- 1. Mở đầu
- 2. Đạo đức Phật giáo
- 3. Đạo Phật và nền văn hoá Việt Nam
- 4. Đạo Phật thiết thực và hiện tại
- 5. Tiến trình giải thoát của Đức Phật khi ngài thành đạo
- 6. Tiến trình tu tập đưa đến giải thoát, không tranh chấp
- 7. Khất thực thanh tịnh hay an trú không tánh
- 8. Sống đạo đức là trách nhiệm của mỗi chúng ta
- 9. Kinh nghiệm tu tập của Đức Phật qua Kinh Thánh Cầu
- 10. Giá trị hạnh phúc qua Đại Kinh Ví dụ lõi cây
- 11. Tiếng rống con sư tử
- 12. Kinh nghiệm giác ngộ giải thoát của Đức Phật phát xuất từ các suy tầm
- 13. Một môi trường giáo dục tốt phải được khởi nguồn xây dựng bởi những người có ý thức và trách nhiệm
- 14. Ông Cấp Cô Độc trả lời các câu hỏi về các ý kiến của ngoại đạo
- 15. Pháp trí
- 16. Ý nghĩa Lễ Vu Lan
- 17. Chữ hiếu trong Kinh tạng Pali
- 18. Chữ hiếu trong Kinh tạng Hán văn
- 19. Thừa tự Pháp
- 20. Đại Kinh Ví dụ lõi cây
- 21. Năm hạ phần kiết sử hay Đại Kinh Malunkyaputta
- 22. Năm uẩn trong Kinh Xà dụ
- 23. Kinh Sáu Sáu
- 24. Kinh Tống thuyết và Biệt thuyết
- 25. Kinh Bánh mật
- 26. Kinh Đa giới
- 27. Kinh Ví dụ tấm vải
- 28. Một nếp sống an lành
- 29. Kinh Điềm lành tối thượng
28. MỘT NẾP SỐNG AN LÀNH
Đây là bài học kinh nói lên một đề tài quán tưởng, đức Phật dạy cho các đệ tử đầu tay của Ngài, một thời Thế Tôn trú ở Savatthi (Xá-vệ), tại Jetavana (Kỳ-đà-lâm), giảng đường Ông Anathapindika (Cấp Cô Độc), Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo và nói Ngài sẽ thuyết giảng Tổng thuyết và Biệt thuyết của bài kệ tên là "Kinh Một Nếp Sống An Lành". Chữ Pàli là Bhaddekaratta, Bhaddeke có thể dịch là hiền, là an lành, Ðây là một bài kệ đem lại sự an lành cho người quán. Trước hết, là Tổng thuyết bài kệ:
"Quá
khứ không truy tìm.
Tương
lai không ước vọng.
Quá
khứ đã đoạn tận,
Tương
lai lại chưa đến.
Chỉ
có pháp hiện tại,
Tuệ
quán chính ở đây,
Không
động, không rung chuyển.
Biết
vậy nên tu tập.
Hôm
nay, nhiệt tâm làm,
Ai
biết chết ngày mai.
Không
ai điều đình được,
Với
đại quân thần chết.
Trú
như vậy nhiệt tâm,
Đêm
ngày không mệt mỏi,
Xứng
gọi nhất dạ hiền
Bậc
an tịnh trầm lặng".
Tiếp đến là phần Biệt thuyết.
"Thế nào là vị Tỷ-kheo truy tìm quá khứ? Vị Tỷ-kheo nghĩ "Như vậy là Sắc của tôi trong quá khứ" và truy tìm sự hân hoan trong ấy. "Như vậy là Thọ của tôi trong quá khứ" và truy tầm sự hân hoan trong ấy. "Như vậy là Tưởng của tôi trong quá khứ: " và truy tìm sự hân hoan trong ấy. "Như vậy là Hành của tôi trong quá khứ" và truy tìm sự hân hoan trong ấy. "Như vậy là Thức của tôi trong quá khư" và truy tìm hân hoan trong ấy. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là sự truy tìm quá khứ. "
"Và này, các Tỷ-kheo, thế nào là không truy tìm quá khứ?" Vị ấy nghĩ: "Như vậy là Sắc của tôi trong quá khứ", và không truy tìm sự hân hoan trong ấy. "Như vậy là Thọ của tôi trong quá khứ", và không truy tìm sự hân hoan ấy. "Như vậy là Tưởng của tôi trong quá khứ", và không truy tìm sự hân hoan trong ấy. "Như vậy là Hành của tôi trong quá khứ", và không truy tìm sự hân hoan trong ấy. "Như vậy là Thức của tôi trong quá khứ", và không truy tìm sự hân hoan trong ấy, như vậy này các Tỷ-kheo, là không truy tìm quá khứ".
"Và này các Tỷ-kheo, thế nào là ước vọng tương lai?". Vị ấy nghĩ: "Mong rằng như vậy sẽ là Sắc của tôi trong tương lai", và truy tìm sự hân hoan trong ấy. "Mong rằng như vậy sẽ la Thọ của tôi trong tương lai", và truy tìm hân hoan trong ấy. "Mong rằng như vậy sẽ là Tưởng của tôi trong tương lai" và truy tìm sự hân hoan trong ấy. "Mong rằng như vậy sẽ là Hành của tôi trong tương lai", và truy tìm sự hân hoan trong ấy. "Mong rằng như vậy sẽ là Thức của tôi trong tương lai", và truy tìm sự hân hoan trong ấy. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là ước vọng tương lai. "
"Và này các Tỷ-kheo, thế nào là không ước vọng trong tương lai". Vị ấy nghĩ: "Mong rằng như vậy sẽ là Sắc của tôi trong tương lai", và không truy tìm hân hoan trong ấy. "Mong rằng như vậy sẽ là Thọ của tôi trong tương lai", và không truy tìm hân hoan trong ấy. "Mong rằng như vậy sẽ là Tưởng của tôi trong tương lai", và không truy tìm hân hoan trong ấy. "Mong rằng như vậy sẽ là Hành của tôi trong tương lai", và không truy tìm hân hoan trong ấy. "Mong rằng như vậy, sẽ là Thức của tôi trong tương lai", và không truy tìm hân hoan trong ấy. Như vậy này các Tỷ-kheo là không ước vọng trong tương lai".
"Và này các Tỷ-kheo, thế nào là bị lôi cuốn trong các pháp hiện tại? Ở đây, này các Tỷ-kheo có kẻ vô văn phàm phu, không đi đến các bậc Thánh, không thuần thục pháp các bậc Thánh, không tu tập pháp các bậc Thánh; không đi đến các bậc Chân nhân, không thuần thục pháp các bậc Chân nhân, không tu tập pháp các bậc Chân nhân. Vị nầy quán sắc là tự ngã, hay quán tự ngã là có sắc, hay quán sắc trong tự ngã, hay quán tự ngã là trong sắc; quán thọ là tự ngã, hay quán tự ngã là có thọ, hay quán thọ là trong tự ngã, hay quán tự ngã là trong thọ; quán tưởng là tự ngã, hay quán tự ngã là có tưởng, hay quán tưởng là trong tự ngã, hay quán tự ngã là trong tưởng; quán hành là tự ngã, hay quán tự ngã là có hành, hay quán hành là trong tự ngã, hay quán tự ngã là trong hành; quán thức là tự ngã, hay quán tự ngã là có thức, hay là quán thức trong tự ngã, hay quán tự ngã là trong thức. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là bị lôi cuốn trong các pháp hiện tại. "
"Và này các Tỷ-kheo, thế nào là không bị lôi cuốn trong các pháp hiện tại? Ở đây, này các Tỷ-kheo, có vị đa văn Thánh đệ tử, đi đến các bậc Thánh, thuần thục pháp các bậc Thánh, tu tập pháp các bậc Thánh, đi đến các bậc Chân nhân, thuần thục pháp các bậc Chân nhân. Vị này không quán sắc là tự ngã, không quán tự ngã là có sắc, không quán sắc trong tự ngã, không quán tự ngã trong sắc; không quán thọ... không quán tưởng... không quán hành... không quán thức là tự ngã, không quán tự ngã là có thức, không quán thức trong tự ngã, không quán tự ngã trong thức. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là không bị lôi cuốn trong các pháp hiện tại".
"Quá
khứ trong truy tìm
Tương
lai không ước vọng.
Quá
khứ đã đoạn tận,
Tương
lai lại chưa đến.
Chỉ
có pháp hiện tại,
Tuệ
quán chính ở đây,
Không
động, không rung chuyển.
Biết
vậy nên tu tập.
Hôm
nay, nhiệt tâm làm,
Ai
biết chết ngày mai,
Không
ai điều đình được,
Với
đại quân thần chết.
Trú
như vậy nhiệt tâm,
Đêm
ngày không mệt mỏi,
Xứng
gọi nhất dạ hiền,
Bậc
an tịnh trầm lặng".
Khi Ta nói: "Này các Tỷ-kheo, Ta sẽ giảm cho các thầy Tổng thuyết và Biệt thuyết", chính duyên ở đây mà nói như vậy
(Kinh
Nhất dạ hiền giả, Trung Bộ II, 131).