Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới
Bài Mới Nhất

Quan điểm cơ bản của Phật giáo

16 Tháng Mười 201000:00(Xem: 10804)
Quan điểm cơ bản của Phật giáo


Nguyên tác Hán văn

Phật Giáo Đích Cơ Bản Quan điểm

Tác giả: Bổn Tánh

QUAN ĐIỂM CƠ BẢN CỦA PHẬT GIÁO

THIỆN LONG – HÀN LONG ẨN dịch


Mục Lục

 

 

Dẫn Nhập

1. GIÁO CHỦ

2. GIÁO NGHĨA CƠ BẢN

3. TÔN GIÁO QUAN

4. TÍN NGƯỠNG QUAN

5. THẾ GIỚI QUAN

6. ĐẠO ĐỨC QUAN

7. NHÂN SINH QUAN

8. TU HÀNH QUAN

9. GIÁO DỤC QUAN

10. CHÍNH TRỊ QUAN

11. KINH TẾ QUAN

12. NHÂN QUẢ QUAN

13. BÁO ÂN QUAN

Lời kết

 

Dẫn Nhập

Đức Thích Ca Mâu Ni đã nhập diệt, nhưng giáo lý cao siêu mà Ngài đã chứng đắcdày công hoằng dương suốt bốn mươi chín năm đã lưu lại cho nhân loại ngày nay một cách trọn vẹn, đầy đủ và vô cùng sống động.

Vẫn còn đó ba tạng kinh điển uy nghi, uyên áo để soi đường dẫn lối cho chúng sanh bị mê mờ trầm luân trong thống khổ. Đức Phật dạy: “Bốn mươi chín năm thuyết pháp, Ta chỉ nói Khổ và con đường diệt Khổ.” Giáo lý Phật giáo thiết lập trên nền tảng đau khổ của con người. Mặc dầu nhấn mạnh vào hiện hữu của sự khổ, nhưng Phật giáo không bao giờ là một giáo lý bi quan. Bởi lẽ, chủ nghĩa bi quan yếm thế không tin ở tương lai, hay nói cách khác là không tin vào Nhân Quả, luôn biểu hiện sự tuyệt vọng đối với đời sống con người đầy rẫy đau khổtội lỗi này. Trong khi đó, Phật giáo chỉ chú trọng đến thực tiễn của cuộc sống, nói Khổ để rồi tìm phương pháp diệt Khổ, đem lại an bình nội tại ngay trong đời sống này. Đức Phật đã nhận ra tính cách phổ thông của sự Khổ và kê ra một phương thuốc trị liệu cho chứng bệnh chung của nhân loại là: Niết-bàn, sự chấm dứt cái khổ, là hạnh phúc cao quý nhất.

Giáo lý uyên thâm của Đức Phật thì rộng lớn vô lượng vô biên mà tập sách nhỏ “Quan điểm cơ bản của Phật giáo” này thì thật khái quát, ngắn gọn. Vì thế, không thể nào chuyển tải hết triết lý thâm áo nhiệm mầu của giáo pháp Đức Phật. Nhưng, với tấm lòng nhiệt thành của một Tăng sỹ sống theo lý tưởng Phật Đà, muốn góp ít công sức cho việc hoằng dương chánh pháp, nên chúng tôi đã không ngần ngại dốc hết khả năng để chuyển ngữ tập sách nhỏ “Quan điểm cơ bản của Phật giáo” sang tiếng Việt, nhằm giúp ích phần nào cho những người mới bước đầu học Phật nhận diện Phật giáo một cách đúng đắn hơn trong lộ trình tu tập của mình. Với khả năng có hạn của mình, trong khi chuyển ngữ không làm sao tránh khỏi những sai sót nhất định. Chúng tôi kính mong chư Tôn đức chỉ giáo, các bậc thiện tri thức bổ khuyết và bạn đọc xa gần nhiệt tình góp ý.

Sacramento, 2008
Thiện Long-Hàn Long Ẩn
kính ghi

 

1. GIÁO CHỦ

Đức Thích Ca Mâu Ni, giáo chủ Phật giáo, Ngài hạ sinh tại Népal thuộc nước Ấn Độ hơn 2500 năm trước, cùng thời với Đức Khổng Tử Trung Quốc. Lúc Ngài đản sanh, trời đất rung chuyển, trăm hoa tưng bừng đua nở, chim trời cất tiếng hót vang, cửu long phun nước, hương thơm lan tỏa khắp cả một vùng. Vừa chào đời, Ngài đi bảy bước, mỗi bước chân đều có hoa sen nâng đỡ, một tay Ngài chỉ lên trời, tay kia chỉ xuống đất và tuyên xưng rằng: “Thiên thượng thiên hạ duy ngã độc tôn.”(Trên trời dưới đất chỉ có ta là hơn cả.). Thành ngữ “Duy ngã độc tôn” bắt đầu từ đó. Trong Phật giáo, “Duy ngã độc tôn” không mang ý nghĩa tự phụ, mà là một dạng tượng trưng của tự tín. Thái tử Tất Đạt Đa năm 29 tuổi, có kinh nói năm 19 tuổi, từ biệt vua cha, giã từ vợ con lên đường xuất gia nhập sơn cầu đạo. Trải qua sáu năm tu luyện khổ hạnh trong rừng sâu, xác thân của Ngài gầy chỉ còn như thanh củi khô nhưng cũng không đạt được chánh quả như Ngài mong đợi. Ngài cảm nhận rằng, theo phương pháp khổ hạnh và đọa đầy thân thể thì không thể nào giải thoát được. Cuối cùng, Ngài xác định, tu hành cốt là ở nơi tâm, chế ngự được tâm mới có thể mở được cánh cửa giải thoát. Vì thế, Ngài thọ nhận bát sữa cúng dường của cô gái chăn cừu. Sau khi thân thể hồi phục, vào một đêm trăng tròn trời sao quang rạng, Ngài thiền tọa dưới gốc Bồ-đề và phát đại nguyện rằng: “Nếu không thành chánh quả, ta sẽ không rời khỏi chỗ này.” Qua một thời gian tinh cần quán chiếu thiền định, và rồi giây phút thể nhập chân lý ấy đã đến, Ngài chứng vô thượng chánh đẳng chánh giác, trở thành bậc giác ngộ toàn tri diệu giác, tức Phật Đà. Sau đó, tạị Ấn Độ, Ngài đi từ phương Nam lên phương Bắc tuyên dương giáo lý vô thượng cao thâm mà Ngài đã tìm ra trong suốt 49 năm ròng rã. Năm 80 tuổi Ngài nhập Niết-bàn. Những kinh điển còn lại đều từ giáo pháp của Ngài, do đệ tử Ngài kết tậplưu truyền cho đến bây giờ. Vì sao Ngài xuất gia? Theo kinh sách ghi lại là khi ra khỏi cửa thành, Ngài đã chứng kiến cảnh sinh, già, bệnh, chết vô cùng khổ đau của chúng sanh, để rồi Ngài nhận ra rằng, cuộc sống trần gian thật vô thường kinh hãi: thế giới động vật cấu xé giết hại lẫn nhau thật tàn khốc, loài người trải qua sanh, già, bệnh, chết trầm luân thống khổ. Vì thế, Ngài muốn xuất gia, muốn tìm ra nguyên nhânphương pháp để giải trừ sự thống khổ đó, đồng thời cũng vì tự cứu lấy mình, cứu lấy tất cả mọi loài chúng sanh.

2. GIÁO NGHĨA CƠ BẢN

1. Quy luật nhân duyên: Phật giáo cho rằng, vạn sự vạn vật của thế gian đều tuân theo quy luật nhân duyênsinh diệt. Đức Phật dạy: “Chư pháp nhân duyên sanh, chư pháp nhân duyên diệt.” (Các pháp đều do duyên sanh, các pháp đều do duyên diệt). Cái gì gọi là nhân? Đó là nguyên nhân nội tại của sự vật. Cái gì gọi là duyên? Đó là điều kiện ngoại tại của sự vật. Đức Phật cho rằng, sự hòa hợp của nội nhân và ngoại duyên sản sinh ra vạn sự vạn vật, như khí Hydro và khí Oxy trong một điều kiện hòa hợp nào đó nó sẽ trở thành nước, mà nội nhân và ngoại duyên một khi đã ly tán thì vạn sự vạn vật tự nó sẽ không còn là nó nữa, như nước trong điều kiện phân ly nhất định nó sẽ biến thành khí Hydro và khí Oxy.

2. Quy luật vô thường: Đức Phật lại suy lý ra quy luật vô thường. Thế giới này, nghĩa là vạn vật thế gian không hằng thường. Những hiện tượng của thế giới tự nhiên như sanh, già, bệnh, chết của nhân loại, tất cả đều nằm trong sanh, trụ, dị, diệt. Một trái cây nhìn tựa như bất động, trên thực tế, nó đang trong thời kỳ biến hoại. Quả địa cầu chúng ta đang sống đây, sau vạn ức năm cũng có một ngày hủy diệt. Bản thân Phật giáo, đến một thời kỳ nhất định nó cũng sẽ không tồn tại, hoặc chỉ tồn tại dưới một hình thức khác. Danh vọng, địa vị và tiền tài cũng nằm trong quy luật đó. Vì thế, tồn tại hôm nay là hiện tượng của tạm thời, vận độngbiến chuyển mới là bản chất của sự vật vĩnh hằng.

3. Quy luật của không: Từ quy luật vô thường Đức Phật lại suy ra quy luật của không. Vạn vật vốn vô thường, không thể nào trường cửu, đến một lúc nào đó nó cũng diệt vong, vì thế nên gọi là không. Không của Phật giáo, không không phải chỉ không tồn tại, mà là không tồn tại vĩnh hằng. Không thể đem cái không đó để lý giải là không của không như, cái gì cũng không của không. Có người cho rằng, tứ đại giai khôngchỉ không tài, không sắc, không danh, không lợi. Đây là ngộ nhận. Sự thậtchỉ không của đất, nước, gió, lửa. Không của Phật giáo, trên thực tế là một loại chân như diệu hữu. Nếu chúng ta nói không lại có tồn tại của hình thức, mà hình thức này, hiện tượng này, có thể bị người đời lợi dụng. Chúng ta chỉ có thể giả mượn hiện tượng để truy tìm cái của bản chất, truy tìm cái thể tánh chân như của vạn pháp.

4. Quy luật của vô ngã: Từ quy luật của không, Đức Phật lại suy lý ra quy luật vô ngã. Vạn sự vạn vật của thế gian này biến hóa vô thường, không tồn tại “cái ngã”, nếu có ngã, thì có thể gọi đó là chủ tể tự ngã. Tôi muốn như thế nào thì như thế nào, tôi muốn không bệnh, không chết, tôi muốn xuống đất, tôi muốn lên trời, tôi muốn một hơi uống cạn biển cả, nhưng chúng ta làm không được, chúng ta không có cách nào để tự mình nắm lấy tất cả. Chúng ta chỉ là một dạng hợp thành nhân duyên của ý thứcnguyên tố nào đó, khi nhân duyên tan rã thì bản thân chúng ta không còn tồn tại nữa. Chúng ta nói tất cả về ngã là giả ngã, chỉ là giả danh để xưng hô mà thôi. Do vậy có thể thấy, các pháp đều vô ngã. Vô ngã cũng tức là không có chủ tể. Tự ngã còn không có chủ tể thì làm sao chủ tể người khác. Và như thế, thế gian này cũng không có chủ tể.

5. Quy luật liên hệ: Từ quy luật của nhân duyên, Đức Phật lại suy ra quy luật liên hệ. Cho rằng, thế giới này, tất cả đều nhân duyên lẫn nhau, vũ trụ vạn hữu đều nằm trong một mối liên hệ khắn khít, kể cả nhân quả, nghiệp báoluân hồi. Như một tấm lưới chỉ cần kéo một góc thì nó sẽ rung chuyển toàn bộ. Đức Phật dạy, không thể chỉ thấy cây mà không thấy rừng. Từ ý nghĩa trên, tức là giữa người với người, xã hội với xã hội, không nên thù hận, hiềm khích, gây chia rẽ lẫn nhau; mà nên tháo gỡ mọi gút mắc trong hòa hợp, hết lòng giúp đỡ lẫn nhau, cùng cam cộng khổ.

6. Quy luật mạng tự ngã lập: Từ quy luật của nhân duyên, chúng ta có thể nhìn thấy quy luật mạng tự ngã lập, tức vận mạng của mình là do tự mình nắm bắt lấy. Sự vật đã do nhân duyên hòa hợp mà sanh ra, như thế, thay đổi nhân duyên, kết quả sẽ thay đổi tương ứng. Người tu Phật cũng vì muốn thay đổi nhân duyên, gây nhân tốt, tạo duyên lành thì sẽ làm biến đổi nhân duyên, thay đổi vận mệnh. Đức Phật phản đối bói toán, bởi lẽ , nhân duyêntùy thời biến chuyển, như thế, làm sao có thể nói vận mạng đến từ một kết quả cố định?

3. TÔN GIÁO QUAN

Thông thường, tôn giáo đều có một đấng chủ tể, nhưng Phật giáo thì không. Theo Phật giáo, Đức Phật không phải là đấng chủ tể, không là người vạn năng, cũng không là người cứu thế, Ngài không có quyền trực tiếp ban phước hay giáng họa. Nếu như thắp hương là để cầu Phật độ trì thăng quan tiến chức, phát tài phát lộc hoặc phát cái gì đó, như thế thì không thể nào thực hiện được. Thắp hương, dâng hoa chỉ là bày tỏ tấm lòng thành kính của chúng ta đối với Đức Phật, đồng thời học tập nơi tấm gương đạo hạnh của Ngài. Nếu như Đức Phật vạn năng có quyền định đoạt mọi thứ, với tấm lòng từ bi của Ngài thì những đệ tử của Ngài đã siêu thăng từ lâu rồi, hà tất phải để đệ tử khắc khổ tu hành như vậy. Vì thế, Đức Phật không thể làm cho chúng ta siêu thăng hay đọa lạc. Theo Phật giáo, vận mạng chủ tể là do chính mình, do hành vi tự tạo của mỗi người. Mình tạo nhân gì thì gặt quả đó. Chúng ta tự mình mới là chủ nhân của chính mình. Và dĩ nhiên, vận mạng của mình thì tự mình xây dựng lấy. Mình chính là chỗ nương tựa đáng tin cậy nhất. Đức Phật có thể cứu là tự cứu chính mình. Có câu chuyện kể rằng, Quan Âm Bồ Tát lần tràng hạt lâm râm niệm danh hiệu gì đó. Có người hỏi: Bồ Tát niệm ai vậy? Đức Quan Âm Bồ Tát trả lời: Niệm Quan Âm Bồ Tát. Vì sao? Vì cứu người chúng ta phải nên tự cứu mình trước. Đây chính là dạy người ai ăn nấy no, ai tu nấy chứng, như người uống nước tự mình biết nóng lạnh. Như vậy, tin Phật để làm gì? Ngài dạy: Ta chỉ là vị thầy dẫn đường, chỉ ra phương hướng cho người lạc lối, là vị lương y xem bệnh để cho thuốc. Thế nhưng, bạn không mở to đôi mắt, không cử động đôi chân hoặc cử động đôi chân mà không chịu đi tiếp, cho nên bạn không thể ra khỏi đường mê, không đạt được mục tiêu mà bạn mong muốn. Bạn không chịu uống thuốc thì làm sao sức khỏe của bạn được phục hồi? Ngài từng ví dụ rằng, như một thanh củi trôi trên giòng sông, làm thế nào để trôi ra biển cả một cách thuận lợi? Như thế phải là, không dạt vào ven bờ, không chìm sâu xuống đáy nước, không bị người đời nhặt lấy, được như vậy thanh củi kia mới có thể trôi ra biển cả một cách thông suốt. Tác dụng của Phật pháp dạy bạn như thanh củi kia, làm thế nào để không dạt vào bờ, không chìm sâu đáy nước, không bị người đời nhặt lấy, để cuối cùng nhập vào đại hải mênh mông.

4. TÍN NGƯỠNG QUAN

Tôn giáo thường xem trọng tín ngưỡng tuyệt đối, nhưng với Phật giáo thì không. Phật giáo phản đối tín ngưỡng mù quáng, sùng bái mù quáng; nhấn mạnh chánh tín, lý tín, không phản đối hoài nghi. Thiền tông cho rằng, “Đại nghi đại ngộ, tiểu nghi tiểu ngộ.”(Nghi nhiều ngộ nhiều, nghi ít ngộ ít.) Đức Phật muốn các đệ tử của Ngài nên nghi vấn Ngài, kiểm nghiệm Ngài. Ngài dạy: “Các người khi nghi vấn Ta, kiểm nghiệm Ta, thấy đúng rồi học theo Ta, chỉ có như vậy người mới hiểu Ta là người giác ngộ hay chưa giác ngộ. Nếu các người phát hiện Ta chính là người giác ngộ thì lúc đó hãy tín ngưỡng Ta.” Đức Phật lại dạy tiếp: “ Các người nên dùng tai mắt của mình để nghi vấn Ta, xem Ta làm được những gì, nghe ta nói những gì, dựa vào đó, người có thể kiểm nghiệm tinh thần của Ta là thuần khiết hay không. Khi các người phát hiện Ta thuần khiết, như vậy, các người hãy tiếp nhận Ta.” Ngài còn ẩn dụ: “Người thông minh thử vàng thì dùng lửa để đốt, dùng dao để chặt. Các ngươi nên kiểm nghiệm lời Ta nói, không nên vì tôn kính Ta mà tiếp nhận một cách mù quáng.” Trường hợp cho phép nghi vấn giáo chủ, kiểm nghiệm phong cách giáo chủ của Phật giáo, có thể nói là rất bao dungvô cùng dân chủ. Trong Phật giáo, giáo chủ được xếp thứ hai, xếp thứ nhất chính là giáo nghĩa, cho nên Đức Phật lúc lâm chung Ngài dạy chúng đệ tử rằng: “Y pháp bất y nhân, y nghĩa bất y ngữ, y liễu nghĩa bất y bất liễu nghĩa.” (Theo chánh pháp không theo người, theo nghĩa lý không theo ngôn ngữ, theo sự hiểu biết chín chắn không theo sự hiểu biết sai lệch.)

5. THẾ GIỚI QUAN

Phật giáo cho rằng, vũ trụ, với thời gianvô thủy vô chung, với không gianvô cùng vô tận. Hàm nghĩa vô cùng vô tận này bao gồm, rộng đến vô lượng vô biên, nhỏ đến vô vi vô tế. Phật giáo quan niệm, quả địa cầu là một chấm nhỏ của vũ trụ, mà vũ trụ được định nghĩa là Tam Thiên Đại Thiên thế giới. Tuy Đức Phật đã từng phân tích vũ trụ như vậy, nhưng Ngài phản đối mọi người lãng phí nhiều thời gian vô ích để thảo luận nó. Đức Phật nhận định, hiểu được vấn đề này không phải là nhiệm vụ cấp bách của người tu hành, mà nhiệm vụ cấp thiết nhất là tu trì để giải thoát. Ngài ví dụ: Một người bị trúng tên độc, việc đầu tiên là không phải đi hỏi mũi tên đến từ đâu, ai bắn, mà trước tiên nên nhổ mũi tên ra, trị vết thương, trừ độc; nếu trước tiên truy tìm nguồn gốc của mũi tên, như thế, nguồn gốc chưa tìm ra thì ta đã chết. Phật giáo đem vũ trụ, tức Tam Thiên Đại Thiên thế giới phân ra thành hai, một mặt là thế giới phàm phu, nửa quả địa cầu của chúng ta; mặt kia là thế giới của các bậc hiền thánh, như cõi Tây phương Cực lạc. Đương nhiên, thế giới phàm phu sẽ có thể sinh ra thánh giả, và thánh giả của thế giới Tây phương không phải tất cả đều đến từ thế giới phàm phu.

6. ĐẠO ĐỨC QUAN

Phật giáo cho rằng, xét về mặt hiệu quả, con người khởi tâm động niệm, lời nói việc làm có thể dẫn đến kết quả tốt, tức là thiện hoặc ngược lại là ác. Theo Phật giáo, giới hạn của thiện ác được phân làm 4 loại: đối với mình với người đều có lợi là đại thiện, với mình bất lợi nhưng với người có lợi là thiện, với mình với người đều bất lợi là ác, với mình có lợi với người bất lợi là ác. Ở đây, nội dung tối cơ bản trên phương diện thực tiễn đạo Đứcngũ giới. Ngũ giới tức là:

a. Không sát sanh: Phật giáo cho rằng, hết thảy chúng sanh đều có Phật tánh, đều có thể thành Phật, đều có quyền tồn tại, không được xâm hại. Điều cốt yếu của việc không sát sanhnuôi dưỡng tâm từ bi độ lượng, phản đối lấy mạnh hiếp yếu.

b. Không trộm cắp: Tức vật gì không cho thì không đươc phép lấy.

c. Không tà dâm: Là không quan hệ ngoài hôn nhân, bao gồm cả với động vật, ý dâm v.v…

d. Không vọng ngữ: Tức không nói dối, không nói điêu ngoa v.v…Trong kinh Phật dạy: “Nói dối như ngọn lửa ngược gió, người bị thiêu cháy chính là mình, như người ngửa mặt lên trời nhổ nước bọt, người dính bẩn chính là ta.”

e. Không uống rượu: Rượu, trong Phật giáo đồng nghĩa với ma túy. “Đại trí độ luận” kể rằng: Có một người đàn ông vì mê uống rượu, bắt con ngỗng nhà cô hàng xóm giết thịt làm mồi nhậu. Khi nữ chủ nhân hàng xóm đến tìm ngỗng, ông ta nói dối là không nhìn thấy. Và trong lúc chếch choáng hơi men, ông ta liền giở trò sàm sỡ với cô gái. Thế mới biết rằng, từ chỗ uống rượu mà dẫn đến giết hại, trộm cắp, dâm loạn, nói dối. Phật giáo nhận định, uống rượu là hại thân thể, hại tinh thần và hại cả đời sau. Đương nhiên, với ngũ giới cũng có lúc phá lệ. Ví dụ như: vì chữa bệnh mà ta phải uống rượu, đó là phương tiện pháp môn, tùy cơ ứng biến.

Tôn chỉ đạo đức Phật giáotự lợi, lợi tha, “Không vì cầu an lạc cho tự mình, mà luôn nguyện cho chúng sanh thoát ly khổ não”. Thực ra, trên một bình diện nào đó, lợi tha cũng chính là lợi mình vậy. Đạo đức Phật giáo còn biểu hiện trong pháp môn Tứ Nhiếp Pháp của Phật giáo, bao gồm:

(1) Bố thí: Bố thí vật chất, bố thí tinh thần. Bố thí là để diệt trừ lòng tham, đồng thời khiến con người trở nên rộng lượng.

(2) Ái ngữ: Nhiệt tâm đối đãi người, thành khẩn đối đãi người, lấy tâm từ bi đối đãi người, lời nói như gió xuân làm cho người nghe hoan hỷ.

(3) Lợi hành: Tôn kính kỷ cương, giữ gìn phép tắc, phục vụ chúng sanh.

(4) Đồng sự: Cùng với chúng sanh đồng cam cộng khổ, cùng nhau vui hưởng, chia sẻ thành công.

Với người xuất gia còn có Lục hòa: thân hòa đồng trú, khẩu hòa vô tránh, ý hòa đồng duyệt, giới hòa đồng tu, lợi hòa đồng quân và kiến hòa đồng giải. Trong kinh viết: một lần có hai vị tăng mắng nhau, Đức Phật nhìn thấy sự việc như vậy không nói một lời bỏ đi, ba ngày ba đêm không thọ trai. Hiểu được vấn đề, từ đó hai vị tăng không còn mắng nhau nữa.

7. NHÂN SINH QUAN

Nhân sinh quan Phật giáo cho rằng:

a. Mỗi chúng sanh đều có Phật tánh, đều có thể thành Phật, không có sai biệt. Lục tổ Huệ Năng đi cầu đạo Ngũ tổ Hoằng Nhẫn. Ngũ tổ hỏi: “Ông muốn gì?” Huệ Năng trả lời: “Muốn làm Phật.” Ngũ tổ hỏi lại: “Ông là người phương Nam quê mùa có thể thành Phật được sao?” Huệ Năng đáp: “Người có Nam có Bắc, lẽ nào Phật tánh cũng có Bắc Nam?”

b. Bản tánh con người là thiện, chỉ vì ô nhiễm cuộc sống xã hội mới dẫn đến biến thái, điều này tương đồng với quan điểm của Nho gia.

c. Con người là do đất, nước, gió, lửa, không và ý thức cấu thành, một khi những nguyên tố này tan rã thì thân thể con người không còn tồn tại nữa, nhưng nghiệp lực con người thì không bao giờ mất đi. Nghiệp lực đó sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống đời sau của mỗi chúng ta.

d. Phật giáo cho rằng, sinh tử con người chỉ là một vỡ kịch ngắn trong dòng chảy trường kỳ của sinh mệnh, Phật giáo gọi đó là phân đọan sinh tử. Không phải khi ta chết thì tất cả đều kết thúc.

Quy luật nhân duyên đã nói, con người không thể tự mình nắm lấy tất cả, sự vô thường, thống khổ luôn vây bọc con người. Chúng ta luôn bị chi phối bởi vật chất, con người, nhân tâm, dục vọngmâu thuẫn phát sinh. Phật giáo nêu ra 8 loại khổ: Sanh khổ, lão khổ, bệnh khổ, tử khổ, cầu bất đắc khổ, ái biệt ly khổ, oán tắng hội khổ, ngũ ấm xí thạnh khổ. Khổ luôn tồn tại trong đời sống thường nhật của chúng ta. Đức Phật muốn chúng ta nhìn thẳng vào nó, đối diện nó chứ không trốn chạy nó. Mục đích nói về khổ của Đức Phật là vì muốn cho chúng ta nhận ra chân tướng của khổ, sau đó từng bước tìm cách để diệt trừ nó. Vì thế, hiểu được khổ, nhìn thấy được khổ chỉ là một quá trình mà việc truy tìm nguyên nhân của khổ, phương pháp để giải quyết khổ mới là vấn đề trọng yếu. Phật dạy: Khổ đến từ sự vô tri của con người. Vô tri ở đây là chỉ tham, sân, si, nghi, kiêu ngạovô số tâm thái bệnh hoạn khác. Đức Phật đã từng cho rằng, mỗi chúng sanh đều có Phật tánh. Thế nhưng, trong thời đại hiện nay, Phật tánh con người đã bị tâm thái vô tri khuất lấp, như tấm gương sáng bị bụi trần phủ che, khó có thể lau chùi. Tu hành cốt là để lau sạch đi lớp bụi trần cố hữu đang bám víu trên tấm gương đó.

Thần Tú dạy:

“Thân vi bồ đề thọ
Tâm như minh cảnh đài
Thời thời cần phất thức
Hốt sứ nhạ trần ai.”

(Thân là cội bồ đề
Tâm như đài gương sáng
Luôn luôn phải lau chùi
Chớ để dính bụi bặm.)

Diệt trừ tham sân si, trả lại sự quang rạng cho tấm gương, trả lại sự êm đềm phẳng lặng cho biển cả, làm cho Phật tánh hiển hiện, lúc đó chúng ta mới có thể đạt đến tự do, giải thoátan bình nội tại.

8. TU HÀNH QUAN

Phật giáo cho rằng, muốn chứng ngộ thì phải có phương pháp tu hành đúng đắn. Mục đích tu hành là để cải hóa thân tâm, giải thoát mọi khổ đau trần thế. Đức phật xuất hiệnthế gian, thành Phậtthế gian, tịch diệtthế gian, đó là một minh chứng hùng hồn. Vũ đài lớn của thế gian chính là đạo tràng tu tập, nơi thực hành lời dạy của Đức Phật để chúng ta đạt đến mục đích tối hậugiải thoát. Tu hành, trước tiên là làm một người tốt, làm một người hiền. Thái Hư Đại sư viết: “Ngưỡng chỉ duy Phật Đà, hoàn thành tại nhân cách, nhân thành tức Phật thành, thị danh chân hiện thực.”(Kính ngưỡng chỉ duy Đức Phật, người đã hoàn thành nhân cách, nhân thành tức Phật thành, đó chính là chơn hiện thực). Lục tổ Huệ Năng dạy: “Phật pháp tại thế gian, bất ly thế gian giác.”(Phật phápthế gian, không thể lìa thế giangiác ngộ). Pháp môn tu hành của Phật giáo thì vô lượng vô biên, nhưng trọng yếu nhất vẫn là thực hành Lục ĐộBát Chánh Đạo.

Thế nào là Lục độ?

(1) Bố thí: Bố thí tinh thần, vật chất cho đến cả thân tâm của mình. Trong xã hội có rất nhiều nhân vật anh hùng vì cứu người mà hy sinh bản thân mình, đó chính là đại bố thí.

(2) Trì giới: Giữ gìn giới luật, không phạm kỷ cương.

(3) Nhẫn nhục: Sao gọi là nhẫn nhục? Đó là biết nhường nhịn, dằn lòng xuống để sống tốt với nhau. Có mấy cách đối trị như sau:

A. Khi cảnh nhục đến, không còn cách nào trốn chạy, hãy cố gắng nhẫn.

B. Không tính toán so đo, nhường một bước, nhịn ba phần, niệm Phật, tưởng nhớ đến đức tánh từ bi của Đức Phật hoặc di chuyển tâm về một nơi khác.

C. Xét từ góc độ nhân quả, vì sao cảnh nhục luôn đến với mình, ắt hẳn phải có nhân từ trước, điều đó có nghĩa là nên tự trách mình trước.

D. Tự mình dùng trí tuệ để quán chiếu, nhân sinh vốn vô thường, vô ngã, ta chỉ là giả danh, giả hợp, đánh một cái, chửi một câu, không tổn hại đến ta điều gì; tâm thiện của ta, Phật tánh của ta vẫn mãi thường hằng, đôi khi lại được mở tầm nhìn rộng hơn về cuộc sống.

E. Khi đối diện với cảnh nhục, chúng ta không nên phiền não, không phẫn nộ. Ngược lại, lấy tâm từ bi, tâm đồng loại để tha thứ cho sự vô tri của họ, đặt mình vào hoàn cảnh người khác để nghĩ cho họ, giúp đỡ họ, dẫn dắt họ. Phật giáo rất xem trọng chữ nhẫn, bởi vì một đốm lửa nhỏ của việc không nhẫn nhịn có thể thiêu huỷ cả một rừng công đức, những việc nhỏ không nhẫn được có thể làm hỏng cả việc lớn.

(4) Tinh tấn: Tức là phải tinh chuyên nỗ lực trong việc tu hành. Người xuất gia lúc hô canh ngồi thiền thường niệm mấy câu như sau: “Thời gian trôi nhanh, mạng sống giảm dần, như cá thiếu nước, đâu có vui gì? Đại chúng nên nỗ lực tinh tấn, như cứu lửa cháy trên đầu, chỉ niệm vô thường, cẩn thận chớ buông lung.” Phật giáo xem trọng tinh tấn, tích cực, tiến thủ, đồng thời cũng rất chú trọng việc lao động tạo ra của cải vật chất. Trong kinh viết rằng: Đức Phật có một vị đệ tử tên gọi là A Na Luật, một lần nọ khi nghe Đức Phật thuyết giảng, vị ấy ngủ gật. Đức Phật nói vị ấy: “Một giấc ngủ một ngàn năm không nghe danh hiệu Phật.” Vị ấy nghe xong rất hổ thẹn, từ đó tinh chuyên tu hành, không ngủ, không nghỉ, cho đến cả hai con mắt đều bị sưng húp. Đức Phật sau khi biết điều đó liền đến bên A Na Luật hỏi rằng:

Đức Phật: Một cây đàn, dây quá chùng sẽ như thế nào?

A Na Luật: Bạch, đàn không ra tiếng.

Đức Phật: Dây quá căng sẽ như thế nào?

A Na Luật: Bạch, đàn sẽ đứt dây.

Đức Phật: Vì thế, phàm làm việc gì phải nên đi theo trung đạo, không nên nghiêng về một phía.

(5) Thiền định: Có một số người cho rằng, ngồi thiền là làm việc vô bổ. Vì lẽ đó, Thiền tông có một điển cố rằng: Thiền sư Đạo Nhất đến Nam Nhạc tỉnh Hồ Nam suốt ngày đêm đều tọa thiền. Thiền sư Hoài Nhượng biết được liền cầm một viên gạch đến chỗ Đạo Nhất ngồi thiền, cứ thế mài trên phiến đá. Thiền Sư Đạo Nhất rất lấy làm lạ liền hỏi ông ta: “Mài gạch để làm gì?” Hoài Nhượng trả lời: “Mài gạch để làm gương.” Đạo Nhất ngạc nhiên hỏi: “Gạch có thể làm gương được sao?” Hoài Nhượng đáp trả: “Nếu mài gạch không thể thành gương, vậy ông ngồi thiền suốt ngày đêm như thế có thể thành Phật được sao?” Thực ra, ngồi thiền không nên câu nệ hình thức. Lục tổ Huệ Năng cho rằng, đi đứng nằm ngồi không gì là không thiền, chỉ cần giữ được tâm thái thiền, lấy tâm bình thường đối đãi sự vật, như thế, không gì là không thiền. Thiền là gì? Từ góc độ phổ thông mà nói, thiền là tâm an lý đắc, bình tâm tịnh khí, an tường hòa bình. Lúc Đại sư Đạt Ma, Sơ tổ Thiền Tông, ở Thiếu Lâm tự, Nhị tổ Huệ Khả đến cầu pháp. Đạt Ma hỏi: “Người đến làm gì?” Huệ Khả nói: “Tâm tôi bất an, xin Đại sư an tâm cho tôi.” Đạt Ma chỉ thẳng vào Huệ Khả tiếp: “Đem tâm ra đây, ta sẽ an cho.” Huệ Khả muốn đem tâm của mình ra, nhưng tâm ở đâu? Tâm không thể đem ra được. Đạt Ma nói: Ta đã an tâm cho ngươi rồi đó. Có thể thấy, an tâm, tâm an, tức là cảnh giới của thiền. Từ góc độ đặc thù đó, thiền là bất lập văn tự, không thể tự mình lãnh hội, cảm thọ, như người uống nước, nóng lạnh tự biết. Có một lần Đức Phật đang thuyết giảng đến giữa chừng thì đột nhiên dừng lại, tay cầm đóa hoa, mặt hướng về đại chúng không nói một lời. Đại chúng đang ngơ ngác thì lúc đó, Tôn giả Đại Ca Diếp bỗng nhiên mỉm miệng cười. Đức Phật liền tuyên bố với đại chúng: “Tâm pháp vi diệu của Ta, đã truyền cho Tôn giả Đại Ca Diếp.”

(6) Trí tuệ: Tức đối với nhận thức về chân lý tánh của chân tướng vũ trụ. Phật giáo cho rằng: do giới sanh định, do định có thể sanh trí tuệ. Trong cuộc sống xã hội có rất nhiều bậc thông minh xuất chúng, nhưng trong số đó vẫn còn có những người bị vướng mắc bởi hình tướng thế gian. Tô Đông Pha từng có thơ rằng:

Khể thủ thiên trung thiên
Hào quang chiếu đại thiên
Bát phong xuy bất động
Đoan toạ tử kim liên.”

(Cúi đầu đảnh lễ giữa trời đất, hào quang chiếu toả khắp đại thiên thế giới. Tám ngọn gió độc(*) thổi không lay chuyển, ngồi tự tại trên đóa sen vàng).

Hoà thượng Phật Ấn sau khi xem xong liền phê hai chữ “Đánh rắm.” Tô Đông Pha biết được, nổi trận lôi đình, đêm đó vượt sông tìm Phật Ấn hỏi tội. Phật Ấn cười vang nói: Ông chẳng phải là người “Bát phong xuy bất động” sao? Sao mới bị một cú đánh rắm đã bay sang sông rồi? Tô Đông Pha nghe vậy, tự mình hổ thẹn lầm lũi bỏ đi. Câu chuyện này cho thấy, chỉ có trí tuệ thì chưa đủ, phải cần chứng nghiệm.

Thế nào là Bát Chánh đạo:

(1) Chánh kiến: Biết rõ đời người là khổ, nguyên nhân sinh ra khổ, phương pháp để diệt khổ, đây chính là chánh kiến.

(2) Chánh tư duy: Có ý giúp đỡ người, không xâm hại kẻ khác, không chủ nghĩa chủ quan, tôn trọng khách quan, đây là chánh tư duy.

(3) Chánh ngữ: Không nói dối, không nói hại người, không nói lời xấu, không nói lời dơ bẩn, gọi là chánh ngữ.

(4) Chánh nghiệp: Tức nghề nghiệp chính đáng. Trong Phật giáo, buôn bán ma túy, buôn bán phụ nữ và những nghề tương tự như thế đều là nghề bất chính, thậm chí, nghề bói toán cũng được liệt vào hạng nghề bất chính.

(5) Chánh mạng: Cuộc sống thanh khiết, đoạn tuyệt cuộc sống hủ bại, tà ác.

(6) Chánh tinh tấn: Tích cực nỗ lực, phát huy các thiện niệm, làm các việc thiện, đoạn các việc ác.

(7) Chánh niệm: Quan sát cẩn trọng, quán thân bất tịnh, quán thọ là khổ, quán tâm vô thường, quán pháp vô ngã.

a. Quán thân bất tịnh: Quan sát thân thể của ta, máu thịt, da, mồ hôi, xương, ngũ tạng, lông tóc v.v… đều được cấu thành bởi những tạp chất. Cho nên Đức Phật dạy: thân thể chỉ là cái bị thịt, là cái thùng rác, không được tham luyến, không đắm chìm vào dục lạc, tất cả đều nên lấy tâm để quán chiếu.

b. Quán thọ là khổ: Phật giáo cho rằng, có cảm thọ tức có khổ, lạnh là khổ, nóng cũng khổ, đau thương là một loại khổ, vui sướng cũng là một loại khổ, bởi rằng, vui sướng chỉ tạm thời, những gì đến trong khoảnh khắc đều là khổ. Đức Phật dạy: Vui sướng là nhân của khổ, vì sao nói như vậy? Ví như người hút thuốc phiện, khi mới hút vào thì cảm thấy sảng khoái, nhưng khi nghiện rồi sẽ vật vã, quằn quại. Phu thê ân ái mặn nồng, nhưng cũng có lúc phải chia ly, khác chăng chỉ là thời gian ngắn hoặc dài. Và khi vô thường đến, sanh tử biệt ly là điều khó tránh khỏi. Vì thế, có cảm thọ tức có khổ não. Có câu chuyện “Ca nữ khất ngưu” (Cô ca sĩ xin trâu) kể rằng: trước đây có một cô ca sĩ muốn xin phú ông một con trâu, phú ông không muốn cho không, cố ý gây khó dễ nói: “Nếu cô hát được cả ngày lẫn đêm không ngừng nghỉ, suốt một năm như vậy, tôi sẽ cho cô con trâu.” Cô ca sĩ trả lời: “Điều này không khó, chỉ sợ ông có nghe được hay không mà thôi.” Phú ông nói: “Nghe được.” Nói xong, cô gái liền cất giọng hát vang, hát liên tục như thế ba ngày ba đêm, phú ông cũng nghe được ba ngày ba đêm. Nghe đến ngày thứ tư, phú ông cảm thấy mệt mỏi rã rời, không thể nào nghe tiếp được nữa, lập tức dắt trâu trao cho cô gái, nói cô ta làm ơn đừng hát nữa.

c. Quán tâm vô thường: Kinh Phật ví dụ, tâm người như loài khỉ, nhảy nhót tứ tung, không có khoảnh khắc nào yên nghỉ, lại không thể nắm bắt, đây chính là nguyên nhân làm cho chúng ta lúc vui lúc buồn. Kinh Phật dạy: tâm loạn như voi cuồng, sẽ dẫm chết người, nên dùng móc sắt để móc mũi nó lại. Làm sao giữ được nó? Điều đó chỉ dựa vào công phu tu hành của chúng ta.

d. Quán pháp vô ngã: Pháp ở đây là chỉ vạn vật của thế gian. Phật giáo cho rằng, vạn vật không có thực thể của nó. “Kim Cang Kinh” chép: “Nhất thiết hữu vi pháp, như mộng huyễn bào ảnh, như lộ diệc như điện, ứng tác như thị quán.” (Tất cả pháp hữu vi, như mộng huyễn, bọt bóng, như sương cũng như chớp, nên khởi quán như thế.) Và, “Chư pháp vô thân tướng, vô ngã tướng, vô chúng sanh tướng, vô thọ giả tướng.” (Các pháp không nhân tướng, không ngã tướng, không chúng sanh tướng, không thọ giả tướng.)

Trong kinh Phật có câu chuyện kể rằng: một ông vua nước nọ cho cô con gái một bông hoa, cô không lấy, chỉ muốn cái bong bóng nước. Khi mưa xuống, nhà vua để cho cô con gái đi nhặt. Vừa đụng đến bong bóng, bong bóng liền vỡ tan, cô gái chợt hiểu ra rằng, bóng nước là hư huyễn, hiện tượng thế gian không gì là không như thế.

(8) Chánh định: Sống trong cõi hồng trầntâm không tán loạn, tùy duyên bất biến, bất biến tùy duyên. Kinh dạy: “Nhất thiết chúng sanh, vi vật sở chuyển, nhược năng chuyển vật, tức đồng Như Lai.” (Tất cả chúng sanh là do sự lưu chuyển của sự vật, nếu tự mình có thể chuyển được sự vật, tức giống Như Lai.)

Lục độ, Bát Chánh Đạo như đã trình bày ở trên, quy kết lại chính là Tam Học Giới, Định, Tuệ.

9. GIÁO DỤC QUAN

Đức Phật là người dẫn đường, là bậc thầy tôn kính. Ngài dạy: giáo dục dẫn dắt mọi người từ chỗ tối tăm bước ra ánh sáng, phát huy trí tuệ mẫn tiệp của nhân loại. Ngài dạy tiếp: giáo dục là thắp sáng ngọn đuốc, để từ đó đôi mắt được sáng tỏ, trí tuệ được thăng hoa, tri thức được sinh khởi. Trong nhãn quan của Đức Phật, được giáo dụcnhân quyền. Ngài dạy: Ta muốn mở rộng giáo dục, mà học sinh của ta bao gồm tất cả các hạng người, có Tam giáo cửu lưu, có vương hầu khanh tước, cũng có kỷ nữ đạo tặc. Đức Phật cho rằng: giáo dục là để nâng cao trí tuệ con người, thăng hoa cảm tính nhân loại và khai thông kỹ năng của nhân thế.

Thế nhưng, Đức Phật không cho rằng khai thông kỹ năng là thiết yếu bậc nhất, mà là một dạng bổ sung cho cuộc sống mà thôi. Phật giáo quan niệm: giáo dục không phải là để tìm kiếm phương tiện nghề nghiệp và để có thực lực sau này cạnh tranh với người, mà mục đích là vì nâng cao phẩm chất đạo đức của con người được giáo dục. Đức Phật cho rằng: mọi người đều có thể được giáo dục thành công, bởi lẽ, người người đều có Phật tính, đều có tư chất thông minh. Ngay trong phương pháp giáo dục, Phật giáo khuyên rằng: Nên tùy căn cơ, tuổi tác, kết cấu tri thức, kinh nghiệm cuộc sống, thái độ… của học sinh mà dạy dỗ. Quan hệ giữa thầy giáo và học sinh là quan hệ cha con. Nghiêm cẩn lấy tự thân làm phép tắc, biết dung hòa giữa lý luậnthực tiễn; và đồng thời cũng cho rằng: giáo dục chỉ là phương tiện, mục đích chính là tự để cứu mình, xa hơncứu độ tất cả chúng sanh. Ngài dạy: Pháp của Ta như chiếc thuyền đưa người sang sông, không phải để các người vác nó lên bờ. Ngón tay chỉ mặt trăng là vì để cho các người nhìn thấy mặt trăng, chứ không phải để nhìn ngón tay.

10. CHÍNH TRỊ QUAN

Dựa vào quy luật nhân duyên thì thế giới là sự liên hệ tương đối, người tu hành cũng không thể độc lập đứng ngoài vòng chính trị. Vì thế, Đức Phật cũng quan tâm đến hiện tượng chính trị, và Ngài có cả chủ trương về chính trị của Ngài. Ngài từng dạy: muốn lấy pháp lập pháp thì nên quan sát ở pháp, lấy pháp làm đầu, bảo trì chính pháp, lấy pháp dạy người, lấy pháp hộ dân, cho đến bảo vệ cả những loài động vật hoang dã, không ỷ quyển thế để đàn áp dân đen, luôn lấy pháp làm chuẩn mực cho việc điều hành.

Đối với người quản lý đất nước, Đức Phật khuyên: lưu ý tu dưỡng bản thân, lấy đạo đức để phục vụ nhân dân, thanh liêm, nhân hậu, biết tôn trọng tự do tín ngưỡng, nhân cách hướng thiện, công chánh liêm minh, thu phục lòng người. Ngài dạy tiếp: tuy mất ngôi vị, nhưng không mất chánh pháp. Lấy đức trị dân, lấy pháp trị quốc, đức pháp phải vẹn toàn. Trong kinh viết: Vua Bạt Kỳ Quốc hỏi Đức Phật về cách trị nước an dân, Đức Phật đã khai mở cho ông ta 8 phương kế:

1. Thường hay họp mặt để bàn bạc, chế định chính sách, giải quyết vấn đề, đồng nhất biện pháp.

2. Lấy đoàn kết làm đại cục, quân thần trên dưới hòa thuận, lấy lợi ích quốc gia làm trung tâm.

3. Bảo trì tính nghiêm túc của pháp luật.

4. Tôn trọng người già, yêu mến trẻ thơ, ưu tiên người tàn tật.

5. Bảo hộ phụ nữ, kiện toàn gia đình.

6. Tôn kính nơi thờ tự như Đình, Miếu, Nhà Thờ, Chùa tháp v.v… xem trọng tôn giáo.

7. Tôn trọng bậc tu hành, thánh nhân.

8. Bảo vệ môi trường.

Đức Phật phản đối chiến tranh, cho rằng, tự chiến thắng mình mới là chiến công oanh liệt nhất. Ngài dạy: Chiến tranh là con đường dẫn đến khổ nạn. Sẽ không có người chiến thắng, chỉ có kẻ chiến bại, vì rằng người chiến thắng sẽ sinh kiêu ngạo, kẻ chiến bại sẽ sinh đau buồn. Có một lần, người của hai bộ tộc nọ vì tranh giành nguồn nước của một dòng sông mà dẫn đến tàn sát lẫn nhau, Đức Phật đến và hỏi họ rằng: “Nước quý hay máu của các người quý?” Bị hỏi như thế, người của hai bộ tộc giật mình thức tỉnh, không nói được lời nào, cuối cùng tỉnh ngộ không còn muốn đánh nhau nữa.

Phật giáo tuy phản đối chiến tranh, nhưng đề cao việc trừng phạt với kẻ phạm tội, tùy theo tình tiết phạm tộitrừng phạt kịp thời.

11. KINH TẾ QUAN

Một lần nọ Đức Phật đang thuyết kinh thì có một người rất nghèo đến nghe pháp, tuy bụng đang đói cồn cào nhưng người ấy vẫn im lặng lắng nghe. Đức Phật biết được liền khuyên người đó nên đi ăn rồi sau hãy đến nghe pháp. Vì điều đó mà Đức Phật hỏi các vị đệ tử: “Với một người tại gia, nghèo đóitai nạn chăng? Nợ nần chồng chấttai nạn chăng? Hết tiền còn thêm mắc nợ, lại bị người khác làm nhục là tai nạn chăng?” Sau ba lần hỏi như vậy, Đức Phật tự trả lời: “Đúng vậy, nghèo đóitai nạn.” Cho nên, Kinh dạy: vật chất thiếu thốn, nghèo đói khắp nơi sẽ dẫn đến trộm cướp hoành hành, bạo lực hung ác, tà mạng tràn lan, tín ngưỡng đạo đức giảm sút. Đức Phật còn dạy: cuộc sống không vết bẩn, không nợ nần là một trong những biểu tượng của hạnh phúc.

Từ ý niệm đó có thể thấy rằng, Phật giáo không hề phản đối tiến bộ của văn minh vật chất. Đối với người giàu có, Phật giáo khuyên rằng: nên chia ra bốn phần để dùng, một phần dành cho việc ăn, mặc, ở và đi lại hàng ngày; một phần lưu giữ để lúc nào có việc cần dùng; một phần dùng cho việc làm ăn; một phần dùng làm việc công đứcsự nghiệp phúc lợi. Phật giáo phản đối việc tiêu xài hoang phí, cho rằng, tiêu xài hoang phí sẽ dẫn đến phân hóa đôi bên, người nghèo đố kỵ người giàu, hận người giàu; người giàu lại đề phòng người nghèo, làm cho xã hội bất an, tài nguyên chẳng mấy chốc cạn kiệt, không thể điều tiết được. Đối với người thất nghiệp, Phật giáo khuyên tranh thủ tìm cơ hội nghề nghiệp, không ăn không ngồi rồi để chờ cứu tế. Biện pháp để đạt được tài vật nên hợp lý, chính xác, không bạo lực. Đối với lao động trí óc là một dạng lao động rất quan trọng mà trong cuộc sống không thể nào thiếu nó, xã hội thịnh hay suy cũng tùy thuộc rất nhiều vào những đầu óc minh mẫn, sáng suốt. Có người đã từng chỉ trích Đức Phật vì sao chẳng làm gì cả, Đức Phật trả lời: “Công việc của Ta như người cày ruộng, gieo hạt. Tín ngưỡnghạt giống, khổ hạnh là nước mưa, khiêm tốn là cán cày, trí tuệ là đúc kết, trầm tư là sắc nhọn và mạnh mẽ, phát huy năng lượng là bốn chân trâu. Mục đích công việc của Ta là cứu chúng sanh, khiến cho tất cả đều hạnh phúc, an vui!”

12. NHÂN QUẢ QUAN

Trồng dưa được dưa, trồng đậu được đậu. Phật giáo xem trọng thuyết nhân quả. Cho rằng, trong mọi sự vật hiện tượng, luật nhân quả tồn tạiphổ biến nhất. Xét về mặt thời gian, xuyên suốt cả quá khứ, hiện tạivị lai; xét về mặt không gian, nó ảnh hưởng đến toàn vũ trụ. Phật và Bồ Tát cũng nằm trong sự chi phối của luật nhân quả. Phật giáo quan niệm: hành vi con người, bất luận tốt hay xấu sẽ sản sinh ra một loại lực lượng tiềm tại, Phật giáo gọi là “nghiệp lực,” loại “nghiệp lực” này lúc nào cũng ẩn tàng trong ý thức, tiềm ý thức của chúng ta, như những thông tin đã được lưu vào máy tính. Hành vi tốt sinh ra thiện nghiệp, hành vi xấu sinh ra ác nghiệp, nghiệp này kết thành một loại nội nhân và chỉ chờ ngoại duyên hội ngộ là bùng phát. Thế gian này vốn phức tạp, các dạng ngoại duyên của hình thức không cùng thời tồn tại, đến lúc nào đó nội nhân trong tiềm ý thức cùng với ngoại duyên tương ứng hiệp lực thì kết quả sẽ hiển bày, như kênh truyền hình của bạn nếu được điều chỉnh đến một tầng xuất tương ứng nào đó thì hình ảnh sẽ xuất hiện. Phật giáo cho rằng, nghiệp lực sẽ không bao giờ mất đi, trừ phi quả báo nào đó đã hình thành, như trong vật lý học, khúc gỗ tuy đã đốt cháy thành tro, nhưng kích cỡ năng lượng không hề thay đổi, có chăng chỉ thay đổi hình thức tồn tại. Nghiệp lực thiện ác của con người đã tạo cũng tương tự như thế. Có tạo nhân tất sẽ có kết quả, và nó diễn ra lúc nào chỉ là vấn đề thời gian, không gian. Đừng nghĩ là không bao giờ đến mà thời điểm chưa đến mà thôi. Nếu nhân và duyên hòa hợp thì báo ứng sẽ tự đến. Cũng có lúc, nhân đã có, nhưng ngoại duyên nhất thời chưa đến, cũng như tuy có điện mà chưa có bóng đèn thì đèn sẽ không sáng, như thế, quả báo nhất thời chưa xuất hiện. Nhưng thế gian này là do nhân duyên hợp thành, cùng nhau liên kết, tương tục, không thể mãi mãi không gặp ngoại duyên tương ứng. Kiếp này không gặp thì kiếp sau, cho đến đời đời kiếp kiếp có lúc sẽ gặp. Vì vậy, đối với nhân quả báo ứng không ai có thể tránh khỏi.

Có người nói, vì sao hai người cùng phạm tội như nhau, nhưng thường là một người bị phát hiện, người kia thì không, đó phải chăngnhân quả không bình đẳng? Hoàn toàn không như thế. Bởi lẽ, nghiệp lực vốn có của mỗi ngưòi không giống nhau, ngoại duyên không giống nhau. Nói cách khác, khởi điểm của mỗi người bất đồng, nỗ lực về sau của mỗi người bất đồng, nên kết quả cũng sẽ bất đồng. Tu hành trong Phật giáo, tức vì muốn chế ngự ác nghiệp vốn có, đồng thời chế ngự khả năng cùng với ngoại duyên của ác nghiệp tương ứng sản sinh, từ đó đẩy lùi và ngăn chặn sự xuất hiện của ác báo.

13. BÁO ÂN QUAN

Phật giáo xem trọng “Tri ân báo ân”. Trong “Bổn sanh tâm địa quán kinh” dạy: cuộc đời có bốn ân lớn, đó là ân Phụ mẫu, ân Chúng sanh, ân Quốc giaân Tam bảo. Bốn ân đó, tất cả chúng sanh tồn tại trên quả địa cầu này đều phải bình đẳng gánh vác.

a. Báo ân Phụ mẫu: Trong “Phụ mẫu ân trọng nan báo kinh” dạy: chúng ta dù có cõng cha mẹ trên lưng đi vòng quanh trái đất 49 vòng, cho đến cháy nát đôi chân, cũng không thể nào báo đáp hết công ơn cha mẹ. Cho nên Đức Phật khuyên bảo phận làm con phải có hiếu với cha mẹ, cung kính cha mẹ cũng chính là phụng thờ Đức Phật. Trong kinh kể rằng, có một vị Sa môn đi khắp nơi tìm Phật, một đêm nọ trong giấc mộng, Đức Phật nói với vị ấy rằng: người nào mang dép ngược gặp ngươi, người đó chính là Phật. Sau những tháng ngày tìm kiếm khắp nơi mà không gặp, vị Sa môn ấy mệt mỏi trở về nhà. Đang đêm thanh vắng nghe tiếng gõ cửa, người mẹ lật đật ra mở cửa, không để ý nên mang dép ngược, vị Sa môn bất chợt nhìn thấy đôi dép của mẹ như lời Phật dạy liền chợt tỉnh và thốt lên rằng: “Ôi, Phật đây rồi!”

b. Báo ân Quốc gia: Phật giáo không có biên giới, thế nhưng mỗi người Phật tử đều có tổ quốc của mình. Vì thế, Đức Phật muốn tất cả đệ tử của Ngài nên báo ân tổ quốc của mình. Chuyện kể rằng, vua Lưu Ly Ấn Độ muốn chinh phạt nước Ca-tỳ-la-vệ, quê hương của Đức Phật. Đức Phật biết tin đứng chờ bên vệ đường đợi vua Lưu Ly hành quân ngang qua và khuyên nhà vua thoái binh ngưng chiến. Vua Lưu Ly nghe lời rút quân đình chiến, đồng thời vua cũng xin quy y thọ giáo với Đức Phật.

c. Báo ân Chúng sanh: Ân chúng sanh là chỉ tất cả chúng sanh tồn tại trên quả địa cầu này, đã ban ân huệ cho cuộc sống chúng ta, chúng ta phải có trách nhiệm báo đáp. Theo quy luật nhân duyên Phật giáo, thế giới là một dòng chảy tương tục, liên hệ chặt chẽ với nhau, nương tựa vào nhau để tồn tại. Cuộc sống tinh thần, cho đến việc ăn, mặc, ở, đi lại của chúng ta không gì là không phụ thuộc vào sự cung ứng của nhân loại. Vì thế, nên báo đáp ân chúng sanh. Lìa bỏ quần chúng chẳng khác nào giọt nước lìa khỏi dòng sông biển cả, nó sẽ bốc hơi và biến mất.

d. Báo ân Tam bảo: Tam bảo là chỉ ba ngôi báu Phật, Pháp, Tăng của Phật giáo, là ngọn đèn chỉ lối, dẫn dắt chúng ta từ chỗ tăm tối bước ra ánh sáng, từ khổ đau đạt đến hạnh phúc an vui, giải thoát.

Lời kết

Ngày nay, trong một thế giới văn minh vật chất, với rất nhiều sự cám dỗ từ bên ngoài và sự tha hóa của một số phần tử ở bên trong. Chúng ta, những người con Phật, cần phải minh định một hướng đi đúng đắn cho riêng mình, dù rằng phải đối mặt với những cam go ở phía trước. Nhưng, cuộc đời này không có cái gì là không làm được. Khi chúng ta đã quyết tâm tu thân hành thiện, xả trừ tất cả những tham lam ích kỷ, buông bỏ những đố kỵ tị hiềm, phát khởi tâm từ bi độ lượng thì chắc chắn ánh sáng của sự giải thoát sẽ hiện ra từ phía cuối chân trời .

Và cách duy nhất để thấu triệtthực hiện điều đó là không ngoài việc nghiên cứu, học hỏi và nhận chân một cách rốt ráo về giáo lý của Đức Phật, như những giá trị vốn có của nó, nhằm tránh xa những quan điểm lệch lạc trong đường hướng tu hành của chính mình. Làm được như vậy, mới mong không uổng phí một đời cho việc tu hànhphụng sự chúng sanh của tất cả chúng ta.

Thiện Long - Hàn Long Ẩn dịch
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 4035)
Giải thoát nghĩa là cởi mở những dây ràng buộc mình vào một hoàn cảnh đau khổ nghịch ý.
(Xem: 3572)
Trong hệ thống kinh tạng Đại thừa, Pháp Hoa là một trong những bộ kinh quan trọng và phổ biến nhất.
(Xem: 4928)
Niết-bàn (Nirvana, Nibbana) là khái niệm của Phật giáo, một tôn giáo không công nhận và không thừa nhậnThượng Đế, có thần, có linh hồn trường cửu.
(Xem: 6516)
Bài này sẽ khảo sát một số khái niệm về các hiện tướng của tâm, dựa theo lời dạy của Đức Phật và chư Tổ sư
(Xem: 3893)
Tôi ngồi đây lắng nghe quý thầy cô tụng bài kinh Bát Nhã thật hay. Ví như ngài Huyền Trang ngày xưa tuyển dịch nhiều bài Tâm kinh như thế này để ...
(Xem: 3997)
Như Lai ngài đã du hành Đạo lộ tối thắng vượt trên các ca tụng Nhưng với tâm tôn kínhhoan hỷ Tôi sẽ ca tụng Đấng vượt trên ca tụng.
(Xem: 5226)
Quy nghĩa là “quay về, trở về” hay “hồi chuyển (tâm ý)”. Y là “nương tựa”. Quy Y cũng có nghĩa là “Kính vâng” hay “Phục tùng”. Tam là chỉ ba ngôi Phật, Pháp, Tăng.
(Xem: 3686)
Đức Phật Thích Ca Mâu Ni vốn là Thái tử “dưới một người, trên vạn người”, thế nhưng Ngài đã lìa xa tất cả
(Xem: 4406)
Từ xưa đến nay, hàng xuất gia (Sa-môn, Bà-la-môn) tu hành không trực tiếp lao động sản xuất để tạo ra của cải vật chất nên đời sống phụ thuộc vào sự bố thí, cung cấp, cúng dường của hàng tín đồ tại gia.
(Xem: 3449)
Sống chếtvấn đề lớn nhất của đời người. Trong đạo Phật, chữ sanh tử (sống chết) là một từ được nhắc đến thuộc loại nhiều nhất
(Xem: 3829)
Kinh Kim Cang Bát Nhã được ngài Cưu Ma La Thập (344-413) dịch từ tiếng Phạn sang Hán văn, và được thái tử Chiêu Minh (499-529) chia bố cục ra 32 chương.
(Xem: 4290)
Đức Phật xuất hiện trên thế gian như mặt trời phá tan màn đêm u tối. Giáo pháp của Ngài đã mang lại những giá trị phổ quát cho...
(Xem: 5290)
Khái niệm Niết-Bàn không phải là sản phẩm bắt nguồn từ Phật Giáo, mà nó đã xuất hiện từ thời cổ đại Ấn Độ khoảng hơn 4,000 năm trước Tây Lịch.
(Xem: 3746)
Quán Thế Âm tiếng Sanskrit là Avalokitésvara. Thuật ngữ Avalokitésvara vốn bắt nguồn từ hai chữ Avalokita và isvara
(Xem: 3828)
Trong khi thế giới đang có nhiều biến động phức tạp, chiến tranh, khủng bố, thù hận diễn ra khắp nơi, mâu thuẩn chính trị, kinh tế, và văn hóa luôn là vấn đề nan giải.
(Xem: 3776)
Trong cõi đời, chúng ta phải chịu đựng những sự đau đớn, khổ não nơi thân và tâm, nhưng tâm bệnh có thể được chữa khỏi bằng Phật pháp.
(Xem: 4694)
Thiên Trúc (天竺) là tên mà người Trung Quốc thường gọi cho Ấn Độ cổ đại. Nó cũng được dịch “Trung tâm của cõi trời”, (nghĩa là trung tâm tinh thần);
(Xem: 4423)
Thông thường hai chữ tu hành đi đôi với nhau; sử dụng quá quen nên hiểu một cách chung chung, đã giảm tầm mức quan trọng mà tự thân nó mang một ý nghĩa sâu sắc.
(Xem: 4152)
Đã hơn 2500 năm kể từ khi Đức Phật Thích Ca đã nhập Niết Bàn. Hiện tại chúng ta sống trong thời đại gọi là “Mạt Pháp”, trong đó ta không thể nào thấy Đức Phật thực sự được nữa.
(Xem: 3735)
Pháp thân của chư Phật, là muốn nhấn mạnh đến loại pháp thân không còn ẩn tàng trong thân ngũ uẩn như pháp thân của chúng sinh.
(Xem: 4490)
Giáo lý Tam thân (trikāya), như đã được tất cả các tông phái Phật giáo Đại thừaTrung QuốcNhật Bản chấp nhận hiện nay
(Xem: 4081)
Ngày xưa chúng đệ tử của Đức Phật có nhiều hạng người khác nhau. Tùy theo căn cơ của mỗi người, Đức Phật áp dụng phương pháp giáo hóa khác nhau.
(Xem: 5964)
Ngày nay, chúng ta thấy hầu hết các ảnh, tượng của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đều được tạo hình có tóc, điều này khiến
(Xem: 4501)
“Chiếc đồng hồ của tôi không đánh số 1 đến 12 mà chỉ có ‘now’, ‘now’, ‘now’ để nhắc nhở rằng ta đang sống”,
(Xem: 4855)
Trong tác phẩm Jataka, truyện số 238 đã đề cập về chuyện một chữ (ekapadaṃ) nhưng có nhiều nghĩa (anekatthapadassitaṃ).
(Xem: 4082)
Về tiểu sửcông nghiệp của Huyền Trang (602-664) chúng ta đã có phần viết riêng trong phần phụ lục của sách Kinh Phật
(Xem: 4732)
Đã sanh làm kiếp con người, có ai mà không khổ? Cái khổ nó theo mình từ nhỏ đến khi khôn lớn, và sẽ khổ hoài cho tới...
(Xem: 5573)
Khi Bồ-tát Long Thọ nói “bất sanh bất diệt” thì hẳn nhiên trước đó phải có cái gì đó có sanh và diệt.
(Xem: 3538)
Trong nghĩa đơn giản nhất, tu Hạnh Bồ Tát là những người ra sức hoằng pháp và không muốn Chánh pháp bị đoạn đứt, bất kể người này có thọ giới Bồ Tát hay không.
(Xem: 3950)
Bài viết này sẽ khảo sát về Vô Tướng Tam Muội, một pháp môn ít được chú ý hiện nay.
(Xem: 4506)
Cứ mỗi lần chúng ta chứng kiến người thân qua đời là mỗi lần chúng ta đau xót, buồn rầu, vì từ nay chúng ta vĩnh viễn sẽ không bao giờ được nhìn thấy người thân yêu đó trên cõi đời này nữa.
(Xem: 5182)
Như các phần trước đã nói, chân tâm không sinh diệt và vọng tâm sinh diệt luôn tồn tại nơi mỗi con người chúng ta.
(Xem: 3060)
Thiền học là một môn học nhằm mục đích đào luyện trí tuệ để được giác ngộgiải thoát sanh tử mong đạt đến niết bàn tịch tịnh
(Xem: 4648)
Khi đức Phật đản sinh, trên trời có chín rồng phun hai dòng nước ấm mát tắm rửa cho Ngài
(Xem: 4445)
Mỗi độ tháng Tư về, trong tâm thức của những người con Phật đều hiển hiện hình ảnh huy hoàng Phật đản sinh bước đi trên bảy đóa sen
(Xem: 4199)
Phật giáo Đại thừa có cách nhìn nhận mới về đức Phật và lời dạy của ngài.
(Xem: 4656)
Đức Phật Thích Ca là một đức Phật lịch sử xuất hiện giữa thế gian để dẫn dắt chúng sinh thoát khỏi khổ đau, đạt đến an lạc giải thoát.
(Xem: 4398)
Con người được sanh ra từ đâu là một nghi vấn vô cùng nan giải cho tất cả mọi giới và mãi cho đến thế kỷ 21 này vấn đề con người vẫn còn phức tạp chưa được ai minh chứng cụ thể.
(Xem: 4500)
Kinh Pháp Cú dành riêng hẳn một phẩm gọi là “Phẩm Tỳ kheo” để đề cập tới các người xuất gia.
(Xem: 7095)
Cuộc sống biến đổi không ngừng, mỗi một thời gian, mỗi một thế hệ có cách sống và nghĩ suy ứng xử có khác nhau.
(Xem: 5105)
Trước hết, thời gian vật lý là khách quan và tồn tại bên ngoài tâm trí con người và là một phần của thế giới tự nhiên, thứ hai, thời gian tâm lý chủ quan và có sự tồn tại phụ thuộc vào ý thức.
(Xem: 4900)
Hôm nay nhân ngày đầu năm, tôi có vài điều nhắc nhở tất cả Tăng Ni, Phật tử nghe hiểu ráng ứng dụng tu để xứng đáng với sở nguyện của mình.
(Xem: 4491)
Huyễn: Có nhiều nghĩa như tạm bợ, hư dối, phù du, huyễn hoặc, ảo ảnh, thay đổi luôn luôn, có đó rồi mất đó, biến dịch hoài trong từng sát-na.
(Xem: 5519)
Ngạ quỷ nghe kinh là một trong những đề tài khá quen thuộc trong kinh Phật. Người phàm thì không ai thấy loài ngạ quỷ, trừ một vài trường hợp đặc biệt.
(Xem: 5177)
Từ thế kỷ trước, người ta đã tìm được rải rác các thủ cảo (manuscripts) kinh Phật cổ xưa nhất viết bằng văn tự Kharosthi chôn ở các di tích Phật giáo ở Gandhāra, Bắc Afghanistan.
(Xem: 4064)
Thư Viện Quốc Hội Mỹ đã công bố một văn bản quí hiếm từ 2.000 năm trước của Phật Giáo và văn bản cổ này đã giúp cho chúng ta ...
(Xem: 5884)
Giới, Định và Tuệ là ba môn tu học quan trọng trong Phật giáo. Ta thường hay nói “Nhân Giới sanh Định, nhân Định phát Tuệ”.
(Xem: 4595)
Trước hết xin giới thiệu sơ lược những nét chính của hai bộ kinh Đại thừa lớn ở Ấn Độ mà chúng đã trở nên đặc biệt quan trọng trong Phật Giáo Đông Á.
(Xem: 4784)
Từ khi Đức Như Lai Thế Tôn thị hiện cho đến hiện tại là 2019, theo dòng thời gian tính đếm của thế nhân thì cũng đã gần 2600 năm.
(Xem: 5369)
Tôn giả Tịch Thiên (Shantideva) là con của vua Surastra, sinh vào khoảng thế kỷ thứ VII ở Sri Nagara thuộc miền Nam nước Ấn.
(Xem: 5476)
Theo nghĩa đen của khái niệm, độc nhất là chỉ có một, mang nghĩa duy nhất. Trong kinh tạng Nikāya, khái niệm con đường độc nhất (ekāyana magga) là
(Xem: 5690)
Này các Tỳ-kheo, ta cho phép học tập lời dạy của Đức Phật bằng tiếng địa phương của chính bản thân (sakāya niruttiyā)
(Xem: 4906)
Phật giáo có hai hệ là Theravada và Phát-Triển. Hệ Theravada quan niệm quả vị cao nhất mà hành giảthể đạt được là quả vị A-La-Hán.
(Xem: 4260)
Định học là một chi phần quan trọng trong Tam vô lậu học giới, định, tuệ .
(Xem: 4573)
Trí tuệ là sự thấu hiểu, là kiến thức liên quan đến tư tưởng đạo đức giúp ta đi sâu vào đặc điểm và biểu hiện của các đạ o lộ thông qua sự nỗ lực tinh tấn.
(Xem: 4614)
Trung đạo là khái niệm được dùng khá nhiều trong Phật giáo. Tùy duyênTrung đạo được định nghĩa khác nhau, nhưng...
(Xem: 5767)
Có một chuyện rất khoa học, tôi không bắt quý vị phải nhắm mắt tin Phật nhưng tôi cho quý vị một gợi ý.
(Xem: 3238)
Đối với một người đã giác ngộ, sẽ không còn thấy nữ tính và nam tính nữa. Với một số vị thường quán bạch cốt, sẽ thấy thân mình và người chỉ là một nhóm xương khô đang đi đứng nằm ngồi.
(Xem: 5165)
Long Thọ hay Long Thụ (Nāgārjuna) không phải chỉ là tổ của tông Trung Quán (Madhyamika),[1] trong lịch sử phát triển Phật giáo ngài được coi là vị Phật thứ hai sau Đức Thế Tôn
(Xem: 2866)
Hạnh phúctrạng thái cảm xúc khi ta thỏa mãn được nhu cầu nào đó của bản thân. Hạnh phúc khi được nhận. Có một loại hạnh phúc khác mà cảm xúc mang đến cho bạn nhiều hơn nữa: Đó là hạnh phúc từ sự cho đi.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant