Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới
Bài Mới Nhất

Nguồn gốc mê tín

26 Tháng Mười 201000:00(Xem: 10835)
Nguồn gốc mê tín

NGUỒN GỐC MÊ TÍN

HT. Thích Thanh Từ 


blankMê tín là cái bệnh những nhà trí thức đều chê trách, chánh quyền cũng chủ trương dẹp trừ mê tín. Thế mà bệnh mê tín mỗi ngày một tăng, càng lúc càng lan rộng. Thậm chí có những nước tự cho mình là văn minh nhất thế giới, mà dân chúng trong nước ấy vẫn còn mê tín. Ðó là tại sao? Trước tiên chúng ta phải biết mê tín là thế nào? Mê tínlòng tin mù quáng không thấy lẽ thật, không đúng chân lý. Ðơn cử một số thí dụ để chúng ta biết rõ. Như tin ông đồng bà cốt, tin xin xăm bói quẻ, tin ngày lành ngày dữ, tin số mạng sang hèn, tin coi tay xem tướng, tin cúng sao cúng hạn, tin thầy bùa thầy chú, tin cầu cúng tai qua nạn khỏi v.v... Những lối tin này không có lý luận, không đủ bằng chứng, không có lợi ích, nên gọi là mê tín.

NGUỒN GỐC MÊ TÍN
. - Mê tín không phải là sự ngẫu nhiên phát sanh mà có nguồn gốc phát xuất cụ thể. Có hai thứ nguồn gốc mê tín:

1. Mê tín do tâm mong cầu
- Con người khi mong cầu một điều gì mà quá khả năng mình thì dễ sanh mê tín. Ví như có người muốn vay một số vốn lớn làm ăn, không biết việc làm ăn này sẽ kết quả tốt hay xấu. Tự nhiên lòng họ thấy băn khoăn lo lắng không biết hỏi ai, tin ai. Nghe nói ông đồng bà cốt nào đó linh ứng nói quá khứ vị lai rất trúng, họ liền muốn tìm tới hỏi han. Chỉ tốn tiền quẻ có năm bảy trăm, mà biết được việc làm ăn của mình thành công hay thất bại thì an ổn biết mấy. Hoặc trên đường công danh có những học sinh, sinh viên sắp đến kỳ thi cử, lo âu thân phận mình không biết thi đậu hay rớt. Nghe đồn lăng này, miếu kia linh hiển xin xăm bói quẻ sẽ báo đúng những điều sắp đến, các cô các cậu không đủ lòng tin vào khả năng học hành của mình, nhất định đi đến lễ bái xin xăm để hỏi thăm thần thánh xem thế nào. Hoặc có những người muốn ra ứng cử chức này ghế nọ, mà không biết số phận của mình là đỏ hay đen, lòng họ bồn chồn bất an. Có người giới thiệu ông A đổ số tử vi rất hay, xem số biết vận mạng người đúng một trăm phần trăm (100%), ông ta ngại gì không đến đó để xem thử mình có số công danh hay không. Còn lắm trường hợp tương tự như thế không thể kể hết, đại để chỉ vì mong cầu mà không tin sức mình nên sanh ra mê tín.

2. Mê tín do tâm sợ hãi
- Sợ hãi là gốc sanh ra mọi mê tín. Một gia đình nọ tiếp tục xảy ra đôi ba người chết "bất đắc kỳ tử", những người còn lại đâm ra hoảng hốt, nghe đâu có thầy bùa hay thầy chú giỏi liền đi rước về ếm đối để mình khỏi bị chết trùng. Chính vì sợ hãi mà những người này sanh mê tín. Có những người bị tai nạn dồn dập, vừa té xe bị thương lại bị người giựt nợ, con trai thi rớt, con gái bị bệnh... mất bình tĩnh, nghe ông đồng này hay bà cốt kia giỏi, họ liền tìm đến để cầu cứu hộ, xin phép lạ về để trừ tai ách. Lại có người sắp làm điều mạo hiểm, lo sợ không biết có thể vượt qua mọi nguy hiểm được chăng, họ vào am vào miếu để thưa hỏi thần linh bằng cách rút xăm, bói quẻ. Nếu rút được xăm tốt quẻ lành thì họ mới mạnh dạn xông pha. Có những người mắc phải bệnh nan y, họ buồn khổ sợ chết. Nghe bất cứ nơi đâu có sự linh thiêng mầu nhiệm, họ đều đi đến để xin thuốc cầu bùa. Dù phải làm những điều quái dị, họ thảy đều chấp nhận, miễn sao lành bệnh là vui. Hoặc có người sợ vận xui hạn xấu, nên đầu năm đến chùa cúng sao cúng hạn, cầu cho tròn năm cuộc sống được hanh thông, gia đình được an vui may mắn. Hoặc có những người vì thương cha mẹ đã quá cố, sợ cha mẹ chết rơi vào địa ngục chịu đói khổ nhọc nhằn, họ bèn nhờ thầy cúng dán lầu kho, xe cộ, giấy tiền vàng bạc, lễ cúng đốt xuống cho cha mẹ được an hưởng nơi âm ti... Mọi sự sợ hãi đều là cội nguồn của mê tín. Là con người có ai không mong cầu, không sợ hãi, đã có hai thứ này thì nhất định sẽ rơi vào mê tín dị đoan. Khi chưa gặp việc, chúng ta chống đối mê tín, nhưng gặp lúc có việc khắc khoải mong cầu, kinh hoàng sợ hãi, chúng ta cũng trở thành mê tín như ai. Dù là người có cấp bằng cao, có kiến thức rộng, nếu trong tâm có mong cầu sợ hãi, họ cũng sẽ rơi vào hố mê tín. Có những người đứng trước quần chúng thì miệt thị chê bai kẻ mê tín, song về nhà gặp lúc gia cảnh rối nùi bà xã vẫn đi bói quẻ xin xăm, hỏi quá khứ vị lai nơi ông đồng bà cốt. Bởi con người mang sẵn tính tham lam, thói hèn nhát, nên khi muốn thỏa mãn sự mong cầu, muốn được bình an khi nguy hiểm, đều nảy sanh mê tín dị đoan. Thế nên mê tín dị đoan là bệnh bẩm sanh có sẵn nơi mọi con người. Muốn chữa lành bệnh này phải là bậc Thánh ythần dược mới mong cầu điều trị được.

PHÁP PHẬT DẠY TRỊ BỆNH MÊ TÍN
. -Phật là bậc Thánh y, pháp của Phật dạy là thần dược, nếu ai tin nơi Phật, dùng thuốc Phật dạy trị bệnh mê tín chắc chắn sẽ được lành. Pháp Phật dạy trị bệnh mê tín có hai thứ:

1. Nhân quả
. - Nhân quảsự thật, là lý đương nhiên mà người đời ít ai nghĩ đến. Bởi con người cố mong cầu cái quả mà không cân xứng cái nhân. Hoặc họ ước mơ nhặt được những cái quả ngoài tầm tay của họ. Hoặc họ không có tâm tự tín nên làm việc gì cũng ngờ vực lo âu. Ðó là những lý do khiến họ đâm ra mê tín. Nếu con người tự biết rõ rằng mọi hậu quả nên hư tốt xấu, thành công thất bại đều do nguyên nhân hay dở đủ thiếu của con người tạo nên. Không có cái quả nào từ trên trời rơi xuống, hoặc dưới đất bỗng dưng hiện lên, mà đều do trí sáng suốt và sức lao động cần cù của con người tạo ra. Chúng ta cứ tạo nhân tốt thật đầy đủ thì quả tốt nhất định đến. Ví như chúng ta muốn có quả một cây cam mật, trước chúng ta phải chọn giống từ quả cam mật, hoặc chiết cành từ cây cam mật. Kế đó, chúng ta phải lựa chỗ đất mầu mỡ ương giống xuống, rồi tưới nước bón phân đúng thời đúng lúc, chăm sóc sâu bọ đừng cho phá hại. Sau này chúng ta sẽ thu hoạch được quả cam mật không sai. Chúng ta khỏi phải mong cầu, khỏi phải trông đợi, mà quả sẽ thành tựu viên mãn theo sở nguyện của mình. Cũng thế, mọi sự nên hư thành bại trong đời mình không phải ngẫu nhiên mà đến, không phải từ ai ban cho, mà do những cái nhân chúng ta tạo từ trước, khi nhân duyên đầy đủ thì quả thành. Không phải chúng ta cầu xin mà nó đến, không phải chúng ta xua đuổi mà nó đi, một khi nhân đã thành thì quả phải chịu. Chúng ta cứ sợ tai ương đổ lên đầu chúng ta, mà lại không sợ những nhân xấu do mình đã gieo từ trước. Chúng ta cầu thần khấn Phật ban bố phúc lành cho chúng ta, mà chúng ta không chịu ban ơn bố đức cho những người chung quanh mình. Những nhân xấu kết hợp thành quả xấu, những nhân tốt tụ hội thành quả tốt. Cầu mong quả tốt mà không chịu gieo nhân tốt, sợ hãi quả xấu mà không dừng tay tạo nhân xấu, sự cầu mong sợ hãi ấy chỉ là việc không đâu. Chi bằng chúng ta hằng ngày cứ tạo nhân lành, tránh nhân dữ, chả cần cầu mong sợ hãi chi vô ích.

Song nhân quả không phải đơn thuần mà đa dạng, chẳng phải chỉ do trực tiếp ở hiện tại mà lại gián tiếp của nhiều đời. Biết rõ nhân quả tự mình gây tạo, chúng ta can đảm nhận những quả khổ mà không chút sợ hãi buồn phiền. Mình làm chủ tạo nhân, chính mình làm chủ thọ quả, còn cầu xin cái gì, cần hỏi han ai nữa. Chỉ mình sáng suốt khi tạo nhân, cần cù nuôi dưỡng bảo vệ cho nhân tăng trưởng, thì quả chín mọng sẽ đến tay mình một cách dễ dàng. Chúng ta tin chắcnhân quả như thế, mọi mê tín sẽ tan theo mây khói. Ðấy là quyền con người sẽ nằm gọn trong bàn tay của chúng ta.


2. Ba cửa giải thoát (Tam giải thoát môn).
- Ba cửa này là Không, Vô tướng, Vô nguyện (Vô tác). Ðây là người tu Phật được trí tuệ thâm hậu, thấy thấu suốt con ngườingoại cảnh đúng như thật. "Không" là từ con người cho đến muôn vật đều do nhân duyên kết hợp thành, không có chủ thể nhất định. Bởi căn cứ trên lý nhân duyên, thấy vạn vật không có chủ thể nên nói là "Không". Từ một cái nhà cho đến cái bàn cái ghế, cây bút chì... tìm thử cái gì là chủ thể của nó. Nếu có chủ thể thì không đợi duyên hợp, đợi duyên hợp mới có thì nhất định không có chủ thể. Ðến con người chúng ta thử tìm xem cái gì là chủ thể của thân này? Như Phật dạy thân này do tứ đại (đất, nước, gió, lửa) hợp thành, thiếu một trong bốn thứ thì thân phải hoại. Ðã là bốn thứ thì thứ nào là chủ? Có một thứ làm chủ thì thiếu một thứ khác tại sao nó không còn? Bốn thứ này lại thù địch chống đối nhau, đem bốn đứa thù nhốt chung một chỗ thì có an ổn không? Chúng ta có bổn phận phải nuôi dưỡng điều hòa bốn kẻ thù này, bằng cách chọn những thức ăn uống nào để quân bình chúng. Về tinh thần cũng thế, nội tâm chúng ta có mặt tốt xấu thiện ác đủ thứ, thử hỏi cái nào là chủ? Cho nên nói là đời sống của ta, mà thực sự cái gì là ta? Cái ta chỉ là tưởng tượng chớ không có thực thể. Từ lãnh vực không có thực thể nhìn sang lãnh vực "Vô tướng" thực hợp lý vô cùng. Bởi vì vạn vật không có thực thể nên không có tướng thật (vô tướng) của nó. Cái mà chúng ta trông thấy, sờ mó được chỉ là giả tướng của duyên hợp mà thôi. Người, vật chỉ là tướng hư giả. Ðã là hư giả chúng ta có mong cầu để được, sợ hãi khi mất hay không? Thế là tiến đến "Vô nguyện". Bởi thấy thân hư dối, mọi vật hư dối, chúng ta không còn tham sống sợ chết, không còn đam mê vàng ngọc. Ðã thấy trên thế gian này không có cái gì đáng mong cầu, đáng sợ hãi, thì còn gì phải khấn nguyền, phải van xin, phải thưa hỏi các vị thánh thần. Dùng trí tuệ này dẹp tan mê tín, như chế nước sôi trên băng. Ba cửa giải thoát này là đỉnh cao của trí tuệ, thấy tận cùng bản chất con người (ngã) và vạn vật (pháp). Chính do thấy rõ bản chất hư dối của chúng, nên gỡ bỏ mọi mê lầm cố chấp, mọi tham lam trói buộc, được tự tại an vui, gọi là giải thoát.

Tóm lại, mê tín là một tệ nạn của xã hội, nó tạo dựng những con người yếu hèn, mất tự tin, không sáng suốt. Muốn có một xã hội văn minh lành mạnh, chúng ta không thể nào chấp nhận nạn mê tín hoành hành. Huống nữa, trong giới Phật giáo chúng ta đang kế thừa chánh pháp giác ngộ giải thoát của đức Thế Tôn, mà nuôi dưỡng chấp nhận mê tín được sao? Thế mà có nhiều Tăng sĩ trụ trì, khi nghe Phật tử than làm ăn sa sút, liền bảo đến chùa Thầy cầu nguyện cho; nghe con cháu Phật tử sắp thi cử, bảo ghi tên để Thầy cầu nguyện cho; nghe Phật tử than gia đình xảy ra tai nạn, bảo đến chùa Thầy cúng sao cúng hạn cho... Ôi thôi vô số chuyện, cái gì thầy cũng lãnh hết, lo hết và bao thầu hết. Ðó là chúng ta đang truyền đăng tục diệm, hay chúng ta dụi tắt ngọn đuốc chánh pháp của đức Như Lai?


(Thiền Viện Thường Chiếu)
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 17058)
Ý thức là cái hoạt động mạnh nhất ở nơi con người; cho nên, cái gì tốt đẹp nhất cũng như cái gì xấu xa nhất của con người đều do ý thức tạo ra. Cũng ý thức là cái thức biến đổi...
(Xem: 13111)
Đức Phật đến với cuộc đời không gì khác ngoài việc chỉ bày cho con người một nếp sống hạnh phúc an lạc. Những lời dạy của Ngài thật giản dị nhưng lại hết sức thiết thực...
(Xem: 17277)
Chữ Phật không phải là một danh từ riêng, mà là một danh hiệu. Trong truyền thống Phật giáo, có nhiều vị Phật trong quá khứ, hiện tại cũng như tương lai.
(Xem: 21509)
Đối với đạo Phật, học thuyết âm dương chỉ là tưởng tri của các học giả, không thể là chân lý. Vậy chân lý của đạo Phật là gì? Có thể gói gọn trong một chữ “Khổ”.
(Xem: 13114)
Ở trong Tứ thánh đế, Diệt thánh đếchân lý cứu cánh, là chân lý tuyệt đối, là chân lý duy nhất, là chân lý tối hậu được chứng nhập bằng Đệ nhất nghĩa trí.
(Xem: 14301)
Phật Giáo, nhấn mạnh vào tầm quan trọng của kinh nghiệm trực tiếp trong vấn đề nghiên cứu tâm lý học. Nếu chỉ chú trọng duy nhất vào lý thuyết thì sẽ đánh mất đi những điều căn bản.
(Xem: 12714)
Nhiều người muốn tạo sinh vì nhiều lý do khác nhau. Hoặc là họ muốn làm sống lại một người thân yêu đã chết. Hoặc là họ muốn mình trường sanh bất tử.
(Xem: 13540)
Phật giáo cho rằng sự li hợp thành bại của hết thảy việc người trên thế gian này, đều không tách rời nguyên tắc “Nhân duyên quả báo”, kệ nhân quả ba đời nói rằng...
(Xem: 28439)
Tác phẩm này là công trình nghiên cứu mang tính khoa học, nhưng nó có thể giúp cho các nhà nghiên cứu về Phật giáo tìm hiểu thêm về lịch sử Phật giáo...
(Xem: 23249)
Thế giớichúng ta đang sống luôn bất an, bất toàn và tạm bợ mà trong kinh A Di Đà gọi là trược thế... Thích Viên Giác
(Xem: 34164)
Thiếu CHÁNH KIẾN trong sự tu hành chẳng khác gì một kẻ đi đường không có BẢN ĐỒ, không có ÁNH SÁNG rất dễ bị dẫn dụ đi theo đom đóm, ma trơi.
(Xem: 28731)
Nguyễn Du cho chúng ta thấy rằng Cụ không những là một người am hiểu sâu xa về Phật giáo mà còn là một hành giả tu tập Thiền tông qua Kinh Kim Cương... Đại Lãn
(Xem: 32032)
Đức Phật khi còn tại thế đã luôn luôn từ chối việc dùng giáo lý để thỏa mãn khao khát kiến thức con người... Nguyễn Điều
(Xem: 11234)
Chỗ ấy chính là Niết Bàn Diệu Tâm Thật Tướng, Vô Tướng, là Như Lai tạng, là Chơn Như, tịch diệt... HT Thích Như Điển
(Xem: 11903)
Trong kinh A Hàm, Đức Phật đã chỉ dạy các đệ tử không nên để tâm rong ruổi đến những cảnh giới viễn vông xa rời thực tế. Phật pháp là những gì thân thiết...
(Xem: 26132)
‘Sự quyến rũ của Đạo Phật Trong Thế Giới Mới’ được tuyển dịch từ những bài viết và pháp thoại của nhiều bậc Tôn túc và các học giả Phật Giáo nổi tiếng thế giới...
(Xem: 17244)
Phật Giáo khuyên chúng ta phải luôn giữ sự chính xác và phải chú tâm đến từng cảm nhận của mình trong cuộc sống, trong mỗi tư duy, trong từng xúc cảm, và mỗi hành động của mình.
(Xem: 14429)
Ta có thể tìm thấy thông tin về bức hình trên của Phật Thích-ca trong hai tài liệu sau đây. Một là, trong tác phẩm Vrai Zen của thiền sư Taisen Deshimaru (1914-1982).
(Xem: 34306)
Không thể có một bậc Giác Ngộ chứng nhập Niết Bàn mà chưa hiểu về mình và chưa thấy rõ gốc cội khổ đau của mình.
(Xem: 13023)
Chuyển ngữ kinh không chỉ sẽ thuận lợi trong việc hoằng pháp, mà còn dễ dàng đưa giáo pháp Đức Phật vào nền văn hóa dân gian qua các dạng khác như chuyện cổ tích, ca dao...
(Xem: 12195)
Tóm lại Phật Giáo Nguyên ThủyPhật Giáo Đại Thừa không phải là hai "học phái" hay "tông phái" khác nhau, mà đúng ra chỉ là hai thái độ hay hai chủ trương tu tập khác nhau, và cùng tiến bước trên một Con Đường chung.
(Xem: 13299)
Sự tái sinh có đúng là một sự tiếp nối liên tục của nhiều kiếp sống sinh học khác nhau hay là trái lại đấy chỉ là các thể dạng tâm thần khác nhau có thể (hay không có thể)...
(Xem: 40355)
Đa số dân chúng là Phật tử thuần thành và số lượng tu sĩ khá đông đảo nên Miến Điện mệnh danh xứ quốc giáo với hai đường lối rõ rệt cho chư Tăng Ni: PHÁP HỌC (Pariyattidhamma) và PHÁP HÀNH (Patipattidhamma).
(Xem: 26790)
Tập sách nhỏ này, là một tập tài liệu vô cùng quí giá, do sự tham khảo các kinh sách của Đức Thế Tôn để lại với các tài liệu tác giả đã sưu tầm và tham quan tại một số địa phương...
(Xem: 14372)
Nếu chúng ta là người Phật tử thì ngày 23 tháng chạp không nên theo tập tục văn hóa mê tín dị đoan mua cá chép vàng về để giết hại cúng Ông Táo, việc làm ấy sai trái đạo lý...
(Xem: 13146)
Phật Giáo là một trong những tôn giáo đầu tiên có giáo đoàn cho ni giới (đại khái là nữ tu sĩ). Giáo đoàn này được thành lập năm năm sau khi Đức Phật thành đạo.
(Xem: 13360)
Phật giáo nhận thấy rằng tất cả mọi người và mọi chúng sanh đều phụ thuộc lẫn nhau. Mặc dù thân và tâm của mọi người khác nhau nhưng mọi người vẫn tương quan với nhau.
(Xem: 12423)
Phật giáo nhận thấy rằng tất cả mọi người và mọi chúng sanh đều phụ thuộc lẫn nhau. Mặc dù thân và tâm của mọi người khác nhau nhưng mọi người vẫn tương quan với nhau.
(Xem: 13029)
Với Duy thức học, mắt, tai… là các căn. Căn có hai phần, là “phù trần căn” và “thắng nghĩa căn”. “Phù trần căn” là năm giác quan mắt, tai… mà ta có thể nhận biết.
(Xem: 12202)
Phật giáo nói về sự khác nhau giữa cái “tôi’ quy ước (tục đế) và "cái tôi" không thật. "Cái tôi" quy ước là "cái tôi" có thể quy cho sự tương tục không ngừng của mỗi cá nhân...
(Xem: 11693)
Đạo Phật đã tồn tại và phát triển 2600 năm kể từ khi Đức Phật giác ngộ lúc 35 tuổi. Giáo lý của Ngài được đặc trên nền tảng Từ biTrí tuệ qua sự chứng nghiệm của Ngài.
(Xem: 12473)
Con người và loài thú đều giống nhau: đói thì kiếm ăn, khát thì kiếm nước uống, cũng đều duy trì bản năng sinh tồn như nhau... Thích Trí Giải
(Xem: 17552)
Những lời Phật dạy trong kinh chỉ giúp chúng sinh phá bỏ những hiểu biết tương đối, phá bỏ những kiến chấp sai lầm cố hữu, những vướng mắc lâu đời...
(Xem: 12110)
Cứu cánh của Phật giáo là sự Giác Ngộ, phương tiện giúp đạt được Giác NgộTrí Tuệ, và đối nghịch với Trí TuệVô Minh. Vậy muốn đạt được Giác Ngộ thì phải loại trừ Vô Minh.
(Xem: 12644)
Từ nhiều thông tin, cách thờ phượng và sự phát triển khác nhau, hiện nay đạo Phật dường như đang dần dần thâm nhập vào nền văn hóa của toàn thế giới.
(Xem: 18333)
An cư nghĩa là khoảng thời gian người xuất gia chuyên tâm tu trì lời Phật dạy hay còn gọi là thúc liễm thân tâm theo giáo phápgiới luật do Đức Phật tuyên thuyết.
(Xem: 14168)
Ý nghĩa tôn giáo của giáo lý Duyên khởi nhấn mạnh giáo lý về học thuyết của nghiệp (karma)- giải thích căn bản của sự đau khổ trong sự tồn tại của con ngườithế giới.
(Xem: 12885)
Dù có ánh nắng vàng rực rỡ hay không, sắc diện của Đức Thế Tôn vẫn như vầng trăng rằm. Đôi mắt dịu hiền từ bi tỏa rộng... Nguyên Siêu
(Xem: 11215)
Dựa theo tinh thần Phật giáo, do nhân duyên hòa hợp tất cả những nghiệp duyên từ trong những đời quá khứkiến tạo ra con người trong kiếp này.
(Xem: 12042)
Tâm ý không mang bản chất thương hay ghét, thích hay không thích. Tâm ý (mind) có nghĩa là “khả năng hiểu biết” (knowing faculty), “khả năng tri nhận” (cognizing faculty).
(Xem: 13381)
Một khi chánh trí kiến (right understanding) đã phân biệt được cái ảo giác về tự ngã (self created ego) rồi thì mối quan hệ sẽ trở nên thân hữuhuynh đệ hơn.
(Xem: 10744)
Chúng ta phóng sanh loài khác chính là phóng sanh cho chính chúng ta, chúng ta cứu giúp sự sống của người khác chính là cứu giúp sự sống của chính chúng ta.
(Xem: 10990)
Tiểu thuyết Hồn bướm mơ tiên xuất bản năm 1933 là cuốn tiểu thuyết mở đầu cho sự nghiệp sáng tác của nhà văn Khái Hưng... Hoàng Như Mai
(Xem: 10192)
Câu chuyện về các tôn giáo lớn của Ấn Độ bắt đầu tại vùng thung lũng Ấn Hà vào khoảng 2,500 năm trước công nguyên. Ở đó thổ dân Dravidian đã thiết lập nền văn minh Harappa cực thịnh...
(Xem: 28715)
Nền giáo học của Phật giáo có nội dung rộng lớn tận hư không pháp giới. Phật dạy cho chúng ta có một trí tuệ đối với vũ trụ nhân sinh, giúp chúng ta nhận thức một cách chính xác...
(Xem: 25079)
Mọi người đều biết là Đức Phật không hề bắt ai phải tin vào giáo lý của Ngài và Ngài khuyên các đệ tử hãy sử dụng lý trí của mình dựa vào các phương pháp tu tập...
(Xem: 26753)
Giáo lý đạo đức của Đại thừa được đề ra trong học thuyết về các ‘Ba-la-mật’ (pāramitā), khởi đầu là sáu, gồm: bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền địnhtrí tuệ ba-la-mật.
(Xem: 25578)
Thật vậy, trên bất cứ một khía cạnh nào, Đức Phật đều giữ cho tôn giáo của Ngài không bị vướng mắc vào những thứ cành lá chết khô của quá khứ.
(Xem: 18545)
Để thực hành lòng từ, trước nhất là bạn nên trực tiếp giúp đỡ họ nhu cầu về thức ăn, chỗ ở, thuốc men v.v… Nhưng điều đó chưa đủ, mà bạn cần phải ngăn chặn nguyên nhân...
(Xem: 22868)
Khi tại thế, Ðức Phật đi hoằng hóa nhiều nước trong xứ Ấn Ðộ, đệ tử xuất gia của ngài có đến 1250 vị, trong đó có Bà Ma Ha Ba Xà Ba Ðề...
(Xem: 34329)
Do tánh Không nên các duyên tập khởi cấu thành vạn pháp, nhờ nhận thức được tánh Không, hành giả sẽ thấy rõ chư hành vô thường, chư pháp vô ngã, cuộc đời là khổ.
(Xem: 31985)
Tất nhiên không ai trong chúng ta muốn khổ, điều quan trọng nhất là chúng ta nhận ra điều gì tạo ra khổ, tìm ra nguyên nhân tạo khổ và cố gắng loại trừ những nhân tố này.
(Xem: 30232)
Thiền Quán là tri nhận Giác Thức thành Giác Trí. Giác Thức và Giác Trí được quán tưởng theo thời gian. Khi Tưởng Tri thì Thức và Trí luôn nối tiếp nhau làm cho ta có tư tưởng...
(Xem: 30487)
Một cách tự nhiên, cảm xúc có thể tích cựctiêu cực. Tuy nhiên, khi nói về sân hận hay giận dữ, v.v..., chúng ta đang đối phó với những cảm xúc tiêu cực.
(Xem: 20853)
Gốc rễ của tất cả những tâm thức phiền não tiêu cực là sự dính mắc, thủ trước, hay chấp ngã của chúng ta với những thứ, những vật, những sự kiện như tồn tại thực sự.
(Xem: 20095)
Nguyện mang lại an vui, Cho tất cả chúng sinh. Tôi xin yêu thương họ, Với tất cả lòng tôi.
(Xem: 19292)
Tâm vốn không thiện không ác, chỉ vì có Hành nên có thức qua trung gian của Tâm mà ta gọi Tâm thiện tâm ác. Gọi như thế là ta gọi cái trạng thái của thức mà thôi.
(Xem: 24280)
Để có thể ý thức được sự kiện tất cả các hiện tượng ảo giác đều không khác nhau trên phương diện tánh không, thì nhất thiết phải tập trung sự suy tư thẳng vào tánh không.
(Xem: 30484)
Sự giác ngộ đem lại lợi ích thực sự ngay trong kiếp sống này. Khi đề cập đến Pháp hành ta nhất thiết phải tìm hiểu qui trình tu tập hợp lý và hợp với giáo huấn của Đức Phật.
(Xem: 15582)
Người Phật tử ngày nay, nếu có một tiêu chuẩn nào cần nhớ và suy xét kĩ lưỡng trên bước đường tu học của mình, thì có lẽ đó là Trung Đạo.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant