Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới
Bài Mới Nhất

Khái Niệm Uẩn, Xứ Và Giới Theo Sanskrit

23 Tháng Sáu 201514:10(Xem: 7929)
Khái Niệm Uẩn, Xứ Và Giới Theo Sanskrit

KHÁI NIỆM UẨN, XỨ VÀ GIỚI THEO SANSKRIT

Phước Nguyên


Khái Niệm Uẩn, Xứ Và Giới Theo Sanskrit


I/ THẾ NÀO LÀ UẨN?

Thuật từ Uẩn 蘊, ngữ nguyên Sanskrit là skandha, Pāli là khandha, Hán phiên âm, Tắc-kiện-đà 塞健陀, dịch là tích tụ, loại biệt, tức là năm loại khác nhau về các pháp hữu vi.

Từ skandha của Sanskrit Hán dịch là Uẩn, với ý nghĩa: tích tập. Theo A-tỳ-đạt ma Câu-xá luận[1], từ uẩn có ba ý nghĩa:

  • Hòa hợp tụ: nhiều yếu tố nhóm tích tập một chỗ.
  • Kiên: Kiên là vai. Vai có thể gánh vác mọi vật.
  • Chia đoạn: y cứ những tính chất khác nhau mà chia ra làm nhiều loại.

Y theo bản Sanskrit Câu-xá, Phẩm Phân biệt giới, luận nói : “rāśyāyadvāragotrārthā skandhāyatanadhātava/[2]: Uẩn, xứ và giới, có nghĩa là tụ, sinh môn và chủng tộc. Như vậy theo ngài Thế Thân trong Câu-xá Skandha, có nghĩa là: tụ, tích tụ, tập hợp v.v..

Chúng ta có thể xem Kinh Tạp A-hàm, Đại Chánh Tạng Tân Tu, trang 15a, giải thích tường tụ về sắc Uẩn. Hay ở đây chúng ta có thể đọc đoạn Kinh Pāli như sau: “ya kiñci bhikkhu rūpa atītānāgatapaccuppannam ajhatta vā bahiddhā vā oālika vā sukhuma vā hia vā paita vā ya dūre santike vā[3]…: Những gì là sắc, hoặc quá khứ, hoặc vị lai, hoặc hiện tại, hoặc trong, hoặc ngoài, hoăc thô, hoặc vi tế, hoặc thấp kém, hoặc vi diệu, hoặc xa, hoặc gần, tất cả được tổng họp làm một, và gọi đó là sắc uẩn.

Đại Tì-bà-sa Luận, định nghĩa Uẩn có bốn ý nghĩa :

“Uẩn có nghĩa là tụ 聚,

“ Uẩn có nghĩa là hiệp 合,

« Uẩn có nghĩa là tích 積,

« Uẩn có nghĩa là lược 略.” [4]

Vì từ Sanskrit ở đây là rāśi, với ý nghĩa là: đống, tụ, tích tụ…

Theo Biện Trung Biên[5], Uẩn có ba ý nghĩa:

  • Không phải một
  • Tóm lược: Uẩn là do tích hợp nhiều yếu tố lại mà có.
  • Chia đoạn: từng nhóm, tùy theo đặc tính khác nhau của chúng.

Từ skandha của Sanskrit,  còn được dịch là Ấm 陰, với ý nghĩache đậy, đôi khi skandha  còn được dịch là Chúng 眾, hoặc cũng dịch là Tụ 聚 v.v..


II/ XỨ LÀ GÌ ?

Xứ 處, Sanskrit gọi là Āyatana, có nghĩa là, trụ xứ, lĩnh vực, cái nhà, chỗ trú ẩn, tòa ngồi, cái kho, đôi khi nó cũng được hiểu là quật trạch (hang ổ).

Từ Āyatana Hán văn dịch là xứ, nhập, có khi ghép cả hai thành nhập xứ.

Kinh nói: “cittacaitānām āyam utpatti tanvantīty āyatanāni »[6] : Những gì khuếch trương sự xuất hiện, hay sinh khởi, của tâm và tâm sở, đó là xứ.”

Theo đây, āyatana, là phức hợp từ của āya+tanoti, trong đó āya (sự hiện đến) = utpatti (sự sinh khởi); tanoti<tan: dàn trải, khuếch trương.

Ngài Thế Thân lại nói: “Cửa sinh xuất của tâm và tâm sở, là nghĩa của xứ. Theo ngữ nguyên, xứ là cái làm gia tăng sự sinh xuất của tâm và tâm sở. Nghĩa là, chúng khuếch trương[7]. Khuếch trương ở đây nên hiểu là nó làm phát sinh tác dụng của tâm và tâm sở.

Các Luận sư Tỳ-bà-sa trình bày mười hai định nghĩa của xứ[8] như sau:

  • Sinh môn: Sinh môn là cửa ngõ sinh hoạt vào ra.
  • Sinh lộ: Sinh lộ là con đường để sinh sống.
  • Tạng: Tạng là kho cất giữ.
  • Thương: Thương là kho lúa.
  • Kinh: Kinh là sợi chỉ xuyên suốt.
  • Sát: Sát là giết, tiêu diệt.
  • Điền: Ví như ở trong ruộng có vô lượng loại giống má sinh trưởng
  • Trì: Trì là hồ nước. Các nước từ nơi hồ mà tuôn ra.
  • Lưu: Lưu là chảy. Cũng vậy, các xứ dẫn đến sự rỉ chảy.
  • Hải: Hải là biển.
  • Bạch : rõ ràng.
  • Tịnh: Nghĩa là các xứ gồm nhãn, nhĩ,... là nguyên vẹn, chân thật, lắng trong.

Các luận sư A-tỳ-đàm giải thích : “Danh sắc làm chỗ nương tựa, làm chỗ tạo lập của lục nhập”[9]. Hán phiên âm từ Āyatana là a-da-đát-na và dịch là nhập hay xứ. Hán dịch là nhập, vì sáu căn là chỗ để cho sáu trần tiếp xúc, thiệp nhập với nhau làm điều kiện cho sáu thức sinh khởi, nên Āyatana được các nhà Hán dịch là nhập. Và Hán dịch Āyatana là xứ, vì xứ là chỗ y cứ của sáu căn và chỗ sở duyên của sáu trần, nên gọi là xứ.


III/THẾ NÀO LÀ GIỚI ?

Giới 戒, từ Sanskrit là Dhātu, có nhiều nghĩa như tầng lầu, thành phần, yếu tố, yếu tố cơ bản của thân thể/ thế giới…, Theo Phật Thuật từ Dhātu có nhiều nghĩa : cõi (界), kim loại, từ căn (root), căn động từ, (kinh văn), thế giới, tánh, căn tánh, chủng tánh, xá lợi, Phật tánh, Pháp thân v.v… chữ Giới, được hiểu như là chủng tánh hay đặc tánh, mỗi giới có một đặc tánh tiêu biểu riêng của mình.

Ngài Thế Thân nói : « Gotrārtho dhātvartha / yathaikasmin parvate vahūnyayastā mrarupyasuvarādigotrāi dhātava ucyante evamekasminnaaśraye santāne vāṣṭādaśa gotrāi āṣṭādaśa dhātava ucyante / ākarāstatra gotrāyucyante / tai me cakurādaya kasyākarā / svasyā jāte / sabhāgahetutvāt / asaskta tarhi na dhātu syāt / cittacaittānā tarhi jātivācako’ya dhātuśabda ityapare / āṣṭādaśdharmāā jātaya svabhāvā aṣṭādaśa dhātava iti // »[10]

« Nghĩa của giới là chủng tộc (Hay tộc họ của Pháp). Cũng như ở một chỗ trong núi có nhiều họ của sắt, đồng, vàng, bạc các thứ, được gọi là giới; cũng vậy, trong một sở y hay trong chuỗi tương tục có mười tám chủng loại được gọi là mười tám giớí… Ở đây, chủng tộc được nên được hiểu là mỏ khoáng. Thế thì, con mắt các thứ là mỏ của cái gì? Của chủng loại cá biệt của nó. Vì là đồng loại nhân. Nếu vậy, vô vi không thể là giới. Nhưng, nó là mỏ khoáng của tâm và tâm sở. Theo thuyết khác, từ «giới» hàm nghĩa chủng loại. Chủng loại của mười tám pháp có tự thể riêng biệt, nên có mười tám giới. »

Chúng ta có thể dẫn thêm một đoạn khác của Câu-xá Phạn văn : « ākarās tatra gotrāy ucyate », Huyền Tráng dịch: «chủng tộc nghĩa là sinh bản 生本.», Chân Đế dịch là : «biệt nghĩa là bản.»

Kinh cũng nói: “ākarā iti praktam, ākara[11] : (mỏ khoáng chất), nghĩa là sản vật nguyên thủy. Từ Sanskrit prakta, trong các bản Hán thường đọc là prakṛti: nguyên sinh chất.

Y hai duyên mà thức phát sinh, tất cả mười tám giới đều là SỞ DUYÊN DUYÊN, và TĂNG THƯỢNG DUYÊN, cho thức cùng với các tương ưng của nó, vì vậy giới được hiểu là HẦM MỎ.  Do bởi động từ Sanskrit a-k: dồn lại, hợp thành, ākara (hầm mỏ) có nghĩa là nguồn gốc phát sinh.

Luận sư Tỳ-bà-sa giải thích, Giới có tám nghĩa như sau:

  • Chủng tộc: Nghĩa là ở trong thân tương tục có mười tám loại chủng tộc khác nhau, nên chủng tộc có nghĩa là giới.
  • Đoạn: Vì chúng có sự sắp xếp phân đoạn thứ tự và mỗi chủng loại đều có tên gọi, nên đoạn có nghĩa là giới.
  • Phần: Trong nam thân và nữ thân đều có mười tám phần, nên phần có nghĩa là giới.
  • Phiến: Trong thân nam nữ đều có mười tám phiến mảnh, nên phiến mảnh có nghĩa là giới.
  • Dị tướng: Tướng của nhãn giới khác tướng của nhĩ giới,...; tướng của sắc giới khác tướng của thanh giới,...; tướng của nhãn thức giới, khác tướng của nhĩ thức giới,... nên dị tướng có nghĩa là giới.
  • Bất tương tợ: Tướng của các giới từ nhãn giới cho đến ý thức giới, không có tướng nào tương tợ tướng nào, nên tướng không tương tợ có nghĩa là giới.
  • Phân tề: Sự phân chia tề chỉnh mỗi giới khác nhau trong mười tám giới đối với nhau, nên phân tề có nghĩa là giới.
  • Chủng chủng nhân: Loại này là nhân của nhãn giới; loại này không phải là nhân của nhãn giới,... Nghĩa là mỗi giới trong mười tám giới đều có từng chủng loại nhân duyên của nó, nên chủng chủng nhân có nghĩa là giới[12]

Y Theo Thanh Luận, dẫn bởi Đại Tỳ-bà-sa luận 71[13].Giới có ba nghĩa như vầy:

  • Trì lưu: Các giới này lưu chảy luân hồi ở trong bốn loài, năm thú, ba cõi, nên trì lưu gọi là giới.
  • Nhậm trì: Các giới này, mỗi giới có khả năng duy trì tự tánh của nó, nên nhậm trì gọi là giới.
  • Trưởng dưỡng: Các giới này nuôi dưỡng các chủng tánh khác, nên giới có nghĩa là chủng tộctrưởng dưỡng.

Như vậy, Uẩn – Xứ - Giới, đã được ngài Thế Thân trình bày rõ ràng ở trong Phẩm Phân Biệt Giới, thuộc A-tỳ-đạt-ma Câu-xá luận, chúng ta có thể tìm đọc để hiểu rõ thêm về vấn đề Uẩn-Xứ-Giới. Còn bài viết này bản thân nó chỉ là một vài gợi ý nhỏ mà thôi.

Phước Nguyên.

 



[1] Câu-xá 1, Huyền Tráng, Đại 29.

[2] Cf. Kośa 1. Dhātunirdeśa.

[3] Cf. Pāli, S.iii., tr.105.

[4] Tỳ-bà-sa 74, tr.383c16.

[5] Biện Trung Biên Luận, quyển Trung, Đại 31.

[6]Sphut., tr.59.

[7] Kośa 1. Dhātunirdeśa. Cf. Câu-xá 1, Huyền Tráng, Đại 29.

[8] Tì-bà-sa 73, tr. 379a12.

[9] Pháp Uẩn Túc Luận 11, Đại 26, tr. 109.

[10] Kośa 1. Dhātunirdeśa.

[11] Sphut., tr.59.

[12] Cf. Tỳ-bà-sa 71, Đại 27.

[13] Ibid., tr. 367c – 368a.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 18522)
Ðức Phật không chỉ nhận thức được sự thực tối cao, Ngài còn biểu lộ kiến thức cao cả của Ngài, kiến thức cao hơn tất cả kiến thức của các "Thần linh và Người".
(Xem: 25088)
Trí Khải (538-597), một trong những triết gia vĩ đại của Phật giáo Trung Hoa, đã đưa ra một cái nhìn quảng bác phi thường đối với pháp Phật với thiên tài của một môn đồ thành tín trên đường Đạo.
(Xem: 23726)
Luận này chuyên thuyết minh hạnh bố thí. Bố thí nghĩa là sự hy sinh triệt để; hy sinh được triệt để mới là bực đại trượng phu, nên luận này mệnh danh là ĐẠI TRƯỢNG PHU LUẬN...
(Xem: 28880)
"Học Phật Quần Nghi" là quyển sách giải thích những vấn đề nghi vấn của những người học Phật và tu Phật, chủ yếu là của Phật tử tại gia.
(Xem: 20815)
Hãy nôn ra lòng sân hận độc hại khỏi cõi lòng bạn. Sự sân hận đầu độc và bóp nghẹt tất những gì thiện mỹ nơi bạn. Tại sao bạn phải hành động chỉ vì con quái vật độc hại dấu mặt này?
(Xem: 31413)
Đức Phật ra đời và thuyết pháp “vì hạnh phúcan lạc cho số đông”. Những lời dạy của Ngài cho con người chỉ nhắm vào hai mục tiêu chính: khổ và diệt khổ.
(Xem: 25507)
Phương pháp tu tập thì nhiều, nhưng cốt yếu không ra ngoài Chỉ quán. Có Chỉ mới uốn dẹp được mê lầm, phiền não, có Quán mới nhận rõ pháp tánh chân như.
(Xem: 29672)
Bài pháp này căn cứ vào bản kinh Satta Sutta trong Saṃyutta Nikāya. Nhân dịp Tỳ Khưu Rādha hỏi Đức Phật về nghĩa chữ Satta (chúng sanh).
(Xem: 22470)
Trên thế giới đã có nhiều tôn giáo, tại sao lại còn cần thiết cho chúng ta có một đạo khác nữa gọi là Đạo Phật? Phải chăng có cái gì thật đặc sắc...
(Xem: 25677)
Ðạo Phật không phải chỉ là một siêu hình học, dù đạo Phật có đề cập đến những thắc mắc siêu hình. Siêu hình chỉ là một phương diện của đạo Phật...
(Xem: 23209)
Theo ý kiến thông thường được chấp nhận thì trong các kinh Phật, kinh Diệu Pháp Liên Hoa (Saddharma - pundarika - sùtra), thường được gọi là kinh Liên Hoa (1) là kinh tuyệt diệu nhất.
(Xem: 25704)
Học Phật là tìm biết vai trò của đạo Phật trong suốt lịch sử của sự sống nhân loại, những đóng góp của đạo Phật trong văn hóa nhân loại, những luồng sinh khíđạo Phật đã thổi vào...
(Xem: 23687)
Toàn bộ giáo lý đức Phật đều nhằm mục đích ''chuyển mê khai ngộ'' cho chúng sanh. Vì mê ngộ là gốc của khổ vui. Mê thì khổ, ngộ thì vui.
(Xem: 40562)
Tiểu thừa – cỗ xe nhỏ, và Ðại Thừa – cỗ xe lớn tuy xuất phát từ hai nhánh của Tiểu thừa là Ðại chúng bộ và Nhất thiết hữu bộ, có một số đặc tính khác nhau.
(Xem: 23304)
Chúng ta vui mừng và tự hào rằng, Phật giáo Việt Nam là một bộ phận quan trọng của di sản đạo đứcvăn hóa quý báu của dân tộc.
(Xem: 22394)
Tập cẩm nang này đúc kết tinh hoa những lời dạy của vị Thánh-tăng cận đại - Hòa-Thượng Quảng-Khâm (1892-1986). Là người đã giác ngộ, mỗi lời dạy của Ngài trực tiếp phá vỡ vô minh...
(Xem: 22045)
Hành giả Bồ Tát phải tích cực hành Bồ Tát hạnh, nghĩa là mỗi hành động, mỗi lời nói, mỗi ý niệm đều hướng về chúng sinh, vì lợi ích chúng sinh.
(Xem: 23467)
Khi chúng ta hiện diện ở đây, chúng ta phải thiết lập một động cơ đặc biệt: tâm giác ngộ (tâm bồ đề) nhằm hướng đến giác ngộ vì lợi ích của tất cả chúng sinh.
(Xem: 24263)
Đề kinh Kim cang gồm hai phần. Tên tiếng Phạn là Vajrachedikā Prajñāpāramitā, trong đó phần đầu là tính từ phẩm định cho từ theo sau.
(Xem: 41035)
Kinh Phạm Võngkinh đầu tiên trong Trường bộ kinh và qua toàn văn chúng ta cũng đủ hiểu giá trị của kinh này như thế nào.
(Xem: 18943)
Muni có nghĩa là một bậc tiên nhân, một bậc thánh nhân, một bậc hiền giả sống một mình trong rừng. Trong kinh Vệ Đà chữ muni tương đương với chữ rishi.
(Xem: 20441)
Bồ-tát (菩薩), nói cho đủ là Bồ-đề-tát-đỏa (菩提薩鬌), phiên âm tiếng Phạn là Bodhisattva. Bồ đề dịch là Giác ngộ; tát-đỏa dịch là chúng sanh.
(Xem: 27689)
Ðức Phật là một nhà cách mạng, ngài đã không thỏa mãn với những giáo điều cổ truyền bà la môn nên đã tự mình tìm ra một Ðạo lý mới.
(Xem: 38061)
Trúc Lâm Yên Tử là một phái Thiền mà người mở đường cho nó, Trần Thái Tông vừa là người khai sáng ra triều đại nhà Trần, một triều đại thịnh trị đặc biệt về mọi mặt...
(Xem: 24437)
Quyển Kinh Viên Giác tôi giảng khá lâu rồi, nay được Tăng Ni chép lại trình lên tôi duyệt qua. Ðọc lại quyển Kinh Viên Giác, tôi thấy đây là con mắt của người tu Thiền.
(Xem: 22639)
Kinh PHÁP BẢO ĐÀN là một tài liệu thiết yếu cho những người tu theo Thiền tông, bởi vì cốt tủy Thiền tông đều nằm gọn trong những lời dạy đơn giản bình dị của Lục Tổ.
(Xem: 26485)
Kinh Kim Cang cũng có người đọc là Kim Cương. Kinh này do đức Phật nói, nguyên văn bằng chữ Phạn, sau truyền sang Trung Quốc được dịch ra chữ Hán.
(Xem: 53484)
Kinh Pháp Hoabộ kinh Đại thừa được nhiều dịch giả phiên dịch, được nhiều học giả nghiên cứu chú giải, lại được lưu truyền sâu trong giới trí thức...
(Xem: 23559)
Con người bình thường không thể nào so sánh được với bậc Bồ Tát; chỉ có những kẻ phi thường xuất chúng mới tiến lên gần gũi đôi chút với trí huệ Bồ Tát.
(Xem: 21043)
Giá trị của tập sách này là diễn đạt được tiến trình lịch sử tư tưởng Phật giáo qua ba giai đoạn: Phật giáo nguyên thủy, Phật giáo các bộ phái, và Phật giáo Ðại thừa.
(Xem: 30800)
"Quán Tự Tại Bồ Tát hành thâm bát nhã ba la mật đa thời chiếu kiến ngã uẩn giai không độ nhất thiết khổ ách. Xá Lợi Tử, sắc bất dị không, không bất dị sắc, sắc tức thị không, không tức thị sắc..."
(Xem: 21018)
Từ trước đến nay, nhiều người đã giảng rộng về Kinh Đại Bi Tâm Đà La Ni, nhưng chưa có vị nào giảng giải về chú Đại Bi. Thực vậy, rất khó giảng giải về chú Đại Bi.
(Xem: 38737)
Phật giáo được sáng lập trên cơ sự tự giác của đức Thích Ca, tuy có chỗ siêu việt các tư tưởng nhất ban, nhưng cũng có nhiều điểm thừa thụ nền tư tưởng cố hữu của Ấn Độ mà phát đạt...
(Xem: 20495)
Sự tập thành của Hoa nghiêm (Gaṇḍavyūha) có lẽ là do ở một cuộc biến chuyển đã thành hình trong tâm trí của Phật tử đối với cuộc sống, với cõi đời, và nhất là với đức Phật.
(Xem: 20536)
Mặc dầu hư vọng phân biệt là một khái niệm liên quan mật thiết với đối cảnh sở duyên của chỉ quán, nhưng thực ra, hư vọng phân biệt là thức và thức là duyên sinh...
(Xem: 27008)
Đời nhà Đường, ngài Tam Tạng pháp sư tên là Huyền Trang tạo ra bài luận này. Ngài Huyền Trang sau khi dịch kinh luận về Duy Thức tôn, lại tạo ra Duy Thức luận...
(Xem: 28040)
Kinh Thập Thiện tuy ngắn gọn, nhưng rất thiết yếu đối với người tu tại gia cũng như người xuất gia. Cư sĩ tại gia khi thọ Tam qui và nguyện giữ Ngũ giới
(Xem: 37082)
Đạo Phật là đạo giác ngộ, toàn bộ giáo lý của Phật dạy đều nhằm đánh thức con người sớm được giác ngộ. Mê lầm là cội nguồn đau khổ, chỉ có giác ngộ mới cứu được mọi khổ đau của chúng sanh.
(Xem: 55114)
Hệ Bát-nhã là một bộ phận trọng yếu trong Tam tạng Thánh giáo, cánh cửa thật tướng mở toang từ đó, chân trời Tánh Không, kho tàng pháp bảo cũng toàn bày nơi đó...
(Xem: 37932)
Ngày nay tai nạn binh lửa lan tràn khắp thế giới, đó là do nghiệp sát của chúng sanh chiêu cảm. Vì thế nên cổ đức đã bảo: "Tất cả chúng sanh không nghiệp sát. Lo gì thế giới động đao binh!"
(Xem: 14488)
Đại Bát Niết Bàn Kinh Trực Chỉ Đề Cương - HT Thích Từ Thông biên soạn
(Xem: 10613)
Tác giả: Bồ tát Long Thọ (Nàgàrjuna) Hán dịch: Tam tạng Pháp sư Cưu Ma La Thập Việt dịch: Thích Viên Lý
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant