Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới
Bài Mới Nhất

Nghi lễ Phật giáo Việt Nam xưa và nay

07 Tháng Mười Hai 201000:00(Xem: 13280)
Nghi lễ Phật giáo Việt Nam xưa và nay
I.- KHÁI NIỆM :

Từ xưa đến nay, Nghi lễ Phật giáo đã hội nhập, luôn gắn liền với nền văn hóa dân tộc Việt Nam một cách hài hòa như nước với sữa. Trải dài .... ! xuyên suốt qua các thời kỳ lịch sử thăng trầm thịnh suy của đất nước.

Hiện nay, đầu thế kỷ 21 đã mở ra một kỷ nguyên mới của thời đại mới nền khoa học hiện đại tiến bộ vượt bậc, bởi thế nên ngày càng đòi hỏi Phật giáo phải phát huy hết vai trò, chức năng, khả năng, hiệu năng, hiệu dụng sẵn có của mình, trên khắp mọi lĩnh vực, trong cuộc sống xây dựng, bảo vệ phát triển Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Nhất là bảo tồn, bảo tàng, bảo trì nâng cao những giá trị ưu việt, những nét đẹp thẩm mỹ “Toàn chơn thiện mỹ” của văn hóa nghệ thuật Phật giáo cả về sắc tướng lẫn tâm linh, để cùng sánh bước song hành với văn hóa nghệ thuật của dân tộc Việt Nam.

Bởi lẽ Nghi lễ Phật giáo trong giai đoạn lịch sử hiện đại, nó bao giờ cũng đóng vai trò rất quan trọng không thể thiếu được, nhất là con người thực hiện Nghi lễ. Hầu góp phần trong sự cấu thành muôn vàn nét đẹp hài hòa cho Phật giáo Việt Nam ngày càng sáng ngời rực rỡ hơn.

II.- NGHI LỄ PHẬT GIÁO VIỆT NAM XƯA VÀ NAY :

Chịu ảnh hưởng từ Phật giáo Ấn ĐộPhật giáo Trung Hoa, cùng với văn hóa bản địa, Phật giáo Việt Nam có những bản sắc riêng nhất là về mặt Nghi lễ.

Gần đây, do sự nhu cầu thích Nghi thời đại, để tiến đến tương lai thống nhất Nghi lễ Phật giáo Việt Nam. Chúng ta cần phải có cái nhìn chung phác họa về lịch sử Phật giáo Việt Nam trước khi đọc lại trang sử Nghi lễ truyền thống “Tổ Tổ tương truyền, Sư Sư tương kế”. Từ đó chúng ta suy ngẫm về Nghi lễ đề nghị cải cách hiện nay.

III.- BỐI CẢNH LỊCH SỬ CỦA PHẬT GIÁO VIỆT NAM :

Nhìn chung, theo sử liệu Việt Nam đạo Phật truyền vào nước ta khoảng đầu kỷ nguyên Tây lịch và vào hạ bán thế kỷ Việt Nam đã có một trung tâm Phật giáo phồn thịnh gắn liền với tên tuổi MÂU - BÁC và tác phẩm LÝ HOẶC LUẬN. Đầu thế kỷ thứ 3 Thiền học khởi đầu bằng KHƯƠNG TĂNG HỘI được coi là vị Tăng có sớm nhất tại Giao Châu và thế kỷ thứ 5 Tục Cao Tăng truyện có nói đến hai vị Tăng là Thiền sư Đạt Ma Đề BàThiền sư Huệ Thắng ở Giao Châu này. Trong khoảng từ thế kỷ thứ 6 đến thế kỷ thứ 11 Phật giáo nước ta tiếp nhận ba dòng Thiền khá quan trọng đó là Thiền phái TỲ NI ĐA LƯU CHI (Năm 580) , Thiền phái VÔ NGÔN THÔNG (Năm 820) và Thiền phái THẢO ĐƯỜNG (Năm 1069). Ba dòng này chịu ảnh hưởng MẬT TÔNGTỊNH ĐỘ truyền thừa được nhiều thế hệ cho đến thế kỷ 13 nhập lại thành Thiền phái YÊN TỬ, sau đó thành Thiền phái TRÚC LÂM đặc biệt Việt Nam với tinh thần nhập thế triệt để. Nhưng Phật giáo Trúc Lâm chỉ hưng thịnh đến cuối thế kỷ 14, từ đó nhường lại cho thời đại độc tôn của Nho học thời Lê Mạc.

Đến khoảng giữa thế kỷ 17, trong khi nước ta đang lâm vào tình cảnh Nam - Bắc phân tranh, lúc đó một số đông Thiền sư lánh nạn từ Trung Hoa sang Việt Nam hành đạo. Cũng chính từ đây nguyên nhân để phục hưng Phật giáo nước ta với dòng THIỀN LÂM TẾ CHÁNH TÔNG và dòng THIỀN TÀO ĐỘNG mới du nhập vào Việt Nam thời kỳ này ở bên ngoài lẫn bên trong.

Đến thế kỷ 19 các vua đời nhà Nguyễn như Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức có phần để tâm ý đôi chút để phục hưng đạo Phật nhưng vẫn là đạo Phật trong thời Nho học độc tôn.

Đến năm 1930 Phật giáo Việt Nam trải qua ba lần chấn hưng Phật học :

- Lần thứ nhất năm 1931 tại Nam kỳ

- Lần thứ hai năm 1932 tại Trung kỳ

- Lần thứ ba năm 1935 tại Bắc kỳ.

Cũng từ đó mãi đến nay, Phật giáo Việt Nam liên tục chuyển mình theo đà tiến hóa để thích nghi với từng thời đại.

IV. TƯƠNG LAI THỐNG NHẤT NGHI LỄ PHẬT GIÁO VIỆT NAM:

Với bản sắc văn hóa dân tộc, với khả năng dung nhiếp Nho, Lão học, trong dòng tư tưởng Phật học của mình ngầm chảy nuôi dưỡng đời sống tâm hồn của người dân nước Việt, nổi bậc nhất là vào thời đại Lý Trần, Nghi lễ Phật giáo Việt Nam với truyền thống lâu dài đó, trải qua bao hàng bao thế kỷ, nay đến lúc chúng ta luôn phải đối mặt trước thời đại mới, một thời đạithế giới bao la trùng trùng điệp điệp trước kia đang thu nhỏ dần lại, bởi nền văn minh hiện đại thông tin toàn cầu. Nơi đó, không có phép con người dừng lại cục bộ, thích phân biệt.

Vậy, con đường trước mặt của tương lai Nghi lễ Phật giáo Việt Nam là gì ? Đây là một chọn lựa lịch sử để nghỉ và định hướng về tương lai thống nhất Nghi lễ Phật giáo Việt Namquyết định, vấn đề thống nhất Nghi lễ chúng ta bắt đầu từ tám điểm chính thời Thỉ Tổ :

1.- THỈ TỔ LÔ SƠN BIỆN HUỆ CHÁNH GIÁC, VIÊN NGỘ PHÁP SƯ HUỆ VIỄN - ĐẠO AN PHÁP SƯ

2.- TỔ TRƯỜNG AN QUANG MINH PHÁP SƯ THIỆN ĐẠO (VÂN THỊ DI ĐÀ HÓA THÂN)

3.- TỔ NAM NHẠC BAN CHU PHÁP SƯ THỪA VIỄN

4.- TỔ TRƯỜNG AN NGŨ HỘI PHÁP SƯ PHÁP CHIẾU (QUANG MINH HẬU THÂNVIỄN CÔNG)

5.- TỔ TÂN ĐỊNH ĐÀI NGHIÊM PHÁP SƯ THIẾU KHƯƠNG (KHANG)

6.- TỔ VĨNH MINH TRÍ GIÁC PHÁPDIÊN THỌ

7.- TỔ CHIÊU KHÁNH VIÊN TỊNH PHÁPTỈNH THƯỜNG

8.- TỔ CHƠN CHÂU TRƯỜNG LÔ THIỀN SƯ TÔNG TÍCH

Từ đó ta làm cơ sở mấu chốt cho việc biên soạn các Nghi thức như là Thiền Môn Yếu Dụng, Thiền Môn Chánh Độ Tăng Viên Tịch, Thiền Môn Chánh Độ Thế Nhơn, trong đó có Nghi cúng tế ma chay. Cao hơn nữa như Trai Đàn Bạt Độ, Dược Sư Thất Châu (KHƯU) , Giải Oan Các Kết, Cầu An Đảo Bệnh, Cầu Siêu Trầm Nịch Thủy Lục v.v...Thực tế chúng ta thấy và nhận định rằng : “Nghi lễ rất bao la”, nó luôn bao gồm nhiều lãnh vực.

Vâng, khi chúng ta nói đến Nghi lễ nền âm nhạc của Phật giáo Việt Nam ngày xưa đã đạt đến một trình độ thánh thiện, điều đó chúng ta có thể tìm thấy qua những tư liệu của các vị Tổ sư để lại. Thế nhưng Lễ nhạc của Phật giáo Việt Nam ngày nay về hình thức lẫn nội dung quả thật đã thua kém các bậc tiền nhân rất xa thăm thẳm. Nó không còn bộc lộ được nét sống tâm linh siêu việt (Không hồn) như lễ nhạc cổ điển ngày xưa. Hơn thế nữa Hán văn không còn được mấy ai chú trọng. Nên mỗi khi đọc thì lại có đọc mà thông hiểu thì chẳng mấy ai ... ! được bao nhiêu.

Ôi ... ! Như vậy, thì làm sao có thể thâm nhập rừng Thiền chân lý ngay khi chúng ta xưng dương tán tụng. Chính vì thế mà vai trò của những người làm công tác Nghi lễ ngày nay cần phải chú tâm biết chuyển hóa như thế nào để vừa có thể duy trì truyền thống cao đẹp của các bậc Thầy Tổ ngày xưa, vừa mang tính chất khế lý và khế cơ của quần chúng ngày nay.

Chúng tôi thiết nghĩ muốn thực hiện được ước vọng hoài bão bấy lâu nay. Tôi cho rằng ngay lúc này hơn hết, thời đến duyên đủ Giáo hội cần phải quan tâm nhiều hơn thế nữa kết tập những người có kiến thức uyên thâm về bộ môn lễ nhạc Nghi lễ Phật giáo ở cả ba miền Nam - Trung - Bắc và luôn tạo mọi điều kiện thuận lợi để sưu tầm, ta luôn khai thác không ngừng và phát huy hiệu quả cho bộ môn nhạc lễ Phật giáo Việt Nam ngày nay trở lại đúng vị trí của nó đã từng có vị trí chủ đạo trong thời quá khứ.

Nói đến Nghi lễ thì không ai mà không trực nhận được, đó là một hình thái nét văn hóa phi vật thể, luôn bao giờ cũng tạo nên nét đẹp đạo đức cho gia đìnhxã hội, chứ không đơn thuần chỉ là những Nghi lễ cúng bái tại các Già Lam Phật Tự. Từ khi Đức Thế Tôn thành đạo dưới cội Bồ Đề, Ngài đã trải qua 49 năm trên khắp vạn nẻo đường hoằng dương tế độ, đức Phật đã từng dùng vô số phương tiện giáo hóa độ sanh. Ngài không bị ràng buộc bởi bất cứ một khuôn khổ hay giáo điều nào. Trái lại, Ngài vận dụng giáo lý “Tùy duyên bất biến”. Thấm nhuần tinh thần ấy mà Chư Tổ cũng đã tùy dòng lưu chuyển “Đạo mạch trường lưu” không ngừng của tín ngưỡng tâm linh của quần chúng nhơn gian mà các Ngài đã ứng dụng tùy duyên giáo hóa.

Để tiếp nối truyền thống “Tương tục truyền thừa” phương tiện tùy duyên, đòi hỏi người hành giả thực hành Nghi lễ phải quán triệt sâu sắc giáo lý Phật Đà, triệt để không phô trương hình thức bên ngoài không đúng Chánh Pháp, không đúng hình thức bản sắc dân tộc miền, không khéo người đời cho đó là mấy ông sư cải lương. Từ đó làm cho Nghi lễ Phật giáo trở thành mê tín dị đoan, ảnh hưởng đến nét trong sáng của Nghi lễ Phật giáo Việt Nam. Ta cũng nên đấu tranh loại trừ những hành vi tiêu cực lạm dụng lễ nghi hình tướng quá độ. Vậy, ngay lúc này hơn hết chúng ta cần phát triển nội tâm là điều quan trọng tối ưu, hầu để góp phần xây dựng bảo trì và luôn chỉnh trang nền Nghi lễ Phật giáo đậm đà bản sắc văn hóa Phật giáo Việt Namvăn hóa dân tộc.

 

V.- NGHI LỄ PHẬT GIÁO VỚI VĂN HÓA PHI VẬT THỂ :

Nghi lễ Phật giáo cũng có thể gọi là văn hóa Phật giáo :

Có cả hai phần vật thể và phi vật thể :

1)- Phần vật thể : Như Pháp khí, Pháp phục, Tràng phan, Bảo cái, Lọng, Tàng, Bê, Tích ...

a- Pháp khí : Trống Bát Nhã (Đại cổ), trống Đạo (Trống công phu sáng + chiều), trống Bảng (Trống cái), Chuông (Đại hồng chung), Chung (Bảo chúng), Bảng (Bảng bằng đá quý hoặc bằng gỗ) thời xưa gọi là Ngọc Bảng thinh truyền oai âm na bạn, ngày nay Ngọc Bảng không còn nhiều chỉ thấy một trong sự hiếm hoi đó là ở chùa Giác Hoa (Chùa cô Hai Ngó) tọa lạc tại huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu là Ngọc Bảng bằng đá quý vẫn còn nguyên vẹn và đường nét rất tinh xảo.

Chuông (Chuông Gia Trì), Mõ (Mõ Gia Trì) trên chiếc Mõ luôn bao giờ cũng được các nghệ nhân khắc chạm hình trạng con cá hóa long rất tinh vi không kém phần Thiền ý.

Kiền chùy, Kích tử, Tang (Đẩu), Linh, Sử, Ốc Địch, Thủ lư, Thủ xích…

b- Pháp phục : Các loại y, hậu, tọa cụ.

Y pháp ở đây có nhiều loại y :

Y thông thường có từng cấp bậc của hàng xuất gia như :

- Bậc Sa di Tăng và Ni : Là y mạng màu vàng sậm hoại sắc, được cắt rọc ở phần giữa hai mảnh nối lại nhau có một đường thẳng.

Phần thọ mạng của y này nằm ở bên trái có hai bàn Bà và có hai sợi dây để buộc lại với nhau, mỗi khi hành trì Kinh hành, Thọ trì, Tham Thiền Lễ bái.

- Bậc Tỳ kheo Tăng và Ni : Là bậc chúng trung tôn thay mặt Phật nói pháp, lợi lạc nhơn thiên. Do đó, đúng tuổi 20 tướng mạo trang Nghiêm, lúc bấy giờ được dự “Tuyển Phật trường” đăng Tam Đàn Cụ Túc thọ nhận Đại giới.

- Đại y có ba cấp :

1- Y trung :

+ Y Ngũ (Có 5 điều)

+ Y Thất (Có 7 điều)

+ Y Cửu (Có 9 điều).

2- Y Thượng :

+ Y 11 (Có 11 điều)

+ Y 13 (Có 13 điều)

+ Y 15 (Có 15 điều).

3- Y Đại (Gọi Đại y) :

+ Y 19 (Có 19 điều)

+ Y 21 (Có 21 điều)

+ Y 25 (Có 25 điều).

PHẦN HỒNG Y (ĐẠI Y) :

* Miền Bắc : Y Hồng gấm màu đỏ huyết có 9 điều còn gọi là Y cửu (Y thép) không cắt rọc mỗi đường điều, bản to viền màu xanh. Hậu vàng nâu sậm tay dài theo bản địa.

* Miền Trung : Y Hồng gấm Thượng Hải, họa tiết cách điệu rồng và mây, được chọn màu vàng đồng có 25 điều, mỗi điều được cắt rọc, sau đó may gối lại qua những đường kim mối chỉ thật khéo léo. Ao hậu tay dài cũng theo màu y, thường gọi nôm na là “com lê”

* Miền Nam : Y Hồng gấm bông chữ Thọ cách điệu, đệm thêm vào đó hoa lá xen lẫn mây, màu đỏ tươi có 25 điều, mỗi điều là tiêu biểu ruộng phước điền. Y được may cắt rọc giống y miền Trung. Nhưng có khác là hậu, vì chiếc hậu miền Nam là hậu bá nạp màu trắng và đen hòa lẫn nhau từng mảng, mỗi mảng vải được ghép lại thành, mỗi mảnh vải to có hình chữ nhật.

- Màu trắng để nói lên ngày an lành.

- Màu đen để nói lên đêm an lành.

Như vậy phần biểu trưng nói việc đêm ngày đưộc an lành. An lành ở đây chính là an lành trong các pháp đoạn diệt, trừ vọng niệm.

PHẦN TIÊU CHUẨN PHÁP Y CẤP BẬC :

Gồm có 3 cấp :

1. Từ thọ cụ túc tỳ kheo đến 10 tuổi hạ, thường sử dụng y ngũ, thất và cửu.

2. Từ thọ cụ túc tỳ kheo 10 tuổi hạ đến 20 tuổi hạ, thường sử dụng y 11, 13, 15.

3. Từ thọ cụ túc tỳ kheo 20 tuổi hạ đến 30 tuổi hạ, thường sử dụng y 19, 21, 25.

Riêng Y hồng là để các bậc chư tôn, kỳ túc, trưởng lão hoặc các vị chủ sám đàn sử dụng trong các buổi chứng minh trai lễ, thuyết pháp, pháp sự, trai đàn…

PHẦN THỌ MẠNG PHÁP Y :

- Thọ là thọ nhận, nhận lãnh.

- Mạng là mạng vận, mạng số.

Ở đây muốn nói đến thọ mạng của pháp y mà người xuất gia hành giả tu trì về mặt hình thức là “tướng”, hình tướng ngắn dài mỗi điều của pháp y được lập thành chuẩn hóa bằng hằng số thước đo.

Như vậy, người thợ may y tất nhiên phải biết một số căn bản về quy cách của số đo nhất định. Khi chia khoảng cách của “điều” và tỷ lệ hằng số của lá y. Ví dụ : Mỗi khi chia từng khoảng cách của “điều” rồi, sau đó bắt buộc định vị của miếng “bàn bà” phải ngay khoảng cách điều là “trường”, đó chính là thọ mạng dài “miên trường”. Bằng ngược lại là “đản” không cho phép. Về phần “tánh” là tiềm ẩn bên trong mật ý của các Tổ chỉ dụ trong các pháp “Tánh tướng Phật pháp cập Tăng già, Nhị đế dung thông tam muội ấn”. Phước là hình thức, đức là chỉ nội tâm. Phước đức ở đây chỉ dụ cho sự tu trì của hành giả.

THỂ HIỆN TÍNH TRANG NGHIÊM TRONG ĐÀN TRÀNG PHÁP SỰ

Như Đàn Tràng Dược Sư Thất Châu, để cầu an đảo bệnh, Đàn Giải Oan Bạt Độ để thuyết pháp độ linh, Đàn Chẩn Tế Cô Hồn để bố thí âm linh ... Trong các buổi pháp sự trai đàn, tế lễ. Đặc biệt bao giờ cũng phải có Nhạc lễ và Chủ sám đàn, cũng như Ban Kinh sư đều có mang hia giày, mũ mão y hồng hậu bá nạp và tọa cụ. Trang Nghiêm tự thân cũng chính là trang nghiêm tự tâm. Thân và tâm của Chủ sám đàn và Ban Kinh sư đã tự trang nghiêm tức thì đạo tràng cũng được trang nghiêm. Đạo tràng được trang nghiêm thì việc sử dụng Nghi lễ táng tụng mới có hiệu quả tác dụng về mặt tâm linh.

c- Tràng phan Bảo cái : Để mang tính chất trang nghiêm của Pháp Hội Đạo Tràng và không kém phần uy nghi oai hùng thậm thâm vi diệu của pháp lễ. Do đó ta cần sự chuẩn bị như sau :

* Đàn Dược Sư Thất Châu :

Thiết lập một nhà Đàn, nếu những nơi Già Lam Tự viện chánh điện quá chật hẹp ta nên chuẩn bị một nhà Đàn riêng, tuỳ không gian mặt bằng sẵn có. Sau đó theo thứ tự của một trong bảy Đàn, xung quanh Đàn treo những lá Tràng phan bằng vải kết nối lại nhau, trong đó mỗi lá phan phải có đủ 5 màu sắc ngắn dài tùy theo người thiết kế (Xanh, vàng, đỏ, trắng và cam) cho nên có câu “Ngoại huyền ngũ sắc thể phan, Nội tôn Thánh tượng chi thần”. Mỗi lá phan đều có ghi danh hiệu như (NGOẠI PHAN).

- Thập Nhị Dược Xoa Đại Tướng Phan :

1. Cung Tỳ La Đại Tướng,

2. Phạt Chiếc La Đại Tướng

3. Mê Xí La Đại Tướng

4. An Để La Đại Tướng

5. Nhan Nễ La Đại Tướng

6. Trân Để La Đại Tướng

7. Nhân Đạt La Đại Tướng

8. Ba Di La Đại Tướng

9. Ma Hổ La Đại Tướng

10. Chân Đạt La Đại Tướng

11. Chiêu Lỗ La Đại Tướng

12. Tỳ Yết La Đại Tướng.

- Thập Nhị Nhân Duyên Phan :

1. Vô Minh Nga Nhiên Tâm Hối Muội

2. Hành Nghiệp Nhất Niệm Tâm Phát Động

3. Thức Tánh Diêu (Dao) Động Tâm Liễu Minh

4. Danh Sắc Ngưng Hoạt Tâm Thác Thai

5. Lục Nhập Xuất Thai Tâm Đối Cảnh

6. Xúc Động Trần Cảnh Tâm Trí Giác

7. Thọ Cảnh Thuận Nghịch Tâm Nạp Thọ

8. Ái Khát Vọng Sanh Tâm Tham Mộ

9. Thủ Trước Bất Phóng Tâm Lưu Luyến

10. Hữu Tam Giới Luân Tâm Thường Chuyển

11. Sanh Sanh Thôi Xã Tâm Tương Tục

12. Tử tử bất hưu tâm khổ não.

- Lục Ba La Mật Phan :

1. Nam Mô Bố Thí Ba La Mật

2. Nam Mô Trì Giới Ba La Mật

3. Nam Mô Nhẫn Nhục Ba La Mật

4. Nam Mô Tinh Tấn Ba La Mật

5. Nam Mô Thiền Định Ba La Mật

6. Nam Mô Trí Huệ Ba La Mật

Ngoài ra phía trước nhà Đàn còn có một lá phướng gió, dựng bằng trụ cột cây tre để ngọn cành lá trên đỉnh cây. Trên đầu phướng còn có một Bảo Cái ba cấp hoặc tuỳ lớn nhỏ, trong lòng lá phướng viết bằng chữ Hán như sau:

- Phụng Thỉnh : Pháp Giới Tứ Sanh Lục Đạo Tam Thế Oan Gia Trái Chủ Cừu Thù Chấp Đối Trầm Nịch Trầm Thủy Hà Bá Thủy Quan Vương, Chiến Sĩ Trận Vong, Đồng Bào Tử Nạn, Nhất Thiết Nam Nữ Thập Loại Cô Hồn Hà Sa Đẳng Chúng Tốc Nhập Phan Thần. Bên trong điện Phật còn có Nội Phan :

- Thất Bảo Như Lai Phan :

1. Nam Mô Đa Bảo Như Lai

2. Nam Mô Bảo Thắng Như Lai

3. Nam Mô Diệu Sắc Thân Như Lai

4. Nam Mô Quảng Bác Thân Như Lai

5. Nam Mô Ly Bố Úy Như Lai

6. Nam MÔ CAM LỒ VƯƠNG NHƯ LAI

7. Nam Mô A Di Đà Như Lai.

d. Lọng tàng và Bê tích :

Mỗi khi cuộc lễ hay buổi lễ nào trong ngôi nhà Phật giáo nhất là những khi cung Nghinh Phật tượng, Xá lợi Phật, Thuyết pháp, Cung nghinh, Chư tôn Giáo phẩm ... Chúng ta nhận thấy cũng như cảm nhận ngay trong ấy khá phần trang nghiêmlong trọng. Cho nên trong Phật giáo mỗi khi buổi lễ cung nghinh thường sử dụng Lọng Tràng, Bê Tích và Nhạc Lễ.

- Lọng : Là cây lọng hình thù giống như cây dù nhưng to hơn, cao hơn màu sắc được thêu trên mảnh vải lụa bóng màu vàng.

- Tàng : Giống như cây Lọng vậy, tuy nhiên sự thiêu thùa qua giữa kết nối có phần linh động hơn.

2)- Phần phi vật thể : Phúng tụng, Diễn tấu, Xướng từ, Âm thinh theo từng nhịp diệu, rất phong phú và khúc chiết được chia ra như :

- Tán tụng : Tán là khen ngợi ca dương mười phương ba đời chư Phật, chư Bồ Tát, chư vị Lịch đại Tổ sư. Tụng là đọc qua những câu kinh tiếng kệ, ví dụ : Kinh Pháp Hoa, Kinh Dược Sư, Kinh Hồng Danh ...có khi chúng ta gặp qua những thời kinh Tịnh Độ của các Tòng Lâm còn giữ quy củ “Thiền môn quy tắc”. Ngay khi mở đầu khóa lễ của bài kinh, bao giờ cũng tán bài hương như : Tâm nhiên ngũ phận, Lư hương, Chiên đàn ... Từ đó, chúng ta nhận ra niềm xúc động rung cảm sâu sắc vào tâm thức của từng người thì đó là sự thành công của buổi lễ.

- Xướng vịnh : Là xướng câu kinh kệ, xướng câu xưng dương Tam bảo đảnh lễ mười phương ba đời chư Phật, chư Bồ Tát, chư Long Thần, Bát Bộ Kim Cang cùng chư Hiền Thánh Tăng với giọng xướng lễ trầm hùng, truyền cảm sẽ ảnh hưởng sâu sắc vào tâm khảm của những người xung quanh, lắm khi đưa tiếng cất cao bay bổng này thành vạn lời thăm hỏi những chợ đời còn đang chìm trong bể khổ.

- Thán : Là than, ai oán bi thương đau buồn thê thảm qua những bài văn “Cảm Hoài Tôn Sư”, một khi cất lên qua những làng hơi điêu luyện nhấn nhá của quý Ngài Ban Kinh sư hòa chung giai điệu khúc nhạc du dương ai oán của những người cầm đàn.

- Hô : Là gọi nói cách khác kêu gọi. Ví dụ : “Âm Công Giả Nhập”, vai trò vị Hô này phải là Chủ sám hoặc thầy Duy Na, vị này thường được gọi là Tả Bạch đứng đầu trong Ban Kinh sư (Tứ chúng).

VI.- LỄ NGHI NHẠC LỄ TRONG PHẬT GIÁO VIỆT NAM :

Phật giáo Việt Nam có cả kho tàng âm nhạc Nghi lễ ở cả ba miền : Bắc, Trung, Nam cho thấy nền âm nhạc Nghi lễ ở nước ta hết sức phong phú về hình thức đa dạng về chủng loại.

Trên tôn chỉ hoằng pháp độ sanh các Tổ ngày xưa đã biết dùng âm nhạc Nghi lễ làm phương tiện dẫn dụ để tiếp cận nhơn sanh (Quần chúng). “Nhạc dĩ tải đạo” các Ngài đã biết sử dụng âm nhạc để chuyển tải chân lý của đức Phật đến với mọi người nhằm mục đích hướng đến con người về với một đời sống thánh thiện.

a- Nhạc lễ trong Phật giáo :

Là một trong các hình thức nghệ thuật trực tiếp gợi lên cảm xúc và dẫn đến sự đồng cảm. Lễ nhạc được phổ biến rộng rãi trong mọi lĩnh vực sinh hoạt của nhân loại,

1- Ai nhạc : Khiến lòng người buồn thương

2- Hòa nhạc : Khiến tâm người luôn vui vẻ

3- Quân nhạc : Khiến chí người phấn chấn giương cao nghĩa khí

4- Thánh nhạc : Khiến thần người an tĩnh thanh tịnh.

Bởi lẽ âm nhạc không có sự ngăn cách giữa nhân và ngã, âm nhạc là một thứ ngôn ngữ chung của thế giới Trời - Người.

b- Nhạc lễ : Trong Phật giáo, lễ nhạc là một trong sáu món cúng dường:

1- Hương

2- Hoa

3- Đăng

4- Trà

5- Quả

6- Nhạc : Một trong sáu món, nhạc khúc du dương, với âm điệu Thiền vị của Nữ Thiên Tiên (Lục Nữ Tán Hoa). Nhạc Trời mỗi khi nhạc khúc được trỗi lên nó có tác dụng rất lớn đối với sự chuyển hóa nhân tâm. Vì nhạc khúc du dương và giai điệu thanh lịch có khả năng chuyển hóa lòng người. Diễn tấu phạm âm có thể khiến cho các mọi vọng niệm luôn được tiêu tan.

Cho nên khi Đức Thế Tôn còn tại thế, sau những buổi thuyết pháp, lúc bấy giờ chư Thiên thường trỗi nhạc để cúng dường, ca ngợi công đức của Tam bảo. Kể từ đó, âm nhạc đã trở thành một Nghi thức không thể thiếu trong các Pháp hội Phật giáo. Cùng hòa phạm, âm xưng dương tán tụng.

c- Nghi lễ trong Đàn Tràng : thể hiện tính trang nghiêm trong các khoa nghi :

Trước hết nên trang nghiêm Pháp Hội Đạo Tràng, sắp xếp nơi hành lễ. Khi rước Ban Kinh sư và vị chủ Sám (Thầy cả) đứng giữa, hai hàng kinh sư đứng giao diện (Mặt đối mặt) chắp tay (Hiệp chưởng) xá nhau, đứng im lặng để thu nhiếp tam nghiệp (Thân khẩu ý) cho thanh tịnh. Lúc bấy giờ nhạc công cử khởi khai tràng (Khai Diên) tiếp đó nhạc khí Tang Đẩu (Thuận - Nghịch), Linh, Kích tử và Mõ cùng hòa âm cổ nhạc. Như trống bảng (Trống cái) Song lang, Thanh la, Trống đạo, Ốc tiêu sáo bên cạnh hòa lẫn khúc nhạc giai điệu Ngũ Đối Hạ (38 câu) thật du dương, Thiền vị của những cây đàn như là Cò, Kiềm, Bầu, Sáo và Tranh, đúng theo phong cách nhạc cổ Thiền vị giai điệu riêng thang âm qua bài tham lễ (sâm lễ) chỉ có Nghi lễ Phật giáo miền Nam Nam bộ. Qua sự diễn tấu phạm âm độc đáo lẫn hòa nguyện với làn khói hương nghi ngút bay quyện tỏa trên hư không, lại thêm vào đó bằng lời văn khải bạch Dâng Hương cúng dường Tam Bảo (ba ngôi báu) lúc bấy giờ không khí rất trang nghiêmthanh tịnh, nó sẽ góp phần làm cho những người đến tham dự lể đều khởi tâm hoan hỷ thành kính im lặng “Cung đối Phật tiền, cầu xin sám hối” ngay khi cầu nguyện, đạo tràng tức khắc nghiêm tịnh. Kế đó vị chủ Sám đứng lên nhiếp niệm xướng lên pháp ngữ đảnh lễ mười phương Tam Bảo, với giọng xướng lễ trầm hùng và truyền cảm bằng những câu kệ tán thán công đức mười phương ba đời chư Phật, Thầy là ba cỏi bốn loại, tướng tốt trang nghiêm tuyệt vời v.v...Lời kinh tiếng kệ được diễn tấu thành những nốt nhạc khá du dương, lung linh như khói trầm, uyển chuyển như Tràng Phan, an tỉnh như Định Lực, đôi khi cao vung vút như tợ Núi Tuyết, oai hùng như Pháp cổ Thi La. Tất cả giá trị của nó không chỉ dừng lại ở khía cạnh văn thơ, triết lý mà lại còn phần đúng khá quan trọng trong buổi lễ. Ở đây tôi muốn đề cập đến đó là “PHỦ XÍCH” trước đây ngay cả quý Thầy làm Kinh Sư cũng đều gọi là “Thủ Xích - Thảo Lư”. Xin thưa ! Nếu gọi như thế là không đúng.

Nay xin hiệu đính lại cho đúng, phải gọi là : Phủ Xích , Thủ Lư : PHỦ là vổ, XÍCH là thước. Có bài kệ khai Phủ Xích như sau :

Như Lai nhất chỉ án tam quan

Chư Phật oai linh trấn tịnh đàn

Vi tác nhơn thiên chi pháp lệnh

Tung hoành hàng phục hộ đạo tràng

Nhất trịch Thiên cung khai môn hộ

Nhì trịch Địa phủ tốc khai môn

Tam trịch chúng đẳng hàm thanh tịnh.

Bởi thế là cây thước để đo lường phân định mỗi khi chúng ta làm một điều gì ! Luôn phải hết sức thận trọng cân nhắc cao độ, không để cho sai lệch với nhất định đó là “Khuôn” trong nhà nghề điệu nghiệp chuyên môn gọi là “Khuôn vàng thước ngọc” như vậy ở trong Nghi lễ Phật giáo Việt Nam người hành trì phải biết một cách nhất định để mỗi khi sử dụng cho đúng chỗ và ngay lúc nào ! Phủ xích là pháp lệnh mang tính chất đặc biệt quan trọng tối ưu trong những buổi hành lễ “Pháp sự đạo tràng” trong đó có những buổi thuyết pháp ngày xưa các vị pháp sư thường sử dụng. Ví dụ như khi chuẩn bị để vào đầu câu tán một bài tán nào đó; đều phải có hai tiếng lớn gần nhau của Phủ - Xích “Chát - chát” sau đó nhạc công “Cổ điệu” (Trống đạo) đánh lớp trống dứt tứ “Thờn xà cắc cắc tán cắc cắc thờn (xà) tán xà cà rục xà - chát”. Nếu nói đến người chuyên môn làm Nghi lễ có khoa học nghệ thuật, bắt buộc với một nhất định : Khi giáo bất cứ câu của bài tán nào ...! phải đúng ngay nhịp mỏ chát “Phủ Xích” cuối cùng lớp dứt tứ. Hoặc khi nghe phủ xích vỗ một cái để nhồi câu, nhồi lớp, có khi nhồi lớp sớt phải có một tiếng phủ xích cuối, nhồi ba lớp có tiếng phủ xích ngay lớp trống “Cà - rục” tức lớp trống để ra câu, nhồi 5 lớp tất nhiên có tiếng phủ xích chát (1) ngay điểm cà rục tiếp đến một tiếng phủ xích chát (2) liền gặp nhau tại đầu lớp trống nhồi lớp 1. Như vậy, tôi chỉ nêu ra một trong số khí cụ của những khí cụ có liên quan đến lĩnh vực trong mảng ngành Nghi lễ Phật giáo Việt Nam hết sức phức tạp để trở lại về nguồn mà ngày nay những người đang khát vọng.

THỦ là tay, LƯ là lư hương còn gọi là lô nhang. Thủ Lư là cái lư được làm bằng gỗ ngày xưa các cụ tiền bối Kỳ Túc Trưởng Lão kinh sư đều biết tự làm chạm khắc qua những đường nét rất tinh xảo, sau đó sơn son thiếp vàng, thể loại đa phần là rồng ngậm chân lư hương, vây lá hóa long, sen cách điệu họa tiết vây lá ... Ấy là biểu tượng sức oai hùng bên ngoài của hình thức trang nghiêm mỗi khi hành lễ, nhưng giá trị chính là đạo lực thanh tịnh trang nghiêm của người tu hành.

Nhằm thích nghi với phong tục tập quán, đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng của quần chúng và để tồn tại phát triển ở những vùng miền văn hóa có khác nhau “Nghi lễ bất đồng” pháp nghi, pháp lễ, pháp nhạc, pháp khí, ấn pháp và bài bản trong nền Nghi lễ cổ truyền Phật giáo Việt Nam, cần phải được thiết lập nghiêm chỉnh có khoa học nghệ thuật hiện đại, ta nên căn cứ khoa học trên truyền thống cũ. Những thang âm cung thương trầm bổng, giai điệu thức của Thiền gia phải được duy trì vì chư Tổ ngày xưa đã nâng lên thành một pháp môn phương tiện với sự thành lập quy chuẩn hóa cao về mặt thẩm mỹ và nghệ thuật, mà thường được thấy biết dưới danh ngữ pháp môn NGHI LỄ THIỀN GIA, THIỀN MÔN QUY TẮC.

Khi gọi là pháp môn, nghi lễ bấy giờ rõ ràng không chỉ dừng lại ở ý nghĩa phương tiện đưa con người vào đạo mà còn là một pháp môn tu tập đưa đến sự thể nhập chân như bằng sự rung cảm tâm linh. Thật vậy, vì Nghi lễ định tính bởi sự rung cảm, nên Nghi lễ chính là một trong hai con đường đưa đến giải thoát, đó là bằng tư duy để ngộ nhập chân lý và bằng sự rung cảm dọn đường cho một rung cảm trác tuyệt.

Nghiêm là cốt của lễ, hòa là lõi của nhạc. Để lễ được nghiêm thì lễ phải có nghi và để nhạc được hòa thì nhạc phải có điệu. Nghi nghiêm nhạc hòa là hai yếu tố cơ bản định danh nên pháp môn Nghi lễ THIỀN GIA để “Nghi Nghiêm” và “Nhạc Hòa” hay để “Danh” song hành với “Thực” nên có có câu : “LỄ NHẠC HÒA MINH - THÁNH HIỀN VÂN TẬP”.

Bởi vậy, Nghi lễ trong Phật giáo đòi hỏi người hành trì nghi lễ, đối tượng nghi lễ và nội dung nghi lễ phải có một số phẩm chất tối ưu nhất định.

Người hành lễ có thể gồm những người thực hành nghi lễ, người truyền bá nghi lễ và người vừa thực hành vừa truyền bá nghi lễ. Người hành lễ cần hội đủ ít nhất phải có ba phẩm chất sau đây :

1- Có thanh văn tướng trang nghiêm (Âm thinh sắc tướng)

2- Có chiều sâu nhất định (Về mặt tu tập tâm linh - 10 hạ lạp trở lên)

3- Có thẩm quyền về Nghi lễ (Phải thông thạo bản văn nghi thức - Khoa Nghi tán tụng nội - ngoại khoa Hán văn).

Đối tượng nghi lễ ở đây chính là những đối tượng mà nghi lễ phục vụ, hay nói một cách khác hơn là những giới, người có nhu cầu về nghi lễ. Đối tượng nghi lễ, do vậy, hàm một diện rộng trong xã hội bao gồm cả giới xuất gia, tại gia, phật tử và không phải phật tử. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất là đối tượng nghi lễ nhất thiết phải có “Thành”, có “Tín” và có “Lễ” có thành tâm, tin tưởng là lễ tắc thì Nghi lễ mới thật sự có ý nghĩa giá trịhiệu quả tác dụng. Tạo dựng được phẩm tố tối ưu mà tôi đã nêu trên nơi đối tượng, Nghi lễtrách nhiệmvai trò của người thực hành truyền bá Nghi lễ.

 

VII.- NGHI LỄ TRUYỀN THỐNG PHẬT GIÁO :

Như Lễ, Tết Nguyên đán, Lễ Phật đản, Lễ Vu lan, Lễ Tam Ngươn :

- Rằm tháng Giêng (Thượng Ngươn Thiên Quan Tứ Phước),

- Rằm tháng Bảy (Trung ngươn Địa quan xá tội)

- Rằm tháng Mười (Hạ nguơn Thủy quan Giải ách)

- Lễ Tống Thiên (Trừ tịch - Đưa Chư thiên) (Đêm 23 cuối năm ÂL)

- Lễ Nghinh Thiên (Rước Chư Thiên) (Đêm 29 tháng thiếu - 30 tháng đủ ÂL).

Ngoài ra còn những ngày “Sóc Vọng” sám hối hàng tháng của các Già Lam Phật tự quý chư Tôn Hòa thượng hữu công trong Phật giáo v.v...phải được sử dụng những nét nhạc cổ điển truyền thống, ta nên gạn lọc những nét nhạc ngoại lai, có nên chăng cử xướng dòng nhạc này nơi điện Phật trong những buổi lễ truyền thống !!!

1- Nghi lễ truyền thống (cổ truyền)

2- Nghi lễ đại chúng (phổ thông)

* Nghi lễ truyền thống thì nên sử dụng đúng những nét nhạc cổ điển của Phật giáo Việt Nam tùy theo từng miền (Dân tộc). Ngoài những nghi thức trong Thiền Môn Qui cũ bên cạnh đó còn có Trai Đàn Pháp sự - Ứng Phó Đạo Tràng Tế Lễ Ma Chay.

Ngày xưa chư Tổ đã đạt đến đỉnh nhất định, các Ngài đã từng ứng dụng tùy căn cơ của Nhơn quần và Xã hội, nhằm mục đích để cứu độgiáo hóa chúng sanh. Cho nên khi nói đến Nghi lễ là nói đến những lễ nghi phép tắc hình thức bên ngoài, nhưng nếu xét dưới góc độ Sự Lý Viên Dung thì chính những sự tướng Nghi phong của Nghi lễ đã tạo nên tiền đề cho người học Phật. Ví dụ : Ngày nay chúng ta làm một việc gì có liên quan đến công văn giấy tờ v.v...tất nhiên phải có sự xác minh chứng từ qua những giai đoạn ấn lý của ban ngành, những mối quan hệ tương quan các Tổ ngày xưa lập thành văn tự “Tâm Nang Thiện Bản” đã lưu truyền đến ngày nay. Nhìn lại lịch sử lâu dài hiện diện và phát triển trên quê hương đất nước Việt Nam. Nếu nhìn từ góc độ văn hóa, thì mỗi nghi thức lớn nhỏ là một trong những tố phẩm văn chương cơ bản tạo nên nét đặc trưng nền văn hóa nghi lễ Phật giáo Việt Nam.

Cuối cùng là nội dung nghi lễ, gồm có 2, đó là nghi thức và nhạc lễ. Nghi thức tức là văn bản hay văn chương về nghi lễ, hay còn có thể gọi là “Lễ Văn” ; Nhạc lễ tức là âm nhạc đặc biệt dùng cho tế lễ, hay còn được gọi là “Lễ nhạc”. Vì nội dung Nghi lễ là biểu hiện cụ thể của “thẩm mỹ Phật giáo”, thẩm mỹ giải thoát, nên nghi thức cần phải nghiêm chỉnh, lễ văn cần phải hoàn bị trong đó có Ấn Pháp. Khi nói đến Ấn pháp tức Ấn Chứng Chi Pháp :

- Xuân bán Tuế, khi đóng Ấn Chứng Tam Bảo tại Tuế thứ tức vào mùa xuân ta nên đóng dấu giữa phân nữa của chữ Tuế trở xuống.

- Hạ Bán Thứ, tức vào mùa Hạ ta nên đóng dấu giữa phân nữa của chữ Thứ.

- Thu Trùm, tức vào mùa Thu ta nên đóng trùm cả hai chữ Tuế - Thứ.

- Đông Trạm (Trẹm) tức vào mùa Đông ta nên đóng dưới 2 chữ Tuế - Thứ.

* Nghi lễ đại chúng thì đơn giản hóa, nhưng phải thống nhứt những văn bản Việt ngữ để mọi người dù Nam - Trung hay Bắc, xuất gia hoặc tại gia xướng tụng mà đại chúng vẫn họa theo được.

Tóm lại, Pháp môn Nghi lễ Phật giáo Việt Nam dù xưa hay nay cũng không ngoài ba thành phần : Người hành nghi lễ, Đối tượng nghi lễ, Nội dung nghi lễ.

Tuy mỗi thành phần xác định những phẩm chất riêng biệt. Nhưng ngay lúc này hơn đã đến lúc Tăng, Ni đội ngũ trẻ Phật giáo Việt Nam chúng ta phải bảo tồn những di sản cao quý của Thầy Tổ đừng vì có cái nhìn phiếm diện, tự tôn, cố chấp để đánh mất những giá trị cao quý mà các bậc tiền nhân, kỳ túc, trưởng lão đã dày công xây dựng. Vâng, tôi nghĩ đây cũng chính là những nổi niềm ưu tư, thao thức của tất cả quý vị đang có mặt trong buổi hội thảo hôm nay.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 9096)
Nghi Lễ Hàng Ngày NS Thích Nữ Giới Hương biên soạn
(Xem: 68795)
Nghi Thức Thỉnh Đại Hồng Chung - Giọng thỉnh chung: TT Thích Nguyên Tạng
(Xem: 87002)
Các Bài Sám Văn Cúng Thí Thực Âm Linh Cô Hồn - Tuyển Tập trong nhiều nghi thức tụng niệm của nhiều soạn giả
(Xem: 24780)
Diệu, sâu, Tổng Trì đứng hàng đầu, Thủ Lăng Nghiêm nhân thế khó cầu, Diệt vọng điên đảo muôn ức kiếp, Không qua nhiều đời được Pháp Thân.
(Xem: 13907)
Nghi Thức Truyền Giới Bồ Tát Tại Gia, HT Thích Đổng Minh biên soạn
(Xem: 29000)
Chúng ta đời đời kiếp kiếp học Phật tu hành không được thành tựu, không có biện pháp thoát khỏi luân hồi, là vì có oan gia trái chủ đến...
(Xem: 26884)
Đầu năm Cúng Hội Cầu An Nguyện cho Quốc thái Dân an mọi nhà Nhân sinh yên ổn hoan ca Xã hội tốt đẹp kết hoa tình người
(Xem: 38581)
Kinh Ngũ Bách Danh Quán Thế Âm bản chữ Hán và Việt dịch của Quảng Minh
(Xem: 34186)
Hào quang chiếu diệu. Sáng tỏ mười phương, Ngộ lý chơn thường, Phá màn hôn ám.
(Xem: 44242)
Nguyện thứ nhất: Tôi thành Phật được, Thì nước tôi là nước tịnh thanh. Ngục hình, ngạ quỷ, súc sanh, Thảy đều chẳng có sanh thành nơi đây.
(Xem: 52688)
Phương pháp sám hối Từ bi đạo tràng Mục Liên Sám Pháp - Nghi Thức Tụng Niệm
(Xem: 19195)
Nguyện đem lòng thành kính Gởi theo Pháp mây hương Ngát tỏa khắp mười phương Cúng dường ngôi Tam Bảo
(Xem: 143645)
Đây là quyển sách với những quy ước về nghi lễ tang ma của nhân gian. Người Phật tử chỉ nên tham khảo cho biết, không nên y cứ để thực hành...
(Xem: 16174)
Đại từ, đại bi thương chúng sanh, Đại hỉ, đại xả, cứu hàm thức, Tướng đẹp sáng ngời dùng trang nghiêm, Chúng con chí tâm thành đảnh lễ...
(Xem: 19547)
Chúng con cung kính nghe rằng: Hương sơn đại định, Viên thành ngàn vạn Đà la; Nam hải trùng ba, Quảng phát mười hai diệu hạnh...
(Xem: 9366)
Cùng Tổ ngộ lòng thiền, trong cửa Tây Thiên vâng lời thọ ký; Vì người khai Phật trí, tại chùa Thiên Mộ, nối nghiệp độ sinh !
(Xem: 18236)
Kể từ khi đạo Phật truyền vào nước ta, hàng Phật tử tại gia trong bất cứ thời đại nào và hoàn cảnh nào cũng đã có những đóng góp thiết thực trong sứ mạng hộ trìhoằng dương chánh pháp.
(Xem: 53438)
Mông Sơn Thí Thực là một nghi thức đã được sử dụng rất phổ cập trong các ngôi Già lam thuộc hệ phái Phật giáo Bắc tông. Có ba loại nghi thức Mông Sơn: Đại Mông Sơn, Trung Mông Sơn và Tiểu Mông Sơn.
(Xem: 29672)
Nam mô từ Lâm Tế chánh tôn sắc tứ Chúc Thánh Tự khai sơn trùng hưng quá cố đường thượng chư vị lịch đại Tổ sư...
(Xem: 23060)
Khể thủ nhứt thiết xuất thế gian, Tam giới tối tôn công đức hải, Trí giả năng thiêu phiền não cấu, Chánh giác ngã kim quy mạng lễ...
(Xem: 60878)
Nhất tâm đảnh lễ A tỳ ngục tốt, sơ phát thiện tâm, Chúng hòa: Bổn sư Thích ca Mâu ni Phật.
(Xem: 24267)
Lễ tắm Phật là một trong những nghi thức phổ biến của lễ hội Phật đản hằng năm trong nhiều truyền thống Phật giáo khác nhau. Nghi thức này vốn đã xuất hiện khá lâu tại Ấn Độ, Trung Á và Trung Hoa...
(Xem: 81607)
Khi đức Phật đản sinh, trên trời có chín rồng phun hai dòng nước ấm mát tắm rửa cho Ngài, cùng lúc ấy, chư thiên tung hoa trời, trổi nhạc trời chúc mừng thái tử.
(Xem: 24897)
Dựa trên bản Hán do HT Thích Trí Thủ soạn; Hạnh Cơ dịch sang nghĩa thuần Việt
(Xem: 35545)
Bản Sưu Tập các Bài Tán nầy được trích trong các cổ bản Tán Sám, Nghi Thức, Hành Trì viết tay bằng hán tự... Quảng Bảo
(Xem: 12976)
Muốn cho cuộc lễ được tươm tất và thành kính, chuông trống bát nhã không thể thiếu được lúc bắt đầu và khi chấm dứt lễ.... Thích Giác Duyên
(Xem: 24586)
Nghi Thức lạy 108 lạy Tam Bảo do HT Thích Trí Thủ biên soạn PL. 2518
(Xem: 21189)
Chuông vàng bảng ngọc thấu bốn phương, Thần Thánh về đây đếm không lường, Âm thinh biến khắp mười phương cõi, Chư Phật Bồ tát chứng đàn tràng... HT Thích Huyền Tôn
(Xem: 24561)
Nguyện tiếng chuông nầy ngân khắp cõi, Thiết-vi ngục tối thảy xa nghe, Cõi trần trong sạch đều thông suốt, Giác ngộ sanh linh cả mọi loài... HT Thích Huyền Tôn
(Xem: 10378)
Nghe Tụng Kinh Bát Nhã, Qua Nhiều Ngôn Ngữ... Hoavouu sưu tầm
(Xem: 27531)
Kính lạy Bồ Tát Tất Đạt Đa, Tánh đức từ bi hằng biểu lộ, Trải bao cuộc du hành mục đổ, Xót sinh linh kiếp số trầm luân... Nghi Lễ
(Xem: 25188)
Bộ Luật Tứ Phần khởi nguyên do bộ phái Đàm-vô-đức (Dharmagupta, Pháp Tạng bộ) truyền trì... Hòa thượng Thích Trí Thủ dịch (1983)
(Xem: 21158)
Dựa theo “Lục Thì Sám Hối Khoa Nghi” của vua Trần Thái Tông, Việt-nam... Hạnh Cơ dịch
(Xem: 142414)
Trung Khoa Du Già Thí Thực Khoa Nghi 中科瑜伽施食科儀(Đông Mật)... Quảng Minh dịch chú
(Xem: 38982)
Đêm nay ngày lành Nguyên đán, Giờ này phút thiêng giao thừa, Chúng con : Tuân lệ cổ tục ngày xưa, Mở cửa nghinh xuân tiếp phước.
(Xem: 13957)
Nghi Thức Cúng Giao Thừa - Biên soạn Thích Nguyên An
(Xem: 23508)
Táo tiếng Hán có nghĩa là bếp. Hàng năm, khi năm hết Tết đến, vào ngày 23 tháng Chạp, nhà nhà đều sắm sửa lễ nghi, cúng tiễn ông Táo chầu trời... Tân Nguyễn
(Xem: 42703)
Khoa nghi này truyền sang nước ta đã lâu đời, thường được gọi là nghi thức đăng đàn chẩn tế, do các cao tăng làm sám chủ...
(Xem: 47860)
Đêm nay ngày lành Nguyên Đán Giờ nầy phút thiêng Giao thừa. Tuân lệ cổ tục ngày xưa Mở cửa nghinh Xuân tiếp phước. Truyền thừa di phong thuở trước...
(Xem: 32587)
Kính lạy chư Phật khắp mười phương, Tuyên dương Pháp nhiệm mầu thanh tịnh, Thánh Tăng cả ba thừa bốn quả, Rủ lòng từ bi xin chứng giám... Hạnh Cơ
(Xem: 18161)
Kính lạy Phật! Con từ vô thỉ kiếp, Mây vô minh che lấp tánh viên minh, Tạo bao việc ác, bỏ hết việc lành, Quanh quẩn luân hồi, vào ra sinh tử... Hạnh Cơ
(Xem: 23372)
Tại Gia Bồ Tát Giới Bổn - 3 ngôn ngữ Anh, Việt, Hoa - Nhiều Tác Giả
(Xem: 80951)
Kinh Nhật Tụng - Kinh Tụng Hằng Ngày
(Xem: 17346)
Danh từ tên gọi của Thủ Lư theo sách Trung Hoa Phật Quang Văn Hóa Thiên Phật Giáo Dụng Ngữ chép: "Thủ lư là lư hương cầm ở trên tay, còn gọi là Bỉnh hương lư, Thủ lư, Đề lư... Thích Tâm Mãn
(Xem: 15461)
Nghi Thức Tụng Niệm Đại Toàn do HT Thích Nhất HạnhHội Đồng Giáo Thọ Làng Mai biên soạn
(Xem: 58022)
Nhạc Thỉnh Trong Trai Đàn Chẩn Tế - Thích Hạnh Tuệ sưu tầm
(Xem: 26624)
Theo giáo lý đạo Phật, không ai có thể siêu độ cho ai, không ai có thể giải thoát cho ai, ngoại trừ chính cá nhân người đó.
(Xem: 22152)
Để thành tựu được lễ dâng y kathina, người thí chủ cần phải có sự hiểu về tấm y gọi là “Y Kathina” và nghi thức làm lễ dâng y kathina đến chư Tỳ khưu Tăng.
(Xem: 26508)
Bảng Chữ Nho khắc in tại chùa Báo Quốc, năm Đồng Khánh thứ 3, Mậu Tý (1888) - Chùa Báo Quốc
(Xem: 23777)
Thờ CúngLễ Bái là một trong những Gia Bảo tinh thần đáng quý của Tổ Tiên để lại cho con cháu kế thừa. Gia Bảo này đã đ­ược hấp thụ tinh hoa lâu đời do các Tôn Giáo bồi đắp...
(Xem: 60632)
Xưng là Tứ Thiên Vương bởi vì bốn vị Thiên Vương này ở bốn hướng Đông Tây Nam Bắc. Tứ Đại Thiên Vương là thần tướng của vua trời Đế Thích, ở núi Kiền Đà La...
(Xem: 26353)
Đạo Phật ngoài các vị thiên thần Hộ Pháp hộ giới ra còn có rất nhiều thiện hữu tri thức, bằng trí tuệ của mình, bằng phước đứctài lực của mình với tinh thần hộ trì chánh giới...
(Xem: 18529)
Khi giới sư đăng đàn truyền trao U Minh Giới cho vong linh. Chúng giới tử đại vị cho tiên hương linh của mình mà thay họ phụng thỉnh Tam Bảo, thọ nhận Giới pháp...
(Xem: 16432)
Nghi thức tuần chiếu trong Giới Đàn Phật Giáo Bắc Truyền có nguồn gốc từ thời Phật còn tại thế, Đức Thế Tôn theo thông lệ cứ mỗi năm ngày, Ngài đi tuần phòng của Tăng chúng.
(Xem: 19111)
Đại Lễ Vu Lan Bồn khởi nguyên từ hạnh hiếu của Mục Kiền Liên Tôn Giả, trở thành nét văn hóa đạo đức hiếu hạnh của Đạo Phật, một trong “Tứ trọng ân”...
(Xem: 20285)
Việt Nam trong Đại Lễ Vu Lan, lễ cầu siêu tháng bảy chúng ta thường thấy có nghi thức đốt đèn cầu nguyện, hay là pháp hội Phóng Đăng...
(Xem: 19054)
Đại Lễ Vu Lan Bồn Đông độ dịch là Cứu Đảo Huyền, là nương theo từ bitrí tuệnguyện lực của chư Phật và Bồ Tát, để diệt trừ mọi phiền não...
(Xem: 45146)
Pháp Sự Khoa Nghi (3 tập) Soạn dịch giả: HT Thích Huyền Quang - Chùa Quang Thiện, California, USA - Ấn hành 2002
(Xem: 16205)
Nghìn nhà một bát, muôn dặm cô thân, Thần thông ứng cúng xa gần, Diệu dụng hóa duyên đây đó...
(Xem: 15917)
Thành ngữ Việt Nam có câu: “Thờ thì dễ, giữ lễ thì khó”, chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu đề tài ý nghĩatác dụng của lễ bái.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant