Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới
Bài Mới Nhất

Vô úy trong thời mạt pháp

13 Tháng Sáu 201200:00(Xem: 16771)
Vô úy trong thời mạt pháp
VÔ ÚY TRONG THỜI MẠT PHÁP

Chủ đề Vô úy thường được đàm luận và chú trọng rất nhiều trong đạo Phật. Tôi nghĩ rằng, các tôn giáo khác cũng có những luận giải về vô úy nhưng có lẽ họ có cách nhìn nhận khác. Tuy nhiên, về phương diện triết học và minh triết đời sống, tức là thông qua sự hiểu biết chung về vô úy và việc phát triển tri kiến để nhìn nhận cuộc sống một cách chân thật thì tất cả những gì chúng ta phải thấu đáo đó là: Trạng thái bình thường hay “tự nhiên” của cuộc sống thực sự chính là vô úy. Vô úy đã, đang và vẫn sẽ mãi tồn tại.

Nếu bạn thực sự biết cách nhìn nhận trạng thái tự nhiên của cuộc sống thì vô úy sẽ giúp bạn tự tin hơn rất nhiều. Trái lại ngay lúc này, chúng ta đang sống trong sợ hãi, chúng ta đang bị bao trùm bởi những nỗi sợ hãi. Thậm chí, chúng tathể không tin hoặc không nhận ra điều đó, rằng chúng ta đang rất sợ một điều gì đó, rằng nỗi sợ hãi luôn tồn tại ngự trị trong chúng ta.

Tại sao lại như vậy? Bởi lúc nào chúng ta cũng thao túng và ngụy tạo cuộc sống, ngụy tạo tự nhiên khiến cuộc sống không còn giữ được bản của nó mà bị bóp méo. Chính vì vậy, nó không được tôn trọng. Khi đó, mọi thứ trở nên hỗn loạn, bởi vì chúng ta không tự tin vào những gì chúng ta đang làm.

Vô minh tạo ra tham muốn, rồi tham muốn lại tạo ra sợ hãi

Từ quan điểm của đạo Phật, chúng ta khẳng định rằng, sự vô minh của chính chúng ta đã tạo ra tất cả những ảo tưởng trên. Vô minh tạo ra tham muốntham muốn tạo ra sợ hãi. Đây là những ý tưởng tôi muốn gửi gắm tới các bạn và mong muốn bạn hãy suy ngẫm tường tận về chúng.

Theo quan điểm đạo Phật, chúng ta luôn cho rằng vô minhnguyên nhân, kẻ tạo ra tham muốn, còn tham muốnmong đợi thèm một điều gì đó, và khi nó xuất hiện thì luôn mang theo sự sợ hãi. Ðiều này thật dễ hiểu bởi vì những cảm xúc như dưới đây sẽ cứ xuất hiện: “Tôi đang kiếm tìm một thứ gì đó nhưng lại không biết liệu có thể tìm được hay không. Rồi khi đã có được, tôi chẳng biết sẽ phải làm gì với nó đây?”. Những cảm xúc sợ hãi đó không khi nào chấm dứt và chúng luôn song hành với tham muốn.

Nói như vậy, không có nghĩa tham muốn là xấu và sợ hãi là xấu, bởi vì đó là một phần không thể tách rời của cuộc sống. Và cuộc sống cần phải được “trải nghiệm” một cách tự nhiên, không thao túng, ngụy tạo. Nếu có vui thích hay sợ hãi xuất hiện, dù trong bất cứ hình thức nào, chỉ cần chúng không gây chướng ngại cho ta, thì hãy cứ sống với chúng. Tất nhiên, bạn cần sống với chúng theo cách khác, tức là phải luôn chính niệm, tỉnh giácsáng suốt. Ðây là điều cốt tủy mà tôi muốn đề cập tới.

Thậm chí, tôi không cho rằng những cảm xúc nói trên - cảm xúc tham muốn, sân giận hay ghen tỵ, là những độc tố mà bạn cần lẩn tránh hay thù ghét. Tôi nghĩ chúng là một phần của cuộc sống. Cuộc sống vẫn cứ diễn ra; bạn là người phải thích nghi với cuộc sống chứ cuộc sống sẽ không bao giờ thích nghi với bạn. Chúng ta luôn ngạo mạn, muốn thao túng, ngụy tạo và kiểm soát cuộc sống, nhưng điều này là không thể. Chính vì thế, cuộc sống phải được tôn trọng. Vậy bạn phải trân trọng cuộc sống như thế nào? Bằng cách nào bạn có thể tỉnh giác để đối mặt với cuộc sống? Ðây là một câu hỏi đầy ý vị và nếu là người sáng suốt, bạn hãy suy ngẫm tường tận về câu hỏi này.

Một cách khái quát, vô minh khởi xuất từ bản ngã - “cái Tôi”

Một cách khái quát thì vô minh khởi xuất từ bản ngã, mà bản ngã chính là cái Tôi. Quan niệm về cái Tôi rất kiên cố, phô trương và luôn tồn tại, nhưng thực chất chúng ta không biết cái Tôi đó núp dưới hình thức nào. Chúng ta không biết nhìn nhận nó một cách khoa học. Theo quan điểm tôn giáo, tôi cho rằng chưa từng có ai tìm thấy được cái Tôi, thế nhưng mỗi chúng ta vẫn có cái Tôi vô cùng mạnh mẽ. Phải chăng đây chính là vấn đề - chính là kẻ gây nhiễu loạn, vốn là chủ đề bàn luận của chúng ta?

Đúng vậy, đây là vấn đề chính mà chúng ta đang bàn luận. Bởi vì, quan niệm về cái Tôi mang tới tất cả các loại cảm xúc, không chỉ cảm xúc thông thường mà còn cả những phiền não. Tôi không biết sự khác nhau giữa chúng nhiều hay ít, nhưng tôi phải nói rằng bản thân cảm xúc không có gì là xấu, nó là một phần của cuộc sống. Tuy nhiên, nó sẽ trở thành chướng ngại nếu là cảm xúc phiền não, bởi nó mang đến những khổ đau mà chúng ta hoàn toàn không mong đợi. Và khi đó, sự sợ hãi tất yếu sẽ hiển diện. Bản thân cảm xúc thì không sao vì nó không bị chi phối bởi cái Tôi (hay Bản ngã, nếu bạn thích dùng từ này để thay thế).

Cái Tôi mạnh mẽ, hào nhoáng vô cùng và nó đang là ông hoàng ngự trị cuộc sống của chúng ta. Tôi lấy ví dụ, chúng ta cứ suy nghĩ: “Tôi muốn điều này, tôi cần người này để mang lại cho mình hạnh phúc, tôi muốn điều này, tôi muốn điều kia…” Ý niệm về cái Tôi thật là kiên cố!

Nếu bạn không có hình ảnh kiên cố về cái Tôi thì trong cuộc sống của mình, bạn vẫn có thể có cách khác để nói tôi muốn cái này, tôi cần cái kia…, nhưng bạn lại không cảm thấy đau khổ; sự tham muốn cũng ở đó nhưng không có cảm xúc đau đớn hay sợ hãi. Ví dụ như, tôi muốn đến một nơi, nhưng nếu không thể bởi một lý do nào đó, tôi sẽ không nuối tiếc hay đau khổ. Ðiều này xảy ra bởi vì tôi nhận thức được rằng cái Tôi là không bền chắc, mặc dù tôi đã sử dụng thuật ngữ cái Tôi và có hình ảnh về cái Tôi của chính mình đang hiện hữu, đang đi đâu đó, đang cần thứ này, thứ kia…, hay đang có một tham muốn nào đó. 

Tôi có tham muốn, bởi nếu khôngtham muốn thì không có cuộc sống, và nếu vậy thì có nghĩa chúng ta đang không tồn tại. Vì vậy, khi ta hoan hỷ sống ở đây, trong thế giới này, thì ta phải có cảm xúc để tiếp tục sống và cảm xúc thực chấtái dục.

Giáo lý đã dạy rằng, cõi mà chúng ta đang sống là dục giới. Vì vậy, chúng ta không thể tránh được sự tham muốn. Sự tham muốn luôn hiện hữumọi nơithúc đẩy chúng ta hành động: Bởi vì tham muốn nên tôi có nhu cầu tới đó; bởi vì tham muốn nên tôi cần uống nước; bởi vì tham muốn nên chúng ta đang ở đây. Tối nay tất cả chúng ta ở đây chẳng phải vì một tham muốn nào đó hay sao? Những điều trên có gì sai trái chăng? Việc chúng tatham muốn là sai sao? Không, xin thưa không có gì sai trái cả.

Cảm xúc sợ hãi xuất phát từ sân giận

Khi bản ngã hoặc hình ảnh về cái Tôi mạnh mẽ và ảnh hưởng tới sự tham muốn - có nghĩa là tham muốn bị thao túng rất nhiều bởi cái Tôi, bản ngã - tham muốn sẽ trở thành đau khổ và dẫn chúng ta tới sợ hãi. Bất hạnh thay, trong những hoàn cảnh thường nhật, tham muốn luôn bị thao túng và ngụy tạo rất mạnh mẽ bởi cái Tôi. Sau đó, cảm xúc sợ hãi tất yếu sẽ trở thành sân giận, phẫn nộ. Có thể, chúng ta không nhận ra được điều này, nhưng nói chung đó là lý do tại sao trên thế giới này, ai cũng sân giận.

Tôi có thể cảm nhận rằng, ai cũng có một chút sân giận, có thể không nhiều nhưng đều có một chút. Mặc dù, đôi lúc chúng ta hết sức cố gắng để kiềm chế, nhưng trong chúng ta sân giận vẫn luôn hiện hữu ở mức nào đó, thậm chí ngay cả khi chẳng có lý do gì để sân giận cả. Chúng ta rất dễ cáu kỉnh, khó chịu, bức xúc dưới ảnh hưởng của sân giận. Sân giận thật sự là nỗi sợ hãi, nó chẳng là gì cả mà chỉ là cảm xúc sợ hãi.

Vì vậy, nếu ai đó nói những lời trái ý thì chúng ta sẽ cảm thấy giận dữ và bất an. Thực chất đó cũng chính là sợ hãi. Đây chính là nguyên nhân làm chúng ta sân giận. Về căn bản, sân giận xuất phát từ vô minhtham muốn, mà tham muốn cũng chính là vô minh.

Theo thuật ngữ đạo Phật, ba loại cảm xúc này chính là ba “độc”. Nhưng chúng ta phải cho rằng, đó thực sự không phải chất độc mà là “trí tuệ”; nếu muốn bạn có thể gọi bằng tên gọi khác nhưng thực sự đó là trí tuệ. Đó là một phần của cuộc sống, tự thân chúng không phải là phiền chướng nên chúng vốn tốt đẹp chứ không hề xấu xa. Tôi cho rằng, thay vì mang lại chướng ngại, chính những cảm xúc này đang ban tặng cho bạn hơi thở và cuộc sống. Từ luân hồi sinh tử đến giác ngộ, tất cả mọi thứ đều dựa vào ba cảm xúc trên, chúng thực sự là nền tảng cuộc sống của chúng ta.

Bất kể theo nghĩa nào, nếu bạn thực sự quan tâm đến giác ngộ, nếu muốn đạt được giác ngộ thì bạn phải có cảm xúc, đó là tham, sân, si. Tất cả những cảm xúc trên phải cùng hiện hữu, cùng vận hành, điều này rất có ích và thực sự nó là chất xúc tác trên con đường đạo của bạn. Dĩ nhiên, bạn có thể không quan tâm đến giác ngộ, nhưng bạn vẫn phải quan tâm tới việc sống một cách thoải máivô úy trong thế giới này, sống một cách thành đạt, thanh thảnhòa hợp. Tất cả những điều trên cũng đều phụ thuộc vào ba loại cảm xúc này.

Nếu không biết cách chuyển hóa những cảm xúc này một cách sáng suốt, chắc chắn bạn sẽ gặp rắc rối bởi khi đó sự sợ hãi sẽ tới; trong khi lẽ ra sự sợ hãi không nên có mặt ở đây. Vậy bạn sẽ làm gì nếu bạn không muốn sợ hãi? Bạn vẫn phải sống với ba loại cảm xúc trên, nhưng với sự nhìn nhận và cách ứng xử như thế nào? Thực ra, điều cốt yếu mà chúng ta vừa bàn luận là đừng sống trong si mê và đừng để nó chi phối.

Ðiều này có nghĩa gì hay không, cuối buổi tôi sẽ dành thời gian để trả lời những câu hỏi của bạn. Tôi đã thảo luận về vấn đề này với một vài người ở đây, thế nhưng khi ai đó đặt câu hỏi, tôi lại thấy rất khó hiểu. Bởi lẽ, khi đặt câu hỏi, trước tiên mọi người thường hỏi về những gì họ đang nghĩ, tôi không biết phải trả lời ra sao, nên tôi phải hỏi lại: “Đây có phải là một câu hỏi không bạn?!” Tôi đã từng gặp khó khăn như vậy, đặc biệt là ở Anh. Ở một số nước khác, mọi người thường đặt câu hỏi rất rõ ràng nên tôi thấy dễ trả lời hơn. Dĩ nhiên cũng vì tiếng Anh của mình còn kém nên tôi không hiểu hết câu hỏi của họ. Khi hỏi, mọi người sử dụng những từ khó hoặc không rõ ràng khiến tôi thấy hơi bối rối.

Đây là một tình huống từng làm tôi sợ. Vậy vì sao tôi cảm thấy sợ và miễn cưỡng về nó? Chính bởi tôi đã tạo ra cái Tôi của mình rất kiên cố, rồi tiếp đến, cái Tôi lại tạo ra “Bạn” rất kiên cố và bạn đã nói một thứ tiếng Anh rất phức tạp, chính điều đó làm cái Tôi cảm thấy sợ.

Tôi đang nói về trường hợp này như là một ví dụ điển hình. Ðây không phải nỗi sợ hãi lớn hoặc gây đau đớn, nhưng đôi khi nó có thể chuyển thành nỗi thống khổ, thậm chí khiến một số người tự vẫn. Ðây chính mức độ tột cùng của nỗi sợ hãi. Những con người này sân giận, bởi vậy họ không thể tận dụng sự sợ hãi, ham muốn, sân giận hoặc bất cứ một loại cảm xúc nào để chuyển hóa thành trí tuệ. Họ không thể chuyển hóa chúng thành trí tuệsử dụng chúng sao cho ích lợi, bởi quan niệm về cái Tôi lúc này rất mạnh mẽ và kiên cố. Đó thực sự là nỗi đau đớn tột cùng. Nó làm cho tất cả mọi thứ trầm chìm và trở nên rất hạn chế.

Tình yêu thươngtrí tuệ phải được sử dụng để điều phục sự sợ hãi

Chúng ta phải sử dụng tình yêu thươngđiều kiệntrí tuệ như pháp khí hiệu quả để điều phục cảm xúc sợ hãi. Tình yêu thương đích thực tỏa ra từ bên trong, còn trí tuệ sẵn có nơi bạn giúp bạn có khả năng chia sẻ tình yêu thương tới hết thảy hữu tình. Tôi không cho rằng có một sự khác biệt lớn nào giữa tình yêu thươngtrí tuệ. Bởi vậy, trí tuệ là điều ngay lập tức bạn phải thực hành luyện tập. Thông thường, chúng ta cho rằng trí tuệ là một “dạng thức” của tâm hoặc của ý thức, trí tuệ là giúp đỡ người khác. Nhưng điều đó không hoàn toàn đúng.

Vâng, trí tuệ - lòng Đại bi có thể được coi như vậy, nhưng thực chất trí tuệ là sự trưởng dưỡng hiểu biết rằng sự tồn tại của cái Tôi là không có thực. Ðây mới là bản chất của trí tuệ. Nếu phát triển được sự hiểu biết này thì cái Tôi của bạn không thể chi phối bạn được nữa và tâm bạn sẽ trở nên bao la rộng lớn để có thể chan trải tới tất cả mọi người. Ngay lúc này, quan niệm về cái Tôi rất mạnh mẽ và bao trùm, đến mức nó lấy đi toàn bộ khả năng của bạn và thực sự không còn để lại khoảng trống cho người khác. Do vậy, bản ngã mạnh đến mức ngoài “tôi” ra chẳng có ai là quan trọng - cái “tôi” này nhiều lúc mạnh mẽ tới mức “tôi” cũng không còn thực sự tồn tại nữa… Thậm chí, tôi còn không chấp nhận chính mình. Ðó là thời điểm tôi muốn tự tử, bởi bản thân tôi cũng chẳng còn lại gì. Ðến chính mình mà tôi còn không quan tâm, thì làm sao có thể dành tình thương yêu cho người khác được? Bản ngã đã chiếm hết khoảng trống trong tâm tôi. Vì thế, chúng ta rất cần đến trí tuệ để xua tan những ảo tưởng về bản ngã. Trí tuệ thật sự là một tiến trình chuyển hóa cái Tôi của bạn, bản ngã của bạn. Sau đó, trí tuệ chuyển hóa thành tình yêu thương để sưởi ấm đến khắp mọi loài chúng sinh. Bạn sẵn sàng gửi năng lực của tình yêu thương đến với mọi người, chia sẻ tình yêu thương với họ, trước tiên là với chính gia đình bạn và dần tới tất cả những người khác một cách không phân biệt. Nhưng tình yêu thương không chỉ tỏa chiếu muôn phương, đó còn là một cách giúp bạn tự tại vô úy.

Tình yêu thươngnăng lực vô song, giúp bạn không còn cảm xúc sợ hãi. Một khi bạn phát triển được tình yêu thương (tâm Đại từ) thì sẽ không còn chỗ cho sự sợ hãi. Sợ hãi sẽ không thể xuất hiện bởi tâm Đại từ đối lập với nó. Khi bạn sợ hãi, tâm Đại từ có thể vẫn hiển diện, nhưng chỉ ở mức độ chưa được phát triển đầy đủ. Tất cả chúng ta đều sẵn đủ nơi mình tình yêu thươngđiều kiện. Đây là ân phúc lớn lao và là lý do giúp bạn vẫn có thể tồn tại được trên thế giới này, ngay cả khi bị sân giận chi phối. Năng lực của tình yêu thươngchúng ta vốn có thực sự vô cùng mạnh mẽ. Tuy nhiên, chừng nào còn bị bản ngã chi phối thì chúng ta chưa thể phát triển trọn vẹn được tình yêu thương. Do đã để mặc cái Tôi che mờ trí tuệ tỉnh giác nên tâm Đại từ cũng bị lấn át, và nếu có được khởi phát thì cũng chỉ có thể hướng đến một số đối tượng chúng ta chấp trước mà thôi.

Điều cốt yếu là phải biết rõ Bản ngã đang ở đâu và thực sự nó là gì

Một số người cũng có lòng bác ái nhưng lại chỉ dành cho loài người mà không cho loài vật; bởi vì sự sợ hãi đã làm cho người đó không dành tình thương yêu cho loài vật. Họ cho rằng, nếu tình thương đó mà dành cho động vật thì có lẽ sẽ nảy sinh vô vàn rắc rối, chướng ngại. Vì vậy, tình yêu thương của họ chỉ dành cho con người. Sự sợ hãi đã cản trở tình yêu thương của họ đến với hết thảy chúng sinh. Đây cũng là một dạng chướng ngại cho sự trưởng dưỡng tâm Đại từ. Và một lần nữa, lý do căn bản lại đến từ bản ngã hay sự sợ hãi. Ví dụ như, nếu tôi không yêu thương bất kỳ ai, điều đó không có nghĩa là tâm Đại từ không hiển diện, cũng không có nghĩa là con người tôi không có tâm Đại từ. Thực sự thì tôi vẫn có cảm giác yêu thương, nhưng cảm xúc sợ hãi quá mạnh mẽ đã ngăn cản tình yêu của tôi dành cho tất cả mọi người. Thế nên chỉ có “tôi” là quan trọng, tôi bó cứng tâm hồn mình lại và chỉ biết chăm sóc cho bản thân mình mà thôi. Bởi tâm Đại từ đã bị ngăn trở còn cảm xúc sợ hãi lại quá mạnh, nên có rất nhiều những nỗi sợ hãi khác tương tự luôn song hành trong bạn. Do đó, chúng ta đừng bao giờ để tuột mất cơ hội trưởng dưỡng tâm Đại từ.

Tâm Đại từ không phải là một phẩm hạnh mà chúng ta phải tạo ra, mà nó vốn luôn hiển diện ở khắp mọi nơi trong cuộc sống. Cuộc sống của chúng ta luôn tràn ngập tâm Đại từ và cả thế giới này chính là tâm Đại từ, Đại bi. Ðó là món quà mà chúng ta được ban tặng. Tuy nhiên, nhiều khi chúng ta, hay chính xác hơn là bản ngã của chúng ta lại thao túng và biến tâm Đại từ, Đại bi thành chướng ngại, phiền não. Tình yêu thươngchúng ta sử dụng ngay lúc này lại giống như một thứ vũ khí hủy diệt, không còn là Đại từ nữa mà thực ra là sân giận. Tâm Đại từ biến thành sân giận và sau đó nó trở thành phiền não. Rất nhiều hỗn loạn đã được tạo ra trong cuộc sống và xã hội của chúng ta dưới danh nghĩa tâm Đại từ. Cảm xúc sợ hãi được tạo ra bởi bản ngã là căn nguyên của những hỗn loạn này. Do vậy, điều cốt yếu là chúng ta phải biết rõ bản ngã đang ở đâu và thực chất nó là gì.

Khi nói về bản ngã, bạn phải thấu tỏ rằng đó là một phần của cuộc sống. Tôi lấy ví dụ, trong tất cả các đoạn hội thoại của mình, khi bạn nói: “Tôi đang đến nơi này, tôi đang đến nơi kia”, “Tôi đã làm điều này, tôi muốn làm điều kia”… bất cứ lúc nào bạn dùng những từ, những câu này, thì có nghĩa bạn đang bị bản ngã chi phối. Vì thế, trước khi bạn nói hoặc làm một điều gì đó, hãy thử tự suy xét: “Khoan đã! Hãy đợi một chút, Tôi đang nói về điều gì đây? Cái “Tôi” nào đang nói về điều này vậy?”

Những câu hỏi như vậy thoạt nghe có vẻ rất ngốc nghếch và đơn giản, nhưng sau đó, chẳng hạn có thể khi tối đến, bạn suy xét, quán chiếu thêm và bạn sẽ thấy tràn đầy ý nghĩa thâm diệu; nó không chỉ mang đầy ý nghĩa mà còn cho bạn rất nhiều năng lực. Tôi đảm bảo với bạn, nếu bạn có thiện xảo trong việc tu tập này thì bạn sẽ tích lũy được nhiều năng lực và có thể giảm bớt bản ngã cũng như sự sợ hãi trong bạn. Lúc bấy giờ, bạn sẽ nhận ra rằng từ trước tới giờ, bạn đã sợ hãi mọi thứ và sự sợ hãi đang hoàn toàn chi phối chính bạn… Khi đó, bạn sẽ được giải thoát bởi đã thấu tỏ rằng chẳng có cái Tôi nào thực sự tồn tại cả.

Dĩ nhiên ở đây, chúng ta chưa đàm luận về chứng ngộ tối thượng mà chỉ là một sự nhận thức đơn thuần - một sự hiểu biết giản đơn nhưng nó cũng giúp bạn nhẹ nhõm đi rất nhiều cùng với một cảm giác tự do, tự tại. Nó là cảm giác về sự tự do đích thực và chân thật; một nụ cười đích thực và một hạnh phúc đích thực. Ðó mới là thứ hạnh phúc vững bền, bởi lúc này nỗi sợ hãi đã bị nhận ra và mất khả năng chi phối. Việc chuyển hóa cái Tôi thông qua việc trưởng dưỡng tình yêu thương là rất quan trọng. Bạn cũng không nhất thiết phải dùng đến những thuật ngữ mang tính tôn giáo như tâm Đại từ, mà khi bạn sử dụng từ cái Tôi, hãy quán chiếu tường tận ý nghĩa: “Tôi đang đề cập tới điều gì nhỉ? Nó bao hàm điều gì?” Chỉ cần đặt ra câu hỏi đơn giản như thế, bạn sẽ dần thấu tỏ được diệu nghĩa. Ý tôi là, cho dù bạn chưa thể hiểu gì cả, cũng không vấn đề gì, sự quan sát đó sẽ dần dần mang lại cho bạn cảm giác tự tin và hiểu biết. Thậm chí, trước khi có sự tự tin - cho dù bạn không nên cầu mong có được sự tự tin và hiểu biết này, vì mong cầu vẫn còn là hy vọngsợ hãi - bạn sẽ cảm nhận một sự thay đổi lớn lao trong cuộc sống. Đó là kết quả của việc suy ngẫm về những câu hỏi đơn giản mà bạn đặt ra. Điều này giống như ánh bình minh buổi ban mai, tia sáng đầu tiên cho sự chứng ngộ của bạn chính là Vô Úy.

Tất cả chúng ta đều mưu cầu hạnh phúc

Ðây cũng là một phần kinh nghiệm của tôi. Tôi đang chia sẻ kinh nghiệm của riêng mình tới các bạn, không chỉ tri kiến mà cả sự trải nghiệm nữa. Sự trải nghiệm này sẽ mang đến niềm hạnh phúc hỷ lạc bạn chưa từng biết đến. Điều này vượt ra ngoài sự diễn bày của ngôn ngữ, nhưng bạn phải trải nghiệm chúng. Và tôi nghĩ bạn sẽ không khó khăn nhiều trong việc tìm cách có được trải nghiệm này. Nhiều người nghĩ rằng để làm được như vậy bạn cần phải học tập rất nhiều, phải có năng lực hay phải là một hành giả Phật giáo, một người mộ đạo… Tôi lại cho rằng không nhất thiết phải như vậy, điều cốt yếu là bạn phải quán chiếu, suy xét tường tận.

Vào lúc này đây, các bạn đang không quán chiếu tu tập gì. Tất cả mọi điều bạn làm chỉ là phục tùng cái Tôi. Bất cứ điều gì cái Tôi thôi thúc, bạn đều phục tùng theo nó. cái Tôi hay bản ngã mạnh mẽ đến mức bạn là nô lệ cho nó trong mọi lúc; bất cứ khi nào bản ngã lên tiếng là bạn phải chạy theo… Thế đấy! Bạn không bao giờ biết mình đang đi đâu, nhưng vẫn cứ chạy theo, mặc dù điều đó làm bạn mệt mỏi, song bạn vẫn chạy theo dòng chảy của các ham muốn, bị thúc đẩy bởi cái Tôi một cách mơ hồvô định. Bạn cứ tiếp tục chạy theo mãi bởi bản ngã vẫn không ngừng lên tiếngcuối cùng bạn quá mệt mỏi, rồi kiệt sức hoàn toàn. Không chỉ có vậy, bạn còn sống cùng với cảm xúc sợ hãi, vì thế trong bạn không có sự tự do vô úy, không có trạng thái tự do, không có hạnh phúc thực sự và chân thật.

Nếu không có được tự do này, bạn sẽ không thể đạt đến vô úy, không thể đạt đến hạnh phúc đích thực mà vô úy lẽ ra đã mang lại cho bạn. Nhưng khi thiếu cảm giác vô úy, bạn có thể tìm cầu được hạnh phúc đích thực ở đâu? Thực ra, tất cả chúng ta đều đang mưu cầu hạnh phúc, từ những hành giả tâm linh, những thương gia, phụ nữ, đến những kẻ lang thang, tất cả chúng ta. Mọi người hết thảy đều mong muốn có được hạnh phúc; đều tìm cầu hạnh phúc, nhưng chúng ta đang không có hạnh phúc đích thực.

Các bạn hãy tự suy xét xem thực sự mình đang có hạnh phúc đích thực hay không. Tôi không thể trả lời thay cho các bạn bởi mỗi người chúng ta là một trường hợp riêng. Chúng ta có những khái niệm khác nhau, những cảm giác khác nhau, những trải nghiệm khác nhau theo cách riêng của mình. Theo kinh nghiệm của tôi, chúng ta hiếm khi có hạnh phúc đích thực. Bởi vậy, chúng ta luôn sân giận chính vì chúng ta không có hạnh phúc đích thực.

Bởi luôn sợ hãi nên chúng ta không có chân hạnh phúc. Nỗi sợ hãi cứ luôn hiện hữu mà căn nguyên của nó là do cái Tôi của chính chúng ta. Hết nỗi sợ hãi này đến nỗi sợ hãi khác, nỗi sợ hãi này gây ra nỗi sợ hãi kia giống như một chuỗi dài bất tận. Chúng ta đang tìm cầu hạnh phúc, nhưng chúng ta tìm cầu mà không biết sự sợ hãi và cái Tôi thực sự đang chi phối chúng ta như thế nào.

Nhiều người có thể nghĩ những gì được chia sẻ phía trên thuộc phạm trù tôn giáo, nhưng sự thực không phải như vậy, quan niệm đó là một sai lầm lớn. Chính bản thân tôi cũng không thực sự là người theo tôn giáo, thành thực mà nói tôi không muốn trở thành một người ràng buộc cố chấp vào tôn giáo. Có thể tôi có một tôn giáo, nhưng cá nhân tôi thích mình không chấp thủ vào tôn giáo. Tôi xin đảm bảo với các bạn về điều này. Tôi không bao giờ đề cao sự bám chấp vào tôn giáo, tại sao tôi phải làm như thế chứ? Người ta cứ nghĩ rằng, khi bạn nói về vô minh và cho nó là nguyên nhân của thứ này hay thứ khác thì đó là tôn giáo, nhưng thực chất không phải vậy.

Chúng ta thường nghĩ về tôn giáo như một đối tượng bên ngoài rất kiên cố. Ví dụ như nếu có thứ này thì nhất thiết phải có một thứ khác tạo ra nó, giống như việc tin vào sự tồn tại của Chúa trời là đấng tạo ra hạnh phúc, muốn có hạnh phúc bạn phải làm hài lòng Chúa trời. Hoặc bạn nghĩ tới người được gọi là Đức Phật và bạn cho rằng sẽ phải làm Ngài hoan hỷ, làm Ngài hạnh phúc, khi đó Ngài sẽ ban gia trì hạnh phúc cho bạn. Đó là sự chấp thủ theo kiểu tôn giáo, nếu bạn nghĩ như vậy thì điều này sẽ chỉ nhân đôi những rắc rối chướng ngại của bạn lên mà thôi.

Tôi đang đàm luận về những trải nghiệm của chính mình, những suy nghĩ, quán chiếu của chính mình chứ không phải của người khác. Những rắc rối phiền nhiễu sẽ tăng gấp đôi nếu tôi cứ tin rằng Đức Phật đang chú ý đến mình, Ngài phải chịu trách nhiệm khi tôi không hạnh phúc, khi đó tôi phải đổ lỗi cho Ngài. Tôi bất hạnh tới mức đã đổ hết lỗi cho Ngài, điều này có nghĩa là tôi đang gặp rắc rối lớn. Tôi đang ở đây, mong chờ Ngài gia trì một điều gì đó, và thậm chí đôi lúc si mê tới độ tôi nghĩ có lẽ nhờ có Đức Phật mà tôi đang có khoảng thời gian đẹp đẽ này, có được một mẩu bánh, một tách trà thơm hay một thứ gì đó đại loại như vậy.

Nhưng khoảng thời gian hạnh phúc mà bạn đang có không phải do Đức Phật từ bi gia trì mà chính là phụ thuộc vào bạn, người đang pha tách trà ngon đó hay đang làm việc này việc nọ. Đó chính là nhờ vào nghiệp của bạn; ở đây chúng ta sử dụng từ nghiệp. Nghiệp chính là luật nhân quả. Khi bạn làm một điều gì đó và kết quả đến từ những hành động bạn đã làm, đó là nghiệp.

Chính Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã dạy rằng bạn phải tự trưởng dưỡng tất cả mọi điều; bất kể thứ gì bạn muốn, bạn phải tự tạo ra nó. Ngài dạy: “Ta ở đây với tư cách là một người hướng đạo, chỉ cho các con thấy những gì đang xảy ra và chỉ như vậy thôi”. Ðó là những huấn từ quý giá và chân chính của Ngài tới tất cả chúng ta. Bởi vậy, điều cốt yếu tôi vừa bàn tới là chúng ta nhất thiết phải thấu hiểu Bản ngã. Bất luận bạn có phải là một người mộ đạo, một triết gia, một hành giả, một Phật tử hay chỉ là một người vô thần, bất luận là gì đi nữa thì bạn phải tin rằng cái Tôi chính là căn nguyên của những rắc rối chướng ngại.

Tôi nghĩ rằng thấu hiểu vấn đề này là vô cùng trọng yếu với tất cả mọi người. Nếu như bạn đã yên tâm và vững tin rằng bạn đã thấu hiểu cái Tôi, thấu hiểu nó vốn không phải là chướng ngại, thì khi đó hai sự hiểu biết chân thực này đã đến độ chín muồi. Tới lúc đó, hết thảy mọi sự sẽ được viên mãn. Còn nếu không, trước hết bạn phải thấu hiểu cái Tôi đã, bởi vì nó là nguyên nhân tạo ra tất cả mọi vấn đề phức tạp. Bạn không được có cảm xúc thù hận khi nhìn nhận về cái Tôi, bởi hận thù thực chất không bao giờ tốt đẹp, nó tạo ra gấp đôi những chướng ngại phiền nhiễu trong cuộc sống.

Cảm xúc sợ hãi có thể bị nhân đôi do bám chấp vào tôn giáo 

Sự bám chấp cố thủ về tôn giáo thường cho ta những ý niệm hận thù; tôn giáo thường làm cho bạn có ý niệm tội lỗi hay cảm giác mình phạm tội. Tội lỗi thực chấthận thù. Bạn ghét một điều gì đó và ý niệm tội lỗi xuất hiện, đây chính là hận thù. Tất cả những điều này làm cho bạn sợ hãi và những cảm xúc sợ hãi bị nhân đôi. Như vậy, cảm xúc sợ hãi có thể bị nhân đôi do cố chấp vào tôn giáo.

Dĩ nhiên, rất nhiều Phật tử cuồng tín thường coi đạo Phật là một tôn giáo tín ngưỡng và đây là một sai lầm rất lớn. Đạo Phật không phải là một tôn giáo. Tôi có thể đại diện cho đạo Phật mà nói như vậy, điều đó là chắc chắn tôi có quyền và được phép khẳng định rằng đạo Phật không phải là cuồng tín tôn giáo. Tôi không thể thay mặt cho bất cứ một tôn giáo nào khác để khẳng định như vậy, nhưng riêng Phật pháp chưa bao giờ là một tôn giáo.

Vì thế, với tư cách là những người mộ đạo hay chính xác hơn là những hành giả thực hành tâm linh, chúng ta không nên “tôn giáo hóa” đạo Phật. Ðiều này rất quan trọng, bởi hành động tôn giáo hóa luôn kích động thêm cảm giác sợ hãi nơi chúng ta. Ðầu tiên, bạn đã luôn sẵn có một nỗi sợ hãi, rồi sự chấp thủtôn giáo sẽ lại gây ra cho bạn nhiều nỗi sợ hãi khác. Vì thế, bạn có rất nhiều sự sợ hãi. Đó là nguyên nhân của chuỗi vô vàn những sợ hãi phiền não nối tiếp nhau mà bạn sẵn có. Tôi không phản đối tôn giáo nhưng trong thực tế, sự cuồng tín, chấp thủ vào tôn giáo lại gây ra những chướng ngại, phiền não như vậy đấy.

Thế nên chúng ta phải tỉnh giác trong thực tại, hơn là cứ lang thang trôi dạt ở “một nơi nào đó” và cứ nghĩ có những điều thực sự diễn ra ở đó. Thực tướng của sự vật không phải là như vậy. Có hai thực tại đang tồn tại, thực tại thứ nhất bạn có thể nhìn thấy, có thể nghĩ về và có thể chạm tới, và còn một thực tại nữa ở đó cái Tôi cần phải được tìm ra. Nếu có một cái Tôi hiện hữuđâu đó thì bạn phải tìm ra nơi ẩn nấp của cái Tôi đó. Có phải nó đang ẩn nấp trong cơ thể tôi không? Nó ở trong đầu tôi, ở tay tôi hay ở chân tôi đây? Cái Tôi đang ở đâu? Nó ở trong hình tướng gì? Như vậy, bạn phải thấu tỏ thực tướng của cái Tôi là gì. Và dù là gì, núp dưới hình tướng nào thì nó vẫn là một khía cạnh khác của thực tại.

Nếu bạn có thể sống trong thực tại, vô úy sẽ hiển lộ

Suốt cuộc đời chúng ta, vô úy luôn hiển diện trong thực tại, khi bạn chạm vào nền tảng của thực tại thì vô úy lập tức hiển diện, bởi vì khi đó sẽ chẳng còn lý do nào khiến bạn phải sợ hãi nữa. Nếu có sợ hãi, bạn cũng thấu hiểu rằng lúc này bạn đang chạm tới nền tảng của thực tại. Bạn sẽ biết và chắc chắn sẽ cảm nhận được điều đó.

Còn ngay lúc này đây thì không, bạn không có cảm giác chân thực về thực tại bởi tất cả đã bị thao túng, hay ít nhất phần lớn sự vật đã bị thao túng. Tôi đang nói về thực tạichúng ta có thể nhìn thấy, những con người xung quanh chúng ta, về cách chúng ta nhìn thấy nhau. Nó dường như giống thực tại, nhưng thực chất thì không, bởi chúng ta không ngừng ngụy tạo cả thân tâmthế giới bên ngoài.

Ví dụ khi tôi nói: “Người này thật dễ thương, người kia thật khó ưa; người này thật xấu xa, người kia quả là tốt bụng”, thì điều này có nghĩa tôi đang dán nhãn cho họ, đang ngụy tạo bản chất của họ. Như vậy đó không phải là thực tại. Tôi đang ngụy tạo rất nhiều thứ, nhưng lại cứ khư khư một cách vô minh rằng đó là thực tại. Nếu vậy thì thực tại của bạn là gì? Bạn cứ cho rằng: “Thực tại của tôi: Anh ta là một người dễ thương, cô ta là người xấu xaThực tại của tôi là như vậy đấy.” Bạn nghĩ nó là thực tại, sự suy luận của bạn đã chỉ ra như vậy nhưng về thực chất thì điều đó hoàn toàn sai. Vì vậy, điều quan trọng trước hết là bạn phải thấu hiểu thực tại là gì.

Chúng ta đang đàm luận về Vô úy trong thời mạt Pháp, về thời đại hắc ám ngày nay hay nhiều người còn gọi là thời đại suy đồi. Chúng ta nói “thời mạt Pháp” có nghĩa là một khoảng thời gian hắc ám. Ta luôn nói thời đại này đang thay đổi và đang ngày càng trở nên tồi tệ hơn, nhưng thực ra thì chính quan niệm của chúng ta mới đang trở nên hỗn loạn. Sự hỗn loạn đó là nguyên nhân khiến xã hộicon ngườithời đại này dường như trở nên tồi tệ hơn. Chúng ta cũng đổ lỗi cho xã hội vật chất hiện đạinguyên nhân gây rắc rối và khiến các mối quan hệ giữa người với người trở nên xuống cấp, các giá trị tinh thần hoặc tâm linh bị mai một, suy đồi. Thế nhưng sự thực không hẳn như vậy! Đó chỉ là cách chúng ta nhận thức và nhìn thế giới đang suy đồi. Có lẽ tôi không nên nói là suy đồi, mà chỉ hơi hỗn loạn một chút. Chúng ta không nên đổ lỗi cho bất kỳ ai hoặc bất kỳ điều gì, hay nghĩ rằng ngày nay con người đang trở nên tồi tệ hơn.

Trên thực tế, bản thân thời đại này không hề tồi tệ, con người sống trong thời đại nay, gồm cả bạn và tôi cũng không tồi tệ. Tôi chỉ cảm thấy nó hơi hỗn loạn, nhưng trong hoàn cảnh hỗn loạn đó, chúng ta vẫn có thời gian, có biện pháp giải quyết để chuyển hoá bản thân được tốt hơn. Điều đơn giản là bạn cần luôn tỉnh thức trong đời sống, chỉ thế thôi. Vậy tỉnh thức là gì? Bạn không phải thực hiện một cuộc cải cách vĩ đại hay một sáng kiến nỗ lực lớn lao nào. Thực sự thì mọi thứ đang hiện hữu trôi chảy một cách tự nhiên như vốn có. Điều duy nhất bạn phải làm, như tôi đã nói với bạn trước đó, là hãy truy tìm và khám phá chính bản thân mình, để biết cái “Tôi” đang trú ngụ ở đâu, “bạn” đang ở đâu, tất cả mọi thứ từ đâu xuất hiện. Bạn cần hiểu rõ rằng, mọi thứ đều bắt nguồn từ cái Tôi. Bởi vậy, hãy chính niệmtỉnh thức trong mọi hoạt động dù là nhỏ nhất, khi đó mọi thứ sẽ dần được sáng tỏ.

Thế giới này chứa đựng đầy những giải pháp và cơ hội

Nếu theo một vài góc độ tôn giáo, ta có thể nói thời đại này đang rất tồi tệ, đây là thời vô minh hắc ám và đang suy đồi. Đúng vậy, đúng là sự suy đồi đang có mặt, nhưng chúng ta vẫn có một giải pháp, một giải pháp đã từng được đưa ra. Nếu chúng ta tin vào địa ngụcthiên đường thì thậm chí ngay cả khi đọa xuống địa ngục, vẫn sẽ có phương pháp để thoát ra khỏi đó. Bởi vậy, chúng ta luôn có giải pháp và cơ hội để thoát khỏi đau khổ, đọa lạc. Đó là một thông điệp tuyệt vời, vì thế nên chẳng có lý do nào khiến bạn thoái chí, nản lòng hay thất vọng, sợ hãi. Điều duy nhất bạn cần phải có là chính kiến. Càng sống với thực tại thì bạn càng trở nên vô úy.

Như tôi đã đề cập trước đó, sống trong thực tạivô cùng quan trọng, thay vì đổ lỗi cho mọi thứ. Chẳng hạn, bạn đổ lỗi cho thời đại, đổ lỗi cho bạn bè hoặc người nào đó đã làm bạn sân giận, thoái chí, bực bội, nhưng rốt cục bạn đã làm gì? Bạn chẳng hề có giải pháp đúng đắn. Giải pháp của bạn là tiếp tục tranh đấu theo bản năng và làm cho đời sống của mình, của cả gia đìnhxã hội thêm hỗn loạn. Có lẽ điều này sẽ tạo ra càng nhiều khổ não trong đời sống, bạn có thể nhìn thấy nó một cách rõ ràng. Giải pháp đúng đắn cho bạn là đối mặt với thực tế, không đổ lỗi cho bất kỳ ai. Đổ lỗi không phải là cách tồn tại chân thực trong thế giới này, nó chỉ bắt nguồn từ sự thiếu tự tin, cảm giác bất an và sự thiếu ý thức về tự do. Chính vì lẽ đó mà chúng ta luôn rất phụ thuộc vào mọi người, vào những sự vật bên ngoài và hoàn toàn bám chấp vào những thứ đó. Xét về mặt triết học, về mặt tâm linh hay tôn giáo, bạn phụ thuộc hoàn toàn vào ngoại cảnh và khi đó sự đổ lỗi sẽ lại xuất hiện. Bởi vậy, bạn không nên phụ thuộc vào bất kỳ ai. Bạn cần tự lực, độc lập, bạn phải tự do. Đây là cái mà chúng ta gọi là tự do giải thoát.

Tự lực vô cùng quan trọng, mặc dù bạn có thể sống với bạn bè, với gia đình dưới cùng một mái nhà. Tất nhiên, mái ấm gia đình rất cần thiết để che chở cho bạn. Bất kỳ điều gì bạn cần một cách tương đối trong thế giới này như gia đình, con cái, công việc kinh doanh… đều là một phần trong đời sống của bạn và cần được trân trọng. Nhưng cùng với sự quan tâm tới thực tại tương đối, bạn phải hiểu rằng nhận thức về thực tại tuyệt đối cũng rất cần thiết. Thực tại tương đốichúng ta đang đàm luậngia đình, bằng hữu, đời sống xã hội và tất cả những thứ tương tự. Nhưng đồng thời, cũng có một thực tại tuyệt đối, đó là chân tâm bản tính (chân ngã) của chúng ta. Chân ngã này đến từ đâu? Chân ngã ấy như thế nào?

Vì lẽ đó, hai thực tại này thực sự là một kho báu cho loài người. Những hữu tình khác như các loài vật, dù có khôn ngoan đến đâu cũng không thể nhận thức hai chân lý này, đặc biệtchân lý tuyệt đối. Điều này rất khó, do báo chướngnghiệp lực của chúng. Tôi không biết liệu chúng có thể hiểu theo một hình thức khác không, dù rất tinh khôn nhưng chúng khó có thể nhận ra chân lý tương đốituyệt đối. Tuy nhiên, loài người chúng ta có được kho báu của riêng mình, đó là khả năng nhìn thấu suốt được hai chân lý này và nhận biết được chân giá trị của chúng. Do đó, sẽ chẳng có lý do nào khiến chúng ta sợ hãi hay sân giận, thoái chí hay tuyệt vọng… Loại cảm xúc này sẽ không bao giờ có mặt, bởi vì bạn đã nhận chân được hai thực tại.

Việc nhận thức được tự do sẽ dẫn lối đưa bạn tới hạnh phúc chân thật

Vì lẽ đó, sự thấu hiểu hai chân lý tương đốituyệt đốivô cùng trọng yếu, nó giúp chúng ta không đổ lỗi và mang lại cho ta rất nhiều tự do. Nhận thức được tự do sẽ mang lại cho bạn hạnh phúc, rũ bỏ bất cứ nỗi bất hạnh hay sợ hãi nào.

Hạnh phúcchúng ta đang bàn luận không phải là kiểu hạnh phúc được thể hiệnhình thức bề ngoài như cười đùa, nhảy múa hay ca hát. Đây là hạnh phúc chân thật. Còn cái được gọi là hạnh phúcchúng ta đang trải nghiệm, như mọi người đều biết, không chân thực và bền chắc. Đêm nay, bạn có một khoảng thời gian tuyệt vời tại một bữa tiệc hay một cuộc vui nào đó, bạn có thể ăn uống và tất cả mọi thứ ở đó đều rất vui vẻ. Nhưng sớm mai khi thức dậy, bạn sẽ phải chịu một cơn đau đầu thay cho lời chào đầu tiên của một ngày mới, theo sau đó là những trải nghiệm tiêu cực kéo dài suốt cả ngày! Đây là một ví dụ về hạnh phúc tạm thời.

Điều này có nghĩa là hạnh phúc này không bền chắc, không chân thực. Theo ý tôi, chúng ta hãy khoan bàn luận về sự bền chắc vĩnh hằng vì bản thân ta cũng chưa được bình an dù chỉ trong một vài ngày. Sự bình an chỉ kéo dài trong một vài giờ, nó rất mong manh và chỉ là một cảm giác đan xen lẫn lộn, không phải hạnh phúc chân thực. Tôi không cho rằng nó là một hạnh phúc thuần khiết tuyệt đối. Hạnh phúcchúng ta cảm nhận sẽ hoàn toàn khác khi trong ta không còn sợ hãi, khi ta đã suy xét, quán chiếu tận tường cái Tôi đang làm gì và cái Tôi là gì. Dù cho bạn ở trong hoàn cảnh hỗn loạn hay trong trạng thái được gọi là hạnh phúc, dù cho bạn có bị xáo trộn trong công việc hay do hoàn cảnh bên ngoài thì ở bên trong, tâm bạn vẫn bình ổn, bạn có thể nương tựa vào đó. Ngay khi đó, chắc chắn bạn không cần nương tựa vào người khác bởi bạn đã độc lập “ở bên trong”.

Tình yêu thương được san sẻ chính là ánh Đại từ, Đại bi tỏa rạng

Dù bên ngoài, bạn có thể vẫn cần một thứ gì đó nhưng ở bên trong, bạn đã có một nơi nương tựa. Bên ngoài, bạn có thể dựa vào gia đình, công việc hay rất nhiều thứ khác và tất cả những điều đó đều tốt đẹp. Bạn hoàn toàn hạnh phúc, tràn đầy lòng yêu thươngtừ bi, bạn là người hoàn hảo. Bạn chia sẻ tình thương với tất cả những ai tới thăm gia đình bạn, với những người quen biết bạn mà bạn có thể mang lại hạnh phúc cho họ. Đây là điều mà Phật tử chúng ta gọi là sự tỏa rạng ánh Đại từ, Đại bi. Tuy nhiên, chúng ta không nhất thiết phải nói ra những điều đó.

Là một người bình thường, bạn cũng có thể cảm nhận được trên thế giới này luôn có những người mà bạn mong muốn được chung sống và chia sẻ. Cho dù họ không phải là những người vĩ đại thì những phẩm hạnh như bao dung, kiên nhẫn, tình bạn chân thật không vị kỷ của họ cũng tỏa ra một từ trường và không gian an lành tới những người xung quanh, bởi phẩm hạnh đó vốn ở bên trong họ. Song nhiều người lại hành động theo phương cách ngược lại, mặc dù bề ngoài có vẻ hoàn toàn tốt đẹp nhưng nếu bạn ngồi với họ chỉ trong một vài phút, bạn sẽ cảm thấy khó chịutồi tệ. Tần số dao động của bầu không khí này hoàn khác vì nội tâm họ lầm lạc, chẳng có chút tình thương nào hiện diện ở đó. Tâm của họ tràn đầy sợ hãi. Dù không cố ý, họ đang biến môi trường bên ngoài trở nên tiêu cực, bất ổn. Một ngày nào đó điều này cũng có thể xảy ra với bạn, vì thế bạn phải tỉnh giác nhận thức được những trạng thái tâm này.

Sáu Ba la mật là những phương pháp thực hành rất đặc biệt và hữu hiệu cho chúng ta. Ví dụ Bố thí Ba la mật chính là sự chia sẻ, bạn chia sẻ tình thương yêu và sự hiểu biết. Điều này không có nghĩa là bạn phải chia sẻ những thứ vật chất như hoa, nước, đồ ăn thức uống. Trước khi có thể chia sẻ những thứ thuộc về vật chất, bạn phải biết chia sẻ tình thương yêu. Tình thương yêu phải được tìm thấy bên trong của bạn trước tiên, đó là sự hiểu biết.

Bởi vậy, sau khi phát triển sự hiểu biết bên trong, bạn mới chia sẻ những thiện hạnh yêu thương. Những thiện hạnh yêu thương đó là sự bố thí, chia sẻ. Bạn chia sẻ tiền bạc, áo quần, vật dụng... bất kỳ những gì mà người khác cần một cách vô điều kiện. Đây là thiện hạnh bố thí Ba la mật xuất phát từ Vô Úy. Nếu còn sợ hãi, bạn sẽ không bao giờ chịu bố thí và nếu có chia sẻ thì cũng kèm theo điều kiện. Như vậy bạn sẽ tạo nên rắc rối cho người nhận và cho chính bản thân bạn. Bạn sẽ không hoan hỷ, bởi bạn không biết chắc có nên cho hay không và vì thế bạn sẽ rất đau tiếc. Tốt hơn là không nên cho nếu còn cảm thấy hối tiếc, bởi cho như vậy không phải là sự hoan hỷ mà là một nỗi đau. Tuy nhiên cách cho đó cũng có thể là một việc nên làm, như chúng ta vẫn thường nói “Không có gian khổ thì sẽ không có thành công.”

Nhưng trong trường hợp này, chúng ta không nên hối tiếc khi bố thí mà nên hoan hỷ chia sẻ. Làm cách nào bạn có thể tạo ra niềm hoan hỷ? Trước tiên, bạn phải biết cách chia sẻ tình yêu thương, đó là Bố thí Ba la mật, đứng hàng đầu tiên trong Ba la mật. Sau đó, bạn sẽ tu tập các Ba la mật kế tiếp như Trì giới, Tinh tiến, Nhẫn nhục, Thiền định, Trí tuệ theo cùng một cách như trên.

Nếu bạn muốn trở thành người vô úy, trước hết bạn cần sống tỉnh thức trong thực tại

Nếu muốn đạt được Vô úy, trước hết bạn cần sống tỉnh thức trong thực tại. Khi bàn về điều này, tôi luôn yêu cầu bằng hữu của mình hãy sống tỉnh thức trong thực tại. Tôi không bao giờ bàn luận về những thứ viển vông, xa vời thực tế, ở mãi tận trên mây. Nếu muốn, tôi có thể nói vậy trong nhiều ngày. Nhưng tôi thực sự không muốn, không hoan hỷ, thoải mái khi làm điều này. Tôi không thích viển vông vì nó không thực tế. Thực tạiphương cách mà bạn phải giải quyết những vấn đề trong đời sống thường nhật. Nếu bạn thấu hiểu được thực tại, bạn sẽ đạt tới chân lý, có thể gọi đó là Niết bàn hay Thiên đường, hoặc bất kỳ tên gọi nào bạn muốn. Bạn sẽ đạt được điều đó ngay trong đời mình, ngay trong chính giây phút này. Đó chính là thực tại đáng tin cậy. Tại sao ta lại không tìm cầu nó, thay vì lãng phí thời gian bàn suông về những thứ tầm phào vô vị không thể có được?

Vấn đề đầu tiên là thực tại. Tất nhiên khi nói tới thực tại, những người đang đau khổ có thể thấy rằng: “Thực tại của tôi là đau khổ, tôi phải làm gì đây?” Thực ra, cảm giác như vậy không phải là thực tại. Đau khổ, sợ hãi hay bất cứ thứ gì khác tương tự đều không phải là thực tại của bạn. Nó chính là thứ bị ngụy tạo bởi cái Tôi, bởi ham muốn và sự vô vọng. Tất cả những điều này đến đồng thời rồi tạo thành trạng thái được gọi là khổ đau. Đây là hậu quả của việc thiếu trí tuệ và sự hiểu biết.

Lấy ví dụ như, nếu bạn bị bệnh hoặc bị đau yếu trong thân vật lý, khi ấy nếu tinh thần bạn dũng mãnh thì sẽ có phương pháp hiệu quả chữa trị căn bệnh này. Sự dũng mãnh tinh thần chính là sự độc lập, sự tự do. Tuy nhiên, nhiều khi có thể là quá muộn để phát triển sự dũng mãnh tinh thần, vì khi bạn quá ốm yếu, sự thoái chí, nản lòng sẽ xuất hiện. Đó là lý do tại sao chúng ta phải cấp thiết tìm được giải pháp trước khi thân thể trở nên mỏi nhọc lão hóa. Sự mỏi nhọc về thể xác không chỉ có nghĩa là thân bệnh mà còn là tất cả rắc rối lớn diễn ra trong cuộc sống của chúng ta. Những rắc rối này cần được hóa giải thông qua tâm của chúng ta. Bởi vậy, nếu bạn có được tâm an bình, có sự tiến bộ của việc phát triển tâm linh trong đời sống của mình thì điều này là rất tốt.

Đây là giáo pháp cứu kính về thực tạichúng ta mong muốn đạt được. Bởi vậy, bạn nên biết tầm quan trọng của việc đừng đổ lỗi cho ai hay cho bất kỳ điều gì. Bạn không nên đổ lỗi cho thời đại, cho bất kỳ ai khác, kể cả cho chính mình. Chẳng hạn, khi bạn làm điều gì xấu, không nên đổ lỗi hay tự trách mình vì như vậy, bạn sẽ không bao giờ thoát khỏi mặc cảm tội lỗi. Tôi không nói là bạn chưa từng đổ lỗi, nhưng thực sự đó là một tình huống rất khó. Việc hối hận đổ lỗi cho chính mình là hoàn toàn vô ích. Thay vì vậy bạn nên đổ lỗi cho sự ngộ nhận sai lầm về cái Tôi. Bạn nên nói rằng: “Vì tôi ngộ nhận sai lầm nên đã làm điều sai trái này, nhận thức của tôi trở nên không được sáng suốt. Tôi đã ngộ nhận”.

Điều này có nghĩa là những hành động xấu xa, tội lỗi, những nghiệp bất thiện mà bạn đã tạo có thể là một bài học rất hữu ích để bạn nhận ra cội nguồn chân thực của hạnh phúc, chính là sự độc lập, tự do thay cho niềm ân hận: “Tôi đã làm điều tồi tệ đó, tôi thật vô dụng, tôi thấy xấu hổ với chính mình”. Sự hối tiếc này là một kiểu sân giận, bạn đang ngày càng trở nên sân giận với chính mình. Khi đó, bạn đang thúc đẩy một hình thức sân giận khác tức là sự sân giận với chính mình. Tôi không cho rằng sự ân hận hay sân giận với chính mình là tốt và lành mạnh, nhưng tất nhiên điều đó còn tùy thuộc vào sự đánh giá và nhìn nhận của bạn.

Trong trường hợp của Ngài Milarepa, tôi không biết động cơ bí mật của Ngài là gì, chỉ biết động cơ bên ngoài của Ngài là sợ đọa địa ngục do những nghiệp xấu trong quá khứ Ngài từng gây ra. Nỗi sợ khổ đau đó chính là một loại sợ hãi điển hình. Tuy nhiên, nỗi sợ hãi đó đã được chuyển hoá, đã được tận dụng để Ngài có thể trở thành bậc Vô Úy. Đây đích thực là một bài học cho chúng ta! Khi sợ hãi điều gì, chúng ta nên chuyển nỗi sợ hãi đó thành bài học. Nó sẽ trở thành trải nghiệm tuyệt vời và là nhân dẫn đến giải thoát.

Bởi vậy, bất cứ khi nào bạn cảm thấy sợ hãi, hãy trân trọng sự sợ hãi như một phần của cuộc sống và hãy tận dụng, chuyển hoá nó hơn là mặc kệ nó hoặc bám chấp vào nó và tăng trưởng lòng sân giận nơi mình. Sân giận cũng là một hình thức khác của sợ hãi, nó sẽ thúc đẩy chúng ta đến hành động bất thiện. Khi sợ hãi xuất hiện, chúng ta cần tỉnh thức để quán chiếu xem sợ hãi từ đâu đến, do những nghiệp gì tạo nên, rồi cố gắng tìm ra giải pháp để chuyển hoá và tận dụng nó. Bạn nên cố gắng trực diện và chuyển hoá nỗi sợ hãi hơn là tránh né hoặc chạy trốn. Dù muốn chúng ta cũng không thể chạy trốn được nên bạn hãy hòa bình với nó và tận dụng nó. Nỗi sợ hãi cũng là một phần của thực tạichúng ta cần phải học cách chế ngự. Nếu bạn chạy trốn tức là bạn trốn khỏi thực tại, điều này thực sự không tốt. Trí tuệ không là gì khác ngoài việc biết sống tỉnh thức trong thực tạitìm cách chuyển hóa những nghịch cảnh xung quanh mình!

Theo tôi, thực tại có nghĩa là xa lìa tà kiến, xa lìa hiểu biết sai lầm

Một số người cho rằng hạ thấp mình là rất tốt, họ coi đó là một hình thức thực hành tịnh hóa hay sám hối vĩ đại. Họ cho rằng đó là một giải pháp hiệu quả để tịnh hóa. Dù không muốn tranh luận về điều này, nhưng theo tôi, thực tại có nghĩa là xa lìa tà kiến, xa lìa hiểu biết sai lầm. Tà kiến là căn nguyên của những rắc rối phức tạp.

Khi tà kiến xuất hiện, trí tuệ hiểu biết cần phải có mặt ở đó, bạn cần nhận ra rằng bạn đã hiểu sai lầm, đã suy nghĩ và hành động sai lầm. Bởi vậy, nếu bạn muốn đổ lỗi thì nên đổ lỗi cho quan niệm về cái Tôi của chính bạn đang tồn tại rất kiên cố. Bạn không có quyền đổ lỗi cho bất kỳ ai trên thế giới này, thậm chí nếu họ có đối xử thô bạotồi tệ với bạn. Sau cùng, nói một cách thực tiễn, thì tốt hơn hết bạn hãy tìm ra nguyên nhân và cội rễ của hành động đổ lỗi, khi đó bạn sẽ có hiểu biết đúng đắn và sẽ có thể tìm ra một giải pháp hữu hiệu để trở nên bình đẳng, hòa hợptự chủ với mọi người. Nếu bạn cứ tiếp tục đổ lỗi cho người khác thì hành động này một lần nữa tạo ra những hỗn loạn cho bạn và thế giới xung quanh. Thế giới này hiện đã có quá nhiều mâu thuẫn, chiến tranh, xung đột và tất cả những thứ tương tự… Nguyên nhân căn bản của những xung đột này là vì mọi người không thấu hiểu lẫn nhau nên không có cách để tìm ra giải pháp đúng đắn. Trái lại, giải pháp của họ cứ luôn bị chi phối bởi xu hướng nhị nguyên, tức là có sự phân biệtchấp thủ vào “bản ngã” và “đối tượng”, “ta” và “người”...

Cái Tôi rất kiên cố, bản ngã rất kiên cố! Dù một người quyền lực đến mức nào thì người đó vẫn bị chi phối bởi cái Tôi kiên cố. Dù họ có nỗ lực hết mình để mang lại hòa bình cho thế giới thì họ vẫn bị dẫn dắt bởi cái Tôi. Vì thế nên họ phải tranh đấu rất nhiều, họ phải sử dụng vũ khí và những giải pháp bạo lực tương tự. Tuy nhiên, đó không phải là giải pháp duy nhất. Giải pháp chân thậttìm ra cái Tôi đang ẩn náu ở đâu!

Tất nhiên tôi chẳng có quyền gì, tôi chẳng là ai cả để đàm luận những điều này với những nhà chức trách, vì họ là những người dường như đặt mình lên trên mọi người. Mặc dù giữ im lặng nhưng tôi cũng rất mong muốn họ có được sự nội chứng sáng suốt bên trong và tìm ra cách để khám phá xem họ thực sự là ai và những hành động của họ bắt nguồn từ đâu. Họ nên đào sâu tới tận gốc rễ của vấn đề, khi đó họ sẽ nhận ra những giải pháp mang lại hòa bình đích thực cho thế giới. Những điều này là vô cùng cần thiết cho sự bình an, hạnh phúc của tất cả chúng ta.

Dù số người tham dự thời pháp hôm nay không đáng là bao so với toàn bộ dân số thế giới, nhưng chúng ta nên đem trí tuệchúng ta có được qua cuộc bàn luận này về nhà và chia sẻ với những người khác. Các bạn có thể nói: “Đức Pháp Vương đã luận giảng về hai nội dung vô cùng quan trọng: Nội dung thứ nhất là sống tỉnh thức trong thực tại và thấu hiểu hai khía cạnh của thực tại. Nội dung thứ hai là đừng đổ lỗi cho bất kỳ ai, thậm chí cho chính bản thân”. Đây là hai điểm mà bạn cần thấu hiểu để biết cách sống phù hợp nhất trong thế giới này. Còn nếu không, bạn sẽ không thể chấm dứt những vấn đề phức tạpđạt được chân hạnh phúc hay sự an lạc trong đời sống của mình.

Bạn không nên ngụy tạo bất kỳ điều gì

Tiếp theo, chúng ta bàn về sự ngụy tạo trong đời sống của bạn, vì việc đổ lỗi chính là bước thứ hai của ngụy tạo. Bước thứ nhất là chúng ta thường dán nhãn mác cho sự vật, rồi lại bám chấp vào chính những nhãn mác đó. Việc này là không đúng, nó dẫn tới nhiều rắc rối. Thay vì như vậy, bạn không nên bám chấp mà hãy để mọi thứ tự nhiên như nó đang là. Lấy ví dụ, khi bạn cho rằng một người nào đó là bạn tốt thì sự cố chấp này sẽ dẫn tới nhiều rắc rối, phiền muộn. Điều này không đúng và đó chính là nguyên nhân dẫn đến sợ hãi. Bạn cũng có thể nhìn thẳng vào người đó mà nói: “Đây là một người xấu.” Nếu vậy thì bạn đang nói tới ai? Bạn thực sự không biết, chỉ phỏng đoán mà thôi. Theo tôi cách nói: “Tôi cho rằng đây là một người xấu” thì tốt hơn. Ý tôi là tất cả mọi người nên tôn trọng khi một người nói rằng: “Tôi nghĩ rằng đây là một người xấu.” Không cần thiết phải tranh luận về điều này.

Tuy nhiên, nếu bạn quyết chắc 100% rằng “đây là một người xấu” hay “kia là người tốt” thì điều này sẽ gây ra rất nhiều rắc rối. Bạn không nên quyết chắc như vậy. Bởi vì chẳng có thứ gì chắc chắn hoàn toàn trên thế giới này. Nếu bạn cứ quyết đoán như vậy thì nhiều rắc rối phiền muộn sẽ xuất hiện từ sự bám chấp vô ích đó. Ví dụ, đối với một người bạn, nếu ngay từ lúc đầu gặp gỡ, bạn đã chắc chắn anh ta là một người tốt để cùng chung sống, thì dù sớm hay muộn suy đoán này cũng sẽ tạo ra một loạt những rắc rối gấp hai hay ba lần. Việc quyết đoán hay có những định kiến về một đối tượng bên ngoài, dù có thể tạm ổn trong một khoảng thời gian đầu, nhưng sau đó sẽ chẳng đem lại điều gì tốt đẹp và rất nhiều rắc rối lớn sẽ xuất hiện trong các mối quan hệ của bạn.

Còn nếu không bám chấp vào tri kiến của mình, bạn có thể sống với người bạn đó cho dù tốt hay xấu, bởi vì bạn đã nắm được chìa khóa của sự không bám chấp. Nếu không có kỹ năng hay sự hiểu biết thì tốt nhất là không nên quyết đoán hay gắn nhãn mác cho các đối tượng. Bạn không thấu hiểu cái Tôi khởi hiện từ đâu thì làm sao cái Tôi có thể quyết đoán điều này? Nếu cứ quyết đoán thì sự quyết đoán này bắt nguồn từ đâu và đến bằng cách nào? Do đó hai thuật ngữ “sự quyết đoán” hay “sự ngụy tạo”, tôi đang sử dụng là cùng như nhau. Bạn đã ngụy tạo người này là xấu, điều này không tốt chút nào vì nó làm bạn yên chí rằng người đó là xấu thật. Nếu bạn nhận ratuyên bố rằng: “Tôi nghĩ người này là xấu” thì cũng không sao, nhưng bạn đã không nói như vậy. Bởi vì bạn đang ngụy tạo; bạn đã quyết đoán rằng những gì bạn nói là hoàn toàn đúng. Đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến sợ hãi. Thế nên, nó thực sự là một chướng ngại và bạn không nên ngụy tạo bất kỳ một điều gì.

Nếu không ngụy tạo thì chúng ta nên coi tất cả bạn bè, kẻ thù và mọi thứ khác là một phần trong đời sống của mình. Theo tri kiếnkinh nghiệm của tôi thì việc coi tất cả mọi thứ là một phần đời sống của bạn rất quan trọng và hữu ích. Đây là một bài học, một bài pháp vô cùng trọng yếu. Nhưng điều này không có nghĩa là tôi buộc bạn phải theo, tôi chỉ muốn bạn nên tôn trọng bài học đó thông qua hiểu biết chân chính của mình.

Sự hiểu biết đó không phải là sự tôn kính về mặt hình thức, ví như cúi rạp đầu hay những nghi lễ tương tự. Bạn cũng không phải cúi đầu trước kẻ thùthú nhận đây là sự ngụy tạo của bạn. Bạn chỉ cần cư xử một cách chân thành, chỉ phải giữ mối quan hệ kính trọng với họ, rồi tất cả mọi thứ sẽ trôi chảy tự nhiên. Cuộc sống của bạn sẽ tự do, thật tuyệt vời bởi tất cả mọi thứ đều nâng đỡ, chở che cho bạn. Ngay cả kẻ thù cũng sẽ nâng đỡ bạn, giúp bạn có thêm sự hiểu biết trí tuệ, tình thương, lòng từ bi và sự thực hành. Như vậy, bạn sẽ đạt được toàn bộ giáo pháp cứu kính. Tôi gọi đó là giáo pháp cứu kính, không biết người khác có dùng thuật ngữ này hay không, nhưng thực sự Giáo pháp cứu kính rất vĩ đại. Bạn gặp kẻ thùkẻ thù sẽ mang lại cho bạn một giáo pháp hoàn hảo, một bài học ý nghĩa. Bạn gặp một người bạn và tất nhiên người đó cũng mang lại cho bạn một bài pháp tuyệt vời. Dù bạn có phải trải qua bất kỳ điều gì như thời tiết nóng hay lạnh, khó khăn hay thuận lợi… thì tất cả những điều đó đều là trải nghiệm lớn lao, vì chúng sẽ trợ giúp cho bạn thành tựu trí tuệ nội chứng - món quà và mục đích lớn nhất của một kiếp người!

Drukpa Việt Nam

Source: thuvienhoasen

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 2253)
“Đức Phật nói: Như vậy, như vậy, như lời ông nói. Tu Bồ Đề! Nhất thiết chủng trí, chẳng phải là pháp tạo tác, chúng sanh cũng chẳng phải là pháp tạo tác.
(Xem: 3413)
Đức Phật cho rằng, bạn phải quan sát hơi thở như nó đang là-yathabhuta. Nếu hơi thở dài, bạn biết nó dài, nếu hơi thở ngắn, bạn biết nó ngắn.
(Xem: 4093)
Tâm là kinh nghiệm cá nhân, chủ quan về “điều gì” luôn luôn thay đổi, từ khoảnh khắc này đến khoảnh khắc khác.
(Xem: 3862)
“Cánh cửa bất tử đã mở ra cho tất cả những ai muốn nghe”, đây là câu nói của Đức Phật sau khi Ngài giác ngộ.
(Xem: 2806)
Trong các kinh thường ví chân tâm là viên ngọc, như viên ngọc như ý, viên ngọc ma ni, lưới Trời Đế Thích…Bài kệ này chỉ thẳng Viên Ngọc Tâm
(Xem: 3283)
Trong Nguồn thiền, Tổ Khuê Phong Tông Mật nói: “Người ngộ ngã pháp đều không, hiện bày chân lý mà tu là thiền Đại thừa”.
(Xem: 3416)
Trong Kinh Văn Thù quyển hạ có chép: Ngài Văn Thù thưa rằng: “Bạch Đức Thế Tôn, sau khi Đức Thế Tôn nhập Niết bàn thì đệ tử của Ngài phân hóa bộ phái như thế nào?
(Xem: 4467)
Vấn đề Nam tôngBắc tông là một vấn đề tương đối rất cũ – cũ đến hơn một ngàn năm trăm năm kể từ ngày con người có được cái hạnh phúc biết đến giáo pháp của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni.
(Xem: 3793)
Trước những sự kiện diễn ra trong cuộc sống hằng ngày, tôi đã từng ngày đêm thao thức với biết bao câu hỏi “ Tại sao ?”
(Xem: 4667)
Khổ đau và hạnh phúc là nỗi trầm tư hàng đầu trong kiếp nhân sinh. Nhiều người cho rằng hai cảm thọ ấy là do nghiệp quyết định.
(Xem: 3940)
Mất 11 năm khổ công tầm đạo, Đức Phật Thích Ca đã đạt đại giác ngộ sau 49 ngày quyết tâm thiền định dưới cội cây bồ đề.
(Xem: 2937)
Trước những sự kiện diễn ra trong cuộc sống hằng ngày, tôi đã từng ngày đêm thao thức với biết bao câu hỏi “ Tại sao ?”...
(Xem: 3697)
Một người không có trí nhớ, hoặc mất trí nhớ, cuộc đời người ấy sẽ ra sao?
(Xem: 3826)
Chí đạo vốn ở tâm mình. Tâm pháp vốn ở vô trụ. Tâm thể vô trụ, tánh tướng tịch nhiên, chẳng phải có chẳng phải không, chẳng sanh chẳng diệt.
(Xem: 2991)
Trước khi nhập Niết-bàn, đức Phậtdi giáo tối hậu cho các chúng đệ tử: “Pháp và Luật mà Ta đã thuyết và qui định, là Đạo Sư của các ngươi sau khi Ta diệt độ.”
(Xem: 3542)
Phật giáo là một tổ chức cộng đồng (Samasambhaga) ra đời sớm nhất trong lịch sử nhân loại (-5 CN).
(Xem: 4382)
Đức Phật, một nhân vật lịch sử 3000 năm về trước, ra đời tại Bắc Ấn, là bậc giác ngộ toàn triệt, là bậc đạo sư với nghi biểu đặc biệt xuất hiện ở đời.
(Xem: 3649)
Con người sanh ra để hưởng thụ qua lục dục như tài, sắc, danh, thực, thùy (Ngủ nghỉ), .v.v. Con người trải qua một chu kỳ già, bệnh và cuối cùng là chết.
(Xem: 2166)
Nguyên bản: Teachings On The Eight Verses On Training The Mind. Tác giả: Đức Đạt Lai Lạt Ma . Anh dịch: Thupten Jinpa. Chuyển ngữ: Tuệ Uyển
(Xem: 2542)
Phật tánh với thành Phật là hai vấn đề khác nhau, không thể đồng nhất được.
(Xem: 2962)
Kinh Tiểu Duyên (Aggaññasutta) trong tiếng Pali có nghĩa là kinh nói về nguyên nhân hay bài giảng về khởi nguyên các pháp.....
(Xem: 2646)
Đức Phật đã dạy về những sự thật này ngay khi ngài đạt đến Giác Ngộ như một phần của những gì được biết như Chuyển Pháp Luân Lần Thứ Nhất.
(Xem: 4534)
“Thiên đường có lối sao chẳng đi Địa ngục không cửa dấn thân vào”
(Xem: 4861)
Khổ đau và hạnh phúc là nỗi trầm tư hàng đầu trong kiếp nhân sinh. Nhiều người cho rằng hai cảm thọ ấy là do nghiệp quyết định.
(Xem: 2776)
Kính lễ đạo sư và đấng bảo hộ của chúng con, Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát! Sự thông tuệ của ngài chiếu soi như mặt trời, không bị che mờ bởi vọng tưởng hay dấu vết của si mê,
(Xem: 5127)
Kinh Đại Thừa Diệu Pháp Liên Hoa, đã được chính Đức Thế Tôn tuyên dương là Bổn Kinh Thượng Thừa, bao gồm
(Xem: 2783)
Trong phẩm Ứng Tận Hoàn Nguyên kinh Đại Bát Niết Bàn, nói về sự nhập Niết bàn của Đức Phật.
(Xem: 3195)
Trong số các vị Tổ sư của Thiền phái Vô Ngôn Thông, Viên Chiếu được xem là vị Thiền sư danh tiếng, lỗi lạc bậc nhất.
(Xem: 4310)
Nguyên tử giải phóng trở thành nguyên tử năng là đánh dấu thời đại đại phát minh của nhân loại. Là họa hay là phước tạm thời không bàn luận đến.
(Xem: 4853)
Luân hồinhân quả là hai sự kiện tương quan. Bởi chúng sanh còn nghiệp trái của nhân quả thiện ác nên mới bị luân hồi.
(Xem: 4599)
“Tướng” là cái gì? “Tướng” chính là tướng trạng của sự vật biểu hiện nơi ngoài và tưởng tượng ở nơi trong tâm chúng ta.
(Xem: 3160)
Kính Pháp Sư Hiền Đức, tôi là một tu sĩ đạo hiệu Thích Thắng Hoan có vài lời tâm niệm gởi đến Pháp Sư, một hôm tôi đến chùa...
(Xem: 4488)
Một trong những Pháp sư được tôn vinh nhất trong lịch sử châu Á, Ngài Huyền Trang – một nhà sư, học giả, dịch giả nổi tiếng...
(Xem: 4211)
Một trong những Pháp sư được tôn vinh nhất trong lịch sử châu Á, Ngài Huyền Trang – một nhà sư, học giả, dịch giả nổi tiếng...
(Xem: 6069)
Mùa xuân là dịp để trở về, dừng bước chân hoằng hóa để quán chiếu mọi nhân duyên giữa đời.
(Xem: 3454)
Bản Pháp văn mà tôi giới thiệu ở đây, không phải là toàn văn được in trên giấy, mà chỉ là một phần gọn nhẹ và cô đọng, cắt bớt những giới luật khá khắt khe khó tiếp cận với người Tây phương, nên giản dị và dễ đi vào lòng người.
(Xem: 3953)
Trước đây rất lâu từ những năm 1930, người ta đã chất vấn, phê phán rằng những người theo Phật giáo không biết làm giàu.
(Xem: 5935)
Trong không gian mênh mông của vườn kinh điển Đại Thừa, Diệu Pháp Liên Hoa là đoá hoa vi diệu nhất mà chính Đức Thế Tôn đã ca ngợi
(Xem: 5345)
Trong cuộc sống, nếu một người mất đi niềm tin sẽ trở nên vị kỷ, bất cần và gặt hái khổ đau, dễ dàng bị tác động vào những...
(Xem: 3964)
Đức Phật đã dạy: "Nhất thiết chúng sanh giai hữu Phật tánh." Tất cả mọi loài, ai cũng có cái tánh làm Phật. Mình hiểu lời Phật dạy một cách nôn na như vậy.
(Xem: 32565)
Các chuyên gia đã từng nói cơ năng não bộ của con người so với máy vi tính phức tạp nhất trên thế giới lại càng phức tạp hơn.
(Xem: 3116)
Ngày nay, vấn đề kỳ thị chủng tộc, giai cấp, giới tính được con người quan tâmtranh đấu quyết liệt hơn bao giờ hết.
(Xem: 4084)
Phật tánhthực tại tối hậu của chúng sanh và các bậc giác ngộ. Kinh Đại Bát Niết Bàn đã dùng nhiều từ để chỉ Phật tánh này
(Xem: 4671)
Kinh Biệt Giải Thoát Giới - tên gọi khác của Kinh Tư Lượng (Anumāna Sutta) - là bài kinh thứ mười lăm trong Majjhima Nikāya
(Xem: 2998)
Trong suốt hai ngàn năm lịch sử, đạo Phật luôn luôn có mặt trong lòng dân tộc Việt Nam khắp nẻo đường đất nước và gắn bó với dân tộc Việt Nam trong mọi thăng trầm vinh nhục.
(Xem: 3738)
Có nhiều bài kệ rất hay khi xướng lên hay khi tán tụng; hoặc giả khi mạn đàm Phật Pháp; nhưng cũng có lắm bài kệ...
(Xem: 3473)
Từ nhỏ, lúc mới vào chùa khi 15 tuổi của năm 1964 và năm nay 2020 cũng đã trên 70 tuổi đời và hơn 55 năm sống trong Thiền Môn
(Xem: 6470)
Duy Thức Học được gọi là môn triết họcmôn học này nhằm khai triển tận cùng nguyên lý của vạn hữu vũ trụ nhân sanh mà vạn hữu vũ trụ nhân sanh...
(Xem: 2716)
Vấn đề thế giới địa ngụcvấn đề rất nhiều nghi vấn, những người theo đạo Phật thì tin có thế giới địa ngục, những người không theo đạo Phật thì không tin có thế giới địa ngục và có một hạng người thì nửa tin nửa ngờ.
(Xem: 3174)
Vấn đề tụng niệm một số người không nắm được giá trịnghĩa lý của nó nên có thái độ khinh thường, xem nhẹ, không quan tâm, không chú trọng cho việc làm này...
(Xem: 4472)
Phật tại thế thời ngã trầm luân, Kim đắc nhân thân Phật diệt độ, Áo não tự thân đa nghiệp chướng, Bất kiến Như Lai kim sắc thân.
(Xem: 3368)
Có những bài tán nghe qua là hiểu liền nội dung; nhưng cũng có những bài tán rất khó hiểu, không biết lý do vì sao? Trong đó có bài tán “Chiên Đàn” là một.
(Xem: 7221)
“Thừa Tự”, theo quan niệm phong kiến xưa, có nghĩa là thọ hưởng của “hương hỏa” với trách nhiệm nối dõi việc thờ cúng Tổ tiên.
(Xem: 4410)
Nhà nghiên cứu phật học K.SCHMIDT1 đã có lần nêu lên những điểm tương đồng giữa tri thức luận của Kant và của Phật học,
(Xem: 4457)
Theo đức Phật, vũ trụ không có khởi nguyên, không có tận cùng và khoảng không vũ trụ vốn vô tận, gồm vô số thế giới như cát sông Hằng (Gangânadivâlukopama).
(Xem: 7123)
Phàm tất cả vạn pháp, vạn hữu trong vũ trụ được sanh ra và có mặt trên thế gian này đều có nguyên nhân, nguyên do đầu mối của nó.
(Xem: 2890)
Chữ khám phá ở đây rất chính xác. Không có sự truyền giáo của đạo Phật đến người Tây phương. Và, tuy người Âu châu khám phá đạo Phật rất trễ, nhưng đó là sự khám phá vô cùng lý thú.
(Xem: 12003)
“Nói Thiền tông Việt Nam là nói Phật giáo Việt Nam. Và những bậc cao Tăng làm sáng cho Phật giáo, làm lợi ích cho dân tộc từ thế kỷ thứ 6 mãi đến nay đều là các Thiền sư.”
(Xem: 3884)
“Nguyên nhân hình thành Phật giáo Đại Thừa” là một đề tài có phạm trù không rộng lắm, nên ít có người khảo sát và nguồn tư liệu về nó cũng rất hạn chế.
(Xem: 3708)
Những gợi ý dưới đây có thể giúp chúng ta lĩnh hội được ý nghĩa thâm sâu, khó hiểu của kinh một cách hiệu quả, đồng thời giữ gìn sự trung thực với nội dung của ý kinh.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant