Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới
Bài Mới Nhất

09. Các tông phái Phật Giáo tại Việt Nam

09 Tháng Mười 201100:00(Xem: 11821)
09. Các tông phái Phật Giáo tại Việt Nam

CÁC BÀI
HỌC PHẬT
PHÚC TRUNG Huỳnh Ái Tông

Phần 1: ĐẠI CƯƠNG

Các tông phái Phật Giáo tại Việt Nam

I.- Dẫn nhập:

Chúng ta đã biết xưa kia Phật giáo từ Ấn Ðộ truyền thẳng sang Việt Nam; có thể, một số tông phái cũng được truyền sang Việt Nam nhưng không được truyền bá sâu rộng, dần dần bị thất truyền. Các tông phái Phật giáo Trung Hoa truyền sang Việt Nam, có lẽ cũng gần giống như vậy, riêng về Thiền Tông, Tịnh Ðộ Tông, Mật Tông vẫn còn được truyền thừa. Có thể nói, tại Việt Nam có những nét đặc thù, nên có những tông phái phát sinh tại Việt Nam, những tông phái này cả Ấn Ðộ lẫn Trung Hoa đều không có, chúng ta lần lượt tìm hiểu từng tông phái chính tại Việt Nam.

II.- Các tông phái chính:

1- Thiền Tông: Tổ Bồ Ðề Ðạt Ma là vị Tổ thứ 28 truyền thừa từ đệ nhất Tổ Ca Diếp, từ Ấn Ðộ sang Trung Hoa hoằng dương chánh pháp, Ngài trở thành đệ nhất Tổ Thiền Tông Trung Hoa. Nhiều thiền sư đã sang Việt Nam truyền bá thiền tông, trong số đó có Tỳ Ni Ða Lưu Chi, đệ tử của đệ tam Tổ Tăng Xán sang Việt Nam năm 520, thành lập phái thiền Tỳ Ni Ða Lưu Chi, đệ tử của đệ cửu Tổ Bá Trượng Hoài HảiVô Ngôn Thông sang Việt Nam năm 820, thành lập phái thiền Vô Ngôn Thông, đệ tử của thiền sư Tuyết Ðậu Minh Giám (980-1052) thuộc phái Văn Môn, là ngài Thảo Ðường bị bắt làm tù binh khi vua Lý Thánh Tôn chinh phạt Chiêm đem về Thăng Long năm 1069, sau đó phát hiện ngài là thiền sư liền được thả ra, ngài đã thành lập phái Thiền Thảo Ðường và vua đã phong ngài làm Thảo Ðường Quốc Sư. Các phái thiền trên đều thất truyền.

Hậu bán thế kỷ thứ 17, có ngài Nguyên Thiều thuộc dòng Lâm Tế đời thứ 33, từ Trung Hoa sang Ðồng Nai rồi lần ra Bình Ðịnh, Huế truyền bá Thiền Tông. Tiền bán thế kỷ thứ 18, có ngài Liễu Quán Thiệt Diệu đệ tử của ngài Tử Dung Minh Hoằng cũng thuộc dòng Lâm Tế truyền thừa do nguồn gốc của hai vị Thiền Sư này, có hai bài kệ truyền thừa, theo đó có thể biết được vị nào thuộc đời thứ mấy của dòng Lâm Tế.

Ngày nay ở nước ngoài, có thiền sư Nhất Hạnh rất nổi tiếng không những trong cộng-đồng người Việt ở hải ngoại mà cả ở người ngoại quốc nữa, thiền sư Nhất Hạnh có du học ở Mỹ, vào thập niên 60 thiền sư lập dòng tu "Tiếp Hiện". Ngài là giám đốc Trường Thanh Niên Phụng Sự Xã Hội, thuộc viện Ðại Học Vạn Hạnh, về địa hạt văn học nghệ thuật Ngài còn được biết như một nhà văn lớn, những hoạt động chống chiến tranh của Thiền sư và cho một nền hòa bình ở Việt Nam đã được nhà lãnh tụ da đen của Mỹ, Martin Luther king, Jr. đề nghị giải Nobel về Hoà Bình, thiền của ngài thuộc Như Lai Thiền.

Ở trong nước có thiền sư Thanh Từ, trước ngài ở trong đoàn Như Lai sứ giả của Giáo Hội tăng già Nam Việt, cùng với ngài Huyền Vi đi thuyết pháp khắp lục tỉnh. Sau này thiền sư Thanh Từ chuyên giảng dạy về thiền. Ngài lập ra những tu viện Chơn Không, Thường Chiếu, Linh Chiếu... Thiền của Ngài có khuynh hướng Tổ sư Thiền. Cả hai vị thiền sư Nhất Hạnh và Thanh Từ, thập niên 50 và 60 đều có ở chùa Ấn Quang, và có am thất ở vùng Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng.

2- Tịnh Ðộ Tông: Là một tông phái lấy pháp môn niệm danh hiệu A Di Ðà, để cầu được vãng sanh về Tây Phương Cực Lạc do Ðức Phật A Di Ðà là Giáo Chủ, tông này lấy Kinh Vô Lượng Thọ, Quán Vô Lượng Thọ, và Tiểu Bản A Di Ðà làm căn bản.

Ngài Tuệ Viễn (334-416) là đệ nhất Tổ Tịnh Ðộ Tông Trung Hoa, tại Lư Sơn ngài dựng chùa Ðông Lâm và trụ trỉ ròng rã 30 năm không hề xuống núi, nơi đây ngài lập ra hội Niệm Phật gọi là Bạch Liên Xã, có 123 người, trong đó có 18 vị gọi là "Ðông Lâm Thập Bát Hiền".

Những vị Tổ Tịnh Ðộ Tông Trung Hoa lần lượt được tôn vị như sau: 1) Tuệ Viễn, 2) Thiện Ðạo, 3) Thừa Viễn, 4) Phát Chiếu, 5) Thiếu Khương, 6) Diên Thọ, 7) Tỉnh Thường, 8) Châu Hoằng, 9) Ngẩu Ích, 10) Hành Sách, 11) Tỉnh Am, 12) Triệt Ngộ, 13) Ấn Quang.

Ở miền Nam, có cư sĩ Minh-Trí thành lập "Tịnh Ðộ Cư Sĩ Phật Hội Việt Nam", tổ đình đặt tại Minh Hưng Tự số 101 đường Lý Chiêu Hoàng, quận 6, thành phố Sài gòn, xây cất năm 1934. Hội này chọn phương pháp Phước Huệ song tu lấy pháp môn niệm Phật làm căn bản, mỗi chùa thuộc hội đều có một phòng thuốc Nam để hốt thuốc chữa bệnh miễn phí cho đồng bào. Ngài Minh Trí được tôn xưng là Giáo chủ Tịnh Ðộ Cư Sỉ Phật Hội Việt Nam.

Ông Ðoàn Trung Còn, một dịch giả Phật Học nổi tiếng trong nhiều thập kỷ qua. Năm 1955, chư Hòa Thượng Chơn Mỹ trụ trì chùa Giác Hải Phú Lâm Chợ Lớn, Hòa Thượng Chơn Minh, trụ trì chùa Giác Chơn, Chợ Lớn cùng ông Lý Trung Hiếu, Đốc công, Sở Công Chánh Sàigòn đã thành lập Giáo Hội Tịnh Độ Tông Việt Nam, trụ sở đặt tại chùa Giác Hải, sau dời về Liên Tông Tự, 145 đường Ðề Thám, quận I, thành phố Sàigòn, Vào thập niên 60, ông Đoàn Trung Còn xuất gia, trở thành tu sĩ, pháp danh Hồng Tại, ông giữ chức vụ Trị sự trưởng của Giáo Hội nầy, ông đã viên tịch năm 1988.

Các chùa thuộc hệ phái Non Bồng của Hòa Thượng Thích Thiện Phước, ở tổ đình Linh Sơn Cổ Tự trên núi Dinh, gần Thị Trấn Bà Rịa, cũng thuộc giáo hội Tịnh Ðộ Tông này, Hòa Thượng Thiện Phước đã viên tịch năm 1986, nay do ni sư Huệ Giác thống lãnh Tăng, Ni của gần 50 ngôi chùa khắp Miền Nam và Nam Trung Phần. Tông môn này thực hành rốt ráo theo pháp môn Niệm Phật. Ngoài những thời công phu, chấp tác, vào 11 giờ đêm đều dành riêng một thời niệm Phật A Di Ðà. Riêng Nhất Nguyên Bửu Tự ở Xã Vĩnh Phú (Lái Thiêu), huyện Thuận An, tỉnh Sông Bé, hàng năm đều có tổ chức Khóa Bá Nhật Niệm Phật (100 ngày đêm liên tục niệm Phật). Từ năm 1964 bắt đầu tổ chức khóa Niệm Phật này, khai kinh vào đêm mồng 7 tháng 8 và hoàn kinh vào đêm 16 rạng ngày 17 tháng 11, nhằm ngày vía Ðức A Di Ðà Phật. Bất cứ ai cũng có thể đến đây niệm Phật 1 thời (2 giờ), một buổi, một ngày, nhiều ngày hay cả khóa, việc ăn ở do chùa cung cấp, phật tử chỉ có chuyên dùng thì giờ niệm Phật mà thôi. Mỗi năm phật tử Biên Hòa, Bình Dương, Tân An, Mỹ Tho, Gò Công, Bến Tre, Vĩnh Long, Long Xuyên... đều về đây tham gia khóa Niệm Phật, người ta thường nói "cửa chùa rộng mở", đặc biệt chùa này không có cánh cửa để đóng hay mở.

Quan Âm tu viện, ở phường Bửu Hòa (gần Cầu Hang, Biên Hòa), thành phố Biên Hòa, tỉnh Ðồng Nai, do ni sư Huệ Giác làm viện chủ, Phật tử đi hành hương, viếng chùa, nhằm giờ thọ trai, đều được dọn một phần ăn như phần thọ trai của chư Tăng Ni ở chùa, những năm khó khăn về thực phẩm, chùa vẫn giữ được nề nếp nầy, mặc dù Tăng Ni sáng cháo, trưa cơm, chiều cháo.

Tịnh Độ Tông ngày nay có lẽ hệ phái Non Bồng, là một hệ phái lớn nhất có nhiều chùa từ miền Tây, miền Đông và miền Trung Việt Nam.

3- Mật Tông: Là một tông phái đặc biệt, do ba vị đại học giả của Mật giáoThiện Vô Úy, Kim Cương Trí, và Bất Không đem Mật giáo từ Ấn Ðộ truyền sang Trung Hoa gọi là Mật Tông, y vào giáo lý bí mật của Kinh Ðại Nhật, Kinh Kim Cương Ðính gọi là Mật Tông hay Chơn Ngôn Tông.

Mật Tông có "tam mật", nêu về ý thú thực tiễn tu hành, khi tu tới Tam Mật Tương Ứng với nhau, tức là "Tức thân thành Phật", nghĩa là tay thì kiết ấn "Thân mật", miệng đọc chú "Khẩu mật", ý trụ Tam ma địa "Ý mật".

Trong Nam, có Hòa Thượng Nhẫn Tế thế danh Nguyễn Văn Tạo sanh năm 1889 tại thôn An Thánh (nay là thị trấn Lái Thiêu), tỉnh Bình Dương, hâm mộ đạo Phật từ nhỏ, năm 1904, được 16 tuổi ngài đến chùa Thiên Tôn trong vùng, quy y với Hòa Thượng Ấn Thành - Từ Thiện, pháp danh Chơn Phổ. Sau khi học hành xong, Ngài đi làm việc nhưng vì có bệnh nên xin nghỉ dưỡng bệnh.

Năm 1926, chùa Thiên Thai ở Bà Rịa có giới đàn, Ngài đến xin thọ giới do Đầu đàn Hòa Thượng Huệ Đăng truyền giới, Ngài được ban pháp danh Trừng Liễn, pháp hiệu Minh Tịnh thuộc đời thứ 42 Thiên Thai Thiền Giáo Tông.

Năm 1933, chùa Thiên Tôn mở Đại giới đàn, Ngài xin thọ giới do Đầu dàn Hòa Thượng Ngộ Định - Từ phong truyền giới, Ngài được ban pháp hiệu Nhẫn Tế, đệ tử nối pháp đời thứ 40 dòng Lâm Tế Chúc Thánh chùa Thiên Tôn.

Ngày 17-4-1935, Ngài lên tàu đi sang Ấn độ, chiêm bái và học Phật, có sang Népal nhận được Xá lợi Phật, rồi sang Tây Tạng ngày 28-6-1936, được yết kiến Nhiếp chánh Quốc vương Tây Tạng, được Lạt ma Nhiếp chánh nhận là tu sĩ Tây Tạng, ban cho pháp danh Thubten Osall Lama (Huệ Phát), ngài đắc pháp Mật Tông Tây Tạng. Đến ngày 29-10-1936, Ngày rời khỏi Tây Tạng, trở lại Ấn độ học hỏi thêm một thời gian rồi mới trở về xứ. Ngài đặt chân lại am thất cũ của mình tại Bình Dương ngày 30-6-1937.

Tại Phú Cường có ngôi chùa Bửu Hương, Phật tử tại đây quy ngưỡng nên dâng cúng chùa cho Ngài, Ngài đổi tên là Tây Tạng tự, từ đó Ngài tu và truyền bá Mật tông, nhưng vì Phật giáo thời đó, nên Mật Tông của ngài Nhẫn Tế không lan rộng, không lập nên Giáo Hội.

Hòa thượng Nhẫn Tế viên tịch ngày 17-5-1951, thọ 63 tuổi đời, đắc 25 hạ lạp, là một Lama Việt Nam đầu tiên, được chính Nhiếp chánh quốc vương Tây Tạng ấn chứng.

Ở Huế có Mật tông lưu truyền, thập niên 60, Hội Phật Học Nam Việt có thỉnh chư Tăng từ Huế vào chùa Xá Lợi làm lễ Trai Ðàn Cứu Tế, những vị Tăng nầy đã hành lễ theo nghi thức Mật Tông Trung Hoa.

Thích Viên Ðức có dịch một BỘ MẬT TÔNG gồm những sách: Hiển Mật Viên Thông Thành Phật Tâm yếu, Kinh Ðại Thừa Trang Nghiêm Bảo Vương, Kinh Chuẩn Ðề Ðà La Ni Hội Thích (hay Kinh Thất Cu Chi Phật Mẫu Sở Thuyết), Kinh Mạt Pháp Nhất Tự Ðà La Ni.

4- Phật giáo Nguyên Thủy: Phái này do Hòa Thượng Hộ Tông lập ra, ngài tục danh là Lê văn Giảng, sanh năm 1893 tại làng Tân An, quận Tân Châu, tỉnh Châu Ðốc, ngài có bằng Bác sĩ thú y và lập nghiệp tại Kampuchea. Năm 1914, được 21 tuổi, ngài lập gia đình, nhưng đến năm 1925, được 32 tuổi, ngài phát tâm tìm đạo. Sau khi tu tập qua nhiều pháp môn, đến năm 1936, ngài quyét chí thực hành Lục Ðộ Ba La Mật, có thì giờ thì dành cho thiền định và có của cảibố thí. Ngài bỏ tiền ra xây trường học để dạy tiếng Pali, cất một ngôi chùa ở Kampuchea để cho Việt kiều có nơi thọ Bát quán trai.

Ðến năm 1939, theo lời thỉnh cầu của cư sĩ kỹ sư Nguyễn văn Hiếu, Ngài Hộ Tông về Tịnh Xá ở Gò Dưa, Thủ Ðức mở đạo và năm 1949 ngài Hộ Tông cùng ông Nguyẽn văn Hiếu đứng ra xây chùa Kỳ Viên Tự, 610 đường Nguyễn Ðình Chiểu, quận 3, thành phố Saigon. Năm 1950 Kỳ Viên Tự hoàn thành như ngày nay. Chùa có tên là Jetavana Vihara Kỳ Viên Tự, sân trước bên phải chùa, ngay góc đường Nguyễn Ðình Chiểu, Bàn Cờ có trồng cây Sa La, lấy gốc từ Ấn Ðộ (Sa La Song Thọ, nơi đức Thế Tôn nhập diệt), hoa trổ quanh năm, màu phơn phớt tím như hoa sen nhỏ, trông rất đẹp, tỏa hương thơm. Chánh điện ở trên 2 tầng tượng Phật có tôn trí Xá Lợi Phật do Ðại Ðức Narada tặng.

Ông Nguyễn văn Hiếu sanh năm 1896 tại làng Tân An, tổng Ðịnh Bảo, hạt Cần Thơ, ông đậu bằng Cao Ðẳng kỹ thuật Công Chánh của trường Cao Ðẳng Công Chánh Hà Nội năm 1919, ông được bổ đi làm việc ở Kampuchea. Năm 1925 đổi về làm ở sở Hỏa Xa Saigon. Năm 1930, nhân đọc cuốn La Sagesse de Bouddha (Tuệ Giác của Phật), ông phát tâm đem Phật giáo Nguyên Thủy vào Việt Nam. Khởi đầu, ông cất "cốc" ở Vườn Xoài, khu Trương Minh Giảng để tập thiền, có số thân hữu tham gia đông, ông cất một chòi lá lớn ở Tân Sơn Nhất, để huynh đệ có nơi tu Thiền và luận đạo. Năm 1938, ông dở chòi lá về Gò Dưa dựng thành Tịnh Xá. Năm 1939, ông thỉnh đại đức Hộ Tông, Thiện Luật, Huệ Nghiêm và một vị sư Kampuchea về tịnh xá mở đạo, đồng thời ông thỉnh đại đức Vua Sãi Chuôn Nath và 30 vị sãi Kampuchea đến làm lễ Sima (Kiết giới) đặt tên chùa là Batana Hamayarama (Bửu Quang Tự) Ông thật là một vị Hộ Pháp, nhờ đó giáo phái Nguyên Thủy Việt Nam được thành lập và có nguồn gốc từ Kampuchea truyền sang.

Phật giáo Nguyên Thủy tức là Giáo Phái Tiểu Thừa, kinh điển theo Pali tạng, ăn mặn mỗi ngày một bữa ăn vào giờ Ngọ (12 giờ trưa) cũng tụng kinhngồi thiền.

Năm 1958 Giáo Hội Phật Giáo Nguyên Thủy được thành lập, ngài Hộ Tông giữ chức Tăng Thống đầu tiên, đến năm 1971, ngài đã 80 tuổi lại đãm nhiệm chức vụ này thêm 2 nhiệm kỳ đến năm 1974. Gíáo Hội Phật giáo Nguyên Thủy và Hội Phật giáo Nguyên Thủy đều có tham gia thành lập Giáo Hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất vào ngày 20 tháng 11 năm 1963 tại chùa Xá Lợi Saigon.

5- Giáo Phái Khất Sĩ: Giáo phái này do Tổ Sư Minh Ðăng Quang thành lập. Tổ sư thế danh là Nguyễn Thành Ðạt tự Lý Huờn, sanh ngày 26 tháng 9 năm Quý Hợi (nhằm 4-11-1923) tại làng Phú Hậu, tổng Bình Phú, quận Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long. Con ông Nguyẽn Toàn Hiếu và bà Phạm Thị Ngà, bà thọ thai 12 tháng mới sanh ra ngài, 9 tháng sau bà mất.

Năm 1937, được 14 tuổi, Ngài xin phép phụ thân lên Phnom Pênh tầm sư học đạo. Ngài tu học ở đây đến năm 1941, được 4 năm rồi trở về nhà lập gia đình để lo tròn chữ hiếu, lúc ấy Ngài được 18 tuổi, năm sau vợ con đều mất vì bệnh. Năm sau 1943, được 20 tuổi, Ngài quyết chí đi tu, vân du vùng Thất Sơn tầm sư học đạo. Mùa Xuân năm 1944, Ngài ở Hà Tiên tham thiền, thâm nhập lý pháp. Ðến rằm tháng Bảy năm này chủ chùa Linh Bửu Tự làng Phú Mỹ, tỉnh Mỹ Tho, thỉnh ngài về trụ trì, Ngài khai đạo từ đó.

Năm 1946, Ngài bắt đầu dẫn đoàn Du Tăng đi hành đạo ở Mỹ Tho, Gò Công, Long An, Thủ Thừa, Bến Lức, Phú Lâm, Chợ Lớn, Bà Chiểu, và các tỉnh miền Ðông. Năm 1953, một tịnh xá đầu tiên được xây dựng tại Ðồng Ông Cộ (Bà Chiểu, tỉnh Gia Ðịnh). Ðến mồng một tháng hai năm Giáp Ngọ (5-3-1954) từ Vĩnh Long du hóa sang Cần Thơ, đến Bình Minh, địa phận của tướng Trần văn Soái. Ngài bị bắt cùng với một chú tiểu, chú tiểu về sau được thả ra, còn Tổ sư mất tích từ đó.

Tổ sư Minh Ðăng Quang đã dung hợp Nam và Bắc Tông, định ra hạnh Sa Môn Khất Sĩ:

Nhất biểu thiên gia phạn,
Cô thân vạn lý du.
Dục cùng sanh tử thọ,
Khuất hóa độ xuân thu.

Có nghĩa:

Một bầu cơm ngàn nhà,
Riêng mình vạn dậm xa.
Muốn thoát vòng sống chết,
Xin hóa tháng ngày qua.

Theo tôn chỉ của giáo phái này, người Du Tăng khất sĩ: Với bộ áo vàng choàng một bên, đầu đội trời, chân đạp đất, trong người không giữ tiền bạc, tay bưng bỉnh bát, nhà sư đi khắp nẻo đường đất nước hành đạo, hóa duyên.

Năm 1965, bên Tăng chúng thành lập năm đoàn du tăng so Trưởng Lão Giác Tánh và các Thượng Tọa Giác Chánh, Giác An, Giác Nhơn, Giác Lý làm trưởng đoàn. Bên Ni chúng cũng có 5 đoàn do quý Ni Cô Huỳnh Liên, Ngân Liên, Trí Liên, Diệu Liên, Tạng Liên làm trưởng đoàn. Các đoàn đã du hóa khắp Nam phần và Miền duyên hải Trung phần. Năm 1966, Giáo Hội tăng Gìa Khất Sĩ Việt Nam được thành lập, có pháp viện Minh Ðăng Quang ở ngã ba Cát Lái, xa lộ Biên Hòa. Hội đồng lãnh đạo trung ương gồm Viện Chỉ Ðạo do Thượng Tọa Giác Nhiên làm Tổng Trị Sự. Gần đây các giáo đoàn không còn đi khất thực nữa vì Cộng Sản không cho phép.

Giáo phái khất sĩ mặc y và du hóa như Nam Tông. Tăng Ni trường chay, kinh điển viết theo lối văn vần. Sau 10 năm hành đạo, tổ sư Minh Ðăng Quang lưu lại giáo lý gồm có: Bồ Tát Giáo, và bộ sách CHÂN LÝ. Ngài dạy Tăng chúng: Sống là sống chung, biết là học chung, linh là tu chung.

Ngày nay, vì các ngài Giác Chánh tuổi cao nên Thượng Tọa Giác Toàn điều hành giáo hội khất sĩ. Trụ sở tại Trung Tâm Tịnh Xá Gia Ðịnh. Có khoảng 300 ngôi tịnh xá khắp miền Nam, ở hải ngoại Hòa Thượng Giác Nhiên là Pháp Chủ Giáo Hội Tăng Gìa Khất Sĩ Thế Giới, có trên 20 tịnh xá thuộc giáo phái này ở Hoa Kỳ.

6- Phật Giáo Hòa Hảo: Tông phái này do Ðức Huỳnh Giáo Chủ khai sáng, Ngài tên thật là Huỳnh Phú Sổ, sinh năm Kỷ Mùi 1919, tại làng Hòa Hảo, quận Tân Châu, Tỉnh Châu Ðốc. Thân sinh ngài là ông Huỳnh Công Bộ. Thuở thiếu thời, ngài học đến bậc tiểu học (ngày trước) ở trường tiểu học Tân Châu, trước Ngài từng vân du vùng Thất Sơn, đến ngày 19-5- năm Kỷ Mão (nhằm 5-7-1939), Huỳnh Phú Sổ khai đạo tại làng Hòa Hảo, thuở đó tín đồ tôn xưng là Thầy hay Ðức Thầy, Ngài có biệt hiệu là Hồng Vân Cư Sĩ và Hòa Hảo. Sấm giảng Thi Văn toàn bộ của ngài dày 500 trang.

Phật giáo Hòa Hảo (PGHH) có truyền thống của Bửu Sơn Kỳ Hương, truyền bá phật giáo trong giới nông dân, tu tại gia, có tôn chỉ "Học Phật, Tu Nhân", thực hành tứ ân: 1) Ân Tổ tiên cha mẹ 2) Ân Ðất Nước 3) Ân Tam Bảo 4) Ân Ðồng Bào Nhân loại. Triệt để bài trừ mê tính như đốt vàng mã, thầy bùa, thầy pháp... không cất chùa mới, chỉ cất Ðộc Giảng đường để ngày rằm, mồng một, tín đồ đọc Sấm giảng, đó là những lời răn dạy, khuyến tu của Ngài theo thể văn vần.

Tín đồ PGHH cũng quy y tam bảo, giữ ngũ giới, ăn tứ trai, thập traitrường trai, đàn ông để búi tóc và râu, trong nhà có một bàn thờ Cửu Huyền thất tổ, bên trên là tấm trần điều, tượng trưng cho tịnh độ, ngoài sân có bàn thờ thông thiên phải lạy bốn phương, bài nguyện, Ðức Thầy đặt theo thể văn vần. Cúng lạy ở bàn thờ trong nhà thì khởi đầu cầm hương xá 3 xá, quỳ xuống chấp tay ngay trán nguyện:

Cúi kính dưng hương trước Cửu Huyền,
Cầu trẻn Thất Tổ chứng lòng thiềng.
Con nay tỉnh ngộ quy y Phật,
Chí dốc tu hành đạo phước duyên.

Cắm hương rồi đứng ngay thẳng, chắp tay vào ngực đọc tiếp:

Cúi đầu lạy tạ Tổ Tông,
Báo ơn sanh dưỡng dày công nhọc nhằn.
Rày con xin giữ đạo hằng,
Tu cầu Tông Tổ siêu thăng Phật đài.
Nguyện làm cho đẹp mặt mày,
Thoát nơi khổ hải Liên đài được lẻn.
Mong nhờ Ðức Cả bề trên,
Ðộ con yên ổn vững bền cội tu. (Lạy 4 lạy)

Thời gian hành đạo, Ðức Thầy đi khắp miền Hậu Giang giảng đạo, tín đồ đi nghe giảng đông hàng nghìn, cho nên thường tổ chức nơi công cộng như ở nhà lồng chợ hay nhà Tín đồ có sân rộng, thực dân Pháp sợ ảnh hưởng của Ngài, năm 1940, đem an trí Ngài trong nhà thương Chợ Quán, giữa năm 1941 đưa Ngài đi biệt xứ ở Bạc Liêu, đến cuối năm 1942 lại đưa Ngài trở về Saigon. Vào ngày 21-9-1946, Ngài lập đảng Việt Nam Dân Chủ Xã Hội, gọi tắt là Việt Nam Dân Xã Ðảng. Ngài tham gia Uỷ ban Hành Chánh Nam Bộ, vào mật khu ở Miền Ðông với lực lượng Bình Xuyên của Bảy Viễn.

Ngài đã đi dự Hội Nghị với Việt Minh (Nay là cộng sản Việt Nam) do Bửu Vinh mời, họp tại làng Tạ Phú, Ðốc Vàng, tỉnh Long Xuyên, ngay trong phiên họp, họ đã tắt đèn và nổ súng, cận vệ của Ngài chạy thoát về báo lại, ngay đêm đó, có thủ bút của Ngài viết, gửi cho các Tư lệnh Lực lượng PGHH:


Ông Trần Văn Soái và Ông Nguyển Giác Ngộ;

Tôi vừa hội hiệp với ông Bửu Vĩnh, bỗng có sự biến cố xảy ra, tôi và ông Vĩnh xuýt chết, chưa rõ nguyên nhân, còn điều tra, trong mấy anh em phòng vệ không biét chết hay chạy đi, nếu có ai về báo cáo rằng tôi bị bắt hay mưu sát thì các ông đừng náo động.

Cấm chỉ đồn đãi, cấm chỉ kéo quân đi tiếp cứu, hảy đóng quân y tại chỗ.

Sáng ngày, tôi sẽ cùng ông Bửu Vĩnh điều tra kỹ lưỡng rồi sẽ về sau.

Phải triệt để tuân lịnh.

Ngày 16-4-1947 : 9 giờ 15 đêm

Ký tên: S

Từ đó người ta không có tin tức về Ngài, có lẽ Cộng Sản đã hảm hại Ngài sau khi đã viết lá thư đẻm đó. Ngài mới có 27 tuổi. Ngài chẳng những là một vị giáo chủ PGHH mà còn là một lãnh tụ quốc gia chân chính, tiến bộ, nhiệt tâm yêu nước.

Ðức Huỳnh Giáo Chủ tổ chức PGHH có quy củ từ thôn ấp đến làng, quận, tỉnh và trên hết là Ban Trị Sự Trung Ương đặt trụ sở tại Tổ Ðình An Hòa Tự nơi Thánh Ðịa Hòa Hảo.

Ðảng Việt Nam Dân Chủ Xã Hội, có một lực lượng quân sự, là một tổ chức kháng chiến chống Pháp, chống chế độ độc tài khủng bố của Cộng Sản Việt Minh, lực lượng này gồm quân đội củ Tướng Trần Văn Soái tự Năm Lửa, Tổng Tư Lịnh Lực Lượng PG Hoà Hảo, Tổng Hành Dinh ở Cái Vồn, Cần Thơ. Tướng Lâm Thành Nguyên tự Hai Ngoán, Phó Tổng Tư Lệnh, tổng hành dinh ở Cái Dầu, Châu Ðốc. Tướng Nguyễn Giác Ngộ, tự Nguyễn Trung Trực, tổng hành dinh ở Chợ Mới, Long Xuyên. Tướng Lê Quang Vinh tự Ba Cụt, tổng hành dinh ở Thốt Nốt, Long Xuyên. Các lực lượng võ trang trên, năm 1954 đều về hợp tác với chánh phủ Ngô Ðình Diệm. Riẻng tướng Lê Quang Vinh sau khi Hội Nghị với đại sứ Nguyễn Ngọc Thơ vùng Ðồng Tháp Mười trở về, đã bị một đồn Bảo An ở Hòa Bình Thạnh (Chắc Cà Ðao) bắt, giải về nhà lao Cần Thơ, ra Tòa Án binh, bị xử tử hình tại sân vận động Cần Thơ.

PGHH dưới chế độ Ngô Ðình Diệm cũng bị đàn áp như các tôn giáo khác, phải đợi sau cuộc tranh đấu của Phật Giáo năm 1963 thành công, trung tướng Nguyển Giác Ngộ là Ủy viên đặc trách tôn giáo trong Hội Ðồng tướng lãnh, từ đó PGHH có cơ hội phục hồi tổ chức. Ngày 18-11-1964, Hội Ðồng Trị Sự trung ương Giáo Hội PGHH được thành lập. Theo kiểm kê năm 1965, PGHH chỉ có một ít chùa, có 390 Ðộc giảng đường, tín đồ chừng 4 triệu ở khắp các tỉnh Nam Phần, đặc biệt các tỉnh có đông đảo tín đồ là Châu Ðốc, Long Xuyên, Sa Ðéc, Rạch Gía, Cần Thơ, Vĩnh Long.

III.- Kết Luận:

Hiểu được những tông phái chính của Phật Giáo Việt Nam hiện nay, giúp chúng ta biết rõ nguồn gốc, pháp môn tu tập, để chọn lựa cho mình tông phái thích hợp, nhờ đó sự tu học ngày càng tinh tấn.

Sơ thảo 24-12-1995.
Bổ sung 15-10-2009

Sách tham khảo:

- THÍCH THANH KIỀM Lịch Sử Phật Giáo Trung Quốc, Vạn Hạnh ,Saigon, 1964.
- Linh Sơn Phật học nghiên cứu Hội, Ðặc san, Phật Học Tùng Thơ, Saigon, 1958.
- The Quest, The Theosophical Publishing house, Wheaton, IL, Winter 1991.
- VIETNAM NEWS, Nguyệt san số 7, Việt Nam Publishing Inc. Atlanta, GA, 1994.
- Ðức Huỳnh giáo chủ, Sấm Giảng Thi Văn Toàn Bộ, VPPGHHHN, Ấn tống lần 2, năm 1984.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 163)
Tín ngưỡng Dược Sư với đại diện là thế giới Lưu ly nằm ở phương Đông mà nó tương tự với các cõi Tịnh độ khác, đều dùng việc
(Xem: 215)
Hai câu hỏi hiện lên trong đầu tôi khi nghĩ về giáo lý vô thường liên quan đến cuộc đời tôi.
(Xem: 409)
Lôgic học là một ngành học có mục đích xác định các quy tắc vận hành của tư duy để tìm kiếm sự thực.
(Xem: 308)
Trong quá trình hình thành và phát triển xã hội, con người luôn khát khao tìm cầu hạnh phúc, thỏa mãn nhu cầu về vật chất và tinh thần.
(Xem: 337)
Tuệ là trí tuệ tức cái biết, thức là nhận thức cũng là cái biết. Cả hai đều là cái biết nhưng có đặc điểm khác nhau.
(Xem: 386)
Khái niệm Niết-bàn vốn thành hình cách đây hơn 2500 năm. Các học giả và các triết gia khác nhau
(Xem: 621)
Ở trên là hai câu đầu trong bài kệ Lục Tổ Huệ Năng khai thị nhân bài kệ của thiền sư Ngọa Luân. Câu chuyện được thuật lại trong Pháp Bảo Đàn Kinh, phẩm Cơ Duyên thứ 7.
(Xem: 677)
Chữ “Tăng đoàn” là một thuật ngữ tiếng Phạn, có nghĩa là “cộng đồng” và được sử dụng chủ yếu để chỉ những tín đồ đã xuất gia của Đức Phật,
(Xem: 636)
Tóm tắt: Phật giáo là tôn giáo được biết đến như một hệ thống triết học mang đậm chất tư duy, trí tuệ cùng giá trị đạo đức cao.
(Xem: 685)
Mỗi người hiểu về nghiệp theo mỗi kiểu khác nhau tùy vào nhận thức và trải nghiệm bản thân, nhưng phần lớn vẫn chịu ảnh hưởng của cách hiểu trong dân gian về khái niệm của từ này.
(Xem: 599)
Từ ngàn xưa cho đến thời điểm xã hội phát triển mạnh mẽ về mọi mặt như hiện nay, mặc dù nền văn minh có bước tiến bộ vượt bậc
(Xem: 540)
iáo lý Duyên khởi được xem như chiếc chìa khóa mở ra kho tàng pháp bảo Phật giáo, vì có thể giải quyết những vấn đề của khổ đau, cả sự sanh ra hay chết đi của con người.
(Xem: 594)
Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh tập thứ 14. Kinh văn số 550 gồm 12 quyển. Chữ Hán từ trang 865 đến trang 894, gồm tất cả 29 trang.
(Xem: 685)
Những nhu cầu của con người sinh học thì giản dị, khi đói chỉ mong được ăn, khi khát mong được uống, khi mệt mong được nằm,
(Xem: 702)
Khi thân thể tiều tụy chỉ còn da bọc xương, những khổ thọ chết người đều đã trải qua,
(Xem: 800)
Trong quá trình thuyết giáo của đức Phật, những lời dạy của Ngài không được lưu giữ dưới dạng văn bản chữ viết
(Xem: 598)
Nhân ngày húy nhật của Hòa thượng Thích Trí Thủ, một trong những vị tông sư hoằng truyền luật học Phật giáo thời cận đại,
(Xem: 492)
Hành giả tu hành muốn mau đạt đến kết quả như mình mong muốn thì, điều kiện tiên quyết trước hết là chúng ta cần phải chọn lựa pháp môn nào cho thích hợp với căn cơ của mình
(Xem: 574)
Trọng tâm của triết học Phật giáohọc thuyết nổi tiếng về tính không - rằng tất cả chúng sinhhiện tượng đều trống rỗng về bản chất hay bản chất cố hữu.
(Xem: 667)
Vô phân biệt được nói đến nhiều lần trong Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật.
(Xem: 588)
Theo lý Duyên Khởi của đạo Phật, tất cả vạn hữu vũ trụ được hình thành do yếu tố hòa hiệp của nhơn duyên và sẽ đi đến phân ly do duyên tan rã.
(Xem: 590)
Cuộc chiến đấu mới–Sau khi Đức Phật nhập diệt, hình bóng của ngài vẫn hiện ra trong hàng thế kỷ trong một hang động–một hình bóng rất lớn
(Xem: 695)
Như Nietzsche khuyên răn chúng ta hãy lại bắt đầu học làm mới bằng cách để ý đến những việc ‘tầm thường’ và sự vận hành của ‘thân’ để xác định
(Xem: 709)
Tôi nghĩ là làm một việc có lý khi bác bỏ tuyên bố của Nietzsche rằng đạo Phật là một dạng của ‘thuyết hư vô thụ động,’ rằng đạo Phật truyền dạy
(Xem: 703)
Đặt vấn đề có phải đạo Phật là một dạng của ‘Chủ thuyết hư vô thụ động’ có nghĩa là đặt vấn đề liệu summum bonum[1] của đạo Phật,
(Xem: 768)
Dù có nhiều tác phẩm đa dạng về Phật học thích dụng ở Châu Âu thời kỳ trước Nietzsche,
(Xem: 790)
Nhân ngày húy nhật của Hòa thượng Thích Trí Thủ, một trong những vị tông sư hoằng truyền luật học Phật giáo thời cận đại,
(Xem: 767)
Hành giả tu hành muốn mau đạt đến kết quả như mình mong muốn thì, điều kiện tiên quyết trước hết là chúng ta cần phải chọn lựa pháp môn nào
(Xem: 958)
Cửa vào bất nhị, còn gọi là pháp môn bất nhị, từ xa xưa đã được truyền dạy từ thời Đức Phật, chứ không phải là hậu tác của chư tổ Bắc Tông,
(Xem: 826)
Tinh thần hòa hiệp là ý nghĩa sống lành mạnh an vui, tinh thần của một khối người biết tôn trọng ý niệm tự tồn, và xây dựng vươn cao trong ý chí hướng thượng.
(Xem: 1383)
Xuất xứ của Bát Chánh Đạo có hai nguồn là nguồn từ Phật chứng ngộ mà thuyết ra và nguồn được kết tập lại từ các kinh điển
(Xem: 912)
Tam tam-muội là chỉ cho ba loại định, tức là ba loại pháp môn quán hành của Phật giáo, được xem như là nguyên lý thực tiễn của Thiền định.
(Xem: 1076)
Tôi kính lễ bái bậc Chánh giác, bậc tối thắng trong hết thảy các nhà thuyết pháp, đã thuyết giảng Duyên khởibất diệtbất sinh,
(Xem: 832)
Thay vì tìm hiểu nguồn gốc tại sao phải chịu luân hồi sinh tử, con người không ngừng tìm kiếm căn nguyên của vũ trụ vạn vật, nơi mình sinh ra;
(Xem: 1060)
Khi Thái tử Tất-đạt-đa nhận thấy tất cả mọi người dân đang chìm trong đau khổ, và ngay chính bản thân mình rồi cũng phải chịu qui luật già, bệnh, chết
(Xem: 991)
Danh từ nghiệp hay karma (skt.) được đề cập thường xuyên trong các luận giải về tư tưởng triết họctôn giáo Ấn-độ.
(Xem: 980)
Tứ quả là bốn quả vị sai biệt của các bậc Thánh Thinh Văn thừa, tùy thuộc vào trình độ căn cơ của hành giả đã đạt được sau khi tu tập
(Xem: 1120)
Sau khi hoàng hậu Ma-da (Mayā) quá vãng, vua Tịnh Phạn (Suddhodana) tục huyền với Mahāpajāpatī Gotami và bà đã xuất gia
(Xem: 1397)
Kinh Pháp Hoa dạy rằng: “Đức Phật ra đời vì một đại nhân duyên. Đó là khai thị cho chúng sanh liễu ngộ Phật tri kiến nơi mình”.
(Xem: 1740)
Một trong những hình thức ta nuôi dưỡng phiền giận về chính mình là mặc cảm tội lỗi.
(Xem: 971)
Các câu hỏi, không khác với câu khẳng định, dựa trên các giả định.
(Xem: 1157)
Đối với những người nhìn vào Phật giáo qua phương tiện tiếng Anh, việc thực hành lòng từ bi và sự xả ly có thể không tương thích với nhau,
(Xem: 966)
Từ khi đức Phật xác lập: “Mọi vật đều vô thường, mọi vật đều vô ngã”, thường được diễn tả với danh từ Sarvam Sùnyam (mọi vật đều Không).
(Xem: 817)
Trong lịch sử Thiền Tông Việt Nam, Thiền sư Trần Thái Tông (1218-1277) được kể như một nhân vật vô cùng đặc biệt, với nội tâm giác ngộ cao siêu,
(Xem: 944)
Trước đây qua giáo lý của Đức Phật chúng ta hiểu rằng Đạo Phật là đạo xây dựng trên nền tảng trí tuệ, tức dùng sự giác ngộ, hiểu biết
(Xem: 971)
Thiền sư Trần Thái Tông (1218 -1277) một vị thiền sư siêu việt, ông vua anh minh, nhà tư tưởng lớn, một nhân cách cao cả.
(Xem: 1394)
Nhận thức rằng tất cả đều là giả tạm và cuộc đời là một nỗi khổ đau lớn, nên đức Phật mới đi tìm chân lýgiác ngộ chân lý.
(Xem: 1138)
Khi đức Phật còn tại thế, Ngài đã quy chế cho cộng đồng Tăng phải an cư ba tháng mùa mưa, ngày nay lịch an cư tùy hệ phái, từ rằm tháng tư đến rằm tháng bảy theo truyền thống Phật giáo Bắc phương;
(Xem: 1171)
Trung đạo là khái niệm được dùng khá nhiều trong Phật giáo. Tùy duyênTrung đạo được định nghĩa khác nhau,
(Xem: 924)
Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh tập thứ 14. Kinh văn số 550 gồm 12 quyển. Chữ Hán từ trang 865 đến trang 894, gồm tất cả 29 trang.
(Xem: 1068)
Trong năm bộ Nikaya của hệ Pali, Đức Phật thường nói đến sự “không có lõi cứng” của các hiện tượng, từ thân tâm, cho đến thế giớichúng sanh.
(Xem: 1518)
Con người sống trong một thế giới mà đối với anh ta dường như là một cái gì đó hoàn toàn tách biệt với chính anh ta.
(Xem: 1395)
Nhân quả là một định luật tất yếu trong sự hình thành nhân sinh quan và vũ trụ quan qua liên hệ duyên khởi của cuộc sống con người, mà qua đó nhân quả được coi như là một luật tắc không thể thiếu được khi hình thành một xã hội nhân bản đạo đức.
(Xem: 1384)
Bất hạnh lớn nhất của Phật tử chúng ta là sinh ra vào một thời không có Phật. Một mất mát lớn, gần như không gì có thể thay thế. Hơn thế nữa, bất hạnh này đang trở thành một nỗi ám ảnhchúng ta không thể nào dứt bỏ trong cuộc hành trình dài, đơn độc qua bao vòng xoáy của kiếp người chúng ta không biết mình đang ở đâu và sẽ đi về đâu trong chuyến di này.
(Xem: 979)
Nhân ngày húy nhật của Hòa thượng Thích Trí Thủ, một trong những vị tông sư hoằng truyền luật học Phật giáo thời cận đại, tôi trích đoạn trong tác phẩm lịch sử của tôi đang viết chưa hoàn thiện, có nhắc đến công trạng của ngài, như dâng lên tấm lòng tưởng niệm đến bậc Long tượng Phật giáo.
(Xem: 1372)
Trúc Đạo Sinh, người họ Ngụy 魏, sinh ra[1] khi gia đình cư ngụBành Thành 彭城, nay là Từ Châu 徐州 phía Bắc tỉnh Giang Tô 江蘇. Nguyên quán gia đình trước ở miền Tây Nam, tỉnh Hà Bắc, sau chuyển về huyện Cự Lộc 钜鹿.
(Xem: 1288)
Nói về vấn đề “trước nhất”, Kinh Phạm Võng với nội dung cốt yếu giới thiệu về quan điểm của các phái ngoại đạo, chính là bộ kinh đầu tiên trong Trường Bộ.
(Xem: 1213)
Lý tưởng về một vị Bồ tát bắt nguồn từ Phật giáo Nguyên thủy và được phát triển hoàn thiện trong tinh thần Phật giáo Đại thừa.
(Xem: 1250)
Khi học sinh từng người, từng người tốt nghiệp rời khỏi Phật học viện rồi, tôi bắt đầu xây dựng Biệt phân viện[1]khắp nơi, để ...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant