Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

10. Đức Bồ Tát chứng đắc Tam Minh

01 Tháng Mười Một 201200:00(Xem: 14003)
10. Đức Bồ Tát chứng đắc Tam Minh

NỀN TẢNG PHẬT GIÁO

Soạn giả: Tỳ-khưu Hộ Pháp

Quyển I:
Tam Bảo

CHƯƠNG I: BA NGÔI CAO CẢ (TIYAGGA)


Đức Bồ Tát chứng đắc Tam Minh, trở thành Đức Phật Chánh Đẳng Giác

Sau khi Đức Bồ Tát đã toàn thắng Ác Ma Thiên, vào canh đầu đêm rằm tháng tư âm lịch, Ngài tiến hành thiền định (samathabhāvanā) với đề mục niệm hơi thở vô - hơi thở ra (anāpānassati) tuần tự chứng đắc 4 bậc thiền hữu sắc như sau:

- Đệ nhất thiền hữu sắc: Có 5 chi thiền (hướng tâm, quan sát, hỷ, lạc, định), do chế ngự được 5 pháp chướng ngại (tham dục, sân hận, buồn chán-buồn ngủ, phóng tâm-hối hận, hoài nghi).

- Đệ nhị thiền hữu sắc: Có 3 chi thiền (hỷ, lạc, định), do chế ngự được 2 chi thiền (hướng tâm, quan sát).

- Đệ tam thiền hữu sắc: Có 2 chi thiền (lạc, định), do chế ngự được 1 chi thiền (hỷ).

- Đệ tứ thiền hữu sắc: Có 2 chi thiền (xả, định), do chế ngự được 1 chi thiền (lạc, thay bằng chi thiền xả).

Đó là 4 bậc thiền hữu sắc làm nền tảng để chứng đắc Tam Minh.

TAM MINH (TEVIJJA)

1- Túc mạng minh (Pubbenivāsānussatināna)

Đức Bồ Tátđệ tứ thiền hữu sắc, định tâm trong sáng thanh tịnh, thiền tâm không lay động, làm nền tảng để Ngài hướng tâm đến chứng đắc túc mạng minh: Trí tuệ nhớ rõ lại tiền kiếp, từ 1 kiếp đến hàng trăm kiếp, hàng ngàn kiếp, hàng vạn kiếp, hàng triệu kiếp, hàng triệu triệu kiếp... cho đến vô lượng kiếp không giới hạn (đối với Đức Phật Độc Giác, bậc Thánh Thanh Văn Giác thì Túc mạng minhgiới hạn).

Túc mạng minhtrí tuệ nhớ rõ tiền kiếp thuộc loại chúng sinh nào, tên gì, thuộc dòng dõi nào, tạo thiện nghiệp, bất thiện nghiệp, ba-la-mật, thọ lạc, thọ khổ, tuổi thọ... đều ghi nhớ rõ ràng mọi chi tiết.

Túc mạng minhminh thứ nhất mà Đức Bồ Tát đã chứng đắc vào canh đầu đêm rằm tháng tư (âm lịch).

2- Thiên nhãn minh (Dibbacakkhunāna)

Đức Bồ Tátđệ tứ thiền hữu sắc, định tâm trong sáng thanh tịnh, thiền tâm không lay động, làm nền tảng để Ngài hướng tâm đến chứng đắc thiên nhãn minh: Trí tuệ thấy rõ, biết rõ kiếp quá khứ, kiếp vị lai của tất cả chúng sinh như mắt của chư thiên, phạm thiên.

Thiên nhãn minh có 2 loại:

- Tử sanh minh: Trí tuệ thấy rõ biết rõ sự tử, sự tái sinh của tất cả chúng sinh sau khi chết, do nghiệp nào cho quả tái sinh cảnh giới nào, thọ khổ, thọ lạc như thế nào...

- Vị lai kiến minh: Trí tuệ thấy rõ những kiếp vị lai của tất cả chúng sinh.

Chư Phật dùng vị lai kiến minh này để thọ ký chúng sinh trong những kiếp vị lai xa xăm, còn thời gian bao nhiêu đại kiếp trái đất này sẽ trở thành Đức Phật Chánh Đẳng Giác, hoặc Đức Phật Độc Giác, hoặc bậc Thánh Thanh Văn Giác...

Thiên nhãn minhminh thứ nhì mà Đức Bồ Tát đã chứng đắc vào lúc canh giữa đêm rằm tháng tư (âm lịch).

3- Lậu tận minh (Āsavakkhayanāna)

Đức Bồ Tát dùng đệ tứ thiền hữu sắc làm nền tảng, để tiến hành thiền tuệ, quán xét Thập Nhị Duyên Sanh (Paticcasamuppāda) là đối tượng thiền tuệ của chư Bồ Tát. Ngài quán xét để chứng đắc thành Đức Phật Chánh Đẳng Giác.

Đức Bồ Tát quán xét Thập Nhị Duyên Sanh theo chiều thuận như sau:

Do vô minh làm duyên, nên hành sanh.
(Avijjāpaccayā saṅkhārā)

Do hành làm duyên, nên thức sanh.
(Saṅkhārapaccayā vinnānam)

Do thức làm duyên, nên danh sắc sanh.
(Vinnānapaccayā nāmarūpam)

Do danh sắc làm duyên, nên lục nhập sanh.
(Nāmarūpapaccayā salāyatanam)

Do lục nhập làm duyên, nên lục xúc sanh.
(Salāyatanapaccayā phasso)

Do lục xúc làm duyên, nên lục thọ sanh.
(Phassapaccayā vedanā)

Do lục thọ làm duyên, nên lục ái sanh.
(Vedanāpaccayā tanhā)

Do lục ái làm duyên, nên tứ thủ sanh.
(Tanhāpaccayā upādānam)

Do tứ thủ làm duyên, nên nhị hữu sanh.
(Upādānapaccayā bhavo)

Do nhị hữu làm duyên, nên tái sinh sanh.
(Bhavapaccayā jāti)

Do tái sinh làm duyên, nên lão tử... sanh.
(Jātipaccayā jarāmaranam...)

Đức Bồ Tát quán xét Thập Nhị Duyên Sanh theo chiều thuận, chiều sanh, để trí tuệ thiền tuệ thấy ro, biết rõ “sự sinh” của mỗi pháp, trí tuệ thiền tuệ chứng ngộ chân lý Khổ Thánh ĐếNhân sanh Khổ Thánh Đế hay Tập Thánh Đế.

Đức Bồ Tát quán xét Thập Nhị Nhân Diệt theo chiều nghịch, chiều diệt như sau:

Do diệt tận vô minh, nên diệt hành.
(Avijjāyatveva asesavirāganirodhā saṅkhāranirodho)

Do diệt hành, nên diệt thức.
(Saṅkhāranirodhā vinnananirodho)

Do diệt thức, nên diệt danh sắc.
(Vinnānanirodhā nāmarūpanirodho)

Do diệt danh sắc, nên diệt lục nhập.
(Nāmarūpanirodhā salāyatananirodho)

Do diệt lục nhập, nên diệt lục xúc.
(Salāyatananirodhā phassanirodho)

Do diệt lục xúc, nên diệt lục thọ.
(Phassanirodhā vedanānirodho)

Do diệt lục thọ, nên diệt lục ái.
(Vedanānirodhā tanhānirodho)

Do diệt lục ái, nên diệt tứ thủ.
(Tanhānirodhā upādānanirodho)

Do diệt tứ thủ, nên diệt nhị hữu.
(Upādānanirodhā bhavanirodho)

Do diệt nhị hữu, nên diệt tái sinh.
(Bhavanirodhā jātinirodho)

Do diệt tái sinh, nên diệt lão tử...
(Jātinirodhā jarāmarana... nirodho)

Đức Bồ Tát quán xét Thập Nhị Nhân Diệt theo chiều nghịch, chiều diệt, để trí tuệ thiền tuệ thấy rõ, biết rõ “sự diệt” của mỗi pháp, trí tuệ thiền tuệ chứng ngộ chân lý: Diệt Khổ Thánh ĐếPháp hành diệt Khổ Thánh Đế hay Đạo Thánh Đế.

Đức Bồ Tát quán xét Thập Nhị Duyên Sanh - Thập Nhị Nhân Diệt theo chiều thuận - chiều nghịch, chiều sanh - chiều diệt, trí tuệ thiền tuệ thấy rõ biết rõ sự sinh - sự diệt của mỗi pháp, trí tuệ thiền tuệ thấy rõ biết rõ trạng thái vô thường, trạng thái khổ, trạng thái vô ngã, dẫn đến chứng ngộ chân lý Tứ Thánh Đế, chứng đắc 4 Thánh Đạo - 4 Thánh QuảNiết Bàn, diệt đoạn tuyệt 4 pháp trầm luân (āsava) bằng 4 Thánh Đạo Tuệ tuần tự như sau:

- Nhập Lưu Thánh Đạo Tuệ diệt đoạn tuyệt được 1 pháp là tà kiến trầm luân (ditthāsava), đồng thời các tà kiến khác.

- Nhất Lai Thánh Đạo Tuệ diệt đoạn tuyệt được 1 pháp là tham dục trầm luân (kāmāsava) trong ngũ trần loại thô (còn loại vi tế chưa diệt được), đồng thời các tâm tham loại thô khác.

- Bất Lai Thánh Đạo Tuệ diệt đoạn tuyệt được 1 pháp là tham dục trầm luân (kāmāsava) trong ngũ trần loại vi tế không còn dư sót, đồng thời các tâm tham loại vi tế khác.

- Arahán Thánh Đạo Tuệ diệt đoạn tuyệt được 2 pháp là kiếp trầm luân (bhavāsava) vô minh trầm luân (avijjāsava), đồng thời diệt đoạn tuyệt được hoàn toàn mọi tham ái, phiền não, và các ác pháp không còn dư sót. Đặc biệt diệt đoạn tuyệt được tất cả mọi tiền khiên tật (vāsanā) tích lũy từ nhiều đời, nhiều kiếp trong quá khứ.

Như vậy, Đức Bồ Tát đã tự mình chứng ngộ chân lý Tứ Thánh Đế, chứng đắc 4 Thánh Đạo - 4 Thánh QuảNiết Bàn, trở thành bậc Thánh Arahán cao thượng đầu tiên trên thế gian. Do đó, Đức Thế Tôndanh hiệuSammāsambuddha: Đức Phật Chánh Đẳng Giác”.

Lậu tận minhminh thứ 3 mà Đức Bồ Tát đã chứng đắc vào canh chót của đêm rằm tháng tư (âm lịch), vào lúc rạng đông. Ngài đã trở thành Đức Phật Chánh Đẳng Giác cao thượng trong toàn cõi thế giới chúng sinh, tại cội cây Assattha. Do đó, cây Assattha này gọi là Bodhirukkha: cây Bồ đề, đối với Đức Phật Gotama của chúng ta (đưới cội cây nào mỗi Đức Bồ-tát chứng đắc thành bậc Chánh Đẳng Giác, cây ấy đều được gọi là Boddhirukkha. Mỗi Đức Phật có mỗi cây Bồ Đề khác nhau).

Mười ngàn thế giới chúng sinh từ mặt đất lên đến cõi sắc giới phạm thiên tột đỉnh, chư thiên, phạm thiên vô cùng vui mừng hoan hỷ thốt lên lời:

- Sādhu! Sādhu!
(Lành thay! Lành thay!)

- Buddho uppanno!
(Đức Phật xuất hiện trên thế gian rồi!).

- Dhammo uppanno!
(Đức Pháp xuất hiện trên thế gian rồi!)

- Samgho uppanno!
(Đức Tăng cũng sẽ xuất hiện trên thế gian này!)

Tiếng tung hô vang dội khắp toàn cõi 10 ngàn thế giới chúng sinh.

Điều phi thường chưa từng có trên thế gian này là:

- Tất cả các loài hoa đều đua nhau nở để cúng dường đến Đức Phật.

- Tất cả các loại cây ăn trái đều cho quả ngon ngọt.

- Tất cả những người mù từ lúc đầu thai, khi sanh ra không thấy được gì, thì nay có đôi mắt sáng, có thể nhìn thấy mọi vật trên đời.

- Tất cả những người điếc từ lúc đầu thai, khi sinh ra không nghe được âm thanh gì, thì nay hai tai có thể nghe rõ mọi thứ âm thanh.

- Tất cả những người què, bại liệt từ lúc đầu thai, khi sanh ra không đi lại được, thì nay có thể đi lại dễ dàng.

- Đặc biệt nhất, ở địa ngục Lokantarika rộng lớn tối tăm, nơi giáp ranh với 3 thế giới, dành cho những chúng sinhtà kiến cố định (niyatamicchāditthi) hoàn toàn không tin nghiệp - quả. Ở địa ngục rất tối tăm đó, dầu ánh sáng của 7 mặt trời mọc lên cùng một lúc, cũng không thể chiếu thấu đến tận nơi; nhưng ánh sáng hào quang của Đức Phật tỏa khắp 10 ngàn thế giới, chiếu sáng đến tận địa ngục Lokantarika. Cho nên, những chúng sinh ở nơi đó có thể nhìn thấy lẫn nhau.

Toàn thể mười ngàn thế giới, chư thiên, phạm thiên đem những phẩm vật cao quý và những đóa hoa xinh đẹp cúng dường đến Đức Phậttán dương ca tụng Đức Phật bằng hàng ngàn bài kệ.

Phật Ngôn đầu tiên của Đức Phật

Khi ấy, Đức Thế Tôn tự thuyết ở trong tâm bằng 2 bài kệ rằng:

153- “Anekajātisamsāram
Sandhāvissam anibbisam
Gahakāram gavesanto
Dukkhājāti punappunam.

154- Gahakāraka! Dittho’si
Puna geham na kāhasi
Sabbā te phāsukā bhaggā
Gahakūtam visaṅkhatam
Visaṅkhāram gatam cittam
Tanhānam khayamajjhagā”
(Pháp Cú số 153, 154)

153- Này người thợ “tham ái” xây nhà “thân”
Như Lai cố tìm ngươi mà chưa gặp,
Nên tử sinh luân hồi vô số kiếp
Tái sinh mãi trong tam giới là khổ,

154- Này “tham ái”, người thợ xây nhà “thân”!
Bây giờ Như Lai đã gặp ngươi rồi!
Tất cả sườn nhà, “phiền não” của ngươi,
Như Lai đã hủy hoại sạch cả rồi
Đỉnh nhà “vô minh”, cũng bị tiêu diệt,
Nay ngươi không còn xây nhà Như Lai
Tâm Như Lai đã chứng ngộ Niết Bàn
Diệt đoạn tuyệt tất cả mọi “tham ái”
Như Lai đã chứng đắc Arahán.

(Phiền não: có tất cả 1500 loại; Tham ái: có tất cả 108 loại.)

Hai bài kệ cảm ứng tự thuyết ở trong tâm, đó là Phật ngôn đầu tiên của Đức Phật (paṭhamabuddhavacana).

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 1645)
Con người sống trong một thế giới mà đối với anh ta dường như là một cái gì đó hoàn toàn tách biệt với chính anh ta.
(Xem: 1575)
Nhân quả là một định luật tất yếu trong sự hình thành nhân sinh quan và vũ trụ quan qua liên hệ duyên khởi của cuộc sống con người, mà qua đó nhân quả được coi như là một luật tắc không thể thiếu được khi hình thành một xã hội nhân bản đạo đức.
(Xem: 1495)
Bất hạnh lớn nhất của Phật tử chúng ta là sinh ra vào một thời không có Phật. Một mất mát lớn, gần như không gì có thể thay thế. Hơn thế nữa, bất hạnh này đang trở thành một nỗi ám ảnhchúng ta không thể nào dứt bỏ trong cuộc hành trình dài, đơn độc qua bao vòng xoáy của kiếp người chúng ta không biết mình đang ở đâu và sẽ đi về đâu trong chuyến di này.
(Xem: 1077)
Nhân ngày húy nhật của Hòa thượng Thích Trí Thủ, một trong những vị tông sư hoằng truyền luật học Phật giáo thời cận đại, tôi trích đoạn trong tác phẩm lịch sử của tôi đang viết chưa hoàn thiện, có nhắc đến công trạng của ngài, như dâng lên tấm lòng tưởng niệm đến bậc Long tượng Phật giáo.
(Xem: 1466)
Trúc Đạo Sinh, người họ Ngụy 魏, sinh ra[1] khi gia đình cư ngụBành Thành 彭城, nay là Từ Châu 徐州 phía Bắc tỉnh Giang Tô 江蘇. Nguyên quán gia đình trước ở miền Tây Nam, tỉnh Hà Bắc, sau chuyển về huyện Cự Lộc 钜鹿.
(Xem: 1411)
Nói về vấn đề “trước nhất”, Kinh Phạm Võng với nội dung cốt yếu giới thiệu về quan điểm của các phái ngoại đạo, chính là bộ kinh đầu tiên trong Trường Bộ.
(Xem: 1333)
Lý tưởng về một vị Bồ tát bắt nguồn từ Phật giáo Nguyên thủy và được phát triển hoàn thiện trong tinh thần Phật giáo Đại thừa.
(Xem: 1381)
Khi học sinh từng người, từng người tốt nghiệp rời khỏi Phật học viện rồi, tôi bắt đầu xây dựng Biệt phân viện[1]khắp nơi, để ...
(Xem: 1710)
Xuất xứ của Bát Chánh Đạo có hai nguồn là nguồn từ Phật chứng ngộ mà thuyết ra và nguồn được kết tập lại từ các kinh điển. Phật thuyết từ chứng ngộ
(Xem: 1970)
Tam tam-muội là chỉ cho ba loại định, tức là ba loại pháp môn quán hành của Phật giáo, được xem như là nguyên lý thực tiễn của Thiền định. Định có nghĩa là tâm hành giả trụ vào một đối tượng nào đó khiến cho ý không bị tán loạn, dần dần tâm ý trở nên trong sáng và phát sinh trí tuệ.
(Xem: 1434)
Chúng ta đau khổ do vì vô minh, cho nên chúng ta cần phải đoạn trừ những quan điểm lệch lạc sai lầm và phát triển quan điểm đúng đắn.
(Xem: 1095)
Tôi kính lễ bái bậc Chánh giác, bậc tối thắng trong hết thảy các nhà thuyết pháp, đã thuyết giảng Duyên khởibất diệtbất sinh, bất đoạn và bất thường, bất nhất và bất dị, bất lai và bất xuất, là sự tịch diệt mọi hý luận, và là an ổn.
(Xem: 1428)
Lý tưởng giáo dục và những phương pháp thực hiện lý tưởng này, hiển nhiên Phật giáo đã có một lịch sử rất dài.
(Xem: 2024)
Tuệ Trung Thượng Sĩ (慧中上士), Thiền sư Việt Nam đời Trần (1230-1291) có viết trong bài Phóng cuồng ngâm (放狂吟):
(Xem: 1470)
Nhân loại luôn luôn hướng về sự hoàn thiện của chính mình trong tất cả mọi mặt, vật chấttinh thần.
(Xem: 1552)
Khi Thái tử Tất-đạt-đa nhận thấy tất cả mọi người dân đang chìm trong đau khổ, và ngay chính bản thân mình rồi cũng phải chịu qui luật già, bệnh, chết nên quyết chí xuất gia học đạo. Đức Phật thành đạo tại thế gian này và cũng hoằng pháp bốn mươi chín năm cũng tại thế gian này.
(Xem: 1389)
Có phải bạn rất đỗi ngạc nhiên về tiêu đề của bài viết này? Có thể bạn nghĩ rằng chắc chắn có điều gì đó không ổn trong câu chuyện này, bởi vì lịch sử về cuộc đời của đức Phật xưa nay không hề thấy nói đến chuyện đức Phật đi tới Châu Âu và Châu Phi. Bạn nghĩ không sai.
(Xem: 2904)
Tinh thần hòa hiệp là ý nghĩa sống lành mạnh an vui, tinh thần của một khối người biết tôn trọng ý niệm tự tồn, và xây dựng vươn cao trong ý chí hướng thượng.
(Xem: 1376)
Cửa vào bất nhị, còn gọi là pháp môn bất nhị, từ xa xưa đã được truyền dạy từ thời Đức Phật, chứ không phải là hậu tác của chư tổ Bắc Tông, như một số vị thầy hiện nay đã ngộ nhận, khi nói rằng pháp môn này xuất phát từ Kinh Duy Ma Cật Sở Thuyết
(Xem: 1410)
Trong quá trình phát triển, Phật giáo xuất hiện tư trào Đại thừa, nhấn mạnh lý tưởng Bồ tát đạo.
(Xem: 1722)
Tuy Phật giáo Nguyên thủyđại thừa có hai con đường đi đến giải thoát giác ngộ khác nhau.
(Xem: 1680)
Trong cuộc sống này, ai cũng muốn mình có được một sự nghiệp vẻ vang. Người đời thì có sự nghiệp của thế gian.
(Xem: 1632)
Sự phân biệt, kỳ thị giai cấpvấn đề quan trọng trong lịch sử của nhân loại. Từ xưa đến nay, vấn đề giai cấp vẫn luôn tồn tại.
(Xem: 1476)
Nhận thức Phật giáo về chân lý có lẽ là một trong những mối quan tâm hàng đầu với những ai đang nghiên cứu hoặc tìm hiểu đạo Phật.
(Xem: 2643)
Con người sống do và bằng ý nghĩ. Ý nghĩ cao cấp thì cuộc sống trở nên cao cấp; ý nghĩ thấp kém thì cuộc sống thành ra thấp kém.
(Xem: 1603)
Đạo nghiệpsự nghiệp trong đạo. Tuy nhiên cái gì hay thế nào là sự nghiệp trong đạo thì cần phải phân tích cặn kẽ để hiểu đúng và thành tựu đúng như pháp.
(Xem: 1613)
Sự phân biệt, kỳ thị giai cấpvấn đề quan trọng trong lịch sử của nhân loại. Từ xưa đến nay, vấn đề giai cấp vẫn luôn tồn tại.
(Xem: 1404)
Lục Tổ Huệ Năng, từ khi đến học với Ngũ Tổ một thời gian ngắn ngộ được bản tâm, rồi trải qua mười lăm năm với đám thợ săn
(Xem: 1423)
Của báu thế gian chỉ tồn tại khi ta còn thở. Ngay khi chúng ta nằm xuống, chúng sẽ thuộc về người khác.
(Xem: 1616)
Đức Phật Thích Ca Mâu Ni vốn là Thái tử “dưới một người, trên vạn người”, thế nhưng Ngài đã lìa xa tất cả vinh hoa phú quý...
(Xem: 1562)
Trong cả Phật giáo Nguyên thủy lẫn Phật giáo Đại thừa đều có tư tưởng về Bồ tát. Các ngài xả thânhạnh nguyện mang lại lợi lạc cho chúng sanh
(Xem: 1444)
Một người đã phát tâm Bồ đề được gọi là một Bồ tát. Đời sống Bồ tát là chiến đấu chống lại sự xấu ác trong lòng người để giải thoát họ khỏi khổ đau.
(Xem: 1428)
Xung đột là một hiện tượng phổ biến. Nó hiện diện khắp mọi ngõ ngách của cuộc sống, từ trong những mối quan hệ ...
(Xem: 1520)
Trong Kinh tạng, khái niệm nghiệp thường được nhắc đến một cách đơn giản và khái quát như nghiệp thiện, ác hoặc nghiệp của thân, miệng, ý.
(Xem: 2202)
Đức Phật Dược sư là một đấng Toàn giác. Để hiểu rõ ngài là ai, bản thể của ngài là gì, vai trò của ngài như thế nào…, trước tiên chúng ta cần hiểu thế nào là một chúng sinh giác ngộ.
(Xem: 1547)
Chơn Thật Ngữ chính là Phật ngữ, là chánh pháp ngữ, là thanh tịnh ngữ vì nó đem lại niềm tin sự hoan hỷ an lạclợi ích chúng sanh.
(Xem: 1510)
Ý thức thì suy nghĩ như thế này, nếu sanh thì không phải là diệt, nếu thường thì không phải là vô thường, nếu một thì không phải khác
(Xem: 1620)
Theo kinh điển Phật giáo, việc lắng nghe chính xác, rõ ràng và đầy đủ là một trong những nền tảng quan trọng để thành tựu trí tuệ.
(Xem: 1837)
Chân lý Phật, vừa giản dị vừa rất thâm sâu. Vì thế, Đức Phật đã mượn những câu chuyện dụ ngôn, gắn với hình ảnh của ...
(Xem: 1533)
Tích Niêm Hoa Vi Tiếu kể rằng một hôm trên núi Linh Thứu, Đức Thế Tôn lặng lẽ đưa lên một cành hoa.
(Xem: 1412)
Kinh Pháp Hoa, hay Kinh Diệu Pháp Liên Hoa (Saddharma Puṇḍarīka Sūtra), là một trong những bộ kinh quan trọng
(Xem: 1669)
Khi ánh sao mai vừa tỏ rạng cũng là lúc Đức Phật thành tựu chân lý tối thượng.
(Xem: 1422)
Tất cả các pháp tướng Như hay lìa tướng Như đều không thối chuyển đối với Vô thượng Giác ngộ
(Xem: 1700)
Tất cả chúng sinh mê hoặc điên đảo từ vô thỉ. Nay dùng giác pháp của Phật khai thị, khiến chúng sinh nghe mà ngộ nhập.
(Xem: 2380)
Người tu hành theo Phật Giáo nhắm mục đích là tự mình chứng ngộ và vận dụng cái Tâm đó.
(Xem: 1471)
Về cơ bản, lý duyên khởi giải thoát mô tả tâm lý của thiền, nghĩa là, những gì xảy ra trong tiến trình hành thiền được hành giả trải nghiệm từ lúc đầu cho đến lúc cuối.
(Xem: 1953)
Trong bài này sẽ trích vài đoạn kinh của Kinh Ma ha Bát nhã ba la mật, phẩm Đại Như thứ 54, do Pháp sư Cu Ma La Thập dịch để tìm hiểu về Chân Như.
(Xem: 1681)
Còn gọi là Quy Luật Duyên Khởi, vì đó là lý thuyết về quy luật tự nhiên, quy luật không thuộc về của riêng ai.
(Xem: 1760)
Hình thành tại Ấn Độ từ thế kỷ VI trước Công nguyên, Phật giáo đã phát triển việc truyền bá chánh pháp khắp xứ Ấn Độ và...
(Xem: 1619)
Khi hiểu được việc lành dữ đều có quả báo tương ứng, chỉ khác nhau ở chỗ đến sớm hay muộn mà thôi,
(Xem: 1955)
Tư tưởng chủ đạo của Thuyết nhất thiết Hữu Bộ là: “các pháp ba đời luôn thật có, bản thể luôn thường còn”,
(Xem: 1685)
Xa lìa tà hạnh (không tà dâm) có nghĩa chính yếu là nguyện chung thủy với người bạn đời của mình.
(Xem: 1441)
Người đệ tử Phật thực hành pháp thứ hai một cách hoàn hảo là không trộm cướp, chính xácxa lìa việc lấy của không cho.
(Xem: 1729)
Sau khi phát tâm quy y Tam bảo, người Phật tử được khuyến khích giữ giới (thực hành năm pháp), giới thứ nhất là xa lìa sát sinh.
(Xem: 1582)
Phải nói rằng Tăng đoàn là sự đóng góp rất lớn cho hạnh nguyện độ sanh của Đức PhậtTăng đoàn đã thay Phật để truyền bá Đạo
(Xem: 1548)
Đứng trước biến động khó khăn của cuộc đời, Phật giáo với tinh thần từ bitrí tuệ, lấy tôn chỉ Phật pháp bất ly thế gian pháp đã
(Xem: 1337)
Trong bài Kinh Devadaha, Đức Phật đã luận giải chi tiết về nghiệp. Trái ngược với quan điểm cho rằng nghiệp là định mệnh luận,
(Xem: 1254)
Trong kinh điển tiểu thừa có một điểm khác biệt rất rõ nét so với kinh điển đại thừa, đó là bối cảnh thuyết pháp của Đức Phật.
(Xem: 1297)
Lịch sử tư tưởngtôn giáo của nhân loại có lẽ sẽ đánh dấu một bước ngoặt vào ngày đức Phật, theo truyền thuyết,
(Xem: 1527)
Trong Jataka, tức là những câu chuyện tiền thân của Đức Phật khi ngài còn là một Bồ tát, ngài có nói về hạnh Bồ tát trong...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant