Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới
Bài Mới Nhất

Phần 12

03 Tháng Mười Hai 201200:00(Xem: 5997)
Phần 12

LỜI PHẬT DẠY TRONG KINH TẠNG NIKÀYA

TẬP 1
Thích Quảng Tánh

PHẦN 12


TRÍ TUỆTỐI THƯỢNG

 

Một thời, Thế Tôn trú giữa dân chúng Kosala, tại ngôi làng tên Sàla. Tại đấy, Thế Tôn gọi các Tỷ kheo:

Này các Tỷ kheo, ví như trong loài bàng sanh, sư tử vua các loài thú được xem là tối thượng, tức là về sức mạnh, tốc lực và dõng mãnh. Cũng vậy, này các Tỷ kheo, trong các pháp thuộc phần giác ngộ, tuệ căn được xem là tối thượng, tức là về giác ngộ.

Và thế nào là các pháp thuộc phần giác ngộ? Này các Tỷ kheo, đó là tín căn, tấn căn, niệm căn, định căntuệ căn là pháp thuộc phần giác ngộ, vì đưa đến giác ngộ.

Ví như, này các Tỷ kheo, trong loài bàn sanh, sư tử, vua các loài thú được xem là tối thượng, tức là về sức mạnh, tốc lực và dõng mãnh. Cũng vậy, này các Tỷ kheo, trong các pháp thuộc phần giác ngộ, tuệ căn được xem là tối thượng, tức là về giác ngộ.

(ĐTKVN, Tương Ưng Bộ V, chương 4, phẩm 6, phần Sàla, NXB Tôn Giáo, 2000, tr.354)

 

LỜI BÀN:

Giáo lý ngũ căn (tín, tấn, niệm, định, tuệ căn) là nền tảng căn bản, là nguồn gốc cho mọi thiện pháp phát sinh. Nói cách khác, ngũ căn là các pháp thuộc phần giác ngộ, vì đưa đến giác ngộ.

Giác ngộmục tiêu của tu tập ngũ căntoàn bộ giáo lý Phật đà. Trong nội dung tu tập ngũ căn: Thiết lập niềm tin sâu sắc vào Tam bảo (tín), tinh cần thực hiệnthành tựu tất cả các điều lành trong cuộc sống (tấn), thực tập chánh niệm, đặc biệtTứ niệm xứ (niệm), chứng đắcan trú Tứ thiền (định), đầy đủ trí tuệ về sự sanh diệt của các pháp, rõ biết như thật về Tứ Thánh đế (tuệ), tất cả không ngoài mục đích hướng đến giác ngộ.

Theo Thế Tôn, trong các pháp thuộc phần giác ngộ ấy, tuệ căntối thượng. Cũng như trong Bát thánh đạo, chánh kiến dẫn đầu. Đành rằng: các pháp khác có tác dụng hỗ trợ rất tích cực cho tuệ giác phát khởi nhưng chỉ có có tuệ giác mới giải quyết trọn vẹn vấn đề phiền não, sanh tử. Vì lẽ ấy, phương châm tu học của người con Phật luôn là “duy tuệ thị nghiệp”

Do vậy, thiền quán, cơ sở của tuệ giác, là nội dung thực tập cần yếu nhất, không thể thiếu trong nội dung tu tập của người con Phật. Thiền quán, thực chất là sự tu tập tuệ căn (ngũ căn), chánh kiến (Bát Thánh đạo), tuệ (Tam vô lậu học). Tuệ giác của thiền quán (phát triển trên nền thiền chỉ-định) sẽ quét sạch mọi tham ái, vô minh. Thấy biết đúng như thật về bản chất của các pháp là duyên sanh, vô thường, khổ, không, vô ngã chính là tuệ giác. Ngày nay, sự thật về thân, tâm và thế giới hiển bàyhành giả vượt thoát mọi trói buộc của tham sân si, thành tựu giải thoát giác ngộ.

 

VÔ MINH & TUỆ GIÁC

 

Một thời, Thế Tôn trú ở Sàvatthi, vườn ông Anàthapindika. Tại đấy, Thế Tôn gọi các Tỷ kheo:

Này các Tỷ kheo, có hai loại người ngu này. Thế nào là hai? Người có phạm tội nhưng không thấy có phạm tội và người không chấp nhận người khác như pháp phát lộ tội của mình. Này các Tỷ kheo, có hai loại người ngu này.

Này các Tỷ kheo, có hai loại người có trí. Thế nào là hai ? Người có phạm tội là thấy có phạm tội và người chấp nhận người khác như pháp phát lộ tội của mình. Này các Tỷ kheo, có hai loại người có trí này.

(ĐTKVN, Tăng Chi Bộ I, chương 2, phẩm Người ngu, VNCPHVN ấn hành 1996, tr.114)

 

LỜI BÀN:

Trong quá trình phấn đấu vươn lên của nhân loại, trí thức là nhân tố quan trọng, có tính quyết định cho việc phát triển xã hội. Tuy nhiên, tri thức là một con dao hai lưỡi; nếu không được dẫn dắt và định hướng của đạo đức thì tri thức có thể mang đến bất hạnh cho con người. Thảm họa của vũ khí công nghệ cao có tác dụng hủy diệt hàng loạt đã minh chứng điều ấy. Vì thế, Phật giáo đặt trọng tâm vào sự nghiệp phát triển và thành tựu tuệ giác (trí tuệ) còn tri thức chỉ là phương tiện mà thôi.

Đối với những ai chân thật cầu tuệ giác thì phải thấy rõ những ác nghiệp của chính mình. Trừ những bậc Thánh, không ai trong chúng ta mà không có tội lỗi, chỉ khác biệt là nhiều hay ít nơi mỗi người. Vì thế, nhận ra những lầm lỗi và thừa nhận nó như một sự giới hạn, thấp hèn của tự thân là một sự tiến bộ, biểu hiện ban đầu của tuệ giác. Trong trường hợp tự thân không nhận ra lầm lỗi thì phải mong cầu người khác chỉ lỗi, góp ý và soi sáng thêm. Bất kỳ ai, muốn cầu tiến thì phải biết lắng nghe; nhất là nghe cái dở, cái xấu… của chính mình. Người dám nói lên những điều chưa tốt của người khác với thành ý xây dựng, đúng lúc đúng nơi là người tốt đồng thời người biết tiếp thu những góp ý, phê bình và thầm tri ân sự soi sáng ấy để kiện toàn là người có trí.

Tuy vậy, sự đời thường “tốt khoe xấu che” nến lắm khi “lời ngay trái tai”. Nói thật, nói ngay thì dễ mất lòng thậm chí bị trù dập, thù ghét bởi đa phần ai cũng bị tổn thương và mong muốn che đậy những hạn chế của mình. Người không thấy tội ác nên trược dài vào hố thẳm đã đành nhưng có đôi lần tâm chợt lóe sáng, giật mình nhận ra tội lỗi thì cố che giấu. Kẻ thông minh tài trí mà ác tâm thì việc làm ác cùng che đậy tội lỗi của họ rất tinh vi, ngụy trang khéo léo, nhằm thỏa mãn tham vọng nhiều hơn. Những hạng người này, dù có tri thức cao, theo Thế Tôn, vẫn là người thiếu trí, vô minh, không có tuệ giác.

Bậc trí, theo Thế Tôn, không nhất thiết là có tri thức cao bởi tri thức không đủ năng lực chuyển hóa được phiền não. Người có tuệ giác biết nhìn thẳng vào sự thậtchấp nhận sự thật ấy dù đau thương rồi nỗ lực chuyển hóa, thăng hoa. Hoa sen tinh khiết và ngát hương cũng vươn lên từ bùn lầy. Cũng vậy, tuệ giác cũng nở hoa từ bùn nhơ vô minh, tội lỗi khi con người dám nhìn thẳng, thừa nhậnchuyển hóa nó.

 

CHÁNH TRI KIẾN

 

Một thời, Thế Tôn du hành giữa dân chúng Kosala, dạy các Tỷ kheo:

Này các Tỷ kheo, có sáu trường hợp này không thể xảy ra. Thế nào là sáu?

Người đầy đủ tri kiến không thể trở lui lại quan điểm lạc khổ do tự mình làm. Người đầy đủ tri kiến không thể trở lui lại quan điểm lạc khổ đo người khác làm. Người đầy đủ tri kiến không thể trở lui lại quan điểm lạc khổ do tự mình làm, do người khác làm. Người đầy đủ tri kiến không thể trở lui lại quan điểm lạc khổ do tự mình làm, do tự nhiên sanh. Người đầy đủ tri kiến không thể trở lui lại quan điểm lạc khổ không do người khác làm, do tự nhiên sanh. Người đầy đủ tri kiến không thể trở lui lại quan điểm lạc khổ không do tự mình làm và không do người khác làm, do tự nhiên sanh. Vì cớ sao?

Này các Tỷ kheo, đối với người có đầy đủ tri kiến, nhân và các pháp do nhân sanh đã được khéo thấy.

Này các Tỷ kheo, có sáu trường hợp này không thể xảy ra.

(ĐTKVN, Tăng Chi Bộ III, chương 6, phẩm Mát lạnh, phần Tự làm, VNCPHVN ấn hành 1996, tr.256)

 

LỜI BÀN:

Trước vô vàn biến đổi thuận nghịch trong cuộc đời, con người thường truy tìm cái nguyên do, vì đâu mà nên nỗi, rồi vui buồn, than vãn, trách mình và trách người. Khi thắng lợi thì vui sướng, tự hào rằng sự thành công này là nhờ mình; khi thất bại thì buồn bực bởi mất mát, thua thiệt này là do người, hoặc do mình một phần, hoặc do tự nhiên, số phận….

Với Tuệ giác Thế Tôn, người đầy đủ tri kiến thì không có những quan điểm như thế bởi họ đã thấu suốt quy luật Duyên sinh. Mọi sự vận hành, biến đổi của thân, tâm và thế giới đều bị chi phối bởi duyên sinh. Nói cách khác, nhân – duyên – quả với mối tương hệ chằng chịt, trùng trùng là nền tảng hình thành mọi hiện hữu. Do vậy, tất cả những vui buồn, được mất, hơn thua, thành công, thất bại…..trên cuộc đời này đều không chỉ đơn thuần là do mình, do người hay do tự nhiên mà có. Nhận thức được sự thật này là thành tựu chánh tri kiến, có tuệ giácvượt qua mọi khổ đau do nhận thứcquan điểm sai lầm tạo nên.

Thế Tôn từng dạy, những ai đến với giáo pháp của Ngài là để thấy chứ không phải để tin. Chính quan điểm đúng đắn, sự thấy biết chính xác sẽ dẫn đường cho tư duy và hành động đúng đắn, hướng đến Chân Thiện Mỹ. Vì thế, nỗ lực thiền quán để thấy rõ bản chất của các pháp là duyên sinh vô ngã là một trong những nội dung tu tập quan trọng nhất và trong Bát Thánh Đạo thì chánh kiến là cốt tủy, bởi thấy được duyên khởi trong mọi sự sanh thành, hoại diệt chính là thấy Pháp, mà thấy pháp tức thấy Như Lai.

 

KHÔNG PHẢI CỦA TÔI

 

Một thời, Thế Tôn trú ở Sàvatthi, dạy các Tỷ kheo:

Này các Tỷ kheo, cái gì không phải của các ông, hãy từ bỏ nó. Từ bỏ nó sẽ đưa lại hạnh phúc, an lạc cho các ông.

Này các Tỷ kheo, cái gì không phải của các ông? Sắc, thọ, tưởng, hành và thức không phải của các ông, hãy từ bỏ nó. Từ bỏ nó sẽ đưa lại hạnh phúc, an lạc.

Ví như, này các Tỷ kheo, có người gom cành, lá của Jetavana này đem đốt hay tùy duyên sử dụng. Các ông có nghĩ rằng đem đốt hay tùy duyên sử dụng chúng tôi?

Thưa không. Vì sao vậy? Vì những cái ấy không phải của chúng con. Bạch Thế Tôn, những cái ấy không thuộc tự ngã chúng con.

Cũng vậy, này các Tỷ kheo, sắc, thọ, tưởng, hành và thức, không phải của các ông, hãy từ bỏ nó. Từ bỏ nó, các ông sẽ được hạnh phúc, an lạc.

(ĐTKVN, Tương Ưng Bộ III, chương 1, phẩm Không phải của các ông [lược], NXB Tôn Giáo 2000, tr.67)

 

LỜI BÀN:

Tuệ giác về duyên sanh pháp cho thấy vạn sự vạn vật đều tồn tại trong quan hệ hỗ tương, làm điều kiện cho nhau hình thành và hoại diệt. Do đó, không có bất cứ sự vật, hiện tượng nào trên đời là vĩnh hằng, thường trụ, thuần nhấtbất biến cả. Ngay cả đến bản thân con người, sinh mạng chúng ta đang hiện hữu đây cũng không phải của mình đích thực, thì nói chi đến những vật ngoài thân.

Con người là hợp thể của năm uẩn gồm thân thể (sắc), cảm giác (thọ), tri giác (tưởng), tư duy (hành) và nhận thức (thức). Dưới ánh sáng của thiền quán duyên sinh, con ngườimột sinh thể do năm uẩn này hòa hợp mà thành. Đã là hòa hợp tất không có ngã tính hay linh hồn bất tử nơi con người. Vậy, tôi hay của tôi chỉ là sự chấp thủ do vô minhtham ái sâu dày che lấp. Chính sự chấp thủ về tôi và của tôi là cơ sở, cội nguồn của mọi khổ đau.

Nhìn sâu hơn, mỗi thành phần của hợp thể năm uẩn cũng do nhiều nhân duyên khác tạo nên. Đơn cử như thân thể (sắc) phát triển nhờ thức ăn từ bên ngoài, cảm giác (thọ) được tào ra khi hội đủ duyên tiếp xúc giữa các giác quan (căn) và đối tượng giác quan (trần). Quán chiếu sâu sắc vào chính bản thân mình, chúng ta sẽ thấy được sự thật của “cái tôi” là duyên sinh, vô ngã.

Vì thế Đức Phật dạy chúng ta hãy từ bỏ năm uẩn. Từ bỏ ở đây chính là không chấp thủ, càng buông xả thì con người càng được thảnh thơi, an vui và hạnh phúc. Vì nghiệp lựcvô minh che lấp, con người luôn chấp thủ “cái tôi” và tin tưởng vào sự nắm giữ và làm giàu có “cái của tôi”, xem như đó là nên tảng của hạnh phúc. Nhưng sự thật không phải như vậy, càng nắm giữ thì con người càng khổ đau.

Do vậy, tuệ giác thiền quán vô ngã là liệu pháp duy nhất để hướng đến hạnh phúc, an vui đích thực.

 

TU TẬP TÁNH KHÔNG

 

Một thời, Thế Tôn trú ở Bàrànasi, tại Isipatana. Rồi cư sĩ Dhammadina với năm trăm cư sĩ đi đến đảnh lễ và bạch Thế Tôn:

Bạch Thế Tôn, hãy giảng dạy cho chúng con, hãy giáo giới cho chúng con. Nhờ vậy, chúng con được hạnh phúc, an lạc lâu dài.

Này Dhammadina, các ông cần phải học tập như sau: Các kinh điển nào do Như Lai thuyết giảng thâm sâu, siêu thế, liên hệ đến nghĩa không, cần phải thường được tìm đến và an trú (học hỏi). Như vậy, này Dhammadina, các ông cần phải học tập.

(ĐTKVN, Tương Ưng Bộ V, chương 11, phẩm Với trí tuệ, phần Dhammadina [trích], NXB Tôn Giáo 2002, tr.591)

 

LỜI BÀN:

Không phải đợi đến thời kỳ Phật giáo phát triển (Đại Thừa) mà ngay trong thời Thế Tôn, Ngài đã khai thị về lý Không (Sùnyatà). Pháp thoại này đã cho thấy vấn đề cốt tủy nhất, tình túy nhất của Đại thừatánh Không đã được Thế Tôn truyền trao, khuyến tấn tu tập không những cho hàng xuất gia mà ngay cả những Phật tử tại gia.

Có thể nói, học thuyết tánh Không thể hiện bàng bạc trong Bát Nhã, Trung quán luận v v… là hoa trái của lời dạy “Các ông cần phải học tập như sau: Các kinh điển nào do Như Lai thuyết giảng thâm sâu, siêu thế, liên hệ đến nghĩa Không, cần phải thường được tìm đến và an trú (học hỏi)”. Và như thế, chúng ta không lạ gì khi vị Tổ sư học thuyết tánh Không của Đại Thừa, Bồ tát Long Thọ (Nàgàrjuna) được tôn xưng là đệ nhị Thích Ca.

Mặt khác, giáo lý Vô ngã vốn được triển khai từ rất sớm đồng thời là nền tảng căn bản nhất của phương thức tu tậpnhận thức theo kinh tạng Nikàya lại chính là cơ sở của tánh Không. Từ đây, người học Phật dễ dàng nhận ra sự liên hệ mật thiết, có tính kế thừa trọn vẹn tinh thần Phật giáo Nguyên Thủy trong hệ thống kinh tạng Phật giáo phát triển.

Bát Nhã Tâm Kinh đề cập đến Bồ tát Quán Tự Tại nhờ “chiếu kiến ngũ uẩn giai không” nên vượt thoát mọi khổ ách. Tuệ giác tánh Không là công cụ hữu hiệu nhất để quét sạch mọi tư duy hữu ngã (cội nguồn khổ đau) và xua tan bóng tối phiền não, tham ái, vô minh. Do vậy, muốn Dhammadina cùng năm trăm cư sĩ chứng đạt hạnh phúcan lạc lâu dài, Thế Tôn đã khuyến tấn họ tu tập lý Không.

Thực tập thiền quán vô ngã nhằm trực nhận vô ngã tính (tánh Không) trong thân tâm cùng tất cả vạn pháp là chìa khóa để vượt thoát ngục tù sanh tử khổ đau. Vì vậy nghiên cứu, học hỏithực tập thiền quán để an trú vào tánh Không, thành tựu tuệ giác vô ngãnhiệm vụ trọng tâm của tất cả những người con Phật.

 

NGƯỜI MÙ SỜ VOI

 

Một thời, Thế Tôn trú ở Sàvatthi, tại Jetavana, khu vườn ông Anàthapindika. Lúc bấy giời có một số đông các Sa môn, Bà la môn và các du sĩ ngoại đạo vào thành Sàvatthi để khất thực. Họ có nhiều quan điểm, sở thích và nương tựa vào các quan niệm khác nhau. Do đó, họ luận tranh, đấu tranh, đả thương nhau bằng binh khí miệng lưỡi: Như thế này là pháp. Như thế này không phải là pháp……

Các Tỷ kheo sau khi khất thực ở Sàvatthi, trở về kể lại với Thế Tôn. Ngài dạy:

Này các Tỷ kheo, các du sĩ ngoại đạo là những người mù, không có mắt, không biết pháp và không biết phi pháp….

Này các Tỷ kheo, thuở xưa cũng tại thành Sàvatthi này, có một ông vua đã cho nhóm họp các người mù lại rồi sai người dắt đến một con voi. Sau khi sờ voi, những người sờ được cái đầu nói con voi như cái ghè; những người sờ được cái tai bảo con voi như cái sàng gạo; những người sợ được cái ngà nói con voi như cái lưỡi cày; những người sờ được cái bụng nói con voi như cái trống; những người sờ được cái chân nói con voi như cái cột; những người sờ được cái đuôi bảo con voi như cây chổi…..

Này các Tỷ kheo, các du sĩ ngoại đạo là những người mù, không có mắt, không biết pháp và phi pháp. Do đó, họ mới luận tranh, đấu tranh…..

(ĐTKVN, Tiểu bổ I, kinh Phật Tự Thuyết, chương 6, phẩm Sanh ra đã mù, NXB TP.HCM 1999, tr.238)

 

LỜI BÀN:

Một con ngườithông thái đến mấy cũng khó mà nhận thức hết mọi sự vật và hiện tượng của thế giới. Nhất là ngày nay khi sự chuyên môn hóa được phát huy đến cao độ thì càng khó khăn cho một người có được kiến thức bách khoa. Do đó, phải hết sức dè dặt và khiêm tốn với kiến thức giới hạn của chính mình.

Bảo vệ một quan điểm triết học hay một niềm tin tôn giáo là điều nên làm nhưng cực đoan cho quan điểmniềm tin của mình là vô địch là điều nên tránh. Vì rằng sự thấy biết của con người rất giới hạn, chỉ thấy biết đơn tuyến mà không lĩnh hội được toàn thể. Cũng như những người mù kia, thấy biết về con voi của họ không sai nhưng chỉ đúng mỗi một phần.

Đối với sự nghiệp tu học, cảm nhận về sự chứng ngộ, thể nhập chân lý cũng có khá nhiều sự phê phán, luận chiến về tư tưởng, đường lối, pháp môn và mức độ chứng đắc….. khiến cho không ít người hậu học hoang mang. Thiết nghĩ, khi chưa đạt đến toàn giác như Đức Phật thì người tu cũng nên thận trọng và khiêm hạ khi đánh giá về pháp môn và sở đắc của người khác. Bởi lẽ, đa phần chúng ta cũng đều là người mù trong biển giác bao la.

 

VÔ MINHCẤU UẾ LỚN NHẤT

 

Một thời, Thế Tôn ở Vesàli, tại Mahavàna, dạy các Tỷ kheo:

Này các Tỷ kheo, có tám cấu uế này. Thế nào là tám?

Này các Tỷ kheo, không đọc tụngcấu uế của Thánh điển; không thức dậy sớm là cấu uế của nhà; biếng nháccấu uế của dung sắc; phóng dậtcấu uế của phòng hộ; ác hạnhcấu uế của đàn bà; xan thamcấu uế của bố thí; các ác phápcấu uế của đời này và đời sau. Nhưng này các Tỷ kheo, còn có cấu uế lớn hơn các cấu uế, vô minhcấu uế lớn nhất.

(ĐTKVN, Tăng Chi Bộ III, chương 8, phẩm Lớn, phần Các cấu uế [lược], VNCPHVN ấn hành 1996, tr.553)

 

LỜI BÀN:

Cấu uế tức là các phiền não nói chung là nhân tố chính làm trở ngại sự thăng hoa tâm trong lộ trình tu tập. Tâm của chúng sanh ta có vô vàn cấu uế, mỗi loại có một ảnh hưởng đến một khía cạnh khác nhau trong quá trình thanh lọc tâm. Chung quy cấu uếdơ bẩn, làm trở ngại, chướng ngại thanh tịnh cần phải chuyển hóa, loại trừ.

Không tìm hiểu, nghiên tầm để nhận thức đúng đắn về giáo pháp là một chướng ngại. Giáo pháp giải thoát của Thế Tôn thật quý giá nhưng sự tôn kính giáo pháp phải được thể hiện nơi học tập, tìm ra con đườngthân chứng. Vì thế, Thánh điển sẽ không phát huy tác dụng, thậm chí bị mai một dần nếu chúng ta thỉnh về để… thờ.

Các phương diện khác của đời sống cũng vậy, từ nhà cửa cho đến thân thể sẽ bị biếng nhác, giải đãi làm cho cấu uế. Sự buông thả, phóng túng sẽ trở ngại việc phòng hộ, giữ gìn; sáu căn không loạn động khi tiếp xúc với trần cảnh. Tâm ích kỷ, ganh tỵ cùng với những hành động xấu ác sẽ làm hoen ố nhân cách con người. Sự xan tham sẽ làm chùn tâm bố thí, những ý niệm tốt đẹp về san sẻ dễ dàng bị lòng tham che lấp, ngăn ngại. Và những điều xấu ác đang xảy ra trong hiện tại chắc chắn sẽ làm cấu bẩn sự tốt đẹp, tươi sáng ở tương lai.

Tuy nhiên, cấu uế lớn nhất và chi phối mạnh mẽ nhất đới với mọi lãnh vực hoạt động của con người đó là vô minh. Chính sự si ám, không sáng suốt, thiếu tuệ giác là cội nguồn của tham ái, chấp thủcấu uế. Mọi khổ đau của chúng sanh đều bắt nguồn từ vô minh. Vì thế, đoạn trừ vô minh để khai mở tuệ giáctrọng tâm của tu tập. Do vậy, chúng ta không lạ khi phương châm tu học của hàng Phật tử luôn là “Duy Tuệ Thị Nghiệp”.

 

BỌT NƯỚC

 

Một thời, Thế Tôn ở Ayujjàya, trên bờ sông Hằng. Ở đấy, Thế Tôn gọi các Tỷ kheo:

Ví như, này các Tỷ kheo, sông Hằng này chảy mang theo đống bọt nước lớn. Cón người có mắt nhìn đống bọt nước ấy, chuyên chú, như lý quán sát. Do nhìn chuyên chú, như lý quán sát nó, đống bọt nước ấy hiện rõ ra là trống không, hiện rõ ra là rỗng không, hiện rõ ra là không có lõi cứng. Này các Tỷ kheo, làm sao có lõi cứng trong đống bọt nước được?

Cũng vậy, này các Tỷ kheo, phàm có sắc, thọ, tưởng, hành và thức gì thuộc quá khứ, vị lai, hiện tại, hoặc nội hay ngoại, hoặc thô hay tế, hoặc liệt hay thắng, hoặc xa hay gần; vị Tỷ kheo thấy sắc (thọ, tưởng, hành và thức) chuyên chú, như lý quán sát về sắc (thọ, tưởng, hành và thức). Do vị Tỷ kheo nhìn chuyên chú, như lý quán sát sắc (thọ, tưởng, hành và thức), sắc (thọ, tưởng, hành và thức) ấy hiện rõ ra là trống không, hiện rõ ra là rỗng không, hiện rõ ra là không có lõi cứng. Làm sao, này các Tỷ kheo, lại có lõi cứng trong sắc (thọ, tưởng, hành và thức) được?

Thấy vậy, này các Tỷ kheo, vị Đa văn Thánh đệ tử nhàm chán đối với sắc, thọ, tưởng, hành và thức. Do nhàm chán, vị ấy ly tham. Do ly tham, vị ấy giải thoát.

(ĐTKVN, Tương Ưng Bộ III, chương 1, phẩm Hoa, phần Bọt nước, NXB Tôn Giáo 2000, tr.252)

 

LỜI BÀN:

Con ngườithế giới khách quan vốn hiện hữu, vận động theo quy luật thành, trụ, hoại, không song nhận thức về điều ấy lại khác nhau tùy theo nghiệp của mỗi người, ít có ai nhận thức đúng như thật về tự thân và hiện tượng giới. Chính nhận thức chủ quan, nhuốm màu tự ngã là nguyên nhân để phát khởi tham ái, cội nguồn của mọi khổ đau.

Gốc rễ của mọi bất hạnh giáng xuống thân phận con người xuất phát từ nhận thức sai lầm rằng có một cái là tôi, là của tôi, là tự ngã của tôi trong và ngoài tấm thân ngũ uẩn. Thực ra, theo tuệ giác của Thế Tôn thì cái mà chúng sanh luôn lầm chấp là tôi, là của tôi và tự ngã của tôi thực chất là rỗng không, trống không, không có lõi cững. Chính tuệ quán vô ngã về ngũ uẩn đã làm bật tung mọi sự che đậy của vô minh, làm phơi bày mọi ngõ ngách của năm ấm, hiển lộ thực tướng vô ngã.

Nhận thức về vô ngã tướng có thể thực hiện được trong cuộc sống hàng ngày. Bởi tự thân của vạn pháp vốn như thế, do duyên sanh, giả có và không thật. Không có mấy khác biệt giữa cái ta ngũ uẩn và đống bọt nước lờ lững trôi trên dòng sông Hằng. Đống bọt nước ấy tuy có nhưng thực ra chỉ là sự tích tụ của vô số bong bóng nước, sẽ lần lượt vỡ tan dưới ánh sáng mặt trời. Cũng vậy, cái ta ngũ uẩnchúng ta hằng yêu thương, chấp thủ cũng không nằm ngoài cấu trúc bong bóng nước ấy. Chỉ cần chuyên chú, quan sát tinh tế tự thân trong sâu lắng của chánh niệmchúng ta sẽ tỉnh thức về một sự thật giản dị là không có một cái gì thường hằng, bền chắc trong tứ đại, ngũ uẩn. Chúng có đấy nhưng duyên hợp, vô thường, giả có và không thật.

Hàng đệ tử Phật phải luôn chánh niệm, quán chiếu về vô ngã. Nếu duy trì thường trực tuệ quán về vô ngã tính của tự thân và vạn pháp thì sẽ không còn chấp thủ ngũ uẩn, thoát ly được tâm lý tham áichấm dứt mọi khổ đau, thành tựu giải thoát, giác ngộ.

 

CÓ VÀ KHÔNG

 

Một thời, Thế Tôn trú ở Sàvatthi, dạy các Tỷ kheo:

Này các Tỷ kheo, Ta không tranh luận với đời, chỉ có đời tranh luận với Ta. Này các Tỷ kheo, người nói pháp không tranh luận với bất cứ ai ở đời.

Này các Tỷ kheo, cái gì người có trí ở đời chấp nhận là không, Ta cũng nói là không; cái gì người có trí ở đời chấp nhận là có, Ta cũng nói có.

Và này các Tỷ kheo, người có trí ở đời không chấp nhận sắc, thọ, tưởng, hành và thức là thường còn, không chịu sự biến hoại, thời Ta cũng nói là không.

Này các Tỷ kheo, đây là cái gì người có trí ở đời chấp nhận là không, Ta cũng nói là không.

Này các Tỷ kheo, người có trí ở đời chấp nhận sắc, thọ, tưởng, hành và thức là vô thường, chịu sự biến hoại, thời Ta cũng nói là có vậy.

Này các Tỷ kheo, đây là cái gì người có trí ở đời chấp nhận là có, Ta cũng nói là có.

trong đời, này các Tỷ kheo, có thế pháp. Thế pháp ấy Như Lai hoàn toàn chứng ngộ. Sau khi hoàn toàn chứng ngộ, Như Lai tuyên bố, thuyết giảng, trình bày, xác chứng, khai thị.

Sắc thọ tưởng hành và thức, này các Tỷ kheo, là thế pháp. Thế pháp ấy Như Lai hoàn toàn chứng ngộ. Sau khi hoàn toàn chứng ngộ, Như Lai tuyên bố, thuyết giảng, trình bày, xác chứng, khai thị. Và những ai, khi Như Lai tuyên bố, thuyết giảng, trình bày, xác chứng, khai thị như vậy, vẫn không biết, không thấy, với người ấy, Ta xem là phàm phu, mù lòa, không có mắt.

(ĐTKVN, Tương Ưng Bộ III, chương 1, phẩm Hoa, phần Bông hoa [lược], NXB Tôn Giáo 2000, tr.249)

 

LỜI BÀN:

Thế Tôn tuyên thuyết giáo pháp dựa trên nền tảng tuệ giác mà Ngài đã chứng ngộ. Vì thế, giáo pháp không phải là sản phẩm của tư duy, thiên về luận lý như một học thuyếtđơn thuần chỉ là những kinh nghiệm về con đường vượt thoát khổ đau, là trải nghiệm của người đã đi qua và đã chứng đạt.

Vớ tuệ giác giải thoát, vạn pháp đều bị chi phối bởi vô thường, là khổ và hoàn toàn vô ngã. Đó là một sự thật khách quan, là cái thấy biết và chứng tri của bậc Giác ngộ về các pháp. Vì thế, khi tuyên thuyết có và không. Thế Tôn vẫn giữ một lập trường duy nhấtnăm uẩn đều không, vô thườngvô ngã.

Tất nhiên, đối với những ai đã từng chấp nhận có một tự ngã, cái tôi hay linh hồn trường cửu, bất biến thì tuyên bố về sự thật vô ngã của Thế Tôn quả là sấm sét. Nhưng không phải ai cũng có đủ duyên lành để có thể mở to đôi mắt trần thế nhìn thẳng vào sự thật, thấy rõ sự vận hành tương tục không gián đoạntính chất duyên sinh của năm uẩn. Vì thế, ngoài những bậc trí, còn lại đa phần chúng ta tuy có mắt mà như mù.

Có và không chỉ là thế pháp, vì thuận theo thế gian trong sự thật tương đối Thế Tôn có thể nói có và không nhưng cốt tủy của sự chứng tri vẫn là các pháp đều không.

 

TÀM VÀ QUÝ

 

Một thời, Thế Tôn ở Sàvatthi, tại vườn ông Anàthapindika, gọi các Tỷ kheo:

Này các Tỷ kheo, hai pháp này là pháp đen. Thế nào là hai? Không tàm và không quý.

Và này các Tỷ kheo, hai pháp này gọi là pháp trắng. Thế nào là hai? Tàm và Quý.

Hai pháp trắng này, này các Tỷ kheo, che chở cho thế giới. Nếu không có hai pháp trắng này che chở cho thế giới thời không thể chỉ ra được đây là mẹ hay là em hoặc chị của mẹ, đây là vợ của anh hay em, đây là vợ của thầy hay vợ các tôn trưởng. Và thế giới sẽ đi đến hỗn loạn như giữa các loài dê, heo, chó, gà, vịt.

Này các Tỷ kheo, vì có hai pháp trắng này che chở, nên mới có thể chỉ được đây là mẹ hay là em hoặc chị của mẹ, đây là vợ của anh hay em, đây là vợ của thầy hay vợ các vị tôn trưởng.

(ĐTKVN, Tăng Chi Bộ I, chương 2, phẩm Hình phạt, phần Hai loại tội [trích], VNCPHVN ấn hành 1996, tr.100)

 

LỜI BÀN:

Biết hổ thẹn là một nhân tố quan trọng trong việc hoàn thiện nhân cách của con người. Tàm là biết hổ thẹn với chính mình và quý là biết hổ thẹn, sợ hãi với người khác. Nhờ biết hổ thẹn nên chúng ta có thể vượt thắng, làm chủ được bản thân trước những thôi thúc của tham lam, sân hậnsi mê.

Trong mỗi chúng ta đều tồn tại hai thế lực đen và trắng này. Giữa thanh thiên bạch nhật, hầu hết chúng ta đều thể hiện sự ý tứ, sợ người khác chê cười, phê phán, chỉ trích hoặc lên án (quý). Người mà vô cảm trước dư luận, bỏ ngoài tai sự chê cười, mai mỉa của người đời (vô quý) thì xem như… cùn, sống bên lề xã hội hoặc bị tâm thần. Có thể nói, khi có ý thức về mình và xã hội thì sự xấu hổ, biết thẹn với người còn cơ may hiện hữu.

Cái khó là khi đối diện với chính mình, ta có tự vấn lương tâm, xấu hổ và thẹn thùng với điều chỉ mình biết hay không? Lẽ thường ở đời là khi vụ việc chưa để bể ra thì xem như con người ta vô cùng trong sáng, chân chínhthánh thiện. Thậm chí tồn tại khá phổ biến quan niệm những việc làm tội lỗi nhưng qua mặt được phát luật thì xem như không có tội tình gì.

Phải can đảm và trí dũng lắm người ta mới sống với lương tri, nhận ra những sai trái của chính mình để từ bỏ dù chưa ai biết hoặc không hề biết. Đức tính quý báu ấy gọi là tàm, phải tỉnh thức thật nhiều mới nhận rathực hành được điều ấy trong đời sống hàng ngày. Biết xấu hổ với mình trước những tội lỗi là nền tảng đạo đức căn bản của cá nhânxã hội.

Thế Tôn đã khẳng định nếu khônghổ thẹn với chính mình và mọi người thì con người chẳng khác nào cầm thú, thế giới sẽ đi đến hỗn loạn. Do đó, thực tập nội quán, phản tỉnh, nhìn lại mình, tự vấn lương tâm nhằm chặn đứng những điều xấu ác chính là nội dung thiền quán về tuệ học của Phật giáomọi người trong xã hội cần ứng dụng để tự kiện toàn nhân cách.

 

TUỆ GIÁC VÔ NGÃ

 

Một thời, Thế Tôn trú ở Bàranasi, tại Isipitana, chỗ vườn Nai. Rồi du sĩ Vacchagotta đi đến, sau khi đảnh lễ, thưa Thế Tôn:

Thưa Tôn giả Gotama, có tự ngã không?

Thế Tôn im lặng. Sau khi hỏi lại lần thứ hai, Thế Tôn cũng im lặng, du sĩ Vacchagota liền đứng dậy và ra đi.

Rồi tôn giả Ananda, sau khi du sĩ ra đi, hỏi Thế Tôn vì sao không trả lời câu hỏi của du sĩ Vacchagotta.

Này Ananda, nếu Ta trả lời “có tự ngã” như vậy thuộc về chấp thường kiến. Và nếu Ta trả lời “không có tự ngã” như vậy thuộc về chấp đoạn kiến.

Lại nữa, này Ananda, nếu Ta trả lời “có tự ngã”, như vậy, câu trả lời của Ta có phù hợp với trí tuệ “Tất cả các pháp là vô ngã”? Và nếu Ta trả lời “không có tự ngã”, như vậy, lại làm cho du sĩ Vacchagotta càng ngơ ngác, bối rối hơn nữa: “Trước đây ta có tự ngã, nay không có tự ngã nữa”.

(ĐTKVN, Tương Ưng Bộ IV, chương 10, phần Ananda [lược], NXB Tôn Giáo 2001, tr.619)

 

LỜI BÀN:

Không phải ngẫu nhiên mà sau khi thành đạo, Thế Tôn đã không vội vàng thuyết pháp, bởi chúng sanh nghiệp chướng sâu dày, thật khó lãnh hội được tuệ giác duyên khởivô ngã. Và cho đến về sau, không phải với bất cứ ai, Ngài cũng triển khai về điều này, trừ những trường hợp đủ duyên lành, có thể lãnh hội được. Vì thế, Ngài đã im lặng trước câu hỏi của du sĩ Vacchagotta và cũng không ít người khác đương thời.

Tự ngã, linh hồn hay cái tôi trường cửu bất diệttín điều ăn sâu vào cốt tủy của những ai tin tưởng vào thần linh sáng tạo. Trong vòng luẩn quẩn của tư duy thì chỉ có hai phạm trù cơ bản là có và không, thật nan giải để nói Không – vô ngã đối với vấn đề tự ngã.

Nếu nói có ngã lập tức rời vào chấp thường, nói không có ngã tức rơi vào chấp đoạn, mà chấp thường hay đoạn cũng đều là tà kiến. Mặt khác, nói có ngã thì trái với sự thấy biết vô ngã của Phật, nói không có ngã thì làm cho người nghe hoang mang, mất chỗ bám víu; tốt nhất là im lặng.

Các thiền sư đời sau ứng cơ khai thị mà không ít người ngộ nhận cho là cuồng thiền, tà đạo thực chất thì cũng học theo Phật, bởi im lặng không nói như Phật hay “nói nhảm” hoặc đánh cho một gậy thì cũng giống nhau. Vô ngãtuệ giác, là chứng ngộ sự thật chứ không phải để hiểu, nhận thức. Vì thế, nếu triển khai về lý thuyết vô ngã đại để như “giả có, duyên sanh, không thực thể….” cũng chỉ là “ngón tay chỉ mặt trăng”.

Do vậy mà Phật im lặng thuyết pháp, bài pháp vô ngôn này lại hay tuyệt cùng trong trường hợp này. Không phải có, chẳng phải không, vậy tự ngã là gì? Cứ tư duy về điều ấy đi, là cái gì thì mỗi người tự cảm nhận lấy, biết đâu sẽ bùng vỡ ra một cái gì đó vượt ngoài có không của tư duy hữu ngã.


 
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 7311)
“Thừa Tự”, theo quan niệm phong kiến xưa, có nghĩa là thọ hưởng của “hương hỏa” với trách nhiệm nối dõi việc thờ cúng Tổ tiên.
(Xem: 4492)
Nhà nghiên cứu phật học K.SCHMIDT1 đã có lần nêu lên những điểm tương đồng giữa tri thức luận của Kant và của Phật học,
(Xem: 4540)
Theo đức Phật, vũ trụ không có khởi nguyên, không có tận cùng và khoảng không vũ trụ vốn vô tận, gồm vô số thế giới như cát sông Hằng (Gangânadivâlukopama).
(Xem: 7276)
Phàm tất cả vạn pháp, vạn hữu trong vũ trụ được sanh ra và có mặt trên thế gian này đều có nguyên nhân, nguyên do đầu mối của nó.
(Xem: 2941)
Chữ khám phá ở đây rất chính xác. Không có sự truyền giáo của đạo Phật đến người Tây phương. Và, tuy người Âu châu khám phá đạo Phật rất trễ, nhưng đó là sự khám phá vô cùng lý thú.
(Xem: 12174)
“Nói Thiền tông Việt Nam là nói Phật giáo Việt Nam. Và những bậc cao Tăng làm sáng cho Phật giáo, làm lợi ích cho dân tộc từ thế kỷ thứ 6 mãi đến nay đều là các Thiền sư.”
(Xem: 3974)
“Nguyên nhân hình thành Phật giáo Đại Thừa” là một đề tài có phạm trù không rộng lắm, nên ít có người khảo sát và nguồn tư liệu về nó cũng rất hạn chế.
(Xem: 3785)
Những gợi ý dưới đây có thể giúp chúng ta lĩnh hội được ý nghĩa thâm sâu, khó hiểu của kinh một cách hiệu quả, đồng thời giữ gìn sự trung thực với nội dung của ý kinh.
(Xem: 4172)
Giải thoát nghĩa là cởi mở những dây ràng buộc mình vào một hoàn cảnh đau khổ nghịch ý.
(Xem: 3660)
Trong hệ thống kinh tạng Đại thừa, Pháp Hoa là một trong những bộ kinh quan trọng và phổ biến nhất.
(Xem: 5016)
Niết-bàn (Nirvana, Nibbana) là khái niệm của Phật giáo, một tôn giáo không công nhận và không thừa nhậnThượng Đế, có thần, có linh hồn trường cửu.
(Xem: 6634)
Bài này sẽ khảo sát một số khái niệm về các hiện tướng của tâm, dựa theo lời dạy của Đức Phật và chư Tổ sư
(Xem: 3976)
Tôi ngồi đây lắng nghe quý thầy cô tụng bài kinh Bát Nhã thật hay. Ví như ngài Huyền Trang ngày xưa tuyển dịch nhiều bài Tâm kinh như thế này để ...
(Xem: 4090)
Như Lai ngài đã du hành Đạo lộ tối thắng vượt trên các ca tụng Nhưng với tâm tôn kínhhoan hỷ Tôi sẽ ca tụng Đấng vượt trên ca tụng.
(Xem: 5308)
Quy nghĩa là “quay về, trở về” hay “hồi chuyển (tâm ý)”. Y là “nương tựa”. Quy Y cũng có nghĩa là “Kính vâng” hay “Phục tùng”. Tam là chỉ ba ngôi Phật, Pháp, Tăng.
(Xem: 3772)
Đức Phật Thích Ca Mâu Ni vốn là Thái tử “dưới một người, trên vạn người”, thế nhưng Ngài đã lìa xa tất cả
(Xem: 4509)
Từ xưa đến nay, hàng xuất gia (Sa-môn, Bà-la-môn) tu hành không trực tiếp lao động sản xuất để tạo ra của cải vật chất nên đời sống phụ thuộc vào sự bố thí, cung cấp, cúng dường của hàng tín đồ tại gia.
(Xem: 3531)
Sống chếtvấn đề lớn nhất của đời người. Trong đạo Phật, chữ sanh tử (sống chết) là một từ được nhắc đến thuộc loại nhiều nhất
(Xem: 3912)
Kinh Kim Cang Bát Nhã được ngài Cưu Ma La Thập (344-413) dịch từ tiếng Phạn sang Hán văn, và được thái tử Chiêu Minh (499-529) chia bố cục ra 32 chương.
(Xem: 4377)
Đức Phật xuất hiện trên thế gian như mặt trời phá tan màn đêm u tối. Giáo pháp của Ngài đã mang lại những giá trị phổ quát cho...
(Xem: 5377)
Khái niệm Niết-Bàn không phải là sản phẩm bắt nguồn từ Phật Giáo, mà nó đã xuất hiện từ thời cổ đại Ấn Độ khoảng hơn 4,000 năm trước Tây Lịch.
(Xem: 3832)
Quán Thế Âm tiếng Sanskrit là Avalokitésvara. Thuật ngữ Avalokitésvara vốn bắt nguồn từ hai chữ Avalokita và isvara
(Xem: 3917)
Trong khi thế giới đang có nhiều biến động phức tạp, chiến tranh, khủng bố, thù hận diễn ra khắp nơi, mâu thuẩn chính trị, kinh tế, và văn hóa luôn là vấn đề nan giải.
(Xem: 3850)
Trong cõi đời, chúng ta phải chịu đựng những sự đau đớn, khổ não nơi thân và tâm, nhưng tâm bệnh có thể được chữa khỏi bằng Phật pháp.
(Xem: 4798)
Thiên Trúc (天竺) là tên mà người Trung Quốc thường gọi cho Ấn Độ cổ đại. Nó cũng được dịch “Trung tâm của cõi trời”, (nghĩa là trung tâm tinh thần);
(Xem: 4494)
Thông thường hai chữ tu hành đi đôi với nhau; sử dụng quá quen nên hiểu một cách chung chung, đã giảm tầm mức quan trọng mà tự thân nó mang một ý nghĩa sâu sắc.
(Xem: 4232)
Đã hơn 2500 năm kể từ khi Đức Phật Thích Ca đã nhập Niết Bàn. Hiện tại chúng ta sống trong thời đại gọi là “Mạt Pháp”, trong đó ta không thể nào thấy Đức Phật thực sự được nữa.
(Xem: 3810)
Pháp thân của chư Phật, là muốn nhấn mạnh đến loại pháp thân không còn ẩn tàng trong thân ngũ uẩn như pháp thân của chúng sinh.
(Xem: 4611)
Giáo lý Tam thân (trikāya), như đã được tất cả các tông phái Phật giáo Đại thừaTrung QuốcNhật Bản chấp nhận hiện nay
(Xem: 4170)
Ngày xưa chúng đệ tử của Đức Phật có nhiều hạng người khác nhau. Tùy theo căn cơ của mỗi người, Đức Phật áp dụng phương pháp giáo hóa khác nhau.
(Xem: 6076)
Ngày nay, chúng ta thấy hầu hết các ảnh, tượng của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đều được tạo hình có tóc, điều này khiến
(Xem: 4581)
“Chiếc đồng hồ của tôi không đánh số 1 đến 12 mà chỉ có ‘now’, ‘now’, ‘now’ để nhắc nhở rằng ta đang sống”,
(Xem: 4927)
Trong tác phẩm Jataka, truyện số 238 đã đề cập về chuyện một chữ (ekapadaṃ) nhưng có nhiều nghĩa (anekatthapadassitaṃ).
(Xem: 4139)
Về tiểu sửcông nghiệp của Huyền Trang (602-664) chúng ta đã có phần viết riêng trong phần phụ lục của sách Kinh Phật
(Xem: 4791)
Đã sanh làm kiếp con người, có ai mà không khổ? Cái khổ nó theo mình từ nhỏ đến khi khôn lớn, và sẽ khổ hoài cho tới...
(Xem: 5638)
Khi Bồ-tát Long Thọ nói “bất sanh bất diệt” thì hẳn nhiên trước đó phải có cái gì đó có sanh và diệt.
(Xem: 3599)
Trong nghĩa đơn giản nhất, tu Hạnh Bồ Tát là những người ra sức hoằng pháp và không muốn Chánh pháp bị đoạn đứt, bất kể người này có thọ giới Bồ Tát hay không.
(Xem: 4011)
Bài viết này sẽ khảo sát về Vô Tướng Tam Muội, một pháp môn ít được chú ý hiện nay.
(Xem: 4572)
Cứ mỗi lần chúng ta chứng kiến người thân qua đời là mỗi lần chúng ta đau xót, buồn rầu, vì từ nay chúng ta vĩnh viễn sẽ không bao giờ được nhìn thấy người thân yêu đó trên cõi đời này nữa.
(Xem: 5256)
Như các phần trước đã nói, chân tâm không sinh diệt và vọng tâm sinh diệt luôn tồn tại nơi mỗi con người chúng ta.
(Xem: 3123)
Thiền học là một môn học nhằm mục đích đào luyện trí tuệ để được giác ngộgiải thoát sanh tử mong đạt đến niết bàn tịch tịnh
(Xem: 4729)
Khi đức Phật đản sinh, trên trời có chín rồng phun hai dòng nước ấm mát tắm rửa cho Ngài
(Xem: 4516)
Mỗi độ tháng Tư về, trong tâm thức của những người con Phật đều hiển hiện hình ảnh huy hoàng Phật đản sinh bước đi trên bảy đóa sen
(Xem: 4262)
Phật giáo Đại thừa có cách nhìn nhận mới về đức Phật và lời dạy của ngài.
(Xem: 4718)
Đức Phật Thích Ca là một đức Phật lịch sử xuất hiện giữa thế gian để dẫn dắt chúng sinh thoát khỏi khổ đau, đạt đến an lạc giải thoát.
(Xem: 4476)
Con người được sanh ra từ đâu là một nghi vấn vô cùng nan giải cho tất cả mọi giới và mãi cho đến thế kỷ 21 này vấn đề con người vẫn còn phức tạp chưa được ai minh chứng cụ thể.
(Xem: 4581)
Kinh Pháp Cú dành riêng hẳn một phẩm gọi là “Phẩm Tỳ kheo” để đề cập tới các người xuất gia.
(Xem: 7193)
Cuộc sống biến đổi không ngừng, mỗi một thời gian, mỗi một thế hệ có cách sống và nghĩ suy ứng xử có khác nhau.
(Xem: 5177)
Trước hết, thời gian vật lý là khách quan và tồn tại bên ngoài tâm trí con người và là một phần của thế giới tự nhiên, thứ hai, thời gian tâm lý chủ quan và có sự tồn tại phụ thuộc vào ý thức.
(Xem: 4979)
Hôm nay nhân ngày đầu năm, tôi có vài điều nhắc nhở tất cả Tăng Ni, Phật tử nghe hiểu ráng ứng dụng tu để xứng đáng với sở nguyện của mình.
(Xem: 4567)
Huyễn: Có nhiều nghĩa như tạm bợ, hư dối, phù du, huyễn hoặc, ảo ảnh, thay đổi luôn luôn, có đó rồi mất đó, biến dịch hoài trong từng sát-na.
(Xem: 5587)
Ngạ quỷ nghe kinh là một trong những đề tài khá quen thuộc trong kinh Phật. Người phàm thì không ai thấy loài ngạ quỷ, trừ một vài trường hợp đặc biệt.
(Xem: 5243)
Từ thế kỷ trước, người ta đã tìm được rải rác các thủ cảo (manuscripts) kinh Phật cổ xưa nhất viết bằng văn tự Kharosthi chôn ở các di tích Phật giáo ở Gandhāra, Bắc Afghanistan.
(Xem: 4140)
Thư Viện Quốc Hội Mỹ đã công bố một văn bản quí hiếm từ 2.000 năm trước của Phật Giáo và văn bản cổ này đã giúp cho chúng ta ...
(Xem: 5985)
Giới, Định và Tuệ là ba môn tu học quan trọng trong Phật giáo. Ta thường hay nói “Nhân Giới sanh Định, nhân Định phát Tuệ”.
(Xem: 4699)
Trước hết xin giới thiệu sơ lược những nét chính của hai bộ kinh Đại thừa lớn ở Ấn Độ mà chúng đã trở nên đặc biệt quan trọng trong Phật Giáo Đông Á.
(Xem: 4853)
Từ khi Đức Như Lai Thế Tôn thị hiện cho đến hiện tại là 2019, theo dòng thời gian tính đếm của thế nhân thì cũng đã gần 2600 năm.
(Xem: 5458)
Tôn giả Tịch Thiên (Shantideva) là con của vua Surastra, sinh vào khoảng thế kỷ thứ VII ở Sri Nagara thuộc miền Nam nước Ấn.
(Xem: 5597)
Theo nghĩa đen của khái niệm, độc nhất là chỉ có một, mang nghĩa duy nhất. Trong kinh tạng Nikāya, khái niệm con đường độc nhất (ekāyana magga) là
(Xem: 5790)
Này các Tỳ-kheo, ta cho phép học tập lời dạy của Đức Phật bằng tiếng địa phương của chính bản thân (sakāya niruttiyā)
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant