Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới
Bài Mới Nhất

15. Một thế hệ mới của Lama Tây Tạng

08 Tháng Mười Một 201000:00(Xem: 13287)
15. Một thế hệ mới của Lama Tây Tạng

MỘT THẾ HỆ MỚI
CỦA LAMA TÂY TẠNG

Chết không phải là hết, mà chỉ là một sự thay đổi về hình hài, dòng tâm thức vẫn lưu chuyển cho đến khi con người ấy đạt đạo. Đặc biệt theo truyền thống của Phật giáo Tây Tạng, các vị Cao tăng sau khi viên tịch thường chọn phương pháp tái sinh (Reincarnation) vào một cảnh giới khác để tiếp tục tu tập hoặc tái sinh trở lại kiếp người trong những điều kiện thuận lợi hơn để hoàn tất hạnh nguyện độ sinh mà họ còn dở dangkiếp trước.

Trong bài này chúng tôi sẽ giới thiệu bốn vị Lama tái sinh Tây Tạng nổi tiếng ở thế kỷ 20 đã viên tịch đầu thập niên 80 và tái sinh trở lại kiếp người. Hiện tại các "hài đồng Lama" này đang tu học tại các Phật học viện Tây Tạng ở miền Nam nước Ấn Độ. Đại đức Roger Kunsang, phóng viên tạp chí Mandala, USA, đã viếng thăm các vị để thực hiện một cuốn băng video về sinh hoạt hằng ngày của các vị Lama tý hon này. 

Ling Rinpoche : Lama Ling Rinpoche năm nay 10 tuổi, hiện đang tu học tại Phật học viện Drelung, là hậu thân của cố Đại sư Kyabje Ling Rinpoche (1903 - 1993), từng là Viện trưởng Đại học Phật giáo Gander, thầy dạy học cao cấp của đức Dalai Lama thứ 14 và nhiều Lama nổi tiếng khác. Từ năm 1986 đến những năm cuối đời, ngài được cung thỉnh sang châu Âu và châu Mỹ để truyền giới pháp cho người Tây phương tu học

Roger : Kính chào, chú khỏe không ? 

Ling : Cảm ơn, tôi khỏe. 

Roger : Xin hỏi, năm nay chú bao nhiêu tuổi ? 

Ling : Mười tuổi. 

Roger : Ước mơ lớn nhất của chú là gì ? 

Ling : Ước mơ lớn nhất của tôi là mong ước một nền hòa bình thực sự trên hành tinh này. 

Roger : Còn hạnh phúc dành cho riêng chú ? 

Ling : Dành cho mọi người

Roger : Làm sao chú có thể đạt được ước mơ đó ? 

Ling : Cầu nguyện, thiền địnhhọc hành. Không phải một người mà tất cả mọi người

Roger : Chú sẽ hóa độ cho mọi người chứ ? 

Ling : Sẽ làm tất cả với khả năng của mình. 

Roger : Khi nào chú mới bắt đầu ? 

Ling : Khi việc học và tu của tôi hoàn tất

Roger : Sẽ phải mất bao lâu ? 

Ling : Tôi không biết, nhưng tôi phải hoàn tất

Roger : Theo chú, thiền định cần thực hành như thế nào ? 

Ling : Thiền à ? Bạn nên quán tưởng đến đức Phật hoặc tập trung vào một đề mục nào đó để tâm bạn được yên tịnh. Làm sao cho tâm bạn không dao độngcốt lõi của thiền. 

Roger : Chú có lời khuyên nào cho các đệ tử (của vị tiền thân) trên thế giới? 

Ling : Hãy nỗ lực tu học, kiên nhẫn và không nên ích kỷ

Trijang Rinpoche : Năm nay ngài 14 tuổi, hiện đang tu học tại Phật học viện Gander (ở Nam Ấn Độ), được xem là hóa thân của cố Đại sư Kyabje Trijang Rinpoche (1904 - 1981), là thầy dạy học trung cấp của đức Dalai Lama thứ 14. 

Roger : Kính chào chú, chú có khỏe không ? 

Trijang : Khỏe, cảm ơn

Roger : Chú có nhớ gì về kiếp trước không ? 

Trijang : Không, hiện tại tôi đang ôn lại những gì mà tôi từng biết. 

Roger : Chú học thuộc lòng có dễ không ? 

Trijang : Dễ. 

Roger : Thời khóa biểu sinh hoạt của chú một ngày như thế nào ? 

Trijang : Tôi thức dậy vào lúc 5 giờ 30, tôi đi đảnh lễ bảo tháp vị tiền nhiệm. Sau đó tôi có một thời kinh sáng, rồi dùng điểm tâm. Từ 7g30 đến 9g tôi đọc kinh. Sau đó tôi nghỉ và chơi khoảng nửa giờ. Từ 9g30 đến 10g30 tôi ôn lại các bộ kinh mà tôi từng thuộc trước đây. Từ 10g30 tôi học văn phạm Tạng ngữ ; 11g tôi thọ trai, 11g30 tôi tập viết. Từ 1g đến 2g30 tôi nghỉ trưa. Thức dậy tôi uống trà rồi bắt đầu với lớp học tranh luận đến 5g. Sau đó là giờ tiểu thực ; 6g tôi học giáo lý với thầy Khensur Lati Rinpoche ; 8g tôi tranh luận với các bạn cùng lớp và 9g đến 11g tôi tiếp tục học thuộc lòng kinh. Sau đó tôi đi ngủ. 

Zong Rinpoche : Mười tuổi, hiện đang tu học tại Phật học viện Gander, là hậu thân của cố Đại sư Kyabje Zong Rinpoche (1905 - 1983), ngài từng là Viện trưởng Đại học Gander nổi tiếngTây Tạng (từ năm 1959, trường này được dời sang Ấn Độ), được xem là một người có nhiều pháp thuật trong giới Lama Tây Tạng. Từ năm 1978 đến 1980, ngài thường đến phương Tây để thuyết giảng, hàng ngàn tín đồ tại Ấn Độ và các nước ở phương Tây đã tìm thấy sự an lạchạnh phúc từ lời dạy của ngài. 

Roger : Kính chào chú. 

Zong : Xin chào ! 

Roger : Hôm nay là ngày nghỉ của chú ? 

Zong : Vâng. 

Roger : Chú đang làm gì ? 

Zong : Tôi đang chơi. 

Roger : Còn ngày mai ? 

Zong : Ngày mai thứ hai, cũng là ngày nghỉ của tôi. 

Roger : Buổi sáng, bình thường chú làm gì ? 

Zong : Tôi thức dậy vào lúc 6 giờ. Tôi tụng kinh đến 8g, rồi ăn sáng và nghỉ đến 9g. Sau đó tôi học giáo lý

Roger : Hiện nay chú đang học giáo lý gì vậy ? 

Zong : Tôi đang học đến chương hai cuốn "Con đường hướng đến Trung đạo". 

Roger : Chương thứ nhất là gì ? 

Zong : Gander Lha Gyema.

Roger : Buổi sáng, học xong chú làm gì ? 

Zong : Tôi nghỉ trưa và chơi đến 15 giờ. Sau đó tôi học đến 17 giờ. Học xong tôi đi tắm, ăn tối và đi ngủ. 

Roger : Chú có học tiếng Anh không ? 

Zong : Có chứ ! 

Roger : Chú có thích sang các nước phương Tây không ? 

Zong : Có. 

Roger : Chú nghĩ là chú sẽ thuyết pháp cho Phật tử phương Tây chứ ? 

Zong : Tất nhiên. 

Roger : Khi nào chú mới bắt đầu ? 

Zong : Thầy Tenzin biết việc ấy. 

Tenzin (vị thị giả của Zong Rinpoche) : Chúng tôidự kiến viếng thăm phương Tây vào năm tới. Chú có thể nói một số thời pháp ngắn. Tuy nhiên, chú thực sự sẽ làm công tác truyền giáo sau khi tốt nghiệp Tiến sĩ

Roger : Rinpoche, quốc gia nào chú sẽ đến trước ? 

Zong : Canada và Hoa Kỳ. 

Roger : Chú sẽ ở đó bao lâu ? 

Zong : Khoảng ba tháng. 

Roger : Chú có nhắn nhủ với Phật tử phương Tây điều gì không ? 

Zong : Xin đừng quên lời dạy của cố Đại sư Zong Rinpoche (tiền thân của chú). 

Roger : Chú có thích thú vật không ? 

Zong : Có.

Roger : Chú thích loài nào nhất ? 

Zong : Rùa. 

Roger : Tại sao chú lại thích rùa ? 

Zong : Vì nó không bỏ chạy, nó sẽ ở lại với bạn. Tôi đang nuôi 5 con. 

Roger : Chú có biết câu chuyện nào về thú vật không ? 

Zong : Ổ rất nhiều, nhưng tôi thích nhất là câu chuyện về chú rùa con. Chuyện kể rằng, một hôm rùa con đến hỏi bố mẹ : "Tại sao con cứ mãi mang cái "tòa nhà" nặng nề này trên lưng hoài vậy ?". Bố mẹ rùa nói : "Con may mắn lắm mới có được nó, nó rất có ích khi con đi ra ngoài". Rùa con không đồng tình với giải đáp kia nhưng chú nghĩ mình phải nghe và chấp nhận lời dạy của bố mẹ. 

Rồi một ngày nọ, rùa con gặp bạn của chú, bạn ếch cũng thắc mắc : "Tại sao bạn phải mang cái nhà trên lưng vậy ?". Rùa chưa kịp trả lời, vừa lúc ấy có một người cưỡi ngựa chạy đến, ếch cấp tốc nhảy xuống cái ao gần đó, còn rùa thì chậm chạp nhưng chú nhanh chóng nhớ đến lời dạy của bố mẹ nên chú liền thụt đầu vào "ngôi nhà" của mình. Bạn ếch lo lắng "chắc rùa đã chết rồi". Nhưng sau khi con ngựa chạy qua rồi, chú rùa từ từ di động và bò đi. Chú không làm sao cả. Chú nhớ lại lời của bố mẹ : "Này con trai, con may mắn mới có được ngôi nhà ở trên lưng !". 

Osel Rinpoche : Mười hai tuổi, hiện đang tu học tại Phật học viện Sera, là hậu thân của cố Đại sư Thubten Yeshe (1935 - 1984), một Pháp sư nổi tiếng Tây Tạng, người góp sức san bằng các chướng ngại địa dư và nối liền những phân cách văn hóa, chủng tộc để dòng tuệ giác mặt trời đầu nguồn Tây Tạng có thể tuôn chảy xuống vùng đất lạ Tây phương, người đã giảng giải giáo lý tái sinh bằng chính sự thong dong đôi bờ sinh tử và chuẩn bị sắp xếp cho mình để có thể tái sinh như ý và để người khác có thể nhận ra hóa thân của mình. Bậc thầy vĩ đại ấy đã qua đời vì bệnh tim tại bang California, Hoa Kỳ ở tuổi 49, để lại phía sau mình một tổ chức khổng lồ. [ông là người sáng lập Hội Hộ Trì Phật giáo Đại Thừa (FPMT) và cho xuất bản tạp chí Mandala tại Hoa Kỳ, hiện nay tổ chức này phát triển thêm hàng trăm chi nhánh trên khắp thế giới]. Hai năm sau (từ ngày mất) người ta phát hiện ra ngài trong một dáng hình khác, đó là Osel Rinpoche, sinh ngày 12/2/1985 tại Bubion, Tây Ban Nha. Giới Phật giáo Tây Tạng đã đưa chú bé tái sinh này trở lại Ấn Độ để tiếp tục tu học

Sau đây là thời khóa sinh hoạt hàng ngày của Osel Rinpoche : 

6g thức dậy, 6g10 - 7g tụng kinh, 7g - 8g điểm tâm, 8g - 9g học kinh, 9g - 9g30 chơi, 9g30 - 10g30 học tiếng Tây Ban Nha, 10g30 - 11g nghỉ giải lao, 11g - 12g học tiếng Anh, 12g - 14g thọ trai và nghỉ trưa, 14g - 16g học tiếng Anh, 16g - 17g chơi, 17g30 - 19g học tiếng Tây Tạng, 19g - 20g tiểu thực, 20g - 20g30 nghỉ, 20g30 - 21g học văn phạm, 21g tắm và đi ngủ.


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 1614)
Xuất xứ của Bát Chánh Đạo có hai nguồn là nguồn từ Phật chứng ngộ mà thuyết ra và nguồn được kết tập lại từ các kinh điển. Phật thuyết từ chứng ngộ
(Xem: 1738)
Tam tam-muội là chỉ cho ba loại định, tức là ba loại pháp môn quán hành của Phật giáo, được xem như là nguyên lý thực tiễn của Thiền định. Định có nghĩa là tâm hành giả trụ vào một đối tượng nào đó khiến cho ý không bị tán loạn, dần dần tâm ý trở nên trong sáng và phát sinh trí tuệ.
(Xem: 1304)
Chúng ta đau khổ do vì vô minh, cho nên chúng ta cần phải đoạn trừ những quan điểm lệch lạc sai lầm và phát triển quan điểm đúng đắn.
(Xem: 993)
Tôi kính lễ bái bậc Chánh giác, bậc tối thắng trong hết thảy các nhà thuyết pháp, đã thuyết giảng Duyên khởibất diệtbất sinh, bất đoạn và bất thường, bất nhất và bất dị, bất lai và bất xuất, là sự tịch diệt mọi hý luận, và là an ổn.
(Xem: 1304)
Lý tưởng giáo dục và những phương pháp thực hiện lý tưởng này, hiển nhiên Phật giáo đã có một lịch sử rất dài.
(Xem: 1781)
Tuệ Trung Thượng Sĩ (慧中上士), Thiền sư Việt Nam đời Trần (1230-1291) có viết trong bài Phóng cuồng ngâm (放狂吟):
(Xem: 1355)
Nhân loại luôn luôn hướng về sự hoàn thiện của chính mình trong tất cả mọi mặt, vật chấttinh thần.
(Xem: 1458)
Khi Thái tử Tất-đạt-đa nhận thấy tất cả mọi người dân đang chìm trong đau khổ, và ngay chính bản thân mình rồi cũng phải chịu qui luật già, bệnh, chết nên quyết chí xuất gia học đạo. Đức Phật thành đạo tại thế gian này và cũng hoằng pháp bốn mươi chín năm cũng tại thế gian này.
(Xem: 1284)
Có phải bạn rất đỗi ngạc nhiên về tiêu đề của bài viết này? Có thể bạn nghĩ rằng chắc chắn có điều gì đó không ổn trong câu chuyện này, bởi vì lịch sử về cuộc đời của đức Phật xưa nay không hề thấy nói đến chuyện đức Phật đi tới Châu Âu và Châu Phi. Bạn nghĩ không sai.
(Xem: 2577)
Tinh thần hòa hiệp là ý nghĩa sống lành mạnh an vui, tinh thần của một khối người biết tôn trọng ý niệm tự tồn, và xây dựng vươn cao trong ý chí hướng thượng.
(Xem: 1276)
Cửa vào bất nhị, còn gọi là pháp môn bất nhị, từ xa xưa đã được truyền dạy từ thời Đức Phật, chứ không phải là hậu tác của chư tổ Bắc Tông, như một số vị thầy hiện nay đã ngộ nhận, khi nói rằng pháp môn này xuất phát từ Kinh Duy Ma Cật Sở Thuyết
(Xem: 1303)
Trong quá trình phát triển, Phật giáo xuất hiện tư trào Đại thừa, nhấn mạnh lý tưởng Bồ tát đạo.
(Xem: 1583)
Tuy Phật giáo Nguyên thủyđại thừa có hai con đường đi đến giải thoát giác ngộ khác nhau.
(Xem: 1562)
Trong cuộc sống này, ai cũng muốn mình có được một sự nghiệp vẻ vang. Người đời thì có sự nghiệp của thế gian.
(Xem: 1529)
Sự phân biệt, kỳ thị giai cấpvấn đề quan trọng trong lịch sử của nhân loại. Từ xưa đến nay, vấn đề giai cấp vẫn luôn tồn tại.
(Xem: 1361)
Nhận thức Phật giáo về chân lý có lẽ là một trong những mối quan tâm hàng đầu với những ai đang nghiên cứu hoặc tìm hiểu đạo Phật.
(Xem: 2500)
Con người sống do và bằng ý nghĩ. Ý nghĩ cao cấp thì cuộc sống trở nên cao cấp; ý nghĩ thấp kém thì cuộc sống thành ra thấp kém.
(Xem: 1511)
Đạo nghiệpsự nghiệp trong đạo. Tuy nhiên cái gì hay thế nào là sự nghiệp trong đạo thì cần phải phân tích cặn kẽ để hiểu đúng và thành tựu đúng như pháp.
(Xem: 1498)
Sự phân biệt, kỳ thị giai cấpvấn đề quan trọng trong lịch sử của nhân loại. Từ xưa đến nay, vấn đề giai cấp vẫn luôn tồn tại.
(Xem: 1282)
Lục Tổ Huệ Năng, từ khi đến học với Ngũ Tổ một thời gian ngắn ngộ được bản tâm, rồi trải qua mười lăm năm với đám thợ săn
(Xem: 1331)
Của báu thế gian chỉ tồn tại khi ta còn thở. Ngay khi chúng ta nằm xuống, chúng sẽ thuộc về người khác.
(Xem: 1493)
Đức Phật Thích Ca Mâu Ni vốn là Thái tử “dưới một người, trên vạn người”, thế nhưng Ngài đã lìa xa tất cả vinh hoa phú quý...
(Xem: 1450)
Trong cả Phật giáo Nguyên thủy lẫn Phật giáo Đại thừa đều có tư tưởng về Bồ tát. Các ngài xả thânhạnh nguyện mang lại lợi lạc cho chúng sanh
(Xem: 1333)
Một người đã phát tâm Bồ đề được gọi là một Bồ tát. Đời sống Bồ tát là chiến đấu chống lại sự xấu ác trong lòng người để giải thoát họ khỏi khổ đau.
(Xem: 1300)
Xung đột là một hiện tượng phổ biến. Nó hiện diện khắp mọi ngõ ngách của cuộc sống, từ trong những mối quan hệ ...
(Xem: 1413)
Trong Kinh tạng, khái niệm nghiệp thường được nhắc đến một cách đơn giản và khái quát như nghiệp thiện, ác hoặc nghiệp của thân, miệng, ý.
(Xem: 2064)
Đức Phật Dược sư là một đấng Toàn giác. Để hiểu rõ ngài là ai, bản thể của ngài là gì, vai trò của ngài như thế nào…, trước tiên chúng ta cần hiểu thế nào là một chúng sinh giác ngộ.
(Xem: 1442)
Chơn Thật Ngữ chính là Phật ngữ, là chánh pháp ngữ, là thanh tịnh ngữ vì nó đem lại niềm tin sự hoan hỷ an lạclợi ích chúng sanh.
(Xem: 1409)
Ý thức thì suy nghĩ như thế này, nếu sanh thì không phải là diệt, nếu thường thì không phải là vô thường, nếu một thì không phải khác
(Xem: 1502)
Theo kinh điển Phật giáo, việc lắng nghe chính xác, rõ ràng và đầy đủ là một trong những nền tảng quan trọng để thành tựu trí tuệ.
(Xem: 1747)
Chân lý Phật, vừa giản dị vừa rất thâm sâu. Vì thế, Đức Phật đã mượn những câu chuyện dụ ngôn, gắn với hình ảnh của ...
(Xem: 1425)
Tích Niêm Hoa Vi Tiếu kể rằng một hôm trên núi Linh Thứu, Đức Thế Tôn lặng lẽ đưa lên một cành hoa.
(Xem: 1290)
Kinh Pháp Hoa, hay Kinh Diệu Pháp Liên Hoa (Saddharma Puṇḍarīka Sūtra), là một trong những bộ kinh quan trọng
(Xem: 1565)
Khi ánh sao mai vừa tỏ rạng cũng là lúc Đức Phật thành tựu chân lý tối thượng.
(Xem: 1307)
Tất cả các pháp tướng Như hay lìa tướng Như đều không thối chuyển đối với Vô thượng Giác ngộ
(Xem: 1595)
Tất cả chúng sinh mê hoặc điên đảo từ vô thỉ. Nay dùng giác pháp của Phật khai thị, khiến chúng sinh nghe mà ngộ nhập.
(Xem: 2208)
Người tu hành theo Phật Giáo nhắm mục đích là tự mình chứng ngộ và vận dụng cái Tâm đó.
(Xem: 1373)
Về cơ bản, lý duyên khởi giải thoát mô tả tâm lý của thiền, nghĩa là, những gì xảy ra trong tiến trình hành thiền được hành giả trải nghiệm từ lúc đầu cho đến lúc cuối.
(Xem: 1847)
Trong bài này sẽ trích vài đoạn kinh của Kinh Ma ha Bát nhã ba la mật, phẩm Đại Như thứ 54, do Pháp sư Cu Ma La Thập dịch để tìm hiểu về Chân Như.
(Xem: 1576)
Còn gọi là Quy Luật Duyên Khởi, vì đó là lý thuyết về quy luật tự nhiên, quy luật không thuộc về của riêng ai.
(Xem: 1664)
Hình thành tại Ấn Độ từ thế kỷ VI trước Công nguyên, Phật giáo đã phát triển việc truyền bá chánh pháp khắp xứ Ấn Độ và...
(Xem: 1514)
Khi hiểu được việc lành dữ đều có quả báo tương ứng, chỉ khác nhau ở chỗ đến sớm hay muộn mà thôi,
(Xem: 1856)
Tư tưởng chủ đạo của Thuyết nhất thiết Hữu Bộ là: “các pháp ba đời luôn thật có, bản thể luôn thường còn”,
(Xem: 1565)
Xa lìa tà hạnh (không tà dâm) có nghĩa chính yếu là nguyện chung thủy với người bạn đời của mình.
(Xem: 1352)
Người đệ tử Phật thực hành pháp thứ hai một cách hoàn hảo là không trộm cướp, chính xácxa lìa việc lấy của không cho.
(Xem: 1626)
Sau khi phát tâm quy y Tam bảo, người Phật tử được khuyến khích giữ giới (thực hành năm pháp), giới thứ nhất là xa lìa sát sinh.
(Xem: 1483)
Phải nói rằng Tăng đoàn là sự đóng góp rất lớn cho hạnh nguyện độ sanh của Đức PhậtTăng đoàn đã thay Phật để truyền bá Đạo
(Xem: 1445)
Đứng trước biến động khó khăn của cuộc đời, Phật giáo với tinh thần từ bitrí tuệ, lấy tôn chỉ Phật pháp bất ly thế gian pháp đã
(Xem: 1240)
Trong bài Kinh Devadaha, Đức Phật đã luận giải chi tiết về nghiệp. Trái ngược với quan điểm cho rằng nghiệp là định mệnh luận,
(Xem: 1165)
Trong kinh điển tiểu thừa có một điểm khác biệt rất rõ nét so với kinh điển đại thừa, đó là bối cảnh thuyết pháp của Đức Phật.
(Xem: 1207)
Lịch sử tư tưởngtôn giáo của nhân loại có lẽ sẽ đánh dấu một bước ngoặt vào ngày đức Phật, theo truyền thuyết,
(Xem: 1433)
Trong Jataka, tức là những câu chuyện tiền thân của Đức Phật khi ngài còn là một Bồ tát, ngài có nói về hạnh Bồ tát trong...
(Xem: 1541)
Giáo lý Duyên khởi là nền tảng của triết học Phật giáo, do đó luôn là tâm điểm của những nghiên cứu về sự uyên nguyên của đạo Phật.
(Xem: 1515)
Đức Phật khẳng định: “Trong giáo pháp nào nếu khôngtám Thánh đạo thời ở đó không có quả vị Sa-môn thứ nhất, thứ nhì, thứ ba, thứ tư.
(Xem: 956)
Duyên khởi có nghĩa là hết thảy hiện tượng đều do nhân duyên mà phát sinh, liên quan mật thiết với nhau, nương vào nhau mà tồn tại. Nói theo thuật ngữ Phật giáo thời “tất cả pháp là vô thường, vạn vật vô ngã, hết thảy đều không”. “Không” có nghĩa là “vô tự tính,” không có yếu tính quyết định.
(Xem: 1402)
Trong các kinh điển thuộc Hán tạng, ‘Phật thị hiện thuyết pháp’ có thể được xem như là một ‘thuật ngữ’ quen thuộc, phổ biến đối với quý Phật tử Đại Thừa.
(Xem: 1415)
Con người được sinh ra đời, sống trong cuộc đời nhưng càng lớn lên càng cảm thấy mình như vẫn thiếu thốn cái gì, như vẫn là một người thất lạc.
(Xem: 1553)
Có lần khi nói về tám thức tâm vương trong Duy thức học, một người hỏi rằng “con người lo sợ là do thức nào?”.
(Xem: 1798)
Giác ngộ cũng tức là giải thoát. Giải thoát cái gì ? Giải thoát khỏi sinh tử luân hồi, điên đảo mộng tưởng, giống như người đang nằm mơ chợt tỉnh dậy,
(Xem: 1403)
Nhân quả là một định luật tất yếu trong sự hình thành nhân sinh quan và vũ trụ quan qua liên hệ duyên khởi của cuộc sống con người, mà qua đó nhân quả được coi như là một luật tắc không thể thiếu được khi hình thành một xã hội nhân bản đạo đức.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant