Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới
Bài Mới Nhất

Ý nghĩatác dụng của lễ bái

23 Tháng Bảy 201100:00(Xem: 15916)
Ý nghĩa và tác dụng của lễ bái


Thành ngữ Việt Nam có câu: “Thờ thì dễ, giữ lễ thì khó”, chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu đề tài ý nghĩatác dụng của lễ bái.

Trước hết, chúng ta phải hiểu thế nào là lễ? Thế nào là lễ bái?

Lễ, theo Tự điển Tiếng Việt của viện ngôn ngữ học Việt Nam, là phép tắc phải tuân theo khi thờ cúng tổ tiên, quỷ thần, hoặc giao tế trong xã hội. Nói một cách rộng rãi dễ hiểu hơn, đây là những quy tắc nhất định của cung cách, đi đứng, nói năng trong Quan, Hôn, Tang, Tế, nhằm thể hiện sự cung kínhbao gồm cả những phép lịch sự chào hỏi nhau để biểu lộ sự thân thiện quen biết. Nó còn là một phương tiện đặc biệt để gây tình cảm. Người dưới gặp người trên mà không biết chào hỏi là thiếu lễ độ. Người trên không biết đáp lại lời chào của người dưới, thường bị mang tiếnghách dịch, khinh người.

Bái là sự cung kính biểu hiện ở thân tướng, nghĩa là quỳ lạy, bằng cách hạ mình xuống trước những bậc Hiền đức mà mình tôn kính. Lễ bái tiếng Phạn là Vandana, Tàu dịch âm là Ban-đàm, còn gọi là Hòa nam, hoặc gọi là Na-mô Tất-yết-la. Có nghĩa là ý tôn kính biểu hiện rathân tướng, là lễ nghi cung cách với hình thức cúi đầu quỳ lạy trước những bậc tiền nhân, Thánh đức mà mình đã đặt trọn niềm tin quy ngưỡng hướng về, như lạy chư Phật, chư Hiền Thánh, như lạy tổ tiên, cha mẹ, thầy tổ v.v...

Lễ bái là một đạo nghĩa nhằm tiêu biểu cho ý chí tôn kính, để tỏ lòng tri ânbáo ân ngõ hầu trở thành những con người hữu ích trong xã hội, để làm tròn bổn phận của con cháu tông môn và để xứng đáng là đệ tử các bậc Thánh đức. Lễ bái còn là một phương pháp tu để diệt trừ lòng ngã mạn cống cao, diệt trừ những phiền não, nghiệp chướng.

Lễ bái là một nghi thức tín ngưỡng thường thấy ở một số tín ngưỡng tôn giáo phương Đông. Khởi nguyên, lễ bái biểu thị sự phục tùng, tôn kính tuyệt đối với các uy lực siêu nhiên, đấng thần linhcon người tôn thờ. Dần dần, tùy theo sự phát triển của mỗi tôn giáo mà có những ý nghĩa khác nhau trong cách thức lễ bái. Ở đây, chúng tôi không thể so sánh hết tất cả các hình thái nghi lễ mà chỉ giới hạn tìm hiểu cách thức lễ bái của Khổng giáoPhật giáo mà thôi.

Theo truyền thống Việt Nam, dân tộc ta phần đông chịu ảnh hưởng sâu đậm văn hóa Khổng giáoPhật giáo. Do đó, mỗi người dân đều chịu ảnh hưởng không ít cách lễ bái của hai tôn giáo này. Thời xưa vua chúa đã quy định rõ ràng, mỗi người dân khi lễ bái vua, quan, hiền thần, đình miếu thì phải áp dụng theo cung cách của Khổng giáo và khi lễ bái Phật trời, Hiền thánh, Tổ tiên, ông bà v.v… thì phải áp dụng theo cung cách của Phật giáo.

Cách lạy của Khổng giáo, trước hết con người phải đứng thẳng là tiêu biểu cho cái uy của kẻ sĩ. Hai tay cung thủ là tiêu biểu cho cái dũng của Thánh nhân. Trước khi lạy, hai tay cung thủ đưa lên trán, kế đưa sang phải, rồi đưa phía trái là tiêu biểu cho Tam tài (Trời, Đất và Người). Khi lạy, hai tay cung thủ chống lên đầu gối chân mặt và quỳ chân trái xuống trước là tiêu biểu cho sự tôn kính mà không mất tư thế cái uy dũng của kẻ sĩ. Cúi đầu xuống đất là tiêu biểu cho sự cung kính những bậc mà mình đảnh lễ. Đó là cung cách và ý nghĩa tổng quát lễ bái theo quan niệm của Khổng giáo.

Lễ bái theo quan niệm của Phật giáo có phần khác biệt về cung cách cũng như về ý nghĩa so với Khổng giáo. Riêng về ý nghĩagiá trị lễ bái được rất nhiều kinh luận đề cập đến. Phật giáo quan niệm, vì sự sùng kính ân đức vô lượng, trí tuệ vô biên của chư Phật mà hàng Phật tử đã biểu lộ sự thành kính ấy qua hình thức lễ bái và noi theo gương sáng của chư Phật, chư Hiền thánh để phát triển hạnh lành, tiến tu đạo nghiệp đạt được trí tuệ giải thoát như các Ngài. Trong nhân quả của sự tôn kính thì “kính thầy sẽ được làm thầy”.

Sự lễ bái cũng là phương pháp tu để diệt trừ sự cống cao, ngã mạnbản chất con người chúng ta lúc nào cũng luôn tự cao tự đắc, vênh váo nghênh ngang, xem “cái tôi” của mình là trung tâm vũ trụ. Đó là tánh xấu khiến mọi người chán, xa lánh làm tiêu mòn công đức. Chúng ta ý thức được điều này, vì tự mình thấy mình không sánh kịp các Ngài, biết mình thấp kém tài đức nên phải kính lạy Phật, Bồ-tát và các bậc tôn túc để diệt trừ tâm ngã mạn thì tự nhiên tánh ngạo mạn từ từ biến mất. Ngoài ra, lễ bái còn là pháp hành căn bản mà người con Phật phải hành trì tinh tấn để giải thoát các nghiệp chướngchúng ta đã gây tạo từ nhiều đời nhiều kiếp. Trong Phật giáo, có nhiều cách lễ bái.

Theo sách Đại Đường Tây Vực Ký, quyển 2, ghi rằng: Ấn Độ có chín cách lễ bái được gọi là “Tây Trúc cửu nghi”. Chín cách lễ bái đó như sau:

1. Phát ngôn úy vấn lễ: Mở lời thưa hỏi.

2. Phủ thủ thi kính lễ: Cúi đầu biểu thị sự cung kính.

3. Cử thủ cao ấp lễ: Đưa tay cao vái chào.

4. Hiệp chưởng bình cung lễ: Chắp tay ngang vái chào.

5. Khuất tất lễ: cúi gập đầu gối.

6. Trường quy lễ: Quỳ nằm dài ra.

7. Thủ tất cứ địa lễ: Tay và gối quỳ sát.

8. Ngũ luân câu khuất lễ: Năm vóc co lại.

9. Ngũ thể đầu địa lễ: Năm vóc gieo xuống đất.

Trong kinh Pháp Hoa, chúng ta thấy có một đoạn miêu tả về những cách lễ trên:

“Hoặc có người lễ bái

Có người chỉ chấp tay

Cho đến giơ một tay

Có người lại cúi đầu

Để cúng dường tượng Phật

Sẽ thấy Phật vô lượng

Tự thành đạo Vô thượng”.

Ngoài chín cách lạy trên đây, người Ấn Độ còn có nhiều cách lễ bái khác nhau, tùy theo phong tục của mỗi nơi mà có sự khác biệt với nhau về cung cách như: Lễ bái đứng một chân quỳ lạy (Tồn cử lễ); bước một bước lễ một lạy (Khởi cư lễ); lễ một lạy rồi đi nhiễu ba vòng về phía bên hữu của Phật hoặc bảo tháp (Hữu nhiễu tam thất lễ); lễ bằng cách ngồi cúi đầu lạy (Tạ lễ). Riêng về Phật giáo Việt Nam, phần đông Phật tử đều áp dụng theo phương pháp Ngũ thể đầu địa (năm vóc sát đất) trong khi lễ bái. Đây là một phương pháp tiêu biểu cho tâm ý tôn kính cao đẹp nhất trong các cung cách lễ bái. Khi lễ bái, đầu tiên Phật tử phải đứng ngay thẳng trước tượng Phật cho trang nghiêm và khép hai chân vào nhau để lấy lại sự an tâm thanh tịnh, đồng thời kiểm thúc tâm ý không để chao động vọng tưởng. Ngay lúc đó, đôi mắt nhìn lên tượng Phật, quán tưởng các tướng tốt và quán niệm những đức hạnh cao quý của đức Phật, bày tỏ nguyện vọng chân chính của mình hầu mong Phật chứng minh. Hai tay chắp lại là biểu thị thân tâm hiệp nhất để nói lên sự nhất tâm cung kính của mình và để hai tay trước ngực là tiêu biểu ý nghĩa Ấn tâm. Chắp tay đưa lên giữa chặng mày (cử án tề mi) thể hiện sự cung kínhtiêu biểu cho ý nghĩa tâm nguyện của mình được dung thông đến chư Phật, rồi xướng câu: “Năng lễ sở lễ tánh không tịch, cảm ứng đạo giao nan từ nghì, ngã thử đạo tràng như đế châu, thập phương chư Phật ảnh hiện trung...” và lạy theo nguyên tắc Ngũ thể đầu địa - “Đầu diện tiếp túc quy mạng lễ”. Ngửa lòng bàn tay ra giống như đóa hoa sen nở, ta tưởng tượng như đức Phật đang đứng trên đóa sen kết thành bởi hai bàn tay và ta đặt trán mình lên lòng bàn chân của đức Phật, đồng thời nằm mọp xuống để biểu thị sự cung kính tâm thành quy ngưỡng, nương tựa.

Phật giáo cho rằng, người Phật tử ngoài sự lễ bái chư Phật, chư Bồ-tát, chư Hiền Thánh Tăng ra còn phải tưởng niệm ân đức cao dày của các Ngài và phát nguyện suốt đời hướng về các Ngài để tiến tu đạo nghiệp, nên được gọi là quy mạng lễ.

Trong kinh Tăng Nhất A Hàm, đức Phật dạy:

“Thiện Nghiệp đã lễ trước

Đầu tiên không lỗi lầm

Cửa giải thoát trống không

Đây là nghĩa lễ Phật

Nếu người muốn lễ Phật

Vị laiquá khứ

Nên quán pháp trống

không

Đây là nghĩa lễ Phật.”

Nhân thừa Phật giáo chia lễ bái ra làm 7 cách lạy. Bảy cách lạy này do ngài Tam tạng Pháp sư Lặc Na phân chia ra, trong sách Pháp Uyển Châu Lâm có nói rõ về nguyên nhânhoàn cảnh vì sao phải chia ra 7 cách lạy này:

1. Ngã mạn lễ: Nghĩa là lạy với tâm ngã mạn, tâm kiêu căng. Người lạy Phật hoặc lạy ông bà, tổ tiênhoàn cảnh bắt buộc phải hành lễ, nhưng thâm tâm của họ không muốn lạy, do đó họ lạy với cử chỉ ngạo nghễ, thái độ kiêu căng, không chút nào lễ độ cung kính cả. Hoặc có người cậy thế ỷ quyền cao chức trọng, thẹn khi chào hỏi người kém hơn mình, tâm không dựa vào phép tắc lễ nghi. Tuy có lễ bái nhưng tâm chạy theo ngoại cảnh. Đầu họ lạy không sát đất và họ đứng lên cẩu thả cho qua chuyện. Họ sợ mất thể diện với bạn bè và sợ dơ bẩn quần, nên buộc lòng phải lễ bái theo kiểu Ngã mạn để bạn bè khỏi chê trách mình là kẻ bất hiếu, bất nghĩa, bất trung, bất tín. Cách lạy đó gọi là Ngã mạn lễ.

2. Cầu danh lễ: Nghĩa là lạy xướng họa cầu danh. Những người lạy vì mong cầu danh vọng, quyền tước qua sự chú ý và ngợi khen của cấp trên, cũng như lấy lòng quần chúng để được ủng hộ; khi có cấp trên cũng như có đông người thì họ siêng năng lễ lạy để cho mọi người khen mình là người siêng năng có đạo đức. Thật ra thâm tâm của họ không có chút gì tín thành cả; oai nghi thô vụn, thân tâm cung kính dối trá. Thấy người thì thân nhẹ lạy mau, người đi thì thân tâm mệt mỏi, biếng nhác giải đãi trong việc lễ lạy. Cách lạy này gọi là Cầu danh lễ.

(Hai cách lạy vừa trình bày trên là hành động dối trá, không thể có nơi người đạo đức chân chánh. Sở dĩ Pháp sư Lặc Na nêu ra là nhằm mục đích ngăn ngừa chúng ta).

3. Thân tâm cung kính lễ: Nghĩa là người lễ lạy phải thể hiện thân và tâm đều cung kính. Do thân tâm cung kính không nghĩ đến việc khác, kính cẩn cúng dường tình không chán đủ. Lễ lạy bằng sự tha thiết chí thành cả thân và tâm vì họ có đức tin trong sự lễ lạy nên sự cảm ứng của họ rất dễ dàng giao cảm với chư Phật, với Thánh hiền, với ông bà Tổ tiên. Thân tâm cung kính là cách lạy cơ bản trong Phật giáo về mặt sự tướng, hay nói cách khác về mặt hình thức mà người xuất giatại gia phải hành trì nghiêm túc.

Thân tâm cung kính lễ, công đức tuy lớn nhưng thật sự chưa phải là mục đích cứu cánh trong lễ bái. Thân tâm cung kính lễ chỉ là phương tiện nhờ đó mà hành giả tiếp tục tiến đến lãnh vực Thánh giáo lễ của các bậc Thánh chúng về mặt lý tánh không cảm thấy trở ngại.

4. Phát trí thanh tịnh lễ: Lạy phát trí thanh tịnh, nghĩa là hành giả tu tập thiền quán cho đến khi trí tuệ thanh tịnh phát sanh từ nơi chơn tâmThánh trí, chứ không phải trí tuệ phát sanh từ thức tâm. Trí tuệ phát sanh từ thức tâm thuộc về nơi mà phàm trí còn bị giới hạn bởi căn và trần. Trái lại, Thánh trí đã thoát ra vòng cương tỏa của cả hai. Trong phép lạy này, hành giả phải thấu suốt rằng: cảnh giới của chư Phật đều hiện bày từ nơi chân tâmtrí tuệ thanh tịnh của mình cũng phát sanh từ bản tâm thanh tịnh. Cho nên người lễ bái một đức Phật tức là lạy tất cả chư Phật trong mười phương không ngăn ngại. Lạy một lạy tức là lạy tất cả pháp giới, vì Pháp thân của Phật dung thông.

5. Biến nhập pháp giới lễ: Lạy khắp vào pháp giới. Nghĩa là trong phép lạy này, hành giả phải tận dụng trí tuệ tự quán thân, tâm cùng tất cả pháp giới, từ hồi nào đến giờ không rời pháp giới. Pháp giới tánh tức là thể tánh của vạn pháp biến mãn khắp thế giớithường trụ bất diệt. Pháp giới tánh là nơi chư Phật thường an trụ để hiện thân hóa độ chúng sanh. Hành giả thực hiện phép lạy này là quán chiếu thân và tâm nơi chính mình biến nhập vào pháp giới tánh của vạn pháp một cách dung thông, giống như bác sĩ sử dụng quang tuyến X (X-ray) rất lớn chiếu vào thân thể con ngườinăng lượng quang tuyến X thấu suốt xuyên qua thân thể người không chút ngăn ngại. Đó mới là lạy theo phương pháp Biến nhập pháp giới lễ.

6. Chánh quán lễ: Lạy chánh quán nghĩa là quán chiếu Phật tự tâm của chính mình không duyên cảnh khác. Trong phép quán này, hành giả lễ lạy đức Phật ngay nơi tự tâm của mình, chứ không duyên đức Phật nào khác, vì tất cả chúng sanh từ xưa đến nay, đều sẵn có Phật tánh viên mãn, bình đẳng, chân giác.

7. Thật tướng bình đẳng lễ: Lạy thật tướng bình đẳng nghĩa là trong phép lễ này, hành giả dùng trí tuệ quán chiếu thật tướng của vạn pháp đều thể hiện một cách bình đẳng, không sai biệt. Không có nhân ngã bỉ thử, tức là người lễ bái không thấy mình lạy và người để cho mình lạy. Nói một cách khác, người thực hành phép lễ này là dùng trí tuệ quán chiếu thật tướng vạn pháp để nhận thấy rằng: mình và người, thể và dụng, phàm và thánh thảy đều vắng lặng không hai (đều nhất như). Bồ-tát Văn Thù dạy rằng: “Năng lễ sở lễ tánh không tịch”, nghĩa là thể tánh của mình đang lạy và thể tánh của người để mình lạy thảy đều vắng lặngbình đẳng.

(Bốn cách lạy: Phát trí thanh tịnh, Biến nhập pháp giới, Chánh quán và Thật tướng bình đẳng là những pháp môn thuộc về lý lễ bái của các bậc Đại thừa Bồ-tát thường tu tập để thể nhập vào pháp giới tánh của chư Phật).

Qua những phương cách lễ bái trên đây, chúng ta thấy Thân tâm cung kính lễ chính là pháp môn quan trọng, là điều kiện tất yếu của người hiếu nghĩa, tín tâm để tỏ bày lòng tri ânbáo ân. Thân tâm cung kính lễ là phương tiện cần thiết để làm gạch nối giữa chư Phật và tâm linh con người qua sự nguyện cầu gia hộ. Phương pháp lễ lạy này lại còn là nền tảng căn bản của chúng ta trên con đường tiến tu đạo nghiệp để được chứng ngộ qua bốn cách lễ của Thánh giáo. Vậy chúng ta nên cố gắng thực hành cho đúng pháp.

Ngoài ra, chúng tathể tham khảo pháp thực tập ba cách lạy trong sách Thiền Môn Nhật Tụng năm 2000, do Đạo Tràng Mai Thôn biên tập. Chúng tôi xin phép lược trích về ba cách lạy trong sách ấy.

Lạy thứ nhất: Năm vóc sát đất, con tiếp xúc với Tổ tiên và con cháu của con trong hai dòng tâm linh và huyết thống. (chuông, lạy xuống) Con có Tổ tiên tâm linh của con là Bụt, các vị Bồ-tát và các vị Tổ sư qua các thời đại, trong đó có các bậc sư trưởng của con đã qua đời hay còn tại thế. Các vị đang có mặt trong con, các vị đã truyền trao cho con những hạt giống bình an, trí tuệ, tình thươnghạnh phúc nhờ liệt vị mà con có được một ít vốn liếng của an lạc, tuệ giáctừ bi... Tổ tiên tâm linhTổ tiên huyết thống của con cũng như con cháu tâm linh và huyết thống của con, đều đang có mặt trong con. Con là họ, họ là con, con không có một cái ta riêng biệt; tất cả đều có mặt trong một dòng sinh mệnh đang diễn biến mầu nhiệm.

Lạy thứ hai: Năm vóc sát đất, con tiếp xúc với mọi ngườimọi người đang có mặt với con giờ này trong sự sống. (chuông, lạy xuống) Con thấy con là sự sống mầu nhiệm đang dàn trải trong không gian. Con thấy con liên hệ mật thiết tới mọi người và mọi loài; tất cả những hạnh phúc và khổ đau của mọi người và mọi loài là những hạnh phúc và khổ đau của chính con... Con thấy con trong tất cả các vị và tất cả các vị trong con.

Lạy thứ ba: Con buông bỏ hình hàithọ mạng. (chuông, lạy xuống) Con thấy được thân tứ đại này không đích thực là con, con không bị giới hạn trong hình hài này. Con là tất cả dòng sinh mạng tâm linh và huyết thống từ ngàn xưa liên tục diễn biến tới ngàn sau...

Ở trên, chúng ta đã tìm hiểu sơ qua ý nghĩa của sự lễ bái, còn tác dụnglợi ích của lễ lạy thì thế nào?

Tác dụnglợi ích của sự lễ lạy xét về phương diện y học: Khi khấu đầu làm lễ, toàn bộ các chi trong cơ thể đều vận động, lại thêm vào sự chuyên chú về tinh thần tình cảm, động tác khoan thai, không những có thể giải tỏa sự căng thẳng tinh thần mà còn có thể làm cho gân cốt thả lỏng, máu huyết lưu thông. Trong khi làm lễ, tâm ý chân thành, ý thức và động tác đều theo chỉ dẫn của tâm linh, tất cả những cái đó đều có lợi cho sức khỏe và có tác dụng phòng trừ tật bệnh.

Tác dụnglợi ích của sự lễ bái trong kinh điển: đức Phật đã chỉ giáo rất rõ ràng. Kinh Tăng Nhất A Hàm, quyển 24 có ghi: Cung kính lễ Phật sẽ được 5 phần công đức:

1. Đoan chánh: Nghĩa là người lễ bái, thường chiêm ngưỡng dung nhantướng hảo của đức Phật liền khởi niệm hoan hỉphát tâmước mong cầu. Nhờ nhân duyên đó, họ qua kiếp sau có thể hưởng được tướng mạo đoan trang tốt đẹp (Ngũ trược chúng sanh linh ly cấu, đồng chứng Như Lai tịnh Pháp thân).

2. Hảo thinh: Nghĩa là người lễ bái xưng tụng hồng danh của chư Phật. Nhờ nhân duyên đó đời sau họ sẽ được tiếng nói lảnh lót trong trẻo tốt đẹp (Niệm Phật nhứt thanh, phước tăng vô lượng. Lễ Phật nhứt bái tội diệt hà sa).

3. Đa tài bảo: Nghĩa là người lễ bái thường dâng hoa, đốt đèn v.v... để cúng dường các đức Như Lai. Nhờ nhân duyên đó đời sau hưởng nhiều tiền của vật báu.

4. Sanh Trưởng giả gia: Người lễ bái đem tâm không chấp trước, chắp tay, quỳ gối, chí thành lễ Phật. Nhờ nhân duyên đó, đời sau họ được sanh vào nhà giàu sang, quý tộc.

5. Sanh Thiện xứ thiên thượng: Nghĩa là nhờ công đức lễ bái các đức Như Lai, người lễ bái sẽ được sanh vào các cõi lành, hoặc các cõi Trời.

Tóm lại, lễ bái không phải là hành động thấp hèn làm mất phẩm cách con người, gợi lên dấu ấn phong kiến. Trái lại, lễ bái chính là một đạo nghĩa, một nghĩa cử rất cao đẹp của những người sống có văn hóa. Đối với tổ tiên, người hiếu hạnh cần phải lễ bái để tỏ lòng cung kính. Đối với Thánh hiền, tín đồ chân chánh cần phải lễ bái để thể hiện đức tính khiêm cung trong tu tập đạo lý Giác ngộ. Lễ bái nhằm giao cảm với bề trên và tạo nên chất liệu để xóa bỏ mọi dị biệt ngăn cách chia rẽ trong đoàn thể. Lễ bái tạo ra sự lễ phépthân thiện không chia rẽ nhằm thêm bạn bớt thù tạo ra một xã hội thanh bình an lạc.

Trong xu thế hướng về cội nguồn văn hóa dân tộc, chúng ta nên phát huy truyền thống lễ bái vì đây là những thuần phong mỹ tục. Lễ báitinh hoa, là nét đẹp trong đời sống sinh hoạt văn hóa tâm linh. Khi xa quê, khi tuổi cao tác lớn, khi có người thân qua đời chừng ấy chúng ta sẽ thấy việc lễ bái với những động tác quỳ xuống, đứng thẳng lưng, rồi quỳ xuống là cần thiết biết dường nào! Nó thay cho những lời nói, những lời phát biểu, những cảm tưởng dông dài, đây gọi là tấm lòng thành của mình.

Lễ báiý nghĩabáo ơn, tạ ơn với cung cách quy ngưỡng hướng về, cũng như noi gương đức hạnh cao quý và ý chí siêu thoát của các bậc tôn kính để tu tập. Người lễ bái mong cầu sau này kế thừa xứng đáng sự nghiệp của tiền nhân trên con đường giác ngộ khổ đau sanh tử. Lễ bái là một nét đẹp văn hóaý nghĩa giáo dục sâu sắc, cho nên trong mỗi người Phật tử không thể thiếu nghĩa vụ với nghi cách lễ bái cao đẹp này.

Thích Thánh Minh

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 12920)
Lễ lạy, tham bái, chiêm lễ các thánh tích của các bậc Tiên Thánh là một tập tục truyền thống lâu đời của một trong những nghi thức hành trì trong Phật Giáo, có nguồn gốc từ Ấn Độ.
(Xem: 18603)
Âm điệu thời hô chung của thầy đã chuyên chở một tâm hồn chánh niệm đầy lòng từ bi muốn cho chúng sanh được thoát khổ như lời bài kệ chuông.
(Xem: 13748)
Nghi thức tắm Phật có nguồn gốc ảnh hưởng từ tập tục cổ xưa của Ấn Độ nhưng được Phật Giáo tiếp nhận rồi lồng vào đó những quan niệm đạo đức Phật Giáo...
(Xem: 11564)
Trong hệ thống kiến trúc Tòng Lâm Phật Giáo Bắc Truyền lấy Đại Điện làm trung tâm, Đại Điện còn được xưng là Chánh Điện, hay Đại Hùng Bảo Điện...
(Xem: 44049)
Lễ quy y theo Phật giáo là một buổi lễ tổ chức đơn giản cho cá nhân hay tập thể, xin gia nhập vào hàng ngũ Phật tử. Lễ này có thể tổ chức tại gia, chùa chiền...
(Xem: 15718)
Khi một người không tái phạm lỗi lầm lần thứ hai, chúng ta đã sám hối quá khứ. Chúng ta không những phải sám hối tội nghiệp đã biết, càng phải sám hối cho những tội nghiệp không biết...
(Xem: 67666)
Kim ô tợ tiễn, ngọc thố như thoa, tưởng cốt nhục dĩ phân ly, đỗ anh hồn nhi hà tại. HT Thích Bích Liên
(Xem: 28387)
Những Bài Tán Trạo Theo Nghi Thức Phật Giáo Miền Trung
(Xem: 66689)
Các Bài Tán Xấp theo Nghi Lễ Phật Giáo Miền Trung
(Xem: 83897)
Những Bài Tán Rơi Theo Nghi Thức Phật Giáo Miền Trung
(Xem: 18834)
Nghi lễ là cái được sáng tạo sau khi đức Phật nhập diệt, mà một trong những mục tiêuthể hiện sự kính ngưỡng đối với Đức Phậtgiáo pháp của Ngài, thông qua những hình thức cụ thể.
(Xem: 13683)
Nói đến Tăng phục Phật Giáo trước tiên chúng ta nên tìm hiểu về những lý do căn bản, ý nghĩa thậm thâm của Tăng phục.
(Xem: 13533)
Thông thường, truyền thọ giới pháp Bồ tát Du già, cần phải thỉnh ba vị Giới Sư làm Hòa thượng truyền giới, tức là: Đắc giới Hòa thượng (Đắc Giới Sư, đại diện cho Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni)...
(Xem: 84652)
Nghi lễvấn đề không cố định, nên tuy soạn thế này, nhưng quý vị cũng tùy thời, tùy xứ mà linh động...
(Xem: 18721)
Thân hình chúng ta như hạt sương trắng buổi sáng. Mạng chúng ta cũng mong manh như hạt sương buổi sáng... Trần Văn Khê
(Xem: 13294)
Các thể điệu hành trì của nghi lễ Phật giáo Việt nam rất phong phú, ở đây chúng ta chỉ lượt qua các thể điệu chính như: xướng, hô, kệ, thán, độc, tán, tụng, trì, niệm.
(Xem: 9721)
Lễ cung nghinh thỉnh rước của Phật Giáo có từ thời Đức Phật còn tại thế, thường thấy nghi chép trong các bộ kinh Đại thừa, khởi nguồn từ việc chư Thiên và các vị vua Ấn Độ...
(Xem: 10399)
Dâng hương cúng Phật, thắp hương cúng Phật, xông hương cúng Phật, là nét văn hoá đặc trưng của Tăng Tín đồ Phật Giáo Bắc Truyền. Người Đông phương khi nhắc đến đi chùa lễ Phật...
(Xem: 17261)
Nay đệ tử ( Họ tên ... pháp danh ...) trì tụng Thần Chú, xưng tán Hồng Danh. Nguyện xin mười phương Thường Trụ TAM BẢO, Tây Phương Cực Lạc Giáo Chủ A DI ĐÀ PHẬT...
(Xem: 226286)
Tuyển Tập Các Bài Phục Nguyện trong hai thời công phu sáng chiều - Hoavouu sưu tầm
(Xem: 16514)
Phật bảo sáng vô cùng, Đã từng vô lượng kiếp thành công, Đoan nghiêm thiền tọa giữa non sông, Sáng rực đỉnh Linh Phong
(Xem: 28936)
Chẩn tế cô hồn theo cung bậc nghi lễ Huế, do HT Thích Từ Phương làm sám chủ
(Xem: 27573)
Trong các lễ cúng thí Cô hồn, Trai đàn Chẩn tế được tổ chức quy mô nhất. Nó bao hàm cả hai khía cạnh văn chương và triết lý, gần như tất cả tinh hoa của tư tưởngvăn học Phật Giáo Đại thừa Mật Tông được gói trọn vào đây.
(Xem: 13280)
Từ xưa đến nay, Nghi lễ Phật giáo đã hội nhập, luôn gắn liền với nền văn hóa dân tộc Việt Nam một cách hài hòa như nước với sữa. Trải dài .... ! xuyên suốt qua các thời kỳ lịch sử thăng trầm thịnh suy của đất nước.
(Xem: 15238)
Nghi thức này được sử dụng trong các dịp xuống tóc, thiết lập bàn thờ, đàn tràng, cúng nhà mới, cúng đất đai, khai trương cửa hàng, văn phòng, v.v...
(Xem: 9533)
Nghi thức tụng giới cho thiếu nhi gồm có Ba Phép Quay Về Nương Tựa và Hai Lời Hứa, có thể được cử hành trước Nghi Thức Tụng Năm Giới.
(Xem: 75292)
Lễ an vị Phật tại tư gia, bàn thờ Phật phải đặt chính giữa nhà, bàn thờ linh phải đặt hai bên hoặc sau lưng Phật, nếu nhà lầu, thì Phật thờ tầng trên. Trước khi thờ Phật trong nhà phải trang hoàng sạch sẽ...
(Xem: 10537)
Hộ niệmniệm Phật cầu nguyện cho một bệnh nhân khi nhận thấy thuốc chữa trị không còn tác dụng đối với người ấy nữa, khi mà người bệnh sắp qua đời.
(Xem: 9393)
Pháp Hội Thí Vô Giá có nguồn gốc từ Ấn Độ gọi là “Vô Giá Đại Hội” còn gọi là “Ngũ Niên Nhất Hội”, “Ngũ Niên Công Đức Hội”, “Ngũ Tuế Hội”.
(Xem: 10359)
Chiếc y của người xuất gia Phật giáo biểu trưng cho sự thanh bần, giản đơn, và quan trong hơn cả là nó nối kết người mặc với vị thầy bổn sư của mình - Đức Phật...
(Xem: 10029)
Kim cương thừa (vajrayāna) hay Mật tông xuất hiện trong khoảng thế kỷ thứ 4 tại Bắc Ấn Độ, trở nên hưng thịnh từ đầu thế kỷ thứ 6, đến giữa thế kỷ thứ 8 thì hình thành nên một truyền thống lớn mạnh...
(Xem: 10661)
Nghi lễ Phật giáo cũng có hai phần lễ và nhạc, tuỳ theo truyền thống văn hoá nghệ thuật của mỗi miền, mỗi vùng mà phần lễ nhạc Phật giáo sẽ ảnh hưởng và biểu hiện theo truyền thống của vùng...
(Xem: 19181)
Trong nhân gian, ai mà lại không có Mẹ. Từ người làm vua cho đến kẻ cùng đinh hạ tiện tất thảy đều do Mẹ sinh ra và nuôi lớn.
(Xem: 10101)
Lạy hay còn gọi là Lễ Bái, là nghi thức rất phổ thông trong dân gian, mang ý nghĩa bày tỏ lòng biết ơn và niềm tôn kính đến với các đấng thần linh, các bậc tiên hiền có công khai phá giang sơn...
(Xem: 13006)
Kính lạy đức Bồ Tát Quán Thế Âm, chúng con xin học theo hạnh Ngài, biết lắng tai nghe cho cuộc đời bớt khổ. Ngài là trái tim biết nghe và biết hiểu.
(Xem: 59864)
Bồ TátVô Tận Ý Khi bấy giờ chăm chỉ đứng lên Bèn trịch vai hữu một bên Chắp tay cung kính hướng lên Phật đài
(Xem: 27443)
Nguyện đem lòng thành kính Gởi theo đám mây hương Phưởng phất khắp mười phương Cúng dường ngôi Tam Bảo
(Xem: 68483)
Chúng sanh đây có bấy nhiêu Lắng tai nghe lấy những điều dạy răn Các ngươi trước lòng trần tục lắm Nên kiếp nầy chìm đắm sông mê
(Xem: 63727)
Cúng dường Thanh tịnh Pháp Thân Tì Lô Gía Na Phật. Viên Mãn Báo Thân Lô Xá Na Phật. Thiên Bá Ức Hóa Thân Thích Ca Mâu Ni Phật.
(Xem: 25390)
Những bài kệ canh dưới đây áp dụng vào mùa An Cư, Kiết Hạ hằng năm của của Chư Tăng, hoặc trong trường hợp khai Đại Giới Đàn của xưa và nay.
(Xem: 14926)
Bản Sưu Tập các Bài Tán nầy được trích trong các cổ bản Tán Sám, Nghi Thức, Hành Trì viết tay bằng hán tự và trong những bản Nghi Lễ bằng quốc ngữ.
(Xem: 14169)
Hương vân nhi bố Thánh đức chiêu chương Bồ đề tâm quảng mạc năng lường Xúc xứ phóng hào quang
(Xem: 14200)
Đàn tràng chẩn tế cũng gọi là Trai đàn vì lấy sự trang nghiêm thanh tịnh làm gốc để nhất tâm hồi hướng cho cô hồn, ngạ quỷ được ân triêm công đức.
(Xem: 7754)
Chuông, trống được đưa vào PG từ khi Đức Phật còn sanh tiền với mục đích tập hợp chúng Tăng. Về sau, chuông, trống, mõ được dùng trong các nghi lễ để trang nghiêm đạo tràng...
(Xem: 7064)
Cà sabiểu tượng của hạnh khiêm cung, nhu hòa, nhẫn nhục. Đức khiêm cung, nhu hòa, nhẫn nhục trong Phật giáo liên hệ mật thiết với tinh thần bình đẳng...
(Xem: 6728)
Âm nhạc Phật giáo có bước chuyển biến mới trong những thập niên đầu của thế kỷ hai mươi, khi nền âm nhạc Tây phương thâm nhậptác động vào nền âm nhạc truyền thống...
(Xem: 16177)
Tượng Phật là để thờ, tất nhiên: như sự bày tỏ niềm tri ân, tôn kính của người Phật tử. Nhưng không chỉ thế, tượng Phật còn để chiêm ngưỡng: như một lối trang trí...
(Xem: 13955)
Chiếc áo cà-sa khoác lên tâm thức sẽ che chở cho ta trong cuộc sống bon chen, đầy tham vọng, lừa đảo, hận thù và hung bạo. Nó ngăn chận không cho ta hung dữ và hận thù.
(Xem: 8304)
Nghi lễ sẽ tạo thành không khí lễ nghĩa, làm cho con người có tập quán đạo đức hướng về điều tốt điều phải một cách tự nhiên. Ở chỗ có mồ mả thì có cái không khí bi ai...
(Xem: 8942)
Tán tụng là một bộ môn nghệ thuật âm nhạc quan trọng trong hệ thống văn hóa nghệ thuật của Phật Giáo Bắc Truyền.
(Xem: 7999)
Trong ba ngày rằm nầy, người ta còn gọi các danh từ khác nữa như: Thượng nguơn, trung nguơn và hạ nguơn, hay: Thượng nguyên, trung nguyênhạ nguyên.
(Xem: 8997)
Nghi lễ biểu hiện lòng thành kính đối với Tam Bảo: Tín đồ luôn có một niềm tin sâu sắc và thành kính đối với Tam Bảo. Niềm tin đó tạo sự chuyển hóa trong nội tâm...
(Xem: 13819)
Pháp thân tỏa sáng buổi ban mai Tĩnh tọa lòng an miệng mỉm cười Ngày mới nguyện đi trong tỉnh thức Mặt trời trí tuệ rạng muôn nơi.
(Xem: 16662)
Khể thủ nhất thiết xuất thế gian Tam giới tối tôn công đức hải Trí giả năng thiêu phiền não cấu Chánh giác ngã kim quy mạng lễ
(Xem: 11737)
Nam mô nhất tâm phụng thỉnh, lạc bang giáo chủ, y chánh trang nghiêm, tứ thập bát nguyện độ chúng sanh, cữu phẩm liên đài mông thát hóa
(Xem: 17782)
Phật bảo sáng vô cùng Đã từng vô lượng kiếp thành công Đoan nghiêm thiền tọa giữa non sông Sáng rực đỉnh Linh Phong
(Xem: 14790)
Từng nghe, pháp không tự khởi, nhờ cảnh mới sanh, đạo chẳng hư hành, gặp duyên liền ứng. Hôm nay, hoa đàn la liệt, Phật sự xiển dương, hương xông triện báu
(Xem: 73948)
Trong Đạo Phật, lòng từ bi được đưa lên hàng đầu. vì thương tưởng đến loài chúng sanh bị đói khát, đau khổđức Phật và chư Tổ đã dạy phương Pháp bố thí cho loài Ngạ quỷ, súc sanh...
(Xem: 11575)
Thiền sư Quảng Nghiêm (1121 - 1191) người huyện Ðan Phượng, tỉnh Hà Tây. Ông tu ở chùa Thánh Ân thuộc huyện Siêu Loại (nay là Thuận Thành, Bắc Ninh).
(Xem: 24946)
Chuyển ngữ: Sư Ông Làng Mai Xướng kệ: Thầy Pháp Niệm Lắng lòng nghe, lắng lòng nghe Tiếng chuông huyền diệu đưa về nhất tâm.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant