Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới
Bài Mới Nhất

06. Ưu-bà-cúc-đa, một chuyện cổ tích, một bài thơ và một vở kịch

06 Tháng Bảy 201200:00(Xem: 14451)
06. Ưu-bà-cúc-đa, một chuyện cổ tích, một bài thơ và một vở kịch
TRÍ TUỆ TRONG PHẬT GIÁO
Hoang Phong

PHẦN I

CÁC BÀI VIẾT CỦA HOANG PHONG


ƯU BÀ CÚC ĐA
MỘT CHUYỆN CỔ TÍCH, MỘT BÀI THƠ VÀ MỘT VỞ KỊCH


Ưu-bà-cúc-đa (Upagupta) là một vị đại sư Phật giáo. Phái Bắc tông xem ông là vị tổ thứ tư của Thiền tông Ấn độ, còn Nam tông thì lại xem ông là một vị La-hán. Người ta tìm thấy những tư tưởng mang tính cách thiền học rất sâu sắc của ông trong rất nhiều giai thoại ghi chép trong kinh sách, tuy nhiên tên của ông cũng thấy xuất hiện trong các câu chuyện dân gian, kể cả những tác phẩm văn chương và nghệ thuật. Trong bài viết này ta thử chọn ba «tác phẩm» điển hình nói đến ông để trình bày dưới đây : thứ nhất là một câu chuyện cổ tích Ấn độ, thứ hai là một bài thơ của một đại văn hào và sau hết là một vở kịch. Những tác phẩm này được chọn trong mục đích làm một thí dụ điển hình giúp chúng ta suy tư và mở rộng một tầm nhìn về Phật giáo nói chung.

1- Một câu chuyện cổ tích

Vào thời Đức Phật còn tại thế, tại thành Mathura có một vũ nữ tên là Vasavadatta, sắc đẹp tuyệt vời và tài nghệ thì không ai bì kịp. Nói đến Vasavadatta thì cả thành phố ai cũng biết. Nhan sắc và tài múa hát của nàng đã khiến bao nhiêu người say mê, tuy nhiên nàng vẫn chưa tìm được một người đàn ông nào tâm đầu ý hợp.

Một buổi chiều nọ, khi ngồi bên cửa sổ nàng bỗng giật mình và bàng hoàng khi nhìn thấy một nhà sư trẻ tuổi đi ngang. Nhà sư này tên là Ưu-bà-cúc-đa và là một đệ tử rất nhiệt thành của Đức Phật. Vasavadatta cảm thấy mình như bị một tiếng sét ngang đầu. Nàng vội bảo người hầu gái chạy ra đường và mời nhà sư vào nhà.

Người hầu chạy ra gặp nhà sư và thưa rằng «Thưa Thầy, phu nhân của con là Vasavadatta mong ước được mời Thầy ghé vào nhà để được hầu tiếp». Nhà sư ôn tồn trả lời : «Không thể được, bây giờ chưa phải lúc, tuy nhiên tôi sẽ ghé thăm khi nào đúng lúc».

Vasavadatta cho rằng nhà sư bối rối vì ghé thăm mà không có quà cáp gì cả, vì thói thường giới quý pháigiàu có thay phiên nhau đến tìm nàng và mang theo rất nhiều vàng và nữ trang để làm quà. Nghĩ thế nàng lại bảo người tớ gái chạy theo vị sư và bảo rằng nàng chỉ cần ông ghé thăm mà không cần phải có quà cáp gì cả. Lần này thì nhà sư vẫn trả lời thật nhã nhặn nhưng kiên quyết hơn : «Không, không thể nào được. Chưa phải lúc để tôi đến thăm Vasavadatta».

Vô cùng thất vọng và buồn khổ, nàng vũ nữ không còn lòng nào để nhảy múa nữa. Dân chúng xôn xao cả lên, và nhóm quý tộc thì tự hỏi : «Việc gì đã xảy ra như thế? Tại sao nàng bỗng dưng có vẻ đau buồn?». Riêng chỉ có người tớ gái là hiểu được nguyên do của nỗi khổ đau thầm kín đó và tìm cách giúp cho Vasavadatta khuây khỏa bằng cách khuyên cô ta hãy đi xem các tác phẩm của một nhà điêu khắc trẻ tuổi nổi tiếng nhất của thành phố Mathura. 

Vasavadatta tỏ ra rất thích các bức tượng và nhà điêu khắc thì cũng kín đáo để ý đến sắc đẹp tuyệt vời của nàng. Vasavadatta bất chợt tìm thấy một bức tượng rất hợp ý bèn cất tiếng gọi nhà điêu khắc. Tiếng gọi của nàng làm đứt đoạn dòng tư tưởng miên man của nhà điêu khắc : «Bức tượng này quả thật là đẹp. Giá bán thế nào? Tôi rất muốn mua bức tượng này?». Nhà điêu khắc trẻ tuổi đáp lại rằng: «Đắt lắm đấy». Vasavadatta trả lời một cách tự phụ: «Dù đắt mấy tôi cũng mua». «Bức tượng sẽ thuộc về cô, nếu cô đồng ý múa hát trở lại». Vasavadatta tỏ vẻ do dự. Nhà điêu khắc liền nói : «Thế là cô muốn nuốt lời hay sao? Cô đã đồng ý với bất cứ giá nào kia mà». Vasavadatta buộc lòng phải giữ lời và sau đó đã múa hát trở lại. Mỗi lần trình diễn là khán giả nhiệt liệt vỗ tay tán thưởng, tuy nhiên trong lòng thì Vasavadatta vẫn ray rứt và đau buồn. Nàng vẫn thắc mắc «Tại sao Ưu-bà-cúc-đa lánh xa nàng, trong khi hàng ngàn người chạy theo và chỉ muốn được nhìn thấy dung nhan của nàng mà thôi?».
 Nhà điêu khắc ngày càng chú ý đến Vasavadatta nhiều hơn và yêu cầu nàng làm người mẫu để ông tạc tượng. Khi nhìn thấy nhà điêu khắc hăng say làm việc, nàng bèn cất lời : «Nghệ thuật khiêu vũ của tôi rồi đây cũng sẽ chết theo tôi, nhưng tài nghệ của ông sẽ lưu lại với thời gianvượt qua những thế kỷ lâu dài». Nhà điêu khắc đáp lời: «Tôi hết sức sung sướng thấy tài năng của tôi đã mang lại sự khuây khỏa cho cô».

Tuy nhiên chỉ được vài hôm sau thì bỗng nhiên nhà điêu hắc trẻ tuổi biến mất mà không ai tìm thấy ông đâu cả. Vasavadatta và người hầu gái rất thắc mắc và lo âu, nghĩ rằng nhà điêu khắc đã rời thành phố đi đâu đó. Thật hết sức bất ngờ là sau đó người ta lại tìm được xác của nhà điêu khắc không xa ngôi nhà của Vasavadatta.

Nhiều người cho biết ba ngày trước đó họ có trông thấy nhà điêu khắc trẻ tuổi đến nhà Vasavadatta. Thật sự ra thì những người từng đeo đuổi Vasadatta từ trước đã ghen tức và giết nhà điêu khắc trẻ tuổi rồi vùi xác cạnh nhà Vavasadatta để vu oan. 

Nhà vua cho đòi Vasavadatta đến để tra hỏi nhưng vì bị chấn động quá sức, nàng không nói được một lời bào chữa nào cho hợp lý. Nhà vua bèn ra lệnh tịch thu hết tài sản và đuổi nàng ra khỏi thành phố Mathura. Dân chúng đổ xô chạy theo để ném đá vào nàng. Thương tích và máu me đầy người, Vasavadatta trốn vào một nơi hỏa táng người chết và có người hầu gái trốn theo để lo chăm sóc cho nàng. Những người đi đường khi trông thấy thì tìm đá để ném và nguyền rủa nàng : «Đáng kiếp cho một người hung ác».

Một hôm nhà sư Ưu-bà-cúc-đa đi ngang và chợt nhận ra Vasavadatta. Nàng đồng thời cũng nhận ra nhà sư ngày trước và vội bảo người hầu gái lấy quần áo quấn lên người và che cả mặt mày. Ưu-bà-cúc-đa ôn tồn nói: «Này cô Vasavadatta, hôm nay tôi đã đến với cô đúng với sự mong ước của cô trước kia». Nàng đáp lại: «Thưa thầy, Trước đây thầy xô bỏ tôi trong khi tất cả mọi người ngưỡng mộ tôi. Vậy lý do nào đã khiến Thầy lại đến với tôi hôm nay khi tôi không còn gì cả, ngoài đống thịt hôi thối và lở loét này». Ưu-bà-cúc-đa nở một nụ cười tràn đầy từ biđáp lại rằng : «Ngày đó cô đâu có cần đến tôi như hôm nay. Cô nên theo tôi về chùa để tôi chạy chữa những vết thương cho cô».

Sau một thời gian tá túc tại chùa, những vết thương trên người và trên mặt của Vasavadatta đã lành nhưng sắc đẹp thì không còn nữa, vì thế nàng buồn khổ vô cùng. Thấy thế Ưu-bà-cúc-đa an ủi : «Này Vasavadatta, cô buồn khổ vì sắc đẹp đã mất, tuy nhiên dù muốn hay không thì nó cũng sẽ mất khi tuổi trẻ không còn nữa. Và chính lúc này là lúc mà cô có thể tìm thấy một sắc đẹp khác thanh cao hơn, và chính cái sắc đẹp đó đang hiện hữu trong lòng cô. Hãy theo tôi đi nghe Đức Phật thuyết giảng, những lời của Ngài sẽ giúp cô tìm thấy an vui và hạnh phúc».

Vasavadatta có ý tò mò và đi theo Ưu-bà-cúc-đa để nghe Đức Phật giảng xem sao. Hôm ấy Đức Phật giảng rằng : «Các con không thể nào bảo cái thân xác là của các con. Khi nó đã bị ném đi thì chỉ làm mồi cho đàn kên kên mà thôi. Hãy thắp lên một ngọn nến trong lòng các con, các con sẽ tìm thấy an bình đích thực...». Vasavadatta nghĩ đến ý nghĩa của câu nói ấy trong đầu và yên lặng nhẩm đi nhẩm lại: «Hãy thắp lên ngọn nến trong lòng, an vui sẽ hiện ra...». 

Khi Đức Phật dứt lời, Vasavadatta chạy đến và phủ phục dưới chân Đức Phật để xin được cứu độ. Đức Phật cúi xuống đặt tay lên đầu Vasavadatta và nói với nàng rằng: «Ta mong con tìm thấy sự an bình».

 Lời bàn :

Câu chuyện trên đây được thoát dịch từ một câu chuyện cổ tích của Ấn độ, do Kanai L. Mukherjee sưu tập. Sở dĩ gọi là thoát dịch vì có một vài chữ và vài câu đã được thay đổi đôi chút. Chẳng hạn như trong câu chuyện do tác giả kể thì Đức Phật giảng rằng: «Các con hãy đốt lên ngọn lửa trong các con...». Câu ấy không có nghĩa gì cả đối với Phật giáo, vì ngọn lửa là một khái niệm đặc thù của Ấn giáo dùng lửa để tẩy uế và tinh khiết hóa. Vì thế trong phần chuyển ngữ, người dịch đã mạn phép được đổi lại là thắp lên một ngọn nến, hay cũng có thể dịch là thắp lên một nén hương, cho có vẻ Phật giáo hơn.

Về địa danh thì thành phố Mathura (còn gọi là Madhura) ở vào vị trí đông nam của thủ đô New Dheli ngày nay, nằm trên trục lộ dẫn từ New Dheli đến Agra, và thị trấn Mathura thì cũng không cách xa Agra bao nhiêu, nơi tọa lạc của một kiến trúc nổi tiếng nhất Ấn độ là lăng tẩm Taj Mahal. Thành phố Mathura nằm bên bờ sông Yamuna là nơi sinh của thần Khrisna và theo truyền thuyết thì Đức Phật cũng có đi ngang nơi này.

Về nhân vật thì có nhiều điều cần phải minh chứng hơn. Trong câu chuyện cổ tích thì Ưu-bà-cúc-đa là đệ tử trực tiếp của Đức Phật. Điều này hoàn toàn sai vì theo các tư liệu và kinh sách thì Ưu-bà-cúc-đa là tổ thứ tư của Thiền tông, sau Ma-ha-ca-diếp, A-nan và Thương-na Hòa-tu. Dù sao thì ông cũng là một nhân vật lịch sử và nhiều tư liệu thì cho rằng ông là một trong những vị thầy của hoàng đế A-dục đã khuyên ông đi hành hương những thánh địa của Phật giáo. Theo một vài tư liệu tiếng Hán thì ông sinh một trăm năm sau khi Đức Phật tịch diệt. Vì thế Ưu-bà-cúc-đa không phải là một đệ tử trực tiếp của Đức Phật. Nhân vật Vasavadatta thì nhất định là một sự tạo dựng. Tóm lại câu chuyện chỉ mượn tên của một nhân vật lịch sử Phật giáo để khoác lên một cái vẻ đích thực cho câu chuyện mà thôi.

Về phần nội dung thì câu chuyện nêu lên nhiều tình tiết éo le, oan trái, một tình yêu đam mê, những cảnh thương tâm..., những tình tiết ấy có thể làm cho những người nhậy cảm rơi nước mắt. Kỹ thuật và tình tiết tương tợ thường được khai thác trong các câu chuyện cổ tích, các vở hát chèo, cải lương v.v. Tuy nhiên câu chuyện đã đạt được mục đích sâu xachính yếu của nó, tức là trình bày một cách cụ thể khái niệm vô thường trong Phật giáo bằng những tình tiết hàm chứa nhiều xúc cảm có thể đi sâu vào lòng người nghe, khơi động sự thương cảm của họ.

Câu chuyện cổ tích trên đây cũng đã gợi ý và làm đề tài cho một bài thơ của một thi hào lừng danh sau đây. Vậy ta hãy xem bài thơ ấy ra sao.

2- Một bài thơ của Rabindranath Tagore

Bài thơ này được trích ra từ một tập thơ do chính Rabindranath Tagore tự tay tuyển chọn và chuyển ngữ ra tiếng Anh. Rabindranath Tagore (1861-1941), là một nhà văn, nhà soạn nhạc, soan kịch và nhất là một thi hào có thể nói là lớn nhất của nước Ấn. Thơ của ông viết bằng tiếng mẹ đẻ là Bengali và thuộc loại thơ mới, còn gọi là thơ tự do. Ông đoạt giải Nobel văn chương vào năm 1913. Bài thơ được lược dịch như sau :

Ưu-bà-cúc-đa

Ưu-bà-cúc-đa, người đệ tử của Đức Phật
nằm ngủ dưới chân tường thành Mathura.
Nhà nhà đóng cửa, không một ngọn đèn đêm.
Chẳng một vì sao, 
ảm đạm mây đen che kín khung trời tháng tám.
Một người đi ngang suýt dẫm lên ngực nhà tu hành khổ hạnh
chiếc vòng kiềng ở cổ chân bật lên rộn rã tiếng leng keng.
Giật mình người tu hành thức giấc
ánh sáng từ chiếc đèn dầu trên tay một người thiếu nữ
hắt vào đôi mắt sẵn sàng tha thứ của ông.
Hóa ra là một vũ nữ, 
trang sức trên người lấp lánh như những vì sao đêm,
Khoác chiếc áo xanh màu nhạt, ngây ngất tuổi xuân thì.
Người thiếu nữ hạ thấp chiếc đèn, bỗng trông thấy một gương mặt thật trẻ, 
nghiêm trangthanh tú.
Người thiếu nữ cất lời: “Thưa vị tu hành trẻ tuổi, xin thứ lỗi cho tôi”
 “Và xin được mời về nhà tôi nghỉ đêm. Mặt đất đầy bụi bặm đâu có phải là giường”
Người tu hành trẻ tuổi đáp lại : “Này cô, xin cô cứ bước theo con đường của cô,
tôi sẽ đến thăm cô khi thời gian đã chín”.
Bất chợt một tia chớp giữa đêm đen, 
chiếu sáng những chiếc răng trắng toát của người tu hành.
Một cơn dông nổi lên gầm thét một góc trời,
Người thiếu nữ rùng mình cảm thấy một nỗi lo sợ vu vơ.
Thế rồi chưa đầy một năm sau.
Vào một đêm xuân, giữa những ngày tháng tư,
cây cỏ hai bên đường nở hoa,
Xa xa tiếng sáo vui tươi, lướt trong gió xuân ấm áp.
Dân chúng kéo nhau vào rừng làm lễ hội mùa xuân.
Giữa bầu trời cao, con trăng tròn rọi xuống,
những chiếc bóng đêm trong thành phố im lìm.
Người tu hành trẻ tuổi bước đi trên con phố quạnh hiu,
Trên đầu, trong những cành xoài, vài con chim gáy,
cất lên những tiếng than vãn khôn nguôi.
Bước ra khỏi cổng thành phố, 
Ưu-bà-cúc-đa dừng lại ở chân bờ tường thành,
Cạnh chân ông trên mặt đất,
có một người đàn bà đang nằm,
trong bóng tối của một khóm cây xoài.
Toàn thân người thiếu phụ, bịnh đậu mùa hoành hành,
lốm đốm những vết thương lở loét.
E sợ bịnh truyền nhiễm tác hại
người ta vội vã đem vứt người thiếu phụ ra bên ngoài thành phố.
Người tu hành nâng đầu thiếu phụ đặt lên đầu gối mình,
Lấy nước thấm lên môi, 
và lấy dầu đàn hương xoa cho người thiếu phụ.
Người thiếu phụ gượng hỏi : “Vị từ bi ơi, ngài là ai thế?”
Vị tu hành đáp lại: “Thế đó, thời gian đã chín rồi để tôi đến thăm cô,
và tôi đang ở bên cạnh cô đây”.

Lời bàn:

Trong đêm tối, một thiếu nữ trẻ đẹp suýt dẫm lên ngực một người tu hành nằm ngủ trên mặt đất bên cạnh một bờ tường thành. Hai người gặp nhau trong một đêm tối trời, người thiếu nữ trang sức lấp lánh hạ thấp ngọn đèn dầu và nhìn thấy một gương mặt thật đẹp và trang nghiêm. Nhà tu khổ hạnh tuy không đèn nhưng ngọn đuốc trí tuệ đã giúp cho ông nhìn thấy những gì sẽ xảy ra cho người thiếu nữ. Giông bão bỗng vụt nổi lên ở góc trời và một tia chớp chiếu sáng những chiếc răng của ông..., đấy là những hình ảnh tượng trưng cho những điều tiên đoán không tốt lành đối với tương lai của người thiếu nữ. Người thiếu nữ run sợcảm thấy lo âu.

Thi hào Rabindranath Tagore không mượn lại bất cứ một diễn biến nào trong câu chuyện cổ tích mà ông chỉ tạo ra cho bài thơ của ông những hình ảnh thật mạnh và thật tương phản để diễn tả. Một đêm đen giông bão tượng trưng cho vô minh, tương phản với một đêm trăng sáng giữa mùa xuân tượng trưng cho giác ngộ. Hình ảnh một vũ nữ lộng lẫy hạ thấp một ngọn đèn, trên người thì nữ trang lấp lánh như những vì sao đêm, tương phản với hình ảnh một người thiếu phụ nằm trên mặt đất toàn thân lốm đốm những mụn đen lở loét của bệnh đậu mùa... Hai cuộc gặp gỡ tượng trưng cho hai giai đoạn đổi thay trong sự sống và những biến động của thời gianđồng thời cũng đảo ngược vai trò của hai nhân vật chính trong câu chuyện. Trong lần gặp gỡ đầu tiên người thiếu nữ suýt đạp lên ngực nhà sư, trong lần gặp gỡ thứ hai người thiếu nữ nằm trên đất bên cạnh chân của người tu hành

Người thiếu nữ ân cần mời Ưu-bà-cúc-đa vể nhà, nhưng ông lại khuyên người thiếu nữ hãy cứ bước theo con đường của mình. Mặc dù nhìn thấy những gì sẽ xảy ra sau này cho người con gái nhưng ông không thể làm gì khác hơn, vì không thể nào khuyên một người thiếu nữ tuyệt đẹp, nổi danhgiàu sang hãy từ bỏ tất cả để bước theo con đường khổ hạnh như ông. Phật giáo không ép buộc hay khuyến dụ ai cả « hi thời gian chưa chín» có nghĩa là khi cơ duyên chưa hội đủ.

Giữa đêm xuân rạng rỡ, một mình Ưu-bà-cúc-đa bước đi trong một thành phố quạnh hiu, vì tất cả mọi người đang mải mê chạy theo những vui chơi phù phiếm. Trong hai bối cảnh thời giankhông gian chỉ có một nhà sư là không thay đổi, vẫn bước đi theo con đường của mình đã chọn, đơn độc và khắc khổ. Tuy nhiên con đường đó trong sáng như một vầng trăng tròn và thảnh thơi như đang đi giữa một thành phố không người. 

Thế rồi «thời gian đã chín» trong một đêm trăng sáng, tương tợ như một đêm rằm mà trước kia Đức Phật đã đạt được Giác ngộ, và cái thời gian đó không phải chín với ông mà với người thiếu nữ. Trong lần đầu gặp gỡ, người thiếu nữ hạ thấp ngọn đèn và nhìn thấy một gương mặt tuyệt đẹp làm rung động lòng cô, nhưng không hề nhận ra cái chiều sâu phía sau gương mặt ấy. Trong lần gặp gỡ thứ hai thì lại thốt lên «Vị từ bi ơi, ông là ai ?», một câu nói phảng phất sự bùng dậy của thức tỉnhgiác ngộ. Trước đây Ưu-bà-cúc-đa ngoảnh mặt đi nhưng lần này lại ngồi xuống đất bên cạnh người thiếu nữ.

2- Một vở kịch

Nếu câu chuyện cổ tích đã mang lại cảm hứng cho Rabindranath Tagore thì bài thơ của ông cũng đã mang đến những cảm hứng cho nhiều người khác. Nhà dựng kịch Padma Rajasekharuni đã dựa vào bài thơ của ông để viết thành một kịch bản. Vở kịch này thường được các em học sinh trình diễn vào các dịp lễ trong các trường học tại Ấn độ. Vở kịch được tóm lược như sau:

Màn I : Quang cảnh triều đình 

Cảnh tiếp kiến của một vị vua Ấn độ
Nhà vua và mười hai quần thần đang ngồi xem Vasavadatta và đoàn vũ nữ múa hát theo một vũ điệu cổ truyền.
Nhà vua và quần thần ném những đồng tiền vàng và nữ trang cho Vasavadatta.

Cảnh Ưu-bà-cúc-đa, đệ tử của Đức Phật, nằm ngủ dưới chân tường thành Mathura. Mọi nhà đều đóng cửa và tắt đèn. Bầu trời tháng tám tối đen và ảm đạm. (Tháng tám là mùa mưa bão ở Ấn độ)

Vasavadatta đi vào sân khấu với dáng điệu kiêu hãnh, vài người tớ gái theo hầu xum xoe bên cạnh, thỉnh thoảng sửa lại trang phục và tô điểm thêm cho Vasavadatta.

Tiếng nhạc rộn rã ở hậu trường.

Đi đến một chỗ tối, bỗng Vasavadatta suýt dẫm lên ngực của một nhà sư. Chiếc vòng trang sức ở cổ chân nàng có những chiếc chuông nhỏ phát lên những tiếng leng keng. Một trong những người hầu đưa cho Vasavadatta một chiếc đèn. Ánh sáng chiếu vào người Vasavadatta (ánh sánh chiếu thêm từ bên ngoài sân khấu), làm lấp lánh những nữ trang đeo trên người và làm hiện lên khuôn mặt tuyệt đẹp của nàng. Vasavadatta mặc một chiếc áo khoác màu xanh nhạt.

Nàng hạ thấp ngọn đèn và nhìn thấy một gương mặt thật thanh tútrang nghiêm của một nhà sư trẻ tuổi và thốt lên : «Xin vị tu hành trẻ tuổi, hãy thứ lỗi cho tôi, và xin được mời về nhà tôi nghỉ đêm. Mặt đất bụi bặm và dơ bẩn đâu có phải là giường» 

Ưu-bà-cúc-đa đứng lên quay mặt đi chỗ khác và ra hiệu bằng tay: «Hỡi người phụ nữ hãy bước theo con đường đã chọn. Khi nào thời gian đã chín, lúc đó tôi sẽ đến thăm».

Bất thần giữa đêm đen sấm chớp nổi lên, gầm thét làm cho Vasavadatta và các người tớ gái run lên vì sợ hãi.

Tiếng kể chuyện từ hậu trường : Mùa màng tiếp nốithời gian trôi nhanh – Vasavadatta đâu thoát khỏi sự già nua. Sắc đẹp và tiền của cũng chỉ là những thứ phù du. Tài nghệ cũng suy giảm, không còn ai trong thành Mathura chú ý đến những màn trình diễn của nàng nữa. Ngoài cái cảnh nghèo khó, nàng lại bị bệnh đậu mùa làm cho thân xác đau đớn. Chẳng qua đấy là hậu quả của một kiếp sống thiếu đạo hạnh của nàng. Toàn thân nàng mang đầy những nốt đậu mùa lở loét, đám đông trước kia từng quỳ dưới chân nàng thì hôm nay kéo nàng vứt ra khỏi cổng thành Mathura. Ôi chẳng qua đấy là sự mỉa mai của nghiệp chướng...

Tiếp theo những lời kể chuyện là tiếng nhạc thật êm và nhẹ để chuẩn bị cho màn II.

Màn II : Cảnh vật mùa xuân

Trên sân khấu cảnh mùa xuân cây cỏ đầy hoa. Tiếng sáo thổi một điệu nhạc thật nhộn nhịp dân chúng nô đùa trong một lễ hội mùa xuân.

Trình diễn các các vũ điệu cổ truyền Ấn độ... :
-cảnh trai gái lấy hoa ném nhau
-có những cặp trai gái vũ song đôi (theo một vũ điệu dân gian Ấn độ)
-hai con công hoặc hai con nai và hai con chim gáy (còn gọi là chim cu) chạy tung tăng trên sân khấu...
-trai gái tiếp tục với các vũ điệu cổ truyền khác.

Vasavadatta bước ra sân khấu vừa gãi đầu và gãi khắp người vì ngứa, thỉnh thoảng lấy tay đuổi ruồi bâu trên mặt. Nàng mặc một bộ quần áo sari của phụ nữ Ấn, rách rưới và bạc màu (màu đen hay màu xám), tóc để xõa và rối bời. Thân người (tay chân, cổ, vai, mặt mũi đầy những đốm đen). Nàng cố gắng nhảy múa để nhập bọn với đám thanh niên thiếu nữ. Đám người trẻ tuổi đang múa hát tỏ vẻ kinh tởm, dừng lại ngắm nghía rồi lấy đá ném vào nàng (đá làm bằng giấy vo tròn). Nàng ngã quỵ xuống. Mọi người tản mát để nàng một mình trên sân khấu. 
Ánh sáng mờ dần, đồng thời một điệu nhạc thật buồn trỗi lên.

Màn III : Quang cảnh một đêm trăng sáng 

Hậu cảnh : trên bầu trời, con trăng tròn rọi xuống một thành phố vắng tanh. Người tu hành khổ hạnh đi một mình trên đường phố vắng, tiếng chim gáy (chim cu) thật thảm thiết.

Tiếng tụng niệm phát ra từ hậu trường :

 Con xin quy y Phật !
 Con xin quy y Pháp !
 Con xin quy y Tăng !

 (Tiếp tục tụng niệm trong hậu trường với tiếng mõ và tiếng chuông, tiếng tụng niệm nhỏ dần)

Ưu-bà-cúc-đa bước ra cổng thành dựng trên sân khấu thì có thêm bốn nhà sư từ hậu trường xuất hiện và bước theo, một trong bốn nhà sư ôm bình bát và một bầu nước. Ưu-bà-cúc-đa-dừng lại ở chân tường thành. Có một người đàn bà rách rưới bị bệnh đậu mùa hốt hoảng chạy từ trong thành (hậu trường) qua khỏi cổng và ngã quỵ xuống một chỗ tối dưới chân tường thành, bên cạnh chân của Ưu-bà-cúc-đa. Ưu-bà-cúc-đa vội vàng ngồi xuống và đỡ đầu người phụ nữ đặt lên đầu gối mình, lấy khăn thấm nước và dầu xoa lên môi người phụ nữ. Các nhà sư tháp tùng cũng ngồi xuống và phụ giúp chăm sóc.

Người phụ nữ cất lời : « Thưa người độ lượng, ngài là ai ? »
Ưu-bà-cúc-đa đáp lại : « Thời gian đã chín để tôi đến thăm cô » 
Vasavadatta ngồi gượng dậy, quỳ gối và chắp tay cúi đầu trước mặt Ưu-bà-cúc-đa. Ưu-bà-cúc-da trao một chiếc áo cà-sa màu nghệ cho Vasavadatta, nàng đưa hai tay để đỡ lấy chiếc áo. Ưu-bà-cúc-đa cất bước ra đi. Người con gái từ từ đi theo, hai tay nâng chiếc áo cà-sa. Bốn nhà sư nối đuôi đi theo phía sau. Tất cả đi hai vòng trên sân khấu trước khi trở vào hậu trường. 

Trong khi họ đi vòng quanh sân khấu thì trong hậu trường vang lên tiếng tụng niệm :

 Con xin quy y Phật !
 Con xin quy y Pháp !
 Con xin quy y Tăng !
 ..........

Màn từ từ hạ xuống. Đồng thời trong hậu trường tiếng tụng niệm cũng thay đổi :

 Kính lạy Phật hãy mang con từ ảo giác đến hiện thực
 Kính lạy Phật hãy mang con từ mê lầm đến giác ngộ
 Kính lạy Phật hãy mang con từ nơi tối tăm đến cõi niết bàn

Trang bị cần thiết : Hóa trang các con công và hươu. Cảnh hoàng cung với vài cái ghế. Hoa, nữ trang và giấy vo tròn dùng để ném. Bầu nước, bình bát. Trang sức gồm có : y trang cho các vũ công, áo sari cho các nữ diễn viên và quần khố (dhoti Ấn độ) cho nam diễn viên trong màn vũ dân tộc. Áo cà-sa cho các nhà sư và để trao cho Vasavadatta. Gươm giáo và y trang cho lính hầu trong cảnh tiếp kiến của nhà vua. 

Lời bàn :

Nếu bài thơ được tạo dựng bằng những hình ảnh tương phản, tinh tếsúc tích thì vở kịch lại sử dụng âm thanh, màu sắc, vũ điệu, y trang và những diễn viên sống động. Khái niệm vô thường trong vở kịch được trình bày một cách «rất thực» trên sân khấu và đi thẳng vào xúc cảm của người xem. Khán giả có thể «sống thực» và «hội nhập» với các diễn viên.

Lời kết

Ba câu chuyện trên đây được trình bày như một thí dụ cụ thể để suy tư. Chúng ta thử mượn các sáng tạo «nghệ thuật» đó để so sánhtìm hiểu Phật giáo xem sao. Thật vậy một người tu tập cần phải ý thức thật rõ ràng những gì mình đang tu tập.

Chúng ta thấy rằng từ các tình tiết éo le trong câu chuyện cổ tích, những hình ảnh tinh tếcầu kỳ trong bài thơ của Rabindranath Tagore cho đến những vũ điệu, âm nhạc, màu sắc, y trang và diễn viên trong vở kịch, tất cả là những phương tiện để trình bày một khái niệm của Phật giáo gọi là vô thường. Cả ba tác phẩm đều thành công trong mục đích đó, tuy nhiên lãnh vực thành công của mỗi tác phẩm chỉ thu hẹp trong một số người có những xu hướngtrình độ thích nghi. Cũng thế tất cả các tông phái, học phái, chi phái..., kể cả chuông mõ vang rền và kinh sách trùng trùng điệp điệp... chỉ là những phương tiện, mục đích chính của những thứ ấy là chuyển tải những khái niệm thâm sâuĐức Phật giảng dạy và hướng dẫn con đườngĐức Phật đã chỉ cho chúng ta đi.
 Câu chuyện cổ tích, bài thơ và vở kịch là những sáng tạo của con người, vô thường là một nguyên lý, một quy luật, một hiện thựcgiá trị toàn cầu và vũ trụ. «Phật giáo» theo nghĩa thật «cụ thể» của nó là một sáng tạo của con người, một đặc thù của nhân loại trên địa cầu này, Đức Phật không hề nói những gì Ngài giảng gọi là «Phật giáo». Triết lý thâm sâu trong những lời giảng của Đức Phậttính cách siêu nhiênvũ trụ, vượt qua không gianthời gian. Vô thường không chỉ xảy ra cho mọi hiện tượng trên địa cầu mà còn cho tất cả mọi biến cố trong vũ trụ nữa. Ánh sáng của một ngôi sao sau nhiều tỉ năm ánh sáng mới đến được địa cầu, khi các nhà thiên văn «nhìn thấy» được ánh sáng của nó thì nó đã nổ tung và biến mất từ lâu rồi.

Câu chuyện cổ tích chỉ dùng để kể cho con người nghe, bài thơ để cho con người đọc, vở kịch để cho con người xem. Người tu tập phải nhìn thấy cái chân lý vô thường hàm chứa trong những sáng tạo đó, cũng như phải nhìn thấy những gì thâm sâu phía sau chuông mõ và kinh kệ. Đọc những lời Đức Phật dạy trong kinh Pháp Cú hay những luận thuyết sâu sắc của Long Thụ, Tịch Thiên, Thế Thân, Đạo Nguyên..., hay đơn giản ngồi xuống để gõ mõ và tụng một thời kinh cầu an, thì chúng ta cũng đừng quên những gì đang hiển hiện và diễn biến trong tâm thức của mình. Khi đã hiểu được như thế thì chúng ta cũng phải đem những hiển hiện ấy của tâm thức để cân nhắc, suy xétứng dụng vào những sự việc chung quanh xem sao

Thí dụ, có một người đàn bà bận cho con bú, không kịp hốt mớ chuối bày bán ở lề đường để trốn vào trong hẻm, liền bị phạt vì lấn chiếm lề đường, và người đàn bả bán chuối chỉ còn đủ tiền mua một vé số và cầu khẩn chư Phật chiều nay sẽ trúng được một ít tiền. Một thí dụ khác, trong một vùng quê hẻo lánh có một bà cụ xách một nải chuối lên chùa cầu chư Phật xin cho con bà đi làm xa năm nay có tiền về quê thăm cụ. Trước những trường hợp như thế, ta không thể gọi người đàn bà bán chuối và cụ già đến để lập lại cho họ nghe một cách máy móc những lời giảng trong kinh sách là chư Phật không thể đem tặng cho bất cứ ai những gì sẵn có mà chính mình phải tự giúp đỡ lấy chính mình, và phần ta thì phải tự hỏi lòng thành của ta có sánh được với họ hay chăng? Nếu đã biết tự hỏi như thế thì ta phải chắp tay cầu khẩn chư Phật giúp cho người đàn bà bán chuối trúng số để mua một ít gạo cho tối hôm nay và để làm vốn cho ngày mai, cầu chư Phật giúp cho con của bà cụ sẽ làm ăn khá giả để về thăm cụ tết năm nay và mua một ít bánh mứt để đặt lên bàn thờ, và trong khi đó ta cũng sẽ không cần biết là trong hai học thuyết Trung đạoDuy thức học thuyết nào gần với lời giảng của Đức Phật hơn. Nghe một câu chuyện cổ tích, đọc một bài thơ, xem một vở kịch không phải để «bán đứng» xúc cảm của ta cho những thứ ấy mà phải lợi dụng những gì tinh anh bên trong những thứ ấy để nghĩ đến những lời Phật dạy, nuôi nấng những xúc cảm thanh cao trong tâm thức để mở rộng lòng từ bi.
 
 
Bures-Sur-Yvette, 09.08.09
Hoang Phong
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 4036)
Kỳ thực, trên đời này không ai có thể khiến chúng ta đau khổ ngoài chính bản thân mình, và cũng không ai có thể mang lại hạnh phúc cho chúng ta ngoài bản thân mình ra…
(Xem: 5192)
Bài kinh "Viết Trên Đá, Trên Đất, Trên Nước" là bài kinh ngắn, trích trong Kinh Tăng Chi Bộ, chương Ba, phẩm Kusinàra.
(Xem: 4182)
Đã gần vào Hạ mà đức Thế Tôn vẫn chưa khuyên giải được mâu thuẫn giữa hai nhóm Tỳ-kheo đều là đệ tử của Ngài.
(Xem: 3246)
Cuộc sống giản đơn sẽ tháo bỏ cho chúng ta những gông cùm trách nhiệm do chính chúng ta tự đeo vào cổ, giúp chúng ta có nhiều thời gian hơn để sống với những người thân yêu.
(Xem: 6240)
Bài kinh "Thanh Tịnh" là bài kinh ngắn, Đức Phật giảng cho các vị Tỷ-kheo khi Ngài còn tại thế.
(Xem: 5210)
Sa-môn (Samana), Tỳ-kheo (Bhikkhu) hay Bí-sô (Bhiksu) là những danh xưng chỉ cho vị tu sĩ Phật giáo.
(Xem: 4549)
Kinh Trung A-Hàm được dịch sang Hán đầu tiên vào niên hiệu Kiến Nguyên năm thứ mười chín (383) do một nhóm các vị tăng nhân người Ấn Độ nói chung thực hiện.
(Xem: 6108)
Trung đạo (madhyamā-pratipad) là con đường tu tập được kinh nghiệm từ chính Đức Phật.
(Xem: 5998)
Tâm lý thường tình của con người là tò mò, ưa những điều lạ lùng, kỳ dị và khác thường vì họ đã quá quen với cuộc sống bình thường, nên ...
(Xem: 3785)
Chúng sinh trong cõi “Dục giới” luôn chạy theo tìm cầu để hưởng thụ năm thứ dục lạc nên gọi là ngũ dục. Ngũ dục, chính là năm thứ sắc, thanh, hương, vị, xúc.
(Xem: 5917)
Tứ động tâm là bốn Thánh tích thiêng liêng của Phật giáo tại Ấn Độ, ghi dấu bốn sự kiện trọng đại trong cuộc đờisự nghiệp hoằng hóa của Đức Phật Thích Ca.
(Xem: 4558)
Về mặt ngôn từ, thì chữ “công đức” là được dịch nghĩa từ chữ “punna” trong tiếng Pali. Tiếng Anh dịch thành chữ “merit”.
(Xem: 4706)
Nguyên nhân của sanh tử được nêu rõ trong Thập nhị nhân duyên, thuộc giáo lý căn bản của Phật giáo.
(Xem: 3316)
tại gia hay xuất gia, chúng ta đến với đạo Phật nhưng chỉ biết những hình thức cúng kiếng, lễ lạy
(Xem: 6198)
Uẩn, thuật ngữ Pāli là khandha (Skt: skandha) thường được dịch sang tiếng Anh là ‘aggregates’ uẩn.
(Xem: 4830)
Ba-la-mật (pāramī or pāramitā) là các pháp hành để hoàn thiện nhân cách được nói đến trong kinh điểnchú giải, nhất là phần Hạnh Tạng thuộc Tiểu Bộ kinh.
(Xem: 3478)
Nói đạo Phật là đạo “cứu khổ ban vui” nhưng kỳ thực chẳng có ai ‘cứu’ mà cũng không ai ‘ban’ cho cả.
(Xem: 3407)
Mọi hiện tượng và sự vật trên thế gianhoàn vũ này không bao giờ độc lậptồn tại, mà do nhân duyên hòa hợp tạo thành.
(Xem: 5557)
Quan điểm thống nhất trong kinh điển là: sát sanh vi phạm giới luật đầu tiên và chiến tranh là sai lầm ngay cả khi chiến đấu cho mục tiêu phòng thủ hay tấn công.
(Xem: 4146)
Narayan Helen Liebenson, Geshe Tenzin Wangyal Rinpoche và Blanche Hartman chia xẻ lời khuyên của họ về việc làm sao để ứng phó với các giai đoạn trầm cảm.
(Xem: 5924)
Niết-bàn là phước lạc tối thượng, một trạng thái hạnh phúc vĩnh cửu. Không thể trải nghiệm hạnh phúc của Niết-bàn bằng các giác quan mà bằng cách làm cho chúng tịch lặng.
(Xem: 5134)
Trong những bài pháp ngắn gọn, súc tích nhất để hướng dẫn tu hành khi chưa có giới bổn Patimokkha, Chư Phật đã chỉ ra con đường sống đạo,
(Xem: 3599)
Định hướng cuộc đời để đạt được mong muốn thích đángyếu tố quan trọng giúp cho ta thăng tiến trên đỉnh cao của sự giác ngộgiải thoát.
(Xem: 3675)
Hơn bao giờ hết, những bản dịch kinh điển rõ ràng dễ hiểu, được chú giải thận trọng, được thẩm định kỹ lưỡng trước khi đến tay người học Phật đang là một nhu cầu hết sức cấp thiết và quan trọng.
(Xem: 3649)
Nếu đời là vô thường, sự sống có giới hạn thì phải chăng con người ta khi sống nên có một chút ý nghĩa. Bạn ước mong gì?
(Xem: 3470)
Mong ước của tôi là chúng ta sẽ có dịp đồng hành cùng nhau trên hành trình tâm linh siêu việt của bạn.
(Xem: 5260)
“Tất cả những cảm thọ mà một người nhận chịu dầu đó là lạc thọ, khổ thọ hay vô ký thọ đều là kết quả của Nghiệp quá khứ, người nào quan niệm như vậy là tà kiến”.
(Xem: 3888)
Đức Phật là đấng đạo sư, là bậc thầy của nhân loại, nhưng ngài cũng là nhà luận lý phân tích, nhà triết học, nhà giáo dục vĩ đại. Kinh tạng Pāli cho chúng ta thấy rõ về các phương pháp giảng dạy của đức Phật một cách chi tiết. Tùy theo từng đối tượng nghe pháp mà Ngài có phương thức truyền đạt khác nhau.
(Xem: 4232)
Đất Phù Nam (Funan) bao trùm cả một phần Việt Nam, Căm Bốt (Cambodia), Mã Lai (Malaysia) và Thái Lan (Thailand).
(Xem: 5753)
Nhiều người không sinh ra trong gia đình Phật Giáo, nhưng đã tìm học về Phật Giáo nhờ nghe luật Nghiệp Báo
(Xem: 3079)
Thế Tôn thật sự là vị đã đoạn trừ nhiều khổ pháp cho chúng ta. Thế Tôn thật sự là vị đã mang lại nhiều lạc pháp cho chúng ta.
(Xem: 3015)
Đạo từ tâm sinh. Đi học đạo là học cho ta, để nhận chân được tự tâm, để tạo nên cái phẩm giá của ta
(Xem: 3761)
Người ngu si thiếu trí tuệ biến tự ngã của mình thành kẻ thù, lại tưởng kẻ thù của mình ở bên ngoài nhưng chính mình là kẻ thù của mình đó.
(Xem: 4777)
"Nầy các Tỳ Kheo, ta sẽ giảng dạy, và phân tích cho các ông nghe về con đường cao quý có tám phần. Khi ta nói, các ông hãy chú ý và lắng nghe."
(Xem: 3501)
Nếu tâm hồn biết thầm lặng kết “bạn đường” với thánh hiền tôn giáo, với các nhà hiền triết tâm linh, thì NĂNG LƯỢNG MẦU NHIỆM sẽ hiện hữu...
(Xem: 2979)
Có thể nói ngày nay, chiến tranh, hận thù, thương yêu, ghét bỏ, kỳ thị, náo động trên thế giới… đều do tà kiến mà ra.
(Xem: 4499)
Luật nhân quả có lẽ ai cũng biết và hầu như ít nhiều ai cũng tin. Tuy nhiên, để có được niềm tin không lay chuyển vào quy luật tự nhiêncông bằng ấy thì lại không dễ,
(Xem: 4629)
Tâm là chủ thể tiếp nhận các đối tượng từ bên ngoài lẫn bên trong. Khi đang ngủ say, thì tâm được cho là trống rỗng, hay nói cách khác, đó là trạng thái vô thức
(Xem: 3378)
Không ai có thể nói trước được chuyện gì sẽ xảy ra ở ngày mai, mặc dù ngày mai mặt trời vẫn lên.
(Xem: 3929)
Nhà Phật thường nhắc đến đạo lý sống Trung Đạo. Cái gọi là Trung Đạo chính là không đi theo hướng cực đoan, quá mức.
(Xem: 4665)
Nhiều trường phái Phật Giáo ngày nay vẫn tụng Kinh Pali, ngôn ngữ của Đức Phật lịch sử.
(Xem: 3472)
Hiện nay, quý vị trẻ thường thích thể hiện mình theo nhiều cách mà mọi người vẫn thường gọi chung chung là muốn khẳng định cái tôi.
(Xem: 3537)
Sắc thanh hương vị xúc pháp cấu thành thế giới của con người chúng taduyên sanh, vô tự tánh, bất khả đắcvô sở hữu
(Xem: 5076)
Pháp ấn, tiếng Phạn dharma-mudrā, trong đó dharma là pháp, là những lời dạy của Đức Phật, mudrā là dấu ấn, là khuôn dấu, là đặc chất, là tiêu chuẩn.
(Xem: 4045)
Phật giáo cho rằng, mọi việc thành bại, li hợp ở đời đều không nằm ngoài nguyên tắc "nhân duyên quả báo".
(Xem: 3212)
Buông bỏ phiền não, trước hết là để giải tỏa mọi ưu tư, khiến người ta hạnh phúc.
(Xem: 2938)
Có những nhân quảnhân tạo trong đời này nhưng quả có khi phải qua đời sau hoặc những đời sau mới trỗ.
(Xem: 2975)
Sự quán sát, quán chiếu khởi từ danh tướng - danh là hương, là vị; tướng là những tính chất đặc trưng của chúng
(Xem: 3045)
Phật tử, tôi tâm đắc phần thuyết giảng về ái ngữ của Thiền sư Thích Nhất Hạnh
(Xem: 3038)
Ai cũng mong trong cuộc sống có rất nhiều niềm vui và thật ít nỗi buồn.
(Xem: 3406)
Con người bình thường, khỏe mạnh là một thể thống nhất hài hòa giữa hai yếu tố thân và tâm hay thể xác và tinh thần.
(Xem: 3940)
Người khéo tu lúc nào cũng nhớ quay lại mình, nhận ra và sống được với Tâm chân thật, ngoài ra tất cả đều vô thường hư ảo, không cần chú tâm làm gì.
(Xem: 5035)
Buông xả là một sự thực tập quan trọng trong cuộc sống hằng ngày, cũng như con đường giải thoát của chúng ta.
(Xem: 2605)
Giá trị của tâm là sự thương yêuchân thực. Nếu một người mà tâm luôn tràn ngập tình thương đối với mọi người,
(Xem: 6053)
Cuộc sống hiện đại đưa đến nhiều vấn đề làm cho chúng ta phiền tâm mệt trí, thân tâm đều nặng nề.
(Xem: 2980)
Tầm quan trọng của một người là tính sáng tạo của tâm thức. Khi chúng ta đối xử với nhau như những người anh chị em, thì nó sẽ làm cho chúng ta hạnh phúc.
(Xem: 3028)
Nếu tỉnh thức, bạn có thể tự đặt mọi câu hỏi. Năng lực của trí tuệ sẽ giúp bạn tìm thấy câu trả lời cho mọi vấn đề mình đang gặp mỗi ngày.
(Xem: 3223)
Từ xưa đến nay tình ái luôn là thứ dễ làm con người mù quángsi mê.
(Xem: 3170)
Người sống được một-trăm-năm mà không hiểu-rõ cuộc-đời là vô-thường và sinh-diệt.
(Xem: 3227)
Thịnh suy nào cũng không quan trọng bằng nội tâm ta có dính mắc hay không, vì dính mắc đó là nguồn gốc luân hồi.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant