Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Ác Già Nạn Đối Với Người Xuất Gia

18 Tháng Hai 201400:00(Xem: 14539)
Ác Già Nạn Đối Với Người Xuất Gia


ÁC GIÀ NẠN ĐỐI VỚI NGƯỜI XUẤT GIA


Thích Phước Sơn

 

nguoi_xuat_giaTăng đoànhình ảnh của Đức Phật, mang trọng trách thừa Như Lai sứ, hành Như Lai sự (thừa truyền sứ mệnh của Đức Như Laithực hiện sự nghiệp cao cả của Phật); do đó, khi tuyển chọn người xuất gia cần phải tuân thủ một số điều kiện tương đối nghiêm ngặt, hầu tuyển chọn được những người có thân tướng đoan nghiêm và phẩm chất ưu việt. Điều này nhằm mục đích tị thế cơ hiềm, linh nhân sinh khởi tín tâm (tránh sự chê bai của người đời, khiến người ta sinh tâm tin tưởngtôn kính). Nhờ thế, hành giả mới đủ mãnh lực cảm hóa tha nhân hướng về con đường thánh thiện, đạt đến giác ngộgiải thoát.

Sau đây, chúng tôi xin giới thiệu 32 già nạn (những chướng ngại) đối với người xuất gia để giúp chư tôn túc và Tăng Ni tham khảo.

1. Hủy hoại tịnh hạnh của Tỷ kheo ni

Khi Phật an trú tại Tì Xá Li, lúc ấy, đồng tử Ly Xa là Am Bà La phá hoại tịnh hạnh đệ tử của Tỷ kheo ni Pháp Dự. Do thế, Ni sư liền đi đến chỗ Thế Tôn, cúi đầu đảnh lễ dưới chân, đứng hầu một bên, bạch với Ngài: “Bạch Thế Tôn, đồng tử Ly Xa phá hoại phạm hạnh đệ tử của con”. Nói như thế xong, Ni sư bèn lễ Phật rồi đi ra. Sau khi Ni sư Pháp Dự rời khỏi, Đức Thế Tôn liền cùng với A Nan đi đến chỗ các người Ly Xa. Trông thấy Thế Tôn viếng thăm bất ngờ, các người Ly Xa niềm nở đón chào Ngài. Sau những lời chào hỏi xã giao, Đức Thế Tôn liền nói với các Ly Xa: “Này các người Ly Xa, quyến thuộc của các ngươi, các ngươi phải bảo hộ, cũng như đệ tử Tỷ kheo ni của Ta, Ta cũng phải bảo hộ. Nếu có ai xâm phạm, hoặc phá hoại tịnh hạnh họ, thì theo phép tắc của Ta, suốt đời Ta không nói chuyện, không ở chung, không ăn chung”.

Các người Ly Xa liền bạch với Phật: “Bạch Thế Tôn, cũng như phép tắc của Thế Tôn, phép tắc thế tục của chúng tôi cũng như vậy". Khi ấy, Đức Thế Tôn tùy nghi thuyết pháp cho các Ly Xa khiến họ sinh tâm hoan hỉ, rồi Ngài từ giã ra đi. Sau khi Ngài đi không bao lâu, Tỷ kheo ni Pháp Dự liền đến chỗ các người Ly Xa, nói với họ: "Này các cư sĩ, đồng tử Ly Xa Am Bà La đã hủy hoại phạm hạnh đệ tử của tôi. Đó là việc bất thiện, không phải pháp tùy thuận”.

Các người Ly Xa nghe thế liền bảo nhau : “Vừa rồi, chính Đức Thế Tôn muốn nói về việc này đây”, bèn cảm thấy rất xấu hổ, nói với Tỷ kheo ni Pháp Dự: “Vậy, Ni sư muốn chúng tôi trừng trị bằng cách nào đây?” .

Ni sư nói: “Đổi họ ông ta, công bố ông ấy không còn là người Ly Xa nữa, xoay cửa nhà về hướng Tây, phá nhà bếp, hủy mái nhà ông ta xung quanh một khuỷu tay”. (Đây là cách trừng trị những kẻ xâm phạm tình dục phụ nữ theo luật pháp thời bấy giờ).

Các Ly Xa đáp : “Xin thọ giáo”, rồi tuyên bố rằng Am Bà La không còn là người Ly Xa nữa, rồi xoay cửa nhà ông ta về hướng Tây, cho đến phá hủy mái nhà ông ấy.

Sau sự việc xảy ra vừa rồi, Đức Thế Tôn cho tập hợp các Tỷ kheo lại rồi tuyên bố: “Nếu kẻ nào hủy hoại tịnh hạnh của Tỷ kheo ni thì không nên cho xuất gia. Nếu đã xuất gia thì phải đuổi đi. Nếu ai độ họ xuất gia, cho thọ giới Cụ túc thì phạm tội Việt-tì-ni”.

2. Sống trong Tăng chúng để trộm pháp

Khi Phật an trú tại thành Xá Vệ, có đàn việt đến tinh xá cúng dường trai phạn cho chúng Tăng. Tới giờ thọ trai có một người đen điu, bụng bự đến ngồi chỗ của Thượng tọa. Trong chốc lát, Thượng tọa đến, hỏi:

- Ông bao nhiêu hạ lạp?

- Ngồi ở đây ăn cơm thì bình đẳng cả, còn phải vất vả hỏi tuổi tác làm gì?

Vị Thượng tọa ấy có uy đức nghiêm trang, bèn bảo : “Ối chao! Ông đi xuống dưới kia”. Ông bèn rời chỗ ấy, đến ngồi chỗ của Thượng tọa thứ hai. Trong khoảnh khắc, Thượng tọa thứ hai đến cũng hỏi :

- Ông bao nhiêu tuổi hạ?

- Ngồi đây ăn cơm thì bình đẳng cả, còn phải vất vả hỏi tuổi tác để làm gì?

Cứ như vậy, lần lượt đến chỗ của Sa di. Sa di xua đuổi, hỏi :

- Ai là Hòa thượng của ông? Ai là thầy ông?

- Tôi là đệ tử lớn nhất của Nan Đà và Ưu Ba Nan Đà.

Chung cục không ai biết ông là ai và sự xuất hiện của ông đã gây ra tình trạng lộn xộn trong Tăng chúng. Các Tỷ kheo bèn đem sự việc ấy đến bạch lên Thế Tôn. Phật nói: “Ông ta không phải là đệ tử lớn nhất của Nan Đà và Ưu Ba Nan Đà. Đây là người tự động xuất gia. Nếu người ấy chưa từng tham dự Bố tát, Tự tứ, sau này có lòng tốt muốn xuất gia, thì nên cho xuất gia thọ giới Cụ túc. Nếu đã từng tham dự Bố tát, Tự tứ thì gọi là kẻ sống trong Tăng chúng để trộm pháp, không cho xuất gia, thọ giới Cụ túc. Nếu là con vua hay con quan đại thần vì tị nạn mà khoác ca sa, nhưng chưa tham dự Bố tát, Tự tứ thì nên cho xuất gia. Nếu đã từng tham dự Bố tát, Tự tứ thì không cho xuất gia. Nếu Sa di suy nghĩ: “Trong khi thuyết giới không biết quí thầy bàn luận về vấn đề gì?”, rồi lén chui trước dưới gầm giường để nghe trộm, mà thông minh, ghi nhớ tất cả giới pháp từ đầu đến cuối, thì sau này không được thọ giới Cụ túc. Nhưng nếu không nhớ đầy đủ các giới pháp thì sau này được thọ giới Cụ túc. Tóm lại, nếu kẻ nào sống trong Tăng chúng để trộm pháp thì không nên cho xuất gia. Nếu đã xuất gia thì phải đuổi đi. Nếu ai độ họ xuất gia, cho thọ giới Cụ túc thì phạm tội Việt-tì-ni".

3. Kẻ lừa đảo

Khi Phật an trú tại thành Xá Vệ, bấy giờ có một người, trước bữa ăn, mặc theo hình thức của Sa môn, tay cầm bát đen, vào xóm làng khất thực. Sau bữa ăn, ông lại mặc theo hình thức ngoại đạo, tay cầm bát bằng gỗ, theo các du khách vào nơi công viên, hồ nước, chỗ du ngoạn trong rừng để khất thực. Dân chúng thấy thế chê bai: “Vì sao Sa môn Thích tử đã vào nhà tôi khất thực, bây giờ lại vào cả trong rừng, không làm sao thoát được ông ta?”. Kẻ khác lại nói : "Ông không biết sao? Kẻ Sa môn này dối trá, vì y phục, ẩm thực nên vào cả hai nơi".

Các Tỷ kheo bèn đem sự việc ấy đến bạch lên Thế Tôn. Phật nói: “Đó gọi là kẻ lừa đảo, bỏ hình thức Sa môn, khoác hình thức ngoại đạo, rồi lại bỏ hình thức ngoại đạo khoác hình thức Sa môn. Những kẻ lừa đảo như vậy không nên cho xuất gia. Nếu đã cho xuất gia thì phải đuổi đi. Nếu ai độ họ xuất gia, cho thọ giới Cụ túc thì phạm tội Việt-tì-ni".

4. Phạm tội ngũ nghịch

Khi Phật an trú tại thành Xá vệ, lúc ấy, Bà la môn Đô Di vốn là thiện tri thức cũ của Tôn giả Xá Lợi Phất, đến chỗ Xá Lợi Phất, nói với thầy:

- Tôn giả, cho tôi xuất gia.

- Đó là việc tốt. Ông vốn là Bà La Môn thường tương phản với Sa môn, vì sao mà có lòng tin, phát tâm hoan hỷ như vậy? Theo ai nghe pháp, theo Thế Tôn hay theo các Tỷ kheo?

- Tôi cũng chẳng có lòng tin gì, lại không hoan hỉ, cũng chẳng theo ai nghe pháp cả. Chỉ vì tôi lỡ giết mẹ, nay muốn đoạn trừ tội lỗi này, cho nên mong được xuất gia.

- Đợi tôi hỏi Đức Thế Tôn đã.

Thế rồi, Tôn giả Xá Lợi Phất đem sự kiện ấy đến bạch lên Thế Tôn. Phật dạy: “Người này giết mẹ, tạo tội ngũ nghịch, phải đọa địa ngục vô gián, vốn là hạt giống thối nát, đối với chánh pháp không thể phát sinh thiện quả, không nên cho xuất gia”.

Sau đó lại có bạn cũ của Tôn giả A NanBà la môn Đô Do vì lỡ giết cha nên đến xin A Nan cho mình xuất gia. A Nan liền đem việc đó trình lên Thế Tôn. Phật nói với Tôn giả: “Người này giết cha, tạo tội vô gián, là hạt giống mục nát, đối với chánh pháp không thể thành tựu đạo quả. Giá như bảy Đức Phật cùng xuất hiện một lúc, thuyết pháp cho y nghe, thì rốt cuộc y cũng không thể phát sinh thiện tâm. Ví như cây đa-la đã bị chặt đầu thì không thể sống còn, không thể xanh tươi, vì không còn mầm sống bên trong. Tội vô gián này cũng như vậy, đối với chánh pháp không thể sinh mầm mống thánh thiện… Nếu kẻ nào gây ra năm tội vô gián thì không nên cho xuất gia. Nếu đã xuất gia thì phải đuổi đi. Ai độ họ xuất gia, cho thọ giới Cụ túc thì phạm tội Việt-tì-ni".

5. Sáu loại người không thể làm đàn ông

Khi Phật an trú tại thành Xá Vệ, vào lúc ban đêm, các Tỷ kheo đang ngủ trong phòng tại một tinh xá, thì có kẻ đến rờ mó từ gót chân lên đến bắp vế, đến bụng, rồi lần hồi tới chỗ kín. Tỷ kheo định chụp bắt, thì y liền chạy thoát. Rồi y lại đến những nơi khác tiếp tục những hành vi như thế. Cuối cùng, một Tỷ kheo tóm cổ được y, liền hỏi:

- Ngươi là ai?

- Tôi là con gái của vua.

- Ngươi là con gái thật sao?

- Tôi thuộc lưỡng tính, phi nam, phi nữ.

- Vì lý do gì mà ngươi sống lẫn lộn trong chúng Tăng?

- Tôi nghe nói Sa môn không có vợ, tôi muốn đến làm vợ.

Các Tỷ kheo bèn đem sự kiện ấy đến bạch lên Thế Tôn. Phật dạy: “Đó là kẻ bất năng nam. Hạng này gồm sáu loại. Đó là: 1) Sinh: Đứa bé từ khi mới sinh đã không có nam căn; 2) Bị phá hỏng: Vợ lớn, vợ bé ganh ghét nhau nên tìm cách phá hỏng nam căn con của đối phương khi mới sinh ra; 3) Cắt bỏ: Vua chúa hoặc đại thần dùng những người đã cắt bỏ nam căn để hầu hạ nơi phòng the; 4) Nhân người khác: Nhân có người xúc chạm mà nam căn cương cứng; 5) Tật đố: Thấy người khác hành dâm mà nam căn cương cứng; 6) Nửa tháng có tác dụng: Nửa tháng có tác dụng, nửa tháng không có tác dụng.

Trong đây, sinh không thành đàn ông, bị phá hỏng không thành đàn ông, cắt bỏ không thành đàn ông, ba loại này không nên cho xuất gia. Nếu đã xuất gia thì phải đuổi đi. Còn nhân người khác mà không thành đàn ông, tật đố không thành đàn ông, nửa tháng không thành đàn ông, ba loại này cũng không nên cho xuất gia. Nếu đã xuất gia, thì không nên đuổi đi. Sau đó, nếu sinh khởi dâm dục thì phải đuổi đi. Tóm lại, sáu loại người không thành đàn ông này không nên cho xuất gia. Nếu ai độ họ xuất gia, cho thọ giới Cụ túc thì phạm tội Việt-tì-ni.

6. Trẻ quá

Khi Phật an trú tại thành Xá Vệ, bấy giờ, các Tỷ kheo độ trẻ con xuất gia, nằm xuống, ngồi dậy phải nhờ người khác đỡ đần, đi ra đi vào cầu tiêu, dính đồ bất tịnh làm dơ bẩn mền gối của Tăng chúng, ngủ dậy kêu khóc, do đó, bị người đời chê cười rằng: "Vì sao Sa môn Thích tử độ trẻ con xuất gia, chưa biết phép tắc, chưa biết những lời nói nào là tốt hay xấu? Đây là hạng người bại hoại, nào có đạo hạnh gì!".

Lại có người mỉa mai: “Ông không biết sao? Vì các Sa môn này không có con, nên nuôi trẻ con người khác để tưởng tượng là con mình, lấy đó làm niềm vui”.

Rồi có người khác chêm vào: “Các Sa môn này chỉ có hai hạng người mà họ không độ: một là người chết, hai là người không muốn xuất gia. Vì nếu không độ thì đồ chúng không tăng trưởng. Do đó mà phải độ nhiều người”.

Các Tỷ kheo bèn đem sự việc ấy đến bạch lên Thế Tôn. Cuối cùng Phật dạy:

- Từ nay về sau không nên cho những người còn trẻ quá xuất gia. Trẻ quá nghĩa là dưới bảy tuổi, nhưng nếu đủ bảy tuổi mà không biết việc tốt xấu, cũng không nên cho xuất gia. Nếu đủ bảy tuổi mà hiểu biết được việc tốt xấu thì nên cho xuất gia. Nếu trẻ con đã cho xuất gia thì không nên đuổi đi. Nếu ai độ họ xuất gia thì phạm tội Việt-tì-ni".

7. Già quá

Khi Phật an trú tại thành Xá Vệ, bấy giờ các Tỷ kheo độ những người tám mươi, chín mươi tuổi xuất gia, đầu bạc, lưng còng, xương sống lồi lõm, các căn không còn chủ động được, khi muốn tiểu tiện thì phân lòi ra, đi đứng phải có người giúp đỡ, không thể tự mình đứng dậy nổi. Họ ho hen liên hồi muốn hụt cả hơi, đàm dãi tuôn ra làm dơ bẩn trú xứ của Tăng, khiến người đời chê cười rằng: "Vì sao Sa môn Thích tử độ những ông lão đầu bạc, lưng còng, ho hen chấn động, đi đứng phải nhờ người giúp đỡ xuất gia? Người xuất gia lẽ ra phải tráng kiện để tọa Thiền, tụng kinh, tu tập các nghiệp thiện, đây là hạng người bại hoại, nào có đạo hạnh gì!".

Lại có người mỉa mai: “Ông không biết sao? Vì Sa môn Thích tử xuất gia không có cha, nên nuôi những ông lão này để tưởng tượng là cha mình”. Lại có người chêm vào: “Các Sa môn này chỉ có hai hạng người họ không độ: một là người chết, hai là người không muốn xuất gia. Vì nếu không độ thì hội chúng không tăng trưởng”.

Các Tỷ kheo bèn đem sự việc ấy đến bạch lên Thế Tôn. Phật liền ân cần chỉ dạy:

- Từ nay về sau, những người quá già không nên cho xuất gia. Quá già nghĩa là quá bảy mươi tuổi. Những người quá bảy mươi tuổi dù còn có thể làm việc được cũng không nên cho xuất gia. Nhưng nếu dưới bảy mươi tuổi mà không còn làm việc nổi, nằm ngồi phải nhờ người khác giúp đỡ, cũng không nên cho xuất gia. Những người bảy mươi tuổi mà còn khang kiện có thể tu tập các nghiệp thiện thì nên cho xuất gia. Còn già quá thì không nên cho xuất gia. Nếu ai đã xuất gia thì không nên đuổi đi. Nếu ai độ họ xuất gia, cho thọ giới Cụ túc thì phạm tội Việt-tì-ni".

8. Quan viên tại chức.

Khi Phật an trú tại vườn Trúc Ca Lan Đà, nơi thành Vương Xá, bấy giờ có Tỷ kheo độ một viên quan tại chức xuất gia, cho thọ giới Cụ túc. Vị quan hình sự thấy thế, liền bắt thầy Tỷ kheo ấy tống đến chỗ quan tòa, nói như sau: "Vị Sa môn này lén độ quan viên tại chức xuất gia”.

Vị quan tòa nói: "Đem Hòa thượng Đường đầu ra bẻ gãy ba xương sườn, dẫn thầy Giáo thọ đến kéo lưỡi ra, lôi Thập sư ra đánh mỗi người tám roi. Còn kẻ thọ giới Cụ túc kia thì dùng cực hình trị tội”.

Sau khi lệnh được truyền ra, những kẻ thừa hành liền hộ tống các tội nhân ra khỏi thành đến chỗ trị tội thì nhằm lúc vua Tần Bà Ta La đi đến Thế Tôn. Trông thấy đám đông này, vua liền hỏi kẻ tả hữu: "Đó là những người nào vậy?".

Quân hầu liền đem sự việc trên tâu đầy đủ với nhà vua. Nghe xong, vua tức giận cực độ, liền truyền lệnh thả ra tất cả, và nói với họ: “Từ nay về sau, ai muốn xuất gia thì cho phép Thầy được tiếp độ”.

Thế rồi, vua bảo gọi quan tòa đến. Khi y đi đến, vua hỏi:

- Trong nước này, ai là vua?

- Đại vương là vua chứ ai!

- Nếu trẫm là vua thì vì sao ngươi trị tội người một cách tuỳ tiện mà không tâu với trẫm?

Đoạn, vua ra lệnh quan Hữu ty cách chức viên quan tòa, đồng thời tịch thu hết tài sản của y sung vào công khố. Quan Hữu ty liền thi hành mệnh lệnh của vua, lột chức quan của y, và tịch thu hết tài sản nhập vào công khố.

Các Tỷ kheo đem việc ấy bạch lên Thế Tôn. Phật liền nói với các thầy: “Ước gì tất cả các vì vua đều có lòng tin như thế! Từ nay về sau, Ta không cho phép thu nhận quan viên tại chức xuất gia. Quan chức có bốn loại : 1. Có danh mà không có bổng lộc; 2. Có bổng lộc mà không có danh; 3. Vừa có bổng lộc vừa có danh; 4. Không có bổng lộc cũng không có danh. Những người thuộc loại thứ nhất và thứ ba thì ở nước này không cho xuất gia và các nước khác cũng không cho. Còn loại thứ hai thì ở đây không cho, nhưng ở nơi khác thì cho. Còn loại thứ tư thì ở đây cho và các nơi khác cũng cho. Tóm lại, không nên cho quan viên tại chức xuất gia. Nếu Tỷ kheo nào vi phạm thì phạm tội Việt tì ni”.

9. Kẻ mắc nợ

Khi Phật an trú tại thành Xá Vệ, bấy giờ có Tỷ kheo độ kẻ mắc nợ xuất gia. Chủ nợ gặp được người ấy, liền thộp cổ đem đến quan tòa, tố cáo: “Người này mắc nợ tôi chưa trả mà xuất gia”. Viên quan tòa vốn có lòng tin Phật pháp, bèn nói với chủ nợ: “Người này đã xả bỏ tài sản, xuất gia, vì sao lại mắc nợ?”, liền tha cho đi.

Chủ nợ liền oán trách: "Người này đang mắc nợ của tôi chưa trả, vì sao Sa môn Thích tử lại cho y xuất gia? Đây là hạng người bại hoại, nào có đạo hạnh gì!”.

Các Tỷ kheo bèn đem sự việc ấy đến bạch lên Thế Tôn. Cuối cùng Phật dạy: "Từ nay về sau, khi có kẻ nào đến xin xuất gia thì trước hết phải hỏi: “Ngươi có mắc nợ ai không?". Nếu đáp: “Có mắc nợ, nhưng nhà tôi có vợ con ruộng đất tài sản, tôi sẽ trả”, thì nên cho xuất gia. Nếu nói: “Không mắc nợ”, thì nên cho xuất gia. Trường hợp sau khi xuất gia mà chủ nợ đến đòi, nếu món nợ ít thì lấy y bát của người ấy trả cho chủ nợ. Nếu không đủ thì phải đem y bát của mình hoặc xin thêm để giúp vào mà trả. Nếu số nợ nhiều không thể trả nổi, thì nên nói: “Trước đây ta đã hỏi ngươi có mắc nợ ai không thì ngươi bảo là không, vậy giờ đây ngươi hãy tự đi xin tiền để trả nợ người ta”. Tóm lại, người mắc nợ không nên cho xuất gia. Nếu đã xuất gia thì không nên đuổi đi”.

10. Bị bệnh

Khi Phật an trú tại vườn Trúc Ca Lan Đà, nơi thành Xá Vệ, bấy giờ, có một người bệnh đến chỗ lương y Kỳ Vức, nói với ông: “Này Kỳ Vức, chữa bệnh cho tôi rồi tôi sẽ trả cho ông năm trăm lượng vàng và hai cây lụa mỏng”. Kỳ Vức đáp: "Tôi không thể chữa. Tôi chỉ chữa trị cho hai hạng bệnh nhân: một là Đức Phật, Tỷ kheo Tăng; hai là nhà vua và các phu nhân hậu cung của vua”.

Người bệnh liền đi đến phòng Nan Đà, Ưu Ba Nan Đà. Sau khi thăm hỏi xã giao và tường thuật lại sự việc vừa rồi, Nan Đà nói:

- Ông bỏ năm trăm lượng vàng, hai cây lụa mỏng làm chi cho uổng. Ông chỉ cần bỏ hai thứ: một là bỏ tóc, hai là bỏ y phục thế tục là được.

- Thưa thầy, thầy muốn tôi xuất gia sao?

- Dĩ nhiên.

Nan Đà liền độ ông xuất gia cho thọ Cụ túc. Thế rồi, sáng sớm thầy khoác y thường mặc, đi đến nhà Kỳ Vức, nhờ ông trị bệnh cho người đệ tử mới của mình. Vâng lời thầy dạy, Kỳ Vức bèn mang thuốc đến tu viện, nhưng khi trông thấy người bệnh, ông nhận diện ra ngay, liền hỏi:

- Tôn giả đã xuất gia rồi sao?

- Vâng.

- Tốt lắm. Giờ tôi sẽ trị bệnh cho Thầy.

Thế là Kỳ Vức liền dùng thuốc chữa bệnh cho vị tân Tỷ kheo ấy. Đến khi lành bệnh còn đem hai cây lụa mỏng cúng dườngcầu chúc: "Mong Tôn giả hãy sống trong Phật pháp để tịnh tu phạm hạnh”.

Người bệnh ấy nhận vật cúng dường rồi liền bãi đạo, cởi áo cà sa, mặc hai tấm lụa mỏng, đi vào trong đường hẻm, chửi xéo như sau: “Lương y Kỳ Vức có rất nhiều con. Tôi đem năm trăm lượng vàng, hai cây lụa mỏng thuê ông trị bệnh mà ông không chịu trị. Nhưng khi thấy tôi xuất gia liền chữa trị, lại còn cúng dường hai cây lụa nữa chứ”. Kỳ Vức nghe thế, lòng rất bực tức, liền đi đến chỗ Thế Tôn, cúi đầu đảnh lễ dưới chân, đứng qua một bên, bạch với Phật : “Bạch Thế Tôn, người bệnh kia nhờ con mới được sống còn, thế mà lại nhục mạ con. Bạch Thế Tôn, con là Ưu bà tắc, vì muốn cho Phật pháp được hưng thịnh nên mới nhiệt thành làm việc công đức, kính xin Thế Tôn từ nay về sau đừng cho các Tỷ kheo độ người bệnh xuất gia”.

Bấy giờ, Thế Tônđồng tử Kỳ Vức tùy thuận thuyết pháp, chỉ bảo những điều lợi ích, khiến ông hoan hỷ, đảnh lễ Ngài rồi ra đi. Đoạn, Thế Tôn đi đến chỗ các Tỷ kheo, thuật lại sự việc kể trên, rồi dạy: “Này các Tỷ kheo, từ nay về sau, không nên cho những người mang các chứng bệnh sau đây xuất gia: bệnh ghẻ, bệnh lở loét, bệnh hủi, bệnh ung thư, bệnh trĩ, bệnh đái tháo, bệnh vàng da, bệnh sốt rét, bệnh suyễn, bệnh gầy còm, bệnh điên cuồng, bệnh nhiệt, bệnh phong thũng, thủy thũng, bụng trướng v.v.., nói chung, nếu ai có bệnh mà uống thuốc chưa bình phục thì không nên cho xuất gia. Nếu bệnh sốt rét trong vòng bốn ngày mà không tái phát thì nên cho xuất gia. Tóm lại, nếu là người bệnh thì không nên cho xuất gia. Nếu đã xuất gia thì không nên đuổi đi. Nếu ai độ họ xuất gia, cho thọ giới Cụ túc thì phạm tội Việt-tì-ni”.

11. Ngoại đạo

Lúc bấy giờ có Tỷ kheo độ một người ngoại đạo xuất gia. Sau khi xuất gia, hễ ai nói về những thói xấu của ngoại đạo như : Ngoại đạo không có lòng tin, tà kiến, phạm giới, không có tàm quí thì ông ta liền bênh vực: “Này trưởng lão, chớ nói như thế. Trong hàng ngũ ấy cũng có những bậc hiền thiện, cũng giữ giới. Tất cả đều đạt được Tu đà hoàn, Tư đà hàm, A na hàm và A la hán".

Các Tỷ kheo bèn đem sự việc ấy đến bạch lên Thế Tôn. Phật liền bảo: “Từ nay về sau, nếu có kẻ ngoại đạo đến xin xuất gia thì chúng Tăng phải làm yết ma cho họ sống chung trong bốn tháng để thử thách. Sau khi làm yết ma xong phải sắp xếp công việc của ông như một Sa di. Trong thời gian ấy, nếu nghe ai chỉ trích ngoại đạo mà y bênh vực thì phải đuổi đi; trái lại, nếu y nói: “Đúng như Trưởng lão bảo, ngoại đạotà kiến, không biết xấu hổ, gây nghiệp địa ngục, xin Trưởng lão hãy cứu vớt con”, thì nên cho xuất gia. Tuy nhiên, nếu nửa chừng mà được Thánh pháp thì chấm dứt sự thử thách. Nếu người ấy bỏ hình thức ngoại đạo mặc sắc phục của người đời đến xin xuất gia thì nên cho xuất gia, không cần phải trải qua bốn tháng thử thách".

12. Con trốn cha mẹ

Khi Phật an trú tại tinh xá của dòng họ Thích, bên cây ni-câu-luật, nước Ca Duy La Vệ, bấy giờ có đồng tử con nhà họ Thích trốn cha mẹ đi xuất gia liền được các Tỷ kheo thế độ. Sau đó, những đứa còn lại khi cha mẹ sai bảo việc gì, thì chúng hậm hực, nói: “Đức Thế Tôn lúc sắp trở thành Chuyển Luân Thánh Vương mà còn bỏ nhà xuất gia, con còn luyến tiếc điều chi mà không xuất gia ?” Do vậy, các người họ Thích cùng nhau đến chỗ vua Bạch Tịnh đề nghị nhà vua đến thỉnh cầu Đức Thế Tôn một nguyện vọng. Thế là nhà vua cùng họ hàng đi đến chỗ Thế Tôn. Sau khi đến nơi, họ đảnh lễ Phật, đoạn nhà vua trình bày: “ Bạch Thế Tôn, cha mẹ nghĩ đến con thương nhớ thấu suốt tâm can. Tôi cũng đã từng gặp cảnh ngộ như vậy. Trong thời gian bảy năm Thế Tôn xuất gia, khi đi đứng nằm ngồi, lúc ăn uống nghỉ ngơi, không lúc nào tôi không thầm khóc. Kính mong Thế Tôn hãy chế định : “Nếu đứa con nào cha mẹ chưa cho phép thì các Tỷ kheo không nên cho xuất gia”.

Bấy giờ Đức Thế Tôn tùy thuận thuyết pháp cho vua Bạch Tịnh và mọi người hoan hỷ, rồi họ đảnh lễ cáo lui. Đoạn, Phật truyền lệnh cho các Tỷ kheo tập hợp đông đủ, rồi Ngài dạy: “Từ nay về sau, những đứa con nào không được phép của cha mẹ thì không nên cho xuất gia. Nhưng nếu đã xuất gia thì không nên đuổi đi. Nếu ai độ họ xuất gia, cho thọ giới Cụ túc thì phạm tội Việt-tì-ni”.

13. Đầy tớ trốn chủ

Bấy giờ có một người đầy tớ của dòng họ Thích trốn chủ, đến tinh xá xin xuất gia. Các Tỷ kheo liền thế độ cho y. Do thế, bọn đầy tớ còn lại khi được chủ nhà phân công công việc, chúng không chịu phục tùng mà hậm hực nói : “Tôn giả Xiển Đà mà còn xuất gia, thì tôi đây luyến tiếc thứ gì, thà đi xuất gia sẽ được người ta lễ bái, cung kính, cúng dường”.

Sau khi xảy ra việc này, Đức Phật cho tập hợp các Tỷ kheoquy định: “Kể từ nay những kẻ nô bộc nào trốn chủ thì không nên cho xuất gia. Nhưng nếu đã xuất gia thì không nên đuổi đi. Ai độ họ xuất gia, cho thọ giới Cụ túc thì phạm tội Việt-tì-ni”.

Ngoài những trường hợp đặc biệt kể trên, còn có các trường hợp khác như những người bị dị tật bẩm sinh, bị tật nguyền do tai nạn, hoặc vì phạm pháp mà phải chịu nhục hình thành ra tàn khuyết v.v. cụ thể như là: 14. Bị chặt tay; 15. Bị chặt chân; 16. Bị chặt cả tay chân; 17. Bị cắt tai; 18. Bị xẻo mũi; 19. Bị cắt cả tai mũi; 20. Bị mù; 21. Bị điếc; 22. Bị mù lẫn điếc; 23. Bị câm; 24. Bị què; 25. Vừa câm vừa què; 26. Bị đánh có sẹo; 27. Bị đóng dấu; 28. Bị rút gân; 29. Bị bong gân; 30. Bị còng lưng; 31. Thân thể dị dạng và 32. Hình dáng xấu xí, đều không nên cho xuất gia; nhưng nếu đã xuất gia thì không nên đuổi đi. Vị Tỷ kheo nào độ họ xuất gia, cho thọ giới Cụ túc thì phạm tội Việt-tì-ni".

* * *

Trên đây, chúng tôi đã soạn thuật về 32 già nạn đối với người xuất gia theo luật Ma Ha Tăng Kỳ, quyển 23. Trong số đó, có người phạm tội ngũ nghịch như giết mẹ; có người vi phạm đạo đức như phá tịnh hạnh của Tỷ kheo ni, lừa đảo, đầy tớ trốn chủ; có người vi phạm luật pháp như quan viên tại chức bỏ nhiệm sở; có người thiếu những điều kiện cần thiết như già quá hay trẻ quá; ngoài ra những người còn lại đều do các khiếm khuyết về cơ thể mà thuật ngữ chuyên môn gọi là lục căn bất túc (6 cơ quan không hoàn chỉnh). Tuy những trường hợp kể trên được ghi lại từ thời Đức Phật, cách nay hơn 25 thế kỷ, nhưng ngày nay chúng vẫn còn giữ nguyên giá trị hiện thực. Do thế, khi chọn người xuất gia, thiết nghĩ chúng ta không thể làm một cách tuỳ tiện mà phải cân nhắc cẩn thận. Vì người xuất gia vốn là biểu tượng của Thánh chúng, trưởng tử của Như Lai, Đạo sư của trời người, là tượng trưng cho đạo đứcgiải thoát. Nếu vị thầy bất cẩn, cho những người thiếu phẩm chất đạo đứcthân thể khiếm khuyết xuất gia, thì không những vi phạm những điều Phật chế mà còn làm cho thanh danh của Giáo hội bị tổn thương, uy tín của Tăng đoàn bị hoen ố, và khó tránh khỏi sự hủy nhục của người đời.

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 1641)
Giáo lý Duyên khởi là nền tảng của triết học Phật giáo, do đó luôn là tâm điểm của những nghiên cứu về sự uyên nguyên của đạo Phật.
(Xem: 1623)
Đức Phật khẳng định: “Trong giáo pháp nào nếu khôngtám Thánh đạo thời ở đó không có quả vị Sa-môn thứ nhất, thứ nhì, thứ ba, thứ tư.
(Xem: 1026)
Duyên khởi có nghĩa là hết thảy hiện tượng đều do nhân duyên mà phát sinh, liên quan mật thiết với nhau, nương vào nhau mà tồn tại. Nói theo thuật ngữ Phật giáo thời “tất cả pháp là vô thường, vạn vật vô ngã, hết thảy đều không”. “Không” có nghĩa là “vô tự tính,” không có yếu tính quyết định.
(Xem: 1506)
Trong các kinh điển thuộc Hán tạng, ‘Phật thị hiện thuyết pháp’ có thể được xem như là một ‘thuật ngữ’ quen thuộc, phổ biến đối với quý Phật tử Đại Thừa.
(Xem: 1474)
Con người được sinh ra đời, sống trong cuộc đời nhưng càng lớn lên càng cảm thấy mình như vẫn thiếu thốn cái gì, như vẫn là một người thất lạc.
(Xem: 1666)
Có lần khi nói về tám thức tâm vương trong Duy thức học, một người hỏi rằng “con người lo sợ là do thức nào?”.
(Xem: 1923)
Giác ngộ cũng tức là giải thoát. Giải thoát cái gì ? Giải thoát khỏi sinh tử luân hồi, điên đảo mộng tưởng, giống như người đang nằm mơ chợt tỉnh dậy,
(Xem: 1516)
Nhân quả là một định luật tất yếu trong sự hình thành nhân sinh quan và vũ trụ quan qua liên hệ duyên khởi của cuộc sống con người, mà qua đó nhân quả được coi như là một luật tắc không thể thiếu được khi hình thành một xã hội nhân bản đạo đức.
(Xem: 1349)
Bồ-tát là từ gọi tắt của Bồ-đề Tát-đỏa, phiên âm từ Bodhi-sattva tiếng Phạn, còn gọi là Bồ-đề Tát-đa,… Bồ-tát là từ gọi tắt của Bồ-đề Tát-đỏa, phiên âm từ Bodhi-sattva tiếng Phạn (sanskrit), còn gọi là Bồ-đề Tát-đa
(Xem: 1368)
Kính lễ Thích Ca Mâu Ni Thế Tôn Nay con đem tâm phàm phu suy diễn thánh pháp Là nhờ những bậc tiền bối đã khai triển Pháp này Xin Ngài gia bị cho tâm phàm phu chuyển thành thánh trí
(Xem: 1539)
Con xin đê đầu kính lễ Phật – bậc Nhất thiết trí – đấng Mặt trời tròn thanh khiết. Những tia sáng lời dạy của Ngài đã phá tan bóng đêm trong bổn tâm của chư thiên, loài người và các đường ác.
(Xem: 1138)
Khái niệm Niết-bàn vốn thành hình cách đây hơn 2500 năm. Các học giả và các triết gia khác nhau trong suốt nhiều thế kỷ liền đã nỗ lực lý giải khái niệm này bằng cách tận dụng sự hiểu biết hạn chế của mình.
(Xem: 1263)
Dưới đây là một vài dẫn khởi có tính cách thực tiễn đối với sự tu tập công án, được đề ra do các Thiền sư qua nhiều thời đại; từ đó, chúng ta có thể thấy rõ một công án sẽ làm được việc gì để khai triển ý thức Thiền và cũng thấy rõ sự tu tập công án đã bộc lộ cho khuynh hướng nào theo thời gian.
(Xem: 1270)
Có hai hình ảnh quen thuộc gợi lên ý tưởng biến dịch: như dòng sông và như ngọn lửa bốc cháy trên đỉnh núi. Mỗi hình ảnh lại gợi lên một ý nghĩa tương phản: tác thành và hủy diệt.
(Xem: 1692)
Thời gian là một hiện tượng bí ẩn nhất và cũng là sít sao nhất với cuộc sống mỗi người.
(Xem: 1637)
Một thời Thế Tôn trú ở Nālandā, tại rừng Pāvārikamba. Rồi thôn trưởng Asibandhakaputta đi đến Thế Tôn; sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Rồi thôn trưởng Asibandhakaputta bạch Thế Tôn:
(Xem: 2979)
Duyên khởi cho bài viết này là từ một bản tin BBC News có nhan đề “Thiền định chánh niệm có thể khiến con người xấu tính đi?”— và từ một số cuộc nghiên cứu khác đã giúp chúng ta có cái nhìn đa diện hơn về Thiền chánh niệm, một pháp môn nhà Phật đang thịnh hành khắp thế giới.
(Xem: 1820)
Khi sinh ra và lớn lên trong cuộc đời này mỗi người đều mang trong mình một huyết thống mà tổ tiên bao đời đã hun đúc, giữ gìntruyền thừa qua nhiều thế hệ.
(Xem: 1361)
Vấn đề tỳ-kheo, tỳ-kheo-ni phạm tội ba-la-di, thời Phật nghiêm khắc không cho sám hối đều có lý do. Với những lý do đó giống với xã hội bây giờ, cho nên trong chương này chúng tôi thảo luận chung cả hai giai đoạn thời Phật và cuộc sống hiện tại.
(Xem: 1218)
Hiện nay trong nguồn văn hiến hệ Hán truyền, chúng ta tìm thấy nhiều từ ngữ liên quan đến ý nghĩa sám hối như “hối quá 悔過”, “sám hối 懺悔”, “sám-ma 懺摩”, “phát lồ 發露”, thực chất tất cả đều xuất thân từ nghĩa gốc Phạn ngữ (Sanskrit) là từ: kṣama, kṣamayati.
(Xem: 1274)
Trong dòng chảy tâm thức của nhân loại từ xa xưa và cho đến nay luôn chia thành hai hướng, một hướng chảy theo dòng chảy Luân hồi (Saṃsāra), là số chúng sinh tâm tư cấu bẩn phiền não, ngụp lặn trong bùn lầy ố trược.
(Xem: 1402)
Những người con Phật chơn chính, thì lúc nào và ở đâu, họ cũng thực hành phápchánh pháp trở thành đời sống của chính họ. Họ được nuôi dưỡng ở trong chánh pháp và họ vui sống trong chánh pháp mỗi ngày.
(Xem: 1316)
Sự ra đời của Đức Phật nghiễm nhiên đã trở thành sự kiện quan trọng nhất trong suốt mấy ngàn năm tư tưởng Đông phương. Hiện tượng Lâm-tỳ-ni, chính vì thế, đã trở thành một hiện tượng đặc sắc đáng để mọi người nghiên cứu Phật học quan tâm.
(Xem: 1917)
Tất cả đều là giả tạm và cuộc đời là một nỗi đau khổ lớn. Đây là động cơ lớn thúc đẩy Thái tử ra đi tìm chân lý.
(Xem: 1677)
Như huyễn là một tính cách, một phương diện của tánh Không. Tánh Khôngvô tự tánh của mọi cái hiện hữu, và vì vô tự tánh nên như huyễn.
(Xem: 1885)
Theo quan niệm nhà Phật thì con người tự ràng buộc mình trong nỗi khổ đau do chính mình gây ra.
(Xem: 1812)
Trên lộ trình hướng về Phật đạo, tôi có duyên được “làm người đưa đò” tại ...
(Xem: 2384)
Bình đẳng tánh trí là gì? Là tánh bình đẳng của đại viên cảnh trí, nghĩa là tánh bình đẳng của tất cả mặt gương và của tất cả bóng hình in vào đó.
(Xem: 1778)
Theo truyền thống Phật giáo Nam tông, y cứ theo lịch Ấn Độ cổ đại, Vũ kỳ An cư (Vassavāsa) bắt đầu từ ngày 16 tháng 6 (tháng Āsālha) và kết thúc vào ngày 16 tháng 9 (tháng Āssina).
(Xem: 2111)
Vào thời Đức Phật, xã hội Ấn Độ rất nhiều học thuyết ra đời, mỗi học thuyết là một quan điểm chủ trương.
(Xem: 2186)
Trong bài này chúng ta sẽ tìm hiểu sơ lược về Đại viên cảnh trí, và trích toàn bộ đoạn nói về trí này trong Kinh Phật Địa, do Tam tạng Pháp sư Huyền Trang dịch ra tiếng Hán.
(Xem: 2293)
am Vô Lậu Học là môn học thù thắng gồm: Giới, Định và Tuệ trong đạo Phật.
(Xem: 1849)
Khi đạo Phật nói về tánh chất của khổ, có nhiều mức độ khổ khác nhau.
(Xem: 1969)
Dân gian thường nói, không ai giàu ba họ, không ai khó ba đời. Rất khó giải thích về“ba họ” và “ba đời”.
(Xem: 2027)
Chúng ta đã thấy nguồn gốc của kinh tạng Phật giáo phát khởi từ ba kỳ kết tập kinh điển (saṅgīti).[1]
(Xem: 1951)
“Tất cả là vô thường” là một trong ba nguyên lý căn bản của Phật giáo (vô thường, vô ngã và niết-bàn tịch tịnh)
(Xem: 2588)
Không có kinh sách nào, Đức Phật dạy: Phải cầu nguyện, hay nương tựa vào một ai đó, ngay cả việc nương nhờ vào chính Ngài.
(Xem: 1940)
Bản tâm, tự tâm, bản tánh, tự tánh là những danh từ được Lục Tổ Huệ Năng sử dụng trong những lời thuyết pháp của ngài để...
(Xem: 1879)
Muốn thực hiện một đời sống đạo đức, mang lại hạnh phúc cho bản thân cũng như tha nhân thì trước hết con người ấy phải được giáo dục.
(Xem: 1939)
Như chúng ta đã biết, từ xưa lắm các triết gia và sử gia phương Tây từng đưa ra những định nghĩa về con người,
(Xem: 1884)
Sám hối là một thực hành tu tập quan trọng và phổ biến trong Phật giáo. Sám hối là...
(Xem: 2154)
Chúng ta hãy khởi đầu đọc kinh Kim-cang như một tác phẩm văn học. Giá trị văn học là sự biểu hiện thẩm mỹ của nội dung tư tưởng.
(Xem: 2295)
“Bà lão nghèo ngộ pháp Duyên khởi” là bản kinh chúng tôi giới thiệu kỳ này. Nguyên tác “Phật thuyết lão nữ nhơn kinh 佛說老女人經
(Xem: 1962)
“Kinh Căn Tu Tập / Indriya bhàvanà sutta” là bài kinh cuối cùng trong số 152 bài kinh đăng trong Trung Bộ Kinh do...
(Xem: 2070)
Theo Phật giáo, pháp có nghĩa là giáo pháp của Phật. Những lời dạy của Đức Phật chuyên chở chân lý.
(Xem: 1865)
Như Đức Phật đã dạy, một đặc điểm của Giáo Pháp thuần túy là những hiệu ứng phải được thể nghiệm tức khắc lúc này và nơi này, ngay trong cuộc đời này
(Xem: 1901)
Căn cứ thông tin từ tác phẩm Ni trưởng Huỳnh Liên - cuộc đờiđạo nghiệp do Ni giới hệ phái Phật giáo Khất sĩ ấn hành vào năm 2016 thì...
(Xem: 2405)
Từ khi đạo Phật du nhập vào Việt Nam, chúng ta thấy rõ là bất cứ khi nào truyền thống dân tộc nép mình để đi trong dòng sinh mệnh của đạo Phật thì...
(Xem: 2315)
Dựa vào lịch sử Đức Phật, chúng ta được biết, Thái tử Sĩ Đạt Ta (Siddhattha) khi chào đời, bước đi bảy bước, có bảy hoa sen đỡ chân
(Xem: 3980)
Giới, Định và Tuệ là ba môn tu học quan trọng trong Phật giáo. Ta thường hay nói “Nhân Giới sanh Định, nhân Định phát Tuệ”.
(Xem: 2467)
Theo nghĩa đen của khái niệm, độc nhất là chỉ có một, mang nghĩa duy nhất. Trong kinh tạng Nikāya, khái niệm con đường độc nhất (ekāyana magga) là
(Xem: 3181)
Bốn mươi chín ngày sau khi đạt giác ngộ, Đức Phật bi mẫn và thiện xảo đã thuyết Tứ Diệu Đế cho năm vị đệ tử may mắn tại Varanasi.
(Xem: 2465)
Nếu có ai đó yêu cầu tóm tắt toàn bộ giáo lý Phật giáo trong một vài từ ngữ gọn gàng, không cần dài dòng văn tự, tôi sẽ không do dự trả lời rằng, đó là : Ngũ uẩn giai không.
(Xem: 2042)
Bằng sự tu tập lâu dài, vượt qua vách sắt thành đồng của địa ngục Thiết Vi hay sự co duỗi của bàn tay trước mắt mà ta vươn tới sự giải thoát thời đoạn, cuối cùngsự giải thoát hoàn toàn.
(Xem: 1794)
Đức Di Lặc tiếp tục giảng cho đồng tử Thiện Tài về Bồ đề tâm: “Tại sao vậy? Vì nhân nơi Bồ đề tâm mà xuất sanh tất cả Bồ tát hạnh.
(Xem: 3301)
Cộng đồng Tăng Già gồm tứ chúng Tăng NiPhật tử tại gia Nam Nữ với một hội đồng gồm ít nhất là bốn vị Tăng, hay một cộng đồng Tăng Ni sống hòa hiệp với nhau trong tinh thần lục hòa.
(Xem: 2340)
Đến nay, vấn đề xác định kinh điển Phật thuyết hay phi Phật thuyết vẫn là nội dung được các học giả quan tâm nghiên cứu
(Xem: 3020)
Nhiều học giả phương Tây nhận định rằng khái niệm Niết bàn, tức nirvāṇa trong Sanskrit hay nibbāna trong Pali, có thể xem là ...
(Xem: 2698)
Hãy thử tưởng tượng một đoàn người đang ngồi trên một chiếc thuyền trôi giữa biển, trong đêm tối. Sự nhỏ nhoi của con thuyền...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant