Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

4. Kinh Ðại Thừa Trang Nghiêm Bảo Vương, quyển 4

31 Tháng Năm 201100:00(Xem: 17118)
4. Kinh Ðại Thừa Trang Nghiêm Bảo Vương, quyển 4

BỘ MẬT TÔNG (Bốn Tập)
Dịch Giả:Tỳ Khưu Thích Viên Đức

B. TẬP HAI
KINH ÐẠI THỪA TRANG NGHIÊM BẢO VƯƠNG

NAM MÔ ÐẠI THỪA TRANG NGHIÊM 
BẢO VƯƠNG KINH HỘI THƯỢNG PHẬT BỒ TÁT MA HA TÁT 
(3 lần) 

PHẬT NÓI KINH 
ÐẠI THỪA TRANG NGHIÊM BẢO VƯƠNG 

QUYỂN BỐN 

 
Lúc bấy giờ Trừ Cái Chướng Bồ Tát bạch Phật rằng: Thưa Thế Tôn! Con nay làm thế nào được sáu chữ Ðại Minh Ðà Ra Ni? Nếu được thì vô lượng thiền định tương ưng không thể nghĩ bàn. Tức đồng được Vô thượng Bồ đề Chánh đẳng chánh giác, vào môn giải thoát, thấy được địa vị Niết Bàn, tham sân vĩnh diệt, pháp tạng viên mãn, phá hoại luân hồi của ngũ thú và tịnh các địa ngục, đoạn trừ phiền não, cứu độ các loài bàng sanh, pháp vị viên mãn của tất cả trí, dùng trí ấy diễn nói vô tận. Thưa Thế Tôn! Con cần sáu chữ Ðại Minh Ðà Ra Ni ấy. Con sẽ làm thế này, lấy của thất bảo đầy trong bốn đại châu làm việc bố thí để chép viết. Bạch Thế Tôn! Nếu thiếu giấy bút, con sẽ chích thân lấy máu làm mực, lột da làm giấy, chẻ xương làm bút. Thật như vậy! Thưa Thế Tôn! Con không có hối tiếc, mà tôn trọng như bậc đại cha mẹ

Lúc bấy giờ Phật dạy Ngài Trừ Cái Chướng Bồ Tát: Thiện nam tử! Ta nhớ thời quá khứ, vì sáu chữ Ðại Minh Ðà Ra Ni này mà đã trải qua khắp vô số thế giới như vi trần. Ta cúng dường vô số trăm ngàn vạn Câu chi an khố đa của đức Như Lai, ta ở chỗ của đức Như Lai ấy, mà cũng không được nghe. Thời kỳ đó có Ðức Phật gọi là Bảo Thượng Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Ðiều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhơn Sư, Phật, Thế Tôn. Ta ở trước Ðức Phật đó mà rơi lệ buồn khóc. Khi bấy giờ đức Như Lai Ứng Chánh Ðẳng Giác kia dạy Ta rằng: Thiện nam tử! Ông chớ nên buồn khóc! Thiện nam tử! Ông hãy qua bên kia, sẽ thấy đức Liên Hoa Thượng Như Lai Ứng Chánh Ðẳng Giác, tại nơi ấy Phật kia biết sáu chữ Ðại Minh Ðà Ra Ni. 

Thiện nam tử! Ta từ từ rời chỗ đức Bảo Thượng Như Lai, qua đến cõi Phật sát của Liên Hoa Như Lai, đến rồi đảnh lễ chân Phậtchấp tay đứng trước: Cúi mong đức Thế Tôn! Cho con sáu chữ Ðại Minh Ðà Ra Ni, Chơn ngôn Vương kia là bổn mẫu của tất cả, nhớ niệm tên ấy thì tội cấu tiêu trừ, mau chứng Bồ đề. Vì cớ ấy mà con rất mong muốn, con đã chịu khổ nhọc trải qua vô số thế giới mà cũng không được nên nay con mới trở lại đây. 

Khi ấy Ngài Liên Hoa Thượng Như Lai liền nói công đức sáu chữ Ðại Minh Ðà Ra Ni rằng: Thiện nam tử! Vi trần đã có ta có thể đếm được số lượng. Thiện nam tử! Lại như số cát trong biển lớn, ta có thể đếm từng hạt một. Thiện nam tử! Nếu niệm sáu chữ Ðại Minh một biến thì công đức ấy ta không thể đếm được. Thiện nam tử! Lại như trời người tạo lập kho lẫm, chu vi một ngàn du thiện na, cao một trăm thiện na chứa hạt mè đầy trong kho mà không kẽ hỡ dẫu bằng một mũi kim, người giữ kho không già không chết, trải qua năm trăm kiếp, ném bỏ ra ngoài từng hạt mè một, như vậy trong kho ném hết không sót, ta có thể đếm số lượng kia. Thiện nam tử! Nếu niệm sáu chữ Ðại Minh một biến thì được công đức, ta không thể đếm được. Thiện nam tử! Lại như bốn đại châu gieo trồng hết thảy các loại lúa nếp, Long vương mưa nắng thuận thời, lúa nếp đã trồng hết thảy chín vàng, thu cắt đều xong. Lấy Nam Thiệm bộ châu mà làm sân chứa, dùng xe vận tải chở hết các lúa về sân, đập để xong xuôi, dồn thành đống lớn. Thiện nam tử! Ta có thể đếm số lúa ấy từng hạt một như vậy. Thiện nam tử! Nếu niệm sáu chữ Ðại Minh này một biến, công đức ấy ta không thể đếm được. Thiện nam tử! Cõi Nam Thiệm Bộ Châu có những con sông lớn ngày đêm chảy mãi gọi là sông Di Ða, sông Kinh Nga, sông Nại Ra, sông Tán Nại Ra, sông Bà Nghiệt, sông Ái Ra Phạ Ðể, sông Tô Ma Na Ðà, sông Hế Ma, sông Ca Lã Thú na Lị. Mỗi một con sông lớn này có năm ngàn con sông nhỏ làm chi nhánh, ngày đêm chảy vào biển lớn. 

Thiện nam tử! Như vậy mỗi con sông lớn kia ta có thể đếm số mỗi một giọt nước kia. Thiện nam tử! Nếu niệm sáu chữ Ðại Minh một biến được công đức ta không thể đếm số lượng. Thiện nam tử! Lại như loài hữu tình bốn chân trong bốn đại châu như sư tử, voi, ngựa, trâu đồng, trâu nước, cọp, beo, nai, vượn, chồn, heo, dê, thỏ; những loài bốn chân như vậy ta có thể đếm số lượng từng sợi lông một. Thiện nam tử! Nếu niệm sáu chữ Ðại Minh này một biến thì được công đức ấy ta không thể đếm số lượng được. Thiện nam tử! Lại như núi Kim Cang Câu Sơn Vương kia, vuông mỗi bên tám vạn bốn ngàn du thiện na, nơi núi ấy có người không già không chết, trải qua một kiếp nhiễu quanh núi chỉ được một vòng. Núi Vương như vậy ta lấy y Kiều Thi Ca có thể trải hết không sót. Nếu có người niệm sáu chữ Ðại Minh này được công đức ta không thể nói hết số lượng. Thiện nam tử! Lại như biển lớn sâu đến tám vạn bốn ngàn du thiện na, lỗ miệng rộng lớn vô lượng, ta có thể lấy một sợi lông nhét vừa hết không dư. Thiện nam tử! Nếu có người niệm một biến sáu chữ Ðại Minh này được công đức mà ta không thể nói hết số lượng. Thiện nam tử! Lại như rừng cây Thi Lợi Sa, ta có thể đếm hết mỗi một lá. Thiện nam tử! Nếu niệm một biến sáu chữ Ðại Minh được công đức không thể nghĩ lường. Thiện nam tử! Lại như bốn đại bộ châu những kẻ nam người nữ, con trai con gái ở đầy khắp trong đó, những người này đều chứng Thất Ðịa Bồ Tát, chúng Bồ Tát ấy đã có công đức cùng với công đức người niệm sáu chữ Ðại Minh này không khác. Thiện nam tử! Trừ một năm mười hai tháng ra còn gặp năm nhuần mười hai tháng, lấy tháng dư nhuần ấy làm số năm đủ mãn một kiếp trên cõi trời, ở đó ngày đêm thường mưa lớn. 

Thiện nam tử! Ta có thể đếm số mỗi một hạt mưa kia được. Nếu có người niệm sáu chữ Ðại Minh này một biến, công đức số lượng rất nhiều. Nơi ý ông nghĩ sao? Thiện nam tử! Lại như vô số một trăm ức đức Như Lai ở tại một chỗ trải qua một kiếp của cõi trời, lấy các thức ăn uống, y phục, ngọa cụ và thuốc thang đồ cần dùng, các thứ ấy đem cúng dường cho các đức Như Lai mà cũng không thể đếm hết số lượng công đức của sáu chữ Ðại Minh. Chẳng những ta ngày nay ở thế giới này mà ta từ trong định ra cũng không thể nghĩ bàn. 

Thiện nam tử! Pháp gia hạnh vi diệu tương ưng của tất cả quán trí này, người đời sau sẽ được tâm pháp vi diệu ấy. Ngài Quán Tự Tại đại Bồ Tát, khéo an trụ sáu chữ Ðại Minh Ðà Ra Ni như thế. 

Thiện nam tử! Ta lấy phước gia hạnh trải qua vô số trăm ngàn vạn Câu chi na khố đa thế giới, đến chỗ đức Như Lai Vô Lượng Thọ chấp tay ở trước, vì pháp ấy mà rơi lệ buồn khóc. Bấy giờ đức Vô Lượng Thọ Như Lai thấy ta tại đó và vì đời sau mà bảo ta rằng: Thiện nam tử! Ông cần sáu chữ Ðại Minh Vương quán hạnh Du Già đấy ư? Bấy giờ ta bạch: Con cần pháp ấy Thế Tôn! Con cần pháp Thiện Thệ ấy, như người quá khát nước mà cần nước. Bạch Thế Tôn! Con vì sáu chữ Ðại Minh Ðà Ra Ni ấy mà du hành vô số thế giới, vâng thờ cúng dường vô số trăm ngàn vạn Câu chi na khố đa Như Lai mà chưa từng được sáu chữ Ðại Minh vương Ðà Ra Ni, xin mong đức Thế Tôn cứu cái ngu độn cho con; như không đầy đủ khiến con được đầy đủ; mê mất đường về, dắt dẫn cho con thấy đường trở về; nắng trời gay gắt, làm bóng che mát; nơi ngã tư đường trồng cây Ta La. Tâm con 

khao khát mong cầu pháp ấy, cúi xin chỉ dạy, kiến được thiện trụ nơi đạo cứu cánh, mặc được áp giáp đội mũ Kim Cang. Bấy giờ đức Vô Lượng Thọ Như Lai Ứng Chánh Ðẳng Giác dùng diệu âm Ca Lăng tần già bảo Ngài Quán Tự Tại đại Bồ Tát: Thiện nam tử! Ông thấy đức Liên Hoa Thượng Như Lai Ứng Chánh Ðẳng Giác, vì sáu chữ Ðại Minh Ðà Ra Ni này mà Ngài phải trải qua vô số trăm ngàn vạn Câu chi na khố đa thế giới

Thiện nam tử! Ông nên cho sáu chữ Ðại Minh. Ðức Như Lai này vì vậy cho nên đến đây. Quán Tự Tại Bồ Tát bạch đức Thế Tôn: Không thấy được Mạn Noa La (Ðàn Pháp) thì không thể đắc được pháp này. Làm thế nào biết là Liên Hoa ấn? Làm thế nào biết là Trì Ma Ni ấn? Làm thế nào biết được Nhất Thiết Vương ấn? Làm thế nào biết là Thể thanh tịnh Mạn Noa La? 

Nay tướng Mạn Noa La đây: Chu vi bốn phía vuông, mỗi bề vuông năm thước, trung tâm Ðàn Pháp (Mạn Noa La) đặt tượng Phật Vô Lượng Thọ (Phật A Di Ðà). Nên dùng năm thứ bột quý phân rải trong đàn như: Nhơn nại ra nhĩ la bảo mạc, Bát nạp ma ra nga bảo mạc, Ma ra kiết đa bảo mạc, Pha để ca bảo mạc, Tô phạ ra noa lỗ bá bảo mạc. Nơi bên hữu đức Vô Lượng Thọ Như Lai để trì Ðại Ma Ni Bảo Bồ Tát; nơi bên tả Phật để sáu chữ Ðại Minh. Bốn tay thì thân sắc trắng đẹp như ánh trăng thu, trang nghiêm các thứ báu. Tay trái cầm hoa sen, nơi trên hoa sen để Ma Ni Bảo. Tay mặt cầm xâu chuỗi, hai tay dưới kiết Nhứt Thiết Vương ấn. Nơi dưới chân sáu chữ Ðại Minh để trời người và các thứ trang nghiêm; tay bên hữu cầm Lư hương, tay bên tả bưng bát đầy các thứ báu. Nơi bốn góc Man Noa La bày bốn vị Ðại Thiên Vương nắm cầm các thứ khí trượng. Bên ngoài bốn góc Mạn Noa La để bốn hiền bình đầy các thứ Ma Ni báu. Nếu người thiện namthiện nữ muốn vào Ðàn Pháp (Mạn Noa La), không thể để cho những quyến thuộc của mình vào trong Ðàn Pháp, chỉ nên viết tên của họ, kẻ trước vào Ðàn Pháp ấy, hãy ném tên họ của quyến thuộc mình vào nơi trong Mạn Noa La, các quyến thuộc ấy đều được Bồ Tát vị. Người ở trong đó xa lìa các khổ não, mau chứng đắc Vô thượng Bồ đề Chánh đẳng chánh giác

Pháp Mạn Noa La này vị A Xà Lê không được vọng truyền. Nếu có phương tiện thiện xảo, thâm tín Ðại Thừa, gia công hành trì, chí cầu giải thoát, người như vậy thì nên truyền không nên truyền ngoại đạo dị kiến (các đạo khác). Bấy giờ Ngài Vô Lượng Thọ Như Lai Ứng Chánh Ðẳng Giác bảo Ngài Quán Tự Tại đại Bồ Tát rằng: Thiện nam tử! Nếu có năm món sắc bảo mạc như vậy mới được kiến lập Mạn Na Loa. Nếu thiện nam tửthiện nữ nghèo cùng thiếu thốn không thể sắm đủ các thứ quý báu ấy thì làm thế nào? Ngài Quán Tự Tại bạch rằng: Thưa Thế Tôn! Nên phương tiện dùng các thứ đẹp đẽ mà làm Ðàn Pháp, lấy các thứ hương hoa để cúng dường. Nếu người thiện nam ấy cũng không sắm sửa được gì vì: hoặc ở nhờ nơi quán chợ miễu đình, hoặc có lúc giữa đường thì bây giờ vị A Xà Lê vận ý tưởng thành Mạn Noa La kết A Xà Lê ấn tướng

Khi bấy giờ đức Liên Hoa Thượng Như Lai Ứng Chánh Ðẳng Giác bảo Ngài Quán Tự Tại Bồ Tát rằng: Thiện nam tử! Hãy nói sáu chữ Ðại Minh Ðà Ra Ni này cho ta, ta vì vô số trăm ngàn Câu chi na khố đa hữu tình, khiến họ được xa lìa luân hồi khổ não, mau chứng Vô thượng Bồ đề Chánh đẳng chánh giác

Bấy giờ Ngài Quán Tự Tại đại Bồ Tát nói sáu chữ Ðại Minh cho Liên Hoa Thượng Như Lai Ứng Chánh Ðẳng Giác rằng: 

“ÚM MA NI BÁT NẠP MINH HỒNG” 

Khi đang nói sáu chữ Ðại Minh Ðà Ra Ni này, bốn đại bộ châu và các cung trời thảy đều chấn động rung lay như tàu lá chuối. Nước bốn biển lớn sóng nổi cuồn cuộn. Tất cả quỷ Tỳ Na Dạ CaDược Xoa, La Sát, Củng Bàn Noa, Ma Hạ Ca … và các quyến thuộc của các ma làm chướng ngại ấy thảy đều sợ hãi chạy trốn

Lúc bấy giờ Ngài Liên Hoa Thượng Như Lai Ứng Chánh Ðẳng Giác duỗi tay như mũi tượng vương trao cho Quán Tự Tại đại Bồ Tát chuỗi chơn châu anh lạc giá trị trăm ngàn để dùng cúng dường. Ngài Quán Tự Tại đại Bồ Tát đã thọ nhận rồi đem dâng lên đức Vô Lượng Thọ Như Lai Ứng Chánh Ðẳng Giác. Phật kia Ngài thọ nhận rồi trở lại đem dâng lên đức Liên Hoa Thượng Như Lai mà khi ấy Ðức Phật Liên Hoa Thượng Như Lai đã thọ được sáu chữ Ðại Minh Ðà Ra Ni, rồi Ngài đã trở về trong Liên Hoa Thượng thế giới. Thiện nam tử! Khi xưa ta qua ở chỗ Liên Hoa Thượng Như Lai Ứng Chánh Ðẳng Giác kia đã được nghe Ðà Ra Ni như thế. 

Bấy giờ Ngài Trừ Cái Chướng Bồ Tát bạch Phật: Thưa Thế Tôn! Khiến con làm thế nào được sáu chữ Ðại Minh ấy. Bạch Thế Tôn! Cam lồ đức vị tương ưng đầy đủ như thế. Bạch Thế Tôn! Con nếu nghe được Ðà Ra Ni ấy thì lòng không biếng trễ, tâm niệm suy nghĩ mà thường thọ trì, khiến các hữu tình nghe được sáu chữ Ðại Minh Ðà Ra Ni được công đức rất lớn, mong Ngài vì đó mà nói lên. 

Phật dạy: Thiện nam tử! Nếu có người biên chép sáu chữ Ðại Minh Ðà Ra Ni này thời đồng với chép tám vạn bốn ngàn Pháp Tạng. Nếu có người lấy vàng báu cõi trời, tạo hình tượng Như Lai Ứng Chánh Ðẳng Giác, số như vi trần, làm như vậy rồi nơi một ngày khánh lễ tán dương cúng dường, chỗ thu hoạch quả báo không bằng đã được quả báo công đức biên chép một chữ trong sáu chữ Ðại Minh Ðà Ra Ni ấy, đã khéo an trụ nơi đạo giải thoát không thể nghĩ bàn. Nếu thiện nam tửthiện nữ, y pháp niệm sáu chữ Ðại Minh Ðà Ra Ni này thì người đó sẽ đắc tam ma địa (được đại chánh định) gọi là: Trì ma ni bảo tam ma địa, Quảng bát tam ma địa, Thanh tịnh địa ngục bàng sanh tam ma địa, Kim Cang giáp trụ tam ma địa, Diệu túc bình mãn tam ma địa, Nhập chư phương tiện tam ma địa, Nhập chư pháp tam ma địa, Quán trang nghiêm tam ma địa, Pháp xa thinh tam ma địa, Viễn ly tham sân si tam ma địa, Vô biên tế tam ma địa, Lục ba la Mật môn tam ma địa, Trì đại diệu cao tam ma địa, Cứu chư bố úy tam ma địa, Hiện chư Phật sát tam ma địa, Quán sát chư Phật tam ma địa, được một trăm lẻ tám món tam ma địa như vậy. 

Bấy giờ Trừ Cái Chướng Bồ Tát bạch Phật: Thưa Thế Tôn! Con nay đến nơi nào để đắc sáu chữ Ðại Minh Ðà Ra Ni. Mong Ngài vì con chỉ dạy. 

Phật dạy: Thiện nam tử! Ở thành lớn Ba La Nại có một vị Pháp sư, thường phát tâm khóa tụng thọ trì sáu chữ Ðại Minh Ðà Ra Ni. Bạch Thế Tôn! Con nay muốn qua thành lớn Ba La Nại, thấy Pháp sư đó đặng lễ bái cúng dường. Phật dạy: Lành thay! Lành thay! Thiện nam tử! Pháp sư kia rất khó được gặp gỡ, người hay thọ trì sáu chữ Ðại Minh Ðà Ra Ni. Thấy được Pháp sư đó cũng như thấy đức Như Lai, như thấy công đức Thánh Ðịa, như thấy phước đức chứa tụ, như thấy trân bảo, như thấy ban cho châu ma ni như ý, như thấy Pháp Tạng, như thấy cứu đời. 

Thiện nam tử! Ông nếu thấy vị Pháp sư đó không được sanh lòng khinh mạn nghi ngờ. Thiện nam tử! Sợ ông thoát thất địa vị Bồ Tát ngược lại sẽ chịu trầm luân, vì vị Pháp sư kia giới hạnh khuyết phạm, lại có vợ con, đại tiểu tiện dính dơ Ca sa, không có oai nghi

Khi bấy giờ Trừ Cái Chướng bạch đức Thế Tôn rằng: Thưa Thế Tôn! Như lời Phật ban dạy: Chúng con Trừ Cái Chướng Bồ Tátvô số chúng xuất gia Bồ Tát, Trưởng giả, Ðồng tử, Ðồng nữ, ủng hộ tùy tùng muốn hưng khởi đại lễ cúng dường mạnh mẽ, nắm cầm Thiên bào cái cõi trời và các thứ mão báu, vòng ngọc đeo tai anh lạc trang nghiêm, vòng quý đeo tay, những y phục Kiều Thi Ca, các thứ ngọa cụ bằng nhung gấm, còn có các thứ 

hoa như: Hoa Ưu bát la, hoa Cự mẫu na, hoa Bôn na lý ca, hoa Mạn na la, hoa Ma ha mạn na la, hoa Mạn thù sa, hoa Ma ha mạn thù sa, hoa Ưu mạn bát la rất thơm diệu. 

Còn có các loại cây hoa khác như: cây Chiêm ba ca, cây Ca la vĩ la, cây Ba tra la, cây A để mục ngật đa ca, cây Phạ lật sử ca thiết, cây Quân đa, cây Tô ma na, cây Ma lý ca. 

Còn có các loại chim: chim Uyên ương, chim Bạch hạc, chim Xá lợi, từng bầy theo; còn có các thứ lá đủ màu năm sắc trăm loại: vàng, xanh, đỏ, trắng, hồng, sắc pha lê ca; có các cây quý báu thơm ngọt. 

Ðem hết thảy các thứ cúng dường như thế, qua đến thành lớn Ba La Nại, đến chỗ Pháp sư ở, đến rồi cúi đầu đảnh lễ sát chân Ngài. Tuy thấy pháp sư giới hạnh khuyết phạm không có oai nghi, vẫn đem đầy đủ lọng tàn, ngoạ cụ, y phục và các phẩm vật hương hoa trang nghiêm mà làm đại lễ cúng dường pháp sư rồi chấp tay ở trước vị pháp sư đó mà thưa rằng: Ðây là Ðại Pháp Tạng, là Cam lồ vị tạng, là Bể pháp thâm sâu vi diệu, cũng như hư không. Tất cả người, trời, rồng, dược xoa, Ngạn đạt phạ, A tô la, Nga Lỗ Noa, Ma hộ la nga, người và chẳng phải người, hết thảy khi nghe ông nói pháp tất cả đều nhóm hội nơi đó. Nghe ông noí pháp như đại Kim Cang, khiến các hữu tình giải thoát quả báo ràng buộc luân hồi; những hữu tình ấy đều được phước đức. Người ở trong thành lớn Ba La Nại này thường thấy ông cho nên các tội thảy đều tiêu diệt, cũng như lửa đốt rừng khô. Ðức Như Lai Ứng Chánh Ðẳng Giác biết rõ nơi ông. Nay có trăm ngàn vạn vô số Câu chi na khố đa Bồ Tát, qua đến nơi ông đồng xin thiết lễ đại hưng cúng dường phụng sự. Trời Ðại Phạm Thiên vương, trời Na La Diên, trời Ðại Tự Tại, trời Nhật Thiên, trời Nguyệt Thiên, trời Phong Thiên, trời Phong Thiên, trơì Thủy Thiên, trời Hỏa Thiên, Diêm Ma Pháp Vương, và Tứ Ðại Thiên Vương cũng đều đến cúng dường

Bấy giờ pháp sư nói rằng: Thiện nam tử! Ông lại đùa giỡn đó ư? Hay là thật có tam mong cầu? Hay là kẻ Thánh vì nơi thế gian đoạn trừ phiền não luân hồi ấy ư? 

Thiện nam tử! Nếu có được sáu chữ Ðại Minh Vương Ðà Ra Ni này thì người đó không thể bị ba độc tham sân si làm nhiễu ô, cũng như vàng báu tử ma không bị bụi dơ làm bẩn. Thật như vậy, thiện nam tử! Sáu chữ Ðại Minh vương Ðà Ra Ni này nếu có người đeo, trì tại trong thân, người đó cũng không bị nhiễm trước bịnh tham sân si

Lúc bấy giờ Trừ Cái Chướng Bồ Tát nắm chân pháp sư mà bạch rằng: Mắt chưa đủ sáng, mê mất đạo mầu, ai là người dẫn đường? Tôi nay khao khát Chánh pháp, nguyện cầu ban cho pháp vị, nay tôi chưa được Chánh đẳng Bồ đề khiến được an trụ pháp chủng Bồ đề, sắc thân thanh tịnh không hoại các thiện, khiến các hữu tình đều chắc pháp ấy, những người thưa hỏi lòng chớ lẫn tiếc, cúi mong pháp sư ban pháp cho tôi “sáu chữ Ðại Minh Vương”, khiến chúng tôi mau được Vô thượng Bồ đề Chánh đẳng chánh giác, thường chuyển mười hai pháp luân, cứu độ tất cả hữu tình ra khỏi luân hồi khổ não, pháp Ðại Minh Vương này xưa đã chưa từng nghe. Nay khiến tôi được “sáu chữ Ðại Minh Vương Ðà Ra Ni”, không cứu giúp, cũng chẳng nhờ nương mà được làm nơi nương tựa, trong đêm tối tăm làm đèn đuốc sáng. 

Bấy giờ pháp sư dạy rằng: Sáu chữ Ðại Minh vương Ðà Ra Ni này khó được gặp, như Kim Cang kia không thể pháp hoại, như thấy Vô Thượng Trí, như vô tận trí, như trí Như Lai thanh tịnh, như vào Vô thượng giải thoát, xa lìa tham sân si luân hồi khổ não, như thiền giải thoát tam ma địatam ma bát để, như vào tất cả pháp mà nơi ấy thường được Thánh chúng ưa mến. Nếu có thiện nam tử ở các nơi vì cầu giải thoát mà phải tuân phụng các pháp ngoại đạo như kính thờ Ðế Thích hoặc thờ bạch y, hoặc thờ thanh y, hoặc thờ Nhật thiên, hoặc thờ Ðại Tự tại thiên, Na La Diên thiên, Nghiệt lỗ noa, hoặc trong đám ngoại đạo lõa hình, họ ưa mến những chỗ như vậy, những kẻ ấy không được giải thoát hư vọng vô minh, có danh gọi tu hành, mà không đắc đạo, luống uổng một cuộc đời lao nhọc. Tất cả chúng trời: Trời Ðại phạm thiên vương, trời Ðế Thích thiên chủ, trời Na La Diên, trời Ðại Tự tại, Nhật thiên, Nguyệt thiên, Phong thiên, Thủy thiên, Hỏa Thiên, Diêm Ma Pháp Vương, Tứ Ðại thiên vương mà ở đó thường khi muốn làm sau cầu ta “sáu chữ Ðại Minh vương”. Những kẻ nào đắc ta sáu chữ Ðại Minh Vương đều được giải thoát vậy. 

Trừ Cái Chướng! Tất cả Như Lai Mẫu Bát Nhã Ba la mật đa, tuyên nói sáu chữ Ðại Minh vương như thế. Tất cả Như Lai Ứng Chánh Ðẳng Giác và các Bồ Tát, thảy đều cung kính chấp tay mà lễ. 

Thiện nam tử! Ở trong pháp Ðại Thừa này, là tối thượng tinh thuần vi diệu. Vì sao vậy? Bởi đối với các khế kinh Ðại Thừa như Úng Tụng, Thọ Ký, Phúng Tụng, Thí Dụ, Bổn Sanh, Phương Quảng, Hy Pháp, Luận Nghị trong đó mà đắc. Thiện nam tử! Người được bổn mẫu đây thì được Niết Bàn giải thoát, cần gì phải nhờ nhiều ư? Cũng như thân ròng lúa nếp của nhà mình. Ðồ đựng đầy phải tràn ra, trời nắng quá thì phải khô héo, giã sàng rê sảy thì bỏ vỏ thóc, làm thế nào để thu lấy gạo tinh. Như vậy các bộ DU GIÀ khác cũng như lúa còn vỏ, trong tất cả các bộ Du Già. Sáu chữ “Lục Tự Ðại Minh vương” này như đã bóc vỏ thấy gạo. 

Thiện nam tử! Bồ Tát được pháp đây, tu hạnh bố thí Ba la mật đa và Trì giới, Nhẫn nhục, Tinh tấn, Thiền định, Trí tuệ Ba la mật đa. Thiện nam tử! Sáu chữ Ðại Minh vương này khó được gặp, chỉ niệm một biến thì người đó sẽ được tất cả Như Lai, lấy y phục, đồ ăn uống, thuốc thang, và tòa ngọa tất cả đồ cần dùng để cúng dường

Bấy giờ Trừ Cái Chướng bồ bạch pháp sư rằng: cho tôi sáu chữ Ðại Minh Ðà Ra Ni. Bấy giờ Ngài pháp sư chánh niệm suy nghĩ. Thoạt nhiên nơi hư không có tiếng rằng: Thánh giả hãy ban cho sáu chữ Ðại Minh vương. Bấy giờ pháp sư kia suy nghĩ: Là tiếng âý từ đâu pháp ra? Ở trong hư không lại phát ra tiếng rằng: Thánh giả! Nay đây Bồ Tát gia hạnh chí cầu nên được minh ứng, cho sáu chữ Ðại Minh vương vậy. 

Bấy giờ pháp sư Ngài quán thấy trong hư không Liên Hoa Thủ, Liên Hoa Cát Tường, như ánh trăng thu, đầu đảnh búi tóc đội mão báu, tất cả trí thù diệu trang nghiêm, thấy thân tướng như vậy, pháp sư bảo Trừ Cái Chướng rằng: Thiện nam tử! Ngài Quán Tự Tại đại Bồ Tát, khiến nên trao cho ông sáu chữ Ðại Minh Vương Ðà Ra Ni, ông nên lắng nghe. Lúc ấy Trừ Cái Chướng chấp tay nép thân cung kính nghe Lục Tự Ðại Minh Vương Ðà Ra Ni rằng: 

“ÚM MA NI BÁT MINH HỒNG”. 

Khi trao cho Ngài Ðà Ra Ni ấy, cõi đất thảy đều có sáu lần chấn động. Trừ Cái Chướng Bồ Tát khi ây đắc được tam ma địa, lại được vi diệu huệ tam ma địa. Ðắc được tam ma địa rồi, bấy giờ Trừ Cái Chướng đại Bồ Tát lấy thất bảo đầy trong bốn đại bộ châu phụng hiến cúng dường pháp sư. Khi ấy pháp sư dạy rằng: Nay sự cúng dường chưa xứng đáng một chữ thì làm thế nào cúng dường sáu chữ Ðại Minh? Không thọ nhận đồ ông cúng. Thiện nam tử! Ông là Bồ Tát Thánh giả hay chẳng phải Thánh giả. Ngài Trừ Cái Chướng lại lấy các chơn châu anh lạc giá trị trăm ngàn cúng dường pháp sư. Lúc ấy pháp sư nói: Thiện nam tử! Nên lắng nghe tôi nói, ông nên đem đồ cúng dường này mà dâng lên Ðức Thích Ca Mâu Ni Như Lai Ứng Chánh Ðẳng Giác. Khi ấy Trừ Cái Chướng Bồ Tát đầu mặt đảnh lễ nơi chân pháp sư mà nói lên lòng mong cầu được đầy đủ rồi cáo từ Ngài mà về. Trở về nơi vườn rừng cây Kỳ Ðà, về đến nơi đảnh lễ sát chân Ðức Phật. 

Bấy giờ đức Thế Tôn, Thích Ca Mâu Ni Như Lai Ứng Chánh Ðẳng Giác dạy rằng: Thiện nam tử! Tôi biết ông đã được sở đắc. Ðúng như vậy thưa Thế Tôn!

Khi bấy giờ tại nơi ấy có bảy mươi bảy trăm ức đức Như Lai Ứng Chánh Ðẳng Giác đều đến nhóm hội. Các đức Như Lai kia đồng nói Ðại Chuẩn Ðề Ðà Ra Ni rằng: “Nẵng Mồ Táp Bát Ða Nẫm, Tam Miệu Ngật Tam Một Ðà Câu Trí Nẫm, Ðát Nễ Dã Tha: Úm - Tả Lệ Tổ Lệ Tôn Nễ Ta Phạ Hạ.” 

Khi bảy mươi bảy trăm ức Như Lai Ứng Chánh Ðẳng Giác nói Ðà Ra Ni này thì Ngài Quán Tự Tại Bồ Tát nơi thân có một lỗ chân lông gọi là Nhựt Quang Minh, trong ấy có vô số trăm ngàn vạn Câu chi na khố đa Bồ Tát. Trong lông Nhựt Quang Minh kia có một vạn hai ngàn núi vàng, mỗi một núi ấy có một ngàn hai trăm chót cao, chung quanh núi ấy có hoa sen báu trang nghiêm, chung quanh có vườn cây, có như ý ma ni báu cõi trời, có các ao tắm cõi trờivô số trăm ngàn vạn lầu các trang nghiêm bằng vàng báu, trên treo trăm ngàn y phục, chơn châu, anh lạc. Trong lầu các kia có châu báu như ý mầu nhiệm, cung cấp cho các đại Bồ Tát, tất cả đồ cần dùng đầu đủ. Bấy giờ các Bồ Tát vào trong lầu các mà niệm sáu chữ Ðại Minh, lúc ấy thấy được địa vị Niết Bàn. Ðến địa vị Niết Bàn rồi thấy được Như Lai, thấy Ngài Quán Tự Tại đại Bồ Tát, lòng sanh vui mừng khi các Bồ Tát ra khỏi lầu các rồi lại về chỗ kinh hành, trong đó có các vườn báu, lại về đến ao tắm, rồi đến núi báu Liên Hoa sắc, ở tại một chỗ ngồi kiết già mà nhập vào Ðại định, như thế đó thiện nam tử! Các Bồ Tát an trụ trong lỗ chân lông kia như vậy. Thiện nam tử! Lại có lỗ chân lông gọi là Ðế Thích Vương, trong số đó có vô số trăm ngàn vạn Câu chi na khố đa bất thoái chuyển Bồ Tát. Nơi trong lông Ðế Thích Vương ấy có tám vạn núi vàng báu cõi trời, trong núi ấy có châu ma ni báu như ý, gọi là Liên Hoa Quang, tùy tâm của các Bồ Tát ấy suy nghĩ những gì đều được thành tựu

Khi Bồ Tát ở trong núi ấy, nếu nghĩ đến việc ăn uống thì liền được đầy đủ, không còn chịu khổ phiền não luân hồi, thường khi tư duy thì thân kia được tương hợp với sự tư duy. Thiện nam tử! Lại có lỗ chân lông gọi là Ðại Dược nơi trong ấy có vô số trăm ngàn vạn Câu chi na khố đa Bồ Tát sơ phát tâm. Thiện nam tử! Nơi trong lỗ chân lông kia có chín vạn chín ngàn núi, trong núi ấy có hang Kim Cang báu, hang vàng báu, hang bạc báu, hang đế thanh báu, hang liên hoa sắc báu, hang sắc màu xanh lục báu, hang pha để ca sắc báu, núi vương đó có tám vạn chót cao, các thứ như ý ma ni và các diệu báu khác trang nghiêm trên đó. Trong chót núi có chúng Ngạn Ðạt Phạ thường tấu các khúc âm nhạc êm dịu, các sơ phát tâm Bồ Tát kia suy nghĩ: không, vô tướng, vô ngã, sanh khổ, lão khổ, bịnh khổ, chết khổ, thương nhau xa lìa khổ, ghét nhau gặp gỡ khổ, đạo A Tỳ địa ngục khổ, đọa Hắc Thằng địa ngục các hữu tình khổ. Các hữu tình đoạ vào ngã quỹ thú khổ. Khi suy nghĩ như thế thì liền ngồi kiết già phu mà nhập vào Ðại định ở trong núi ấy. Thiện nam tử! Lại có một lỗ chân lông gọi là Hội Hoạ Vương, trong đó có vô số trăm ngàn vạn Câu chi na khố đa những vị Duyên Giác, hiện ra hào quang hỏa diệm, nơi lỗ chân lông kia có trăm ngàn vạn núi vương, các núi vương ấy có bảy báu trang nghiêm. Còn có các thứ cây Kiếp Thọ cành lá bằng vàng bạc, vô số trăm báu cùng các thứ trang nghiêm, trên treo mão báu, vòng ngọc, các thứ y phục anh lạc, treo các linh báu, áo Kiều Thi Ca, có các linh báu bằng vàng bạc, tiếng khua âm vang lung linh mầu nhiệm, trong núi đầy đủ các thứ cây Kiếp Thọ như thế, có vô số Duyên Giác an trụ trong đó, thường diễn nói Khế Kinh: Ứng tụng, Thọ ký, Phúng tụng, Thí dụ, Bổn sanh, Phương quảng, Hi pháp, Luận nghị, các pháp như thế. 

Trừ Cái Chướng! Khi ấy các Duyên Giác ra khỏi lỗ chân lông kia, sau cùng có một lỗ chân lông gọi rằng: Phan Vương, rộng tám vạn du thiện na; ở trong đó có tám vạn núi, các báu mầu nhiệmma ni như ý trang nghiêm, trong núi vương kia có vô số cây Kiếp Thọ, có vô số trăm ngàn vạn cây chiên đàn hương tỏa ra mùi thơm ngọt ngào, có vô số trăm ngàn vạn cây Ðại Thọ. Lại còn có đất Kim Cang báu, có chín mươi chín lầu các, trên treo trăm ngàn vạn chơn châu vàng báu y phục, chuỗi ngọc anh lạc, ở trong lỗ chân lông ấy xuất hiện như thế. Trừ Cái Chướng! Vì ông mà tôi đã nói pháp xong. 

Bấy giờ Phật bảo Ngài A-Nan Ðà: Nếu có người không biết nghiệp báo, ở trong tịnh xá làm khạc nhổ và đại tiểu tiện … Nay tôi vì ông mà nói: Nếu ở nơi đất thường trụ thanh tịnh ấy mà khạc nhổ thì người đó sanh ở trong cây Ta La, làm con trùng mỏ nhọn như cây kim trải qua hai mươi năm. Nếu ở đất thường trụ mà đại tiểu tiện thì người đó sanh làm con trùng dơ uế ở trong chỗ đại tiểu tiện nơi thành lớn Ba La Nại. Nến lén dùng riêng của thường trụ Tam-Bảo vật chừng bằng cây tăm xỉa răng, đọa làm loài cá trạnh, cá kình, cá sấu. Nếu trộm lấy của thường trụ Tam-Bảo những thứ như mè, dầu, gạo, đậu … đọa vào trong ba ngã quỷ, đầu tóc bờm xờm, lông mình đứng dựng, bụng to như núi, cổ nhỏ như kim, đốt cháy như rang khô, chỉ bày hài cốt, người đó chịu khổ báo như thế. Nếu khinh mạn chúng Tăng, người ấy sẽ đọa sanh vào trong nhà nghèo cùng bần tiện, sanh ra nơi nào các căn cũng không đầy đủ, lưng gù, lùn xấu, khi bỏ thân ấy rồi lại sanh chỗ khác, nhiều bịnh hoạn khô gầy tay chân cong quẹo, máu mủ tràn lan, da thịt nứt nẻ chảy nước, trải quan trăm ngàn vạn tuổi chịu khổ báo như thế. Nếu trộm lấn đất cát của thường trụ, đọa vào địa ngục rên la, ăn nuốt hòn sắt nóng, răng, môi rơi rụng và yết hầu cháy nát, tim, gan, ruột, bụng khắp mình hực cháy. 

Khi ấy có vị Tỳ Khưu nói: Nghiệp phong kia thổi đến chết rồi lại sống, nơi ấy Diêm Ma ngục tốt ắt đầu tội nhơn, tự nghiệp cảm của người, sanh ra một lưỡi dài lớn, có trăm ngàn vạn lưỡi cày sắt cày lên lưỡi ấy, chịu khổ báo trải qua nhiều vạn năm, khi ra khỏi địa ngục ấy rồi, lại vào địa ngục vạc dầu sôi. Diêm Ma ngục tốt dắt đầu tội nhơn, lấy trăm ngàn vạn kim châm trên lưỡi, vì nghiệp lực nên vẫn không chết, như vậy lần lượt vào các địa ngục, trải qua ba kiếp. Người ấy trở lại làm thân người ở Nam Thiệm Bộ Châu, sanh vào nhà nghèo cùng khốn khổ, đôi mắt đui mù, phải chịu những khổ báo như thế, hãy dè dặt chớ trộm cắp tài vật của thường trụ Tam-Bảo. 

Nếu Tỳ Kheo trì giới, nên thọ trì ba y, khi vào vương cung mặc đệ nhất đại y, thường nhựt trong chúng nên mặc đệ nhị y, làm các công vụ hoặc vào làng xóm hoặc khi đi đường nên mặc đệ tam y. Các Tỳ Kheo nên thọ trì ba y như vậy. Nếu trì giới thì được công đức, được trí tuệ. Ta nói Tỳ Kheo nên trì giới luật, không được trộm dùng tài vật của thường trụ Tam-Bảo. Như ở trong hầm lửa, ở chốn độc dược, những nơi như thế mà ta có thể cứu khỏi được, còn nếu trộm dùng tài vật của thường trụ thì không thể nào cứu vớt được. 

Bấy giờ Ngài A-Nan Ðà bạch đức Thế Tôn rằng: Như lời Phật dạy chúng con sẽ thực hành tu học đầy đủ. Nếu Tỳ Kheo thọ trì giới luật, nên khéo an trụ giữ gìn giới pháp của đức Thế Tôn

Bấy giờ Cù Thọ A Nan Ðà đảnh lễ sát chân Ðức Phật, nhiễu quanh rồi lui ra. Khi ấy các vị đại Thanh Văn cũng đều trở về chỗ cũ. Tất cả trong thế gian, trời, rồng, dược xoa, càn that bà, a tô la, nghiệt lỗ noa, khẩn na la, ma hầu la già, người cùng chẳng phải ngươì, nghe Phật thuyết pháp rồi vui mừng tin thọ lễ Phậtlui về

Phật nói kinh Ðại Thừa Trang Nghiêm Bảo Vương 

(HẾT QUYỂN THỨ TƯ)

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 129)
Cuộc đời và công việc của Bồ tát được nói trong phần cuối đoạn Đồng tử Thiện Tài gặp đức Di Lặc.
(Xem: 190)
Trong khi các tín ngưỡng về nghiệp và tái sinh là phổ biến vào thời của Đức Phật,
(Xem: 215)
Đây là ba phạm trù nghĩa lý đặc trưng để bảo chứng nhận diện ra những lời dạy của đức Đạo sư một cách chính xác mà không
(Xem: 280)
Đi vào Pháp giới Hoa nghiêm là đi vào bằng bồ đề tâm thanh tịnh và được cụ thể hóa bằng nguyện và hạnh.
(Xem: 192)
Nhị đế là từ được qui kết từ các Thánh đế (āryasatayā) qua nhân quả Khổ-Tập gọi là Tục đế
(Xem: 241)
Quí vị không giữ giới luật có thể không làm hại người khác, nhưng thương tổn tự tánh cuả chính mình.
(Xem: 231)
Lầu các của Đức Di Lặc tượng trưng cho toàn bộ pháp giới của Phật Tỳ Lô Giá Na; lầu các ấy có tên là Tỳ Lô Giá Na Đại Trang Nghiêm.
(Xem: 257)
Trong kinh Duy Thức thuộc tạng kinh phát triển, để chỉ cho sự huân tập thành khối nghiệp lực (A Lại Da Thức và Mạc Na Thức,)
(Xem: 288)
Tín ngưỡng Dược Sư với đại diện là thế giới Lưu ly nằm ở phương Đông mà nó tương tự với các cõi Tịnh độ khác, đều dùng việc
(Xem: 366)
Hai câu hỏi hiện lên trong đầu tôi khi nghĩ về giáo lý vô thường liên quan đến cuộc đời tôi.
(Xem: 600)
Lôgic học là một ngành học có mục đích xác định các quy tắc vận hành của tư duy để tìm kiếm sự thực.
(Xem: 459)
Trong quá trình hình thành và phát triển xã hội, con người luôn khát khao tìm cầu hạnh phúc, thỏa mãn nhu cầu về vật chất và tinh thần.
(Xem: 477)
Tuệ là trí tuệ tức cái biết, thức là nhận thức cũng là cái biết. Cả hai đều là cái biết nhưng có đặc điểm khác nhau.
(Xem: 568)
Khái niệm Niết-bàn vốn thành hình cách đây hơn 2500 năm. Các học giả và các triết gia khác nhau
(Xem: 752)
Ở trên là hai câu đầu trong bài kệ Lục Tổ Huệ Năng khai thị nhân bài kệ của thiền sư Ngọa Luân. Câu chuyện được thuật lại trong Pháp Bảo Đàn Kinh, phẩm Cơ Duyên thứ 7.
(Xem: 820)
Chữ “Tăng đoàn” là một thuật ngữ tiếng Phạn, có nghĩa là “cộng đồng” và được sử dụng chủ yếu để chỉ những tín đồ đã xuất gia của Đức Phật,
(Xem: 851)
Tóm tắt: Phật giáotôn giáo được biết đến như một hệ thống triết học mang đậm chất tư duy, trí tuệ cùng giá trị đạo đức cao.
(Xem: 836)
Mỗi người hiểu về nghiệp theo mỗi kiểu khác nhau tùy vào nhận thức và trải nghiệm bản thân, nhưng phần lớn vẫn chịu ảnh hưởng của cách hiểu trong dân gian về khái niệm của từ này.
(Xem: 729)
Từ ngàn xưa cho đến thời điểm xã hội phát triển mạnh mẽ về mọi mặt như hiện nay, mặc dù nền văn minh có bước tiến bộ vượt bậc
(Xem: 708)
iáo lý Duyên khởi được xem như chiếc chìa khóa mở ra kho tàng pháp bảo Phật giáo, vì có thể giải quyết những vấn đề của khổ đau, cả sự sanh ra hay chết đi của con người.
(Xem: 711)
Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh tập thứ 14. Kinh văn số 550 gồm 12 quyển. Chữ Hán từ trang 865 đến trang 894, gồm tất cả 29 trang.
(Xem: 812)
Những nhu cầu của con người sinh học thì giản dị, khi đói chỉ mong được ăn, khi khát mong được uống, khi mệt mong được nằm,
(Xem: 832)
Khi thân thể tiều tụy chỉ còn da bọc xương, những khổ thọ chết người đều đã trải qua,
(Xem: 935)
Trong quá trình thuyết giáo của đức Phật, những lời dạy của Ngài không được lưu giữ dưới dạng văn bản chữ viết
(Xem: 714)
Nhân ngày húy nhật của Hòa thượng Thích Trí Thủ, một trong những vị tông sư hoằng truyền luật học Phật giáo thời cận đại,
(Xem: 607)
Hành giả tu hành muốn mau đạt đến kết quả như mình mong muốn thì, điều kiện tiên quyết trước hết là chúng ta cần phải chọn lựa pháp môn nào cho thích hợp với căn cơ của mình
(Xem: 705)
Trọng tâm của triết học Phật giáohọc thuyết nổi tiếng về tính không - rằng tất cả chúng sinhhiện tượng đều trống rỗng về bản chất hay bản chất cố hữu.
(Xem: 822)
Vô phân biệt được nói đến nhiều lần trong Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật.
(Xem: 707)
Theo lý Duyên Khởi của đạo Phật, tất cả vạn hữu vũ trụ được hình thành do yếu tố hòa hiệp của nhơn duyên và sẽ đi đến phân ly do duyên tan rã.
(Xem: 706)
Cuộc chiến đấu mới–Sau khi Đức Phật nhập diệt, hình bóng của ngài vẫn hiện ra trong hàng thế kỷ trong một hang động–một hình bóng rất lớn
(Xem: 812)
Như Nietzsche khuyên răn chúng ta hãy lại bắt đầu học làm mới bằng cách để ý đến những việc ‘tầm thường’ và sự vận hành của ‘thân’ để xác định
(Xem: 844)
Tôi nghĩ là làm một việc có lý khi bác bỏ tuyên bố của Nietzsche rằng đạo Phật là một dạng của ‘thuyết hư vô thụ động,’ rằng đạo Phật truyền dạy
(Xem: 817)
Đặt vấn đề có phải đạo Phật là một dạng của ‘Chủ thuyết hư vô thụ động’ có nghĩa là đặt vấn đề liệu summum bonum[1] của đạo Phật,
(Xem: 862)
Dù có nhiều tác phẩm đa dạng về Phật học thích dụng ở Châu Âu thời kỳ trước Nietzsche,
(Xem: 893)
Nhân ngày húy nhật của Hòa thượng Thích Trí Thủ, một trong những vị tông sư hoằng truyền luật học Phật giáo thời cận đại,
(Xem: 884)
Hành giả tu hành muốn mau đạt đến kết quả như mình mong muốn thì, điều kiện tiên quyết trước hết là chúng ta cần phải chọn lựa pháp môn nào
(Xem: 1077)
Cửa vào bất nhị, còn gọi là pháp môn bất nhị, từ xa xưa đã được truyền dạy từ thời Đức Phật, chứ không phải là hậu tác của chư tổ Bắc Tông,
(Xem: 950)
Tinh thần hòa hiệp là ý nghĩa sống lành mạnh an vui, tinh thần của một khối người biết tôn trọng ý niệm tự tồn, và xây dựng vươn cao trong ý chí hướng thượng.
(Xem: 1649)
Xuất xứ của Bát Chánh Đạo có hai nguồn là nguồn từ Phật chứng ngộ mà thuyết ra và nguồn được kết tập lại từ các kinh điển
(Xem: 1064)
Tam tam-muội là chỉ cho ba loại định, tức là ba loại pháp môn quán hành của Phật giáo, được xem như là nguyên lý thực tiễn của Thiền định.
(Xem: 1209)
Tôi kính lễ bái bậc Chánh giác, bậc tối thắng trong hết thảy các nhà thuyết pháp, đã thuyết giảng Duyên khởibất diệtbất sinh,
(Xem: 954)
Thay vì tìm hiểu nguồn gốc tại sao phải chịu luân hồi sinh tử, con người không ngừng tìm kiếm căn nguyên của vũ trụ vạn vật, nơi mình sinh ra;
(Xem: 1210)
Khi Thái tử Tất-đạt-đa nhận thấy tất cả mọi người dân đang chìm trong đau khổ, và ngay chính bản thân mình rồi cũng phải chịu qui luật già, bệnh, chết
(Xem: 1115)
Danh từ nghiệp hay karma (skt.) được đề cập thường xuyên trong các luận giải về tư tưởng triết họctôn giáo Ấn-độ.
(Xem: 1122)
Tứ quả là bốn quả vị sai biệt của các bậc Thánh Thinh Văn thừa, tùy thuộc vào trình độ căn cơ của hành giả đã đạt được sau khi tu tập
(Xem: 1275)
Sau khi hoàng hậu Ma-da (Mayā) quá vãng, vua Tịnh Phạn (Suddhodana) tục huyền với Mahāpajāpatī Gotami và bà đã xuất gia
(Xem: 1543)
Kinh Pháp Hoa dạy rằng: “Đức Phật ra đời vì một đại nhân duyên. Đó là khai thị cho chúng sanh liễu ngộ Phật tri kiến nơi mình”.
(Xem: 2023)
Một trong những hình thức ta nuôi dưỡng phiền giận về chính mình là mặc cảm tội lỗi.
(Xem: 1093)
Các câu hỏi, không khác với câu khẳng định, dựa trên các giả định.
(Xem: 1352)
Đối với những người nhìn vào Phật giáo qua phương tiện tiếng Anh, việc thực hành lòng từ bi và sự xả ly có thể không tương thích với nhau,
(Xem: 1095)
Từ khi đức Phật xác lập: “Mọi vật đều vô thường, mọi vật đều vô ngã”, thường được diễn tả với danh từ Sarvam Sùnyam (mọi vật đều Không).
(Xem: 944)
Trong lịch sử Thiền Tông Việt Nam, Thiền sư Trần Thái Tông (1218-1277) được kể như một nhân vật vô cùng đặc biệt, với nội tâm giác ngộ cao siêu,
(Xem: 1062)
Trước đây qua giáo lý của Đức Phật chúng ta hiểu rằng Đạo Phật là đạo xây dựng trên nền tảng trí tuệ, tức dùng sự giác ngộ, hiểu biết
(Xem: 1092)
Thiền sư Trần Thái Tông (1218 -1277) một vị thiền sư siêu việt, ông vua anh minh, nhà tư tưởng lớn, một nhân cách cao cả.
(Xem: 1516)
Nhận thức rằng tất cả đều là giả tạm và cuộc đời là một nỗi khổ đau lớn, nên đức Phật mới đi tìm chân lýgiác ngộ chân lý.
(Xem: 1274)
Khi đức Phật còn tại thế, Ngài đã quy chế cho cộng đồng Tăng phải an cư ba tháng mùa mưa, ngày nay lịch an cư tùy hệ phái, từ rằm tháng tư đến rằm tháng bảy theo truyền thống Phật giáo Bắc phương;
(Xem: 1287)
Trung đạo là khái niệm được dùng khá nhiều trong Phật giáo. Tùy duyênTrung đạo được định nghĩa khác nhau,
(Xem: 1022)
Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh tập thứ 14. Kinh văn số 550 gồm 12 quyển. Chữ Hán từ trang 865 đến trang 894, gồm tất cả 29 trang.
(Xem: 1181)
Trong năm bộ Nikaya của hệ Pali, Đức Phật thường nói đến sự “không có lõi cứng” của các hiện tượng, từ thân tâm, cho đến thế giớichúng sanh.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant