Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Thiên II. Tịnh tọa công phu

31 Tháng Năm 201100:00(Xem: 15119)
Thiên II. Tịnh tọa công phu

BỘ MẬT TÔNG (Bốn Tập)
Dịch Giả: Tỳ Khưu Thích Viên Đức

E. PHỤ THÊM
PHƯƠNG PHÁP TU TỊNH TỌA

THIÊN II
TỊNH TỌA CÔNG PHU THEO THỨ LỚP TẬP LUYỆN

A. ÐIỀU HÒA ĂN UỐNG:

Dạy rõ: Trước khi muốn thực hành tịnh tọa cần phải điều hòa sự ăn uống cho hợp với tịnh tọa.

Luận về nhơn thân của người tựa hồ như cái máy, nên khi máy động tác, tất phải nhờ có dầu v.v… Thân người còn sống mỗi ngày phải nhờ sự ăn uống. Nên biết sự ăn uống để nuôi sống sanh mạng ta, nó là một vấn đề quan hệ trọng đại. Nhưng nếu sự ăn uống không tiết độ dễ hại bộ máy tiêu hóa ta, như ăn uống quá nhiều thì bộ máy tiêu hóa phải tăng gia công tác sẽ bị tổn thương đến sức khỏe của ta. Kết quả sự ăn uống quá no, làm cho hơi thở chướng đầy, khi ta tịnh tọa không an ổn được. Trái lại sự ăn uống quá ít không đủ dinh dưỡng thân thể làm cho thân thể bạc nhược, tư tưởng bàng hoàng.

Tóm lại, sự ăn uống phải đủ bổ dưỡng thân ta, như ăn vừa no. Cổ nhân có nói: “Thân thể nhiều dục thì lao, sự thực, dục phải thường ít, quá nhiều thì sanh bệnh”. Câu ấy thật có ý nhị thay! Lại sự ăn đừng dùng những vị quá nồng hậu (cao lương) nên dùng rau trái, chất nhẹ dễ tiêu mà đủ chất bổ (rau đậu) thì tốt hơn hết.

Nên nhớ, khi ăn no không nên tịnh tọa, thông thường sau khi ăn rồi hai tiếng đồng hồ mới có thể vào ngồi. Tảng sáng thức dậy súc miệng, chỉ uống nước, khi bụng trống ngồi tịnh tọa rất hợp vậy.

B. ÐIỀU HÒA NGỦ NGHỈ:

Chúng ta mệt nhọc tâm và lực, sau khi làm việc gì tất nhiên phải có thì giờ để nghỉ cho lại sức khỏe. Ngủ, đây là thời giờ nghỉ trong một ngày đêm (24 giờ). Thường nhơn nghỉ trong ngày đêm phải đủ tám giờ làm chừng. Nếu quá nhiều thì tinh thần bị hôn muội, tập tu tịnh tọa không hợp nghi. Trái lại, nếu thiếu tám giờ, tâm thần, thân thể không khỏe. Sự tu tập tịnh tọa không thành. Sở dĩ nên ngủ nghỉ phải có giờ và tiết độ, cốt để cho tinh thần sáng suốt mới có thể tu tập tịnh tọa được.

Mỗi đêm trước khi đi ngủ ta nên tịnh tọa, hoặc nửa đêm sau khi tỉnh giấc, dậy tịnh tọa. Tịnh tọa xong, nếu ta cảm thấy chưa thẳng giấc ta nên ngủ lại. Tóm lại, ngủ nghỉ không nên quá nhiều và quá ít như trên đã chỉ.

C. ÐIỀU HÒA THÂN THỂ:

Sửa thân thể cho đoan chánh gọi là điều thân, có ba cách:

1) Trước khi chưa ngồi.

2) Khi đương tịnh tọa.gi

3)Và sau khi đã ngồi thiền đều phải chú ý luôn, thân thể ta động tác như: đi, đứng, nằm, ngồi, trong bốn oai nghi ấy. Những người tu tịnh tọa trong lúc bình thường đi, đứng, tới lui, phải an tịnh không nên cử động thô lỗ. Nếu cử động thô thì hơi thở ta cũng theo đó mà thành thô. Tâm lý ta bị xáo động khó tu tịnh tọa. Vì vậy nên trước khi chưa vào ngồi (tịnh tọa) cần phải giữ gìn thân thể cho điều hòa. Như vậy gọi là phương pháp điều hòa thân thể trước khi chưa vô tịnh tọa.

Giờ đây nói về khi vào tịnh tọa: Hoặc tại giường ta ngủ, hoặc là ta đặc biệt chế riêng một cái giường tọa thiền do tiện nghi nếu có thể.

Trước khi vô ngồi, ta nên vén sửa khăn áo, nới rộng dây lưng, dây nịt cho ngay thẳng, thung dung vào ngồi. Trước hết sắp đặt hai chân nếu ta muốn ngồi kiết già (tréo cả hai chân, cũng gọi song tọa) thì lấy bàn chân trái gát lên đùi bên phải. Kế đó kéo chân bên phải gát lên đùi bên trái, trong cho bàn chân lật trở lên. Lúc bấy giờ, hai đùi ta giao lại thành hình tam giác, hai bắt đùi bề dưới thẳng và sát dưới giường nệm, toàn thân ta căng thẳng tựa hồ cây cung giương, không nên nghiêng ngã bên tả bên hữu, phía trước hay phía sau, thực hành giống như vậy là đúng phương pháp.

Song cũng có hạng người tuổi tác, e rằng họ khó làm y như vậy nên cũng có thể cải dùng các ngồi. Ngồi bán già thì lấy chân bên trái co lại gát lên trên vế bên phải (không cần lấy chân bên phải gát lên chân bên trái nữa). Lại cũng có cách ngồi y như ta thường ngồi xếp bằng, để hai bàn chân xuống dưới (cách này ít công hiệu).

Kế đó ta đặt để hai bàn tay, lấy lưng bàn tay bên phải để chồng lên lòng bàn tay bên trái, kéo lại để gần bụng (dưới rún) đển trên cườm chân tả.

Nhiên hậu ta mới lúc lắc thân qua bên tả, bên hữu tám lần, rồi mới ngồi lại ngay thẳng. Xương sống đừng cong quẹo. Ðầu và cổ phải thật ngay thẳng. Sửa cho lỗ mũi ngay rún thẳng như chỉ giăng, đừng cúi xuống cũng đừng ngước lên.

Xong rồi ta há miệng thổi hơi trong bụng ra. Thổi rồi ta co lưỡi sát lên trên ổ gà, do từ miệng mũi từ từ hít thân khí vào ba lần đến bảy lần. Xong rồi ta ngậm miệng lại, môi răng sát nhau, lưỡi vẫn co sát trên ổ gà y như cũ. Kế đó, nhắm hai mắt lại, thân ta ngồi cho ngay thẳng, y nguyên không động. Khi ta ngồi tịnh tọa lâu cảm thấy thân thể hay đầu cổ hơi cúi, ngước hoặc nghiêng vẹo, phải sửa chữa cho ngay thẳng lại. Như thế ấy là phương pháp điều hòa thân thể đương khi ta tịnh tọa.

Sau khi ngồi xong muốn dậy, ta phải há miệng thổi hơi trong miệng ra mười lần và để hơi nóng trong người ta tan ra ngoài hết ta mới từ từ cử động thân thể. Kế đó động hai vai, cổ, đầu và từ từ thả hai tay, ngay hai chân ra rồi kế lấy ngón tay cái xoa lại thật nóng, chà xát trên hai mí mắt của ta, nhiên hậu mới mở ra. Kế xoa vô hai đầu lỗ mũi. Lại lấy hai tay xoa cho thật nóng, xoa hai bên vành lỗ tai. Xong xoa lên đầu, bộ ngực, bụng, lưng, hai cánh tay, bắp đùi, cho đến lòng bàn chân.

Khi ta đương ngồi, huyết mạch lưu thông, thân thể nóng ra mồ hôi, ta nên chờ mồ hôi khô rồi mới cử động (đi ra). Ðây là phương pháp điều hòa sau khi đã tịnh tọa xong.

D. ÐIỀU HÒA HƠI THỞ

Hơi thở trong mũi ra vào gọi là hô hấp, thở ra gọi hô. Trong một hô hấp gọi là “nhất tức” Trong khi nhúng tay vào công việc tịnh tọa, trọng yếu là điều hòa hơi thở.

Trong việc hô hấp có bốn cách khác nhau:

1- Thở ở từ cuống họng: Thông thường những người không biết vệ sinh họ thở rất ngắn, chỉ từ đầu cuống phổi ra vào thôi. Họ không thể thở hết dung lượng của lá phổi. Bởi thế, không thở hết khí uế trong phổi ra ngoài nên huyết dịch tuần hoàn không thể tốt được.

2- Thở từ ngực ra vào: Ðây so với cách thở trước có khá hơn, là khí thở ra vào thông đến bộ ngực, căng thẳng hai lá phổi. Những người tập thể thao hay vận động thì hơi thở ra vào chính ở trường hợp này. Nhưng trong hai cách thở này chưa phải là cách điều hòa hơi thở.

3- Thở ra vào đến bụng: Một hô, một hấp, khí thở thông đến bụng dưới, khi hít không khí vào phổi đẩy thẳng tới đáy phổi, thông đến xuống bụng phình ra. Lại khi thở không khí bụng thẳng hết, thông lên bộ phế, đẩy hết khí trong phổi ra ngoài. Cách thở này mới gọi là điều hòa hơi thở của người tu tịnh tọa.

Kẻ hành giả phải chú ý hô hấp cần thở nhẹ nhàng không nên dụng lực. Cốt yết hơi thở ra vào rất nhẹ và rất nhỏ, lần hồi sầu và dài, tự nhiên thông đến bụng dưới, mà chính tai mình cũng không nghe thấy tiếng hơi thở ra vào từ mũi. Như vậy mới gọi là cách điều hòa hơi thở.

4- Hô hấp: Là do công phu tịnh tọa lâu năm chầy tháng thì hô hấp rất sâu và nhỏ nhít. Một hơi thở ra vào mà chính mình cũng không hay biết. Chừng ấy trạng thái tốt đã chứng đến không còn thấy hô hấp nữa. Tuy là ta còn có khí quản hô hấp nhưng không dụng công nữa mà khí thể “hô hấp” phưởng phất ra vào khắp các lỗ lông ở toàn thân ta. Ðến đây mới đạt đến chỗ kết quả điều hòa hơi thở.

Kẻ học giả khi bình nhật phải luôn chú ý: Hơi thở ra vào không nên thô cạn (thô tháo nông cạn) phải thở từ ngực, thông xuống bụng. Ðây là phương pháp điều hòa hơi thở, dù trước khi chưa vào tịnh tọa cũng phải luôn luôn như thế. 

Khi vào tịnh tọa, hơi thở không điều hòa, tâm không thể an định được. Sở dĩ như thế, nên luôn thở rất hưởn đãi và rất nhỏ nhẹ, dài ngắn cho đồng đều. Khi chưa thuần thục cũng phải đếm hơi thở trong lúc tịnh tọa.

Hoặc giả đếm hơi hít vào từ một đến mười rồi lại cũng từ một đến mười mà nếu khi đếm chưa đủ số mười, tâm ta nghĩ đến việc khác hoặc giữa chừng gián đoạn, ta phải bắt đầu từ một đếm lại cho đến mười, thay đổi tập luyện lâu ngày sẽ thuần thục (quen) tự nhiên mỗi mỗi hơi thở đều được điều hòa. Ðấy là phương pháp dạy điều hòa hơi thở đương khi ngồi tịnh tọa.

Do điều hòa hơi thở nên huyết dịch lưu thông, châu thân ta ôn nhiệt, nên khi ngồi rồi phải há miệng thổi hơi trong miệng ra chờ thân thể ta sức nóng giảm hết, bình phục lại như thường khi ấy mới đi ra. Ðây là phương pháp điều hòa hơi thở khi tịnh tọa xong.

E. ÐIỀU HÒA TÂM: chúng ta từ khi sanh ra đến giờ luôn sống theo vọng niệm, mỗi niệm sanh diệt không ngừng nên gọi là “tâm viên ý mã” (tâm như vượn, ý như con ngựa - chạy và chuyền không ngừng) rất khó điều phục nên công phu tịnh tọacứu cánh để điều phục vọng tâm. Chúng ta thường ngày trong bốn oai nghi, trừ ngoài khi chưa ngồi và chưa nằm thì đi và đứng ta phải luôn luôn kiểm điểm lại oai nghi này. Một lời nói, một hành động cần phải giữ gìn tâm ý, nếu để nó rông ruỗi theo ngoại cảnh sẽ bị loạn tâm. Như vậy lâu ngày tự nhiên điều phục dễ dàng. Như thế là phương pháp điều hòa tâm trước khi vô ngồi tịnh tọa.

GIỜ ÐÂY ÐẾN KHI VÔ TỊNH TỌA. Có hai thứ tâm trạng.

1. Tâm đã tán loạn duy trì không an định.

2. Tâm ta hôn trầm (tựa hồ ngủ gục, mê muội). Ðại phàm kẻ sơ học tu tịnh tọa lo nỗi loạn tâm nên luyện tập lâu ngày thì vọng niệm bớt, còn lo nỗi hôn trầm (ngủ gục), đây là thông bịnh của kẻ khi còn dụng công thường có như vậy.

NẾU TRỊ CHỨNG LOẠN TÂM: Phải mọi việc đều buông bỏ, chính như thân thể ta và cảnh bên ngoài xem như không có (đừng đắm nhiễm một cái gì cho là thật và cố ý) chỉ chuyên tâm nhất niệm để tư tưởng dưới bụng thì tự nhiên trừ được vọng niệm, loạn tâm (an định được).

TRỊ CHỨNG HÔN TRẦM: Nếu để tâm chú ý tại đầu lỗ mũi khiến cho tinh thần thơ thới. (Buổi chiều và buổi tối, tịnh tọa thường bị hôn trầm ngủ gục, nhân vì cả ngày mệt nhọc nên dễ ngủ gục). Nên ta luôn dùng phương pháp đếm hơi thở từ một đến mười, đếm đừng lộn, lâu ngày thành quen, tam với hơi thở nương nhau thì tán loạnhôn trầm đều hết cả. Ðấy là phương pháp dạy đương khi tịnh tọa điều hòa tâm niệm rồi.

SAU KHI TỊNH TỌA XONG: Phải luôn luôn lưu ý đừng để loạn tâm, loạn tưởng (nghĩ vơ vẩn tạp loạn). Ðây là phương pháp dạy sau khi đã tịnh tọa luôn giữ gìn tâm niệm không cho tán loạn.

Tóm lại từ trước chỉ dạy: 1. Ðiều thân, 2. Hơi thở, 3. Ðiều tâm. Ba phương diện ấy trong thực tế tương quan nhau nên phải đồng thờithực hành. Nhưng vì trên văn tự chép ra thì phải chia ra làm ba giai đoạn.

Kẻ đọc và tu tập tịnh tọa khéo lãnh hội không nên theo văn chương chia ra tiết mạch khác nhau.

 



KINH ÐẠI PHƯƠNG QUẢNG BỒ TÁT TẠNG KINH TRUNG 
VĂN THÙ SƯ LỢI CĂN BỔN NHẤT TỰ ÐÀ RA NI (QUYỂN 2)
Ðời Ðường, Bắc Ấn Ðộ nước Ca Thấp Di La
Ngài Tam Tạng Bảo Tư Duy dịch Phạn ra Hán.
Sa Môn Thích Viên Ðức dịch ra Việt văn.

Tôi nghe như vầy: Một thời Ðức Phật ở tại cõi Trời Tịnh Cư, nơi đạo tràng Ðại Bảo Trang Nghiêm, có các đại Bồ Tát cùng chư Thiên đại chúng đều đến nhóm hội.

Bấy giờ đức Thế Tôn mở lòng đại từ đại bi, ở trong hội ấy nói khắp tất cả chư Thiên, đại chúng rằng: 

- Các ngươi lắng nghe! Ngài Văn Thù Sư Lợi đồng tửPháp luân chú, vì muốn cứu độ cho chúng sanh, hết thảy Như Lai đều có tâm bí mật khai thị hiển thuyết. Nếu có người trì tụng ta sẽ thọ ký cho người ấy, lúc trì tất cả các chú khác mới mau hiệu nghiệm viên mãn, tất cả việc làm đều được thành tựu không gì hơn. Các ngươi phải biết Ðà Ra Ni này là Ðại Thần chú Vương, trong các chú có đại thần lực.

- Nếu có người Thiện nam, Tín nữ nào hay thọ trì, thì Ngài Văn Thù Sư Lợi Ðồng Tử Bồ Tát sẽ đến ủng hộ, hoặc lúc tỉnh giấc, hoặc ở trong mộng, Ngài hiện thân tướng và hết thảy các điềm lành, có công năng khiến cho chúng sanh đều vui mừng.

 Các Thiện nam tử! Chú Vương này còn thu nhiếp được Ngài Văn Thù Sư Lợi Ðồng Tử Bồ Tát, huống nữa các Bồ Tát khác, ở thế gianxuất thế gian, cùng tất cả Hiền Thánh v.v…

Lại nữa, Thiện nam tử! Thần chú này có các công năng tiêu trừ tất cả tai chướng, tất cả mộng ác, tất cả oán địch, tất cả tội ngũ nghịch, tội tứ trọng, thập ác và các nghiệp tội nặng, tất cả tà ác, các chú pháp không lành và có công năng diệt trừ hay thành biện tất cả việc lành, được đại tinh tấn. Nên biết các chú tại thế và xuất thế thì chú này thù thắng hơn hết, là tâm của chư Phật, hay khiến tất cả sở nguyện đều được viên mãn.

Nếu có chỉ năm màu, kết Thần chú này thành dây, đeo nơi cổ sẽ ủng hộ được thân mình, diệt trừ tai chướng, khiến các nguyện đều được viên mãn, không gì sánh bằng, liền nói Thần chú rằng:

“ÚM XỈ LÂM”

Này các Phật tử! Chú này có công năng tiêu diệt tất cả tà ác, vọng lượng và các loài quỷ. Là Pháp kiết tường (an lành) của hết thảy chư Phật, có công năng thành tựu tất cả Thần chú. Người tụng chú này hay khiến cho chúng sanh phát lòng đại từ, hay khiến cho chúng sanh phát lòng đại bi, hết thảy chướng ngại đều được tiêu diệt, chỗ mong cầu ước nguyện đều được đầy đủ, dù khi chưa làm phép tắc cũng được tự ý thành biện các việc. Nếu phát lòng Vô thượng đại Bồ đề, tụng chú này một biến có năng lực gia hộ tự thân, nếu tụng hai biến có năng lực gia hộ đồng bạn, nếu tụng ba biến có năng lực gia hộ mọi người trong nhà, nếu tụng bốn biến có năng lực gia hộ mọi người trong một thành, nếu tụng năm biến có năng lực gia hộ mọi người trong gia hộ mọi người trong một nước, nếu tụng sáu biến có năng lực gia hộ mọi người trong một thiên hạ, nếu tụng bảy biến có năng lực gia hộ mọi người trong bốn thiên hạ. Nếu mỗi sáng tụng chú này một biến trong nước rửa mặt thì hay khiến người thấy sanh lòng vui mừng, chú nơi hương thơm, thoa nơi áo mặc cũng khiến mọi người thấy đều sanh lòng vui mừng.

- Nếu bị đau răng, chú trong cây Lan mà nhâm nhai đó, thì răng đau liền bớt.

- Nếu có người nữ bị sản nạn (nạn sanh đẻ) lấy rễ cây A Tra Lô Sa Ca hoặc rễ cây Lan Già Lợi Ca (cây Ngưu Tất) chú vào đó bảy biến, lượt trùng lấy nước sạch, hòa vào trong rễ cây ấy, thoa nơi sản nữ hay nơi rún, ấu nhi liền sinh ra dễ dàng.

- Hoặc có người nam bị trúng tên, đầu sắt nhọn của mũi tên đâm vào gân xương, nhổ ra không được, lấy bơ mười năm, ba lượng, tụng chú 108 biến, thoa nơi chỗ bị tên độc và ăn bơ đó, mũi tên có sắt độc kia liền ra.

- Nếu người đàn bà năm năm cho đến hai mươi năm, ba mươi năm mà chẳng có con trai hay con gái, hoặc tự có bịnh, hoặc chồng của người đàn bà ấy bị bịnh quỷ mị hay các thứ bịnh khác, hoặc bị nhằm thuốc độc, lấy bơ để lâu trên mười năm, năm lượng, lấy lông của đuôi con công, một lượng, bỏ vào trong bơ ấy, tụng chú 21 biến, đem nghiền thật nhỏ, rồi bỏ vào chưng nấu chín, lấy một lượng đường phèn và ba trái A Lê Lặc lớn, bỏ hột lấy vỏ, hòa chung với nhau lại tụng chú 108 biến, thường mỗi buổi sáng bụng đói uống thuốc ấy vào, uống bảy ngày như vậy, liền có con trai hay con gái.

- Nếu đau đầu, lấy lông cánh của con chim, tụng chú này bảy biến, phết chỗ đau nơi ấy tức bịnh liền lành.

- Nếu bị bịnh rét, một ngày, hai ngày cho đến bảy ngày, hoặc bị rét kinh niên, lấy thuần sữa tốt, nấu chung với cháo, trộn vào một lượng bơ, tụng chú 108 biến cho người bị bịnh ăn, tức bịnh liền dứt.

Này các Thiên nam tử! Ðây chỉ tóm lược mà nói, nếu muốn bào chế các thứ thuốc để uống thì trước cần phải chí tâm tụng chú 21 biến, sẽ mau được như nguyện.

Lại nữa! Các Thiện nam tử! Nếu có tất cả chúng sanh, bị quỉ Phi đầu bắt giữ thì mình lấy tay thoa nơi mặt họ, tụng chú 108 biến, mình làm tướng oai nộ, liền lấy tay trái kiết ấn Bổn sanh (ngón tay cái co vào trong lòng bàn tay, sau dùng bốn ngón kia nắm chặt ngón cái lại thành một hình cầm cú) liền tự hét nộ mắt chăm nhìn và tụng chú mà xem bịnh thì bịnh liền lành.

- Nếu người bị các loài quỉ hành bịnh, mình tụng chú vào trong tay phải 108 biến, thiêu An tất hương xông nơi tay, tay trái kiết ấn Bổn sanh (ấn như trên) tay phải thoa nơi đầu của người bị quỉ hành bịnh, bịnh liền dứt.

- Nếu có oán địch cùng các ác mộng và các việc sợ hãi, làm thân tâm bất an, lấy chỉ bảy màu hay năm màu, kết Thần chú này thành dây hoặc thành hình hoa sen, hoặc thành hình bánh xe Pháp luân, hoặc thành hình Kim Cang xử, tụng chú 108 biến, thiêu An tất hương, xông dây đó cho đến bảy ngày, đeo vào nơi cổ, tất cả tai chướng đều được tiêu tán. Hoặc lấy ngưu huỳnh nghiền nhỏ làm mực, viết trên giấy sạch, hoặc là lụa trắng, vẽ hình đáng sợ nơi bốn bên, hãy viết chữ “ÚM XỈ LÂM” chung quanh, hoặc vẽ hình hoa sen, hoặc hình bánh xe Pháp luân, hoặc chữ vạn, hình ngư ốc, hình Kim Cang móc câu, bình Cam lồ báu, vẽ chung quanh ấy, tụng chú bảy biến thì chỗ sợ hãi liền tiêu trừ.

- Này các Thiện nam tử! Nếu muốn đi qua các chỗ hiểm nạn sư tử, hổ lang, độc xà, oán tặc tất cả chỗ nạn ấy, nên cần dốc hết thân tâm cho thanh tịnh, không được gần gũi người nữ, không được ăn ngũ tân (rượu, thịt, hành, hẹ, nén, tỏi …) đối với chúng sanh, phát tâm đại từ bi, nhất tâm tụng chú 49 biến thì các oán ác tự nhiên thối tán, dầu có gặp đi nữa cũng đều sanh tâm vui mừng.

Này các Thiện nam tử! Thần chú này đối với tất cả chúng sanh, hoặc ở một kiếp, hoặc vô lượng kiếp, cho đến danh tự không thể nghe được, huống nữa chuyên tâm tụng niệm, giả sử của bảy báu như: voi, ngựa đầy dẫy cõi Diêm Phù Ðề này, cũng là pháp hoại diệt của thế gian.

Ðà Ra Ni Thần chú này, khiến chúng sanh hiện tại và tương lai, thường được an ổn, hay làm quyến thuộc với các Như Lai và các chúng đại Bồ Tát. Nếu vì bản thân mình hay bản thân người khác thì các sở nguyện cũng đều được như ý. Vậy cho nên phải ân cần khao khát, rất khó gặp, không được khinh mạn, hoặc sanh tâm nghi ngờ.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 5204)
Buông xả là một sự thực tập quan trọng trong cuộc sống hằng ngày, cũng như con đường giải thoát của chúng ta.
(Xem: 2674)
Giá trị của tâm là sự thương yêuchân thực. Nếu một người mà tâm luôn tràn ngập tình thương đối với mọi người,
(Xem: 6152)
Cuộc sống hiện đại đưa đến nhiều vấn đề làm cho chúng ta phiền tâm mệt trí, thân tâm đều nặng nề.
(Xem: 3066)
Tầm quan trọng của một người là tính sáng tạo của tâm thức. Khi chúng ta đối xử với nhau như những người anh chị em, thì nó sẽ làm cho chúng ta hạnh phúc.
(Xem: 3115)
Nếu tỉnh thức, bạn có thể tự đặt mọi câu hỏi. Năng lực của trí tuệ sẽ giúp bạn tìm thấy câu trả lời cho mọi vấn đề mình đang gặp mỗi ngày.
(Xem: 3317)
Từ xưa đến nay tình ái luôn là thứ dễ làm con người mù quángsi mê.
(Xem: 3247)
Người sống được một-trăm-năm mà không hiểu-rõ cuộc-đời là vô-thường và sinh-diệt.
(Xem: 3308)
Thịnh suy nào cũng không quan trọng bằng nội tâm ta có dính mắc hay không, vì dính mắc đó là nguồn gốc luân hồi.
(Xem: 4570)
Hạnh phúc là khát vọng của nhân loại muôn đời, một trong “tiêu chí” có tính phổ quát nhất vượt hết thảy các gián cách về văn hóa, dân tộc và biên giới không gianthời gian.
(Xem: 2737)
Phân hóa là một hiện tượng tất yếu trong cuộc sống. Phân hóa để tăng trưởng, phân hóa để phát triển, phân hóa để hủy diệt, phân hóa để biến thái…
(Xem: 5230)
Theo truyền thống sách vở, hình như gắn liền với Thiền là trà, chớ không phải cà phê.
(Xem: 3884)
Cuộc sống trôi nhanh về phía cái chết, như điệu nhảy của vũ công, tia chớp trên bầu trời, hay dòng thác đổ
(Xem: 3852)
Bốn chân líchân lí về khổ, về nguồn gốc, về diệt tận và về đạo lộ.
(Xem: 3214)
Bài này trích dịch từ Quý San năm 2019 có chủ đề “Buddhadharma: The Practitioner’s Quarterly,” đăng ngày 14 tháng 5 năm 2019 trên trang mạng Lion’s Roar.
(Xem: 4152)
Ngày xưa Đức Phật trong suốt 45 năm giáo hóa tại khu vực rộng lớn dọc theo hai bên bờ Sông Hằng ngài chỉ sử dụng mỗi một phương tiện duy nhất là đi bộ.
(Xem: 5059)
Thế giớichúng ta đang sống là thế giới của dục vọng. Mọi chúng sanh được sinh ra và tồn tại như là một sự kết hợp của những dục vọng.
(Xem: 3523)
Tất nhiên đã làm người thì phải chịu khổ đau nhiều hay ít tùy thuộc vào trạng thái tâm lý, sự cảm thọnhận thức của mỗi người.
(Xem: 6763)
Trong cuộc đời mỗi người ai cũng có một dòng tộc huyết thống, người đời thì có huyết thống gia đình, người xuất gia thì có huyết thống tâm linh.
(Xem: 3971)
Trong kinh Phật dạy, “cái khổ lớn nhất của con người không phải do thiếu ăn, thiếu mặc, làm con trâu, con bò, kéo cày, kéo xe, chưa chắc là khổ;
(Xem: 3230)
Nói “thời chiến” nơi đây là nói về thời Đệ Nhị Thế Chiến. Có một phần chưa được khảo sát tận tường, chưa được biết rộng rãi trong lịch sử Đạo Phật tại Hoa Kỳ: đó là một thời chiến tranh trong thế kỷ 20
(Xem: 3110)
Con người luôn luôn bị cái tôi và cái của tôi thống trị, do đó đời sống của nó bị giới hạnđè nặng bởi cái tôi và cái của tôi.
(Xem: 2972)
Bà La Môn Giáo là một Đạo giáoxuất xứ từ Ấn Độ và Đạo nầy đã tồn tại ở đó cho đến ngày nay cũng đã trên dưới 5.000 năm lịch sử.
(Xem: 5879)
Tưởng tri, thức tri và tuệ tri được đức Phật chỉ ra nhằm mục đích phân biệt rõ các cấp độ nhận thức về sự vật hiện tượng.
(Xem: 4645)
Đức Phật không phải là một nhà chính trị theo nghĩa cổ điển, càng không phải là một nhà cách mạng hiểu theo phong cách của chữ nghĩa hôm nay.
(Xem: 3508)
Cái gì chưa biết, gặp lần đầu thấy cũng lạ. Cái gì chưa học, gặp lần đầu thấy cũng lạ. Cái gì chưa biết nói, học nói lần đầu thấy cũng lạ...
(Xem: 2905)
Cuộc sống, nhìn quanh đâu cũng thấy Thật. Bạo động cũng có thật, giả dối cũng là thật, tham dục cũng hiện hữu thật,sợ hải cũng có thậ ….
(Xem: 3320)
Thời nào cũng vậy, xã hội luôn có những biến đổi và khủng hoảng, chính sự đổi thay giúp điều mới mẻ ra đời hoặc phải diệt vong, như một hệ quả duyên khởi.
(Xem: 4437)
Tại Việt Nam, đại đa số các Chùa Bắc Tông đều có Tổ đường để phụng thờ chư liệt vị Tổ sư, Tổ khai sơn ngôi chùa đó và chư hiền Thánh Tăng.
(Xem: 5737)
Phật cũng nhắn nhủ: “Quý vị phải thực tập làm hải đảo tự thân, biết nương tựa nơi chính mình mà đừng nương tựa vào một kẻ nào khác.
(Xem: 6648)
Ở cấp độ đầu tiên của tu tập, trong bản chất con người, việc dâm dục sẽ bắt nguồn cho việc luân hồi (saṃsāric),
(Xem: 3736)
Ngài Huệ Khả xin Sơ Tổ Thiền Tông Bồ Đề Đạt Ma dạy pháp an tâm. Tích này có thể nhìn từ Kinh Tạng Pali ra sao?
(Xem: 4543)
Phật Giáo - Một Bậc Đạo Sư, Nhiều Truyền Thống - Đức Đạt Lai Lạc Ma đời thứ 14, Ni sư Thubten Chodren
(Xem: 4621)
Nhận thức luận trongTriết học cổ điển Ấn-độ và trongTriết học Phật giáo - Gs Nguyễn Vĩnh Thượng
(Xem: 3983)
Kinh Phật dạy có nhiều cách giải nghiệp. Sau đây là trích dịch một số kinh liên hệ tới nghiệp và giải nghiệp.
(Xem: 3413)
Hoàng đế A Dục chấp nhậnquốc giáo rồi đem vào Tích Lan và các nước lân cận, Phật giáo phát triển nhanh chóng ở Đông phươngcuối cùng trở thành tôn giáoảnh hưởng nhất trên thế giới.
(Xem: 4644)
Sự kiện cho kinh này, nói ngắn gọn, theo luận thư, là vì: thành phố Vesali bị nạn dịch, gây chết chóc, đặc biệt với người nghèo. Vì xác chết nằm la liệt, các vong hung dữ bắt đầu quậy phá thành phố...
(Xem: 6071)
Nhiều Phật tử tuy nói là tu theo Đại thừa nhưng thật ra rất ít người biết rõ tông chỉ của Đại thừa hoặc chỉ biết sơ sài, nên việc tu hành không đạt được kết quả.
(Xem: 5853)
Trong các kinh điển có nhiều định nghĩa khác nhau nhưng chữ Niết Bàn (Nirvana) không ngoài những nghĩa Viên tịch (hoàn toàn vắng lặng),
(Xem: 3647)
Nói đến giáo dục chính là xu hướng vươn lên của con người trong lý tính duyên sinh, nhằm đạt thành chân - thiện - mỹ cho cuộc sống chung cùng
(Xem: 4696)
Tinh túy của đạo Phật là: nếu có khả năng, ta nên giúp đỡ người khác; nếu không thể giúp họ, thì tối thiểu nên hạn chế việc gây hại cho họ.
(Xem: 4466)
àm thế nào để các lậu hoặc đoạn tận lập tức? Nghĩa là, không cần trải qua thời gian. Cũng không cần tu Tứ niệm xứ hay Tứ thiền bát định.
(Xem: 4545)
Các pháp không tự sinh Cũng không do cái khác sinh. Không do sự kết hợp cũng chẳng nhân nào sinh. Tất cả đều vô sinh.
(Xem: 4279)
Tới cuối kinh này, Đức Phật dạy về pháp Niết Bàn tức khắc, ngay trong hiện tại, giải thoát ngay ở đây và bây giờ.
(Xem: 4609)
Tôn giáo nào cũng có những nhà truyền giáo, phát nguyện rao giảng những điều mà họ tin là mang đến hạnh phúc cho nhân loại.
(Xem: 8232)
Ấn-độ là một bán đảo lớn ở phía Nam Châu Á. Phía Đông-Nam giáp với Ấn-độ dương (Indian Ocean), phía Tây-Nam giáp với biển Á-rập ( Arabian Sea).
(Xem: 3933)
Nguyên bản: The Inner Structure, Tác giả: Đức Đạt Lai Lạt Ma, Anh dịch và hiệu đính: Jeffrey Hopkins, Ph. D., Chuyển ngữ: Tuệ Uyển
(Xem: 5731)
Thái tử Siddharta Gautama là người đầu tiên đã nghĩ rằng Ngài đã đạt được Giác ngộ. Ngài đã trở thành vị Phật lịch sử. Rồi Ngài đã đem những điều mình giác ngộgiáo hoá cho chúng sanh.
(Xem: 5220)
Căn Bản Hành Thiền - Bình Anson biên dịch 2018
(Xem: 6864)
Luận Duy thức tam thập tụng này được viết với mục đích khiến cho những ai có sự mê lầm ở trong nhân vô ngãpháp vô ngã mà phát sinh ...
(Xem: 6189)
Ba địa mỗi địa mười, Năm phiền não, năm kiến, Năm xúc, năm căn, pháp, Sáu: sáu thân tương ưng.
(Xem: 6004)
Bất cứ sắc gì thuộc quá khứ, vị lai, hiện tại;thuộc nội phần hay ngoại phần, thô hay tế, hạ liệt hay thắng diệu, xa hay gần, mà dồn chung lại, tổng hợp thành một khối. Gọi chung là sắc uẩn.
(Xem: 5818)
Kính lễ Nhất thiết trí, Vầng Phật nhật vô cấu, Lời sáng phá tâm ám Nơi nhân thiên, ác thú.
(Xem: 6311)
Trong cách nghĩ truyền thống, Tứ Thánh đế (Cattāri Ariyasaccāni) được xem là bài pháp đầu tiên khi Đức Phật chuyển pháp luân độ năm anh em Kiều-trần-như.
(Xem: 6801)
Suốt kinh Pháp hội Pháp giới Thể tánh Vô phân biệt, Bồ tát Văn-thù-sư-lợi là người thuyết pháp chính, Đức Phật chỉ ấn khả và thọ ký...
(Xem: 4983)
An cư” là từ không còn xa lạ đối với tín đồ Phật giáo; tuy nó không có nghĩa “an cư lạc nghiệp” của đạo Nho, nhưng khía cạnh nào đó, “lạc nghiệp” mang nghĩa...
(Xem: 5582)
Trung luận, còn gọi là Trung quán luận, bốn quyển, Bồ-tát Long Thọ trước tác kệ tụng, ngài Thanh Mục làm Thích luận, được dịch ra chữ Hán ...
(Xem: 6402)
Khi khảo sát về PHÁT BỒ-ĐỀ TÂM, chúng tôi tự nghĩ, chúng ta cần phải biết Bồ-Đề là gì? Bồ-Đề Tâm là thế nào?
(Xem: 3796)
Trước tiên là về duyên khởi của Kinh Diệu Pháp Liên Hoa. Theo truyền thuyết, Kinh này được Phật giảng vào lúc cuối đời, được kết tập trong khoảng năm 200.
(Xem: 5430)
Phật và chúng sinh thật ra vẫn đồng một thể tánh chơn tâm, nhưng chư Phật đã hoàn toàn giác ngộ được thể tánh ấy.
(Xem: 10479)
Khi khảo sát về PHÁT BỒ-ĐỀ TÂM, chúng tôi tự nghĩ, chúng ta cần phải biết Bồ-Đề là gì? Bồ-Đề Tâm là thế nào? Phát Bồ-Đề Tâm phải học theo những Kinh, Luận nào?
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant