Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới
Bài Mới Nhất

I. Bậc Sadi (Sāmaṇera)

12 Tháng Mười Hai 201200:00(Xem: 7509)
I. Bậc Sadi (Sāmaṇera)

NỀN TẢNG PHẬT GIÁO

Soạn giả: Tỳ-khưu Hộ Pháp

Quyển III:
Hành Giới

PHẦN II: GIỚI CỦA BẬC XUẤT GIA


Bậc xuất gia là người từ bỏ nhà đi xuất gia trong Phật giáo trở thành vị Sadi, vị Sadi ni, vị Sikkhamānā, vị Tỳ khưu, vị Tỳ khưu ni, đều là những bậc có đời sống không nhà (anāgāriya) hằng ngày nuôi mạng bằng cách đi khất thực, duy trì sinh mạng để hành phạm hạnh cao thượng, đồng thời cho chúng sinh có cơ hội tốt để tạo phước thiện bố thí, gieo duyên lành, giống tốt nơi phước điền chư Đại đức Tăng:

Anuttaraṃ puññakkhettaṃ lokassa” .

(Chư Thánh Tăng, chư phàm Tăng, bậc Thanh Văn đệ tử của Đức Thế Tônphước điền cao thượng của chúng sinh không đâu sánh được).

Theo truyền thống của Phật giáo Nguyên Thủy Theravāda trong thời điểm này, bậc xuất gia chỉ còn có bậc Sadi và bậc Tỳ khưu mà thôi, còn Sadi ni, SikkhāmānāTỳ khưu ni đã mất hẳn trong khoảng thời gian 500 năm sau khi Đức Phật tịch diệt Niết Bàn (căn cứ theo tài liệu kết tập Tam TạngChú giải, Phụ chú giải lần thứ 6 tại động Kaba Aye, gần thủ đô Yangon xứ Myanmar).

Như vậy, hiện nay có 2 bậc xuất gia là bậc Sadi và bậc Tỳ khưu trong Phật giáo Nguyên Thủy Theravāda.

I- Bậc Sadi (Sāmaṇera)

Bậc Sadi là thuộc về dòng dõi đệ tử các Samôn nói chung và cũng là đệ tử của vị Đại đức Thầy tế độ nói riêng, kế thừa truyền thống dòng dõi của Samôn, để giữ gìnduy trì giáo pháp của Đức Phật.

Giới Của Bậc Sadi

Bậc Sadi có 10 giới cơ bản:

1- Pāṇātipātā veramaṇisikkhāpadaṃ samādiyāmi.

Con xin thọ trì điều giới, có tác ý tránh xa sự sát sinh.

2- Adinnādānā veramaṇisikkhāpadaṃ samādiyāmi.

Con xin thọ trì điều giới, có tác ý tránh xa sự trộm cắp.

3- Abrahmacariyā veramaṇisikkhāpadaṃ samādiyāmi.

Con xin thọ trì điều giới, có tác ý tránh xa sự hành dâm.

4- Musāvādā veramaṇisikkhāpadaṃ samādiyāmi.

Con xin thọ trì điều giới, có tác ý tránh xa sự nói dối.

5- Surāmerayamajjappamādaṭṭhānā veramaṇisikkhāpadaṃ samādiyāmi.

Con xin thọ trì điều giới, có tác ý tránh xa uống rượu và các chất say là nhân sinh sự dể duôi.

6- Vikālabhojanā veramaṇisikkhāpadaṃ samādiyāmi.

Con xin thọ trì điều giới, có tác ý tránh xa sự dùng vật thực phi thời (quá 12 giờ trưa).

7- Nacca gīta vādita visūkadassanā veramaṇisikkhāpadaṃ samādiyāmi.

Con xin thọ trì điều giới, có tác ý tránh xa sự nhảy múa, ca hát, thổi kèn, đánh đàn, xem nhảy múa, nghe ca hát, là pháp nghịch với giới-định-tuệ.

8- Mālāgandha vilepana dhāraṇa maṇḍana vibhūsanaṭṭhānā veramaṇisikkhāpadaṃ samādiyāmi.

Con xin thọ trì điều giới, có tác ý tránh xa sự đeo tràng hoa, làm đẹp bằng phấn son, xức nước hoa là nhân sinh tham ái.

9- Uccāsayana mahāsayanā veramaṇisikkhāpadaṃ samādiyāmi.

Con xin thọ trì điều giới, có tác ý tránh xa chỗ nằm, ngồi nơi quá cao và xinh đẹp.

10- Jātarūpa rajata paṭiggahanā veramaṇisikkhāpadaṃ samādiyāmi.

Con xin thọ trì điều giới, có tác ý tránh xa thọ nhận vàng bạc, châu báu.

10 Pháp Hư Phạm Hạnh Sadi

Nếu Sadi phạm 1 trong 10 pháp này, thì bị hư hoại phẩm hạnh Sadi.

1- Tác ý sát hại chúng sinh dù nhỏ dù lớn.

2- Tác ý trộm cắp của cải của người khác.

3- Tác ý hành dâm với người hoặc các con vật.

4- Tác ý nói dối, nói không đúng sự thậṭ

5- Tác ý uống rượu và các chất say.

6- Tác ý nói xấu, chê trách Đức Phật.

7- Tác ý nói xấu, chê trách Pháp Bảo.

8- Tác ý nói xấu, chê trách chư Tăng.

9- Tác ý tà kiến thấy sai, hiểu lầm.

10- Tác ý hãm hại phạm hạnh Tỳ khưu ni

Nếu Sadi phạm 1 trong 10 pháp này, thì bị hư hoại phẩm hạnh Sadi (không còn là Sadi nữa).

10 Pháp Hành Phạt

Nếu bậc Sadi phạm phải 1 trong 10 pháp này, thì phải bị hình phạt:

1- Độ (dùng) vật thực phi thời (quá 12 giờ trưa).

2- Xem nhảy múa, nghe ca hát, thổi kèn, đánh đàn (làm chướng ngại cho việc hành phạm hạnh cao thượng).

3- Trang điểm thoa vật thơm, dồi phấn son, đeo tràng hoa (làm cho phát sinh phiền não).

4- Nằm, ngồi chỗ quá cao và xinh đẹp.

5- Thọ nhận vàng bạc (tiền, bạc).

6- Cố gắng làm mất lợi lộc đến các Tỳ khưu.

7- Cố gắng làm mất lợi ích đến các Tỳ khưu.

8- Cố gắng làm mất chỗ ở của các Tỳ khưu.

9- Mắng nhiếc, hăm dọa các Tỳ khưu.

10- Nói lời đâm thọc, chia rẽ các Tỳ khưu.

Nếu Sadi phạm 1 trong 10 pháp này, thì phải bị hành phạt.

75 Điều Giới Hành

1- 10 điều nhóm Parimaṇḍala.

2- 10 điều nhóm Ujjagghika.

3- 10 điều nhóm Khambhakata.

4- 10 điều nhóm Sakkacca.

5- 10 điều nhóm Kabaḷa.

6- 10 điều nhóm Surusuru.

7- 15 điều nhóm Pāduka.

10 điều nhóm Parimaṇḍala: Vòng quanh trước sau đều đặn

1- Nên hành rằng: “Ta nên mặc y nội vòng quanh trước sau đều đặn” (phần trên che kín lỗ rún, phần dưới phủ đầu gối 8 lóng tay).

2- Nên hành rằng: “Ta nên mặc y vai trái vòng quanh trước sau đều đặn” (phần trên trùm kín cổ hoặc chừa vai phải, phần dưới phủ đầu gối 4 lóng tay).

3- Nên hành rằng: “Ta nên trùm y kín thân mình, khi đi vào trong xóm làng”.

4- Nên hành rằng: “Ta nên trùm y kín thân mình, khi ngồi trong nhà”.

5- Nên hành rằng: “Ta nên thu thúc tay chân đàng hoàng, khi đi vào trong xóm làng”.

6- Nên hành rằng: “Ta nên thu thúc tay chân đàng hoàng, khi ngồi trong nhà”.

7- Nên hành rằng: “Ta đi vào trong xóm làng, mắt nên nhìn xuống”.

8- Nên hành rằng: “Ta ngồi trong nhà, mắt nên nhìn xuống”.

9- Nên hành rằng: “Ta không nên dỡ y, khi đi vào trong xóm làng”.

10- Nên hành rằng: “Ta không nên dỡ y, khi ngồi trong nhà”.

10 điều Ujjagghika: Cười lớn

11- Nên hành rằng: “Ta không nên cười lớn tiếng, khi đi vào trong xóm làng”.

12- Nên hành rằng: “Ta không nên cười lớn tíếng, khi ngồi trong nhà”.

13- Nên hành rằng: “Ta nên nói nhỏ nhẹ, khi đi vào trong xóm làng”.

14- Nên hành rằng: “Ta nên nói nhỏ nhẹ, khi ngồi trong nhà”.

15- Nên hành rằng: “Ta đi vào trong xóm làng, thân không nên lắc lư” (đi nghiêm chỉnh).

16- Nên hành rằng: “Ta ngồi trong nhà, thân không nên lắc lư” (ngồi nghiêm chỉnh).

17- Nên hành rằng: “Ta đi vào trong xóm làng, tay không nên chuyển động, đánh đàng xa” (đi nghiêm chỉnh).

18- Nên hành rằng: “Ta ngồi trong nhà, tay không nên chuyển động” (ngồi nghiêm chỉnh).

19- Nên hành rằng: “Ta đi vào trong xóm làng, đầu không nên lắc lư” (đi nghiêm chỉnh).

20- Nên hành rằng: “Ta ngồi trong nhà, đầu không nên lắc lư” (ngồi nghiêm chỉnh).

10 điều nhóm Khambhaka: Tay chống nạnh

21- Nên hành rằng: “Ta đi vào trong xóm làng, tay không nên chống nạnh”.

22- Nên hành rằng: “Ta ngồi trong nhà, tay không nên chống nạnh”.

23- Nên hành rằng: “Ta đi vào trong xóm làng, không nên trùm đầu”.

24- Nên hành rằng: “Ta ngồi trong nhà, không nên trùm đầu”.

25- Nên hành rằng: “Ta đi vào trong xóm làng, không nên đi nhón gót”.

26- Nên hành rằng: “Ta ngồi trong nhà, tay không nên choàng khoanh vòng 2 đầu gối”.

27- Nên hành rằng: “Ta nên thọ nhận vật thực một cách cung kính”.

28- Nên hành rằng: “Ta chỉ nhìn trong bát, khi thọ nhận vật thực”.

29- Nên hành rằng: “Ta nên thọ nhận vật thực canh vừa với cơm”.

30- Nên hành rằng: “Ta nên thọ nhận vật thực chỉ vừa miệng bát”.

10 điều nhóm Sakkacca: Đàng hoàng

31- Nên hành rằng: “Ta nên thọ thực một cách đàng hoàng”.

32- Nên hành rằng: “Ta chỉ nhìn trong bát khi thọ thực”.

33- Nên hành rằng: “Ta nên thọ thực từ trên xuống dưới”.

34- Nên hành rằng: “Ta nên thọ thực canh vừa với cơm”.

35- Nên hành rằng: “Ta không nên thọ thực từ đỉnh giữa bát”.

36- Nên hành rằng: “Ta không nên che đậy canh, đồ ăn bằng cơm, vì tham muốn nhiều”.

37- Nên hành rằng: “Không bị bệnh, ta không nên xin cơm, canh để dành cho ta dùng”.

38- Nên hành rằng: “Ta không nên nhìn bát người khác với ý chê trách”.

39- Nên hành rằng: “Ta không nên dùng miếng cơm quá lớn”.

40- Nên hành rằng: “Ta nên vắt miếng cơm tròn”.

10 điều nhóm Kabaḷa: Miếng cơm

41- Nên hành rằng: “Khi miếng cơm chưa đến miệng, ta không nên há miệng”.

42- Nên hành rằng: “Khi đang dùng vật thực, ta không nên bỏ trọn các ngón tay vào miệng”.

43- Nên hành rằng: “Ta không nên nói chuyện, lúc vật thực còn trong miệng”.

44- Nên hành rằng: “Ta không nên ném vật thực vào trong miệng”.

45- Nên hành rằng: “Ta không nên cắn vắt cơm từng miếng”.

46- Nên hành rằng: “Ta dùng vật thực, không nên độn cơm bên má như con khỉ”.

47- Nên hành rằng: “Ta dùng vật thực, không nên búng rảy ngón tay”.

48- Nên hành rằng: “Ta dùng vật thực, không nên để rơi rải rác”.

49- Nên hành rằng: “Ta dùng vật thực, không nên lè lưỡi ra khỏi miệng”.

50- Nên hành rằng: “Ta dùng vật thực không nên có tiếng chắp miệng”.

10 điều nhóm Surusuru: Tiếng rột rột

51- Nên hành rằng: “Ta dùng vật thực, không nên có tiếng rột rột”.

52- Nên hành rằng: “Ta dùng vật thực, không nên liếm ngón tay”.

53- Nên hành rằng: “Ta dùng vật thực, không nên vét, nạo bình bát”.

54- Nên hành rằng: “Ta dùng vật thực, không nên liếm môi”.

55- Nên hành rằng: “Ta không nên thọ nhận ly nước, bằng tay dính vật thực”.

56- Nên hành rằng: “Ta không nên đổ nước rửa bát có hạt cơm, khi ở trong xóm làng”.

57- Nên hành rằng: “Ta không nên thuyết pháp cho người không bệnh cầm dù trong tay”.

58- Nên hành rằng: “Ta không nên thuyết pháp cho người không bệnh cầm gậy trong tay”.

59- Nên hành rằng: “Ta không nên thuyết pháp cho người không bệnh cầm dao trong tay”.

60- Nên hành rằng: “Ta không nên thuyết pháp cho người không bệnh cầm khí giới trong tay”.

15 điều nhóm Pāduka: Mang guốc

61- Nên hành rằng: “Ta không nên thuyết pháp cho người không bệnh mang guốc”.

62- Nên hành rằng: “Ta không nên thuyết pháp cho người không bệnh mang giày da”.

63- Nên hành rằng: “Ta không nên thuyết pháp cho người không bệnh ngồi trên xe”.

64- Nên hành rằng: “Ta không nên thuyết pháp cho người không bệnh ngồi hay nằm trên giường”.

65- Nên hành rằng: “Ta không nên thuyết pháp cho người không bệnh ngồi khoanh tay choàng 2 đầu gối”.

66- Nên hành rằng: “Ta không nên thuyết pháp cho người không bệnh đầu quấn (bịt) khăn”.

67- Nên hành rằng: “Ta không nên thuyết pháp cho người không bệnh đầu trùm khăn”.

68- Nên hành rằng: “Ta ngồi dưới nền đất, không nên thuyết pháp cho người không bệnh ngồi trên chiếu, nệm”.

69- Nên hành rằng: “Ta ngồi chỗ thấp, không nên thuyết pháp cho người không bệnh ngồi chỗ cao”.

70- Nên hành rằng: “Ta đứng, không nên thuyết pháp cho người không bệnh ngồi”.

71- Nên hành rằng: “Ta đang đi đằng sau, không nên thuyết pháp cho người đi đằng trước”.

72- Nên hành rằng: “Ta đang đi bên lề đường, không nên thuyết pháp đến người đi giữa đường”.

73- Nên hành rằng: “Ta không có bệnh, không nên đứng tiểu tiện, đại tiện”.

74- Nên hành rằng: “Ta không có bệnh, không nên tiểu tiện, đại tiện hoặc khạc nhổ nước miếng trên cỏ cây xanh”.

75- Nên hành rằng: “Ta không có bệnh, không nên tiểu tiện, đại tiện hoặc khạc nhổ nước miếng trong nước”.

Đó là 75 điều giới hành, mà Sadi và Tỳ khưu phải nên thực hành theo.

14 Pháp Hành Của Sadi và Tỳ Khưu

Trong Tạng Luật, bộ Cūḷavagga:

Cuddasa khandhakavattāni nāma khandhake vattāni, kathaṃ? Āgantukavattaṃ, āvasikavattaṃ, gamikavattaṃ, anumodanāvattaṃ, bhattaggavattaṃ, piṇḍacārikavattaṃ, āraññakavattaṃ, senāsanavattaṃ, jhantāgharavattaṃ, vaccakuṭivattaṃ, upajjhāyavattaṃ, siddhivihārikavattaṃ, ācariyavattaṃ, antevāsikavattaṇcā’ ti.

Iminā cuddasa khandhakavattāni, etāni ca sabbesaṃ sabbadā ca yathārahaṃ caritabbāni”.

Đức Thế Tôn truyền dạy 14 pháp hành trong Tạng Luật, bộ Cūḷavagga, phần Vattakhandhaka rằng:

14 pháp hành như thế nào?

1- Pháp hành của Sadi, Tỳ khưu khách.

2- Pháp hành của Sadi, Tỳ khưu chủ.

3- Pháp hành của Sadi, Tỳ khưu sắp đi xa.

4- Pháp hành của Sadi, Tỳ khưu thuyết pháp làm cho thí chủ hoan hỷ.

5- Pháp hành của Sadi, Tỳ khưu ở trai đường.

6- Pháp hành của Sadi, Tỳ khưu đi khất thực.

7- Pháp hành của Sadi, Tỳ khưu sống ở trong rừng.

8- Pháp hành của Sadi, Tỳ khưu nơi chỗ ở.

9- Pháp hành của Sadi, Tỳ khưu trong nhà tắm hơi nóng.

10- Pháp hành của Sadi, Tỳ khưu nơi phòng vệ sinh.

11- Pháp hành của Sadi, Tỳ khưu đối với Thầy tế độ.

12- Pháp hành của Thầy tế độ đối với đệ tử.

13- Pháp hành của Sadi, Tỳ khưu đối với Thầy dạy.

14- Pháp hành của Thầy dạy đối với đệ tử.

Đó là 14 pháp hànhĐức Phật đã truyền dạy tất cả Sadi, Tỳ khưu nên luôn luôn thực hành nghiêm chỉnh tùy theo mỗi trường hợp.

Giải Thích:

1- Āgantukavatta: Pháp hành của Sadi, Tỳ khưu khách.

Khi đến một ngôi chùa, Sadi, Tỳ khưu khách có phận sự phải hành như sau:

* Khi vào đến cổng chùa, nếu mang dép, phải cởi dép, xếp dù, trên đầu trùm y phải dỡ xuống, xả y, mặc chừa vai phải nghiêm chỉnh, xung quanh trước sau đều đặn xong, mới bước vào địa phận chùa.

* Khi vào chùa, rửa chân, lau chùi sạch sẽ, trước tiên nên đến trình vị Tỳ khưu trụ trì chùa, nếu vị trụ trì cao hạ hơn mình, vị Tỳ khưu khách phải đảnh lễ vị trụ trì và vấn an sức khỏe, nếu Tỳ khưu chủ chùa thấp hạ hơn mình, thì không đảnh lễ, chỉ cần vấn an sức khỏe.

- Hỏi nhà tắm, nhà vệ sinh (chỗ đại tiện, tiểu tiện) chỗ ở nghỉ ngơi, để bát ở chỗ thấp có vật mềm lót dưới bát, đồ đạc cần dùng, dây phơi y,…

- Hỏi để biết xóm làng đi khất thực,…

2- Āvāsikavatta: Pháp hành của Sadi, Tỳ khưu chủ chùa.

Khi có Tỳ khưu, Sadi khách đến chùa, Sadi, Tỳ khưu chủ chùa có phận sự phải hành như sau:

Trường hợp Tỳ khưu chủ chùa tuổi hạ nhỏ hơn vị Tỳ khưu khách:

- Khi Tỳ khưu chủ nhìn thấy vị Tỳ khưu khách đến liền ra đón rước tử tế, nhận y bát đồ dùng,… dâng nước rửa mặt, rửa chân, khăn lau mặt, lau chân, dâng dầu thoa chân,… xong, thỉnh mời vào phòng khách ngồi chỗ cao quý, vị Sadi, Tỳ khưu chủ đảnh lễ vị Tỳ khưu khách và vấn an sức khỏe.

- Dâng nước uống, hoặc gọi học trò dâng nước uống, thuốc trị bệnh cho vị Tỳ khưu.

- Thỉnh vị Tỳ khưu đến chỉ nhà tắm, phòng vệ sinh.

Sắp đặt phòng nghỉ ngơi, vật thực, thuốc trị bệnh, đồ dùng cần thiết dâng cho vị Tỳ khưu một cách cung kính.

Trường hợp Tỳ khưu chủ chùa tuổi hạ lớn hơn vị Tỳ khưu khách:

- Khi Tỳ khưu chủ nhìn thấy vị Tỳ khưu khách đến, thì đón rước tử tế, chỉ nước rửa mặt, rửa chân, khăn lau mặt, lau chân, cho dầu thoa chân,… xong, mời vào phòng khách, vị Sadi, Tỳ khưu khách đảnh lễ vị Tỳ khưu chủ chùa và vấn an sức khỏe.

- Tỳ khưu chủ chỉ dẫn chỗ nhà tắm, phòng vệ sinh, phòng nghỉ ngơi, vật thực, thuốc trị bệnh, những đồ dùng cần thiết như giường, chiếu, mùng, gối,...

- Nếu vị Sadi, Tỳ khưu khách ở lâu ngày, Tỳ khưu chủ phải chỉ dẫn xóm làng đi khất thực, trình bày nội quy trong chùa, phong tục tập quán điạ phương,…

3- Gāmikavatta: Pháp hành của Sadi, Tỳ khưu đi xa.

Khi có ý định sắp đi xa, Sadi, Tỳ khưu có phận sự phải hành như sau:

- Những đồ đạc của chư Tăng mà mình dùng như chiếu, mùng, mền, gối và đồ dùng,…, phải giặt, rửa sạch phơi khô cất giữ cẩn thận.

- Phải đóng cửa sổ, cửa ra vào cẩn thận chỗ ở riêng của mình, rồi giao lại cho một Tỳ khưu, hoặc Sadi khác.

- Đến bạch cho vị Tỳ khưu trụ trì cùng bạn đồng phạm hạnh biết rõ sẽ đi đến nơi nào. Nếu có phận sự trong chùa thì phải bàn giao cho vị Tỳ khưu khác thay thế,…

4- Anumodanāvatta: Pháp hành của Sadi, Tỳ khưu thuyết pháp làm cho thí chủ hoan hỷ.

Những thí chủ làm phước thiện bố thí,… trong chùa hoặc ngoài chùa (nhà thí chủ), đến chư Tỳ khưu, Sadi xong, Tỳ khưu, Sadi nên thuyết pháp, hoặc nói đạo, để làm cho thí chủ phát sinh tâm hoan hỷ đến phước thiện mà họ đã làm.

Sadi, Tỳ khưu có phận sự phải hành như sau:

- Việc thuyết pháp là phận sự của vị Đại Trưởng Lão cao hạ nhất, nếu Ngài không muốn thuyết pháp, nhường lại cho vị Tỳ khưu nhỏ hạ nào thì do Ngài chỉ định.

- Tỳ khưu, Sadi chưa được phép của Đại Trưởng Lão, không được phép tự tiện thuyết pháp.

- Nếu thí chủđức tin trong sạch nơi vị Tỳ khưu, hoặc Sadi nào thuyết pháp, người thí chủ bạch xin phép với vị Đại Trưởng Lão. Khi được phép của vị Đại Trưởng Lão thì vị Sadi, Tỳ khưu đó mới được thuyết pháp.

- Khi vị Pháp sư thuyết pháp, nên có ít nhất 2-3 vị Tỳ khưu cùng ở lại với vị Đại đức Pháp sư…

5- Bhattaggavatta: Pháp hành của Sadi, Tỳ khưu nơi trai đường.

Trong trai đường (nhà ăn), Sadi, Tỳ khưu có phận sự phải hành như sau:

- Sadi, Tỳ khưu mặc y chỉnh tề đúng theo sekhiyasikkhā-pada dạy về điều giới mặc y.

- Khi vào trai đường, vị Đại Trưởng Lão cao hạ nhất đi trước, vị Tỳ khưu nhỏ hạ tuần tự theo sau cho đến Sadi cuối cùng, đi một cách nghiêm chỉnh.

- Thọ thực nghiêm chỉnh đúng theo sekhiyasikkhāpada dạy về điều giới thọ thực.

- Khi thọ thực xong, vị Đại Trưởng Lão cao hạ nhất ra trước, vị Tỳ khưu nhỏ hạ tuần tự ra sau cho đến Sadi cuối cùng, đi một cách nghiêm chỉnh về chỗ ở của mình,…

6- Piṇḍacārikavatta: Pháp hành của Sadi, Tỳ khưu đi khất thực.

Khi đi khất thực, Sadi, Tỳ khưu có phận sự phải hành như sau:

- Trước khi đi khất thực, Tỳ khưu, Sadi phải dọn dẹp đồ đạc trong cốc gọn gàng, mặc y nộiy vai trái nghiêm chỉnh đúng theo sekhiyasikkhāpada dạy về điều giới đi khất thực.

- Khi đang đi khất thực, Tỳ khưu, Sadi không nên đi nhanh quá hoặc chậm quá. Khi đứng trước mỗi nhà Tỳ khưu, Sadi không nên đứng lâu nếu khôngthí chủ thỉnh mời.

- Khi thí chủ để vật thực vào bát, Tỳ khưu, Sadi phải thu thúc lục căn, mắt nhìn xuống bát, cung kính thọ nhận vật thực, không nên nhìn mặt thí chủ, khi nhận xong, từ từ đậy nắp bát, quay người bước đi nhà khác.

- Khi trở về chùa trước, phải sắp đặt chỗ ngồi sẵn, chuẩn bị nước rửa chân, khăn lau chân, nước uống đầy đủ,… để Tỳ khưu, Sadi về sau có dùng.

7- Āraññikavatta: Pháp hành của Sadi, Tỳ khưu sống ở trong rừng.

Trong rừng là nơi có người xấu thường chạy đến trốn tránh, ẩn náu. Cho nên Sadi, Tỳ khưu ở chùa, cốc trong rừng, có phận sự phải hành như sau:

- Phải lo nước dùng, nước uống để sẵn, khi có người xấu đang khát chạy đến, thì có nước uống, nước dùng để cho họ uống, họ sẽ không gây tai hại, nguy hiểm đến tính mạng của Tỳ khưu, Sadi.

- Phải chuẩn bị sẵn dụng cụ đá đánh lửa, hoặc hộp quẹt, khi cần lửa để nấu nước sôi, hoặc đốt sưởi thân mình khi bệnh hoạn ốm đau.

- Phải có cây gậy để đi đường.

- Phải biết xem sao để nhận biết phương hướng, mà không lạc đường và có thể hướng dẫn người khác đi không lạc đường,...

8- Senāsanavatta: Pháp hành của Sadi, Tỳ khưu nơi chỗ ở.

Chỗ ở trong chùa, Sadi, Tỳ khưu có phận sự phải hành như sau:

Hằng ngày, Sadi, Tỳ khưu cần phải quét dọn, lau chùi bên trong chỗ ở của mình, các đồ dùng giường, chiếu, gối, y,… luôn luôn giữ gìn sạch sẽ gọn gàng, và bên ngoài quét dọn cho sạch sẽ, có chỗ đổ rác, không để có mùi hôi hám.

- Quét dọn lau chùi sạch sẽ chánh điện, giảng đường, trai đường (nhà ăn), nhà bếp, nhà tắm, nhà vệ sinh (chỗ đại tiện, tiểu tiện).

- Sadi, Tỳ khưu phải có phận sự quét dọn lau chùi sạch sẽ chỗ ở của vị Đại Trưởng Lão.

- Nước dùng, nước uống luôn luôn đầy đủ.

- Nếu Sadi ở chung với vị Tỳ khưu, thì nên xin phép vị Tỳ khưu trước khi quét dọn lau chùi, hoặc muốn học thuộc lòng bài kinh, v.v…

9- Jantāgharavatta: Pháp hành của Sadi, Tỳ khưu trong nhà tắm hơi nóng.

Khi thời tiết có không khí lạnh, nếu Tỳ khưu, Sadi bị cảm lạnh, phải vào nhà kín đốt củi sưởi ấm để trị bệnh cảm lạnh, thì Sadi, Tỳ khưu có phận sự phải hành như sau:

- Sadi, Tỳ khưu vào nhà tắm hơi nóng trước, thấy tro nhiều, nên hốt tro đổ ra ngoài, quét dọn lau chùi sạch sẽ xong, mới đốt lửa.

- Nhiều Sadi, Tỳ khưu có thể vào nhà tắm hơi nóng cùng một lần, nhưng không nên ngồi gần chen lấn vị Tỳ khưu cao hạ và cũng không nên bắt nạt Sadi, Tỳ khưu nhỏ hạ.

- Khi tắm hơi nóng xong, cần phải dập tắt lửa, hốt tro đổ ra ngoài, quét dọn sạch sẽ, đóng cửa sổ, cửa ra vào,…

10- Vaccakuṭivatta: Pháp hành của Sadi, Tỳ khưu nơi nhà vệ sinh.

Nhà vệ sinh là chỗ đại tiện, tiểu tiện, Sadi, Tỳ khưu có phận sự phải hành như sau:

- Trước khi vào nhà vệ sinh, phải lên tiếng, hay gõ cửa xem có người trong phòng vệ sinh hay không.

- Sadi, Tỳ khưu, vị nào đến trước, thì được vào trước, không theo tuần tự cao hạ, thấp hạ.

- Phải cởi y vai trái vắt bên ngoài, trước khi vào phòng vệ sinh, cài chốt cửa lại cẩn thận; khi đại tiện, tiểu tiện không nên rặn lên tiếng; đại tiện, tiểu tiện xong, cần phải dội nước rửa cho sạch sẽ, trước khi ra,…

- Phòng vệ sinh, luôn luôn có nước đầy đủ và sạch sẽ.

11- Upajjhāyavatta: Pháp hành của Sadi, Tỳ khưu đối với Thầy tế độ.

Sau khi thọ Sadi, và trước khi làm lễ thọ Tỳ khưu, giới tử đều đọc xin vị Đại đức rằng:

“Upajhāyo me Bhante hohi”.

(Kính bạch Đại đức, xin Ngài làm Thầy tế độ của con)

Đối với bậc xuất gia trong Phật giáo, vị Đại đức Thầy tế độđịa vị một người cha, và người đệ tửđịa vị một người con. Cho nên Sadi, Tỳ khưu có phận sự phải hành như sau:

- Buổi sáng sớm sau khi thức dậy, Sadi, Tỳ khưu phải đến hầu Thầy tế độ, đem nước rửa mặt, khăn lau, trải chỗ ngồi, dâng cháo đến Thầy tế độ, khi Ngài thọ thực xong, dâng nước uống, tăm xỉa răng,… phục vụ hộ độ những gì cần thiết.

Xếp đặt gọn gàng chỗ nằm, quét dọn sạch sẽ căn phòng, có y dơ đem đi giặt.

- Đến giờ Thầy tế độ đi khất thực, đem y bát dâng cho Thầy, nếu Thầy tế độ muốn đệ tử theo sau, đệ tử mặc y nghiêm chỉnh, mang bát đi theo sau,

- Khi khất thực trở về, đệ tử nên trở về trước, chuẩn bị nước rửa chân, khăn lau chân, sắp đặt chỗ ngồi sẵn. Khi Thầy tế độ về đến chùa, đệ tử ra đón nhận bát, đem nước rửa chân, lau chân, đem y sạch dâng cho Thầy thay, lấy y dơ đem đi giặt.

- Khi Thầy tế độ thọ thực xong, dâng nước uống, tăm xỉa răng, đem bát rửa sạch, phơi nắng một lát, đem cất bát ở chỗ thấp, có vật mềm lót dưới bát.

- Khi Thầy tế độ muốn tắm nước lạnh, đệ tử lo nước lạnh cho thầy tắm, hoặc muốn tắm nước ấm, đệ tử nấu nước ấm cho thầy tắm.

- Khi Thầy tế độ muốn đi vào nhà tắm hơi nóng, đệ tử vào trước đốt lửa, đem ghế đặt sẵn, thỉnh Thầy vào ngồi, khi Thầy ra khỏi nhà tắm hơi, lấy khăn lau mình Thầy sạch sẽ, dâng y sạch Thầy thay, lấy y dơ đem đi giặt.

- Khi Thầy tế độ bị bệnh, người đệ tử có phận sự hộ độ, nuôi Thầy cho đến khi khỏi hẳn bệnh. Người đệ tử luôn luôn cung kính Thầy tế độ như người con đối với cha.

- Khi Thầy tế độ phát sinh tâm dể duôi, đệ tử tìm cách thỉnh Đại Trưởng Lão đến thuyết pháp, để cho Thầy tế độ phát sinh đức tin tiếp tục thực hành phạm hạnh cao thượng.

- Khi Thầy tế độ phạm giới nặng, đệ tử tìm cách thỉnh xin chư Tỳ khưu Tăng cho Thầy thọ parivāsa, mānatta, abbhāna để cho giới của Thầy trở nên trong sạch,…

12- Siddhivihārikavatta: Pháp hành của Thầy tế độ đối với đệ tử.

Trong Phật giáo, vị Thầy tế độ xem người đệ tử của mình như người con kế thừa truyền thống, giữ gìn duy trì giáo pháp của Đức Phật. Do đó, vị Thầy tế độ có phận sự tế độ người đệ tử như sau:

Tận tâm lo dạy pháp học: Tipiṭaka, Aṭṭhakathā, Ṭīkā,…pháp hành: Giới, Định, Tuệ

- Có tâm từ bi cung cấp 4 thứ vật dụng: Y phục, vật thực, chỗ ở, thuốc trị bệnh….

- Khi đệ tử bị bệnh, vị Thầy tế độtâm từ bi lo săn sóc nuôi dưỡng chữa bệnh cho đệ tử. Buổi sáng, đem nước rửa mặt, cháo, thuốc trị bệnh cho đệ tử; khi đệ tử muốn tắm nước ấm, Thầy tế độ nấu nước ấm đem cho đệ tử tắm, đem y sạch cho thay, Thầy tế độ đem y dơ đi giặt,… cho đến khi đệ tử khỏi hẳn bệnh; hoặc nhờ người khác hộ độ đệ tử. Thầy tế độtâm từ bi như người cha đối với đứa con một của mình.

- Khi đệ tử phát sinh tâm dể duôi, muốn hoàn tục, Thầy tế độ tìm cách thuyết pháp khuyên dạy để cho đệ tử phát sinh đức tin, tiếp tục thực hành phạm hạnh cao thượng.

- Khi đệ tử phạm giới nặng, Thầy tế độ thỉnh chư Tỳ khưu Tăng cho đệ tử thọ parivāsa, mānatta, abbhāna để cho giới của đệ tử trở nên trong sạch,…

13- Ācariyavatta: Pháp hành của Sadi, Tỳ khưu đối với Thầy dạy.

Sadi, Tỳ khưu (dưới 5 hạ) khi đến nơi học viện khác, đều đọc xin vị Đại đức rằng:

“Ācariyo me Bhante hohi, āyasmato nissāya vacchāmi” (3 lần)

(Kính bạch Đại đức, xin Ngài làm Thầy của con, con xin nương nhờ nơi Ngài). (3 lần) 

Ācariya có 4 hạng:

Pabbajjācariya: Vị Thầy truyền Tam quy khi thọ Sadi.

Upasampadācariya: Vị Thầy tụng Ñatticatutthakamma-vācā, khi hành Tăng sự trong lễ thọ Tỳ khưu.

Dhammācariya: Vị Thầy dạy giáo pháp của Đức Phật.

Nissayācariya: Vị Thầy cho đệ tử nương nhờ.

Sadi, Tỳ khưu có phận sự phải hành đối với các vị Thầy dạy cũng như Thầy tế độ.

14- Antevāsikavatta: Pháp hành của vị Thầy dạy đối với học trò.

Khi vị Thầy chấp nhận lời thỉnh cầu của học trò xong, vị Thầy phải có phận sự, trách nhiệm đối với học trò.

Antevāsika có 4 hạng:

Pabbajjantevāsika: Học trò thọ Tam quy để trở thành Sadi.

Upasampadantevāsika: Học trò trong lễ thọ Tỳ khưu.

Dhammantevāsika: Học trò theo học giáo pháp của Đức Phật.

Nissayantevāsika: Học trò đến nương nhờ nơi vị Thầy.

Vị Đại đức Thầy đối với học trò, cũng như Thầy tế độ đối với đệ tử của mình.

Đó là 14 pháp hànhĐức Phật đã truyền dạy tất cả Sadi, Tỳ khưu nên luôn luôn thực hành nghiêm chỉnh tùy theo từng lúc, từng thời.

Nếu Sadi, Tỳ khưu không thực hành nghiêm chỉnh và đầy đủ, thì Sadi phải bị phạm pháp hành phạt, còn Tỳ khưu phạm giới, giới không trong sạch.

Trên đây chỉ tóm lược 14 pháp hành của Sadi, Tỳ khưu. Vị nào muốn học hỏi nghiên cứu rộng thì xem trong Tạng Luật, bộ Cūḷavagga, phần Vattakkhandhaka.

Trong phần Vattakkhandhaka, đoạn chót có những bài kệ như sau:

“Vattaṃ aparipūrento, 

na sīlaṃ paripūrati.

Asuddhasīlo duppañño, 

cittekaggaṃ na vindati.

 Vikkhittacittonekaggo,

sammā dhammaṃ na passati.

Apassamāno saddhammaṃ, 

dukkhā na parimuccati.

Yaṃ vattaṃ paripūrento, 

sīlampi paripūrati.

Visuddhisīlo sappañño,

cittekaggampi vindati.

Avikkhittacitto ekaggo, 

sammā dhammaṃ vipassati.

Sampassamāno saddhammaṃ, 

dukhā so parimuccati.

Tasmā hi vattaṃ pūreyya,

jinaputto vicakkhaṇo.

Ovādaṃ Buddhaseṭṭhassa, 

tato nibbānamehitī’ti”([1])

Ý nghĩa:

Tỳ khưu hoặc Sadi, trong giáo pháp Đức Phật,

Pháp hành không đầy đủ, là giới không đầy đủ,

Người giới không thanh tịnh, không trí tuệ sáng suốt,

Thì không được định tâm, không chứng đắc thiền định.

Phóng tâm không an tịnh, không chứng đắc chánh pháp,

Không Đạo - Quả - Niết Bàn, không giải thoát khổ được.

Tỳ khưu hoặc Sadi, trong giáo pháp Đức Phật,

Đầy đủ các pháp hành, giới hạnh cũng đầy đủ,

Là người giới thanh tịnh, có trí tuệ sáng suốt,

Định tâm trụ vững chắc, chứng đắc bậc thiền định.

Không phóng tâm an tịnh, chứng đắc được chánh pháp,

Đạo-Quả và Niết Bàn, giải thoát khổ hoàn toàn.

Vì vậy người Phật tử, bậc trí tuệ sáng suốt.

Nên thực hành nghiêm chỉnh, các pháp hành đầy đủ,

Đúng theo lời giáo huấn, của Đức Phật cao thượng,

Do nghiêm chỉnh thực hành, sẽ chứng ngộ Niết Bàn.

Pháp Suy Xét 4 Thứ Vật Dụng

(y phục, vật thực, chỗ ở, thuốc trị bệnh)

Mỗi khi thọ nhận thứ vật dụng nào, Tỳ khưu, Sadi phải nên có trí tuệ sáng suốt suy xét thứ vật dụng ấy. Nếu suy xét bằng tiếng Pāḷi, thì cần phải hiểu rõ nghĩa từng chữ, từng câu Pāḷi, hoặc suy xét bằng tiếng Việt cũng được. Điều quan trọng của sự suy xét 4 thứ vật dụng là để hiểu rõ sự lợi ích của chúng, cốt để diệt tham ái, diệt phiền não phát sinh do nương nhờ 4 thứ vật dụng ấy.

Pháp suy xét 4 thứ vật dụngtứ đại đáng nhờm khi thọ nhận (dhātupaṭikūlapaccavekkhaṇa)

Khi thọ nhận thứ vật dụng nào, Tỳ khưu, Sadi nên có trí tuệ sáng suốt suy xét thứ vật dụng ấy chỉ là tứ đại (dhātu) mà thôi; và ngay cả người thọ nhận 4 thứ vật dụng cũng chỉ là thực tánh pháp: Danh pháp sắc pháp, ngũ uẩn, 12 xứ, 18 giới,...pháp vô ngã (không phải chúng sinh không phải ta). Thật ra, 4 thứ vật dụng không phải là vật đáng nhờm, nhưng khi tiếp xúc với sắc thân uế trược này rồi, liền trở thành vật vô cùng đáng nhờm.

Trí tuệ sáng suốt suy xét khi thọ nhận 4 thứ vật dụng như sau:

1- Suy xét về y phục:

Khi Tỳ khưu, Sadi thọ nhận y phục, nên có trí tuệ sáng suốt suy xét thấy rõ rằng: “Y phục này chỉ là tứ đại, diễn biến theo tứ đại của chính nó mà thôi; và người thọ nhận y phục này cũng chỉ là thực tánh pháp, phi chúng sinh, phi bản mệnh vĩnh cửu, là pháp vô ngã (không phải ta)”.

Và những y phục này không phải vật đáng nhờm, nhưng khi tiếp xúc với sắc thân uế trược này rồi, liền trở nên vật vô cùng đáng nhờm.

2- Suy xét về vật thực:

Khi Tỳ khưu, Sadi thọ nhận vật thực, nên có trí tuệ sáng suốt suy xét thấy rõ rằng: “Vật thực này chỉ là tứ đại, diễn biến theo tứ đại của chính nó mà thôi; và người thọ nhận vật thực này cũng chỉ là thực tánh pháp, phi chúng sinh, phi bản mệnh vĩnh cửu, là pháp vô ngã (không phải ta)”.

Và những vật thực này không phải vật đáng nhờm, nhưng khi tiếp xúc với sắc thân uế trược này rồi, liền trở nên vật vô cùng đáng nhờm.

3- Suy xét về chỗ ở:

Khi Tỳ khưu, Sadi thọ nhận chỗ ở, nên có trí tuệ sáng suốt suy xét thấy rõ rằng: “Chỗ ở này chỉ là tứ đại, diễn biến theo tứ đại của chính nó mà thôi; và người sử dụng chỗ ở này cũng chỉ là thực tánh pháp, phi chúng sinh, phi bản mệnh vĩnh cửu, là pháp vô ngã (không phải ta)”.

Và những chỗ ở này không phải vật đáng nhờm, nhưng khi tiếp xúc với sắc thân uế trược này rồi, liền trở nên vật vô cùng đáng nhờm.

4- Suy xét về thuốc trị bệnh:

Khi Tỳ khưu, Sadi thọ nhận thuốc trị bệnh bảo vệ sinh mạng, nên có trí tuệ sáng suốt suy xét thấy rõ rằng: “Thuốc trị bệnh bảo vệ sinh mạng này chỉ là tứ đại, diễn biến theo tứ đại của chính nó mà thôi; và người sử dụng thuốc trị bệnh này cũng chỉ là thực tánh pháp, phi chúng sinh, phi bản mệnh vĩnh cửu, là pháp vô ngã (không phải ta)”.

Và những thuốc trị bệnh này không phải vật đáng nhờm, nhưng khi tiếp xúc với sắc thân uế trược này rồi, liền trở nên vật vô cùng đáng nhờm.

Pháp suy xét 4 thứ vật dụng khi đang dùng

Tỳ khưu, Sadi có trí tuệ sáng suốt suy xét khi đang thọ dụng, mỗi thứ vật dụngý nghĩa như sau:

1- Suy xét về y phục:

Tỳ khưu, Sadi nên có trí tuệ sáng suốt suy xét đúng theo sự thật rằng: “Tôi đã suy xét bằng trí tuệ rồi mới mặc y phục, chỉ để ngăn ngừa sự lạnh, ngăn ngừa sự nóng, ngăn ngừa sự tiếp xúc ruồi, muỗi, gió, nắng, rắn rít,... Và cũng chỉ để che kín phần đáng hổ thẹn trong thân thể mà thôi”.

2- Suy xét về vật thực:

Tỳ khưu, Sadi nên có trí tuệ sáng suốt suy xét đúng theo sự thật rằng: “Tôi đã suy xét bằng trí tuệ rồi mới dùng vật thực không phải để vui chơi như trẻ con, cũng không phải để tăng cường sức mạnh như người lực sĩ, cũng không phải để làm đẹp thân như đàn bà, cũng không phải để bồi dưỡng thân thể cho xinh đẹp như kỹ nữ. Sự thật, tôi dùng vật thực để nuôi dưỡng duy trì sắc thân, để làm giảm đi sự khổ thân, chỉ để thực hành phạm hạnh cao thượng mà thôi. Do nhờ sự thọ thực này, tôi có thể làm giảm được sự đang đói khổ và sẽ làm cho sự khổ mới không phát sinh.

Sự thọ thực như vậy không có lỗi, điều hòa được tứ đại, tứ oai nghi, sự sống an lạc sẽ phát sinh lên đối với tôi”.

3- Suy xét về chỗ ở:

Tỳ khưu, Sadi nên có trí tuệ sáng suốt suy xét đúng theo sự thật rằng: “Tôi đã suy xét bằng trí tuệ rồi mới sử dụng chỗ ở chỉ để ngăn ngừa sự lạnh, ngăn ngừa sự nóng, ngăn ngừa sự tiếp xúc ruồi, muỗi, gió, nắng, rắn rít,... Và cũng chỉ để tránh sự tai hại do thời tiết, được an lạc nơi thanh vắng, để hành phạm hạnh cao thượng”.

4- Suy xét về thuốc trị bệnh:

Tỳ khưu, Sadi nên có trí tuệ sáng suốt suy xét đúng theo sự thật rằng: “Tôi đã suy xét bằng trí tuệ rồi mới dùng thuốc trị bệnh để bảo vệ sinh mạng, để điều trị khổ bệnh đã và đang phát sinh, để không khổ do bệnh ấy nữa”.

Pháp suy xét 4 thứ vật dụng đã dùng trong ngày

Tỳ khưu, Sadi đã dùng 4 thứ vật dụng trong ngày mà chưa suy xét, thì nên suy xét lại; nếu không suy xét cho đến lúc rạng đông (aruṇa), trước khi mặt trời mọc, thì vị Tỳ khưu, Sadi ấy thọ dụng 4 thứ vật dụng ấy như người mang nợ. Bởi vậy cho nên, hằng ngày trước lúc rạng đông, Tỳ khưu, Sadi nên có trí tuệ suy xét trở lại 4 thứ vật dụng đã dùng trong ngày một lần nữa như sau:

1- Suy xét về y phục:

Tỳ khưu, Sadi nên có trí tuệ sáng suốt suy xét đúng theo sự thật rằng: “Hôm nay, tôi không suy xét mà đã mặc y phục vào, y phục ấy chỉ để ngăn ngừa sự lạnh, ngăn ngừa sự nóng, ngăn ngừa sự tiếp xúc ruồi, muỗi, gió, nắng, rắn rít,... Và cũng chỉ để che kín phần đáng hổ thẹn trong thân thể mà thôi”.

2- Suy xét về vật thực:

Tỳ khưu, Sadi nên có trí tuệ sáng suốt suy xét đúng theo sự thật rằng: “Hôm nay, tôi không suy xét mà đã dùng vật thực nào, vật thực ấy không phải để vui chơi như trẻ con, cũng không phải để tăng cường sức mạnh như người lực sĩ, cũng không phải để làm đẹp thân như đàn bà, cũng không phải để bồi dưỡng thân thể cho xinh đẹp như kỹ nữ. Sự thật, tôi dùng vật thực để nuôi dưỡng duy trì sắc thân, để làm giảm đi sự khổ thân, chỉ để thực hành phạm hạnh cao thượng mà thôi. Do nhờ sự thọ thực này, tôi có thể làm giảm được sự đang đói khổ và sẽ làm cho sự khổ mới không phát sinh.

Sự thọ thực như vậy không có lỗi, điều hòa được tứ đại, tứ oai nghi, sự sống an lạc sẽ phát sinh lên đối với tôi”.

3- Suy xét về chỗ ở:

Tỳ khưu, Sadi nên có trí tuệ sáng suốt suy xét đúng theo sự thật rằng: “Hôm nay, tôi không suy xét mà đã sử dụng chỗ ở nào, chỗ ở ấy chỉ để ngăn ngừa sự lạnh, ngăn ngừa sự nóng, ngăn ngừa sự tiếp xúc ruồi, muỗi, gió, nắng, rắn rít,... Và cũng chỉ để tránh sự tai hại do thời tiết, được an lạc nơi thanh vắng, để hành phạm hạnh cao thượng”.

4- Suy xét về thuốc trị bệnh:

Tỳ khưu, Sadi nên có trí tuệ sáng suốt suy xét đúng theo sự thật rằng: “Hôm nay, tôi không suy xét mà đã dùng thuốc trị bệnh nào, thuốc trị bệnh ấy chỉ để điều trị khổ bệnh đã và đang phát sinh, để không khổ do bệnh hoạn ấy” .


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 27611)
Tất cả chư Phật đều là đã từng là chúng sinh, nhờ bước theo đường tu nên mới thành đấng giác ngộ; Phật Giáo không công nhận có ai ngay từ đầu đã thoát mọi ô nhiễm...
(Xem: 19665)
Từ bi là một phản ứng của tâm thức khi nó không thể chịu đựng nổi trước những cảnh khổ đau của người khác và phát lộ những ước nguyện mãnh liệt...
(Xem: 15452)
Qua tinh thần kinh Hiền Nhân, chúng ta nhận ra một cái nhìn về đạo đức Phật giáo trong việc ứng xử giữa người với người, là một bài học quý giá...
(Xem: 23088)
Số đông quần chúng cần một thời gian dài mới quen thuộc với ý niệm về tái sinh. Tôi cũng đã trải qua nhiều giai đoạn trong tiến trình đưa đến sự xác tín vào tái sinh.
(Xem: 23360)
Con đường tâm linhchúng ta đang cùng nhau tiến bước có vô số chướng ngại, đầy sỏi đá chông gai, chúng ta cần nắm chắc tay nhau...
(Xem: 17387)
Năm uẩn của chúng ta -- thân thể, cảm giác, nhận thức, thúc đẩy, thức: chúng là đất sét mà chúng ta nhào nặn và tạo hình qua sự thực tập thành một vị bồ tát...
(Xem: 15583)
Giải thoát sanh tử không phải là hiện đời không chết, không phải là sống mãi ở vị lai, mà là những khổ sanh tửvị lai không còn sanh khởi nữa...
(Xem: 21693)
Bàn về các pháp thế gian, Phật Pháp không bao giờ được dùng để thực hành với động cơ đem ra buôn bán nhằm mang lại danh tiếng hay tài bảo cho một cá nhân nào đó.
(Xem: 37774)
Bộ Mật Tông - Gồm có 4 tập - Soạn giả: Thích Viên Đức
(Xem: 21887)
Các khoa học gia ngày nay trên thế giới đang có khuynh hướng chú trọng vào chế độ dinh dưỡng lành mạnh lấy chất bổ dưỡng từ nguồn thức ăn do thực vật đem lại...
(Xem: 23069)
Đối tượng nghiên cứu của xã hội học là con người, trong khi đó, xã hội học Phật giáo có những bước nghiên cứu xa hơn không chỉ nói về con người mà còn đề cập đến các loài hữu tình khác...
(Xem: 21161)
Giác ngộ là sự hiểu biết đúng như thật; giải thoát là sự chấm dứt mọi phiền não khổ đau. Chỉ có sự hiểu đúng, biết đúng mới có sự an lạchạnh phúc...
(Xem: 28282)
Mục đích giáo dục của đức Phật là làm thế nào để đoạn trừ, hay tối thiểu làm giảm bớt những khổ đau của con người, đưa con người đến một đời sống an lạchạnh phúc...
(Xem: 32382)
Cho đến nay Phật giáo đã tồn tại hơn 2.500 năm, và trong suốt thời kỳ này, Phật giáo đã trải qua những thay đổi sâu xa và cơ bản. Để thuận tiện trong việc xem xét, lịch sử Phật giáo có thể được tạm chia thành bốn thời kỳ.
(Xem: 25012)
Với đạo Phật qua thời giankhông gian giáo thuyết của Phật vẫn không mai một mà còn được truyền bá ngày càng sâu rộng. Bởi lời Phật dạy là một chân lý muôn đời...
(Xem: 34545)
Trong suốt cuộc đời hóa độ, số người qui hướng về đức Thế Tôn nhiều đến nỗi không đếm hết được; riêng chúng đệ tử xuất gia, cả tăng lẫn ni, cũng phải hàng vạn.
(Xem: 22778)
ĐẠO PHẬT VỚI CON NGƯỜI, cống hiến con người một phương châm giải thoát chân thật, đem lại sự ích lợi cho mình, cho người và kiến tạo một nền tảng hòa bình vĩnh viễn...
(Xem: 27535)
Khi đối diện với việc cầu nguyện, chúng ta thường có nhiều nghi vấn. Nghi vấn đầu tiên là cầu nguyện có kết quả không?
(Xem: 31145)
Ít người muốn đối diện với sự thật là các ý nghĩ và cảm nhận của họ đều vô thường. Tuy nhiên, một khi đã biết được như thế rồi thì ít ai có thể phủ nhận sức mạnh của sự thật này...
(Xem: 13502)
Người ta luôn hỏi câu này, Phật đã đi đâu và hiện nay ngài đang ở đâu? Đây là một câu hỏi rất khó trả lời cho những ai không có một sự tu tập về đời sống tâm linh.
(Xem: 24939)
Cư sĩ sống trong lòng dân tộc và luôn luôn mang hai trọng trách, trách nhiệm tinh thần đối với Phật Giáo và bổn phận đối với cộng đồng xã hội, với quốc gia dân tộc.
(Xem: 27620)
Chúng tôi viết quyển sách này cho những người mới bắt đầu học Phật. Bước đầu tuy tầm thường song không kém phần quan trọng, nếu bước đầu đi sai, những bước sau khó mà đúng được.
(Xem: 21934)
Người cư sĩ tại gia, ngoài trách nhiệm và bổn phận đối với gia đình, xã hội còn có nhiệm vụ hộ trì Tam Bảo. Cho nên trọng trách của người Phật Tử tại gia rất là quan trọng...
(Xem: 20642)
Trước khi vào nội dung đề tài lần này thì có một nghi vấn đã được đặt ra như sau: "Mục tiêu của đạo Phật vốn là để giải thoát hành giảchúng sinh khỏi đau khổ luân hồi...
(Xem: 22130)
Đạo Phật đã hình thành và phát triển hơn 2500 năm, cho đến nay, tôn giáo này đã đang được sự chú ý nghiên cứu ứng dụng của các nhà khoa học.
(Xem: 26939)
Trong Đường Xưa Mây Trắng chúng ta khám phá ra Bụt là một con người chứ không phải là một vị thần linh. Đó là chủ tâm của tác giả...
(Xem: 23983)
Để hỗ trợ cho việc phát triển và thực thi tâm hạnh từ bi, việc chủ yếu là phải vượt qua những chướng ngại. Nơi đó, hạnh nhẫn nhục đóng vai trò quan trọng...
(Xem: 21747)
Sự hiểu biết về sự vật hiện tượng thông thường đơn thuần chỉ là trí tuệ thế gian. Liệu loại trí tuệ này có thực sự giúp ta tiến bước trên con đường giác ngộ hay không...
(Xem: 14629)
Đức Phật là vị A-la-hán đầu tiên. Các vị A-la-hán đệ tử của ngài đều giống ngài và các vị Bồ-tát ở chỗ sau khi chứng đạt giải thoát, tiếp tục cứu độ nhân loại...
(Xem: 22982)
Chết là một phần tự nhiên của sự sống, mà tất cả chúng ta chắc chắn sẽ phải đương đầu không sớm thì muộn. Theo tôi thì có hai cách để xử với cái chết trong khi ta còn sống.
(Xem: 23866)
Ðức Phật là một chúng sanh duy nhất, đặc biệt Ngài là nhà tư tưởng uyên thâm nhất trong các tư tưởng gia, là người phát ngôn thuyết phục nhất trong các phát ngôn viên...
(Xem: 20938)
Tâm giác ngộ còn được gọi là Bồ đề tâm (Bodhicitta). Trong tiếng Phạn, “citta” là tâm và “Bodhi” là giác ngộ. Bodhicitta có thể được dịch là tâm hiểu biết hoặc tâm chứa đầy hiểu biết.
(Xem: 14082)
Nghiệp một phần được biểu hiện qua quy luật nhân quả. Những gì chúng ta đang trải qua là kết quả của các nghiệp nhân do chính ta đã tạo trước kia.
(Xem: 19802)
Có rất nhiều loại cảm xúc khác nhau, và chúng đều là sự phóng chiếu của tâm. Các cảm xúc vốn không tách rời khỏi tâm, nhưng vì chúng ta chưa nhận được bản chất tâm...
(Xem: 22348)
Nền tảng những lời dạy của Đức Phậtphật tính. Và cũng do phật tínhĐức Phật đã ban cho những lời giảng. Mọi chúng sinh đều có khả năng để hoàn thiệnđạt được giác ngộ.
(Xem: 13964)
Trong tâm của chúng ta, nước là do ái mà hiện tướng. Nước là thứ đi xuống, chảy xuống, chứ không bao giờ chảy lên. Hễ có sân, ghét, bực bội thì có lửa, phực lửa bật ra...
(Xem: 27893)
Để hiểu Đạo Phật là gì? Ta hãy gạt mọi thiên kiến chỉ cần tìm sâu vào nguồn giáo lý cao đẹp ấy, một nền giáo lý xây dựng trên sự thật để tìm hiểu sự thật, do đức giáo chủ Thích Ca Mâu Ni sáng lập... HT Thích Đức Nhuận
(Xem: 22666)
Tái sinh và nghiệp là những vấn đề liên quan đến nhau gắn liền với mỗi cuộc đời. Mỗi khoảnh khắc là sự nối tiếp của khoảnh khắc trước đó...
(Xem: 28045)
Bởi vì niềm hạnh phúc và chính sự tồn tại của chúng ta là kết quả của sự giúp đỡ bảo bọc của mọi người, chúng ta phải phát huy thái độ cư xử tốt đẹp của mình đối với mọi người xung quanh.
(Xem: 10900)
Nếu chúng ta sống với tâm hồn vô tư, biết vận dụng thời gian vào những việc làm có ích, quảng kết thiện duyên, tất nhiên thời gian đó là thời gian hữu ích phú quý.
(Xem: 28361)
Hai mươi bốn bài pháp thoại trong quyển sách này được giảng theo tinh thần của Kinh Đại Bát Niết Bàn, chú trọng vào sự thực hành nơi bản thân, 'xem Pháp là nơi nương trú, là hải đảo của chính mình".
(Xem: 31413)
Trong khi Đức Phật tạo mọi nỗ lực để dẫn dắt hàng đệ tử xuất gia của Ngài đến những tiến bộ tâm linh cao cả nhất, Ngài cũng nỗ lực để hướng dẫn hàng đệ tử cư sĩ tiến đến sự thành công...
(Xem: 25998)
Tu họchành trì giáo pháp của Phật dạy là dấn bước vào một cuộc chiến đối kháng giữa hai lực lượng tiêu cực của nội tâm. Hành giả cần truy cầu để khai trừ mặt tiêu cực...
(Xem: 14807)
"Người ta không bao giờ tắm hai lần trên một con sông" triết gia Hy Lạp cổ đại Hêraclitôxơ đã nói như vậy cách đây 2.500 năm.
(Xem: 27940)
Trong phần thứ nhất, Đức Đạt-Lai Lạt-Ma giảng về Bồ-đề tâm và cách tu tập của những người Bồ-tát. Trong phần thứ hai, Ngài giảng về Triết lý của Trung Đạo.
(Xem: 7308)
Phật GiáoTâm Lý Học Hiện Đại do ban biên tập của Bồ Đề Học Xã biên soạn, là một tài liệu giá trị cho những ai muốn tìm hiểu sự khác và giống giữa Phật PhápTâm lý Học Trị Liệu Tây phương.
(Xem: 25197)
Phật Pháp là một hệ thống triết họcluân lý truyền dạy con đường duy nhất dẫn đến Giác Ngộ, và như vậy, không phải là một đề tài để học hỏi hay nghiên cứu suông...
(Xem: 20621)
Hễ nói đến Giáo pháp của đức Phật, chúng ta không thể không nói đến pháp Duyên khởi hay nguyên lý Duyên khởi (Pratìtyasamutpàsa).
(Xem: 21023)
Sách này có hai phần: Đạt-lại Lạt-ma tại Harvard, bao gồm các khóa trình được thực hiện tại đại học Harvard, được giáo sư Jeffrey Hopkins dịch từ Tạng sang Anh ngữ...
(Xem: 12159)
Thực tế, Đức Phật xác nhận rằng cả nữ và nam có một cơ hội bình đẳng và khả năng để thực hành giáo pháp và để thành đạt mục tiêu tu tập.
(Xem: 11815)
Mục đích của Ðạo Phật là giải thoátgiác ngộ, và chỉ có trí tuệ mới là phương tiện duy nhất đưa loài người đến bờ giải thoátgiác ngộ.
(Xem: 12703)
Bồ Tát Đại Thế Chí tay cầm cành hoa sen màu xanh. Hoa sen tượng trưng cho sự thanh khiết trong sạch, không dính danh lợi thế gian, có sức mạnh tự tại...
(Xem: 26475)
Nếu Đạo đức Phật giáo là một nếp sống đem lại hạnh phúc an lạc, nếp sống ấy cũng là một nếp sống đề cao cho con người vào một vị trí tối thượng...
(Xem: 12974)
Theo Luận Ðại thừa khởi tín, Nhứt Tâm có hai tướng: (1) tướng Chân như, chỉ riêng về phần thể tánh chơn tâm thanh tịnh; dụ như "tánh trong sạch" của nước...
(Xem: 26866)
Qua sự huân tậpảnh hưởng của tam độc tham, sân, si, ác nghiệp đã hình thành, thiết lập những mối liên kết với tâm thức qua những khuynh hướng có mục tiêu.
(Xem: 32652)
Acarya Nagarjuna (A Xà Lê Long Thọ) giữ một địa vị hầu như vô song trong hàng các bậc Thánh Phật giáo trình bày xiển dương lời dạy của Phật Thích Ca Mâu Ni cho lợi lạc của thế giới.
(Xem: 31458)
Bố thí là hạnh đầu tiên trong sáu hạnh của Bồ Tát. Nguyên âm chữ Phạn là Dàna có nghĩa là sự cho, dịch sang tiếng Hán Việt là Bố thí.
(Xem: 32399)
Bát Chánh Đạo rất dễ nhớ, nhưng ý nghĩa của chúng thâm sâu và đòi hỏi một sự hiểu biết về nhiều lãnh vực liên quan trong giáo lý của Đức Phật.
(Xem: 12908)
Có nhiều loại giác ngộ, nhưng bản chất của giác ngộ thì chỉ có một, đó là phá vỡ bức tường ngăn ngại của vô minh để ánh sáng của tự tánh, Phật tánh được dịp bùng lên.
(Xem: 12056)
Lời dạy của đức Phậtpháp môn phương tiện, chứ không phải là chân lý. Vì vậy, học Phật là học pháp môn để tu tập, để chuyển hóa tâm thức, lời nói...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant