Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới
Bài Mới Nhất

1. 2879 BC- 258 BC đến 973

20 Tháng Hai 201300:00(Xem: 8208)
1. 2879 BC- 258 BC đến 973

Niên Biểu Phật Giáo Việt Nam

Trần Tri Khách


1. 2879 BC- 258 BC đến 973


Năm 2879 BC- 258 BC

Niên đại theo truyền thuyết thuộc họ HỒNG BÀNG. Niên đại này gây nhiều bàn cãi trong giới sử học hiện đại.
Phạm Văn Sơn (VSTT, tr. 46) cho rằng họ Hồng Bàng bắt đầu vào thế kỷ 9 BC, khi một nhà quý tộc họ Mị thống nhất một số thị tộc Việt lên làm vua, bắt chước các vua Sở lấy chữ Hùng làm hiệu. 18 đời Hùng Vương bắt đầu từ Kinh Dương Vương.
Bùi Thiết ( Ðối Thoại Sử Học, nhà xuất bản Thanh Niên, Hà Nội, 2000) lập luận một đời vua Hùng khoảng chừng 30 năm nên thời Hùng Vương khoảng chừng 5 thế kỷ là vừa (!). Nghĩa là trước thế kỷ 6 BC, đất nước ta không có lịch sử !
Cả hai lập luận trên bị các cuộc khai quật khảo cổ học bác bỏ. Di chỉ Ðồng Vườn ở Yên Mô Ninh Bình được khai quật vào đầu tháng 8. 2002 tìm được một số đồ gốm thô có hoa văn, rìu, bàn mài niên đại khoảng 1500 BC. Di chỉ này cùng hai di chỉ Hang Sáo và Hang Cò ở thị xã Tam Ðiệp (Ninh Bình) thuộc nền văn hóa Ða Bút có niên đại từ thiên niên kỷ 5 tới thiên niên kỷ 3 BC.
Lê Mạnh Thát (LSPGVN 1) đưa ra giả thuyết mỗi đời vua Hùng thực ra gồm nhiều người nối nhau làm vua, nên trung bình một đời vua Hùng kéo dài 130 năm là điều có thể chấp nhận. Giả thuyết này của ông là cách sử gia Tầu áp dụng khi viết cổ sử. Theo Cổ sử Trung Hoa, đời Thần Nông kéo dài 193 năm không phải chỉ có một vua Thần Nông mà do 4 vua kế tục nhau: vua Nghi (2889- 2884 BC), vua Lai (2843- 2794 BC), vua Ly (2795- 2751 BC), vua Du Võng (2752- 2696 BC). Theo Lê Mạnh Thát, triều đại Hùng Vương kéo dài tới vị vua cuối cùng là Trưng Vương (39- 43). Ông còn trích dẫn một báo cáo của Lưu An (mất năm 122 BC) ghi trong Tiền Hán Thư, theo đó từ thời Tam Ðại ( gồm nhà Hạ 2140 BC- 1711 BC, nhà Thương hay nhà AÂn 1711 BC- 1066 BC và nhà Chu 1066 BC- 256 BC) dân Việt đã không chịu dùng lịch pháp Trung Quốc. Ông và Nhất Hạnh (VNPGSL 1) đều cho rằng vào thời Hùng Vương, tổ tiên ta dùng lịch pháp Ấn Ðộ (một năm có 4 mùa, 12 tháng, mỗi tháng 30 ngày). Ông cũng giải mã bài Việt Ca được Lưu Hướng (77 BC- 6 BC) ghi trong Thuyết Uyển và khẳng định ít nhất từ thế kỷ thứ 4 BC, tiếng Việt đã là một ngôn ngữchữ viết tương đối hoàn chỉnh, tuy có liên hệ với tiếng Trung Quốc.
Dựa trên những công bố của ngành khảo cổ, Cung Ðình Thanh, Nguyễn Văn Tuấn và Nguyễn Ðức Hiệp ( tài liệu tham khảo 14) cho rằng trước khi tiếp xúc với người Hoa Hán (Trung Quốc), tổ tiên chúng ta đã có một nền văn minh cao do kết quả của 3 sáng chế quan trọng: trồng lúa nước, kỹ thuật hàng hải và kỹ thuật xây dựng đô thị. Trình độ đồ đồng của nền văn minh Ðông Sơn tuy xuất hiện muộn (khoảng 700 BC) nhưng kỹ thuật rất cao vì có pha chì tạo độ bền dai đặêc biệt mà các di chỉ đồ đồng ở những nơi khác không có. Fritj Capre trong tác phẩm The Tao of Physics cho rằng nếu giải mã hoàn toàn những hoa văn trên trống đồng Ðông Sơn, người ta có thể thấy đó là nền văn minh tinh thần cao nhất, gần với nền văn minh hậu nguyên tử. Khoảng 60 ngàn năm trước, những di dân đầu tiên tới vùng Ðông Nam Á. Vùng này trải qua những đợt nước biển lên xuống. Trong khoảng thời gian giữa hai thời kỳ băng hà (40 ngàn năm – 21 ngàn năm trước) khí hậu phía Bắc ấm, những người hiện đại mới di chuyển lên Trung Quốc. Khoảng 30 ngàn năm tới 18 ngàn năm trước, mực nước biển thấp hơn bây giờ tới 130 mét, đồng bằng sông Hồng nối liền tới đảo Hải Nam. Sau đó nước biển bắt đầu dâng mỗi năm 1 cm. Khoảng 8 ngàn năm trước, trận hồng thủy cuối cùng xảy ra nhận chìm toàn bộ đồng bằng Bắc Việt dưới nước biển lan tới tận Việt Trì. Tới 5500 năm trước, nước mới rút, con cháu những người di tản các nơi từ núi non và hải đảo mới trở về miền đất phì nhiêu xây dựng nước Văn Lang. Câu chuyện Lạc Long Quân lấy AÂu Cơ đẻ ra trăm trứng, nở ra trăm con rồi chia tay nhau người lên rừng kẻ xuống biển có lẽ là huyền thoại hóa sự kiện di tản rồi trở về này của các bộ tộc Bách Việt. Như vậy họ Hồng Bàng có thể còn xuất hiện sớm hơn niên đại theo truyền thuyết 2879 BC, vì đồng bằng Bắc Bộ đã được tổ tiên ta tái định cư từ hơn 5 ngàn năm về trước.
Năm 563 BC dựa vào sử ký nước Tích Lan, niên đại được đa số sử gia Phật giáo chấp nhận là năm sinh của thái tử Tất Ðạt Ða, người sau này trở thành Phật Thích Ca. Các niên đại quan trọng khác: năm 536 BC xuất gia tìm chân lý, năm 528 BC bắt đầu truyền bá giáo pháp tại thành Vương Xá (Ràjagaha) là kinh đô hùng mạnh nhất Bắc Ấn và thành lập giáo hội, năm 483 BC nhập Niết Bàn.

Năm 269 - 232 BC

Triều đại vua A DỤC (Asoka Moriya). Năm 253 BC nhà vua bảo trợ Ðại Hội Kết Tập Kinh Ðiển lần thứ 3 dưới quyền chủ tọa của Trưởng Lão Moggaliputta với cả ngàn tỳ kheo tham dự. Trong 9 tháng làm việc, Ðại Hội đi tới hai quyết định quan trọng: 1- công nhận một số kinh điển trước đây đã bị loại bỏ ra ngoài khối kinh điển nguyên thủy của Thượng Tọa Bộ, 2- Chấp nhận các tác phẩm có tính lý luận học thuật vào bộ thánh điển, gọi là Luận A-tỳ-đàm hay Thắng Pháp; Luận Tạng được công nhậnthánh điển Phật giáo kể từ đây, trở thành Tạng thứ ba trong Tam Tạng Kinh Ðiển Phật Giáo. Theo một vài tài liệu khác (như Thích Phước Sơn, Lịch Sử Kết Tập Kinh Ðiển), Ðại Hội Kết Tập Kinh Ðiển lần ba xảy ra vào năm 325 BC, vì được ước tính sau khi Phật nhập Niết Bàn 218 năm.
Vua A Dục còn cử nhiều phái đoàn chư tăng đi hoàng pháp ở nước ngoài. phái đoàn đầu tiên do hoàng tử Mahinda hướng dẫn tới Tích Lan (Sri Lanka). Nhờ đó kinh tạng Pali được bảo tồn gần như nguyên vẹn tại đây cho tới ngày nay. Một trong những phái đoàn truyền giáo do vua A Dục cử đi do Sona và Uttara hướng dẫn có thể đã tới vùng Ðông Nam Á và nước ta. Cho tới những năm từ 380 tới 420, những người đi lượm củi ở vùng Ðồ Sơn còn thấy chùa và tháp do dân địa phương dựng tại thành Nê Lê để tưởng nhớ công đức của vua A Dục. Tháp này tại núi Mẹ (Mẫu Sơn) ở Ðồ Sơn. Sau này, tháp Long Tường do vua Lý Thánh Tông (1054- 1072) xây trên nền tháp cũ . Theo HT Ðức Nhuận (ÐPVDSV), trong tám bài thơ xưa Ðồ Sơn Bát Vịnh, hai câu đầu củabài thứ 5: Cổ tháp di hư loạn thảo đôi, Dục vương khứ hậu ủy yên đồi. (Tháp xưa lau cỏ tốt bời bời, Vua Dục đi, vua sau cũng đổ luôn).
Các sắc dụ của vua A Dục khắc trên đá thường phù hợp với ngôn ngữ địa phương để dân nơi đó có thể hiểu được. Vì vậy, phái đoàn truyền giáo của vua A Dục đến nước ta hẳn đã được học ngôn ngữ xứ Văn Lang để có thể tiếp xúc với dân địa phương một cách thuận tiện.
Lúc đó, theo truyền thuyết, nước ta thuộc đời Hùng Vương thứ 18 (chấm dứt vào năm 257 BC) và nhà Thục (257 BC- 207 BC). Sử gia Lê Mạnh Thát cho rằng nhà Thục là một triều đại không có thực, chỉ là một truyền thuyết xuất hiện khoảng năm 400 phỏng theo bản anh hùng ca Mahàbharatà của Ấn Ðộ (LSPGVN 1, tr. 602). Danh sĩ Nguyễn Văn Siêu cũng đã nêu lên từ giữa thế kỷ 19 và Ngô Tất Tố đặt thành vấn đề trên báo Tao Ðàn ngày 1 tháng 3.1935 về vấn đề không có nhà Thục trong sử Việt.

Thế kỷ 3 – Thế kỷ 2 BC

nhà sư PHẬT QUANG ( còn gọi là sư Bần, gốc Ấn Ðộ) lập bàn thờ Phật tại một hang núi ở núi Mẹ (Ðồ Sơn), tu và tịch tại đây vào cuối đời Hùng Vương. Hiện nay, nơi đây có ngôi chùa gọi là chùa Hang. Khi CHỬ ÐỒNG TỬ ghé thuyền vào núi Quỳnh Viên (núi Mẹ hay Mẫu Sơn, ở Ðồ Sơn) để lấy nước ngọt, gặp ông, được ông truyền pháp, trao cho gậy và nón. Chử Ðồng Tử nhận lãnh, về truyền pháp lại cho vợ là công chúa Tiên Dung. Hai người được coi là Phật tử đầu tiên tại nước ta. Sự tích này đầu tiên được Trần Thế Pháp, một danh sĩ đời Trần ghi lại trong tác phẩm Lĩnh Nam Trích Quái. Lê Mạnh Thát (LSPGVN 1) cho rằng núi Quỳnh Viên ở Cửa Sót, Nghệ An, một vùng lúc đó chưa thuộc nước ta. Theo HT Ðức Nhuận (ÐPVDSV), bảo tháp do dân địa phương dựng để ghi nhớ công ơn đoàn truyền giáo của vua A Dụchang núiPhật Quang tu cùng ở tại núi Mẹ (Mẫu Sơn) tại Ðồ Sơn.
Công chúa Tiên Dung con vua Hùng Vương thứ 18 (theo Lê Mạnh Thát, LSPGVN 1, có thể thuộc đời vua Hùng Nghị Vương, đời Hùng Vương thứ 17), vì lấy Chử Ðồng Tử một anh đánh cá nghèo tới mức phải chia chung cái khố với bố, bị vua cha trục xuất cả hai ra khỏi nước. Hai vợ chồng lập phố xá buôn bán để sanh sống, lênh đênh ra khắp nước ngoài. Sau này, Chử Ðồng Tử được thờ ở Ðền Trung trong hệ thống Ðền Hùng ở núi Nghĩa Lĩnh tỉnh Phú Thọ. Tại phủ Khoái Châu tỉnh Hưng Yên cũng có đền thờ Chử Ðồng Tử.
Các sử sách đời trước đều nhất quán cho rằng thời Hùng Vương chấm dứt vào khoảng năm 257 BC, sau khi bị Thục Phán đánh bại. Giả thiết như vậy, sự kiện Chử Ðồng Tử được sư Bần (sư Phật Quang) truyền pháp có thể xảy ra trước thời vua A Dục ở Ấn Ðộ lên ngôi. Phái đoàn truyền giáo của vua A Dụcmục đích tìm đến đại chúng để giáo hóa theo Phật pháp, nên không thể chọn một hang núi vắng vẻ để tu như sư Phật Quang.
Vào thời Hùng Vương, thành Luy Lâu (nay thuộc Bắc Ninh) là một trung tâm thương mại đón nhận nhiều thương gia Ấn Ðộ. Các tăng sĩ Ấn Ðộ đi theo các thuyền buôn này đem sinh hoạt Phật giáo đến nước ta. Chùa Yên Trì (nay thuộc Hà Nội) có lẽ được xây vào thời kỳ này.
HT Thích Ðức Nhuận (ÐPVDSV) cho rằng vào thế kỷ 3 BC, có phong trào di dân rộng lớn tại Ấn từ xứ Kalinga sang phía Ðông và xuống phía Nam, có thể đưa một số tăng sĩ Phật giáo Ấn tới nước ta. TT Thích Mật Thể (VNPGSL tr. 69) dẫn theo Sylvain và Pelliot cho rằng Trung Quốc và Ấn Ðộ giao thương với nhau từ năm 245 BC qua cửa ngõ đất Văn Lang làm trung gian.

Năm 110 BC

năm cuối cùng của nhà Triệu (207- 110 BC), thời tể tướng LỮ GIA nắm quyền. Trong Thiên Nam Ngữ Lục, thiền sư Chân Nguyên (1646- 1726) đề cập tới chùa Trúc Viên ở núi Sài Sơn, Sơn Tây đã có từ thời này. Trước đó, từ thời Hồng Bàng đã có chùa Yên Trì ở Long Biên (Hà Nội), sau này bị hư hại nặng, năm 544 vua Lý Nam Ðế dựng chùa Khai Quốc trên nền chùa này.

Năm 39- 43

triều đại HAI BÀ TRƯNG. Năm 39 Hai Bà khởi nghĩa đánh đuổi Tô Ðịnh, dành được quyền tự chủ cho Giao Chỉ. Bà HOÀNG THIẾU HOA (3- 40) tu tại chùa Phúc Khánh (nay là chùa làng Hiền Quan ở tỉnh Phú Thọ) từ năm 16 tuổi, hưởng ứng lời kêu gọi của Hai Bà Trưng, rời khỏi chùa mộ được 500 nghĩa binh. Bà trở thành tướng tiên phong của Hai Bà Trưng. Sau khi Trưng Vương dẹp yên 65 thành, bà Thiều Hoa trở lại chùa tu và một năm sau thì tịch. Bà đươc xưng tụng là Diệt Bạo Tướng Phật (LSPGVN 2, tr.26). Hành trạng của bà Thiều Hoa cho thấy lý tưởng Bồ Tát nêu trong Lục Ðộ Tập Kinh "Bồ tát thấy dân kêu ca, bèn gạt lệ xông vào nơi hà khắc" đã được biết tới và thực hành từ thời này.
Theo Phạm Văn Sơn (VSTB), Trưng Vương chỉ đánh dẹp 56 thành, chứ không phải 65 thành như tất cả các sử gia khác xưa cũng như nay đã ghi. Theo Phạm Cao Dương, trong cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng, nông dân đã đứng lên chống lại bọn quan lại bóc lột và kiều dân nhà Hán chạy loạn Vương Mãng (9- 24) qua cướp ruộng đất của họ (Thực Trạng Của Giới Nông Dân VN Dưới Thời Pháp Thuộc, Sài Gòn, Khai Trí xuất bản 1967)
Theo Hậu Hán Thư ( của Phạm Việp 398- 445): sau khi chuẩn bị từ hơn một năm trước, Mã Viện huy đọâng hơn 2 ngàn chiến thuyền và 2 vạn quân, tổng tấn công tàn sát quân của Trưng Vương, chém giết và bắt hơn 5 ngàn người. Vào thời này, theo Hán Thư Ðịa Lý Chí, nước ta có chừng 92,440 nóc gia. Hai Bà Trưng trầm mình xuống sông Hát tự vẫn năm 43. Cuộc khởi nghĩa của Trưng Vương chấm dứt. Một số bộ tướng của Hai Ba sống sót có thể lánh mình nơi cửa Phật, một người được sử sách ghi lại là BÁT NÀN PHU NHAÂN (nữ tướng Tiên La, được thờ ở đền làng Tiên La, Thái Bình). Thời Hai Bà Trưng có nhiều nữ tướng nên Ni giới nước ta có thể coi như đã có mặt từ lúc này. Tại Trung Quốc mãi tới năm 429, có một phái đoàn mấy chục ni từ nước Tích Lan đến Kiến Nghiệp (phía Nam Trung Quốc) học chữ Hán để hướng dẫn các nữ tu người Hán.
ít nhất là 64 bộ tướng của Hai Bà Trưng còn được thờ cho tới ngày nay tại nhiều đền ở miền Bắc (trong đó tượng Hai Bà Trưng và tượng 12 nữ tướng được thờ chung ở đình làng Ðồng Nhân, Hà Nội) cho thấy tính cách vĩ đại, oai hùng của cuộc khởi nghĩa Trưng Vương. Bác sĩ Trần Ðại Sỹ có dịp quan sát thực địa tại 5 tỉnh phía Nam Trung Quốc (Quảng Ðông, Quảng Tây, Vân Nam, Quý Châu và Tứ Xuyên) cho biết tại đây có hơn 100 đền miếu thờ các tướng lãnh của Hai Bà Trưng. Theo cuộc nghiên cứu của ông, cuộc khởi nghĩa Trưng Vương có 162 anh hùng phò giúp, trong đó hơn 100 người là nữ ( xem bài tường trình của ông nơi Thư Viện Việt Nam số 3, trang nhà Internet: www. thuvienvietnam.com)
Sau khi đại thắng Trưng Vương, Mã Viện dù đã mệt mỏi sau hai cuộc chinh chiến liên tiếp từ Bắc tới Nam Trung Quốc, vẫn đi kinh lý khắp cõi Giao Chỉ, tiến hành một cuộc đồng hóa gắt gaotoàn diện dân Giao Chỉ về pháp luật, văn hóa, chính trị, kinh tế, xã hội (VSTT, tr. 114- 115). Chắc chắn Phật giáo Việt Nam cũng chịu một pháp nạn chung với nạn nước trong giai đoạn này khi Mã Viện muốn xóa bỏ triệt để toàn bộ nền văn hóa nước ta để thay thế bằng văn hóa nhà Hán Trung Quốc ( chẳng hạn Mã Viện sửa đổi 10 điều luật trong bộ Việt luật, dùng phép Hán để đổi tục Việt, đày dân Việt vào vùng Giang Hoài làm cho đất Ðông Việt trở thành trống trơn, vây bắt hàng trăm người lãnh đạo Việt tộc mà y gọi là "cừ soái"đưa đi đày ở Linh lăng, thu gom hết trống đồng để đúc ngựa ...).
Vào thời Mã Viện, Phật giáo chưa truyền vào Trung Quốc. Mãi tới năm 67, Trung Quốc mới biết đến Phật giáo sau khi Hán Minh Ðế nằm mộng thấy "người vàng", đã cử một phái đoàn 18 người qua nước Ðại Nhục Chi ( ở giữaBắc Ấn và Trung Quốc) rước tượng Phật về thờ và các vị tăng Ma Ðằng Ca Diếp, Trúc Pháp Lan qua kinh đô Lạc Dương. Học giả Phật học Henri Maspero cho rằng câu chuyện giấc mộng "người vàng" trên do đời sau bịa ra và Phật giáo xuất hiện tại trung tâm Lạc Dương muộn màng hơn năm 67.

Năm 189

KHAÂU ÐÀ LA chống gậy vân du đến Giao Chỉ, lúc nước ta bị đô hộ dưới thời Hán Linh Ðế, Sĩ Nhiếp làm Thái Thú Giao Chỉ. Ðời Hán có 3 trung tâm Phật giáoTrung tâm Luy Lâu ở Giao Chỉ, Trung tâm Bành ThànhTrung tâm Lạc Dương. Trung tâm Luy Lâu được xem là bàn đạp đưa đạo Phật vào đất Hán vì các tăng sĩ Ấn Ðộ có thể học chữ Hán hay tuyển người thông dịch tại đây. Trung tâm Bành Thành do các tăng sĩ từ Luy Lâu đến mà thành lập. Sách Cao Tăng Truyện ghi lại lời sớ của Vương Ðộ đời Tấn: Từ khi Phật giáo được du nhập, người Hán không được phép xuất gia. Nhà Ngụy (220- 264) theo pháp chế của nhà Hán cũng chưa cho dân bản xứ xuất gia. (VNPGSL 1, tr.23).Thời Sĩ Nhiếp, Giao Chỉ là một xứ sở phồn thịnh: một năm lúa trồng hai mùa, 8 lứa kén tằm,
Theo Lĩnh Nam Trích Quái: Khâu Ðà La là người Nam Ấn, hành pháp tu đứng một chân, theo lời mời đến ở nhà cư sĩ Tu Ðịnh. Con gái của Tu Ðịnh là Man Nương lúc đó 12 tuổi theo hầu hạ sư. Một thời gian sau, sư từ giã vào núi tu. Tu Ðịnh dẫn Man Nương đi theo, tiếp tục đem rau trái cúng dườngsư, có khi sai Man Nương đi. Tới tuổi cập kê, Man Nương không chồng mà chửa. Thai đến 14 tháng, sinh ra bé gái, Man Nương bồng con đến chỗ sư ở, bảo là con Khâu Ðà La. Khâu Ðà La nhận con, đặt vào một cây đại thọ mở ra, cây liền khép lại. Sau này nước lụt ,cây đổ trôi về thành Luy Lâu thì dừng lại. Vì những thần kỳ xảy ra, Sĩ Nhiếp cho tạc 4 tượng Phật Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi và Pháp Ðiện từ cây đó, lập 4 chùa Thiền Ðịnh, Thành Ðạo, Phi Tướng vàTrí Quả để thờ. Man Nương được gọi là Phật Mẫu. Tượng Phật Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp Ðiện và Man Nương sau này được thờ tại chùa Dâu (chùa Pháp Vân), làng Khương Tự Bắc Ninh cho tới ngày nay. Các vua đời Hậu Lê (thế kỷ 15) mỗi khi hạn hán, thường cho rước Phật Pháp Vân về kinh đô để cầu mưa, thường linh ứng. Chùa Pháp Vân cũng là nơi xuất phát dòng thiền Tỳ Ni Ða Lưu Chi khi ông tới đây truyền pháptruyền tâm ấn cho Pháp Hiển.
Sự tích Phật Pháp Vân còn được ghi lại trong tác phẩm Nôm Cổ Châu Pháp Vân Phật Bản Hạnh Ngữ Lục và Lĩnh Nam Trích Quái.
Chùa Dâu được xây cất lại vào năm 1161 đời Lý Anh Tông. Năm 1313, vua Trần Anh Tông cho trùng tu chùa, giao phó Mạc Ðĩnh Chi thực hiện, dựng tháp Hòa Phong cao 9 tầng. Chùa còn được trùng tu vào năm 1675. Năm 1738 đời Lê Ý Tông, thiền sư Tính Mộ tái thiết lại tháp trên nền đổ nát cũ và tái thiệt chùa. Năm1793 và 1917 chùa lại được trùng tu. Năm 1946 Việt Minh bắt HT Thích Ðại Hải, trú trì chùa Pháp Vân, kết tội là đảng viên Quốc Dân Ðảng và đem xử tử. Lễ hội chùa Dâu có 11 xã trong tổng Khương Tự Bắc Ninh tham dự từ ngày 8 tới 10 tháng 4 AÂL.
Hiện tượng thờ Phật Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp Ðiện là bản địa hóa Phật giáo, một khuynh hướng tất nhiên khi đạo Phậtthời kỳ quyền năng, hội nhập vào một xã hội đã có một nền văn hóa rõ rệt như nước ta. Cũng là hiện tượng bản địa hóa Phật Giáo khi vị anh hùng phá tan giặc AÂn vào đời Hùng Vương thứ 6 trở thành Phù Ðổng Thiên Vương (hay Sóc Thiên Vương vì bay lên trời ở núi Sóc Sơn,theo truyền thuyết) thay thế Tỳ Sa Môn Thiên Vương là một trong Tứ Ðại Thiên Vương trấn giữ phía Bắc cõi Diêm Phù Ðề, và Quán Thế AÂm Bồ Tát trở thành Quan AÂm Nam Hải. Theo Lê Mạnh Thát (LSPGVN 1), hiện tượng bản địa hóa Phật Giáo xảy ra sau thời Trưng Vương, như một phản ứng của Phật Giáo VN trước sự đàn áp của Mã Viện.

Năm 198

MAÂU TỬ (160- 230) viết Lý Hoặc Luận. Ðây là sáng tác bằng Hán văn đầu tiên về Phật giáo, từng là sách gối đầu giường của giới học Phật ở Trung QuốcNhật Bản. Mâu Tử dẫn mẹ qua Giao Chỉ tị nạn vào thời Tam Quốc, lúc Trung Quốc nhiễu loạn khắp nơi. Ông là người học rộng hiểu nhiều, không sách gì không đọc, đã từng bỏ ra 3 năm tu luyện phép tiên (tịch cốc trường sinh bất tử). Giao Châu lúc đó có trung tâm Phật giáo Luy Lâu, với hơn 20 ngôi chùa, độ được hơn 500 tăng, dịch được 15 cuốn kinh. Người dân trồng hoa Uất Kim Hương để cúng Phật. Nhưng đa số trí thức Trung Quốc tới Luy Lâu lánh nạn đều học phép tịch cốc để luyện trường sinh bất tử ( Mâu Tử cho biết có tới mấy ngàn trăm thuật). Mâu Tử làm quen với Phật pháp từ năm 183 và tiếp thu một cách nghiêm chỉnh tại trung tâm Luy Lâu có lẽ vào khoảng năm 194 (VNPGSL 1). Sau khi mẹ mất, ông rút lui khỏi chính sự, dốc chí nghiên cứu đạo Phật. Ông viết Lý Hoặc Luận để trả lời những người chỉ trích ông phản bội Nho theo Thích (Phật giáo). Sự có mặt của Lý Hoặc Luận chứng tỏ Phật giáo Giao Chỉ thời đó đã chinh phục không những đại chúng bình dân mà cả giới trí thức Nho gia nữa, vào thời Nho học bắt đầu suy yếu.
Lý Hoặc Luận gồm 37 điều: 5 điều đầu giải thích tổng quát về Phật giáo, 23 điều phản bác các luận cứ của Nho gia về Phật giáo, 9 điều nhận xét về Ðạo gia. Lý Hoặc Luận khẳng định: Trung Quốc chưa hẳn là trung tâm của trời đất, Ngũ kinh chưa hẳn là lời của thánh hiền; bản chất đạo Phật là ở nhà có thể đem ra mà thờ cha mẹ, giúp nước có thể đem mà trị dân, sống một mình có thể đem mà tu thân. Lý Hoặc Luận được Lê Mạnh Thát dịch và giới thiệu trong Tổng Tập Văn Học Phật Giáo Việt Nam tập 1 ( Nhà xuất bản TP/HCM năm 2001).
Vào giai đoạn này, tăng đoàn đã được thành lập tại Giao Chỉ, với các lễ truyền giới có "tam sư, thất chứng". Khương Tăng Hội đã được truyền giới xuất gia như vậy. Tại Trung Quốc, mãi tới năm 250 mới có Ðàm Ma Ca La từ Trung Ấn qua làm lễ truyền giới xuất gia theo nghi thức " tam sư thất chứng". Nghi thức truyền giới này là quy định trong các đại giới đàn Phật giáo Việt Nam cho tới ngày nay.
Có thể cũng ở thời đại này, một sản phẩm nổi tiếng của trung tâm Luy Lâu được thương gia Trung Quốc và Ấn Ðộ ưa chuộng là giấy, có phẩm chất cao trắng mà không nát khi bỏ xuống nước. Nghệ nhân Luy Lâu cũng đã khắc in trên mộc bản bằng gỗ cây Thị.

Năm 247

KHƯƠNG TĂNG HỘI, một nhà sư gốc Ấn Ðộ, qua Trung Quốc hoằng pháp. Ông sinh ra, lớn lên, xuất giatu học tại Giao Châu (năm 203, thái thú Sĩ Nhiếp trình xin đổi tên Giao Chỉ thành Giao Châu). Ông là nhà sư hoàn toàn được đảo tạo tại Giao Châu. Ông tới kinh đô Kiến Nghiệp của nhà Ðông Ngô hoằng pháp, có đem theo một tượng Phật. Ông thông thạo tam tạng Kinh, hiểu thấu 6 kinh nền tảng của Nho giáo lại giỏi khoa ăn nói và nghệ thuật viết lách nên đã làm hưng thịnh Phật pháp tại đất Ðông Ngô, một vùng trước đây chỉ có vài nhà sư dịch kinh. Ông tịch vào năm 280, đã dịch nhiều kinh tạng từ Phạn văn qua chữ Hán, soạn cuốn nghi thức Nê Hoàn Bối âm điệu réo rắt, trầm buồn và xây dựng nhiều chùa tháp. Trong 14 quyển kinh ông dịch, bản dịch Lục Ðộ Tập Kinh được coi là đỉnh cao sự nghiệp dịch thuật của ông. Một số nhà biên khảo Trung Quốc cho rằng bộ kinh tập Lục Ðộ Tâp Kinh do ông sáng tác. An Thế Cao (người dịch kinh An Ban Thủ Ý ra Hán Văn) tán dương Khương Tăng Hội là người truyền dạy Kinh Thiền. Các kinh về Thiền như An Ban Thủ Ý và Ấm Tri Nhập do An Thế Cao dịch được ông diễn giải theo tinh thần Ðại Thừa. Sư ông Nhất Hạnh suy tôn Khương Tăng Hội là tổ Thiền Tông Việt Nam. Với tác phẩm Nê Hoàn Bối, ông là một trong những người đầu tiên đặt nền móng cho lễ nhạc Phật giáo Trung Quốc.
Lục Ðộ Tập Kinh gồm 91 truyện tích, mỗi truyện có những trích dẫn kinh nói về lục độ ba la mật (bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền địnhtrí tuệ) xếp thành 8 quyển. Ba quyển đầu nói về bố thí, mỗi quyển sau nói về một độ còn lại ( VNPGSL 1,tr. 76). Truyện 68 đặc biệt nêu lý tưởng Bồ Tát dấn thân: Bồ tát thấy dân kêu ca, do vậy gạt lệ, xông mình vào nơi hà khắc cứu dân khỏi lầm than. Lê Mạnh Thát (LSPGVN 1) cho rằng Khương Tăng Hội dịch Lục Ðộ Tập Kinh ra Hán văn từ một bản tiếng Việt cổ, không phải từ nguyên bản tiếng Phạn. Khương Tăng Hội có thể còn chủ động trong việc phục hồi Phật giáo ở Ðông Ngô sau khi Tôn Lâm (231- 258) ra lệnh phá chùa, chém sư vào năm 258, vài tháng trước khi y bị Tôn Hưu giết. Vua Ðường cho họa hình ông và treo tại chùa Từ AÂn, nơi Tam Tạng Pháp Sư Huyền Tráng dịch kinh, vì công nhận ông là nhà dịch kinh của TRung Quốc.
Cũng năm 258 ở Trung Quốc, Châu Tử Hàng khai đàn giảng kinh Bát Nhã ở kinh đô Lạc Dương. Việc giảng kinh cho đại chúngTrung Quốc bắt đầu từ đó.

Năm 248

BÀ TRIỆU (TRIỆU TRINH NƯƠNG, Triệu thị Trinh, 225- 248) cùng anh là Triệu Quốc Ðạt khởi nghĩa chống lại thứ sử Giao Chỉ là Lục Dận, nhà Ðông Ngô. Cuộc khởi nghĩa tuy chỉ kéo dài 6 tháng nhưng đủ oanh liệt làm khiếp đảm quân Ðông Ngô. Sau vì thứ sử Lục Dận tìm cách mua chuộc các bộ tộc Giao Châu nên lực lượng kháng chiến của bà trở thành quân ít thế cô, bà phải rút lui về đất Thanh Hóa rồi tự sát. Theo Thiên Nam Ngữ Lục của thiền sư Chân Nguyên, có thể các nhà sư Giao Châu được bà Triệu nhờ qua Ðông Ngô trong một sứ mạng nào đó. Mộ bà Triệu và đền thờ bà tại núi Sơn Trang, Thanh Hóa. Dân chúng địa phương tới nay vẫn gọi bà là Vua Bà. Theo nhà văn Trần Ðại Sỹ, dân 5 tỉnh miền Nam Trung Hoa tiếp giáp nước ta, cũng tôn vinh Bà Trưng là Vua Bà.

Năm 425

ÐÀM HOẰNG từ miền bắc Trung Hoa tìm tới chùa Tiêu Sơn, Bắc Ninh tu học và chuyên trì kinh Vô Lượng ThọThập Lục Quán, pháp môn Tịnh Ðộ. Ông tự thiêu năm 455. Ông giúp cho tín ngưỡng A Di Ðà phát triển mạnh ở nước ta trở thành phong trào, đến mức có những nhà sư Trung Quốc đã tìm đến Giao Châu để tu học pháp môn này tại trung tâm Phật giáo Tiêu Sơn.
Vào thời ông, nghệ thuật chùa Tiên Sơn (ở núi Tiên, cửa Tây thành Long Biên) bắt đầu phát triển mà nét đaàu7841?c sắc là biểu tượng Phật qua hình ảnh hoa sen nằm giữa lá Bồ Ðề thay vì hình tượng người.
Trong suốt chiều dài lịch sử Phật Giáo nước ta, Tịnh Ðộ không đứng biệt lập như ở Trung Quốc hay Nhật Bản. Vua Lý Thánh Tông (1023- 1072) dù là đệ tử truyền thừa đời thứ nhất của thiền phái Thảo Ðường, vẫn sai tạc tượng A Di Ðà bằng đá ở Tiên Du Bắc Ninh rất độc đáo. Trong tác phẩm Khóa Hư Lục, vua Trần Thái Tông (1225- 1258) viết hẳn một chương Niệm Phật Luận. Thiền sư Chân Nguyên Tuệ Ðăng (1647- 1726) dù là truyền thừa của cả hai dòng Thiền Lâm Tế lẫn Trúc Lâm và được xưng tụng là người phục hồi dòng Thiền Trúc Lâm, vẫn viết 3 tác phẩm về Tịnh Ðộ trong số 14 tác phẩm của ông còn được truyền lại tới nay.

Năm 454- 455

sáu lá thư trao đổi giữa LÝ MIỄU (một sứ quân xưng vương ở Giao Châu) và hai vị thiền sư ÐẠO CAO và PHÁP MINH (được ông coi là thầy) về vấn đề nếu Phật đầy quyền năng, tại sao không thấy Phật hiện ra ở đời ?. Vào thời này ở Trung Quốc, sư Huệ Viễn thuộc phái Tịnh Ðộ ở Lô Sơn xướng lên thuyết "bất kỉnh vương" (tăng ni không cần làm lễ hay xưng mình là thần tử trước vua chúa).
Sáu lá thư nói trên là một khám phá vô cùng quan trọng của Lê Mạnh Thát, được ông dịch ra tiếng Việt trong LSPGVN tập 2, tr. 417- 431. Sáu lá thư này cung cấp những nét đậm về:
1- Về nghệ thuật : từ nửa đầu thế kỷ V, nghệ thuật chùa Tiên Sơn đã tượng trưng đức Phật qua hình ảnh hoa sen nằm giữa lá bồ đề.
2- Về âm nhạc: xác nhận sự hiện diện của "ca tán tụng vịnh". Trên bệ đá chùa Tiên Sơn có khắc 10 vị nhạc thần chơi 9 nhạc cụ đàn dây hoặc ống. Trước đó trống đồng và khánh đá đã xuất hiện.
3- Về văn học: sáu lá thư là những tác phẩm văn học xưa nhất tại nước ta được phát hiện. Như vậy văn học nước ta phải khởi đầu ít ra là từ thời điểm này, không phải chỉ từ thế kỷ 10 như quan điểm đại đa số các nhà biên soạn văn học sử ở cả hai miền Nam Bắc.
4- Về lịch sử Phật giáo: lá thư thứ 4 của Ðạo Cao mô tả Phật tử nước ta hoaàu7841?c ngồi thiền trong rừng, tu đức cạnh thành thị, cung kính chắp tay hay ca hát ngâm vịnh. Như vậy tu thiền và tu tịnh, tu phướctu huệ đã xuất hiện đồng thời vào giai đoạn này.
5- Về lịch sử chính trị: Lý Miễu (được Ðạo Cao và Pháp Minh gọi là sứ quân) là thái thú Giao Châu muốn trở thành tự trị. Sự liên hệ giữa ông và hai đại sư Ðạo Cao, Pháp Minh giới thiệu khả năng vận động chính trị của các nhà sư Giao Châu trong giai đoạn nước ta bị đô hộ.
6- Về lịch sử tư tưởng: nêu vấn đề đâu là cơ sở cho giá trị lịch sử của những lời khẳng định trong kinh Phật, đồng thời xác định học thuyết Nho và Mặc đang tranh nhau nổi lên ở nước ta.
Vào thời này, Luy Lâu là một trung tâm hoằng pháp lớn, góp phần quan trọng vào việc phục hưng Phật Giáo tại Trung Quốc sau này. Năm 456 sư Huệ Lâm viết Quân Thiên Luận chủ trương xã hội hóa Phật Giáo, dung hòa tư tưởng Phật với Nho, được gọi là Hắc Y Tể Tướng, bị giới nho sĩ chống đối. Triều đình Trung Quốc trục xuất ông qua Giao Châu, nơi đây ông sống cho tới cuối đời.

Năm 542- 607

niên đại ÐÀM THIÊN. Ông quê ở Thái Nguyên (Trung Quốc), chuyên nghiên cứu các kinh Hoa Nghiêm, Duy Ma, Lăng Già. Gặp thời Bắc Chu bên Tầu hủy diệt chánh pháp, ông tìm đến phương Nam (trung tâm Luy Lâu), học về Duy Thức, Nhiếp Ðại Thừa Luận và rất tâm đắc về hai bộ luận này. Phương Bắc dứt pháp nạn, ông trở về quê hương mở trường dạy các bộ luận Nhiếp Ðại Thừa Luận, Khởi Tín Luậnkinh Lăng Già. Không bao lâu trở thành nổi tiếng. Ông giúp vua Văn Ðế nhà Tùy(589- 601) chấn hưng Phật Giáo Trung Quốc, xây chùa dựng tháp khắp nơi. Khi vua Tùy Văn Ðế muốn truyền bá Phật pháp qua Giao Châu, ông tâu: Giao Châu có đường thẳng thông với Thiên Trúc; khi Phật pháp mới tới Giang Ðông chưa đầy đủ thì ở Luy Lâu đã có 20 ngôi bảo sát (chùa), độ được hơn 500 vị tăng, dịch được 15 cuốn kinh. Ông ca ngợi Pháp Hiền Thượng Sĩ là người trong hàng bồ tát.
Tiểu sử của Ðàm Thiên được ghi trong Cao Tăng Truyện là một trong nhiều bằng chứng cho thấy ảnh hưởng hỗ tương trong quan hệ giữa Phật Giáo Việt NamTrung Quốc. Phật Giáo Việt Nam trong truyền thống không phải đơn thuần là bản sao của Phật Giáo Trung Quốc. Có những giai đoạn Phật Giáo Việt Nam trở thành chỗ dựa cho Phật Giáo Trung Quốc.

Năm 544:

LÝ BÔN xưng đế, lấy hiệu là Lý Nam Ðế, đặt tên nước là Vạn Xuân. Thuở nhỏ, mẹ con ông cư ngụ tại chùa Bảo Phúc được sự giúp đỡ của vị sư trụ trì là Triệu Quang Hành. Nhà sư sai cháu ông là Triệu Quang Phục hầu hạ, giúp đỡ.
Một trong những việc làm đầu tiên của Lý Nam Ðế sau khi lên ngôi là dựng chùa Khai Quốc trên nền chùa cũ Yên Trì có từ thời Hồng Bàng, ở Long Biên (Hà Nội). Nhà Tiền Lý trải qua 3 đời vua. Năm 602 vua Lý Phật Tử chết, con là Sư Lợi nối ngôi, bị tướng Lưu Phương của nhà Tùy tấn công và bị bắt. Giao Châu lại bị Trung Quốc đô hộ kể từ đây, từ nhà Tùy (602- 617) tới nhà Ðường (618 - 907). Sách Việt Ðiện U Linh: sau khi vua Lý Nam Ðế chết vì bệnh năm 546, người trong nước chỗ nào cũng lập đền thờ.

Năm 580:

thiền sư TỲ NI ÐA LƯU CHI đến nước ta thời vua Lý Phật Tử, truyền pháp ở chùa Pháp Vân ( chùa Dâu ngày nay, ở Bắc Ninh), khai mở dòng thiền Pháp Vân ( còn gọi là dòng thiền Tỳ Ni Ða Lưu Chi). Ông là người miền bắc Ấn Ðộ, một vùng tôn sùng Phật giáo Ðại Thừa chuyên về thiền định, đến kinh đô Trường An, Trung Quốc, năm 574 vào đời vua Tùy Dương Ðế. Ộng được Tăng Xán (tổ thứ 3 Thiền Tông Trung Hoa) ấn chứng và khuyên nên đi về phương Nam mà hoằng hóa. Do đó, ông tìm tới nước ta.
Ông dịch hai quyển kinh quan trọng là Tượng Ðầu Tinh Xá và Ðại Thừa Phương Quảng Tổng Trì. Như vậy Thiền Việt Nam dù chủ trương không bị ràng buộc vào ngôn ngữ nhưng ngay từ đầu chưa từng khinh khi văn tự. Thiền Tỳ Ni Ða Lưu Chi chú trọng nhiều về thực hành, nặng ảnh hưởng Ðại Thừa của Ấn Ðộ, trong đó có tính thần bí của Mật Tông. Theo Nhất Hạnh (VNPGSL 1), Tỳ Ni Ða Lưu Chi dùng danh từ "tâm ấn" sớm nhất. Tâm ấn dùng trong kinh Ðại Nhật (bộ kinh quan trọng nhất của Mật Tông) có nghĩa là tinh yếu mật ý của kinh này.
Kinh Tượng Ðầu Tinh Xá dạy 10 phép thiền quán nội ngoại để trừ chấp trước, mang mầu sắc văn học Bát Nhã, nói về bản chất của giác ngộ qua các vấn đề: ai tu Bồ Ðề, ai được Bồ Ðề, lấy thân hay lấy tâm mà chứng để được Bồ Ðề, Bồ Ðề ( sự giác ngộ) là gì? Kinh Tượng Ðầu Tinh Xá thuộc hệ Bát Nhã, được Tỳ Ni Ða Lưu Chi dùng làm căn bản hành thiền cho dòng thiền Pháp Vân.
Kinh Ðại Thừa Phương Quảng Tổng Trì là một kinh về Mật giáo, nêu lên những lời răn đe các Phật tử ưa chỉ trích lẫn nhau. Lê Mạnh Thát đã dịch hai bản kinh này ra tiếng Việt (LSPGVN 2, tr. 729- 771). Ảnh hưởng của Mật giáo trong dòng thiền Pháp Vân trở thành mạnh mẽ hơn vào thời nhà Ðinh và Tiền Lê sau này.
Tỳ Ni Ða Lưu Chi truyền tâm ấn cho Pháp Hiển, người trước đó đã học thiền với sư Quán Duyên trú trì chùa Pháp Vân từ trước khi Tỳ Ni Ða Lưu Chi tới. Khi Tỳ Ni Ða Lưu Chi tịch, Pháp Hiển tổ chức lễ Trà Tyø (hỏa thiêu), là một phong tục hoàn toàn xa lạ với dân Trung Quốc thời bấy giờ. Mãi tới năm 676, sư Vận Kỳ mới trình vua Ðường hai bản kinh Ðại Niết Bản do thầy mình là Hội Ninh cùng Trí Hiền hợp dịch tại đảo Java (Nam Dương), nói về hỏa táng và thâu thập xá lợi của Phật.
Pháp Hiển (tịch năm 626) có tới 300 đệ tư.û Pháp sư nổi tiếng Ðàm Thiên (542- 607) của Trung Quốc tôn Pháp Hiển là một vị bồ tát sống (VNPGSL 1, tr.113). Vua Cao Tổ nhà Tùy bên Trung Quốc nghe tiếng đạo hạnh của Pháp Hiển, sai sứ đem theo hộp Xá Lợi và điệp văn sang cúng dường. Sư cho xây tháp Thuận Thành ở chùa Pháp Vân và các tháp chùa châu Phong, châu Hoan, châu Ái để thờ Xá Lợi. Theo sách Thiền Uyển Tập Anh, dòng thiền Pháp Vân truyền đến đời thứ 19 là thiền sư Y Sơn (tịch năm 1213). Thời Hậu Lê, vào thế kỷ 15, các vua nhiều lần rước tượng Phật chùa Pháp Vân về kinh để cầu mưa.

Thập niên 630

THANH BIỆN ( ? – 686 ): đời thứ 4 dòng thiền Pháp Vân, được thầy là thiền sư Pháp Ðăng giảng và giao cho việc nghiên cứu kinh Kim Cương làm đối tượng tu học từ lúc còn nhỏ, trở thành người đầu tiên chuyên trì tụng kinh Kim Cương, trước ngũ tổ Hoằng Nhẫn (đắc pháp với Ðạo Tín năm 630) và lục tổ Huệ Năng (biết tới kinh Kim Cương khoảng năm 670, bốn năm trước khi Hoằng Nhẫn tịch). Lê Mạnh Thát ( LSPGVN 2, tr.112) cho rằng hệ tư tưởng của dòng thiền Pháp Vân được Thanh Biện làm cho trở thành hoàn chỉnh. Theo ông, cho tới thập niên 660, Trung Quốc chỉ có hai trung tâm Thiền lớn là trung tâm Ngưu Ðầu của thiền sư Pháp Dungtrung tâm Huỳnh Mai của ngũ tổ Hoằng Nhẫn. Tại nước ta, cũng có hai trung tâm Thiền lớn mỗi đợt đào tạo hàng trăm thiền sưtrung tâm Pháp VânPhật Tích.
Vua Trần Thái Tông ngộ đạo do đọc kinh Kim Cương. Kinh Kim Cương vào thời Hậu Lê, từ sau Lê Lợi, trở thành đề tài thi bắt buộc trong những cuộc khảo hạch tăng sĩ.
Năm 665 Pháp sư Ðại Thừa Ðăng từ Trường An (kinh đô Trung Quốc) qua Ấn Ðộ cầu pháp. Tiểu sử của ông được pháp sư Trung Quốc Nghĩa Tịnh ghi lại trong bộ Ðại Ðường Tây Vức Cầu Pháp Cao Tăng Truyện. Bộ này ghi chép các sự kiện về hơn 60 vị cao tăng từ các nước phương Ðông qua Ấn Ðộ cầu pháp từ năm 650 trở đi. Trong số này có 6 cao tăng từ nước ta: Trí Hành, Ðại Thừa Ðăng, Giải Thoát Thiên, Huệ Diệm, Vận Kỳ và Khuy Xung.
Ðại Thừa Ðăng, người Ái Châu (Thanh Hóa), theo cha mẹ qua Thái Lan, có lẽ xuất gia tại đây.

Năm 645

qua kinh đô Trường An của Trung Quốc, thọ đại giới với Tam Tạng Pháp Sư Huyền Tráng (600- 664). Trong số 75 bộ kinh do Huyền Tráng dịch, ông góp công tới 7 phần tám với tư cách bút thọ. Bút Thọ là người chép và chỉnh lại những câu văn dịch sao cho vừa tôn trọng nguyên tác chữ Phạn vừa hợp với văn pháp chữ Hán. Sau khi Huyền Tráng (còn gọi là Huyền Trang) tịch, ông xin qua Ấn Ðộ cầu pháp. Ông gặp Nghĩa Tịnh tại Ấn Ðộ năm 671. Ông tịch tại chùa Niết Bàn ở thành Câu Thi Na (Kasia, Ấn Ðộ).
Trong khoảng thời gian 663- 667, Giao Châu mất mùa lớn, người vật đều đói khổ. Nhà sư người nước Khương Tăng Già Bạt Ma được vua Ðường phái qua nước ta hái thuốc, thấy dân ta đói khổ, cứ lo kiếm thức ăn uống giúp người mà nước mắt thương xót ứa ra hoài, được gọi là Thường Ðề Bồ Tát ( Bồ Tát Hay Khóc)

Năm 791

PHÙNG HƯNG quê ở Sơn Tây khởi nghĩa chiếm phủ thành chống lại chế độ đô hộ hà khắc của nhà Ðường. Dân chúng coi như cha mẹ, tôn là Bố Cái Ðại Vương. Ðược vài tháng, ông bị bệnh mà mất, con ông là Phùng An được tôn lên thay. Lê Mạnh Thát (LSPGVN 2, tr. 276) cho rằng Phùng Hưng đã phong chức Cung Phụng cho nhà sư trí thức ÐỊNH KHÔNG (729- 808) và cử qua kinh đô Trường An giảng đạo cho hoàng đế Trung Quốc Ðức Tông Lý Quát là người hâm mộ đạo Phật. Cung Phụng là một chức vụ nằm trong bộ tham mưu thân cận nhà vua. Trong thời gian này, có thể các nhà sư Duy Giám và Nhật Nam cũng được cử qua Trung Quốc giảng kinh cho vua Ðường nhiều lần. Ba vị sư này đã được các danh sĩ Trung Quốc thời đó ca ngợi về công phu tu tập và sở học.
Sự kiện các lãnh tụ dân tộc khởi nghĩa chống lại ách đô hộ của Trung Quốc trong những thế kỷ đầu như Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Lý Bôn, Phùng Hưng dù làm vua không lâu vẫn được dân chúng sùng bái qua nhiều thế hệ cho tới ngày nay là điểm đặc sắc của lịch sử VN cần được nghiên cứu nghiêm chỉnh.

Năm 820

Thiền sư VÔ NGÔN THÔNG từ Trung Hoa sang Giao Châu, tới chùa Kiến Sơ lập phái thiền Vô Ngôn Thông. Chùa Kiến Sơ vào thời này là ngôi chùa mới lập, do thiền sư trẻ tuổi Cẩm Thành (tịch năm 860) dựng. Theo Lê Mạnh Thát (LSPGVN 2, tr. 352), có thể thiền sư Cẩm Thành theo học tại đạo tràng lớn Chúng Thiện do thiền sư Pháp Hiển (truyền thừa đời thứ 1 dòng Tỳ Ni Ða Lưu Chi) thành lập. Lúc đó nước ta dưới quyền đô hộ của nhà Ðường, một chế độ được coi là hà khắc nhất trong gần ngàn năm nước ta bị Trung Quốc đô hộ.
Vô Ngôn Thông (tịch năm 826) tu học với thiền sư Bách Trượng (779- 803, là người soạn bộ quy chế đầu tiên cho các thiền viện, gọi là Bách Trượng Thanh Quy. Hiện nay, nhiều chùa và tự viện lớn của VN vẫn áp dụng Bách Trượng Thanh Quy). Ông ít nói, nhưng thông minh hiểu biết mau nên có danh hiệu Vô Ngôn Thông hay Thông Thiền sư.
Tông chỉ của phái thiền Vô Ngôn Thông nhắm vào đốn ngộ, tức Tâm tức Phật, không có đối tượng của giác ngộ, nhấn mạnh vào tự lực tự tiến, sử dụng "thoại đầu". Nhiều thiền sư trong thiền phái Vô Ngôn Thông chuyên trì kinh Viên Giác, một kinh dạy về phương pháp đốn ngộ. Các kinh Bát NhãPháp Hoa cũng được các thiền sư phái này sử dụng nhiều.
Thoại đầu là câu nói hay mẩu đối thoại có tác dụng thúc đẩy hay làm phát khởi sự đạt ngộ. Thiền sư Quy Sơn (Trung Quốc, 771- 853) đồng thời với Vô Ngôn Thông, là những người đầu tiên dùng "thoại đầu" để dạy đệ tử. Cả hai đều là đệ tử của thiền sư Bách Trượng. Gần đây, thiền sư Duy Lực (1922- 1999) là người tiếp nối dùng phương pháp "thoại đầu" tại hệ thống thiền đường Từ AÂn ở Việt Nam và California.
Phái thiền Vô Ngôn Thông truyền tới thiền sư Tiêu Diêu và Nhất Tông quốc sư được 17 đời. Ðệ tử nổi tiếng của Tiêu Diêu là Tuệ Trung Thượng Sĩ. Ðệ tử nổi tiếng của Tuệ Trung Thượng SĩTrần Nhân Tông, trở thành sơ tổ dòng thiền Trúc Lâm. Các đệ tử của phái Vô Ngôn Thông như các thiền sư Giác Hải, Không LộNguyện Học chịu ảnh hưởng khá rõ của Mật Giáo.

Năm 860- 873

triều đại vua Ðường Ý Tông, Trung Quốc. Vua sai thái sử Cao Biền làm An Nam Ðô Hộ, với sứ mạng chính là đi "yểm" 19 chỗ để Giao Châu không thể nào thoát khỏi kiếp nô lệ. Cao Biền báo cáo hoàn tất công tác 18 chỗ bằng cách đào bới nhưng không thể nào "yểm" được núi Tản Viên. Ðồng dao VN có những câu ám chỉ sự kiện này như lẩy bẩy như Cao Biền dậy non hoặc núi Tản Viên thắt cổ bồng lại có thánh sinh. Cao Biền viết nhiều sách về địa lý phong thủy còn truyền lại tới ngày nay.
Sự cai trị của nhà Ðường ở Giao Châu khắc nghiệt hơn bất cứ thời đô hộ nào khác. Nhà Ðường tìm mọi cách ngăn chận sự phát triển về học thuậtvăn hóa của Giao Châu. Cho nên chỉ có những nhà sư ở nước ta mới có điều kiện thông hiểu Nho học. Họ do đó sẽ đóng vai trò tham mưu quan trọng cho các chính quyền nước ta sau khi thu hồi được độc lập vào thế kỷ sau.
Năm 906 nhân nhà Ðường suy yếu, KHÚC THỪA DUï một hào trưởng quê ở Hải Dương nổi lên, thái thú Tăng Cổn phải bỏ trốn. Nhà Ðường phải phong họ Khúc làm Tiết Ðộ Sứ . Năm sau, Khúc Thừa Dụ qua đời, con là Khúc Hạo lên thay. Ông sửa sang lại nền hành chánh khoan dung mà dản dị nên dân chúng ca tụng như "được sống lại", cho thấy sự đô hộ của nhà Ðường vô cùng hà khắc. Bên Tầu, nhà Hậu Lương (907- 951) thay nhà Ðường toan cử quân sang đánh chiếm Giao Châu mà không dám. Năm 917, Khúc Hạo mất, nhà Lương phong chức Tiết Ðộ Sứ cho con ông là Khúc Thừa Mỹ. Năm 923, Khúc Thừa Mỹ bị vua Nam Hán là Lưu Cung bắt, rồi thả ra. Nam Hán đô hộ Giao Châu được 8 năm thì bị tướng của Khúc Hạo là Dương Diên Nghệ nổi lên đánh đuổi, năm 931 lên làm Tiết Ðộ Sứ. Năm 937, Dương Diên Nghệ bị một nha tướng là Kiều Công Tiễn cướp quyền. Con rể của Dương Ðình Nghệ là Ngô Quyền đánh đuổi được Kiều Công Tiễn. Y chạy sang Tầu cầu cứu nhà Nam Hán. Vua Nam Hán huy động toàn lực dưới quyền chỉ huy của thái tử Hoằng Tháo tấn công Giao Châu. Ngô Quyền đánh tan quân Nam Hán trên sông Bạch Ðằng, giết Kiểu Công Tiễn và thái tử Hoằng Tháo. Năm 939, ông xưng vương, đóng đô ở thành Cổ Loa (Phúc Yên).

Năm 969

vua Ðinh Tiên Hoàng (968- 980) phong cho thiền sư NGÔ CHAÂN LƯU (930- 1011) làm Tăng Thống. Năm 971 vua phong TRƯƠNG MA NI làm Tăng Lục và ban hiệu KHUÔNG VIỆT Ðại Sư cho Ngô Chân Lưu. Chức Tăng ThốngTăng Lục ở nước ta bắt đầu từ đấy. Tăng thống là người thống lãnh sư sãi, đứng đầu Phật giáo. Như vậy sau khi dẹp xong 12 sứ quân trong vòng 2 năm và thống nhất đất nước, Ðinh Tiên Hoàng thống nhất Phật giáo Việt Nam, tổ chức thành giáo hội liên hệ với chính quyền và xã hội. Sau này vào thời Lý có thêm những chức Tăng Chính, Ðại Hiền Quan (Nguyễn Lang, VNPGSL 1, tr. 212). Theo Nguyễn Lang (VNPGSL 1), Tăng Lục là người phụ trách văn thư giấy tờ, trông coi tăng sự và ghi chép, làm công việc như sử quan trong giáo hội.
Ðinh Tiên Hoàng thuở hàn vi đánh cá, thường ngủ trọ ở chùa Giao Thủy (Hoa Lư).
Tăng Thống Ngô Chân Lưu thuộc phái Vô Ngôn Thông, sau này khi nhà Tiền Lê thay thế nhà Ðinh (năm 980), ông càng được vua Lê Ðại Hành (980- 1005) kính trọng. Năm 987 vua sai ông ứng đáp sứ nhà Tống là Lý Giác. Người đi đón Lý Giác là thiền sư Pháp Thuận. Vua còn sai Khuông Việt Ðại Sư viết khúc nhạc Ngọc Lang Qui để tiễn phái bộ nhà Tống ra về. Ông cũng được vua Lê Ðại Hành hỏi ý kiến về nhiều việc triều chính. Lê Mạnh Thát (LSPGVN 2, tr. 444) cho rằng dưới triều vua Ðinh Tiên Hoàng và Lê Ðại Hành, Ðại Sư Khuông Việt thực sự là thái sư (tể tướng).

Năm 973

ÐINH LIỄN, tước Nam Việt Vương con của Ðinh Tiên Hoàng, cho dựng 100 tràng kinh (là trụ đá hình bát giác cao từ 50 tới 80 phân ) khắc kinh Phật Ðảnh Tôn Thắng Ðà La Ni ở Hoa Lư, kinh đô của nhà Ðinh. Năm 979 ông lại cho dựng thêm 100 cột kinh nữa, cũng tại Hoa Lư, để cầu giải thoát cho em là Ðinh Hạng Lang (bị ông giết vào đầu năm vì tội không trung hiếu với cha và anh), cầu cho cha mình là vua Ðinh Tiên Hoàng được sống lâu và bản thân mình được lộc vị bền vững. Tháng 10 năm 979 ông và vua Ðinh Tiên Hoàng bị tên Ðỗ Thích giết. Hoàng hậu Dương Vân Nga mưu cùng một số quan đưa Lê Hoàn lên làm vua, lập triều đại nhà Tiền Lê. Những cột kinh này được phát hiện vào đầu năm 1963.
Kinh Phật Ðảnh Tôn Thắng Ðà La Ni đã được hòa thượng Thích Thiền Tâm dịch ra tiếng Việt trước năm 1975. Theo Lê Mạnh Thát (LSPGVN 2, tr. 429), bản kinh do Ðinh Liễn sai khắc trung thực, đầy đủ hơn các bản Hán dịch công bố trong Ðại Chính Tân Tu Ðại Tạng Kinh. Bản kinh này là một bài chú của Mật Giáo, được trì niệm trong thiền đường Trung Quốc từ thế kỷ 8. Năm 776, vua Ðường Ðại Tông ra lệnh toàn bộ tăng ni phải tụng 21 biến bài chú này và phải báo cáo tổng kết mỗi năm vào ngày 1 tháng giêng.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 4484)
Hạnh phúc là khát vọng của nhân loại muôn đời, một trong “tiêu chí” có tính phổ quát nhất vượt hết thảy các gián cách về văn hóa, dân tộc và biên giới không gianthời gian.
(Xem: 2678)
Phân hóa là một hiện tượng tất yếu trong cuộc sống. Phân hóa để tăng trưởng, phân hóa để phát triển, phân hóa để hủy diệt, phân hóa để biến thái…
(Xem: 5094)
Theo truyền thống sách vở, hình như gắn liền với Thiền là trà, chớ không phải cà phê.
(Xem: 3737)
Cuộc sống trôi nhanh về phía cái chết, như điệu nhảy của vũ công, tia chớp trên bầu trời, hay dòng thác đổ
(Xem: 3788)
Bốn chân líchân lí về khổ, về nguồn gốc, về diệt tận và về đạo lộ.
(Xem: 3146)
Bài này trích dịch từ Quý San năm 2019 có chủ đề “Buddhadharma: The Practitioner’s Quarterly,” đăng ngày 14 tháng 5 năm 2019 trên trang mạng Lion’s Roar.
(Xem: 4022)
Ngày xưa Đức Phật trong suốt 45 năm giáo hóa tại khu vực rộng lớn dọc theo hai bên bờ Sông Hằng ngài chỉ sử dụng mỗi một phương tiện duy nhất là đi bộ.
(Xem: 4948)
Thế giớichúng ta đang sống là thế giới của dục vọng. Mọi chúng sanh được sinh ra và tồn tại như là một sự kết hợp của những dục vọng.
(Xem: 3453)
Tất nhiên đã làm người thì phải chịu khổ đau nhiều hay ít tùy thuộc vào trạng thái tâm lý, sự cảm thọnhận thức của mỗi người.
(Xem: 6608)
Trong cuộc đời mỗi người ai cũng có một dòng tộc huyết thống, người đời thì có huyết thống gia đình, người xuất gia thì có huyết thống tâm linh.
(Xem: 3909)
Trong kinh Phật dạy, “cái khổ lớn nhất của con người không phải do thiếu ăn, thiếu mặc, làm con trâu, con bò, kéo cày, kéo xe, chưa chắc là khổ;
(Xem: 3143)
Nói “thời chiến” nơi đây là nói về thời Đệ Nhị Thế Chiến. Có một phần chưa được khảo sát tận tường, chưa được biết rộng rãi trong lịch sử Đạo Phật tại Hoa Kỳ: đó là một thời chiến tranh trong thế kỷ 20
(Xem: 3056)
Con người luôn luôn bị cái tôi và cái của tôi thống trị, do đó đời sống của nó bị giới hạnđè nặng bởi cái tôi và cái của tôi.
(Xem: 2890)
Bà La Môn Giáo là một Đạo giáoxuất xứ từ Ấn Độ và Đạo nầy đã tồn tại ở đó cho đến ngày nay cũng đã trên dưới 5.000 năm lịch sử.
(Xem: 5769)
Tưởng tri, thức tri và tuệ tri được đức Phật chỉ ra nhằm mục đích phân biệt rõ các cấp độ nhận thức về sự vật hiện tượng.
(Xem: 4542)
Đức Phật không phải là một nhà chính trị theo nghĩa cổ điển, càng không phải là một nhà cách mạng hiểu theo phong cách của chữ nghĩa hôm nay.
(Xem: 3432)
Cái gì chưa biết, gặp lần đầu thấy cũng lạ. Cái gì chưa học, gặp lần đầu thấy cũng lạ. Cái gì chưa biết nói, học nói lần đầu thấy cũng lạ...
(Xem: 2823)
Cuộc sống, nhìn quanh đâu cũng thấy Thật. Bạo động cũng có thật, giả dối cũng là thật, tham dục cũng hiện hữu thật,sợ hải cũng có thậ ….
(Xem: 3234)
Thời nào cũng vậy, xã hội luôn có những biến đổi và khủng hoảng, chính sự đổi thay giúp điều mới mẻ ra đời hoặc phải diệt vong, như một hệ quả duyên khởi.
(Xem: 4352)
Tại Việt Nam, đại đa số các Chùa Bắc Tông đều có Tổ đường để phụng thờ chư liệt vị Tổ sư, Tổ khai sơn ngôi chùa đó và chư hiền Thánh Tăng.
(Xem: 5591)
Phật cũng nhắn nhủ: “Quý vị phải thực tập làm hải đảo tự thân, biết nương tựa nơi chính mình mà đừng nương tựa vào một kẻ nào khác.
(Xem: 6522)
Ở cấp độ đầu tiên của tu tập, trong bản chất con người, việc dâm dục sẽ bắt nguồn cho việc luân hồi (saṃsāric),
(Xem: 3632)
Ngài Huệ Khả xin Sơ Tổ Thiền Tông Bồ Đề Đạt Ma dạy pháp an tâm. Tích này có thể nhìn từ Kinh Tạng Pali ra sao?
(Xem: 4462)
Phật Giáo - Một Bậc Đạo Sư, Nhiều Truyền Thống - Đức Đạt Lai Lạc Ma đời thứ 14, Ni sư Thubten Chodren
(Xem: 4503)
Nhận thức luận trongTriết học cổ điển Ấn-độ và trongTriết học Phật giáo - Gs Nguyễn Vĩnh Thượng
(Xem: 3911)
Kinh Phật dạy có nhiều cách giải nghiệp. Sau đây là trích dịch một số kinh liên hệ tới nghiệp và giải nghiệp.
(Xem: 3336)
Hoàng đế A Dục chấp nhậnquốc giáo rồi đem vào Tích Lan và các nước lân cận, Phật giáo phát triển nhanh chóng ở Đông phươngcuối cùng trở thành tôn giáoảnh hưởng nhất trên thế giới.
(Xem: 4489)
Sự kiện cho kinh này, nói ngắn gọn, theo luận thư, là vì: thành phố Vesali bị nạn dịch, gây chết chóc, đặc biệt với người nghèo. Vì xác chết nằm la liệt, các vong hung dữ bắt đầu quậy phá thành phố...
(Xem: 5928)
Nhiều Phật tử tuy nói là tu theo Đại thừa nhưng thật ra rất ít người biết rõ tông chỉ của Đại thừa hoặc chỉ biết sơ sài, nên việc tu hành không đạt được kết quả.
(Xem: 5749)
Trong các kinh điển có nhiều định nghĩa khác nhau nhưng chữ Niết Bàn (Nirvana) không ngoài những nghĩa Viên tịch (hoàn toàn vắng lặng),
(Xem: 3565)
Nói đến giáo dục chính là xu hướng vươn lên của con người trong lý tính duyên sinh, nhằm đạt thành chân - thiện - mỹ cho cuộc sống chung cùng
(Xem: 4594)
Tinh túy của đạo Phật là: nếu có khả năng, ta nên giúp đỡ người khác; nếu không thể giúp họ, thì tối thiểu nên hạn chế việc gây hại cho họ.
(Xem: 4387)
àm thế nào để các lậu hoặc đoạn tận lập tức? Nghĩa là, không cần trải qua thời gian. Cũng không cần tu Tứ niệm xứ hay Tứ thiền bát định.
(Xem: 4443)
Các pháp không tự sinh Cũng không do cái khác sinh. Không do sự kết hợp cũng chẳng nhân nào sinh. Tất cả đều vô sinh.
(Xem: 4195)
Tới cuối kinh này, Đức Phật dạy về pháp Niết Bàn tức khắc, ngay trong hiện tại, giải thoát ngay ở đây và bây giờ.
(Xem: 4507)
Tôn giáo nào cũng có những nhà truyền giáo, phát nguyện rao giảng những điều mà họ tin là mang đến hạnh phúc cho nhân loại.
(Xem: 8094)
Ấn-độ là một bán đảo lớn ở phía Nam Châu Á. Phía Đông-Nam giáp với Ấn-độ dương (Indian Ocean), phía Tây-Nam giáp với biển Á-rập ( Arabian Sea).
(Xem: 3860)
Nguyên bản: The Inner Structure, Tác giả: Đức Đạt Lai Lạt Ma, Anh dịch và hiệu đính: Jeffrey Hopkins, Ph. D., Chuyển ngữ: Tuệ Uyển
(Xem: 5640)
Thái tử Siddharta Gautama là người đầu tiên đã nghĩ rằng Ngài đã đạt được Giác ngộ. Ngài đã trở thành vị Phật lịch sử. Rồi Ngài đã đem những điều mình giác ngộgiáo hoá cho chúng sanh.
(Xem: 5090)
Căn Bản Hành Thiền - Bình Anson biên dịch 2018
(Xem: 6720)
Luận Duy thức tam thập tụng này được viết với mục đích khiến cho những ai có sự mê lầm ở trong nhân vô ngãpháp vô ngã mà phát sinh ...
(Xem: 6101)
Ba địa mỗi địa mười, Năm phiền não, năm kiến, Năm xúc, năm căn, pháp, Sáu: sáu thân tương ưng.
(Xem: 5868)
Bất cứ sắc gì thuộc quá khứ, vị lai, hiện tại;thuộc nội phần hay ngoại phần, thô hay tế, hạ liệt hay thắng diệu, xa hay gần, mà dồn chung lại, tổng hợp thành một khối. Gọi chung là sắc uẩn.
(Xem: 5655)
Kính lễ Nhất thiết trí, Vầng Phật nhật vô cấu, Lời sáng phá tâm ám Nơi nhân thiên, ác thú.
(Xem: 6131)
Trong cách nghĩ truyền thống, Tứ Thánh đế (Cattāri Ariyasaccāni) được xem là bài pháp đầu tiên khi Đức Phật chuyển pháp luân độ năm anh em Kiều-trần-như.
(Xem: 6655)
Suốt kinh Pháp hội Pháp giới Thể tánh Vô phân biệt, Bồ tát Văn-thù-sư-lợi là người thuyết pháp chính, Đức Phật chỉ ấn khả và thọ ký...
(Xem: 4876)
An cư” là từ không còn xa lạ đối với tín đồ Phật giáo; tuy nó không có nghĩa “an cư lạc nghiệp” của đạo Nho, nhưng khía cạnh nào đó, “lạc nghiệp” mang nghĩa...
(Xem: 5454)
Trung luận, còn gọi là Trung quán luận, bốn quyển, Bồ-tát Long Thọ trước tác kệ tụng, ngài Thanh Mục làm Thích luận, được dịch ra chữ Hán ...
(Xem: 6272)
Khi khảo sát về PHÁT BỒ-ĐỀ TÂM, chúng tôi tự nghĩ, chúng ta cần phải biết Bồ-Đề là gì? Bồ-Đề Tâm là thế nào?
(Xem: 3679)
Trước tiên là về duyên khởi của Kinh Diệu Pháp Liên Hoa. Theo truyền thuyết, Kinh này được Phật giảng vào lúc cuối đời, được kết tập trong khoảng năm 200.
(Xem: 5289)
Phật và chúng sinh thật ra vẫn đồng một thể tánh chơn tâm, nhưng chư Phật đã hoàn toàn giác ngộ được thể tánh ấy.
(Xem: 10342)
Khi khảo sát về PHÁT BỒ-ĐỀ TÂM, chúng tôi tự nghĩ, chúng ta cần phải biết Bồ-Đề là gì? Bồ-Đề Tâm là thế nào? Phát Bồ-Đề Tâm phải học theo những Kinh, Luận nào?
(Xem: 5976)
Cúng dườngnuôi dưỡng khiến Tam Bảo hằng còn ở đời. Tất cả những sự bảo bọc giúp đỡ gìn giữ để Tam Bảo thường còn đều gọi là cúng dường.
(Xem: 9190)
Bốn cấp độ thiền định hay tứ thiền là bốn mức thiền khi hành giả thực hành thiền có thể đạt được.
(Xem: 6285)
Một bào thai sở dĩ có mặt trên cuộc đời này ngoài yếu tố chính là do cha mẹ sinh ra, còn là kết quả của một tiến trình không đơn giản.
(Xem: 5849)
Đạo Phật là nguồn sống và lẽ sống của con người, là cương lĩnh cho nhân thế. Với sứ mạng thiêng liêng cao đẹp ấy, đạo Phật không xa lìa thực thể khổ đau của con người.
(Xem: 7320)
Mục đích của Đạo Phậtdiệt khổ và đem vui cho mọi loài, nhưng phải là người có trí mới biết được con đường đưa đến an lạchạnh phúc
(Xem: 7163)
Người ta thường nói đạo Phật là đạo của từ bitrí tuệ. Đối với nhiều người Phật tử, từ bi là quan trọng hơn cả, và nếu khôngtừ bi thì không có đạo Phật.
(Xem: 5067)
Các nhà khảo cổ đang nghiên cứu tại Nepal đã phát hiện bằng chứng về một kiến trúc tại nơi sinh ra Đức Phật có niên đại thế kỷ thứ 6 trước công nguyên.
(Xem: 7937)
Theo Đức Phật, tất cả những vật hiện hữu đều biến chuyển không ngừng. Sự biến chuyển này thì vô thuỷ vô chung. Nguồn gốc của vũ trụ không do một Đấng Sáng tạo (Creator God) tạo ra.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant