Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới
Bài Mới Nhất

06. Nghiệp là gì

30 Tháng Chín 201200:00(Xem: 7306)
06. Nghiệp là gì
CHÁNH KIẾN VÀ NGHIỆP

Tác giả: Ledi Sayadaw và nhiều c giả khác

Dịch giả: Pháp Thông


CHƯƠNG I:

NGHIỆP DƯỚI CÁI NHÌN CỦA NGƯỜI PHẬT TỬ


NGHIỆP LÀ GÌ? - K. Sri Dhammananda

Nghiệp (Kamma) là một quy luật tự nhiên, khách quan vận hành phù hợp với những hành động của chúng ta. Nghiệp tự thân nó là một quy luật nên không cần phải có người làm luật. Nghiệp hoạt động trong lĩnh vực riêng của nó không có bất kỳ sự can thiệp của một tác nhân xét xử bên ngoài nào.

Nếu đặt vào ngôn ngữ trẻ thơ, nghiệp có thể hiểu như thế này: Hãy làm điều tốt và cái tốt sẽ đến với bạn, ngay bây giờ và mai sau. Làm điều xấu, cái xấu cũng sẽ đến với bạn, bây giờ và mai sau.

Trong ngôn ngữ của nhà nông, nghiệp có thể được giải thích theo cách này: Nếu bạn gieo hạt giống tốt, bạn sẽ gặt một vụ mùa tốt; nếu bạn gieo hạt giống xấu, bạn sẽ gặt một vụ mùa xấu.

Theo ngôn ngữ của khoa học, nghiệp là quy luật nhân - quả: mỗi nhân có một quả. Một tên gọi khác để chỉ quy luật này là: luật nhân quả trên phương diện đạo đức. Nhân quả trên phương diện đạo đức vận hành trong lĩnh vực đạo đức cũng giống như định luật vật lý về hành động và phản ứng trong lĩnh vực vật lý vậy.

Trong kinh Pháp Cú (Dhammapada), nghiệp được giải thích cụ thể hơn: tâm là chủ (hay tâm đi trước) các thiện phápác pháp. Nếu ta nói năng hay hành động với một tâm thiện hoặc ác, thời hạnh phúc hoặc khổ đau sẽ theo sát chúng ta như bánh xe lăn theo chân bò, hoặc như bóng không rời hình.

Nghiệp chỉ đơn giản là hành động. Trong mọi chúng sinh hữu tình, có một sức mạnh hay năng lực được gọi bằng những tên khác nhau như khuynh hướng bản năng, lương tâm, v.v… khuynh hướng bẩm sinh này buộc mọi hữu tình phải sinh hoạt về thể xác hoặc tinh thần. Sinh hoạt này là hành động. Do lặp đi lặp lại một hành động thành ra thói quen, và thói quen trở thành nhân cách của họ. Trong đạo Phật, tiến trình này được gọi là Nghiệp (Kamma)

Nghiệp, theo nghĩa cùng tột, là hành động bằng tâm hay sự chủ ý kể cả thiện lẫn ác. Đức Phật tuyên bố: “Chủ ý (tư tâm sở - cetanā) chính là nghiệp. Như vậy nghiệp không phải là một thực thể mà là một tiến trình, một hành động, một năng lực. Có người giải thích lực này là ‘ảnh hưởng của hành động’. Chính những việc chúng ta làm sẽ phản ứng trên bản thân chúng ta. Theo nghĩa này, khổ đau và hạnh phúccon người thọ lãnh chỉ là kết quả của những hành động, lời nóiý nghĩ của họ đang phản ứng trên chính họ mà thôi. Như vậy, những hành động, lời nóiý nghĩ của chúng ta tạo ra sự thành công và thất bại, hạnh phúc và khổ đau của chúng ta ở đời.

Nghiệp là một quy luật tự nhiên và khách quan, vận hành hoàn toàn phù hợp với những hành động của chúng ta. Nghiệp tự thân nó là một quy luật nên không cần phải có người làm luật. Nghiệp vận hành trong lãnh vực riêng của nó mà không có bất kỳ một sự can thiệp nào của một tác nhân xét xử bên ngoài. Bởi lẽ không có một thế lực khuất mặt nào hướng dẫn hay điều hành việc thưởng phạt, nên người Phật tử không dựa vào những năng lực siêu nhiên nào để cảm ứng đến những kết quả của nghiệp. Theo Đức Phật, nghiệp không phải là sự tiền định, cũng không phải là một định mệnh do năng lực huyền bí và lạ lùng nào đó áp đặt trên chúng ta, buộc chúng ta phải cam chịu một cách bất lực.

Người Phật tử tin rằng con người sẽ gặt hái những gì họ đã gieo; chúng ta là kết quả của những gì chúng ta đã làm, và sẽ là kết quả của những gì chúng ta đang làm. Nói khác hơn, con người sẽ không tuyệt đối giữ nguyên những gì họ đã là, và cũng sẽ không tiếp tục giữ nguyên những gì họ đang là. Điều này đơn giản có nghĩa rằng nghiệp không phải là quyết định luận hoàn toàn. Đức Phật đã chỉ ra cho chúng ta thấy là nếu mọi việc đều được quyết định trước (tiền định), thời sẽ không có tự do ý chíđời sống phạm hạnh trong sạch. Chúng ta sẽ chỉ là những kẻ nô lệ của quá khứ. Ngược lại, nếu mọi việc không được quyết định trước, thời cũng không thể có sự trau dồi đạo đức và phát triển tâm linh. Bởi thế, Đức Phật không chấp nhận thuyết tiền định tuyệt đối, cũng không chấp nhận thuyết không tiền định hoàn toàn.

Những Quan Niệm Sai Lầm Về Nghiệp

Những giải thích sai lầm và những quan niệm vô lý về nghiệp đã được nói rõ trong Tăng Chi Bộ kinh (Anguttara Nikāya). Ở đây Đức Phật khuyên những người có trí nên thẩm xét và từ bỏ những quan niệm sau:

Tin rằng mọi việc là kết quả của những hành động đã làm trong những kiếp trước (Tiền định kiến).

Tin rằng tất cả chỉ là kết quả của sự sáng tạo của một đấng quyền năng tối thượng (Tạo hoá kiến)

Tin rằng mọi việc phát sinh không do nhân hoặc duyên gì cả (Vô nhân kiến).

Nếu một người trở thành kẻ sát nhân, trộm cắp, hoặc gian dâm, và nếu những hành động của họ chỉ do nghiệp quá khứ tác động, hoặc do sự sáng tạo của một đấng quyền năng gây ra, hoặc nếu mọi việc xảy ra chỉ là tình cờ, thời người này sẽ không có gì phải chịu trách nhiệm đối với ác nghiệp của họ.

Một quan niệm sai lầm nữa về nghiệp là cho rằng nghiệp chỉ có hiệu lực đối với một số người hợp theo tín ngưỡng của họ – nghĩa là ai tin nghiệp thì nghiệp mới có hiệu lực với họ, ngoài ra thì không. Tuy nhiên, số phận của một người trong đời sau tuyệt đối không lệ thuộc vào tôn giáo họ chọn. Dù tôn giáo của họ là gì chăng nữa, số phận con người hoàn toàn tùy thuộc vào những hành động bằng thân, khẩu và ý của họ. Cái mác tôn giáo họ tự gán cho mình không quan trọng, hễ họ làm được những việc thiện và sống một cuộc đời không hoen ố, họ chắc chắn sẽ được sinh vào cõi an vui trong đời sau. Còn nếu họ phạm những ác nghiệp và dưỡng nuôi tư tưởng độc ác trong tâm, chắc chắn họ sẽ phải tái sinh để sống một cuộc đời khốn khổ, bất hạnh. Vì thế, người Phật tử không tuyên bố rằng họ là những người may mắn duy nhất được sinh lên thiên giới sau khi chết. Dù theo tôn giáo nào, chỉ có ý nghĩ tạo nghiệp của con người mới quyết định số phận của họ cả đời này lẫn đời sau. Như vậy, giáo lý nghiệp báo không chỉ cho biết một công lý sau khi chết, và Đức Phật cũng không dạy quy luật nhân quả này để bảo vệ người giàu và an ủi người nghèo bằng cách hứa hẹn hạnh phúc hão huyền trong một đời sau.

Theo Phật giáo, nghiệp giải thích được những bất bình đẳng hiện hữu giữa nhân loại. Những bất bình đẳng này không chỉ do đặc tính di truyền, môi trường chung quanh và thiên nhiên tạo ra, mà còn do nghiệp hay kết quả của những hành động chúng ta làm nữa. Thực sự nghiệp chỉ là một trong những yếu tốtrách nhiệm cho sự thành công và thất bại của cuộc đời chúng ta.

Vì lẽ nghiệp là một sức mạnh vô hình, nên với mắt trần chúng ta không thể thấy được nó làm việc như thế nào. Để hiểu được sự vận hành của nghiệp, chúng ta có thể so sánh nó với những hạt giống: những kết quả của nghiệp được cất chứa trong tâm tiềm thức (tức tâm hữu-phần duy trì kiếp sống) giống như cách lá, hoa, trái, và thân của một cái cây chứa đựng trong hạt giống của nó. Dưới những điều kiện thuận lợi, quả của nghiệp sẽ được tạo ra cũng như lá và thân cây sẽ nhú ra từ hạt giống bé nhỏ của nó khi đủ độ ẩm và ánh sáng vậy.

Sự vận hành của nghiệp cũng có thể so sánh với một tài khoản ngân hàng: một người giới đức, có lòng từ thiện và quảng đại trong kiếp hiện tại này cũng giống như một người đang bổ sung thêm vào thiện nghiệp của mình. Thiện nghiệp tích lũy này có thể được họ dùng để bảo đảm một cuộc sống không gặp phải những biến cố bất hạnh. Tất nhiên họ phải biết bổ sung cái mới vào những gì họ đã lấy ra, vì nếu không, một ngày nào đó tài khoản của họ sẽ cạn kiệt và họ sẽ bị phá sản. Lúc đó họ sẽ đổ lỗi cho ai về tình trạng bất hạnh của mình? Họ không thể đổ thừa cho người khác hoặc cho số phận được. Chỉ có họ là người phải chịu trách nhiệm cho khổ đau và hạnh phúc của bản thân. Như vậy một người Phật tử chân chính không thể là một người chạy trốn thực tại. Họ phải đối diện với cuộc đời đúng như nó là và không được quyền lẩn tránh nó. Một thái độ thụ động không thể nào ngăn chặn được nghiệp lực. Tích cực hoạt động vì điều thiện là điều hết sức thiết yếu cho hạnh phúc của con người. Khuynh hướng thoát lygiải pháp của kẻ nhu nhược, và chạy trốn thực tại như vậy cũng không thể nào thoát được luật nhân quả.

Trong kinh Pháp-cú, Đức Phật dạy: “Không nơi ẩn náu nào có thể thoát khỏi quả của nghiệp.”

Không trên trời, giữa biển,

Không lánh vào động núi,

Không chỗ nào trên đời,

Trốn được quả ác nghiệp.

(PC127)

Kinh Nghiệm Riêng Của Chúng Ta

Hiểu quy luật của nghiệp là để thấy rõ rằng chúng ta phải có trách nhiệm đối với hạnh phúc và khổ đau của chính mình. Chúng ta là những nhà kiến trúc của nghiệp. Đạo Phật giải thích rõ rằng con người có mọi khả năng để uốn nắn nghiệp của họ và qua đó tác động đến hướng sống của đời mình. Mặt khác, con người không phải là tù nhân hay nô lệ cho nghiệp của họ hoàn toàn. Con người cũng không đơn thuần là một cỗ máy tự động phóng thích những năng lực thuộc về bản năng từng nô dịch hóa họ. Họ cũng không chỉ là một sản phẩm của tự nhiên. Con người có trong họ sức mạnh và khả năng để thay đổi nghiệp lực của mình. Tâm mạnh hơn nghiệp, và vì thế chúng ta có thể buộc nghiệp phục vụ cho chúng ta, chứ không từ bỏ mọi hy vọngnỗ lực để đầu hàng nghiệp lực của chúng ta được. Để bù đắp lại sự phản ứng của nghiệp xấu mà chúng ta đã tích tạo trước đây, chúng ta cần phải vun bồi nhiều thiện nghiệp thêm nữa, và đồng thời phải làm cho tâm chúng ta trong sạch bằng giới, định, tuệ, thay vì cầu nguyện, thờ phụng, hoặc thực hiện những lễ nghi vô bổ, hoặc hành hạ thân xác để mong vượt qua nghiệp báo của mình. Vì thế, nếu con người hành động một cách khôn ngoan hơn, nhờ sống một cuộc đời thánh thiện, họ có thể khắc phục được những hậu quả của ác nghiệp đã làm.

Chúng ta phải biết tận dụng của cải vật chất mình có được để thúc đẩy cho lý tưởng đó. Những lá bài trong trò chơi cuộc đời nằm trong tay ta, chúng ta không có quyền chọn lựa chúng. Những lá bài ấy thuộc về nghiệp quá khứ của chúng ta, song nếu thích, chúng ta có thể làm theo ý mình và khi chúng ta chơi, chúng ta sẽ hoặc thắng hoặc bại, vậy thôi.

Nghiệp được xem là tương đồng với hành động của con người. Hành động này tạo ra những quả nghiệp tương xứng. Song những hành động được thực hiện không có chủ tâm hay cố ý sẽ không thể trở thành một thiện nghiệp (kusala kamma) hay bất thiện nghiệp được (akusala kamma). Đó là lý do vì sao Đức Phật giải thích nghiệp là những hoạt động có chủ ý. Điều đó có nghĩa rằng, bất kỳ một hành động thiện hay ác nào mà chúng ta phạm không chút cố ý, sẽ không đủ sức mạnh để được đem vào đời sống kế tiếp của chúng ta. Tuy nhiên, không hiểu biết tính chất của nghiệp và quả của nghiệp không được xem là lý do để biện minh hay tránh né những kết quả của nghiệp đã cố tình phạm. Một đứa bé hay một người vô minh có thể phạm rất nhiều ác nghiệp. Vì lẽ họ phạm vào những ác nghiệp ấy với sự cố ý làm hại hay làm tổn thương chúng sinh khác, nên khó mà nói được rằng họ không bị thọ quả. Nếu một đứa bé sờ tay vào thanh sắt nóng, cái nóng không vì thấy nó còn bé mà tha không làm phỏng tay nó. Nghiệp lực cũng làm việc chính xác như vậy, không thiên vị ai hết.

Sự chuyển hóa triệt để nơi nhân cách của Angulimala và hoàng đế Asoka đã minh chứng khả năng nắm quyền điều khiển nghiệp lực của con người. Angulimala là một tướng cướp đã sát hại hơn một ngàn người. Liệu có thể xét đoán ông qua những hành động bề ngoài được không? Vì ngay trong kiếp hiện tại, ông đã tu tập để trở thành một bậc thánh Alahán, và như vậy đã chuộc lại được những lỗi lầm quá khứ của ông.

Asoka, Hoàng Đế Ấn Độ, đã giết cả ngàn người trong các cuộc chiến tranh bành trướng đế quốc. Tuy thế sau khi thắng trận, ông đã tự sửa mình và thay đổi hoàn toàn sự nghiệp của ông đến độ ngày nay khi viết về ông, H.G. Wells – một sử gia nổi tiếng thế giới đã nói: “Giữa hàng vạn danh tánh các bậc quân vương chất đầy các cột lịch sử, tên tuổi của Asoka chói sáng hầu như đơn độc, chẳng khác một ngôi sao.”

Những Yếu Tố Khác Hỗ Trợ Cho Nghiệp

Mặc dù cho rằng con người có thể kiểm soát được nghiệp lực của mình, đạo Phật vẫn không tuyên bốmọi việc đều do nghiệp. Đạo Phật không phải không biết đến vai trò mà các năng lực khác của thiên nhiên đóng góp. Theo đạo Phật, có năm định luật hay năm tiến trình của các quy luật tự nhiên (niyāma) hoạt động trong thế giới tâm - vật - lý này:

- Utu niyāma, định luật vật lý vô cơ, như hiện tượng gió mưa theo mùa tiết, định luật không sai trệch của các mùa, những thay đổi và những sự kiện đặc trưng của mùa tiết, nguyên nhân của gió mưa, tính chất của nhiệt, v.v… thuộc về nhóm này.

- Bīja niyāma, định luật về mầm giống chủng tử, cũng gọi là định luật vật lý hữu cơ, như gạo từ hạt lúa sinh ra, vị ngọt của đường từ cây mía và mật ong sinh ra, và các đặc tính đặc biệt của một vài loại trái cây. Lý thuyết khoa học về các tế bào và gen (gene) cũng như sự giống nhau về mặt thể chất của các cặp song sinh nằm trong định luật này.

- Kamma niyāma, định luật nghiệp báo, như những hành động thiện và bất thiện tạo ra những kết quả tốt và xấu tương xứng. Ví như nước chắc chắn sẽ luôn chảy xuống chỗ thấp. Nghiệp cũng vậy, nếu có cơ hội sẽ tạo ra quả tất yếu của nó, không phải trong hình thức thưởng - phạt mà như một sự tiếp nối tự nhiên. Sự tiếp nối hay trình tự của hành động (nghiệp) và kết quả (quả báo) là tự nhiêncần thiết như cách vận hành của mặt trời, mặt trăng, và là nguyên lý báo ứng của nghiệp.

Nguyên lý nhân - quả nối tiếp này vốn cũng có sẵn trong nghiệp. Những kinh nghiệm đa dạng, những đặc tính cá nhân, những kiến thức tích lũy, v.v… tất cả đều được ghi lại trong tâm như một bản thảo đã biên tập không tẩy xóa được nữa. Tất cả những kinh nghiệmđặc điểm ấy sẽ được chuyển di từ kiếp này sang kiếp khác. Dĩ nhiên, qua một thời gian chúng có thể bị quên đi như trong trường hợp những kinh nghiệm của chúng ta về thời ấu vậy. Những đứa bé thần đồng nói được những ngôn ngữ khác nhau mà không học hỏi ai cả, là những điển hình về nguyên lý nối tiếp của nghiệp vừa bàn đến ở trên.

- Dhamma niyāma, định luật về pháp, thí dụ các hiện tượng tự nhiên xảy ra vào lúc một vị Bồ tát đản sanh trong kiếp chót, định luật hấp dẫn và các quy luật khác của thiên nhiên, lý do phải sống thiện, v.v… có thể kể trong nhóm này.

- Citta niyāma, định luật về tâm hay quy luật tinh thần, thí dụ các tiến trình tâm, các thành tố của tâm, sức mạnh của tâm bao gồm sự cảm ứng tâm linh, thần giao cách cảm, nhớ lại quá khứ, dự cảm trước một điều gì, thiên nhãn, thiên nhĩ, tha tâm thông, và các hiện tượng tâm linh khác đại loại như vậy, nói chung tất cả những điều mà khoa học hiện đại không thể giải thích được.

Mọi hiện tượng tâm lý hoặc vật lý đều có thể được giải thích bằng năm định luật này. Đây là những định luật trong tự thân mọi hiện tượng, và nghiệp chỉ là một trong năm định luật ấy. Giống như mọi quy luật tự nhiên khác, các định luật này không đòi hỏi phải có người làm luật.

Trong năm định luật này, định luật vật lý vô cơ, định luật vật lý hữu cơ, và định luật về Pháp là những định luật ít nhiều có tính cách máy móc mặc dù chúng cũng có thể được kiểm soát tới một mức độ nào đó bởi sự khéo léo của con người và bởi sức mạnh của tâm. Chẳng hạn, lửa bình thường đốt cháy và nước cực lạnh sẽ đóng băng, song có người đã đi được trên lửa không bị tổn thương và hành thiền không mặc quần áo trên những vùng núi tuyết Hy Mã Lạp Sơn; những người làm vườn chuyên nghiệp đã làm được điều kỳ diệu với các loại hoa và trái (lai tạo các giống hoa và trái khiến cho chúng đẹp hơn, to hơn); và các đạo sĩ du-già (yogis) đã tu tập thành công các năng lực thần thông như bay trên hư không, v.v… Quy luật tinh thần cũng máy móc không kém, nhưng việc tu tập của đạo Phật nhắm đến việc kiểm soát và làm chủ tâm, điều chúng ta có thể làm được với chánh kiếnchủ ý thiện. Quy luật của nghiệp hoạt động hoàn toàn tự động, và khi nghiệp quá mãnh liệt, dù muốn, chúng ta cũng không thể can thiệp vào kết quả tàn nhẫn của nó được; song chánh kiếnchủ ý thiện cũng có thể làm được nhiều việc và uốn nắn cho tương lai của chúng ta. Thiện nghiệp, nếu cứ kiên trì làm, có thể ngăn cản sự chín muồi của nghiệp xấu.

Nghiệp tất nhiên là một quy luật rất phức tạp, chỉ có Đức Phật mới thấu triệt được sự vận hành của nó. Cho nên quả của nghiệp (kamma-vipāka) được Đức Phật tuyên bố là một trong bốn điều bất khả tư nghì trong Tăng-chi Kinh (bốn điều bất khả tư nghì: Phật giới, Thiên giới của người chứng thiền, Quả dị thục của nghiệp, Suy tư về thế giới như ai tạo ra mặt trăng, mặt trời, núi, sông,…)

Liệu Nghiệp Có Thể Thay Đổi Được Không?

Nghiệp luôn bị ảnh hưởng bởi hoàn cảnh: những năng lực của tâm thiện hoặc bất thiện sẽ tác động, làm đảo ngược hoặc hỗ trợ cho quy luật tự vận hành này của nghiệp. Những năng lực khác hoặc trợ giúp hoặc cản trở nghiệp là: sanh thú, thời gian hay điều kiện, vẻ bề ngoài, và nỗ lực tinh tấn.

Một sanh thú thuận lợi (gati sampatti) hoặc một sanh thú không thuận lợi (gati vipatti) có thể tăng cường hoặc cản trở quả của nghiệp. Chẳng hạn, nếu một người sanh trong một gia đình quý phái hoặc trong một đất nước an vui hạnh phúc, sanh thú thuận lợi này sẽ cung cấp cơ hội dễ dàng cho thiện nghiệp của họ hoạt động. Một người ngu dốt, nhờ thiện nghiệp nào đó, được sinh trong một gia đình hoàng tộc, do dòng dõi cao quý này, anh ta sẽ được mọi người kính trọng. Nếu cũng người ngu dốt ấy, sanh trong một sanh thú kém may mắn hơn, ắt hẳn sẽ không được mọi người đối xử như vậy.

Sanh y thuận lợi hay vẻ bề ngoài thuận lợi (upadhi sampatti) và vẻ bề ngoài bất lợi (upadhi vipatti) là hai yếu tố khác làm cản trở hay hỗ trợ cho công việc của nghiệp. Nếu, do một thiện nghiệp nào đó, một người có được sanh thú tốt đẹp, nhưng lại bị xấu xí do một nghiệp bất thiện khác, họ sẽ không hưởng được trọn vẹn những quả lợi ích của thiện nghiệp của họ. Ngay cả một người thừa kế hợp pháp một ngôi báu cũng vậy, nếu thể chất hoặc tinh thần bị khiếm khuyết, có thể sẽ không được nâng lên địa vị cao ấy. Ngược lại, ngoại hình đẹp đẽ lắm khi sẽ là một thuận lợi. Một người con xinh đẹp của một gia đình nghèo khó có thể lôi cuốn được sự chú ý của người khác, và nổi lên nhờ ảnh hưởng của họ. Chúng ta có thể thấy những trường hợp người ta từ những điều kiện nghèo khó, không có tiếng tăm gì, trở thành nổi tiếng và được mọi người hâm mộ, như các diễn viên điện ảnh hoặc hoa hậu hoàn vũ.

Thời kỳ và cơ hội là những yếu tố khác ảnh hưởng đến công việc của nghiệp. Vào lúc nạn đói hoành hành trong thời chiến, mọi người không ngoại trừ ai đều phải chịu chung số phận. Ở đây điều kiện không thuận lợi mở ra khả năng cho ác nghiệp vận hành. Ngược lại, điều kiện thuận lợi sẽ ngăn được sự tác hành của nghiệp xấu ấy.

Nỗ lựctrí tuệ có thể xem là hai yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến công việc của nghiệp. Nếu khôngnỗ lực tự thân, tiến bộ về vật chất lẫn tinh thần là điều không thể có được. Nếu một người không tự nỗ lực chữa một căn bệnh nào đó của bản thân, hoặc không tự cứu mình khỏi những rắc rối khó khăn, hay tinh cần vì sự tiến bộ tâm linh của mình, thời ác nghiệp của họ sẽ tìm được cơ hội thích hợp để tạo ra những quả xứng đáng. Tuy nhiên, nếu họ biết cố gắng vượt qua những khó khăn ấy, thiện nghiệp của họ sẽ đến giúp họ. Khi bị đắm tàu trên một vùng biển sâu, Đức Bồ tát, trong một tiền kiếp của mình, đã ra sức phấn đấu để tự cứu bản thân và người mẹ già yếu của ngài, trong khi những người khác chỉ lo cầu nguyện và phó mặc số phận trong tay các vị thần linh tưởng tượng của họ. Kết quả là đức Bồ tát thoát nạn, còn mọi người đều chết đắm.

Như vậy, công việc (trả quả) của nghiệp được trợ giúp hoặc bị cản trở bởi sanh thú, đẹp xấu, thời kỳnỗ lực tự thân, hay trí thông minh. Tuy nhiên, con người có thể vượt qua những quả nghiệp trước mắt bằng cách áp dụng một vài phương pháp. Song họ vẫn không thoát hẳn những quả nghiệp ấy nếu còn hiện hữu trong vòng luân hồi này. Bất cứ khi nào cơ hội phát sinh thì chính những nghiệp quả mà họ đã khắc phục trước đó có thể sẽ tác động đến họ trở lại. Đây là tình trạng không biết chắc được của cuộc đời. Ngay cả Đức Phật và các Vị Alahán cũng bị ảnh hưởng bởi một vài loại nghiệp, mặc dù các ngài đang sống kiếp cuối cùng của mình.

Yếu tố thời kỳ là một phương diện quan trọng khác của nghiệp lực đối với con người trong việc cảm thọ những quả tốt và xấu. Thực ra, con người chỉ cảm thọ một số quả nghiệp trong kiếp sống này trong khi một số quả nghiệp khác có hiệu lực ngay đời sau, trong lần sanh kế tiếp. Và số khác đuổi theo người tạo nghiệp bao lâu họ còn trong vòng luân hồi này, hoặc cho đến khi họ chấm dứt tái sinh do đắc Niết-bàn tối hậu. Lý do chính tạo ra những sai biệt này là tốc hành tâm (javana citta) của con người vào lúc một ý nghĩ nảy sinh trong tâm muốn làm điều tốt hay xấu (xem phần Vi Diệu Pháp ở sau).

Năng Lực Công Bằng

Những người không tin có một năng lực gọi là nghiệp (kamma) nên hiểu rằng nghiệp lực này không phải là sản phẩm phụ của bất kỳ một tôn giáo nào. Dù Ấn giáo, Phật giáo, hay Kỳ-na giáo thì cũng (Jainism) đều nhìn nhận và giải thích tính chất của lực này. Nghiệp lực là một quy luật phổ quát luôn hiện hữu và không có một nhãn hiệu tôn giáo nào cả. Phàm những ai xâm phạm quy luật này đều phải đương đầu với những hậu quả bất kể niềm tin tôn giáo của họ là gì, và những ai sống hợp theo quy luật này cũng đều cảm nhận niềm an lạchạnh phúc trong đời họ. Vì thế, quy luật nhân-quả hay nghiệp-luật này không thiên vị bất kỳ ai, dù họ có tin nó hay không, dù họ có theo tôn giáo nào hay không. Nó cũng giống như những quy luật vũ trụ khác và phải nhớ rằng nghiệp không phải là sở hữu độc quyền của đạo Phật.

Nếu chúng ta hiểu nghiệp như một năng lực hoặc như một hình thức của năng lực, thời chúng ta không cần phải quan tâm đến nguồn gốc của nó làm gì. Đặt vần đề đâu là nguồn gốc của nghiệp cũng giống như hỏi đâu là nguồn gốc của điện năng vậy. Nghiệp giống như điện năng, không có khởi đầu. Dưới một vài điều kiện nào đó nó xuất hiện vậy thôi. Theo quy ước chúng ta nói rằng nguồn gốc của nghiệp là chủ ý hay tư tâm sở (cetanā), song điều này cũng chẳng khác gì nói cội nguồn của con sông là từ một đỉnh núi.

Tựa như những lượn sóng trên đại dương cứ đều đặn đổ vào nhau như thế nào, một đơn vị tâm cũng đều đặn chảy vào đơn vị tâm khác như vậy, sự dung hợp của một đơn vị tâm này vào một đơn vị tâm khác gọi là công việc của nghiệp. Tóm lại, theo Phật giáo mỗi chúng sinh là một dòng sống sôi động vận hành theo cái công tắc tự động của nghiệp.

Nghiệp là một hình thức năng lượng không tìm thấy ở đâu trong thân và tâm này. Tựa như những trái xoài không tích chứa ở đâu trong cây xoài, nhưng tùy thuộc vào một số điều kiện nào đó, chúng bất ngờ có mặt, nghiệp cũng như thế. Có thể nói nghiệp giống như gió hoặc lửa, không chứa sẵn ở đâu trong vũ trụ, nhưng dưới một vài điều kiện thích hợp liền có mặt.

Tái Sinh

Lòng khát khao hiện hữuham muốn các dục lạc không được thỏa mãn là nhân của tái sinh.

Người Phật tử xem giáo lý về tái sinh không phải như một lý thuyết thuần túy mà như một sự kiện có thể xác chứng được trong cuộc đời. Tái sinh tạo thành một nguyên lý vững chắc và cơ bản của đạo Phật. Tuy nhiên, tin chuyện tái sinh không chỉ hạn chế trong đạo Phật thôi, mà còn được tìm thấy ở các xứ sở khác, các tôn giáo khác và thậm chí nơi các nhà tư tưởng độc lập với tôn giáo nữa. Pythagore (triết gia và nhà bác học danh tiếng cổ Hy Lạp thế kỷ IV trước CN) có thể nhớ lại tiền kiếp của mình. Plato (triết gia cổ Hy Lạp 427-347 trước CN) có thể nhớ được một số đời sống trước của ông. Theo Plato, con người có thể tái sinh tối đa mười kiếp. Ông cũng tin rằng việc tái sinh trong loài thú là có thật. Có một niềm tin chung giữa những người Ai Cập và Trung Hoa cổ đại rằng chỉ những nhân vật nổi tiếng như các hoàng đế và vua chúa mới tái sinh. Origen, một người Thiên Chúa rất có uy tín, sống vào năm 185 - 254 A.D. cũng tin chuyện tái sinh. Theo ông, không có cái khổ vĩnh hằng nơi địa ngục (như quan niệm của đạo Thiên Chúa). Gorana Bruno, sống ở thế kỷ 16, tin rằng linh hồn của mỗi con người và mỗi con vật chuyển di từ hiện thể này sang hiện thể khác. Năm 1788, Kant (1724-1804), một triết gia người Đức nổi tiếng hậu bán thế kỷ XVIII, đã chỉ trích thuyết trừng phạt vĩnh hằng. Kant cũng tin việc có thể tái sinh nơi các thiên thể (cảnh giới) khác. Schopenhauer (1788-1860), một triết gia Đức vĩ đại khác, được xem như nhà sáng lập ra triết học yếm thế của Tây phương trong tiền bán thế kỷ XIX, nói rằng ở đâu ý chí sống có mặt, ở đó chắc chắn có sự sống. Ý chí muốn sống tự thể hiện liên tục trong những hình thức luôn luôn mới. Đức Phật đã giải thích ‘ý chí muốn sống’ này như là ái hữu (khát khao hiện hữu).

Thực ra việc xác chứng các tiền kiếp là chuyện có thể nhưng không dễ đối với chúng ta. Bản chất của tâm luôn như vậy, nó không cho phép phần lớn mọi người nhớ lại các tiền kiếp của họ. Tâm chúng ta bị áp đảo bởi năm triền cái: tham dục, sân hận, hôn trầm thụy miên, trạo cử hối quá, và hoài nghi. Do năm triền cái này, cái thấy của chúng ta bị giới hạn trong phạm vi trần tục và vì thế không thể hình dung được những chuyện tái sinh. Cũng như một tấm gương bị bụi bặm che phủ không phản chiếu hình ảnh như thế nào, tâm cũng thế, khi năm triền cái vây phủ không cho phép người ta nhớ được những tiền kiếp như vậy. Chúng ta không thể thấy được các ngôi sao vào ban ngày không phải vì chúng không có trên bầu trời, mà vì chúng bị ánh sáng mặt trời chói lọi hơn mà thôi. Tương tự, chúng ta không thể nhớ lại các tiền kiếp của mình vì tâm chúng ta hiện nay luôn bị chất nặng với những ý nghĩ trong hiện tại, những sự kiện hàng ngày và những tình cảm phàm tục.

Một chút lưu tâm đến thọ mạng ngắn ngủi của chúng ta trên cõi đời sẽ giúp chúng ta có chất liệu để suy gẫm đến việc tái sinh. Nếu chúng ta xét cuộc đời cùng với ý nghĩamục đích tối hậu của nó, và tất cả những kinh nghiệm khác nhau được coi là khả dĩ đối với con người, hẳn chúng ta sẽ đi đến kết luận rằng chỉ trong một đời người ngắn ngủi làm sao có đủ thời gian để chúng ta thực hiện hết những gì thiên nhiên đã định, nói gì đến những cái mà chính con người muốn làm. Phạm vi của kinh nghiệmvô cùng.

Có một tầm năng lực bao la nằm ngầm trong con ngườichúng ta có thể phát triển được nếu có cơ hội. Điều này đặc biệt đúng với thời buổi hiện nay, nếu ai đó thử làm một cuộc nghiên cứu chuyên môn về lãnh vực này. Chúng ta phát hiện được chính mình có những khát vọng cao cả nhưng không có thời gian để đạt đến đó. Trong khi ấy, đội quân hùng mạnh của dục vọng và ước muốn, những động cơ và tham vọng ích kỷ lại đang tuyên chiến bên trong chúng ta. Những lực đối nghịch này đuổi bắt lẫn nhau cho đến thời điểm chết của chúng ta. Những lực này phải được thử thách, phải được vượt qua, chế ngự và tận dụng. Một đời người không đủ để làm điều này. Nói rằng chúng ta chỉ có một đời người ở đây với những trách nhiệm cần phải thực hiện cho kỳ hết ấy là điều không thể, là để cho ta thấy rằng thế gian và cuộc sống chẳng qua chỉ là một trò đùa ác độc mà thôi.

Chúng ta cần phân biệt giáo lý của đạo Phật về tái sinh với những thuyết đầu thaihóa thân của các tôn giáo khác. Đạo Phật phủ nhận sự hiện hữu của một linh hồn thường hằng do Thượng đế tạo ra hoặc một thực thể không đổi đầu thai hết kiếp này đến kiếp khác.

Ví như tính đồng nhất tương đối có thể quan niệm được nhờ sự nối tiếp liên tục nhân quả mà không cần một tự ngã hay linh hồn nào, cái chết cũng vậy, có thể tạo ra tái sinh mà không cần phảilinh hồn đầu thai. Trong một đời người, mỗi sát-na tâm vụt đến rồi đi làm phát sinh sát-na tâm kế cùng với sự diệt của nó. Chính xác mà nói, sự sinh và diệt trong từng sát-na của mỗi đơn vị tâm là một lần sinh và tử. Như vậy, ngay cả trong một đời người thôi chúng ta cũng đã trải qua vô số lần tử sinh từng giây phút. Nhưng vì tiến trình tâm cứ liên tục với sự hỗ trợ của chỉ một thể xác vật lý, nên chúng ta xem chuỗi liên tục tâm - thân ấy như tạo thành chỉ một đời sống.

Thông thường khi nói tới chết, chúng ta cho đó là sự diệt của những chức năng sống còn (sinh mạng) của thân. Khi thân xác vật lý mất đi sinh lực của nó, nó không còn hỗ trợ cho dòng tâm thức, phương diện tâm lý của tiến trình sống nữa. Nhưng bao lâu còn có sự chấp thủ vào cuộc sống, còn có ước vọng được tiếp tục tồn tại, dòng tâm thức vẫn không chấm dứt cùng với cái chết của thân. Đúng hơn, khi cái chết xảy ra, tức khi thân vật lý diệt, dòng tâm thức được thúc đẩy bởi khát vọng muốn hiện hữu thêm nữa sẽ xuất hiện trở lại với sự hỗ trợ của một thân xác vật lý mới, một thân xác vừa mới hình thành qua sự gặp gỡ của tinh cha và huyết mẹ (tinh trùng và trứng). Như vậy, tái sinh xảy ra liền ngay sau cái chết. Dòng ký ức có thể bị gián đoạncảm giác về tính đồng nhất chuyển sang tình trạng mới, song toàn bộ sự tích lũy của kinh nghiệm cũng như tâm tánh đã được chuyển giao qua sinh thể mới, và vòng sanh hữu bắt đầu luân lưu thêm một kỳ hạn nữa.

Vì thế, đối với đạo Phật cái chết không có nghĩa là cánh cửa đi vào đời sống vĩnh hằng hoặc sự hủy diệt hoàn toàn của một chúng sanh. Đúng hơn, chết là cửa ngõ vào một sanh hữu mới, và rồi lại đi đến một cái chết khác như trước.

Vào sát-na cuối cùng của đời người, chức năng vật lý tái tục không còn xảy ra trong tâm một người đang chết. Sự kiện này cũng giống như một người lái xe buông chân ga trước khi dừng lại, nhờ vậy lực kéo không còn tác động vào động cơ nữa. Tương tự, những tính chất vật lý của nghiệp (sắc do nghiệp sanh) không khởi sanh nữa. (Theo Vi Diệu pháp, sắc nghiệp chấm dứt từ sát-na thứ mười bảy tính ngược lại thời điểm chết).

Người Phật tử không cho rằng đời sống hiện tạiđời sống duy nhất giữa hai trạng thái bất tận của khổ đau và hạnh phúc; họ cũng không tin các thiên sứ sẽ rước họ lên thiên giới và để họ sống ở đó vĩnh hằng như quan niệm của các tôn giáo khác. Người Phật tử tin rằng kiếp sống hiện tại này chỉ là một trong vô số những trạng thái hiện hữu và rằng kiếp sống trần gian chẳng qua chỉ là một giai đoạn trong muôn vàn giai đoạn khác của vòng sinh tử luân hồi. Họ tin rằng mọi chúng sinh sẽ phải tái sinhđâu đó trong một thời hạn nhất định bao lâu nghiệp thiện, ác của họ còn tồn tại trong dòng hữu phần dưới hình thức tâm lực hay năng lực tinh thần. Ở đây sự giải thích về tâm tiềm thức (hay dòng hữu phần - bhavaṇgā) trong kinh điển Phật giáo không nên lẫn lộn với những gì mà các nhà tâm lý học hiện đại đưa ra, vì lẽ những khái niệm ấy không phải là những từ đồng nghĩa chính xác.

Cái gì là nhân của tái sinh? Đức Phật dạy rằng vô minh tạo ra tham ái. Khát vọng không thỏa mãn được này là nhân của tái sinh. Khi mọi khát vọng được dập tắt, tái sinh chấm dứt. Như vậy, muốn chấm dứt tái sinh, phải diệt tận mọi tham ái. Muốn diệt tham ái, nhất thiết phải đoạn trừ vô minh. Khi vô minh đã được đoạn trừ, con người nhận ra được sự vô ích của mỗi lần tái sinh. Họ cũng thủ tiêu hoàn toàn cái nhu cầu phải chấp nhận một đường lối sống, qua đó khát vọng đối với những lần tái sinh bất tận được thỏa mãn.

Vô minh còn sinh ra những ý tưởng viễn vông và vô lý cho rằng chỉ có một kiếp sống duy nhất dành cho con người, và rằng kiếp sống duy nhất này được theo sau bởi những trạng thái an vui vĩnh hằng hoặc bị hành hạ đời đời.

Đức Phật dạy chỉ có sự chứng ngộ Tứ Thánh Đế mới phá tan vô minh và đoạn trừ khổ ưu, chứ không do bất kỳ một nguồn lực nào khác. Để phá tan vô minh, chúng ta phải kiên trì thực hành lòng vị tha trùm khắp, phải sống trong chánh hạnhtrau dồi trí tuệ. Chúng ta cũng phải đoạn trừ mọi tham muốn thấp hèn và những lạc thú ích kỷ.

Tái sinh diễn ra như thế nào? Khi thân vật lý này không còn khả năng làm nhiệm vụ nữa, những năng lực tinh thần không chết cùng với nó mà tiếp tục mang một hình tướng nào đó mà ta thường gọi là một đời sống khác. Nghiệp lực tự thể hiện trong hình tướng một con người cũng có thể tự thể hiện trong hình tướng một con thú. Điều này có thể xảy ra nếu một người không có cơ hội phát triển những nghiệp lực tích cực của mình. Năng lực gọi là tham ái, dục vọng, ý chí, khát vọng sống này không dứt cùng với sự ngưng hoạt động của thân, mà tiếp tục thể hiện trong hình tướng khác, tạo ra sự hiện hữu trở lạichúng ta gọi là tái sinh.

Ngày nay, ở một số quốc gia trên thế giới có những người đã tự khai mở được trí nhớ về các tiền kiếp của họ. Những sự kiện này đã được giới báo chí dẫn chứng bằng tài liệu rõ ràng. Một số trong họ trước đây chưa từng chấp nhận có một điều gì gọi là tái sinh như vậy cho tới khi những năng lực ký ức về các tiền kiếp của họ xuất hiện. Phần lớn các thông tin mà họ tiết lộ về các kiếp sống quá khứ (của họ) đã được thẩm tra và cho thấy là có căn cứ xác đáng.

Qua thôi miên, một số người cũng đã thành công trong việc tiết lộ những tin tức về tiền kiếp. Một vài trạng thái thôi miên thậm chí còn thâm nhập sâu vào tâm tiềm thức và làm cho người ta có thể nhớ được những kiếp sống quá khứ của họ.

Tái sinh hay sự trở thành liên tục là một sự kiện tự nhiên không do bất kỳ một tôn giáo hay thượng đế nào sáng tạo ra. Việc tin hay không tin tái sinh cũng không làm cho tiến trình tái sinh khác đi chút nào, và cũng không tránh khỏi phải bị tái sinh. Bao lâu tham ái với cuộc sống và với dục lạc hoặc chấp thủ còn tồn tại trong tâm, tái sinh còn xảy ra. Những ai hy vọng và thường cầu nguyện cho mình không phải tái sinh trở lại phải hiểu rằng ước nguyện của họ sẽ không bao giờ thành hiện thực cho đến chừng nào họ thực hiện được những nỗ lực nghiêm túc để đoạn tận tham áichấp thủ. Sau khi đã nhận ra và trải nghiệm tính bấp bênh và bất toại nguyện của cuộc đời dưới những điều kiện thực tế, bậc trí cố gắng giải thoát tự thân khỏi vòng tử sinh miên viễn ấy bằng cách đi theo chánh đạo. Những ai không thể giảm thiểu được lòng tham áichấp thủ của mình phải sẵn sàng để đối diện với tình trạng bấp bênh và không vừa ý của cuộc đời cùng với sự tái sinhtrở thành bất tận.

Tái Sinh Có Xảy Ra Đồng Thời Với Sự Chết Không?

Một điều khó hiểu khác về tái sinh là không biết việc tái sinh có xảy ra đồng thời không. Đây là vấn đề gây nhiều tranh cãi giữa các học giả Phật giáo nổi tiếng. Theo Vi-Diệu-pháp (Abhidamma), tái sinh (sự thụ thai) xảy ra liền sau cái chết của một chúng sinh không có bất kỳ một trạng thái trung gian nào cả. Tuy nhiên, một số người lại tin rằng sau khi chết con người sẽ tiến triển sang dạng ma qủy trong một thời gian nhất định nào đó trước khi tái sinh diễn ra. Số khác cũng tin như vậy, nhưng giải thích rằng đó không phải là ma quỷ, mà là thần thức hay tâm lực của người chết còn lưu lại trong hư không, nhờ năng lực của tham áichấp thủ của họ nâng đỡ. Tuy nhiên, sớm muộntái sinh cũng phải xảy ra. Những hồn ma (thực ra là hàng ngạ qủy - petas) là những chúng sinh bất hạnh, song đời sống của họ dưới hình thức ngạ qủy này không lâu dài và đó cũng là một hình thức tái sinh, dù chỉ nhất thời.

Một khái niệm khác mà đa số mọi người không thể hiểu nổi là trong tiến trình tái sinh, sao một người có thể sinh làm thú và một con thú lại sinh làm người được. Bản chất thú vật của tâm con ngườilối sống chẳng khác gì loài thú đã được họ chấp nhận có thể làm duyên cho việc tái sinh làm thú của họ. Điều kiệnhành vi ứng xử của tâm chịu trách nhiệm cho đời sống kế tiếp. Ngược lại, một người, do một lạm dụng tinh thần nào đó trong kiếp trước, phải sinh trong hình tướng thú vật, vẫn có thể tái sinh làm người trở lại nếu con vật ấy không phạm một ác hạnh nghiêm trọng nào. Một sự kiện mọi người đều thấy rõ là có những con vật rất thông minh. Đây là một bằng chứng hiển nhiên cho thấy rằng chúng có khuynh hướng hướng về đời sống làm người. Cũng có trường hợp một người sinh làm thú có thể tái sinh lại làm người khi ác nghiệp tạo điều kiện cho việc tái sinh làm thú của họ đã hết và thiện nghiệp tích lũy từ trước trở nên ưu thế hơn.

Sát-na Tử

Trong tâm người sắp lâm chung có ba loại tâm hay thức (vinnāna) làm nhiệm vụ vào sát-na tử: thức tục sinh (patisandhi citta), dòng tâm thụ động hay dòng thức hữu phần (bhavanga-citta), và tử tâm hay thức tách rời kiếp sống hiện tại (cuti-citta). Vào sát-na cuối cùng của kiếp hiện tại, tâm tục sinh hay kiết sinh thức khởi lên, lấy một trong ba tướng (nghiệp, nghiệp tướng, và thú tướng) làm đối tượng của nó. Tâm tục sinh tồn tại trong tiến trình nhận thức chỉ năm sát-na tốc hành (thay vì bảy như bình thường) và rồi chìm vào dòng hữu phần. Cuối dòng hữu phần tâm tử phát sinh, tách rời kiếp hiện tại và chìm lại vào hữu phần. Ngay sát-na (tử tâm) này kiếp hiện tại chấm dứt. Cuối sát-na hữu phần ấy, tâm tục sinh khác sinh lên trong kiếp kế và ngay từ sát-na này đời sống mới bắt đầu. Đây là tiến trình của sự chết và tái sinh theo đạo Phật, và chỉ có trong đạo Phật, tiến trình của hiện tượng tự nhiên này mới được giải thích đến từng chi tiết nhỏ nhặt.

Khi đối diện với cái chết, người Phật tử không xem đó như một cuộc khủng hoảng mà như một sự kiện bình thường, vì họ hiểu rằng bất kỳ ai đã sinh ra trong đời này đều phải chịu cảnh suy tàncuối cùng là chết. Hoặc, như ai đó đã khéo diễn đạt sự kiện ấy như vầy, “Mỗi người được sinh ra với tấm giấy chứng tử ngay từ lúc chào đời.” Nếu mọi người có thể nhìn vào cái chết với thái độ hiểu biết hợp lý như thế, chúng ta sẽ không bám víu vào cuộc sống một cách cố chấp nữa.

Ayamantima jati’ natthidani punabbhavo’
(Dhamma Cakka Sutta)

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 4035)
Giải thoát nghĩa là cởi mở những dây ràng buộc mình vào một hoàn cảnh đau khổ nghịch ý.
(Xem: 3572)
Trong hệ thống kinh tạng Đại thừa, Pháp Hoa là một trong những bộ kinh quan trọng và phổ biến nhất.
(Xem: 4927)
Niết-bàn (Nirvana, Nibbana) là khái niệm của Phật giáo, một tôn giáo không công nhận và không thừa nhậnThượng Đế, có thần, có linh hồn trường cửu.
(Xem: 6514)
Bài này sẽ khảo sát một số khái niệm về các hiện tướng của tâm, dựa theo lời dạy của Đức Phật và chư Tổ sư
(Xem: 3893)
Tôi ngồi đây lắng nghe quý thầy cô tụng bài kinh Bát Nhã thật hay. Ví như ngài Huyền Trang ngày xưa tuyển dịch nhiều bài Tâm kinh như thế này để ...
(Xem: 3996)
Như Lai ngài đã du hành Đạo lộ tối thắng vượt trên các ca tụng Nhưng với tâm tôn kínhhoan hỷ Tôi sẽ ca tụng Đấng vượt trên ca tụng.
(Xem: 5224)
Quy nghĩa là “quay về, trở về” hay “hồi chuyển (tâm ý)”. Y là “nương tựa”. Quy Y cũng có nghĩa là “Kính vâng” hay “Phục tùng”. Tam là chỉ ba ngôi Phật, Pháp, Tăng.
(Xem: 3685)
Đức Phật Thích Ca Mâu Ni vốn là Thái tử “dưới một người, trên vạn người”, thế nhưng Ngài đã lìa xa tất cả
(Xem: 4406)
Từ xưa đến nay, hàng xuất gia (Sa-môn, Bà-la-môn) tu hành không trực tiếp lao động sản xuất để tạo ra của cải vật chất nên đời sống phụ thuộc vào sự bố thí, cung cấp, cúng dường của hàng tín đồ tại gia.
(Xem: 3449)
Sống chếtvấn đề lớn nhất của đời người. Trong đạo Phật, chữ sanh tử (sống chết) là một từ được nhắc đến thuộc loại nhiều nhất
(Xem: 3828)
Kinh Kim Cang Bát Nhã được ngài Cưu Ma La Thập (344-413) dịch từ tiếng Phạn sang Hán văn, và được thái tử Chiêu Minh (499-529) chia bố cục ra 32 chương.
(Xem: 4290)
Đức Phật xuất hiện trên thế gian như mặt trời phá tan màn đêm u tối. Giáo pháp của Ngài đã mang lại những giá trị phổ quát cho...
(Xem: 5290)
Khái niệm Niết-Bàn không phải là sản phẩm bắt nguồn từ Phật Giáo, mà nó đã xuất hiện từ thời cổ đại Ấn Độ khoảng hơn 4,000 năm trước Tây Lịch.
(Xem: 3737)
Quán Thế Âm tiếng Sanskrit là Avalokitésvara. Thuật ngữ Avalokitésvara vốn bắt nguồn từ hai chữ Avalokita và isvara
(Xem: 3826)
Trong khi thế giới đang có nhiều biến động phức tạp, chiến tranh, khủng bố, thù hận diễn ra khắp nơi, mâu thuẩn chính trị, kinh tế, và văn hóa luôn là vấn đề nan giải.
(Xem: 3766)
Trong cõi đời, chúng ta phải chịu đựng những sự đau đớn, khổ não nơi thân và tâm, nhưng tâm bệnh có thể được chữa khỏi bằng Phật pháp.
(Xem: 4690)
Thiên Trúc (天竺) là tên mà người Trung Quốc thường gọi cho Ấn Độ cổ đại. Nó cũng được dịch “Trung tâm của cõi trời”, (nghĩa là trung tâm tinh thần);
(Xem: 4423)
Thông thường hai chữ tu hành đi đôi với nhau; sử dụng quá quen nên hiểu một cách chung chung, đã giảm tầm mức quan trọng mà tự thân nó mang một ý nghĩa sâu sắc.
(Xem: 4151)
Đã hơn 2500 năm kể từ khi Đức Phật Thích Ca đã nhập Niết Bàn. Hiện tại chúng ta sống trong thời đại gọi là “Mạt Pháp”, trong đó ta không thể nào thấy Đức Phật thực sự được nữa.
(Xem: 3733)
Pháp thân của chư Phật, là muốn nhấn mạnh đến loại pháp thân không còn ẩn tàng trong thân ngũ uẩn như pháp thân của chúng sinh.
(Xem: 4490)
Giáo lý Tam thân (trikāya), như đã được tất cả các tông phái Phật giáo Đại thừaTrung QuốcNhật Bản chấp nhận hiện nay
(Xem: 4070)
Ngày xưa chúng đệ tử của Đức Phật có nhiều hạng người khác nhau. Tùy theo căn cơ của mỗi người, Đức Phật áp dụng phương pháp giáo hóa khác nhau.
(Xem: 5964)
Ngày nay, chúng ta thấy hầu hết các ảnh, tượng của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đều được tạo hình có tóc, điều này khiến
(Xem: 4490)
“Chiếc đồng hồ của tôi không đánh số 1 đến 12 mà chỉ có ‘now’, ‘now’, ‘now’ để nhắc nhở rằng ta đang sống”,
(Xem: 4852)
Trong tác phẩm Jataka, truyện số 238 đã đề cập về chuyện một chữ (ekapadaṃ) nhưng có nhiều nghĩa (anekatthapadassitaṃ).
(Xem: 4070)
Về tiểu sửcông nghiệp của Huyền Trang (602-664) chúng ta đã có phần viết riêng trong phần phụ lục của sách Kinh Phật
(Xem: 4731)
Đã sanh làm kiếp con người, có ai mà không khổ? Cái khổ nó theo mình từ nhỏ đến khi khôn lớn, và sẽ khổ hoài cho tới...
(Xem: 5573)
Khi Bồ-tát Long Thọ nói “bất sanh bất diệt” thì hẳn nhiên trước đó phải có cái gì đó có sanh và diệt.
(Xem: 3535)
Trong nghĩa đơn giản nhất, tu Hạnh Bồ Tát là những người ra sức hoằng pháp và không muốn Chánh pháp bị đoạn đứt, bất kể người này có thọ giới Bồ Tát hay không.
(Xem: 3941)
Bài viết này sẽ khảo sát về Vô Tướng Tam Muội, một pháp môn ít được chú ý hiện nay.
(Xem: 4504)
Cứ mỗi lần chúng ta chứng kiến người thân qua đời là mỗi lần chúng ta đau xót, buồn rầu, vì từ nay chúng ta vĩnh viễn sẽ không bao giờ được nhìn thấy người thân yêu đó trên cõi đời này nữa.
(Xem: 5173)
Như các phần trước đã nói, chân tâm không sinh diệt và vọng tâm sinh diệt luôn tồn tại nơi mỗi con người chúng ta.
(Xem: 3060)
Thiền học là một môn học nhằm mục đích đào luyện trí tuệ để được giác ngộgiải thoát sanh tử mong đạt đến niết bàn tịch tịnh
(Xem: 4636)
Khi đức Phật đản sinh, trên trời có chín rồng phun hai dòng nước ấm mát tắm rửa cho Ngài
(Xem: 4445)
Mỗi độ tháng Tư về, trong tâm thức của những người con Phật đều hiển hiện hình ảnh huy hoàng Phật đản sinh bước đi trên bảy đóa sen
(Xem: 4182)
Phật giáo Đại thừa có cách nhìn nhận mới về đức Phật và lời dạy của ngài.
(Xem: 4656)
Đức Phật Thích Ca là một đức Phật lịch sử xuất hiện giữa thế gian để dẫn dắt chúng sinh thoát khỏi khổ đau, đạt đến an lạc giải thoát.
(Xem: 4386)
Con người được sanh ra từ đâu là một nghi vấn vô cùng nan giải cho tất cả mọi giới và mãi cho đến thế kỷ 21 này vấn đề con người vẫn còn phức tạp chưa được ai minh chứng cụ thể.
(Xem: 4500)
Kinh Pháp Cú dành riêng hẳn một phẩm gọi là “Phẩm Tỳ kheo” để đề cập tới các người xuất gia.
(Xem: 7094)
Cuộc sống biến đổi không ngừng, mỗi một thời gian, mỗi một thế hệ có cách sống và nghĩ suy ứng xử có khác nhau.
(Xem: 5093)
Trước hết, thời gian vật lý là khách quan và tồn tại bên ngoài tâm trí con người và là một phần của thế giới tự nhiên, thứ hai, thời gian tâm lý chủ quan và có sự tồn tại phụ thuộc vào ý thức.
(Xem: 4890)
Hôm nay nhân ngày đầu năm, tôi có vài điều nhắc nhở tất cả Tăng Ni, Phật tử nghe hiểu ráng ứng dụng tu để xứng đáng với sở nguyện của mình.
(Xem: 4490)
Huyễn: Có nhiều nghĩa như tạm bợ, hư dối, phù du, huyễn hoặc, ảo ảnh, thay đổi luôn luôn, có đó rồi mất đó, biến dịch hoài trong từng sát-na.
(Xem: 5517)
Ngạ quỷ nghe kinh là một trong những đề tài khá quen thuộc trong kinh Phật. Người phàm thì không ai thấy loài ngạ quỷ, trừ một vài trường hợp đặc biệt.
(Xem: 5177)
Từ thế kỷ trước, người ta đã tìm được rải rác các thủ cảo (manuscripts) kinh Phật cổ xưa nhất viết bằng văn tự Kharosthi chôn ở các di tích Phật giáo ở Gandhāra, Bắc Afghanistan.
(Xem: 4063)
Thư Viện Quốc Hội Mỹ đã công bố một văn bản quí hiếm từ 2.000 năm trước của Phật Giáo và văn bản cổ này đã giúp cho chúng ta ...
(Xem: 5883)
Giới, Định và Tuệ là ba môn tu học quan trọng trong Phật giáo. Ta thường hay nói “Nhân Giới sanh Định, nhân Định phát Tuệ”.
(Xem: 4594)
Trước hết xin giới thiệu sơ lược những nét chính của hai bộ kinh Đại thừa lớn ở Ấn Độ mà chúng đã trở nên đặc biệt quan trọng trong Phật Giáo Đông Á.
(Xem: 4781)
Từ khi Đức Như Lai Thế Tôn thị hiện cho đến hiện tại là 2019, theo dòng thời gian tính đếm của thế nhân thì cũng đã gần 2600 năm.
(Xem: 5367)
Tôn giả Tịch Thiên (Shantideva) là con của vua Surastra, sinh vào khoảng thế kỷ thứ VII ở Sri Nagara thuộc miền Nam nước Ấn.
(Xem: 5475)
Theo nghĩa đen của khái niệm, độc nhất là chỉ có một, mang nghĩa duy nhất. Trong kinh tạng Nikāya, khái niệm con đường độc nhất (ekāyana magga) là
(Xem: 5686)
Này các Tỳ-kheo, ta cho phép học tập lời dạy của Đức Phật bằng tiếng địa phương của chính bản thân (sakāya niruttiyā)
(Xem: 4906)
Phật giáo có hai hệ là Theravada và Phát-Triển. Hệ Theravada quan niệm quả vị cao nhất mà hành giảthể đạt được là quả vị A-La-Hán.
(Xem: 4259)
Định học là một chi phần quan trọng trong Tam vô lậu học giới, định, tuệ .
(Xem: 4572)
Trí tuệ là sự thấu hiểu, là kiến thức liên quan đến tư tưởng đạo đức giúp ta đi sâu vào đặc điểm và biểu hiện của các đạ o lộ thông qua sự nỗ lực tinh tấn.
(Xem: 4605)
Trung đạo là khái niệm được dùng khá nhiều trong Phật giáo. Tùy duyênTrung đạo được định nghĩa khác nhau, nhưng...
(Xem: 5766)
Có một chuyện rất khoa học, tôi không bắt quý vị phải nhắm mắt tin Phật nhưng tôi cho quý vị một gợi ý.
(Xem: 3238)
Đối với một người đã giác ngộ, sẽ không còn thấy nữ tính và nam tính nữa. Với một số vị thường quán bạch cốt, sẽ thấy thân mình và người chỉ là một nhóm xương khô đang đi đứng nằm ngồi.
(Xem: 5163)
Long Thọ hay Long Thụ (Nāgārjuna) không phải chỉ là tổ của tông Trung Quán (Madhyamika),[1] trong lịch sử phát triển Phật giáo ngài được coi là vị Phật thứ hai sau Đức Thế Tôn
(Xem: 2865)
Hạnh phúctrạng thái cảm xúc khi ta thỏa mãn được nhu cầu nào đó của bản thân. Hạnh phúc khi được nhận. Có một loại hạnh phúc khác mà cảm xúc mang đến cho bạn nhiều hơn nữa: Đó là hạnh phúc từ sự cho đi.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant