Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới
Bài Mới Nhất

Những Hạt Kim Cương - Lời Thuyết Pháp Từ Nơi Đức Thế Tôn

06 Tháng Giêng 201200:00(Xem: 12976)
Những Hạt Kim Cương - Lời Thuyết Pháp Từ Nơi Đức Thế Tôn


Những Hạt Kim Cương - Lời Thuyết Pháp Từ Nơi Đức Thế Tôn

Nguyên Siêu

1. Công việc thường nhật nhưng luôn ở trong Đại Định.

Sáng nay nắng vàng rực rỡ. Những tia nắng trong suốt xuyên qua các cành cây kẻ lá nơi tinh xá Kỳ Viên. Trên các lối mòn, những con đường chung quanh khu vườn được tươi hẳn lên, tỏa mùi thơm thoang thoảng, hương vị những bước sakyamunibuddha248chân thiền hành của Đức Thế Tôn. Những bước chân ấy còn in rõ nét trên mặt đường, bên bờ cỏ, nơi công viên, lúc Đức Thế Tôn thuyết pháp cho chư Thiên, giảng đạo cho Thánh chúng, khuyến tu cho các nam nữ cư sỹ tại gia, hay cho các loài quỷ thần, hộ pháp.

Hình ảnh của Đức Thế Tôn sáng nay cũng giống như mọi sáng nào. Dù có ánh nắng vàng rực rỡ hay không, sắc diện của Đức Thế Tôn vẫn như vầng trăng rằm. Đôi mắt dịu hiền từ bi tỏa rộng. Dáng dấp khoang thai đỉnh đạt của một đấng Pháp vương. Tất cả những phước đức trang nghiêm, oai nghi thanh thoát đó luôn hiện hữu nơi đôi tay trìu mến, nơi cái nhìn thương cảm, nơi tấm lòng cứu độ, vị tha đều được chan hòa đến từng người, đến từng loài vật, đến từng ngọn cỏ cây, sỏi đá. Dù vô tình hay hữu tình lòng từ bi vẫn ban phát. Đôi tay ấy vẫn cứu độ. Đôi chân ấy vẫn du hành cho sự bình yên, hạnh phúc muôn nơi.

Nắng vàng trên cao đã qua khỏi những nhánh cây bồ đề hướng đông, trước cổng tinh xá. Cây bồ này hiện có là do sự yêu cầu của Tôn giả A Nan, khi Đức Thế Tôn an cư mùa mưa ba tháng nơi Bồ Đề Đạo Tràng, vắng bóng Đức Thế Tôn nơi đây, hàng Thánh chúng thương nhớ. Do vậy, tôn giả Đại Mục Kiền Liên đến Bồ Đề Đạo Tràng lấy một nhánh nơi đó đem về trồng nơi đây - Tinh Xá Kỳ Viên. Biểu hiện Đức Thế Tôn, hiện diện, làm bóng cây che mát hàng Thánh chúng. Làm hình ảnh thương yêu, an ủi lòng người, làm biểu tượng thiêng liêng của Bậc Giác Ngộ, làm hình ảnh cha lành sưởi ấm đời con... Cây bồ đề xanh tươi; tỏa rộng bóng mát trong khu vườn đã đem nguồn tỉnh dưỡng, ý vị hiền hòa chân thiền định cho chúng đệ tử xuất gia cũng như tại gia. Cây bồ đề buổi sáng hôm nay, khoe lá xanh dưới làn nắng ấm. Lá cành lung lay qua làn gió nhẹ hây hây. Một buổi sáng tinh khôi, mầu nhiệm. Một buổi sáng thanh bình, tịnh lạc giữa đất trời thư thái mang nhiên.

Buổi sáng hôm nay, nơi khu rừng của Thái tử Kỳ Đà, vườn của Trưởng giả Cấp Cô Độc, hai vị đại thí chủ đã phát tâm hiến cúng ngôi Tinh xá Kỳ Viên này. Đức Thế Tôn và hàng Thánh chúng trú ngụ đã bao nhiêu thời gian, qua bao nhiêu mùa an cư kiết hạ. Qua bao nhiêu lần thiền hành, khất thực, bố tát, giảng kinh, theo thông lệ của Chư Phật, mà sáng hôm nay cũng không ngoài thông lệ ấy.

Gần đến giờ thọ trai, Đức Thế Tôn đắp y, ôm bình bát vào thành xá vệ theo thứ lớp khất thực. Đức Thế Tôn chậm rãi đi từng bước. Đứng yên lặng. Mắt nhìn xuống. Hai tay ôm bình bát trang nghiêm. Tất cả những cử chỉ đó được thể hiện trước từng căn nhà của chư vị đàn việt. Đàn na thí chủ có ai đó phát tâm dâng cúng buổi ngọ trai này, một cách thành kính, để đồ ăn vào bình bát một cách kính cẩn, khiêm cung, xong rồi đảnh lễ Đức Thế Tôn ba lạy trong ý thức trong sáng, tâm hồn thuần khiết, yên lặng lui vào nhà.

Từ ngỏ nhà này đến ngỏ nhà khác tuần tự thứ lớp khất thực, dù được cúng dường hay không, Đức Thế Tôn vẫn đứng bình thản đôi ba phút rồi tiếp đến nhà khác. Đây là cung cách của một đấng Thế Tôn, là ruộng phước của chư Thiênloài người, mà Đức Thế Tôn không phân biệt đây là nhà giàu sang, cơm ăn nước uống thơm ngon hãy đến khất thực, hay kia là nhà nghèo khó cơm thô canh cặn mà không nên đến xin. Làm ruộng phước cho chư Thiênloài người gieo trồng phước đức một cách bình đẳng, Đức Thế Tôn đã thể hiện.

Ánh nắng đã lên cao, mặt trời gần đỉnh đầu, Đức Thế Tôn cũng khất thực đã xong. Bình bát vừa đủ thức ăn cho một ngọ trai - không quá nhiều, không quá ít. Nếu thức ăn quá nhiều thì sẽ không ăn hết, phải bỏ - đàn na, tín thí khó tiêu. Còn nếu quá ít thì ăn không đủ. Cả hai cách đều không phải. Do vậy mà bình bát khất thực được có tên là ứng lượng khí. Bát đựng cơm tùy theo số lượng ít nhiều. "Như Lai ứng lượng khí, ngã kim đắc phu triển, nguyện cúng nhất thiết chúng, đẳng tam luân không tịch. Án tư mạ mo ni tóa ha."

Đức Như Lai sửa lại chiếc y kim sắc, nâng chiếc bình bát cao hơn một chút, mắt nhìn về Tinh xá Kỳ Viên, xoay mình, chậm rãi từng bước thanh thản. Dáng dấp của một đấng Như Lai sao mà trang nghiêm quá! Uy hùng quá! Từ mẫn quá! Tự tại quá! Ngài không hấp tấp, băng khoăng, không lôi thôi xốc xếch, không thô kệch vụng về như chúng ta. Trong chiếc y vàng sậm quấn từng nếp đều đặn, thanh nhả, không quá rộng, không quá chật, không quá dài, không quá ngắn, thật thích hợp trên thân của Như Lai.

Về đến cổng Tinh xá Kỳ Viên, bước vào khu vườn, đến dưới một gốc cây, Như Lai trải tọa cụ, ngồi xấp bằng, để bình bát trước mặt, nhất tâm chú nguyện phước lạc đến cho từng nhà, đến cho từng người, đến cho khắp pháp giới, chúng sinh đều được ân triêm công đức. Như Lai thọ dụng buổi trưa trong sự yên tỉnh của tâm hồn. Trong sự yên tỉnh của cảnh vật. Trong sự yên tỉnh của thức ăn. Trong sự yên tỉnh của người hiến cúng. Đức Như Lai ăn cơm không quá mau không quá chậm, vừa phải. Ngài ăn trong sự quán tưởng công lao của người nông phu làm ruộng, của người nhổ mạ cấy lúa. Của người cày sâu, cuốc bẩm từng luống đất khô. Ngài ăn trong ý thức chánh niệm, để tưởng nhớ đến công ơn của người làm nên bát cơm này. Bao nhiêu mồ hôi, công sức của sức người, của sức con vật, trải qua bao ngày tháng, bao nắng mưa, bao sương khuya gió sớm, để có được đồ ăn. Đức Như Lai quán tưởnghồi hướng phước lạc đến cho tất cả.

Trong không khí êm đềm thanh thoát của khu vườn, khắp đó đây cùng thời gian, các vị thánh giả cũng dùng cơm ngọ xong, cũng định tỉnh bình an, cũng tỉnh giác trong mọi cử chỉ hành động, cũng thư thái nhẹ nhàng, tự tại của một hành giả hướng thân trên lộ trình thánh đạo. Các ngài trông cách ăn của Đức Thế Tôn, không cúi đầu xuống quá thấp; không ngẩng đầu lên quá cao; không hả miệng quá sớm khi đưa thức ăn vào, không nhai thức ăn thành tiếng. Tay bưng bình bát cũng không quá thấp từ nơi miệng sẽ bị rơi thức ăn ra ngoài, cũng không bưng bình bát quá cao làm khó bóc đồ ăn. Tất cả mọi trạng thái đều đơn giản, dung dị. Tâm hồn của một bậc Thánh bình an vô sự.

Sau khi Đức Thế Tôn dùng cơm xong, Ngài rửa bình bát, tráng nước để uống, Ngài niệm tưởng đến các loài sinh vật trong bát nước, chú nguyện cho chúng sinh được siêu sanh. Nhưng không, ấy chỉ là một cách nói. Vì các loài sinh vật nào đụng vào thân Như Lai hay bị ảnh hưởng bởi động tác của Như Lai, tất cả đều được phước lạc. Vì Đức Như Lai đã chứng tứ thần túc. Đức Như Lai đã chứng tứ vô lượng tâm. Do vậy, mà các loài sinh vật không bị thiệt hại mà còn tăng trưởng phước lành. Một hôm có người Bà la môn rình Đức Thế Tôn đi, thấy dấu chân Đức Phật, người ấy bắt con dế, bóp đầu rồi bỏ trên dấu chân ấy, và vu khống với mọi người rằng, Đức Thế Tôn đi đạp chết loài sinh vật. Mọi người xúm lại xem, chẳng ai thấy con dế bị chết mà rõ ràng, con dế đang bò trên mặt đất. Điều này chứng tỏ cho thấy rằng, một bậc Như Lai chứng tứ vô lượng tâm - Từ - Bi - Hỷ - Xả, là không làm tổn hại đến bất cứ một loài sinh vật nhỏ nhiệm nào. Hơn nữa, đại bi tâm của Ngài được xây dựng trên mọi sự sống của muôn vạn quần sanh, kể cả loài thảo mộc, sỏi đá... Chính vì vậy, Đức Thế Tôn dạy phải bảo vệ sự sống, phải bảo vệ môi sinh, phải biết thương yêutrưởng thành, phải biết xây dựng và tác tạo các thiện nhân, hòa mình trong cộng đồng để cùng cộng sinh, cộng hưởng. Có cùng một cộng nghiệp thiện trong xã hội.

Đức Thế Tôn đậy nắp bình bát, thu xếp tọa cụ, rửa tay chân, khoang thai đứng dậy đi quanh một vòng thư thả. Ngài vắt y trên vai đến dưới một gốc cây khác, trải tọa cụ, ngồi kiết già thiền định.

Mọi công việc làm thường nhật trong ý thức tỉnh lặng, mọi động tác sinh hoạt, bằng cái đi, cái đứng, cái nằm, cái ngồi... đâu đâu cũng đều thấy biết như cái nhìn quả xoài trên lòng bàn tay, không lầm lạc, không lãng quên, không mê muội, u mê trì trệ. Bởi vì Đức Thế Tôn đã đốt cháy, đã dập tắt cội nguồn vô minh si ám, đã tát cạn biển phiền não sinh tử. Như Lai đến như vậy và đi như vậy. Hay Như Laibất động. Như Lai luôn ở trong đại định.

Bằng cái nhìn bình dị nhưng thâm trầm, đơn sơ nhưng cao cả, được thể hiện qua nếp sống thường nhật, Đức Phật cũng có phong thái sống giống như chúng ta. Giống ở chổ, vì ý nghĩa của sự thị hiện của báo thân, ứng thân hay hóa thân, trong mọi động tác không rời thế giới loài người mà có. Từ thế giới loài ngườithành tựu tất cả, để từ đó sống trong thế giới loài ngườiđộ sinh, tu chứng. Nhưng trong cái phong thái sống người ấy có hàm tàng một Phật cách siêu việt. Một trí tuệ tuyệt luân. Một lòng từ bi cao cả. Một cái gì của Phật mà mình chưa có. Cái Phật ấy, chúng ta phải tu, phải hành trì, phải bước đi trên con đường Đức Phật đã đi. Phải ăn, phải nói, phải làm cái Phật đã làm, đã ăn, đã nói. Đã, đang, sẽ phải hành động những gì mà Đức Phật thị hiện trong suốt ba a tăng kỳ kiếp qua. Cái đó là Phật tánh, Phật tâm, Phật hành động cụ thể, hiển bày thành sự thật, là con đường của các bậc Thánh đi qua, là cái Đức Phật đã đi qua: "Yết đế, yết đế, ba la yết đế, ba la tăng yết đế, bồ đề tát bà ha."

2. Trụ tâmhàng phục tâm.

Đức Như Lai đang ngồi dưới gốc cây trong tư thế kiết già. Tâm Phật bình lặng và sâu thẳm như lòng đại dương, mênh mông tỏa rộng như thái hư tràn khắp ba cõi đất trời không một nơi nào sơ sót. Đức Phật đang quán chiếu đến từng căn cơ của chúng sinh, xem ai là người có nhân duyên hóa độ. Ai là người mới phát tâm. Ai là người đang hướng tâm đến thánh quả. Ai là người đang ly khai tâm phàm phu, tận diệt lậu hoặc, để Phật tiếp trợ công đức tu hành mà chóng thành đạo quả. Và đây là sự đảnh lễ, thưa thỉnh của tôn giả Tu Bồ Đề, bạch Phật: "Bạch Đức Thế Tôn, rất là hi hữu trong cuộc đời, không phải ngay bây giờ mà nhiều thời gian trong quá khứ, cũng như nhiều thời gian trong tương lai, Đức Thế Tôn phương tiện, quyền xảo, khéo hay hộ niệm cho các vị Bồ tát. Bạch Đức Thế Tôn, có người thiện nam hay tín nữ mà đã có lòng, có tâm, có ý phát khởi mong cầu quả vị vô thượng, chánh đẳng chánh giác, thì làm sao mà an trụ được cái tâm của mình. Làm sao hàng phục, giữ gìn, trói buộc cái tâm ấy?" Vì tâm giống như người họa sỹ vẻ ra tất cả các hình tượng núi non, sông ngòi, thành quách, trăng sao, kể cả các hình ảnh vô hình, vô tướng, không dấu vết như chim bay ngang bầu trời; như lưỡi dao chém xuống mặt nước, tất cả đều không lưu vết tích, nhưng tâm đều có thể vẻ vời đủ mọi sắt thái, tướng trạng. Tâm như khỉ chuyền cây, như ngựa rong ngoài đường, có khi nào tâm dừng chân đứng lại yên nghỉ. Tâm thênh thang băng qua núi đồi. Tâm vượt đèo băng suối. Tâm đến. Tâm đi. Tâm tạo tác tất cả. Nào ai thấy được lằn vết của tâm, nếu tâm không được "trụ" và "hàng phục". Vì lòng từ bi, xin Đức Thế Tôn chỉ bày cho chúng con hôm nay, cũng như chúng sinh trong thời cách Phật lâu xa, biết được để hành trì, để tu tập, để chứng đắc. Ấy là lòng mong cầu, ước vọng của những người muốn tiến thân trên con đường Đạo. Con đường tối thượng. Con đường tối thắng. Con đường tối tôn. Con đường nhiệm mầu đưa người qua bến giác.

Ấy là lời thỉnh cầu của tôn giả Tu Bồ Đề. Ngài đại diện cho con người, cho chư thiên, cho hết tất cả chúng sinh để đảnh lễ Đức Thế Tôn, để trình bày tấm lòng muốn tu, muốn chứng, muốn cứu độ vạn loại sinh linh trong thế giới ba ngàn này. Vì hình tướng, sự tạo tác của tâm mà chúng sinh cứ qua lại trong tam giới. Khi thăng lúc trầm, khi thiện lúc ác, khi phàm phu, lúc thánh nhơn, nhiều vô số kiếp.

tâm không "trụ" và không "hàng phục" nên tâm tự do dong ruổi. Tâm tạo tác nghiệp nhơn sinh lên trời thì làm chúng sinh loài trời. Tâm tạo tác nghiệp nhơn loài người, thì sẽ làm chúng sinh loài người. Tâm tạo tác nghiệp nhơn chim bay, thú chạy, cá bơi, côn trùng... thì sẽ làm loài chúng sinh như vậy. Ấy là thành quả tạo tác của tâm. Cho nên giá trị của sự tu tập là biết "trụ" tâm và "hàng phục" tâm. Tâm dừng lại, không dong ruổi là tâm định tỉnh.Tâm an lạc. Tâm tỉnh giác. Tâm bất loạn. Tâm điều phục. Tâm chân thật của tâm. Còn tâm không đứng lại. Không "trụ", không "hàng phục" là tâm động. Tâm như trận cuồng lưu. Tâm như cơn bão dữ. Như cơn bão tố. Như cơn bão nổi. Như cơn sóng thần. Như cơn địa chấn, cuồng phong... làm sụp đổ lâu đài thành quách, núi lở cát bay. Ấy là hiện tượng giới, là cảnh vật bên ngoài. Là pháp hữu vi, là pháp hữu lậu, là cái có thể mắt thấy tai nghe. Còn tánh giới, tâm giới thì sao. Cái mà không thể dùng mắt thấy, tai nghe, cảm xúc. Cái không hình, không tướng, không hương, không vị. Mặt dù không nhưng lại có năng lực siêu nhiên, có sức bọc phá, có sức kiện thành, có sức tạo dựng, duy trì tương tục. Nhưng dù cho gì đi nữa, tánh hay tướng, hữu hay vô, bản chất của tâm ấy vẫn chưa được "trụ" hay "hàng phục". Tâm chăn trâu trong Thập mục ngưu đồ, là tâm chưa hàng phục. Vì chưa hàng phục nên phải tạo nhiều phương tiện. Tìm dấu chân trâu. Vạch lá, vén lau, chen cây, leo núi. Và khi thấy được dấu chân trâu rồi thì lần theo đó mà gặp được trâu. Nhưng tâm vẫn còn bị núi rừng che khuất. Bị cái hoang vu ngàn năm bưng bít, đông đặc, nên trâu vẫn tiếp tục quay đầu bỏ chạy. Chạy sâu vào rừng. Chạy sâu vào núi. Vào hang cùng ngỏ hẻm. Vào chốn thâm u. Vào nơi mịt mù của cõi hoang sơn, dã địa. Ấy là bản chất của tâm khi chưa được "trụ" và "hàng phục". Khi chưa được "trụ" và "hàng phục" thì gọi là tâm đen, hay trâu đen. Đen từ mõm đến đuôi. Không một chút lóm đóm trắng. Cái đen của vô minh. Cái đen của không một chút tia sáng. Cái đen của thời vô thủy, của thuở hồng hoang, của trời đất u u minh minh. Cái đen của tâm khi chưa "trụ" và "hàng phục".

Bằng phương tiện khéo léo, người tìm trâu - kẻ chăn dắt tâm, phải nhử trâu bằng rơm cỏ. Bằng đồ ăn nước uống. Bằng cử chỉ thân thiện, tao nhả. Bằng lời nói êm dịu. Bằng cái nhìn trìu mến. Bằng cái, tất cả đều buông lơi. Không dính mắc. Không cố ý. Không dụng tâm.

Nắm cỏ trong tay. Dây xỏ mũi nơi tay. Tất cả đều sẵn sàng cho một công trình hoán chuyển từ đen thành trắng. Từ cõi hoang vu núi rừng thành chốn bình nguyên thành thị. Trâu đen được nhử, được dỗ dành, được khuyến dụ. Trâu nghe lời, tâm trâu mềm xuống. Tâm trâu êm dịu. Tâm trâu giảm chút ngông nghênh. Tâm trâu chịu tuân phục đôi chút. Trâu nhai cỏ. Trâu để cho xỏ mũi, nhưng dưới sức cưởng chế của mục đồng.

Bắt được trâu. Thấy được lằn vết của tâm, nhưng tâm chưa thuần thục. Trâu chưa ngoan ngoản. Trâu còn phải chăn dắt, ghì kéo từ núi rừng về lại chuồng. Trên con đường kéo về lại chuồng, trâu vẫn dùng dằn và nhiều lần quay đầu nhìn lại chốn núi rừng hoang vu ấy. Nơi mà trâu một thời đã sống, đã hung hăng từ bản chất cố hữu. Bản chất đen, hắc nghiệp. Đi ngang qua cánh đồng, qua bờ ruộng, trâu gục đầu gặm ăn lúa mạ, ăn khoai sắn. Người chăn trâu phải ghì mõm trâu lại. Trâu nghe lời - tuân phục, nghễnh đầu lên nhìn người chăn dắt. Nhìn mây bay, nhìn cánh đồng lúa chín, nhìn dòng nước trong xanh. Trâu đứng yên. Tâm được tỉnh lặng đôi chút. Mõm trâu. Cổ trâu. Vai trâu lần trắng. Chầm chậm. Thoát xác. Vứt bỏ thú tâm.

Được nhiều thời gian huấn luyện. Được nhiều gian đoạn chăn dắt. Được nhiều sự cố công của mục đồng, trâu an nhàn, qui hướng. Trâu uống nước, ăn cỏ. Trâu biết làm gì nơi tự tâm mình. Trâu không làm vướng bận đến người chăn dắt nữa. Trâu hiền ngoan. Tâm thuần thục. Tâm không khuấy động tâm. Trâu không còn chướng tật. Ăn cỏ xanh, uống nước trong, trâu nằm dưới gốc cây ngơi nghỉ. Người chăn trâu cũng vậy, gối đầu nơi gốc cây nằm ngủ. Người chăn trâutự tại của mình. Trâu không còn chăn dắt, có tự tại của trâu. Bây giờ, cả hai không còn lo nghĩ cho nhau nữa. Cả hai không còn bị chi phối với nhau nữa. Hai khung trời. Hai vầng trăng trong sáng vằng vặt trên không. Ánh sáng mầu nhiệm tỏa ra từ nơi tâm thuần tịnh. Bạch nghiệp. Trâu đã trắng toàn thân, chỉ còn chút lông đuôi chưa trắng - chi mạc vô minh. Nhưng trâu biết chắc rằng một ngày nào đó. Phút giây nào đó, trâu sẽ trắng toàn thân. Tâm trở thành bạch tịnh. Băng qua lằn vết giữa phàm và thánh. Giữa mê và ngộ. Giữa hữu vivô vi. Giữa chơn đếtục đế. Hòa quang đồng trần. Thỏng tay vào chợ. Năng sở đều không. Tâm đã "trụ" đã "hàng phục".

3. Độ chúng sinh nhập Vô dư niết bàn.

Đức Thế Tôn dạy cho tôn giả Tu Bồ Đề là chư vị Bồ tát nên an trụ tâm như vậy, hàng phục tâm như vậy. An trụ tâm như vậy, hàng phục tâm như vậy là trong pháp giới chúng sinh có loài sinh ra bằng trứng, có loài sinh ra bằng thai, có loài sinh ra bằng ẩm ướt, có loài sinh ra bằng biến hóa. Trong bốn loài chúng sinh này, có loài có hình sắc, có loài không có hình sắc, có loài có tưởng, có loài không có tưởng... Đức Thế Tôn hóa độ, được nhập Vô dư niết bàn, an tịnh giải thoát. Sự hóa độ như vậy. Sự diệt độ như vậy đếm nhiều vô lượng, vô số, vô biên chúng sinh, muôn loài trong pháp giớithật khôngchúng sinh nào được hóa độ, được diệt độ. Vì nếu Bồ tát còn có cái thấy về tôi. Cái thấy về người. Cái thấy về chúng sinh. Cái thấy về sự sống thì thật chẳng phải là Bồ tát.

Đến địa vị Bồ tát là đã xa rời mọi chấp trước, mọi sự trói buộc, mọi sự tù túng, lăn xăn. Bồ tát làm công việc độ sinh như đói thì ăn, khát thì uống. Tự nhiên. Không dụng công. Không ráng sức. Vì Bồ tát còn dụng công, còn ráng sức thì Bồ tát hãy còn ở trong vòng đối đãi. Trong vòng nhị biên, lưỡng cực. Sự độ sinh của Bồ tát như khí trời để vạn vật hít thở. Như ánh nắng để chiếu soi muôn loài. Vạn vật đều trưởng thành trong ánh nắng. Bồ tát được trưởng thành từ chúng sinh. Do vậy, Bồ tát ý thức cứu độ chúng sinhcông hạnh, là thệ nguyện. Bồ tát độ sinh mà không thấy có một chúng sinh nào được mình hóa độ thì sự hóa độ đó mới rốt ráo, viên dung. Chúng sinh cũng vậy, mình được diệt độ, được chứng đắc mà không thấy mình có được diệt độ, chứng đắc thì mới thật là diệt độ, chứng đắc. Vì giai đoạn phàm phu là giai đoạn chấp ngã sâu dày. Cái tôi thật lớn, mà tiến trình tu tập là đốn ngã cái chấp ngã ấy, chặt đứt cái tôi ấy. Nhờ đốn ngã cái chấp ngã, chặt đứt cái tôi mà chuyển mê khai ngộ, dứt phàm đạt Thánh. Nhưng khi đạt Thánh rồi mà còn thấy quả vị để đạt, thấy có quả Thánh để thành, thì hóa ra giống như giai đoạn còn là phàm phu không khác. Một cái chấp ngã của phàm phu đã chết đi rồi, giờ làm sống dậy cái ngã của bậc Thánh. Giết chết cái chấp ngã để nuôi dưỡng một cái chấp ngã khác thì không phải là rốt ráo, cứu cánh của sự tu chứng. Sự chấp ngã hay bản ngã đều là không thật. Dù chấp ngã, bản ngã đó là của phàm phu hay Thánh nhơn. Hạnh nguyện của Bồ tát là cứu người qua bể khổ, giúp đở phương tiện để con người qua được bờ bên kia. Việc làm này tự thân của Bồ tát không thấy có người cứu độ và kẻ được cứu độ. Vì còn thấy có người cứu độ thì không thể gọi là Bồ Tát. Bởi vì Bồ Tát đã không còn cái chấp ngã về cái tôi, về con người, về chúng sinh, về sự sống.

Bồ tát xây dựng con đưởng của mình đi gọi là Bồ tát đạo. Lập hạnh nguyện độ sinh gọi là Bồ tát nguyện. Và thực hành công việc cứu độ chúng sinh, đưa tất cả chúng sinh qua bờ bên kia gọi là Bồ tát hạnh. Đưa hết chúng sinh qua bờ bên kia, còn Bồ tát thì ở bờ bên này. Ở bờ bên này hay ở bờ bên kia, Bồ tát đều không có sự chấp trước.

Bồ tát tạo lập con đường, phát lời thệ nguyện, và xông xáo vào đời cứu độ chúng sinh là gieo cấy hạt mầm giác ngộ cho kẻ khác, và cuối cùng hạt mầm giác ngộ nơi chính mình, hạt mầm giác ngộ nơi kẻ khác, hạt mầm giác ngộ nơi cả hai được thành tựu viên mãn - Tự giác, giác tha, giác hạnh viên mãn. Bồ tátý chí độ sinh kiên cường, bất khuất - Đại hùng. Bồ tátsức mạnh dõng mãnh bằng năng lực bất thối trước sự khổ nạn độ sinh - Đại lực. Bồ tát có tấm lòng yêu thương rộng lớn ban vui cứu khổ cho chúng sinh - Đại từ bi. Bồ tát có đủ năng lực, tiềm lực, nghị lực, trí lực, tâm lực, giải thoát lực, giác ngộ lực cho mình và cho người. Do đó Bồ tát bất thối. Bồ tát không còn bị trầm nịch bờ bên này hay bờ bên kia. Bồ tát tự tại. Bồ tát rộng đường thênh thang để đi. Bồ tát an nhiên trên ngọn sóng bạc đầu. Bồ tát hóa thân trên đỉnh núi tuyệt cùng. Bồ tát hóa hiện vào biển đời trầm luân sinh tử. Bồ tát có mặt ở mọi phương sở, Bồ tát vô ngại.

"Mười phương tất cả chư Bồ tátquyến thuộc ấy đều sinh ra từ hạnh nguyện của Bồ tát Phổ Hiền. Nhờ trí nhãn thanh tịnh, họ thất tất cả chư Phật trong quá khứ, hiện tạivị lai, nghe luôn cả một biển lớn kinh điển và chư Phật chuyển pháp luân. Các Ngài thảy đã thành thục các Ba la mật thiện xảo, thân cận và cúng dường tất cả Như Lai đang thị hiện thần biến trong mọi sát na, có thể hiện thân đầy khắp cả hư không vô biên, bằng thân ánh sáng, các Ngài làm nảy sinh tất cả chúng hội đạo tràng của chư Như Lai, thị hiện tất cả các thế giới trong một vi trần, một và tất cả với những thiên hình vạn trạng của chúng; và trong những thế giới sai biệt này, họ chọn thời cơ thích hợp nhất để giáo hóathành tựu hết thảy chúng sinh; bằng âm thanh tròn đầy, vi diệu, phát ra từ mỗi lổ chân lông, vang dội khắp cả vũ trụ, các Ngài tuyên thuyết giáo pháp của hết thảy chư Phật". [1]

Bồ tát vừa độ sinh, vừa tuyên dương giáo pháp của Phật, vừa thành lập các đạo tràng cho chúng tu học. Bồ tát vận dụng trí tuệ siêu việt của mình để độ sinh - Đại Trí Văn Thù. Bồ tát tận dụng công hạnh một cách thiện xảo của mình để xây dựng sự sống lợi lạc quần sanh - Đại Hạnh Phổ Hiền. Bồ tát lắng tai nghe tiếng kêu than đầy sự thương đau của kiếp người trầm luân khổ hải để hiện thân ban vui cứu khổ, thoát cảnh tai nàn - Đại Bi Quán Thế Âm. Bồ tát bằng khí tiết kim cương, bằng năng lực vô ngại, phương tiện năng lực này mà hàng phục hết thảy mọi chướng duyên nghịch cảnh để tiếp độ chúng sinh an lành nơi bến giác - Đại Lực Đại Thế Chí. Ấy là thật thể của Bồ Tát. Thật tâm của Bồ tát. Thật hạnh của Bồ tát. Thật nguyện của Bồ tát. Thật tu của Bồ tát. Thật chứng của Bồ tát. Tất cả các hành tướng "Thật" của Bồ tát, đều xuất phát từ Đại bi tâm, Bồ đề tâm, hay Giác ngộ tâm, mà Bồ tát thường hằng, vĩnh viễn sống và hành hoạt trong lòng bồ đề tâm ấy.

"Như chất kim cương chỉ sản xuất từ mỏ kim cương hoặc mỏ vàng. Cũng vậy, Bồ đề tâm như kim cương chỉ sản xuất từ mỏ công đức của kim cương đại bi, nơi Bồ tát hiện thân để cứu vớt thế gian; hay từ mỏ vàng siêu việt trí là cảnh giới thù thắng của Như Lai.

"Như có loại cây vô căn, không ai tìm thấy gốc rễ của nó nhưng tất cả cành, lá, cây, trái và hoa đều thấy sinh sôi rậm rạp. Cũng vậy, không có ai có thể thấy gốc rễ của Bồ đề tâm ở đâu, nhưng hoa công đức, trí tuệthần thông đều sầm uất và tâm đại bi của Bồ tát rợp bóng tất cả thế gian, như một màng lưới.

"Kim cương không cất giữ trong bình sứt mẻ, bất toàn, mà được cất giữ trong chiếc bình trong sáng, kiên cố hoàn toàn. Cũng vậy, kim cương Bồ đề tâm không cất giữ trong bình của các loài ít tín tâm, kém giới hạnh, méo mó, trì trệ, tối tăm, rạn vỡ. Cũng không cất giữ trong chiếc bình dành cho tâm thối đọa và dao động vì thiếu tri kiến, mà chỉ được cất giữ trong chiếc bình được dùng để phát khởi tâm Bồ tát.

"Như kim cương xuyên thủng mọi thứ cẩm thạch, Bồ đề tâm cũng xuyên thủng kho tàng chánh pháp.

"Như kim cương có thể đập vỡ mọi núi đá, kim cương bồ đề tâm cũng đập vỡ mọi núi đá tà kiến.

"Kim cương dù bị vỡ vẫn thù thắng hơn tất cả các thứ đá quí và quí hơn các thứ trang sức bằng vàng khác. Cũng vậy, Bồ đề tâm dù khiếm khuyết và bất toàn vẫn thù thắng hơn các thứ trang sức bằng vàng của công đức nơi các hàng Thanh VănDuyên Giác.

"Kim cương dù rạn vỡ vẫn có thể trừ tuyệt tất cả sự bần cùng. Cũng vậy, Kim cương Bồ đề tâm có thể trừ tuyệt mọi bần cùng do sinh tử.

"Một mẫu kim cương dù nhỏ cũng đủ sức đập vỡ mọi thứ đá quí hay tiện. Cũng vậy, một mẫu kim cương Bồ đề tâm dù nhỏ và không đáng giá vẫn đủ sức diệt trừ vô minh." [2]

4. Vô trụ bất thủ - Hành các thiện pháp.

Hương hoa vẫn còn thật nhiều quanh nơi thảo tòa của Đức Thế Tôn thuyết pháp trưa nay. Các hàng chư Thiên, con ngườivô số chúng hội khác đã quy tụ nơi đây để thừa tự giáo pháp từ nơi kim khẩu của Đức Phật. Hành trì những lời từ mẫn. Tiếp thọ những ý đại bituân thủ luật nghi tế hạnh. Đức Phật đã giảng dạy thật kỷ lưỡng cho hàng đệ tử, cho chúng ta hãy biết làm gì và phải làm gì, làm như thế nào mới đúng như pháp và làm như thế nào gọi là phi pháp.

Trên từng chặn đường của sự tu tập, từ thấp đến cao, từ hữu đến vô, từ chấp thủ đến không chấp thủ, trong mọi động tác, ý nghĩ, Đức Phật đều hướng dẫn hành giả đi đúng trên đạo lộ tu trì. Đức Phật dạy phải hành các thiện pháp như việc bố thíkhông chấp thủ. Bố thí bất trụ tướng. Bố thí không bị dính mắc vào sự vật. Không trụ tướng, không dính mắc như mây trời, bềnh bồng giữa hư không. An nhiên tự tại. Như gió ngàn thổi qua bầu trời, không lưu lại vết tích. Bố thí mà không thấy mình là người cho. Không thấy có tài vật để cho. Không thấy có người tiếp nhận tài vật cho. Thật sự như giả danh, ba phạm trù này có thấy bằng cái nhìn thế gian, sai biệt rằng có, nhưng khi bố thí chúng ta ly khai, xa lìa các tướng ngã, tướng nhơn, tướng chúng sinh, tướng thọ giả ấy. Khi chúng ta không bị dính mắc vào các tướng trạng ấy thì tâm chúng ta hồn nhiên như ánh nắng ban mai, chỉ có một sắc dịu thù thắng là làm tươi mát chồi non, lá xanh, trái ngọt, mà ánh nắng ban mai không phân biệt đây là ruộng đồng lúa, ngô, khoai, sắn thì chiếu soi để tạo nên sức sống, còn kia là cỏ, gai, sỏi, đá thì tắt lịm âm u, mà không tô bồi nuôi dưỡng. Tâm bố thí cũng vậy, vô phân biệt. Vô trụ bất thủ, thì kết quả sẽ to lớn, vì không có sự ràng rịt, dính mắc. Không còn nằm trong phạm trù hữu lậu. Không còn rơi rớt lại. Không còn bị lỗ thủng. Không còn có sanh y.

Bố thítâm không cầu, như chim bay qua hư không, không lưu lại vết tích. Bố thí mà ý không nhiều ước vọng như hạt bỏ ao hoang không tham luyến, nhớ tiếc, những cánh đồng đã đi qua, những ao hồ đã ăn cua tôm cá. Tâm rỗng. Tâm Không. Tâm vắng lặng. Tâm trong cõi lặng. Tâm định.

Ấy là những lời Đức Phật dạy cho chư vị Bồ tát, bố thí chẳng trụ tướng. Bố thí chẳng trụ tướng thì phước đức nhiều không thể gì đo lường. Điều này được ví dụ như hư không ở phương Đông. Hư không ở phương Nam, phương Tây, Phương Bắc. Tất cả các phương hướng ấy, chúng ta có thể suy tư, nghĩ bàn được không về sự to lớn của các phương hướng ấy. Chắc hẳn chúng ta không thể nghĩ lường được. Vì các phương hướng ấy là hư không, không có ngằn mé, không có giới vức, không có hạn cuộc, không có mốc điểm. Cái gì không có ranh giới, giới hạn thì cái ấy vô cùng, không đem tâm lượng để hiểu biết, thể đạt.

Sau khi Đức Thế Tôn giảng dạy bài pháp thường nhật. Bài pháp hằng ngày, nhưng quá ư cao siêu, siêu thoát. Vượt thoát giới hạn tâm lượng bình thường. Trong cái thường ngày lại chẳng thường ngày. Trong cái đơn giản lại rất siêu tuyệt. Trong cái đơn sơ như chẳng quan tâm để ý lại quá ư kỳ cùng, ly ngôn, tuyệt tướng. Đức Thế Tôn đi bách bộ, thiền hành quanh khu hương thất, như là thông lệ của Chư Phật, Đức Phật nghĩ tưởng đến các hàng chư Thiên, có ai có nhơn duyên để hóa độ. Đức Phật quán tâm đến Long vương, các loài rồng, các loài thủy tộc ở long cung, biển cả. Đức Phật xem xét đến loài người, từ vua quan cho đến lê dân, ai có nhơn duyên trong Phật pháp, trồng hạt giống lành từ nhiều đời kiếp hay chỉ mới hôm nay, để Đức Phật phương tiện hóa độ. Ấy là đại bi tâm, là lòng từ mẫn, là sự thương tưởng đến muôn loài của Đức Phật.

Đức Phật ngồi trên phiến đá dưới gốc cây tất bát la, dung nhan thật kỳ diệu, một nỗi an bình tuyệt đối, hiện trên khuôn mặt trăng rằm, trên đôi khóe mắt sen xanh, trên vầng tráng cao siêu thoát, trên tự thân của người Giác ngộ.

Đức Thế Tôn ngồi, tâm thường đại định, tâm luôn an lạc, thư thái, trong như pha lê. Ngài thấy rõ tự mỗi thân tâm của chúng sinh nghĩ gì, làm gì, tác phước, thọ nghiệp, quả báo, luân hồi, sinh tử, qua lại trong sáu nẻo trần gian. Từ sáu nẻo nhân gian đó, Đức Phật cũng thấy các đại Bồ tát hòa mình chung sống, chia sẻ, thay thế những điều gì chúng sinh cần thay thế, chia sẻ. Bồ tát xả thân để làm lợi ích cho chúng sinh. Bồ tát hy sinh sự sống của mình để nuôi dưỡng sự sống cho kẻ khác. Bồ tát cưu mang hành trạng vào đời độ sinh.

Bồ tát đi đôi chân trần, nhưng tâm rắng chắc. Chắc như kim cương. Trong như ngọc bích. Bồ tát có dòng sửa ngọt, có lời nói êm, có đôi tay ấm, có tình thương bao la. Bồ tát có tất cả phương tiện để sống với chúng sinh. Bồ tátphương tiện sống ở mọi nơi, nhưng Bồ tát tự tại. Vì tâm không sầu muộn, nên Bồ tát ban vui. Vì tâm không đau khổ, nên Bồ tát cho đời tịnh lạc nhiều hạnh phúc. Đó là con đường của Bồ tát đi, là hạnh nguyện của Bồ tát làm mà từ nhiều đời kiếp qua Bồ tát cứ mãi mãiBồ tát.

Mặt đất bình yên nuôi lớn vạn vật. Mặt đất có phương tiện là mưa. Mặt đất có phương tiệnánh nắng mặt trời. Mặt đất có phương tiện là ánh trăng sao, là gió ngàn, sương lạnh. Mặt đất là mẹ. Mặt đất là cha, là cội nguồn của sự sống. Mặt đất nuôi lớn tất cả. Dù đó là núi non, sông ngòi hay bể cả. Bồ tát nuôi lớn hết thảy chúng sinh, dù chúng sinhhạnh lành hay điều ác. Bồ tát không bao giờ bỏ chúng sinh. Bồ tát độ sinh như độ mình bằng chí nguyện cầu đạo.

"Hoa Nghiêm thám huyền ký phân tích có bốn loại nguyện của Bồ tát:

1. Thệ nguyện, ước hẹn thời gian trước khi hành động.

2. Hành nguyện, gồm hai trường hợp: (a) Cùng phát khởi một lần với hành động. (b) Đối sự mà phát nguyện với chủ đích giữ vững tâm chí không để gián đoạntán loạn.

3. Nguyện sau hành tức bằng hành động mà hướng ước nguyện của mình đến bồ đề đạo.

4. Tự thể vô ngại nguyện, tức đại nguyện cứu cánh đồng với biển pháp tánh, thong dongthành tựu tất cả sự nghiệp.

Bốn loại nguyện này trải suốt con đường hành đạo từ khi mới phát tâm cho đến khi đạt địa vị không thối chuyển.

Nhóm nguyện thứ nhất, như trường hợp Thiện Tài đồng tử sau khi được Văn Thù giảng dạy, phát tâm hướng thượng mong cầu học hỏi, đầy đủ Phật phápgiác ngộ rốt ráo.

Nhóm hạnh nguyện thứ hai, là những lời nguyện trong lúc hành động như được nói trong phẩm "Tịnh Hạnh" của Kinh Hoa Nghiêm. Theo đó, mỗi hành vi của mình đều mang ước nguyện tưởng đến sự an lạc của chúng sinh. Thí dụ khi trãi giường chiếu thì nguyện như vầy: "Khi trãi giường chiếu, nguyện cho chúng sinh, trải bằng thiện pháp, thấy chân thật tướng". Hoặc khi cất bước ra đường thì nguyện rằng: "Cất bước ra đường, nguyện cho chúng sinh, bước lên lối Phật, vào vô y xứ". Hoặc khi ngủ nghỉ thì nguyện rằng: "Vào lúc ngủ nghỉ, nguyện cho chúng sinh, thân được an ổn, tâm không loạn động". Những lời nguyện như vậy, có mục đính làm cho tâm niệm của mình không hề rời bỏ chúng sinh trong mọi hành vi cử chỉ của mình, và do đó không hề xao lãng chí nguyện đại thừa của mình.[3]

Trên con đường thể đạt Phật tánh, Đức Thế Tôn dạy chúng ta hành các thiện pháp, khi làm các thiện pháp mà tâm chúng ta không chấp thủ.



[1] Thiền Luận, tập III. Lý tưởng Bồ tát và Phật. Trang 123. Bản dịch của Tuệ Sỹ.

[2] Thiền Luận. Tập III. Trang 300 - 301. Bản dịch của Tuệ Sỹ.

[3] Thắng Man giảng luận. Viện Cao Đẳng Phật Học Hải Đức Nha Trang. Ban Tu Thư. Trang 66 - 67. Tuệ Sỹ. 2001.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 4981)
Phật giáo có hai hệ là Theravada và Phát-Triển. Hệ Theravada quan niệm quả vị cao nhất mà hành giảthể đạt được là quả vị A-La-Hán.
(Xem: 4368)
Định học là một chi phần quan trọng trong Tam vô lậu học giới, định, tuệ .
(Xem: 4660)
Trí tuệ là sự thấu hiểu, là kiến thức liên quan đến tư tưởng đạo đức giúp ta đi sâu vào đặc điểm và biểu hiện của các đạ o lộ thông qua sự nỗ lực tinh tấn.
(Xem: 4702)
Trung đạo là khái niệm được dùng khá nhiều trong Phật giáo. Tùy duyênTrung đạo được định nghĩa khác nhau, nhưng...
(Xem: 5860)
Có một chuyện rất khoa học, tôi không bắt quý vị phải nhắm mắt tin Phật nhưng tôi cho quý vị một gợi ý.
(Xem: 3301)
Đối với một người đã giác ngộ, sẽ không còn thấy nữ tính và nam tính nữa. Với một số vị thường quán bạch cốt, sẽ thấy thân mình và người chỉ là một nhóm xương khô đang đi đứng nằm ngồi.
(Xem: 5261)
Long Thọ hay Long Thụ (Nāgārjuna) không phải chỉ là tổ của tông Trung Quán (Madhyamika),[1] trong lịch sử phát triển Phật giáo ngài được coi là vị Phật thứ hai sau Đức Thế Tôn
(Xem: 2932)
Hạnh phúctrạng thái cảm xúc khi ta thỏa mãn được nhu cầu nào đó của bản thân. Hạnh phúc khi được nhận. Có một loại hạnh phúc khác mà cảm xúc mang đến cho bạn nhiều hơn nữa: Đó là hạnh phúc từ sự cho đi.
(Xem: 4136)
Kỳ thực, trên đời này không ai có thể khiến chúng ta đau khổ ngoài chính bản thân mình, và cũng không ai có thể mang lại hạnh phúc cho chúng ta ngoài bản thân mình ra…
(Xem: 5283)
Bài kinh "Viết Trên Đá, Trên Đất, Trên Nước" là bài kinh ngắn, trích trong Kinh Tăng Chi Bộ, chương Ba, phẩm Kusinàra.
(Xem: 4262)
Đã gần vào Hạ mà đức Thế Tôn vẫn chưa khuyên giải được mâu thuẫn giữa hai nhóm Tỳ-kheo đều là đệ tử của Ngài.
(Xem: 3322)
Cuộc sống giản đơn sẽ tháo bỏ cho chúng ta những gông cùm trách nhiệm do chính chúng ta tự đeo vào cổ, giúp chúng ta có nhiều thời gian hơn để sống với những người thân yêu.
(Xem: 6360)
Bài kinh "Thanh Tịnh" là bài kinh ngắn, Đức Phật giảng cho các vị Tỷ-kheo khi Ngài còn tại thế.
(Xem: 5330)
Sa-môn (Samana), Tỳ-kheo (Bhikkhu) hay Bí-sô (Bhiksu) là những danh xưng chỉ cho vị tu sĩ Phật giáo.
(Xem: 4628)
Kinh Trung A-Hàm được dịch sang Hán đầu tiên vào niên hiệu Kiến Nguyên năm thứ mười chín (383) do một nhóm các vị tăng nhân người Ấn Độ nói chung thực hiện.
(Xem: 6238)
Trung đạo (madhyamā-pratipad) là con đường tu tập được kinh nghiệm từ chính Đức Phật.
(Xem: 6109)
Tâm lý thường tình của con người là tò mò, ưa những điều lạ lùng, kỳ dị và khác thường vì họ đã quá quen với cuộc sống bình thường, nên ...
(Xem: 3893)
Chúng sinh trong cõi “Dục giới” luôn chạy theo tìm cầu để hưởng thụ năm thứ dục lạc nên gọi là ngũ dục. Ngũ dục, chính là năm thứ sắc, thanh, hương, vị, xúc.
(Xem: 6035)
Tứ động tâm là bốn Thánh tích thiêng liêng của Phật giáo tại Ấn Độ, ghi dấu bốn sự kiện trọng đại trong cuộc đờisự nghiệp hoằng hóa của Đức Phật Thích Ca.
(Xem: 4643)
Về mặt ngôn từ, thì chữ “công đức” là được dịch nghĩa từ chữ “punna” trong tiếng Pali. Tiếng Anh dịch thành chữ “merit”.
(Xem: 4794)
Nguyên nhân của sanh tử được nêu rõ trong Thập nhị nhân duyên, thuộc giáo lý căn bản của Phật giáo.
(Xem: 3387)
tại gia hay xuất gia, chúng ta đến với đạo Phật nhưng chỉ biết những hình thức cúng kiếng, lễ lạy
(Xem: 6275)
Uẩn, thuật ngữ Pāli là khandha (Skt: skandha) thường được dịch sang tiếng Anh là ‘aggregates’ uẩn.
(Xem: 4943)
Ba-la-mật (pāramī or pāramitā) là các pháp hành để hoàn thiện nhân cách được nói đến trong kinh điểnchú giải, nhất là phần Hạnh Tạng thuộc Tiểu Bộ kinh.
(Xem: 3544)
Nói đạo Phật là đạo “cứu khổ ban vui” nhưng kỳ thực chẳng có ai ‘cứu’ mà cũng không ai ‘ban’ cho cả.
(Xem: 3474)
Mọi hiện tượng và sự vật trên thế gianhoàn vũ này không bao giờ độc lậptồn tại, mà do nhân duyên hòa hợp tạo thành.
(Xem: 5670)
Quan điểm thống nhất trong kinh điển là: sát sanh vi phạm giới luật đầu tiên và chiến tranh là sai lầm ngay cả khi chiến đấu cho mục tiêu phòng thủ hay tấn công.
(Xem: 4244)
Narayan Helen Liebenson, Geshe Tenzin Wangyal Rinpoche và Blanche Hartman chia xẻ lời khuyên của họ về việc làm sao để ứng phó với các giai đoạn trầm cảm.
(Xem: 5992)
Niết-bàn là phước lạc tối thượng, một trạng thái hạnh phúc vĩnh cửu. Không thể trải nghiệm hạnh phúc của Niết-bàn bằng các giác quan mà bằng cách làm cho chúng tịch lặng.
(Xem: 5237)
Trong những bài pháp ngắn gọn, súc tích nhất để hướng dẫn tu hành khi chưa có giới bổn Patimokkha, Chư Phật đã chỉ ra con đường sống đạo,
(Xem: 3670)
Định hướng cuộc đời để đạt được mong muốn thích đángyếu tố quan trọng giúp cho ta thăng tiến trên đỉnh cao của sự giác ngộgiải thoát.
(Xem: 3759)
Hơn bao giờ hết, những bản dịch kinh điển rõ ràng dễ hiểu, được chú giải thận trọng, được thẩm định kỹ lưỡng trước khi đến tay người học Phật đang là một nhu cầu hết sức cấp thiết và quan trọng.
(Xem: 3706)
Nếu đời là vô thường, sự sống có giới hạn thì phải chăng con người ta khi sống nên có một chút ý nghĩa. Bạn ước mong gì?
(Xem: 3531)
Mong ước của tôi là chúng ta sẽ có dịp đồng hành cùng nhau trên hành trình tâm linh siêu việt của bạn.
(Xem: 5363)
“Tất cả những cảm thọ mà một người nhận chịu dầu đó là lạc thọ, khổ thọ hay vô ký thọ đều là kết quả của Nghiệp quá khứ, người nào quan niệm như vậy là tà kiến”.
(Xem: 4011)
Đức Phật là đấng đạo sư, là bậc thầy của nhân loại, nhưng ngài cũng là nhà luận lý phân tích, nhà triết học, nhà giáo dục vĩ đại. Kinh tạng Pāli cho chúng ta thấy rõ về các phương pháp giảng dạy của đức Phật một cách chi tiết. Tùy theo từng đối tượng nghe pháp mà Ngài có phương thức truyền đạt khác nhau.
(Xem: 4361)
Đất Phù Nam (Funan) bao trùm cả một phần Việt Nam, Căm Bốt (Cambodia), Mã Lai (Malaysia) và Thái Lan (Thailand).
(Xem: 5824)
Nhiều người không sinh ra trong gia đình Phật Giáo, nhưng đã tìm học về Phật Giáo nhờ nghe luật Nghiệp Báo
(Xem: 3129)
Thế Tôn thật sự là vị đã đoạn trừ nhiều khổ pháp cho chúng ta. Thế Tôn thật sự là vị đã mang lại nhiều lạc pháp cho chúng ta.
(Xem: 3068)
Đạo từ tâm sinh. Đi học đạo là học cho ta, để nhận chân được tự tâm, để tạo nên cái phẩm giá của ta
(Xem: 3859)
Người ngu si thiếu trí tuệ biến tự ngã của mình thành kẻ thù, lại tưởng kẻ thù của mình ở bên ngoài nhưng chính mình là kẻ thù của mình đó.
(Xem: 4857)
"Nầy các Tỳ Kheo, ta sẽ giảng dạy, và phân tích cho các ông nghe về con đường cao quý có tám phần. Khi ta nói, các ông hãy chú ý và lắng nghe."
(Xem: 3571)
Nếu tâm hồn biết thầm lặng kết “bạn đường” với thánh hiền tôn giáo, với các nhà hiền triết tâm linh, thì NĂNG LƯỢNG MẦU NHIỆM sẽ hiện hữu...
(Xem: 3046)
Có thể nói ngày nay, chiến tranh, hận thù, thương yêu, ghét bỏ, kỳ thị, náo động trên thế giới… đều do tà kiến mà ra.
(Xem: 4572)
Luật nhân quả có lẽ ai cũng biết và hầu như ít nhiều ai cũng tin. Tuy nhiên, để có được niềm tin không lay chuyển vào quy luật tự nhiêncông bằng ấy thì lại không dễ,
(Xem: 4720)
Tâm là chủ thể tiếp nhận các đối tượng từ bên ngoài lẫn bên trong. Khi đang ngủ say, thì tâm được cho là trống rỗng, hay nói cách khác, đó là trạng thái vô thức
(Xem: 3436)
Không ai có thể nói trước được chuyện gì sẽ xảy ra ở ngày mai, mặc dù ngày mai mặt trời vẫn lên.
(Xem: 3994)
Nhà Phật thường nhắc đến đạo lý sống Trung Đạo. Cái gọi là Trung Đạo chính là không đi theo hướng cực đoan, quá mức.
(Xem: 4726)
Nhiều trường phái Phật Giáo ngày nay vẫn tụng Kinh Pali, ngôn ngữ của Đức Phật lịch sử.
(Xem: 3568)
Hiện nay, quý vị trẻ thường thích thể hiện mình theo nhiều cách mà mọi người vẫn thường gọi chung chung là muốn khẳng định cái tôi.
(Xem: 3605)
Sắc thanh hương vị xúc pháp cấu thành thế giới của con người chúng taduyên sanh, vô tự tánh, bất khả đắcvô sở hữu
(Xem: 5138)
Pháp ấn, tiếng Phạn dharma-mudrā, trong đó dharma là pháp, là những lời dạy của Đức Phật, mudrā là dấu ấn, là khuôn dấu, là đặc chất, là tiêu chuẩn.
(Xem: 4158)
Phật giáo cho rằng, mọi việc thành bại, li hợp ở đời đều không nằm ngoài nguyên tắc "nhân duyên quả báo".
(Xem: 3292)
Buông bỏ phiền não, trước hết là để giải tỏa mọi ưu tư, khiến người ta hạnh phúc.
(Xem: 2996)
Có những nhân quảnhân tạo trong đời này nhưng quả có khi phải qua đời sau hoặc những đời sau mới trỗ.
(Xem: 3039)
Sự quán sát, quán chiếu khởi từ danh tướng - danh là hương, là vị; tướng là những tính chất đặc trưng của chúng
(Xem: 3112)
Phật tử, tôi tâm đắc phần thuyết giảng về ái ngữ của Thiền sư Thích Nhất Hạnh
(Xem: 3108)
Ai cũng mong trong cuộc sống có rất nhiều niềm vui và thật ít nỗi buồn.
(Xem: 3475)
Con người bình thường, khỏe mạnh là một thể thống nhất hài hòa giữa hai yếu tố thân và tâm hay thể xác và tinh thần.
(Xem: 4003)
Người khéo tu lúc nào cũng nhớ quay lại mình, nhận ra và sống được với Tâm chân thật, ngoài ra tất cả đều vô thường hư ảo, không cần chú tâm làm gì.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant