Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới
Bài Mới Nhất

03. Những Đại Thí Chủ Xuất Sắc Về Hạnh Bố Thí

30 Tháng Bảy 201200:00(Xem: 10497)
03. Những Đại Thí Chủ Xuất Sắc Về Hạnh Bố Thí

TÌM HIỂU PHƯỚC BỐ THÍ

Soạn giả: Tỳ khưu Hộ Pháp


NHỮNG ĐẠI THÍ CHỦ XUẤT SẮC VỀ HẠNH BỐ THÍ

Tích ông phú hộ Anāthapiṇḍika

Tiền thân của ông phú hộ Anāthapiṇṇika là một cận sự nam trong thời Ðức Phật Padumuttara [thời kỳ Ðức Phật Padumuttara thời gian cách Ðức Phật Gotama 100 ngàn đại kiếp, trải qua 14 Ðức Phật tuần tự xuất hiện trên thế gian] xuất hiện trên thế gian. Một hôm, ông ngồi lắng nghe Ðức Phật thuyết pháp; nhân dịp ấy, Ðức Phật tuyên dương công đức một cận sự namthí chủ xuất sắc nhất về hạnh hoan hỉ bố thí, trong hàng cận sự nam thí chủ đệ tử của Ngài. Nghe thấy xong, ông vô cùng hoan hỉ, có nguyện vọng muốn trở thành người cận sự nam thí chủ xuất sắc nhất về hạnh hoan hỉ bố thí, trong hàng cận sự nam của một Ðức Phật trong thời vị lai.

Người cận sự nam (tiền thân của ông phú hộ Anāthapiṇṇika) ấy, kính thỉnh Ðức Phật Padumuttara cùng chư Ðại Ðức Tăng làm phước thiện bố thí, ông phát nguyện muốn trở thành người cận sự nam thí chủ xuất sắc nhất về hạnh hoan hỉ bố thí, như người cận sự nam thí chủ của Ngài. Ðức Phật Padumuttara dùng Phật nhãn thấy rõ kiếp vị lai của người cận sự nam này nên thọ ký rằng:

Thời vị lai, Ðức Phật Gotama xuất hiện trên thế gian, người cận sự nam này sẽ trở thành cận sự nam thí chủ suất sắc nhất về hạnh hoan hỉ bố thí, trong hàng cận sự nam của Ðức Phật Gotama.

Người cận sự nam ấy vô cùng hoan hỉ tạo mọi phước thiện bố thí cho đến trọn đời.

Từ thời kỳ Ðức Phật Padumuttara cho đến Ðức Phật Gotama thời gian cách 100 ngàn đại kiếp trái đất, trải qua 14 Ðức Phật, người cận sự nam ấy, trong vòng tử sanh luân hồi, do phước thiện cùng nguyện lực thường được tái sanh làm thiên nam trong cõi trời, hoặc người nam cõi người, trong gia đình phú hộ, có đức tin trong sạch, thường hoan hỉ trong việc làm phước thiện bố thí.

Kiếp hiện tại, tái sanh làm con trai trong gia đình phú hộ Sumana, cha mẹ đặt tên Sudatta. Cậu Sudatta, con phú hộ, lập ra một trại bố thí, hằng ngày phân phát vật thực cho những người cô độc không nơi nương tựa. Do đó, người đời tặng ông cái tên mới Anāthapiṇṇika, về sau, phần đông mọi người biết đến tên mới này, còn tên cũ do cha mẹ đặt ít ai biết đến.

Một lần, phú hộ Anāthapiṇṇika dẫn đầu 500 cỗ xe chở hàng đến kinh thành Rājagaha, bán cho phú hộ trong kinh thành ấy, vốn là anh em rể với nhau.

Trong dịp ấy, phú hộ Anāthapiṇṇika được nghe tin lành "Buddho" Ðức Phật đã xuất hiện trên thế gian, vừa nghe danh hiệu "Buddho" ông phát sanh hỉ lạc chưa từng có, nghĩ rằng: "trong thế gian này nghe được danh hiệu "Buddho" hiếm có lắm, khó lắm!". Ông muốn đến hầu Ðức Phật ngay, nhưng vì ban đêm không tiện, nên nằm chờ đến sáng. Trong lúc nằm ông chỉ niệm tưởng đến Ân Ðức Phật "Buddho", nên tâm phát sanh ánh sáng, ông tưởng đã gần sáng liền thức dậy, ông đi đến hầu Ðức Phật vào canh chót đêm.

Ðức Phật biết rõ ông Anāthapiṇṇika sắp đến, Ngài đi kinh hành xong ngồi chờ ông. Ông vừa đến gần, Ðức Phật gọi:

- Ehi Sudatta! Này Sudatta, con hãy lại đây!

Nghe Ðức Phật gọi đích danh Sudatta, ông vô cùng hoan hỉ, bởi từ lâu mọi người chỉ biết ông với cái tên Anāthapiṇṇika mà thôi; còn tên thật của ông do cha mẹ đặt, mọi người không ai nhắc đến. Nay, nghe Ðức Phật gọi tên thật của mình, nên ông liền phát sanh đức tin trong sạch, hết lòng tôn kính Ðức Phật, đến hầu đảnh lễ dưới hai bàn chân của Ngài.

Khi ấy, Ðức Phật thuyết pháp tế độ ông, ông lắng nghe, thực hành theo liền chứng ngộ chân lý Tứ thánh đế, chứng đắc Nhập Lưu Thánh Ðạo – Nhập Lưu Thánh Quả, trở thành bậc Thánh Nhập Lưu, ông tán dương ca tụng Ðức Phật rằng:

Kính bạch Ðức Thế Tôn, con thật vô cùng hoan hỉ!

Kính bạch Ðức Thế Tôn, con thật vô cùng hoan hỉ!

Ðức Thế Tôn thuyết pháp bằng nhiều phương pháp khác nhau, ví như lật ngửa ra vật bị che đậy, hoặc mở ra vật bị đóng chặt, hoặc chỉ đường cho người đang lạc đường, hoặc rọi đèn soi sáng vào nơi tăm tối cho người có đôi mắt sáng được nhìn thấy tất cả mọi vật hiện hữu.

Con xin nguyện hết lòng thành kính xin quy y nương nhờ nơi Ðức Thế Tôn, nơi Ðức Pháp, nơi Ðức Tăng.

Kính xin Ðức Thế Tôn chấp thuận con là người cận sự nam đã quy y Tam bảo kể từ nay cho đến trọn đời.

Ông Anāthapiṇṇika đã quy theo cách siêu tam giới quy y (lokuttarasaraṇagamana).

Ông kính thỉnh Ðức Phật cùng 1.000 chư Ðại Ðức Tăng cúng dường vật thực vào hôm sau. Nhân dịp ấy, ông kính thỉnh Ðức Phật cùng chư Ðại Ðức Tăng ngự đến kinh thành Sāvatthi để tế độ dân chúng nơi đó. Ðức Phật nhận lời bằng cách làm thinh.

Từ kinh thành Rājagaha đến kinh thành Sāvatthi cách xa 45 do tuần [1 do tuần khoảng 20.482,56 mét hoặc 12,72 miles]. Mỗi do tuần ông bỏ ra số tiền 100 ngàn kahāpana (tiền Ấn) nhờ những người bạn thân xây cất một ngôi chùa, để Ðức Phật cùng chư Ðại Ðức Tăng nghỉ chân. Khi ông về đến kinh thành Sāvatthi, ông chọn khu vườn của ông hoàng Jeta, rồi mua khoảng đất ấy, bằng cách lót vàng trên mặt đất, ông đã xuất kho vàng trị giá khoảng 180 triệu đồng vàng để mua đất, 180 triệu để xây cất ngôi chùa, đặt tên chùa Jetavana, và chi phí thêm số tiền 180 triệu để tổ chức lễ khánh thành dâng ngôi chùa ấy đến chư Tăng tứ phương, có Ðức Phật chủ trì chứng minh và làm phước bố thí kéo dài suốt 3 tháng.

Như vậy, đại thí chủ Anāthapiṇṇika hiến dâng tổng số tiền 540 triệu làm phước bố thí: mua đất, cho xây cất chùa Jetavana và tổ chức lễ khánh thành, làm phước bố thí.

Trong tư thất của ông thường có làm các loại bố thí đến chư Tỳ khưu Tăng như:

Hằng ngày dâng vật thực bằng thẻ có 500 vị.
Hằng tháng dâng vật thực 2 kỳ có 500 vị, vào ngày rằm và cuối tháng.
Hằng ngày dâng cháo sáng bằng thẻ có 500 vị.
Hằng tháng dâng cháo sáng 2 kỳ có 500 vị, vào ngày rằm và cuối tháng.
Hằng ngày dâng vật thực đến 500 vị.
Dâng vật thực cho Tỳ khưu khách mới đến 500 vị.
Dâng vật thực cho Tỳ khưu sắp đi xa 500 vị.
Dâng vật thực cho Tỳ khưu bệnh 500 vị.
Dâng vật thực cho Tỳ khưu nuôi Tỳ khưu bệnh 500 vị.

Như vậy, trong tư thất phú hộ Anāthapiṇṇika luôn luôn sửa soạn sẵn 500 chỗ ngồi để đón tiếp chư Tỳ khưu.

Trong dịp chư Tăng hội họp, Ðức Phật tuyên dương công đức ông phú hộ Anāthapiṇṇika:

"Etadaggaṃ bhikkhave, mama sāvakānaṃ upāsakānaṃ dāyakānaṃ yadidaṃ Sudatto gahapati Anāthapiṇṇiko".

"Này chư Tỳ khưu, trong hàng nam Thanh Văn cận sự nam của Như Lai, Anāthapiṇṇika tên thật Sudatta là người cận sự nam thí chủ xuất sắc nhất về hạnh hoan hỉ bố thí".

Phú hộ Anāthapiṇṇika, mỗi ngày 2-3 lần đến chùa Jetavana hầu Ðức Phật hoặc thăm viếng chư Ðại Ðức, Tỳ khưu, Sa di, nếu có bận rộn nhiều công việc, thì ít nhất cũng một lần, không có ngày nào mà ông không đến chùa, thành thói quen thường ngày của ông. Mỗi lần đến chùa, ông phú hộ thường mang theo những vật dụng cần thiết dâng cúng đến Ðức Phật, hoặc chư Tỳ khưu, Sa di.

Ðến ngày cuối cùng cuộc đời ông phú hộ Anāthapiṇṇika đang lâm bệnh nặng, nằm trên giường, không thể đến chùa được, ông nhờ một người thân tín bảo rằng:

Này con, con hãy đến chùa, đảnh lễ dưới chân Ðức Thế Tôn bạch rằng: "Ông Anāthapiṇṇika đang lâm bệnh nặng, sắc thân thọ khổ, nhờ con thay ông đến đảnh lễ dưới chân Ngài.

Và con đến đảnh lễ dưới chân Ngài Ðại Ðức Sāriputta bạch rằng: "Ông Anāthapiṇṇika đang lâm bệnh nặng, sắc thân thọ khổ, nhờ con thay ông đảnh lễ dưới chân Ngài, kính thỉnh Ngài đến nhà ông với tâm bi tế độ ông".

Ngài Sāriputta nhận lời bằng cách làm thinh, rồi gọi Ðại Ðức Ānanda cùng đi theo đến nơi biệt thự của ông Anāthapiṇṇika, thăm hỏi bệnh tình của ông, Ngài Sāriputta thuyết pháp tế độ ông. Ông vô cùng hoan hỉ theo lời dạy của Ngài Ðại Ðức Sāriputta.

Phú hộ Anāthapiṇṇika vô cùng cảm kích trước tấm lòng bi mẫn của Ngài Ðại Ðức Sāriputta, đã đến thuyết pháp tế độ ông trong giờ phút cuối cùng của cuộc đời.

Ngài Ðại Ðức Sāriputta với Ngài Ðại Ðức Ānanda từ giã ông phú hộ Anāthapiṇṇika không lâu, thì ông phú hộ Anāthapiṇṇika từ giã cuộc đời. Sau khi chết, do thiện nghiệp cho quả tái sanh làm thiên nam ở cõi trời Tusita (Ðâu suất đà thiên),sắc thân hào quang sáng ngời, trong lâu đài nguy nga tráng lệ đặc biệt hơn các thiên nam khác.

Vào canh chót đêm hôm ấy, thiên nam Anātha-piṇṇika từ cõi trời Tusita hiện xuống chùa Jetavana với ánh hào quang sáng ngời, đến hầu đảnh lễ Ðức Thế Tôn, đứng một nơi hợp lẽ, tán dương Ân Ðức Phật, Ân Ðức Pháp, Ân Ðức Tăng, tán dương ân đức Ngài Ðại Ðức Sāriputta, rồi đảnh lễ Ðức Thế Tôn xin phép trở về cõi Tusita.

Sáng hôm sau, Ðức Phật dạy chư Tỳ khưu rằng:

- Này chư Tỳ khưu, canh chót đêm qua, có vị thiên nam đến hầu đảnh lễ Như Lai, đứng một nơi hợp lẽ, tán dương Ân Ðức Phật, Ân Ðức Pháp, Ân Ðức Tăng, tán dương ân đức Sāriputta, rồi đảnh lễ Như Lai xin phép trở về cõi trời Tusita.

Ngài Ðại Ðức Ānanda đoán biết vị thiên nam ấy là ai, nên bạch Ðức Thế Tôn rằng:

- Kính bạch Ðức Thế Tôn, có phải vị thiên nam ấy là vị thiện nam Anāthapiṇṇika không? Bạch Ngài.

Ðức Thế Tôn dạy:

- Ðúng vậy Ānanda! Vị thiên nam ấy chính là Anāthapiṇṇika.

Vị thiên nam Anāthapiṇṇika là 1 trong 7 vị Thánh Nhập Lưu đặc biệt, có lời phát nguyện xin thọ hưởng sự an lạc tuần tự các tầng trời dục giới cho đến các tầng trời sắc giới tột cùng, cõi Sắc cứu cánh thiên, sẽ tịch diệt Niết Bàn nơi cõi này. Do đó, vị thiên nam Anāthapiṇṇika, khi tái sanh đến cõi Tha hoá tự tại thiên, tầng trời thứ 6 tột cùng của cõi trời dục giới, vị thiên nam ấy tiến hành thiền định chứng đắc đệ nhất thiền sắc giới, cho quả tái sanh làm phạm thiên cõi trời sắc giới Phạm chúng thiên (Brahmaparisajjā); tiếp tục tiến hành thiền định chứng đắc đệ nhị thiền sắc giới, cho quả tái sanh lên cõi trời sắc giới đệ nhị thiền; chứng đắc đệ tam thiền sắc giới, cho quả tái sanh lên cõi trời sắc giới đệ tam thiền; và tiếp tục chứng đắc đệ tứ thiền sắc giới đồng thời chứng đắc Nhất Lai Thánh Ðạo – Nhất Lai Thánh Quả, Bất Lai Thánh Ðạo – Bất Lai Thánh Quả trở thành bậc Thánh Bất Lai được tái sanh lên tầng trời sắc giới Tịnh cư thiên (Suddhavāsa) có 5 tầng trời theo tuần tự Vô phiền thiênVô nhiệt thiênThiện hiện thiênThiện kiến thiên và đến tầng Sắc cứu cánh thiên (Akaniṭṭhā) tột cùng cõi trời sắc giới, sẽ chứng đắc A-ra-hán Thánh Ðạo – A-ra-hán Thánh Quả trở thành bậc Thánh A-ra-hán, hưởng hết tuổi thọ 16.000 đại kiếp rồi tịch diệt Niết Bàn, chấm dứt tử sanh luân hồi trong tam giới.

Tích bà đại thí chủ Visākhā

thời kỳ Ðức Phật Padumuttara, tiền kiếpcận sự nữ Visākhā đã từng phát nguyện mong trở thành cận sự nữ đại thí chủ, xuất sắc nhất về hạnh hoan hỉ bố thí trong hàng cận sự nữ của một Ðức Phật trong thời vị lai. Bà được Ðức Phật Padumuttara thọ ký.

Từ kiếp đó về sau, trong vòng tử sanh luân hồi suốt 100 ngàn đại kiếp, do thiện nghiệp cho quả thường tái sanh làm thiên nữ cao quý cõi trời hoặc cõi người là con gái trong gia đình phú hộ, bà có đức tính hoan hỉ trong việc bố thí.

Kiếp hiện tại, tái sanh làm con gái của phú hộ Dhanañjaya tại kinh thành Bhaddiya, xứ Aṅga, đặt tên là Visākhā. Cô Visākhā mới lên bảy tuổi đi cùng với ông nội, phú hộ Meṇṇaka, đến nghe Ðức Phật thuyết pháp xong, cô cùng với 500 cô bạn gái đều chứng đắc thành bậc Thánh Nhập Lưu, ông phú hộ Meṇṇaka cũng chứng đắc thành bậc Thánh Nhập Lưu cùng lúc ấy.

Theo sự yêu cầu của đức vua Pasenadikosala xứ Sāvatthi, toàn thể gia đình của cô Visākhā di chuyển đến xứ Sāvatthi, tạo lập thành phố Sāketa sinh sống.

Cô Visākhā trưởng thành kết hôn cùng với cậu Puṇṇavaṇṇhana con trai của phú hộ Migāra trong xứ Sāvatthi.

Cô về làm dâu trong gia đình Migāra, là gia đình theo phái ngoại đạo loã thể, không có đức tin nơi Ðức Phật cùng chư Ðại Ðức Tăng.

Một hôm, chư Ðại Ðức đi khất thực đứng trước ngôi biệt thự cha chồng, cha chồng vẫn ngồi dùng vật thực ngon lành không hề quan tâm đến vị Ðại Ðức khất thực, nàng Visākhā nhìn thấy vậy nên bạch rằng:

- Aticchatha Bhante, mayhaṃ sasuro purāṇam khādati
(Bộ Dhammapadaṭṭhakathā, chuyện Visākhāvatthura)

Kính bạch Ngài, kính thỉnh Ngài hoan hỉ sang nhà khác, cha chồng của con dùng đồ cũ.

Ông phú hộ Migāra nghe con dâu của mình nói "Purāṇam khādati: dùng đồ cũ", ông hiểu ý nghĩa là "Asucikhādakaṃ: dùng đồ dơ". Ông tức giận quyết định đuổi nàng dâu ra khỏi nhà. Nhưng không dễ dàng như ông nghĩ, vì khi cô Visākhā về nhà chồng, thân phụ của cô gởi theo 8 vị luật sư. Mỗi khi xảy ra chuyện gì có 8 vị luật sư xét xử cô có tội hay vô tội.

Ông phú hộ Migāra mời 8 vị luật sư xét hỏi về điều cô nói "Purāṇam khādati" có ý nghĩa gì?

Cô Visākhā giải thích rằng:

- Mayhaṃ sasuro imasmiṃ attabhāve puññaṃ na karoti, purāṇapuññameva khādati
[Bộ Dhammapadaṭṭhakathā, chuyện Visākhāvatthura].

"Cha chồng của con, kiếp hiện tại này không làm phước thiện bố thí, chỉ hưởng quả của phước thiện bố thí cũ mà thôi.", hoàn toàn không có ý "dùng đồ dơ" như ông hiểu lầm. Như vậy, các luật sư phán xét cô hoàn toàn vô tội. Ông Migāra trình bày những lỗi khác của nàng dâu; những luật sư xét xử cô đều vô tội, chẳng qua là sự hiểu lầm của phú hộ mà thôi.

Cô Visākhā thưa rằng:

- Kính thưa quý vị luật sư, trước đây, cha chồng của con hiểu lầm rằng con có tội, đuổi con ra khỏi nhà. Qua sự xét xử, con là người hoàn toàn vô tội, nay con xin từ giã ngôi biệt thự này, trở về nhà cha mẹ của con.

Ông phú hộ Migāra khẩn khoản xin con dâu miễn chấp rằng:

- Này con, cha đã hiểu lầm, nên bắt tội con, nay cha đã biết mình có lỗi đối với con, xin con miễn chấp lỗi cho cha.

Nàng Visākhā thưa với cha chồng rằng:

- Thưa cha, con sẵn sàng miễn chấp lỗi của cha, xin cha cho con một đặc ân: con là người cận sự nữ đã quy y Tam bảo, có đức tin vững chắc nơi Ðức Phật, Ðức Pháp, Ðức Tăng. Cho nên, con không thể sống thiếu Ðức Phật, thiếu nghe pháp, và thiếu tạo phước thiện bố thí cúng dường đến chư Ðại Ðức Tăng. Nếu cha muốn con ở lại đây, xin cha cho phép con được chiêm bái Ðức Phật, nghe pháp, làm phước thiện bố thí cúng dường đến chư Ðại Ðức Tăng. Nếu không con sẽ rời khỏi nơi đây.

- Này con, cha chấp thuận theo yêu cầu của con, con được chiêm bái Ðức Phật, nghe pháp và thỉnh chư Ðại Ðức Tăng về nhà làm phước. – Ông phú hộ Migāra bảo.

Hôm sau, nàng Visākhā thỉnh Ðức Phật cùng chư Ðại Ðức Tăng đến nhà dâng cúng vật thực. Khi thọ thực xong, nàng Visākhā cho người mời cha chồng đến nghe Ðức Phật thuyết pháp. Ông sửa soạn đi, thì vị Ðạo Sư phái ngoại đạo loã thể ngăn lại. Mặc dầu vậy, Ðức Phật thuyết pháp ông vẫn nghe rõ ràng từng tiếng, từng câu. Khi Ðức Phật thuyết pháp xong, ông liền chứng ngộ chân lý Tứ thánh đế, chứng đắc Nhập Lưu Thánh Ðạo, Nhập Lưu Thánh Quả, trở thành bậc Thánh Nhập Lưu ngay khi ấy.

Ông phú hộ Migāra đến hầu Ðức Phật, đảnh lễ dưới hai bàn chân Ngài bạch rằng:

- Kính bạch Ðức Thế Tôn, con là Migāra! Bạch Ngài.
Kính bạch Ðức Thế Tôn, con là Migāra! Bạch Ngài.

Trước sự hiện diện của Ðức Phật, ông thưa với nàng dâu rằng:

- Này con, kể từ nay con ở ngôi vị là mẹ của ta.

Từ đó nàng Visākhā thêm vào tên là Visākhā Migāramātā: nàng Visākhā mẹ phú hộ Migāra.

Bà Visākhā Migāramātā có 20 đứa con: 10 con trai và 10 con gái. Mỗi đứa con trai, mỗi đứa con gái có 20 người con: 10 con trai và 10 con gái. Mỗi cháu trai, mỗi cháu gái lại có 20 người con: 10 con trai, 10 con gái. Như vậy, bà Visākhā Migāramātā có 20 người con, 400 người cháu và 8.000 người chắt.

Bà Visākhā Migāramātā thường hoan hỉ trong mọi phước thiện bố thí.

Một thuở nọ, bà đến đảnh lễ Ðức Phật xin phép 8 đặc ân:

1- Xin dâng y tắm mưa đến chư Tỳ khưu trọn đời.
2- Xin dâng vật thực đến chư Tỳ khưu khách mới đến.
3- Xin dâng vật thực đến chư Tỳ khưu sắp đi xa.
4- Xin dâng vật thực đến chư Tỳ khưu lâm bệnh.
5- Xin dâng vật thực đến chư Tỳ khưu nuôi Tỳ khưu bị bệnh.
6- Xin dâng thuốc trị bệnh đến chư Tỳ khưu mắc bệnh.
7- Hằng ngày xin dâng cháo buổi sáng đến chư Tỳ khưu.
8- Xin dâng y tắm đến chư Tỳ khưu ni Tăng.

Tám đặc ân này được Ðức Phật cho phép, bà Visākhā vô cùng hoan hỉ trong mọi việc làm phước thiện bố thí này.

Một dịp nọ, đến chùa nghe Ðức Phật thuyết pháp, bà Visākhā mang theo một tấm choàng mahālatā kết bằng những viên ngọc quý. Bà cởi trao cho đứa tớ gái, vào đảnh lễ Ðức Thế Tôn, ngồi nghe pháp, nghe xong, bà đảnh lễ Ðức Thế Tôn xin phép đi về, cô tớ gái đi về theo, để quên lại tấm choàng mahālatā tại giảng đường. Sau khi tất cả mọi người đi về hết, Ngài Ðại Ðức Ānanda nhìn thấy tấm choàng của bà Visākhā để quên lại, bạch Ðức Thế Tôn rằng:

– Kính bạch Ðức Thế Tôn, bà Visākhā đã về, để quên tấm choàng lại. Bạch Ngài.

Ðức Thế Tôn dạy rằng:

– Này Ānanda con nên để một nơi hợp lẽ.

Bà Visākhā đi thăm viếng Tỳ khưu bệnh, Tỳ khưu trẻ, Sa di.... Bà bảo đứa tớ gái mang tấm choàng trở về. Cô tớ gái đã để quên tấm choàng lại trong giảng đường nên thưa:

– Thưa bà chủ, con đã để quên tấm choàng.

Bà Visākhā dạy rằng:

– Này con, con đi đến chùa lấy tấm choàng đem về, nhưng nếu Ngài Ðại Ðức Ānanda đã đem tấm choàng cất, thì con không nên lấy lại, ta xin dâng Ngài Ānanda tấm choàng ấy, nghe con!

Ngài Ðại Ðức Ānanda nhìn thấy cô tớ gái liền hỏi rằng:

– Này con, con đến đây để làm gì?

– Bạch Ngài Ðại Ðức, con để quên tấm choàng của bà chủ, nên trở lại đây để lấy. – Cô tớ gái thưa.

– Này con, bần tăng đã đem treo ở chỗ kia, con hãy đến lấy đem về.

– Kính bạch Ngài Ðại Ðức, bà chủ con dặn rằng: nếu Ngài Ðại Ðức đã đụng chạm vào tấm choàng ấy rồi, thì bà xin dâng Ngài tấm choàng ấy.

Cô tớ gái trở về, không mang theo tấm choàng, thưa lại với bà chủ sự việc trên.

Bà Visākhā dạy cô tớ gái rằng:

– Này con, tấm choàng ấy Ngài Ðại Ðức đã đụng chạm, ta đã dâng đến Ngài rồi, như vậy, Ngài phải giữ gìn nó là một điều vất vả. Vì vậy, con hãy đến đem tấm choàng ấy về đây bán nó, để sắm những vật dụng cần thiết dâng cúng đến chư Tỳ khưu Tăng.

Nghe theo lời dạy của bà Visākhā, cô tớ gái đến chùa đem tấm choàng ấy về trao lại cho bà.

Bà Visākhā đem bán tấm choàng mahālatā kết bằng những viên ngọc quý với giá 90 triệu 100 ngàn đồng vàng. Với giá ấy, không có một nhà phú hộ nào có khả năng mua nổi tấm choàng ấy. Cuối cùng, chính bà Visākhā mua lại nó với giá 90 triệu 100 ngàn đồng vàng, bà đến bạch Ðức Thế Tôn rằng:

– Kính bạch Ðức Thế Tôn, Ngài Ðại Ðức Ānanda dùng tay đụng tấm choàng của con, để cất giữ, nên con không dám lấy lại; con xin xả tấm choàng ấy bằng cách bán nó, để sắm những vật dụng hợp pháp cần thiết dâng cúng đến chư Tỳ khưu Tăng.

Kính bạch Ðức Thế Tôn, ngoài con ra, không có một ai mua nổi với giá 90 triệu 100 ngàn đồng vàng. Vậy chính con mua lại tấm choàng ấy với giá đó. Bạch Ngài.

Kính bạch Ðức Thế Tôn, trong bốn thứ vật dụng: y phục, vật thực, chỗ ở và thuốc trị bệnh, thứ nào cần thiết nhất? Bạch Ngài.

Ðức Thế Tôn dạy:

– Này Visākhā con! Vậy con nên xây cất một ngôi chùa gần phía Ðông cửa thành Sāvatthī, để dâng cúng đến chư Tỳ khưu Tăng.

Vô cùng hoan hỉ, vâng theo lời dạy của Ðức Thế Tôn, bà mua đất giá 90 triệu đồng vàng, cho xây cất ngôi chùa "Pubbārāma". Dưới sự chỉ dẫn của Ngài Ðại Ðức Mahāmogallāna, công trình xây dựng suốt 9 tháng mới hoàn thành chi phí thêm 90 triệu đồng vàng; và tổ chức lễ khánh thành dâng cúng đến chư Tỳ khưu Tăng tứ phướng có Ðức Phật chủ trì, rồi làm phước bố thí kéo dài suốt 4 tháng, chi phí thêm 90 triệu nữa.

Như vậy, bà đại thí chủ Visākhā Migāramātā đã hiến dâng tổng số tiền 270 triệu làm phước bố thí: mua đất, xây cất ngôi chùa Pubbārāma và làm lễ khánh thành.

Tại tư thất của bà Visākhā Migāramātā cũng như tư thất của phú hộ Anāthapiṇṇika, hằng ngày buổi sáng dâng cúng cháo đến chư Tỳ khưu, buổi trưa dâng vật thực đến chư Tỳ khưu, buổi chiều bà đem nước trái cây, thuốc trị bệnh đến dâng cúng đến chư Tỳ khưu bị bệnh v.v....

Ðức Phật tán dương bà là người cận sự nữ đại thí chủ, xuất sắc nhất về hạnh bố thí trong hàng cận sự nữ đệ tử của Ngài như sau:

Etadaggaṃ bhikkhave, mama sāvikānaṃ upāsikānaṃ dāyikānaṃ yadidaṃ Visākhā Migāramātā.

Này chư Tỳ khưu, trong hàng nữ Thanh Văn cận sự nữ của Như Lai, Visākhā Migāramātā là cận sự nữ thí chủ xuất sắc nhất về hạnh hoan hỉ bố thí.

Bà Visākhā có tuổi thọ sống lâu 120 tuổi, cuộc đời của bà từ thuở ấu niên, trung niên cho đến lão niên đều hưởng sự an lạc, sống trong cảnh giàu sang phú quý; đó là quả của mọi phước thiện, nhất là phước thiện bố thí. Cho nên, trong suốt cuộc đời của bà không phải gặp cảnh khổ cực thiếu thốn về vật chất. Bà có nhiều tài sản của cải, lại càng hoan hỉ tạo nhiều phước thiện bố thí cho đến ngày cuối cùng cuộc đời của bà. Sau khi bà từ giã cõi người, do năng lực thiện nghiệp cho quả tái sanh làm thiên nữ trong cõi Hoá lạc thiên, cõi trời dục giới thứ 5, trở thành chánh cung hoàng hậu của đức vua trời Sunimmita, hưởng sự an lạc trong cõi trời này cho đến hết tuổi thọ 80.000 năm (so với cõi người 2.304 triệu năm, bởi vì 1 ngày 1 đêm nơi cõi trời này bằng 800 năm cõi người).

Bà là 1 trong 7 vị Thánh Nhập Lưu đặc biệt, có lời phát nguyện xin thọ hưởng sự an lạc tuần tầng trời dục giới cho đến các tầng trời sắc giới tột cùng, cõi Sắc cứu cánh thiên, sẽ tịch diệt Niết Bàn trong cõi này. Do đó, khi tái sanh làm thiên nữ cõi Tha hoá tự tại thiên, tầng trời thứ 6 tột cùng của cõi trời dục giới, thiên nữ Visākhā tiến hành thiền định chứng đắc đệ nhất thiền sắc giới, cho quả tái sanh làm phạm thiên (không còn nữ tính) cõi trời sắc giới Phạm chúng thiên; tiếp tục tiến hành thiền định chứng đắc đệ nhị thiền sắc giới, cho quả tái sanh lên cõi trời sắc giới đệ nhị thiền; chứng đắc đệ tam thiền sắc giới, cho quả tái sanh lên cõi trời sắc giới đệ tam thiền; và tiếp tục chứng đắc đệ tứ thiền sắc giới đồng thời chứng đắc Nhất Lai Thánh Ðạo – Nhất Lai Thánh Quả, Bất Lai Thánh Ðạo – Bất Lai Thánh Quả trở thành bậc Thánh Bất Lai được tái sanh lên tầng trời sắc giới Tinh cư thiên có 5 tầng theo tuần tự cho đến tầng Sắc cứu cánh thiên (Akaniṭṭhā) tột cùng cõi trời sắc giới, sẽ chứng đắc A-ra-hán Thánh Ðạo – A-ra-hán Thánh Quả trở thành bậc Thánh A-ra-hán, hưởng hết tuổi thọ 16.000 đại kiếp rồi tịch diệt Niết Bàn, chấm dứt tử sanh luân hồi trong tam giới.

Tích đức vua Asoka

Sau khi Ðức Phật tịch diệt Niết Bàn, Phật lịch 218, đức vua Asoka là một đấng minh quân trị vì cõi Nam thiện bộ châu, có nhiều oai lực đặc biệt như thần thông, Ðức Vua có đức tin trong sạch nơi Tam bảo.

Một hôm, đức vua Asoka nhìn thấy Ðại Ðức Sa di Nirodha mới lên bảy tuổi, là bậc Thánh A-ra-hán đang đi khất thực, Ðức Vua phát sanh đức tin đặc biệt nơi vị Ðại Ðức Sa di Nirodha (Ðại Ðức Nirodha kiếp trước đã từng là anh của Ðức Vua). Ðức Vua truyền lệnh các quan thỉnh mời Ðại Ðức Sa di Nirodha vào cung điện, thỉnh ngoài trên ngai vàng cao quý, tự tay Ðức Vua để bát bằng những món vật thực của Ðức Vua dùng hằng ngày. Khi vị Ðại Ðức Sa di thọ thực xong, Ðức Vua bèn thỉnh Ngài thuyết pháp.

Vị Ðại Ðức Sa di Nirodha thuyết dạy bài kệ trong Pháp cú:

"Appamādo amatapadaṃ,
Pamādo maccuno padaṃ...".

"Không dể duôi, có chánh niệm,
là đường bất tử Niết Bàn,
Dể duôi là con đường tử...".

Ðức vua Asoka nghe pháp xong, càng tăng thêm đức tin trong sạch nơi Ðức Phật, Ðức Pháp, Ðức Tăng gấp bội.

Hằng ngày Ðức Vua cúng dường vật thực đến chư Tỳ khưu Tăng gồm có 600.000 vị tại cung điện của Ðức Vua, bởi do đức tin trong sạch nơi vị Ðại Ðức Sa di Nirodha.

Một hôm Ðức Vua dự lễ bố thí tứ vật dụng đến chư Tỳ khưu Tăng 600.000 vị, Ðức Vua bèn bạch chư Tỳ khưu Tăng rằng:

- Kính bạch chư Ðại Ðức Tăng, chánh pháp mà Ðức Phật thuyết giảng có bao nhiêu pháp môn? Bạch quý Ngài.

Chư Ðại Ðức thưa:

- Thưa Ðại Vương! Chánh pháp mà Ðức Phật thuyết giảng có 84.000 pháp môn.

Ðức Vua phát sanh đức tin trong sạch nơi 84.000 pháp môn, nên Ðức Vua truyền lệnh cho các quan ở khắp mọi nơi trong nước rằng:

- Trẫm muốn cúng dường mỗi pháp môn bằng một ngôi chùa và một bảo tháp, vậy Trẫm muốn xây cất 84.000 ngôi chùa và 84.000 bảo tháp trên toàn cõi Nam Thiện Bộ Châu, các khanh hãy đến mỗi tỉnh xây cất một ngôi chùa để cúng dường đến chư Tỳ khưu Tăng và ngôi bảo tháp để tôn thờ Xá Lợi của Ðức Phật.

Ðức vua Asoka xuất ra số tiền gồm có 960 triệu kahāpana để lo xây cất 84.000 ngôi chùa và 84.000 bảo tháp. Ngôi chùa trung tâm tại thủ đô đặt tên Asokārāma.

Việc xây cất 84.000 ngôi chùa và 84.000 bảo tháp suốt 3 năm mới hoàn thành.

Các quan ở mỗi tỉnh đến chầu Ðức Vua cùng một ngày, tâu lên Ðức Vua rõ, những ngôi chùa và những ngôi bảo tháp đã hoàn thành rồi.

Ðức Vua truyền chiếu chỉ trong toàn cõi Nam thiện bộ châu biết rằng: "còn 7 ngày nữa sẽ làm đại lễ khánh thành những ngôi chùa và những ngôi bảo tháp ở từng nơi, tất cả mọi thần dân trong nước đều thọ trì bát giới, sửa soạn làm đại lễ khánh thành tất cả các ngôi chùa và ngôi bảo tháp, để cúng dường đến chư Tỳ khưu Tăng từ kinh thành đến các tỉnh thành".

Ngày đại lễ khánh thành chùa và bảo tháp, trong kinh thành cũng như các tỉnh thành trang hoàng đẹp đẽ như cõi trời, Ðức Vua cùng các quan cũng như dân chúng trang điểm đẹp đẽ trang nghiêm, đi dự đại lễ khánh thành chùa và tháp bảo.

Ðức Vua ngự đến ngôi chùa Asokārāma ở trung tâm chính tại kinh đô, kính thỉnh chư Tỳ khưu Tăng toàn cõi Nam thiện bộ châu đến dự đại lễ khánh thành và thọ nhận 84.000 ngôi chùa cùng bảo tháp ở mỗi nơi, có khoảng 800 triệu vị Tỳ khưu Tăng và 9.600.000 vị Tỳ khưu ni Tăng. Trong số đó có 100.000 bậc Thánh A-ra-hán.

Chư bậc Thánh A-ra-hán suy tư rằng: "Nếu đức vua Asoka được nhìn thấy rõ việc đại bố thí 84.000 ngôi chùa và 84.000 bảo tháp, mà Ðức Vua đã truyền lệnh xây cất, nay làm lễ khánh thành dâng cúng đến chư Tỳ khưu Tăng, sẽ làm cho Ðức Vua vô cùng hoan hỉ, càng tăng thêm đức tin trong sạch nơi Tam bảo".

Khi ấy, một vị Thánh A-ra-hán liền hóa phép thần thông "Mở thế gian" (Lokavivaraṇa), Ðức Vua nhìn thấy mọi nơi không có gì che khuất cả. Dầu Ðức Vua đang đứng tại ngôi chùa Asokārāma trung tâm, mà có thể nhìn thấy rõ bốn hướng toàn cõi Nam Thiện Bộ Châu, thấy rõ 84.000 ngôi chùa và 84.000 ngôi bảo tháp tôn thờ Xá Lợi Ðức Phật.

Thật vậy, đức vua Asoka vô cùng hoan hỉ hơn bao giờ hết, Ðức Vua suy tư rằng: sự việc đại bố thí như thế này, không biết đã có ai từng làm chưa?

Vì vậy Ðức Vua bèn bạch hỏi chư Ðại Ðức Tăng:

- Kính bạch chư Ðại Ðức Tăng, trong giáo pháp Ðức Thế Tôn của chúng ta, có thí chủ nào làm phước đại bố thí như thế này không?

Chư Ðại Ðức Tăng kính thỉnh Ðại Ðức Moggali-puttatissatthera trả lời câu hỏi của Ðức Vua.

Ðại Ðức Moggaliputtatissatthera trả lời rằng:

- Thưa Ðại Vương, trong Phật giáo, việc đại bố thí của Ðại Vương như thế này, dầu khi Ðức Thế Tôn còn hiện tiền cho đến nay, chưa có một ai làm được như vậy. Chỉ có Ðại Vương là đại thí chủ làm lễ đại bố thí lớn lao nhất từ trước cho đến nay mà thôi.

Ðức Vua lắng nghe câu trả lời của Ngài Ðại Ðức Moggaliputtatissatthera rồi phát sanh hỉ lạc chưa từng có, rồi suy tư rằng: "Từ trước cho đến nay, chưa có thí chủ nào làm phước đại bố thí như ta, ta là một đại thí chủ bố thí 4 thứ vật dụng lớn lao như thế này, chắc có lẽ ta là thân quyến kế thừa Phật giáo (Dāyādo sāsanassa) có phải không?".

Do đó, Ðức Vua bèn bạch hỏi Ðại Ðức Moggali-puttatissatthera rằng:

– Kính bạch Ngài Ðại Ðức, con đã làm đại bố thí bốn thứ vật dụng lớn lao như thế này, vậy, con có phải là "Thân quyến kế thừa của Phật giáo" hay không?

Ngài Ðại Ðức Moggaliputtatissatthera quán xét về ba la mật của thái tử Mahinda và Công chúa Saṃghamittā con của Ðức Vua như thế nào. Ngài biết rõ Thái tửCông chúa xuất gia sẽ trở thành bậc Thánh A-ra-hán, sẽ giúp cho Phật giáo phát triển tốt đẹp sau này. Cho nên Ngài đáp rằng:

– Thưa Ðại vương, người trở thành thân quyến kế thừa Phật giáo không phải do nhân đại bố thí. Dầu người đại thí chủ bố thí bốn thứ vật dụng nhiều đến bao nhiêu đi nữa, cũng chỉ gọi là: paccayadāyaka: đại thí chủ bố thí 4 thứ vật dụng, hoặc gọi là: upaṭṭhāka: người hộ độ mà thôi....

Thưa Ðại vương, sự thật, người nào dầu bố thí bốn thứ vật dụng đến chư Tỳ khưu Tăng chất chồng từ mặt đất cao đến cõi trời, người ấy không thể gọi là thân quyến kế thừa của Phật giáo.

Lắng nghe lời dạy của Ngài Ðại Ðức Moggali-puttatissatthera như vậy, nên đức vua Asoka cống hiến vị hoàng thái tử Mahinda yêu quý nhất, cho phép xuất gia trở thành Tỳ khưu, thay vì truyền ngôi báu, và công chúa Sanghamitta xuất gia trở thành Tỳ khưu ni trong Phật giáo.

Ðức vua Asoka không chỉ là một đại thí chủ chưa từng có từ trước cho đến nay, mà còn là một thân quyến kế thừa của Phật giáo, bởi vì Ðức vua đã cống hiến, cho phép 2 người con xuất gia trong Phật giáo, Người có công đức lớn gởi các phái đoàn Ðại Ðức Tăng sang truyền bá Phật giáo ở đảo quốc Srilankā và vùng Suvaṇṇabhūmi gồm các nước Indonesia, Myanmar, Thái Lan, Lào, Campuchia và Việt Nam.

Trên đây là những nhân vật đại thí chủ xuất sắc nhất về phước hạnh bố thí trong thời kỳ Ðức Phật còn hiện tiền, và sau thời kỳ Ðức Phật đã tịch diệt Niết Bàn.


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 73)
Cuộc đời và công việc của Bồ tát được nói trong phần cuối đoạn Đồng tử Thiện Tài gặp đức Di Lặc.
(Xem: 148)
Trong khi các tín ngưỡng về nghiệp và tái sinh là phổ biến vào thời của Đức Phật,
(Xem: 168)
Đây là ba phạm trù nghĩa lý đặc trưng để bảo chứng nhận diện ra những lời dạy của đức Đạo sư một cách chính xác mà không
(Xem: 224)
Đi vào Pháp giới Hoa nghiêm là đi vào bằng bồ đề tâm thanh tịnh và được cụ thể hóa bằng nguyện và hạnh.
(Xem: 151)
Nhị đế là từ được qui kết từ các Thánh đế (āryasatayā) qua nhân quả Khổ-Tập gọi là Tục đế
(Xem: 204)
Quí vị không giữ giới luật có thể không làm hại người khác, nhưng thương tổn tự tánh cuả chính mình.
(Xem: 191)
Lầu các của Đức Di Lặc tượng trưng cho toàn bộ pháp giới của Phật Tỳ Lô Giá Na; lầu các ấy có tên là Tỳ Lô Giá Na Đại Trang Nghiêm.
(Xem: 222)
Trong kinh Duy Thức thuộc tạng kinh phát triển, để chỉ cho sự huân tập thành khối nghiệp lực (A Lại Da Thức và Mạc Na Thức,)
(Xem: 237)
Tín ngưỡng Dược Sư với đại diện là thế giới Lưu ly nằm ở phương Đông mà nó tương tự với các cõi Tịnh độ khác, đều dùng việc
(Xem: 320)
Hai câu hỏi hiện lên trong đầu tôi khi nghĩ về giáo lý vô thường liên quan đến cuộc đời tôi.
(Xem: 559)
Lôgic học là một ngành học có mục đích xác định các quy tắc vận hành của tư duy để tìm kiếm sự thực.
(Xem: 422)
Trong quá trình hình thành và phát triển xã hội, con người luôn khát khao tìm cầu hạnh phúc, thỏa mãn nhu cầu về vật chất và tinh thần.
(Xem: 435)
Tuệ là trí tuệ tức cái biết, thức là nhận thức cũng là cái biết. Cả hai đều là cái biết nhưng có đặc điểm khác nhau.
(Xem: 530)
Khái niệm Niết-bàn vốn thành hình cách đây hơn 2500 năm. Các học giả và các triết gia khác nhau
(Xem: 719)
Ở trên là hai câu đầu trong bài kệ Lục Tổ Huệ Năng khai thị nhân bài kệ của thiền sư Ngọa Luân. Câu chuyện được thuật lại trong Pháp Bảo Đàn Kinh, phẩm Cơ Duyên thứ 7.
(Xem: 768)
Chữ “Tăng đoàn” là một thuật ngữ tiếng Phạn, có nghĩa là “cộng đồng” và được sử dụng chủ yếu để chỉ những tín đồ đã xuất gia của Đức Phật,
(Xem: 806)
Tóm tắt: Phật giáotôn giáo được biết đến như một hệ thống triết học mang đậm chất tư duy, trí tuệ cùng giá trị đạo đức cao.
(Xem: 811)
Mỗi người hiểu về nghiệp theo mỗi kiểu khác nhau tùy vào nhận thức và trải nghiệm bản thân, nhưng phần lớn vẫn chịu ảnh hưởng của cách hiểu trong dân gian về khái niệm của từ này.
(Xem: 696)
Từ ngàn xưa cho đến thời điểm xã hội phát triển mạnh mẽ về mọi mặt như hiện nay, mặc dù nền văn minh có bước tiến bộ vượt bậc
(Xem: 687)
iáo lý Duyên khởi được xem như chiếc chìa khóa mở ra kho tàng pháp bảo Phật giáo, vì có thể giải quyết những vấn đề của khổ đau, cả sự sanh ra hay chết đi của con người.
(Xem: 690)
Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh tập thứ 14. Kinh văn số 550 gồm 12 quyển. Chữ Hán từ trang 865 đến trang 894, gồm tất cả 29 trang.
(Xem: 794)
Những nhu cầu của con người sinh học thì giản dị, khi đói chỉ mong được ăn, khi khát mong được uống, khi mệt mong được nằm,
(Xem: 817)
Khi thân thể tiều tụy chỉ còn da bọc xương, những khổ thọ chết người đều đã trải qua,
(Xem: 914)
Trong quá trình thuyết giáo của đức Phật, những lời dạy của Ngài không được lưu giữ dưới dạng văn bản chữ viết
(Xem: 687)
Nhân ngày húy nhật của Hòa thượng Thích Trí Thủ, một trong những vị tông sư hoằng truyền luật học Phật giáo thời cận đại,
(Xem: 587)
Hành giả tu hành muốn mau đạt đến kết quả như mình mong muốn thì, điều kiện tiên quyết trước hết là chúng ta cần phải chọn lựa pháp môn nào cho thích hợp với căn cơ của mình
(Xem: 687)
Trọng tâm của triết học Phật giáohọc thuyết nổi tiếng về tính không - rằng tất cả chúng sinhhiện tượng đều trống rỗng về bản chất hay bản chất cố hữu.
(Xem: 805)
Vô phân biệt được nói đến nhiều lần trong Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật.
(Xem: 686)
Theo lý Duyên Khởi của đạo Phật, tất cả vạn hữu vũ trụ được hình thành do yếu tố hòa hiệp của nhơn duyên và sẽ đi đến phân ly do duyên tan rã.
(Xem: 693)
Cuộc chiến đấu mới–Sau khi Đức Phật nhập diệt, hình bóng của ngài vẫn hiện ra trong hàng thế kỷ trong một hang động–một hình bóng rất lớn
(Xem: 790)
Như Nietzsche khuyên răn chúng ta hãy lại bắt đầu học làm mới bằng cách để ý đến những việc ‘tầm thường’ và sự vận hành của ‘thân’ để xác định
(Xem: 812)
Tôi nghĩ là làm một việc có lý khi bác bỏ tuyên bố của Nietzsche rằng đạo Phật là một dạng của ‘thuyết hư vô thụ động,’ rằng đạo Phật truyền dạy
(Xem: 795)
Đặt vấn đề có phải đạo Phật là một dạng của ‘Chủ thuyết hư vô thụ động’ có nghĩa là đặt vấn đề liệu summum bonum[1] của đạo Phật,
(Xem: 838)
Dù có nhiều tác phẩm đa dạng về Phật học thích dụng ở Châu Âu thời kỳ trước Nietzsche,
(Xem: 865)
Nhân ngày húy nhật của Hòa thượng Thích Trí Thủ, một trong những vị tông sư hoằng truyền luật học Phật giáo thời cận đại,
(Xem: 855)
Hành giả tu hành muốn mau đạt đến kết quả như mình mong muốn thì, điều kiện tiên quyết trước hết là chúng ta cần phải chọn lựa pháp môn nào
(Xem: 1043)
Cửa vào bất nhị, còn gọi là pháp môn bất nhị, từ xa xưa đã được truyền dạy từ thời Đức Phật, chứ không phải là hậu tác của chư tổ Bắc Tông,
(Xem: 916)
Tinh thần hòa hiệp là ý nghĩa sống lành mạnh an vui, tinh thần của một khối người biết tôn trọng ý niệm tự tồn, và xây dựng vươn cao trong ý chí hướng thượng.
(Xem: 1578)
Xuất xứ của Bát Chánh Đạo có hai nguồn là nguồn từ Phật chứng ngộ mà thuyết ra và nguồn được kết tập lại từ các kinh điển
(Xem: 1024)
Tam tam-muội là chỉ cho ba loại định, tức là ba loại pháp môn quán hành của Phật giáo, được xem như là nguyên lý thực tiễn của Thiền định.
(Xem: 1172)
Tôi kính lễ bái bậc Chánh giác, bậc tối thắng trong hết thảy các nhà thuyết pháp, đã thuyết giảng Duyên khởibất diệtbất sinh,
(Xem: 922)
Thay vì tìm hiểu nguồn gốc tại sao phải chịu luân hồi sinh tử, con người không ngừng tìm kiếm căn nguyên của vũ trụ vạn vật, nơi mình sinh ra;
(Xem: 1175)
Khi Thái tử Tất-đạt-đa nhận thấy tất cả mọi người dân đang chìm trong đau khổ, và ngay chính bản thân mình rồi cũng phải chịu qui luật già, bệnh, chết
(Xem: 1093)
Danh từ nghiệp hay karma (skt.) được đề cập thường xuyên trong các luận giải về tư tưởng triết họctôn giáo Ấn-độ.
(Xem: 1101)
Tứ quả là bốn quả vị sai biệt của các bậc Thánh Thinh Văn thừa, tùy thuộc vào trình độ căn cơ của hành giả đã đạt được sau khi tu tập
(Xem: 1240)
Sau khi hoàng hậu Ma-da (Mayā) quá vãng, vua Tịnh Phạn (Suddhodana) tục huyền với Mahāpajāpatī Gotami và bà đã xuất gia
(Xem: 1510)
Kinh Pháp Hoa dạy rằng: “Đức Phật ra đời vì một đại nhân duyên. Đó là khai thị cho chúng sanh liễu ngộ Phật tri kiến nơi mình”.
(Xem: 1941)
Một trong những hình thức ta nuôi dưỡng phiền giận về chính mình là mặc cảm tội lỗi.
(Xem: 1054)
Các câu hỏi, không khác với câu khẳng định, dựa trên các giả định.
(Xem: 1319)
Đối với những người nhìn vào Phật giáo qua phương tiện tiếng Anh, việc thực hành lòng từ bi và sự xả ly có thể không tương thích với nhau,
(Xem: 1066)
Từ khi đức Phật xác lập: “Mọi vật đều vô thường, mọi vật đều vô ngã”, thường được diễn tả với danh từ Sarvam Sùnyam (mọi vật đều Không).
(Xem: 922)
Trong lịch sử Thiền Tông Việt Nam, Thiền sư Trần Thái Tông (1218-1277) được kể như một nhân vật vô cùng đặc biệt, với nội tâm giác ngộ cao siêu,
(Xem: 1044)
Trước đây qua giáo lý của Đức Phật chúng ta hiểu rằng Đạo Phật là đạo xây dựng trên nền tảng trí tuệ, tức dùng sự giác ngộ, hiểu biết
(Xem: 1080)
Thiền sư Trần Thái Tông (1218 -1277) một vị thiền sư siêu việt, ông vua anh minh, nhà tư tưởng lớn, một nhân cách cao cả.
(Xem: 1497)
Nhận thức rằng tất cả đều là giả tạm và cuộc đời là một nỗi khổ đau lớn, nên đức Phật mới đi tìm chân lýgiác ngộ chân lý.
(Xem: 1252)
Khi đức Phật còn tại thế, Ngài đã quy chế cho cộng đồng Tăng phải an cư ba tháng mùa mưa, ngày nay lịch an cư tùy hệ phái, từ rằm tháng tư đến rằm tháng bảy theo truyền thống Phật giáo Bắc phương;
(Xem: 1261)
Trung đạo là khái niệm được dùng khá nhiều trong Phật giáo. Tùy duyênTrung đạo được định nghĩa khác nhau,
(Xem: 993)
Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh tập thứ 14. Kinh văn số 550 gồm 12 quyển. Chữ Hán từ trang 865 đến trang 894, gồm tất cả 29 trang.
(Xem: 1155)
Trong năm bộ Nikaya của hệ Pali, Đức Phật thường nói đến sự “không có lõi cứng” của các hiện tượng, từ thân tâm, cho đến thế giớichúng sanh.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant