Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới
Bài Mới Nhất

Ý nghĩa các tên gọi của ngôi chùa dưới góc độ ngôn ngữ văn hóa

16 Tháng Chín 201000:00(Xem: 15737)
Ý nghĩa các tên gọi của ngôi chùa dưới góc độ ngôn ngữ văn hóa

Ngôi chùa từ lâu đã hiện hữugắn bó thiết thân trong mỗi chúng ta. Khắp nơi nơi trên cả nước, đâu đâu cũng có chùa, lớn có, nhỏ có, kim có, cổ có, tất cả đã trở thành một phần không thể tách rời trong cộng đồng làng xã Việt Nam.

Về tên gọi Chùa hầu như đều thống nhất từ trước tới nay và ai cũng hiểu rõ đó là một tập hợp kiến trúc nhà làm nơi thờ Phật. Đó là tài sản chung của một cụm người cư trú trên địa bàn nhất định. (Phải chăng cũng vì thế mà trong ngôn ngữ của chúng ta xuất hiện những từ rất “Việt” là… chùa, để chỉ tài sản hay sức lực không của riêng ai cả, muốn tiêu pha thế nào không ai cấm, không ai tiếc, như: của chùa, công chùa, tiền chùa?...). Bên cạnh cái tên Chùa thuần Việt chất phác ấy thì còn nhiều mỹ từ gốc Hán khác như Tự, Già lam cũng thông dụng không kém để chỉ ngôi chùa trong tiếng Việt. Dưới đây chúng ta lần lượt tìm hiểu vì sao những từ được dùng để chỉ kiến trúc nhà có chức năng thờ Phật.

Trước hết là Tự (寺): Ngày nay chữ này được dùng đứng sau làm thành tố chính (trung tâm ngữ) để kết hợp với một từ định danh nào đó (định ngữ) tạo thành một cụm danh từ nêu tên gọi một ngôi chùa cụ thể, như Trấn Quốc Tự, Kim Liên tự, Bửu Lâm tự, Vĩnh Nghiêm Tự… Và như vậy, ai cũng hiểu, Tự nghĩa là chùa. Nhưng trong ngôn ngữ Trung Quốc cổ đại thì nghĩa của Tự không phải là chùa. Vì Phật giáo mới tiến nhập Trung Quốc từ đầu Công Nguyên, trong khi chữ Hán thì đã có sớm hơn rất nhiều. Tự vốn là từ để chỉ cơ quan làm việc cụ thể của bộ máy chính quyền phong kiến. Sách Hán thư chú: Phàm phủ đình sở tại giai vị chi tự (nói chung nơi làm việc của phủ đình đều gọi là Tự). Khang Hy tự điển chú khá rõ điều này: Hán dĩ Thái thường, Quang lộc, Huân vệ úy, Thái bộc, Đình úy, Đại hồng lô, Tông chính, Tư nông, Thiếu phủ vi cửu khanh. Hậu nguy dĩ lai danh tuy nhưng cửu nhi sở lị chi cục vị chi Tự. Nhân danh Cửu tự (đời Hán lấy Thái thường, Quang lộc, Huân vệ úy, Thái bộc, Đình úy, Đại hồng lô, Tông chính, Tư nông, Thiếu phủ làm Cửu khanh. Nguy trở về sau tuy vẫn để như cũ nhưng các sở cục thì gọi là Tự. Vì vậy mà thành tên Cửu tự [thay cho Cửu Khanh]).

Vậy tại sao từ Tự chỉ một sở cục cụ thể được chuyển hẳn sang nghĩa là chùa? Đây là nguyên nhân lịch sử, đánh dấu mốc đầu tiên trong lịch sử Phật giáo Trung Quốc. Hán Minh Đế Lưu Trang (25-75) là vị vua đầu tiên thừa nhận địa vị của phật giáoTrung Quốc. Tương truyền nhà vua nằm mộng thấy “người vàng” bay qua sân điện, bèn sai sứ giả 12 người do Lang Trung Thái Âm dẫn đầu sang Tây Trúc cầu tìm đạo phật. Đó là sự kiện năm Vĩnh Bình 7 (64). Ba năm sau (67), sứ giả về với hai tăng nhân người Ấn Độ cùng rất nhiều kinh sách và tượng phật được thồ trên lưng ngựa trắng. Lúc các tăng nhân cùng kinh, tượng, về đến kinh đô, triều đình chưa chuẩn bị kịp chỗ ở riêng nên cho ở tạm trong Hồng lô tự (một cơ quan trong Cửu khanh). Sau đó nhà vua mới cho xây dựng cái mà chúng ta gọi là chùa để thờ Phật và các tăng nhân tu tập. Kiến trúc xây dựng theo kiểu mẫu dinh thự của quý tộc đương thời. Sau đó chùa được xây dựng ngày càng nhiều cũng theo kiểu mẫu nhà ở của địa phương. Chính vì vậy mà chùa ở Trung Quốc, và cả ở Việt Nam khi tiếp nhận Phật giáo theo hướng Trung Quốc, có kiểu chùa rất riêng, không theo quy chuẩn mái cong tháp nhọn như nơi Phật giáo phát nguyên. Nhân vì kinh và tượng Phật được thồ về trên lưng ngựa trắng nên đặt tên chùa là Bạch Mã. Tự là chỗ đầu tiên tăng nhân tạm trú khi đến Trung Quốc nên được chuyển sang làm thành tố chính để gọi tên cho ngôi chùa: Bạch Mã Tự, ngôi chùa phật giáo đầu tiên của Trung Quốc.

Già lam 伽藍: cũng là tên gọi của ngôi chùa. Đây không phải là tên có nguồn gốc biến đổi như Tự trên kia. Già lam là tên gọi tắt của Tăng già lam ma (Sangharama). Tăng già là một nhóm tăng nhân đi Hoằng pháp, thường từ bốn người trở lên. Tăng già lam ma 僧伽藍: là nơi ở của các tăng nhân để tu hành, sau chỉ chung kiến trúc ngôi chùa. Như vậy, già lam ở đây nghĩa như Tự. Nhưng theo tài liệu bằng chữ Hán của Tuần phủ Hà Nam-hiệp biện đại học sĩ Mai Viên Đoàn Triển (1854- 1919) trong An Nam phong tục sách thì Già lam chỉ là chùa nhỏ. Nguyên văn như sau: Tự dĩ Phụng phật, xã dân giai hữu chi (…). Hữu chung lâu, hữu cổ lâu, quy chế đa hữu hậu viện vi Tăng ni trụ trì sở. Sóc vọng hiến cung niệm Phật tụng kinh. Diệc hữu Tiểu tự, vô Tăng ni, hữu Thủ tự nhất nhân, hương hoa đăng cung lễ, vị chi già lam. (Chùa để thờ Phật, xã dân nào cũng có). Có lầu chuông, có lầu trống, quy chế (thờ tự, cúng tế) nhiều hơn đình, miếu; có tăng ni và tháp mộ, có hậu viện làm nơi ở cho trụ trìTăng ni. Ngày rằm mùng một cúng cúng hoa quảniệm Phật tụng kinh. Cũng có chùa nhỏ (tiểu tự), không có tăng ni có một người giữ chùa (Thủ tự, ông Tự) để dâng hương, thắp đèn lễ cúng, gọi là Già lam). Theo ý kiến của ông Đoàn Triển ở sách trên thì Già lam chỉ là ngôi chùa nhỏ, không có quy mô tổ chức và kiến trúc như chùa. Nhưng theo các tài liệu phật giáo cũng có những ngôi chùa cụ thể được gọi là Già lam, như ngôi Già lam- Cổ tự ở Phụng Hiệp (Hậu Giang) thì quy mô tổ chức cũng như quần thể kiến trúc không nhỏ chút nào, nếu không muốn nói là có phần diễm lệ.

Thế nào gọi là Chùa? Vì sao nó chỉ kiến trúc ngôi nhà thờ Phật? Điều chắc hẳn ai cũng thừa nhận chùa là tên gọi thuần của người Việt. Để tìm hiểu nghĩa của chữ Chùa chúng ta cần tìm hiểu chức năng của ngôi chùa. Chùa là nơi thờ Phật, chốn linh thiêng, thanh tịnh, là nơi mỗi tháng hai lần các Phật tử dâng hương hoa trà quả để lễ Phật. Lễ vật cúng Chùa thường là những hằng sản địa phương, được đem lên tế lễ rồi chẩn phát, cứu tế luôn cho những người nghèo khó. Như vậy ý nghĩa nhân văn của ngôi chùa truyền thống rất lớn: là nơi để người giàu san sẻ, người khó tựa nương. Đây cũng là một trong những tôn chỉ quan trọng mà nhà chùa hiện nay đang thực hiện. Truy về nguồn gốc chữ Chùa không đâu hơn là dựa vào mã chữ Nôm. Trong chữ Nôm, Chùa được ghi bằng Trù. Ngữ âm lịch sử đã chứng minh: /ch/ là âm trước của /tr/ khi người Việt đọc chữ Hán. Chùa là âm tiền Hán Việt của Trù, nó nằm trong hệ thống ch > tr, như chén > trản, chém > trảm, chọn > trạch, chèo > trạo, chầy > trì, chay > trai, chứa > trữ... Trù có nghĩa là bếp, tiếng Hán hiện đại, trù phòng có nghĩa là nhà bếp, nơi ấm áp, yên bình trong mỗi gia đình. Suy rộng ra xã hội, nơi ấm áp, yên bình nhất chính là ngôi chùa. Chùa là nơi người ta được san sẻ, được thỏa nguyện về cả vật chất lẫn tinh thần. Ý nghĩa từ ngữ thật cao đẹp biết bao!

Trong tiếng việt ta còn có chữ chùa chiền để chỉ chung về những thắng cảnh Phật giáo. Vậy Chiền là gì? Nó là từ có yếu tố độc lập hay là yếu tố láy của từ chùa? Thực raxuất phát từ âm Triền: chỗ ở của người dân nói chung. Cũng như chùa, Chiền là âm tiếng Hán Việt của Triền Hán Việt. Như vậy đây là một từ ghép đẳng lập của người Việt để chỉ thắng cảnh Phật giáo nói chung. Trong đó, Chùa là yếu tố trung tâm tương đương với nó chính là Tự. Còn tiếng Hán tương đương với chùa chiền không phải là Tự mà là Sát. Sát là âm được phiên âm từ tiếng Phạn, là chùa nói chung, từ Hán Việt có các từ như: Cổ sát: chùa cổ, Bảo sát danh sơn: thắng cảnh núi non có chùa…

Qua đây có thể thấy cha ông chúng ta đã biết tiếng Việt hóa cao độ các thuật ngữ Phật giáo để làm giàu cho tiếng Việt. Tuy là vay mượn nhưng dấu vết hầu như mất hẳn vì nó thấm nhuần tư duy nhân văn của người Việt.

Bên cạnh một số tên gọi đã ăn sâu vào ngôn ngữ Việt khi chỉ về ngôi chùa như trên, thì cũng còn nhiều từ khác dùng phổ biếnTrung Quốc mà khi nhắc tới ta đều biết nó chỉ ngôi chùa, như: Phật sát, Phật điện, Phật đường, Phật khám, Phật tự, Tăng phòng, Tăng viện, Tăng xá, Thiền già, Thiền trai, Thiền xá, Tự môn, Tự quán, Tự viện…Đó là do quá trình tiếp xúc lâu dài,thường xuyên với tiếng Hán. Tất cả các từ trên đều có thể dịch là Chùa. Trong các từ trên, yếu tố đầu: Phật, Tăng, Thiền là thuật ngữ Phật giáo; Tự là chùa đã nói ở trên. Yếu tố sau là những kiến trúc nhà khác nhau trong tiếng Hán. Nó góp phần định danh tường minh hơn cho ngôi chùa cụ thể.

Tổng quan lại có thể thấy nghĩa của các từ chùa chỉ về ngôi chùa luôn gắn bó mật thiết với ngôi nhà của chúng ta. Chính vì vậy mà tư tên gọi đã toát lên vẻ ấm áp, thân thương và gần gũi, mang đậm tư duy Phật giáo Á Đông

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 4035)
Giải thoát nghĩa là cởi mở những dây ràng buộc mình vào một hoàn cảnh đau khổ nghịch ý.
(Xem: 3572)
Trong hệ thống kinh tạng Đại thừa, Pháp Hoa là một trong những bộ kinh quan trọng và phổ biến nhất.
(Xem: 4928)
Niết-bàn (Nirvana, Nibbana) là khái niệm của Phật giáo, một tôn giáo không công nhận và không thừa nhậnThượng Đế, có thần, có linh hồn trường cửu.
(Xem: 6515)
Bài này sẽ khảo sát một số khái niệm về các hiện tướng của tâm, dựa theo lời dạy của Đức Phật và chư Tổ sư
(Xem: 3893)
Tôi ngồi đây lắng nghe quý thầy cô tụng bài kinh Bát Nhã thật hay. Ví như ngài Huyền Trang ngày xưa tuyển dịch nhiều bài Tâm kinh như thế này để ...
(Xem: 3996)
Như Lai ngài đã du hành Đạo lộ tối thắng vượt trên các ca tụng Nhưng với tâm tôn kínhhoan hỷ Tôi sẽ ca tụng Đấng vượt trên ca tụng.
(Xem: 5225)
Quy nghĩa là “quay về, trở về” hay “hồi chuyển (tâm ý)”. Y là “nương tựa”. Quy Y cũng có nghĩa là “Kính vâng” hay “Phục tùng”. Tam là chỉ ba ngôi Phật, Pháp, Tăng.
(Xem: 3685)
Đức Phật Thích Ca Mâu Ni vốn là Thái tử “dưới một người, trên vạn người”, thế nhưng Ngài đã lìa xa tất cả
(Xem: 4406)
Từ xưa đến nay, hàng xuất gia (Sa-môn, Bà-la-môn) tu hành không trực tiếp lao động sản xuất để tạo ra của cải vật chất nên đời sống phụ thuộc vào sự bố thí, cung cấp, cúng dường của hàng tín đồ tại gia.
(Xem: 3449)
Sống chếtvấn đề lớn nhất của đời người. Trong đạo Phật, chữ sanh tử (sống chết) là một từ được nhắc đến thuộc loại nhiều nhất
(Xem: 3828)
Kinh Kim Cang Bát Nhã được ngài Cưu Ma La Thập (344-413) dịch từ tiếng Phạn sang Hán văn, và được thái tử Chiêu Minh (499-529) chia bố cục ra 32 chương.
(Xem: 4290)
Đức Phật xuất hiện trên thế gian như mặt trời phá tan màn đêm u tối. Giáo pháp của Ngài đã mang lại những giá trị phổ quát cho...
(Xem: 5290)
Khái niệm Niết-Bàn không phải là sản phẩm bắt nguồn từ Phật Giáo, mà nó đã xuất hiện từ thời cổ đại Ấn Độ khoảng hơn 4,000 năm trước Tây Lịch.
(Xem: 3745)
Quán Thế Âm tiếng Sanskrit là Avalokitésvara. Thuật ngữ Avalokitésvara vốn bắt nguồn từ hai chữ Avalokita và isvara
(Xem: 3827)
Trong khi thế giới đang có nhiều biến động phức tạp, chiến tranh, khủng bố, thù hận diễn ra khắp nơi, mâu thuẩn chính trị, kinh tế, và văn hóa luôn là vấn đề nan giải.
(Xem: 3773)
Trong cõi đời, chúng ta phải chịu đựng những sự đau đớn, khổ não nơi thân và tâm, nhưng tâm bệnh có thể được chữa khỏi bằng Phật pháp.
(Xem: 4693)
Thiên Trúc (天竺) là tên mà người Trung Quốc thường gọi cho Ấn Độ cổ đại. Nó cũng được dịch “Trung tâm của cõi trời”, (nghĩa là trung tâm tinh thần);
(Xem: 4423)
Thông thường hai chữ tu hành đi đôi với nhau; sử dụng quá quen nên hiểu một cách chung chung, đã giảm tầm mức quan trọng mà tự thân nó mang một ý nghĩa sâu sắc.
(Xem: 4152)
Đã hơn 2500 năm kể từ khi Đức Phật Thích Ca đã nhập Niết Bàn. Hiện tại chúng ta sống trong thời đại gọi là “Mạt Pháp”, trong đó ta không thể nào thấy Đức Phật thực sự được nữa.
(Xem: 3733)
Pháp thân của chư Phật, là muốn nhấn mạnh đến loại pháp thân không còn ẩn tàng trong thân ngũ uẩn như pháp thân của chúng sinh.
(Xem: 4490)
Giáo lý Tam thân (trikāya), như đã được tất cả các tông phái Phật giáo Đại thừaTrung QuốcNhật Bản chấp nhận hiện nay
(Xem: 4080)
Ngày xưa chúng đệ tử của Đức Phật có nhiều hạng người khác nhau. Tùy theo căn cơ của mỗi người, Đức Phật áp dụng phương pháp giáo hóa khác nhau.
(Xem: 5964)
Ngày nay, chúng ta thấy hầu hết các ảnh, tượng của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đều được tạo hình có tóc, điều này khiến
(Xem: 4499)
“Chiếc đồng hồ của tôi không đánh số 1 đến 12 mà chỉ có ‘now’, ‘now’, ‘now’ để nhắc nhở rằng ta đang sống”,
(Xem: 4853)
Trong tác phẩm Jataka, truyện số 238 đã đề cập về chuyện một chữ (ekapadaṃ) nhưng có nhiều nghĩa (anekatthapadassitaṃ).
(Xem: 4079)
Về tiểu sửcông nghiệp của Huyền Trang (602-664) chúng ta đã có phần viết riêng trong phần phụ lục của sách Kinh Phật
(Xem: 4732)
Đã sanh làm kiếp con người, có ai mà không khổ? Cái khổ nó theo mình từ nhỏ đến khi khôn lớn, và sẽ khổ hoài cho tới...
(Xem: 5573)
Khi Bồ-tát Long Thọ nói “bất sanh bất diệt” thì hẳn nhiên trước đó phải có cái gì đó có sanh và diệt.
(Xem: 3537)
Trong nghĩa đơn giản nhất, tu Hạnh Bồ Tát là những người ra sức hoằng pháp và không muốn Chánh pháp bị đoạn đứt, bất kể người này có thọ giới Bồ Tát hay không.
(Xem: 3949)
Bài viết này sẽ khảo sát về Vô Tướng Tam Muội, một pháp môn ít được chú ý hiện nay.
(Xem: 4505)
Cứ mỗi lần chúng ta chứng kiến người thân qua đời là mỗi lần chúng ta đau xót, buồn rầu, vì từ nay chúng ta vĩnh viễn sẽ không bao giờ được nhìn thấy người thân yêu đó trên cõi đời này nữa.
(Xem: 5182)
Như các phần trước đã nói, chân tâm không sinh diệt và vọng tâm sinh diệt luôn tồn tại nơi mỗi con người chúng ta.
(Xem: 3060)
Thiền học là một môn học nhằm mục đích đào luyện trí tuệ để được giác ngộgiải thoát sanh tử mong đạt đến niết bàn tịch tịnh
(Xem: 4639)
Khi đức Phật đản sinh, trên trời có chín rồng phun hai dòng nước ấm mát tắm rửa cho Ngài
(Xem: 4445)
Mỗi độ tháng Tư về, trong tâm thức của những người con Phật đều hiển hiện hình ảnh huy hoàng Phật đản sinh bước đi trên bảy đóa sen
(Xem: 4182)
Phật giáo Đại thừa có cách nhìn nhận mới về đức Phật và lời dạy của ngài.
(Xem: 4656)
Đức Phật Thích Ca là một đức Phật lịch sử xuất hiện giữa thế gian để dẫn dắt chúng sinh thoát khỏi khổ đau, đạt đến an lạc giải thoát.
(Xem: 4388)
Con người được sanh ra từ đâu là một nghi vấn vô cùng nan giải cho tất cả mọi giới và mãi cho đến thế kỷ 21 này vấn đề con người vẫn còn phức tạp chưa được ai minh chứng cụ thể.
(Xem: 4500)
Kinh Pháp Cú dành riêng hẳn một phẩm gọi là “Phẩm Tỳ kheo” để đề cập tới các người xuất gia.
(Xem: 7094)
Cuộc sống biến đổi không ngừng, mỗi một thời gian, mỗi một thế hệ có cách sống và nghĩ suy ứng xử có khác nhau.
(Xem: 5094)
Trước hết, thời gian vật lý là khách quan và tồn tại bên ngoài tâm trí con người và là một phần của thế giới tự nhiên, thứ hai, thời gian tâm lý chủ quan và có sự tồn tại phụ thuộc vào ý thức.
(Xem: 4891)
Hôm nay nhân ngày đầu năm, tôi có vài điều nhắc nhở tất cả Tăng Ni, Phật tử nghe hiểu ráng ứng dụng tu để xứng đáng với sở nguyện của mình.
(Xem: 4491)
Huyễn: Có nhiều nghĩa như tạm bợ, hư dối, phù du, huyễn hoặc, ảo ảnh, thay đổi luôn luôn, có đó rồi mất đó, biến dịch hoài trong từng sát-na.
(Xem: 5518)
Ngạ quỷ nghe kinh là một trong những đề tài khá quen thuộc trong kinh Phật. Người phàm thì không ai thấy loài ngạ quỷ, trừ một vài trường hợp đặc biệt.
(Xem: 5177)
Từ thế kỷ trước, người ta đã tìm được rải rác các thủ cảo (manuscripts) kinh Phật cổ xưa nhất viết bằng văn tự Kharosthi chôn ở các di tích Phật giáo ở Gandhāra, Bắc Afghanistan.
(Xem: 4064)
Thư Viện Quốc Hội Mỹ đã công bố một văn bản quí hiếm từ 2.000 năm trước của Phật Giáo và văn bản cổ này đã giúp cho chúng ta ...
(Xem: 5884)
Giới, Định và Tuệ là ba môn tu học quan trọng trong Phật giáo. Ta thường hay nói “Nhân Giới sanh Định, nhân Định phát Tuệ”.
(Xem: 4594)
Trước hết xin giới thiệu sơ lược những nét chính của hai bộ kinh Đại thừa lớn ở Ấn Độ mà chúng đã trở nên đặc biệt quan trọng trong Phật Giáo Đông Á.
(Xem: 4783)
Từ khi Đức Như Lai Thế Tôn thị hiện cho đến hiện tại là 2019, theo dòng thời gian tính đếm của thế nhân thì cũng đã gần 2600 năm.
(Xem: 5367)
Tôn giả Tịch Thiên (Shantideva) là con của vua Surastra, sinh vào khoảng thế kỷ thứ VII ở Sri Nagara thuộc miền Nam nước Ấn.
(Xem: 5476)
Theo nghĩa đen của khái niệm, độc nhất là chỉ có một, mang nghĩa duy nhất. Trong kinh tạng Nikāya, khái niệm con đường độc nhất (ekāyana magga) là
(Xem: 5688)
Này các Tỳ-kheo, ta cho phép học tập lời dạy của Đức Phật bằng tiếng địa phương của chính bản thân (sakāya niruttiyā)
(Xem: 4906)
Phật giáo có hai hệ là Theravada và Phát-Triển. Hệ Theravada quan niệm quả vị cao nhất mà hành giảthể đạt được là quả vị A-La-Hán.
(Xem: 4259)
Định học là một chi phần quan trọng trong Tam vô lậu học giới, định, tuệ .
(Xem: 4572)
Trí tuệ là sự thấu hiểu, là kiến thức liên quan đến tư tưởng đạo đức giúp ta đi sâu vào đặc điểm và biểu hiện của các đạ o lộ thông qua sự nỗ lực tinh tấn.
(Xem: 4605)
Trung đạo là khái niệm được dùng khá nhiều trong Phật giáo. Tùy duyênTrung đạo được định nghĩa khác nhau, nhưng...
(Xem: 5766)
Có một chuyện rất khoa học, tôi không bắt quý vị phải nhắm mắt tin Phật nhưng tôi cho quý vị một gợi ý.
(Xem: 3238)
Đối với một người đã giác ngộ, sẽ không còn thấy nữ tính và nam tính nữa. Với một số vị thường quán bạch cốt, sẽ thấy thân mình và người chỉ là một nhóm xương khô đang đi đứng nằm ngồi.
(Xem: 5164)
Long Thọ hay Long Thụ (Nāgārjuna) không phải chỉ là tổ của tông Trung Quán (Madhyamika),[1] trong lịch sử phát triển Phật giáo ngài được coi là vị Phật thứ hai sau Đức Thế Tôn
(Xem: 2866)
Hạnh phúctrạng thái cảm xúc khi ta thỏa mãn được nhu cầu nào đó của bản thân. Hạnh phúc khi được nhận. Có một loại hạnh phúc khác mà cảm xúc mang đến cho bạn nhiều hơn nữa: Đó là hạnh phúc từ sự cho đi.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant