Phổ Nguyệt, Ph.D.
MỤC LỤC
PHẦN MỘT
Tri Kiến
CHƯƠNG MỘT: Về Thực Tại
A. Thực Tại Tuyệt
Đố
-Hegel- Schopenhauer - Kierkegard - Heidegger - Cơ Cấu Thuyết -
-Các Nền Triết Học Đông Phương.
B. Thực Tại Tương Đối
Danh và Thể
CHƯƠNG HAI: Tri Kiến Thiên Chúa
Giáo
-Jesus- Phato-
Augustine.
CHƯƠNG BA: Tri Kiến Phật
Gíao
A.. Tổng
Quát.
B. Tánh
Không Duyên Khởi
C. Chơn
Không Diệu Hữu
D. Tàng
Thức (A laị da Thức)
1. Phân tích Tàng Thức
1.1. Sự phát triển
1.2. Cơ cấu
1.3. Sự chuyển hướng
1.4. Asanga và sự phối hợp Tàng Thức vào thế giới quan Duy Thức
1.5. Ý nghĩa và tác năng của Tàng Thức trong hệ thống Duy Thứ của Asanga
2.
Từ Thực Tại Luận đến Giải Thoát luận.
2.1. Tàng Thức như là nền tảng của tạp nhiễm lẫn tịnh hóa
2.2. Tự tính tùy thuộc và chuyển y
2.3. Tàng Thức và Pháp Thân trong chuyển y theo Asanga
3.
Kết Luận.
Câu Chuyện Nàng Bhadda
CHƯƠNG BỐN: Cơ Cấu của Lý Thuyết
về Tri Kiến
I. Theo Kant
1.
Tính lưỡng phân
2.
Cảm quan, không, thời
3.
Suy tưởng
4.
Từ Phán định đến Phạm trù
5.
Hai phân nhánh
6.
Ý thức chứ không phải là sự hữu là khởi điểm
II. Theo Phật
Giáo
Cấu
trúc Tâm Kinh theo Viên Trắc
Bát
Nhã Tâm Kinh qua cái nhìn của Duy Thức, HT. Thích Thắng Hoan
Tâm
Phật theo kinh Hoa Nghiêm
Đại
Thừa Tuyệt Đối Luận của Nguyệt Khuê Thiền Sư
Tâm
và Tự Tính của Tâm theo Tạng Thư Sống Chết
CHƯƠNG NĂM: Kinh Nghiệm Giòng Sống
Chết
I. Tử Thư Tây Tạng (Padma Sambhava).
1. Lời Tựa
2. Lời Giới Thiệu
Những kinh nghiêm về cái Chết trong các truyền thống huyền môn.
II.
Tạng Thư Sống Chết: Chết và Tái Sanh.(Sogyal Rinpoche).
1. Nền Tảng
2. Nền tảng của Tâm phàm tình
3. Mẹ con gặp gở
4. Thời gian và Ánh Sáng căn bản
5. Cái chết của một bậc thầy
PHẦN HAI
Giải Thoát Tri Kiến
CHƯƠNG MỘT: Cái Nhìn Bát Nhã Tâm
Kinh Qua Lăng kính Thời Không
I. Mục Đích-
Khái Niệm về Tư Duy Thời Không
1. Chủ Đích
2. Nhận Định về Thời Không
3. Thời Không và triết lý Duy Thức
II. Cơ Cấu Cái
Trí theo Thời Không
A.-Phân Tích Ngủ Uản
B.-Các Loại Trí
III.-Phân Tích Bát
Nhã Tâm Kinh
A. Trí quan sát (chủ thể quan sát): Năng Tri
B. Đối Tượng quan sát: Ngũ uẩn và Tánh Không: Sở Tri
C. Đặc Tính Các Pháp:
a) . Tự tính tuyệt đối
b) . Tự tính tùy thuộc
c) . Tự tính giả lập
d) . Tính vô ngả
e) , Không gian tính : Nhân duyên quả
f) . Thời gian tính
g) . Giải kiến Tánh Không của Tứ Diệu Đế
h) . Giải kiến Tánh Không của Trí và Đắc
D.
Quả Đạt Được
1). Quả
a). Thoát khỏi khổ ách
b). Giác ngộ Niết Bàn
c). Chứng minh
2). Tán tụng
E.
Kết Luận
CHƯƠNG HAI: Thắp Sáng Hiện Hữu
1). Minh Sát Tuệ
2).Quán Tứ Niệm
Xứ
3). Quán Âm
Thanh và Ánh Sáng
4). Niệm Phật
5). Niệm Thần
Chú
6). Khán Thoại
Đầu hay Công Án
7). Tĩnh Tâm hay
Im Lặng Thánh
CHƯƠNG BA: Chí Đạo
I.- Thiệt Tánh Giác.
1).-Không Gian
2.-Thời Gian
II.- Vài Thí Dụ về Sự Giải Thích
Thiệt Tánh Giác
1). Văn Thù Sư
Lợi thăm bịnh Duy Ma Cật (kinh Duy Ma Cật)
2). Trực Tâm
(phẩm Phật Quốc, kinh Duy Ma Cật)
3). Truyện Nàng
Bhađda
III.-Phương Tiện Biện Minh Cứu
Cánh
A.-Pháp Phương Tiện
B.- Chí Đạo:
Pháp Bổn Như Vô Pháp
1). Bình Thường
Tâm là Đạo
2). Thiền
Dzogchen
IV.- Cái Chết Của Sự Sống Tự Tại.
1). Hành Trì Cho
Người Sắp Chết
2). Tự Tại Khi
Chết
KẾT LUẬN
PHỤ TRANG: SÁCH THAM
KHẢO
1. Ba Trụ Thiền, Philip
Kapleau, Đỗ đình Hồng dịch. 1954
2. Bát Nhã Tâm Kinh
Qua Cái Nhìn Của Duy Thức, HT.T.Thắng Hoan, 1996
3. Chuyện Cổ Phật
Giáo, tập chép tay do Đ.H Nguyễn Phước Lộc Vũng Tàu
4. Đại Thừa Tuyệt Đối
Luận,Nguyệt Khuê Thiền Sư, T.Duy Lực dịch
5. Kim Cang Tam Muội,
Thuần Tâm
6. Kinh Duy Ma Cật,
dịch giả T. Huệ Hưng,1970
7. Kinh Hoa Nghiêm
Luận Giải, LH Tịnh Huệ, 2001
8. Kinh Pháp Bảo
Đàn, HT. T.Thanh Từ,1998
9. Human Behavior,
James V. McConnell,1983
10. Mật Giáo Thậm Thâm
Nội Nghĩa, Nguyễn Pram,1993
11. Personality,
William Samuel, 1991
12. Phủ Định Thức và
Biện Chứng Pháp Trung Quán, B.K Martial, Thượng Tọa T. Viên Lý dịch, 2000
13. Tạng Thư Sống
Chết, Sogyal Rinpoche, Trí Hải dịch, 1996
14. Tạng Thư Tây Tạng,
Padma Sambhava, Xuân Thu, 1997
15. Tạp Chí Triết 1
(1995), Triết 2 (1996):
-Điểm Sách (Tài Liệu):
LS Nguyễn Hữu Liêm, TS Luật;
-Tàng Thức, Như Hạnh,
TS Triết và Tôn Giáo;
-Tân Tiến và Hậu Tiến,
Nguyên Đạt Phạm trọng Luật, GS;
-Viên Trắc và Bát Nhã
Tâm Kinh, Như Hạnh
16.Trancework, Michael
D.Yapko, Ph.D 1990
17.Thiền Tông Việt
Nam, TS T. Thanh Từ,1998
18.Tu Niệm Phật Tam
Muội, Đường Đại Viên, T. Ấn Nghiêm dịch
19.Tự Gia Bảo, TS T.
Thanh Từ, 1995
20.Vấn Đề Thực Tại,
Phổ Nguyệt tham khảo sách Triết học.
LỜI TỰA
Nỗ lực đi tìm chân lý nhứt là những tri thức dẫn đến sự giải thoát khỏi thân phận làm người đầy mọi ràng buộc khổ đau để tìm lại chính mình tự do tự tại, tất cần một ít trí tuệ và tích cực, đối với những ai có khát vọng hướng đến hay đạt đến vương quốc của Thượng Đế hay Thiên Đàng, Tây Phương Cực Lạc hay Niết Bàn. Phổ Nguyệt trình bày trong tập sách nầy những tri kiến thiết thực cho nhận thức, từ đó phát triển khả năng tư duy và tự vượt khỏi mọi ràng buộc với hai mục đích sau đây:
Phần Một: Điểm sách, ghi lại những tư tưởng về thực tại--của các triết gia, bậc trí giả, nhà đạo học, các tôn giáo và những nhận định của các dịch giả--cốt để tự học hỏi, nghiên cứu, mở rộng kiến thức và giới thiệu đến những ai khao khát những tri thức dẫn đến chân phúc;
Phần hai: Giải thoát tri kiến tức là lột xác những tri kiến giả lập nầy để khôi phục chân tính của chúng, khai mở chúng để thấy được, giáp mặt và thâm nhập, trên tiến trình thể hiện và nắm bắt cứu cánh. Có như vậy thì cuốn sách nầy mới có nhiều lợi ích dẫn đến Chí Đạo.
Phần hai cuốn sách là phần trình bày lý giải và phương pháp của Phổ Nguyệt về "Tánh Giác" nói chung và "Bát Nhã Tâm Kinh Qua Lăng Kính Thời Không" nói riêng. Trí Bát Nhã Cứu Cánh là con đường đi đến chân nguyên một cách nhanh nhứt, con đường trực chỉ nhân tâm, một pháp môn đốn ngộ. Với ý chỉ và phương pháp của Trí Bát Nhã Cứu Cánh, tất nhiên sự giải lý và thực hiện phải trực tiếp thấy được, hiểu được ngay và hành được ngay; đó mới là chủ yếu. Kinh qua tư duy và thực hiện, thấy phương pháp của Bát Nhã Tâm Kinh thâm sâu và tối ưu, Phổ Nguyệt xin chia sẻ những gì đã trực ngộ tới những ai có lòng khao khát chân lý.
Cái tri kiến được nhận định về thực tại theo thế tục, ngay cả tri kiến dẫn đến thực tại theo tư duy của các tôn giáo, của các trí giả chú giải phê phán đều là những nhận định chủ quan mà thôi. Như tinh yếu của "Bát Nhã Tâm Kinh" là thể tài thâm sâu, mà biết bao nhiêu nhà đạo học, trí giả đã từng nghiên cứu và chú giảng; càng có nhiều tư tưởng diễn giảng thì càng có thêm nhiều ý kiến mới lạ dễ thấy nhiều đường suy nghiệm, rất gía trị cho tư duy. Tri kiến của các tôn giáo, chẳng hạn, "Trí Bát Nhã Cứu Cánh" tự nó có thể biện minh cứu cánh vì chính những tri kiến ấy đã mang chứa sẵn đầy đủ tự tính mọi sự vật. Những ai tri nhận thâm sâu thực tại mới có cái nhìn chính xác hơn.
Quan trọng ở phần hai cuốn sách là phần khai sáng giải lý cơ cấu tri kiến và phương tiện đạt cứu cánh chỉ là một phần chủ yếu trong cả quá trình tu học phức tạp và đầy đủ của các tôn giáo. Do đó, vấn đề giới luật, tín điều, giáo điều của các tôn giáo, hay nội qui của các pháp môn là sự quan thiết khác, không nằm trong nhận định lý giải phương pháp cứu cánh nầy.
Hình thức có nhiều sơ sót, như trình bày, chánh tả, đánh máy v.v... Riêng nội dung phần hai, ở mục phân giải "Tánh Giác" và "Trí Bát Nhã Cứu Cánh" là chủ kiến của tác giả; do vậy Phổ Nguyệt cần sự chỉ điểm thêm của các bậc đạo học, trí giả. Mong rằng quyển sách nầy sẽ đem lại lợi ích không nhỏ trong đạo sống hàng ngày cho quý độc giả.
Mùa Thu 2001
PHỔ NGUYỆT
Source: thuvienhoasen