Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Phật Giáo Thời Kỳ Ấn Độ Cổ Đại

25 Tháng Tư 201400:00(Xem: 30785)
Phật Giáo Thời Kỳ Ấn Độ Cổ Đại

PHẬT GIÁO THỜI KỲ ẤN ĐỘ CỔ ĐẠI

Nguyên tác: RICHARD GOMBRICH - ETIENNE LAMOTTE - LAL MANI JOSHI
Phỏng dịch: Thích Nữ Trí Nguyệt

phat_giao_thoi_ky_an_do_co_dai

1. TRUYỀN THỐNG PHẬT GIÁO ẤN ĐỘ

Tăng đoàn bắt đầu hoạt động rộng rãi và có ảnh hưởng kể từ khi Phật niết bàn. Khi Phật chứng Niết bàn tối hậu, 500 vị tỳ kheo A la hán họp lại để hệ thống hoá giáo điển (kiết tập). Các ngài cư trú trong các tu viện xung quanh tiểu bang Bihar, Ấn độ. Những vị tỳ kheo, tỳ kheo ni này dần dần đem Phật giáo trải rộng về phương bắc Ấn độ; nhưng cuộc truyền bá lớn nhất vẫn là do vua A Dục (Asoka) (268-239 TCN) tổ chức. Từ các bản văn khắc trên đá và các trụ đá còn lại, chúng ta biết rằng Asoka đến với Phật giáo rất sớm sau khi lên ngôi và có công truyền bá Phật giáo khắp vùng bán lục địa và lan rộng ra ngoài biên giới Ấn nữa. Hoàng tử của vua, tôn giả Mahindra, đã hướng dẫn một phái đoàn truyền giáo chính thức giới thiệu Phật giáo vào Sri Lanka.

Phật giáo không bao giờ thiết lập hệ thống quyền lực trung tâm. Dù như thế nào đi nữa, tăng đoàn cũng phải có trách nhiệm về sự phân chia giáo phái, càng ngày càng nhiều trường phái phát sinh, vì lẽ do những trở ngại về văn hóangôn ngữ ở những vùng xa xôi. Sự phân chia trường phái trong Phật giáo giống như là những phân ban trong một tổ chức mà thôi. Mặt khác, không lâu sau thời kỳ Asoka đã bắt đầu có một cuộc thay đổi lớn trong tư tưởng mà sau này trở thành phong trào triết học thuộc Phật giáo Mahayana. Cuộc thay đổi này mang đặc điểm dựa trên trình độ nhận thức về hai phạm trù của chân lý:

- hiện tượng tương đốibản thể uyên nguyên tuyệt đối;
- và nhận thức ở mức độ bình thường như tin tưởng vào chư Phật, Bồ Tát như là những thiên thần có thể ban phúc giáng họa.

Vào khoảng đầu thiên niên kỷ thứ nhất, Phật giáo Mật tông bắt đầu xuất hiện, đây là một phong trào mang đậm ảnh hưởng của Ấn Giáo, chấp nhận hệ thống triết học của Phật giáo Mahayana, nhưng cầu sự giải thoát qua hình thức tế lễ. Với Mật tông, Phật giáo đã trở thành huyền bí và tăng đoàn mất đi tính chất ưu việt, vì trong tinh thần cốt tủy đã bao gồm những kẻ sơ cơ cũng có thể nghiễm nhiên là người truyền thừa hay một hành giả Mật giáo. Phật giáo đã từng là một tôn giáoảnh hưởng lớn ở Ấn Độ từ năm 250 trước Công nguyên cho đến giữa thiên niên kỷ thứ nhất sau Công nguyên. Có thể cả Mật Tôngchủ nghĩa tín ngưỡng đã làm Phật giáo suy yếu bằng cách biến Phật giáo như là một hình thái của Ấn giáo; cũng có thể do những cuộc xung đột giữa các quốc vươngPhật giáo mất đi sự ủng hộ lớn lao. Hồi giáo xâm lăng Ấn độ, đập phá các tu viện, tiêu diệt văn hóa Phật giáo trong thế kỷ 13, mặc dù những tàn tích sót lại ở Ấn độ hiện nay đánh dấu khoảng năm 1500 sau công nguyên.

Ở khu vực Trung Á, Phật giáo cũng bị Hồi giáo tiêu diệt hoàn toàn. Các phái đoàn truyền giáo của Asoka đã đem Phật giáo vào Trung Á và Phật giáo đã ngự trị ở đó dưới sự ủng hộ của các nhà vua Kuasana và Kaniska (thế kỷ thứ II). Phật giáo vùng Trung Á được đánh giá rất quan trọng trong thế kỷ này, cả những tài liệu chứng minh và những phế tích lịch sử của các tu viện đã làm sáng tỏ việc này. Những trang sử Phật giáo bị chôn vùi trong lớp bụi mờ của thời gian hiện nay cũng đã được chứng minhkhám phá ra tất cả. Mặt khác, tầm quan trọng của Nepal là chỉ ở đó mới bảo tồn được truyền thống Phật giáo Ấn độ liên tục. Các tu viện Phật giáo vùng thung lũng Kathmandu tu tập theo phương pháp của Phật giáo Mật tông xuất phát trực tiếp từ một hình thức Phật giáo Ấn độ trước khi bị Hồi giáo tiêu diệt, nhưng phần nào cũng bị ảnh hưởng của Ấn Giáo.


2. PHẬT GIÁO THỜI KỲ ẤN ĐỘ CỔ ĐẠI VÀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TĂNG ĐOÀN

"Hãy đi, này các tỳ kheo, vì hạnh phúclợi ích cho mọi người, vì lòng thương tưởng thế gian, vì lợi ích, hạnh phúcan lạc cho chư thiênloài người. Không được hai người đi cùng một hướng. Này các tỳ kheo, hãy giảng dạy giáo pháp sơ thiện, trung thiện và hậu thiện với ngữ và nghĩa đều hoàn toàn, và hãy truyền bá cuộc sống phạm hạnh. Rất nhiều chúng sinh muốn nghe chánh pháp và họ có thể hiểu được."

Theo các tài liệu truyền thống, đức Phật đã nói như thế để khuyến khích 60 vị A la hán tỳ kheo đầu tiên ra đi vì sự nghiệp truyền giáo. Bố thícông hạnh thứ nhất của Phật tử. Tại gia có thể cung cấp vật chất cho các vị xuất gia; để đền đáp công ơn ấy, các vị tỳ kheo, tỳ kheo ni giảng cho họ giáo pháp để được an lạchạnh phúc. "Pháp thí là hơn hết".

Trách nhiệm và công việc của tăng đoànbảo vệ chánh pháp. Bảo vệ chánh pháp có nghĩa là bảo vệ thánh điển, kinh và luận. Thánh điển gồm có 3 tạng, cũng như Kinh Thánh của Thiên chúa giáo hay kinh Koran của Hồi giáo. Thánh điểntoàn bộ lời dạy của đức Phật do tăng đoàn kết tậpbiên soạn. Khi đề cập đến thánh điển Phật giáo được biên soạn sớm nhất là chúng ta đang liên hệ tới phương pháp truyền khẩu. Chúng ta không thể biết được kinh điển Phật giáo lần đầu tiên được biên soạn ở đâu và khi nào, nhưng chắc chắn là sau Phật niết bàn vài thế kỷ. Lần đầu tiên một đại hội biên soạn thánh điển xảy ra ở Sri Lanka trong thế kỷ I trước tây lịch, đó là tạng Palì được các tỳ kheo thuộc Phật giáo Theravada bảo tồn. Cũng có truyền thống cho rằng thánh điển biên soạn bằng Sanskrit tại đại hội ở Kashmir (Kế Tân) do vua Kaniska (Ca Nị Sắc Ca) ủng hộ và tài trợ. Kaniska là một quốc vương của triều đại Kusan từ Trung Á vào xâm chiếm Ấn độ. Không may, thời gian của triều đại Kusan và vua Kaniska tới nay vẫn còn là một nghi vấn, nhưng chúng ta có đủ lý do để đoán rằng kỳ đại hội do vua Kaniska tổ chức (đại hội được biết là kỳ kết tập lần thứ 4) xảy ra trong thế kỷ thứ II sau Tây lịch. Ngay cả sau đó kinh Phật vẫn được bảo tồn bằng cách học thuộc lòng và đọc đi đọc lại nhiều lần; các bản thảo chủ yếu cũng nhờ trí nhớ thuộc lòng. Bên ngoài tu viện, có lẽ chỉ có một số rất ít Phật tử tại gia có khả năng thông thuộc.

Những bản kinh sớm nhất viết bằng một thứ ngôn ngữ pha trộn nhiều thổ âm (Middle Indo-Aryan) khác nhau, đó là một loại ngôn ngữ xuất phát từ Sanskrit. Càng lâu về sau những thổ âm và loại ngôn ngữ đó mất đi ngữ điệu trầm bỗng. Sau một vài cuộc thay đổi trong thời đại Tây lịch, một số thổ âm đó biến đổi khác xa đến nỗi không còn chỗ đứng trong văn chương, văn học nữa. Muốn bảo tồn tính thống nhất của nền văn hóa Phật giáocần phải tìm ra một loại ngôn ngữ chung cho các dân tộc. Ở Ấn Độ, ngôn ngữ chung đó là Sanskrit, một ngôn ngữ rất lâu có trước giai đoạn tiền Hồi giáo và mãi cho đến ngày nay cũng được coi là một thứ ngôn ngữ bác học dùng trong văn chương. Thánh điển Phật giáo đầu tiên được biên soạn và dịch ra tiếng Sanskrit nhưng không đúng với nguyên tắc cổ điển, vì vẫn còn gần với những thổ âm pha trộn giữa hai tộc người: thổ dân Ấn Độ và giống dân Aryan (gọi là Prakrit), ngôn ngữ này ngày nay gọi là Buddhist Hybrid Sanskrit và nó được dùng trong những thề kỷ đầu công nguyên hoặc sớm hơn. Phật giáo cũng thường dùng loại ngôn ngữ Sanskrit cổ điển. Nhưng không đơn giản trong trường hợp kinh điển càng về sau thì tiếng Sanskrit càng khá hơn; nó cũng tùy thuộc vào loại kinh nào. Những tác phẩm nguyên thủy tự do dùng tiếng Sanskrit cổ điển trong khi những dịch phẩm gần với những bộ kinh sớm nhất thông thường bị kẹt trong những hình thái ngôn ngữ. Như vậy, những bộ kinh càng nghiêm túc trong triết họcvăn chương thì càng minh bạch rõ rànghình thức Sanskrit Phật giáo.

Câu hỏi về ngôn ngữ nói trên đó trong một tác phẩmliên quan đến chức năng, sự bảo tồn và cách thức duy trì của nó. Chỉ riêng kinh, chưa nói các bộ luận, cũng đã quá nhiều đến nỗi chỉ có những người thông minh mới có thể nhớ hết được. Do vậy phương thức bảo trì bằng khẩu truyền được sắp xếp theo chuyên môn; các tỳ kheo thuộc thế hệ đệ tử kế thừa phải coi đó như là trách nhiệm cần phải nhớ thuộc lòng một phần đặc biệt trong thánh điển. Thế nhưng trong khi dịch, nếu gặp lúng túng, thì lại phải nhờ vào những đoạn đã thuộc lòng được khẩu truyền. Cho dù trở ngại này xảy ra trong những bản dịch đầu tiên từ Sanskrit, chúng tôi không có ý kiến gì, bỡi vì chúng tôi hoàn toàn không có bất kỳ một ghi chép nào về những chi tiết mà những dịch phẩm mắc phải. Nhưng sau đó những dịch phẩm rất cần thiết ở vùng xa xôi như Trung Hoa. Hai dịch giả kinh Phật đầu tiên vào Trung Hoa năm 68 sau công nguyên là hai tu sĩ Ấn Độ. Có thể hai ngài này đã mang theo nhiều bản viết tay (bản cảo); chắc chắn các vị kế thừa hai ngài đã dịch và sao lục lại. Vào thời điểm ấy người Trung Hoa thường dựa vào kinh sách nhiều hơn người Ấn độ. Phương thức khẩu truyền không thể thỏa mãn nhu cầu được khi những gì cần thiết đã là toàn bộ dịch phẩm đúng theo hệ thống văn chương cú pháp. Số tác phẩm thuộc Phật giáo Mahayana đã được dịch sang tiếng Trung Hoa trong thế kỷ thứ II sau công nguyên là một số lượng rất lớn. Những tăng sĩ kế thừa của Phật giáo Trung Hoa đã đến Ấn Độ để nghiên cứu các bản cảo thánh điển; nổi tiếng nhất là những vị như: ngài Pháp Hiển (đi năm 399-413), ngài Huyền Trang (ở Ấn độ năm 630-44) và ngài Nghĩa Tịnh (đi năm 671-95). Một số tài liệu ghi chép những dữ kiện trong suốt cuộc hành trình mà những vị đó đã để lại đều là những nguồn tư liệu rất quan trọng cho việc nghiên cứu Ấn Độ cổ đại nói chung và Phật giáo Ấn độ nói riêng. Hầu hết những kinh sách Phật giáo quan trọng đều được dịch sang tiếng Trung Hoa nhiều lần và giải thích khác nhau. Sau đó, từ thế kỷ thứ VII đến thế kỷ thứ VIII trở đi, những bản kinh đó lại được dịch sang tiếng Tây Tạng. Những dịch phẩm đó đều là những điều quan trọng cốt yếu cho hiện nay, vì những bản gốc tiếng Sanskrit và các ngôn ngữ khác của Ấn độ cổ đã hoàn toàn thất lạc: lý do là những bản gốc ấy được các tăng sĩ Ấn Độ kế thừa nhau truyền khẩuhọc thuộc lòng và tàng trử trong thư viện, nhưng từ thế kỷ VIII đến thế kỷ thứ XIII sau Công nguyên, quân đội xâm lăng của Hồi giáo đã chiếm Ấn Độ, tàn sát toàn bộ tăng sĩ, thiêu hủy tất cả thư viện của Phật giáo. Cho nên nền văn chương của Phật giáo Ấn độ hiện nay chủ yếu chỉ còn lại ở những bản dịch của Trung Hoa và Tây Tạng. Mặc dù số lượng dịch phẩm tại Trung Hoa rất lớn và dịch sớm hơn, các bản dịch của Tây Tạng vẫn là chính xáctốt hơn về phương diện tái tạo được một số nguyên bản Sanskrit, bỡi vì những dịch phẩm này được dịch từng chữ ra nghĩa đen chứ không gò bó theo thổ âm Tây Tạng hay cố gắng phóng đại để hợp với ngôn ngữ văn chương.

Phần lớn văn chương Phật giáo được sống còn trong một ngôn ngữ nào đó của Ấn Độ hiện nay được các tăng sĩ theo trường phái Hữu Bộ bảo tồn ở Sri Lanka. Ngôn ngữ của nền văn chương này là một hình thức ngôn ngữ pha trộn của Ấn Độ cổ, gọi là Pali -- đây là Kinh chứ không phải Luận. Nền văn học Pali này chỉ bao gồm Thánh điển trong ngôn ngữ Ấn Độ; như chúng ta biết, nó được biên soạn khoảng thế kỷ thứ I trước Tây lịch. Hình thức Phật giáo dựa vào kinh điển Pali cũng như Phật giáo Ấn Độ dùng tiếng Sanskrit hay Thiên chúa giáo La mã dùng chữ Latin, là một thánh ngữ khiến các tu sĩ vượt qua những khác biệt địa phương. Nhờ Thánh điển bằng Pali mà Phật giáoTheravada trải rộng từ Sri Lanka đến tận vùng đất Đông Nam Á rất sớm trong thiên niên kỷ này. Điều quan trọng và hấp dẫn cần chú ý rằng trong khi người Trung Hoa đầu tiên dùng kỷ thuật in ấn để phát triển kinh phật và đã in toàn bộ kinh điển trong thế kỷ thứ X thì lần đầu tiên ở Sri Lanka mới xuất bản toàn bộ kinh điển Pali do vua Chulalongkorn đề xướng năm 1893. Ở Ấn Độ, kể từ khi Phật giáo mất hẳn, kinh Phật mới được in ấn sau ngày dành được độc lập. Các học giả hiện đại thông thường dựa vào những chú giải từ kinh tạng Pali in ở London theo dạng Latin do Hội Dịch thuật Pali (Pali Text Society), thành lập năm 1881.

Rất nhiều lần trong lịch sử Phật giáo, hàng trăm tăng sĩ trí thức Phật giáo đã từng hội họp để duyệt lại Kinh tạngLuận tạng. Những cuộc hội họp đó tiếng Anh gọi là "Council", nhưng thật ra đó là những buổi trùng tuyên tập thể. Trường họp gần đây nhất là đại hội Phật giáo lần thứ VI họp tại Rangoon năm 1954-1956 để tiến hành một chương trình xuất bản Kinh tạng Pali. Dù sao đi nữa đại hội này cũng là đại hội lần thứ VI tính theo truyền thống Hữu Bộ, vì mỗi trường phái thường tổ chức đại hội khác nhau. Chỉ có hai lần đầu là tổ chức chung cho tất cả các trường phái.

Đại hội Phật giáo lần thứ nhất tổ chức tại thành Vương Xá (Rajagaha), nay thuộc tiểu bang Bihar chỉ vài tháng sau khi Phật niết bàn, lần thứ hai tại thành Tỳ Xá Ly (Vaisali), cũng thuộc bang Bihar, một thế kỷ sau đó. Chức năng của lần trùng tuyên thứ nhất là tạo nên một bộ kinh cho thời kỳ đầu. Chủ tịch đại hội này là ngài Đại Ca Diếp (Maha Kasyapa), một vị trưởng lão trong tăng đoàn, và bộ kinhhiệu lực do ngài hỏi những vị tỳ kheo khác rằng đức Phật đã dạy những gì. Tôn giả Ưu Ba Ly (Upali) trùng tuyên tạng Luật-Giới, và tôn giả A Nan (Ananda), vị thị giả thân cận Phật, trùng tuyên tạng Kinh. Đó là lý do tại sao mỗi quyển kinh đều phải bắt đầu bằng câu "Chính tôi đã từng nghe như vầy…", đây là câu nói của tôn giả A Nan. Tạng thứ ba là Luận, bao gồm những giải thích từ kinh điển của các học giả.

Không thể có nghi ngờ rằng Luận tạng tiếng Pali là ngụy tạo trong ý nghĩa là nó không bắt đầu từ ngày đại hội kết tập lần thứ nhất. Tất cả các tông phái và các truyền thống Phật giáo đều tôn thờ tạng Kinh và tạng Luật, nhưng Luận tạng của Hữu Bộ rất khác thường đối với những tông phái khác; mỗi tông phái đều có tạng Luận riêng cho mình. Kinh, Luật, Luận càng có nhiều khiến các sử gia hiện đại càng cảm thấy bối rối. Nói chung, những nội dung cốt tủy của Kinh và Luật đều được các truyền thống Phật giáo thời kỳ nguyên thủy học tập. Phật giáo Mahayana ít quan tâm đến kinh tạng nguyên thủy nhưng không bao giờ phủ nhận tính chính xác của nó. So sánh giữa những bản giải thích khác nhau của những bộ kinh còn sót lại (thông thường là tiếng Pali, Trung Hoa và Tây Tạng, rất ít có tiếng Sanskrit) chỉ ra rằng cả tạng Luật và tạng Kinh người ta có thể phân biệt được một thành phần lớn cố yếu và những thành phần phụ thuộc. Ví dụ, các truyền thống không đồng ý về những bộ kinh đặc biệt được giảng trong những trường họp đặc biệt và giữ bí mật hoàn toàn. Trong trường họp của Luật tạng, một vài giới điều nhỏ nhặt khác nhau đã được thêm vào trong những phần chính và nghiễm nhiên trở thành chính gốc.

Như vậy chúng ta chắc chắn rằng những bộ kinh cơ bản đều đủ dài để có thể làm nên những trang mục lớn và chủ yếu, trở lại thời kỳ trước khi Tăng đoàn phân chia, một sự kiện có thể được đánh dấu đến một lúc nào đó sau khi đại hội kết tập lần thứ hai. Dường như kỳ đại hội trùng tuyên thứ hai này có lẽ có nhiều sáng tạo hơn là chỉ đơn thuần trùng tụng lại thánh điển đã được kết tập ở kỳ đại hội thứ I. Giáo sư Frauwallner đã đưa ra một lý do rất hợp lý để khẳng định rằng tại kỳ đại hội thứ II, trang sử về thời kỳ Phật giáo nguyên thủytiểu sử của Phật đã được đại hội thông qua, và đưa vào Luật tạng những quy định theo hiến chươngthiết lập sử liệu. Sự diễn dịch uyên bác này có thể được đưa vào Luật tạng. Một phần nào đó trong kinh tạng có đề cập đến Ba La Đề Mộc Xoa, giới luật của các tỳ kheo phải tuân giữ suốt đời, một phần khác đề cập đến những nghi lễ và cách thức họp tăng. Mỗi điều giới được chế ra sau khi sự kiện đã phát sinh và tu chỉnh nhiều lần hoàn toàn từ kim khẩu của Phật có liên quan đến những việc khẩn cấp xảy ra và cần sự giải quyết của Phật. Những chuyện thuộc loại trên đều nhỏ nhặt và như một thông lệ, không cần phải thông báo. Rõ ràng là những giai thoại đó là những chuyện hư cấu lịch sử; những chuyện khẩn cấp có thể có, nhưng tác giả trước chúng ta không ghi chép đó là chuyện gì. Hơn nữa, những tư liệu trong Luật tạng thay đổi trong cuộc sống tu việngiới luật quan trọng hơn thì đã có từ thời Phật tại thế. Vì vậy, có thể là Luật tạng như chúng ta có hiện nay có ít nhất từ lần kết tập thứ hai. Rất nhiều học giả sẽ cho rằng những giả thuyết này mang đậm tính chất thật, nhưng nó sẽ phải chấp nhận rằng những ghi chép trong Luật tạng, theo lịch sử, chứng tỏ sự phát triển và hưng thịnh của tăng đoàn gần hai thế kỷ đầu. Quan điểm này là của truyền thống nguyên thủy cho rằng Luật tạng thành lập trong 45 năm (tức là từ ngày thành lập tăng đoàn cho tới khi Phật chứng niết bàn tối hậu) và cũng là quan điểm của hầu hết các học giả đa nghi cho rằng khoảng hai thế kỷ rưỡi sau Phật niết bàn.

Chúng ta trở lại với đề tài là sự sáng tạobảo tồn thánh điểnsự nghiệp của tăng sĩ. Thánh điển có ba loại: Kinh, Luận và tác phẩm sáng tạo. Kinh, như chúng ta biết, là do các vị tỳ kheo trưởng lão trùng tuyên lời Phật tại kỳ đại hội lần thứ I. Luận là những giải thích, giảng rộng từ thánh điểntác phẩm sáng tạo hầu hết đều không nêu tên tác giả, nhưng chúng ta chắc chắn rằng tác giả là những tăng sĩ trí thức và có tu chứng. Những bộ Luận được viết sau thánh điển, nhưng không có nghĩa là mới. Chúng ta nên nhớ rằng những bộ sách đó được duy trì bằng cách truyền khẩu. Có nghĩa là khi một tỳ kheo dạy đệ tử hoặc dạy cho cư sĩ tại gia, vị ấy đọc những đoạn kinh mà mình đã học thuộc lònggiải thích nó như mình đã hiểu. Không có bộ kinh nào mà không có những giải thích như vậy. Theo như đúng trình tự, một vài bộ luận đã đi vào ổn định, được hệ thống hóa và học thuộc lòng. Những bộ luận quan trọng của thánh điển Hữu Bộ đều được viết bằng tiếng Pali tại Sri Lanka vào đầu thế kỷ thứ V sau tây lịch do ngài Buddhaghosa sáng tác. Ngài là một tăng sĩ đến từ Ấn Độ, là chủ bút của một tờ báo. Truyền thống của Hữu Bộ cho rằng những bộ luận đó có mặt ở Sri Lanka là do các phái đoàn truyền giáo đầu tiên mang theo vào thế kỷ thứ III trước Tây lịch là quá ư đơn giản, nhưng trong tinh thần chung thì không đến nỗi quá sai.

Những tác phẩm sáng tạo dường như là sản phẩm của Phật giáo Ấn Độ suốt thiên niên kỷ thứ nhất Tây lịch. Những tác phẩm đó được chia làm hai nhóm: văn học của Phật giáo Mahayana thời kỳ sơ khởiPhật giáo Mật tông. Bộ phận đơn lẻ lớn nhất của văn học Phật giáo Mahayana là những bộ như Bát Nhã Ba La Mật Đa, một vài quyển nhỏ hơn như Kim Cang Kinh, Tâm Kinh, Liên Hoa Kinh đều là những bộ kinh Phật giáo đến Trung Hoa rất sớm và rất được hâm mộ đến tận khu vực Phật giáo vùng Viễn Đông. Đây là toàn bộ nền văn học chứa đựng những thay đổi trong giáo lý sẽ bàn trong những trang kế tiếp. Những bộ kinh ấy đều mang tính tôn giáo, không phải triết học, nhưng trong phương diện bản thể học của nó được đại triết gia Nàgàrjuna (Long Thọ, thế kỷ thứ II sau Tây lịch) làm sáng tỏ trong lối lý luận vô cùng chặc chẽ và logic, được biết là Madhyamaka (Trung Quán), chủ trương Trung đạo, tức Có, tức Không.

Mỗi lần thay đổi lớn trong giáo lý thì lại có những tác phẩm sáng tạo: giáo lý Duy Thức (Vijnàna-vàda) được rút ra từ kinh Lăng Già (Lankàratàra Sùtra) mà những dịch phẩm và bài báo của giáo sư D.T. Suzuki đã khiến Phật giáo dễ dàng đi vào phương Tây cách đây 50 năm. Nhưng toàn bộ những tác phẩm sáng tác vĩ đại của Phật giáovăn học trí tuệ của những nhà sáng lậphành trì Kim Cang Thừa (Vajrayàna hay Mantrayàna), đây là hai thuật ngữ dùng cho Phật giáo Tantra. Tất cả những tác phẩm sáng tạo ấy đều được giải thích đến một đức Phật hay một vị đệ tử thượng thủ của ngài mà không có dấu vết gì thật về tác giả cả, nhưng rất có lý để cho rằng đó là do các tăng sĩ sáng tạo ra. Những tác phẩm triết học với những sự phát triển đầu tiên trong giáo lý đều được tác giả viết bằng Sanskrit; như chúng ta biết, những triết gia đó đều là tăng sĩ. Một số ít là những nhà trí thức tại gia. vua Harsa (thế kỷ XVII), cai trị vùng bắc Ấn, là một nhà viết kịch là một ví dụ nổi bật, nhưng sự đóng góp của Phật giáo vào văn hóa Ấn Độ rất lớn thực sự là của tăng đoàn, tại gia chỉ có công bảo quản.

Khẩu truyềnẩn danh có thể đi với nhau: những tác giả Phật giáo nêu tên đầu tiên từ thế kỷ thứ II sau Tây lịch dường như đồng thời với những tác phẩm được viết đầu tiên. Chắc chắn khẩu truyền phải là một bộ phận khá quan trọng trong nền văn học Phật giáo thời kỳ đầu. Rất nhiều kinh và tác phẩm sáng tạo có thể được cô đọng nội dung thành ngắn gọn hợp với khuôn khổ, vì quá nhiều sự trùng lặp, ví dụ, nếu Phật nói về năm thủ uẩn thì Ngài phải nói đầy đủ từng uẩn một. Hơn nữa, những phần văn xuôi của thánh điển bị thêm vô quá nhiều nguyên tắc và những thành ngữ lập đi lập lại giống nhau rất nhàm chán từ văn chương truyền khẩu, và sau này những tác phẩm sáng tạo cũng có khuynh hướng bắt chước chi tiết này. Phương pháp trùng tụng như vậy đã giúp cho trí nhớ và có thể là sự chuẩn bị của những kinh điển trùng lặp, ít đòi hỏi suy tư, là một phương pháp thiền định, một sự tu tập an tịnh và tập trung tư tưởng.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 7397)
Kinh Hoa Nghiêm tiếng Sanskrit là Avatamsaka, tiếng Nhật là Kégon Kyo. Kinh nầy bằng tiếng Sanskrit do Bồ Tát Long Tho (Nagarjuna) soạn vào khoảng thế kỷ thứ 2 Tây Lịch.
(Xem: 6329)
Con người muốn có cuộc sống an lạchạnh phúc, cần phải tu nhơn tạo phước, chứ không phải chỉ cầu nguyện...
(Xem: 5937)
Phát huy sự chú tâm đúng đắn hướng vào một điểm nhằm mục đích gì? Việc luyện tập đó không nhất thiết là chỉ để giúp tâm thức đạt được một mức độ tập trung thật cao...
(Xem: 4721)
Đức Đạt Lai Lạt Ma Nói Về Phật Giáo Ứng Dụng - Tác giả: Đức Đạt Lai Lạt Ma, Chuyển ngữ: Tuệ Uyển
(Xem: 5648)
A Dục, Asoka (Sanskrit). Khi đức Phật Thích ra đời, Vua A Dục là một đứa trẻ, trong lúc đang chơi đức Phật đi ngang qua, đứa trẻ đem cát mà coi như cơm cúng dường đức Phật...
(Xem: 5818)
Hàng ngày các Phật tử có thể “Xưng danh hiệu” hay “Niệm danh hiệu” của chư Phật, tức là đọc tên của chư Phật và tưởng nhớ đến các ngài.
(Xem: 6096)
Trong Phật giáo, giải thoát hay thoát khỏi luân hồi là một đề tài vô cùng lớn lao. Ngay cả những người Phật tử đã học qua giáo lý, cũng mường tượng sự giải thoát như ...
(Xem: 6573)
Như Lai có thể diễn tả những gì Ngài muốn bằng bất kỳ ngôn ngữ nào
(Xem: 5914)
Thuật Ngữ nầy có liên hệ đến rất nhiều Thuật Ngữ khác trong Kinh Điển Phật Giáo như: Thủy Giác, Chân Như, Như Lai Tạng, Pháp Tánh, Pháp Giới, Niết Bàn, Pháp Thân, Phật Tánh, Giải Thoát Thực Chất, Toàn Giác v.v…
(Xem: 7004)
Chánh pháp của Đức Phật hay Đạo Phật được tồn tại lâu dài, đem lại hạnh phúc an lạc cho chúng sanh, chư thiênloài người.
(Xem: 6618)
“Đạo Phật nhấn mạnhtu tập giúp chúng ta loại bỏ những tà kiến, chứ không phải là nơi tập hợp các hí luận”.
(Xem: 4735)
Kinh Niệm Xứ (satipaṭṭhānasutta) là kinh thu gọn của Kinh Đại Niệm Xứ (Mahāsatipaṭṭhānasutta). Kinh này là một kinh rất quan trọng trong việc giải thích cách thực hành bốn phép quán
(Xem: 4895)
Bài viết này sẽ phân tích Bát Nhã Tâm Kinh dưới cái nhìn bất nhị, hy vọng sẽ làm sáng tỏ bài kinh cốt tủy này như một lối đi của Thiền Tông
(Xem: 7651)
Đọc “Chú Lăng Nghiêm-Kệ và giảng giải“ Của Hòa Thượng Tuyên Hóa, do TT Thích Minh Định dịch từ Hoa ngữ sang Việt ngữ
(Xem: 9762)
Đa số Phật Tử cầu được cứu độ, giải thoát khỏi khổ đau, và giác ngộ nhưng vẫn mâu thuẫn, chấp luân hồi, luyến tiếc cõi trần nên nghiệp thức luôn luôn muốn trở lại cái cõi đời, chấp khổ đau rồi tính sau.
(Xem: 7477)
Đạo Phật khai sinh ở Ấn Độ mà cũng hoàn toàn biến mất ở Ấn Độ; nhưng nhiệt tâm hoằng pháptruyền bá của thế hệ các tăng sĩ tiền bối...
(Xem: 5289)
Bài viết này để nói thêm một số ý trong Bát Nhã Tâm Kinh, cũng có thể xem như nối tiếp bài “Suy Nghĩ Từ Bát Nhã Tâm Kinh”
(Xem: 6381)
Nhân duyên là thực lý chi phối thế gian này. Không có một pháp nào hiện khởi hay mất đi mà không theo qui luật “Có nhân đủ duyên mới có quả”.
(Xem: 5384)
Việc dịch lại Tâm Kinh của Thiền sư Nhất Hạnh tuy theo ý thầy là dành riêng cho các đệ tử của thầy trong Làng Mai khi thầy nói với “các con” của thầy...
(Xem: 5792)
Sau khi Đức Phật tịch diệt được khoảng 150 năm thì giáo pháp của Ngài tách ra hai đường hướng:
(Xem: 6363)
Giúp đỡ người nghèo khó là một phẩm tính cố hữu của con ngườixã hội loài người. Phẩm tính này vốn tồn tại từ thời xa xưa và vẫn được duy trì trong xã hội hiện đại.
(Xem: 5677)
Làm Thế Nào Có Được Trí Tuệ Lớn Để Đạt Đến Bờ Giải Thoát - Đó phải là quán chiếu, thực hành, tu tập theo giáo lý bát nhã
(Xem: 6381)
Nhiều người trong chúng ta đã theo dõi sự phát triển về di truyền học mới đã tỉnh thức về sự băn khoăn lo lắng sâu xa của công luận đang tập họp chung quanh đề tài này.
(Xem: 7039)
Trong các nước thuộc truyền thống Phật giáo Bắc truyền, có một vị Bồ-tát thường được gọi là Quan Âm hay Quán Âm.
(Xem: 6250)
Theo kinh, luật quy định, chư Tăng thời Đức Phật không được nhận kim ngân bảo vật. Nói rõ hơn là không được nhận tiền bạc hoặc quý kim tương đương.
(Xem: 10604)
Bấy giờ bỗng nhiên đức Thế Tôn yên lặng. Một lát sau, Ngài lại nói: “Thôi đủ rồi, Xá-lợi-phất, không cần nói nữa. Vì sao ?
(Xem: 6641)
Trong Phật giáo cũng có giới luật do Đức Phật chế định. Nhưng những luật này không bắt buộc mọi người phải tuân theo mà nó ...
(Xem: 6118)
Trong kinh Tăng nhất A-hàm Đức Phật nhận định: “Ta không thấy một pháp nào tối thắng, tối diệu, nó huyền hoặc người đời khiến không đi đến nơi vĩnh viễn tịch tĩnh
(Xem: 6683)
Nguyên lý làm tư tưởng nền tảng cho lập trường Pháp hoa chính là cở sở lý tính duyên khởigiáo nghĩa Phật tính thường trú, được biểu hiện qua...
(Xem: 6073)
Trong sự trổi dậy của khoa học về thức và sự khảo sát về tâm cùng những thể thức đa dạng của nó, Phật giáo và khoa học nhận thức có những sự tiếp cận khác nhau.
(Xem: 6446)
Đối với mọi người nói chung thì lúc chết là khoảng thời gian quan trọng nhất.
(Xem: 5485)
Nếu nói về việc học, việc tu của chư Tăng Ni Phật Giáo thì tự ngàn xưa Đức Phật đã là một bậc Thầy vĩ đại đảm trách làm một Hướng đạo sư cho mọi người quy về.
(Xem: 8209)
Bài viết này ghi lại một số suy nghĩ về Bát Nhã Tâm Kinh, một bản kinh phổ biến trong Phật giáo nhiều nước Châu Á, trong đó có Việt Nam.
(Xem: 5698)
Dharma tức Giáo Huấn của Đức Phật cho chúng ta biết rằng tất cả mọi thứ đều tương liên và tương tác với nhau
(Xem: 7528)
Kinh Pháp Hoa nói: “Pháp hy hữu khó hiểu đệ nhất mà Phật thành tựu, chỉ Phật cùng Phật mới có thể thấu suốt thật tướng của các pháp.
(Xem: 6215)
Tất cả những điều này rất kỳ diệu không những đối với người Phật Tử mà còn cho những người của các tôn giáo khác nữa.
(Xem: 9618)
Là người sống ở thế gian, có ai tránh khỏi một đôi lần gặp bất trắc, tai ương lớn hay nhỏ.
(Xem: 4034)
Nguyên tác: Toward a Science of Consciousness, Tác giả: Đức Đạt Lai Lạt Ma, Chuyển ngữ: Tuệ Uyển
(Xem: 6360)
Con đường thực nghiệm tâm linh dẫn đến đời sống giải thoátgiác ngộ đã được đức Phật giảng dạy ở trong các kinh điển...
(Xem: 4148)
Vấn đề [tâm] thức đã hấp dẫn nhiều sự chú ý tuyệt mỹ trong lịch sử dài lâu của tư tưởng triết lý Phật giáo.
(Xem: 4287)
Đối nghịch với khoa học, trong Phật giáo không có sự thảo luận triết lý trọng yếu về vấn đề những sinh vật sống xuất hiện từ vật chất vô tri giác...
(Xem: 4726)
Nguyên tác: The Big Bang and The Buddhist Beginningless Universe; Tác giả: Đức Đạt Lai Lạt Ma; Chuyển ngữ: Tuệ Uyển
(Xem: 5288)
Âm nhạc fanbei (việc tụng niệm các bài kinh dịch âm từ tiếng Phạn) đã ảnh hưởng và góp phần tạo ra gia tài văn hóa của Trung Quốc qua nhiều đế quốc và triều đại
(Xem: 5242)
Trong vô lượng pháp môn tu theo đạo Phật, không pháp môn nào không nhằm “mục đích ban vui cứu khổ cho hết thảy chúng sanh”.
(Xem: 5790)
Trong lịch sử nhân loại, tùy theo ảnh hưởng của tư tưởng, văn hóa… mà các thể thức tang nghi cũng như phương cách xứ lý xác thân sau khi chết, được thực hiện với nhiều phương cách đặc thù.
(Xem: 6734)
Người xuất gia đích thực thì không khác gì người cày ruộng, gieo trồng, bón phân để thu hoạch thốc lúa.
(Xem: 5521)
Quan Âm Truyền Thuyết (Tuyển Tập) Diệu Hạnh Giao Trinh Chuyển Ngữ
(Xem: 4476)
Một trong những thứ gây cảm hứng nhất về khoa học là việc thay đổi sự thấu hiểu của chúng ta về thế giới dưới ánh sáng của những khám phá mới.
(Xem: 5313)
Y hệt một thành trì, canh gác trong và ngoài, hãy tự canh gác chính bản thân mình. Chớ để một khoảnh khắc nào trôi qua sơ suất…
(Xem: 4941)
Một khi tâm thức chúng ta trở thành thành kiến, thì chúng ta không thể thấy mọi thứ một cách khách quan.
(Xem: 4337)
“Đạo đức quan trọng hơn tôn giáo. Chúng ta khi tới với thế gian này không hề là tín đồ của tôn giáo nào. Nhưng đạo đức là nằm sẵn trong bản tâm.”
(Xem: 6833)
Kinh Lăng Già nói rằng sáu trăm năm sau khi Đức Phật nhập Niết Bàn sẽ có Bồ tát Long Thọ xuất hiện trùng tuyên lại giáo pháp của người.
(Xem: 4573)
Xã hội tương lai của họ hoàn toàn khác với xã hội chúng ta đã trưởng thành tại VN, và cả khác với thế hệ đầu tiên gốc Việt trưởng thành tại Hoa Kỳ.
(Xem: 8373)
Quyển sách nói về Hoàng Đế A Dục tương đối đầy đủ nhất và những cứ liệu của tác giả Lê Tự Hỷ có tính thuyết phục và độ chính xác rất nhiều...
(Xem: 7180)
Năm uẩn tức là sắc uẩn, thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩnthức uẩn. Thuật ngữ Uẩn 蘊, nguyên ngữ Sanskrit là skandha, Pāli là khandha,
(Xem: 8337)
Đọc “Chú Đại Bi giảng giải” do cố HT Tuyên Hóa giảng - Thượng Tọa Thích Minh Định (Pháp Quốc) dịch sang Việt ngữ từ Hán Văn
(Xem: 7447)
Này các tì kheo, người thường tục, không có kiến thức tinh tế, quy phục thế giới hàng ngày của danh, và thấy các sự vật với con mắt, trung thành với các sự vật mà ...
(Xem: 7525)
Thưa đồng bào Tây Tạng của tôi, cả ở trong và ngoài Tây Tạng, cùng tất cả những người thực hành theo truyền thống Phật giáo Tây Tạng, và hết thảy những ai có...
(Xem: 6078)
Một thời Thế Tôn ngự tại tịnh xá Kỳ Viên. Bấy giờ Thiên tử Rohitassa, biệt danh Xích Mã, dung sắc tuyệt diệu, vào lúc cuối đêm, đến chỗ Đức Phật, đảnh lễ dưới chân Ngài rồi kể rằng:
(Xem: 9939)
Khi nói một tâm thức trống không, thì nó trống không về cái gì? Tánh Không (Emptiness /Vacuité/sự Trống Không) phải chăng có nghĩa là...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant