ phải bỏ ra một số tiền trả cho sự sửa chữa sơn phết lại là có xe tốt đẹp chạy; đây là sự thay đổi từ xấu qua tốt, mang lại sự tiện nghi vui vẻ.

Một căn nhà ọp ẹp tồi tàn, chúng ta phá đi, bỏ tiền bạc ra, gia đình góp sức công, mướn người xây dựng căn nhà mới đẹp đẽ tiện nghi; chúng ta có một sự thay đổi rất vui vẻ sau khi hoàn tất ngôi nhà.

Một đứa bé mới ngày nào còn nhỏ tí, nay đã thành người trung niên cường trángvợ con đầy nhà, công danh sự nghiệp thoải mái, nhà cao cửa rộng, với một sự thay đổi thăng tiến mọi mặt vui vẻ như thế.

Một người buôn bán xưa kia chỉ là người bán rong ngoài đường, nay đã trở thành đại thương gia, có nhiều cửa hàng lớn, có nhiều dịch vụ làm ăn buôn bán; một sự thay đổi tiến bộ làm cho người ấy hãnh diện vui mừng.

Một người tu hành trước kia là Sa Di, sau hơn hai chục năm bây giờ đã là Thượng Tọa, cai quản một ngôi chùa; tất cả đều là thay đổi tiến bộ, vô thường mà vui chứ không khổ, không buồn chán; vô thường này là được thêm, khá hơn, tốt đẹp hơn; tuy nhiên trong cái vui này vẫn có cái cực, cái khổ, cái buồn lẫn lộn, tại sao thế?

Vì khi trồng cây phải mất công tưới chăm sóc nên cực, sửa xe phải kiếm tiền để có tiền trả công sửa nên kém vui. Làm nhà mới thay nhà cũ phải tốn nhiều tiền, vất vả trong mấy tháng trời mới xong, nhiều khi nghĩ “thà ở nhà cũ cho rồi, ham nhà mới cực qúa chịu không nổi, đã phóng lao phải theo lao, biết làm sao được”. Đứa bé ngày nào nay thành người trung niên đầy đủ như thế, nhưng có biết đâu rằng biết bao chịu đựng gian nan khổ cực thức khuya dậy sớm học hành chăm chỉ, bon chen thi tài thi sức tranh đua mới có được ngày nay. Người buôn bán lại càng khổ cực trăm bề, cực nhọc đêm ngày, mánh mung đủ cả mới có được như ngày nay; người tu hành cũng thế, phải thức khuya dậy sớm, chịu sự chỉ giáo của các bậc huynh trưởng, thầy dậy, nhiều người không hiểu thì cảm thấy khổ.

2-Tình trạng thay đổi xấu hơn:

Sự thay đổi xấu hơn, tồi tệ hơn, mà chúng ta gọi là tụt dốc không có phanh thắng, không có cách gì kìm giữ lại được, sư thay đổi ngoài sự kiểm soát của ta; những sự thay đổi này thường làm cho ta thất vọng, không vui; như cây đang được ăn qủa mỗi mùa biết bao nhiêu trái to lớn ngon ngọt, chỉ được một số năm Nay đã cằn cỗi không còn nhiều qủa, không còn to trái, không còn ngọt như xưa nữa, nên không còn phấn khởi, không còn ca ngợi cây ấy mà có một tí không vui.

Như cái xe mới sửa, đi không được bao lâu lại hư thứ khác không sử dụng được nữa, phải sửa nữa hoặc bằng cách mua xe mới thay thế. Do đó lòng chẳng được vui mà thấy thất vọng buồn lo; chạy đầu này đầu nọ để có tiền xây cất nhà mới, tốn của tốn công biết bao nhiêu, vừa ở được ít năm đã thấy nước sơn cũ đi, tường nứt, cánh cửa khép không được vì sức nặng của cửa làm cho trễ xuống v.v…, nên chẳng còn thấy vui với căn nhà nữa.

Đứa bé năm nào nay mới bốn năm chục đã thấy trên đầu có một vài sợi tóc bạc báo hiệu sắp sửa già; ấy thế mà còn phải làm việc cực khổ hơn nữa để lo cho gia đình, làm sao để được vững mạnh, dựng vợ gả chồng cho con cái v.v…nên rất là cực khổ từ thể xác lẫn tâm thần.

Người buôn bán đang thịnh vượng, rủi vì duyên cớ nào đó bị phá sản, gia tài tiêu tan, sự nghiệp bỗng chốc thành mây khói, thật là khổ; tất cả những sự thay đổi xấu tồi tệ hơn, đều gây cho ta cảm giác không vui không thích, buồn phiền khổ não.

3). Tại sao vô thường thì khổ?

1- Trường hợp điển hình:

Chúng ta nêu ra một trường hợp điển hình trong muôn nghìn trường hợp điển hình đã xảy ra trong xã hội:

Có một bà cụ, gia đình bình thường vừa đủ ăn, chỉ trong vòng mười năm từ 1997 đến 2007 có bốn người con chết và một người nằm liệt giường như sau: Người con trai trưởng đột nhiên bị tai nạn thảm khốc chết để lại một con trai bốn tuổi với người con dâu. Một năm sau người con gái lớn của bà cụ có chồng chết không con, về ở với bà cụ. Rồi người con dâu bị bệnh nan y, chạy thầy chạy thuốc, bệnh viện nhà thương đủ cả, nhưng rút cục hơn một năm đau ốm thì qua đời khi đứa cháu nội mới bảy tuổi côi cút không cha không mẹ. Sau lại có người con trai thứ mắc bệnh nan y trong ba năm thuốc thang thì chết để lại một đứa cháu nội bốn tuổi với người con dâu của người con thứ. Năm 2007, người con gái lớn nằm biệt giường phải đi lọc thận mỗi tuần ba lần! Làm sao có tiền trả nhà thương bác sĩ? Chỉ còn cách bán bớt tài sản chứ không còn cách nào khác, thật là một cảnh khổ trần gian, bà cụ nay đã gần 90 tuổi rồi, nếu không nghĩ đến vô thường và nhận chân cuộc đời, làm sao sống nổi?!

2- Đức Phật nói về vô thường:

Trong Tạp A Hàm, quyển 3 Kinh số 953, 955, 956 từ trang 387 đến 392 ghi: Một thời Phật ngự tại tinh xá Kỳ Hoàn vườn Cấp Cô Độc thuộc nước Xá Vệ, bấy giờ đức Phật bảo các Tỳ kheo:

Chúng sinh từ vô thủy xoay vần, không biết cội gốc của khổ, ví như trời mưa to, bong bóng vừa sinh liền diệt, như có người xoay bánh xe luân chuyển sáu đường, thường xoay chuyển không ngừng. Chúng sinh xoay vần trong sáu cõi cũng thế, hoặc Địa ngục, Ngạ qủy, Súc sinh, Thần, Trời, Người, luôn luôn chuyển đổi không ngừng; chúng sinh bị vô minh che lấp, bị ái dục buộc cổ từ vô thủy sinh tử tử sinh, sự sống, cái chết cứ thế xoay vần, chẳng biết cội gốc của khổ.

Tất cả “hành” (lời nói, ý nghĩ, việc làm) là vô thường, chẳng thường hằng, chẳng an định, là “pháp” (bản tính) biến đổi; vậy nên chán lià hành, ly hành, cầu giải thoát.

Thời xa xưa, núi Tỳ Phú La thuộc nước Xá Vệ này gọi là núi Trường Trúc, có dân cư ngụ dưới chân núi gọi là xóm Đề Di La, lúc ấy con người sống trung bình bốn vạn tuổi (cách nay khoảng bốn triệu năm); thời ấy có đức Phật hiệu Câu Lưu Tôn xuất hiệnthế gian, thuyết pháp, giáo hóa v.v… Nhưng sau tên gọi núi Trường Trúc đã biến mất, người dân, tên xóm Đề Di La cũng không còn, Phật Câu Lưu Tôn đã nhập Niết Bàn từ thuở ấy.

Thời sau đó, núi Tỳ Phú La này gọi là núi Bằng Ca, khi ấy nhân dân sống dưới chân núi gọi là ấp A Tỳ Ca, lúc ấy tuổi thọ con người trung bình ba vạn tuổi (cách nay khoảng ba triệu năm); thời ấy có đức Phật Câu Na Hàm xuất hiệnthế gian, diễn nói kinh pháp, chỉ bày rõ ràng v.v…Nhưng tên núi Bằng Ca đã biến mất, tên ấp A Tỳ Ca không còn, và nhân dân thuở ấy cũng đã chết từ lâu, đức Phật Câu Na Hàm cũng đã nhập Niết Bàn.

Sau nữa, cũng thời qúa khứ xa, núi Tỳ Phú La này gọi là núi Túc Ba La Thủ, dân cư ngụ dưới chân núi gọi là thôn Xích Mã, lúc ấy con người sống trung bình hai vạn tuổi (cách nay khoảng hai triệu năm). Thời ấy có đức Phật hiệu Ca Diếp xuất hiệnthế gian diễn thuyết giáo lý ban đầu, chặng giữa, sau cùng đều vi diệu thanh tịnh. Nhưng tên núi Túc Ma La Thủ đã không còn, người thôn Xích Mã đã biến mất từ lâu, đức Phật Ca Diếp cũng đã nhập Niết Bàn.

Ngày nay, núi này tên Tỳ Phú La đã đổi tên nhiều lần trải dài theo thời gian như thế, nhân dân quanh núi sinh sống được gọi là thành Vương Xá thuộc nước Ma Kiệt Đà. Tuổi thọ con người trung bình còn có một trăm tuổi (thời này có người sống tới 120. 130, 140). Người dân rồi cũng chết đi, Như Lai chẳng bao lâu cũng sẽ nhập Niết Bàn, mọi thứ đều biến đổi, vô thường cả; chẳng thường hằng, chẳng bình an, vì thế nên tu chán lià, ly dục, giải thoátcứu cánh chân thật; hãy suy nghĩ về vô thường, đem hết tâm nghĩ vô thường liền được đoạn tận ái dục, đoạn tận vô minh, kiêu mạn sẽ được dẹp hết, được giải thoát khỏi khổ.

3 - Khổ từ đâu phát sinh?

Tất cả con người mắc phải bệnh chấp, muốn cái gì mình ưa mình thích còn mãi mãi. Cái gì đẹp, cái gì hay, cái gì đem lại quyền lợi, hạnh phúc, lâu bền, cái gì có liên quan liên hệ tới ta, khi không còn nữa, mất đi, ta cảm thấy buồn khổ. Đây là lòng tham cái sở hữu của mình, nếu những sự mất mát như thế của người khác, ta có đau buồn không; cái xe của người khác hư, ta có buồn không, thân nhân của người khác chết, ta có buồn không? Chỉ những gì liên quan tới mình khi mất mới buồn, đó là do chấp ngã, chấp ta, chấp cái của ta, nên khi vô thường đến ta bị kéo lôi theo rồi đâm ra buồn khổ.

Đối với cơ thể con người cũng vậy, luôn luôn có sự thay đổi từ thân xác đến tâm thần. Mỗi phút mỗi giây các tế bào trong cơ thể tăng trưởng và chết đi không ngừng; khi lớn tuổi tế bào tăng trưởng ít đi, trong khi tế bào chết gia tăng, đó là vào thời kỳ suy tàn; khi ta nghe ai nói già liền phản đối không chịu, la mắng người nói là mình già, nhưng sự thực nó hiển hiện trên khuôn mặt dáng người, làm sao có thể chối cãi được với vô thường thay đổi; khi còn trẻ làm đủ thứ việc không thấy mệt, khi lớn tuổi, làm việc chút ít đã thở mệt, rồi tự trách sao yếu qúa như thế? Đâu biết mỗi ngày ta xích dần lại chỗ chết một tí, thế mà nghe nói đến chữ “chết” thì hoảng sợ, vì không hiểu thể xác luôn luôn biến đổi.

Ngay cả: tâm niệm, nhớ nghĩ cũng biến đổi sinh diệt liên tục không dừng trong mỗi giây phút; ý nghĩ này sinh ra rồi mất đi, tưởng nhớ khác hiện lên tiếp nối, sinh ra, mất đi như dòng nước chảy không cùng tận.

Mọi người cứ tưởng tâm niệm trước sau như một, nên thấy ai thay lòng đổi dạ, họ oán trách, giận hờn, phản kháng đủ điều; có biết đâu rằng hoàn cảnh, điều kiện thay đổi, nên tâm tính người chuyển đổi theo; không nên tin tưởng rằng dù ở hoàn cảnh nào, tâm tính người vẫn như xưa, đó là tin tưởng sai lầm, nên mới có khổ.

4). Làm sao vô thường đến ít khổ?

Nếu sáng suốt nhận định thân là thay đổi, vô thường, tâm tínhchuyển biến không ngừng, có mất mát, bệnh hoạn, già chết, cũng không có gì phải sợ phải buồn; lòng người có thay đổi, ta cũng không thấy có gì là lạ cả, như thế sẽ sống yên ổn.

Những ai đã từng xa lâu năm nơi chôn nhau cắt rốn, khi trở lại thăm quê cũ người xưa, đều sẽ thấy sự thay đổi không còn nhận ra đâu vào đâu cả; nếu không có người dẫn đường chỉ lối, chắc chắnđi lạc không nhiều thì ít. Vì tất cả đều thay đổi với thời gian, nhà cũ biến mất hoặc siêu vẹo điêu tàn, nhà mới cất lên, đường sá khác hẳn; người xưa đâu mất, người nay mới lớn lên, chẳng nhận ra ai, đó là sự biến đổi, vô thường vật chất.

Nếu cố bám víu vào những hình ảnh xưa kia, chúng ta sẽ buồn, nên hiểu rằng vạn vật đều đổi thay, chúng ta không còn cảm thấy lạc lõng và không còn buồn nữa.

Bản thân muôn vật: đều biến chuyển đổi mới, thấy rõ như vậy là thấy sự thật; nghĩ rằng mọi vật là nguyên vẹn không thay đổi là không đúng, là cố chấp; bởi vậy phải học hỏi, quán sát để thấy các sự vật đúng như thật của nó.

Mọi vật từ người vật đến cỏ cây đều có tăng trưởng, tốt đẹp rồi cằn cỗi. Mọi vật đều thay đổi, không có cái gì cố định bền vững mãi mãi, vì bản chất nó là vô thường, không có chủ thể của nó, tức là vô ngã, như thân người do lục đại là đất, nước, gió, lửa, không, thức hợp lại mà thành. Một trong những thứ đó biến hoại là thân ta biến hoại theo, không thể giữ lại được.

Thân ta mũi thở tim bóp, máu lưu thông, các tế bào, các bộ phận đều làm phận sự của nó, nếu chúng dừng lại là ta chết.

Ngay cả hệ thống mặt trời cũng đang làm nhiệm vụ của nó là quay theo giải ngân hà, các hành tinh quay quanh mặt trời, các mặt trăng quay quanh các hành tinh. Dù trái đất này vững chắc như thế, cũng không phải là nó trường tồn bất biến, tới một ngày nào đó, nó cũng phải theo luật vô thường là thành, trụ, hoại, diệt.

Nếu sáng suốt nhận định mọi sự ở đời đều là vô thường, ta sẽ ít buồn khổ.

5). Tóm kết đời vô thường:

Do biết vạn vật vô thường, nên chúng ta chấp nhận những đổi thay của cuộc đời, như vậy là người hiểu biết sự vật một cách chân thật. Đây là người có chính kiến, thấy rõ mọi sự việc do nhân duyên sinh nên có, hết nhân hết duyên nên phải diệt, nên là không. Chẳng có cái gì có thực thể bản chất riêng biệt của nó mà tồn tại được, thấy rõ như vậy, mọi sự đổi thay, chuyển biến, ta sẵn sàng chấp nhận, và như vậy không có sự bất mãn trước sự thay đổi, không bất mãn, không bực tức thì không đau khổ.

Sở dĩ chúng ta buồn khổ là vì sợ mất cái này, sợ mất cái kia, sợ thân này ốm đau, sợ thân này già xấu, sợ chết; biết mọi vật là đổi thay vô thường rồi, có mất, có bệnh, có già, có xấu, có chết, cũng là lẽ thường ở đời, có gì mà phải sợ, phải lo, phải buồn khổ? Mọi người đều chung cùng số phận của nghiệp báo, làm lành hưởng lành, làm ác chịu qủa dữ, có phải chỉ riêng ta đâu mà buồn khổ?

Cái hơn là ta biết được sự thực ở đời là vô thường như thế, biết có nhân có qủa, ta cố gắng làm những việc phúc đức để gieo trồng qủa lành; còn người không biết thì khác, họ sợ hãi khi thấy chung quanh họ biến đổi, nhất là thân thể họ biến đổi lại càng lo sợ bấn loạn tâm thần, nên càng sầu não buồn khổ hơn.

Toàn Không

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 6704)
Hai chữ quy y có nghĩa là : quay về hay hồi chuyển. Y là nương tựa hoặc dựa vào, những hành vi hồi chuyển nương tựa hoặc quay đầu dựa dẩm tin tưởng.
(Xem: 6143)
Niềm tin sâu xa nhất trong giáo lý nhà Phật là tất cả mọi người đều có thể tự cải biến mình trong từng giây phút một. Chẳng có gì gọi là định mệnh cả.
(Xem: 6476)
Đây là một danh từ rất phổ thông trong chốn thiền môn.
(Xem: 7730)
Nhẫn nhục là chịu nhịn những điều sỉ nhục xấu hổ, nhục nhã, chịu đựng tổn thương trước những cảnh, sự việc không vừa lòng, nghịch ý, trái tai gai mắt;
(Xem: 6232)
Nền giáo dục hòa bình của Đạo Phật là một con đường đạo đức nhân bảnthiết thực, là căn cứ trên chân lý từ bi, công bằng và...
(Xem: 6549)
Chúng ta chỉ có thể nhìn thấy mọi sự vật, hiện tượng trong phạm vi giới hạn của đôi mắt mình, nhưng...
(Xem: 5672)
Tôi đến với Phật pháp vì … quá khổ.
(Xem: 5545)
Phải luôn luôn có tâm tùy hỷ đến tất cả mọi người, nếu chưa được giải thoát thì sau khi chết, năng lực tùy hỷ sẽ đẩy mình đến những cảnh giới tốt.
(Xem: 5626)
Tinh túy của đạo Phật là: nếu có khả năng, ta nên giúp đỡ người khác; nếu không thể giúp họ, thì tối thiểu nên hạn chế việc gây hại cho họ.
(Xem: 6745)
Chúng ta biết tu là chúng ta biết sống. Một thứ tài sản không bao giờ bị mất. Ai muốn giàu, muốn sung túc thì hãy ráng nhớ giữ gìn tài sản này.
(Xem: 6017)
Thuyết bốn Đế, tức bốn Chân lýcăn bản, là cốt lõi tinh túy của đạo Phật, là nội dung bài thuyết pháp đầu tiên của Phật ở Vườn Nai (Bénarès).
(Xem: 7025)
Đạo Phật thường quán niệmsuy tưởng về khổ đau vì đó là kinh nghiệm chung của toàn thể nhân loại.
(Xem: 6158)
Chúng ta chẳng cần tìm Phật ở đâu xa, ngài luôn luôn ở ngay trong cuộc đời, nhưng chúng ta không thấy, vì ...
(Xem: 6084)
Chúng ta có thể tìm ra chánh pháp của Phật, nghĩa là chân lý, ở khắp mọi nơi, chứ không bắt buộc chỉ tìm trong kinh điển.
(Xem: 6539)
Chúng ta đã tìm Phật và tìm Pháp, nay phải đi tìm Tăng cho đủ Tam Bảo, nói cho đủ là Tăng già, phiên âm chữ Phạn Sangha.
(Xem: 5840)
Dù là xuất gia hay tại gia, thường niệm pháp Quy Y trong đời sống, lấy Tam Bảo làm mục đích làm lợi ích cho Dân Tộc và cho cả chúng sinh.
(Xem: 6007)
Kinh sách và Đạo Pháp của Phật không phải giúp để góp nhặt sự hiểu biết mà phải dùng để tự biến cải lấy chính ta.
(Xem: 6392)
Tâm chúng sinh và Phật vốn không khác. Tất cả đều do tâm tạo. Mười cõi cũng do tâm tạo.
(Xem: 5614)
" Nầy các Tỳ kheo Như Lai nói tác ý tức là nghiệp vì có ý muốn làm mới có hành động thân khẩu ý ". Như vậy mười nghiệp lành là 10 điều giúp cho con người thực hiện trong sạch hoá thân khẩu và ý .
(Xem: 6764)
Khái niệm về sự tái sinh không phải là một khái niệm đặc thù của Phật Giáo mà đấy chỉ là một học thuyết chủ trương sự « đầu thai »
(Xem: 5937)
Có những niềm tin gây mê lầm, tội lỗi, gieo tai họa cho chính những người mang niềm tin đó mà họ không hay không biết, hoặc gieo tai họa lên nhiều người...
(Xem: 5813)
Theo kinh Lăng-già, Bồ-tát vì muốn độ tất cả chúng sanh đạt đến Niết-bàn nên phát nguyện ở lại thế giới nhiều khổ đau này để làm lợi ích cho chúng sanh.
(Xem: 6501)
Phật pháp tại thế gian, chẳng thể lìa thế gian mà có. Thế nên biết, người muốn ngộ được lẽ thật của muôn pháp, cũng phải từ muôn pháp mà ngộ,
(Xem: 5428)
Phật pháp tại thế gian, chẳng thể lìa thế gian mà có. Thế nên biết, người muốn ngộ được lẽ thật của muôn pháp, cũng phải từ muôn pháp mà ngộ,
(Xem: 5499)
Tin nhân quả làm chúng ta an tâm. Sự hợp lý, trật tự, ý nghĩa của một cuộc đời là do nhận thức được và sống theo nhân quả.
(Xem: 7982)
Mười nghiệp lành không những ngăn giữ chúng sanh khỏi bị đọa lạc vào bốn con đường đau khổ, mà còn mở cánh cửa thênh thang hạnh phúc an vui của phước báu nhân thiên sang cả.
(Xem: 6083)
Theo tâm lýkinh nghiệm, việc chọn lựa một tông phái để theo, phần lớn tùy thuộc vào sở thích và môi trường sinh sống của từng người.
(Xem: 5645)
Tất cả các hệ thống giáo lý phong phú của đạo Phật chỉ có một mục đích duy nhất là trình bày phương pháp và đường lối giải thoát,
(Xem: 8784)
Một người đã tin ở luật nhân quả trong đời hiện tại thì cũng phải tin ở luật nhân quả các đời quá khứ, và vị lai.
(Xem: 6461)
Thực tế cho chúng ta thấy, người học đạo thì nhiều, nhưng để sửa tâm tánh thì không bao nhiêu, đó là kết quả do việc không chịu lắng nghe.
(Xem: 5824)
"Con người là chủ nhân của nghiệp, là kẻ thừa tự nghiệp. Nghiệp là thai tạng mà từ đó con người được sinh ra; nghiệp là quyền thuộc, là nơi nương tựa" .
(Xem: 5733)
Ngày nay phong trào nghiên cứu Phật học không còn bị thu hẹp trong giới Phật giáo mà đã phổ biến vào mọi tầng lớp của xã hội, không phần biệt Tôn giáo.
(Xem: 5241)
Học Phật là học con đường trở về với chân tâm, với Phật tánh—vốn hàm tàng nơi chính mình và tất cả chúng sinh.
(Xem: 6658)
Phật giáo nguyên thủy, xuất phát từ miền nam Ấn Độ, rồi được truyền sang Tích Lan, từ Tích Lan truyền qua Miến Điện, Thái Lan, Campuchia, Lào...
(Xem: 6893)
Sám hối không có nghĩa là hết tội nhưng nó có mãnh lực làm cho tâm mình thanh thản, nhẹ nhàng vì vậy nó giúp ngăn hay chận bớt những ác nghiệp mà mình đã tạo ra.
(Xem: 10991)
Tứ đếgiáo nghĩa cơ bản dùng để giải thích mọi hiện tượng nhân sinh vũ trụ được quy nạp từ thập nhị nhân duyên, là con đường trung đạo duy nhất giải thoát sinh tử luân hồi.
(Xem: 7957)
“Những Điều Phật Đã Dạy” là một trong những quyển sách nói về Phật học bán chạy nhất ở các nước phương Tây, được dịch ra nhiều thứ tiếng...
(Xem: 5995)
Tham sống sợ chết, đó là sự thật của người đời. Thế nhưng tại sao lại giết hại, cắt đứt sự sống của chúng sanh khác?
(Xem: 5350)
Theo nguyên tắc chung, tôi nghĩ rằng tôn giáo của cha mẹ mình là tôn giáo thích nghi nhất cho mỗi người.
(Xem: 7000)
Quan niệm về cái gọi là "đời cha ăn mặn đời con khát nước" cho rằng có một cái gì vô hình lưu truyền cái nhân xấu do đời cha tạo ra và chuyển giao cái quả xấu do nhân xấu mang lại cho con cái.
(Xem: 5950)
Học Phật không phải chỉ biết được lời Phật dạy, biết qua kiến thức suông để đàm luận, lý luận, mà cần phải thực tập, áp dụng vào cuộc sống của mỗi người trong sự nghe thấy, tư duy và hành động.
(Xem: 6386)
Trong Phật Pháp, đức Phật đã chỉ sẵn một phương pháp, một nghệ thuật hay còn gọi là một bí quyết để có một đời sống hạnh phúc, đó là gìn giữ năm giới.
(Xem: 5776)
Mỉm một nụ cười, trở về với một hơi thở, bước một bước chân thảnh thơi... cũng có thể là những phép lạ giữa một cuộc sống căng thẳng và quá bận rộn.
(Xem: 7108)
Về phương diện đạo lý, Phật giáo cao hơn các hệ thống đạo đức khác, nhưng đạo đức chỉ là bước đầu chứ không phải cứu cánh của Phật giáo.
(Xem: 8539)
Bát Chánh Đạogiáo lý căn bản của Đạo đế (trong Tứ Đế) gồm ba mươi bảy phẩm trợ đạo. Đây là những phương tiện hành trì phổ biến sâu rộng chung cho Ngũ thừa Phật giáo.
(Xem: 6834)
Chữ Không của Bát Nhã đứng vững là dựa trên lý nhân duyên, nếu lý nhân duyênchân lý thì chữ Không cũng sẽ là chân lý.
(Xem: 7689)
Đây là 4 pháp, 4 nguyên tắc sống mà tiền thân chư Phật, tức chư Bồ-tát thường áp dụng để nhiếp hóa, cảm hóa chúng sanh...
(Xem: 5327)
Có những người sinh trưởng ở những nơi mà niềm tin về tái sinh là một thành phần trong nền văn hóa của họ.
(Xem: 18497)
Luận Đại Trí Độ là một bộ luận lớn, bộ luận căn bản của Phật pháp, giảng giải bao quát nhiều vấn đề liên quan đến học thuyết, tư tưởng, truyền thuyết, lịch sử, địa lý, các quy định thực tiễn, giới luật Tăng già;
(Xem: 14302)
Luận Đại Trí Độ là một bộ luận lớn, bộ luận căn bản của Phật pháp, giảng giải bao quát nhiều vấn đề liên quan đến học thuyết, tư tưởng, truyền thuyết, lịch sử, địa lý, các quy định thực tiễn, giới luật Tăng già;
(Xem: 13453)
Luận Đại Trí Độ là một bộ luận lớn, bộ luận căn bản của Phật pháp, giảng giải bao quát nhiều vấn đề liên quan đến học thuyết, tư tưởng, truyền thuyết, lịch sử, địa lý, các quy định thực tiễn, giới luật Tăng già;
(Xem: 13443)
Luận Đại Trí Độ là một bộ luận lớn, bộ luận căn bản của Phật pháp, giảng giải bao quát nhiều vấn đề liên quan đến học thuyết, tư tưởng, truyền thuyết, lịch sử, địa lý, các quy định thực tiễn, giới luật Tăng già;
(Xem: 11725)
Luận Đại Trí Độ là một bộ luận lớn, bộ luận căn bản của Phật pháp, giảng giải bao quát nhiều vấn đề liên quan đến học thuyết, tư tưởng, truyền thuyết, lịch sử, địa lý, các quy định thực tiễn, giới luật Tăng già;
(Xem: 13159)
Không khởi sinh cũng không hoại diệt, không thường hằng cũng không đứt đoạn. Không đồng nhất cũng không dị biệt, không từ đâu đến cũng không đi mất.
(Xem: 13570)
Do tánh Không nên các duyên tập khởi cấu thành vạn pháp, nhờ nhận thức được tánh Không, hành giả sẽ thấy rõ chư hành vô thường, chư pháp vô ngã, cuộc đời là khổ.
(Xem: 13839)
công đức của Pháp tánh là không cùng tận, cho nên công đức của người ấy cũng giống như vậy, không có giới hạn.
(Xem: 13155)
Phật Thích Ca gọi cái pháp của Ngài truyền dạy là pháp bản trụ. Nói bản trụ nghĩa là xưa nay vốn sẵn có.
(Xem: 14919)
Thanh tịnh đạo có thể xem là bộ sách rất quý trong kho tàng văn học thế giới, không thể thiếu trong nguồn tài liệu Phật học bằng tiếng Việt.
(Xem: 16067)
Không và Hữu là hai giáo nghĩa được Đức Phật nói ra để phá trừ mê chấp của các đệ tử.
(Xem: 10990)
Đây là một bộ Đại Tạng đã được nhiều học giả và các nhà nghiên cứu về Phật Học chọn làm bộ Đại Tạng tiêu biểu so với những bộ khác như...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant