Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới
Bài Mới Nhất

2. Thời pháp trưa

Wednesday, September 28, 201100:00(View: 13147)
2. Thời pháp trưa

TỨ DIỆU ĐẾ

Geshe Tashi Tsering

Việt dịch: Lozang Ngodrub; Hiệu đính: Lozang Pema

Thời pháp trưa

Buổi thuyết pháp bắt đầu bằng lễ cúng dường Mạn đà la ngắn.

Sáng nay tôi đã giới thiệu ba loại khổ trong chân đế thứ nhất, tức là chân khổ. Chân đế thứ nhì là căn nguyên của khổ. Nói cách khác, những nguyên nhân nào tạo ra những nỗi khổ này. Có hai loại - nguồn gốc của khổ là hành động và nguồn gốc của khổ là phiền não. Nguồn gốc của khổ từ phiền não là những cảm xúc như giận dữ, tham luyến, kiêu hãnh, ganh tỵ - những cảm xúc phiền não tôi đã đề cập đến sáng nay.

 

Căn nguyên của tất cả những điều này là sự chấp ngã hay bám chấp vào con người.

 

Chấp ngã hay chấp người được xem là cội nguồn của mọi nỗi khổ, nguồn gốc của luân hồi. Theo thông lệ, một con ngườihiện hữu, nhưng vấn đề là ta chú tâm vào người đó và cho rằng họ hiện hữu một cách có tự tánh hay thực thụ - nhưng họ không hiện hữu như vậy. Vì thế, sự chấp thủ xem một người hiện hữutự tánh hay thực thụ chính là gốc rễ của kiếp luân hồi, theo Trường Phái Trung Quán Cụ duyên của triết học Phật giáo.

 

Cái gọi là một con ngườihiện hữu. Có một con người, phải không? Mỗi một người trong chúng ta có một cái ‘tôi’. Mỗi người có một cái ‘tôi’. Chúng ta nghĩ về ‘tôi’ hay ‘mình’, ngụ ý là tôi muốn có hạnh phúc. Tôi không muốn khổ. Thế nên có một cái ‘tôi’ và ‘mình’, phải không? Cái ‘tôi’ quả thậthiện hữu, nhưng như tôi nói sáng nay, nó tồn tại dựa vào nhân duyên; vào một bản thể được đặt tên. Vì thế, con người hiện hữu một cách lệ thuộc chứ không tự nó tồn tại hay có tự tánh, đúng không?

 

Thế nhưng điều này đối với chúng ta ra sao? Đôi khi, chúng ta nghĩ rằng “Tôi đang bị hại”, “Tôi đang được trợ giúp”. Khi chúng ta có những ý nghĩ như “Tôi đang bị hại hay nhận sự hỗ trợ”, lúc đó đối với chúng ta, cái ‘tôi’ đang bị hại có vẻ như độc lập, như nó không hề dựa vào những yếu tố khác, mà thật sự hiện hữu riêng biệt. Chúng taấn tượng là cái ‘tôi’ dường như độc lập.

 

Với ấn tượng cái ‘tôi’ có vẻ độc lậphiện hữu riêng biệt, khi ta nghĩ rằng “Tôi đang bị hại”, ta phát tâm sân hận; khi ta nghĩ “Tôi đang được giúp đỡ”, ta phát tâm luyến ái, và khi ta nghĩ những người này không làm hại cũng không giúp ta thì ta dửng dưng với họ. Ta có ấn tượng về cái ‘tôi’ đang trong tình trạng như thế nào, rồi dựa vào đó, ta phát tâm sân hận, luyến ái hay dửng dưng.

 

Chúng ta phải quán chiếu về điều này bằng chính kinh nghiệm riêng của mình, đúng không? Kinh sách Phật phápgiảng giải như thế này, trình bày rất rõ ràng, nhưng ta phải quán chiếu những gì kinh sách dạy có giống kinh nghiệm bản thân của ta hay không.

 

Điều gì đã xảy ra? Ý nghĩ “Mình đang bị hại” khiến sự giận dữ khởi lên. Nhưng việc gì đang diễn ra ở đây? Ta có ấn tượng là cái ‘tôi’ độc lập, đứng riêng rẽ này đang bị tấn công hay bị hại, rồi dựa vào điều này, ta nổi giận. Đó là những gì đang xảy ra. Chúng ta cũng đã có kinh nghiệm về điều này.

 

Thế là đối với ta, cái ‘tôi’ có vẻ như độc lập và riêng rẽ. Nhưng sự thật về cái ‘tôi’ này không phải như vậy. Đối với chúng ta, cái ‘tôi’ có vẻ như không phụ thuộc vào các thành phần, vào nhân duyên, vào một bản thể được đặt tên, mà nó có vẻ như độc lập, tự hiện hữu, hay bằng cách nào đó có thể đứng riêng rẽ một mình. Từ một khía cạnh nào đó, nó có vẻ như thế, nhưng nó không hiện hữu như vậy. Ấn tượng sai lầm này phát xuất từ đâu?

 

Từ vô thủy, chúng ta đã chấp vào cái ‘tôi’, chấp vào ‘bản ngã’, xem nó như không phụ thuộc vào bất cứ cái gì khác. Xem nó như cái gì hoàn toàn độc lập. Sự chấp thủ bẩm sinh này tồn tại trong giòng tâm thức của chúng ta. Ta có khuynh hướng bẩm sinh chấp vào cái ‘tôi’ như vậy, điều này tạo cho chúng ta một ấn tượng sai lầm về chính mình. Đây là cái ta gọi là chấp ‘ngã’.

 

Tâm chấp ngã bẩm sinh giữ vai trò chính trong việc tạo ra những cảm xúc phiền não khác như sân hận, luyến ái, kiêu hãnh v.v… Rồi với sự ảnh hưởng của những cảm xúc phiền não này, ta trộm cắp, giết người hay gian dâm. Tóm lại, ta tạo những hành vi bất thiện bằng thân và ngữ của mình. Tâm chấp ngã bẩm sinh là nguồn gốc dẫn đến những phiền não khác, chúng khiến ta tạo những hành động bất chánh nào đó. Sau khi ta đã tạo một hành vi bất thiện, một chủng tử (hạt giống) của hành vi này lưu lại trong tâm ta.

 

Hoạt động tinh thần hiện diện trong lúc một hành động diễn ra được gọi là nghiệp, hành động.

 

Quý vị đã hiểu chưa? Tâm chấp ngã bẩm sinh giữ vai trò chính trong việc tạo ra những cảm xúc phiền não khác như sân hận, luyến ái, kiêu mạn và những cảm xúc tương tự. Ví dụ, khi nghĩ rằng ta đang bị hại thì ta nổi giận. Khi nghĩ rằng ta đang được giúp đỡ thì ta khởi tâm luyến ái. Khi nghĩ rằng người này không giúp cũng không hại mình thì ta dửng dưng với họ. Dưới sự ảnh hưởng của một trong những tâm trạng này mà ta tạo ra hành động. Ta tích lũy một hành vi, lưu lại một chủng tử trong tâm thức mình. Đây là cách nghiệp được tích lũy.

 

Chư Phật nói đây là cách chúng ta tích lũy nghiệp. Đây là giải thích của đức Phật.

 

Chữ nghiệp hay hành động thật sự đề cập đến trạng thái của tâm khi một hành động đang xảy ra. Tiềm năng lưu lại trong tâm thức được gọi là chủng tử. Trong những ý nghĩa tương tự, đây là một chủng tử nghiệp hay một hạt giống của hành động. Nó chính là nguồn gốc của khổ, nguồn gốc thật sự.

 

Chúng ta đang nói về những căn nguyên của khổ, tựu chung gồm có hai loại. Có những nguồn gốc là hành động và những nguồn gốc là cảm xúc phiền não. Căn nguyên hay nền tảng của toàn bộ quá trình nằm trong tâm chấp ngã bẩm sinh. Đây là gốc rễ của tất cả những cảm xúc phiền não, tạo ra những cảm xúc tiêu cực như sân hận, luyến ái, dửng dưng. Những yếu tố này, tâm chấp ngã bẩm sinh và các cảm xúc phiền não, là những căn nguyên của khổ, chúng là những phiền muộn. Dưới sự ảnh hưởng của chúng, ta tạo ra những hành động nào đó. Những hành động này, cùng với các chủng tử hay tiềm năng mà chúng lưu lại trong tâm thức, là căn nguyên của khổ, chúng là hành động hay nghiệp. Vì thế, nghiệp và phiền não là hai nguồn gốc của khổ. Như thế có rõ ràng không?

 

Nếu như chú tâm quán sát, quý vị sẽ thấy mỗi khi quý vị tạo ra một hành vi tiêu cực bằng thân và ngữ của mình, hành động này diễn ra cùng lúc với ý nghĩ về ‘mình’ hay ‘tôi’, phải không? Ý nghĩ về ‘mình’ hay ‘tôi’ lúc nào cũng hiện diện khi một hành động nào đang diễn ra. Thế nhưng chúng ta không nên lầm nghĩ rằng người đó, cái ‘tôi’ đó là sự chấp ngã. Người đó không nên nghĩ là “Mình thật tệ hại”. Chúng ta không nên nghĩ rằng, bởi vì ‘tôi’ là một con người, tôi thiếu tự chủ và tôi bất lực khi đối diện với phiền não và hành động, chúng đã điều khiển tôi. Thật sự thì tâm chấp thủ bẩm sinh điều khiển cả một quá trình, chính nó điều khiển ta. Vì vậy, đừng lầm nghĩ rằng cái ‘tôi’ tương đương với ngã chấp. Cái ‘tôi’ bị tâm chấp ngã bẩm sinh này điều khiển. Rõ ràng chứ?

 

Một thính chúng: Thưa Thầy rất rõ.

 

Thầy: Chắn chắn không?

 

Vấn: Vậy thì cái ‘tôi’ là ai?

Đáp: Ví dụ, bạn là bạn. Mỗi một người là ‘tôi’, những người khác là ‘họ’. Tôi không phải là như thế, tôi không có tự chủ. Điều xấu là những vọng tưởng phiền não bẩm sinh bắt nguồn từ trong căn nguyên của cả quá trình. Nhiều người nghĩ, “Mình thật là xấu”, “Tôi thế này, tôi thế kia”- đây là một sai lầm lớn.

 

con người với trí thông minh, chúng ta tự nhiên có những ý nghĩ như, “Mình tệ quá”, hay người kia xấu, người này tệ. Nhưng đã đến lúc chúng ta thẩm định lại lối suy nghĩ như vậy, xác định lại những suy luận này. Tôi không phải là người xấu. Những người khác không xấu. Quý vị hiểu không?

 

Dù quý vị nói về mình hay người khác cũng vậy thôi. Tôi, cũng như những người khác, không xấu. Chúng ta thay đổi. Ngay cả nếu thoạt đầu ta là người tốt, ta có thể đổi thành xấu. Nếu lúc đầu ta là người xấu, ta có thể thay đổi thành tốt. Sự thay đổi này xảy ra như thế nào? Đó là do những gì xảy ra trong nội tâm của quý vị, đúng không? Và cái gì tạo ra sự thay đổi trong tâm? Đó là những trạng thái của tâm mà tôi đã đề cập trước đây, chúng đến và đi. Chúng là những gì bấm nút tắt hay mở. Quý vị hiểu không?

 

Kẻ thù thật sự trong tất cả mọi việc là những tâm thái tiêu cực. Chúng tạo ra đau khổ cho ta. Chúng là kẻ địch. Những tâm thái tích cực mang đến hạnh phúc - chúng là bạn ta. Những người bạn và kẻ thù đích thật của ta là trạng thái tích cựctiêu cực của tâm. Chúng hiện hữu ngay trong tâm ta.

 

Phiền não là nguồn gốc của khổ và chúng khiến ta tích lũy hành động, lưu lại một chủng tử trong tâm ta, nó tạo ra nỗi khổ mà ta sẽ nếm trải. Nguyên nhân chính tạo ra khổ được tìm thấy ngay trong giòng tâm thức của ta. Đó là chủng tử lưu lại từ những hành nghiệp dưới sự khống chế của phiền não.

 

Chúng ta cần phải hiểu rõ ý niệm về những nguyên nhân chính. Kinh nghiệm về khổ là một nghiệp quả, và như tất cả các quả khác, dĩ nhiên nó cần có một nhân chính yếu để tạo ra nó. Tất cả mọi quả phải có nhân chính để quả có thể phát khởi. Thí dụ tương tự tôi thường dùng để giải thích điều này là một cái bàn gỗ. Cái bàn gỗ đúng là một kết quả, phải không? Vậy thì, để có một cái bàn gỗ, bạn phải có gỗ. Bạn không thể làm một cái bàn gỗ mà không có gỗ, đúng không? Gỗ là nhân chính của cái bàn gỗ. Những dụng cụ bạn xử dụng, người làm cái bàn, những yếu tố này cũng là nhân của cái bàn. Nhưng cái nhân thật sự, cái nhân chính yếu của cái bàn chính là gỗ.

 

Tương tự như vậy, khi ta nói về nỗi khổ, thí dụ như về mặt tinh thần, vấn đề tình cảm, hay đau khổ về thân xác như bệnh hoạn. Tất cả những nỗi khổ này được nhóm lên từ những duyên khác nhau. Có thể là quý vị không cẩn thận quan tâm đến sức khoẻ của mình hay giao du với những thành phần bất hảo v.v… Rất nhiều yếu tố khác nhau có thể góp phần trong việc này. Nhưng cái nhân chính tạo ra nỗi khổ này là một chủng tử trong tâm thức của quý vị.

 

Nếu quý vị không có những chủng tử khổ trong tâm thức của mình thì dù người khác làm gì hay làm thế nào đi nữa, họ cũng không thể khiến quý vị khổ được. Đó là quan điểm của Phật giáo. Đây là cách lý luận theo Phật giáo.

 

Tôi đã đưa ra giải thích này. Chúng ta cần phải quán chiếu điều này, thật sự chiêm nghiệm nó và đi đến một kết luận cho chính mình. Chỉ lắng nghe thôi thì không hữu ích lắm.

 

Đây là cách ta nói về sự phát sinh của khổ. Cái ta gọi là khổ không do tình trạng bên ngoài hay sự vật chung quanh ta tạo ra. Nó là một cái gì phát khởi sau một quá trình dài, qua đó tâm ta bị thấm nhiễm tiềm năng mang đến kinh nghiệm khổ. Tiềm năng này, gọi là chủng tử, gặp gỡ những duyên nào đó, mang đến sự kết trái và ta cảm nghiệm nỗi khổ. Đây là cách mà khổ phát sinh.

 

Thế thì dù đó là khổ tâm, dưới dạng vấn đề tình cảm hay bệnh tâm thần, hay khổ thân và bệnh hoạn, quý vị không nên buồn rầu. Lời khuyên của đức Phật là hãy cố gắng tịnh hóa chúng. Quý vị đừng lo lắng, hãy vui lên. Quý vị có hiểu không?

 

Như tôi đã nói, nếu ta buồn rầu thì chẳng có ích lợi gì, đúng không? Nếu ta có thể làm gì được thì hãy làm. Thí dụ, nếu quý vị cần đi nhà thương để chữa bệnh thì hãy làm như vậy. Hay nếu quý vị đã làm điều gì sai quấy đưa đến tình trạng hiện thời, quý vị phải tự mình suy nghĩ. Nghĩ về những gì mình làm sai và hành động khác đi. Nghĩ xem quý vị có thể làm được gì để cứu vãn tình thế hay không. Nếu quý vị không thể làm được gì nữa thì hãy quên nó đi, để nó sang một bên. Hãy vui lên, thế nhé?

 

Nếu quý vị bị bệnh trầm kha và có thể chạy chữa được thì hãy lo chữa bệnh. Nếu như quý vị không thể chữa trị được nữa thì quý vị chết với một tâm trạng an lạc không phải là tốt lắm hay sao? “Ừ, thôi thì có lẽ mình sẽ chết.” Như vậy không tốt sao?

 

Lúc lâm chung, mẹ của Miffi mỉm cười. Lạ lùng chưa! Tôi rất hài lòng, tôi nghĩ bà cụ qua đời với một nụ cười thì thật rất tốt.

 

Thường ngày, bà cụ là một người rất tử tế. Bà có một tinh thần rất lạc quan và bà làm hết sức mình để giúp đỡ mọi người. Bà luôn luôn giúp mọi người, làm bất cứ việc gì cho họ. Bà không cải tiến trung tâm Phật giáo nhiều lắm, nhưng bà luôn luôn giúp đỡ người khác. Bà luôn luôn nghĩ về những gì bà có thể làm cho người khác và bà chết vì ung thư, một căn bệnh tai hại. Bà cụ qua đời với một nụ cười trên mặt. Tôi nghĩ thật là tốt.

 

Miffi là một điều hành viên khá hơn mẹ cô ấy, đúng không? Nhưng tôi không biết cô ấy có từ tâm hay trí tuệ tốt như mẹ cô ấy hay không. Tôi hy vọng là vậy.

 

Bất kể nỗi khổ nào xảy ra cho quý vị, dĩ nhiên phải có một hoàn cảnh bên ngoài đóng góp trong đó. Có thể quý vị khổ vì bị ai đó nói lời cay độc. Tất nhiên là có hoàn cảnh bên ngoài, người nào nói lời cay độc, làm nhóm lên sự đau khổ. Nhưng một nửa, 50% của sự kiện này là vì quý vị có sẵn cái nhân chính yếu của nỗi khổ đó tiềm ẩn trong tâm mình, vì thế quý vị không nên chỉ tay vào người khác và đổ lỗi cho họ. Đúng không?

 

Điều quý vị cần làm là nỗ lực tìm phương pháp nào đó để loại trừ những nhân chính của nỗi khổ tồn tại trong chính mình. Đó là điều quý vị cần làm. Đó là trọng tâm của vấn đề.

 

Những việc này không phải dễ thực hiện. Nhưng chúng ta cố gắng, chúng tacon người, với trí thông minh đặc biệt, đúng không? Còn như chó, mèo và những con thú tương tựa, chúng chỉ ngồi đó, chúng đang làm gì đây? Mèo và chó là thú vật, chúng không có trí thông minh. Chúng tatrí thông minh. Nếu chỉ có thức ăn và áo mặc, như vậy đã đủ hay chưa? Chưa đủ, ta cần làm một cái gì đó, phải không? Đó là điều thiết yếu. Vì thế, xin mọi người tự bảo trọng. Tiếng Anh của tôi có khá không? Quý vị hiểu chứ?

 

Thính chúng: Dạ hiểu.

 

Thầy: Cảm ơn quý vị.

 

Đó là giới thiệu sơ lược về cách khổ phát sinh và nguyên nhân của khổ. Điều này đưa đến câu hỏi - liệu một người có thể hoàn toàn loại trừ mọi nỗi khổ hay không? Được, quý vị có thể làm được, bởi vì ta sẽ trở về vấn đề căn nguyên của khổ là gì – đó là tâm chấp ngã bẩm sinh mà ta đã đề cập đến. Nếu tâm chấp ngã bẩm sinh là cội nguồn của khổ, điều này có nghĩa là nếu quý vị diệt trừ nó, quý vị có thể loại trừ những nỗi khổ bắt nguồn từ nó. Vì thế quý vị có thể loại bỏ mọi khổ đau bằng cách diệt trừ gốc rễ của nó, đó là tâm chấp ngã bẩm sinh.

 

Tôi có nói rằng tâm chấp ngã bẩm sinh này hiểu lầm cái ‘Tôi’ và ‘mình’. Thế thì quý vị có thể loại trừ bản năng này không? Được, quý vị có thể làm được, vì nó là một tâm thức sai lầm. Vì là một tâm thức sai lầm nên ta có thể vượt qua nó. Theo Phật pháp, đây là điều chứng minh quý vị có thể từ bỏ đau khổđạt được giải thoát. Chúng ta có bằng chứng, quý vị hiểu chứ?

 

Tiến trình lý luận hay chứng minh, dẫn về cội nguồn của vấn đề, đó là tâm chấp ngã bẩm sinh. Vì thế, sự hoàn toàn loại trừ ngã chấp xảy ra qua chân diệt. Trong Phật pháp, chúng ta nói về một người đã đạt được chân diệt, người đã hoàn toàn tiêu diệt tâm chấp ngã bẩm sinh.

 

Thế thì làm sao quý vị đạt được chân diệt? Làm thế nào quý vị đạt được chân diệt của tâm chấp ngã bẩm sinh? Quý vị phải loại trừ ngã chấp; ngã chấp là một tâm thức, phải không? Ngã chấp bẩm sinh hiểu lầm đối tượng, cái ‘tôi’. Nó bám chấp vào cái ‘tôi’ hay hiểu lầm cái ‘tôi’. Vì thế, bằng cách phát triển kiến thức chính xác hay hữu hiệu để đối kháng lại hiểu biết sai lầm của ngã chấp bẩm sinh, ta loại trừ được ngã chấp. Điều này có rõ hay không? Bằng cách phát triển kiến thức chính xác về đối tượng mà tâm ngã chấp bẩm sinh hiểu lầm, quý vị đề kháng lại sự hiểu lầm này. Quý vị sẽ loại trừ được tâm chấp ngã bẩm sinh.

 

Một thí dụ đơn giản là vì sự bám chấp vào tự ngã hay con người, nên ta cho rằng người đó hiện hữu với tự tánh, mặc dù người đó không hề hiện hữu như vậy. Vì thế, quý vị phải nhận thức được trạng huống đối ngược. Quý vị phải nhận thức rằng người đó không hề hiện hữu với tự tánh. Sự nhận thức rằng một người không tồn tại với tự tánh làm tổn hại tâm chấp ngã vẫn cho rằng một người hiện hữu với tự tánh. Đó là phương cách diệt trừ ngã chấp. Quý vị hiểu không?

 

Điều này giống như người nào lẫn lộn một thứ kim loại nào đó là vàng, đúng không? Nó không phải là vàng, nó chỉ là một thứ kim loại nào đó thôi, nhưng họ nghĩ, “Ồ, đây là vàng.” Thế thì làm sao quý vị vượt qua sự hiểu lầm này, sự sai lầm cho rằng đây là vàng? Trước tiên, quý vị phải thông hiểu tường tận tính chất của vàng, phải không? Một khi quý vị đã thấu hiểu tính chất của vàng, quý vị sẽ biết được sự khác biệt giữa vàng và các kim loại khác, đúng không? Và rồi quý vị có thể gạt bỏ được sự bám chấp sai lầm cho rằng một chất không phải là vàng chính là vàng.

 

Tôi không biết phân biệt giữa vàng và những kim loại khác. Giống như một người thiếu kiến thức về vàng, thí dụ vậy. Tôi chỉ cho chúng ta một thí dụ. Tôi không biết sự khác biệt giữa các kim loại này, nhưng có thể quý vị lại biết.

 

Quý vị có thể vượt qua tâm bám chấp bẩm sinh về tự ngã và con người bằng cách phát triển sự hiểu biết đúng đắn về bản chất của tự ngã, tựa như quý vị có thể hết lầm một kim loại nguyên nào đó là vàng. Thế thì quý vị có thể vượt qua sự bám chấp cho rằng tự ngã tồn tại với tự tánh, bằng cách nhận thức rằng tự ngã không hề hiện hữu với tự tánh. Trên căn bản, đây là những gì ta cần làm, nhận thức rằng tự ngã không hề tồn tại với tự tánh.

 

 Đây là điều các Phật tử đề cập đến, khi họ dùng chữ ‘tánh Không’. Cho dù nó liên quan tới con người hay những hiện tượng nào khác. Sự vắng mặt của sự hiện hữutự tánhtánh Không.

 

 Thế thì chúng ta phải nỗ lực để chứng ngộ tánh Không, phải không? Chúng ta phải cố gắng, nhận thức và làm thế nào để chứng minh rằng sự vật không tồn tại với tự tánh, nhận diện những nguyên do vì sao con người không hiện hữu với tự tánh. Ta phải quán chiếu vì sao ở mức độ bẩm sinh, ta lại cho rằng mình tồn tại với tự tánh. Quý vị sẽ nhận ra rằng đó là vì ảnh hưởng của ngã chấp bạm sinh, nhưng chúng ta không chấp nhận nó trên phương diện tri thức, nếu quý vị thử nghĩ về điều này. Hay nếu ai đó hỏi quý vị, “Bạn có tồn tại với tự tánh không?” Có lẽ quý vị sẽ trả lời, “Không, tôi không tồn tại như vậy.”

 

 Người nào đã từng học hỏi chút ít, khi được hỏi câu tương tự, sẽ nói, “Không, tôi không tồn tại với tự tánh.” Số đông có lẽ sẽ nói, “Tôi không biết.”. Nhưng trên phương diện tri thức, ta không chấp nhận ý tưởng là ta hiện hữu với tự tánh. Vì vậy tuy tâm chấp ngã bẩm sinh của ta xem sự vật hiện hữutự tánh, nhưng không có nghĩa là ta phải đồng tình với việc này, đúng không? Đồng thời, khi quý vị không chấp nhận sự hiện hữutự tánh của sự vật trên phương diện tri thức thì điều này vẫn không vượt thắng được bản năng ngã chấp bản nhiên. Nhưng đó là việc của trạng thái bản nhiên này, nó có thể cho một vật là sự thật, nhưng ta không cần phải đồng tình với nó.

 

 Như tôi nói, “Thế thì việc gì sẽ xảy ra nếu ta chứng ngộ tánh Không?” Làm thế nào ta có thể thực hiện được điều này? Không dễ, phải không? Trước tiên, ta phải nhận thức rằng ta không hiện hữu với tự tánh, các hiện tượng khác không hề hiện hữu với tự tánh. Khi ta đã ý thức được điều này, ta cần phải trở nên quen thuộc với nó. Ta phải hành thiền. Đây là thời điểm mà việc hành thiền trở nên quan trọng hàng đầu. Khi ta đã phát triển một kiến thức đúng đắn rằng sự vật thiếu sự tồn tạitự tánh, thì có thể cho rằng ta đã có trí huệ. Rồi ta cần phải thiền quán về đề mục này, để ngày càng thêm quen thuộc với nó. Khi ta trở nên quen thuộc với đề mục, dần dần, ta sẽ phát triển định tâm. Rồi ta phát triển trí huệ. Tuy nhiên, ngay cả sau khi ta đã phát triển sự kết hợp của định và huệ đặt trọng tâm trên tánh Không, ta vẫn cần phải tiếp tục trở nên quen thuộc với sự nhận thức này hơn nữa.

 

 Đó là một phần. Hay có thể nói đó là một cánh. Chim cần có hai cánh để bay, phải không? Tương tự như vậy, trong Phật giáo, chúng ta cần loại kiến thức này, hay trí huệ về tánh Không. Chúng ta cũng cần một phần nội quán khác. Cái cánh kia có thể được gọi là quyết tâm để được tự do. Đôi khi nó còn được gọi là tâm xả ly. Nó là sự vượt thắng tâm bám chấp vào vòng luân hồi mà tôi đã đề cập đến sáng nay. Thí dụ như, quán chiếu một cách sâu sắc về ba loại khổbản chất của luân hồi để vượt qua sự bám chấp vào nó. Với sự phát triển lòng quyết tâm thoát ly kiếp luân hồi, cùng với trí huệ chứng ngộ tánh Không, quý vị có thể trở thành một vị A la hán. Nếu quý vị tu theo con đường Tiểu thừa và sát nhập hai yếu tố này lại, quý vị sẽ trở thành một A la hán.

 

 Nếu ta không ngừng lại ở quyết tâm thoát khỏi luân hồi mà còn tìm cầu sự hỗ trợ của bồ đề tâm, nếu ta phát nguyện ước muốn đạt thành Phật quả vì lợi ích của tất cả chúng sanh và sát nhập yếu tố này cùng với sự chứng ngộ tánh Không thì ta sẽ đạt được quả vị Phật. Bằng cách phát triển những yếu tố tu tập này, quý vị sẽ trở thành một vị Phật.

 

 Tôi vừa đề cập đến hai yếu tố hỗ trợ. Ta có lòng quyết tâm thoát ly luân hồibồ đề tâm. Khi lòng quyết tâm thoát ly luân hồi phát khởi bất dụng công, quý vị đạt được một con đường. Khi bồ đề tâm phát khởi bất dụng công, quý vị đạt được con đường Đại thừa. Nói chi tiết hơn, quý vị đạt được con đường Tích Lũy của Đại thừa.

 

 Ngay cả khi quý vị đã bước vào con đường Tích Lũy của Đại thừa, quý vị vẫn chưa đạt được định và huệ chú trọng vào tánh Không. Quý vị cần tu tập thêm nữa để đạt được hai yếu tố này. Khi quý vị đã hoàn tất những hành trì này, quý vị tiến bước vào con đường Chuẩn Bị của Đại thừa.

 

 Mặc dù quý vị đã nhận thức được tánh Không ở thời điểm này, quý vị vẫn cần phải thiền quán về tánh Không rất nhiều. Quý vị ngày càng trở nên quen thuộc với nhận thức về tánh Không hơn, cho đến khi quý vị có được thực chứng về tánh Không.

 

 Giống như ngay lúc này, thị giác của chúng ta, nhãn thức trong mắt ta nhận ra màu sắc của bông hoa. Nếu muốn nhớ lại vật gì ở nhà, ta không thể dùng tri giác nhận thức nó trong lúc ta đang ở đây. Ta chỉ có thể hình dung ra nó bằng một hình tư tưởng hay một hình ảnh chung chung, đúng không? Thế thì khi quý vị ở trên con đường Tích Lũy và Chuẩn Bị của Đại thừa, sự nhận thức về tánh Không của quý vị được thực hiện bằng hình tư tưởng này hay một hình ảnh chung chung. Nhưng nếu quý vị quen thuộc với cách nhận thức này, dần dần, quý vị sẽ trực nhận được nó bằng tri giác. Khi quý vị đạt được con đường Thấy (Kiến đạo) trong Đại thừa, quý vị trực nhận được tánh Không mà không cần dựa vào một hình tư tưởng về tánh Không. Quý vị cảm nhận được nó.

 

 Quý vị có thể đi đến giai đoạn này. Khi quý vị đến thời điểm này, tâm chấp ngã bẩm sinh nằm trong gốc rễ của phiền não (mà phiền não là cội nguồn của khổ và luân hồi), không thể tiếp tục tồn tại nữa, vì sự thực chứng tánh Không đóng vai trò đối kháng trực tiếp với nó. Vì thế, một khi quý vị đã phát triển sự chứng ngộ tánh Không, ngã chấp bẩm sinh không thể tồn tại trong giòng tâm thức của quý vị nữa. 

 

 Ta có thí dụ hay trường hợp tương đương nào cho điều này? Hãy cho rằng chánh điện này rất lạnh và quý vị vặn máy sưởi lên thật cao. Nhiệt độ sẽ ấm dần và một lát sau, khí lạnh không còn trong chánh điện nữa. Cũng như thế, sự thực chứng vô ngã và tâm chấp ngã giống như khí nóng và khí lạnh.

 

 Khi chúng ta bắt đầu dùng từ ngữ như kiến thức chứng ngộ vô ngã, ta có thể có những ý tưởng sai lầm. Chúng ta đến đây để nói về vô ngã, nghĩa là không có một bản ngã. Nhưng đây chính là một sự sai lầm. Ta phải phân biệt giữa một bản ngã tồn tại và một loại bản ngã không hề tồn tại. Trên thực tế, chính các kinh văn Phật giáo cũng có sự phận biệt này. Vì vậy, ta cần phải biết sự khác biệt giữa loại bản ngã hiện hữu và loại không hiện hữu.

 

 Nói chung, con người hiện hữu. Ý của tôi là, con người là một cách khác để nói về bản thể, đúng không? Có một người, có một cái ‘tôi’, nhưng người đó không tồn tại với tự tánh. Thế thì một con người tồn tại với tự tánh là một bản ngã không hề hiện hữu. Một bản ngã không hề tồn tại là gì? Đó là bản ngãtự tánh. Nó không hề tồn tại. Thế thì ta có hai loại bản ngã - một loại thì hiện hữu và một loại thì không.

 

 Đây là một điểm quan trọng cần nêu ra, nếu không một số người lại bắt đầu nghĩ rằng, “Ồ, vậy nghĩa là ở một thời điểm nào đó, cái ngã sẽ không còn nữa”, và họ cho ý tưởng về sự vô ngã này là một điều không chấp nhận được. Một vài đệ tử của tôi đã bày tỏ điều này. Nhưng họ có ý tưởng này vì ngay từ đầu, ý nghĩa vô ngã là gì không được trình bày rõ ràng với họ. Vì vậy điều thiết yếu là có sự phân biệt giữa một bản ngã hiện hữubản ngã không hề có mặt.

 

 Chúng ta nói đến đâu rồi? Chúng ta đang nói về một người thực chứng được tánh Không. Sự thực chứng này là một sự đề kháng trực tiếp với ngã chấp và những chủng tử nó lưu lại. Thế nên khi quý vị phát triển sự chứng ngộ tánh Không, quý vị có chân đạo. Đó là khi chân đạo bắt đầu.

 

 Phật pháp nói về quy y Tam Bảo. Đây là một phần của nhị bảo, Pháp bảo. Đúng ra, trong Phật pháp, Pháp bảo quan trọng nhất. Chính Pháp bảo mang đến cho chúng ta sự nương tựa hay bảo toàn. Tại sao như thế? Bởi vì Pháp tách lìa chúng ta ra khỏi đau khổchủng tử khổ. Pháp đóng vai trò của sự đối kháng trực tiếp với nguyên nhân tạo khổ và những chủng tử chúng lưu lại. Vì thế, Pháp bảo vệ chúng ta và cho chúng ta sự nương tựa.

 

 Pháp giống như y dược. Khi quý vị bị bệnh, cái gì trừ khử được bệnh tật và giúp quý vị phục hồi sức khoẻ? Đó là thuốc men, phải không? Phật là người giảng dạy quy y là gì. Phật giới thiệu các phương phápchúng ta áp dụng để thành tựu quy y. Phật không ban cho chúng ta sự nương tựa này. Ngay cả nếu một vị Phật đến ngôi chùa này và chúng ta cầu xin, “Xin Ngài hãy bảo vệ chúng con khỏi sự đau khổ.”, Phật sẽ khuyến khích chúng ta học hỏi về giáo huấn của ngài. Phật sẽ nói, “Các con hãy học hỏi đi”. Ngài dạy về tánh Không. Ngài sẽ không cầm tay quý vị và đưa quý vị đến một nơi nào đó. Quý vị hiểu không?

 

 Thế nên về phần mình, quý vị cần phải làm một cái gì đó. Nếu chỉ ngồi đó chờ một cái gì đến bảo vệ mình thì quả là một sai lầm. Quý vị sẽ chờ rất lâu. Quý vị sẽ bị bỏ rơi ở đằng sau.

 

 Nếu một vị Phật có thể giúp chúng ta rời xa mọi đau khổ, hãy thử nghĩ về điều này xem, một vị Phật đã diệt trừ hết mọi che chướng; đã hoàn tất những gì vị ấy cần làm cho chính mình. Điều duy nhất còn lại là cúu độ chúng sanh. Phật không ngừng hóa độ lợi tha. Nếu có thể giúp chúng ta xa rời đau khổ thì việc này chắn chắc đã được thực hiện. Chư Phật sẽ không bao giờ bỏ rơi chúng ta ở đằng sau nếu các ngài có thể làm được điều này.

 

 Đây là việc bất khả thi. Vì vậy ta cần làm một cái gì đó. Thời điểm tốt nhất là lúc này, khi chúng tacon người, đúng không? Vì thế, điều cần thiếtchúng ta bắt đầu nỗ lực, phải không? Chấm dứt những gì xấu xa trong mọi lúc thì tốt hơn.Vì vậy chúng ta cần làm một cái gì đó trong kiếp này.

 

 Nếu ta có sự hiểu biết rằng trong Phật pháp, sự nương tựa nằm trong Pháp bảo, hành trì quy y của chúng ta sẽ rất tốt đẹp. Nếu chúng ta không hiểu điều này, khiếm khuyết điểm này, sự quy y của chúng ta chỉ là đầu môi chót lưỡi. Ta sẽ không có sự nương tựa thực thụ. Sự quy y của chúng ta chỉ là đầu môi chót lưỡi – nó sẽ không bảo vệ được chúng ta.

 

 Xin lỗi, cách nói chuyện của tôi hơi bất lịch sự, phải không?

 

 Nếu quý vị muốn tôi nói thẳng thắn, thiếu nhã nhặn, thì nó là như vậy. Nếu quý vị muốn tôi nói thật lòng thì nó là như thế đó.

 

 Điều quan trọng là chúng ta hiểu những điểm này trong Phật pháp. Vô cùng quan trọng.

 

 Với sự thực chứng tánh Không, chúng ta có một sự đối kháng trực diện với ngã chấpphiền não. Chính vào thời điểm này, chúng ta bắt đầu từ bỏ chúng. Thế rồi trong khoảng thời gian sau đó, ta đạt được chân diệt.

 

 Có nhiều chân diệt ta có thể đạt được, bởi vì những che chướng như phiền não thì có rất nhiều loại. Một số vô cùng vi tế, những loại khác thô trọng hơn. Đúng ra cảm thọ phiền não thì vô hạn. Chúng ta phải loại bỏ chúng theo từng giai đoạn, bắt đầu với những loại thô trọng nhất và dần dần loại bỏ những loại vi tế hơn. Trên thực tế, trên con đường thiền định của Đại thừa, có thập địachúng ta phải đi qua. Từ dưới lên đến địa thứ tám, chúng ta hoàn toàn chỉ chú trọng vào sự loại trừ phiền não và những chủng tử chúng lưu lại. Quý vị trải qua những giai đoạn khác nhau, đi từ một địa này sang địa kế tiếp, áp dụng sự đối kháng trực tiếp vào một cấp độ của phiền nãođạt được chân diệt của cấp độ này sau đó. Khi quý vị đạt được bát địa, quý vị đạt được chân diệt. Ở thời điểm này, tất cả những cảm thọ phiền não, bất ngoại lệ, đã được từ bỏ.

 

 Lên đến bát địa, quý vị đã loại bỏ tất cả phiền não cùng những chủng tử của chúng. Nhưng quý vị vẫn còn những che chướng về tri thức. Phiền não có thể lưu lại những dấu vết trong tâm thức – đôi khi được gọi là ấn tượng. Thế nên ngay cả khi chúng ta đã từ bỏ phiền não và những chủng tử của chúng, những dấu vết này vẫn còn lưu lại. Đây là sở tri chướng. Chúng được loại bỏ khi chúng ta đạt được cửu địa, thập địa và địa cuối cùng của một vị Phật.

 

 Thế thì những dấu vết khác nhau do phiền não lưu lại thuộc về ba cấp độ. Những dấu vết hay ấn tượng này là những sở tri chướng được loại bỏ khi ta đạt được cửu địa, thập địa và địa của một vị Phật. Một khi quý vị đạt được địa của Phật quả này, quý vị đã từ bỏ được tất cả che chướng không ngoại lệ.

 

 Khi thành tựu Phật quả, quý vị đạt được nhiều phẩm chất tốt đẹp. Thí dụ, khả năng biến ra vô lượng hóa thân. Chúng sanh hữu tình thì vô lượng. Nhưng nếu cần thiết, mỗi vị Phật có thể gởi hai hóa thân đến cho mỗi một chúng sanh. Quý vị thành tựu khả năng này và nhiều phẩm chất tốt đẹp khác. Nói đơn giản, tóm lược là, khi trở thành một vị Phật, quý vị phát triển khả năng đáp ứng nhu cầu của chúng sanh trong cùng một lúc và bất dụng công.

 

 Khi thành tựu Phật quả, chúng ta thành tựu được bốn thân Phật. Đôi khi, chúng ta chỉ nói về hai thân Phật. Hai thân Phật là Chân thân (tức Pháp thân) và Báo thân. Bốn thân Phật chỉ phân chia mỗi thân nói trên ra hai. Hai Chân thân – thân Trí Huệ Siêu ViệtTinh Túy thân. Báo thân được chia ra làm thân Đại LạcHóa thân.

 

 Trên căn bản, báo thân nói đến đến sắc tướng mà quý vị chọn lựa để làm lợi lạc tha nhân. Chân thân đề cập đến chứng ngộ viên mãn và xả ly viên mãn mà quý vị có được vào thời điểm đó. Đây là bốn thân Phật, hai thân Phật.

 

 Phương pháp quý vị hành trì Tứ Diệu Đế để thành Phật là như vậy đó.

 

 Vấn (1): Khi ta chứng ngộ tánh Không, ta có đồng thời ngộ được bản tánh của tâm không?

 Đáp: Có, câu hỏi hay - bởi vì quý vị phải chứng ngộ bản tánh của vạn pháp.

 

 Vấn (1a): Ta thực chứng không chỉ tánh Không của sự vật, mà còn thực chứng được cái gì thanh tịnh vượt lên trên sự vật đó nữa?

 Đáp: Ý tưởng này đến từ đâu? Những từ ngữ mà quý vị dùng, quý vị nghe ở đâu?

 

 Vấn (1a): Từ nhiều truyền thống.

 Đáp: Nói rõ hơn là truyền thống nào? Được rồi, không sao. Chúng ta không chỉ nói về sự thanh tịnh tự nhiên mà còn đề cập tới sự thanh tịnh bất định nữa. Sự thanh tịnh tự nhiên nói về sự thậttâm không hề hiện hữu với tự tánh, không thật sự tồn tại. Sự bất tịnh của hiện hữu cố nhiên chưa bao giờ chạm được tâm này - sự thanh tịnh tự nhiên. Đây là cái mà mọi hiện tượng đều sở hữu, một sự thanh tịnh tự nhiên.

 

 Sự thanh tịnh bất định là điều tôi đề cập ở đây, những điều làm mờ tối và ngăn che tâm thức, làm cho tâm bất tịnhô nhiễm. Đây là những

điều ta phải từ bỏ.

 

 Vấn (1b): Vậy trạng thái của sự vật có phải là sự tồn tại rốt ráo hay không?

 Đáp: Điểm thiết yếu là ta nên nói thêm về bản tính rốt ráo của sự vật. Khi ta nói về bản tính rốt ráo này, điều quan trọng là có sự phân biệt bằng cách nói rằng ở đây, chúng ta không chỉ nói về bất cứ bản tính nào, mà đang đề cập đến bản tính rốt ráo của sự vật, đó là sự thanh tịnh tự nhiên này. Thế thì đây là sự thật rốt ráo của mọi hiện tượng, sự thanh tịnh tự nhiên, bản tánh tối hậu. Nó được gọi là sự thanh tịnh tự nhiên.

 

 Để thành tựu sự thanh tịnh vô nhiễm, thoát khỏi mọi ô trược bất định, quý vị phải thực chứng được sự thanh tịnh tự nhiên. Qua sự quen thuộc với tâm chứng ngộ sự thanh tịnh tự nhiên, dần dần, những ô trược bất định được tịnh hóa và quý vị thành tựu sự thanh tịnh vô nhiễm, thoát khỏi mọi ô trược bất định.

 

 Khi bàn luận về Tứ Diệu Đế, tôi đã nói đến hai chân đế đầu và cách hai chân đế dẫn dắt ta vào vòng luân hồi ra sao. Chúng ta đã nói về căn nguyên của khổ, về nghiệp và những cảm xúc phiền nãonguyên nhân tạo ra khổ như thế nào. Quá trình mà căn nguyên của khổ dẫn đến khổ là một quá trình ta cần phải thấu hiểu. Ta muốn biết rõ điều gì là nguyên nhân tạo khổ. Chúng ta phải nhận diện những nguyên nhân của khổ là gì, để có thể từ bỏ chúng.

 

 Rồi hai chân đế còn lại là chân diệt và chân đạo. Chân diệt chính yếu là sự chấm dứt của sự chấp ngã, nó là nền tảng, nguyên nhân chính của khổ. Ta có chân diệt và cũng có chân đạo để giúp ta thành tựu được chân diệt. Dĩ nhiên chân đạo cốt yếu được truy nguyên đến sự chứng ngộ tánh Không, hay như một vị Phật tử đã nói, là sự thực chứng bản tính tối hậu, rốt ráo của sự vật. Vậy nên ta phải chứng ngộ tánh Khôngquen thuộc với thực chứng này. Qua sự hành trì này, ta phát triển được chân đạo, dẫn đến chân diệt.

 

 Một khi đã chứng ngộ tánh Không bằng trực giác, ta sẽ tiến dần trên thập địa. Khi đã lên đến cấp độ này thì không có sự thối lui nữa. Ta sẽ tiếp tục cải thiện. Thế là nhờ cách này mà ta trải nghiệm sự từ bỏ các cấp độ che chướng, cho đến khi ta trở thành một vị Phật. Tiến trình là như vậy.

 

 Chứng ngộ tánh Không là nguồn gốc của sự giải thoát bằng tâm thức. Trong khi đó căn nguyên của luân hồi là tâm chấp ngã bẩm sinh. Chúng ta phải hiểu nguồn gốc của luân hồigiải thoát là gì, vì điều này rất quan trọng.

 

 Ta thường nên hành trì điều gì? Điều tối quan trọng là chúng ta nên áp dụng lòng từ bi, đồng thời quán chiếu về nó.

 

 Chúng ta nên dụng công để tiến đến những cấp độ thành tựu càng cao càng tốt. Một điều cũng quan trọng là chúng ta quy y Tam bảo. Quy y Phật bảo nghĩa là cầu xin Phật bảo giảng dạy cho ta về quy y và trong mọi lúc, nhận thức được rằng sự nương tựa thật sự chính là Pháp bảo. Pháp bảo là những gì tôi đã nói với quý vị hôm nay, đúng không?

 

 Quy y Pháp bảo là nỗ lực phát huy Phật pháp trong chính mình để thành tựu Pháp. Nói ngắn gọn là quý vị hãy cầu mong rằng mọi thiện hạnh mà mình tạo ra trong 24 tiếng, ngày lẫn đêm, sẽ là nhân giúp cho quý vị thành tựu chân đạo và chân diệt. Đây là quy y Pháp. Đó là tất cả những gì tôi muốn nói.

 

 Vấn (2): Có những phương pháp hành trì hay thiền quán nào ta có thể áp dụng để nuôi dưỡng tâm bình đẳng rộng lớn hơn đối với tha nhân không?

 Đáp: Có các CD về đề tài này ở trung tâm Langri Tangpa. Trong đó có giải thích tâm bình đẳng là gì và tất cả các phương pháp chúng ta dùng để phát triển nó. Tốt nhất là quý vị nên tìm nghe những CD này, bởi vì tôi đã giải thích rất cặn kẽ trong đó. Tôi nghĩ như vậy thì tốt hơn, bởi vì nếu tôi nói một cách ngắn gọn ở đây thì sẽ không có lợi lạc cho lắm. Nói ít quá cũng không tốt, vì điều này cần phải giải thích dài dòng hơn một chút. Vì vậy tốt nhất là quý vị nên nghe CD về đề tài này.

 

 Vấn (3): Người Tây phươngvấn đề gì lớn nhất trong việc hành trì Phật pháp?

 Đáp: Vấn đề lớn nhất mà người Tây phương có, có lẽ cũng là vấn đềmọi người đều có, đó là tâm ngã ái hay tâm vị kỷ, không thể buông bỏ tầm quan trọng quý vị dành cho chính mình mà bỏ mặc tha nhân, khuynh hướng xem trọng mình hơn người khác.

 

 Tuy nói thế, nhưng tôi nghĩ rằng người Tây phương có thể có tâm ngã ái mạnh mẽ hơn, vì quý vị đặt tầm quan trọng quá cao vào mục tiêusở thích của quý vị, nên điều này tăng cường thêm thực lực của tâm ngã ái.

 

 Tôi nghĩ lý do của điều này là khi chúng ta đến tuổi 17 hay 18, chúng ta bắt đầu nghĩ rằng cách suy nghĩ của mình quan trọng hơn cách suy nghĩ của cha mẹ mình. Đây là lý do. Đúng không? Chúng ta xem trọng quan điểm của mình hơn là quan điểm của cha mẹ mình.

 

 Có lẽ những điều này, như tâm ngã ái và trân quý chính mình đến độ bỏ bê người khác, cộng thêm sự bám chấp vào những lạc thú trong cõi luân hồi, sẽ tạo ra những vấn đề.

 

 Nếu quý vị muốn nói đến sự nhận thức về một nhóm như thế này, nói chung thì người Tây phương dễ phát triển trí huệ hay kiến thức hơn. Quý vị có một căn bản học vấn xuất sắc. Quý vị có một nền giáo dục tốt ngay từ nhỏ. Quý vị có một nền tảng căn bản xuất sắc nên quý vị dễ triển trí tuệ hơn. Nhưng vì vậy mà quý vị cũng có một sự kiêu hãnh lớn lao. Đây là một vấn đề.

 

 Vấn (3a): Geshe la đã nói về cách loại trừ sự bám chấp vào bản ngã giả dối hiện đang tồn tại là phát triển sự trực nhận bản ngã này không hề tồn tại theo tự tánh. Nói cách khác là phát triển nhận thức rằng không hề có một bản ngã hiện hữu cố nhiên. Thầy đã dùng thí dụ một người khờ dại xem một thứ kim loại nào đó là vàng, nói rằng cách loại bỏ ý tưởng Tương tự như thế, trong việc vượt thắng tâm chấp thủ rằng một bản ngãtự tánh, vai trò của sự thực chứng rằng bản ngã chỉ hiện hữu bằng sự định danh là gì? Hay nói một cách khác, liệu ta có thể thật sự trực nhận ra bản ngã hiện hữu bằng sự định danh trước khi ta trực nhận rằng không hề có một bản ngã tồn tại cố nhiên hay không?

 Đáp: Trước hết, bản ngã tồn tại bằng sự định danh mà quý vị đang nói đến, cái tôi này chỉ tồn tại bằng sự quy gán của khái niệm mà thôi. Nói chung, để nhận thức được rằng sự vật chỉ được đặt tên qua khái niệm, không đòi hỏi quý vị trước tiên phải nhận thức rằng chúng không có sự hiện hữutự tánh. Vì vậy, nói một cách khác, chỉ vì quý vị nhận thức được rằng một sự vật nào đó chỉ là sự quy gán bằng khái niệm, không có nghĩa là quý vị đã nhận thức được sự hiện hữutự tánh không hề tồn tại. Thế nên quý vị sẽ thấy rằng trong trường hợp chỉ vì quý vị trực nhận rằng cái ngã chính là sự định danh bằng khái niệm, không nhất thiết nghĩa là quý vị đã chứng ngộ nó không hề tồn tại với tự tánh.

 

 Tại sao vậy? Thực chứng rằng bản ngã chỉ hiện hữu qua sự định danh thì dễ dàng hơn. Tại sao điều này lại dễ dàng hơn? Thực chứng được bản ngã chỉ đơn thuần được đặt tên hay định danh thì dễ dàng hơn, bởi vì định nghĩa của một con người là 'tôi' hay 'mình', được quy gán lên một hợp thể của bốn hay năm uẩn (được tất cả các trường phái Phật giáo chấp nhận), nhưng chứng ngộ rằng các hiện tượng khác hay các uẩn chỉ hiện hữu bằng sự định danh thì khó hơn.

 

 Thí dụ một vườn hoa. Nhận thức rằng vườn hoa là sự hiện hữu qua định danh thì dễ dàng hơn. Khi quý vị có hoa, bụi cây và cây cối trồng chung với nhau thì khá dễ hiểu là vườn hoa được đơn thuần quy gán lên một nơi như vậy. Thế thì nhận thức được rằng những vật thể thô thiển, thí dụ như vườn hoa, chỉ hiện hữu bằng sự định danh, sẽ dễ dàng hơn. Nói một cách khác, quý vị không nhất thiết phải chứng ngộ tánh Không để nhận thức được là sự vật chỉ được định danh bằng khái niệm thôi.

 

 Đúng ra, dựa trên sự thực chứng rằng sự vật chỉ tồn tại qua sự định danh mà quý vị đi đến sự chứng ngộ tánh Không. Nói một cách khác, quý vị dùng sự thực chứng rằng sự vật chỉ hiện hữu bằng sự định danh để chứng ngộ một sự hiện hữu vô tự tánh.

 

 Vấn (4): Đối với một thiền sinh vừa bắt đầu thực tập thì phương pháp thiền nào là đơn giản nhất?

 Đáp: Khi nói về việc khởi sự hành thiền, quý vị nên nhận thức là có những điều thích hợp với tâm thức của một số người, nhưng lại không phù hợp với những người khác. Điều này cần được cân nhắc. Tuy nhiên, như tôi đã khuyên, hành trì chính của chúng ta nên là sự phát triển tâm từ ái và bi mẫn. Trọng tâm thật sự của việc hành trì của chúng ta nên là sự khai triển lòng từ bi.

 

 Thế thì làm chúng ta bắt đầu thiền quán về tâm từ bi như thế nào? Việc này bắt đầu từ sự trưởng dưỡng tâm bình đẳng. Điều này đơn giảnchúng ta phải khởi đầu bằng việc quán chiếu về bản tánh của chúng sanh, nghĩ về hiện trạng của họ. Muốn phát triển tâm từ bi thì ta cần nghĩ đến hoàn cảnh của chúng sanh đó. Cũng như một đạo hữu đã nêu câu hỏi trước đây, chúng ta bắt đầu bằng sự trưởng dưỡng tâm bình đẳng. Đây là sự khởi đầu của việc hành thiền.

 

 Vấn (5): Thế thì là một Phật tử, có phải Geshe la muốn nhắn nhủ rằng điều quan trọng là ta phải phối hợp, hay quân bình hành trì về trí huệ chứng ngộ tánh Khônglòng bi mẫn hay không?

 Đáp: Đúng như thế. Tôi sẽ nói như vậy. Hành trì chính yếu của chúng tanuôi dưỡng tâm từ bi. Ta thực hành điều này bằng cách trưởng dưỡng tâm bình đẳng và luôn ghi nhớ mục đích của sự hành trì này là để ta thành tựu dược Phật quảlợi lạc của tất cả chúng sanh.

 

 Thế thì bắt đầu một thời thiền, khi quý vị phát khởi động lực đúng đắn, hãy quán về tánh Không, tánh Không của hành động, của chủ thể và mục đích. Chúng ta quán về sự trưởng dưỡng lòng từ bi không có tự tánh, về chủ thể, ta là một thiền giả không có tự tánh, cũng như tất cả chúng sanh vì họ mà ta hành thiền, và thành tựu mà ta mong đạt được, tức Phật quả, đều không có tự tánh. Tất cả những điều này nương tựa nhau mà hiện hữu. Vì vậy, chúng có thể thành tựu. Thế thì khi chúng ta bắt đầu một thời thiền, để phát khởi động lực đúng đắn, ta quán sát về tánh Không của đối tượng, chủ thể và mục đích. Bằng cách này, ta thấm nhuần thời thiền sau đó bằng sự thấu hiểu về tánh Không. Thế thì hành trì chính của chúng talòng từ bi. Cách phát triển tâm từ bi là trưởng dưỡng tâm bình đẳng, và chúng ta quán về tánh Không để làm động lực của mình ở đầu thời thiền. Như thế nhé.

 

 Sự hiện hữu dựa trên những nhân duyên khác tương phản với sự tồn tạitự tánh. Nếu một sự vật nào đó hiện hữu dựa trên các nhân duyên khác thì nó không thể hiện hữu bằng tự tánh. Nếu một sự vật hiện hữutự tánh thì nó không thể hiện hữu dựa vào những nhân duyên khác. Đây là hai trạng thái hoàn toàn tách biệt nhau. Vì thế, nếu quý vị suy nghĩ theo cách này thì quý vị sẽ nhận ra rằng quý vị tự động hiểu được tánh Không. Nếu quý vị học hỏi thêm chút nữa thì rất tốt.

 

 Tôi nghĩ nên dừng lại ở đây, vì đã hết giờ rồi. Mọi việc đều tốt đẹp chứ? Đây là một chánh điện tốt đẹp và thoáng mát. Tôi rất may mắn được đến đây để nói chuyện với quý Phật tử và trình bày với quý vị bài pháp đầu tiên đức Phật đã thuyết, đó là Tứ Diệu Đế. Tôi rất vui vì có cơ hội này. Mọi việc rất tốt, xin cảm ơn.

 

 Thế thì, khi trì tụng những lời phát nguyện, ta cũng nên nhớ rằng ngôi tự viện đẹp đẽ này, tuy khung cảnh rất đẹp, nhưng không có nhiều chư tăng ni. Người Việt Nam có vẻ không can đảm lắm để dấn thân vào đời xuất gia, tôi chỉ nói đùa thôi. Thế thì chúng ta sẽ đọc kinh phát nguyện, mong rằng kế hoạch xây dựng một ngôi chùa mới sẽ tiến triển tốt đẹp, và mong rằng nơi này rồi sẽ có mặt nhiều chư tăng ni. Thế thôi, đó là tất cả những gì tôi muốn nói, hy vọng mọi việc tiến triển tốt đẹp về phương diện này. Xin cảm ơn.

 

 (Thời kinh hồi hướng bắt đầu...)

Send comment
Off
Telex
VNI
Your Name
Your email address
(View: 170)
Hễ nói đến Giáo pháp của đức Phật, chúng takhông thể không nói đến pháp Duyên khởi hay nguyên lý Duyên khởi (Pratìtyasamutpàsa).
(View: 250)
Trong giáo lý của Đức Phật về duyên khởi(Paticca-samuppāda), vòng luân hồi của sinh tử, gọi là samsara, được mô tả như một quá trình
(View: 295)
Bài giảng hôm nay nói về luật Nghiệp Báo. Nhiều người không sinh ra trong gia đình Phật Giáo, nhưng đã tìm học về Phật Giáo nhờ nghe luật Nghiệp Báo;
(View: 234)
Ở đời có người quan niệm rằng, mình sống làm người, sau khi chết mình cũng sẽ tái sinh làm người ở một cõi nào đó, thậm chí có người còn nghĩ mình về sống dưới suối vàng.
(View: 335)
Từ vô ngã bùng nổ thành ngã, và rồi từ ngã bùng nổ giác ngộ trở về lại vô ngã. Cái “big bang Phật Giáo” này xảy ra trong từng sátna.
(View: 430)
Trong nhận thức của quốc vương Koravya, cũng như nhận thức của nhiều người, một người từ bỏ cuộc sống...
(View: 360)
Trong bài này sẽ nói về năm pháp: danh, tướng, phân biệt, chánh trí, như như, từ Kinh Nhập Lăng Già (Đại chánh tân tu Đại tạng kinh,
(View: 470)
Hổm nay chúng ta đã tìm hiểu bài Đại kinh Rừng Sừng Bò, sáu vị thánh nhân trình bày hình ảnh lý tưởng của vị tỳ kheo trí tuệ và đức hạnh,
(View: 439)
Các học giả tranh luận liệu những lời dạy của Đức Phật được lưu giữ trong kinh điển Pāli có thể được coi là triết học hay không,
(View: 703)
Ở đời không ai mong cầu giải thoát khi đang ở trong lầu son hạnh phúc. Người ta chỉ muốn được giải thoát khi bị nhốt trong hoàn cảnh bi đát nào đó.
(View: 517)
Chúng sinh tuy bình đẳng nhưng căn tính bất đồng. Bình đẳng trên chân lý không phải là mọi người ngang hàng bằng nhau.
(View: 557)
Đạo Phật là đạo giác ngộ, có nguồn gốc từ Ấn Độ, do Thái tử Tất Đạt Đa Cồ Đàm (Siddhārtha Gautama) hình thành và sáng lập.
(View: 498)
Hồi đó, khi Đức Phật cùng với Tăng đoàn du hóa tại nước Xá-vệ thì có rất nhiều người trẻ đã phát tâm đi tu. Tôn giả A-nan được giao trách nhiệm...
(View: 652)
Trí Tuệ Bát Nhã, thần thông quảng đại, nhận thức được thực tướng của vạn Pháp. Trí Tuệ (wisdom) bao gồm cả kiến thức bác học, kiến giác, chứng nghiệm, tâm lý, tâm linh...
(View: 581)
Tôi xin dùng lý luận khoa học cùng triết lý nhân văn để giải thích những điều tâm linh của Phật Giáo.
(View: 943)
Hình ảnh Thầy Minh Tuệ xuất hiện trên các mạng xã hội y hệt như một trận bão truyền thông, làm dâng tràn những cảm xúcsuy tưởng.
(View: 602)
Hôm nay chúng ta bắt đầu nghiên cứu chương thứ hai, bàn về những sự thực hành kham khổ, tức là các phương pháp đầu đà.
(View: 602)
Như Lai được định nghĩa trực tiếp ba lần trong Kinh Kim Cương bát nhã ba la mật. Ba lần ấy được nói đến theo thứ tự như sau:
(View: 691)
Kinh Lăng-già tên gọi đầy đủ là Thể Nhập Chánh PhápLăng-già, cuối chương १० सगाथकम्। (10-sagāthakam), biên tập bởi Nanjō Bunyū 南條文雄 (laṅkāvatāra sūtra, kyoto, 1923)
(View: 832)
Bước đầu tiên để bước vào con đường Phật giáoquy y Tam Bảo, và viên ngọc đầu tiên trong ba viên ngọc mà chúng ta tiếp cận để quy yĐức Phật, Đấng Giác Ngộ.
(View: 759)
Đạo Phật là đạo của bi trí dũng. Đạo của trí tuệ, của chánh biến tri, và chánh tri kiến chứ không phải không thấy mà tin tưởng mù quáng.
(View: 639)
Phân biệt phước đức và công đứccần thiết cho việc học và hành đạo Phật.
(View: 653)
Sơ quả hay Tu-đà-hoàn là quả vị Thánh đầu tiên mà người Phật tử có thể chứng đạt ngay hiện đời.
(View: 678)
Cuộc đời và công việc của Bồ tát được nói trong phần cuối đoạn Đồng tử Thiện Tài gặp đức Di Lặc.
(View: 780)
Trong khi các tín ngưỡng về nghiệp và tái sinhphổ biến vào thời của Đức Phật,
(View: 925)
Đây là ba phạm trù nghĩa lý đặc trưng để bảo chứng nhận diện ra những lời dạy của đức Đạo sư một cách chính xác mà không
(View: 923)
Đi vào Pháp giới Hoa nghiêmđi vào bằng bồ đề tâm thanh tịnh và được cụ thể hóa bằng nguyện và hạnh.
(View: 664)
Nhị đế là từ được qui kết từ các Thánh đế (āryasatayā) qua nhân quả Khổ-Tập gọi là Tục đế
(View: 775)
Quí vị không giữ giới luật có thể không làm hại người khác, nhưng thương tổn tự tánh cuả chính mình.
(View: 862)
Lầu các của Đức Di Lặc tượng trưng cho toàn bộ pháp giới của Phật Tỳ Lô Giá Na; lầu các ấy có tên là Tỳ Lô Giá Na Đại Trang Nghiêm.
(View: 1022)
Trong kinh Duy Thức thuộc tạng kinh phát triển, để chỉ cho sự huân tập thành khối nghiệp lực (A Lại Da Thức và Mạc Na Thức,)
(View: 844)
Tín ngưỡng Dược Sư với đại diệnthế giới Lưu ly nằm ở phương Đông mà nó tương tự với các cõi Tịnh độ khác, đều dùng việc
(View: 936)
Hai câu hỏi hiện lên trong đầu tôi khi nghĩ về giáo lý vô thường liên quan đến cuộc đời tôi.
(View: 1134)
Lôgic học là một ngành học có mục đích xác định các quy tắc vận hành của tư duy để tìm kiếm sự thực.
(View: 1004)
Trong quá trình hình thành và phát triển xã hội, con người luôn khát khao tìm cầu hạnh phúc, thỏa mãn nhu cầu về vật chấttinh thần.
(View: 1016)
Tuệ là trí tuệ tức cái biết, thức là nhận thức cũng là cái biết. Cả hai đều là cái biết nhưng có đặc điểm khác nhau.
(View: 1147)
Khái niệm Niết-bàn vốn thành hình cách đây hơn 2500 năm. Các học giả và các triết gia khác nhau
(View: 1329)
Ở trên là hai câu đầu trong bài kệ Lục Tổ Huệ Năng khai thị nhân bài kệ của thiền sư Ngọa Luân. Câu chuyện được thuật lại trong Pháp Bảo Đàn Kinh, phẩm Cơ Duyên thứ 7.
(View: 1479)
Chữ “Tăng đoàn” là một thuật ngữ tiếng Phạn, có nghĩa là “cộng đồng” và được sử dụng chủ yếu để chỉ những tín đồ đã xuất gia của Đức Phật,
(View: 1477)
Tóm tắt: Phật giáotôn giáo được biết đến như một hệ thống triết học mang đậm chất tư duy, trí tuệ cùng giá trị đạo đức cao.
(View: 1347)
Mỗi người hiểu về nghiệp theo mỗi kiểu khác nhau tùy vào nhận thức và trải nghiệm bản thân, nhưng phần lớn vẫn chịu ảnh hưởng của cách hiểu trong dân gian về khái niệm của từ này.
(View: 1226)
Từ ngàn xưa cho đến thời điểm xã hội phát triển mạnh mẽ về mọi mặt như hiện nay, mặc dù nền văn minh có bước tiến bộ vượt bậc
(View: 1214)
iáo lý Duyên khởi được xem như chiếc chìa khóa mở ra kho tàng pháp bảo Phật giáo, vì có thể giải quyết những vấn đề của khổ đau, cả sự sanh ra hay chết đi của con người.
(View: 1201)
Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh tập thứ 14. Kinh văn số 550 gồm 12 quyển. Chữ Hán từ trang 865 đến trang 894, gồm tất cả 29 trang.
(View: 1350)
Những nhu cầu của con người sinh học thì giản dị, khi đói chỉ mong được ăn, khi khát mong được uống, khi mệt mong được nằm,
(View: 1318)
Khi thân thể tiều tụy chỉ còn da bọc xương, những khổ thọ chết người đều đã trải qua,
(View: 1533)
Trong quá trình thuyết giáo của đức Phật, những lời dạy của Ngài không được lưu giữ dưới dạng văn bản chữ viết
(View: 1201)
Nhân ngày húy nhật của Hòa thượng Thích Trí Thủ, một trong những vị tông sư hoằng truyền luật học Phật giáo thời cận đại,
(View: 1107)
Hành giả tu hành muốn mau đạt đến kết quả như mình mong muốn thì, điều kiện tiên quyết trước hết là chúng ta cần phải chọn lựa pháp môn nào cho thích hợp với căn cơ của mình
(View: 1231)
Trọng tâm của triết học Phật giáohọc thuyết nổi tiếng về tính không - rằng tất cả chúng sinhhiện tượng đều trống rỗng về bản chất hay bản chất cố hữu.
(View: 1418)
Vô phân biệt được nói đến nhiều lần trong Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật.
(View: 1240)
Theo lý Duyên Khởi của đạo Phật, tất cả vạn hữu vũ trụ được hình thành do yếu tố hòa hiệp của nhơn duyên và sẽ đi đến phân ly do duyên tan rã.
(View: 1253)
Cuộc chiến đấu mới–Sau khi Đức Phật nhập diệt, hình bóng của ngài vẫn hiện ra trong hàng thế kỷ trong một hang động–một hình bóng rất lớn
(View: 1382)
Như Nietzsche khuyên răn chúng ta hãy lại bắt đầu học làm mới bằng cách để ý đến những việc ‘tầm thường’ và sự vận hành của ‘thân’ để xác định
(View: 1358)
Tôi nghĩ là làm một việc có lý khi bác bỏ tuyên bố của Nietzsche rằng đạo Phật là một dạng của ‘thuyết hư vô thụ động,’ rằng đạo Phật truyền dạy
(View: 1363)
Đặt vấn đề có phải đạo Phật là một dạng của ‘Chủ thuyết hư vô thụ động’ có nghĩa là đặt vấn đề liệu summum bonum[1] của đạo Phật,
(View: 1409)
Dù có nhiều tác phẩm đa dạng về Phật học thích dụng ở Châu Âu thời kỳ trước Nietzsche,
(View: 1455)
Nhân ngày húy nhật của Hòa thượng Thích Trí Thủ, một trong những vị tông sư hoằng truyền luật học Phật giáo thời cận đại,
(View: 1433)
Hành giả tu hành muốn mau đạt đến kết quả như mình mong muốn thì, điều kiện tiên quyết trước hết là chúng ta cần phải chọn lựa pháp môn nào
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant