Phổ Nguyệt, Ph.D.
PHẦN MỘT
TRI KIẾN
CHƯƠNG HAI
TRI KIẾN THIÊN CHÚA GIÁO
Phần Tri Kiến
Thiên Chúa Giáo được trình bày vài nhân vật tiêu biểu trích trong Tạp chí Triết
1 & 2, mục điểm sách Karl Jaspers do LS Nguễn hữu Liêm soạn dịch.
JESUS
Jesus đi vào con đường
tư tưởng và hành động bằng một tiền đề chắc nịch và quyết định: Thế giới nầy đã
đến ngày cùng tận. Một mối họa hãi hùng sẽ đến và đến rất gần trong cuộc đời
của ông. Jesus nằm trong bối cảnh thần luận của Do Thái với tất cả những kháì
niệm về ngày tận thế. Nhưng thông điệp của ông thì khẩn thiết hơn: "Này ta
nói cho các ngươi nghe, rằng thế hệ nầy sẽ không qua khỏi. Thế hệ của thời
Jesus sẽ chứng cảnh mặt trời sẽ tối đi, mặt trăng sẽ không có ánh sáng và sao
trên trời sẽ rơi xuống". Một số ít người sẽ được cứu rỗi và sẽ thấy"
“Con của Cha trên trời”. Tận thế sẽ là mốc điểm tối hậu cho mọi mục đích và lý
tưởng hiện hữu. Và tận thế không có nghĩa là hết tất cả, là hư vô -mà là lúc
khởi sinh của một hiện hữu vĩnh cửu huy hoàng hơn: Thiên Đường. Cái chung cuộc
không những chỉ là một lời đe dọa mà là sự hứa hẹn lớn: Vương quốc của Thượng
Đế (nước Chúa). Jaspers nhận xét, "Cảm giác là sự lẫn lộn của sợ hãi và hồ
hởi". Con người tiếp nhận thông điệp nầy của Jesus đối diện với một khả
thể chắc chắn: lịch sử và thế gian nầy sẽ không còn nữa. Và hành trang dự bị
chỉ có thể là niềm tin.
Nhưng gốc rễ vương
quốc nầy đã nằm ngay nơi thế gian và nhân loại nầy, "vương quốc của Thượng
Đế là ở trong chính ngươi". Có nghĩa rằng những dấu hiệu của vương quốc,
Jesus, con người của ông, hành vi, thông điệp, là ở giữa thế gian. Tất cả là
dấu hiệu của sự sắp xẩy ra. Khi ngày ấy đến thì kẻ mù sẽ sáng, kẻ què sẽ bước
đi, người cùi sẽ hết hủi, kẻ điếc nghe, kẻ chết đội mồ sống dậy". Thông
điệp của Jesus là cho người nghèo, kẻ khó, kẻ tật nguyền, kẻ yếu đuối tinh
thần.
"Những hành động
của Jesus, như là của một người làm được nhiều phép lạ, hành vi của ông đối với
kẻ có tội, kẻ ngoại đồ, kẻ đĩ điếm, ngôn từ của ông khuấy động tâm hồn cho kẻ
lắng nghe: Tất cả đều là của những báo hiệu và những thí dụ. Chủ đích của ông
không là để phát huy thế giới nầy, không để cải cách con người và cơ chế của
họ, nhưng mà để cho những ai lắng tai nghe ông nhận ra rằng vương quốc của
Thượng Đế là trong tầm tay". Jaspers viết. Đối với Jesus thì cái gì ở thế
gian nầy đều chỉ là tạm bợ. Một nội dung thông điệp cùng ý nghĩa với của Buđdha
(Đức Phật Thích Ca). Jesus nói: "Thế gian nầy chỉ là một chiếc cầu; bước
qua nó, nhưng đừng xây nhà của ngươi trên nó". Nhưng không vì thế mà thế
gian không có một giá trị cho chính nó: gia đình, thiên nhiên là tác phẩm của
Thượng Đế, chúng ta tôn trọng chúng vì chúng ta tôn thờ Thượng Đế. Thượng Đế là
biện minh tối hậu, thiết yếu và duy nhất cho mọi giá trị. "Hãy đừng nghĩ
ngày mai : vì ngày mai sẽ chính tự nó lo cho nó". Chỉ có một nỗi lo sợ duy
nhất : được vào nước Chúa hay là không. Không có lập trường trung hòa. Hoặc là
địa ngục hay là thiên đàng. Và sự thể chọn lựa là mệnh lệnh đạo đức tối cao.
Jaspers viết: "Tin phục Thượng Đế là tín điều của Jesus, một người dân Do Thái, như đã là tín lý của dân tộc nầy xưa nay. Nhưng sự tuân phục ngoại tại, chấp hành theo phép tắc quy định là chưa đủ. Cái chính yếu là sự tòng phục bằng tất cả trái tim và hiện thân của con người. Jêremiah đã nói, Thượng Đế đã viết nên luật của Ngài trong trái tim con người". Nhưng ý muốn của Thượng Đế là gì? .... Khi chúng ta những mệnh lệnh từ Jesus nói lên ý muốn của Thượng Đế, chúng ta kinh ngạc với tính cực đoan của chúng: những đòi hỏi không thể được trong trần gian nầy, "Jesus đòi hỏi" một cách thể hiện hữu, không chỉ là hành vi ngoặc thể ..những gì không thể chú ý mà là nguồn gốc của tất cả ý lực. "Những mệnh lệnh sinh hiện mà Jesus rao giảng đều là của truyền thống kinh điển Do Thái Giáo, mà theo Jaspers thì" Jesus không đem ra cái gì mới cả". Jesus không đặt để một hệ thống đạo đức mới mà chỉ thanh lọc tín điều Thánh kinh và nắm lấy nó một cách nghiêm trọng như là nó được thỏa mãn trong vương quốc của Thượng Đế. Jaspers nhận xét, những gì mà Jesus thuyết giảng đều không theo quy pháp của luận lý, mà chỉ là dấu hiệu hơn là một hệ thống tư tưởng-và khi mà mọi thứ chỉ là một sự báo hiệu thì không có sự mâu thuẫn trong đó.
Jesus là một nhân thể
tạo nên sử tính cho nhân loại vì thế là một con người ngoại hạng do đó ngoại
lệ. Không có ai ảnh hưởng nhiều đến lịch sử Tây phương và cả thế giới như
Jesus. Ông là hiện thân trong truyền thống niềm tin về tiên tri vốn đã nuôi
sống ông cũng như là cho cả nhân loại cả hàng thế kỷ. Với niềm tin, trong
truyền thống nầy, nhân loại được tự do. Tự do đồng nghĩa với một trái tim thuần
khiết trong niềm tin và thuần phục đến khái niệm Thượng Đế. Dù Jesus đứng bên
lề cuộc đời nhưng chính ông đã đem niềm tin và hy vọng đến cho những kẻ bị xã
hội khinh mạt và xô đuổi. Ông đem sự sống tinh thần cho kẻ yếu, kẻ đau, kẻ khó,
kẻ tật nguyền. Jesus là một người đánh thức nhân loại; những gì ông kêu gào
phải có tác dụng phản tĩnh; ông chỉ con đường sống trong khả tính cao đẹp cho
con người dù thực tế có thất bại và đau thương như thế nào. Và tất cả niềm tin
và hy vọng nầy đều nhằm vào một cõi khác, ngoài thế gian nầy. Đó là cái tuyệt
đối trong tín điều về một chủ thể toàn năng, toàn thiện và đời đời : Thượng Đế.
Sau khi Jesus qua đời
thì ông đã trở nên một biểu tượng thực tại cho khái niệm về tuyệt đối thể
Thượng Đế. Ông trở thành Chúa (Christ)--" một tác phẩm dựng nên bởi giáo
hội và St Paul." Từ đó lịch sử Tây phương chuyển động theo mô thức và biểu
tượng nầy.
Và ảnh hưởng của Jesus
thì "vô hạn". Từ St Paul mà Jesus trở nên con người của lịch sử. Cuộc
đời của Jesus là năng động chính yếu cho sự trưởng thành và phát triển của nó:
(1) sự chuyển hóa từ con người Jesus thành biểu tượng Chúa, con của Thượng Đế,
và (2) con người Jesus được đưa lên là một mô hình cho tôn giáo nầy. Từ sự
chuyển hóa và sáng tạo nầy, một hệ thống tín ngưỡng với đây huyền thoại và cơ
chế, phép tắc, nghi thức và luận thuyết khởi sinh (phục sinh, giáo hội La Mã,
đức mẹ Maria, các thánh đồ, thánh giá...). Gần như là lịch sử Tây phương từ
Jesus bị đóng khung bởi một niềm tin. Thượng Đế như là một phạm trù siêu nghiệm
đã được chân thật hóa vào thế gian--và con người Tây Âu trở nên con chiên vào
khái niệm nầy qua một tác phẩm tôn giáo to lớn, bao trùm.
CHUYỆN NGƯỜI ĐÀN BÀ BỊ
NÉM ĐÁ
Có một lần Chúa Jesus
đang giảng kinh ở một nơi công cộng, đột nhiên có nhiều người có địa vị trong
xã hội, trí thức và tu sĩ chạy đến. Họ kéo theo đàng sau một phụ nữ mang tội tà
dâm. Trong thời kỳ đó, nếu phụ nữ bị bắt về tội tà dâm, thì nhất định sẽ bị
người ta ném đá cho đến chết. Thời đó họ có ba cách để xử tội, một là ném đá,
hai là bỏ vào chuồng sư tử, ba là bị đóng đinh chết. Chúa Jesus bị đóng đinh,
còn người đàn nầy sẽ bị ném đá.
Số người nầy muốn thử
thách với Chúa Jesus nên hỏi Ngài : "Theo luật của Moses thì người phụ nữ
nầy bị ném đá chết, Ngài phải xử ra sao?" Chúa Jesus không nói gì, Ngài
dùng tay viết trên mặt cát: "Một đoàn người nói dối!" Số người đó cứ
gạn hỏi Ngài; Chúa Jesus không thể không trả lời, nên Ngài nói: "Trong số
các người đây, có người nào từ trước tới giờ không phạm tội, và cảm thấy bản
thân mình thánh thiện nhất, trong sạch nhất, thì có thể ném một viên đá đầu
tiên." Khi Ngài nói xong thì mọi người đều im lặng, và từ từ bỏ đi hết.
Cuối cùng chỉ còn lại Chúa Jesus và người đàn bà phạm tội. Lúc đó Chúa Jesus
mới hỏi người đà bà đó: "Những người tố cáo đã bỏ đi hết rồi, không có ai
xử cô sao? "Người đó mới đáp: "Không có ai tố cáo tôi sao Ngài không
tố cáo tôi?" Chúa Jesus đáp: "Tôi cũng không cáo buộc cô, tôi đến đây
để cho cô một cơ hội, hãy đi về! (Chuyện Thánh kinh, BT 88 SM.C.H)
Theo Phổ Nguyệt, cơ
hội mà Chúa Jesus đưa ra cho người đàn bà tội lỗi nầy, nói lên mốc điểm giữa
chấm dứt tội lỗi và bắt đầu một cuộc đời mới. Ngay nơi chấm dứt là sự bắt đầu.
Chấm dứt tội lỗi (quá khứ) là mốc điểm (hiện hữu) của khởi sinh (tương lai) một
chuyển thế mới. Mốc điểm là cơ hội. Cơ hội có hai đường, một là đi đến vương
quốc của Thượng Đế, hai là đi đến địa ngục. Mốc điểm càng kéo dài thì hạnh phúc
càng lâu, vì ở mốc điểm là điểm không có quá khứ (không có tội lỗi), và không
có tương lai (chưa gây tội lỗi).
Tâm hồn trong sáng là
con đường hứa hẹn đi đến nước Chúa. Do đó hiện hữu ở thế gian nầy là tuân phục,
niềm tin nơi Chúa, với một ý lực, với đạo đức trong sáng trọn vẹn thì khi tận
thế (hết đời mình ở thế gian ) thì chuyển thế (cuộc đời sau) há không phải
thiên đường ư! Nếu hôm nay ta không lo (sống) có đạo đức thì mai sau là con
đường đi đến địa ngục. Sự cứu rỗi được thể hiện trong cuộc đời nầy là niềm tin
nơi Thiên Chúa, nơi ý lực hiến dâng và tuân thủ mọi nguyên tắc tín điều của
thánh kinh, trong đó đạo đức đối với gia đình, hôn nhân, xã hội và giáo hội
được hoàn thiện. Một khi tội lỗi (quá khứ) được xưng ra trước đại diện Chúa là
mốc điểm khởi sinh một chuyển thế mới đầy hứa hẹn.
PLATO
Toàn bộ triết học
Plato được Jaspers phân thành những thể loại chủ thuyết: về Ý niệm, Khái niệm
về Thượng Đế và linh hồn, về dự án chánh trị, về vũ trụ. Phạm vi bài nầy chỉ
bàn đến ý niệm và khái niệm về Thượng Đế mà thôi.
Triết luận Plato được
coi như là một tiến trình đi tìm cái lẽ của hiện hữu bằng sự xây đắp sự thật
bằng đối thoại, trao đổi lý luận. Chân lý là sự hiện thân từ một quá trình chứ
không phải là sự thể khách quan có thể tìm ra.
Plato muốn
hướng đến cái gì? Đó là cái Một--cái toàn thể, cái gốc cho tất cả và là nơi để
tất cả trở về. Từ đó điểm phát xuất và chủ đích của Plato có một cái Một bao
trùm kêu gọi chúng ta. Chân lý là "sự trở về" đến căn nhà của cái Một
tối hậu. Tất cả đối luận chỉ là nỗ lực để khai phá một lối về đến cái Một vĩnh
cửu nầy.
Đầu mối cho mọi suy
thức Plato là câu hỏi về arete--là đức, là hảo. Arete mang ý nghĩa chữ Đạo của
Á Đông. Đạo là cái lý bao trùm tất cả, từ vũ trụ đến con người--và cái Đạo chỉ
được hoàn tất trong hành động của cá nhân đối với cuộc đời. Mỗi khuôn mặt của
cuộc sống từ chánh trị, giáo dục, văn chương, lao động đều có cái arete của nó.
Arete là tinh hoa tiềm ẩn chờ con người khai phá ra để hoàn tất nhân cách.
Arete không thể truyền dạy ngoại trừ chỉ có thể hướng dẫn qua thể dạng kiến
thức hay kỹ thuật. Nhưng khi arete trở nên tri kiến thì tự nó là cứu cánh cho
năng động sinh hiện: đó là đạt đến trí tuệ. Con người từ đó được đánh giá bằng
trình độ trí tuệ--mà những con người trí tuệ là nhưng nhân thể nhận chân và
hiện thực được nội chất hiền minh của sự sống. Tuy nhiên Plato tiếp tục nêu lên
những tiền đề cho vấn nạn trí thức: cái đẹp, cái chân, cái trí, cái thiện cho
mục đích nào và trên căn bản nào? Cái thiện đặc thù cho một nhu cầu nhân thế
thực tại? Cái chân tuyệt đối trong bản thể luận? Cái trí tột cùng của một thánh
nhân với "tuệ nhãn"? Đối với Plato thì cái thiện cái đẹp nằm trong
trí tuệ, có khả năng nhận thức ra tinh hoa arete trong từng bước chân sinh
hiện. Hạnh phúc trần gian là biết cái chân, cái mỹ và cái thiện. Và tri kiến
của Plato cũng phải phân biệt với kiến thức kỹ thuật. Cái khả năng biết đến để
phân biệt được cái tốt cái xấu chính là nền tảng của trí tuệ. Từ đó, triết luận
Plato mang nội dung mệnh lệnh đạo đức. Con người bận tâm đến cái tốt, xấu vì
muốn thỏa mãn đến một thần đế vô hình nào đó. Và động cơ triết học phát xuất từ
một mối sợ hãi mơ hồ và siêu hình.
Tuy nhiên, mối sợ hãi
nầy chính là động cơ vượt thoát hiện tại bằng cách đi tìm ra cái lẽ chân hữu
trong cuộc sống qua sức mạnh của tri kiến. Cái biết đầu tiên là biết rằng mình
không biết--đó chính là biết vậy. Những tư tưởng nầy mang âm điệu của người
Trung Hoa. Bước kế tiếp là biết về thế gian và vũ trụ. Sau đó là biến đến cái
Tâm trong năng thức hướng về cái Một. Khi đạt đến giai đoạn nầy thì con người
bắt đầu bứớc vào lãnh vực kiến thức khoa học, kỹ thuật và tri thức học. Chân lý
là sự vượt qua chính giới hạn tri kiến đang là để nhận ra một biên độ mới trong
nhận thức đến sự hữu hạn của con người trước tất cả. Như vậy thì giá trị
"cá nhân là cái Tâm hướng đến--năng lực trở nên thường trực nhằm cải thiện
và hoàn chỉnh chính mình. Mệnh lệnh cho sinh hiện là sống trong hiểu biết--vì
tất cả những gì mà cá nhân có thể đạt đến phải đặt nền tảng trên cái biết có
thực chất.
TƯ TƯỞNG PLATO, tất cả đều nhắm về cái Một. Và arete là cái Một, chứ không phải cái nhiều. Cái Một chỉ là cái căn tính để khai sáng tất cả những ý niệm, là nền tảng cho tất cả mọi cứu cánh của suy tưởng có thể dựa vào như là điểm tựa cuối cùng. Từ đó, cái Một là nguyên lý hướng đạo mà cá nhân suy thức đến, hắn sẽ tìm ra ý nghĩa chân thật cho sự sống. Chúng ta không thể hiểu thấu cái Một nầy vì nó chỉ là con đường đi tới.
Nguyên lý của cái Một đồng nhứt với mức độ tự ý thức. Trong năng động suy tưởng về sự suy tưởng chúng ta có được kiến thức về cái khác đồng lúc với ý thức tự nó. Do đó, cá nhân nào muốn có sự hòa thuận với kẻ khác trước hết phải hòa thuận với chính mình. Hãy coi chính mình như người bạn nhứt trí để có thể đón tiếp tha nhân như là bằng hữu. Con người có phẩm chất quan yếu nhất khi hắn chính là hắn trong sự nhất trí nầy. Nhưng sự nhất trí nầy phải được đặt nền tảng trên cái thiện.
Cái quan trọng của suy tưởng không phải là sự thâu nhập kiến thức về cái khác--mà là năng động suy thức. Trong suy thức và phản tưởng, cá nhân được chuyển hóa. Mỗi chúng ta mang một sứ mạng: chuyển hóa để vượt qua chính mình Đang Là qua kiến thức và hiểu biết về chính mình. Và đây là tiền đề triết học căn bản cho triết học Tây phương mà Plato khởi đầu và kéo dài cho đến Kant.
Đối với Plato thì có hai tiền đề triết học quan trọng về tri kiến :
Vô minh là tội lỗi: "Nếu vô minh chỉ là chuyện đùa chơi, nó chỉ là sự yếu đuối và chỉ là tội nhỏ; nhưng khi vô minh đi kèm với sự giả dối nhân danh kiến thức cộng thêm với quyền lực để mà phát động nó thì vô minh nầy là tội ác-- Kiến thức là tri kiến trong vô tri kiến với sự điều hướng của cái thiện. Kiến thức hữu hạn là phương tiện cần thiết để có thể tìm đến chân lý nhưng chúng phải được đặt trên nền tảng trí tuệ vững chắc".
Không ai có thể tự ý sai lầm: "Chúng ta cho rằng con người bị chủ động bởi tham, sân, giận, và rằng chúng ta làm một điều gì đó dù rằng chúng ta biết rằng điều đó có hại, hay là chúng ta muốn những gì thực ra chúng ta không muốn. Nhưng đối với Plato thì tất cả những điều đó là không thể được.
Theo Plato thì sự bất đồng giữa đau đớn và khoái lạc liên hệ đến sư phán đoán trên căn bản lý trí là cái vô minh tệ nhất; nhưng điều đó cũng là lớn lao hơn cả vì nó ảnh đến phần đông linh hồn nhân loại. Cho đến tác phẩm cuối cùng, Luật pháp, Plato cũng nhắc lại câu nói tự khởi đầu, "Không có ai có thể tự ý làm điều gì sai lầm."
Và đó là tiền đề triết
học cho mối liên hệ giữa ý chí và kiến thức. "Ý chí chân thật là ý chí có
hiểu biết". Tham dục khi trở thành động cơ tác hành, trở nên là năng lực
vô minh chứ không phải là ý chí. Cá nhân có thể ý lực khi hắn tác hành cái tốt,
cái thiện. Cái thiện và cái hiểu biết chính là một--và đó chính là nền tảng căn
bản của ý lực chân chính. Bởi vậy, mà không có ai có thể tự ý làm điều gì sai
lầm vì khi hắn làm như thế, ý chí của hắn bị đánh mất và bị kiểm soát của vô
minh và dục vọng.
Tuy nhiên, Plato chỉ
nói đến sự hiểu biết trên căn bản trí tuệ. Còn tất cả những tri kiến giới hạn
vẫn chỉ nằm trong vũng tối của vô minh.
LÝ THUYẾT VỀ Ý
NIỆM.-Về cái Thiện: Khoa học cao nhất, theo Plato, là sự khai sáng về cái
thiện. Cái thiện nằm trong ý thức cũng như là mặt trời soi sáng thế giới vật
thể. Nó là nguồn cội của sự sáng cho tất cả. Chúng ta không thể thấy được mặt
trời mà chỉ có thể thấy tất cả qua ánh sáng của nó. Plato, cũng như Buđha, cho
rằng viễn kiến trong trí tuệ thì cũng như ánh sáng mặt trời chứ không phải là
mặt trời. Chúng ta không thể nắm được cái thiện như là một cứu cánh chắc mãn mà
có thể thực hiện được tinh hoa cái thiện trong trí tuệ.
Về hai thế giới Ý
niệm: Cái cao nhất, cái tinh hoa, cái nguyên lý, dĩ nhiên không phải là cái
thiện. Cái mà Plato nói đến là một cõi Chân Hữu, cái không biến đổi, cái vĩnh
cửu, cái vô thủy vô chung--cái vượt qua tất cả nhưng nằm trong tất cả để cho
tất cả những gì hữu hạn vô thường được chính là chúng và làm cho chúng có ý
nghĩa. Cái nầy có thể tạm gọi là Ideas. Ideas nầy trở nên hai thế giới: thế
giới của hữu thể va øthế giới của Trở nên. Nhưng có một cõi thứ ba: không gian.
Không gian là như thế, không thể hủy tan, nhưng nó chứa đựng tất cả hữu thể--tự
tính không gian là vô hữu, nhưng từ mở rộng của vô thể nầy mà không gian dung
chứa cho những gì có thể trở nên sự hữu.
Cõi Ý niệm là cõi siêu
việt, cõi của tột trí vốn có thể nhận thức được bằng tri kiến. Từ cõi đó mà
tinh hoa của sinh hữu phát xuất và tồn tại. Plato diễn tả cõi Ý niệm:
"Nơi tất cả--của
vô sắc, vô thể, tinh tuý vô cùng, là tinh yếu của tri thức, là chính đạo của
linh hồn. Đó là nguồn cội của công lý, của hài hòa, của trí tuệ hài hòa, của
trí tuệ tuyệt vời, không ở trên phạm trù của liên hệ hay sinh tác của sinh hiện
như những gì mà con người biết đến, mà là một thứ sinh hữu tuyệt đối".
TỶ DỤ VỀ HANG ĐÁ:
Có lẽ câu chuyện ẩn dụ
về hang đá Plato là nổi tiếng nhất--được trình bày trong cuốn Nền Cộng Hòa. Đây
là sự so sánh về trình độ và hoàn cảnh tri kiến và tâm thức của con người đối
với chân tính của sự Hữu. Nhân loại sinh hiện như là những cá thể bị xiềng xích
trong một hang đá tối tăm. Chúng ta chỉ nhìn thấy một hướng trong ánh sáng mập
mờ từ ngọn lửa thấp thoáng. Cái gì thấy được chỉ là những chiếc bóng đổ lên
tường đá ẩn hiện--mà con người cứ cho rằng chính là chân lý. Khi được cởi bỏ
xiềng xích, cá nhân đứng dậy, vươn vai, nhìn quanh, và kinh nghiệm đầu tiên là
cổ bị đau vì lần đầu tiên hắn biết nhìn theo hướng khác. Hắn nhìn tới đốm lửa
sáng nhưng mắt bị chói nhức--và hắn chỉ muốn nhìn theo thói quen và chỉ muốn
cho rằng các chiếc bóng ẩn hiện trên tường là thật theo thói quen. Khi hắn bị
kéo ra khỏi hang đá, đối diện với ánh sáng mặt trời lần đầu, hắn không nhận ra
gì cả. Và hắn nhận ra sự vật một cách chậm rải. Cho đến khi hắn nhận ra thực
chất của vấn đề và hoàn cảnh của hắn và đám người còn ở trong bóng tối hang đá,
hắn muốn trở lại hang để cứu họ. Nhưng đám người kia phản đối hắn và đe dọa hắn
nếu hắn can thiệp vào "sự thật" được diễn đạt theo bóng đen trên bờ
tường kia.
Đây có thể là một
trong những tỷ dụ triết luận quen thuộc nhất--cũng như là những câu chuyện
"những thằng mù sờ voi" của Buđha. Tỷ dụ hang đá nầy biểu trưng cho
ba tiền đề triết học căn bản của Plato.: Sự ngoái nhìn hay chuyển hướng tư
tưởng, giai trình của tri kiến, và sự chuyển hướng hai chiều của nhân loại. Cá
nhân phải có quyết định chuyển hướng tri thức như lần đầu tiên được cởi trói
phải nhìn lại đàng sau lưng mình để có thể thấy được đống lửa trong hang đá dù
cho đầu cổ có bị đau, mắt có bị chói lòa. Khi đã có ý chí vượt thóat trên căn
bản tri thức thì hắn sẽ phải đi qua từng giai trình tiến hóa cho trí tuệ, từ
giác quan đến tư tưởng và sau đó là Ý niệm, như là từ kiến thức tóan học đến
khoa học biện chứng, từ Ý niệm đến cõi siêu việt cao hơn. Hay nói một cách
khác, từ dục thức đến chánh kiến. Những tiền đề căn bản nầy của Plato cũng
tương tự như của Buđha : quy y tức là chuyển hướng tri thức, bát chánh đạo cũng
như là giai trình tiến hóa trí tuệ. Khi cá nhân ra khỏi hang đá, nhận thức được
vấn đề, hắn phải trở lại để giải thoát như là một mệnh lệnh đạo lý mà Phật giáo
đại thừa cũng có đề cập đến qua khẩu hiệu "Tự giác giác tha"
Tuy nhiên, triết học
Plato nhấn mạnh đến tính quan yếu của sự chuyển hướng hai chiều cho sinh mệnh
cuộc đời: sự vươn lên đến cõi Ý niệm để tìm đến Chân,Thiện, Mỹ để rồi trở lại
với sự sống thường nghiệm nhằm cải hóa cuộc đời. Plato không chủ trương từ bỏ
cuộc đời, không nhằm đến một sinh hiện cô độc và khổ hạnh. Cuộc đời chính là
cõi thực nhất cho cá nhân khi tất cả những tinh hoa của Ý niệm đã được nhận
thức.
LÝ THUYẾT VỀ EROS (TÂM):
Theo Jaspers thì Plato
khai mở ba phương diện tinh yếu của triết luận: a) Suy tưởng như là một con
đường nghĩ đến cái không thể nghĩ bàn; b) khả thể truyền đạt chính là điều kiện
cho chân lý; và; c) phép biện chứng trong tư tưởng nhằm kiến tạo và giải hóa
khái niệm và định kiến hữu hạn. Tất cả đều nhắm về mục tiêu vĩnh cửu: cái Một.
Năng động và tiến
trình chuyển hóa về cái Một là bản chất tự do--của chính ta và tha nhân. Đây là
tự do được kiến thành bởi tình yêu. Kiến thức triết học là kiến thức trong tình
yêu. Triết học không phải là trí tuệ mà là tình yêu về trí tuệ--một sự chuyển
động của tình yêu. Sở dĩ triết học khởi đi từ tình yêu, vì theo Jaspers, Plato
làm triết bởi tình yêu của ông dành cho người thầy Socrates. Đó là một Eros
chân hữu, lớn lao và thực tế. Tình yêu của Plato là một huyền thoại, một vực
sâu thẳm, cái gì nâng con người về cái Một tuyệt đối.
Trong tình yêu, tính
dục cũng là điểm khởi đi, vừa là biểu tượng vừa là kẻ thù. Cái đẹp vĩnh cửu
trong tình yêu phát xuất từ ấn tượng giác thức. Nhưng khi tính dục trở nên tự
mãn, không còn gì để hướng về thì tính dục là tội lỗi, là nô lệ, là bóng tối.
Không có giác quan thì tính dục không có khởi động và trí thức chỉ là trống
rỗng. Triết học cũng là đồng tính với tính dục: cả hai phát xuất từ sự chuyển
động của Eros--năng lực sáng tạo và chuyển hóa. Triết học nâng trí thức về với
cái Một bằng ngọn lửa nhiệt tình--và ở trong đó, sinh nghiệm được kiến tạo--một
cõi sống ở giữa của trở-nên trong cái Đang - Là hữu hạn. Chỉ có những Thần Đế
(God) thì không có yêu, không triết luận-vì chúng hiểu biết. Plato sống một
cuộc đời cho tình yêu triết học--tức là tình yêu dành cho Socrates. Socrates
khởi đi và Socrates là chung điểm của Plato. Ông khai mở tiền đề, vấn nạn, phạm
trù--những lãnh thổ suy tư cho truyền thống Hy Lạp và Tây Âu. Từ Plato là một
trung điểm khởi đi mọi hướng. Không có triết học nào, phân nhánh tư tưởng nào
mà Tây Phương và thế giới hiện đại không nhắm về Plato với những gì ông ta đã
đề cập đến.
AUGUSTINE
Nền Tảng Và Hướng Đi
Của Tư Tưởng Augustine:
1)- Sự Chuyển Hồi :
Theo Jaspers thì nền tảng suy thức của Auggustine phát xuất từ sự cải đạo--hay
là sự chuyển hồi--từ đời sống vật chất, thế tục về với niềm tin Thượng Đế trong
hệ thống tín lý Thiên Chúa giáo. Ở tuổi 19, ông bắt đầu say mê triết học, một
nỗ lực suy thức về một tri kiến để có thể đưa dẫn chính mình về bề mặt đến tinh
hoa của sự vật. Từ triết luận của Plotinus, Augustine bắt đầu chuyển hướng quan
trọng cho cả cuộc đời: hành trình khai sáng một thực tính tinh thần để cởi bỏ
gánh nặng của đờI sống nhục thân. Qua những nhận thức khởi đi nầy, dù là quan
trọng, Augustine vẫn không thỏa mãn với hiện sinh. Cho đến khi ông cải đạo
chính thức trở nên một tín đồ Thiên Chúa giáo, thì lúc đó cuộc đờI ông mới bắt
đầu một biến cố khai ngộ quyết định--khởi lên từ môt quá trình lâu dài và nhiều
do dự với một căn cơ vốn đã được dọn sẵn từ lúc ấu thơ.
Sau khi chính thức là
một tín đồ, Augustine về sống với bạn hữu để thảo luận học hỏi triết học cổ
điển. Ông bắt đầu trước tác những tác phẩm chứa đựng nhiều tinh túy của triết
học cổ đại trong năng lực tái sinh với một tài năng mới.
Đối với Augustine thì
nguồn năng lực triết học mới phải phát xuất từ Thiên Chúa giáo--nhưng trên căn
bản lý tính: niềm tin từ Thượng Đế. Nhưng sự chuyển hóa nầy là gì? Nó có phải
là sự thức tĩnh về với triết học, như Augustine đã--qua Cicero và Plotinus?
Thưa không. Sự chuyển hóa nầy là một chấn động và thay đổi toàn thể hiện hữu của
cá nhân về trong chủ hướng Thượng Đế. Sự trao thân và thức mệnh tuyệt đối và
tối hậu cho niềm tin vào Thượng Đế, trong tín lý Thiên Chúa giáo, qua Thánh
kinh và Giáo hội, là giải pháp toàn diện--mà Augustine đã được cứu rỗi sau khi
ông đã thất bại phương pháp tu khổ hạnh để diệt dục.
2)-Sự Chuyển Hóa: Đây
là năng động triết học quan trọng của Augustine. KhởI đi từ những ý niệm triết
học độc lập để trở thành những yếu tố tư duy trên căn bản đức tin vào tiết lậu,
Jaspers phiên giải. Theo đó, ngọn lửa nhiệt thành của triết học trở thành nhiệt
độ của niềm tin. Cả hai có vẻ như là một, nhưng chúng được phân biệt bởi một
bước nhảy vọt: sự chuyển hồi. Tinh hoa của suy tưởng đã được đổi thay. Đức tin
mới được ưu thắng bởi một tri kiến bất tận trên nền tảng niềm tin. Khái niệm
Thượng Đế, Chúa, Văn kiện Thánh kinh, cơ đồ giáo hội v.v... chẳng qua là hiện
thân của một tín điều về những tiền đề cho sự Hữu. Tiền đề triết học trở thành
tín điều của Giáo hội.
Thượng Đế (God) là chủ
đích, là trung tâm của tư tưởng Augustine. Nhưng triết học của ông muốn nói về
một Thượng Đế mới. Vào thời điểm nầy, thần học bị ngự trị bởi những khái niệm
về God và một anti-God trong một cơ cấu huyền thoại của truyền thống nhị nguyên
luận của Manichaen (Ba Tư)--những thế kỷ đầu của Tây lịch. Cộng vào đó là
truyền thống triết học Hậu-Plato vẫn còn nuôi dưỡng khái niệm của cái Một nhất
nguyên. Cả hai tiền đề về Thượng đế nầy đều không thỏa mãn Augustine. Thượng Đế
của Manichaen thì là của đối nghịch, chiến tranh, đầy huyền hoặc. Cái Một của
Plato thì quá trừu tượng, viễn vông. Từ đó, Augustine đi tìm Thượng Đế trong
Bible qua ngôn ngữ Thánh kinh, và hiện thực hóa qua cơ chế Giáo hội. Với một
Thượng Đế mới, khái niệm về chủ thể tuyệt đối mơ hồ nầy đã trở nên hiện thực
qua niềm tin. Tư duy vẫn là một con lộ đến Thượng Đế nhưng niềm tin đã đặt để
nền móng vững chắc cho con lộ tri thức nầy. Triết học Augustine được dìu dắt
bởi thẩm quyền từ Bible từ Giáo hội chứ không bằng nguyên tắc triết học.
Bản chất nổi bật kế
tiếp của triết học Augustine là nội dung triết học Plotinus. Những gì Plotinus
nói về Thượng Đế đều được Augustine tái phân giải. God là thực tính và là cội
nguồn của tất cả sinh hữu : là logos, ánh sáng tri thức, là tính thiện tự hữu
cho tất cả mọi vật. Tất cả mọi lãnh vực triết học, về vật lý, về đạo đức, về
logic đều phát nguồn từ God.
Tuy nhiên--Jaspers
phân luận tiếp--triết học Plotinus, với những khái niệm về Thượng Đế vẫn còn là
những phạm trù trừu tượng, khi qua lý thuyết của Augustine thì trở nên thực tại
bằng phân định. Cái cấu trúc tam thể của Plotinus về cái Một siêu thoát, cái
tinh thần trong sự hữu, cái hồn của thế giới như là thực tại : The trinity của
tam vị nhất thể với Cha (God), Con (Jesus), và Thánh Linh (Holy Spirit). Đối
với Plotinus thì cái Một là vĩnh cửu--là nơi phát xuất tinh thần, linh hồn thế
gian và vật thể qua những chu kỳ bất tận; khi qua Augustine thì cái Một Thượng
Đế trở nên một Thần Đế có quyền năng, sáng thành ra thế gian vớI Một đầu tiên
và điểm cuối cùng. Cái Một của Plotinus là trung hòa; còn Thần Đế của
Augustinelà cho chủ đích con người. Vì thế, Plotinus không cầu nguyện; còn
Augustine thì cầu nguyện là quan trọng hàng đầu. Plotinus tìm niềm hứng khởi
trong suy niệm siêu bổng; Augustine thì tự kiểm thảo chính mình nhằm minh định
năng động của đức tin. Plotinus tìm ra bằng hữu với những triết gia rải rác
khắp mọI nơi; Augustine thì tìm ra chính mình qua thẩm quyền của Giáo hội với
bản chất thế quyền bằng một cơ cấu tổ chức thực tế.
3)-Sự phát triển của
Tư Tưởng Augustine: Jaspers nhận xét: Sự chuyển động tư tưởng của Augustine là
một tiến trình tổng thể của ba phương diện: Christian, Catholic và Giáo hội. Từ
đó, Augustine vật vả với tư tưởng trên ba phương diện đó như là như là lịch sử
vật vả của Giáo hội La Mã đối với thế gian. Những gì rất là thực tế của đời
sống tinh thần trong Giáo hội chính là tâm điểm của tư tưởng ông. Những tiền đề
về thiên sủng, về tội lỗi, về cứu rỗi đều phát khởi và minh giải trong những
luận đề biện minh cho Giáo hội. Bản tính Catholicity của Giáo hội như là một
hiện thân huyền bí từ Chúa Jesus được đề ra và luận giải từ những bài biện hộ
đối các phe phái khác cùng thời. Từ một triết gia trẻ với tất cả những gì trong
sáng với tiêu chuẩn nền tảng của lý trí, Augustine bỏ mất giá trị độc lập của
triết học để tìm về tư tưởng thần luận trên căn bản Thánh kinh--cái mà ông cho
là quan trọng nhất.
Những Phương Diện Tư
Tưởng Và Con Người Của Augustine :
1) Minh giải về sinh
hiện và phiên luận kinh Thánh : Jaspers phân chia tư tưởng
Augustine ra thành nhiều phương cách:
Thứ nhất : Về
phạm vi siêu hình của kinh nghiệm nội tại: Augustine viết rằng, con người thế
gian sao cứ say mê tìm hiểu, khai phá, thám hiểm những gì bên ngoài, như sông,
núi, ngân hà, vũ trụ, nhưng lại không chịu khám phá và tìm hiểu chính mình và
Thượng Đế. Khẩu hiệu cho chính mình của Augustine là Hãy cho tôi biết tôi, Hãy
cho tôi biết Người. Mệnh lệnh của ông là mệnh lệnh nội tâm, nhìn vào bên trong.
Jaspers viết, Sự khai phá của Augustine đối với linh hồn là sự khai phá Thượng
Đế; ông nghiên cứu Thượng Đế chính là nghiên cứu tâm hồn. Ông thấy Thượng Đế
trong chiều sâu tâm hồn, và thấy tâm hồn trong liên hệ đến Thượng Đế. Trong
chiều hướng nghiên cứu đời sống tâm hồn nầy mà Augustine được gọi là nhà tâm lý
học hiện đại đầu tiên--không phải trên căn bản thực nghiệm khách quan mà là
trên năng ý giảo cứu nội tại. Ông đối diện với đáy sâu bất tận của tâm hồn và
than lên, Con người là một vực sâu thăm thẳm, to lớn, và chính Ta trở nên một
câu hỏi cho chính ta.
Từ triết luận của
Augustine là một chuỗi dài những nghi vấn, những cách thế đặt câu hỏi, những
phạm trù vấn nạn về trí nhớ, kinh nghiệm, về sự chắc chắn về chính mình.
Augustine đã nói, Cho dù ta đang nghi ngờ, ta biết là ta đang nghi ngờ và chắc
chắn điều đó. Ta biết chắc khi ta nghi ngờ. Từ đó hạt giống tri nghiệm được nêu
lên : Ta hiện hữu khi ta nghi ngờ. Chúng ta chỉ có thể nghi ngờ nếu chúng ta
Đang Là. Không như Descartes chỉ chắc chắn về cái Ta Đang Là, Augustine chắc
mãn về một bản sắc cho cái Ta nầy: cái Ta nầy biết về chính mình, biết đến đúng
và sai, mang ý lực về hạnh phúc, yêu thương cuộc đời và khao khát kiến thức.
Chúng ta sinh hữu, chúng ta biết về sự hiện hữu của chúng ta, và chúng ta yêu
mến hiện hữu nầy và kiến thức nầy. Nhưng tình yêu và ý lực nầy để làm gì?
Augustine trả lời: tình yêu cho hiện hữu và kiến thức. Đây là sự chắc chắn,
không phải chắc mãn rỗng không, mà sự chắc mãn đựơc chất đầy bởi tình yêu và ý
nguyện. Đến đây thì Jaspers kiểm thảo, Nhưng sự chắc chắn nầy của Augustine có
thể bị sụp đổ xuống thành một tiền đề trống không, vô nghĩa về sự hữu, hay là
tình yêu chỉ là một khát vọng cho bất cứ cái gì của sự sống; hay là chân lý chỉ
còn là những cái vô nội dung chỉ nói lên được một điều có vẻ chính xác. Vấn
nạn: Nội dung của tính sung mãn nầy là gì? Là Thượng Đế--Augustine trả lời. Tất
cả cuộc sống tình yêu, ý chí sự hữu đều đặt căn tính vào Thượng Đế. Nếu chúng
ta hỏi tiếp rằng, nếu Thượng Đế chỉ là chỉ là một khái niệm vô nghĩa và rỗng
tuếch thì căn tính có ý nghĩa gì không? Đối với Augustine thì God là chân đứng
tối hậu, một giả định căn bản và tiên thiên--nếu không chấp nhận gỉả định về
God thì tất cả cấu trúc của Augustine chỉ còn là một bài thơ dài đầy mê tín và
dị đoan.
Về vấn nạn của Thời:
Thời đối với Augustine là một huyền bí, một cái gì có vẻ như biết mà không nắm
chắc được. Ông quan tâm đến vấn đề nầy thường xuyên và người dầu tiên đạt lên
những nghi vấn, những tiền đề sâu sắc về triết học cho Thời. Ông cho rằng Thời
là một sự khai rộng--và đầu óc con người tự chính nó là sự khai dài của Thời.
Và câu than của ông đã trở thành kinh điển, Vậy thì Thời là chi? Nếu không ai
hỏi tôi, tôi biết; nhưng nếu có ai hỏi đến và tôi phải giải thích cho họ, tôi
không biết. Tôi chỉ suy hỏi đến mà thôi chứ không nói lên điều nào cả. Và Thời
bắt đầu chỉ khi Thượng Đế sáng tạo ra vũ trụ và sự hữu. God không tùy thuộc vào
Thời. Trước khi tạo thế thì không có Thời. Thời chỉ phát xuất từ sáng thế.
Không có cái trước đó. God là một thể trạng ever-present eternity. Vấn nạn về
Thời vẫn là như vậy vì càng hỏi đến, càng suy cứu nó lại càng trở nên khó hiểu.
Chỉ có một điều được khai mở khi vấn nạn về Thời đựơc mang lên: sự chắc mãn về
sự hữu của chính ta và về Thượng Đế.
Nhưng Thượng Đế được
dựng lên từ đâu? Từ thẩm quyền của Thánh kinh Bible và sự phiên giải của nó.
Nền tảng của Bible là sự tiết lậu--chữ viết văn ngữ có được là của Thượng Đế
khai thị. Lý trí con ngườI dừng lại ở một sự chấp nhận đối với thẩm quyền
nầy--mà Augustine gọi là đức tin. Đức tin là điểm cuối cho mọi nghi vấn. Nó là
câu trả lời tối hậu. Lý trí phải được đặt nền tảng trên đức tin--và triết học
là chỉ để khai sáng cho một biện minh về niềm tin nầy mà thôi. Và làm sao tìm
ra tính thực tại cho thế gian nầy và tất cả vấn đề bình nhật của con người và
của lịch sử? Augustine đã dọn sẵn một câu trả lời khác: Giáo hội (La Mã).
Giáo hội là thẩm quyền, thay mặt Chúa hành xử chuyện thế gian thực tế. Giáo hội
và con chiên đến với Chúa qua đức tin trên căn bản ngữ từ của Bible.
2)- Về Thượng Đế
và Chúa: Augustine phát huy tư tưởng của ông thành hai ngả: Về God thì trở nên
một đối thể huyền hoặc và cao siêu; Về Christ thì trở thành chân thực và lộ
diện qua sử tính và nhân thế. God là sự ra đi; Christ là bước chân trở về căn
nhà nhân loại. God là vượt thoát; Christ là vấn thân vào khổ đau với con người
và tội lỗi.
Cái sâu sắc, tuyệt vời
của lịch sử Thiên Chúa giáo Tây phương là sản phẩm Chúa (Christ). Từ St Paul mà
cuộc đờI của Jesus trở nên một ý niệm vĩ đại. Những hình ảnh cụ thể của Chúa
Jesus trên Thánh giá thì điều nầy trở nên thực tại : tội ác cực kỳ của con
người; khái niệm về đau khổ tột cùng trong văn hóa Do Thái; tiếng than của Thần
Đế trong thất bại; sự đau đớn tột cùng cho một nhân thể; biên độ hữu hạn của
khả năng của con người và bản chất vô hạn của tính tự hào của Ngài.
Tại sao các đồ đệ của
Jesus biến Jesus một con người hữu hạn, thành môt Jesus của ý niệm Chúa? Trả
lời : Hình ảnh và huyền thoại của Chúa Jesus giải quyết một đòi hỏi cho con
người: chúng ta muốn một hiện hữu thân xác. Qua thân xác và cuộc đời hữu hạn
của Jesus, Thượng Đế trở nên chân thực va ngôn từ trở thành xác thịt.
3)- Về Tự Do: Đối với
Augustine, Jaspers viết, ý lực là trung tâm của sinh hữu, là chính cuộc đời.
Tuy nhiên, từ trong tự do, kinh nghiệm căn bản vẫn là sự dằng co giữa thực tính
tự do và khả năng ý chí : tôi năng ý nhưng tôi không thể chú ý cái ý lực của
mình. Tôi muốn đi tìm cái gốc nguồn ý lực--vốn nằm ngoài tôi. Vậy thì ý lực,
vốn là của tôi, mà không đến từ tôi. Tôi không thể làm cho tôi yêu ai nếu tôi
không yêu người đó. Tôi là tôi nhưng tôi có thể làm cho tôi sai lầm. Chính ta
phản bội ta là điều thường nghiệm. Cái ta nầy được giao cho tôi --tôi tin nó
nhưng không cậy nó được. Khitôi sinh sản ra cái Ta qua tác hành hay ý chí.
Luận đề nầy là một vấn
nạn quen thuộc trong truyền thống Ấn Độ. Nhưng Ấn Độ có câu trả lời : cái Ta
nầy được trao cho ý thức về ta từ nghiệp quả vốn cấu thành từ muôn vạn kiếp
trước. Từ đó, sinh mệnh là một mệnh lệnh tu tĩnh để giải thoát cái Ta nầy ra
khỏi ý thức về ta để đạt được một thực tính tự do không là Ta. Cả Thiên Chúa
giáo lẫn Ấn giáo và Phật giáo ký thác căn tính tự do vào một cái ngoài Ta--tính
ngoại thân là nguồn cội của ý chí và tự do. Đó là Thượng Đế, hay là nghiệp quả,
hay là gì đó. Cái Ta chỉ là một hiện thân từ một cái không phải là Ta.
Theo Jaspers,
thì Augustine tìm ra một phân định cho tự do khác để bỏ mất cái đẹp, cái độc
lập, cái bi thảm vốn phát huy mạnh từ văn minh Hy Lạp.
Chưa có triết gia nào
trước Augustine quan tâm đến vấn nạn bất thường của tự do, căn tính khả thể tự
nó, hay là nghi vấn về ý nghĩa thực hữu cho tự do. Jaspers nhận xét. Từ
Plotinus và St Paul mà Augustine tìm cho mình một cõi tự do mới : từ Chúa Jesus
như là một Thượng Đế qua thân xác, của Giáo hội như là cơ đồ thế gian của Chúa.
Cái Ta nầy là một nhân cách không bị đánh mất vào cái Một mơ hồ-- mà là một
năng động thực hữu. Tự do, vì thế, là cho Ta trong hướng đi của Giáo hội, của
đức tin cho Chúa cùng vớI suy niệm về Thượng Đế. Tự do, cuối cùng, chỉ là một
phạm trù ý thức về cái Ta hiện thực hóa sự chắc mãn trong tín lý và khai phá
nội tâm để biết cái nào là cái Ta và cái nào là cái không Ta.
4)-Và trong năng động
tâm thức cá nhân, cái quan trọng nhất là tình yêu. Yêu là khao khát cái gì chưa
phải là. Nó là năng lực ý chí.. Nó là khao khát khi muốn chiếm hữu; hạnh phúc
khi đã có; lo sợ khi chiếm hữu bị đe dọa; thảm sầu khi bị mất. Tất cả những gì
con người tác hành, ngay cả tộI ác, cũng chỉ vì tình yêu. Nhưng con người không
thể diệt được tình yêu. Chỉ có cách là thanh lọc và điều hướng năng lực ý chí
nầy. Tình yêu chân thực là tình yêu cho Thượng Đế. Nhưng yêu God là sao, là gì?
Là cái miên viễn, thường trụ, cái thiện. Có thực vậy không? God là một khái
niệm trở nên đối thể của ý thức nay trở thành người yêu chân hữu? Yêu Thượng Đế
là tung đôi ý chí và tự-ngã vào khoảng không? Để đạt được những phạm trù phủ
định: bất tử, không mất mát, không hủy diệt. Có phải đây là một trạng thái tâm
lý gượng gạo của một tín đồ cực đoan sống trong một truyền thống tín
điều?
Augustine, qua
Jaspers, cho rằng tinh hoa của cá nhân là tình yêu. Cái biết về thiện chưa đủ,
hắn phải yêu cái thiện. Nhưng cái thiện ở đâu? Có phải là ở nơi từng hoàn cảnh
thực tại giữa thế gian nầy. Nếu chỉ có caritas (yêu God) mà không yêu thế gian
thì chữ thiện nằm trong khoảng không? Augustine chủ trương tình yêu cho Thượng
Đế như là hướng đi cho mệnh lệnh--vì yêu thế gian là yêu cái vô thường, nó chỉ
là libido, là tình yêu xác thịt.
Cái to tát, vĩ đại của tư tưởng Augustine là khả năng đánh thức chúng ta về những vấn đề lớn cho hiện hữu : của Thượng Đế, của linh hồn, của tuyệt vọng, dằn vặt, tội lỗi, chiêm nghiệm, cô đơn. Từ tín lý tuyệt đối với Giáo hội và Bible qua khái niệm Thượng Đế, Augustine làm cho chúng ta phải giật mình và nghĩ về một phương hướng sinh hữu khác bao gồm những thứ trên. Từ trong nô lệ của tư duy, chúng ta ý thức được ánh sáng tự do trước mặt.
Jaspers viết, Augustine là biểu tượng của Thiên Chúa giáo, qua phái Catholic: Của một phong khí khiêm tốn một cách tự mãn, của tính khắc kỷ nặng tính giác quan, của sự che chụp và xoay ngược liên tục (của đời sống tâm lý)--chạy suốt cả dòng sinh hữu của tôn giáo nầy hơn tất cả các tôn giáo khác.