Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới
Bài Mới Nhất

Mười Bài Kinh Về Tuệ Giác Siêu Việt Của Tỳ-kheo-ni Thời Phật

17 Tháng Ba 201606:55(Xem: 12628)
Mười Bài Kinh Về Tuệ Giác Siêu Việt Của Tỳ-kheo-ni Thời Phật
MƯỜI BÀI KINH 
VỀ TUỆ GIÁC SIÊU VIỆT CỦA TỲ-KHEO-NI THỜI PHẬT 

Thích nữ Tịnh Quang trích dịch từ Samyutta Nikaya (kinh Tương Ưng Bộ)

Mười Bài Kinh Về Tuệ Giác Siêu Việt Của Tỳ-kheo-ni Thời Phật

 

Samyutta Nikaya V.1
Kinh Avalika 

Tại thành Xá Vệ, vào buổi sáng sớm, Tỳ-kheo-ni Avalika khoác y ôm bình bát, đi vào thành Xá Vệ để khất thực. Khi Tỳ-kheo-ni đi khất thực ở thành Xá Vệtrở về, sau bữa thọ trai của mình, Tỳ-kheo-ni đi đến vườn cây của ông Cấp-Cô-Độc để nghỉ vào ban ngày. Khi vào sâu trong vườn cây Cấp-Cô-Độc, Tỳ-kheo-ni ngồi xuống dưới một gốc cây để thiền quán.

Bấy giờ có một Ác Ma, muốn khuấy động nỗi sợ hãi, khiếp đảm, và khủng bố Tỳ-kheo-ni, muốn làm cho Tỳ-kheo-ni này thoát khỏi sự yên tĩnh, đến gần và nói với Tỳ-kheo-ni trong những câu này:

"Không có sự  thoát ly

Ở trong thế giới này

Bạn cố gắng làm gì

với sự cô đơn này?                                                                                                                     

Hãy hưởng thụ dục lạc

Đừng là như ai đó

Rồi sau này hối tiếc."

Lúc này, ý nghĩ chợt đến với Tỳ-kheo-ni Avalika: "Ai vừa đọc câu này - là một con người hay không phải là con người?" Rồi ý nghĩ đã hiện hữu với Tỳ-kheo-ni: "đây là Ác Ma, người đã đọc câu này nhằm khơi dậy nỗi sợ hãi, khiếp đảm, và khủng bố ta, muốn làm cho ta thoát khỏi sự yên tĩnh.”

Khi Tỳ-kheo-ni đã hiểu ra rằng "đây là Ác Ma," Tỳ-kheo-ni trả lời với nó bằng những câu này:

"Có một sự thoát ly

Ở trong thế giới này,

Bởi ta đã đạt được

Với nhận thức rõ ràng.

Ngươi chính là Ma quỉ

Quyến thuộc của thất niệm

Chẳng có hiểu biết gì.

Các cảm thọ dục lạc

Cũng như kiếm và giáo

Các uẩn cũng như thế

Là khối đao của chúng

Dục lạc mà ngươi nói

Chẳng gì vui với ta.”

Thế rồi Ác Ma buồn rầuthất vọng khi nhận ra rằng, "Tỳ-kheo-ni Avalika biết ta" bèn biến mất ngay.

Bình: Hạnh phúc của thế gian là được làm bằng cảm thọ dục lạc: niềm vui từ sự ham muốn, ước muốn và được hưởng thụ. Người xuất gia với lý tưởng thoát ly dục lạc, sống đời sống cô đơn là một hành động và chí nguyện khác thường khiến cho những kẻ bàng quan đặt nghi vấn nhất là đối với những vị xuất gia trẻ tuổi, có dung mạo; cũng không ít người nghĩ rằng họ điên rồ và sẽ hối tiếc.

Bài kinh trên đã cho chúng ta thấy được nhận thức rõ ràng, chánh niệm tuyệt vời của Tỳ-kheo-ni Avalika với sự thoát ly dục lạc (tài, sắc, danh, thực và thùy…), những thứ cám dỗ ngọt ngào của trần gian, và làm thế nào mà sư cô Avalika có thể thoát ly được chúng? Đối với con mắt phàm tình thì những thứ dục lạc ấy là hương vị của lạc thú, nhưng đối với người xuất gia thì nó như kiếm và giáo, có thể giết chết con người bất kỳ lúc nào.

Một đời, người ta đuổi theo tiền tài, sắc đẹp, danh vọng, ăn ngon, ngủ sướng…nhưng mấy ai được vuông tròn tất cả mộng ước đó. Giả sử có được tiền tài chưa chắc hết khổ lo lắng, có được sắc đẹp cũng không thể cứ còn mãi, có được danh vọng chưa chắc hài lòng và được yên, có được ăn ngon thì phải cực khổ hoặc tạo nghiệp mà không phải cứ ăn được ngon mãi. Có được chỗ ngủ cao sang chưa chắc ngủ được mà có ngủ được chưa chắc không gặp mộng dữ v.v…Chưa nói đến những người gặp phải tai ương cũng vì khát khao, đua đòi ngũ dục. Trong kinh Phật dạy: “Người tham mê dục lạc như liếm giọt mật trên đầu dao,” vừa có cảm khoái cũng là lúc bị đứt lưỡi. Nên Sư cô Avalika nói rằng chúng như kiếm và giáo, chỉ vừa nghĩ tưởng đến đã khiến tâm hồn chúng ta trở nên đau đớn.

Ngoài năm dục lạc thô phù thì năm uẩn (tích tụ, che mờ chân tánh): Sắc (Thanh, hương, vị, xúc, pháp) uẩn, thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn, thức uẩn còn dễ sợ hơn cả năm dục, chúng như một khối đao, khó mà thoát khỏi sự nguy hiểm từ chúng nếu chúng ta không có chánh niệm.Vì sao chúng như một khối đao? Ví dụ, khi mắt chúng ta tiếp xúc với sắc, tai chúng ta nghe tiếng…nếu chúng ta bị thất niệm thì những cảm giác yêu ghét…bên trong chúng ta trỗi dậy, rồi những niệm tưởng, tâm hành, phân biệt lôi kéo chúng ta tạo ác nghiệp, dù không tạo nghiệp thì cũng vọng tưởng ray rức không yên; hầu hết hoạn nạn, tai ương, đau khổ của con người đều do tâm nô lệ các trần cảnh

Thực tập chánh niệm là nhìn rõ năm dục - uẩn, không bị những thất niệm về chúng sai sử tâm, che mờ tâm. Danh lợi sắc dục của trần gian dù có ngon ngọt cỡ nào cũng chỉ là vọng tưởng, không đáng để cho chúng ta lao đầu vào, theo đuổi chúng, hy sinh vì chúng. Khi chánh niệm hiện diện ta mới thấy được rằng chúng là Ác ma, là đao kiếm và thấy rõ những nguy hiểm ngay khi tâm vừa khởi tưởng giúp cho người xuất gia biết dừng lại để tiếp tục vận hành tâm đi đúng hướng. Tu tập quán chiếu thuần thục giúp cho hành giả nhận diện rằng “thấy sắc nghe thanh như trồng hoa trên đá, thấy lợi danh…như bụi rơi trong mắt (ngộ sắc ngộ thanh như thạch thượng tài hoa/kiến lợi kiến danh như nhãn trung trước tiết.” (Thiền sư Phù Dung Đạo Giai), đó là ý nghĩa thoát ly, có an lạctự do thực sự đối với người xuất gia khi đối đầu với trần cảnh mà không bị chúng tác động được bằng cái thấy tuệ giác, hiểu rõ bản chất của chúng như thế nào.

Samyutta Nikaya V.2
Kinh Soma 

Tại thành Xá Vệ, vào buổi sáng sớm, Tỳ-kheo-ni Soma khoác y ôm bình bát, đi vào thành Xá Vệ để khất thực. Khi Tỳ-kheo-ni đi khất thực ở thành Xá Vệtrở về, sau bữa thọ trai của mình, Tỳ-kheo-ni đi đến vườn cây của ông Cấp-Cô-Độc để nghỉ vào ban ngày. Khi vào sâu trong vườn cây Cấp-Cô-Độc, Tỳ-kheo-ni ngồi xuống dưới một gốc cây để thiền quán.

Bấy giờ có một Ác Ma, muốn khuấy động nỗi sợ hãi, khiếp đảm, và khủng bố Tỳ-kheo-ni, muốn làm cho Tỳ-kheo-ni này tán tâm, đến gần và nói với Tỳ-kheo-ni trong những câu này:

"Điều đó chỉ đạt được

Bởi  những người hiền triết

Nơi rất khó tiếp cận

Phụ nữ không thể đạt

Với nhận thức thấp kém.

Lúc này, ý nghĩ chợt đến với Tỳ-kheo-ni Soma: "Ai vừa đọc câu này – là một con người hay không phải là con người?" Rồi ý nghĩ đã hiện hữu với Tỳ-kheo-ni: "đây là Ác Ma, người đã đọc câu này nhằm khơi dậy nỗi sợ hãi, khiếp đảm, và khủng bố ta, muốn làm cho ta thoát khỏi sự thiền định.”

Khi Tỳ-kheo-ni đã hiểu ra rằng "đây là Ác Ma," Tỳ-kheo-ni trả lời với nó bằng những câu này:

"Có gì là khác biệt

Với người nữ tu tập

khi tâm khéo tập trung,

khi trí tuệ tiến khai,

Thấy rõ ràng, đúng đắn

Vào bên trong Phật pháp.

Bất kỳ ai suy nghĩ

‘Tôi là một phụ nữ'

Hay 'một người đàn ông'

Hoặc 'Tôi là gì đó?'

Thì kẻ ấy chính là

Đáng danh xưng Ác ma.”

Thế rồi Ác Ma buồn rầuthất vọng khi nhận ra rằng, "Tỳ-kheo-ni Soma Avalika biết ta" bèn biến mất ngay.

Bình: Vào thời Phật sự phân biệt đối xử với phụ nữẤn Độ khá cao; nữ giới chỉ có trách nhiệm sinh đẻ, nuôi con để duy trì nòi giống; nữ giới thiếu sự giáo dục và văn hóa, ngoài việc phục vụ nam giới, họ không thể bước vào hàng ngũ Đạo sĩ, Bà-la-môn - giai cấp giáo sĩ cao nhất trong bốn giai cấp Ấn Độ thời ấy.Việc chấp nhận nữ giới (và những thành phần giai cấp thấp nhất của xã hội) xuất gia vào hàng ngũ Tăng nhơn là một cuộc cách mạng lớn của Đức Phật

Một Tỳ-kheo-ni ngồi thiền quán như các Đạo sĩ là một việc lạ. Hàng ngoại đạo không tin rằng phụ nữ xưa nay với sự  hiểu biết thấp kém lại có thế tiếp cận, đạt được tư duy như các Hiền triết, các Đạo sĩ Ấn độ, dẫu có tinh tấn tu tập cũng vô ích.

Cái thấy của Tỳ-kheo-Ni Soma là cái thấy bằng công phu tu tập, không phải cái thấy bằng sự phân biệt, tập quán của thế gian. Theo sư cô dù nam hay nữ nếu người ta khéo, giỏi tu tập, tâm có chánh niệm, chánh định thì đều phát triển trí tuệ giải thoát như nhau. Nếu ai đó cho rằng cô ta là thuộc tính (sex) đàn bà, đàn ông, hay bất kỳ giống nào đều là Tà niệm, là Ác ma.

Trong Giáo pháp Phật, khi tu tậphành giả khởi niệm rằng ‘ta có những thuộc tính, bản chất của đàn ông, ta có những thuộc tính, bản chất của đàn bà…’ là hành giả đang bám chặt vào những thuộc tính và bản chất ấy, như thế thân tâm khó có thể an lạc, tự tại. Dù nam hay nữ thì cũng là tướng của vô thường, khổ và vô ngã. Thiền quán là để đạt được trí tuệ, tâm không còn bị kẹt bởi các giả tướng, đó là cái thấy chân thật, cái thấy từ sự giải thoát bên trong, cũng là mục tiêu chính của lý tưởng giải thoát. Kinh Kim Cương nói: “Phàm sở hữu tướng giai thị hư vọng, nhược kiến chư tướng phi tướng, tắc kiến Như lai.”

Samyutta Nikaya V.3
Kinh Gotami 

Tại thành Xá Vệ, vào buổi sáng sớm, Tỳ-kheo-ni Kisa Gotami khoác y ôm bình bát, đi vào thành Xá Vệ để khất thực. Khi Tỳ-kheo-ni đi khất thực ở thành Xá Vệtrở về, sau bữa thọ trai của mình, Tỳ-kheo-ni đi đến vườn cây của ông Cấp-Cô-Độc để nghỉ vào ban ngày. Khi vào sâu trong vườn cây Cấp-Cô-Độc, Tỳ-kheo-ni ngồi xuống dưới một gốc cây để thiền quán.

Bấy giờ có một Ác Ma, muốn khuấy động nỗi sợ hãi, khiếp đảm, và khủng bố Tỳ-kheo-ni, muốn làm cho Tỳ-kheo-ni này tán tâm, đến gần và nói với Tỳ-kheo-ni trong những câu này:

“Sao con nàng bị chết

Nàng ngồi đây lẻ loi

Sao mắt nàng ngấn lệ

Trong cô đơn như thế

Trầm ngâm ở giữa rừng

Để tìm đàn ông chăng?”

Lúc này, ý nghĩ chợt đến với Tỳ-kheo-ni Kisa Gotami: "Ai vừa đọc câu này – là một con người hay không phải là con người?" Rồi ý nghĩ đã hiện hữu với Tỳ-kheo-ni: "đây là Ác Ma, người đã đọc câu này nhằm khơi dậy nỗi sợ hãi, khiếp đảm, và khủng bố ta, muốn làm cho ta thoát khỏi sự thiền định.”

Khi Tỳ-kheo-ni đã hiểu ra rằng "đây là Ác Ma," Tỳ-kheo-ni trả lời với nó bằng những câu này:

“Con chết là quá khứ

Đàn ông đã đoạn tuyệt

Ta chẳng có gì buồn

Chẳng có gì để khóc

Cũng chẳng sợ gì bạn

Hỷ dục thảy phá hủy

Màng đêm tối vỡ tan

Ta đã chiến thắng được

Đội quân của thần chết

Giải thoát các uế trược

Tâm ta đã an trụ.”

Thế rồi Ác Ma buồn rầuthất vọng khi nhận ra rằng, "Tỳ kheo ni Kisa Gotami biết ta" bèn biến mất ngay.

 

Bình: Trước khi xuất gia, Tỳ-kheo-ni Kisa Gotami thuộc dòng dõi Gotama với Đức Phật. Chồng là một thương gia, bà sinh một đứa con trai khi vừa biết nói thì bị bạo bệnh mà chết. Quá đau khổ rồi điên loạn bà ôm đứa con đã chết của mình vào lòng đi tìm thầy thuốc, danh y để cứu sống con bà nhưng không ai có thể làm được. Bà ôm con đến gặp Phật và để nó dưới chân Ngài mong Ngài cứu sống. Đức Phật xoa dịu bà bằng cách ra điều kiện rằng nếu bà ‘xin cho ngài một nắm hạt cải từ bất kỳ gia đình nào mà chưa có thân nhân chết.’ Bà lặn lội khắp nơi mà không xin được hạt cải nào, vì nhà nào cũng có người chết. Thế rồi bà trở về bạch với Đức Phật rằng gia đình nào cũng có người chết và chấp nhận sự thực. Đức Phật nhân đây thuyết về lẽ vô thường, sinh diệt của vạn hữu. Nghe xong bà chứng đắc sơ quả Tu-đà hoàn và xin xuất gia

Bài kinh trên nói về đạo hạnh của một đệ tử xuất gia của Đức Phật là Tỳ-kheo-ni Gotami, cũng giống như những Tăng nhân khác: Buổi sáng đi khất thực, trưa thọ trai, rồi đi vào rừng ngồi tĩnh tọa, thiền quán. Trước khi bắt đầu thiền quán thì thường gặp Ác ma hay vọng tâm xuất hiện như một đối tượng của đề mục quán chiếu. Nhờ tu tập đúng pháp, họ chẳng còn buồn, vui, sợ hãi hay các dục niệm thế gian ngự trị và khống chế được Ác ma.

Sự yên tịnh một mình trong khi tu tập đối với một người xuất gia vốn có một quá khứ đau buồn khiến người ngoài có thể nghĩ rằng người ấy không thể nào quên được quá khứ, hoặc đang đi tìm một điều gì đó để nguôi ngoai sự đau khổ và mất mát lớn lao ấy. Tuy nhiên đối với người xuất gia đã giác ngộ, bất kỳ những gì thuộc về quá khứquá khứ, không thế tác động được thực tại hiện tiền.

Sau một thời gian tinh tấn tu tập, đoạn trừ tất cả lậu hoặc, phá vỡ bóng tối vô minh, Tỳ-kheo-ni Gotami chứng đắc Thánh quả A-la-hán (còn gọi là Bất lai-quả vị cao nhất trong tứ quả Sa-môn), không còn bị cái chết điều động, tâm đã an trụ, giải thoát hoàn toàn những niệm khởi sinh tử của ái dục, lo lắng, sợ hãi và bất an…từng khống chế cô ta.

Samyutta Nikaya V.4
Kinh Vijaya

Tại thành Xá Vệ, vào buổi sáng sớm, Tỳ-kheo-ni Vijaya khoác y ôm bình bát, đi vào thành Xá Vệ để khất thực. Khi Tỳ-kheo-ni đi khất thực ở thành Xá Vệtrở về, sau bữa thọ trai của mình, Tỳ-kheo-ni đi đến vườn cây của ông Cấp-Cô-Độc để nghỉ vào ban ngày. Khi vào sâu trong vườn cây Cấp-Cô-Độc, Tỳ-kheo-ni ngồi xuống dưới một gốc cây để thiền quán.

Bấy giờ có một Ác Ma, muốn khuấy động nỗi sợ hãi, khiếp đảm, và khủng bố Tỳ-kheo-ni, muốn làm cho Tỳ-kheo-ni này tán tâm, đến gần và nói với Tỳ-kheo-ni trong những câu này:

“Nàng, một kiều nữ trẻ

Ta là một thanh nam

Này người đẹp ta ơi

Với nhạc điệu ngũ thanh

Hãy cùng nhau hưởng lạc.”

Lúc này, ý nghĩ chợt đến với Tỳ-kheo-ni Vijaya: "Ai vừa đọc câu này – là một con người hay không phải là con người?" Rồi ý nghĩ đã hiện hữu với Tỳ-kheo-ni: "đây là Ác Ma, người đã đọc câu này nhằm khơi dậy nỗi sợ hãi, khiếp đảm, và khủng bố ta, muốn làm cho ta thoát khỏi sự thiền định.”

Khi Tỳ-kheo-ni đã hiểu ra rằng "đây là Ác Ma," Tỳ-kheo-ni trả lời với nó bằng những câu này:

“Sắc, thanh, hương, vị, xúc

Các cảm xúc ngọt ngào

Ta nhường lại Ác ma,

Ta đâu có cần chúng.

Ta nhàm chán xấu hổ

Thân thể bất tịnh này

Đang phân hủy, rã tan.

Khát ái được đoạn tận

Chúng sinh khởi từ sắc

 Ai Không đắm vào sắc

Thể nhập tâm an lạc

Bóng tối diệt hoàn toàn.”

Thế rồi Ác Ma buồn rầuthất vọng khi nhận ra rằng, "Tỳ - kheo - ni Vijaya biết ta" bèn biến mất ngay.

Bình: Trẻ, đẹp là một hạnh phúc và có nhiều lợi thế để lạc hưởng nhịp điệu sắc, thanh (ngũ thanh trong Âm nhạc cổ của Ấn độ (Pentatonic Ragas: 1.Raga Abhogi, 2.Raga Gavati, 3.Raga Bhindabani Sarang, 4.Raga Gujaree Todi, and 5.Raga Bhupali) theo quan điểm thông thường của đa phần, điều này bắt nguồn từ tư duy: chúng sanh do vật chất bốn đại hòa hợp, chết là hết, nên sống phải hưởng thụ dục lạc thỏa mái mà phái Triết học Duy vật (chấp đoạn diệt) của Ajita Kesa Kambalac từ thời cổ đại Ấn độ đã có ảnh hưởng không nhỏ vào quan điểm sống của xã hội

Tuy nhiên, quan điểm Duy vật đoạn diệt cũng là một quan điểm cực đoan, khiến cho con người chạy theo lối sống hưởng thụ dục lạc, buông lung và sa đọa, dẫn đến các tệ nạn đạo đức vì không có một định hướng cho sự yên bình của nội tâm, do đó những hệ lụy đau khổ không phải ít.

Bài kinh trên cho chúng ta thấy được tuệ giác của Sư cô Vijaya, một vị xuất gia vừa trẻ vừa đẹp và không bị quyến rũ bởi những lời đường mậtsắc thanh thế gian. Sư cô Vijaya nhận ra rằng các cảm xúc ngọt ngào của sắc, thanh, hương, vị và xúc là không thật nên Sư cô bỏ tục xuất gia, không màng đến chúng. 

Với pháp tu Bất tịnh quán – là một phép quán đầu tiên trong Tứ niệm xứ quán (quán thân bất tịnh, quán thân vô thường, quán pháp vô ngã, quán thọ thị khồ), và cũng là một trong Ngũ đình tâm quán (quán bất tịnh để đối trị lòng ham muốn sắc dục, quán hơi thở để đối trị tâm tán loạn, quán từ bi để đối trị sân hận, quán nhân duyên để đối trị ngu si, và quán giới phân biệt để đối trị chấp ngã), Tỳ-kheo-ni Vijaya đã đạt được trình độ đoạn tận khát ái về sắc dục khi tuổi còn thanh xuân khi nhận chân rằng thân  mình là cấu uế, bất tịnh, đang trên đường đến già, bệnh và phân hủy theo thời gian, và vì vậy, không có gì bên ngoài lay động được cô ta. 

Thấy rằng tất cả chúng sinh đều sinh từ sắc và bị sắc làm mê hoặc, đồng thời tu tập quán chiếu bản chất giả tạo của thân, dần dần xả ly được tâm tham đắm vào sắc đó là một tiến trình tu tập có kết quả tuyệt vời mà chỉ có những hành giả đệ tử Phật, tu đúng Giáo pháp mới thành tựu được giải thoát từ pháp quán chiếu hợp với căn cơ trình độ của mình.

Samyutta Nikaya V.5
Kinh Uppalavanna 

Tại thành Xá Vệ, vào buổi sáng sớm, Tỳ-kheo-ni Uppalavanna khoác y ôm bình bát, đi vào thành Xá Vệ để khất thực. Khi Tỳ-kheo-ni đi khất thực ở thành Xá Vệtrở về, sau bữa thọ trai của mình, Tỳ-kheo-ni đi đến vườn cây của ông Cấp-Cô-Độc để nghỉ vào ban ngày. Khi vào sâu trong vườn cây Cấp-Cô-Độc, Tỳ-kheo-ni ngồi xuống dưới một gốc cây để thiền quán.

Bấy giờ có một Ác Ma, muốn khuấy động nỗi sợ hãi, khiếp đảm, và khủng bố Tỳ-kheo-ni, muốn làm cho Tỳ-kheo-ni này tán tâm, đến gần và nói với Tỳ-kheo-ni trong những câu này:

"Tỳ-kheo-ni đã đến

Dưới cây tala này

Với mùa hoa tuyệt đẹp

Nàng đứng đây một mình

Dưới gốc cây của nó,

Không ai có thể sánh

Vẻ tuyệt đẹp của nàng

Hỡi nàng ngu ngốc kia

Không sợ khuấy nhiễu sao?”

Lúc này, ý nghĩ chợt đến với Tỳ-kheo-ni Uppalavanna: "Ai vừa đọc câu này – là một con người hay không phải là con người?" Rồi ý nghĩ đã hiện hữu với Tỳ-kheo-ni: "đây là Ác Ma, người đã đọc câu này nhằm khơi dậy nỗi sợ hãi, khiếp đảm, và khủng bố ta, muốn làm cho ta thoát khỏi sự thiền định.”

Khi Tỳ-kheo-ni đã hiểu ra rằng "đây là Ác Ma," Tỳ-kheo-ni trả lời với nó bằng những câu này:

 “Trăm ngàn kẻ khuấy nhiễu

Đến với ta như vậy

Ta sẽ không lay động

Dù chỉ một sợi tóc

Ta chẳng thấy lo lắng

Hoặc sợ hãi Ác ma

một mình như vậy

Nơi đây-Ta biến mất

Hay vào bụng của ông

Đứng giữa lông mày ông

Mà ông đâu thấy ta

Ta đã điều phục tâm

Chứng đạt thần túc thông

Thoát khỏi những buộc ràng

Và không sợ hãi ông

Này người bạn ta ơi.”

Thế rồi Ác Ma buồn rầuthất vọng khi nhận ra rằng, "Tỳ-kheo-ni Uppalavanna biết ta" bèn biến mất ngay.

 

Bình: Cũng giống như bài kinh trên. Bài kinh này Tỳ-kheo-ni Uppalavanna cũng bị Ác ma tán tỉnh. Một nữ nhân tuyệt đẹp đứng một mình ở nơi hoang vắng mà không sợ bị đàn ông quấy nhiễu là một việc lạ lùng. Với con mắt của người khác đó là một hành động quá ngu ngốc.

Tuy nhiên Ác ma không ngờ rằng Sư cô này đã chứng được phép Thần túc thông/ṛiddhi viṣaga-jñānaṃ (môt trong 6 phép thần thông (ṣaḍ abhijñāḥ) biểu hiện năng lực trí tuệ siêu việt, tự tại, vô ngại của chư Phật, Bồ tát và A-la-hán: 1.Thiên nhãn thông (divyaṃ-cakṣuḥ-jñānaṃ) 2.Thiên nhĩ thông (divyaṃ-śrotraṃ-jñānaṃ) 3.Thần túc thông (ṛiddhi viṣaga-jñānaṃ) 4.Tha tâm thông (paracitta-jñānaṃ) 5.Túc mệnh thông (purvanivasānusmṛiti-jñānaṃ), và 6.Lậu tận thông (āsravakṣaya-jñānaṃ)) có năng lực siêu việt biến hiện thân hình theo ý muốn; cho nên Sư cô không còn sợ hãi, không ai có thể khuấy nhiễu, lay động, và có thể đi vào bụng, đứng giữa chân mày người khác, hoặc có thể chui xuống biển, biến vào trong mây v.v…mà người khác không có thể thấy được. Theo Giáo pháp, khi nhập chánh định vững vàng, tâm không còn một niệm khởi hành giả đạt được Lục thông vô ngại, tự tại, không có gì có thể chướng ngại được. Đạt được Lục thông cũng có nghĩa rằng hành giả đã hoàn toàn thoát ly vòng sinh tử, luân hồi.

Khi 6 căn tiếp xúc với 6 trần mà tâm chúng ta không còn bị lay động, bị chi phối bởi 6 trần cảnh không còn bị các niệm sinh diệt của trần cảnh khuấy động…cũng có nghĩa là chúng ta đạt được trí tuệ siêu việt bằng pháp chánh niệm. Trong Thiền tông, thần thôngdiệu dụng luôn có mặt trong sinh hoạt rất bình thường khi tâm đâu cảnh đó: Thần thông cập diệu dụng/Vận thủy cập ban sài (Thần thôngdiệu dụng là gánh nước đốn củi…)

Ác ma cũng là tà niệm, vọng niệm; khi chánh niệm có mặt thì chúng ta nhìn thấy vọng mà không theo vọng, không còn bị nó lôi kéo, buộc ràng, không còn sợ hãi nó vì ta làm chủ được nó thì ngay đó nó tự biến mất.

Samyutta Nikaya V.6
Kinh Cala 

Tại thành Xá Vệ, vào buổi sáng sớm, Tỳ-kheo-ni Cala khoác y ôm bình bát, đi vào thành Xá Vệ để khất thực. Khi Tỳ-kheo-ni đi khất thực ở thành Xá Vệtrở về, sau bữa thọ trai của mình, Tỳ-kheo-ni đi đến vườn cây của ông Cấp-Cô-Độc để nghỉ vào ban ngày. Khi vào sâu trong vườn cây Cấp-Cô-Độc, Tỳ-kheo-ni ngồi xuống dưới một gốc cây để thiền quán.

Bấy giờ có một Ác Ma, muốn khuấy động nỗi sợ hãi, khiếp đảm, và khủng bố Tỳ-kheo-ni, muốn làm cho Tỳ-kheo-ni này tán tâm, đến gần và nói với Tỳ-kheo-ni trong những câu này:

"Này Tỳ-kheo-ni, nàng không vui thích điều gì?”

“Này bạn, ta không vui thích sanh”

“Sao nàng không thích sanh?

Một người được sanh ra

Hưởng thú vui ái dục

Ai đã thuyết phục nàng

không có vui thích sanh? "

“Những ai được sanh ra

Cũng đều có sự chết

Người nào được sanh ra

Đều phải chịu khổ đau.

Đó là một trói buộc

Một trận đòn, đau khổ

Nên ta không thích sanh

Đức Phật đã dạy ta

Vượt thoát khỏi tái sanh

Đoạn trừ tất cả khổ

An trú trong chân thật

Chúng sanh từ cõi sắc

chúng sanh vô sắc

Nếu không đoạn chấp thủ

Cứ tiếp tục tái sanh.”

Thế rồi Ác Ma buồn rầuthất vọng khi nhận ra rằng, "Tỳ-kheo-ni Cala biết ta" bèn biến mất ngay.

 

Bình: Khi một ai đó vừa bỏ tục xuất gia thì những người thân quen, bạn bè…thường đặt nghi vấn: Cô (thầy) có chuyện gì buồn hay gặp cảnh ngộ gì đó trái ngang, bất mãn… mà chọn con đường xuất gia (?) Đây cũng là trường hợp của Tỳ-kheo-ni Cala khi Ác ma hỏi cô ta rằng có điều gì khiến cô ta không vui thích đối với đời sống.

Tỳ-kheo-ni Cala cũng như đa phần người xuất gia khác, vì hiểu pháp và mến mộ Giáo pháp mà đi xuất gia. Và cô ta trả lời rất thực tế là ‘tôi không thích sanh’. Câu trả lời này thật lạ lẫm! Đối với Ác ma là nhờ có sanh nên mới có được sự thụ hưởng dục lạc sung sướng của cõi trần gian. Vì lý do gì mà ai đó đã thuyết phục cô thay đổi quan niệm sống, đi ngược dòng đời (?)

Sanh tử là một vấn đề đau khổ (dukkha) nghìn đời của nhân sinh, có sanh là có chết. Khi sanh ra phải chịu muôn ngàn đau khổ vì cái thân này (khổ khổ, hoại khổ, hành khổ, ái biệt ly khổ/sinh lão bệnh tử khổ ,oán tằng hội khổ, cầu bất đắc khổ, ngũ ấm xí thạnh khổ v.v…). Trong bài pháp  Tứ diệu đếhai chân lý đầu tiên mà Đức Phật thuyết là Ngài nói về khổ và Nguyên nhân của nó bắt đầu từ Vô minh với 12 nhân quả trùng trùng của duyên sinh trong mắc xích liên hệ và vần xoay của vòng sinh tử luân hồi. Muốn tháo gỡ nó là phải tháo gỡ Vô minh. Trong Khế kinh Đức Phật dạy: Cái cảnh khổ của con Lừa, Lạc đà chở nặng qua sa mạc, hay cái cảnh khổ của con Rùa mù tìm bộng cây nổi trong biển cả…cũng chưa gọi là cảnh khổ. Vô minh mới là nỗi khổ lớn nhất.”

Tỳ-kheo-ni Cala không thích (sợ hãi) sanh vì biết rằng có sanh là chịu khổ, là một sự trói buộc, một trận đòn đau đớn. Và vì muốn thoát ly sanh tử nên cô ta tu học theo Giáo pháp trí tuệ, giác ngộ để tháo gỡ vô minh, an trú trong sự chân thậtchấm dứt sự tái sanh luân hồi đó.

“Tam giới do như hỏa trạch,” ba cõi như nhà lửa,  không phải chỉ có cõi Dục mới hết luân hồi sinh tử, mà cõi Sắc và Vô sắc cũng còn sự tái sanh đau khổ, nóng hừng như lửa đốt vì cònVô minh. Vô minh cũng chính là khát ái, chấp ngã chấp pháp; Giáo pháp Phật có phương pháp và có công năng giúp hành giả diệt trừ tập khí tham chấp nếu hành giả tinh tấn thực tập, dần dần tháo gỡ những nút thắt của những trói buộc từ cái nhìn Vô minh, ngu dại để đạt được trí tuệ Bát nhã, đến bờ giải thoát, chấm dứt sinh tử đau khổ nghìn đời. Đó là lý tưởng tích cực, tối hậu của Tỳ-kheo-ni Cala và của tất cả những ai xuất gia, đệ tử Đức Thế tôn.

Samyutta Nikaya V.7
Kinh Upacala

Tại thành Xá Vệ, vào buổi sáng sớm, Tỳ-kheo-ni Upacala khoác y ôm bình bát, đi vào thành Xá Vệ để khất thực. Khi Tỳ-kheo-ni đi khất thực ở thành Xá Vệtrở về, sau bữa thọ trai của mình, Tỳ-kheo-ni đi đến vườn cây của ông Cấp-Cô-Độc để nghỉ vào ban ngày. Khi vào sâu trong vườn cây Cấp-Cô-Độc, Tỳ-kheo-ni ngồi xuống dưới một gốc cây để thiền quán.

Bấy giờ có một Ác Ma, muốn khuấy động nỗi sợ hãi, khiếp đảm, và khủng bố Tỳ-kheo-ni, muốn làm cho Tỳ-kheo-ni này tán tâm, đến gần và nói với Tỳ-kheo-ni trong những câu này:

“Tỳ-kheo-ni, nàng muốn tái sanh ở nơi nào?”

“Này bạn, ta không muốn tái sanh ở nơi nào cả.”

“Chư thiên Tam Thập Tam

Dạ Ma, Đâu Suất Thiên"

Hay cõi Hóa Lạc Thiên

Tha hóa tự tại thiên:

Hãy hướng tâm nàng đến

vui hưởng cảnh này.”

"Chư thiên Tam Thập Tam

Dạ Ma, Đâu Suất Thiên

Hay cõi Hóa Lạc Thiên

Tha Hóa Tự Tại Thiên

Họ đều bị trói buộc 

Với kiết sử ái dục

Và vẫn còn bị đọa

Dưới khống chế của ma

Cả thế giới đang thiêu

Cả thế giới bốc cháy

Cả thế giới đốt nóng

Cả thế giới kích động. 

Không động, không bị thiêu

Người ở đường Trung đạo                     

Chẳng vướng mắc chỗ nào

Nơi ma chẳng đến được

Nơi ấy tâm của ta

Thực sự rất an vui.”                                                                                                                

Thế rồi Ác Ma buồn rầuthất vọng khi nhận ra rằng, "Tỳ-kheo-ni Upacala biết ta" bèn biến mất ngay.


Bình: Sanh từ đâu tới, chết đi về đâu? Đó là nghi vấngiải pháp của các giáo phái Triết học xưa nay. Mở đầu cho một giáo phái Triết học cổ đại Ấn ĐộBà La Môn giáo vào thời đại Veda, căn cứ vào phương diện vũ trụtâm lý mà hình thành thuyết Brahman (Đại ngã) và Atman (Tiểu ngã). Về phương diện tâm lý thì linh hồn bất diệt, nghĩa là khi Atman lìa thể xác thì linh hồn được qui về đấng Brahman (Đại ngã, Phạm thiên). Tiếp theo thời kỳ này là thời kỳ triết học Upanishad (Áo nghĩa thư), chủ trương Phạm-Ngã đồng nhất, đã hình thành khái niệm giải thoát-trí tuệ-luân hồi, và sự chấm dứt luân hồi bằng phương pháp Du Già (Yoga) mới được toàn thiện. Khoảng 600 năm trước kỷ nguyên trở về sau, tư tưởng Ấn Độ tự do phát triển; thế lực chính thống của Bà La Môn giáo ngày một suy yếu, vì thế đã phát sinh ra nhiều tư tưởng triết học mới với lập trường nhân sinh quan và vũ trụ quan. Nhiều lập thuyết về vạn hữu như yếu tố sắc-tâm, không-hữu, tứ đại v.v… trở thành một trào lưu học thuyết bừng nở. Về phương pháp tu hành có phái không chú trọng về tinh thần và chủ trương thân người do tứ đại hợp thành và lập trường chủ nghĩa khoái lạc cho nhục thể làm mục đích bởi chết là hết. Có phái chú trọng đến tinh thần thì luyện thân khắc khổ để mong cầu đời sau được giải thoát…Trong tất cả sáu phái triết học đương thời đều đứng trên lập trường kiến chấp: đoạn kiến, thường kiếnmơ hồ.

Khi Đức Thế tôn xuất hiện, những nghi vấn của con người được Ngài giải thích qua 12 nhân duyên trong vòng ‘Hoặc’, ‘nghiệp’ và ‘ khổ’ cứ làm nhân lẫn nhau gây thành chuỗi luân hồi bất tận. Xuyên qua giáo lý Tứ Diệu đế, Diệt đếĐạo đế như một nguyên tắc của giải pháp, và Diệt đế cũng là Lý tưởng luận và Giải thoát luận của Phật giáo. Diệt đế tức là con đường đã dập tắc hết mọi sự khổ não. Chân tướng của thế giới nầy vốn là bản lai vô ngã; biết được chân tướng vô ngã thì ngã tưởng đoạn diệt, đạt được Niết bàn. Vậy phương pháp nào để chúng ta đạt đến Niết bàn? Đó là con đường Trung đạo.

Khi Ác ma hỏi Tỳ-kheo-ni Upacala muốn tái sanh về nơi nào thì cô ta trả lời rằng không muốn sanh về cõi nào cả. Vì đã có nơi có cõi thì có sanh diệt, có bản ngã, có khổ đau, và có luân hồi. Tuy nhiên Ác ma vẫn chưa hiểu được ý của vị Tỳ-kheo-ni này nên mới gạn hỏi lại rằng có phải cô ta tu tập vì muốn sanh về một trong những cảnh giới như cõi chư thiên Tam Thập Tam (còn gọi là Đao Lợi Thiên-Tavatimsa), cõi Dạ Ma (Yama), cõi Đâu Xuất Đà (Tusita), cõi Hóa Lạc Thiên (Nimmanarati), và cõi Tha Hóa Tự Tại (Paranimmitavasavatti) [các cõi thiên giới trong 28 tầng trời dành cho người có phước báu nhờ tu tập thiện nghiệp] sau khi thân hoại mạng chung? 

Người xuất gia chân chính là đoạn trừ ái dục, kiết sử, nguyên nhân khổ đau. Ý tưởng sanh về một cõi vui thú cũng phát xuất từ tâm tham muốn. Các cảnh thiên giới vui sướng dành cho những ai đầy đủ phước báo, hưởng hết phước thì bị đọa và chuyển sang cảnh khác tương ứng với phước nghiệp. Ý thức rõ về điều này nhờ tu tập đúng Giáo pháp, Tỳ-kheo-ni Upacala trả lời rất trí tuệthuyết phục được Ác ma rằng cô ta chỉ bước đi trên con đường Trung đạo, vô ngã nên chẳng muốn sanh về đâu. Nhờ tinh tấn tu học, sư cô đã giác ngộ rằng cả thế giới đang bị thiêu, bị bốc cháy, bị đốt nóng và bị kích động bởi ái dụckiết sử dẫu là cõi Thiên giới cũng không bảo đảm được sự an vui chân thật.

Không bị thiêu đốt, không bị lay động, không mong cầu, không vướng mắc bất cứ chỗ nào, đó là tuệ giác tu tập tinh thần Trung đạo, Vô ngã, Niết bàn thực tại, và cũng là nơi an ổn, an lạc thực sự mà chỉ những ai tu hành đúng Giáo pháp mới có thế trãi nghiệm.                   

Samyutta Nikaya V.8
Kinh Sisupacala

Tại thành Xá Vệ, vào buổi sáng sớm, Tỳ-kheo-ni Sisupacala khoác y ôm bình bát, đi vào thành Xá Vệ để khất thực. Khi Tỳ-kheo-ni đi khất thực ở thành Xá Vệtrở về, sau bữa thọ trai của mình, Tỳ-kheo-ni đi đến vườn cây của ông Cấp-Cô-Độc để nghỉ vào ban ngày. Khi vào sâu trong vườn cây Cấp-Cô-Độc, Tỳ-kheo-ni ngồi xuống dưới một gốc cây để thiền quán.

Bấy giờ có một Ác Ma, muốn khuấy động nỗi sợ hãi, khiếp đảm, và khủng bố Tỳ-kheo-ni, muốn làm cho Tỳ-kheo-ni này tán tâm, đến gần và nói với Tỳ-kheo-ni trong những câu này:

"Tỳ-kheo-ni, nàng thích triết lý của ai?" 

"Này bạn, ta không thích triết lý của ai cả."

"Vì ai nàng tìm cầu

và nàng cạo trọc đầu?

Trông nàng giống người tu

Nhưng không thích triết lý

Sao lang thang ở đây?

Không hiểu nàng thế nào?"

"Những triết gia ngoại đạo

Tin chấp quan điểm mình

Ta không thích lời họ

Họ không có tuệ tri

Để thâm hiểu Giáo pháp.

Chỉ có bậc Giác ngộ

Sinh ở dòng Thích Ca

Người không ai sánh được:

Bậc hoàn toàn chế ngự

Chinh phục mọi ác ma

Đã chiến thắng hết thảy

tự do, tự tại

Chứng pháp nhãn thấy khắp

Đoạn trừ hết nghiệp hoặc

Không còn mọi chấp thủ

Đã giải thoát hoàn toàn

Đó chính là Đức Phật

Đạo sư của ta

Ta thích Giáo pháp Ngài.”                                                                                            

Thế rồi Ác Ma buồn rầuthất vọng khi nhận ra rằng, "Tỳ-kheo-ni Sisupacala biết ta" bèn biến mất ngay.

 

Bình: Trước và ngay thời Phật là giai đoạn nhiều tư tưởngTriết học của tôn giáo Ấn Độ các phát triển; Nổi bật nhất là Sáu Triết học ngoại đạo và 72 kiến chấp tranh nhau hùng cứ và luận chiến như: 1. Không kiến luận của Pùrana kassapa (Phú-lan-na Ca-diếp) chủ trương thuyết ngẫu nhiên, bát bỏ luật nhân-quả, cho rằng tất cả sự khổ vui họa phước của con người, chỉ là ngẫu nhiên mà có, làm lành hoặc dữ cũng không có quả báo. 2. Duy vật luận của Ajita Kesakambilin (A-kỳ-đa Kỳ-xá-khâm-bà-la) cho rằng con người do tứ đại hòa hợp, chết rồi là hết, thân tứ đại lại trả về chất tứ đại, sống là nên là tận hưởng những thú vui vật chất. 3. Định mệnh luận của Makkahi Gosala (Mạt-già-lê Cù-xá-lợi) còn gọi là Tự-nhiên-luận hay Túc-mạng-luận cho rằng tất cả do luật tự nhiên chi phối, không phải ý muốn. Định mệnh chi phối và an bài khổ vui và giải thoát…của con người. 4. Thường kiến luận của Pakkuda Kaccàyana (Bà-phù-đà Ca-chiên-diên) phản đối thuyết Đoạn kiến và lập thuyết Tâm-vật-nhị-nguyên-bất-diệt, cho rằng con người do bảy yếu tố: Địa, thủy, hỏa, phong, khổ, lạc, và sanh mạng hợp thành. Bản chất của bảy yếu tố nầy là thường trụ bất diệt, không vì sự sống chếtsanh diệt theo. 5. Bất khả tri hay Vô cầu luận của Sanjaya Belatthiputta (Tán-nhã-di Tỳ-la-phê-phất) cho rằng đạo quả giải thoát không cần tìm cầu, cứ để trải qua nhiều kiếp luân chuyển, tự nhiên sẽ đến kỳ sự khổ dứt trừ. 6. Kỳ-na luận của Nigantha Nàtaputta (Ni-kiền-đà Nhã-đề-tử), Ông là vị tổ hữu danh đã khai sanh ra Kỳ-Na-giáo cho rằng lý do con người không được giải thoát vì sự trói buột của nghiệp, con người muốn được giải thoát giác ngộ, cần phải diệt trừ nghiệp, bằng cách tu tập khổ hạnh, ép xác… 

Khi Tỳ-kheo-ni Sisupacala trả lời với Ác ma rằng cô ta không thích Triết lý nào cả thì bị Ác ma chất vấn rằng nếu nàng không thích Triết lý thì tại sao cạo trọc đầu, bỏ nhà, ‘lang thang’ trong rừng giống như người tu. Nếu không tìm cầu một điều gì, theo đuổi một Triết lý nào đó mà từ bỏ tất cả đời sống thế tục là câu trả lời mâu thuẫn…và ác ma không hiểu ý Sư cô này như thế nào (?)

Tỳ-kheo-ni Sisupacala giải thích với Ác ma rằng tất cả các Triết lý (trên) đều là ngoại đạo vì không xả ly được phiền não nội tâm, và tất cả cũng không ngoài luận thuyết tin chấp vào quan điểm mình. Sư cô chỉ tin vào Đức Phật, bậc giải thoát hoàn hoàn, chinh phục tất cả tư tưởng ác, đoạn trừ tất cả nghiệp hoặckiến chấp vô minh, hoàn toàntự do, tự tại khi tu tập dưới sự hướng dẫn của Ngài.

Sự thực thì Sư cô cũng đang theo Triết lý là Triết lý Vô ngã, giải thoát; chứ không phải những Triết lý tranh cãi với những kiến chấp cố hữu, không có hiện tại lạc trú, không đáp ứng được nhu cầu giải thoát khổ đau muôn thuở của con người.

Samyutta Nikaya V.9
Kinh Sela 

Tại thành Xá Vệ, vào buổi sáng sớm, Tỳ-kheo-ni Sela khoác y ôm bình bát, đi vào thành Xá Vệ để khất thực. Khi Tỳ-kheo-ni đi khất thực ở thành Xá Vệtrở về, sau bữa thọ trai của mình, Tỳ-kheo-ni đi đến vườn cây của ông Cấp-Cô-Độc để nghỉ vào ban ngày. Khi vào sâu trong vườn cây Cấp-Cô-Độc, Tỳ-kheo-ni ngồi xuống dưới một gốc cây để thiền quán.

Bấy giờ có một Ác Ma, muốn khuấy động nỗi sợ hãi, khiếp đảm, và khủng bố Tỳ-kheo-ni, muốn làm cho Tỳ-kheo-ni này tán tâm, đến gần và nói với Tỳ-kheo-ni trong những câu này:

"Ai tạo búp bê này?

Người tạo nó ở đâu?

Từ đâu búp bê sanh?

Nơi đâu nó hoại diệt?"

Lúc này, ý nghĩ chợt đến với Tỳ-kheo-ni Sela: "Ai vừa đọc câu này – là một con người hay không phải là con người?" Rồi ý nghĩ đã hiện hữu với Tỳ-kheo-ni: "đây là Ác Ma, người đã đọc câu này nhằm khơi dậy nỗi sợ hãi, khiếp đảm, và khủng bố ta, muốn làm cho ta thoát khỏi sự thiền định.”

Khi Tỳ-kheo-ni đã hiểu ra rằng "đây là Ác Ma," Tỳ-kheo-ni trả lời với nó bằng những câu này:

“Búp bê vô ngã tác

Búp bê là vô thường

Chẳng phải người khác tạo

Tùy thuộc vào nhân duyên

Mà nó có phát sanh

Khi nhân duyên phân tán

Là lúc nó hoại diệt

Như hạt giống nảy mầm

Được gieo trồng trong vườn

Vì hương vị của đất

Cùng độ ẩm của nó…

Cũng giống như thế đó

Các uẩn và các giới

Cùng các xứ tương thông

Tùy thuộc vào nhân duyên

Mà chúng mới hình thành

Khi nhân duyên rã tan

Thì chúng liền hoại diệt." 

Thế rồi Ác Ma buồn rầuthất vọng khi nhận ra rằng, "Tỳ-kheo-ni Sela biết ta" bèn biến mất ngay.

 

Bình: bài kinh này Ác ma cũng muốn thử trí tuệ của Tỳ-kheo-ni Sela về những mệnh đề Triết học về Nhân sinh quan và Thế giới quan mà chưa có ai giải đáp nổi. Ai tạo ra búp bê (sắc, cũng có thể hiểu là con người, là cái thân đang hiện diện của Sư cô)? Kẻ tạo nó ở đâu? Nó từ đâu sanh? Khi chết nó về đâu…?

Triết học xưa nay của Tôn giáo Hữu thần chỉ tạo nên được những đáp án giả tưởng: Mọi loài đều do một vị Thượng đế (Trời, Thần…) tạo ra, thế giớichúng sanh được điều động bởi bàn tay Thượng đế, khi chết thì về với Thượng đế…Nhưng không thể có một đáp án giả tưởng của giả tưởng: ai tạo ra Thượng đếThượng đế ở đâu (?)

Những khát vọng tri thức để giải tỏa những vấn nạn thì cũng chỉ là khát vọng, không đưa tới đâu. Sư cô Sela học theo giáo lý giác ngộ của Đức Thế tôn nên biết sắc/thân là Vô ngã, vì Vô ngã nên nó là Vô thường. Chẳng do ai tạo ra và làm chủ nó. Tùy thuộc vào nhân duyên mà có sanh, có trụ, có hoại và có mất.

Những nhân duyên để tạo nên thân gồm có 5 UẤN (Skandhas): Sắc (vật lý) và thọ, tưởng, hành, thức (tâm lý), kết hợp với 12 XỨ (āyatana): 6 Nội xứ (hay còn gọi là 6 căn - Ajjhattika-àyatana) mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý tiếp xúc với 6 Ngoại xứ (còn gọi là sáu trần - Bàhyu-àyatana) sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp. Khi 6 Nội xứ (căn) kết hợp chặt chẽ với 6 Ngoại xứ (trần) thì hình thành 6 Thức phân biệt (Vijnàna): nhãn thức, nhĩ thức, tỷ thức, thiệt thức, thân thứcý thức. Như thế 6 căn, 6 trần, và 6 thức cộng lại là 18 GIỚI (dhātu). Uẩn-xứ-giới làm nhân duyên để tạo nên chúng sanh. Uẩn-xứ-giới cũng là tiến trình nhận thức luận về thế giới quan và nhân sinh quan Phật giáo

Ví dụ minh chứng cho nhân duyên của sắc thân được Tỳ-kheo-ni Sela minh họa rất rõ ràng, sống động: một hạt giống được gieo vào vườn, và rồi nó nảy mầm nhờ vào hương vị, phù sa của đất, nhờ vào độ ẩm, thời tiết v.v…mà hạt mầm mới hiện hữu. Uẩn, Xứ, Giới khi đủ nhân duyên kết hợp, tương thông cùng nhau mới tạo nên sắc và tâm, và khi nhân duyên phân tán thì sự hiện hữu biến mất.

Biết thân và tâm là giả hợp, thế giớinhân sinh là tổ hợp của uẩn-xứ-giới, thấy rõ tất cả là nhân duyên, nên không tham ái, không thủ, không hữu, không vướng mắc thì các duyên phiền não đau khổ cũng không còn nơi để trụ. Lối biện thuyết vô ngại của Tỳ-kheo-ni Sela là cái thấy rốt ráo của bất kỳ hành giả nào tu tập theo Giáo pháp của Đức Thế tôn.

Samyutta Nikaya V.10
Kinh Vajira 

Tại thành Xá Vệ, vào buổi sáng sớm, Tỳ-kheo-ni Vajira khoác y ôm bình bát, đi vào thành Xá Vệ để khất thực. Khi Tỳ-kheo-ni đi khất thực ở thành Xá Vệtrở về, sau bữa thọ trai của mình, Tỳ-kheo-ni đi đến vườn cây của ông Cấp-Cô-Độc để nghỉ vào ban ngày. Khi vào sâu trong vườn cây Cấp-Cô-Độc, Tỳ-kheo-ni ngồi xuống dưới một gốc cây để thiền quán.

Bấy giờ có một Ác Ma, muốn khuấy động nỗi sợ hãi, khiếp đảm, và khủng bố Tỳ-kheo-ni, muốn làm cho Tỳ-kheo-ni này tán tâm, đến gần và nói với Tỳ-kheo-ni trong những câu này:

"Ai tạo ra chúng sanh?

Người tạo nó ở đâu?

Chúng sanh sanh từ đâu?

Và về đâu khi diệt?”

Lúc này, ý nghĩ chợt đến với Tỳ-kheo-ni Vajira: "Ai vừa đọc câu này – là một con người hay không phải là con người?" Rồi ý nghĩ đã hiện hữu với Tỳ-kheo-ni: "đây là Ác Ma, người đã đọc câu này nhằm khơi dậy nỗi sợ hãi, khiếp đảm, và khủng bố ta, muốn làm cho ta thoát khỏi sự thiền định.”

Khi Tỳ-kheo-ni đã hiểu ra rằng "đây là Ác Ma," Tỳ-kheo-ni trả lời với nó bằng những câu này:

"Ác ma nghĩ như thế nào

Mới là một chúng sanh?

Ngươi làm chủ được không?

Toàn một tập hợp giả

Đây không có chúng sanh

Có thể được xác định.

Như tập hợp nhiều phần

Mà có tên xe ngựa

Cũng thế khi các uẩn

Tập hợp thành chúng sanh.

Vì có khổ mà sanh

Khổ tồn tại, hoại diệt

Không khổ thì không sanh

Không khổ thì không diệt.” 

Thế rồi Ác Ma buồn rầuthất vọng khi nhận ra rằng, "Tỳ-kheo-ni Vajira biết ta" bèn biến mất ngay.

 

Bình:  Cũng giống như bài kinh số 9, bài kinh này Ác ma cũng muốn thử trí tuệ của Tỳ-kheo-ni Vajira về câu hỏi nghìn đời: Ai tạo ra chúng sanh, chúng sanh chết đi về đâu…? Với trí tuệ sắc bén, Sư cô Vajira hỏi ngược lại Ác ma rằng ông có hiểu từ ‘chúng sanh’ và làm chủ được nó không mà hỏi xa như thế (?)

‘Chúng sanh’ với sự giải thích của Sư cô có nghĩa là ‘chúng duyên nhi sanh’ (衆緣而 生, 衆緣而共成 - Kammabhava paccayā jāti- Bhava-paccayā jāti), do các duyên mà hợp thành, rất nhiều yếu tố, không có một chủ thể thật để xác định. Kinh Na Tiên nói rằng Hợp 32 thể trược, 5 uẩn, 12 xứ và 18 giới gọi là con người, cũng như “tập hợp các món gọng, thùng, bánh, mui... thì thành một cái mà người ta tạm gọi là xe. Cũng thế, hiệp tất cả đầu, mặt, tay, chân, hơi thở, lời nói, sự khổ, sự vui, điều lành, điều dữ... thì cũng thành một đơn vị mà người ta tạm gọi là cái "ta" để tiện bề phân biệt. Chứ thật ra thì không có cái "ta" chơn thật nào cả!” Như thế tập hợp nhiều thứ không phải là chúng sanh mới hình thành cái mà ta tạm gọi là chúng sanh.

Chúng sanh do duyên mà sanh cũng do duyên mà diệt, nhưng do đâu mà sanh lại là một đáp án không đơn thuần. Trong đây Sư cô trả lời rằng do khổ (hoặc, nghiệp, khổ làm nhân duyên luân hồi (Samsàra)), Kinh Na Tiên cũng cho là Danh-Thân làm nhân cho Tái sinh, Danh (tên gọi) và Thân (hay Sắc, tức là đất, nước, lửa, gió).

Khổ ở trong câu trên là Nghiệp khổ. Phật dạy: “Con người là chủ nhân của nghiệp, là kẻ thừa tự nghiệp, là quyến thuộc của nghiệp; nghiệp là thai tạng mà từ đó con người được sinh ra.” (Kinh Trung Bộ). Như thế Nghiệp tồn tạihoại diệt; nếu không có Nghiệp thì cũng không có sanh, không có Nghiệp thì cũng không có diệt. Sanh diệt chỉ đối với những ai tâm thức còn vô minh, còn bị điều động bởi Nghiệp. với bậc thức giả như Tỳ-kheo-ni Vajira, một trong mười vị Thánh Ni đệ tử của Thế tôn thì sanh và diệt cũng chỉ là hoa đốm trong hư không khi tâm thức không còn một niệm phiền não, trạng thái tâm vô biên thanh tịnh như trăng rằm trong sáng trong bóng đêm của màng vô minhảo tưởng.

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 37189)
Khi chúng ta thấy những chức năng của luật nhân quả, chúng ta có thể phân biệt hai loại chủ thể trải nghiệm mối quan hệ nhân quả này. Đây là thế giới của thân thể vật lýtâm thức.
(Xem: 28227)
Sự hiện hữa của các pháp trên mặt hiện tượng của tướng đó là một sự hiện hữu giả hợp do duyên và, mặt khác tánh của chúng là Không cũng do duyên mang lại.
(Xem: 28827)
Bàn tay cầm chiếc chìa khóa vô thườngchánh niệm. Dùng hơi thở chánh niệm ta tiếp xúc với mọi sự vật, quán chiếu và thấy được tính vô thường của mọi sự vật.
(Xem: 27097)
Phật dạy: Tự tính của Không là không nằm trên bình diện có không, không nằm trong khuôn khổ các vọng tưởng, không có tướng sinh, không có tướng diệt, và vượt thoát mọi tri kiến.
(Xem: 34495)
Do tánh Không nên các duyên tập khởi cấu thành vạn pháp, nhờ nhận thức được tánh Không, hành giả sẽ thấy rõ chư hành vô thường, chư pháp vô ngã, cuộc đời là khổ.
(Xem: 27729)
Tôi nghĩ nhiệm vụ quan trọng nhất của bất cứ một hành giả của một tôn giáo nào là thẩm tra chính họ trong tâm hồn của chính họ và cố gắng để chuyển hóa thân thể, lời nói
(Xem: 33134)
Nói đến tịnh độ tất phải nói đến hai khái niệm tự lựctha lực. Tự lực nói đến phương pháp chúng ta thực hành cho tự thân, dựa vào nội lực của chính tâm chúng ta.
(Xem: 28478)
Khi Phật thành đạo là do đạt được Trí Tuệ hay Giác Trí Tuệ thì các pháp giải thoát được thiết lập thực hành Giác Trí Tuệ trong các thời thiền tập.
(Xem: 30002)
Khi tuệ giác nội quán của chúng ta vào trong bản chất tối hậu của thực tạiTính Không được sâu sắc và nâng cao, chúng ta sẽ phát triển một nhận thức về thực tại...
(Xem: 25437)
Thông thường mà nói Bát Nhã có ba ý nghĩa. Thứ nhất là thực tướng, tướng là tướng trạng, thực tướng chính là hình ảnh chân thực. Nghĩa thứ hai là quán chiếu Bát Nhã, cũng chính là chỗ dụng của thực tướng.
(Xem: 51165)
Kinh Hoa Nghiêm nói: “Lòng tin là gốc của đạo, sanh ra các công đức. Lòng tin có thể nuôi lớn các căn lành. Lòng tin có thể vượt khỏi các đường ma.
(Xem: 26625)
Tận cùng tư duy của Đạo Phật quan tâm, định luật căn bản là: chúng ta muốn hạnh phúc. Quyền căn bản của chúng tađạt được hạnh phúc.
(Xem: 28545)
Khi chúng ta nói về từ bi, thật đáng khuyến khích để lưu ý rằng bản chất tự nhiên của con người, tôi tin, là từ bihiền lành.
(Xem: 24278)
Tự tánh giả danh hay tùy thuộc cũng nằm trong phạm trù Tánh không. Tự tánh giả danh được thể hiện tướng sanh diệt do tác động thời gian thì có sanh có diệt...
(Xem: 27370)
Tuệ quán là tri nhận một cách sáng suốt, vô thời gian. Vì lẽ chơn thức (tri giác nguyên sơ) là một điểm nhận thức có thật trong động tác nhận thức đầu nguồn của tri giác.
(Xem: 31825)
Chết là một phần của đời sống chúng ta. Cho dù chúng ta thích hay không, nó bắt buộc phải xảy ra. Thay vì tránh nghĩ về điều đó, chúng ta tốt hơn thấu hiểu ý nghĩa của nó.
(Xem: 30104)
Sau khi Như Lai diệt độ, nếu có thiện nam, thiện nữ nào muốn vì chúng sinh mà nói kinh Pháp Hoa này thời thiện nam hay thiện nữ ấy phải vào nhà Như Lai... Pháp sư Thích Thiện Trí
(Xem: 27621)
“Dược Sư Lưu Ly Quang” là tên gọi của đức Phật này; “Như Lai” là một trong mười tôn hiệu của mỗi vị Phật; “Bổn Nguyện” là các lời phát nguyện của đức Phật này khi Ngài phát tâm Bồ-đề...
(Xem: 35353)
Trong việc phát triển hành xả, chúng ta cần thấu hiểu rằng những cảm xúc tiêu cực như thù hận và dính mắc là không thích đáng và không lành mạnh...
(Xem: 27371)
Ngày nay, Kinh Chuyển Pháp Luân thuộc Tương Ưng Sự ThậtTương Ưng Bộ SN 56.11 trong kinh điển Pali được xem là lời dạy đầu tiên của Đức Phật.
(Xem: 31653)
Chúng ta chẳng thể nào mang theo bất kỳ thứ gì khi từ giã thế giới này ngoại trừ nghiệp và những giá trị tâm linh như tình yêu thương, lòng bi mẫntrí tuệ mà ta đã trưởng dưỡng...
(Xem: 24093)
Cách mà chúng ta đang sống sẽ là một trong các nhân tố chính yếu có thể mang lại cho chúng ta sự thanh thảnđiềm tĩnh trong giây phút lâm chung.
(Xem: 22939)
Kinh này có tám phương pháp tu hành thành Phật, mà bậc Đại nhân gánh vác sự nghiệp lớn liễu sinh thoát tử, hóa độ chúng sinh cần phải giác ngộ, nên gọi là Kinh Tám Điều Giác Ngộ Của Bậc Đại Nhân.
(Xem: 26546)
Nếu chúng ta thẩm tra thế giới tinh thần của chúng ta, chúng ta thấy rằng có những nhân tố tinh thần đa dạng có cả những khía cạnh tích cựctiêu cực.
(Xem: 28179)
Càng trau dồi, Giác Trí càng khai mở thì Pháp Phật càng sáng tỏ hơn; giống như càng nghiên cứu học hỏi thì kiến thứctư tưởng càng phong phú và sâu sắc hơn.
(Xem: 29286)
Với một người có nguyện và có lực, họ vẫn xem khoảnh khắc cuối của đời sốngthời khắc quan trọng, vì chúng có khả năng chi phối rất nhiều đến đời sống tiếp theo.
(Xem: 33168)
Hình ảnh của Bồ Tát Địa Tạng với khuôn mặt đôn hậu, từ ái, đầu đội mũ tỳ lư, tay cầm tích trượng là một hình ảnh luôn tỏa sáng trong tâm khảm của những người con Phật...
(Xem: 21685)
Để dễ tiếp cận, chúng ta sẽ nêu câu hỏi cụ thể, rằng “Ai đã vượt qua cả thiện và ác?” và các trích dẫn nơi đây sẽ chỉ tập trung riêng vào Kinh Pháp Cú (Dhammapada).
(Xem: 20540)
Theo Trung Quán, duyên khởi không có nghĩa là nguyên lý của một tiến trình ngắn ngủi, mà là nguyên lý về sự lệ thuộc vào nhau một cách thiết yếu của các sự vật.
(Xem: 22152)
Vì sự vô thường, khổ, chịu sự biến hoại, nên tâm khôngtự tính. Sáu thức hay tâm thức đã vô thường thì nó cũng không có chơn thật.
(Xem: 23890)
Nói khái quát, Phật giáo quan niệm thực tại không ngừng biến chuyểnbác bỏ khái niệm bền vững lâu dài. Tất cả là một dòng sát na sinh diệt liên tục, tất cả là lưu chú...
(Xem: 22774)
Với hy vọng và một cảm giác hạnh phúc, thân thể chúng ta cảm thấy an lạc. Vậy nên hy vọnghạnh phúc là những nhân tố tích cực cho sức khỏe của chúng ta.
(Xem: 23102)
Một quan điểm khách quan mà nói, các kinh dù nguyên thủy hay phát triển, cốt tủy Giác Ngộ được Cứu CánhGiải Thoát khỏi dòng Tâm Thức vẩn đục...
(Xem: 30307)
Mục tiêu cuối cùng của việc học Phật là khai trí huệ. Trí huệ từ Định lực mà có, cũng chính là do tâm thanh bình đẳng mà có...
(Xem: 21704)
Sodpa hay Nhẫn nhục ba la mật là một trong những pháp thực hành Bồ tát đạo quan trọng nhất. Có những hoàn cảnh đặc biệt bạn cần phải thực hành hạnh Sodpa.
(Xem: 19184)
Với Phật giáo, sống là sống với. Do đó, bạn bè là một thuộc tính riêng có của các loài chúng sanh nói chung và của con người nói riêng...
(Xem: 20093)
Muốn đền đáp ân đức cha mẹ là khi cha mẹ chưa có lòng chính tín thì khuyên bảo cha mẹ có lòng chính tín để có được nơi an ổn từ niềm tin đó...
(Xem: 32625)
Pháp sư Ấn Hải dịch từ Nhật ngữ sang Hoa ngữ vào năm 1987, Thích nữ Viên Thắng dịch từ Hoa ngữ sang Việt ngữ vào năm 2011
(Xem: 33937)
Nếu tâm chúng ta dịu dàng, nhân ái, hiểu biết, và có sự đồng cảm đối với tha nhân, chúng ta sẽ tu tập tâm từ đến người khác không mấy khó khăn.
(Xem: 27689)
Đức Phật bảo rằng cần có mười lăm đức tính để tự hoàn thiện, để có thể sinh lòng từ bi đối với mọi người quanh ta hay rộng hơn cho đến tất cả nhân loại...
(Xem: 23753)
Tâm kinh Bát-nhã là một bản kinh trọng yếu trong nhà Thiền, bản kinh này nói về “tánh không” của các pháp. Người tu Phật phải mở được cánh cửa trí tuệ...
(Xem: 23142)
Từ bi bác ái, tự giác giác tha. Ấy là mục đích của bậc chơn tu chánh đạo. Xưa, Phật ra đời khai môn giáo hóa, tế độ quần sanh trong bốn mươi chín năm...
(Xem: 28021)
Ngay từ lúc hóa sinh ở đấy, nguyện cho con đạt đến chính tư duy, chính định, tâm linh không điều kiện của giác ngộ, vô tận biện tài, và vô số kho tàng của tuyệt diệu như thế...
(Xem: 19149)
Ở một chừng nào đó có thể hiểu, đi theo con đường của Phật, noi theo công hạnh của Phật, để cuối cùng được kết quả như Phật… thì được xem là đang làm việc Phật.
(Xem: 24481)
Nội dung của Kinh Di Giáo là những lời dạy của đức Thế Tôn trước khi nhập diệt. Lời lẽ đã tha thiết, ý nghĩa lại sâu xathực tế.
(Xem: 21373)
Bổn phận của người Xuất Giatu đạo, truyền đạoduy trì Phật giáo, cho đến thực hiện tinh thần Bồ-tát nhập thế, còn bổn phận của người Tại Gia là ở bên ngoài hộ trì Phật giáo.
(Xem: 23714)
Diệu Pháp Liên Hoa, đề kinh được cấu tạo theo thể cách Pháp và Dụ. Diệu Pháp ám-tỷ cho cái Tri Kiến Phật nhiệm mầu vốn có của tất cả chúng sanh...
(Xem: 29304)
Những bài kinh Phật không có bài nào là không hay. Có miệt mài trên những trang kinh xưa mới cảm được sự vang động của suối nguồn trí tuệ.
(Xem: 30919)
Mục đích của Phật pháp không ngoài việc giúp chúng sinh giác ngộ tự tâm, xa lìa khổ đau đạt được an lạc... Thích Tâm An biên dịch
(Xem: 25235)
Thân tất cả chư Phật, Là thân một đức Phật. Một tâm một trí huệ, Lực vô úy cũng thế... HT Thích Thiền Tâm
(Xem: 20044)
Nghiệp báo, trước tiên nhất có nghĩa là hành động. Chúng ta phân biệt một loại nghiệp báo, là bản chất tinh thần, một nhân tố tinh thần...
(Xem: 18981)
Theo lời dạy của Đức Phật, sắc sanh như là các hạt nhỏ. Các hạt nhỏ này có thể nhỏ hơn các nguyên tử. Khi quý vị thực hành thiền tứ đại một cách có hệ thống...
(Xem: 20076)
Diệu pháp đại thừa pháp Liên hoa một đóa trăng Cõi trời người cung kính Quy mạng đốn giác môn.
(Xem: 19983)
Đức Phật là vị thầy, người hướng dẫn và chỉ đạo tâm linh của chúng ta. Do thế, những hành vi thân thể, lời nóitư tưởng phải phù hợp với lời dạy của ngài.
(Xem: 19359)
Chúng ta sống trong không gian vô cùngthời gian vô tận tất phải có nhận thức về thế gian. Thế gianmột thế giới hiện tượng lưu chuyển mãi...
(Xem: 22497)
Tất cả các đệ tử đã đến đây, bởi đang tìm kiếm sự giải thoáthạnh phúc vô song tối thượng của sự toàn giác. Mọi người tập họp ở đây vì chúng sinh, vì Giáo Pháp...
(Xem: 31054)
Vâng, để Giác Ngộ, chỉ cần xoáy vào một chữ tâm đó thôi. Chỉ cần an trụ, chỉ cần hàng phục được cái tâm đó là xong! Nghĩa là trở thành một bậc Giác ngộ, ngang hàng với Phật...
(Xem: 19623)
Hạnh phúc hay khổ đau trong kiếp sống hiện tại và tương lai đều là kết cục của những ý nghĩ và hành động trong kiếp sống quá khứ hay bây giờ của chúng ta...
(Xem: 19640)
Một khi chúng ta chấp nhận một truyền thống tôn giáo, thì điều ấy phải trở thành một bộ phận trong đời sống hằng ngày của chúng ta.
(Xem: 23900)
Những ai đó có thái độ yêu mến người khác nhìn những người khác quan trọng hơn hẳn chính mình và đánh giá sự giúp đỡ người khác trên tất cả những thứ khác.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant