Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới
Bài Mới Nhất

02. Chùa Cổ Hà Nội

15 Tháng Giêng 201200:00(Xem: 12373)
02. Chùa Cổ Hà Nội

TÔN GIÁO VÀ DÂN TỘC
Tuệ Minh Đạo Nguyễn Đức Can

CHƯƠNG III
NHỮNG NGÔI CHÙA C
TIÊU BIỂU CHO NỀN VĂN HÓA PHẬT GIÁO VÀ DÂN TỘC TẠI HÀ NỘI

Trong dịp tôi về thăm lại Hà Nội quê tôi, có đến vãng cảnh một số chùa cổ ở Hà Nội, mà tôi tạm ghi ra đây 5 ngôi cổ tự tiêu biểu cho nền văn hóa Phật Giáo đã gắn liền với Văn Hóa dân tộc, để cống hiến quý độc giả cùng quán tưởng về cố đô văn vật ngàn xưa nay vẫn còn đó.

1.- CHÙA MỘT CỘT:

Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng, tiêu biểu cho nền văn hóa Phật Giáo đã gắn liền với nền văn hóa dân tộc từ lâu đời, đó là một ngôi Chùa Một Cột, kiến trúc độc đáo nhất, đã được xây dựng từ năm Kỷ-Sửu, niên hiệu Sùng Hưng Đại Bảo 1, (1409) đời Lý Thái Tông. Vua Lý Thái Tông (1028-1054), chiêm bao thấy Phật Bà Quan Âm trên Tòa Sen, đưa tay dắt Vua lên Toà. Khi Tỉnh dậy, vua kể lại cho các quan nghe, có người cho là điềm không lành. Sư Thiên Tuế khuyên nhà Vua làm Chùa, dựng cột đá ở giữa hồ, làm Tòa Sen của Phật Quan Âm như đã thấy trong mộng. Chùa xây xong, đài sen nghìn cánh đỡ Tòa Phật sắc hồng, trong đặt tượng Phật vàng lấp lánh, các nhà sư đến làm lễ, đi vòng quanh Chùa niệm Phật cầu chúc cho vua sống lâu, vì thế đặt tên là chùa Diên Hựu.

blankChùa Diên Hựu, người ta thường gọi là Chùa Một Cột, Chùa nằm trên đất thôn Thanh Bảo, Huyện Quảng Đức, phía Tây Hoàng Thành, Thăng Long thời Lý, nay thuộc phố Chùa Một Cột, Quận Ba Đình, Hà Nội. Theo văn bia dựng năm Cảnh Trị 3 do Hoà Thượng Lê Tất Đạt ghi, Chùa được dựng từ thời thuộc Đường: “Năm đầu niên hiệu Hàm Thông thời Đường…”, dựng một cột đá ở giữa hồ, trên cột xây một tòa lầu ngọc, trong đó đặt tượng PhậtQuan Âm để thờ cúng. Khi đất Chùa anh linh, cầu gì được nấy, đến khi triều Lý xây dựng Kinh Đô ở đây, cũng noi theo dấu cũ, nên càng linh thiêng. Khi Lý Thánh Tông chưa có hoàng tử, thường đến đó cầu nguyện. Một đêm nằm mộng thấy Phật Quan Âm mời lên trên lầu, ôm một đứa bé đặt vào lòng Vua. Tháng đó Hoàng Hậu có mang Hoàng Tử, vua bèn sửa thêm ngôi chùa Diên Hựu ở bên phải Chùa Một Cột để mở rộng việc thờ cúng

Đời Lý Nhân Tông, năm Anh Vũ Chiêu tháng 5 (1080). Vua cho đúc chuông lớn treo ở chùa gọi là: “Giác Thế Chung” (chuông thức tỉnh người đời) và một tòa phương đinh bằng đá xanh cao 8 trượng, nhưng vì chuông quá nặng không sao treo lên được, phải để dưới đất nên đánh không kêu. Chỗ ruộng để chuông thấp, có nhiều rùa đến ở, được gọi là ruộng Quy Điền. Khi quân Minh bị bao vây ở Đông Quan, hết quân khí, Vương Thông đã cho phá quả chuông này để đúc súng đạn. 

Quy mô Chùa Một Cột vào thế kỷ 12 to lớn lộng lẫy hơn như hiện nay rất nhiều. Văn bia tháp Sùng Thiện Diên Linh chùa Long Đọi (Nam Hà), dựng năm 1121, mười sáu năm sau khi chùa mới hoàn thành, cung cấp cho ta hình ảnh chân thực nhất về ngôi Chùa Một Cột thời Lý: “Lòng sùng kính Đức Phật, dốc lòng mộ đạo nhân quả, hướng về vườn Tây Cầm nổi danh, xây ngôi chùa Diên Hựu”. Theo dấu vết chùa cũ cùng với ý mới của nhà Vua (Lý Nhân Tông). Sáng đào hồ thơm Linh Chiếu, giữa hồ vọt lên một cột đá, đỉnh cột nở đóa hoa sen nghìn cánh, trên bông sen đứng vững tòa điện màu xanh, trong điện đặt pho tượng vàng nhân đức, vòng quanh hồ là hai dẫy hành lang; lại đào ao Bích Trì mỗi bên đều bắc cầu vồng để đi qua. Phía sân cầu đàng trước hai bên tả hữu, xây bảo tháp Lưu Ly.

“Hàng tháng vào sớm ngày mồng một (ngày sóc), hàng năm vào dịp du xuân, nhà Vua ngồi xe ngọc, đến Chùa mở tiệc chay, làm lễ dâng hương hoa, cầu cho ngôi báu lâu dài, bày chậu thau làm lễ tắm tượng Phật. Trang sức pho tượng tinh tế, biểu lộ tướng mạo của năm loại chúng sinh”.

Qua văn bia miêu tả, rõ ràng Liên Hoa Đài thời Lý to hơn chùa ngày nay nhiều. Chùa thời Trần cũng không phải là ngôi chùa thời Lý nữa. Như sách toàn thư đã ghi lại, năm 1249 mùa Xuân, tháng Giêng, sửa lại chùa Diên Hựu, xuống chiếu vẫn làm ở nền cũ”. Chùa đã qua nhiều đợt tu sửa. Đợt tu sửa lớn vào năm Thiên Ứng Chính Binh 18 (1249) gần như phải làm lại toàn bộ. Thời Lê, triều đình nhiều lần cho tu sửa, thu nhỏ kích thước đài sen và cột đá.

Năm 1838, Tổng Đốc Hà Ninh Đặng Văn Hòa, tổ chức quyên góp thập phương sửa chữa điện đường, hành lang tả hữu, gác chuông và cửa tam quan. Năm 1852, bố chánh Tôn Thất Giao xin đúc chuông mới. Năm 1864, Tổng Đốc Tôn Thất Hàm hưng công trùng tu, làm sàn gỗ hình bát giác để đỡ toà sen trạm trổ thêm công phu tráng lệ. Năm 1954, trước khi rút khỏi Hà Nội, quân pháp đã đặt mìn phá sập chùa. Sau ngày tiếp quản thủ đô, Bộ Văn Hóa đã cho tu sửa chùa Một Cột theo đúng kiểu mẫu cũ để lại từ thời Nguyễn.

Tòa Đài Sen (Liên Hoa Đài) ta quen gọi là Chùa Một Cột, có hình vuông mỗi chiều 3m, mái cong dựng trên cột đá hình trụ cao 4m, (chưa kể phần chìm dưới đất), có đường kính là 1,2m. Trụ đá gồm hai khối, gắn rất khéo, thoạt nhìn như một khối đá liền. Sự độc đáo của kiến trúc Chùa Một Cộttoàn bộ ngôi chùa được đặt trên một cột đá. Ở đây có sự kết hợp táo bạo của trí tưởng tượng lãng mạn đầy thi vị qua hình tượng bông sen và những giải pháp hoàn hảo về kết cấu kiến trúc gỗ bằng hệ thống móng giằng, đặc biệtsử dụng các hệ thống cột chống chéo lớn từ cột đến sàn, vừa tạo thế vững chắc, vừa mang lại hiệu quả thẩm mỹ, như đường lượn của cánh sen, thiết lập sự hài hòa giữa mái và sàn, rất đối xứng

Ngôi Chùa nằm giữa cái hồ (ao) hình vuông, phía dưới có thể là biểu tượng cho đất (trời tròn, đất vuông), sự tích bánh dầy bánh chưng. Ngôi chùa như vươn lên cái ý niệm cao cả: "Lòng nhân ái soi tỏ thế gian”. Khối kiến trúc gỗ đá được phù trợ bởi cảnh quan, có ao, có cây cối đã tạo nên sự gần gũi, tinh khiết mà vẫn thanh lịch. Cảm giác thanh cao của kiến trúc như chia sẻ, hòa đồng với trời nước, và màu xanh của cây lá khiến con người giũ sạch ưu phiền, đạt tới sự trong sáng của tâm hồn như nhà sư Huyền Quang (1254-1334) dưới thời Trần đã viết:

Vạn duyên bất nhiễu thành dã tục
Bán điểm vô ưu, nhân phóng khoang.

Tạm dịch:

Mối duyên chẳng bợn, ngăn lòng tục,
Phiền nhiễu khuấy lâng, rộng nhân quang.

2.- CHÙA TRẤN QUỐC:

blankBây giờ xin quý độc giả hãy cùng tôi đến thăm Chùa Trấn Quốc, là một trong những ngôi Chùa Cổ danh thắng, phong cảnh tuyệt đẹp, vị trí tại phía Bắc và cách trung tâm Thủ Đô Hà Nội hiện nay, hơn 2 cây số theo đường chim bay, thuộc địa phận Phường Yên Phụ, Quận Tây Hồ, (quận Ba Đình hiện nay) Hà Nội.

Đây là một ngôi chùa cổ nhất tại Hà Nội ở nước ta, chùa được xây dựng từ năm Lý Nam Đế (541-548), trên một khu đất diện tích khoảng 3 sào Bắc bộ, tọa lạc tại mặt Hồ Tây là hồ lớn nhất của Thủ Đô Hà Nội. Chung quanh toàn nước hồ bao bọc, phía Nam có đường Cổ Ngư, hay Cổ Ngự cũ (nay là đường Thanh Niên và Hồ Trúc Bạch, có đường đi thông từ đường Cổ Ngư, (đường thanh Niên) vào tới Chùa. Từ xưa nhân dân quanh vùng gọi dải đất này là bãi “Cá Vàng”. Trên mặt đất, ngoài diện tích thổ cư là vườn trồng trọt, có các cây cổ thụ rậm rạp, khác nào một cảnh Lâm Tuyền

Diễn tiến tên của ngôi Chùa Trấn Quốc như sau: Lúc khởi đầu lấy tên chùa là chùa Khai Quốc, (theo tài liệu của vụ bảo tàng, bảo tồn cho biết “Tháng hai, năm hội phong thứ 5, (1096 Lý Nhân Tôn) bà Thái Hậu Ỷ Lan có mở tiệc cỗ chay ở chùa Khai Quốc, để thiết đãi các vị Cao Tăng và hỏi nguyên lai đạo Phật truyền vào nước Đại Việt”. Thời kỳ nhiếp chính, bà Ỷ Lan cũng thể hiện tinh thần thành khẩnPhật Pháp, Bà Ỷ Lan thường lui tới chùa cùng chư Tăng đàm đạo.

Năm Lê Đại Bảo (1440 - Thái Tôn), đổi hiệu chùa là An Quốc. Từ thời đó trở về trước ngôi chùa này vẫn nguyên vị ở bãi sông Hồng, tại phía đông Bắc phường Yên Hoa, tức Yên Phụ ngày nay. Đến đời hậu Lê Kính Tôn, niên hiệu Hoàng Định năm thứ 16 (Bính Thìn 1616), thấy ở đấy thường hay bị lở vì nước sông hàng năm lên to, nên nhân dân bản Phường phải chuyển Chùa vào bãi Cá Vàng này. Năm Lê Vĩnh Tộ thứ 6,(1624 - Thần Tôn) và năm Dương Hòa thứ 5, (1639 - Thần Tôn), dân sở tại kiến thiết Tòa Tam Bảo, hai dãy hành lang và nhà Tổ rất nguy nga tráng lệ. Theo sách báo lưu truyền, thì ngôi Tam Quan của Chùa là Chúa Trịnh (Thanh đô vương Trịnh Tráng) xây dựng cùng năm 1639 kể trên.

Sở dĩ có tên Trấn Quốc là trên dải đất này, đời Lý (Lý Bát Điệp 1010-1225), đã dựng cung Thúy Hoa. Đời Trần 1225-1400) đổi gọi là điện Hàm Nguyên. Thời Lê-Trịnh cũng đặt hành cung liền đó. Khi ấy cung điện của Lý Trần đã đổ nát nhân dân liền dựng lại ngôi chùa nên nền đất cũ đó mà gọi là Chùa Trấn Quốc. (Theo Thăng Long cổ tích, tuyển tập văn hóa Hà Nội, báo độc lập cũng nói, tên Chùa Trấn Quốc đã có từ thời Lý-Trần). Kế tiếp lại đắp con đường nối liền từ đường Cổ Ngư (nay đổi tên là đường Thanh Niên) vào Chùa. (năm 1620). 

Sau đó xuất hiện những câu ca dao:
Gió đưa cành trúc la đà,

Tiếng chuông Trấn Quốc, canh gà thọ xương.

(Báo Thủ Đô Hà Nội trang 13). (Trong quận Ba Đình có phần đất của huyện Thọ Xương cũ).

Cũng theo tư liệu tôi ghi lại hiện lưu tại chùa hiện nay được biết, những vị Cao Tăngdanh nhân thời xưa, như Đức Vân Phong pháp sư (đời thứ ba dòng Vô Ngôn Thông), Khuông Việt Thái Sư Ngô Chân Lưu, Thảo Đường (vị sư tổ này khai sáng phái Thiền Thảo ĐườngViệt Nam), Thông Biện, Viên Học, Tịnh Không, Trần Tú Uyên cùng nhiều bậc Hòa Thượng danh đức khác, đều thụ giáotu trì ở chùa này. Năm 580, vị Phạm Tăng Tỳ-Ni-Đa-Lưu-Chi từ Ấn Độ qua đây, rồi mới đến trụ trì chùa Pháp Vân thuộc Tỉnh Hà Bắc.

Chùa Trấn Quốc còn là một nơi chốn tổ của một chi sơn môn trong phái Thiền Tào Động truyền ở Việt Nam, đời Hậu Lê do vị Tính Trí Giác Quan thuyền sư khai hóa, lần lượt qua 12 đời sư tổ truyền đăng. Hiện có những tòa tháp xá lợi của chư vị tiền bối tu hành để lại tại chùa. Khi các du khách bước vào cổng Chùa nhìn ngay thấy hai đôi câu đối nôm ở hai hàng cột trụ cổng ghi như sau:

Vang tai xe ngựa qua đường tục.
Mở mặt non sông tới cửa thuyền.

Gặp nạn binh hỏa cuối thế kỷ 18, chùa đã từng bị hoang phế, sau được nhân dân cùng vị Hòa Thượng bản tự Pháp Danh Khoan Nhân phát tâm tu sửa lại. Đời Nguyễn, Vua Thiệu Trị lên ngôi năm thứ hai (Nhâm Dần - 1842) đi Bắc tuần đến thăm chùa, đổi hiệu chùa là Trấn Bắc Tự, nhưng nhân dân vẫn cứ thường gọi là Trấn Quốc. Các du khách khi bước chân vào cửa chùa thấy ngay hai câu đối nôm:

Trải bao phen gió Á mưa Âu, trơ đá vững đồng. Chót vót cột trời chùa Trấn Quốc
Riêng một thú hoa đàm đuốc tuệ, sớm chuông, chiều trống, thênh thang cửa Phật Cánh Tây Hồ”

Ngay khi ấy có bài thơ, nói rằng của Vua Thiệu Trị làm mà hai câu đầu vẫn gọi tên là chùa Trấn Quốc:

Trung lập càn khôn, vững đế đô,
Mệnh danh Trấn Quốc, giữa Tây Hồ.

blankChùa Trấn Quốc là một danh lam thắng cảnh, một di tích văn hóa của thủ đô và cả nước. Trước khi đi tham quan cảnh Chùa tôi đã đến đảnh lễ Hoà Thượng Kim Cương Tử hiện ngài đang chủ trì tại đây, người nhỏ nhắn lúc nào cũng nở nụ cười trên môi với nét mặt khoan dung, hiền hòa biểu lộ của một vị cao tăng mà ai khi mới gặp cũng phải kính nể.

Trước chánh điện tôi thấy có cây Bồ Đề thật to lớn, theo sự hướng dẫn của vị sư trong chùa cho biết thì đây là một cây Bồ Đề do Tổng Thống Ấn Độ Pơ-ra-sát, sang thăm Việt Nam, thân hành mang tặng cây Bồ Đề, lấy ở cây mà trước đây hơn 25 thế kỷ, Đức Phật Thích Ca ngồi tu thành đạo, trồng kỷ niệm tại vườn trước cửa chùa, đến nay cây đã trở thành cây cổ thụ trong Chùa, cành lá xanh tốt, bao bọc cả một khu vườn rợp mát.

Chùa Trấn Quốc là cảnh đẹp của Hồ Tây, “Lên cao ngắm cảnh, mây nước mênh mông, nước hồ óng ánh trong suốt khiến lòng người thanh thoát và nhẹ nhàng, tâm hồn thanh tịnh, khi đến vãng cảnh chùa, tiếng chuông chùa gọi tỉnh mộng trần tục... Tấm bia rêu phong còn đó, lối xưa cỏ nay đâu? Ngày tháng là bao, bỗng trở thành dấu cũ, khiến cho con người chạnh lòng cảm khái với cảnh vật xưa nay”, (Văn bia 1815).

3.- CHÙA QUÁN SỨ:

blankTôi đến vãng cảnh chùa Quán Sứ vào lúc 10 giờ sáng, trước cổng tam quan, có rất nhiều người bán hàng rong, nào là trái cây, hương hoa, giấy tiền, vàng mã, các bánh đủ loại, người ra vào tấp nập, tôi đứng ngoài quay phim và chụp hình quang cảnh Chùa, xong tôi tiến vào trong chánh điện lễ Phật. Cảnh tượng thật nhộn nhịp, kẻ ra người vào, nam nữ Phật Tử kẻ đội lễ người thắp hương khấn vái làm lễ trước chánh điện, vì nay là ngày rằm tháng hai ta, đầu năm nên mọi người vào chùa lễ Phật cầu xin cũng chật chánh điện, điều làm tôi chú ý đến là đa số thanh niên nam nữ, các cụ bô lão cũng có, nhưng ít hơn. Quang cảnh sinh hoạt trong chùa khá đông đúc.

blankTôi ra ngoài quanh xuống nhà sau đến thăm Hòa Thượng viện chủ, Thích Tâm Tĩnh năm nay ngài 82 tuổi, (1998) ngài tiếp tôi trong căn phòng chật hẹp thiếu tiện nghi, sau khi thăm hỏi ít câu xã giaocúng dường ngài, tôi trở ra quan sát quang cảnh chùa, đang nhộn nhịp xây cất lại ngôi nhà hai tầng bên tay trái chánh điện, bên tay phải là một thư viện và giảng đường, phía sau chánh điện là khu nhà trai đường và lưu trú tăng sinh, vì nơi đây hiện đang đào tạo lớp cao cấp Phật Học.

Chùa Quán Sứ hiện tọa lạc tại số 73 phố Quán Sứ, Quận Hoàn kiếm Hà Nội. Theo sự tìm hiểu của tôi lịch sử ngôi chùa như sau: Vào thời Trần Dụ Tông (1341-1369) ở cạnh khu vực này có nhà công quán của triều đình dùng để đón tiếp sứ giả của các nước ngoài như Chiêm Thành, Vạn Tượng, Nam Chưởng, (Lào và Bắc Lào hiện nay), các sứ thần đều theo đạo Phật, nên ở cạnh công quán có lập một ngôi chùa để các sứ thần đến lễ Phật, vì thế nên Chùa có tên là Chùa Quán Sứ, về sau nhà công quán bị hủy bỏ, nhưng ngôi chùa vẫn còn được giữ lại.

Trong Chùa ở tiền đường thờ Phật, Hậu đường thờ Quốc Sư Triều Lý là thiền sư Không Lộ. Chùa có 12 bia đá, theo bia “Quán sứ tự công đức bi ký” dựng năm Ất Mão (1855), do tiến sĩ khoa Mậu Tuất (1838), đốc học Thanh Hóa, Lê Huy Vĩnh soạn thì: Vào đầu triều Gia Long, quân lính đóng ở đồn Hậu Quân ở cạnh Chùa, nhờ có phó tướng Vĩnh Tài lưu tâm đến đạo Phật, nên chùa không bị phá hủy. Đến năm 1822, chùa được sửa sang làm chỗ lễ bái, cầu đạo cho quân nhân. Sau lính rút đi, khu đất trống được trả lại cho dân làng sở tại. Nhà Sư Thanh Hướng đến trụ trì, làm hành lang đúc tượng, đúc chuông. Học trò là Văn Nghiêm kế nghiệp, khuyến hóa mười phương, tu bổ những chỗ hư hỏng, tô tượng và đắp thêm 27 pho tượng nữa.

Đến năm 1934, hội Phật Giáo Bắc kỳ lấy chùa làm hội quán. Năm 1942, Chùa được xây lại theo quy mô kiến trúc và trang trí nội thất như hiện nay. Năm 1958 Hội Phật Giáo Thống Nhất Việt Nam được thành lập, đã lấy chùa Quán Sứ làm trụ sở.

4.- CHÙA LÝ QUỐC SƯ:

Tôi đến thăm Chùa Lý Quốc Sư, hiện đang thờ Thiền Sư Không Lộ, mặc dầu là một ngôi cổ tự, đã được xây cất từ năm 1131, theo lệnh của Vua Lý, để làm nơi tu hành cho các nhà sư ở cạnh chùa Bảo Thiên và gọi là: “Lý Quốc Sư Tự”. Chùa hiện tọa lạc tại số nhà 50 phố Lý Quốc Sư, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Nơi đây trước kia thuộc thôn Tiên Thi, Tổng Tiên Túc, huyện Thọ Xương, kinh thành Thăng Long.

Ngôi Chùa đã và đang được tu bổ tương đối khang trang. Chùa thờ Phật có nhiều tượng Phật, được tạo tác có phong cách nghệ thuật. Đời Lê đáng chú ý là nhóm tượng “Long Nữ Thiện Tài”, được tạc bằng đá trên cột cao 3m, có trang trí các hoa sen, hoa cúc dây, hoa thị, lá đề... vòng quanh cột, nhóm tượng có cấu trúc khác lạ, tượng tròn cân đối, mang dấu ấn phong cách nghệ thuật thế kỷ thứ 18.

Bên cạnh các tượng Phật là tượng Nhân Thần, có tượng Thiền Sư Minh Không, Giác Hải, Từ Đạo Hạnh, cũng có cả tượng cha mẹ Từ Đạo Hạnh, những tượng này đều có phong cách nghệ thuật từ thế kỷ thứ 18, 19. Do vừa thờ Phật vừa thờ Nhân Thần, nên Chùa Lý Quốc Sư, đã thể hiện khá rõ tín ngưỡng của người dân kinh thành Thăng Long.

5.- CHÙA BÀ ĐÁLINH QUANG TỰ:

blankTôi cũng đã đến vãng cảnh chùa Bà Đá, nhân dịp này tôi xin ghi lại đây di tích lịch sử của ngôi chùa Cổ đã tiêu biểu cho nền văn hóa dân tộc Việt, xin quý độc giả hãy cùng tôi tìm hiểu: “Tại sao gọi là chùa Bà Đá? và Tại sao lại gọi Linh Quang Tự?”.

a.- LỊCH SỬ KIẾN TẠO NGÔI CHÙA

Chùa Bà Đá hiện nay tọa lạc tại số 3 Phố Nhà Thờ, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Trước kia nơi này gọi thôn Tiên Thị (còn gọi thôn Tự Tháp hay Bảo Thiên Tự Tháp, thôn Hương Nghĩa), thuộc phường Bảo Thiên, Tổng Tiên Túc, Huyện Thọ Xương, phủ Phụng Thiên, Kinh Đô Thăng Long. Trong một tấm bia của chùa lại ghi “thuộc Tổng Thuận Mỹ, Huyện Thọ Xương, Phủ Hoài Đức Hà Nội”. Ngôi chùa thì vẫn nguyên vị trí tại một khu vực gần hồ Hoàn Kiếm, danh tiếng của Thủ Đô Việt Nam.

Theo những bia bảng, thuyền phả và khoa giáo lưu truyền lại, thì chùa này khởi đầu gọi là chùa Sùng Khánh, khai sáng từ năm Bính Thân (1056), niên hiệu Long Thụy Thái Bình năm thứ 3, đời Vua Lý Thánh Tôn, (Vua thứ 3 triều đại nhà Lý Bát Điệp).

Sau khi xây dựng chùa xong liền đúc quả chuông đồng rất lớn, tiếp đó thì Toà Tháp Bảo Thiên vĩ đại dựng lên cao ngất gần đất chùa (nơi xây tháp này thành chùa Bảo Thiên). Chùa Bà Đá trước và sau trải bao phen tang thương biến đổi, bị chiến tranh xâm lược tàn phá nhiều lần, nên các thứ kiến tạo quy mô nói trên, đều đã mất hết từ lâu.

Trong khoảng thời gian niên hiệu Hồng Đức, Canh Dần 1470-1498 Mậu Ngọ) đời vua Lê Thánh Tôn, chùa chỉ còn là một ngôi am tranh. Khi nhân dân khai móng xây tường làm Chùa, bỗng thấy một pho tượng bằng đá hình dáng phụ nữ, dân chúng cho là Thánh Giáng, liền đưa lên thiết lập bàn thờ, xây chùa ngói để phụng sự, pho tượng này sau bị mai một.

Đến thời kỳ cuối đời Lê Trịnh (Hiến Tôn – Trịnh Sâm 1767-1782). Khi đào đất xây tường làm lại ngôi chùa, hễ bức tường xây lên thì lại bị đổ, đào sâu xuống nữa, thì thấy pho tượng đá xuất hiện ra, như vậy người ra cho rằng: Tượng này linh thiêng. Sau khi hoàn thành công việc tu tạo thờ phượng, thập phương kéo đến lễ bái ngày càng đông đúc. Từ đấy có tên gọi là Chùa Bà Đá.

Lại đến năm Bính Ngọ (1786), Quân Mãn Thanh phá hủy ác liệt trước khi quân Vua Quang Trung tiến vào thành Thăng Long. Ngôi Chùa Bà Đá bị tiêu thổ, đất chùa bỏ hoang một thời gian.

Trước kia phạm vi đất đai tự viện rất rộng, thừa dịp hoang phế người ra lấn chiếm mất nhiều, chỉ còn lại một khoảnh đất nhỏ. Viên quan địa phương ra sức cho dân sở tại dọn sạch khu đất còn lại đó, thì lại tìm thấy pho tượng đá cũ chìm ngập dưới đất chỗ đống tro tàn, mà vẫn còn nguyên vẹn, nhân dân vui mừng, khởi tấm lòng thành tín, người hằng tâm, người hằng sản, gom góp nhau cất lại ngôi chùa nhỏ mới và sự sùng bái lại thịnh vượng hơn xưa.

Năm Cảnh Thịnh nguyên niên (Quý Sửu – 1793). Tín đồ bản tự thỉnh được một vị cao tăngHòa Thượng Khoan Giai, từ Sơn Môn Hồng Phúc về chứng cảnh, xây dựng chùa ngói tố hảo, đặt hiệu chùa là Linh Quang Tự.

Từ đấy về sau, qua nhiều lần mở mang, trùng tu, trùng tạo, trở thành cảnh già lam đồ sộ như ngày nay.

b.- ĐẠO MẠCH LƯU TRUYỀN

Cả một thời gian dài đăng đẳng, trải dài 737 năm trước năm 1793, không thấy nói có vị sư nào Trụ trì chùa này, như vậy Hòa Thượng Khoan Giai tức là vị sư tổ chùa Linh Quang (Bà Đá). Vậy Ngài Khoan Giai vốn là vị thứ V và là đệ tử sư tổ Bản Lai Tính Chúc, Đạo Chu Thuyền Sư, Tổ thứ IV phái Thuyền Tào Động, ở chốn Tổ Hồng Phúc (Chùa Hoè Nhai) Hà Nội. Kể từ vị thủy tổ khai tôn là Đức Thủy Nguyệt thuyền sư (cuối thế kỷ thứ XVI) trở xuống.

Về lịch đại truyền đăng chùa Linh Quang, đến năm Mậu Thân (1968) thì kết thúc đời trụ trì cuối của hai pháp phái thuyền tôn này.

Danh sách liệt vị trụ trì lần lượt như sau:

1.- Khoan Giai, Thiện Chúng thuyền sư.
2.- Giác Viên hay Giác Vượng, Từ Tạng, Tịnh Minh thuyền sư.
3.- Phá Sĩ, Từ Tuyên thuyền sư.
4.- Thông Toàn, Thuần Hợp, Minh Minh thuyền sư
(Vị sư tổ thứ 4 này, có thời gian đã che chở cho một số Linh Mục được thoát chết vì nạn Công Giáo khủng hoảng) Tự Đức sát Gia Tô.
5.- Tâm Khoản, Hào Quang, Chân Từ Thuyền Sư.
6.- Tăng Cang Đỗ Văn Hỷ, tức Hoà Thượng Thích Thanh Thao.

Tất cả 6 đời gồm 175 năm. Từ đây trở đi chỉ nguyên có một Giáo Tôn hoằng truyền Phật Pháp cho đến nay.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 1224)
Bồ-tát là từ gọi tắt của Bồ-đề Tát-đỏa, phiên âm từ Bodhi-sattva tiếng Phạn, còn gọi là Bồ-đề Tát-đa,… Bồ-tát là từ gọi tắt của Bồ-đề Tát-đỏa, phiên âm từ Bodhi-sattva tiếng Phạn (sanskrit), còn gọi là Bồ-đề Tát-đa
(Xem: 1278)
Kính lễ Thích Ca Mâu Ni Thế Tôn Nay con đem tâm phàm phu suy diễn thánh pháp Là nhờ những bậc tiền bối đã khai triển Pháp này Xin Ngài gia bị cho tâm phàm phu chuyển thành thánh trí
(Xem: 1436)
Con xin đê đầu kính lễ Phật – bậc Nhất thiết trí – đấng Mặt trời tròn thanh khiết. Những tia sáng lời dạy của Ngài đã phá tan bóng đêm trong bổn tâm của chư thiên, loài người và các đường ác.
(Xem: 1067)
Khái niệm Niết-bàn vốn thành hình cách đây hơn 2500 năm. Các học giả và các triết gia khác nhau trong suốt nhiều thế kỷ liền đã nỗ lực lý giải khái niệm này bằng cách tận dụng sự hiểu biết hạn chế của mình.
(Xem: 1169)
Dưới đây là một vài dẫn khởi có tính cách thực tiễn đối với sự tu tập công án, được đề ra do các Thiền sư qua nhiều thời đại; từ đó, chúng ta có thể thấy rõ một công án sẽ làm được việc gì để khai triển ý thức Thiền và cũng thấy rõ sự tu tập công án đã bộc lộ cho khuynh hướng nào theo thời gian.
(Xem: 1188)
Có hai hình ảnh quen thuộc gợi lên ý tưởng biến dịch: như dòng sông và như ngọn lửa bốc cháy trên đỉnh núi. Mỗi hình ảnh lại gợi lên một ý nghĩa tương phản: tác thành và hủy diệt.
(Xem: 1590)
Thời gian là một hiện tượng bí ẩn nhất và cũng là sít sao nhất với cuộc sống mỗi người.
(Xem: 1551)
Một thời Thế Tôn trú ở Nālandā, tại rừng Pāvārikamba. Rồi thôn trưởng Asibandhakaputta đi đến Thế Tôn; sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Rồi thôn trưởng Asibandhakaputta bạch Thế Tôn:
(Xem: 2714)
Duyên khởi cho bài viết này là từ một bản tin BBC News có nhan đề “Thiền định chánh niệm có thể khiến con người xấu tính đi?”— và từ một số cuộc nghiên cứu khác đã giúp chúng ta có cái nhìn đa diện hơn về Thiền chánh niệm, một pháp môn nhà Phật đang thịnh hành khắp thế giới.
(Xem: 1720)
Khi sinh ra và lớn lên trong cuộc đời này mỗi người đều mang trong mình một huyết thống mà tổ tiên bao đời đã hun đúc, giữ gìntruyền thừa qua nhiều thế hệ.
(Xem: 1267)
Vấn đề tỳ-kheo, tỳ-kheo-ni phạm tội ba-la-di, thời Phật nghiêm khắc không cho sám hối đều có lý do. Với những lý do đó giống với xã hội bây giờ, cho nên trong chương này chúng tôi thảo luận chung cả hai giai đoạn thời Phật và cuộc sống hiện tại.
(Xem: 1134)
Hiện nay trong nguồn văn hiến hệ Hán truyền, chúng ta tìm thấy nhiều từ ngữ liên quan đến ý nghĩa sám hối như “hối quá 悔過”, “sám hối 懺悔”, “sám-ma 懺摩”, “phát lồ 發露”, thực chất tất cả đều xuất thân từ nghĩa gốc Phạn ngữ (Sanskrit) là từ: kṣama, kṣamayati.
(Xem: 1179)
Trong dòng chảy tâm thức của nhân loại từ xa xưa và cho đến nay luôn chia thành hai hướng, một hướng chảy theo dòng chảy Luân hồi (Saṃsāra), là số chúng sinh tâm tư cấu bẩn phiền não, ngụp lặn trong bùn lầy ố trược.
(Xem: 1298)
Những người con Phật chơn chính, thì lúc nào và ở đâu, họ cũng thực hành phápchánh pháp trở thành đời sống của chính họ. Họ được nuôi dưỡng ở trong chánh pháp và họ vui sống trong chánh pháp mỗi ngày.
(Xem: 1235)
Sự ra đời của Đức Phật nghiễm nhiên đã trở thành sự kiện quan trọng nhất trong suốt mấy ngàn năm tư tưởng Đông phương. Hiện tượng Lâm-tỳ-ni, chính vì thế, đã trở thành một hiện tượng đặc sắc đáng để mọi người nghiên cứu Phật học quan tâm.
(Xem: 1835)
Tất cả đều là giả tạm và cuộc đời là một nỗi đau khổ lớn. Đây là động cơ lớn thúc đẩy Thái tử ra đi tìm chân lý.
(Xem: 1576)
Như huyễn là một tính cách, một phương diện của tánh Không. Tánh Khôngvô tự tánh của mọi cái hiện hữu, và vì vô tự tánh nên như huyễn.
(Xem: 1785)
Theo quan niệm nhà Phật thì con người tự ràng buộc mình trong nỗi khổ đau do chính mình gây ra.
(Xem: 1713)
Trên lộ trình hướng về Phật đạo, tôi có duyên được “làm người đưa đò” tại ...
(Xem: 2253)
Bình đẳng tánh trí là gì? Là tánh bình đẳng của đại viên cảnh trí, nghĩa là tánh bình đẳng của tất cả mặt gương và của tất cả bóng hình in vào đó.
(Xem: 1670)
Theo truyền thống Phật giáo Nam tông, y cứ theo lịch Ấn Độ cổ đại, Vũ kỳ An cư (Vassavāsa) bắt đầu từ ngày 16 tháng 6 (tháng Āsālha) và kết thúc vào ngày 16 tháng 9 (tháng Āssina).
(Xem: 2000)
Vào thời Đức Phật, xã hội Ấn Độ rất nhiều học thuyết ra đời, mỗi học thuyết là một quan điểm chủ trương.
(Xem: 1990)
Trong bài này chúng ta sẽ tìm hiểu sơ lược về Đại viên cảnh trí, và trích toàn bộ đoạn nói về trí này trong Kinh Phật Địa, do Tam tạng Pháp sư Huyền Trang dịch ra tiếng Hán.
(Xem: 2156)
am Vô Lậu Học là môn học thù thắng gồm: Giới, Định và Tuệ trong đạo Phật.
(Xem: 1750)
Khi đạo Phật nói về tánh chất của khổ, có nhiều mức độ khổ khác nhau.
(Xem: 1862)
Dân gian thường nói, không ai giàu ba họ, không ai khó ba đời. Rất khó giải thích về“ba họ” và “ba đời”.
(Xem: 1929)
Chúng ta đã thấy nguồn gốc của kinh tạng Phật giáo phát khởi từ ba kỳ kết tập kinh điển (saṅgīti).[1]
(Xem: 1842)
“Tất cả là vô thường” là một trong ba nguyên lý căn bản của Phật giáo (vô thường, vô ngã và niết-bàn tịch tịnh)
(Xem: 1995)
Không có kinh sách nào, Đức Phật dạy: Phải cầu nguyện, hay nương tựa vào một ai đó, ngay cả việc nương nhờ vào chính Ngài.
(Xem: 1825)
Bản tâm, tự tâm, bản tánh, tự tánh là những danh từ được Lục Tổ Huệ Năng sử dụng trong những lời thuyết pháp của ngài để...
(Xem: 1762)
Muốn thực hiện một đời sống đạo đức, mang lại hạnh phúc cho bản thân cũng như tha nhân thì trước hết con người ấy phải được giáo dục.
(Xem: 1844)
Như chúng ta đã biết, từ xưa lắm các triết gia và sử gia phương Tây từng đưa ra những định nghĩa về con người,
(Xem: 1779)
Sám hối là một thực hành tu tập quan trọng và phổ biến trong Phật giáo. Sám hối là...
(Xem: 2052)
Chúng ta hãy khởi đầu đọc kinh Kim-cang như một tác phẩm văn học. Giá trị văn học là sự biểu hiện thẩm mỹ của nội dung tư tưởng.
(Xem: 2149)
“Bà lão nghèo ngộ pháp Duyên khởi” là bản kinh chúng tôi giới thiệu kỳ này. Nguyên tác “Phật thuyết lão nữ nhơn kinh 佛說老女人經
(Xem: 1856)
“Kinh Căn Tu Tập / Indriya bhàvanà sutta” là bài kinh cuối cùng trong số 152 bài kinh đăng trong Trung Bộ Kinh do...
(Xem: 1974)
Theo Phật giáo, pháp có nghĩa là giáo pháp của Phật. Những lời dạy của Đức Phật chuyên chở chân lý.
(Xem: 1738)
Như Đức Phật đã dạy, một đặc điểm của Giáo Pháp thuần túy là những hiệu ứng phải được thể nghiệm tức khắc lúc này và nơi này, ngay trong cuộc đời này
(Xem: 1791)
Căn cứ thông tin từ tác phẩm Ni trưởng Huỳnh Liên - cuộc đờiđạo nghiệp do Ni giới hệ phái Phật giáo Khất sĩ ấn hành vào năm 2016 thì...
(Xem: 2290)
Từ khi đạo Phật du nhập vào Việt Nam, chúng ta thấy rõ là bất cứ khi nào truyền thống dân tộc nép mình để đi trong dòng sinh mệnh của đạo Phật thì...
(Xem: 2188)
Dựa vào lịch sử Đức Phật, chúng ta được biết, Thái tử Sĩ Đạt Ta (Siddhattha) khi chào đời, bước đi bảy bước, có bảy hoa sen đỡ chân
(Xem: 3683)
Giới, Định và Tuệ là ba môn tu học quan trọng trong Phật giáo. Ta thường hay nói “Nhân Giới sanh Định, nhân Định phát Tuệ”.
(Xem: 2338)
Theo nghĩa đen của khái niệm, độc nhất là chỉ có một, mang nghĩa duy nhất. Trong kinh tạng Nikāya, khái niệm con đường độc nhất (ekāyana magga) là
(Xem: 2997)
Bốn mươi chín ngày sau khi đạt giác ngộ, Đức Phật bi mẫn và thiện xảo đã thuyết Tứ Diệu Đế cho năm vị đệ tử may mắn tại Varanasi.
(Xem: 2368)
Nếu có ai đó yêu cầu tóm tắt toàn bộ giáo lý Phật giáo trong một vài từ ngữ gọn gàng, không cần dài dòng văn tự, tôi sẽ không do dự trả lời rằng, đó là : Ngũ uẩn giai không.
(Xem: 1941)
Bằng sự tu tập lâu dài, vượt qua vách sắt thành đồng của địa ngục Thiết Vi hay sự co duỗi của bàn tay trước mắt mà ta vươn tới sự giải thoát thời đoạn, cuối cùngsự giải thoát hoàn toàn.
(Xem: 1708)
Đức Di Lặc tiếp tục giảng cho đồng tử Thiện Tài về Bồ đề tâm: “Tại sao vậy? Vì nhân nơi Bồ đề tâm mà xuất sanh tất cả Bồ tát hạnh.
(Xem: 3203)
Cộng đồng Tăng Già gồm tứ chúng Tăng NiPhật tử tại gia Nam Nữ với một hội đồng gồm ít nhất là bốn vị Tăng, hay một cộng đồng Tăng Ni sống hòa hiệp với nhau trong tinh thần lục hòa.
(Xem: 2235)
Đến nay, vấn đề xác định kinh điển Phật thuyết hay phi Phật thuyết vẫn là nội dung được các học giả quan tâm nghiên cứu
(Xem: 2926)
Nhiều học giả phương Tây nhận định rằng khái niệm Niết bàn, tức nirvāṇa trong Sanskrit hay nibbāna trong Pali, có thể xem là ...
(Xem: 2587)
Hãy thử tưởng tượng một đoàn người đang ngồi trên một chiếc thuyền trôi giữa biển, trong đêm tối. Sự nhỏ nhoi của con thuyền...
(Xem: 1936)
Vũ trụ này thực sự là gì? Tại sao có những thế giới nhiễm ô của chúng sanh? Làm gì để “chuyển biến” thế giới nhiễm ô thành thế giới thanh tịnh?
(Xem: 2898)
Tôi không cần giải thích tại sao bạn cần phải thực hành Pháp; tôi nghĩ bạn hiểu điều đó.
(Xem: 2536)
Thế giới chúng ta đang sinh sống ắt phải nằm trong “Hoa tạng thế giới”, tức là thế giới Hoa Nghiêm
(Xem: 3424)
Việc thẳng tiến bước trên con đường đạo lý thanh cao hầu đạt đến chân lý hạnh phúc chẳng khác nào bơi ngược dòng đời là một vấn đề...
(Xem: 3279)
Chúng ta thấy một sự vật bằng cách thấy màu sắc của nó và nhờ màu sắc ấy mà phân biệt với những sự vật có màu sắc khác
(Xem: 4103)
Tiếng Sankrit là Drama (tiếng Tạng là: cho) nghĩa là giữ lấy hoặc nâng đỡ. Vậy Pháp nâng đỡ hoặc duy trì cái gì?
(Xem: 3592)
Trong những nhà phiên dịch kinh điểnthời kỳ đầu của Phật giáo Trung Quốc, ngài Đàm-vô-sấm (曇無讖) hiện ra như một nhà phiên kinh trác việt[1].
(Xem: 4153)
Khi chúng ta mới học lần đầu rằng cứu cánh của sự tu tập đạo Phật có tên gọi là Nibbana (Nirvana, Niết-bàn),
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant