Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới
Bài Mới Nhất

09. 80 Tướng Tốt Phụ Của Đức Bồ Tát

01 Tháng Mười Một 201200:00(Xem: 7509)
09. 80 Tướng Tốt Phụ Của Đức Bồ Tát

NỀN TẢNG PHẬT GIÁO

Soạn giả: Tỳ-khưu Hộ Pháp

Quyển I:
Tam Bảo

CHƯƠNG I: BA NGÔI CAO CẢ (TIYAGGA)


80 TƯỚNG TỐT PHỤ CỦA ĐỨC BỒ TÁT KIẾP CHÓT (ANUBYANJANA)

Đức Bồ Tát Chánh Đẳng Giác kiếp chót chắc chắn sẽ trở thành Đức Phật Chánh Đẳng Giác, khi Ngài đản sinh ra đời có đầy đủ 32 tướng tốt chính của bậc Đại nhân (mahāpurisalakkhaṇa)80 tướng tốt phụ (anubyañjana).

Như trong bài kinh Āṭānātiyasutta có câu:

“Upetā Buddhadhammehi, Aṭṭharasāhi nāyakā
Bāttiṃsalakkhaṇūpetāsītānubyañjanādharā”.

Chư Phật có đầy đủ mười tám đức,
Ba mươi hai tướng tốt bậc Đại nhân,
Cùng trọn vẹn tám mươi tướng tốt phụ,
Chư Phật cao thượng cả thân lẫn tâm.

Trong bộ Jinālaṅraṭīkā trình bày 80 tướng tốt phụ của Ngài như sau:

1. Bốn ngón tay dài bằng nhau (trừ ngón cái) khít vào nhau, và năm ngón chân dài bằng nhau, khít vào nhau, không có kẽ hở.
2. Ngón tay, ngón chân từ gốc đến đầu thon mềm mại
.
3. Ngón tay, ngón chân tròn trịa xinh đẹp
. (3 tướng tốt phụ của ngón tay, ngón chân)
4. Móng tay, móng chân đỏ hồng như ngọc
.
5. Móng tay, móng chân cao nhọn hơi cong
.
6. Móng tay, móng chân đẹp hoàn toàn
. (3 tướng tốt phụ của móng tay, móng chân)
7. Hai mắt cá bàn chân không lộ rõ
.
8. Hai bàn chân, mỗi bàn chân có năm ngón dài bằng nhau
.
9. Dáng chân bước đi đẹp, như bước chân của voi chúa.
10. Dáng chân bước đi thu thúc, như sư tử chúa
.
11. Dáng chân bước đi đẹp, như con hạc chúa
.
12. Dáng chân bước đi đẹp, như con bò chúa
.
13. Chân phải bắt đầu bước đi trước
. (5 tướng tốt phụ về dáng đi)
14. Hai đầu gối tròn trịa đẹp
.
15. Đầy đủ tướng tốt của đàn ông
.
16. Lỗ rốn tròn trịa không có nếp nhăn
.
17. Lỗ rốn sâu
.
18. Lỗ rún xoay tròn khu ốc bên phải
. (3 tướng tốt phụ của lỗ rốn)
19. Hai cánh tay, hai ống chân thon giống như vòi của con voi
.
20. Kim thân trên dưới cân đối xinh đẹp
.
21. Toàn kim thân từ trên xuống dưới các bộ phận rất xinh đẹp
.
22. Toàn kim thân không có tỳ vết
.
23. Kim thân không mập, không gầy, cân đối
.
24. Toàn kim thân không có nếp nhăn
.
25. Toàn kim thân không có nốt ruồi, tàn nhang v.v...
26. Các bộ phận trong cơ thể trước sau xinh đẹp
.
27. Toàn thân có da sạch sẽ trong sáng như vàng ròng
. (9 tướng tốt phụ của thân)
28. Đức Phậtsức mạnh bằng 10 tỷ con voi khỏe mạnh
.
29. Lỗ mũi cao và dài, đầu mũi hơi nhọn
.
30. Lợi răng đỏ đậm
.
31. Hàm răng sạch sẽ
.
32. Hàm răng đều đặn đẹp đẽ
. (2 tướng tốt phụ của hàm răng)
33. Mắt, tai, mũi, lưỡi hoàn toàn trong sáng thanh tịnh
.
34. Bốn cái răng nhọn tròn trịa
.
35. Đôi môi hồng đỏ
(như màu đỏ lúc rạng đông).
36. Miệng rộng
.
37. Hai lòng bàn tay có chỉ tay sâu đậm rõ ràng
.
38. Chỉ tay dài
.
39. Chỉ tay ngay thẳng
.
40. Đường chỉ tay đẹp
. (4 tướng tốt phụ của bàn tay)
41. Toàn thân phát ra ánh sáng độ một sải
.
42. Đôi má đầy đặn
.
43. Đôi mắt dài và rộng
.
44. Đôi mắt bên trong có năm màu
(xanh, vàng, đỏ, trắng và xám). (2 tướng tốt phụ của đôi mắt)
45. Lưỡi hồng mềm mỏng
.
46. Đôi lỗ tai có trái tai dài
.
47. Những dây thần kinh không gút mắc
.
48. Những dây thần kinh chìm sâu
.
49. Cái đầu đẹp tròn trịa
.
50. Vầng trán rộng cao đẹp
.
51. Đôi lông mày cong tự nhiên
.
52. Đôi lông mày hình dáng đẹp.
53. Lông mày mềm mại
.
54. Lông mày từ đầu đến đuôi cong tự nhiên
.
55. Lông mày lớn đẹp
.
56. Lông mày dài
. (6 tướng tốt phụ của lông mày)
57. Kim thân trẻ trung tuyệt vời
(lúc nào cũng không thấy già).
58. Kim thân mát mẻ tuyệt vời
.
59. Kim thân luôn luôn tỏa ra ánh sáng tuyệt vời
.
60. Kim thân hoàn toàn sạch sẽ, không có dơ bẩn
.
61. Kim thân mềm mại
.
62. Kim thân trơn tru xinh đẹp
.
63. Kim thân có mùi thơm
. (7 tướng tốt phụ của kim thân)
64. Lông đều đặn
.
65. Lông mềm mại
.
66. Sợi lông uốn cong xoay bên phải
.
67. Lông có màu xanh như bích ngọc
.
68. Sợi lông tròn
.
69. Sợi lông bóng láng
. (6 tướng tốt phụ của sợi lông)
70. Hơi thở ra, hơi thở vào vô cùng vi tế
.
71. Miệng có mùi thơm tho
.
72. Tóc có màu xanh đen
.
73. Tóc xoắn khu ốc bên phải
.
74. Tóc hình dáng đẹp tự nhiên
.
75. Tóc mềm mại
.
76. Tóc không rối
.
77. Tóc đều đặn
(không cao, không thấp).
78. Tóc bóng láng
. (7 tướng tốt phụ của sợi tóc)
79. Trên đỉnh đầu tóc có mùi thơm tho
.
80. Trên đỉnh đầu phát ra tia hào quang
.

Đó là 80 tướng tốt phụ của Đức Bồ Tát Chánh Đẳng Giác kiếp chót chắc chắn sẽ trở thành Đức Phật Chánh Đẳng Giác.

Phật mẫu Mahāmayādevī quy thiên

Đức Bồ Tát Thái tử Siddhattha đản sinh ra đời đến ngày thứ bảy, chánh cung Hoàng hậu Mahāmayādevī quy thiên, bởi vì, bà đã hết tuổi thọ. Bà chánh cung Hoàng hậu Mahāmayādevī hưởng thọ được 56 năm 4 tháng 27 ngày ở cõi người. Sau khi chết, do thiện nghiệp cho quả tái sinh làm vị thiên nam tên Santussita trong cõi trời Tusita (Đẩu Suất Đà Thiên) tầng trời thứ tư trong 6 cõi trời dục giới. Tầng trời thứ tư này, chư thiên có tuổi thọ 4.000 năm tuổi trời, so với thời gian cõi người bằng 576 triệu năm; bởi vì 1 ngày 1 đêm ở cõi trời này bằng 400 năm ở cõi người.

Tuyển chọn nhũ mẫu

Đức vua Suddhodana truyền lệnh tuyển chọn nhũ mẫu để nuôi dưỡng Thái tử Siddhattha.

Những người đàn bà đủ tiêu chuẩn được tuyển chọn có 240 người, trong đó chọn 60 bà trực tiếp lo phục vụ Thái tử; ngoài ra, còn có 60 lính hầu và 60 vị quan trông coi việc nuôi dưỡng Thái tử.

Khi Hoàng hậu Mahāmayādevī quy thiên, Đức vua Suddhodana tấn phong bà Mahāpajāpatigotamī (em của bà Mahāmayādevī) lên ngôi vị chánh cung Hoàng hậu. Bà chánh cung Hoàng hậu Mahāpajāpatigotamī hạ sinh Hoàng tử Nanda, sau Thái tử Siddhattha 2-3 ngày. Bà Mahāpajāpatigotamī vốn là bà dì ruột của Thái tử Siddhattha, bà tự đảm đương địa vị nhũ mẫu nuôi dưỡng Thái tử Siddhattha, còn Hoàng tử Nanda, con đẻ của bà, giao cho nhũ mẫu khác nuôi dưỡng.

Đức Bồ Tát Thái tử Siddhattha trưởng thành bằng bầu sữa ngọt lành của nhũ mẫu chánh cung Hoàng hậu Mahāpajāpatigotamī.

Cuộc đời Thái tử Siddhattha

Năm Thái tử Siddhattha được mười sáu (16) tuổi thì Đức vua Suddhodana truyền ngôi báu cho Thái tử.

Trong buổi lễ đăng quang lên ngôi vua của Thái tử Siddhattha cùng với lễ thành hôn với Công chúa Yasodharā, Đức vua Siddhattha tấn phong Công chúa Yasodharā lên ngôi vị chánh cung Hoàng hậu. Đức vua trị vì đất nước được thanh bình thịnh vượng, thần dân thiên hạ được an cư lạc nghiệp.

Đức Thái Thượng Hoàng Suddhodana muốn Đức vua Siddhattha trở thành Đức Chuyển Luân Thánh Vương, không muốn Đức Bồ Tát đi xuất gia để trở thành Đức Phật Chánh Đẳng Giác; cho nên, Đức Thái Thượng Hoàng truyền lệnh cho các quân lính ngăn cấm người già, người bệnh, người chết bậc xuất gia, phải xa cách không để cho Đức vua Siddhattha nhìn thấy họ.

Đức Bồ Tát lên ngôi vua an hưởng sự an lạc trên ngai vàng thời gian trải qua 12 năm, chưa từng thấy cảnh nào để phát sinh động tâm (saṃvega).

Nguyên nhân Đức Bồ Tát đi xuất gia

Những sự kiện xảy ra theo tuần tự thời gian, khiến Đức Bồ Tát quyết định đi xuất gia.

* Lần đầu tiên, vào ngày rằm tháng 6, Đức vua Bồ Tát đi du lãm vườn thượng uyển. Trên đường đi, bỗng nhiên Ngài nhìn thấy một người già, do chư thiên biến hóa, để làm cho Ngài phát sinh động tâm (samvega). Thật vậy, Ngài chưa từng nhìn thấy người già như thế bao giờ, cho nên Ngài suy tư: “Chắn chắn ta cũng có sự già như thế, không thể tránh khỏi sự già được”. Nỗi ưu tư tràn ngập trong lòng, không còn muốn đi du lãm nữa, Ngài truyền bảo người đánh xe đưa Ngài hồi cung.

* Lần thứ nhì, cách 4 tháng sau, vào ngày rằm tháng 10, Đức vua lại đi du lãm vườn thượng uyển. Trên đường đi, lần này Ngài nhìn thấy một người bệnh, cũng do chư thiên biến hóa. Như lần trước, Ngài suy tư: “Chắc chắn ta cũng có sự bệnh như thế, không thể tránh khỏi sự bệnh được”. Tâm trạng u buồn, Ngài truyền lệnh bảo người đánh xe đưa Ngài hồi cung.

* Lần thứ ba, cũng cách 4 tháng sau, vào ngày rằm tháng 2, để vơi bớt nỗi buồn, Đức vua lại muốn đi du lãm vườn thượng uyển. Trên đường đi, bất chợt Ngài nhìn thấy một người chết, cũng do chư thiên biến hoá. Như hai lần trước, Ngài suy tư: “Chắc chắn ta cũng có sự chết như thế, không thể tránh khỏi sự chết được”. Nỗi lo sợ phát sinh trong lòng, Ngài truyền lệnh bảo người đánh xe đưa Ngài hồi cung.

Từ đó, Đức Bồ Tát lúc nào cũng suy tư về sự già, sự bệnh, sự chết. Ngài tự hỏi, có con đường nào giải thoát sự già, sự bệnh, sự chết hay không? Sở dĩ có sự già, sự bệnh, sự chết là vì có sự tái sinh. Ôi! Sự tái sinh đáng kinh sợ thật!

* Lần thứ tư, 4 tháng sau, vào ngày rằm tháng 6, để khuây khỏa nỗi u buồn, lo sợ trong lòng, một lần nữa, Đức vua đi du lãm vườn thượng uyển. Trên đường đi, Ngài nhìn thấy một bậc xuất gia đang tĩnh tọa dưới cội cây, tỏ vẻ an nhiên tự tại, cũng do chư thiên biến hóa, để làm cho Ngài nghĩ đến việc xuất gia. Thật vậy, khi Đức Bồ Tát nhìn thấy bậc xuất gia Ngài liền trút bỏ được mọi nỗi ưu tư nặng trĩu trong lòng về sự già, sự bệnh, sự chết. Ngài quyết định xuất gia ngay đêm ấy, để tìm con đường giải thoát khỏi sự tái sinh, là giải thoát khổ già, khổ bệnh, khổ chết... Hôm ấy, Đức Bồ Tát cảm thấy vô cùng hoan hỷ, nên Ngài vẫn tiếp tục đi du lãm vườn thượng uyển.

Khi Đức Bồ Tát hồi cung, ngay trong đêm ấy Ngài nghe tin Hoàng hậu Yasodharā đã hạ sinh Hoàng tử, tình thương con trỗi dậy trong lòng, Ngài than rằng: Sự ràng buộc lớn!. Do đó, Hoàng tử được đặt tên là “Rāhula. Mặc dù vậy, chí nguyện xuất gia của Đức Bồ Tát vẫn không thay đổi; đêm ấy, Ngài đến tìm Channa, quan giữ ngựa thân tín rồi bảo:

- Này Channa, đêm nay ta sẽ rời hoàng cung đi xuất gia, ngươi hãy sửa soạn cho ta con ngựa Kandaka ngay bây giờ, và nhớ không để cho một ai hay biết.

Bỗng nhiên Ngài thoáng nghĩ: “Trước khi xuất gia, ta nên đến nhìn mặt Hoàng nhi”. Ngài lén vào phòng Hoàng hậu Yasodhara, dưới ánh đèn mờ nhạt, Hoàng hậu đang nằm nghiêng, choàng cánh tay trái qua Hoàng nhi, vì đứng đằng sau nên không thể nhìn rõ mặt, Ngài thầm nghĩ: “Nếu ta đến gần e rằng Hoàng hậu sẽ thức giấc, làm trở ngại việc xuất gia của ta trong đêm nay. Bây giờ, ta chưa nhìn thấy mặt Hoàng nhi, thì chờ sau khi ta chứng đắc thành Đức Phật Chánh Đẳng Giác, ta sẽ trở về gặp sau cũng không muộn”.

Đức Bồ Tát nhẹ nhàng bước ra, lên ngựa Kandaka, còn Channa đi theo sau, vào lúc nửa đêm ngày rằm tháng sáu âm lịch, Ngài đã trốn khỏi hoàng cung đi xuất gia. Mỗi vó ngựa đều có bàn tay chư thiên nâng đỡ, không phát ra tiếng động, nên không một ai hay biết; khi đến cửa thành thì liền có chư thiên mở cửa cho ngựa Kandaka phi nhanh qua.

Đức Bồ Tát đi qua khỏi ba xứ: xứ Sakya, xứ Koliyaxứ Malla khoảng 30 do tuần chỉ trong một đêm. Đến bờ sông Anoma, Ngài ra hiệu cho ngựa Kandaka bay sang bờ bên kia, rồi Ngài nhẹ nhàng xuống ngựa bảo Channa rằng:

- Này Channa, ta sẽ xuất gia tại nơi đây, con hãy mang hết đồ trang phục nầy trở về hoàng cung tâu cho Phụ vương ta biết.

Đức Bồ Tát lấy thanh gươm bén cắt tóc, chừa lại khoảng 2 lóng tay. Tất cả những sợi tóc còn lại tự xoắn vòng xoáy theo khu ốc sang bên phải nằm sát trên da đầu và Ngài cạo sạch râu. Chỉ một lần ấy thôi, từ đó về sau suốt cả cuộc đời, Ngài không phải cắt tóc, cạo râu nữa.

Sau khi cắt tóc xong, Đức Bồ Tát cầm nắm tóc trên tay phát nguyện rằng:

- Nếu ta trở thành Đức Phật Chánh Đẳng Giác, thì xin cho nắm tóc này ở trên hư không, còn nếu ta không chứng đắc thành Đức Phật Chánh Đẳng Giác, thì nắm tóc này sẽ rơi xuống đất.

Đức Bồ Tát ném nắm tóc lên hư không. Thật phi thường thay! Nắm tóc bay bỗng lên trên hư không khoảng một do tuần rồi đứng yên một chỗ. Lúc ấy, Đức vua trời Sakka nhìn thấy bèn đem cái hôp bằng ngọc, cung kính đặt nắm tóc của Đức Bồ Tát vào hộp, đem về tôn thờ ở ngôi tháp Culamanī tại cung Tam Thập Tam Thiên.

Khi ấy, vị đại phạm thiên Ghaṭikāra, là bạn thân cũ từ tiền kiếp của Đức Bồ Tát trong thời kỳ Đức Phật Kassapa, biết Đức Bồ Tát hôm nay xuất gia, nên mang 8 thứ vật dụng của bậc Samôn là tam y, bình bát, dao cạo, kim chỉ, dây thắt lưng và đồ lọc nước đến dâng cúng Ngài.

Đức Bồ Tát mặc y vàng màu lõi mít, tượng trưng như lá cờ chiến thắng của bậc Thánh Arahán, trở thành bậc xuất gia, lúc Đức Bồ Tát được 29 tuổi.

Đức Bồ Tát thọ giáo pháp hành thiền định

Đức Bồ Tát tìm đến vị Đạo sư Ālāra Kālāmagotta xin thọ giáo. Vị Đạohân hoan tiếp nhận Ngài, rồi truyền dạy pháp hành thiền định. Trải qua một thời gian tiến hành thiền định không lâu, Đức Bồ Tát đã chứng đắc được tứ thiền hữu sắc, và chứng đắc đến đệ tam thiền vô sắc gọi là: Vô sở hữu xứ thiền (Akincannāyatanajjhāna) ngang bằng với bậc thiền mà vị ĐạoĀlāra Kālāmagotta đã chứng đắc. Vị ĐạoĀlāra Kālāmagotta tán dương ca tụng tài đức của Đức Bồ Tát rằng:

- Tôi đã chứng đắc bậc thiền vô sắc nào, thì hiền giả cũng chứng đắc được bậc thiền vô sắc ấy. Hiền giả đã chứng đắc bậc thiền vô sắc nào, thì tôi cũng chứng đắc được bậc thiền vô sắc ấy.

Này hiền giả, từ nay, hai chúng ta cùng làm Đạo sư dạy dỗ nhóm đệ tử này.

Ngài nghĩ rằng: “Bậc đệ tam thiền vô sắc Vô sở hữu xứ thiền này sẽ cho quả tái sinh lên cõi phạm thiên vô sắc giới, Vô sở hữu xứ thiền, có tuổi thọ sống lâu đến 60.000 đại kiếp, không phải là pháp dẫn đến sự nhàm chán ngũ uẩn, không diệt tận được tham ái, không đoạn tuyệt được phiền não, không chứng ngộ chân lý Tứ Thánh Đế, không tịch diệt Niết Bàn, không giải thoát được mọi cảnh khổ sinh, lão, bệnh, tử, luân hồi trong tam giới”.

Đức Bồ Tát không bằng lòng với sở đắc của mình, nên Ngài xin từ giã vị ĐạoĀlāra Kālāmagotta khả kính, để đi tìm pháp môn khác, hầu mong giải thoát khổ sinh, lão, bệnh, tử.

Sau khi từ giã vị ĐạoĀlāra Kālāmagotta, Đức Bồ Tát tìm đến vị Đạo sư Udaka Rāmaputta xin thọ giáo. Vị Đạohân hoan tiếp nhận Ngài, rồi truyền dạy pháp môn thiền định. Trải qua thời gian không lâu, Ngài đã chứng đắc 4 bậc thiền hữu sắcchứng đắc đệ tứ thiền vô sắc gọi là: “Phi tưởng phi phi tưởng xứ thiền” (Nevasannānāsannā-yatanajjhāna), là bậc thiền tột đỉnh của thiền vô sắc giới, ngang bằng với bậc thiền mà vị ĐạoUdaka Rāmaputta đã chứng đắc. Vị Đạotán dương ca tụng Ngài rằng:

- Tôi đã chứng đắc bậc thiền vô sắc tột đỉnh nào, hiền giả cũng chứng đắc bậc thiền vô sắc tột đỉnh ấy. Hiền giả chứng đắc bậc thiền vô sắc tột đỉnh nào, tôi cũng đã chứng đắc bậc thiền vô sắc tột đỉnh ấy.

Này hiền giả, tôi xin thỉnh hiền giả làm Đạo sư dạy dỗ nhóm đệ tử này.

Ngài suy xét rằng: “Bậc đệ tứ thiền vô sắc Phi tưởng phi phi tưởng xứ thiền này sẽ cho quả tái sinh lên cõi trời phạm thiên vô sắc giới, Phi tưởng phi phi tưởng xứ thiên, có tuổi thọ sống lâu đến 84.000 đại kiếp, không phải là pháp dẫn đến sự nhàm chán ngũ uẩn, không diệt tận được tham ái, không đoạn tuyệt được phiền não, không chứng ngộ chân lý Tứ Thánh Đế, không tịch diệt Niết Bàn, không giải thoát được mọi cảnh khổ sinh, lão, bệnh, tử, luân hồi trong tam giới”.

Ngài xin từ giã Đạo sư Udaka Rāmaputta khả kính, để đi tìm pháp môn khác, hầu mong giải thoát khổ sinh, lão, bệnh, tử.

Đức Bồ Tát hành pháp khổ hạnh (Dukkaracariyā)

Sau khi từ giã vị ĐạoUdaka Rāmaputta, Đức Bồ Tát đi đến khu rừng Uruvela gần con sông Nerañjarā, nơi đây có nhóm 5 Tỳ-khưu: Ngài Kondanna là trưởng nhóm cùng các Ngài Vappa, Ngài Bhaddiya, Ngài MahānāmaNgài Assaji, xin theo hộ độ Đức Bồ Tát.

Đức Bồ Tát tinh tấn hành pháp khổ hạnh (Dukkaracariyā), phương pháp nín thở ra-vô bằng miệng và mũi, hơi thở thoát ra ở hai lỗ tai; rồi tiếp tục nín thở ra-vô bằng miệng, bằng mũi và ngăn không để hơi thoát ra hai lỗ tai, hơi đâm lên trên đầu đau dữ dội, hơi đâm xuống bụng đau tức tối, hơi nóng phát ra toàn thân kinh khủng đến nỗi làm cho Ngài chết ngất.

Có số chư thiên tưởng rằng:

“Samôn Gotama đã chết rồi!”

Số khác tưởng rằng:

“Samôn Gotama đang gần chết!”.

Số khác cho rằng:

“Samôn Gotama không phải chết, cũng không phải đang gần chết, mà Samôn Gotama đang hành pháp bậc Thánh Arahán!”.

Ngài tiếp tục giảm vật thực dần dần, ban đầu độ vật thực chỉ vừa lòng bàn tay, từ từ giảm xuống chỉ còn bằng hạt sen... Do đó, kim thân của Ngài gầy ốm chỉ còn da bọc xương, đến nỗi sờ da bụng, thì đụng phải đường xương sống. Trước kia kim thân của Đức Bồ Tát có đầy đủ 32 tướng tốt chính của bậc Đại nhân và 80 tướng tốt phụ, có làn da màu vàng sáng ngời; đến nay, các tướng tốt chính và các tướng tốt phụ đã biến mất, còn làn da đã trở thành màu đen sẫm.

Một hôm Đức Bồ Tát suy xét: “Ta đã hành pháp khổ hạnh đến chỗ cùng tột rồi. Trong quá khứ, chưa từng có Samôn, Bàlamôn nào đã hành pháp khổ hạnh đến mức như ta đang hành. Hiện tạivị lai cũng sẽ không có Samôn, Bàlamôn nào có thể hành pháp khổ hạnh như ta; thế mà, ta không thể chứng đắc thành Đức Phật Chánh Đẳng Giác. Như vậy, chắc chắn phải còn có một pháp hành nào khác”.

Đức Bồ Tát hồi tưởng lại rằng: “Khi còn nhỏ cùng Phụ vương ra đồng làm lễ hạ điền, Phụ vương để ta ngồi trong một chiếc lều vải dưới gốc cây mận (đào). Ta đã ngồi niệm đề mục hơi thở vô - hơi thở ra, và ta đã chứng đắc đệ nhất thiền hữu sắc. Vậy, chắc chắn pháp hành thiền định này làm nền tảng, ta có thể chứng đắc thành Đức Phật Chánh Đẳng Giác cũng nên”.

Đức Bồ Tát xét thấy rằng: “Bây giờ, thân thể của ta gầy ốm, sức khỏe yếu đuối, ta không thể tiến hành thiền định đề mục niệm hơi thở vô - hơi thở ra được. Vậy điều tốt hơn hết, ta nên thọ thực trở lại, cho có sức khỏe rồi ta mới có thể tiến hành thiền định”.

Đức Bồ Tát từ bỏ khổ hạnh, đi khất thực

Đức Bồ Tát đã hành pháp khổ hạnh suốt 6 năm trường ròng rã, mà không đạt đến mục đích chứng đắc thành Đức Phật Chánh Đẳng Giác, nên Ngài đã từ bỏ hành pháp khổ hạnh.

Đức Bồ Tát mang bát vào xóm Senā đi khất thực; thọ thực được thời gian không lâu, sức khoẻ của Ngài được hồi phục trở lại. Trong thời kỳ hành pháp khổ hạnh, 32 tướng tốt chính của bậc Đại nhân và 80 tướng tốt phụ biến mất. Nay kim thân Ngài lại hiện rõ 32 tướng tốt chính của bậc Đại nhân và 80 tướng tốt phụ, có nước da màu vàng sáng ngời như trước.

Vào ngày 14 tháng tư âm lịch, canh chót đêm ấy, Đức Bồ Tát nằm thấy 5 đại mộng (Mahāsupina). Qua 5 đại mộng này, Ngài đoán biết rằng Ngài chắc chắn sẽ chứng đắc thành Đức Phật Chánh Đẳng Giác.

Sáng hôm rằm tháng tư âm lịch, Ngài đi đến ngồi dưới gốc cây da để chờ đến giờ đi vào xóm khất thực. Tại nơi đây, hằng năm, vào ngày rằm tháng tư này, nàng Sujātā thường đem lễ vật đến cúng dường, tạ ơn chư thiên, theo lời nguyện của nàng.

Nàng Sujātā là con gái của ông phú hộ Mahāsena ở làng Senā gần khu rừng Uruvela, khi nàng trưởng thành có đến gốc cây da này cầu nguyện rằng:

Khi tôi trưởng thành được kết duyên với người cùng dòng dõi, giai cấp và sinh được một đứa con trai đầu lòng. Nếu tôi được toại nguyện, thì hằng năm vào ngày rằm tháng tư (âm lịch), tôi sẽ làm lễ cúng dường tạ ơn chư thiên”.

Lời cầu nguyện của nàng được thành tựu như ý; cho nên, hằng năm vào ngày rằm tháng tư âm lịch, nàng thường đem cơm sữa đến cúng dường tạ ơn chư thiên.

Từ sáng sớm, nàng Sujātā đã thức dậy vắt sữa tinh khiết của 8 con bò, khi nàng đem nồi đựng sữa để gần vú con bò thứ nhất, thì dòng sữa tự nhiên chảy ra một mạch. Thật là một việc lạ thường chưa từng có bao giờ! Lần lượt 7 con bò còn lại, dòng sữa cũng chảy ra một mạch như vậy. Khi nàng đổ sữa vào nồi nấu cơm, sữa sôi xoay tròn bên phải, không một giọt nào chảy tràn ra bên ngoài, còn lửa củi cháy đều không có một làn khói nào bốc lên. Sở dĩ, có những việc lạ thường như vậy, là vì buổi sáng hôm ấy có Tứ Đại Thiên Vương trông coi lò lửa, vua trời Sakka lấy củi bỏ vào lò, vua trời phạm thiên che dù, tất cả chư thiên đem những chất bổ dưỡng do năng lực của mình bỏ vào nồi cơm sữa.

Nàng Sujātā gọi tớ gái tên Punnā bảo rằng:

- Này Punnā, hôm nay chư thiên của ta thật đáng kính, trước đây ta chưa từng chứng kiến những hiện tượng lạ thường như thế này!

Con hãy mau đến cội cây da quét dọn cho sạch sẽ, để chúng ta mang cơm sữa đến dâng cúng, tạ ơn chư thiên.

Người tớ gái Punnā vâng lời đến gốc cây da để quét dọn, cô nhìn thấy Đức Bồ Tát đang ngồi quay mặt về hướng Đông, từ kim thân của Ngài phát ra hào quang sáng ngời toả khắp quanh vùng, cô nghĩ rằng: “Sáng hôm nay, vị Thiên thần của chúng ta hiện xuống ngồi đợi thọ nhận cơm sữa cúng dường”, nghĩ vậy nên cô vô cùng hoan hỷ vội vàng trở về báo tin mừng cho bà chủ biết.

Nàng Sujātā nghe lời tường trình rõ ràng của người tớ gái, trong lòng cảm thấy vui mừng khôn xiết và bảo rằng:

- Này Punnā, kể từ hôm nay, con trở thành con gái của ta. Nói xong, nàng ban cho những đồ trang sức quý giá, xứng đáng với địa vị đứa con gái của mình.

Nàng Sujātā đem chiếc mâm bằng vàng để đựng cơm, khi nàng đặt mâm gần nồi cơm, thì cơm sữa trong nồi tự nhiên viên lại thành vắt bằng trái thốt nốt lăn ra tuần tự từ nồi sang mâm đúng 49 vắt, thì vừa đầy mâm.

Nàng lại chứng kiến thêm một việc lạ thường chưa từng có bao giờ. Nàng lấy một chiếc mâm khác đậy lại rồi phủ lên một lớp vải trắng tinh.

Hôm ấy, nàng Sujātā trang điểm bằng những đồ trang sức quý giá, rồi đội mâm cơm sữa cùng người con gái Punnā đi theo sau đến gốc cây da. Nhìn thấy Đức Bồ Tát có đầy đủ tướng tốt chính của bậc Đại nhân và tướng tốt phụ, hào quang tỏa ra từ kim thân của Ngài sáng khắp vùng. Thấy vậy làm cho nàng lại càng phát sinh đức tin trong sạchvô cùng hoan hỷ chưa từng có bao giờ; vì nàng tưởng rằng Ngài là một vị Thiên thần hiện xuống thọ nhận phẩm vật cúng dường tạ ơn của nàng.

Nàng Sujātā cung kính đến gần Đức Bồ Tát, đặt chiếc mâm vàng đầy cơm sữa cùng bình nước, hoa quả, vật thơm..., cung kính dâng lên Ngài, cái bát của Ngài bỗng nhiên biến mất, Ngài nhìn nàng Sujātā. Nàng liền bạch rằng:

- Kính bạch Đức Thiên thần, con thành kính dâng Ngài chiếc mâm vàng đầy phẩm vật này, kính xin Ngài từ bi hoan hỷ thọ nhận, để cho con được sự lợi ích, sự tiến hóa, sự an lạc lâu dài; con được toại nguyện như thế nào, kính xin Ngài cũng được toại nguyện như thế ấy”.

Đức Bồ Tát đưa hai tay ra nhận lấy chiếc mâm vàng đầy phẩm vật quý giá ấy.

Đức Bồ Tát thọ nhận cơm sữa bò của nàng Sujātā

Sau khi thọ nhận mâm vàng đầy cơm sữa của nàng Sujātā xong, Đức Bồ Tát đứng dậy rời gốc cây da, tay cầm chiếc mâm vàng đầy cơm sữa đi đến bến sông Neranjarā, nơi mà chư Bồ Tát Chánh Đẳng Giác quá khứ, trước khi chứng đắc thành Đức Phật Chánh Đẳng Giác, cũng đều ngự đến đây để tắm, nên bến sông này gọi là bến Supatitthita. Ngài đặt mâm ở bến Supatitthita, rồi xuống dòng sông Neranjarā tắm. Khi tắm xong, Ngài mặc y cà sa tượng trưng lá cờ chiến thắng của chư Thánh Arahán; đoạn Ngài ngồi quay mặt về hướng Đông, độ hết 49 vắt cơm sữa, rồi uống hết bình nước (từ đó về sau suốt 7 tuần lễ (49 ngày), Đức Phật không độ vật thực và nước, chỉ an hưởng hương vị giải thoát Niết Bàn).

Sau khi độ cơm xong, Ngài cầm chiếc mâm vàng phát nguyện rằng:

- Nếu hôm nay ta được chứng đắc thành Đức Phật Chánh Đẳng Giác, thì xin cho chiếc mâm vàng này sẽ trôi ngược dòng nước; nếu không, thì chiếc mâm vàng này sẽ trôi xuôi theo dòng nước.

Nguyện xong, Ngài ném chiếc mâm vàng xuống dòng sông. Thật phi thường thay! Chiếc mâm vàng cắt ngang dòng nước đang chảy, trôi ra giữa sông, rồi từ đó trôi ngược dòng nước một cách vô cùng mau lẹ, khoảng một đoạn khá xa, chiếc mâm vàng chìm sâu xuống đáy nước, đụng phải ba chiếc mâm vàng của ba Đức Phật quá khứĐức Phật Kakusandha, Đức Phật Konāgamana Đức Phật Kassapa, phát ra một âm thanh vang dội, làm cho Long vương Kālanāga tỉnh giấc nghĩ rằng:

“Hôm qua một Đức Phật đã xuất hiện, hôm nay sẽ có một Đức Phật nữa xuất hiện”, rồi thức dậy tán dương ca tụng hằng trăm bài kệ.

Trưa hôm ấy, Đức Bồ Tát nghỉ trong một khu rừng Sāla, bên bờ sông Neranjarā, những cây Sāla tự nhiên đua nhau nở hoa khắp cả khu rừng. Chiều hôm ấy, Ngài ngự đến cội cây Assattha, dọc theo hai bên đường, chư thiên trang hoàng những đoá hoa trời rất xinh đẹp, các hàng chư thiên ở các cõi trời đua nhau cúng dường hương thơm cùng với thiên nhạc vang rền khắp 10 ngàn thế giới chúng sinh. Cùng lúc ấy, một người cắt cỏ tên Sotthiya, trên đường đi ngược chiều lại phía Đức Bồ Tát, nhìn thấy Ngài, liền phát sinh đức tin trong sạch, nên dâng cúng Ngài tám nắm cỏ. Đức Bồ Tát cầm tám nắm cỏ ngự thẳng đến cội cây Assattha.

Khi đứng hướng Nam của cội cây, Ngài nhìn thẳng về hướng Bắc, Ngài có cảm giác mất thăng bằng, như toàn cõi thế giới hướng Nam bị chìm sâu xuống cõi địa ngục Avīci, còn toàn cõi thế giới hướng Bắc được nổi lên đến cõi trời sắc giới phạm thiên tột đỉnh. Ngài nghĩ rằng:

“Đây không phải là chỗ ngồi để ta có thể chứng đắc thành Đức Phật Chánh Đẳng Giác”. Ngài ngự đi sang hướng khác.

Khi đứng hướng Tây của cội cây, Ngài nhìn thẳng về hướng Đông, cũng như vậy, Ngài có cảm giác mất thăng bằng, như toàn cõi thế giới hướng Tây bị chìm sâu xuống cõi điạ ngục Avīci, còn toàn cõi thế giới ở hướng Đông được nổi lên đến cõi trời sắc giới phạm thiên tột đỉnh. Ngài nghĩ rằng:

“Đây cũng không phải là chỗ ngồi, để ta có thể chứng đắc thành Đức Phật Chánh Đẳng Giác”. Ngài ngự sang hướng khác.

Khi đứng hướng Bắc của cội cây, Ngài nhìn thẳng hướng Nam, cũng như vậy, Ngài có cảm giác mất thăng bằng, như toàn cõi thế giới hướng Bắc bị chìm sâu xuống cõi điạ ngục Avīci, còn toàn cõi thế giới ở hướng Nam được nổi lên đến cõi trời sắc giới phạm thiên tột đỉnh, Ngài nghĩ rằng:

“Đây cũng không phải là chỗ ngồi, để ta có thể chứng đắc thành Đức Phật Chánh Đẳng Giác”. Ngài ngự sang hướng khác.

Ngôi Bồ đoàn toàn thắng Ác Ma Thiên

Sau cùng, đứng hướng Đông của cội cây, Ngài nhìn thẳng về hướng Tây, thật phi thường thay! Ngài có cảm giác toàn cõi thế giới thăng bằng, Ngài nghĩ rằng:

“Chính đây là chỗ ngồi, để ta có thể chứng đắc thành bậc Chánh Đẳng Giác”.

Ngài trải tám nắm cỏ tại hướng Đông của cội Assattha. Thật phi thường thay! Tại ngay chỗ ngồi ấy bỗng nhiên trở thành ngôi Bồ đoàn quý báu, có chiều cao 14 hắc tay thật nguy nga lộng lẫy, mà không có một nhà kiến trúc mỹ thuật nào có thể tạo nên một Bồ đoàn tuyệt đẹp như vậy! Bởi vì, ngôi Bồ đoàn quý báu này phát sinh do phước báu ba-la-mật tròn đủ của Đức Bồ Tát sắp trở thành Đức Phật Chánh Đẳng Giác.

Ngài ngồi kiết già vững vàng trên ngôi Bồ đoàn quý báu, quay mặt về hướng Đông rồi phát nguyện rằng:

- Dầu cho thịt và máu trong thân ta khô cạn hết, dầu sắc thân này chỉ còn da bọc xương đi nữa, nếu ta chưa chứng đắc thành Đức Phật Chánh Đẳng Giác, ta quyết không bao giờ rời khỏi Bồ đoàn này.

Lúc ấy, từ cung Tha Hóa Tự Tại Thiên, Ác Ma Thiên hóa ra hàng ngàn cánh tay đều cầm khí giới, cỡi voi Girimekhala cầm đầu đoàn thiên ma binh, thiên ma tướng rầm rộ hiện xuống vây quanh cội Assattha, kéo dài 12 do tuần. Bên trên hư không, chúng thiên ma dày đặc 9 do tuần, chúng la hét âm thanh vang dội kinh khủng làm chấn động khắp mọi nơi, quyết tranh giành ngôi Bồ đoàn của Đức Bồ Tát. Mới đây, chư thiên, phạm thiên từ 10 ngàn thế giới đến cung kính cúng dường, tán dương ca tụng Đức Bồ Tát, khi thoáng nhìn thấy Ác Ma Thiên cùng với thiên ma binh, thiên ma tướng trùng trùng điệp điệp từng đoàn, từng lớp hiện xuống; tất cả chư thiên, phạm thiên đều bay xa lánh mặt, trở về chỗ ở của mình, chỉ còn một mình Đức Bồ Tát đang điềm nhiên, ngự trên ngôi Bồ đoàn.

Ác Ma Thiên đã sử dụng đủ mọi loại vũ khí và phép thuật cực kỳ nguy hiểm, quyết sát hại Đức Bồ Tát, để chiếm đoạt ngôi Bồ đoàn, với mục đích ngăn cản không cho Đức Bồ Tát chứng đắc thành Đức Phật Chánh Đẳng Giác. Do oai lực 30 pháp hạnh ba-la-mật đầy đủ trọn vẹn của Đức Bồ Tát sắp chứng đắc thành Đức Phật Chánh Đẳng Giác nên không có một loại phép thuật hay vũ khí nguy hiểm nào có thể sát hại được Ngài.

Quả thật như thế, do oai lực pháp hạnh ba-la-mật của Đức Bồ Tát, các loại vũ khí và phép thuật của Ác Ma Thiên đều hóa thành những vật cúng dường Ngài.

Ngồi trên lưng voi Girimekhala, Ác Ma Thiên vô cùng căm uất chỉ tay về Đức Bồ Tát nói như ra lệnh:

- Này Samôn Gotama, nhà ngươi hãy mau mau rời khỏi ngôi Bồ đoàn ấy, vì ngôi Bồ đoàn ấy là của ta, không phải của ngươi!

Đức Bồ Tát từ tốn đáp lại:

- Này Ác Ma Thiên, ngôi Bồ đoàn quý báu này phát sinh do phước thiện của 30 pháp hạnh ba-la-mật, 5 hạnh đại thí, 3 pháp hànhNhư Lai đã tạo từ vô số kiếp. Do đó, ngôi Bồ đoàn này thuộc về của Như Lai, không phải của ngươi.

Khi ấy, chỉ một mình Đức Bồ Tát ngự trên Bồ đoàn, ngoài ra, không còn có một ai bên cạnh Đức Bồ Tát cả, nên Ác Ma Thiên đặt câu hỏi bắt bí Đức Bồ Tát rằng:

- Thưa Samôn Gotama, Ngài nói rằng: “Ngôi Bồ đoàn quý báu ấy thuộc về của Ngài. Vậy ai làm chứng cho Ngài!”

Nhìn xung quanh đều không có một chư thiên, phạm thiên nào cả, Đức Bồ Tát bèn đưa bàn tay phải ra, rồi dùng ngón trỏ chỉ xuống mặt đất như truyền dạy bằng lời chân thật rằng:

Trong những tiền kiếp, Như Lai đã từng tạo 30 pháp hạnh ba-la-mật, 5 hạnh đại thí, 3 pháp hành. Bây giờ, tại nơi đây không có chúng sinh nào đứng ra làm chứng cho Như Lai, chỉ có mặt đất, mặt đất không có tâm thức này có thể làm chứng cho Như Lai được không?”.

Thật phi thường thay! Lời chân thật của Đức Bồ Tát vừa chấm dứt. Lập tức, mặt đất chuyển mình, rung động, phát ra những tiếng sấm sét long trời lở đất, làm cho Ác Ma Thiên kinh hoàng khiếp đảm, giục voi Girimekhala bỏ chạy trở về cõi Tha Hóa Tự Tại Thiên; còn đám ma binh thì hỗn quân, hỗn quan vô cùng khiếp sợ, cũng hốt hoảng chạy tán loạn theo chủ soái để thoát thân.

Đức Bồ Tát ngự trên Bồ đoàn quý báu dưới cội cây Assattha đã toàn thắng Ác Ma Thiên, vừa đúng lúc mặt trời sắp lặn hướng Tây, mặt trăng ló dạng hướng Đông. Khi ấy, mười ngàn thế giới, chư thiên cõi trời dục giới, phạm thiên cõi trời sắc giới, Long vương dưới thủy cung... toàn thể chư thiên, phạm thiên vui mừng reo hò vang dội khắp các tầng trời, tán dương ca tụng oai lực ba-la-mật của Đức Bồ Tát rằng:

Đức Bồ Tát Siddhattha đã toàn thắng rồi!
Ác Ma Thiên đã hoàn toàn thất bại rồi!

Do đó, ngôi Bồ đoàn quý báu này gọi là “Aparājitapallaṅka” nghĩa là ngôi Bồ đoàn quý báu nơi toàn thắng Ác Ma Thiên.

Chư thiên, phạm thiên đem những đóa hoa trời xinh đẹp, những hương thơm đến cúng dường, tán dương ca tụng ba-la-mật của Đức Bồ Tát.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 2868)
Hạnh phúctrạng thái cảm xúc khi ta thỏa mãn được nhu cầu nào đó của bản thân. Hạnh phúc khi được nhận. Có một loại hạnh phúc khác mà cảm xúc mang đến cho bạn nhiều hơn nữa: Đó là hạnh phúc từ sự cho đi.
(Xem: 4042)
Kỳ thực, trên đời này không ai có thể khiến chúng ta đau khổ ngoài chính bản thân mình, và cũng không ai có thể mang lại hạnh phúc cho chúng ta ngoài bản thân mình ra…
(Xem: 5201)
Bài kinh "Viết Trên Đá, Trên Đất, Trên Nước" là bài kinh ngắn, trích trong Kinh Tăng Chi Bộ, chương Ba, phẩm Kusinàra.
(Xem: 4186)
Đã gần vào Hạ mà đức Thế Tôn vẫn chưa khuyên giải được mâu thuẫn giữa hai nhóm Tỳ-kheo đều là đệ tử của Ngài.
(Xem: 3249)
Cuộc sống giản đơn sẽ tháo bỏ cho chúng ta những gông cùm trách nhiệm do chính chúng ta tự đeo vào cổ, giúp chúng ta có nhiều thời gian hơn để sống với những người thân yêu.
(Xem: 6244)
Bài kinh "Thanh Tịnh" là bài kinh ngắn, Đức Phật giảng cho các vị Tỷ-kheo khi Ngài còn tại thế.
(Xem: 5224)
Sa-môn (Samana), Tỳ-kheo (Bhikkhu) hay Bí-sô (Bhiksu) là những danh xưng chỉ cho vị tu sĩ Phật giáo.
(Xem: 4554)
Kinh Trung A-Hàm được dịch sang Hán đầu tiên vào niên hiệu Kiến Nguyên năm thứ mười chín (383) do một nhóm các vị tăng nhân người Ấn Độ nói chung thực hiện.
(Xem: 6112)
Trung đạo (madhyamā-pratipad) là con đường tu tập được kinh nghiệm từ chính Đức Phật.
(Xem: 6000)
Tâm lý thường tình của con người là tò mò, ưa những điều lạ lùng, kỳ dị và khác thường vì họ đã quá quen với cuộc sống bình thường, nên ...
(Xem: 3787)
Chúng sinh trong cõi “Dục giới” luôn chạy theo tìm cầu để hưởng thụ năm thứ dục lạc nên gọi là ngũ dục. Ngũ dục, chính là năm thứ sắc, thanh, hương, vị, xúc.
(Xem: 5920)
Tứ động tâm là bốn Thánh tích thiêng liêng của Phật giáo tại Ấn Độ, ghi dấu bốn sự kiện trọng đại trong cuộc đờisự nghiệp hoằng hóa của Đức Phật Thích Ca.
(Xem: 4561)
Về mặt ngôn từ, thì chữ “công đức” là được dịch nghĩa từ chữ “punna” trong tiếng Pali. Tiếng Anh dịch thành chữ “merit”.
(Xem: 4707)
Nguyên nhân của sanh tử được nêu rõ trong Thập nhị nhân duyên, thuộc giáo lý căn bản của Phật giáo.
(Xem: 3316)
tại gia hay xuất gia, chúng ta đến với đạo Phật nhưng chỉ biết những hình thức cúng kiếng, lễ lạy
(Xem: 6204)
Uẩn, thuật ngữ Pāli là khandha (Skt: skandha) thường được dịch sang tiếng Anh là ‘aggregates’ uẩn.
(Xem: 4845)
Ba-la-mật (pāramī or pāramitā) là các pháp hành để hoàn thiện nhân cách được nói đến trong kinh điểnchú giải, nhất là phần Hạnh Tạng thuộc Tiểu Bộ kinh.
(Xem: 3482)
Nói đạo Phật là đạo “cứu khổ ban vui” nhưng kỳ thực chẳng có ai ‘cứu’ mà cũng không ai ‘ban’ cho cả.
(Xem: 3410)
Mọi hiện tượng và sự vật trên thế gianhoàn vũ này không bao giờ độc lậptồn tại, mà do nhân duyên hòa hợp tạo thành.
(Xem: 5562)
Quan điểm thống nhất trong kinh điển là: sát sanh vi phạm giới luật đầu tiên và chiến tranh là sai lầm ngay cả khi chiến đấu cho mục tiêu phòng thủ hay tấn công.
(Xem: 4148)
Narayan Helen Liebenson, Geshe Tenzin Wangyal Rinpoche và Blanche Hartman chia xẻ lời khuyên của họ về việc làm sao để ứng phó với các giai đoạn trầm cảm.
(Xem: 5932)
Niết-bàn là phước lạc tối thượng, một trạng thái hạnh phúc vĩnh cửu. Không thể trải nghiệm hạnh phúc của Niết-bàn bằng các giác quan mà bằng cách làm cho chúng tịch lặng.
(Xem: 5147)
Trong những bài pháp ngắn gọn, súc tích nhất để hướng dẫn tu hành khi chưa có giới bổn Patimokkha, Chư Phật đã chỉ ra con đường sống đạo,
(Xem: 3602)
Định hướng cuộc đời để đạt được mong muốn thích đángyếu tố quan trọng giúp cho ta thăng tiến trên đỉnh cao của sự giác ngộgiải thoát.
(Xem: 3678)
Hơn bao giờ hết, những bản dịch kinh điển rõ ràng dễ hiểu, được chú giải thận trọng, được thẩm định kỹ lưỡng trước khi đến tay người học Phật đang là một nhu cầu hết sức cấp thiết và quan trọng.
(Xem: 3652)
Nếu đời là vô thường, sự sống có giới hạn thì phải chăng con người ta khi sống nên có một chút ý nghĩa. Bạn ước mong gì?
(Xem: 3475)
Mong ước của tôi là chúng ta sẽ có dịp đồng hành cùng nhau trên hành trình tâm linh siêu việt của bạn.
(Xem: 5263)
“Tất cả những cảm thọ mà một người nhận chịu dầu đó là lạc thọ, khổ thọ hay vô ký thọ đều là kết quả của Nghiệp quá khứ, người nào quan niệm như vậy là tà kiến”.
(Xem: 3892)
Đức Phật là đấng đạo sư, là bậc thầy của nhân loại, nhưng ngài cũng là nhà luận lý phân tích, nhà triết học, nhà giáo dục vĩ đại. Kinh tạng Pāli cho chúng ta thấy rõ về các phương pháp giảng dạy của đức Phật một cách chi tiết. Tùy theo từng đối tượng nghe pháp mà Ngài có phương thức truyền đạt khác nhau.
(Xem: 4238)
Đất Phù Nam (Funan) bao trùm cả một phần Việt Nam, Căm Bốt (Cambodia), Mã Lai (Malaysia) và Thái Lan (Thailand).
(Xem: 5756)
Nhiều người không sinh ra trong gia đình Phật Giáo, nhưng đã tìm học về Phật Giáo nhờ nghe luật Nghiệp Báo
(Xem: 3082)
Thế Tôn thật sự là vị đã đoạn trừ nhiều khổ pháp cho chúng ta. Thế Tôn thật sự là vị đã mang lại nhiều lạc pháp cho chúng ta.
(Xem: 3019)
Đạo từ tâm sinh. Đi học đạo là học cho ta, để nhận chân được tự tâm, để tạo nên cái phẩm giá của ta
(Xem: 3768)
Người ngu si thiếu trí tuệ biến tự ngã của mình thành kẻ thù, lại tưởng kẻ thù của mình ở bên ngoài nhưng chính mình là kẻ thù của mình đó.
(Xem: 4787)
"Nầy các Tỳ Kheo, ta sẽ giảng dạy, và phân tích cho các ông nghe về con đường cao quý có tám phần. Khi ta nói, các ông hãy chú ý và lắng nghe."
(Xem: 3507)
Nếu tâm hồn biết thầm lặng kết “bạn đường” với thánh hiền tôn giáo, với các nhà hiền triết tâm linh, thì NĂNG LƯỢNG MẦU NHIỆM sẽ hiện hữu...
(Xem: 2984)
Có thể nói ngày nay, chiến tranh, hận thù, thương yêu, ghét bỏ, kỳ thị, náo động trên thế giới… đều do tà kiến mà ra.
(Xem: 4505)
Luật nhân quả có lẽ ai cũng biết và hầu như ít nhiều ai cũng tin. Tuy nhiên, để có được niềm tin không lay chuyển vào quy luật tự nhiêncông bằng ấy thì lại không dễ,
(Xem: 4632)
Tâm là chủ thể tiếp nhận các đối tượng từ bên ngoài lẫn bên trong. Khi đang ngủ say, thì tâm được cho là trống rỗng, hay nói cách khác, đó là trạng thái vô thức
(Xem: 3382)
Không ai có thể nói trước được chuyện gì sẽ xảy ra ở ngày mai, mặc dù ngày mai mặt trời vẫn lên.
(Xem: 3932)
Nhà Phật thường nhắc đến đạo lý sống Trung Đạo. Cái gọi là Trung Đạo chính là không đi theo hướng cực đoan, quá mức.
(Xem: 4668)
Nhiều trường phái Phật Giáo ngày nay vẫn tụng Kinh Pali, ngôn ngữ của Đức Phật lịch sử.
(Xem: 3478)
Hiện nay, quý vị trẻ thường thích thể hiện mình theo nhiều cách mà mọi người vẫn thường gọi chung chung là muốn khẳng định cái tôi.
(Xem: 3539)
Sắc thanh hương vị xúc pháp cấu thành thế giới của con người chúng taduyên sanh, vô tự tánh, bất khả đắcvô sở hữu
(Xem: 5083)
Pháp ấn, tiếng Phạn dharma-mudrā, trong đó dharma là pháp, là những lời dạy của Đức Phật, mudrā là dấu ấn, là khuôn dấu, là đặc chất, là tiêu chuẩn.
(Xem: 4049)
Phật giáo cho rằng, mọi việc thành bại, li hợp ở đời đều không nằm ngoài nguyên tắc "nhân duyên quả báo".
(Xem: 3218)
Buông bỏ phiền não, trước hết là để giải tỏa mọi ưu tư, khiến người ta hạnh phúc.
(Xem: 2942)
Có những nhân quảnhân tạo trong đời này nhưng quả có khi phải qua đời sau hoặc những đời sau mới trỗ.
(Xem: 2975)
Sự quán sát, quán chiếu khởi từ danh tướng - danh là hương, là vị; tướng là những tính chất đặc trưng của chúng
(Xem: 3048)
Phật tử, tôi tâm đắc phần thuyết giảng về ái ngữ của Thiền sư Thích Nhất Hạnh
(Xem: 3043)
Ai cũng mong trong cuộc sống có rất nhiều niềm vui và thật ít nỗi buồn.
(Xem: 3412)
Con người bình thường, khỏe mạnh là một thể thống nhất hài hòa giữa hai yếu tố thân và tâm hay thể xác và tinh thần.
(Xem: 3945)
Người khéo tu lúc nào cũng nhớ quay lại mình, nhận ra và sống được với Tâm chân thật, ngoài ra tất cả đều vô thường hư ảo, không cần chú tâm làm gì.
(Xem: 5042)
Buông xả là một sự thực tập quan trọng trong cuộc sống hằng ngày, cũng như con đường giải thoát của chúng ta.
(Xem: 2607)
Giá trị của tâm là sự thương yêuchân thực. Nếu một người mà tâm luôn tràn ngập tình thương đối với mọi người,
(Xem: 6056)
Cuộc sống hiện đại đưa đến nhiều vấn đề làm cho chúng ta phiền tâm mệt trí, thân tâm đều nặng nề.
(Xem: 2983)
Tầm quan trọng của một người là tính sáng tạo của tâm thức. Khi chúng ta đối xử với nhau như những người anh chị em, thì nó sẽ làm cho chúng ta hạnh phúc.
(Xem: 3034)
Nếu tỉnh thức, bạn có thể tự đặt mọi câu hỏi. Năng lực của trí tuệ sẽ giúp bạn tìm thấy câu trả lời cho mọi vấn đề mình đang gặp mỗi ngày.
(Xem: 3224)
Từ xưa đến nay tình ái luôn là thứ dễ làm con người mù quángsi mê.
(Xem: 3171)
Người sống được một-trăm-năm mà không hiểu-rõ cuộc-đời là vô-thường và sinh-diệt.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant