Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới
Bài Mới Nhất

11. Vô thường

16 Tháng Mười Một 201000:00(Xem: 9438)
11. Vô thường

VÔ THƯỜNG

Người đời khi đã phát nguyện quy y Tam Bảo là họ đã an trú trong ngôi nhà Như Lai, vì đó là ngôi nhà an vui vĩnh viễn nhất. Chánh pháp Như Laihào quang chân lý, giúp cho chúng sanh phân định được đâu là tính chất mê muội, luân hồi và đâu là giác ngộ, giải thoát. Chánh pháp Như Lai còn soi sáng cho chúng sanh phá tan màn vô minh điên đảo để dứt trừ mọi sai lầm đau khổ. Cho nên trong kinh Pháp Cú có dạy:
"Vì sợ hãi bất an mà đến quy y thần núi, quy y thần cây, quy y miếu thờ thổ thần nhưng đó chẳng phải là chỗ nương dựa yên ổn, là chỗ quy y tối thượng. Ai quy y như thế khổ não vẫn còn nguyên. Trái lại quy y Phật, quy y Pháp, quy y Tăng, phát trí tuệ chân chính, hiểu thấu bốn lẽ mầu: biết khổ, biết khổ nhân, biết khổ diệt và biết tám chi Thánh đạo diệt trừ khổ não; đó là chỗ quy y an ổn, là chỗ quy y tối thượng. Ai quy y như vậy, giải thoát hết đau khổ".
Vì không nhận chân đúng lời Phật dạy, nên chúng sanh sống trong cảnh vọng tưởng mà khởi tà kiến: vô thường chấp là thường, vô ngã chấp là ngã, không thanh tịnh chấp là thanh tịnh, khổ đau chấp là an lạc, nên bị luân hồiđau khổ triền miên.

Tất cả mọi sự vật trong thế gian này đều phải biến chuyển không ngừng: chúng luôn luôn sanh, trụ, dị, diệt hoặc thành, trụ, hoại, không. Thế giới không một vật nào tồn tại vĩnh viễn và có thể đứng yên một chỗ; tất cả đều vô thường, không những vô thường trong từng năm, tháng, ngày, giờ mà còn vô thường trong từng sát-na sanh diệt.

Ðối với con người cũng vậy, hôm nay tóc còn đen nhánh, ngày mai soi gương lại đã thấy bạc đầu. Hôm nay làn da còn tươi láng, ngày mai đã thấy nếp nhăn nheo.

Vũ trụ, sơn hà, đại địa, dù rất to lớn khiến chúng ta tưởng lầm nó là kiên cố, nhưng thật ra nó cũng chịu sự biến hoại vô thường không kém. Hòn núi kia khi chúng ta chưa sanh nó đã có, đến khi chúng ta nhắm mắt nó vẫn còn. Chúng ta tưởng hòn núi đó là thường; cho đến của cải vật chất, nhà cửa chúng ta cũng tưởng lầm như thế. Vì tưởng lầm nên chúng ta quay cuồng trong vòng điên đảo, đem cái tâm tham, sân, si để giành giựt lấy những gì chúng ta cho là quý, là thường, là chân thật, nên mới gây ra biết bao đau khổ xấu xa, thậm chí đôi lúc còn giành giựt nhau từng đồng bạc, từng chút địa vị, từng lời ăn tiếng nói, từng bước đi, từng cử chỉ... Ðến như cái thân của chúng ta do tứ đại (đất, nước, gió, lửa) hợp thành, do năm uẩn (sắc, thọ, tưởng, hành, thức) cấu tạo nên, từ khi cha mẹ sinh ra cho đến khi nhắm mắt lìa đời, không biết bao nhiêu lần biến chuyển đổi thay cho đến các tế bào trong cơ thể chúng ta cũng thay đổi trong từng giờ, từng khắc mà chúng ta không hay, không biết.

Thân thể của mọi người đều vô thường như thế - Ðôi lúc chúng ta cũng biết như thế, nhưng chính chúng ta vẫn cứ mong thân của chúng ta tồn tại mãi mãi, tại vì lòng tham, chấp ngã, nên chúng ta thấy "ta" là quý hơn tất cả mọi người, chỉ có "ta" mới đáng được trọng vọng, khen ngợi, còn người khác thì không nên trọng vọng, khen ngợi. Chính là vì lòng chấp ngã, ích kỷ, ganh tỵ, tham lam của chúng ta mà ra.

Vả lại trong ta có những lúc tham, lúc giận, lúc si, nhưng cũng có những lúc từ bi, hỷ xả, tâm muốn bố thí giúp ích mọi người. Vậy nếu nói lúc tham là ta và lúc giận, lúc si, lúc bố thí, lúc từ bi, hỷ xả cũng là ta; thế thì, chính trong một bản thân ta hóa ra có không biết bao nhiêu cái ta. Thử hỏi trong những cái ta đó cái nào đích thực là ta? Khi ta tham lam thì cái tham đó thật là ta; khi ta giận, cái giận đó thật là ta, hay khi ta kiêu mạn, tật đố cái kiêu mạn, tật đố đó là ta? Nếu nói tham là ta thì ta sẽ là con người tham mãi không bao giờ thay đổi được! Nếu nói kiêu mạn, tật đố là ta, thì kiêu mạn tật đố không bao giờ thay đổi được! Nhưng không, dù có kiêu mạn, tật đố nhưng khi biết tu hành, phá trừ kiêu mạn, sống một cách khiêm tốn, thì có thể thay đổi được. Dù tham lam nhưng nếu hiểu được đạo lý thì cũng có thể chuyển đổi được lòng tham lam ra lòng bố thí.

Rõ ràng, tâm của chúng ta luôn luôn thay đổi, thân thể của chúng ta cũng thay đổi không ngừng, không có lúc nào thật là ta cả. Ngay trong giờ phút ta tự nghĩ ta đây là ta, thì lời nói ta đó cũng đã sai đi rồi. Bởi vì trong lúc ta nói ta đây, thì chính ảnh tượng mà ta tưởng là ta đó cũng đổi khác đi rồi. Tâm hồn ta giờ này không còn như giờ phút trước. Cho nên, vừa mới mở miệng nhắc đến cái ta thì cái ta đó đã bay đi mất. Thế mà vì không hiểu, cho nên cứ đinh ninh rằng: "Ta đây, ta quý hơn tất cả, muốn được tất cả mọi người tôn trọng, khen ngợi, và tuyệt đối không ai được chê ta hết. Nhưng ngược lại ta cũng không muốn tôn trọng và khen ngợi ai cả". Cái ta nó làm cho con người điên đảo, hẹp hòi như vậy đó.

Cho nên, chúng sanh đau khổ là vì vô ngã mà chấp là ngã, không ta mà chấp thật là ta. Ai biết nhìn kỹ thân thể của mình, qua pháp môn "Bất tịnh quán" như đức Phật đã dạy thì sẽ thấy toàn thân chất chứa những đồ bất tịnh, nếu bỏ lớp da ngoài thì ai cũng dơ bẩn như ai. Cái bất tịnh ấy đã có từ trong bào thai, và khi lọt lòng mẹ cũng đã bất tịnh rồi. Dù được trang điểm bao nhiêu cũng chỉ là cái thân bất tịnh, cho đến khi nhắm mắt tắt thở, nó cũng là bất tịnh. Ðối với cái thân bất tịnh này rõ ràng như vậy mà chúng ta không nhận thấy; ngược lại còn chấp cái thân này là tịnh, nên nâng niu, chiều chuộng, trau chuốtquá đáng. Vì mù quáng đối với thân vô thường, lại cho là thường nên con người luôn luôn đau khổ vì nó.

Ngày xưa có nàng Liên Hoa Sắc, khi nghe đức Phật dạy về đạo lý vô thường, rằng thân thể bất tịnh, chúng sanh bất tịnh, hữu tình bất tịnh, thì cô ta liền phát tâm muốn đi tu. Nhưng trên bước đường đi tu ngang qua một dòng sông, cô xuống sông rửa mặt, nhìn thấy bóng mình dưới nước có gương mặt quá đẹp, cô nghĩ thầm: "Mình đẹp như thế này mà đi tu thì uổng quá!" Cô bèn quay trở lại. Bạn bè gặp cô trở về bèn hỏi: "Tại sao trước kia chị phát tâm dõng mãnh, muốn đến đức Phật để cầu xin xuất gia, tu hành, bây giờ chị lại thối chí trở lui là thế nào?" Cô ta trả lời rằng: "Ôi! Tôi đẹp quá như thế này mà đi tu làm gì cho uổng!" Họ hỏi: "Vậy chị đẹp như thế nào?" Cô ta trả lời: "Tôi soi mặt dưới nước thấy cái bóng của tôi phản chiếu dưới đó, hết sức là đẹp".

Qua câu chuyện trên, chúng ta thấy rằng: Cái đẹp của cô ta chỉ là cái đẹp phản chiếu lại lòng tham đắm xác thân chứ đối với người khác chưa chắc đã đẹp, và đôi với loài cá dưới nước khi thấy bóng cô ta thì phải chạy trốn xa. Cô ta thấy cái bóng mình dưới nước cho là đẹp, vì nghĩ lầm cái thân là đẹp, không ngờ nó đang xấu, đang hủy hoại từ từ mà cô ta không biết không hay!

Cho nên trong kinh Xà Dụ, đức Phật dạy:

"Này các Tỷ-kheo, sắc là thường hay vô thường? Bạch Thế Tôn, vô thường. Cái gì vô thường là khổ hay lạc? Bạch Thế Tôn, khổ... Do vậy này các Tỷ-kheo, cái gì không phải của các ngươi, hãy từ bỏ thì sẽ đưa đến hạnh phúc an lạc lâu dài cho các ngươi." 
Trong bốn sự thậtđức Phật dạy, sự thật đầu tiên là khổ (dukkha). Ngài nói cuộc đời dù có vui mấy cũng chỉ là cái vui mong manh, rốt cuộc không thoát ly sự khổ được. Ngài dạy: Chúng sanh mang không biết bao nhiêu cái khổ trong người: sanh, già, bệnh, chết là khổ. Ðó là cái khổ thường tình ai cũng nhận thấy, cái khổ tự nhiên ai cũng mắc phải, hoặc ít hoặc nhiều không ai tránh khỏi. Nếu một em bé sanh ra không khổ thì nó đã không cất ba tiếng khóc oa oa oa khi mới lọt lòng. Nếu một người bịnh không khổ thì họ đã không rên xiết. Người già không khổ thì đã không than phiền mắt mờ tai điếc, và một người chết không khổ thì đã không ai khóc. Thế mới biết sanh khổ, già khổ, bệnh khổ, chết khổ là một sự thật hiển nhiênđức Phật đã từng tuyên bố. Ngoài cái khổ đó còn những cái khổ khác như: Những điều mình ưa, những người mình thích, những đồ vật mình ham muốn tưởng rằng đó là của mình, mình là cái đó, nó sẽ gắn liền với mình không bao giờ rời xa được. Nhưng vì hoàn cảnh, vì luật vô thường, những thứ đó nó rời khỏi tầm tay, không cách gì cầm giữ lại được. Ðó chính là ái biệt ly khổ.

Ðối với những người, những vật mình ghét, muốn tránh cho khuất mắt mà không thể tránh được; mình muốn lờ đi nhưng nó cứ hiện ra trước mặt. Trên một con đường, ai cũng muốn đi trên con đường sạch sẽ, có hoa thơm, cỏ lạ, không ai muốn đi trên con đường lầy lội, đầy gai góc hiểm độc ấy, muốn tránh nhưng bước đâu vướng đó, muốn né nhưng đi đâu vấp đó. Ðối với sự vật bên ngoài đã vậy, còn đối với người xung quanh, có người ta ưa thích, nhưng cũng có người ta ghét, ta không ưa vì lẽ này hay lẽ khác. Nhưng ở giữa hai cái ưa và không ưa đó cũng tạo nên một cảnh ghét mà phải gặp là khổ, cho nên tục ngữ ta có câu: "Ghét của nào trời trao của ấy". Bên này oán bên kia và bên kia oán bên này. Một khi đã oán nhau như vậy thì vũ trụ bao la trở thành thu hẹp lại một góc. Gặp một người oán ghét ta muốn tránh, nhưng tránh hoài đến nỗi hết muốn gặp mà cũng không sao tránh được. Vũ trụ bao la trong giờ phút này trở nên chật hẹp đến nỗi ta tưởng nó không còn một chỗ an toàn cho ta dung thân. Ðó là cảnh oán tắng hội khổ. Cảnh này nếu nằm trong gia đình, trong thân tộc, trong bản thân của mỗi người thì lại càng khổ hơn nữa.

Chúng sanh luôn luôn nuôi dưỡng lòng tham muốn và mong cầu, đối với cuộc đời này họ chưa một lần biết đủ, cảm thấy mình như một người thiếu thốn, họ tìm đủ mọi cách để ôm trọn thế gian này. Nhưng tiếc thay! Sự sống con người thật ngắn ngủi, một trăm năm không đủ bề dày thời gian để làm thỏa mãn lòng tham của họ, vì vậy họ chịu khổ đau suốt đờiham muốn nhiều mà nhận chẳng được bao nhiêu, gọi là cầu bất đắc khổ.

Dẫu có người cho rằng đời còn có nhiều thú vui chứ đâu phải khổ hết. Coi xi-nê, coi hát, bài bạc, rượu chè cũng vui, trúng số độc đắc hay làm quan cũng vui. Ðức Phật không phủ nhận điều đó, nhưng Ngài nói: Cái vui đó là cái vui mong manh trong đau khổ, cái vui còn vướng trong vô minh nghiệp chướng đưa đến khổ đau càng sâu dày thêm. Cho nên có một nhà thơ Việt Nam viết:

"Bể khổ mênh mông nước ngập trời
Khách trần chèo một chiếc thuyền chơi,

Thuyền ai ngược gió ai xuôi gió,

Ngẫm lại cùng trong bể khổ thôi".
Ngược gió hay xuôi gió, chiếc thuyền cũng ở trong biển mà thôi, không thể vượt lên trên biển được. Cho nên cái vui của con người trong cảnh trầm luân này là cái vui trong đau khổ của thế gian, chưa phải là cái vui giải thoát. Do thế, đức Phật nói đời là đau khổ, mặc dù chúng sanh cho đời là vui, rồi say đắm theo đời, không giờ phút nào rời khỏi, cho đến một ngày nào đó phải nhắm mắt tắt thở, bấy giờ mới hoảng hốt, khổ đau!

Nếu biết đem toàn tâm lực an trú trong Chánh pháp thì sẽ nhận rõ lời đó của đức Phật: tất cả sự vật là vô thường, chúng sanhvô ngã, thân thểbất tịnh, mọi sự lãnh thọ đều là khổ: dù là thọ khổ hay thọ vui, cũng đều ở trong vòng tương đối. Ðã ở trong vòng tương đối thì có sanh diệt, có sanh diệt tất nhiên lòng chúng ta không thỏa mãn, nên sanh ra đau khổ. Ðức Phật vì đại sự nhân duyên đó mà ra đời, để chuyển mê khai ngộ cho chúng sanh. Mục đích tu hành của người tu Phật là để chuyển nghiệp. Ngài dạy rằng: "Nghiệp dắt thế gian tới, nghiệp kéo thế gian đi, thế gian chuyển theo nghiệp, như bánh xe lăn theo chân con vật kéo xe". Con vật kéo xe đi vào trong con đường tối tăm mù mịt thì bánh xe cũng phải lăn theo. Chúng sanh lăn theo nghiệp cũng tương tự như thế. Mỗi người đều có những nghiệp riêng, nghiệp tốt thì làm cho con người tốt, nghiệp xấu thì làm cho con người xấu, nghiệp cao thượng thì trở thành con người cao thượng, và nghiệp thấp hèn thì trở thành con người thấp hèn. Tất cả đều do nghiệp. Nghiệp là bào thai, nghiệp là sở hữu, cho nên khi sanh ra, khi chết đi, ta cũng chỉ một mình đi theo nghiệp chớ không có ai đi theo ta hết. Không ai thay thế ta để đi theo trong khi ta sanh, già, bịnh, chết với cái nghiệp của ta mà thôi. Cái nghiệp luôn luôn đi theo ta như bóng theo hình. Những người tạo nghiệp lành thì có những người bạn lành cùng đi theo. Những người tạo nghiệp dữ thì có những kẻ oan gia thù hận đi theo. Người tạo nghiệp lành thì như mang bình cam lồ đi đây đi đó. Người tạo nghiệp ác thì như mang một bồ rắn độc bên mình, luôn luôn nơm nớp sợ hãi, đau khổ. Theo lời Phật dạy, con người là do nghiệp định đoạt tất cả. Vì vậy: "Con thiên nga chỉ bay được giữa hư không, người có thần thông chỉ bay được khỏi mặt đất; chỉ có bậc đại trí, đại hạnh dứt sạch nghiệp luân hồi mới bay được khỏi thế gian này" (Pháp Cú 175).

Bay khỏi thế gian này tức giải thoát, tự tại. Nên con người tu hành là để chuyển nghiệp. Chuyển nghiệp xấu thành tốt, vô minh ra giác ngộ, trầm luân ra giải thoát. Tóm lại, chuyển cái nghiệp của chúng sanh ra cái nghiệp của chư Phật, Thánh, Hiền. Khi chuyển nghiệp được rồi thì chính cái nghiệp đó nó trở thành một tòa lâu đài để nâng đỡ chúng sanh, giúp cho chúng sanh được an vui, giải thoát...


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 15488)
Đối với vũ trụ học Phật Giáo, vòng lưu chuyển của đời sống của một vũ trụtuần hoàn. Có một thời điểm hình thành (thành), một thời điểm trải qua (trụ), một thời điểm suy tàn...
(Xem: 13175)
Với trí tuệ của bậc toàn giác, Đức Phật đã chỉ ra chân lí của sự sống, rằng mọi loài sống trên trái đất này đều có quan hệ hữu cơ, gắn bó khăng khít với nhau...
(Xem: 19334)
Nghiệp là một trong các giáo lý căn bản của Phật giáo. Mọi việc khổ vui, ngọt bùi trong hiện tại của chúng ta đều do nghiệp của quá khứhiện tại chi phối.
(Xem: 24581)
Làm sao cái Biết nhận thức được tự tính không của đối tượng? Đối tượng mà ta nhận thấy (nhận biết của tâm) thật ra chỉ là thấy hình ảnh không của đối tượng mà thôi.
(Xem: 15717)
Chú Đại bi còn có những tên gọi sau: Thiên thủ thiên nhãn quảng đại viên mãn vô ngại đại bi tâm đà-la-ni, Quảng đại viên mãn đà-la-ni...
(Xem: 37800)
Có thể nói nguyên nhân sâu xathen chốt nhất của sự biến mất truyền thống Tăng bảo trong Phật giáo Nhật Bản hiện tạibản thể giới luật của Tăng không được coi trọng.
(Xem: 13456)
Theo truyền thuyết, không lâu trước khi nhập niết bàn, Đức Phật đã trả lời Ananda, thị giả theo hầu cận Phật nhiều năm, khi vị này xin Phật chỉ dẫn cách đối xử cho các vị tỳ kheo...
(Xem: 13063)
Tu hành Duy thứcđạt đến hai vô ngã bằng cách biết ngã và pháp không là gì ngoài sự biến hiện của tâm thức. Nói cách khác, ngã và pháp chỉvọng tưởng không thật.
(Xem: 17151)
Ý thức là cái hoạt động mạnh nhất ở nơi con người; cho nên, cái gì tốt đẹp nhất cũng như cái gì xấu xa nhất của con người đều do ý thức tạo ra. Cũng ý thức là cái thức biến đổi...
(Xem: 13180)
Đức Phật đến với cuộc đời không gì khác ngoài việc chỉ bày cho con người một nếp sống hạnh phúc an lạc. Những lời dạy của Ngài thật giản dị nhưng lại hết sức thiết thực...
(Xem: 17361)
Chữ Phật không phải là một danh từ riêng, mà là một danh hiệu. Trong truyền thống Phật giáo, có nhiều vị Phật trong quá khứ, hiện tại cũng như tương lai.
(Xem: 21605)
Đối với đạo Phật, học thuyết âm dương chỉ là tưởng tri của các học giả, không thể là chân lý. Vậy chân lý của đạo Phật là gì? Có thể gói gọn trong một chữ “Khổ”.
(Xem: 13200)
Ở trong Tứ thánh đế, Diệt thánh đếchân lý cứu cánh, là chân lý tuyệt đối, là chân lý duy nhất, là chân lý tối hậu được chứng nhập bằng Đệ nhất nghĩa trí.
(Xem: 14366)
Phật Giáo, nhấn mạnh vào tầm quan trọng của kinh nghiệm trực tiếp trong vấn đề nghiên cứu tâm lý học. Nếu chỉ chú trọng duy nhất vào lý thuyết thì sẽ đánh mất đi những điều căn bản.
(Xem: 12781)
Nhiều người muốn tạo sinh vì nhiều lý do khác nhau. Hoặc là họ muốn làm sống lại một người thân yêu đã chết. Hoặc là họ muốn mình trường sanh bất tử.
(Xem: 13639)
Phật giáo cho rằng sự li hợp thành bại của hết thảy việc người trên thế gian này, đều không tách rời nguyên tắc “Nhân duyên quả báo”, kệ nhân quả ba đời nói rằng...
(Xem: 28556)
Tác phẩm này là công trình nghiên cứu mang tính khoa học, nhưng nó có thể giúp cho các nhà nghiên cứu về Phật giáo tìm hiểu thêm về lịch sử Phật giáo...
(Xem: 23363)
Thế giớichúng ta đang sống luôn bất an, bất toàn và tạm bợ mà trong kinh A Di Đà gọi là trược thế... Thích Viên Giác
(Xem: 34345)
Thiếu CHÁNH KIẾN trong sự tu hành chẳng khác gì một kẻ đi đường không có BẢN ĐỒ, không có ÁNH SÁNG rất dễ bị dẫn dụ đi theo đom đóm, ma trơi.
(Xem: 28846)
Nguyễn Du cho chúng ta thấy rằng Cụ không những là một người am hiểu sâu xa về Phật giáo mà còn là một hành giả tu tập Thiền tông qua Kinh Kim Cương... Đại Lãn
(Xem: 32153)
Đức Phật khi còn tại thế đã luôn luôn từ chối việc dùng giáo lý để thỏa mãn khao khát kiến thức con người... Nguyễn Điều
(Xem: 11307)
Chỗ ấy chính là Niết Bàn Diệu Tâm Thật Tướng, Vô Tướng, là Như Lai tạng, là Chơn Như, tịch diệt... HT Thích Như Điển
(Xem: 11991)
Trong kinh A Hàm, Đức Phật đã chỉ dạy các đệ tử không nên để tâm rong ruổi đến những cảnh giới viễn vông xa rời thực tế. Phật pháp là những gì thân thiết...
(Xem: 26253)
‘Sự quyến rũ của Đạo Phật Trong Thế Giới Mới’ được tuyển dịch từ những bài viết và pháp thoại của nhiều bậc Tôn túc và các học giả Phật Giáo nổi tiếng thế giới...
(Xem: 17347)
Phật Giáo khuyên chúng ta phải luôn giữ sự chính xác và phải chú tâm đến từng cảm nhận của mình trong cuộc sống, trong mỗi tư duy, trong từng xúc cảm, và mỗi hành động của mình.
(Xem: 14508)
Ta có thể tìm thấy thông tin về bức hình trên của Phật Thích-ca trong hai tài liệu sau đây. Một là, trong tác phẩm Vrai Zen của thiền sư Taisen Deshimaru (1914-1982).
(Xem: 34439)
Không thể có một bậc Giác Ngộ chứng nhập Niết Bàn mà chưa hiểu về mình và chưa thấy rõ gốc cội khổ đau của mình.
(Xem: 13102)
Chuyển ngữ kinh không chỉ sẽ thuận lợi trong việc hoằng pháp, mà còn dễ dàng đưa giáo pháp Đức Phật vào nền văn hóa dân gian qua các dạng khác như chuyện cổ tích, ca dao...
(Xem: 12265)
Tóm lại Phật Giáo Nguyên ThủyPhật Giáo Đại Thừa không phải là hai "học phái" hay "tông phái" khác nhau, mà đúng ra chỉ là hai thái độ hay hai chủ trương tu tập khác nhau, và cùng tiến bước trên một Con Đường chung.
(Xem: 13387)
Sự tái sinh có đúng là một sự tiếp nối liên tục của nhiều kiếp sống sinh học khác nhau hay là trái lại đấy chỉ là các thể dạng tâm thần khác nhau có thể (hay không có thể)...
(Xem: 40490)
Đa số dân chúng là Phật tử thuần thành và số lượng tu sĩ khá đông đảo nên Miến Điện mệnh danh xứ quốc giáo với hai đường lối rõ rệt cho chư Tăng Ni: PHÁP HỌC (Pariyattidhamma) và PHÁP HÀNH (Patipattidhamma).
(Xem: 26898)
Tập sách nhỏ này, là một tập tài liệu vô cùng quí giá, do sự tham khảo các kinh sách của Đức Thế Tôn để lại với các tài liệu tác giả đã sưu tầm và tham quan tại một số địa phương...
(Xem: 14442)
Nếu chúng ta là người Phật tử thì ngày 23 tháng chạp không nên theo tập tục văn hóa mê tín dị đoan mua cá chép vàng về để giết hại cúng Ông Táo, việc làm ấy sai trái đạo lý...
(Xem: 13218)
Phật Giáo là một trong những tôn giáo đầu tiên có giáo đoàn cho ni giới (đại khái là nữ tu sĩ). Giáo đoàn này được thành lập năm năm sau khi Đức Phật thành đạo.
(Xem: 13439)
Phật giáo nhận thấy rằng tất cả mọi người và mọi chúng sanh đều phụ thuộc lẫn nhau. Mặc dù thân và tâm của mọi người khác nhau nhưng mọi người vẫn tương quan với nhau.
(Xem: 12506)
Phật giáo nhận thấy rằng tất cả mọi người và mọi chúng sanh đều phụ thuộc lẫn nhau. Mặc dù thân và tâm của mọi người khác nhau nhưng mọi người vẫn tương quan với nhau.
(Xem: 13114)
Với Duy thức học, mắt, tai… là các căn. Căn có hai phần, là “phù trần căn” và “thắng nghĩa căn”. “Phù trần căn” là năm giác quan mắt, tai… mà ta có thể nhận biết.
(Xem: 12291)
Phật giáo nói về sự khác nhau giữa cái “tôi’ quy ước (tục đế) và "cái tôi" không thật. "Cái tôi" quy ước là "cái tôi" có thể quy cho sự tương tục không ngừng của mỗi cá nhân...
(Xem: 11769)
Đạo Phật đã tồn tại và phát triển 2600 năm kể từ khi Đức Phật giác ngộ lúc 35 tuổi. Giáo lý của Ngài được đặc trên nền tảng Từ biTrí tuệ qua sự chứng nghiệm của Ngài.
(Xem: 12549)
Con người và loài thú đều giống nhau: đói thì kiếm ăn, khát thì kiếm nước uống, cũng đều duy trì bản năng sinh tồn như nhau... Thích Trí Giải
(Xem: 17647)
Những lời Phật dạy trong kinh chỉ giúp chúng sinh phá bỏ những hiểu biết tương đối, phá bỏ những kiến chấp sai lầm cố hữu, những vướng mắc lâu đời...
(Xem: 12184)
Cứu cánh của Phật giáo là sự Giác Ngộ, phương tiện giúp đạt được Giác NgộTrí Tuệ, và đối nghịch với Trí TuệVô Minh. Vậy muốn đạt được Giác Ngộ thì phải loại trừ Vô Minh.
(Xem: 12728)
Từ nhiều thông tin, cách thờ phượng và sự phát triển khác nhau, hiện nay đạo Phật dường như đang dần dần thâm nhập vào nền văn hóa của toàn thế giới.
(Xem: 18423)
An cư nghĩa là khoảng thời gian người xuất gia chuyên tâm tu trì lời Phật dạy hay còn gọi là thúc liễm thân tâm theo giáo phápgiới luật do Đức Phật tuyên thuyết.
(Xem: 14277)
Ý nghĩa tôn giáo của giáo lý Duyên khởi nhấn mạnh giáo lý về học thuyết của nghiệp (karma)- giải thích căn bản của sự đau khổ trong sự tồn tại của con ngườithế giới.
(Xem: 12975)
Dù có ánh nắng vàng rực rỡ hay không, sắc diện của Đức Thế Tôn vẫn như vầng trăng rằm. Đôi mắt dịu hiền từ bi tỏa rộng... Nguyên Siêu
(Xem: 11307)
Dựa theo tinh thần Phật giáo, do nhân duyên hòa hợp tất cả những nghiệp duyên từ trong những đời quá khứkiến tạo ra con người trong kiếp này.
(Xem: 12129)
Tâm ý không mang bản chất thương hay ghét, thích hay không thích. Tâm ý (mind) có nghĩa là “khả năng hiểu biết” (knowing faculty), “khả năng tri nhận” (cognizing faculty).
(Xem: 13444)
Một khi chánh trí kiến (right understanding) đã phân biệt được cái ảo giác về tự ngã (self created ego) rồi thì mối quan hệ sẽ trở nên thân hữuhuynh đệ hơn.
(Xem: 10822)
Chúng ta phóng sanh loài khác chính là phóng sanh cho chính chúng ta, chúng ta cứu giúp sự sống của người khác chính là cứu giúp sự sống của chính chúng ta.
(Xem: 11060)
Tiểu thuyết Hồn bướm mơ tiên xuất bản năm 1933 là cuốn tiểu thuyết mở đầu cho sự nghiệp sáng tác của nhà văn Khái Hưng... Hoàng Như Mai
(Xem: 10267)
Câu chuyện về các tôn giáo lớn của Ấn Độ bắt đầu tại vùng thung lũng Ấn Hà vào khoảng 2,500 năm trước công nguyên. Ở đó thổ dân Dravidian đã thiết lập nền văn minh Harappa cực thịnh...
(Xem: 28855)
Nền giáo học của Phật giáo có nội dung rộng lớn tận hư không pháp giới. Phật dạy cho chúng ta có một trí tuệ đối với vũ trụ nhân sinh, giúp chúng ta nhận thức một cách chính xác...
(Xem: 25232)
Mọi người đều biết là Đức Phật không hề bắt ai phải tin vào giáo lý của Ngài và Ngài khuyên các đệ tử hãy sử dụng lý trí của mình dựa vào các phương pháp tu tập...
(Xem: 26832)
Giáo lý đạo đức của Đại thừa được đề ra trong học thuyết về các ‘Ba-la-mật’ (pāramitā), khởi đầu là sáu, gồm: bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền địnhtrí tuệ ba-la-mật.
(Xem: 25726)
Thật vậy, trên bất cứ một khía cạnh nào, Đức Phật đều giữ cho tôn giáo của Ngài không bị vướng mắc vào những thứ cành lá chết khô của quá khứ.
(Xem: 18642)
Để thực hành lòng từ, trước nhất là bạn nên trực tiếp giúp đỡ họ nhu cầu về thức ăn, chỗ ở, thuốc men v.v… Nhưng điều đó chưa đủ, mà bạn cần phải ngăn chặn nguyên nhân...
(Xem: 22979)
Khi tại thế, Ðức Phật đi hoằng hóa nhiều nước trong xứ Ấn Ðộ, đệ tử xuất gia của ngài có đến 1250 vị, trong đó có Bà Ma Ha Ba Xà Ba Ðề...
(Xem: 34496)
Do tánh Không nên các duyên tập khởi cấu thành vạn pháp, nhờ nhận thức được tánh Không, hành giả sẽ thấy rõ chư hành vô thường, chư pháp vô ngã, cuộc đời là khổ.
(Xem: 32119)
Tất nhiên không ai trong chúng ta muốn khổ, điều quan trọng nhất là chúng ta nhận ra điều gì tạo ra khổ, tìm ra nguyên nhân tạo khổ và cố gắng loại trừ những nhân tố này.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant