Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới
Bài Mới Nhất

19. Phẩm Pháp Sư Công Đức

26 Tháng Sáu 201200:00(Xem: 7220)
19. Phẩm Pháp Sư Công Đức

KINH PHÁP HOA GIẢNG GIẢI
Lê Sỹ Minh Tùng
PL. 2556 DL. 2012

Chương Thứ Mười Chín

Phẩm PHÁP SƯ CÔNG ĐỨC

Download Giọng Đọc: Nguyên Hà 

 

Tựa đề của phẩm là Pháp sư công đức, nhưng kinh Pháp Hoagiáo lý tối thượng thừa mà còn đề cập vấn đề công đức thì mới nghe hình như có vấn đề. Tu hành mà còn đòi hỏi, còn đặt điều kiện công đức này phước đức nọ chăng? Và dựa theo tư tưởng Đại thừa thì trên con đường hướng về giải thoát giác ngộ còn có vấn đề công đức ư? Dựa theo tư tưởng giáo lý liễu nghĩa thượng thừa của Bát nhã ba-la-mật thì chẳng có công đức, phước đức gì vì tất cả cũng chỉ hướng về với chơn tánh thanh tịnh của mình vốn đã có sẵn chớ chẳng có ai ban tặng cho ai công đức gì hết. Tu mà đòi hỏi phải có công đức này hay phước đức nọ là sai chân lý. Danh từ “Pháp sư” là để chỉ cho những ai biết thọ trì, đọc tụng, biên chép, giảng nói kinh Pháp Hoa chớ không đặc biệt dành riêng cho một thành phần nào vì thế ai cũng có thể là Pháp sư và ai cũng không là Pháp sư Pháp Hoa.

Tuy phẩm nói về Pháp sư công đức, nhưng ý nghĩa vẫn là nói về những công đức do bởi lục căn thanh tịnh diệu dụng tùy duyên mà tác tạo của Pháp sư vậy. Hành giả tu học Pháp Hoa thì sáu căn sẽ thanh tịnh và từ đó sẽ có được công đức. Do đó người hằng sống với Tri Kiến Phật của mình thì có lục căn thanh tịnh ví như một tấm gương trong sáng có thể chiếu rọi thấu suốt để nhận biết rốt ráo không còn lầm lẫn. Như vậy người có lục căn thanh tịnh có khả năng nhận thức tất cả mọi việc như nghe, thấy, nếm, ngửi, xúc, biết tất cả mà không cần phải hủy bỏ lục căn của cha mẹ sinh ra ta.

Tất cả chúng sinh từ loài hữu tình đến vô tình đều có chung tự tánh thanh tịnh bản nhiên mà được gọi là “tánh giác”. Đối với con người thì cái tánh giác này là Phật tánh, là Tri Kiến Phật. Phật tánh hay tánh giác thì lúc nào cũng thanh tịnh, trong sáng, thường diệu, thường minh nên gọi là “tánh giác diệu minh” mà không cần cái minh bên ngoài tức là sở minh để có minh. Nhưng con ngườilầm lẫn chạy theo vọng chấp tham-sân-si nên mới tạo nghiệp và tự cột họ vào trong sinh tử luân hồi. Bây giờ biết hồi đầu thị ngạn, tự quay thuyền trở lại bến xưa thì tánh giác sẽ trở thành bản giác tức là cái giác tính bản lai sẵn có của mình. Cái bản giác này thường minh và thường diệu nên gọi là bản giác minh diệu. Phật tánh thì lúc nào cũng sẵn có trong tất cả mọi chúng sinh, vì thế, Phật tánh hay tánh giác diệu minhChánh Nhân Phật tánh nghĩa là tánh mầu nhiệm vốn sẵn có. Còn bản giác minh diệu là Liễu Nhân Phật tánh nghĩa là Phật tánh nhờ công phu tu tập rồi mới ngộ.

thế tôn chỉ của phẩm Pháp sư công đức là nêu rõ công năng vi diệu để quay về với bản giác minh diệu và sau cùng sống trọn vẹn với tánh giác diệu minh vốn sẵn có của mình.

Lúc bấy giờ, Phật bảo Bồ-tát Thường Tinh Tấn:

-Nếu có trai lành gái tín nào lãnh giữ kinh Pháp Hoa này bằng cách đọc, tụng, giảng nói hoặc biên chép thì người đó:

-Về mắt sẽ được 800 công đức.

-Về tai sẽ được 1200 công đức.

-Về mũi sẽ được 800 công đúc.

-Về lưỡi sẽ được 1200 công đức.

-Về thân sẽ được 800 công đức.

-Về ý sẽ được 1200 công đức.

Dùng những công đức ấy mà trang nghiêm, bồi dưỡng, cải tạo sáu căn, thì sáu căn được thanh tịnh.

Thế giới tức là vũ trụ bao gồm hai mặt không gianthời gian. Thế là nói về thời gian cũng có nghĩa là nói về luật nhân quả báo ứng, sinh sinh diệt của hiện tượng vạn hữu. Còn giới là nói về không gian cũng còn có nghĩa là lý nhân duyên tức là tất cả mọi cấu tạo hình thành của vạn hữu trên thế gian này là do nhân duyên hòa hợp mà có. Khi nói về phương hướng, thông thường con người chỉ đề cập đến Đông, Tây, Nam, Bắc. Nhưng thật ra có tất cả 10 mười trong thế gian này. Đó là Đông, Tây, Nam, Bắc, Đông Nam, Tây Nam, Đông Bắc, Tây Bắc, phương trên, phương dưới. Còn thời gian thì có ba đờiquá khứ, hiện tại và tương lai. Bây giờ lấy không gianthời gian nhân cho nhau tức là 4x3=12. Vì có 10 phương hướng trong khi số lưu chuyển của thời gian là 3 nên nhân lên ba lần là 4x3=12 rồi 12x10=120 và sau cùng 120x10=1200. Số 1200 là con số tượng trưng biểu hiện cho công đức của sáu căn tương quan trong thế giới. Tuy nhiên, nếu xét riêng thì công năng của mỗi căn cao thấp khác nhau, chẳng đồng. Vì thế, người đệ tử Phật trên con đường tu tập diệt trừ phiền não nên chọn căn nào thích hợp nhất cho mình, căn nào có công năng cao nhất thì sự thành công sẽ mau chóng hơn là chọn những căn yếu công năng.

Vậy công năng của sáu căn như thế nào?

1) Nhãn căn thì chỉ có được 800 công đức bởi vì mắt chỉ thấy phía trước và một phần của hai bên, nhưng phía sau và phần sau của hai bên mắt không thể thấy được. Do đó nhãn căn chỉ có được 2/3 công đức so với những căn khác. 800 công đức là cái thấy dựa theo pháp tướng hữu vi sinh diệt. Còn cái thấy mà sáng cũng thấy mà tối cũng thấy là cái tánh thấy tức là dựa theo pháp tánh vô vi thanh tịnh.

2) Nhĩ căn thì có đủ 1200 công đức bởi vì cái nghe thì không ngăn ngại bởi vật chất nên trong cũng nghe, ngoài cũng nghe, bên trên cũng nghe, ở dưới cũng nghe. Nói chung tai có thể nghe được âm thanh bất cứ từ nơi nào. Hễ có âm thanh là tai nghe được. Vì thế mà đức Quán Thế Âm có thể nghe được mười phương thế giới tiếng kêu cầu cứu đau khổ của chúng sinh. Đó là đức tính “Viên” tức là viên mãn nghĩa là ở đâu mà có âm thanh thì tai có thể nghe được. Đức tính thứ hai của tai là “Thông” tức là không bị ngăn bít. Thí dụ một người đang nói chuyện ở phòng kế bên mà ở phòng bên này chúng ta có thể nghe câu chuyện rất rõ ràng. Đức tính thứ ba là “Thường” tức là lúc nào cũng nghe. Thí dụ như có âm thanh thì nghe tiếng tức là nghe động. Còn không có âm thanh thì tai nghe tĩnh. Vì thế khi tham thiền nhập định, tuy rất yên lặng, không có tiếng động, nhưng các vị thiền sư có thể nghe rất xa và rất rõ những âm thanh huyền diệu mà được gọi là diệu âm. Đó là lý do tại sao về sau đức Phật chọn pháp môn nhĩ căn viên thông của đức Quán Thế Âm Bồ-tát để chỉ dạy cho A Nanđại chúng tu. Đây là một pháp môn thù thắng vi diệu cho tất cả mọi người.

Nhưng tại sao cái nghe lại vi diệu hơn cái thấy?

Thí dụ ban đêm chúng ta ngồi tỉnh tọa trong một căn phòng tối rất yên tịnh. Vì phòng tối nên mắt không thấy gì hết, nhưng tai thì có thể nghe tất cả. Nếu trong tâm chúng ta khởi niệm lành thì cũng như y như nghe trong tai có ai nói lời thiện. Ngược lại nếu tâm khởi niệm ác thì cũng y như nghe trong tai có người nói lời ác vậy. Còn nếu chúng sinh biết chánh niệm tư duy thì cũng như trong tai nghe được những lời dạy của Phật. 

3) Tỷ căn thì có được 800 công đức bởi vì lỗ mũi chỉ có hai công năngthở rahít vào.

4) Thiệt căn lại có đủ 1200 công đức. Tại sao? Bởi vì lưỡi tức là lời nóicông năng diễn đạt trí tuệ tột cùng của các pháp thế gianxuất thế gian. Ngày xưa chính đức Phật đã thuyết pháp trong 49 năm ròng thì công đức quả thậtbất khả tư nghì.

5) Thân căn chỉ có 800 công đức vì khi đụng chạm tức là “hợp” thì thân mới có cảm xúc. Còn nếu không có đụng chạm tức là “ly” thì thân không có cảm xúc. Con mắt thì ngược lại, nếu để đối tượng tiếp xúc với mắt thì mắt không thấy mà mắt thấy rõ khi nào đối tượng phải cách xa mắt.

6) Ý căn thì có đủ 1200 công đức. Tất cả những tư tưởng phân biệt đều do ý căn mà ra cho nên trong sáu căn thì ý căn là quan trọng nhất. Ý căn tích lủy tất cả các pháp thế gianxuất thế gian mười phương ba đời, thánh phàm đầy đủ. Nếu phát tâm làm việc thiện thì ý căn có được 1200 công đức. Ngược lại nếu làm việc ác thì ý căn cũng có 1200 thứ tội ác. Đối tượng của ý cănpháp trần tức là hình bóng của những tư tưởng phát xuất từ sắc, thanh, hương, vị, xúc xảy ra trong quá khứ mà được tâm diễn lại y như đang xảy ra trước mắt vậy. Thí dụ những sự vui buồn từ mấy tháng trước mà được diễn lại y như mới vừa xảy ra. Vì tầm quan trọng của nó mà rất ít người có thể tu theo ý căn, nhưng nếu hành giả có thể làm chủ ý căn tức là làm chủ tâm của mình thì dễ dàng chứng ngộ.

Nói chung trong thế giới vũ trụ bao la này cũng không ngoài sáu căn, sáu trần và sáu thức mà được gọi chung là thập bát giới. Giới là một thế giới riêng biệt cho căn, trần và sắc. Thí dụ nói về cái thấy chúng ta có ba giới là: một thuộc về căn là Nhãn giới, một thuộc về trần là Sắc giới và một thuộc về thức là Nhãn thức giới. Nói cách khác nhãn giới là căn mắt, sắc giới là vật đối tượng như nhà cửa, xe cộ…và nhãn thức giới là cái biết của sự thấy. Vậy 6 giới của căn: Nhãn giới, Nhĩ giới, Tỷ giới, Thiệt giới, Thân giới, Ý giới. 6 giới của trần: Sắc giới, Thanh giới, Hương giới, Vị giới, Xúc giới, Pháp giới. 6 giới của thức: Nhãn thức giới, Nhĩ thức giới, Tỷ thức giới, Thiệt thức giới, Thân thức giới và Ý thức giới. Bây giờ nếu cộng 6 giới của căn, 6 giới của trần và 6 giới của thức thì có 18 giới mà thường được gọi là thập bát giới. Do đó Pháp sư Pháp Hoa là người có được lục căn thanh tịnh bởi vì lục căn không hề bị sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp nhận chìm, lôi kéo. Một khi lục căn thanh tịnh thì từ đó lục trần cũng thanh tịnhdĩ nhiên lục thức cũng thanh tịnh theo. Lục thức thanh tịnh thì thập bát giới cũng thanh tịnh tức là mười phương pháp giới đều thanh tịnh hết. Đến đây thì trong ngoài tự tại. Căn, Trần, Thức đều thanh tịnh nên tuy mắt thấy tất cả, tai nghe tất cả, mũi ngửi tất cả, lưỡi nếm tất cả, thân tiếp xúc tất cả và ý biết tất cả mà như không thấy, không nghe, không ngửi, không nếm, không tiếp xúc và không biết gì hết. Tuy như không thấy, không nghe, không ngửi, không nếm, không tiếp xúc, không biết gì hết nhưng mà thấy, nghe, nếm, ngửi, tiếp xúc và biết tất cả. Vì sao? Bởi vì Pháp sư Pháp Hoalục căn thanh tịnh tức là đang sống với Tri Kiến Phật của chính mình nên có thể thấu suốt cả tâm pháp, tâm sở hữu pháp, tâm bất tương ưng hành pháp và vô vi pháp gồm 100 pháp do vậy mà có thế thấy, nghe, ngửi, nếm, xúc, biết rất thông suốt vô ngại tự tại.

Nếu nhìn bằng con mắt thế gian, con mắt tục đế thì 18 giới có thể là nguyên nhân để sinh ra tội lỗi khổ đau, nhưng dựa theo bản thể thanh tịnh mà nói thì sáu căn, sáu trần, sáu thức chính là công cụ để đưa chúng sinh chứng đạo quả Bồ-đề. Tại sao? Bởi vì bản tánh của sáu căn, sáu trần và sáu thức là thanh tịnh bản nhiên chớ không phải là nguyên nhân của tội lỗi khổ đau. Mà thật ra nguyên nhân khiến con ngườiphiền não khổ đau là vì họ không làm chủ được sáu căn của mình để cho nó tha hồ chạy theo sức quyến rũ của sáu trần làm cho tham-sân-si đua nhau phát khởi khiến tâm mê muội mà biến cuộc sống thành điên đảo khổ đau, sa hầm sụp hố. Thí dụ cũng chai rượu đó, nếu con người biết làm chủ sự tham muốn của mình nên tuy thấy rượu mà không uống. Mà không uống thì không say. Còn người khác thấy rượu là nhào vô, chén tạc chén thù nên say sưa, ói mửa, mất cả nhân tính, làm khổ cho mình và cho người. Nói thế thì căn thấy (con mắt) đâu có tội lỗi gì, ngay cả rượu cũng chẳng có tội lỗi xấu xa gì, nhưng nếu con người không làm chủ được căn thấy để cho sự quyến rũ của rượu mê hoặc tâm nên không còn làm chủ được tâm mình thì kết quả mới tai hại. Do đó người xưa có câu:”Hoa bất mê nhơn, nhơn tự mê” và “Tửu bất túy nhơn, nhơn tự túy” nghĩa là bản chất của hoa là thanh tịnh nên hoa đâu có mê hoặc con người, nhưng con người không kiềm chế lòng tham hoa đắm sắc của mình nên mới say hoa đắm sắc, thích loài hoa này chê loài hoa khác khiến tâm chất đầy phân biệt phiền não.

Vì thế đức Phật mới dạy rằng :

Dù chiến thắng vạn quân ở chiến trường không bằng chiến thắng chính mình vì đó là chiến thắng cao thượng nhất”.

Ở Hoa Kỳ không ai lạ gì với anh chàng Tiger Wood, một tay vô địch đánh golf trong những thập niên qua. Cuộc sống đang thuận buồm xuôi gió, thì đùng một cái sóng gió ba đào, nổi trận cuồng phong cũng chỉ vì anh hùng lụy về nạn thuyền uyên. Chính cuộc sống tình dục thiếu đạo đức của anh ta đã giết chết cuộc đời đánh golf mà tệ hại hơn nữa là giết chết tình cảm và niềm tin vợ chồng làm cho gia đình thiếu hạnh phúc, dễ tan vở. Tổng thống Bill Clinton lúc còn làm tổng thống đã dan díu với cô Monica Lewinski trong văn phòng tòa bầu dục làm cho tên tuổi bị chôn vùi. Ngay cả tổng thống George W Bush có thói quen nhâm nhi rượu làm thay đổi nhân cách bởi vì rượu vô thì lời ra, không ai chịu đời nổi ngay cả bà vợ Laura hăm ly dị ông mới thức tỉnh bỏ rượu.

Ngày xưa, đức Lão Tử có dạy rằng :

Ngô hữu đại loạn, vị ngô hữu thân,

Ngô nhược vô thân, hà hoạn chi hữu?

Dịch là :

Ta có nhiều cái khổ, vì ta có thân

Nếu ta không có thân thì đâu có khổ gì?

Dựa theo lời dạy của Lão Tử thì hễ có thân là có khổ, nhưng nghĩ kỹ lại, cũng trong thế giới này, đức Phật và các đệ tử của Ngài cũng mang thân tứ đại như tất cả chúng sinh mà tại sao các Ngài lại có Bồ-đề, Niết bàn? Các Ngài cũng có mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý như tất cả mọi chúng sinh nhưng tại sao tâm các Ngài lúc nào cũng an lạcthường trụ Niết bàn? Cái khác nhau giữa Phật và chúng sinh là Phật luôn làm chủ sáu căn của mình, không bao giờ để cho nó chạy theo khách trần phiền não tức là tham đắm dục tình nên tâm hoàn toàn thanh tịnh, không dính mắc. Ngược lại chúng sinh thấy sắc thì mê, nghe âm thanh thì thích, ngửi hương thì yêu cho nên cuộc đời mới khổ. Khổ là vì con người mời khách trần vào tâm hay ta không làm chủ được sáu căn của mình chớ cái khổ không bao giờ tự nó tìm đến hay có được. Do đó Lão Tử nói rằng hễ là con người có thân thì có khổ là không đúng với chân lý

Tóm lại, nếu chúng sinh để sáu căn tha hồ chạy theo sáu trần thì chắc chắn sẽ bị lục tặc hoành hành quấy nhiễu. Ngược lại, khi con người nghe kinh Pháp Hoa tức là biết sống với Tri Kiến Phật của chính mình thì sáu căn bây giờ trở thành thanh tịnh đầy đủ công đức.

1)Nhãn căn công đức: Đôi mắt thịt cha mẹ sinh ra, khi thanh tịnh, thì thấy được tất cả núi rừng, sông biển trong ba ngàn đại thiên thế giới, thấp đến địa ngục A-tỳ, cao đến cõi trời hữu đảnh, cũng thấy được các chúng sanh trong các thế giới ấy, cùng những nghiệp nhân, nghiệp quả và những nơi sanh do quả báo định. Tất cả những sự việc ấy đều thấy, đều biết với đôi mắt thanh tịnh của mình.

Thông thường con người dùng đối mắt thịt để nhìn thỉ cái nhìn đó có giới hạn bởi không gian. Đó là có lúc chúng ta nhìn xa, nhưng phần lớn chỉ nhìn những đối tượng gần. Tại sao? Bởi vì nhãn căn bị ngăn ngại nên con người không thể sử dụng hoàn toàn tánh thấy của mình. Bây giờ nếu nhận biết Tri Kiến Phật của mình khiến nhãn căn trở thành thanh tịnh thì cái thấy sẽ không còn ngăn ngại cho nên tuy không thể thấy xa như Thiên nhãn thông mà thấy rất thâm sâu, thấy rõ ràng, thấy được tự tánh của vạn pháp. Đừng nên hiểu rằng trời là ở xa xôi mấy trăm triệu cây số ở trên không hay địa ngục là phải chui tận vào lòng quả địa cầu. Pháp Hoakinh tối thượng thừa nên phải hiểu rằng khi tâm nhẹ nhàng thanh thoát thì nhìn thế giới trước mắt ta là cảnh giới tuyệt đẹp của thiên đình. Ngược lại nếu trong tâm chứa toàn là cực tham, cực sân, cực si thì thế giới ta đang sống sẽ biến thành địa ngục A tỳ, âm u đen tối chớ tìm đâu ra địa ngục, thiên đường.

Trong kinh Lăng Nghiêmcâu chuyện của Tôn giả A Na Luật chứng đắc nhãn căn viên thông. Tánh thấy (kiến tánh) thì lúc nào cũng thường diệu, thường minh, nương theo con mắt mà phát ra cái dụng thấy sắc gọi là nhãn căn. Tánh thấy vốn đã diệu minh cho nên kiến dụng thì lúc nào cũng minh cũng diệu. Con người thường có ý nghĩ sai lầm là cái thấy là do con mắt mà có thấy tức là mở mắt là thấy còn nhắm mắt là không thấy hay có sắc trần là có thấy và không có sắc trần thì gọi là không thấy. Khi tánh giác diệu minh viên dung cùng khắp tác động vào con người trở thành minh giác nên tánh viên dung cùng khắp trở thành ngăn ngại. Thí dụ mắt thấy không ngoài sống mũi, tai tuy không bị kẹt tường kẹt vách nhưng cái nghe đâu có xa. Trong đoạn kinh trước, Phật gạn hỏi ông A Nan về cái thấy là tâm hay con mắt? Phật sau đó dạy rằng: “Tâm thấy chớ không phải mắt thấy”. Vì thế có mắt không tâm, không thành có thấy, có tâm không mắt cũng thấy khắp mười phương. Đây là pháp môn “Lạc kiến chiếu minh kim cương tam muội” tức là tánh thấy (kiến tánh) thì lúc nào cũng soi sáng, xưa nay không hề lay chuyển nên gọi là Kim Cương tam muội. Ông A Na Luật nương vào những lời Phật dạy, đi sâu vào bản tánh của nhãn căn chứng được tánh viên thông thì cái sáng suốt của tự tâm xuất hiện khiến ông thấy thấu suốt mýời phýõng mà không có gì ngăn ngại. Nhờ đó ông đạt được thiên nhãn thông thấy được tam thiên đại thiên thế giới như thấy quả quít trong bàn tay, chứng quả A la hán, tự tại Niết bàn.

Dựa theo Duy thức luận thì cái thấy của mắt tức là nhãn thức không có sự phân biệt nên con người không biết rõ đối tượng mình mới thấy là gì nên cái thấy cần phải chuyển qua ý thứcDuy thức gọi là “Nhãn câu ý thức” thì lúc đó chúng ta mới thấy biết rõ ràng đối tượng đó là gì. Thí dụ thấy một vật trên bàn, nhưng không biết đó là vật gì. Bây giờ nhãn thức chuyển sang ý thức để phân biệt thì biết ngay vật đó là cái ly. Tuy đơn giản, nhưng cơ năng này rất nhạy bén mà con người không để ý đến. Ngược lại người tâm trí bất thường nghĩa là cơ năng của ý thức không còn hoạt động bình thường thì họ cũng nhìn cái ly trên bàn nhưng không cách nào nhớ nổi đó là cái gì. Những người bị bệnh Alzheimer’s disease thì họ cũng nhìn đứa con đứng trước mặt họ, nhưng không cách nào biết đó là con ruột của mình vì một phần trong hệ thống nảo thần kinh về ý thức đã bị hư.

Nhưng ở đây nhãn căn thanh tịnh không phảiThiên nhãn thông mà là do hằng sống với Tri Kiến Phật của chính mình cho nên cái thấy nơi mắt nhờ thế mà thanh tịnh. Vậy chúng có sự khác biệt chăng? Thiên nhãn là khả năng nhìn xa như một viễn vọng kính có thể nhìn thấy một ngôi sao, một hành tinh hay mặt trăng của hành tinh nào đó trong vũ trụ. Trong khi nhãn căn thanh tịnh thì không thể nhìn xa như vậy được mà thấy rất sâu. Tuy không thể thấy được những vì tinh tú ở những dãy Ngân Hà khác, nhưng nhãn căn thanh tịnh giúp hành giả nhìn thấu được vào tự tánh của sự vật. Đây không phải là cái thấy thông thường mà gọi là Pháp nhãn để nhận thức được tánh vô sanh vô diệt của vạn vật trong thế gian này. Thí dụ khi nhìn một nụ hoa thì làm sao biết được tánh vô sanh của nó? Khi nhìn đóa hoa mới nở thì chắc chắn là nụ hoa sanh và vài tuần sau, hoa tàn thì nói rằng nụ hoa diệt. Nhưng đây chỉ là cái nhìn thiển cận của phàm nhân, còn cái nhìn của người có Pháp nhãnlà ngay trong lúc nụ hoa mới nở thì cái sinh đã có diệt trong đó rồi. Ngược lại trong lúc nó tàn úa thì họlại nhìn cái diệt là bắt nguồn cho cái sinh khác. Vì thế đối với người có Pháp nhãn thì hoa tươi hay hoa tàn đều chứa đựng được tất cả những công đức, những hiện tượng nhiệm mầu của thế gian vũ trụ. Tóm lại, dưới con mắt người đã thọ trì kinh Pháp Hoa nhìn vào đâu thì thấy được thọ lượng của Phật tới đó và dĩ nhiên cũng thấy được tánh chất bất sinh bất diệt của sự vật tới đó.

2)Nhĩ căn công đức: Đôi tai cha mẹ sanh ra, khi thanh tịnh, nghe được tất cả các thứ tiếng khắp ba ngàn đại thiên thế giới, như:

· Tiếng voi, ngựa, trâu, xe (thú vật).

· Tiếng khóc la, buồn than.

· Tiếng trống, tiếng loa, chuông lớn, chuông nhỏ.

· Tiếng cười , tiếng nói.

· Tiếng trai, tiếng gái, tiếng con nít, nam nữ.

· Tiếng pháp, tiếng chẳng phải pháp.

· Tiếng khổ, tiếng sướng.

· Tiếng phàm phu, tiếng thánh nhân.

· Tiếng đáng vui, tiếng chẳng đáng vui.

· Tiếng trời, tiếng rồng, tiếng các hàng A-tu-la.

· Tiếng lửa, tiếng nước, tiếng gió.

· Tiếng địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh.

· Tiếng Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni, Thanh-văn, Duyên-giác, Bồ-tát, Phật.

Tóm lại, tuy chưa được thiên nhĩ, nhưng với đôi tai của cha mẹ sanh ra mà thanh tịnh thì tất cả các thứ tiếng trong ngoài ba ngàn đại thiên thế giới đều nghe đượcphân biệt từng loại nhưng không vì đó mà “ nhĩ căn” bị hư hoại.

Khi tâm thanh tịnh, đang sống với Tri Kiến Phật thì cái nghe ở nơi tai cũng thanh tịnh, không còn bị giới hạn cho nên có thể nghe tất cả tiếng ở khắp mọi nơi. Nhĩ căn thanh tịnh không có phải là chứng đắc Thiên nhĩ thôngThiên nhĩ thông là do tu chứng còn nhĩ căn thanh tịnh là do hằng sống với Tri Kiến Phật của mình. Thế nào là nhĩ căn không bị hư hoại? Đối với người sống với lục căn thanh tịnh thì họ vẫn còn nguyên mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý như lúc cha mẹ mới sinh ra chớ đâu có thêm bớt gì. Chính đức Phật đã được Vô thượng Niết bàn, Vô thượng Bồ Đề thế mà lục căn của Ngài vẫn nguyên vẹn như xưa, không hề có thay đổi. Cũng mắt đó, tai đó, mũi đó mà sau khi chứng đạo Ngài thấy biết nghe ngửi tất cả đều thanh tịnh. Vì thế đừng nghĩ rằng sau khi thành đạo, lỗ tai đức Phật dài thêm vì Ngài đã có 32 tướng tốt và 80 vẽ đẹp khi vừa mới đản sinh. Nói chung khi nhĩ căn đã thanh tịnh rồi thì nghe cái gì cũng mầu nhiệm và nghe rất rõ ràng sâu sắc tiếng chánh tà, thị phi, phải quấy. Nhĩ căn thanh tịnh không phải là Nhĩ căn viên thôngnhĩ căn thanh tịnh là do công đức chuyển hóa lỗ tai để nghe cho được sâu sắc trong khi đó nhĩ căn viên thôngpháp môn tu chứng bởi tánh nghe.

Khi nói về Nhĩ căn thì trong kinh Lăng Nghiêm có phẩm Nhĩ căn Viên thông của đức Quán Thế Âmkinh Pháp Hoa có phẩm Quán Thế Âm Bồ Tát Phổ Môn. Đó là nhắc nhở chúng sinh hãy quay về lắng nghe âm thanh mầu nhiệm ở trong lòng của chúng ta. Đối tượng âm thanh này không còn tùy thuộc thanh trần bên ngoài mà phát khởi từ tánh nghe thanh tịnh mầu nhiệm từ trong bản tâm mà có. Tánh nghe thì lúc nào cũng có, có âm thanh thì nghe tiếng còn không có âm thanh thì vẫn nghe tỉnh chớ không phải không nghe gì hết.

Tóm lại, pháp tu “phản văn văn tự tánh” hay được gọi là “Tự tánh bổn định” của Ngài Quán Thế Âm là dùng nhĩ căn để tu. Một khi thực hành lối tu này, hành giả tuyệt đối phải chấm dứt tất cả mọi tri giải tức là sự hiểu biết, suy luận, không nên bận tâm vào bất cứ vấn đề gì để giữ cho thân tâm được thanh thản an nhiên. Hành giả phải định tâm trong pháp giới tánh vô vùng vô tận của tánh nghe mà không được quan tâm đến mọi hiện cảnh trước mắt cũng ở như trong tâm. Khi đã cô động ở tánh nghe thì tất cả những hiện tượng ngoại cảnh không còn chi phối được nữa. Nói cách khác hành giả phải diệt hết tâm thức để chỉ còn duy nhất tánh nghe bởi vì tâm thức và tánh nghe cũng ví như tấm gương và hình ảnh rọi vào. Khi thức phát khởi thì gọi là nhớ biết cũng như hình ảnh hiện vào tấm gương và khi thức diệt thì gọi là quên cũng như hình ảnh mất đi. Tuy hình ảnh có đến, có đi nhưng ánh gương không bao giờ mất. Vì thế tâm thức có thay đổi nhưng tánh nghe không hề gia giảm. Khi hành giả nắm được thể tánh chiếu diệu của tánh nghe thì tiếp tục khởi công tu luyện “vi mật quán chiếu” nghĩa là xoay tánh nghe về nghe được tiếng nói của bản tâm thanh tịnh nhiệm mầu “Diệu Âm”. Nên nhớ tự tánh bổn định là cái định sẵn có, thường hằng, không ngoài tự tánh bất động, viên dung. Đây mới thật là một pháp môn thù thắng vi diệu cho tất cả mọi người đang đi trên con đường giải thoát giác ngộ.

(Nên đọc phẩm Quán Thế Âm Nhĩ Căn Viên Thông trong sách Thủ Lăng Nghiêm cùng tác giả để hiểu thêm). 

3)Tỷ căn công đứcThọ trì Kinh Pháp Hoa thì mũi được thanh tịnh, nhờ đó mà “ nghe” được các thứ mùi trong ba ngàn đại thiên thế giớiphân biệt được:

§ Mùi các thứ hoa tu-mạn-na, xà-đề, mạt-lợi vv…

§ Mùi các thứ hoa sen xanh, vàng, trắng, đỏ.

§ Mùi cây có hoa, mùi cây có trái.

§ Mùi các thứ hương.

Lại rõ biết các thứ mùi chúng sanh như:

Mùi thú vật (voi, ngựa, dê, trâu …)

Mùi trai, gái, rừng bụi, hoặc xa hoặc gần.

Các mùi cây, hoa trên trời.

Mùi nhân dân cõi trời ở các cung điện hưởng phước, hoặc ở diệu pháp đường nói pháp, hoặc khi dạo chơi.

Lại cũng nghe được:

§ Mùi hương của chư thiên đốt.

§ Mùi Thanh VănDuyên Giác, Bồ-tát và Phật.

“Nghe” nhiều như thế, nhưng tỷ căn không bị hư và không lầm lộn. Nếu muốn phân biệt nói cho người khác nghe thì ghi nhớ không sai.

Người mà hằng sống với tâm thể thanh tịnh tức là Tri Kiến Phật của mình thì có tỷ căn thanh tịnh. Khi mũi đã thanh tịnh thì người đó có thể biết được tất cả các mùi xa gần mà mũi bây giờ không còn giới hạn cho nên có thể biết cùng khắp. Mũi thanh tịnh bởi vì tâm thể thanh tịnh nên mũi không còn chạy theo những phạm trù đối đãi nhị nguyên nghĩa là mũi có thể ngửi tất cả hương vị, nhưng tâm không hề đắm nhiễm, không chạy theo hương nên không khổ vì hương. Vì thế cái vô minh bất giác phát xuất từ trong bản tâm để sai sử con người chạy theo trần cảnh chớ thế gian không có cái gì là tội lỗi xấu xa cả cho nên nếu chúng sinh biết sống trong tỉnh thức chánh niệm, biết làm chủ tâm mình thì cũng thế gian này cuộc sống của người thức tỉnh sẽ rất an vui tự tại, chấm dứt khổ đau.

4)Thiệt căn công đức: Trì kinh Pháp Hoa thì lưỡi được thanh tịnh, nhờ đó mà:

· Cuối cùng không thọ ác vị.

· Tất cả các thức uống, ăn, xấu tốt, ngon dở, đắng chát đều biến thành vị ngon ngọt như cam-lộ.

· Thuyết pháp nói đến chỗ thâm diệu, thấu đến tâm người nghe, khiến họ vui mừng sướng thích và cảm hoá được chư Thiên và A-tu-la, hàng tu hành giàu có, sang trọng.

· Vì khéo nói Pháp nên được hàng quyền quí, nhân dân theo hầu cúng dường và được chư Thanh Văn, Duyên Giác, Bồ-tát, Phật ưa thấy và người nói pháp khéo ấy ở đâu thì được chư Phật xoay về phía đó mà nói pháp, nương đó mà có khả năng thọ trì tất cả các pháp Phật, lại có thể nói ra tiếng pháp thâm diệu.

Khi nói về thiệt căn tức là nói về vị. Người Tây phương thì dựa vào bốn cảm giác vị căn bản là mặn, ngọt, chua, đắng trong khi quan niệm của người Á châu thì có vị mặn, ngọt, chua và cay. Các tế bào tiếp nhận vị của con người nằm trên bề mặt của lưởi và có khoảng 10,000 taste buds. Dựa theo sự phân tích của khoa học thì có vị: mặn, ngọt, chua, đắng, umami, béo, canxi, chát, tanh, cay (nóng), the mát, tê, kokumi (chứa chất rượu) và nhiệt độ (nóng hay lạnh).

Bây giờ nếu chúng sinh hằng sống với Tri Kiến Phật của chính mình thì thiệt căn sẽ thanh tịnh nghĩa là tuy lưỡi có nếm những mùi vị như chua cay mặn chát thì tâm thanh tịnh sẽ biến thành cam lộ ngọt ngào mát mẽ. Tại sao? Bởi vì thông thường khi lưỡi nếm bất cứ mùi vị gì thì tâm liền phân biệt cho nên mùi ngon ngọt thì thích, muốn ăn cho thật nhiều còn mùi cay đắng thì chán ghét muốn nhả ra. Ngược lại người có tâm thanh tịnh thì tâm không còn phân biệt đối đãi nhị nguyên, không chạy theo món này chê món kia, vị nào cũng ngon ngọt nên tâm không còn chê bỏ. Vì thế người biết đạo thì ăn để sống, không chê không khen, không chạy theo mùi vị nên rất tự tại. Ngược lại phàm nhân thì chạy theo món ngon, chê bai món dở vui buồn lẫn lộn nên tâm không tự tại.

Một khía cách khác của thiệt căn là nói. Con người vì tâm còn chấp bên này bên kia, còn phân biệt thiện ác thân sơ, trong chấp ngã ngoài chấp pháp nên lời nói không có chánh ngữ. Do đó lời nói của chúng ta có người thích có người không thích. Ngược lại người hằng sống với Tri Kiến Phật thì có thiệt căn thanh tịnh nghĩa là lời nói đó đúng với Chánh pháp, đúng với chân lý, không nói sai lệch dựa theo thiển ý, không nói sai, không nói dối, không thiên bên này bên kia rất bình đẳng cho nên ai nghe cũng thích. Ngay cả quỷ thần, hạng quyền quý, nhân dân cho đến hàng Thanh Văn, Duyên Giác, Bồ Tát và Phật đồng tới nghe và hướng về vị đó.

5)Thân căn công đức: Trì Kinh Pháp Hoa, sau khi Phật diệt độ thì thân được trong sạch như ngọc lưu ly, làm cho chúng sanh ưa nhìn xem. Như mảng gương sáng, thân ấy là thân thanh tịnh của Bồ-tát, trong đó có các sắc tượng đều hiện mà chỉ riêng mình thấy mà thôi. Các sắc tượng ấy hoặc là tất cả chúng sanh trong sáu nẻo luân hồi, hoặc cung điện trên các cõi trời, hoặc địa ngục, hoặc Thanh Văn, Duyên Giác, Bồ-tát, Phật.

Tuy chưa được “ Vô lậu pháp tánh diệu thân” nhưng nhờ thanh tịnh, cho nên tất cả đều hiện được trong cái nhục thân đó.

Ở đây thân căn thanh tịnh thì cũng thế. Nếu chúng sinh hằng sống với Tri Kiến Phật của chính mình thì tâm thanh tịnh sáng suốt. Nhưng Bát Nhã Tâm Kinh dạy rằng “tâm tức là thân và thân là tâm” cho nên tâm thanh tịnh thì thân cũng sẽ được thanh tịnh bởi vì thân tâm bất tức bất ly. Albert Einstein khám phá ra phương trình về năng lượng E= mc2  nghĩa là năng lượng tức là “không” cũng có thể là tâm có thể biến thành vật chất tức là “sắc” và ngược lại. Thí dụ một người thanh tịnh sáng suốt nên thân cũng khinh an, nhẹ nhàng cơ thề hoạt động theo đúng nhịp địu nên ít đau bệnh. Ngược lại một người lo rầu, buồn khổ thì thân cũng u tối dã dượi nên dễ sinh ra biến chứng bệnh tật. Ngày xưa chính đức Phật và các vị A la hán tâm lúc nào cũng thanh tịnh nên thân của họ rất khinh an không còn bệnh tật. Sau khi thành đạo đức Phật bèn đến vườn Nai để chuyển bánh xa pháp cho năm anh em ông Kiều Trần Như. Trong khu rừng Lộc Uyển khi năm vị tu khổ hạnhnhận ra Thái tử Tất-đạt-đa đang tiến về phía họ thì tất cả đồng lòng bảo nhau cứ giả ngơ như không nhìn thấy. Dưới mắt họ Tất-đạt-đa chỉ là một con người quá đỗi tầm thường, một con người yếu đuối"một kẻ đã bỏ cuộc, tham ăn, bị mê hoặc bởi sự ham muốn" (kinh PhổDiệu). Sau đó, năm vị tu khổ hạnh ngồi thành một vòng tròn và đưa lưng ra ngoài. Tuy trong lòng khinh ghét nhưng họ vẫn cứ liếc xem thái độphản ứng của Tất-đạt-đa ra sao. Thế nhưng khi đức Phật tiến đến gần hơn thì bỗng dưng họ cảm thấy bàng hoàngvô cùng kinh ngạc:Đức Phật hiện ra thật uy nghi, thanh thảntinh khiết... Một sự chấn động sâu xa làm rung chuyển tâm thức họ, tất cả năm vị bỗng nhiên đều đồng loạt đứng bật dậy để đảnh lễ đứcThế Tôn.Thế thì thân do cha mẹ sinh ra, nhưng khi tâm đã thanh tịnh thì thân cũng thanh tịnh trong sáng như lưu ly khiến người đời hâm mộ. Người có lục căn thanh tịnh khi nghe lời nói thì biết rõ lời nào là của Phật, lời nào là của Bồ Tát, Thanh Văn, Duyên Giác hay của chư thiên thậm chí nhận biết ngay ngôn từ nào là của súc sanh, địa ngục A tỳ hiện rõ trong thân thanh tịnh của họ. Thí dụ có một người đang nói về một đề tài nào đó, nếu bạn có lục căn thanh tịnh thì bạn sẽ biết rất rõ, nghe rất sâu sắc câu chuyện đó thuộc loại gì. Nó có phải ngang bằng với tư tưởng của các Thánh nhân, hoặc nó ngang bằng với tư tưởng thanh thản của các vị trời hay càng nghe nó càng nhận chìm vào trong thế giới u minh. Vì thế đối với người có lục căn thanh tịnh thì tất cả những hiện tượng của thế gian sẽ hiện rất rõ trong thân thanh tịnh của họ.

6)Ý căn công đức: Sau khi Phật diệt độ mà trì Kinh Pháp Hoa thì được ý căn thanh tịnh. Dùng ý căn thanh tịnh đó mà nghe một bài kệ, một câu kinh cũng đủ thấu suốt vô lượng nghĩa, hiểu rõ diễn nói cả tháng, cả năm, cũng được; mỗi pháp nói ra có thể có những thú riêng nhưng tất cả đều nói đúng với “ Thật Tướng”. Thậm chí khi bàn nói đến sách vở ngoài đời, cách xử thế tiếp vật hay nghề nghiệp sanh nhai, cũng vẫn thuận với chánh pháp. Lại nữa còn biết được những hành động, lời nói đùa trong tâm của sáu đường chúng sanh trong ba ngàn đại thiên thế giới.

Đoạn kinh này nói rằng người thọ trì đọc tụng kinh Pháp Hoa thì được ý căn thanh tịnh nhờ đó họ có thể nhớ và diễn nói lại hết những gì họ đã học qua. Đó là thanh tựu tứ vô ngại biện tài:

1) Pháp vô ngại : Khi đã thành tựu trí tuệ thì nhìn vạn pháp thấy cái gì cũng đúng với chân lý nên khi thuyết pháp biến tất cả các pháp trở thành Phật pháp. Thí dụ như khi thấy lá rụng, tuyết rơi thì nghĩ ngay đến sự tạm bợ, vô thường

2) Nghĩa vô ngại : là biết đúng nên nói đúng, nói chánh ngữ, đúng nghĩa, không sai chân lý.

3) Từ vô ngại : là lời nói trôi chảy, không ngăn ngại.

4) Lạc thuyết vô ngại là càng nói càng thêm phấn khởi, dồi dào phong phú chớ không bao giờ bị bế tắc.

Khi đã thành tựu tứ bô ngại biện tài thì họ có thể diễn nói một bài kệ ngắn thành ra vô lượng nghĩa, nói rất lâu và rất thâm sâu ý nghĩa của bài kệ đó. Ngay cả những chuyện thế gian mà họ diễn thành Phật pháp rất đạo vị. Tại sao lại thần điệu như thế? Bởi vì tâm thanh tịnh có nghĩa là người đó lúc nào cũng sống trong tỉnh giác nên tất cả các căn mắt, tai, lưỡi, mũi, thân và ý đều thông suốt nên họ có đủ công năng chuyển tà thành chánh, chuyển ác thành thiện.

Trong sáu căn thì ý căn là chủ động để tác động với năm căn còn lại và từ đó mới có sự phân biệt đối đãi nhị nguyên tức là có tốt xấu, phải quấy, thân sơ…rồi sau cùng sinh ra buồn giận, thương ghét mà tạo ra tội nghiệp. Vì vậy ý căn là chủ động và linh hoạt nhất nên đứng về mặt kiến tạo phước đức thì nó đứng đầu, nhưng về khía cách tội nghiệp thì nó cũng là yếu tố chính cho nên đối với Phật giáo Đại thừa hay Nguyên thủy thì khi tu phải lấy nơi ý mà tu, không để nó sai sử tác tạo tội nghiệp thì mới liễu sanh thoát tử được.

Trong kinh A-hàm, đức Phật có giảng như thế này :

-Khi tâm thức được kiểm soát, nó sẽ giống như một khối đá nằm phơi ra bốn hướng : khối đá nằm giữa sân, dù mưa có rơi cũng không làm cho nó tan ra được, dù mặt trời nung nóng cũng không làm cho nó chảy ra được, dù gió có thổi cũng không nhấc bổng nó lên được.

Một tâm thức được kiểm soát sẽ giống như khối đá ấy.

Dầu chưa đặng trí tuệ vô lậu, nhưng ý căn thanh tịnh thì tất cả suy nghĩ, tính lường lời nói đều đúng với lời Phật dạy, không chỗ nào là không chân thật và đúng với lời nói của chư Phật trong quá khứ

Tóm lại, phẩm Công Đức Pháp Sư này một lần nữa xác định rằng người biết xoay về sống với Tri Kiến Phật của chính mình và luôn nhắc nhở cho chúng sinh biết họ cũng có Tri Kiến Phật thì sáu căn sẽ được thanh tịnh. Nhưng ở đây sự thanh tịnh của sáu căn không phải do tu chứng như các vị A la hán để có lục thông viên dung tự tại. Mà cái diệu dụng là ngay ở nơi thân do cha mẹ sinh ra đó mà cái thấy, nghe, nếm, ngửi, xúc và biết được tất cả mà không còn giới hạn riêng cho từng căn. Tại sao lại được sự diệu dụng như vậy? Bởi vì sống với Tri Kiến Phật tức là quay về với bản thể chân nhưbản thểchân không nên không còn giới hạn, ngăn ngại, dung thông cùng khắp. Mắt thấy sắc, tai nghe âm thanh, lưỡi nếm mùi vị, mũi ngửi hương vị, thân tiếp xúc với vật chất và ý tiếp xúc với pháp trần. Nếu những cái thấy biết đó chưa khởi sự phân biệt tốt xấu, ngon dở, thương ghét…thì tất cả những cái thấy biết đó bình đẳng tức là họ đang sống với tánh của nó. Tánh thấy, tánh nghe, tánh biết…là cửa ngỏ của chơn tâm vì thế trong kinh Lăng Nghiêm dạy rằng chỉ cần tu một căn cho thanh tịnh thì năm căn còn lại sẽ thanh tịnh theo. Khi đã sống thật với chơn tánh (tánh nghe, tánh thấy…) của mình tức là Tri Kiến Phật hiện rõ nơi sáu căn và cái biết của sáu căn bây giờ phát ra từ tánh giác tức là Tri Kiến Phật mà không cần phải tu chứng mới đạt được.

Vì thế nếu từ một căn mà nhận ra tánh giác của mình tức là trở về sống với Tri Kiến Phật tức là ngộ dược chơn tâm, Phật tánh đó.

Dựa theo tinh thần Phật giáo,do nhân duyên hòa hợp tất cả những nghiệp duyên từ trong những đời quá khứkiến tạo ra con người trong kiếp nầy. Do vậy con người chỉ là sự kết hợp, tạo thành củangũ uẩn bởi vì uẩn có nghĩa là tích tụ thành một khối. Nói một cách dễ hiểuthân thể con người gồm có hai phần là thân xác và tâm linh. Phần thân xác có hình dáng nên gọi là sắc uẩn còn phần tâm linh vì không có hình sắc nên gọi là danh và bao gồm thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩnthức uẩn. Vậy ngũ uẩn là một danh từ dùng chỉ cho con người hay nói một cách rộng rãi là chỉ cho toàn thể nhân sinh vũ trụ.

1)Trước hết, sắc uẩn chính là sự kết tụ, chất chứa của vật chất để tạo ra những hình tướng như thân thể và cảnh vật. Sắc uẩn gồm có năm căn và sáu trần. Đó là mắt, tai, mũi, lưỡi và thân thể. Còn lục trần thì có:

Thanh trần: tiếng mà tai nghe được.

Hương trần: hương vị do mũi ngửi được.

Vị trần: mùi vị do lưỡi nếm được.

Xúc trần: cảm xúc do thân biết được.

Pháp trần: đây là cảnh biết của ý thức và chỉ được nhận biết từ trong nội tâm mà thôi.

Các yếu tố do bốn đại tạo ra thuộc về sinh lý như: mắt, tai, mũi, lưỡi, thân; các đối tượng của giác quan như: hình sắc, âm thanh, mùi vị, vật xúc chạm. Khi tứ đại kết hợp thì chúng tahình dángnếu không nhìn bằng cặp mắt trí tuệ thì chúng ta sẽ thêm vào cái hình dáng đó là Tôi, của Tôi, đàn ông, đàn bà…Do ý niệm sai lầm này khiến sự dính mắc phát sinh trong tâm ta. Như vậy yếu tố vật chấtthân thể hay ngoài thân thể, thuộc vật chất hay năng lượng, thuộc thời gian hay không gian đều bao hàm trong sắc uẩn. Thân thểsắc uẩn, vì vậy chúng không phải là một thực thể độc lập mà là một hợp thể vật chất biến độngmâu thuẫn như mảng bọt trên mặt nước hay nếu nhìn kỹ ta sẽ thấy thân tứ đại chỉ là những bọt vật chất tạm bợ. Thân thể muốn tồn tại phải nương vào các duyên bên ngoài như ánh sáng mặt trời, thức ăn thức uống, không khí, nhà cửa, xe cộ...vì thế thân tứ đạivô thường, vô ngã tức là Không.

Vì vậy bất cứ sự chấp thủ, tham ái thân thể (sắc uẩn), hoặc bất cứ một đối tượng vật lý, sinh lý nào cũng đều tiềm ẩn nguy cơ đau khổ cho nên đức Phật đã dạy rằng “Ai cho rằng sắc uẩn là Ta, là của Ta, là tự ngã của Ta thì chắc chắn gặt hái đau khổ, thất vọng, sầu muộn, vấp ngãtai nạn”.

2)Thọ uẩn:là sự tiếp nhận của lục trần bởi lục căn. Chẳng hạn như khi tai nghe một bản nhạc thì cảm nhận được cái vui hay cái buồn của bản nhạc đó. Khi tay nhận món quà của người trao tặng thì cảm thấy vui, nhưng nếu tai nghe những lời khiếm nhã thì lòng cảm thấy buồn. Miệng ăn món ngon vật lạ thì cảm thấy sung sướng vì hương vị thơm ngon của nó. Tay rờ một tấm áo lông thì cảm thấy mềm mại êm ái. Do đó thọ là sự tiếp nhận cái vui hay cái buồn của thế gian bởi vì lục căn tự nó không có thọ chẳng hạn như chính cái lưỡi không có mùi vị nhưng khi nếm thức ăn ngon thì sinh ra khoái khẩu tức là lạc thọ nên muốn ăn món ngon và chê món dở. Trong Phật giáo, thọ được chia làm ba loại: lạc thọ, khổ thọvô ký thọ.

-Lạc thọ là cảm nhận được cái vui, cái sung sướngthế gian nầy do sự tiếp xúc mà ra.

-Khổ thọ là cảm nhận sự đau khổ hay bất hạnh do cuộc đời đưa đến.

-Xả thọ hay vô ký thọ là không vui cũng chẳng buồn. Lúc nào cũng vậy thôi. Trước sau như một. Thí dụ mắt thấy đối tượng nào đó mà lòng vẫn dửng dưng, chẳng vui mà cũng chẳng buồn.

Vì những cảm giác của thân và tâm sinh diệt bất thường có nghĩa là chúng không ở mãi một trạng thái nào cố định ở trong tâm cho nên mới thấy vui thì nỗi buồn đã đến hay buồn vui lẫn lộnlà vậy.

Đối với người tu Phật thì cần phải hiểu chữ “thọ” cho sâu rộng. Khi lục căn tiếp xúc với lục trần thì chúng ta cảm nhận hay “thọ” những cái vui hay cái buồn. Nhưng nếu tâm thọ cái vui, cái sung sướng thì nó sẽ bị lục trần lôi cuốn nhận chìmlàm cho tâm bị mê hoặc. Khi ăn món ngon vật lạ thì đâm ra khoái khẩu tức là lạc thọ, do đó chúng ta cứ muốn ăn ngon hoài. Nếu không được ăn ngon như thế hằng ngày thì cảm thấy đau khổ, cắn rứt. Còn nếu cố gắng làm mọi cách để thỏa mãn cái dục tính nầy thì gây ra nghiệp để phải chịu quả khổ về sau. Do đó chạy theo lạc thọchạy theo luân hồi sanh tử. Còn khổ thọ là cảm nhận những đau khổ đắng cay của cuộc đời thì tâm sân sẽ phát hiện. Có người cần cù lao động, đầu tắt mặt tối mà vẫn không đủ tiền để nuôi gia đình nên họ nhìn cuộc đời thật cay đắng. Họ đâm ra thù ghét đời và trách móc con tạo khéo xoay vần khiến cho đời họ phải khổ. Nhưng thật ranỗi khổ ngày nay là kếtquả mà họ đã tạo ra từ trong những đời quá khứ. Thế thì khổ thọ cũng đưa đẩy con người lún sâu trong vòng sinh tử luân hồi.

Tất cả những loại cảm thọ ấy tạo thành một dòng sông cảm thọ tâm lý chi phối hệ thống tâm thức, chúng sinh khởi biến hiện thay đổi vô chừng; chúng chuyển biến vô tận, vô thường, vô ngãhiện hữuđiều kiện. Chấp thủ vào cảm thọ bao giờ cũng sai lầm và gặt hái khổ đau.

3)Tưởng uẩn: là nhóm tri giác có khả năng nhận biết đối tượng là cái gì, đây là khả năng kinh nghiệm của sáu giác quan và sáu đối tượng của giác quan. Sự nhận biết đối tượng có hai loại: một là nhận biết đối tượng bên ngoài như mắt thấy sắc nhận biết đó là cái nhà, chiếc xe, tai nghe âm thanh nhận ra tiếng chim hót, tiếng khen, lời chửi mắng...; hai là khả năng nhận biết đối tượng bên trong, tức là các đối tượng tâm lý như những khái niệm, hồi tưởng, ký ức, kinh nghiệm... Như vậy, tưởng uẩn là cái thấy, cái biết của mình về con người, hoặc sự việc hay sự kiện. Vì vậy, tri giác là một trong những tác dụng của thức.

Sự có mặt của tri giác là sự có mặt của kinh nghiệm. Tri giác tùy thuộc vào những kinh nghiệm đã qua cho nên khi thấy đóa hoa thì biết đây là đóa hoa bởi vì cái tri giác về đóa hoa đã có sẵn trong A lại da thức. Nhưng làm thế nào để biết đóa là đóa hoa? Khi ý thức muốn so sánh thì Mạt na thức liền chuyển tư tưởng đó vào A lạ da thức và sau khi so sánh các kinh nghiệm của các đóa hoa đã có trong đó xong thì một lần nữa Mạt na thức liền chuyển ý tưởng đó cho tưởng uẩn thành ra “tri giác” tức là “sự thấy” hay là “sự nhận ra” vật đó là đóa hoa. Vì vậy tri giác dễ bị đánh lừa bởi kinh nghiệm, do vì thực tại thì luôn sinh động. Vì sao? Bởi vì chúng ta chỉ thấy đóa hoa dựa theo quan niệm của mình chớ không thấy thật tánh của đóa hoa tức là “tự nó thật sự là”. Khi nhìn đóa hoa chúng ta cho rằng mình đang nhìn đóa hoa, nhưng đóa hoa là tên do mình đặt cho nó chớ tự nó “không phải là” đóa hoa “hay là” đóa hoa. Mà thật chất của nó là sự tổng hợp của đất, nước, gió, lửa qua trùng trùng duyên khởi kết thành hình tướng rồi chúng ta đặt tên hình tướng đó là đóa hoa. Nói vậy thì trong đóa hoa có nước, nhưng chúng ta có thấy trời mưa hoa rơi xuống đâu? Trong hoa có ánh sáng mặt trời, nhưng ngoài trời đâu có rơi hoa? Trong hoa có phân bón, nhưng trong các thùng phân bón làm gì có hoa? Do đó thật tánh của hoa là không tánh vì hoa là do sự kết hợp của trùng trùng duyên khởi chớ đóa hoa không tự nó có hay tồn tại được. Vì vậy cái biết của tri giác là cái biết “không thật” mà là cái biết của duyên khởi cho nên tri giác tồn tạiđiều kiện, vì vậy chúng vô thường, trống rỗng; và do duyên sinh nên tri giác đầy hư vọng mà ta thường gọi là vọng tưởng.

4)Hành uẩn: Hành có nghĩa là các hiện tượng tâm lý mang tính chất tạo tác nghiệp, có năng lực đưa đến quả báo của nghiệp, nói cách khác là tạo động lực tái sinh. Hành uẩn là những hiện tượng tâm lý còn được gọi là tâm sở. Duy thức học chia thành 51 tâm sở gồm cả thọ, tưởng, tức là cảm giáctri giác cũng gọi là hành. Nhưng ở đây không xếp cảm giáctri giác vào nhóm hành vì thọ và tưởng không có khả năng tạo nghiệp và quả của nghiệp. Hành uẩn tồn tại nhờ các điều kiện do duyên sinh nên chúng vô thường, trống rỗng và biến động bất tận. Mỗi uẩn chỉ có thể làm công việc của chính nó. Thọ uẩn chỉ kinh nghiệm lạc thọ, khổ thọvô ký thọ. Tưởng uẩn đóng vai trò nhận ra đối tượng là cái gì. Thức uẩn chỉ làm nhiệm vụ nhận biết đối tượng (chỉ biết thấy, biết nghe, biết ngửi v.v...). Nhưng hành uẩnđặc tínhphản ứng hay tác động của tâm. Hành uẩnnguyên nhân của đi, đứng, nằm, ngồi, co, duỗi, di chuyển, cười, nói, nghĩ, thấy, nghe... và tất cả những hoạt động khác.

Do sự kích thích của hành uẩn nên tất cả hành động về thân, khẩu, ý xảy ra. Bởi vậy, thân, khẩu, ý là sự biểu hiện của hành uẩn, nhưng khi hành uẩn biểu hiện qua thân, khẩu, ý người ta hiểu lầm rằng: Đó là linh hồn, tự ngã, tôi, ta.

5)Thức uẩn:Thức là có khả năng rõ biết, phản ánh thế giới hiện thực. Khi giác quan tiếp xúc với đối tượng, thực nhận biết sự có mặt của đối tượng, thức không nhận ra đối tượng ấy là gì, là cái gì, màu gì... đó là chức năng của tri giác (tưởng); thức chỉ nhận biết sự hiện diện của đối tượng giống như tấm gương phản chiếu tất cả những hình ảnh đi ngang qua nó. Thức có tám loại nên gọi là bát thức tâm vương: nhãn thức, nhĩ thức, tỷ thức, thiệt thức, thân thức, ý thức, mạt na thứcA lại da thức. Thức là nền tảng của thọ, tưởng, hành. Thức là Tâm vương còn thọ, tưởng, hành là Tâm sở. Duy thức triển khai bát thức tâm với mục đích khai thác các khía cạnh sâu kín của thức. Mạt na thứcý căn, là căn cứ của ý thức đồng thời nó cũng có tác dụng nhận thức sự tồn tại của một thực thể, một bản ngã. A lại da thức là cái kho dung chứa tất cả những chủng tử của kinh nghiệm, ký ức, kiến thức và tất cả những chủng tử thiện ác hay vô ký. Mặt khác, A lại da thức làm căn bản cho các hoạt động tâm lý trở về sau khi không còn điều kiện hoạt động. Nhờ khả năng bảo tồn của A lại da thức mà các hiện tượng tâm lý phát khởi trở lại khi hội đủ các yếu tố. Có thể hiểu A lại da thức như là một cái kho chứa và Mạt na thức là người giữ kho. Chính Mạt na thức vào trong cái kho để chuyển các chủng tử ra hay vào mà Duy thức gọi là hiện hành hay biến hành và từ đó tưởng uẩn mới biết được vật đó là gì. 

Mặc dù thức uẩn là nền tảng của tâm lý nhưng nó không tồn tại độc lập, không thể tự chủ bởi vì thức uẩntồn tại cũng bởi do duyên sinh. Thí dụ nếu không có sắc, thọ, tưởng, hành thì không thể nào có thức được cho nên mối quan hệ của ngũ uẩn là bất khả phân ly vì vậy đạo Phật không chấp nhận có một thức nào đó độc lập, tự chủ như khái niệm về một linh hồn bất tử chẳng hạn. Tuy A lại da thức là một cái kho chứa nhóm, nhưng nó biến chuyển vận hành liên tục không ngừng nghĩ, có lúc chuyển chủng tử mới vào và có khi đưa chủng tử ra gọi là biến hành. Vì sự biến chuyển này mà con người mới có thể tu thành Thánh nhân hay trở thành ác quỷ. Còn linh hồn là cố định, bất biến cho nên đạo Phật phủ nhận có một linh hồn sống giữ chết đem về. A-lại-da hàm chứa mọi nội dung của thức. Nội dung này luôn luôn biến đổi theo hoàn cảnh sống và theo hành động của chúng sang mang nó. Chính đấy là năng lượng, là sức mạnh gọi là nghiệp lực mà khi một người chết đi, nó đẩy A-lại-da hay Thức nương gá vào một thân thể mới vừa tượng hình có hoàn cảnh phù hợp với nó. Đó là ý nghĩa của “linh hồn đi đầu thai” mà Phật giáo gọi là Thức đi đầu thai. Thức được hiểu như là dòng chảy liên tục của các ý niệm. Các ý niệm này tuỳ thuộc nhiều yếu tố khác mà phát sinh, đức Phật gọi quá trình tuỳ thuộc phát sinh nầy là “duyên khởi” (paticasamupàda). “Thức” chỉ là một mắc xích trong 12 mắc xích duyên khởi mà thôi. Do đó, khái niệm “thức” của Phật giáo khác nhau với "linh hồn bất tử" của các tôn giáo khác rất lớn. Chính sự tiếp nối của các ý niệm tương tục nầy mà thức đi tái sanh, lên xuống trong 3 cõi 6 đường, chứ không phải là một linh hồn bất tử, vĩnh hằng như cách hiểu của các tôn giáo khác.

Dựa theo khoa học thì vật lý là sự vật chưa có cái biết, chưa có sự sống. Sinh lý là sự vật có sự sống mà chưa có cái biết. Còn tâm lý là có sự sống, có cái biết mà chưa có phân biệt đó là cảm giác tức là thọ uẩn. Thế thì vật lý là trần, sinh lý là căn và tâm lý là thức. Dựa theo Duy thức thì căn tiếp xúc với trần sinh ra thức tức là sinh lý tiếp xúc với vật lý thì tâm lý phát hiện. Và tâm lý đầu tiên là cảm giác tức là thọ uẩn. Tuy nhiên mỗi uẩn đều nương tựa vào các uẩn kia mà tồn tại. Thí dụ trong sắc uẩnthọ uẩn và trong thọ uẩnsắc uẩn rồi. Khi chúng ta có một cảm giác đau khổ, khó chịu thì cái cảm giác này gồm luôn cả thân thểtri giác, tâm tư và thức.

Tuy con người là sự kết hợp của ngũ uẩn, nhưng mỗi uẩn là vô thường,vô ngã nên toàn khối cũng là vô thường,vô ngã tức là Không chẳng khác nào như cây chuối không có lõi, chỉ là sự kết tập của các bẹ chuối. Khi thấu rõ bản chất thật của con ngườivũ trụchúng ta đang sống thì chúng ta sẽ không còn bám vúi vào cái thân giả hợp, sẽ không còn thấy nó là Ta hay là của Ta thì những phiền não khổ đau sẽ đoạn diệt.

Dựa theo khoa học thì vật lý là sự vật chưa có cái biết, chưa có sự sống. Sinh lý là sự vật có sự sống mà chưa có cái biết. Còn tâm lý là có sự sống, có cái biết mà chưa có phân biệt đó là cảm giác tức là thọ uẩn. Thế thìvật lý là trần, sinh lý là căn và tâm lý là thức. Dựa theo Duy thức thì căn tiếp xúc với trần sinh ra thức tức là sinh lý tiếp xúcvới vật lý thì tâm lý phát hiện. Và tâm lý đầu tiên là cảm giác tức là thọ uẩn.

Thế thìsự chuyển biến của các căn đối với ngũ uẩn như thế nào?

1)Nhãn căn:Trước hết lấy con mắt làm thí dụ.

Khi con mắt nhìn bình hoa để trên bàn nghĩa là nhãn căn tiếp xúc với sắc trần thì bình hoa là vật lý còn con mắt là sinh lý và hai thứ đó gọi chung là sắc uẩn. Sắc uẩnhình tướng mà chưa có phần tâm linh. Sau đó giây thần kinh của thị giác ở mắt tiếp xúc với bình hoa tạo ra sự rung động. Từ đó tâm cảm giác mượn sự rung động để tạo ra những cảm giác dễ chịu hay khó chịu, biết vui biết buồn hay biết không vui không buồn thì gọi là thọ uẩn tức là cái biết chưa có sự phân biệt.Thấy nét mặt thay đổi vì những cảm nhận vui buồn khi mắt nhìn bình hoa thì có người hỏi bạn tại sao thế? Cảm giác biết nhưng không trả lời được nên chuyển những cảm giác vui buồn đó thẳng vào hệ thống trung ương nảo bộ tức là bộ óc. Khi bộ óc tiếp xúc với những cảm giác vui buồn thì tư tưởng tức là tưởng uẩn mới phân biệt. Nhưng muốn phân biệt thì nó phải nhớ lại để có thể so sánh. Mà cái kho chứa tất cả nhữngkinh nghiệm, ký ức, kỷ niệm hay tất cả những chủng tử thiện ác lại nằm trong thức uẩn tức là A lại da thức. Nhưng tưởng uẩnkhông thể chạy vào thức uẩn được nên phải nhờ nghiệp(thức thứ bảy hay Mạt na thức) đưa tư tưởng vào thức uẩn (A lại da thức) để so sánh với những cảm xúc, kinh nghiệm đã xảy ra trong quá khứ. Khi so sánh xong thì tư tưởng liền biến thành ý niệm để sai khiến thân và khẩu thực hành những gì nó muốn tức là hành uẩn. Vì thế tư tưởng, ý niệm có dấy khởi được là bởi có thức uẩn tức là A lại da thức cho nên nếu con người đánh mất thức uẩn thì không cách nào người đó phát khởi bất cứ ý niệm nào được.

Tóm lại, khi mắt nhìn bình hoa đẹp hay xấu đặt trên bàn thì lòng cảm thấy vui hay không vui. Nhưng tại sao nhìn bình hoa mà lòng lại vui hay không vui? Vì cái nhìn của mắt tức là nhãn thức, là trực giác thì thấy sao biết vậy mà Duy thức gọi là hiện lýợng nên chýa có sự phân biệt vì thế nếu hoa đẹp thì biết ngay là hoa đẹp nên lòng vui thế thôi. Bây giờ có người hỏi tại sao mắt nhìn bình hoa mà anh lại vui? Vì vui là do trực giác bởi vì thấy là biết ngay mà không biết cảm giác đó từ đâu đến nên không giải thích được. Để trả lời, những hình ảnh của bình hoa được chuyển vào óc để so sánh với những hình ảnh hay kỷ niệm đã tồn lưu trong thức uẩn (A lại da thức). Nhưng những cảm giác này không đi thẳng vào trong thức uẩn được mà “nghiệp” tức là thức thứ bảy hay Mạt ma thức đóng vai trò như là chất xúc tác, người đưa thơ để chuyển những tư tưởng đó vào cái kho thức uẩn (A lại da thức) rồi so sánh. Mặc dầutư lương nhưng chấp là của mình cho nêntánh chất nhận thức nơi Mạt na thức không được khách quan trung thực, luôn bị bóp méo biến đổi khác đi mà Duy thức gọi là phi lượng. Với khuynh hướng chấp ngã và suy tư lo nghĩ, Mạt na thức luôn bám lấy A lại da thức mà chấp là mình, là của mình tức là ngã và ngã sởnghĩa là bất cứ cái gì có lợi cho Ta và cái Ta thì nó làm theo bất chấp hậu quả.Khi tư tưởng (ý thức) so sánh cái bình hoa đặt trên bàn và những bình hoa đã có trong quá khứ thì cho tâm câu trả lời rằng “ bình hoa này rất đẹp, có nhiều màu sắc rực rỡ và hương thơm ngào ngạt…” Sau đó, một lần nữa nghiệp (thức thứ bảy) tác dụng như là người đưa thơ liền đem câu trả lời giao lại cho tưởng uẩn và từ đó tưởng uẩn có thể cho ta biết đó là vật gì. Rồi sau đó ý chuyển thành thânkhẩu nghiệp tức là hành uẩn. Có tác tạo, có ý nghiệp là có tội nghiệp, có sinh tử luân hồi. Vì vậy tư tưởng, ý niệm phát xuất từ tưởng uẩn là cội nguồn phát sinh ra nghiệp để chôn con người vào nấm mồ sinh tử.

2)Tỷ căn:Bây giờ hãy lấy lỗ mũi làm thí dụ.

Khi thắp một nén nhang thì lỗ mũi tiếp xúc với mùi thơm của nhang nghĩa là tỷ căn tiếp xúc với hương trần thì sự tiếp xúc đó gọi là sắc uẩn tức là chưa có cái biết bởi vì nhang trầm là vật lý còn mũi là sinh lý (có sự sống). Sau đó giây thần kinh thuộc về khứu giác tiếp xúc các mùi trong các tuyến của lỗ mũi khiến các giây thần kinh rung động mà tạo ra cảm giácvui buồnhay không vui không buồntức là thọ uẩn. Thọ uẩn tiếp nhận nên có cái biết nhưng chưa có sự phân biệt. Mới nghe chúng ta nghĩ rằngcảm thọ tức là thọ uẩn phải xảy ra sau tưởng uẩn, nhưng trên thực tế khi hệ thần kinh nhận được những rung cảm từ lỗ mũi để biết mùi thơm hay thúi thì thọ uẩn vẫn chưa có sự phân biệt. Bây giờ có người hỏi tại sao khi ngửi mùi nhang mànét mặt bạn lạithanh tịnh nhẹ nhàng? Cảm giác không trả lời được nên chuyển tất cả cảm giác vui buồn thẳng vào trong hệ thống trung ương nảo bộ tức là bộ óc. Khi bộ óc tiếp xúc với những cảm giác vui buồn thì tư tưởng tức là tưởng uẩn mới bắt đầu phân biệt. Nhưng muốn phân biệt thì nó phải nhớ lại. Mà cái kho chứa tất cả những kinh nghiệm, ký ức, kỷ niệm hay tất cả những chủng tử thiện ác lại nằm trong thức uẩn tức là A lại da thức. Đến đây tư tưởng bắt đầu hoạt động bằng cách quay vào thức uẩn tức là cái kho chứa A lại da thức để tìm cách so sánh phân biệt với những ký ức của mùi vị đã tồn trữ trong đó vì thế tưởng uẩn liền cho ta biết đó là loại nhang gì và hương thơm như thế nào. Thế thì tưởng uẩn là cái biết có sự phân biệt. Nhưng làm sao tư tưởng vào được thức uẩn để tìm cách so sánh? Chính nghiệp (Mạt na thức) đưa tư tưởng từ ngoài vào trong thức uẩn (A lại da thức) để so sánh rồi sau đó cũng chính nghiệp(Mạt na thức)nghe theo tư tưởng mà sai sử hành uẩn thực hành những gì mà tư tưởng mong muốn. Do đó một khi ý niệm tức là tư tưởng (ý thức) đã hoàn thành thì nghiệp sẽ sai khiến thân và khẩu tác tạo tức là từ tưởng uẩn chuyển sang hành uẩn khiến con người tác tạo ra tội nghiệp để phải chịu sinh tử luân hồi. Vì thế ý niệm là nhân, là chủ động để sanh ra thân và khẩu nghiệp tức là quả. Sau khi thân khẩu nghiệp tác tạo thì tất cả những chủng tử thiện ác đó bây giờ sẽ dung chứa trở lại trong thức uẩn (A lại da thức). Vậy thức uẩn là cái kho dung chứa tất cả những chủng tử của kinh nghiệm, ký ức, kiến thức và tất cả những chủng tử thiện ác hay vô ký. Thế thì cái nhân mà chúng sinh đã tác tạo được chứa trong A lại da thức cho nên khi có duyên thì nhân duyên sẽ phát khởi mà sinh ra quả báo. Cũng như hạt giống (nhân) có nước(duyên)thì sẽ sinh mầm nẩy giống rồi sinh cành sinh lá.

Các căn còn lại cũng thế.

Đây là lối giải thích dựa theo tư tưởng Phật giáo Đại thừa, tuy nhiên trong kinh ACELA-SUTTA thuộc Trung Bộ Kinh (Majjhima Nikaya) của Phật giáo Nguyên thủy nói về câu chuyện giữa đức Phật và vị tu khổ hạnh Kassapa theo đường lối lõa thể thì đức Phật dạy rằng:

“…các hiện tượng tâm thần và các hiện tượng vật chất tạo điều kiện làm phát sinh ra sáu khả năng (tức là mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý). Sáu khả năng tạo điều kiện làm phát sinh ra sự tiếp xúc (tức là sáu căn tiếp xúc với sáu trần); sự tiếp xúc (căn tiếp xúc với trần) tạo điều kiện làm phát sinh ra giác cảm (tức là thọ uẩn); giác cảm tạo điều kiện làm phát sinh ra dục vọng (tức là ham muốn, thèm khát.. là tưởng uẩn); dục vọng tạo điều kiện làm phát sinh ra sự bám víu; sự bám víu tạo điều kiện làm phát sinh ra quá trình của sự hình thành (hành uẩn), quá trình của sự hình thành tạo điều kiện làm phát sinh ra sự sinh; sự sinh tạo điều kiện làm phát sinh ra sự hủy hoại, cái chết, ta thán, khổ nhọc, đớn đau, buồn phiềntuyệt vọng (tạo nghiệp). Đấy là cách làm phát sinh ra cả khối khổ đau ấy.” 

Thế thì Phật giáo Đại thừa và Nguyên thủy tuy danh tự có khác nhau, nhưng tựu trung vẫn giải thích sự liên quan giữa sáu căn và ngũ uẩn để tạo ra tội nghiệp mà phải chịu cảnh khổ thì hoàn toàn giống nhau, không sai khác.

Nói chung dựa theo Phật giáo, con người có bốn cái tâm. Sắc thân thì chưa có cái biết, chưa có sự phân biệt nên không phải là tâm. Nhưng thân cũng có hai phần là sắc thân tứ đạitịnh sắc căn tức là các giây thần kinh. Khi con người chết thì tim ngừng đập, sắc thân tứ đại chết ngay, nhưng tịnh sắc căn chưa chết. Dựa theo Duy thức thì cần đến 8 tiếng đồng hồ thì tất cả các giây thần kinh mới ngưng hoạt động. Vì thế một người chết đừng di dộng thi thể cho đến 8 tiếng đồng hồ sau để thần thức thoát ra được yên ổn.

1)Tâm thứ nhất là cảm giác là cái biết mà chưa có sự phân biệt, đó là nhãn thức, nhĩ thức, tỷ thức, thiệt thứcthân thức. Cái biết này chính là cái biết của trực giác cho ta những cảm giác dễ chịu, khó chịu, không dễ chịu, không khó chịu. Tâm này còn gọi là tiền ngũ thức nghĩa là thấy sao biết vậy tức là trực tâm.

2)Tâm thứ hai là tư tưởng tức là ý thức. Nó mượn sự hoạt động của bộ óc để phát hiện tức là phân biệt tốt xấu, phải quấy, thịnh suy, vinh nhục, ngon dở, thân sơ…Tâm này là quan trọng và nguy hiểm nhất vì nó sai sử con người vào chỗ đọa lạc. Vì thế nếu người tu diệt được ý thứcthoát ly sinh tử tức là được liễu sanh thoát tử ngay.

3)Tâm thứ ba là thức thứ bảy tức là Mạt na thứccông năng tính toán, đắn đo. Ý thức tức là tư tưởng đề nghị thì Mạt na thức tính toán đắn đo rồi lựa chọn những gì có lợi cho Ta và cái của Ta nằm trong A lại da thức và sau cùng quyết định sai năm thức đầu (nhãn thức, nhĩ thức, tỷ thức, thiệt thứcthân thức) hành động và dĩ nhiên tác tạo ra nghiệp. Tuy thức thứ bảy có tính toán quyết định gì chăng nữa thì cũng do thức thứ sáu là ý thức thúc đẩy, xúi giục cho nên ý thức mới là thức nguy hiểm nhất. Thức thứ bảy này là thức ngu si nhất và thức thứ sáu là thức khôn ngoan nhất và cũng là tội lỗi nhất trong bát thức tâm vương. Tâm này thường được gọi là tâm nghiệp, tâm đồng lõa dẫn dắt chúng sinh vào biển sinh tử luân hồi.

4)Tâm sau cùng là thức thứ tám là kho chứa tất cả kinh nghiệm, kiến thức, ký ức, kỷ niệm và tất cả những chủng tử thiện, ác, tốt, xấu và vô ký.

Bây giờ hãy tưởng tượng A lại da thức là cái kho ví như ông vua làm chủ cả giang san, vàng bạc, gấm vóc, lụa là, binh khí…Mạt na thức ví như ông đại tướng là người đánh nam dẹp bắc tức là tạo nghiệp, nhưng chính Mạt na thức lại biết rất rõ ràng những gì nhà vua cất giữ trong cái kho. Nhưng muốn đánh đấm hay phân phát cơm gạo cho ai thì phải có sự xúi giục, hướng dẫn, chỉ bảo của ông quân sư tức là ý thức. Ông quân sư bày vẽ theo hướng nào thì ông đại tướng thực hành theo hướng đó nghĩa là vào kho lương lấy tiền gạo ra phân phát cho quân lính. Sự phân phát thì do tiền ngũ thức thực hiện. Vì Mạt na thức lúc nào cũng tính toán và làm việc gì cũng nghĩ đến lợi cho A lai da thức nghĩa là lợi cho Ta và cái của Ta nên bị ý thức đánh lừa khiến con người sa vào hầm tăm tối, tạo tội nghiệp để phải chịu quả khổ đời đời.

Ngày nay những chiếc máy vi tính chạy rất nhanh (high speed), chứa biết bao dữ kiện (documents)nhưngthật ra sự hoạt động của nó giống y như là sự hoạt động của bộ óc con người. Bộ óc của máy vi tính là CPU (Central Processing Unit) (đơn vị trung tâm xử lý) sản xuất bởi Intel (hoặc ADM: Advanced Micro Devices). Intel lần đầu tiên giới thiệu con chip Intel 4004 năm 1971 chứa khoảng 2250 transitors và có 16 chân. Đến năm 2006 Intep giới thiệu con chip Intel Northwood P4 có sức chứa 55 triệu transitorsvà có 478 chân. Mới nhất hiện nay năm 2011, Intel giới thiệu con chip Sandy Bridge-E có trên hai tỷ (over two billion) transitors. Trong những thập niên tới, chúng ta sẽ không lạ gì khi thấy xuất hiện nhiều con chip rất nhỏ và chạy rất nhanh làm thay đổi cách sống của nhân loại trên thế gian này. Càng nhiều transitor thì máy vi tính càng giải quyếtnhiều công năng phức tạp trong thời gian ngắn nhất. Ngày nay để tăng vận tốc và công năng xử lý, Intel gép những CPU lại với nhau nên có những danh từ như Dual-core Processor tức là có hai CPU ghép chung lại. A Quad-core Processor chứa 4 cái CPU và xa hơn nữa họ có thể ghép 6 cái CPU (a hexa-core processor) hoặc 8…

Cái bộ óc CPU này có hai nhiệm vụ là:

1)Tính toán những phép như nhơn, chia, trừ, cộng đơn giản cho đến giải quyết những phương trình toán học rất phức tạp… gọi là ALU (Arithmetic logic unit).

2)Chức năngthứ hai là CU (Control unit)(đơn vị điều khiển) có nhiệm vụ xử lý nghĩa là thông dịch các đòi hỏi của chương trình và sau đó hoạt động xử lý nó. Tốc độ xử lý nhanh hay chậm tùy theo con chip mạnh hay yếu. Đơn vị điều khiển (CU) sẽ ra lịnh cho mỗi CPU hay vài CPU xử lý một chương trình, một bài toán…rồi sau đó chuyển kết quả về mản ảnh. Phần này tùy thuộc vào người viết chương trình (program) để điều khiển nó (Programer thuộc về Computer Sciense).

Ngoài bộ óc, máy vi tính phải có phần nhớ để dự trữso sánh dữ kiện. Phần nhớ cứng (hard disk drive) dung chưa tất cả những dữ kiện mà không bị mất. Ngày nay phần nhớ này rất lớn có thể dung chứa từMegabytes (MB)tức là một triệu bytes, đến Gigabytes (GB) là một tỷ bytes cho đếnTerabytes (TB) là một ngàn tỷ bytes. Danh từ byte là chỉ cho units of digital information cho nên chữ bit hay byte là cho tính nhơn với lũy thức 2. Phần nhớ mềm (RAM) có thể chứa GB nghĩa là nó có dung lượng của 1 073 741 823 bytes tương đương với 230 (hai lũy thừa 30). Để dễ hiểu RAM (phần nhớ mềm) là phần nhớ tạm thời mà bộ óc (CPU) sử dụngtrước vì dễ tiếp xúc, nhưng sau đó tất cả dữ kiện được chuyển sang phần nhớ cứng (Hard drive) để lưu giữvĩnh viễn.Vì thế khi máy vi tính bị hư (có virus) thì bộ óc (CPU) bị hư, nhưng phần nhớ cứng vẫn tồn tại nên tất cả dữ kiện dung chứa trong đó không bao giờ mất được.

Tuy nói dài dòng nhưng trên thực tế thì CPU tác động như bộ óc của con người. ALU tính toán, tư lươngtức là Mạt na thức. CU tác dụng như là ý thức dùng để phân biệt, sai sử bộ óc chạy tới chạy lui. Phần nhớ cứng (hard disk drive) là A lại da thức là cái kho màMạt na thức chạy ra chạy vô để so sánh (dùng catche). Sau cùng CU tức là ý thức liền chuyển ý thức, tử tưởng để sai khiến thân và khẩu thực hiện. Do đó khi con người chết thì bộ óc (CPU) bị hư, thân tứ đại tan rã, nhưng thần thức (hard drive) tức là thức uẩn (A lại da thức) vẫn còn nguyên trong không gian và chuyển sang một thân xác mới gọi là tái sinh. Nhưng khi cómáy vi tính mới thì tất cả những dữ kiện từ phần nhớ cứng (hard drive)của máy vi tính củcó thể chuyển sang phần nhớ của máy vi tính mới chớ không bịmất bất cứ một dữ kiện nào. Con người cũng thế,khi chết thì tất cả những chủng tử thiện ác tốt xấu từ trong A lại da thức sẽ kết tập với những nhân duyên mới để định đoạt con người mới của chúng tanghĩa là chúng ta sẽ thọ sanh vào gia đình nào, làm con cái của ai và thọ lãnh phước đức lành dữ, tốt xấu như thế nào.

Khoa học ngày nay giải thích rằng bộ óc là chỗ chứa tất cả sự hiểu biết, nhưng Duy thức phủ nhận lý luận này. Thật vậy nếu sự hiểu biết của con người là do bộ óc vậy khi con người chết đi bộ óc bị hủy diệt thì sự hiểu biết đó cũng phải tan biến theo, nhưng trên thực tế tuy con người có chết, bộ óc bị hủy diệt nhưng tất cả những chủng tử chứa trong A lại da thức trở về không gian và chuyển sang thân xác mới chớ đâu có mất. Đây là chỗ khác biệt giữa khoa học và đạo Phật.

Thế thì đạo Phật thật sự có một nhận thức chính xác hơn khoa học đấy chứ. Thí dụ trong bộ óc của những nhà bác học có rất nhiều ngăn xếprất vi tế nhiều hơn người thường mà khoa học cho rằng đây là những cơ năng phát xuất ra tư tưởngdị thường. Duy thức cũng phủ nhận luôn điều này vì tư tưởng là nhớ lại mà muốn nhớ lại thì phải quay về cái kho chứa tức là thức uẩn (A lại da thức)để tìm lại ký ức, kỷ niệm, kinh nghiệm rồi từ đó mới tìm ra những phát minh mới. Bộ óc của cácnhà bác học có nhiều ngăn mé rất vi tế nên hoạt động rất nhạy bén cũng ví như những máy vi tính có công năng chạy rất nhanh (high speed)tức là con chip CPU rất tốtso với con chip thường nên giải quyết vấn đề (process) nhanh chóng, phức tạphoàn hảo hơn. Nhờ đó họ tìm ra những phát minh mới cho nhân loại, nhưng bộ óc không thể tự nó phát minh được mà bộ óc phải quay về cái kho (thức uẩn) để so sánh rồi từ đó mớitìm ra những điều mới lạ. Thuyết “Duyên Khởi” của đạo Phật chứng minh rằng bất cứ hiện tượng tinh thần hay vật chất nào trên thế gian đều do nhân duyên hòa hợp mà thành. Vì thế quay về với A lại da thức là nhân và từ đó phát triển, tìm tòi thêm là duyên để tạo thành những phát minh mới tức là kết quả. Bằng chứng là các nhà bác học như Albert Einstein, Niels Bohr, Mary Curry, Galileo Galilei…đã dày công nghiên cứu trong phòng thí nghiệm để chứng minh những phương trình, những khám phá mà họ đã phát minh. Do đó tuy là những phát minh mới lạ, nhưng nó vẫn dựa vào những định luật hóa học, vật lý hay toán học vốn đã có sẵn chớ không phải tự trên trời rơi xuống tức là phải vào thức uẩn để so sánh rồi sau đó tưởng uẩn mới phát triển thêm và sau cùng đưa đến kết quả tức là hành uẩnGần đây Paul Allen có viết cuốn sách “Idea Man: a memoir by the co-founder of Microsoft” diễn tả lại những tiến trình từ lúc ông và Bill Gates có những ý niệm rất thô thiểnquyết định viết ra những “program” để chạy cho máy vi tính. Vì thế window – 7 mà chúng ta có ngày nay là một tiến trình rất dài từ lúc ban đầu chớ không thể đùng một cái có nó ngay được. Họ dùng những dữ kiện và kỷ thuật đã có và từ đó phát triển thêm. Cũng như điện thoại di động có iPhone 4 rồi sang iPhone 4S và năm tới sẽ có iPhone 5 rất mỏng, chạy rất nhanh và có nhiều kỷ thuật mới lạ. Thế thì Steve Jobs cũng phải quay về thức uẩn là cái có trước rồi sau đó mới phát minh những cái mới lạ được tức là tưởng uẩn rồi sau đó chuyển sang hành uẩn tức là thực hành. Ngày xưa chỉ có TV trắng đen rồi sang TV màu và trải qua mấy chục năm TV bây giờ rất mỏng, rất rõ, ngay cả 3D khiến chúng ta nhìn vào TV mà y như nhìn cảnh thật ngoài đời.

Thí dụ có một người bị bệnh Alzheimer’s disease nghĩa là một bộ phậnnào đó trong bộ óc bị hư hỏng nên cho dù họ có cốgắng để nhớ lại (tưởng uẩn) nhưng không thể nào tìm được những gì trong quá khứ bởi vì tư tưởng (ý muốn của họ)tức là tưởng uẩnbây giờ không còn tác động với phần đó của bộ óc nên những luồng tư tưởng không vào được thức uẩn (A lại da thức) để so sánh mặc dù thức uẩn vẫn còn nguyênvẹn không hề bị hư hoại. Vì thế muốn tư tưởng có thể hoạt động được mỹ mãn tốt đẹp như ý muốn thì bộ óc phải tốt để nghiệp (thức thứ bảy) chuyểnnhững luồng tư tưởng vào trong thức uẩn và từ đó mới có sự phân biệt. Tuy nhiên những bộ phậnkhác trong bộ óc vẫn còn tốt và hoạt động bình thường cho nên tư tưởng có thể ra vào thức uẩn giúp cho họ nhớ lại được. Vì thế một người có thể quên hết những chuyện hiện tại vừa mới xảy ra vì phần đó trong bộ óc bị hư, nhưng họ có thể nhớ lại rất rõ những gì xảy ra trong quá khứ vì phần nảo bộđó không bị hưhoại. Do đó sự hình thành của tưởng uẩn để tạo ra sự phân biệt là do sự hoạt động giữa tư tưởngthức uẩn. Ngày nay số người bị bệnh lãng trí (Alzheimer’s disease) tại Hoa Kỳ càng ngày càng gia tăng vì thế người học Phật phải có một cái nhìn thực tế để cảm thông, an ủi và giúp đở họ ngỏ hầu hàn gắn những niềm đau mà người đó sẽ đi qua và những nỗi khổ mà thân nhân của họ phải gánh chịu. Nên nhớ đây không phải là bệnh do ma quỷ hay trời hành Phật đọa gì hết mà bộ óc là một thành phần của thân tứ đại nên phải chịu sự thoái hóa của luật vô thường giống như những phần khác của thân thể thế thôi.

Tóm lại, muốn dễ hiểu chúng ta có thể quán chiếu sự biến hành của ngũ uẩn như là cuộc Tây Du Ký của thầy trò ngài Huyền Trang. Sắc uẩn là con ngựa ngài Huyền Trang cởi cũng như thân xác của chúng ta. Thọ uẩn là Trư Bát giới là người thích cảm thọ mọi thú vui trên thế gian. Tưởng uẩn là Tề thiên đại thánh, là người phân biệt đủ mọi thứ tốtxấu, thánh phàm cho đến người hay quỷ, lợi hại,nhục vinh, tốt xấu, bày vẽ ra đủ điều…Tưởng uẩn có thể hiểu là nơi phát xuất ra mọi ý niệm dựa theo sự phân biệt đối đãi nhị nguyên để sai khiến hành uẩn thực hiện những tư tưởng đó vì thế có thể nói tưởng uẩn như là vị quân sư củamột triều đại. Vì thế chính tưởng uẩn là nguồn gốc tạo ra sinh tử luân hồi.

Đã là con người thì ai cũng có cảm giác vui buồn, ngay cả đức Phật cũng có cảm giác đấy chứ. Nhưng sự khác nhau là đức Phật không dính mắc vào tư tưởng nên Ngài không có tâm phân biệt làm sao giữ cái cảm giác vui này cho nó được dài lâu để hưởng thụ. Ngược lại phàm nhân thì chạy theo ý thức phân biệt để kéo dài cảm thọ thì tâm tham liền nổi dậy. Thậm chí còn tìm cách giữ cảm giác đó cho dài thêm cho nên lòng tham cũng tăng theo. Mà giữ không được thì tâm sân phát khởi làm cho cuộc đờiđiên đảo. Đối với đức Phật thì Ngài cũng có tư tưởng đó chứ,nhưng Ngài không bao giờ dính mắc vào tư tưởng. Ngài vẫn có cảm giác nhưng không dính mắc vào cảm giác nên Ngài mới có Vô thượng Niết bàn, tâm hằng tự tại. Trong khi đó chúng sinhcảm giác rồi lại say mê chìm vào trong cảm giác lạc thọ hay khổ thọ để phải chịu khổ. Chưa có cảm giác lạc thọ thì mong có nên mới khổ mà có rồi thì muốn có thêm nên khổ nhiều hơn. Có mà sợ mất thì càng khổ, sợ mất mà nó vẫn mấtthì quá khổ. Tóm lại cảm giác lạc thọ hay khổ thọ đều cùng chung nỗi khổ như nhau. Tuy nhiên, chúng là những cảm giác tự nhiên vìhễ có thân là có nó, nhưng nếu con người dính mắc vào những cảm giác đó thì trở thành thèm khát chẳng khác chiloài ngạ quỷ. Còn tìm cách phê phán những cảm giác này chính là tư tưởng nghĩa là phân biệt cảm giác này hay chê bai cảm giác nọ tức là chức năng của tưởng uẩn. Mà nơi cung cấp chất liệu để hành uẩn thực hiện sự được so sánhthức uẩn. Do đó thức uẩn là quan trọng nhất bởi vì nếukhông có nó thìtưởng uẩn không thể nào thực hiện sự phân biệtđược.

Tóm lại, khi con người chết thìsắc uẩn ngưng hoạt động. Sau đó thần kinh đứt nên cảm giác bị gián đoạn tức là thọ uẩn cũng mất. Bộ óc chết thì tư tưởng bám víuvào bộ óc cũng chết theo nên tưởng uẩn cũng biến mất. Tưởng uẩn không còn nên không cònnghiệp để sai khiến hành uẩn vì thế hành uẩn cũng tan theo. Duy chỉ có thức uẩn là vô hình và không tùy thuộc bộ óc nên tuy thân chết nhưng nó vẫn tồn tại. Nói cách khác sắc uẩn, thọ uẩntưởng uẩn là “cái của Ta”đã bị diệtchonên thức uẩn bao gồm kiến thức, ký ức, kỷ niệm, kinh nghiệm và biết bao chủng tử thiện ác khác tức là “cái Ta”duy nhất còn tồn tại.

A lại da thức còn được gọi là Như Lai Tạng là cái kho để chứa tất cả những chủng tử (hạt giống) của vạn pháp và cũng là cái bọc chứa để giấu kín, che phủ phiền não mê lầm, che phủ Phật tánh. Và A lại da thức cũng là cái mầm giác ngộ vốn có sẵn trong tất cả mọi chúng sinh. Tạng là chất chứa cho nên Như Lai Tạngchất chứa mọi công đức quyền năng của Như Lai. Đứng về mặt ô nhiễm, Như Lai Tạngtượng trưng cho thế giới luân hồi sinh diệt. Còn dựa theo phía thanh tịnh, Như Lai Tạng là biểu hiện cho Niết bàn giải thoát.

Cứu cánh của giáo lý Phật Đàđức Phật dạy chúng sinh diệt khổ để có an lạc, hạnh phúc ngay trong cái thế giới có sinh có diệt này chớ đức Phật không bao giờ dạy con người trốn khổ nghĩa là cầu nguyện chạy sang một thế giới nào đó để có an lạc mà tự mình không lo hóa giải hết những thứ ô trược đó ở thế giới Ta Bà. Thế thìngay trên cái khổ đó mà con người làm chủ được nó thì gọi là diệt khổ. Nếu chúng sinh không có khả năng diệt khổ thì cái khổ sẽ theo họ như bóng theo hình cho nên bất cứ họ ở đâu cho dù là cõi cực lạc thì họ vẫn phải sống trong cảnh khổ như thường. Vì vậy khi tâm thanh tịnh, không còn phiền não quấy phá thì nơi ấy chính là cõi Phật thanh tịnh rồi.

Nguyên nhân gây ra tất cả những nỗi khổ đau của cuộc sống là đều do ý thức tức là tư tưởng mà ra. Vì thế đức Phật dạy chúng sinh chuyển tất cả tư tưởng (ý thức) thành ra trí tuệ thì chấm dứt khổ đau và dĩ nhiên Niết bàn an lạc hiển hiện. Thí dụ có đứa con chửi cha mẹ của mình làm cho cha mẹ quá đau khổ, tâm muốn phát điên. Nhưng tại sao lại phải phát tâm sân? Bởi vì tư tưởng gieo vào trong tâm thức để phân biệt nó là con của mình, mình sanh đẻ và nuôi nó lớn khôn thế mà hôm nay nó dám chửi mình. Vì thế những tư tưởng xấu đó làm cho mình sân, chớ không phải đứa con chửi làm mình sân. Bây giờ cũng câu chửi đó nhưng đối với bậc thánh thì họ vẫn thản nhiên tự tại. Tại sao? Bậc thánh nhân không sân bởi vì họ không có dòng suy tư như phàm nhân. Phàm nhân thì suy nghĩ phân biệt nó là con mình mà nó chửi mình quá nặng thì chính cái suy nghĩ này làm mình khổ, mình sân trong khi đó bậc thánh họ cũng nghe mà không suy nghĩ nên tâm phẳng lờ thì sân tìm đâu ra. Vì thế tất cả mọi phiền não đau khổ trên thế gian này đều phát nguồn từ ý thức, tư tưởng mà ra.

Nhưng làm sao chấm dứt tư tưởng?

Đúc Phật dạy hành giả áp dụng hai lối tu:

1)Một là tu Chỉ (định)(Xa-ma-tha) nghĩa là dùng thiền định ly sanh hỷ lạc địa và định sanh hỷ lạc địa hay niệm Phậtáp chế nó. Tuy nhiên tư tưởng chỉ bị ép chế chứ không bị tiêu diệt cũng như đá đè thì cỏ mọc không được đến khi dời đá đi chỗ khác thì cỏ mọc lên tức thì mà đôi khi còn tốt hơn lúc trước nữa. Tu Chỉ là mục đích làm dừng lại mọi vọng tưởng trong tâm để tâm được yên tịnh (tạm thời).

Hành giả nhờ ly mà có được sự an lạc do đó sơ thiềnphương pháp rất thực dụng cho tất cả mọi chúng sinh nếu muốnđạt được sự an lạc. Vậy ly cái gì? Chữ ly ở đây là chữ gọi tắc của chữ viễn ly. Sống trong thế gian thì bất cứ ai cũng đam mê về bản ngã (chấp ngã) và ngã sỡ hữu (chấp pháp). Ngoại trừ những người họcđạo, hành đạochứng đạo thì mới có thể kiềm chế cường độ đam mê đó còn phàm nhân thì chạy theo những thứ đam mê này là chuyện thường chẳng có gì đặc biệt. Bản ngãngã sở hữu là cội gốc của vô minh và từ đó nó phát sinh đâm chồi nẫy nhánh tạo thành ba thứ vô mình căn bản tham-sân-si.Và từ cái tam độc này nẫy sinh ra tham đắm về tài, sắc, danh, thực, thùy còn được gọi là đam mê theo ngũ dục lạc. Ngày nào con người còn lặn hụp trong tài sắc danh lợi an ngon ngủ kỷ này thì cuộc đời không bao giờ có được an vui, tự tại. Đến đây có người thắc mắc rằng có tiền nhiều, danh vọng lớn, ăn ngon, mặc đẹp thì nếu đây không phải là hạnh phúc, là những cứu cánh của cuộc đời thì còn là gì? Thật vậy, Phật giáo không phủ nhận những hạnh phúc giả tạm nầy, nhưng nếu quán chiếu lại thì sẽ thấy rằng tất cả những hạnh phúc ở trên đều phải có điều kiện. Mà hễ bất cứ cái gì trên thế gian mà có điều kiện thì cái đó bị ràng buộc. Hạnh phúc nhỏ thì ràng buộc ít còn hạnh phúc càng nhiều thì chắc chắn sự ràng buộc càng to lớn hơn. Nói cách khác hễ có ràng buộc dầu ít hay nhiều thì vẫn là cội nguồn cho những nỗi khổ sau nàytức là trong cái hạnh phúc đó đã ngầm chứa mầm mống khổ đau rồi. Thí dụ ngày tân gia chắc chắn phải là ngay vui, hạnh phúc cho gia đình, nhưng chỉ vài tháng sau nào là tiền nhà, tiền thuế, tiền bảo hiểm và biết bao thứ tiền khác dính liền với căn nhà mới này thì lúc đó có còn vui vẻ như mấy tháng trước chăng?Vì thế, con người càng chạy theo ngũ dục lạc, càng đam mê tài sắc danh lợi ăn ngon ngủ kỷ thì dễ sống trong vô minh bất giác, mê mờ chân tánh và sẽ không bao giờ có được giây phút an lạc trong tâm hồn. Do đó bây giờ hành giả tu theo sơ thiền sẽ làm cho tâm dần dần biết viễn ly, xa lìa những ngã và ngãsở khiến cho những căn bản phiền não tham sân si cũng dần dần tan biến. Càng viễn ly thì cường độ tham sân si càng giảm khiến cho thân tâm nhẹ nhàng thanh thoát khinh an tự tại.

Đến đây hành giả bắt đầu tu định nghĩa là định sinh hỷ lạc địa. Hành giả sau khi vượt qua viễn ly tức là đến đây thì họ đã bỏ hết tất cả những ngoại duyên, nên họ có thể chú tâm để quán về một đối tượng sở quán nào đó. Thí dụ hành giả bây giờ xoay về quán vô thường để thấy biết rằng thân là vô thường, cảnh cũng vô thường và tất cả vật thể hữu vi đều là vô thường. Từ quán vô thường rốt ráo đó đưa hành giả trở về viễn ly, xa lìa không dính mắc tức là trở về lại với sơ thiền. Đến đây hành giả thấy thấu suốt được chân lý vô thường, khổ, vô ngã, bất tịnh của thế gian. Nói cách hành giả dùng những đối tượng vô thường, khổ, vô ngã, bất tịnh để quán và sau cùng thấy biết được bằng chính tri kiến của mình do sức công phu thiền định, quán chiếu thì thời điểm này hành giả chứng nhập những chân lý đó mà không phải cần qua sách vở nữa. Do đó nhị thiền là do sức công phu tu tập định tâm mà sinh ra hỷ lạc.

2)Tu Quán (Tam-ma-bát-đề) tức là tu trí tuệ. Khi tâm đã định thì giai đoạn kế tiếptu Quán nghĩa là tiếp tục thiền định đến khi nhận chân được chân lý tức là trí tuệ phát sinh. Chỉ có trí tuệ mới có sức mạnhcông năng tiêu diệt ý thức, vọng tưởng. Đến đây thì những vi tế tham sân si mới thật sự bị hủy diệt, tâm hằng tự tại thanh tịnh Niết bàn.

Thí dụ tiền làm tâm ô nhiễm nên người tu Phật chạy trốn không dám đụng tới nó.Nhưng tại sao lại phải chạy trốn? Bởi vì cái nhân của tham tiền, tham sắc, tham danh lợi thì lúc nào cũng núp ở trong tâm của con người chỉ đợi có cơ hội, có đủ duyên là chúng hợp lại đưa con người vào vòng sa đọa của tam ác đạo. Lục Tổ dạy rằng: “Tịch tịch bất kiến văn”  nghĩa là không còn chấp nơi thấy, nghe, hay, biết thì có thanh tịnh nhẹ nhàng tức là thấy thì thấy tất cả mà như không thấy gì hết. Nghe, ngửi, nếm, xúc, biết cũng thế. Nói thế thì người chứng đạo cũng biết vui, biết đẹp, biết xấu, biết dở, biết tất cả đấy chứ, nhưng họ không đưa cái biết ấy vào tâm (vô trướckhông chấp) để rồi sanh ra tham luyến cho nên đối với họ cái gì cũng biết nhưng xem như không biết gì hết.

Đức Phật giới thiệu giáo lý “Như Thị” để người tu Phật có một cái nhìn, một nhận định chính xác về tánh “Như Thị” tức là “Như Vậy” của vạn pháp. Thập Như Thịtinh hoa, là giáo lý rất thâm sâu của kinh Pháp Hoa bởi vì chỉ có Phật với Phật mới có khả năng thấy biết cùng tận thật tướng của các pháp. Đó là các pháp đều có như thị tướng, như thị tánh, như thị thể, như thị lực, như thị tác, như thị nhân, như thị duyên, như thị quả, như thị báo, như thị bản mạt cứu cánh đẳng nghĩa là thật tướng của tất cả các pháp có đầy đủ 10 như thị. Thí dụ Như thị tướng (Tướng như vậy) nghĩa là hình tướng của vạn pháp như thế nào chúng ta chỉ nên thấy biết như thế ấy, đừng thêm, đừng bớt, đừng cộng ngã kiến vào thì chúng ta nhìn đúng “Như Thị Tướng”. Do đó khi nhìn đóa hoa thì biết là đóa hoa, đừng cho là hoa đẹp, hoa xấu, hoa tươi hay hoa héo…

Con người vì không nhìn vạn pháp bằng “Như Thị” mà nhìn đời bằng những phạm trù đối đãi phân biệt cho nên mới sinh ra phải quấy, thương ghét, tốt xấu, thân sơ, vui mừng, buồn giận…Nếu nhìn vạn pháp bằng tánh “Như Thị” thì đó là lối nhìn theo Tri Kiến Vô Kiến. Ngược lại nếu con người dựa theo thiển kiến chủ quan của mình mà nhìn vạn pháp thì chắc chắn họ sẽ đánh mất tánh “Như Thị” cho nên lối nhìn này chính là Tri Kiến Lập Tri có thể đưa con người đến những nhận định không chính xác, sai lầm, thiếu hoàn hảo.

Vì thế kinh Lăng Nghiêm, đức Phật dạy rằng:

Tri kiến lập tri tức vô minh bổn,

 Tri kiến vô kiến tư tức Niết bàn.

Nghĩa là nếu con người lấy sự thấy biết nếm ngửi bên ngoài đem vào tâm làm tâm phát khởi sự phân biệt khiến tham-sân-si dấy khởi thì đây là căn nguyên của vô minh. Còn thấy biết thì cái gì cũng thấy biết, nhưng không đem vào tâm thì thấy biết mà cũng như không thấy biết gì hết nên tâm hằng thanh tịnh thì đây chính là Niết bàn vậy.

Khi trí tuệ thấu suốt, lục căn thanh tịnh thì tuy biết đời là vô thường nhưng không có đau khổ, biết đời là khổ nhưng không trốn cái khổ mà tận diệt chúng để có an vui tự tại. Biết đời, vạn phápvô ngã nhưng không vì thế mà hủy diệt những cái có. Do đó mục đích chính vẫn là cải tạo làm cho lục căn được thanh tịnh thì tuy sống trong thế giới vô thường vô ngã mà ta vẫn an lạc tự tại Niết bàn. Vì thế đối với thế gian là khổ đau, là phiền não mà ta vẫn an vui hạnh phúc. Quán vạn pháp giai không thì tâm không dính mắc, không còn lưu luyến hay bị nhận chìm đọa lạc. Con người có khổ vì sống trong vô minh, bất giác cho nên khi thức tỉnh để biết rằng thật tánh của khổ là Phật tánh thì làm gì còn khổ nữa.

Ngày xưa lúc còn là vị Thái tử giàu sang quyền quý, sống trên nhung gấm lụa là mà Tất Đạt Đa đâu có hạnh phúc. Miệng ăn sơn hào hải vịvị đắng như ngậm bồ hòn. Ngủ nơi lầu son gác tía mà lòng cứ lo sợ nay bị kẻ này giết, mai người kia ám sát nên đi đâu mặc dầu lúc nào cũng có tiền hô hậu ủng mà lòng không an. Đến khi xuất gia thành đạo, ngày ăn một bửa đêm ngủ gốc cây mà lòng an vui tự tại. Vì thế đối với đức Phật bỏ tất cả thì sẽ được tất cả. Được tất cả nghĩa là không được gì hết tức là không còn dính mắc. Do đó tôn chỉ của đạo Phậtdiệt khổ chớ không trốn đời bởi vì khi quán chiếu để thấy biết cuộc đờivô thường vô ngã, tịch tịnh thì ở đâu cũng thanh tịnh, làm việc gì cũng an vui tự tại cho nên ngày xưa đức Phật đến đâu thì nơi ấy là cõi Phật thanh tịnh bởi vì tâm Ngài thanh tịnh thì thế giới sẽ thanh tịnh theo.

“Rõ ràng đạo quả đâu xa

Chơn tu thành Phật, Phật là người tu”.

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 10986)
Đây là một bộ Đại Tạng đã được nhiều học giả và các nhà nghiên cứu về Phật Học chọn làm bộ Đại Tạng tiêu biểu so với những bộ khác như...
(Xem: 16315)
Đại Thừa Khởi Tín Luận là bộ luận quan trọng, giới thiệu một cách cô đọng và bao quát về triết học đại thừa.
(Xem: 11775)
Công trình biên soạn này trình bày một cách rõ ràng từ lịch sử hình thành và phát triển của hệ thống triết học Trung Quán cho đến khởi nguyên, cấu trúc, sự phát triển...
(Xem: 11998)
Đối với Phật giáo, các nguồn gốc của mọi hành vi tác hại, thí dụ như ham muốn, thù hận và cảm nhận sai lầm được coi như là cội rể cho mọi sự xung đột của con người.
(Xem: 12690)
Các học giả Tây phương quan niệm hệ thống giáo lý Phật giáo từ các bản Pali, Sanskrit là kinh “gốc” và kinh sau thời đức Phật là kinh phát triển để...
(Xem: 12600)
Đức Phật trình bày các điều bất thiện đều bắt nguồn từ tham, sân, si còn điều thiện là do lòng không tham, không sân, không si dẫn tới.
(Xem: 10122)
Đây nói về công đức của Bồ-tát sơ phát tâm, là để phân biệt với những gì đã nói về Nhị thừa...
(Xem: 13814)
Từ ngàn xưa chư Phật ra đời nhằm một mục đíchgiáo hóa chúng sinh với lòng bi nguyện thắm thiết đều muốn cho tất cả thoát ly mọi cảnh giới phiền não khổ đau
(Xem: 10136)
Bát Nhãtrí tuệ, nhưng không giống như trí tuệ thế gian, cho nên thường gọi là Trí Tuệ Bát Nhã.
(Xem: 13595)
Chữ “Viên giác bồ tát” – Viên GiácGiác viên mãn. Từ trước đến đây, Phật đã nhiều lần chỉ dạy phương pháp tu hành để phá trừ Vô minhchứng nhập Viên giác.
(Xem: 16159)
Phẩm Quán Thế Âm Bồ Tát Phổ Môn thường được gọi đơn giảnphẩm Phổ Môn nghĩa là cánh cửa phổ biến, cánh cửa rộng mở cho mọi loài đi vào.
(Xem: 11868)
Pháp ấn là khuôn dấu của chánh pháp. Khuôn dấu chứng thực tính cách chính thống và đích thực. Giáo lý đích thực của Bụt thì phải mang ba dấu ấn chứng nhận đó.
(Xem: 12871)
Những lời Như Lai thuyết giảng trước các đại đệ tử năm nào cách đây hai mươi lăm thế kỷ hiện nay vẫn hiện tiền cho những ai có cái tâm kính cẩn lắng nghe.
(Xem: 11556)
Xuất sinh pháp Phật không gì hơn Hiển bày pháp giới là bậc nhất Kim cương khó hoại, câu nghĩa hợp Tất cả Thánh nhân không thể nhập.
(Xem: 12579)
Nơi tâm rộng, hơn hết Tột cùng không điên đảo Lợi ích chốn ý lạc Thừa nầy công đức đủ.
(Xem: 10697)
Giáo lý đạo Phật đặt nền tảng trên con người, lấy hạnh phúc con người làm trung tâm điểm để phát huy lý tưởng Bồ-tát đạo.
(Xem: 10887)
Kinh Duy Ma là một tác phẩmgiá trị về mặt văn học. Đó là một văn bản có giá trị giải tỏa mọi ức chế về mặt tư tưởng, giải phóng sự gò bó trói buộc...
(Xem: 10859)
Kinh Duy Ma là cái nôi của Đại thừa Phật giáo, kiến giải giáo lý theo chân tinh thần Đại thừa “Mang đạo vào đời làm sáng đẹp cho đời, mà không bị đời làm ô nhiễm”.
(Xem: 11805)
Duy-ma-cật sở thuyết còn có một tên khác nữa là Bất tư nghị giải thoát. Đó là tên kinh mà cũng là tông chỉ của kinh.
(Xem: 12657)
Bộ Kinh này trình bày cảnh giới chứng nhập của Bồ Tát, có nhiều huyền nghĩa sâu kín nhiệm mầu, cao siêu...
(Xem: 10978)
Đức Phật thuyết Kinh Kim Cang là để dạy cho chúng ta làm thế nào để có được cuộc sống hạnh phúc, cảnh giới niết bàn.
(Xem: 12516)
Trong tập sách nầy gồm các bài giảng về giáo lý kinh Pháp Hoa cùng phân tích phẩm Tựa và phẩm Phương Tiện của kinh.
(Xem: 11230)
Tri kiến Phật là cái thấy biết không thuộc về kiến chấp ngã nơi thân, không thuộc về kiến chấp ngã nơi tâm (vọng tâm).
(Xem: 12418)
Trái tim không phải để suy nghĩ. Trái tim là để yêu thương. Khi trái tim nghĩ thì chắc cũng không nghĩ như khối óc.
(Xem: 13969)
Cũng như những kinh luận liễu nghĩa khác, nội dung của kinh không ngoài việc chỉ cho mọi người thấy được TÁNH PHẬT của chính mình.
(Xem: 10739)
Kinh Lăng Già gắn liền với Thiền là một sự kiện đáng ghi nhớ trong lịch sử Thiền tông, khi Sơ tổ Đạt Ma đem bộ kinh bốn quyển này phó chúc cho Nhị tổ Huệ Khả
(Xem: 10403)
Nhân khi Phật đi thuyết pháp ở Hải-Long-Vương cung về qua đấy, quỉ vương đi đón Phật và mời Phật vào trong thành Lăng-Ca xin thuyết pháp.
(Xem: 11075)
Vàng không có tự tánh, nhờ có điều kiện thợ khéo mà có tướng sư tử sinh khởi. Sự sinh khởi ấy sở dĩ có được là do nhân duyên, cho nên nó là duyên khởi.
(Xem: 11868)
Kính lạy bậc Giác ngộ pháp thật Lìa các phân biệt cùng hý luận Muốn khiến thế gian rời bùn lầy Trong không ngôn thuyết, hành ngôn thuyết.
(Xem: 13039)
Kinh Phước Đức, một Kinh nói về đề tài hạnh phúc. Kinh được dịch từ tạng Pali và nằm trong bộ Kinh Tiểu Bộ (Khuddhaka-nikāya).
(Xem: 12267)
Kinh Kim Cang thuộc hệ Bát Nhã, một trong ngũ thời giáođức Phật đã thuyết, và là quyển thứ 577 trong bộ kinh Đại Bát Nhã gồm 600 quyển.
(Xem: 15248)
Kinh Di Giáo là một tác phẩm đúc kết những gì cần thiết nhất cho người xuất gia. Đây là những lời dạy sau cùng của Đức Phật, đầy tình thương và sự khích lệ.
(Xem: 14211)
Đức Phật A Di Đà do lòng Đại từ bi, Đại nguyện lực, như nam châm hút sắt, nhiếp thọ hết tất cả chúng sanh trong mười phương vào trong cõi nước Tịnh độ của Ngài,
(Xem: 11998)
Kinh Sa-môn quả đã được đức Phật dạy cách đây trên hai mươi lăm thế kỷ. Nội dung tất cả các phương pháp Phật trình bày trong kinh này đều xoáy sâu vào ba vô lậu học là giới – định – tuệ.
(Xem: 15188)
Sáu chữ BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA sẽ được giải ở câu đầu tiên của phần nội văn, bây giờ giải đề Kinh chỉ giải hai chữ TÂM KINH
(Xem: 11881)
Đề cương kinh Pháp Hoa là học phần cương yếu, Thượng nhân Minh Chánh nêu lên cốt lõi của kinh qua cái nhìn của thiền sư Việt Nam...
(Xem: 12331)
Tên của bộ Kinh này là Kinh Lục Tổ Pháp Bảo Đàn, tên riêng là "Lục Tổ Pháp Bảo Đàn." "Kinh" là tên chung của các bộ Kinh
(Xem: 11097)
Duy ma trọng nhất là bồ đề tâmthâm tâm. Bồ đề tâm thì vừa cầu mong vừa phát huy tuệ giác của Phật. Thâm tâmchân thành sâu xa trong việc gánh vác chúng sinh đau khổ và hội nhập bản thể siêu việt.
(Xem: 12003)
Bài Bát-nhã Tâm kinh do ngài Huyền Trang đời Đường dịch vào năm 649 dương lịch, tại chùa Từ Ân. Toàn bài kinh gồm 260 chữ.
(Xem: 10505)
Thế Tôn đã để lại cho chúng ta một phương pháp để thẩm định đâu là giáo lý Phật Giáo, đâu không phải là những lời dạy của đức Phật.
(Xem: 12466)
Quyển Pháp Hoa Đề Cương là một tác phẩm thật có giá trị của một Thiền sư Việt Nam gần thời đại chúng ta.
(Xem: 13045)
Hội Phật Học Nam Việt - Chùa Xá Lợi Saigon Xuất Bản 1964, Trung Tâm Văn Hóa Phật Giáo Việt Nam-Hoa Kỳ Chùa Huệ Quang Tái Xuất Bản
(Xem: 14693)
Phật pháp không phải là một, không phải là hai, từ lâu truyền lại, ngoài tâm có pháp tức ngoại đạo. Người học đạo Phật ai ai cũng biết như thế.
(Xem: 12560)
Kinh Đại Bát Niết Bànbài kinh nói về giai đoạn cuối đời của đức Phật Thích Ca, từ sáu tháng trước cho tới khi ngài viên tịch, tức là nhập Bát Niết Bàn.
(Xem: 16414)
Nghĩa lý kinh Kim cương là ngoài tầm nghĩ bàn, phước đức kinh Kim cương cũng siêu việt như vậy.
(Xem: 19475)
Phật dạy tất cả chúng sanh đều sẵn có Trí huệ Bát Nhã (Trí huệ Phật) từ vô thỉ đến nay. Trí huệ Bát Nhã rất là quý báu và cứng bén, như ngọc Kim cương hay chất thép.
(Xem: 12175)
Tạng Kinh là bản sưu tập gồm tất cả những bài Kinh đều do Đức Phật thuyết vào những lúc khác nhau.
(Xem: 13405)
Thích Đức Nhuận, Viện Triết Lý Việt Nam & Triết Học Thế Giới California, USA Xuất bản 2000
(Xem: 11867)
Tam Tạng Pháp sư Cưu Ma La Thập, đời Dao Tần dịch. Sa môn Hám Sơn Thích Đức ThanhTào Khê, đời Minh soạn - Việt Dịch: Hạnh Huệ
(Xem: 11519)
Bồ tát Long Thọ ra đời khi các cánh cửa của Phật giáo Đại thừa được bắt đầu mở rộng.
(Xem: 12661)
Kinh Căn Bản Pháp Môn nêu lên hai cách tu tập: Chỉ (samātha) và Quán (vipassana). Đây là hai cách tu tập cần yếu trong hành trình dẫn đến giác ngộ.
(Xem: 14393)
Trong tác phẩm này, chúng tôi đã cố gắng giới thiệu một phần quan trọng của tạng kinh thuộc Nhất thiết hữu bộ (Sarv.) là kinh Trung A-hàm (Madhyama Àgama) trong hình thức toàn vẹn của nó.
(Xem: 12520)
Hòa thượng Tịnh Không giảng tại Tịnh Tông Học Hội Tân Gia Ba, bắt đầu từ ngày 28/5/1998, tổng cộng gồm năm mươi mốt tập (buổi giảng).
(Xem: 15549)
Bộ kinh này có mặt ở Trung Quốc từ đời nhà Đường (618-907). Ngài Bát Lạt Mật ĐếDi Già Thích Ca dịch từ Phạn văn ra Hán văn.
(Xem: 13501)
Kinh Pháp Cú là một trong 15 quyển kinh thuộc Tiểu Bộ Kinh trong Kinh tạng Pali. Đây là một quyển kinh Phật giáo phổ thông nhất và đã được dịch ra rất nhiều thứ tiếng trên thế giới.
(Xem: 12777)
Diệu Pháp Liên Hoa có thể nói là bộ kinh nổi tiếng nhất trong khu vườn kinh điển Phật giáo Đại thừa.
(Xem: 17882)
Thế Tôn đã từng dạy, chỉ có từ bi mới có thể hóa giải được gốc rễ hận thù, tranh chấp, đối kháng và loại trừ lẫn nhau, ngoài từ bi không có con đường nào khác.
(Xem: 11052)
Kinh Kim Cương là một bộ kinh có một vị trí đặc biệt trong lịch sử học tập và tu luyện của Phật giáo nước ta. Từ giữa thế kỷ thứ 7, trước cả Lục tổ Huệ Năng, thiền sư Thanh Biện của dòng thiền Pháp Vân đã nhờ đọc kinh này mà giác ngộ.
(Xem: 12090)
Chúng ta biết rằng, lý do tồn tại của Thiền cốt ở tâm chứng, không phải ở triết luận có hệ thống. Thiền chỉ có một khi mọi suy luận được nghiền nát thành sự kiện sống hàng ngày và trực tiếp thể hiện sinh hoạt tâm linh của con người.
(Xem: 12938)
Bài kinh này được chọn trong bộ kinh Theragatha mà kinh sách Hán ngữ gọi là Trưởng Lão Tăng Kệ, thuộc Tiểu Bộ Kinh (Khuddaka).
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant