Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới
Bài Mới Nhất

Vi Diệu Pháp Toát Yếu

17 Tháng Mười 201300:00(Xem: 39070)
Vi Diệu Pháp Toát Yếu

blank


Abhidhammattha Saṅgaha
A Manual of Abhidhamma 

VI DIỆU PHÁP TOÁT YẾU

Nārada Mahā Thera
Phạm Kim Khánh dịch

 Xem bản PDF

 

blank

Mục lục

Lời Mở Ðầu

Chương 1 -- Tâm Vương

Câu kệ mở đầu. Ðề Tài.
Bốn Loại Tâm Vương
Tâm Bất Thiện Thuộc Dục Giới
Tâm Vô Nhân
Ðồ Biểu 1,2,3
Tâm "Ðẹp"
Tâm Thuộc Sắc Giới. Thiền (jhāna)
Tâm Thuộc Vô Sắc Giới
Tâm Siêu Thế
121 Loại Tâm
Sự Chứng Ngộ Niết Bàn
Ðồ Biểu 4,5,6,7,8,9.

Chương 2 -- Tâm Sở

Lời Mở Ðầu. Ðịnh Nghĩa
Năm Mươi Hai Loại Tâm Sở
Những Sự Phối Hợp Khác Nhau Của Các Tâm Sở
Tâm Sở Bất Thiện
Tâm Sở "Ðẹp"
Tâm Siêu Thế
Tâm Cao Thượng
Tâm "Ðẹp" Thuộc Dục Giới
Tâm Bất Thiện
Tâm Vô Nhân.

Chương 3 -- Phần Linh Tinh

Thọ
Nhân
Tác Dụng
Tốc Hành Tâm (Javana)
Tử Tâm
Môn
Ðối Tượng
Thời gian
Siêu Trí
Căn.

Chương 4 -- Phân Tách Tiến Trình Tâm

Tiến Trình Tâm xuyên Qua Năm Căn Môn
Những Tiến Trình Tâm
Tiến Trình Tâm Xuyên Qua Ý Môn
Tiến Trình Tâm Appanā
Phương Thức Diễn Tiến Của Chặp Ðăng Ký Tâm
Phương Thức Diễn Tiến Của Tốc Hành Tâm (javana)
Diệt Thọ Tưởng Ðịnh
Phân Hạng Chúng Sanh
Những Cảnh Giới
Ðồ Biểu 9.

Chương 5 -- Phần Không Có Tiến Trình

Bốn Cảnh Giới Sinh Tồn
Cảnh Trời
Bốn Phương Cách Tái Sanh
Bốn Loại Nghiệp
Nghiệp Bất Thiện
Nghiệp Thiện
Nghiệp
Những Loại Nghiệp Khác Nhau
Hiện Tượng Chết Và Tái Sanh
Chết
Biểu Tượng Lâm Chung
Dòng Diễn Tiến Của Tâm
Ðồ Biểu 10, 11, 12.

Chương 6 -- Phân Tách Sắc Pháp

Lời Mở Ðầu. Câu Kệ Nhập Ðề
Liệt Kê Các Sắc Pháp
Phân Loại Các Sắc Pháp
Sự Khởi Sanh Của Các Sắc Pháp
Các Nhóm Sắc Pháp
Phương Thức Khởi Sanh Của Các Sắc Pháp
Niết Bàn
Ðồ Biểu 13.

Chương 7 -- Toát Yếu Những Phân Loại

Câu Kệ Nhập Ðề
Những Loại Bất Thiện Pháp
Ðồ Biểu 14
Những Loại Pháp Linh Tinh
Những Yếu Tố Của Sự Giác Ngộ
Ðồ Biểu 15
Tổ Hợp Tổng Quát
Tóm Lược.

Chương 8 -- Toát Yếu Về Những Duyên Hệ

Câu Kệ Nhập Ðề
Ðịnh Luật Tùy Thuộc Phát Sanh
Ðịnh Lý Tương Quan Duyên Hệ
Những Duyên Hệ Của Danh Và Sắc
Khái Niệm.

Chương 9 -- Ðề Mục Hành Thiền

Câu Kệ Nhập Ðề
Khái Lược Về Thiền Vắng Lặng
Những Giai Ðoạn Luyện Tâm
Những Ấn Chứng Của Công Trình Luyện Tâm
Thiền Sắc Giới
Thiền Vô Sắc
Siêu Trí
Những Bẩm Tánh
Những Pháp Thanh Tịnh Khác Nhau
Sự Chứng Ngộ
Giải Thoát
Những Bậc Thánh Nhân
Thanh Tịnh Ðạo
Những Sự Chứng Ðắc

Ước Nguyện.

-ooOoo-

Lời mở đầu


Như danh từ hàm xúc ý nghĩa, Abhidhamma, Vi Diệu Pháp, là Giáo Huấn Cao Siêu, vi diệu, thù thắng, của Ðức Phật. Sách nầy trình bày phần tinh hoa của Giáo Pháp mà Ngài ban truyền.

Giáo Pháp nằm trong tạng Kinh (Sutta Pitaka) là giáo huấn thông thường, có tánh cách quy ước, chế định (vohāra desanā). Vi Diệu Pháp (Abhidhamma) là giáo huấn cùng tột (paramattha desanā) rốt ráo. Không thể đổi thay hay biến chuyển, không thể phân tách thêm được nữa.

Trong Vi Diệu Pháp (Abhidhamma) cả danh và sắc, hai thành phần tâm linhvật chất cấu tạo guồng máy phức tạp của con người, đều được phân tách rất tỉ mỉ. Những diễn tiến chánh yếu liên quan đến tiến trình sanh và tử đều được giải thích tường tận. Những điểm phức tạp và khó hiểu trong Giáo Pháp đều được rọi sáng. Con Ðường giải thoát được chỉ vạch với những ngôn từ rành rẽ.

Tâm lý học hiện đại, còn hạn định, vẫn nằm trong phạm vi của Vi Diệu Pháp khi đề cập đến tâm, tư tưởng, tiến trình tư tưởngtrạng thái tâm. Nhưng Vi Diệu Pháp không chấp nhận có một linh hồn, xem như một thực thể đơn thuần thường còn, không biến đổi. Phật Giáo dạy một tâm lý học trong đó không có linh hồn trường cửu.

Tâm thức được định nghĩa. Tư tưởng được phân tách và được sắp xếp thành loại trên bình diện luân lý. Tất cả những trạng thái tâm, hay tâm sở, đều được ghi rõ từng khoản. Thành phần cấu hợp của mỗi loại tâm đều được trình bày tường tận với đầy đủ chi tiết. Những tiến trình tâm phát sanh qua năm cửa giác quan và cửa tâm (ý căn) được mô tả một cách vô cùng hứng thú. Không có bản khái yếu tâm lý học nào giảng giải tiến trình tâm được rõ ràng như vậy.

Những chặp tư tưởng Bhavaṅga (Hộ Kiếp) và Javana (Tốc Hành) mà trong tâm lý học hiện đại không có gì tương đương, chỉ được giải thích trong Vi Diệu Pháp. Người tìm học hỏinghiên cứu khoa tâm lý sẽ đặc biệt thích thú với đoạn nầy.

Người thông suốt Vi Diệu Pháp sẽ nhận thức một cách hết sức rành mạch rằng luồng tâm trôi chảy như một dòng suối, quan điểm mà vài tâm lý gia hiện đại như William James cũng trình bày tương tợ. Ta phải thêm rằng người học Vi Diệu Pháp có thể thấu hiểu đầy đủ lý Vô Ngã (Anattā), giáo lý nòng cốt của Phật Giáo. Giáo lý nầy rất quan trọng về cả hai phương diện: triết họcđạo đức.

Hiện tượng chết, tiến trình tái sanh vào những cảnh giới khác nhau mà không có gì di chuyển từ kiếp nầy sang kiếp khác, giáo lý Nghiệp BáoTái Sanh mà ta có thể kiểm chứng bằng những sự kiện hiển nhiên, tất cả đều được giải thích đầy đủ.

Chứa đựng một kho tàng quý báu những chi tiết liên quan đến phần tâm linh (nāma, danh) Vi Diệu Pháp cũng đề cập đến yếu tố thứ nhì cấu thành con người -- phần vật chất (rūpa, sắc). Những thành phần căn bản của vật chất, những năng lực vật chất, đặc tánh của vật chất, nguồn gốc của vật chất, sự liên quan giữa cơ thể vật chất và tâm, sắc và danh, đều được mô tả.

Trong tập "Abhidhammattha Saṅgaha", Vi Diệu Pháp Toát Yếu, cũng có trình bày vắn tắt Ðịnh Luật Tùy Thuộc Phát Sanh (cũng được gọi là pháp Thập Nhị Nhân Duyên, hay Thập Nhị Duyên Khởi), và tiếp theo sau là phần mô tả pháp Tương Quan Duyên Hệ (những tương quan giữa nhân và quả), không tìm thấy trong hệ thống triết học nào khác.

Nhà vật lý học sẽ không đào bới sâu vào Vi Diệu Pháp để thâu thập một kiến thức thấu đáo và đầy đủ về vật lý học.

Ta phải nói rõ rằng Vi Diệu Pháp không chủ trương trình bày một kiến thứchệ thống về tâm và vật chất. Pháp nầy chỉ nghiên cứu hai yếu tố hổn hợp của cái được gọi là chúng sanh, nhằm thấu triệt thực tướng của vạn pháp. Dựa trên kiến thức ấy một triết học được phát huy. Và, đặt nền tảng trên triết học nầy, một hệ thống luân lý đạo đức được triển khai nhằm chứng ngộ mục tiêu cứu cánh, Niết Bàn.

Cũng như Bà Rhys Davids nói rất đúng,

"Vi Diệu Pháp đề cập đến:
1. Những gì ta tìm thấy (a) bên trong ta, (b) quanh ta, và
2. Những gì ta khao khát thành đạt."

Trong Vi Diệu Pháp tất cả những vấn đề nào chỉ liên quan đến các học giả và những nhà khảo cứu mà không liên quan đến sự Giải Thoát, đều được thận trọng gác qua một bên.

Tập "Abhidhammattha Saṅgaha", mà tác giả được xem là Ngài Anuruddha Thera, một vị tỳ khưu người Ấn ở Kanjevaram (Kañcipura), là bản toát yếu tóm lược Tạng Diệu Pháp (Abhidhamma Piṭaka, thường được gọi là Tạng Luận). Ðến nay sách nầy vẫn còn là bộ sách nhập môn Vi Diệu Pháp thích ứng nhất mà khi đã vững vàng thấu hiểu, ta có thể dễ dàng lãnh hội những nét đại cương của Tạng Luận.

Ðể thật sự nắm vững ý nghĩa của Tạng Luận phải đọc đi đọc lại nhiều lần, đọc một cách chuyên chúsáng suốt tất cả bảy bộ, cùng với những chú giải và những chú giải của các chú giải ấy.

Vi Diệu Pháp không phải là một đề tài chỉ thỏa mãn tạm thời người đọc thoáng qua.

Ðối với người minh mẫn sáng suốt thật sự muốn tìm chân lý, Vi Diệu Pháp là một hướng dẫn thiết yếu, vừa là một luận giải có tánh cách trí thức. Ở đây có thức ăn để bồi dưỡng tinh thần các tư tưởng gia chân chánh cũng như người hăng say nghiên cứu học hỏi nhằm tăng trưởng trí tuệ và sống cuộc sống lý tưởng của người Phật tử.

Tuy nhiên, đối với người nông cạn chỉ nhìn thoáng qua trên bề mặt, Vi Diệu Pháp quả thật khô khan như cát, như bụi.

Ta có thể nêu lên câu hỏi:

"Vi Diệu Phápquả thật tuyệt đối thiết yếu để chứng ngộ Niết Bàn, mục tiêu cứu cánh của Phật Giáo không? Vi Diệu Pháp có thật sự tuyệt đối thiết yếu để thấu đạt thực tướng của vạn pháp không?"

Vi Diệu Pháp chắc chắnvô cùng hữu ích để thấu đạt giáo huấn của Ðức Phật một cách đầy đủ và chứng ngộ Niết Bàn, vì pháp nầy là chìa khóa để mở cửa vào thực tại. Pháp nầy đề cập đến những thực tạilối sống thực tiễn cao thượng dựa trên sự chứng nghiệm của các bậc đã thấu triệtchứng đắc.

Thiếu kiến thức về Vi Diệu Pháp đôi khi ta thấy khó lãnh hội ý nghĩa thật sự của một vài giáo huấn thâm diệu của Ðức Thế Tôn. Abhidhamma, Vi Diệu Pháp, chắc chắn rất hữu ích để khai triển Tuệ Minh Sát (Vipassanā).

Tuy nhiên chúng ta không thể khẳng định một cách quả quyết rằng Vi Diệu Pháp tuyệt đối thiết yếu để thành tựu Giải Thoát.

Hiểu biết thấu đáo và chứng ngộvấn đề thuần túy cá nhân (sandiṭṭhika, mỗi cá nhân phải thấu triệt chân lýthành tựu giải thoát cho chính mình). Tứ Diệu Ðế, nền tảng của giáo huấn mà Ðức Phật ban truyền, tùy thuộc nơi tấm thân nhỏ bé nầy. Giáo Pháp không riêng biệt với ta, không ở ngoài ta. Hãy nhìn trở vào trong. Hãy tự tìm lấy ta. Chân lý sẽ tự nó bày trần, trải ra trước mắt ta.

Phải chăng thiếu phụ Paṭācārā, vô cùng sầu lụy vì mất tất cả những người thân yêu nhất trong đời, đã chứng ngộ Niết Bàn trong khi rửa chân dưới suối, nhờ quán niệm về những giọt nước từ chân rơi xuống gieo điểm trên mặt nước rồi tan biến theo dòng?

Phải chăng Cūlapanthaka, người không thể học thuộc một câu kinh trong thời gian bốn tháng trường đã thành tựu Ðạo Quả A La Hán nhờ thấu hiểu bản chất vô thường của một cái khăn tay sạch mà mỗi ngày ông đưa lên ngay mặt trời để nhìn?

Phải chăng Upatissa, về sau trở thành Ðức Sāriputta, Xá Lợi Phất, đã chứng đắc Niết Bàn khi chỉ nghe được phân nửa câu kệ liên quan đến nhân và quả?

Ðối với vài người, chỉ một chiếc lá vàng rơi cũng đủ để chứng đắc Ðộc Giác Phật.

Ðối với những vị thường xuyên suy gẫm sâu xa, một chỉ dẫn nhẹ nhàng thoáng qua cũng đủ để khám phá những chân lý vĩ đại.

Theo một vài học giả, Vi Diệu Pháp (Abhidhamma) không phải do Ðức Phật truyền dạy mà về sau, do các nhà sư uyên bác soạn thảo và trau chuốt. Tuy nhiên, theo truyền thống, chính Ðức Phật giảng dạy phần nòng cốt của Vi Diệu Pháp.

Các nhà chú giải ghi nhận rằng để tỏ lòng tri ân từ mẫu -- lúc bấy giờ đã qua đời và tái sanh vào một cảnh trời -- Ðức Phật thuyết giảng liên tiếp suốt ba tháng cho vị Trời mà trước kia là mẹ Ngài cùng với chư Thiên khác. Ðức Thế Tôn dạy Ngài Sāriputta những chủ đề chánh yếu (mātikā) của giáo lý cao siêu cấp tiến như các thiện pháp (kusalā dhamma), bất thiện pháp (akusalā dhammā) và bất định pháp (abyākata) v.v... rồi Ngài Sāriputta giảng rộng ra, gom lại thành sáu bộ sách của Tạng Luận (ngoại trừ bộ Kathāvatthu, Thuyết Sự, những điểm tranh luận).

Rất khó mà tìm được một danh từ thích nghi để phiên dịch một cách chính xác Phạn ngữ "Abhidhamma". Ở đây xin tạm dịch là "Vi Diệu Pháp".

Trong Vi Diệu Pháp cũng có nhiều danh từ kỹ thuật không thể được phiên dịch sang một từ ngữ khác mà khỏi làm sai lệch ý nghĩa. Vài danh từ như tâm, ý chí, tác ý, trí thức, tri giác v.v... được dùng trong triết học Tây Phương với những ý nghĩa đặc biệt. Nơi đây xin quý vị đọc giả cố gắng hiểu các danh từ kỹ thuật ấy theo nghĩa của Vi Diệu Pháp (Abhidhamma). Ðể tránh hiểu lầm từ ngữ theo lối hiểu biết quen thuộc từ xưa, các danh từ Pāli được giải thích và giữ lại dùng ở đây, mặc dầu người không quen thuộc với Pāli đôi khi thấy phiền phức. Trong nhiều trường hợp các danh từ Pāli được chiết tựgiải thích theo ngữ nguyên để được hiểu rõ ràng và chính xác.

Ðôi khi danh từ Pāli được chọn dùng luôn mà không phiên dịch để người đọc quen thuộc với những chữ ấy. Cũng có khi người đọc gặp những danh từ không được thông dụng như hoặc lậu, tâm hành, tâm quả v.v... nhưng rất quan trọng trên phương diện Vi Diệu Pháp, ý nghĩa của những danh từ nầy phải được thông suốt rõ ràngchính xác.

Trong khi soạn thảo bản dịch nầy, hai quyển "Buddhist Psychology" của Bà Rhys Davids và "Compendium of Philosophy" của Ông Shwe Zan Aung quả thật vô cùng hữu ích. Mỗi khi cần, những đoạn trong hai quyển sách nầy được trích dẫn và đăng nguyên văn cùng với lời ghi chú về xuất xứ của nó.

Tôi chân thành tri ân hội Buddhist Publication Society đã tình nguyện ấn hành bản duyệt lại lần thứ nhì nầy.

Nārada
14-07-1978/ 2522

 

Source: BuddhaSasana


 


Vi Diệu Pháp Toát Yếu

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 47)
Cuộc đời và công việc của Bồ tát được nói trong phần cuối đoạn Đồng tử Thiện Tài gặp đức Di Lặc.
(Xem: 138)
Trong khi các tín ngưỡng về nghiệp và tái sinh là phổ biến vào thời của Đức Phật,
(Xem: 165)
Đây là ba phạm trù nghĩa lý đặc trưng để bảo chứng nhận diện ra những lời dạy của đức Đạo sư một cách chính xác mà không
(Xem: 218)
Đi vào Pháp giới Hoa nghiêm là đi vào bằng bồ đề tâm thanh tịnh và được cụ thể hóa bằng nguyện và hạnh.
(Xem: 147)
Nhị đế là từ được qui kết từ các Thánh đế (āryasatayā) qua nhân quả Khổ-Tập gọi là Tục đế
(Xem: 199)
Quí vị không giữ giới luật có thể không làm hại người khác, nhưng thương tổn tự tánh cuả chính mình.
(Xem: 181)
Lầu các của Đức Di Lặc tượng trưng cho toàn bộ pháp giới của Phật Tỳ Lô Giá Na; lầu các ấy có tên là Tỳ Lô Giá Na Đại Trang Nghiêm.
(Xem: 218)
Trong kinh Duy Thức thuộc tạng kinh phát triển, để chỉ cho sự huân tập thành khối nghiệp lực (A Lại Da Thức và Mạc Na Thức,)
(Xem: 232)
Tín ngưỡng Dược Sư với đại diện là thế giới Lưu ly nằm ở phương Đông mà nó tương tự với các cõi Tịnh độ khác, đều dùng việc
(Xem: 316)
Hai câu hỏi hiện lên trong đầu tôi khi nghĩ về giáo lý vô thường liên quan đến cuộc đời tôi.
(Xem: 557)
Lôgic học là một ngành học có mục đích xác định các quy tắc vận hành của tư duy để tìm kiếm sự thực.
(Xem: 421)
Trong quá trình hình thành và phát triển xã hội, con người luôn khát khao tìm cầu hạnh phúc, thỏa mãn nhu cầu về vật chất và tinh thần.
(Xem: 433)
Tuệ là trí tuệ tức cái biết, thức là nhận thức cũng là cái biết. Cả hai đều là cái biết nhưng có đặc điểm khác nhau.
(Xem: 529)
Khái niệm Niết-bàn vốn thành hình cách đây hơn 2500 năm. Các học giả và các triết gia khác nhau
(Xem: 717)
Ở trên là hai câu đầu trong bài kệ Lục Tổ Huệ Năng khai thị nhân bài kệ của thiền sư Ngọa Luân. Câu chuyện được thuật lại trong Pháp Bảo Đàn Kinh, phẩm Cơ Duyên thứ 7.
(Xem: 765)
Chữ “Tăng đoàn” là một thuật ngữ tiếng Phạn, có nghĩa là “cộng đồng” và được sử dụng chủ yếu để chỉ những tín đồ đã xuất gia của Đức Phật,
(Xem: 787)
Tóm tắt: Phật giáotôn giáo được biết đến như một hệ thống triết học mang đậm chất tư duy, trí tuệ cùng giá trị đạo đức cao.
(Xem: 797)
Mỗi người hiểu về nghiệp theo mỗi kiểu khác nhau tùy vào nhận thức và trải nghiệm bản thân, nhưng phần lớn vẫn chịu ảnh hưởng của cách hiểu trong dân gian về khái niệm của từ này.
(Xem: 693)
Từ ngàn xưa cho đến thời điểm xã hội phát triển mạnh mẽ về mọi mặt như hiện nay, mặc dù nền văn minh có bước tiến bộ vượt bậc
(Xem: 671)
iáo lý Duyên khởi được xem như chiếc chìa khóa mở ra kho tàng pháp bảo Phật giáo, vì có thể giải quyết những vấn đề của khổ đau, cả sự sanh ra hay chết đi của con người.
(Xem: 681)
Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh tập thứ 14. Kinh văn số 550 gồm 12 quyển. Chữ Hán từ trang 865 đến trang 894, gồm tất cả 29 trang.
(Xem: 791)
Những nhu cầu của con người sinh học thì giản dị, khi đói chỉ mong được ăn, khi khát mong được uống, khi mệt mong được nằm,
(Xem: 812)
Khi thân thể tiều tụy chỉ còn da bọc xương, những khổ thọ chết người đều đã trải qua,
(Xem: 906)
Trong quá trình thuyết giáo của đức Phật, những lời dạy của Ngài không được lưu giữ dưới dạng văn bản chữ viết
(Xem: 674)
Nhân ngày húy nhật của Hòa thượng Thích Trí Thủ, một trong những vị tông sư hoằng truyền luật học Phật giáo thời cận đại,
(Xem: 581)
Hành giả tu hành muốn mau đạt đến kết quả như mình mong muốn thì, điều kiện tiên quyết trước hết là chúng ta cần phải chọn lựa pháp môn nào cho thích hợp với căn cơ của mình
(Xem: 679)
Trọng tâm của triết học Phật giáohọc thuyết nổi tiếng về tính không - rằng tất cả chúng sinhhiện tượng đều trống rỗng về bản chất hay bản chất cố hữu.
(Xem: 801)
Vô phân biệt được nói đến nhiều lần trong Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật.
(Xem: 685)
Theo lý Duyên Khởi của đạo Phật, tất cả vạn hữu vũ trụ được hình thành do yếu tố hòa hiệp của nhơn duyên và sẽ đi đến phân ly do duyên tan rã.
(Xem: 690)
Cuộc chiến đấu mới–Sau khi Đức Phật nhập diệt, hình bóng của ngài vẫn hiện ra trong hàng thế kỷ trong một hang động–một hình bóng rất lớn
(Xem: 786)
Như Nietzsche khuyên răn chúng ta hãy lại bắt đầu học làm mới bằng cách để ý đến những việc ‘tầm thường’ và sự vận hành của ‘thân’ để xác định
(Xem: 810)
Tôi nghĩ là làm một việc có lý khi bác bỏ tuyên bố của Nietzsche rằng đạo Phật là một dạng của ‘thuyết hư vô thụ động,’ rằng đạo Phật truyền dạy
(Xem: 793)
Đặt vấn đề có phải đạo Phật là một dạng của ‘Chủ thuyết hư vô thụ động’ có nghĩa là đặt vấn đề liệu summum bonum[1] của đạo Phật,
(Xem: 837)
Dù có nhiều tác phẩm đa dạng về Phật học thích dụng ở Châu Âu thời kỳ trước Nietzsche,
(Xem: 864)
Nhân ngày húy nhật của Hòa thượng Thích Trí Thủ, một trong những vị tông sư hoằng truyền luật học Phật giáo thời cận đại,
(Xem: 851)
Hành giả tu hành muốn mau đạt đến kết quả như mình mong muốn thì, điều kiện tiên quyết trước hết là chúng ta cần phải chọn lựa pháp môn nào
(Xem: 1039)
Cửa vào bất nhị, còn gọi là pháp môn bất nhị, từ xa xưa đã được truyền dạy từ thời Đức Phật, chứ không phải là hậu tác của chư tổ Bắc Tông,
(Xem: 916)
Tinh thần hòa hiệp là ý nghĩa sống lành mạnh an vui, tinh thần của một khối người biết tôn trọng ý niệm tự tồn, và xây dựng vươn cao trong ý chí hướng thượng.
(Xem: 1577)
Xuất xứ của Bát Chánh Đạo có hai nguồn là nguồn từ Phật chứng ngộ mà thuyết ra và nguồn được kết tập lại từ các kinh điển
(Xem: 1023)
Tam tam-muội là chỉ cho ba loại định, tức là ba loại pháp môn quán hành của Phật giáo, được xem như là nguyên lý thực tiễn của Thiền định.
(Xem: 1172)
Tôi kính lễ bái bậc Chánh giác, bậc tối thắng trong hết thảy các nhà thuyết pháp, đã thuyết giảng Duyên khởibất diệtbất sinh,
(Xem: 920)
Thay vì tìm hiểu nguồn gốc tại sao phải chịu luân hồi sinh tử, con người không ngừng tìm kiếm căn nguyên của vũ trụ vạn vật, nơi mình sinh ra;
(Xem: 1173)
Khi Thái tử Tất-đạt-đa nhận thấy tất cả mọi người dân đang chìm trong đau khổ, và ngay chính bản thân mình rồi cũng phải chịu qui luật già, bệnh, chết
(Xem: 1085)
Danh từ nghiệp hay karma (skt.) được đề cập thường xuyên trong các luận giải về tư tưởng triết họctôn giáo Ấn-độ.
(Xem: 1081)
Tứ quả là bốn quả vị sai biệt của các bậc Thánh Thinh Văn thừa, tùy thuộc vào trình độ căn cơ của hành giả đã đạt được sau khi tu tập
(Xem: 1228)
Sau khi hoàng hậu Ma-da (Mayā) quá vãng, vua Tịnh Phạn (Suddhodana) tục huyền với Mahāpajāpatī Gotami và bà đã xuất gia
(Xem: 1507)
Kinh Pháp Hoa dạy rằng: “Đức Phật ra đời vì một đại nhân duyên. Đó là khai thị cho chúng sanh liễu ngộ Phật tri kiến nơi mình”.
(Xem: 1937)
Một trong những hình thức ta nuôi dưỡng phiền giận về chính mình là mặc cảm tội lỗi.
(Xem: 1053)
Các câu hỏi, không khác với câu khẳng định, dựa trên các giả định.
(Xem: 1314)
Đối với những người nhìn vào Phật giáo qua phương tiện tiếng Anh, việc thực hành lòng từ bi và sự xả ly có thể không tương thích với nhau,
(Xem: 1059)
Từ khi đức Phật xác lập: “Mọi vật đều vô thường, mọi vật đều vô ngã”, thường được diễn tả với danh từ Sarvam Sùnyam (mọi vật đều Không).
(Xem: 914)
Trong lịch sử Thiền Tông Việt Nam, Thiền sư Trần Thái Tông (1218-1277) được kể như một nhân vật vô cùng đặc biệt, với nội tâm giác ngộ cao siêu,
(Xem: 1038)
Trước đây qua giáo lý của Đức Phật chúng ta hiểu rằng Đạo Phật là đạo xây dựng trên nền tảng trí tuệ, tức dùng sự giác ngộ, hiểu biết
(Xem: 1074)
Thiền sư Trần Thái Tông (1218 -1277) một vị thiền sư siêu việt, ông vua anh minh, nhà tư tưởng lớn, một nhân cách cao cả.
(Xem: 1495)
Nhận thức rằng tất cả đều là giả tạm và cuộc đời là một nỗi khổ đau lớn, nên đức Phật mới đi tìm chân lýgiác ngộ chân lý.
(Xem: 1231)
Khi đức Phật còn tại thế, Ngài đã quy chế cho cộng đồng Tăng phải an cư ba tháng mùa mưa, ngày nay lịch an cư tùy hệ phái, từ rằm tháng tư đến rằm tháng bảy theo truyền thống Phật giáo Bắc phương;
(Xem: 1252)
Trung đạo là khái niệm được dùng khá nhiều trong Phật giáo. Tùy duyênTrung đạo được định nghĩa khác nhau,
(Xem: 989)
Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh tập thứ 14. Kinh văn số 550 gồm 12 quyển. Chữ Hán từ trang 865 đến trang 894, gồm tất cả 29 trang.
(Xem: 1147)
Trong năm bộ Nikaya của hệ Pali, Đức Phật thường nói đến sự “không có lõi cứng” của các hiện tượng, từ thân tâm, cho đến thế giớichúng sanh.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant