Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới
Bài Mới Nhất

06. Nhận xét về lễ dâng y Kathina

29 Tháng Mười 201200:00(Xem: 6879)
06. Nhận xét về lễ dâng y Kathina

LỄ DÂNG Y KATHINA

Tỳ khưu Hộ Pháp

NHẬN XÉT VỀ LỄ DÂNG Y KATHINA


Lễ dâng y kathina thuộc về phước thiện bố thí rất đặc biệt hơn tất cả mọi phước thiện bố thí khác, bởi vì có những điểm đặc biệt như:

- Thí chủ: Thí chủ làm lễ dâng y kathina là người có đức tin trong sạch nơi Tam Bảo, tin nghiệp và quả của nghiệp, có trí tuệ sáng suốt, hiểu rõ phước thiện đặc biệt của lễ dâng y kathina đến chư Tỳ khưu Tăng, hiểu rõ quả báu đặc biệt của phước thiện dâng y kathina đến chư Tăng. Cho nên, họ biết tìm chỗ ở mà chư Tỳ khưu Tăng đã an cư nhập hạ suốt 3 tháng mùa mưa, để xin chư Tỳ khưu Tăng cho phép họ làm lễ dâng y kathina đến chư Tỳ khưu Tăng tại nơi ấy.

- Vật thí: Chỉ có 1 trong 3 tấm y đó là tấm y saṃghāṭi hoặc tấm y uttarasaṅga hoặc tấm y antaravāsaka mà thôi. Còn những tấm y khác không gọi là y kathina mà gọi là những tấm y quả báu phát sinh trong lễ dâng y kathina.

- Thời gian: Thời gian làm lễ dâng y kathina đến chư Tỳ khưu Tăng bắt đầu từ ngày 16 tháng 9 cho đến ngày rằm tháng 10 (âm lịch) trong vòng 1 tháng.

Ngoài thời gian hạn định này, thí chủ có thể làm phước thiện dâng nhiều bộ y đến chư Tỳ khưu Tăng, nhưng không gọi là lễ dâng y kathina.

- Chỗ ở: Là nơi mà chư Tỳ khưu đã an cư nhập hạ suốt 3 tháng mùa mưa kể từ ngày 16 tháng 6 cho đến sáng ngày 16 tháng 9. Tại nơi ấy, nếu có thí chủ làm lễ dâng y kathina đến chư Tỳ khưu Tăng, thì chư Tỳ khưu Tăng được phép thọ nhận y kathina của thí chủ chỉ một lần duy nhất mà thôi. Chư Tỳ khưu Tăng làm lễ thọ y kathina xong, và hành lễ đồng thanh nói lên lời hoan hỷ lễ kathina của chư Tăng, mỗi vị Tỳ khưu hưởng đặc ân 5 quả báu của kathina suốt 5 tháng kể từ ngày 16 tháng 9 cho đến ngày rằm tháng 2, hết hạn quả báu kathina.

Nếu chư Tỳ khưu Tăng không làm lễ thọ y kathina, thì mỗi vị Tỳ khưu hưởng đặc ân 5 quả báu chỉ có 1 tháng kể từ ngày 16 tháng 9 cho đến hết ngày rằm tháng 10 mà thôi.

- Tính chất của tấm y kathina: Tấm y kathina được phát sinh một cách hoàn toàn trong sạch và cao quý, do đại thiện tâm hợp với trí tuệ trong sáng của người thí chủ, hoàn toàn không do một vị Tỳ khưu nào gián tiếp hay trực tiếp động viên khuyến khích thí chủ làm lễ dâng y kathina đến chư Tỳ khưu Tăng.

Tấm y kathina được phát sinh một cách hoàn toàn trong sạch và cao quý như vậy, khi người thí chủ làm lễ kính dâng đến chư Tỳ khưu Tăng, một vị Đại Trưởng Lão thay mặt chư Tỳ khưu Tăng thọ nhận tấm y kathina ấy, rồi đem trình giữa chư Tỳ khưu Tăng. Chư Tỳ khưu Tăng tụ họp tại sīmā, thỉnh vị Đại đức luật sư tụng Ñattidutiyakammavācā trao tấm y kathina cho vị Tỳ khưu xứng đáng để làm lễ thọ y kathina của chư Tăng. Vị Tỳ khưu ấy làm lễ thọ kathina với tấm y ấy. Như vậy, lễ thọ y kathina của chư Tăng được thành tựu; tất cả chư Tỳ khưu đồng thanh nói lên lời hoan hỷ lễ thọ y kathina hợp pháp của chư Tăng, tất cả mọi vị Tỳ khưu hưởng được đặc ân 5 quả báu của kathina suốt 5 tháng kể từ ngày 16 tháng 9 cho đến ngày rằm tháng 2, hết hạn quả báu kathina.

- Quả báu của lễ thọ y kathina: Quả báu của lễ thọ y kathina thật đặc biệt hơn các quả báu của phước thiện bố thí khác là có tính chất bền vững lâu dài đối với chư Tỳ khưu hưởng đặc ân 5 quả báu của kathina suốt 5 tháng kể từ ngày 16 tháng 9 cho đến hết ngày rằm tháng 2.

Còn đối với thí chủ, phước thiện dâng y kathina cho quả báu vô lượng kiếp.

Trong kiếp tử sanh luân hồi, nếu phước thiện dâng y kathina này cho quả tái sinh làm người, người ấy sẽ là người có chánh kiến, giàu sang phú quý hơn người, có của cải được bền vững lâu dài, tránh khỏi những tai họa do lửa cháy, nước lụt cuốn trôi, do kẻ trộm cướp chiếm đoạt, phi pháp, v.v...

Nếu phước thiện dâng y kathina này cho quả tái sinh làm chư thiên trong cõi trời dục giới, sẽ là vị thiên nam hoặc thiên nữ có nhiều oai lực, có hào quang sáng ngời hơn các chư thiên khác, hưởng sự an lạc cao quý trong cõi trời ấy cho đến hết tuổi thọ.

Phước thiện dâng y kathina này rất lớn lao vô lượng, cho nên người thí chủ thành tâm phát nguyện như thế nào, chắc chắn sẽ được toại nguyện như thế ấy. Ví dụ: Một người giàu sang phú quý nhất trong đời này, họ muốn có được thứ gì trong đời, muốn ăn món gì trong đời, v.v... đối với họ không phải vấn đề khó, có phải không? Cũng như vậy, người thí chủ đã làm lễ dâng y kathina đến chư Tỳ khưu Tăng xong rồi, người ấy có phước thiện dâng y kathina đến vô lượng, cho nên họ phát nguyện như thế nào, chắc chắn sẽ được toại nguyện như thế ấy.

Thật vậy, như tích tiền kiếp của Ngài Đại đức Tỳ khưu ni Uppalavaṇṇattherī, là một cô bé gái con nhà nghèo khổ làm thuê ở mướn gần 3 năm mới được 1 tấm vải choàng. Cô bé gái phát sinh đức tin trong sạch kính dâng tấm vải choàng mới ấy đến vị Tỳ khưu trong thời kỳ Đức Phật Kassapa. Cô thành tâm phát nguyện rằng:

Kính bạch Ngài, trong vòng tử sinh luân hồi, con nguyện kiếp nào cũng là người nữ xinh đẹp nhất, làm cho người nam nào nhìn thấy con, họ đều bị mê hồn, mất trí không còn biết mình nữa. Con sẽ là người phụ nữ xinh đẹp tuyệt trần”.

Lời phát nguyện của cô đã toại nguyện cho đến kiếp chót, hậu thân của cô là Ngài Đại đức Tỳ khưu ni Uppalavaṇṇattherī, bậc Thánh nữ Tối Thượng Thanh Văn đệ tử của Đức Phật Gotama.

tiền kiếp của Đức Phật Gotama là một người đàn ông, nhìn thấy vị Tỳ khưu hành pháp hành đầu đà sống trong rừng, Đức Bồ Tát phát sinh đức tin trong sạch dâng một tấm vải cũ đến vị Tỳ khưu ấy rồi phát nguyện muốn trở thành một Đức Phật Chánh Đẳng Giác; hậu thân của Đức Bồ Tát kiếp chót trở thành Đức Phật Chánh Đẳng Giácdanh hiệu Đức Phật Gotama của chúng ta.

Làm phước thiện bố thí tấm vải choàng mới đến vị Tỳ khưu của cô gái nghèo khó, tiền kiếp của Ngài Đại đức Tỳ khưu ni Uppalavaṇṇattherī; làm phước thiện bố thí tấm vải cũ đến vị Tỳ khưu của người đàn ông, tiền kiếp của Đức Phật Gotama; chính nhờ phước thiện bố thí ấy đã dẫn đến cho quả kiếp chót đều được toại nguyện như thế, huống gì người thí chủ làm lễ dâng y kathina đến chư Tỳ khưu Tăng, phước thiện dâng y kathina ấy chắc chắn sẽ cho quả báu cao quý biết dường nào nữa!

Nhân dịp làm phước thiện dâng y kathina này, là phước thiện cao quý vô lượng, những thí chủ nào thành tâm phát nguyện như thế nào, những thí chủ ấy chắc chắn sẽ được toại nguyện như thế ấy.

Nếu những người nữ thí chủ, cảm thấy nhàm chán kiếp người nữ, có ý nguyện muốn trở thành người nam, thì những nữ thí chủ ấy thành tâm phát nguyện rằng:

Idaṃ no kathinadānakusalaṃ purisattabhāvapaṭilābhāya saṃvattatu”.
(Do năng lực phước thiện dâng y kathina này của chúng con, xin sinh quả kiếp sau được trở thành người nam cao quý).

Thật ra, chỉ có Đức Bồ Tát, sau khi đã được thọ ký rồi, chắc chắn Đức Bồ Tát không bao giờ trở thành người nữ. Ngoài Đức Bồ Tát ra, các hạng người khác, có khi tái sinh làm người nam, có khi tái sinh làm người nữ, tùy theo thiện nghiệp cho quả.

Dù là người nam hoặc người nữ, còn tử sinh luân hồi trong cõi người, cõi trời dục giới, cõi trời sắc giới, cõi trời vô sắc giới cũng vẫn còn có khổ. Cho nên ý nguyện giải thoát khổ tử sinh luân hồi trong tam giới, đó là nguyện vọng cao cả nhất.

Như vậy, tất cả mọi người thí chủ nên phát nguyện rằng:

Idaṃ me kathinadānakusalaṃ āsavakkhayāvahaṃ hotu”.
(Do phước thiện dâng y kathina thanh cao này của mỗi người chúng con, xin làm duyên lành dẫn dắt mỗi người chúng con đến chứng đắc Arahán Thánh Đạo, Arahán Thánh QuảNiết Bàn, diệt đoạn tuyệt được mọi phiền não trầm luân, giải thoát khổ tử sinh luân hồi trong tam giới.)

Khi phát nguyện mong chứng đạt đến mục đích cứu cánh như vậy, nếu chưa chứng đạt đến mục đích cứu cánh Niết Bàn, còn tử sinh luân hồi trong tam giới. Khi thì thiện nghiệp cho quả tái sinh làm người, sẽ là người giàu sang phú quý, có trí tuệ sáng suốt, không say mê trong của cải tài sản ấy, dễ dàng đem của cải làm phước thiện bố thí đến cho mọi người, thậm chí có khả năng từ bỏ nhà đi xuất gia trở thành Tỳ khưu trong Phật giáo, hoặc trở thành vị Đạo sĩ trong thời kỳ không có Phật giáo trên thế gian.

Hoặc khi thì thiện nghiệp cho quả tái sinh làm chư thiên trong cõi trời dục giới, tuy là một thiên nam hoặc thiên nữ, nhưng không say mê hưởng sự an lạc trong cõi trời ấy. Bởi vì mục đích cứu cánh của họ là Niết Bàn, không phải là sinh làm người hoặc làm chư thiên, nhưng khi họ chưa chứng đạt đến Niết Bàn, họ hưởng quả báu trong cõi người hoặc quả báu trong cõi trời. Thật ra, mục đích cứu cánh cuối cùng của họ là Niết Bàn, giải thoát khổ tử sinh luân hồi trong tam giới.

Những Điều Nên Biết Về Lễ Dâng Y Kathina

Vị Tỳ khưu nên thuyết pháp giảng giải cho các hàng Phật tử là bậc xuất gia Tỳ khưu, Sadi, và người tại giacận sự nam, cận sự nữ hiểu biết về:

- Sự thành tựu của lễ thọ y kathina và sự không thành tựu của lễ thọ y kathina.

- Phước thiện đặc biệt dâng y kathina và quả báu đặc biệt của phước thiện dâng y kathina.

Khi các hàng Phật tử hiểu rõ về phước thiện đặc biệt của lễ dâng y kathina, nên phát sinh đức tin trong sạch nơi Tam Bảo, tin nghiệp và quả của nghiệp, có trí tuệ sáng suốt, có nhận thức đúng đắn, rồi tự mình quyết định làm lễ dâng y kathina đến chư Tỳ khưu Tăng, mà không do một vị Tỳ khưu nào động viên khuyến khích làm lễ dâng y kathina.

Như vậy, tấm y kathina được phát sinh một cách hoàn toàn trong sạch, do đại thiện tâm hợp với trí tuệ đồng sanh với hỷ, không cần động viên của người thí chủ. (Somanassasahagataṃ ñaṇasampayutttaṃ asaṅkhārikaṃ).

Do đó, phước thiện dâng y kathina đặc biệt hơn các phước thiện bố thí khác. Cho nên tấm y kathina phải được tôn trọng tuyệt đối.

Tôn trọng tấm y kathina như thế nào?

Tấm y kathina là tấm y có chủ gọi là gahapaticīvara [34], khi người chủ chưa dâng tấm y đến chư Tỳ khưu Tăng, thì vị Tỳ khưu không được phép đụng chạm đến tấm y kathina.

- Nếu vị Tỳ khưu nào có tác ý đụng chạm đến tấm y kathina ấy (mà chưa dời chỗ) thì vị Tỳ khưu ấy bị phạm giới gọi là durupaciṇṇadukkaṭa āpatti. (riêng vị Tỳ khưu ấy không thể sử dụng tấm y ấy được).

- Tấm y kathina mà thí chủ chưa được dâng đến chư Tăng. Nếu vị Tỳ khưu nào tác ý không chỉ đụng chạm tấm y kathina, thì vị Tỳ khưu ấy bị phạm giới gọi là uggahi-takadukkaṭa āpatti. Và tấm y kathina không còn hợp theo luật nữa. Cho nên, tất cả mọi Tỳ khưu không thể sử dụng tấm y kathina ấy được.

Tuy thí chủ làm lễ dâng tấm y kathina ấy đến chư Tỳ khưu Tăng, chư Tỳ khưu Tăng thọ tấm y kathina ấy, rồi trao cho một vị Tỳ khưu để làm lễ thọ y kathina của chư Tăng, nhưng lễ thọ y kathina ấy không thành tựu, và tất cả chư Tỳ khưu Tăng không hưởng được đặc ân 5 quả báu của lễ thọ y kathina của chư Tăng. Vì tấm y kathina ấy không còn hợp pháp theo luật do bởi vị Tỳ khưu đụng chạm và dời tấm y kathina sang chỗ khác, phạm giới uggahitakadukkaṭa.

Cho nên, tất cả chư Tỳ khưu không thể sử dụng tấm y kathina ấy được, thì làm sao vị Tỳ khưu làm lễ thọ y kathina của chư Tăng thành tựu được.

(Căn cứ vào điều giới Dantaponasikkhāpada phần điều giới Pācittiya).

Khi các thí chủ long trọng làm lễ dâng y kathina, một thí chủ thay mặt toàn thể thí chủ đọc bài dâng y kathina đến chư Tỳ khưu Tăng đã an cư nhập hạ suốt 3 tháng mùa mưa tại ngôi chùa nào hoặc một nơi thanh vắng trong rừng núi, hay động nào xong; Người thí chủ thay mặt toàn thể thí chủ cung kính đem tấm y kathina đến gần chư Tỳ khưu Tăng khoảng cách 2 hắt tay và 1 gang (khoảng 1 mét) đúng theo luật, dâng đến chư Tỳ khưu Tăng. Vị Đại đức thay mặt chư Tỳ khưu Tăng tại ngôi chùa ấy hoặc chỗ ở ấy thọ nhận tấm y kathina của các thí chủ. Tấm y kathina ấy trở thành tấm y kathina của chư Tỳ khưu Tăng. Sau khi thọ nhận tấm y kathina của chư Tăng xong, Ngài Đại đức ấy đem tấm y kathina ấy vào trình giữa chư Tăng.

Tất cả chư Tỳ khưu Tăng không thể thọ y kathina của chư Tăng được. Đức Phật cho phép tất cả chư Tỳ khưu Tăng chọn một vị Tỳ khưu hiểu biết rõ 8 chi pháp xứng đáng, để làm lễ thọ y kathina của chư Tăng, còn tất cả chư Tỳ khưu đồng thanh nói lên lời hoan hỷ lễ thọ y kathina của chư Tăng. Như vậy, gọi là chư Tỳ khưu Tăng thọ y kathina. Cũng như ngày uposatha hằng tháng, chư Tỳ khưu Tăng từ 4 vị trở lên tụ họp tại sīmā, một vị Tỳ khưu tụng Bhikkhupātimokkhasīla, chư Tỳ khưu ngồi nghe. Như vậy gọi là Saṃgha uposatha: Chư Tăng hành uposatha.

Sau khi đã chọn được một vị Tỳ khưu hiểu biết rõ 8 chi pháp xứng đáng, chư Tỳ khưu Tăng từ 5 vị trở lên tụ họp hành Tăng sự tại sīmā, thỉnh 1-2 vị Tỳ khưu tụng Ñattidutiyakammavācā trao tấm y kathina của chư Tăng cho vị Tỳ khưu mà chư Tỳ khưu Tăng đã chọn. Vị Tỳ khưu ấy thọ nhận y kathina của chư Tăng.

Sau đó, vị Tỳ khưu ấy làm lễ thọ y kathina của chư Tăng và kính thỉnh tất cả chư Tỳ khưu đồng thanh nói lên lời hoan hỷ lễ thọ y kathina của chư Tăng. Tất cả chư Tỳ khưu đồng thanh nói lên lời hoan hỷ lễ thọ y kathina của chư Tăng. Như vậy, tất cả chư Tỳ khưu Tăng đã an cư nhập hạ suốt 3 tháng mùa mưa tại ngôi chùa ấy hoặc tại nơi ấy được hưởng đặc ân 5 quả báu của lễ thọ y kathina của chư Tăng cho đến ngày rằm tháng 2, mới hết hạn quả báu của lễ kathina.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 9194)
Nghi Lễ Hàng Ngày NS Thích Nữ Giới Hương biên soạn
(Xem: 69189)
Nghi Thức Thỉnh Đại Hồng Chung - Giọng thỉnh chung: TT Thích Nguyên Tạng
(Xem: 87506)
Các Bài Sám Văn Cúng Thí Thực Âm Linh Cô Hồn - Tuyển Tập trong nhiều nghi thức tụng niệm của nhiều soạn giả
(Xem: 24922)
Diệu, sâu, Tổng Trì đứng hàng đầu, Thủ Lăng Nghiêm nhân thế khó cầu, Diệt vọng điên đảo muôn ức kiếp, Không qua nhiều đời được Pháp Thân.
(Xem: 13974)
Nghi Thức Truyền Giới Bồ Tát Tại Gia, HT Thích Đổng Minh biên soạn
(Xem: 29158)
Chúng ta đời đời kiếp kiếp học Phật tu hành không được thành tựu, không có biện pháp thoát khỏi luân hồi, là vì có oan gia trái chủ đến...
(Xem: 26978)
Đầu năm Cúng Hội Cầu An Nguyện cho Quốc thái Dân an mọi nhà Nhân sinh yên ổn hoan ca Xã hội tốt đẹp kết hoa tình người
(Xem: 38757)
Kinh Ngũ Bách Danh Quán Thế Âm bản chữ Hán và Việt dịch của Quảng Minh
(Xem: 34269)
Hào quang chiếu diệu. Sáng tỏ mười phương, Ngộ lý chơn thường, Phá màn hôn ám.
(Xem: 44367)
Nguyện thứ nhất: Tôi thành Phật được, Thì nước tôi là nước tịnh thanh. Ngục hình, ngạ quỷ, súc sanh, Thảy đều chẳng có sanh thành nơi đây.
(Xem: 52978)
Phương pháp sám hối Từ bi đạo tràng Mục Liên Sám Pháp - Nghi Thức Tụng Niệm
(Xem: 19253)
Nguyện đem lòng thành kính Gởi theo Pháp mây hương Ngát tỏa khắp mười phương Cúng dường ngôi Tam Bảo
(Xem: 143800)
Đây là quyển sách với những quy ước về nghi lễ tang ma của nhân gian. Người Phật tử chỉ nên tham khảo cho biết, không nên y cứ để thực hành...
(Xem: 16225)
Đại từ, đại bi thương chúng sanh, Đại hỉ, đại xả, cứu hàm thức, Tướng đẹp sáng ngời dùng trang nghiêm, Chúng con chí tâm thành đảnh lễ...
(Xem: 19649)
Chúng con cung kính nghe rằng: Hương sơn đại định, Viên thành ngàn vạn Đà la; Nam hải trùng ba, Quảng phát mười hai diệu hạnh...
(Xem: 9404)
Cùng Tổ ngộ lòng thiền, trong cửa Tây Thiên vâng lời thọ ký; Vì người khai Phật trí, tại chùa Thiên Mộ, nối nghiệp độ sinh !
(Xem: 18314)
Kể từ khi đạo Phật truyền vào nước ta, hàng Phật tử tại gia trong bất cứ thời đại nào và hoàn cảnh nào cũng đã có những đóng góp thiết thực trong sứ mạng hộ trìhoằng dương chánh pháp.
(Xem: 53604)
Mông Sơn Thí Thực là một nghi thức đã được sử dụng rất phổ cập trong các ngôi Già lam thuộc hệ phái Phật giáo Bắc tông. Có ba loại nghi thức Mông Sơn: Đại Mông Sơn, Trung Mông Sơn và Tiểu Mông Sơn.
(Xem: 29788)
Nam mô từ Lâm Tế chánh tôn sắc tứ Chúc Thánh Tự khai sơn trùng hưng quá cố đường thượng chư vị lịch đại Tổ sư...
(Xem: 23176)
Khể thủ nhứt thiết xuất thế gian, Tam giới tối tôn công đức hải, Trí giả năng thiêu phiền não cấu, Chánh giác ngã kim quy mạng lễ...
(Xem: 60964)
Nhất tâm đảnh lễ A tỳ ngục tốt, sơ phát thiện tâm, Chúng hòa: Bổn sư Thích ca Mâu ni Phật.
(Xem: 24313)
Lễ tắm Phật là một trong những nghi thức phổ biến của lễ hội Phật đản hằng năm trong nhiều truyền thống Phật giáo khác nhau. Nghi thức này vốn đã xuất hiện khá lâu tại Ấn Độ, Trung Á và Trung Hoa...
(Xem: 81768)
Khi đức Phật đản sinh, trên trời có chín rồng phun hai dòng nước ấm mát tắm rửa cho Ngài, cùng lúc ấy, chư thiên tung hoa trời, trổi nhạc trời chúc mừng thái tử.
(Xem: 24952)
Dựa trên bản Hán do HT Thích Trí Thủ soạn; Hạnh Cơ dịch sang nghĩa thuần Việt
(Xem: 35739)
Bản Sưu Tập các Bài Tán nầy được trích trong các cổ bản Tán Sám, Nghi Thức, Hành Trì viết tay bằng hán tự... Quảng Bảo
(Xem: 13011)
Muốn cho cuộc lễ được tươm tất và thành kính, chuông trống bát nhã không thể thiếu được lúc bắt đầu và khi chấm dứt lễ.... Thích Giác Duyên
(Xem: 24691)
Nghi Thức lạy 108 lạy Tam Bảo do HT Thích Trí Thủ biên soạn PL. 2518
(Xem: 21313)
Chuông vàng bảng ngọc thấu bốn phương, Thần Thánh về đây đếm không lường, Âm thinh biến khắp mười phương cõi, Chư Phật Bồ tát chứng đàn tràng... HT Thích Huyền Tôn
(Xem: 24612)
Nguyện tiếng chuông nầy ngân khắp cõi, Thiết-vi ngục tối thảy xa nghe, Cõi trần trong sạch đều thông suốt, Giác ngộ sanh linh cả mọi loài... HT Thích Huyền Tôn
(Xem: 10422)
Nghe Tụng Kinh Bát Nhã, Qua Nhiều Ngôn Ngữ... Hoavouu sưu tầm
(Xem: 27659)
Kính lạy Bồ Tát Tất Đạt Đa, Tánh đức từ bi hằng biểu lộ, Trải bao cuộc du hành mục đổ, Xót sinh linh kiếp số trầm luân... Nghi Lễ
(Xem: 25314)
Bộ Luật Tứ Phần khởi nguyên do bộ phái Đàm-vô-đức (Dharmagupta, Pháp Tạng bộ) truyền trì... Hòa thượng Thích Trí Thủ dịch (1983)
(Xem: 21220)
Dựa theo “Lục Thì Sám Hối Khoa Nghi” của vua Trần Thái Tông, Việt-nam... Hạnh Cơ dịch
(Xem: 144001)
Trung Khoa Du Già Thí Thực Khoa Nghi 中科瑜伽施食科儀(Đông Mật)... Quảng Minh dịch chú
(Xem: 39101)
Đêm nay ngày lành Nguyên đán, Giờ này phút thiêng giao thừa, Chúng con : Tuân lệ cổ tục ngày xưa, Mở cửa nghinh xuân tiếp phước.
(Xem: 13995)
Nghi Thức Cúng Giao Thừa - Biên soạn Thích Nguyên An
(Xem: 23546)
Táo tiếng Hán có nghĩa là bếp. Hàng năm, khi năm hết Tết đến, vào ngày 23 tháng Chạp, nhà nhà đều sắm sửa lễ nghi, cúng tiễn ông Táo chầu trời... Tân Nguyễn
(Xem: 42800)
Khoa nghi này truyền sang nước ta đã lâu đời, thường được gọi là nghi thức đăng đàn chẩn tế, do các cao tăng làm sám chủ...
(Xem: 47946)
Đêm nay ngày lành Nguyên Đán Giờ nầy phút thiêng Giao thừa. Tuân lệ cổ tục ngày xưa Mở cửa nghinh Xuân tiếp phước. Truyền thừa di phong thuở trước...
(Xem: 32697)
Kính lạy chư Phật khắp mười phương, Tuyên dương Pháp nhiệm mầu thanh tịnh, Thánh Tăng cả ba thừa bốn quả, Rủ lòng từ bi xin chứng giám... Hạnh Cơ
(Xem: 18255)
Kính lạy Phật! Con từ vô thỉ kiếp, Mây vô minh che lấp tánh viên minh, Tạo bao việc ác, bỏ hết việc lành, Quanh quẩn luân hồi, vào ra sinh tử... Hạnh Cơ
(Xem: 23455)
Tại Gia Bồ Tát Giới Bổn - 3 ngôn ngữ Anh, Việt, Hoa - Nhiều Tác Giả
(Xem: 81127)
Kinh Nhật Tụng - Kinh Tụng Hằng Ngày
(Xem: 17439)
Danh từ tên gọi của Thủ Lư theo sách Trung Hoa Phật Quang Văn Hóa Thiên Phật Giáo Dụng Ngữ chép: "Thủ lư là lư hương cầm ở trên tay, còn gọi là Bỉnh hương lư, Thủ lư, Đề lư... Thích Tâm Mãn
(Xem: 15521)
Nghi Thức Tụng Niệm Đại Toàn do HT Thích Nhất HạnhHội Đồng Giáo Thọ Làng Mai biên soạn
(Xem: 58145)
Nhạc Thỉnh Trong Trai Đàn Chẩn Tế - Thích Hạnh Tuệ sưu tầm
(Xem: 26738)
Theo giáo lý đạo Phật, không ai có thể siêu độ cho ai, không ai có thể giải thoát cho ai, ngoại trừ chính cá nhân người đó.
(Xem: 22242)
Để thành tựu được lễ dâng y kathina, người thí chủ cần phải có sự hiểu về tấm y gọi là “Y Kathina” và nghi thức làm lễ dâng y kathina đến chư Tỳ khưu Tăng.
(Xem: 26671)
Bảng Chữ Nho khắc in tại chùa Báo Quốc, năm Đồng Khánh thứ 3, Mậu Tý (1888) - Chùa Báo Quốc
(Xem: 23803)
Thờ CúngLễ Bái là một trong những Gia Bảo tinh thần đáng quý của Tổ Tiên để lại cho con cháu kế thừa. Gia Bảo này đã đ­ược hấp thụ tinh hoa lâu đời do các Tôn Giáo bồi đắp...
(Xem: 60708)
Xưng là Tứ Thiên Vương bởi vì bốn vị Thiên Vương này ở bốn hướng Đông Tây Nam Bắc. Tứ Đại Thiên Vương là thần tướng của vua trời Đế Thích, ở núi Kiền Đà La...
(Xem: 26378)
Đạo Phật ngoài các vị thiên thần Hộ Pháp hộ giới ra còn có rất nhiều thiện hữu tri thức, bằng trí tuệ của mình, bằng phước đứctài lực của mình với tinh thần hộ trì chánh giới...
(Xem: 18596)
Khi giới sư đăng đàn truyền trao U Minh Giới cho vong linh. Chúng giới tử đại vị cho tiên hương linh của mình mà thay họ phụng thỉnh Tam Bảo, thọ nhận Giới pháp...
(Xem: 16476)
Nghi thức tuần chiếu trong Giới Đàn Phật Giáo Bắc Truyền có nguồn gốc từ thời Phật còn tại thế, Đức Thế Tôn theo thông lệ cứ mỗi năm ngày, Ngài đi tuần phòng của Tăng chúng.
(Xem: 19179)
Đại Lễ Vu Lan Bồn khởi nguyên từ hạnh hiếu của Mục Kiền Liên Tôn Giả, trở thành nét văn hóa đạo đức hiếu hạnh của Đạo Phật, một trong “Tứ trọng ân”...
(Xem: 20366)
Việt Nam trong Đại Lễ Vu Lan, lễ cầu siêu tháng bảy chúng ta thường thấy có nghi thức đốt đèn cầu nguyện, hay là pháp hội Phóng Đăng...
(Xem: 19143)
Đại Lễ Vu Lan Bồn Đông độ dịch là Cứu Đảo Huyền, là nương theo từ bitrí tuệnguyện lực của chư Phật và Bồ Tát, để diệt trừ mọi phiền não...
(Xem: 45264)
Pháp Sự Khoa Nghi (3 tập) Soạn dịch giả: HT Thích Huyền Quang - Chùa Quang Thiện, California, USA - Ấn hành 2002
(Xem: 16253)
Nghìn nhà một bát, muôn dặm cô thân, Thần thông ứng cúng xa gần, Diệu dụng hóa duyên đây đó...
(Xem: 15959)
Thành ngữ Việt Nam có câu: “Thờ thì dễ, giữ lễ thì khó”, chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu đề tài ý nghĩatác dụng của lễ bái.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant