Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới
Bài Mới Nhất

Phật Tánh Và Việc Trì Giữ Giới Hạnh

15 Tháng Mười 201300:00(Xem: 7009)
Phật Tánh Và Việc Trì Giữ Giới Hạnh


PHẬT TÁNH VÀ VIỆC TRÌ GIỮ GIỚI HẠNH 

Thanh Liên dịch sang Việt ngữ

 Các hậu quả của sự vô đạo đức thì dơ bẩn, như một tử thi.

 Chúng làm sinh khởi sự bận tâm của các bậc linh thánh và hủy diệt cội gốc đức hạnh.

 Những kẻ vi phạm đạo đức trở thành đối tượng của sự khinh thường.

 Đây là lời khuyên tâm huyết của tôi.

 

a_complete_guide_to_the_buddhist_pathKHI TA KHẢO SÁT giới luật tâm linh chi tiết hơn, ta nhận ra rằng ba thiện hạnh được kết hợp với hành động của thân – tránh sát sinh, trộm cắp, và tà dâm.

Không sát sinh. Thay vì sát sinh, hãy bảo vệtôn trọng đời sống của chúng sinh, đặc biệtcon người. Đây là một câu chuyện về người đã thệ nguyện không sát sinh:

Thuở xưa có một cặp vợ chồng hiếm muộn thiết tha cầu xin một đứa con. Cuối cùng, người mẹ mang thai và sinh ra một đứa bé trai dễ thương. Cha mẹ cậu bé và tất cả những người thân thuộc rất vui mừng, vì thế họ tổ chức một buổi lễ long trọng ở gần bờ sông. Trong buổi lễ, mọi người đều muốn chạm vào đứa bé và bế nó. Thật không may, khi một người đàn bà đứng ở gần con sông bế đứa bé, nó tuột khỏi tay bà và rơi xuống sông. Đứa trẻ không có nghiệp phải chết vào lúc ấy, vì thế nó chìm xuống nước, bị một con cá lớn nuốt chửng và nó vẫn sống ở trong bụng cá.

Không quá xa nơi đó là một ngôi làng nhỏ. Một người đánh cá ở ngôi làng này ngẫu nhiên đánh cá ở cùng con sông đó và bắt được một con cá lớn. Khi mổ bụng cá, ông ta sửng sốt khi thấy có một đứa trẻ còn sống. Trong làng có một cặp vợ chống hiếm muộn vì thế người đánh cá mang đứa trẻ lại cho họ. Cặp vợ chồng này nuôi dưỡng đứa trẻ thật tử tế và cẩn thận như con của họ.

Những tin tức về đứa trẻ kỳ diệu được tìm thấy trong một con cá lan rộng và cuối cùng lan tới ngôi làng của cha mẹ đứa bé, ở đó cha mẹ thực sự của nó biết được tin này. Người cha đi tới ngôi làng của người đánh cá và giải thích: “Cách đây không lâu, con tôi rơi xuống sông. Có lẽ đứa trẻ của ông chính là con của chúng tôi, vì thế cho chúng tôi xin lại.” Nhưng gia đình thứ hai không muốn đưa lại cho ông và nói: “Hẳn là con ông đã chìm dưới sông. Cho dù nó có bị cá nuốt, làm sao nó có thể sống được? Trong quá khứ, chúng tôi đã khẩn nguyện và cầu xin một đứa con. Đứa trẻ này là của chúng tôichúng tôi sẽ không giao nó cho ông.” Bởi không thể giải quyết bất đồng này, họ đi gặp nhà vua và xin vua dàn xếp việc tranh cãi.

Nhà vua lắng nghe mọi thông tin được dâng lên cho ngài rồi tuyên bố quyết định của mình: “Đứa trẻ này sẽ được cả hai bên cha mẹ nuôi dưỡng.” Như thế đứa trẻ may mắn có bốn cha mẹ, hai người mẹ và hai người cha nuôi dưỡng nó trong sự xa hoa. Khi đứa trẻ lớn lên và có thể tự quyết định cho bản thân, nó nói với bốn cha mẹ: “Sau khi được sinh ra, con rơi xuống sông và bị một con cá nuốt mất. Bởi điều đó, con bị một nỗi đau đớn hành hạ. Con không thể chịu đựng nỗi khổ đó được nữa, con phải thực hành Pháp. Xin cho con đi tới một tu viện bởi con muốn thoát khỏi sinh tửđạt được giác ngộ.” Được bốn cha mẹ cho phép, cậu trở thành một tu sĩthành công mỹ mãn trong việc thực hành Pháp.

Nghiệp mang lại những kết quả này như sau: Trong đời trước của đứa trẻ, nó đã cúng dường một đồng vàng cho một Đạo sư vĩ đại và nguyện không bao giờ sát sinh. Bởi hành động đó, cuộc đời của cậu bé được che chở và nó được bốn cha mẹ thương yêu nuôi dưỡng trong sự xa hoa. Cuối cùng, cậu bé đắc quả A La Hán.

Khi gặp những câu chuyện như thế này, ta cũng được thôi thúc để không sát sanh và xa rộng hơn nữa, bảo vệ mạng sống của chúng sinh.

Không trộm cắp và lừa dối: Mọi người đều yêu quý sức khỏecủa cải của họ, vì thế về phương diện pháp lý hay đạo đức, trộm cắp của người khác là điều không đúng đắn.

Không tà dâm: Đối với người tại gia, điều này có nghĩa là không thực hiện hoạt động tính dục có hại và đối với người xuất gia là tránh mọi hoạt động tính dục. Nhiều cặp vợ chồng ly dị một hoặc hai lần trong đời họ là hậu quả của những hoạt động tính dục sai trái của họ trong đời này hay những đời trước.

bốn thiện hạnh được kết hợp với lời nói: không nói dối, không nói lời chia rẽ, không nói lời thô lỗ khó nghe, và không bị cuốn hút vào sự chuyện trò vô ích.

Không nói dối. Hãy tránh nói dối, đặc biệt là những lời nói dối thuộc về tâm linh. Thay vào đó, hãy nói sự thật. Câu chuyện dưới đây cho ta thấy những kết quả của việc không nói dối:

Thuở xưa, có một vị vua ở Varanasi (Ba la nại) tên là Tsangjin. Hoàng hậu của ông hạ sinh một cô con gái, và họ ăn mừng sự ra đời của cô bé thật long trọng. Cô gái lớn lên, trở nên xinh đẹpthanh tú và được gọi là Con Gái Kashila Tuyệt đẹp. Tiếng tăm của cô lan đến sáu vương quốc lân cận. Tất cả sáu vị vua đều muốn cưới cô con gái cho con trai mình. Vua Tsangjin rất khó khăn để quyết định là nên chọn ai. Ông nghĩ: “Nếu ta trao con gái ta cho một vị thì tất cả những vị kia sẽ không bằng lòng.”

Một hôm, tất cả sáu hoàng tử cùng đến Varanasi cùng với đoàn tùy tùng đông đảo và tô điểm bằng những vật trang sức lộng lẫy. Vua Tsangjin đi đi lại lại trên tầng thượng trong sự muộn phiền và suy nghĩ nên làm gì trong hoàn cảnh tế nhị này. Cô con gái nhận ra tâm trạng phiền muộn của cha mình và hỏi lý do. Thân phụgiải thích: “Ta không biết phải làm gì hay xử sự với tình huống này ra sao. Cha của tất cả các hoàng tử mà ta không chọn sẽ tuyên chiến và tiêu diệt vương quốc của ta.” Cô nói: “Ồ, điều này không khó. Xin cha bảo cả sáu hoàng tử đến đây vào một ngày đặc biệt và con sẽ chọn người chồng của con.” Nhà vua vui mừng và báo cho các vị vua ý kiến của cô.

Vào ngày đã định, sáu hoàng tử đến cùng những vật trang sức lộng lẫy, đoàn tùy tùng tráng lệ, các ngai vàng và v.v.. Mỗi vị đều nghĩ mình sẽ là người được chọn. Không tô điểm bằng bất kỳ món trang sức nào, Kashila và đoàn tùy tùng của cô đến trước sáu hoàng tử. Bằng một giọng du dương và tuyệt diệu, cô nói: “Than ôi! Mọi loại thân xác giống như trò phô diễn của một nhà ảo thuật, chúng thật vô thường. Mọi sắc tướng giống như một cầu vồng sẽ biến mất không để lại một dấu vết. Đừng bám luyến vào những điều như thế. Thân thể này giống như đóa hoa mùa thu sẽ dễ dàng và không thể tránh khỏi sự phai tàn, vì thế đừng bám luyến vào nó. Vì sao quý vị coi thân thể này quan trọng quá mức như vậy? Sự tự phụ ghê gớm của quý vị trói buộc quý vị vào vương quốc; điều này sẽ đưa đến những cõi thấp. Việc tịnh hóa tánh kiêu mạn khiến hỷ lạc sinh khởi. Tôi không quan tâm đến những hoạt động sinh tử này. Là gia chủ trong luân hồi sinh tử là một nguyên nhân chính yếu của đau khổ. Đừng bám luyến vào điều này. Mọi của cải được tích tập đều hư huyễn; đừng ôm giữ nó như điều gì vĩnh cửu. Tôi đã quyết định không sống ở vương quốc này. Thay vào đó, tôi sẽ hiến mình cho Giáo phápthiền định trong cô tịch.” Sau khi nói những lời này, cô đi đến nữ tu việntrở thành một sư cô.

Sáu hoàng tử đó bị giọng nói du dương và tuyệt diệu của Kashila quyến rũ đến nỗi họ nghe theo lời cô. Nhờ uy lực của cô, họ cũng tuân theo Giáo pháp. Họ đã thành công trong việc thực hànhthoát khỏi mọi nguyên nhân của đau khổ.

Tránh làm cộng đồng chia rẽ. Đặc biệt là tránh chia rẽ Tăng đoàn. Thay vào đó, hãy cố gắng tạo sự hòa hợp cho người khác.

Tránh dùng lời thô lỗ, khó nghe. Thay vào đó, hãy nói năng dịu dàng. Câu chuyện dưới đây cho ta một ví dụ về những hậu quả có thể xảy ra của việc nói lời thô lỗ:

Thuở xưa, vào thời của Đức Phật, có một gia chủ sinh ra một con khỉ. Về sau, con khỉ trở thành một bé trai. Khi đứa bé trưởng thành, nó nhận ra bản chất của sinh tử và muốn trở thành một tu sĩ. Cậu cầu xin Đức Phật và Ngài cho phép cậu thọ giới xuất gia. Người thanh niên chân thành nghiên cứuthực hành Pháp, và đắc quả A La Hán. Sau đó tu sĩ này hỏi Đức Phật vì sao ông sinh ra làm khỉ mà lại biến thành một con người.

Đức Phật nói: “Nhiều đời trước, vào thời một vị Phật khác, con là một cậu bé đi theo một tu sĩ. Có lần hai người cùng du hành và đi đến một lạch nước. Vị tu sĩ nhảy qua bờ lạch và cậu bé nói: ‘Thầy giống một con khỉ nhảy thật giỏi.’ Vị tu sĩ quở trách con: ‘Đừng nói như thế! Khỉ là một con vật và con sẽ tạo ác nghiệp nặng nề bởi đã so sánh ta, một A La Hán, với một chúng sinh ở cõi thấp hơn.’ Là một cậu bé, con đã cảm thấy vô cùng hối tiếcchân thành xin lỗi. Mặc dù con không nói năng với sự giận dữ hay tiêu cực, con bị sinh làm khỉ trong năm trăm đời. Bởi con đã tạ lỗi, con biến thành con người trong mỗi lần sinh ra.”

Ta nên luôn luôn nhìn vào lời nói cũng như các hoạt động của thân và tâm ta. Ta phải vô cùng cẩn trọng với mỗi loại nghiệp mà ta tạo ra, dù lớn hay nhỏ. Ta không thể bỏ qua nghiệp ta đã gây ra cho dù được tạo lập từ một trăm kiếp trước, bởi nó sẽ không biến mất trừ phi được tịnh hóa. Khi đến lúc và các điều kiện cùng tụ hội, chắc chắn nghiệp đó sẽ hiển lộ.

Tránh chuyện trò vô ích. Thay vào đó, hãy nói những điều có ý nghĩađi vào vấn đề.

ba thiện hạnh được kết hợp với hoạt động của tâm: tránh tham muốn, tránh những tư tưởng hiểm độc và tránh các tà kiến.

Tránh tham muốn. Thay vì tham muốn, hãy thực hành sự hài lòng. Câu chuyện này liên quan đến người thành công trong việc tránh tạo ra lỗi lầm này:

Trước kia có một cậu bé sinh vào gia đình một thương gia thành đạt. Ngay khi cậu sinh ra, của cải và sự thịnh vượng của gia đình tăng trưởng, ngay cả mùa màng trong vùng đó cũng thịnh vượng một cách đặc biệt. Bởi những điều này, đứa bé được đặt tên là Lekye, Thiện Sinh. Một thời gian sau người cha chết, vì thế Lekye tốt lành đi vào lãnh vực thương mại để giúp đỡ gia đình. Trong khi du hành, anh mướn một căn phòng ở một thị trấn và ngủ ở đó. Người địa chủ xảo trá mang một pho tượng vàng ở nhà ông ta và dấu nó giữa hàng hóa của Lekye. Hắn dự định sáng hôm sau sẽ kết tội Lekye ăn cắp pho tượng vàng.

Nhưng vào ban đêm, cha của Lekye xuất hiện với anh trong giấc mơ và cảnh báo: “Xứ này không phải là một nơi yên bình. Con nên biết rằng địa chủ đã dấu một pho tượng vàng trong của cải của con. Hãy đưa pho tượng đó ra ngoài và dấu nó dưới đất.” Sau khi ra khỏi giấc mơ, Lekye trở nên tò mò và bắt đầu xem qua hàng hóa của mình. Anh thật ngạc nhiên khi thấy quả là có một pho tượng vàng trong đồ đạc của mình. Anh nhanh chóng dấu nó đi, như giấc mộng đã khuyên bảo. Đến sáng, người địa chủ nói: “Anh đã ăn cắp pho tượng của tôi.” Người thương gia phủ nhận điều này, và địa chủ yêu cầu kiểm tra tài sản của anh. Tất cả những người trong nhà tìm kiếm thật kỹ càng nhưng không thể tìm thấy nó. Lekye đóng gói lại tất cả của cảitrở về quê hương của mình. Những người dân làng lấy làm ngạc nhiên về tất cả những gì đã xảy ra cho anh.

Nguyên nhân của các sự việc này đến từ những đời trước của anh. Trong quá khứ, Lekye cũng được sinh làm con trai của một thương gia. Mặc dù bận bịu trong việc buôn bán, anh luôn luôn tránh tham lam, tư tưởng ác hại, xảo quyệt, và dối trá. Anh luôn luôn hài lòng với những gì đã nhận được và mãn nguyện với tất cả những gì mình có. Bởi đã thực hành theo cách này trong nhiều đời, anh luôn luôn thọ hưởng những cuộc đời thịnh vượngan bình.

Câu chuyện này có thể thôi thúc ta thực hành Pháp bằng cách giải thoát bản thân khỏi sự tham muốn và những tư tưởng ác hại. Ta nên luôn luôn hoan hỉnhận thức sâu sắc những gì ta có.

Tránh những tư tưởng hiểm độc. Thay vì suy nghĩ hiểm độc, hãy thực hành lòng từ và bi. Hiểm độc là một trong những ác hạnh rất dễ đưa đến sự tái sinh trong một cõi địa ngục. Câu chuyện dưới đây có liên quan đến người đã tránh được một tái sinh như thế:

Trước đây có một vị vua tên là Lekjin, được một thượng thư có nhiều tài năng phò tá. Một thời gian sau, vị vua và thượng thư bị chia rẽ vì sự xảo quyệt của một vài thượng thư khác. Vị thượng thư thực sự là người hiền lành, chánh niệmminh mẫn, luôn luôn lặng lẽan bình. Nhưng nhà vua bắt đầu không tin thượng thư bởi vài người nói rằng vị này đang cố gắng áp đảo nhà vua. Nhà vua lo âu đến nỗi ra lệnh tử hình vị thượng thư và đưa ông tới nghĩa địa để hành quyết. Thượng thư nói: “Không chỉ trong đời này mà trong nhiều đời trước, tôi không bao giờ có một tư tưởng ác hại với bất kỳ ai và đặc biệt là đối với nhà vua. Bởi điều này, cho dù vua có cố giết tôi, tôi sẽ không chết.”

Nghĩ rằng: “Ông ta thật lắm lời. Hãy xem điều gì xảy ra,” nhà vua ra lệnh cho đao phủ làm việc. Khi đao phủ đưa lưỡi kiếm lên, nó gãy thành nhiều mảnh. Nhà vua sai anh ta ném thượng thư xuống sông. Ngay khi đao phủ làm điều đó, con sông hoàn toàn khô cạn. Sau đó nhà vua giam cầm vị thượng thư trong một hang động của quỷ thần. Các quỷ thần báo cho nhà vua: “Hãy lấy thân ông làm gương và từ bỏ việc làm hại người khác. Hãy nhìn xem ông yêu quý cuộc đời ông ra sao và bắt đầu yêu quý cuộc đời của chúng sinh theo cách đó. Hãy lắng nghe giáo lý của Đức Phật và trì giữ mọi giới nguyện.” Sau khi nói điều này, các quỷ thần nhận ra vị thượng thư là một vị Phật và đi nhiễu quanh ông bởi lòng tôn kính. Về sau, họ tránh sinh khởi những tư tưởng ác hại. Sau việc này, nhà vua lại tin tưởng ở vị thượng thư và chân thành xin lỗi ông.

Nghiệp tạo nên tất cả những kết quả này như sau: Trong đời trước, vị thượng thư có một kẻ thù vô cùng ác độc liên tục đe dọa mạng sống của ông. Tuy nhiên, ông luôn luôn canh giữ tâm mình để không phát khởi các tư tưởng ác hại. Ông chân thànhcẩn trọng thực hiện điều này, và không bao giờ nuôi dưỡng ngay cả trong chốc lát một tư tưởng ác hại đối với chúng sinh. Vì lý do đó, vị thượng thư sống an bình, hài hòa, và tốt lành trong đời này. Kẻ thù ác hại từ đời trước của ông sinh ra làm vua. Cuối cùng cả hai đạt được Phật quả sau khi sống hòa hợp trong phần đời còn lại của họ.

Tránh tà kiến. Thay vì tà kiến, hãy tin tưởnghiểu biết giáo lý nhân quả. Đây là một câu chuyện về người bị vô minh khuất phục:

Ngày xưa có một người ngu đần kiếm sống bằng cách leo lên cây tìm hoa quả. Một hôm anh ta ngồi trên một cành cây trong khi cưa nó. Một người tình cờ nhìn thấy và cảnh báo: “Đừng chặt cành theo cách đó. Cả anh và cành cây sẽ rơi xuống đất, và anh có thể chết.” Người hái trái cây này nói: “Điều gì xảy ra khi ta chết?” Người khách qua đường đáp: “Đổ máu, một cái miệng mở và những con mắt nhắm,” và bỏ đi. Người ngu đần tiếp tục chặt cây và dĩ nhiêncuối cùng anh ta và cành cây rơi xuống đất.

 Mặc dù chân tay bị thương nặng nhưng anh không chết. Nhưng vì máu chảy ra và v.v.. nên anh nghĩ: “Bây giờ ta phải chết.” Anh đi về nhà và nói với gia đình: “Xin đưa tôi ra nghĩa địa bởi tôi sắp chết.” Người nhà phản đối nhưng anh nài nỉ: “Xem này! Tôi đang đổ máu, miệng tôi mở và mắt tôi nhắm.” Do sự kiên trì của anh, gia đình đưa anh ra nghĩa địa. Anh ở đó, không có gì để ăn ngoại trừ các xác chếtxung quanh. Cuối cùng, mắt anh ta có màu vàng ệch; thân thể ngả sang màu xanh dương bởi không được quần áo và chỗ cư trú che chở. Lông anh ta mọc dài và phủ khắp người.

Một vị Thầy tình cờ đi qua nghĩa địa và nhận xét: “Bộ lông của anh làm anh giống một con mèo.” Người ngu đần trả lời: “Thưa Đạo sư, nếu thế cầu mong con được sống với ngài, như thú cưng của ngài.” Vị Đạođồng ý, và anh ta ở với vị Thầy một thời gian cho đến một hôm có một cuộc tụ hội vĩ đại được tổ chức ở thị trấn bên cạnh. Vị Đạo sư bảo người ấy đi tới thị trấn và xem tất cả những cuộc trình diễn và trưng bày ở đó. Người ngu nói: “Nhưng nếu con lang thang ở một cuộc tụ hội lớn, con có thể bị lạc.” Vị Thầy trấn an anh ta, nói rằng: “Con sẽ không bị lạc. Những người khác có vật trang sức khác nhau, bông tai, chuỗi hạt v.v.. để nhận dạng. Hãy đeo sợi chỉ này quanh cổ và con sẽ không bị lạc. Đây sẽ là dấu hiệu của con.” Vì thế người ấy đeo sợi chỉ và đi đến nơi tụ hội.

Anh ta nhìn thấy những điều thú vịvô cùng hạnh phúc trong đám đông. Nhưng rồi, giữa tất cả những người hối hả tới lui, anh ta làm mất sợi chỉ. Anh ta nghĩ: “Ta bị lạc rồi. Ta nên làm gì?” Anh kêu gào thảm thiết: “Tôi bị lạc. Có ai nhìn thấy tôi không?” Mọi người nói: “Anh là anh, bởi anh luôn luôn là như vậy.” Anh ta nói: “Không, tôi mất sợi chỉ, vì thế tôi bị lạc.” Anh ta nhìn quanh, nhìn đi nhìn lại đám đông và cuối cùng gặp một người tử tế. Người ấy nói: “Anh ngồi xuống đây. Tôi sẽ tìm kiếm và xem có thể tìm được anh không.” Bởi đã kiệt sức, người hái trái cây ngồi xuống đó và ngủ thiếp đi. Người đàn ông tử tế tìm thấy một sợi chỉ, ông quay lại và buộc nó quanh cổ anh ta. Khi thức dậy, anh nhìn thấy sợi chỉ và la to trong niềm vui sướng: “Ta đã tìm thấy ta! Ta đã ở đây từ đầu đến giờ!” Và thế là anh quay trở lại với vị Đạo sư và thuật lại cho ngài những cuộc phiêu lưu của mình.

Đây là một ẩn dụ về chính chúng ta. Ta có Phật tánh, hạt giống giác ngộ nội tại. Ta đã có mọi cơ hội để giải thoát bản thân khỏi sự mê lầmđạt được giác ngộ viên mãn. Nó ở ngay trong năng lực trí tuệ của ta để xua tan mọi vô minh, nhưng ta tiếp tục tìm kiếm một giải pháp ở bên ngoài ta. Vì thế, ta phải tin tưởngbản thân mình và tin cậy vào khả năng thể nhập mọi phẩm tính tuyệt hảo của chư Phật và Bồ Tát nhờ việc thực hành Pháp.

Những người duy trì mười thực hành này được gọi là “những người có giới hạnh thanh tịnh.”

Danh sách mười thiện hạnhác hạnh này được nhắc đến trong nhiều bản văn khác nhau. Cuộc thảo luận này chỉ là một nhắc nhở cho các hành giảđộc giả. Dĩ nhiên là có những giới luật bổ túc cho người xuất gia; họ nên nghiên cứu những bản văn khác và tuân theo tất cả những giới nguyện họ đã thọ nhận. Những người vi phạm các giới nguyện của mình và tham dự vào những ác hạnh này được gọi là vô đạo đức, dù họ là người tại gia hay xuất gia.

Trong bài kệ này, vô đạo đức đặc biệt ám chỉ sự vi phạm các giới nguyện. Hậu quả của những hành động như thế hủy hoại tâm linh của ta. Những người không thể trì giữ giới hạnh là một nguồn mạch của sự vô minh cho người khác cũng như cho bản thân họ. Đó là lý do vì sao họ được coi là vô đạo đứcdơ bẩn về mặt tâm linh, và bị người khác khinh thường. Những người đau khổ về tinh thần hay thể xác, đặc biệt là những người ngã lòngtuyệt vọng, có thể cảm thấy như thể họ bị ô nhiễm hay vấy bẩn. Việc dấn mình vào những điều bất thiện tạo nên loại đau khổ này, vì thế nó được gọi là “dơ bẩn.” Đây không phải là những niềm tin của Phật giáo mà là một thực tại phổ quát. Những người ở trên con đường tâm linh, cũng như các nhà lãnh đạo các quốc gia hay các cộng đồng, có một trách nhiệm đặc biệt dù họ có là Phật tử hay không. Họ phải duy trì giới hạnh và an trụ vững vàng trước sự yếu kém của con người.

Các thánh nhân là những vị chân thành thực hành Pháp, trì giữ các giới hạnh này một cách thuần tịnh, và là những bậc đã đạt được thành tựu cao cấp hay đang trên đường đi tới sự thành tựu. Các Đạo sư tâm linh, những vị có lòng từ và bi không phân biệt, cảm thấy buồn rầu khi thấy các hành giả không thể giữ giới nguyện của mình. Các ngài biết rằng những hành giả này đã hủy hoại đức hạnh của bản thân họ, cội gốc của an bìnhhạnh phúc, và của sự giác ngộ của họ.

Hầu hết chúng ta có thể thực hiện một hay hai khóa thực hành thiền định mỗi ngày mà không quá khó nhọc, nhưng trì giữ giới hạnh thì không dễ chút nào. Ta phải nhìn bản thân mình hai mươi bốn giờ một ngày, mỗi tuần, mỗi tháng, mỗi năm. Người làm điều đó là một hành giả đích thực. Cuộc đời rất sôi nổi, rộn ràng; so với thời trước, hành giả ngày nay ít có sự hỗ trợ cho việc thực hành tâm linh. Hãy nhìn vào các vị tăng và ni có thể trì giữ các giới nguyện của họ. Họ không cần phải bay trên bầu trời hay phô diễn những năng lực thần diệu; chỉ trì giữ giới nguyện trong ngày hôm nay và trong thời đại này đã là một điều huyền diệu vĩ đại. Trong hoàn cảnh như vậy, các cư sĩ nên tôn kínhquý trọng các tu sĩ hơn nữa. Họ đang giương cao ngọn cờ chiến thắng của sự giải thoát.

Trì giữ giới hạnh là phương pháp thực tiễn để thực hành Pháp thuần tịnh. Đó là phương pháp vững chắc để trở thành một người tốt, một công dân tốt. Bạn trở nên nhiệt tâm với một nhân cách tốt lành, đáng tin cậy, và xác thực. Nhờ thực hành trì giới, ta có thể giải thoát bản thân khỏi sự mê lầm và những tư tưởng tiêu cực. Giới hạnh không phải là một nhà tù hay một cạm bẫy, hay một phương cách để giới hạn cuộc đời bạn. Đúng hơn, nó là một phương pháp đặc biệt để giải thoát bạn khỏi những tư tưởng và hành động tiêu cực và sự đau khổ mà chúng gây nên. Hãy coi giới hạnh như một món trang sức thay vì như một gánh nặng.

Cho đến lúc này những bài kệ đã trình bày các giáo lý nền tảng của mọi trường phái Phật giáo. Vì thế, điều quan trọng là các Phật tử phải hiểu rằng tất cả chúng ta đang thực hành Phật pháp và có sự tôn trọng lẫn nhau. Tất cả chúng ta đều là những môn đồ của cùng một vị Phật lịch sử.

Trích dịch từ nguyên tác “A Complete Guide to the Buddhist Path” by Khenchen Konchog Gyaltshen

edited by Khenmo Trinlay Chödrön

Thanh Liên dịch sang Việt ngữ

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 7221)
Bố thí là một trong những hạnh lành căn bản mà những người con Phật thường thực thi trong đời sống hàng ngày.
(Xem: 7573)
Sống trên cõi đời, ai cũng muốn nắm giữ đủ thứ hết, giữ không được thì sinh ra tiếc nuối, buồn khổ.
(Xem: 7336)
Câu mở đầu trong hiến chương của Tổ chức Unesco trên đây phản ảnh rõ rệt lời dạy thật thâm thúy của Đức Phật qua câu thứ nhất trong kinh Pháp Cú.
(Xem: 8528)
Nói đến Phật giáo, người ta nghĩ ngay đến đạo Từ bi cứu khổ. Mà hình ảnh cứu khổ tiêu biểu tuyệt vời nhất thiết tưởng không ai khác hơn là đức Bồ-tát Quan Thế Âm.
(Xem: 10937)
“Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm” mà ai cũng biết, ai cũng đọc như thần chú để an ủi cõi lòng mỗi khi phiền muộn , cũng là câu mà Lục tổ Huệ Năng hơn ngàn năm trước, chỉ nghe lómđại ngộ...
(Xem: 15192)
Sáu chữ BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA sẽ được giải ở câu đầu tiên của phần nội văn, bây giờ giải đề Kinh chỉ giải hai chữ TÂM KINH
(Xem: 18967)
Bản dịch tiếng Việt Ba Trụ Thiền do chúng tôi thực hiện lần đầu tiên vào năm 1985 tại Sài gòn, Việt nam
(Xem: 14694)
Phật pháp không phải là một, không phải là hai, từ lâu truyền lại, ngoài tâm có pháp tức ngoại đạo. Người học đạo Phật ai ai cũng biết như thế.
(Xem: 8685)
Phật tử, chúng ta phải hiểu biết đúng về tam quy, giới luật, nhân quả, nghiệp, nghiệp đạo, quả báo của nghiệp, để nhận định sự khác nhau giữa vị trígiá trị, mục đích của pháp và luật.
(Xem: 8714)
Giáo lý thập như thị xuất xứ ở phẩm Phương tiện của kinh Diệu Pháp Liên Hoa. Đây là một bộ kinh đại thừa xiển dương tinh thần Nhất Phật thừa...
(Xem: 14451)
不二 hay "vô nhị", tiếng Sanskrit gọi là “Advaita”, tiếng Anh gọi là "Nonduality". Phật học tiểu từ điển giải thích “bất nhị” là “không phân biệt đối với tất cả mọi hiện tượng”, siêu việt trên mọi phân biệt.
(Xem: 15097)
Phật Pháp Căn Bản (Basic Buddhist Doctrines) - Việt - Anh; Vietnamese - English, Phật Giáo Việt Nam Hải Ngoại - Oversea Vietnamese Buddhism 2009
(Xem: 8388)
Chúng ta tìm thấy một nguồn sinh lực rạt rào của kinh tạng Pàli mà các học giả đều công nhận là gần với thời Phật nhất, ghi lại những lời dạy của Ngài qua 49 năm du hóa.
(Xem: 10838)
Quan điểm phủ nhận về một đấng Toàn năngVĩnh cửu đã được thể hiện trong kinh tạng Phật giáo Pali cũng như kinh tạng Phật giáo Mahayana.
(Xem: 11152)
Xã hội ngày nay, lòng người ác độc; cho nên bị thiên tai, nhân họa thường xuyên giáng xuống. Khi tai họa ập đến không ai lường trước được, không thể trốn tránhđề phòng không kịp.
(Xem: 8572)
Tu hành là tu cái gì? Đơn giản nhất, then chốt nhất, chính là buông bỏ. Nhìn thấu không cần phải tu, buông bỏ thì bạn tự nhiên liền nhìn thấu, vì vậy chính là tu buông bỏ, ta phải buông bỏ không ngừng
(Xem: 8937)
Cầu siêu chỉ là một sức mạnh thứ yếu, không phải là sức mạnh chủ yếu. Vì thời gian chủ yếu để tu thiện, làm thiện là thời gian khi người đang còn sống
(Xem: 19535)
Tỳ Kheo GiớiTỳ Kheo Ni Giới do HT Thích Trí Quang dịch và giải
(Xem: 24420)
600 câu hỏi và trả lời liên quan đến giáo lý, hành trì, sự phát triển của Phật Giáo; đến lịch sử, văn hóa của các nước thọ nhận Phật Giáo; đến các vấn đề văn hóa, xã hội, chính trị thời đại.
(Xem: 8660)
Trong Phật giáo, tùy theo mỗi tông phái, mỗi xứ sở mà các tăng sĩ có chế độ thực phẩm độ nhật khác nhau. Sự khác nhau trong việc thọ nhận thực phẩm này trước hết được đặt cơ sở trên những bản kinh mà mỗi truyền thống Phật giáo thừa nhận...
(Xem: 9016)
Tánh khôngTính không cùng một ý nghĩa, một pháp không hai; từ ngữ Phật học “Tánh không” do người miền Nam Việt Nam thuyết giảng biên soạn
(Xem: 10668)
Đạo Phật truyền vào Việt Nam ta đã trên 15 thế kỷ cho nên phần đông dân chúng nước ta là tín đồ Đạo Phật. Dân chúng thường nói "Đạo Phật là đạo của ông bà", hay "Nhà nào có đốt hương, đều là tín đồ đạo Phật cả...".
(Xem: 8902)
Khi chúng ta nói về Ba Ngôi Tôn Quý - Phật Bảo, Pháp Bảo, và Tăng Bảo - như những đối tượng của quy y, tất cả có thể là những đối tượng nhân quy y hay đối tượng quả quy y.
(Xem: 7793)
Theo kinh Hoa Nghiêm, được xem là kinh cao rộng nhất của Đại thừa, thì vũ trụ này là Báo thânHóa thân của Phật bổn nguyên Tỳ Lô Giá Na.
(Xem: 8696)
Từ lời Phật dạy trong kinh, các ngươi lấy pháp làm nơi nương tựa, cho đến lúc Phật sắp nhập Niết-bàn biến thành câu: sau khi Như Lai nhập diệt các ngươi lấy Pháp và Luật làm thầy...
(Xem: 8144)
Sau khi phát sinh tinh thần Giác Ngộ - tâm bồ đề, quý vị tiếp theo thọ nhận những sự thực hành Bồ tát thật sự. Chư Bồ tát ngưỡng mộ đạt đến thể trạng toàn giác.
(Xem: 7167)
Xuất bản tháng 1 năm 2015
(Xem: 10898)
Như lai tạng (tathāgata-garbha), Như lai giới – Như lai tánh (tathāgata-dhātu), Phật tánhPhật giới (buddha-dhātu), v.v..., đây là một loại danh từ, trên mặt ý nghĩa tuy có sai biệt ít nhiều
(Xem: 7254)
Đây là những bài khai thị buổi sáng của hòa thượng Tịnh Không cho đồng tu tại Hoa Tạng Đồ Thư Quán, chưa được hòa thượng giám định.
(Xem: 8149)
Hôm nay chúng ta sẽ nói về tinh thần giác ngộ và việc giúp đở người khác. Tất cả những truyền thống tôn giáo nhấn mạnh lòng vị tha trong cách này hay cách khác.
(Xem: 17403)
Vào khoảng 150 năm sau khi Bụt nhập Niết bàn, đạo Bụt chia thành nhiều bộ phái, kéo dài mấy trăm năm. Thời kỳ này gọi là thời kỳ Đạo Bụt Bộ Phái.
(Xem: 44033)
Tác phẩm “Những Đóa Hoa Vô Ưu” được viết bằng hai ngôn ngữ Việt-Anh rất dễ hiểu. Sau khi đọc xong, tôi nhận thấy tập sách với 592 bài toàn bộ viết về những lời dạy của Đức Phật Tổ Thích Ca Mâu Ni
(Xem: 45316)
Hai mươi sáu thế kỷ về trước, Thái Tử Tất Đạt Đa đã ra đời tại hoa viên Lâm Tỳ Ni, dưới một gốc cây Vô Ưu. Ngày đó, Thái Tử đã có dịp cai trị một vương quốc, nhưng Ngài đã từ chối.
(Xem: 44846)
Tác phẩm “Những Đóa Hoa Vô Ưu” được viết bằng hai ngôn ngữ Việt-Anh rất dễ hiểu. Sau khi đọc xong, tôi nhận thấy tập sách với 592 bài toàn bộ viết về những lời dạy của Đức Phật Tổ Thích Ca Mâu Ni
(Xem: 10476)
Tác phẩm “Tìm hiểu Giáo lý Phật giáo nguyên thủy” vốn là “Tìm hiểu Giáo lý Phật giáo nguyên thủy” trước đây, đã được xuất bản lần thứ nhất vào năm 2004, là tuyển tập những bài viết và dịch của tác giả
(Xem: 8405)
Người tu chấp có, không thể tột được lý đạo. Nhưng dù chấp có nhiều như núi Tu Di vẫn không tai hại như chấp không bằng hạt cải. Đó là tai họa lớn.
(Xem: 7438)
Mạt phápthời kỳ thứ ba sau Chánh phápTượng pháp. Thời hạn của ba kỳ, có thuyết cho là sau khi Phật diệt độ, Chánh pháp trụ thế 500 năm, Tượng pháp được 1.000 năm và Mạt pháp trải qua 10.000 năm.
(Xem: 7445)
Việc làm rất thiện, rất lành Nếu làm xong thấy lòng mình thảnh thơi Chẳng ăn năn, lại mừng vui Tương lai quả báo đẹp tươi tốt lành.
(Xem: 7252)
Tôi rất vui mừng hiện diện với tất cả quý vị chiều hôm nay. Tôi đã được yêu cầu nói về "Tại sao Phật Giáo?" dĩ nhiên đây là câu hỏi đáng quan tâm, một cách đặc biệt ở phương Tây...
(Xem: 11943)
Đức Phật đản sanh vào thế kỷ thứ 6 trước CN. Phật thành đạo năm 35 tuổi, sau đó đi thuyết giảng suốt 45 năm còn lại cho đến khi Bát-Niết-bàn năm 80 tuổi.
(Xem: 7796)
Thế gian như không hoa, tất cả pháp như huyễn, thế gian hằng như mộng, khổ ở thế gian cũng như thế, chỉ như bóng lòa thoáng hiện liền mất, đâu thực có thế gian khổ để phải lìa?
(Xem: 8275)
Kể từ buổi khai thiên lập địa tới bây giờ, trên mặt đất hoang vu mịt mù sương khói còn thấp thoáng những bóng người đi giữa thiên thu vời vợi.
(Xem: 9037)
Nền tảng của đạo Phật là những lời Phật dạy được ghi chép trong Kinh điển. Người Phật tử tự nguyện đặt niềm tin vào Kinh điển với sự suy xét sáng suốt...
(Xem: 7967)
Cao tăng truyệnmột thể loại sử ký của Phật giáo Trung Hoa, ghi lại truyện tích và cuộc đời hành đạo của chư vị Cao tăng.
(Xem: 8766)
Gần đây, thầy Nhất Hạnh đã dịch lại Tâm kinh Bát-nhã. Trang Làng Mai có đăng tải bản dịch mới, kèm theo những giải thích của thầy về việc phải dịch lại Tâm kinh.
(Xem: 7856)
Thời gian có lẽ là một phạm trù gây nên những băn khoăn nhiều nhất cho triết học, khoa học, tôn giáocon người nói chung bởi nó là điểm trụ của mọi hình thái tồn vong vũ trụ.
(Xem: 8012)
Người học Phật, trước tiên cần thấy tính. Thấy tính, không phải là nói về cái có thể nhìn thấy. Gọi là thấy, là thấy cái ở những nơi không thể nhìn thấy.
(Xem: 8540)
Những vấn đề mang tính toàn cầu bao gồm: sự nóng lên toàn cầu, cạn kiệt tầng ozone, nạn phá rừng và giảm thiểu đa dạng sinh học, sa mạc hóa, mưa axít, và ô nhiễm nước biển...
(Xem: 16150)
Từ Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đến Việt Nam, các dòng truyền thừa lịch đại chư vị tổ sư...
(Xem: 7004)
Nghệ thuật Phạm-bối của Phật giáo ra đời trong không gian kỳ ảo của nhiều cung bậc âm thanh, từ các thể tán ca, ngâm vịnh của những tôn giáo mang ảnh hưởng Vệ-đà.
(Xem: 6811)
... thuật ngữ nhất-xiển-đề có khi mang nghĩa là cực ác, hoặc mang nghĩa là một kẻ quá nhiều tham dục, tham luyến sanh tử, không cầu giải thoát.
(Xem: 9501)
Phật giáo không công nhận có một Đấng Thượng Đế Sáng Tạo, tiếng Anh là The Creator God và thường gọi tắt là God.
(Xem: 22819)
Đêm Rằm tháng Giêng, sân vắng, trăng sáng đầy trời. Trăng vẫn sáng đẹp như xưa, không có gì thay đổi...
(Xem: 7965)
Có ma hay không có ma ? Ma là gì ? Ma ở đâu ? Ma có làm hại được ta hay không ? Nếu phải trừ ma thì phải làm như như thế nào ?...
(Xem: 20260)
Quyển sách “Giáo Trình Phật Học” quý độc giả đang cầm trên tay là được biên dịch ra tiếng Việt từ quyển “Buddhism Course” của tác giả Chan Khoon San.
(Xem: 19284)
“Phật pháp trong đời sống” của cư sĩ Tâm Diệu là tuyển tập về mười hai chuyên đề Phật học gắn liền với đời sống của người tại gia.
(Xem: 18180)
Gió không từ đâu tới; gió cũng đã chẳng đi về đâu. Gió hiện hữu, rồi gió tan biến, xa lìa. Tử sinh cũng như thế. Tuy có đó, tuy mất đó
(Xem: 16063)
Đa số Phật tử Việt Nam thường chỉ học hỏi Phật pháp qua truyền thống Trung Hoa; ít ai để ý đến sự sai biệt căn để giữa khởi nguyên của Phật giáo từ Ấn Độ
(Xem: 15721)
Tập sách chủ yếu làm sáng tỏ một số điểm giáo lýpháp môn thực hành nòng cốt của Phật giáo từ Nguyên thủy cho đến Đại thừa...
(Xem: 18817)
Tam Tạng Thánh Điển là bộ sưu tập Văn Chương Pali lớn trong đó tàng chứa toàn bộ Giáo Pháp của Đức Phật Gotama đã tuyên thuyết trong suốt bốn mươi lăm năm từ lúc ngài Giác Ngộ đến khi nhập Niết Bàn.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant