Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới
Bài Mới Nhất

Các Loại Vợ

04 Tháng Tư 201400:00(Xem: 11152)
Các Loại Vợ

CÁC LOẠI VỢ


Mithra Wettimuny
Diệu Liên Lý Thu Linh


vo_chongBạo hành trong gia đình luôn đưa đến đổ vỡ. Dư luận gần đây đều bức xúc trước những thông tin về việc chồng đốt vợ, giết vợ, tạt acid vợ, vân vân. Thật khó có một giải pháp vẹn toàn cho vấn đề đó. Dưới đây là một bài viết ngắn nhằm soi một chút ánh sáng vào vấn đề này qua lăng kính Phật giáo.

 

Người phụ nữ có cần chịu đựng một ông chồng nát rượu và hay đánh vợ không?

(Câu hỏi này đã được gửi tới mạng Beyond The Net, là một trang điện tử của Phật giáo Nguyên ThủyTích Lan, và được Giáo Sư Mithra Wettimuny trả lời. Giáo sư đã tu Thiền với ngài Thiền sư Matara Sri Nanarama theo truyền thống ẩn tu trong rừng của Thiền viện Nissarana, Tích Lan.)

 Để có thể trả lời thẳng câu hỏi này, chúng ta cần xem xét nhiều khía cạnh quan trọng. Người nghiện rượu hay thường uống rượu đến say xỉn là kẻ dại khờ. Người chồng mà phải dùng đến bạo lực với vợ là người đầy sân hận và cũng là kẻ dại khờ. Người mà phạm cả hai lỗi này thì hoàn toàn là kẻ ngu.

 Trong kinh Pháp Cú Đức Phật đã dạy rằng thà sống một mình còn tốt hơn là sống với kẻ ngu. Đó là vì khi bạn thường xuyên phải tiếp xúc với kẻ ngu thì điều đó sẽ làm phát khởi những tính chất bất thiện trong bạn. Do đó bạn sẽ không bao giờ phát triển theo hướng thiện lành.

 Tuy nhiên, bản tính con người thường dễ nhìn người khác để phán xét hơn là soi lại bản thân mình. Cũng trong kinh Pháp Cú, Đức Phật đã thuyết, “Đừng nhìn lỗi của người, những cái tốt hay xấu của họ, mà hãy tự quan sát hành động của chính mình, xem xét những gì bạn đã làm được, và những gì còn chưa hoàn tất”.

 Từ hai lời dạy này của Đức Phật, chúng ta có thể tạo nền tảng cho quyết định phải đối phó như thế nào đối với vấn đề được nêu trong câu hỏi. Do đó trước khi kết tội người chồng và đi đến một kết luận nào, trước hết người vợ hãy tự xét lại mình.

 Trước tiên người vợ phải hiểu rõ ràng rằng mình là người vợ tốt hay xấu. Về phương diện này, Đức Phật đã dạy rằng có bảy loại vợ trên thời gian này. Đó là:

  1.  Loại vợ này không thương yêu chồng. Người này có thể giết chồng nếu có cơ hội. Người vợ này không lắng nghe chồng, không trung thành, không biết giữ gìn tài sản cho chồng. Một người vợ như thế được gọi là “Vợ Sát Nhân”.
  2. Cũng có loại vợ không biết gìn giữ tài sản cho chồng, ăn cắp, phung phí của cải của chồng, không vâng lời và không trung thành với chồng. Loại vợ này được gọi là “Vợ Ăn Cắp”.
  3. Lại có loại vợ hành xử độc đoán, tàn nhẫn, đàn áp, hống hách, cứng đầu, không trung thành, không gìn giữ tài sản của chồng. Loại vợ này được gọi là “Vợ Độc Đoán”.
  4. Lại có người vợ chăm sóc chồng như người mẹ chăm con. Quan tâm đến tất cả mọi nhu cầu của chồng, gìn giữ tài sản của chồng, trung thành, hết lòng vì chồng. Người vợ đó được gọi là “Vợ Từ Mẫu”.
  5. Có người vợ xem chồng như người anh lớn của mình. Kính trọng chồng, khiêm hạ, vâng lời, bảo vệ tài sảntrung thành với chồng. Loại vợ đó được gọi là “Vợ Huynh Muội”.
  6. Có người vợ xem chồng như bạn. Đối xử với chồng như người bạn thân thiết lâu ngày mới gặp. Người vợ này khiêm hạ, dễ bảo, trung thành và biết bảo vệ tài sản của chồng. Loại vợ này được gọi “Vợ Bằng Hữu”.
  7. Cũng có loại vợ luôn phục tùng chồng dưới bất kỳ hình thức nào, không than phiền, chịu đựng những thiếu sót của chồng, nếu có, một cách âm thầm, dễ bảo, khiêm hạ, trung thànhbảo vệ tài sản của chồng. Loại vợ này được gọi là “Vợ Tận Tụy”.

 Đó là bảy loại vợ có thể tìm thấy trên thời gian. Trong số họ, ba loại vợ đầu tiên (Vợ Sát Nhân, Vợ Ăn Cắp và Vợ Độc Đoán) trong hiện tại họ sống khổ sở, lúc chết sẽ bị đọa đày [thí dụ như tái sinh vào cõi súc sanh, cõi ngạ quỷ, a-tu-la và địa ngục].

 Bốn loại vợ còn lại, Từ Mẫu, Huynh Muội, Bằng Hữu và Tận tụy, thường sống hạnh phúc trong cuộc sống hiện tại, và chết được vào cõi cực lạc [thí dụ cõi chư thiên hay cõi người].

 Do đó, người vợ cần phải quán xét bản thân kỹ lưỡng để xem mình thuộc loại vợ nào. Nếu người vợ thấy bản thân mình thuộc vào ba loại vợ đầu tiên, thì rõ ràng là người đó phải tự sửa mình trước khi có thể kết án chồng. Việc làm này suy cho cùng cũng là vì lợi ích của người vợ.

 Nếu người vợ thuộc vào bốn loại vợ hiền, mà phải sống với người chồng say xỉn và hay đánh vợ là một trường hợp thật sự ngoại lệ, có thể bị vướng vào hoàn cảnh này là do nghiệp duyên (hành động có chủ tâm trong quá khứ).

 Nếu sau khi đã là người vợ tốt như đã miêu tả ở trên, nhưng người chồng vẫn tiếp tục làm kẻ nát rượu và đánh vợ (trường hợp này rất hiếm, hoàn toàn ngoại lệ), thì người vợ phải đi đến quyết địnhtiếp tục sống chung với chồng hay chia tay. Người vợ phải chắc rằng mình không sống để phải khổ sở hơn. Thí dụ trong hoàn cảnh mà những tính chất bất thiện cứ phát khởi trong tâm (thí dụ sân hận, oán thù, sợ hãi, căm ghét, v.v.). Nếu đó là kết quả của việc sống chung với nhau, thì tốt hơn là chia tay một cách êm thấm. Vì như đã nêu trên trong kinh Pháp Cú rằng, “Thà sống một mình hơn là sống với kẻ ngu, giống như con voi sống một mình trong rừng”, hay “như vị vua đã bỏ ngôi, vào sống trong rừng”. Đây là quyết định cần thiết lập để người phụ nữ có thể tự phát triển trên con đường chân chính, hầu đạt được trí tuệ, và tự giải thoát khỏi khổ đau.

 Mặt khác, nếu hoàn cảnh đặc biệt này được chấp nhận bằng sự chịu đựng với lòng từ bi, thì ở một giai đoạn nào đó trong luân hồi không thể tránh khỏi, người đó chắc chắn sẽ được vào thế giới chư thiên, được hưởng hạnh phúc siêu thế, niết bàn, và sẽ đạt được trí tuệ, giải thoát khỏi tất cả mọi khổ đau, do đã thiết lập một nền tảng dựa trên sự hy sinhchịu đựng với tâm từ bi.

 Tóm lại, trong hoàn cảnh đặc biệt này, người vợ cần quán chiếu tâm mình thật cẩn thận trong một thời gian và từ đó đi đến quyết định đúng cho cuộc đời của mình.

 

Diệu Liên Lý Thu Linh
(Chuyển Ngữ theo Beyond The Net).
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 8387)
Trong 2 giai tầng của việc phát triển tâm giác ngộ nguyện vọng và dấn thân, chỉ với việc dấn thân chúng ta mới thọ giới Bồ tát.
(Xem: 9441)
Trích từ quyển How to See Yourself as You Really Are của Đức Đạt Lai Lạt Ma - Tuệ Uyển chuyển ngữ
(Xem: 9337)
Thực chứng giáo lý duyên khởi, người thông tuệ hoàn toàn không vướng vào những quan điểm cực đoan...
(Xem: 7534)
Công cuộc hiện đại hóa giáo dục đại họcTrung Quốc bắt đầu từ việc chính phủ Mãn Thanh xây dựng “Kinh Sư Đại Học Đường” năm 1910 chiêu sinh sinh viên chính quy đầu tiên.
(Xem: 8125)
Đức Phật nói, nếu giữ tâm vững như hòn đảo trước phong ba bão táp của cuộc đời thì chúng ta sẽ có được chất liệu an vui, an vui về thái độ, tinh thần...
(Xem: 8095)
Phật dạy thân người do tứ đại gồm bốn chất đất-nước-gió-lửa hòa hợp lại hình thành; đất với gió lại không thuận với nhau, gió thổi mạnh thì đất rung rinh..
(Xem: 7777)
Phật dạy trong mỗi người chúng ta đều có phần tâm linh sáng suốt, nương nơi mắt thì thấy biết không lầm lẫn, sự vật như thế nào thì biết rõ như thế đó;
(Xem: 8282)
Thực tại nền tảng của thế giới Hoa Nghiêm là Phật Tỳ-lô-giá-na (Vairocana). Đây là Pháp thân của Đức Phật Thích-ca và cũng là Pháp thân của tất cả chư Phật.
(Xem: 9771)
Dựa trên giả định các hoạt động của Tâm tạo ra những cấu trúc não bộ mới (Hebb 1949) cho biết ý tưởng, tình cảm có thể để lại dấu ấn
(Xem: 8828)
Là giai đoạn duy nhất trong kinh nghiệm cận tử liên quan đến việc nhận thức thế giới mang tính vật lý hơn là tính tâm linh...GIDEON LITCHFIELD
(Xem: 8591)
Khi Mâu Tử, một tri thức Tàu, tị nạn tại Giao Châu và viết trong Lý Hoặc Luận vào cuối thế kỷ thứ 2 sau tây lịch rằng, “Đất Hán chưa chắc là trung tâm của trời đất,”
(Xem: 7878)
Nếu quý vị không có tuệ giác trong cung cách chính mình và mọi thứ thật sự là, quý vị không thể nhận ra và xa lánh những chướng ngại...
(Xem: 9764)
Tâm ta là vật quan trọng nhất. Mọi sự đến từ tâm, vì thế tất cả những gì không ai ưa thích mà giờ đây ta đối mặt cũng đến từ tâm.
(Xem: 9672)
Những giác quan của chúng ta góp phần cho sự si mê của chúng ta. Đối với những tính năng của chúng ta về thấy, nghe, ngửi, nếm, và cảm giác, những đối tượng dường như tồn tại trong tự bản chất của nó.
(Xem: 9198)
Chết là một bộ phận trong sự sống của chúng ta. Dĩ nhiên, theo quan điểm của Phật Giáo, thân thể này trong một ý nghĩa nào đó là một kẻ thù.
(Xem: 10091)
Bất cứ ai quan tâm đến lịch sử Đức Phật đều muốn biết về bữa ăn cuối cùng của Ngài do ông Thuần Đà (Cunda) cúng dường,
(Xem: 14316)
Là vị Bồ Tát tiêu biểu cho Trí Tuệ, Bồ Tát Văn Thù thường được miêu tả với dáng dấp trẻ trung ngồi kiết già trên một chiếc bồ đoàn bằng hoa sen.
(Xem: 8964)
Đức Phật là một bậc đạo sư thực tiễn. Mục tiêu duy nhất của Ngài là giải thích tất cả chi tiết trong vấn đề của khổ là thực tế phổ biến của cuộc đời.
(Xem: 8448)
Bồ-tát (菩薩), nói cho đủ là Bồ-đề-tát-đỏa (菩提薩鬌), phiên âm tiếng Phạn là Bodhisattva. Bồ đề dịch là Giác ngộ; tát-đỏa dịch là chúng sanh.
(Xem: 9617)
Khi mới thành đạo, đức Phật đã nói: “Lạ thay tất cả chúng sanh đều có đức tính trí huệ của Như Lai mà bị vô minh che lấp nên không phát hiện ra được”.
(Xem: 15377)
Ở đời tuổi tác là một nhân tố quan trọng tác thành nên vị trí của cá nhân trong cộng đồng. Trong đạo cũng vậy, những bậc truởng lão, thâm niên lại càng được kính nể và tôn trọng hơn.
(Xem: 8038)
Bảy yếu tố khiến Tăng đoàn hưng thịnh hay còn gọi là bảy pháp bất thối được đề cập trong bài kinh Đại bát Niết bàn, gồm: Có Tín tâm, có Tàm, có Quý, Đa văn, Tinh tấn, Chánh niệmTrí tuệ.
(Xem: 10913)
Cứu cánh của Phật giáo là sự Giác Ngộ, phương tiện giúp đạt được Giác NgộTrí Tuệ, và đối nghịch với Trí TuệVô Minh.
(Xem: 11572)
Đạo đức học là một bộ phận của triết học nhằm dựa vào lý tríthiết lập một sự phân biệt giữa thiện và ác, giữa điều được làm và điều bị cấm làm.
(Xem: 8705)
Trong đời tu hành của con có một chướng ngại mà con không vượt qua được, đó là những niệm tưởng lăng xăng. Nó quấy rầy luôn, cả những lúc nghỉ ngơi cũng không yên.
(Xem: 8938)
Điều cần bảo vệ chính là cái tâm của người con Phật, biết kiên trì thực hành những lời Phật dạy để đem lại an lạc cho chính mình và những người chung quanh
(Xem: 11782)
Chữ “giác ngộ” trong Đạo Phật, tiếng Pali và Sanskrit đều là “Bodhi”. Tiếng Anh là “enlightenment” hay “awakening”
(Xem: 9263)
Chúng tôi đã thuyết giảng về những cảm xúc đau khổ và các tai hại mà chúng sẽ gây ra cho việc hành trì tu tập của chúng ta.
(Xem: 21532)
Chúng ta đã biết đời là vô thường đau khổ, nhưng chúng ta còn cố chấp cái ngã, cái ta, cố bám víu vào cái của ta, thì chúng ta không thể trừ bỏ được kiêu mạn,
(Xem: 15123)
Người Phật tử có trí và hiểu đạo chỉ quan tâm khiến cho mỗi đời sống là một bước tiến trên con đường tiến bộ tâm linh không ngừng, dẫn tới sự giải thoátgiác ngộ tối hậu...
(Xem: 8517)
Điểm đến của người tu học Phật thường là chứng ngộ (đắc đạo). Ta cũng hay nghe nói Vãng sanh Cực Lạc như một kết quả cho việc hành trì. Vậy, Chứng ngộVãng sanh khác nhau thế nào?
(Xem: 9223)
Khi đã biết nghiệp báo nhân quả không thể tránh, khủng khiếp như thế, chúng ta phải cố gắng tránh làm ác từ ý nghĩ, lời nói đến việc làm
(Xem: 7657)
Khảo sát hiện tượng "hội nhập văn hóa" tại một trung tâm Phật giáovị trí quan trọng vào hàng nhất nhì ở thời Lý-Trần như chùa Quỳnh Lâm...
(Xem: 9230)
Ta-bà là chu kỳ của sự hiện hữu (sự sinh, sự sống và cái chết) chi phối bởi nghiệp (karma). Đấy là chiếc bánh xe của khổ đau hình thành từ các hiện tượng của sự hiện hữu
(Xem: 9278)
Chúng ta sợ đủ thứ: sợ chết, sợ khốn khổ, sợ bị chê bai chỉ trích, và trên tất cả, hình như chúng ta rất sợ sự thật.
(Xem: 10224)
Con người sanh ra trên cõi đời này đã mang theo nghiệp nhân của đời trước, lúc lớn lên lại gây tạo thêm nghiệp mới.
(Xem: 8735)
Tất cả việc làm của Phật giáo đều tập chú vào lợi ích cho chúng sanh. Chúng sanh là đối tượng duy nhất của Phật giáo.
(Xem: 14620)
Mặc dù các tôn giáo nhất là Phật giáo đều nhấn mạnh đến vấn đề Nhân Quả - Nghiệp báo, song Luật Nhân quả không phải là của riêng một tôn giáo nào, nó là một luật của tự nhiên
(Xem: 7871)
“Sống Tỉnh Giác” là sống tỉnh chứ không còn ngủ mê nữa. Đây là đi vào thực hành chứ không phải là học, hiểu hay lý luận suông.
(Xem: 8188)
Sau khi trở thành phật tử, có tam qui, ngũ giới rồi, người phật tử phải sống ra sao để an lạc hạnh phúc?
(Xem: 8274)
Tất cả chúng ta đều có duyên lớn được gặp Phật pháp, được học Phật, được có người chỉ đường, có bản đồ sẵn hết rồi, chỉ còn một việc là bước đi để trở về.
(Xem: 8662)
‘Tâm’ là chữ thường xuyên xuất hiện với người Phật tử mỗi khi nói đến tu tập . Thật vậy, nào là ‘Tu tâm’ , ‘một niệm ở tâm ta’ , nào là ‘giữ tâm ý trong sạch ’ , ‘
(Xem: 8946)
Chánh Giáo (Tam Bồ Đề_ Sambhodhi) cùng Giải Thoátmục đích chung của Phật và các đệ tử Thanh Văn...
(Xem: 8479)
Cầu xin mà có hiệu qủa, chẳng có ai không cầu, cứ ngồi đó mà cầu nguyện là tự có tất cả, chẳng phải làm việc vất vả, cần gì phải học hành cực nhọc....
(Xem: 8061)
Phật Giáo Ấn ĐộTây Tạng phân loại và hệ thống hóa toàn bộ giáo huấn của Đức Phật thành ba chu kỳ khác nhau gọi là "ba vòng quay của bánh xe Đạo Pháp"
(Xem: 7607)
Con Đường Của Bụt là chủ đề của khoá tu An Cư Kiết Đông năm 2008 - 2009. Đây là con đường Bụt đã đi, và chúng ta đang đi theo sự hướng dẫn của Ngài.
(Xem: 9744)
con người, chúng ta có khuynh hướng bám víu vào đời sống của chính mình. Nhà Phật gọi đó là chấp thủ.
(Xem: 7790)
Con người luôn sống trong sợ hãi từ hiện tại cho đến vị lai, là do chính mình gây tạo nên bằng những hành động, lời nóiý nghĩ bất thiện
(Xem: 7722)
Kinh điển thường ví giận dữ như một cơn điên. Người điên cuồng không kiềm chế được ý thức nên hành vi, cử chỉ, việc làm gây thương tổn bản thân và người khác.
(Xem: 6834)
Trồng nhân thiện nhất định được quả thiện, tạo ác nghiệp nhất định chiêu quả khổ.
(Xem: 8616)
Sinh thuận, tử an là một phước báo lớn của con người. Một khi chưa biết nghiệp duyên của mình sẽ chết bình an hay bất an thì hãy cố gắng tu tập các thiện pháp.
(Xem: 8339)
Bản Chất của Hạnh Phúc được trích từ tác phẩm Nghệ Thuật Sống Hạnh Phúc: Cẩm Nang cho Đời Sống, một quyển sách căn cứ trên sự mở rộng những đối thoại giửa Đức Đạt Lai Lạt MaBác sĩ Howard C. Cutter, một nhà tâm lý trị liệu phương Tây.
(Xem: 7856)
Tất cả mọi người ai cũng mang thân này và cho đó là thân mình. Chúng ta mang thân suốt cuộc đời và nhận nó là thân mình nhưng nếu xét kỹ thì chúng ta có thật biết rõ về nó chưa?
(Xem: 7572)
Phải lâu lắm người ta mới quen với ý niệm về tái sinh. Tôi đã đi qua nhiều tầng bậc trong tiến trình đạt đến sự thuyết phục trong vấn đề ấy.
(Xem: 6813)
Tối nay tôi được yêu cầu để nó về sự phân biệt Phật Pháp, giáo lý của Đức Phật, với văn hóa Á châu hay văn hóa Tây Tạng...
(Xem: 13692)
Ngày nay trong sự tu học, chúng ta thường được hướng dẫn áp dụng chánh niệm (mindfulness) vào trong mọi vấn đề.
(Xem: 7413)
Trong sinh hoạt hằng ngày, nếu người tu thiếu sự kiểm soát, thiếu tích cực, chúng ta dễ lạc vào lối dở dở ương ương, không đi tới đâu hết.
(Xem: 9169)
Chúng ta cần nên làm quen với những tâm thái tốt, nhưng theo thói quen, chúng ta thường có những vọng tưởng phiền não, như sân hận, gây nên những chướng ngại lớn cho bản thân.
(Xem: 7738)
Khi chúng ta nói về nghiệp thì nó là một giải thích cơ bản về lý do và cách những kinh nghiệm vui buồn của chúng ta lên xuống ra sao, đó là tất cả những gì thuộc về nghiệp.
(Xem: 7641)
Các nhà nghiên cứu lịch sử Trung Quốc cho rằng Phật giáo du nhập vào Trung Quốc từ niên hiệu Vĩnh Bình đời Hán Minh Đế...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant