Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới
Bài Mới Nhất

Chương 1: Giáo Pháp

24 Tháng Mười Một 201000:00(Xem: 10188)
Chương 1: Giáo Pháp


GIÁO PHÁP

Hơn 2500 năm về trước, sau khi chứng đắc được quả vị giải thoát giác ngộ,từ trong quán tu xuất định, bài pháp đầu tiênĐức Phật đã giảng dạy, đó là “Tứ Diệu Đế” (bốn chân lý hay bốn sự thật).

Đệ nhất Thánh đếKhổ Đế: sự vui sướng của chúng ta không ngừng bị dần dần tiêu hao, bất cứ sự vật nào chúng ta có cũng đều rất ngắn ngủi và rất tạm bợ.Thông thường cái chúng ta xem là tồn tại chân thật thì lại không phải là vĩnh viễn thường hằng.Vô minh,tham chấp và sân hận là những nguyên nhân khiến chúng ta đau khổ kịch liệt.Vì thế đệ nhị Thánh đế là muốn tìm hiểu nguyên nhân gây khổ.Sau khi bạn gột sạch được căn nguyên đau khổ phiền não thì đạt đến trạng thái diệt khổ-đó là đệ tam Thánh đế hay Niết Bàn. Đệ tứ Thánh để là con đường chỉ dẫn hướng về sự diệt khổ. Để tâm linh mình đạt đến cảnh giới Niết Bàn, bạn cần phải tuân theo một con đường chân chánh.

Không cần phải chờ đến khi thấu triệt được luật “nhân quả” hay “nghiệp”mới có thể khơi dậy lòng ham muốn dấn thân của chúng ta để đi trên con đường chân chánh nhằm chấm dứt khổ đau.Những tư tưởnghành vi tiêu cực sẽ mang đến những hậu quảđiều kiện nhân duyên tiêu cực;cùng thế ấy,những tư tưởnghành vi tích cực sẽ mang đến những kết quả và điều kiện nhân duyên tích cực.Chỉ khi nào phát khởi được tín tâm sâu chắc vào luật “nhân quả” thì chúng ta mới cảm biết được những nguyên nhân đau khổ của chính mình.Sự vui sướng hoặc bất hạnh hiện nay ít nhiều đều là kết quả của những hành vi tạo tác trước kia.Kinh nghiệm của chúng ta đã xác quyết sự tồn tại của mọi khổ đau vì sự hiện diện của chúng đã quá rõ ràng lộ liễu.Do đó, nếu muốn hết khổ,thì ngay từ bây giờ,chúng ta phải tập ý thức cách nào để nhổ sạch gốc rễ của nhân duyên đau khổ.Trải qua kinh ngiệm thấu hiểu được đau khổnguyên nhân duyên khởi của nó,chúng ta có thể ý thức được một trạng thái tịch diệt,một trạng thái hoàn toàn diệt lặng mọi vô minh và mọi phiền não đã từng phát xuất từ đó.Khi sự hiểu biết đó phải thâm nhập đến nỗi có thể làm rung chuyển cả bản tánh nội tại của chúng tađồng thời khiến chúng ta phát khởi ra ý muốn đạt đến cảnh giới ấy cho kỳ được.Một khi chúng ta đã tự nhiên phát khởi ý muốn đạt đến sự tịch diệt này thì một nỗi niềm tri ân sâu xa cũng sẽ dấy lên trong tâm tư chúng ta đối với những ai đã thấu triệt được sự tịch diệt.Sự tri nhận về những thành tựu viên mãn của Đức Phật càng trở nên mạnh mẽ.Những lợi ích thù thắng và nét đẹp của các giáo pháp của Ngài trở nên sáng sủa rõ ràng.

Giáo pháp Bồ Đề Đạo Thứ Đệ đã được truyền sang Tây Tạng từ Ấn Độ.Cho mãi đến thế kỷ thứ tám Tây Nguyên,Phật giáo mới được truyền vào Tây Tạng,nhưng qua đến thế kỷ thứ chín thì Phật giáo đã bị vua Lang-dar-ma cấm chỉ. Ông đã đóng cửa những trung tâm giảng dạy chánh yếu, giống như việc Trung Cộng đã làm ngày nay.Sự hủy diệt Phật pháp của vua Lang-dar-ma rất khủng khiếp và rộng lớn,nhưng người ta vẫn còn có thể tu hành được ở những vùng xa xôi hẻo lánh và truyền thống của Phật giáo đã được bảo tồn.Đến thế kỷ thứ mười một thì bắt đầu có sự rối loạn trước sự xuất hiện của hai giáo phái. Đó là Hiển tông (Sutra) hay còn gọi là con đường học hỏitu trì trải qua nhiều đời nhiều kiếp để thành tựu sự chứng đắc quả vị giác ngộ; và Mật tông (Tantra),một phương pháp tu trì bí mật có thể thành tựu sự chứng đắc quả vị giác ngộ ngày trong một kiếp.Vào thế kỷ thứ mười một có một vị tăng Ấn Độ tên Atisha đã trở nên nổi tiếng về khả năng giảng dạy và biện luận Phật pháp với nhiều triết gia ngoại đạo.Ngài có thể tổng tập tất cả các loại kiến giải Phật học đã từng phát triển từ nhiều trăm năm trước như các hệ thống tu hành của hàng tại giaxuất gia. Ngài đã được tất cả các Tông phái triết học ủng hộ và kính ngưỡng như một vị đạouy quyền siêu việt.

Cùng thời ấy,có một vị vua ở miền Tây của Tây Tạng,chịu ảnh hưởng tín ngưỡng một cách kiền thành đối với Phật giáo từ các tổ tiên ông. Ông đã từng đọc rất nhiều kinh điểnnhận xét là đã có nhiều mâu thuẫn giữa các hệ phái tu tập khác nhau nhất là về Hiển tôngMật tông.Những người Tây Tạng thời ấy,do vì hiểu lầm giác sắc định vị giữa hai hệ thống giới luật nên đã nghĩ rằng một người không thể cùng một lúc tu theo Hiển và Mật tông được.Tuy vị quốc vương này vẫn biết rằng khi Phật giáo truyền đến Tây Tạng vào thế kỷ thứ tám thì cả hai hệ phái đều đồng xuất hiện một cách êm đềm.Một đại sư Ấn Độ có tên là Shantarashita (Tịch Hộ) đã truyền dạy cả hai hệ phái;phương thức tu trì giới luật hoằng truyền Hiển tông tự viện[1]và phương thức tu trì quảng đại bi tâm[2].Cũng trong thời gian ấy, bậc đại hành giả du già Padmasambhava (liên Hoa Sanh) đã hoằng dương hệ phái Mật tông và đã điều phục những mà chướng đang quấy nhiễu Tây Tạng vào thời bấy giờ.Hai vị đại sư này đều cùng nhau hoằng dương Phật pháp và không có gì đối lập thù nghịch nhau cả. Sau khi quốc vương tri nhận được rằng Hiển tôngMật tông đều phát xuất từ Ấn Độ,thế là từ Tây Tạng,nhà vua đã phái hai mươi học sinh thông minh tài giỏi đến Ấn Độ để cầu học với một ý muốn tương lai họ sẽ trở vềminh bạch hóa tất cả giáo pháp cho nhân dân Tây Tạng. Rất nhiều vị đã chết ở dọc đường,chỉ còn hai vị trở vềbáo cáo cùng quốc vương là pháp tu Hiển MậtẤn độ đều có thể hành trì cùng một lúc mà không có gì trở ngại và khó khăn. Họ đã tìm được một vị đại diện tên là Atisha (A Để Hạp) tại tu viện Vikramashila ở Bengal (Mạnh Ca La). Những học sinh này cho rằng ngài Atisha là người có thể giúp cho Tây Tạng.Vì thế,quốc vương đã đích thân quyên góp đầy đủ số vàng để dùng làm phí tổn nhằm cung thỉnh đại sư Atisha từ Ấn Độ sang.Nhưng ông đã bị một quốc vương đối lập với Phật giáo bắt giữ.Vị quốc vương này cho ông lựa chọn một trong hai điều kiện, đó là bảo vệ lấy mạng sống hay truy cầu Phật pháp. Ông đã bị giam cầm ngay sau khi ông không chấp nhận từ bỏ công cuộc cầu học giáo pháp.Một người cháu đã tìm cách cứu ông nhưng vị quốc vương này bảo rằng: “Ngươi đừng vì ta mà lo lắng,chớ tốn hao một miếng vàng nào để làm tiền chuộc mạng ta.Hãy mang tất cả vàng sang Ấn Độ để cung thỉnh ngài Atisha đi”. Người cháu không tuân theo chỉ thị của chú, đã dâng tất cả khối vàng cho vị quốc vương này vẫn từ chối, bảo với người cháu rằng: “Số vàng này ngươi mang đến chỉ mới nặng bằng thân thể của chú ngươi thôi,chưa nặng bằng cái đầu được”. Ông ta quyết liệt từ chối thả con tin trừ phi mang thêm vàng đến.Người cháu bèn đem sự việc trình lại với chú rằng: “Nếu cháu phát động cuộc chiến tranh cứu chú”, người cháu trình bày tiếp: “sẽ tạo nên một cuộc đổ máu vĩ đại.Vì thế cháu sẽ cố gắng tìm đủ số vàng thế nạp cho đầu của chú.Xin chú hãy cầu nguyện cho cháu được thành công”. Người chú trả lời: “Nguyện vọng của ta là mang ánh sáng Phật pháp đến Tây Tạng để làm sáng tỏ tất cả những nghi kỵmâu thuẫn. Nếu nguyện ước của ta được thành tựu thì cho dù có bỏ mạng tại đây ta cũng không ân hận. Ta nay đã già rồi,chết chóc chỉ là việc sớm tối thôi. Quá khứ nhiều đời ta đã mãi luân hồi lưu chuyển nhưng thật là vô cùng hy hữu để được hy sinh tánh mạng cho sự lợi ích của Phật pháp. Hôm nay ta đã có được cơ hội này.Cho nên xin chuyển lời đến Atisha, hãy trình với Ngài rằng ta đã dâng hiến tính mạng lý do là ví muốn Ngài đáp lời mời của ta đến Tây Tạng. Ước nguyện cuối cùng của ta là cung thỉnh Ngài vào Tây Tạng để hoằng truyền giáo pháp Phật Đàminh bạch hóa mọi sự hiểu lầm của chúng ta”.Sau khi nghe xong quyết định của chú,người cháu vô cùng cảm động,và cáo biệt giã từ với một nỗi niềm bi thương vô hạn.

Người cháu gửi một nhóm dịch sư đến Ấn Độ để tìm ngài Atisha. Sáu vị đồng bạn này đã mang theo bảy trăm đồng tiền vàng,cuối cùng đến được tu viện của Ngài Atisha để diện kiến vị trụ trì.Dù chưa kịp thổ lộ mục đích của mình vị trụ trì đã phát biểu: “Không phải vì ta có ý chiếm giữ Atisha nhưng rất tiếc là vị không có nhiều bậc đại sư như ngài và nếu ngài rời khỏi Ấn Độ thì Phật pháp nói riêng và toàn thể đại chúng nói chung sẽ phải đối diện với một nguy cơ to lớn.Sự hiện diện của Ngài ở Ấn Độ rất quan yếu.” Cuối cùng những dịch sư Tây tạng đã được diện kiến đại sư Atisha trong sự xúc động vô bờ đến nỗi không thể nào có thể cầm được những giọt lệ nóng Atisha thấy thế nên đã bảo họ rằng: “Xin đừng lo lắng,ta biết Tạng vương đã vì ta mà hy sinh rất nhiều.Ta sẽ suy nghĩ cẩn thận đến sự thỉnh cầu của ông,nhưng hiện nay ta đã là một lão già,và lại còn vướng mắc trách nhiệm trông lo tu viện nữa.”Tuy vậy,cuối cùng rồi Atisha cũng đồng ý đến Tây Tạng.Sau khi đặt chân đến Tây Bộ Tây Tạng, thể theo lời yêu cầu của người cháu của vị quốc vương,Ngài đã biên soạn một bộ sách và bộ sách này đã đem lại rất nhiều lợi ích cho toàn thể Phật giáo Tây Tạng.Ngài đã lưu lại cho chúng tôi bộ “The Lamp On The Path To Enlightenment” (Bồ Đề Đạo đăng luận).Tác phẩm này đúc kết toàn bộ phương pháp tu hành chân chánh do sự tổng hợp từ các giáo phái sở hữu để soạn thành một bộ luận với nội dung thiết thực thích hợp với những như cầu của nhân dân Tây Tạng.

Đầu thế kỷ thứ 15,một Đại sưTây Tạng tên là Tsong-Kha-Pa đã viết một quyển sách mang tựa đề Lam Rim hay là “Stages Of The Path to Enlightenment” (Đạo Thứ Đệ hay Bồ Đề Thứ Luận). Ngài đã nghiên cứu một cách kỹ lưỡng sâu xa đến quan điểm của Ngài Atisha và đã dung hợp một cách hoàn chỉnh những giáo nghĩa này để giúp cho mọi người dễ dàng ứng dụng trong việc tu hành. Đạo Thứ Đệ là một bộ luận chứa đựng những giáo lý căn bản nhất.

Ngoài việc trình bày tất cả những thứ yếu của Bồ Đề Đạo, Đạo Thứ Đệ còn khai triển phương cách dung hợp mọi giáo phái-làm thế nào để Phật pháp bao gồm cả hai Hiển Tôngphương pháp cộng thông đạo và Mật Tôngphương pháp bí mật đạo.Những giáo lý này lắm khi tỏ ra rất mâu thuẫn nhau,nhưng nếu ứng dụng một cách thỏa đáng theo tiến trình tuần tự thì lại chẳng có gì mâu thuẫn cả. Đối với việc hướng tới Bồ Đề đạo,tất cả mọi giáo pháp đều là những sự hướng dẫn trọng yếu. Có một số người nghĩ rằng họ có thể hành trì pháp tu bí mật (Mật pháp) mà không cần phải thông hiểu những giáo lý căn bản của Phật giáo. Một người nếu không đạt được nền tảng căn bản chính xác để thông hiểu đạo pháp thì vào Mật thừa sẽ không đạt được bất cứ sự tiến bộ nào.Nếu không vì hướng dẫn con người nhắm đến con đường giải thoát bằng tâm nguyện đại bi giác ngộ thì Mật pháp sẽ trở thành sự trì tụng chú ngữ và việc tu hành Mật pháp sẽ bị giới hạn trong việc trình tấu các dụng cụ như phèng la,chập chả và những chiếc kèn làm bằng xương đùi để tạo ra một rừng âm thanh mà thôi.The Perfection Of Wisdom Sutra (kinh Đại Bát Nhã) đề cập đến:tu hành các hạnh Bố thí, Trì giới, Nhẫn nhục, Tinh tấn, Thiền định, Trí huệ. Đó là con đường duy nhất mà chư Phật trong quá khứ đã từng đi qua để hướng đến sự giác ngộ,dù là tu theo phương pháp Hiển hay Mật.Quả thật là một sai lầm to lớn nếu bạn quên hẳn những tầng diện cộng thông chánh đạo.

Vì thế, đạo sự Tsong-kha-pa (Tôn Cách Ba) tác giả quyển “Bồ Đề Đạo Thứ Đệ Luận” đã khuyên nhủ tất cả những người tu hành nên tìm một vị đạotinh thầnkinh nghiệm để dẫn đạo và nên cố gắng thể nhận mọi giáo pháp Phật Đà một cách đích đáng và thích ứng với phương pháp tu hành của mình.Cũng không nên loại bỏ những khía cạnh nào bạn không thể áp dụng liền được. Trái lại, bạn hãy tự hỏi là có ứng dụng phương pháp ấy trong tương lai không? Nếu bạn có thể làm được như vậy thì viễn kiến của bạn đối với mọi giáo phái của Đức Phật sẽ rất uyên thâm.

Tất cả mọi chuẩn tắc pháp quy của Phật giáo đều rất cần thiếtthích ứng đối với một người tu.Khi một người đã vẽ một bức Đường Khá[3] (một Phật họa Tây Tạng),người họa sư phải cảm nhận sự cần thiết của mọi loại hình vẽ.Nhưng vẫn chưa đủ, họ phải biết lúc nào cần loại hình nào,phải vẽ khuôn mẫu trước, sau đó mới tô màu. Điều rất quan trọng là phải biết sự phối hợp hiện hữu của chúng.Cũng giống như vậy,chúng ta cần phải biết tất cả trọng điểm của Phật pháp cũng như khi nào và làm cách nào để ứng dụng tất cả những giáo pháp ấy.Khi những yếu tố trên đây được hiển thực thì tất cả mọi sự ẩn khúc và khó khăn đã từng gắn liền với sự tu hành của bạn sẽ tự nhiên được hóa giải.

Khi tôi đề cập đến sự hành trì Phật pháp;tôi không có ý muốn nói đến sự buông bỏ tất cả để tìm một nơi cách biệt mà ẩn tu.Tôi chỉ đơn thuần muốn bày tỏ rằng chúng ta nên phối hợp một trình độ tỉnh thức cao hơn để áp dụng vào đời sống thường nhật.Bất cứ khi nào,ngay những lúc chúng ta đang ăn uống,ngủ nghỉ hoặc làm việc,chúng ta cần nên thường xuyên kiểm tra mọi ý niệm của mình,thân,khẩu, ý và mọi hành vi của mình,cho dẫu đó là một sự sai quấy tiêu cực nhỏ nhất.hãy cố gắng hướng mọi sinh hoạt thường ngày theo động cơ của từ bi.Mang trí huệ có được từ sự lắng nghe những giáo pháp và thực tu để hòa nhập vào mọi hành vi của thân,ngữ, ý.Nhưng nếu người nào có thể từ bỏ tất cả để hiến dâng đời mình cho việc tu hành, thì người đó rất xứng đáng để được kính ngưỡng.

Nghiên cứu học tập giống như một ngọn đèn soi sáng mọi tăm tối vô minhkiến thức gặt hái được sẽ là vật sở hữu tối thượng vì nó không thể bị đánh cắp dù với một tên trộm giỏi nhất. Nghiên cứu học tập là một vũ khí dùng để loại trừ kẻ địch vô minh và cũng là một người bạn tốt nhất đưa dẫn chúng ta thoát khỏi những giai đoạn khốn khó.Nhờ lòng nhân từtâm không dối gạt ai mà chúng ta sẽ kết thân được với những người bạn chân thành. Những bè bạn mà ta kết giao được khi đang có quyền thế, địa vị và sức ảnh hưởng của chúng ta mà thôi.Khi gặp cảnh bất hạnh hoặc bị khánh tận thì những loại bè bạn này sẽ lìa bỏ chúng ta ngay.Còn người bạn không phản bội và chân thành nhất của ta chính là sự nghiên cứu học tập các giáo pháp. Đây chính là một loại lương dược không có bất cứ tác dụng đảo ngược hay nguy hiểm nào cả.Kiến thức giống như một quân đội hùng mạnh có thể giúp nghiền nát mọi sức mạnh của những phiền não nội tại.Với những kiến thức như thế,chúng ta có thể phòng vệ để tránh làm những hành vi bất thiện.Danh vọng, địa vị, bạc tiền có thể là kết quả của kiến thức con người;nhưng chỉ có sự học hỏitu tập để loại trừ những lỗi lầm phiền não mới mang đến niềm hỷ lạc trường cửu của sự chứng đắc.

Nếu không có sự hiểu biết các giáo pháp thì sự khai ngộ sẽ không theo đó mà sanh ra được.Những giáo pháp mà ta nhận được có ý nghĩa là chúng phải được kế tục sanh tồn.Khi chúng ta huấn luyện một con ngựa đua thì nó phải được chạy trên con đường giống như ở trường đua vậy.Cùng thế ấy,những chủ đề nghiên cứu học tập của bạn là những giáo pháp mà bạn nên mang ra thực tập tu hành.Mục đích của sự nghiện cứu học tập là nhắm vào ích lợi của công việc tu hành.Ngài Tsong Kha-pa dạy rằng nếu bạn có thể thấu triệt được những ý nghĩa thâm sâu uyên áo của kinh điển như là lời khuyến dạy cho cảnh giới của riêng mình thì bạn sẽ không có chút trở ngại nào trong việc thể nhận những Mật pháp và mật tục (chú thích của Mật Pháp) để thực tập, ứng dụng vào việc tu trì như là lời chỉ dạy cho riêng mình trên tiến trình chứng ngộ.

Điều này sẽ giúp chúng ta tránh được tà kiến cho rằng một vài giáo pháp nào đó không cần thiết cho việc tu hành và một vài giáo pháp nào đó chỉ cần thiết cho sự thành tựu trên phương diện học thuật.

Cúi đầu và chắp tay trước khi tiếp nhận giáo phápphương pháp đối trị kiêu căng và tự đại. Đôi khi bạn thấy một người chưa hiểu đạo bằng bạn,nhưng họ lại có thái độ khiêm cung và lễ phép hơn.Do vì sự hiểu đạo của bạn mà bạn càng nên khiêm cung hơn người kia.Nếu không,quả tình bạn còn thấp kém hơn cả người đó nữa.Vì thế khi học tập,nên tìm cách kiểm soát trạng thái nội tâm,và đem sự dung nạp vào phương thức tư duy của bạn.Nếu làm được như vậy thì dần dần sẽ đến một giai đoạn mà bạn có thể thấy được một vài ảnh hưởng,một vài thay đổi hoặc một vài thành quả nào đó trong chính tâm thức mình.Đó là dấu hiệu cho thấy công việc tu hành có sự tiến bộmục đích của việc nghiên cứu học tập cũng đã được thực hiện một cách vẹn toàn.

Chinh phục phiền não là khóa học cần học cả đời.Nếu chúng ta có thể lấy thái độ kiên trì chịu đựng để tu hành,trải qua nhiều năm tháng sẽ thấy được sự chuyển hóa tâm thức.Nhưng nếu chúng ta trông mong được chứng ngộ hoặc những tư tưởngtình tự được điều phục tức khắc, ắt hẳn chúng ta sẽ trở nên thất vọng và chán nản.Hành giả du già Milarepa của thế kỷ thứ mười một là một trong những đạo sư vĩ đại nhất của lịch sử Tây Tạng,vì muốn đạt đến sự chứng ngộ tối cao, đã tốn nhiều năm trời,trải qua mọi gian khổ và sống cuộc đời không khác gì dã thú.Nếu có thể đầu tư thời giờ và tâm sức giống như vậy thì sẽ thấy sự lợi ích tu hành của chúng ta tiến triển một cách nhanh chóng hơn.

Sau khi đạt được một niềm tin nào về hiệu năng của những giáo pháp,điều quan trọng là phải phát huy ngay tức khắc niềm tin sắt son về giá trị của việc dụng công tu tập. Để tăng tiến trên đường giác ngộ, sự hiểu biết một cách chính xác về con đường mình đi rất là quan trọng và chỉ đạt được bằng cách chịu lắng nghe giáo pháp.Do đó, hãy phát khởi lòng mưu cầu đạt được giác ngộ toàn triệt nhằm đem đến lợi ích cho tất cả chúng sanh hữu tình và lấy duyên cớ thúc đẩy như vậy để tham học hay duyệt đọc các giáo pháp.

Khi có ai đang truyền dạy Phật Pháp thì người ấy đang phục vụ như một kẻ rao truyền thông điệp của Chư Phật.Bất chấp sự thực chứng của sư trưởng,trọng yếu là kẻ nghe pháp cần kính phục vị đạo sư như kính trọng Chư Phật không hai và không khác.Những kẻ nghe pháp không cần tốn thì giờ để soi mói suy tìm lỗi lầm của đạo sư.

Jataka Tales (Bản Sanh Kinh) có đề cập:cần phải ngồi ở địa vị thật thấp,lấy tâm ý thuần thục và đại hoan hỷ để chiêm ngưỡng dung diện thượng sư và uống từng giọt cam lồ cốt tủy của pháp ngữ do ngài khai thị giống như bệnh nhân cẩn thận lắng nghe những lời chỉ dạy của vị y sĩ. Đức Phật đã từng khai thị:Không nên mong chờ gì ở bản thân đạo sư cả và trên hết là hãy trông cậy vào bản thân pháp,tức là chủ thể truyền thụ của họ,là giáo thị của Phật.Kính ngưỡng vị giáo thọ trên bình diện tự thể linh hiển của những giáo pháp là điều tối ư quan trọng.

Khi lắng nghe hay đọc tụng những giáo pháp,chúng ta chẳng khác nào như chiếc bình được dùng để thu nạp trí tuệ.Nếu dốc ngược đầu xuống thì cho dù trời có xối xả mưa pháp cam lồ thì cũng bị hao chảy theo hai bên thành bình mà thôi.Nếu bình chứa hoen ố thì bẩn lây cam lộ.Nếu bình chứa rạn nứt thì cam lộ sẽ chảy mất.Khi chúng ta dự một buổi khai thị giáo pháp và nếu để tâm dễ dàng phân tán thì chúng ta chẳng khác nào chiếc bình bị lật úp xuống.Cho dù tâm có chuyên chú nhưng lại mang tâm trạng vấy động bởi những ý niệm tiêu cực,chẳng hạn như đi nghe giáo pháp vì muốn tự chứng tỏ là mình có tài trí siêu việt hơn người thì chẳng khác nào như chiếc bình đang bị ô uế dơ bẩn.Sau cùng, cho dù có tránh được mọi lỗi lầm vừa kể,nhưng giáo pháp đã nghe mà chẳng ghi nhớ trong lòng thì cũng như chúng vào lỗ tai này và thoát ra lỗ tai kia thôi.Khi thời khai thị kết thúc,chúng ta hoàn toàn trống trơn giống như ra về nhưng không sao mang giáo pháp đã được khai thị xuyên qua khỏi cánh cửa. Đó là lý do tại sao ngày nay chúng ta nên ghi chép hoặc dùng máy để ghi âm lại những lời khai thị.Mọi khả năng tiếp nhận những lời khai thị đều tùy thuộc vào sự thuần thạo luyện tập mà ra.

Trong lần thảo luận cùng Khun nu-Lama (Khôn Na La Ma), ông đã diễn tả một cách sống động về một số sự việc từng xẩy ra trong cuộc đời ông,rất lâu từ thuở tôi còn chưa sinh ra.Năm nay tôi năm mươi chín tuổi.Tôi có khuynh hướng hay quên thậm chí luôn cả những kinh văn đương thời tôi đang nghiên cứu.Khôn Na la Ma nói:không kiên trì học tập là do khuyết điểm không có được sự hỷ lạc khi tinh tấn dụng công mà ra.Và tôi nghĩ điều này rất đúng.Bởi không đủ thì giờ,tôi không thường xuyên đọc trọn kinh văn,chỉ lược đọc một lần để có một ý niệm khái quát về nội dung của nó.Bởi vì có chút thông minh nên tôi không thường xuyên mà chỉ duyệt đọc các kinh văn một cách rất nhanh chóng.Như một câu ngạn ngữ đã nói: “Người có trí thông minh lớn chẳng khác nào một cánh đồng đang bốc cháy-ngọn lửa sẽ thiêu rụi nó một cách nhanh chóng”.

Nếu bạn đọc quyển “Bồ Đề Đạo Thứ Đệ Luận” của Tsong-Kha-pa chín lần thì bạn sẽ thông hiểu lý giải về bộ luận này chính cách khác nhau.Khi bạn đọc một đề mục nào trên tờ báo,thường không thấy lý do cần thiết để đọc lại lần nữa vì bạn không cảm thấy hứng thú mà chỉ cảm thấy nhàm chán.Khi bạn đọc thật kỹ càng những bài kinh văn thâm áo được viết với một phương thức biện luận chừng hai, ba, bốn lần; có lúc bạn sẽ kinh ngạc tại sao mình sơ sót trọng điểm này hay trọng điểm nọ,cho dù trước đây đã từng đọc quá nhiều lần. Đôi khi bạn sẽ có lối lý giải mới hoặc cảm quan khác biệt.Vì thế nỗ lực không ngừng nghỉ sự luyện tập thuần thụcphương pháp chánh yếu để tránh bị quên lãng.Những người muốn đạt đến Nhất Thiết Trí[4] cần phải một lòng chuyên chú,mang tâm thái khiêm cung và nhất tâm mong cầu cứu giúp mọi loài chúng sanh hữu tình,cũng như phải tập trung mọi loài chúng sanh hữu tình,cũng như phải tập trung mọi tư tưởng để chú ý ngắm nhìn đạo sư bằng chính mắt mình và lắng nghe đạo sư bằng chính tai mình.

Lấy tâm thức trung thực để nghe pháp cũng là điều vô cùng trọng yếu.Trước tiênnên xem mình là một bệnh nhân,còn đạo sư là vị thầy thuốc.Thi nhân lỗi lạc Ấn Độ Shantideva (Tịch Thiên) nói rằng khi chúng ta khổ về một số bệnh thông thường,cần phải nghe theo lời của thầy thuốc.Huống hồ, bệnh phiền não có đến hàng trăm loại, được tạo ra do vì tham dụcsân hận thì không chút nghi vấn nào về việc chúng ta cần nghe theo những lời khai thị của một vị đạo sư cả.Phiền não thường rất hư dối.Vì khi bị phiền não như là sự phẫn nộ hiển hiện lên,chúng ta thường mất đi sự khống chế,tự chủ.Và những ưu tư vì tham đắm thường làm trở ngại giấc ngủ và ăn uống kém ngon miệng.Như một bệnh nhân không muốn phí phạm mà lại còn rất trân quý những thuốc men do y sĩ chu cấp; giáo pháp cũng vậy,khi đã được truyền thọ bởi vị đạo sư,cũng nên được bảo tồn như một báu vật.

Bệnh nhân vì muốn khỏi bệnh nên cần phải uống thuốc.Chỉ duy trì thuốc sẵn trong lọ không thôi chẳng giúp ích gì cả.Tương tự như vậy, để đời sống tâm linh được giải thoát căn bệnh phiền não mãn tính,cần phải đem giáo pháp ứng dụng vào việc hành trì và chỉ xuyên qua sự tu trì mới có thể giúp ta giải thoát được chứng bệnh phiền não.Chỉ trong một thời gian ngắn, sức nhẫn nhục của bạn càng mạnh thì lòng sân hận càng giảm và sự cung kính lễ độ đối với tha nhân càng tăng trưởng.Khi sự kiêu căng và lòng ngã mạn giảm xuống thì những ảnh hưởng của phiền não cũng dần dần vơi bớt.Ngài Tsong-Kha-pa nói:một người không thể trị dứt chứng bệnh phong cùi mãn tính với một vài lần uống thuốc mà phải uống thuốc không ngừng nghỉ.Cùng thế ấy,lòng chúng ta từ vô thủy đến nay cứ mãi bị kềm kẹp trong vô minh phiền não, đâu thể vội nghĩ tu hành một đôi lần là giải thoát được?Làm sao chúng ta có thể kỳ vọng rằng chỉ đơn giản xem qua một tập sách y khoa là có thể trị lành được một chứng bệnh?

Phật giáo Tây Tạng có bốn giáo phái: Nyingma[5] Sakya[6] Geluk[7] và Kagyu[8]. Tuyên xưng giáo phái nào cao hơn giáo phái kia là sai lầm to lớn.Họ được truyền thừa từ chung một vị đạo sư, Đức Thích Ca Mâu Ni; họ đều kết hợp toàn bộ hệ thống Hiển TôngMật Tông. Đối với tất cả bốn giáo phái tôi đều bồi dưỡng đồng nhất một tín niệm: đó là lòng kính ngưỡng tán thán.Tôi làm như thế không nhằm để bày tỏ một cách thức ngoại giao,mà do lòng tin kiên định, Điều này cũng đồng thời phù hợp với vai trò của tôi là một Đạt Lai Lạt Ma muốn có sự hiểu biết đầy đủ những giáo pháp của cả bốn giáo phái để có thể dâng kiến ngôn chi những ai tìm đến tôi.Nếu không,tôi giống như một bà mẹ mắt thấy con mình chết chìm mà không có tay để cứu vớt.Có lần,một vị hành giả phái Nyingma đến hỏi một vài phương pháp tu trì mà chính tôi không hiểu mấy.Tôi đã hướng dẫn ông ta đến một vị Đại sư có thể giải đáp được thắc mắc của ông,nhưng tôi cảm thấy buồn chán vì không thể đáp ứng như nguyện sự thành khẩn cầu giáo của ông.Nếu nguyện vọng người khác vượt quá khả năng của mình thì đó là một chuyện khác,nhưng nếu nguyện vọng này còn nằm trong phạm trù năng lực của chính mình thì điều tối ư quan trọng là phải thỏa mãn được mọi nhu cầu tâm linh của càng nhiều chúng sanh hữu tình càng tốt.Chúng ta cần phải học tập mọi khía cạnh của giáo pháp và cần phát triển lòng tùy hỷ tán thán đối với tất cả.

Cũng không nên xem Phật giáo Tây tạng cao hơn các sự truyền thừa của những nước Phật giáo khác.Tại Thái Lan,Miến Điện và Tích Lan v.v… các vị xuất gia chân chính đã rất thâm tín và đã giữ gìn phương thức tu hành của Tăng Đoàn.Không giống như người xuất gia Tây Tạng, họ vẫn bảo tồn phong tục có hơn 2500 năm trước của chính Đức Phậttăng đoàn của Ngài là phương thức nâng bát khất thực.Tôi từng ở Thái Lan,tham gia tăng đoàn và theo họ tu chung.Một ngày oi ả và chói chang bởi ánh nắng mặt trời,vì theo truyền thống đi chân không nên chân tôi đã bị phỏng nặng.Ngoài việc này ra,trông thấy sự tu hành của các bậc tăng già tại Thái Lan đã làm cho mọi người rất cảm kích,phấn chấn.

Nhiều người gần đây chỉ thấy toàn những điều tiêu cực trong truyền thống của những khóa tu hay nghi thức tôn giáo.Họ chỉ thấy những tổ chức tôn giáo lợi dụng những khóa lễ để bóc lột của cải tín đồ.Tuy nhiên những sai trái mà họ thấy không phải là sai trái của những truyền thống tôn giáo,nhưng chính là của người tự xưng là tín đồ của tôn giáo,chẳng hạn như những thành viên của các tu viện hay các chùa chiền đã viện dẫn các lý do tâm linh để tự lợi bằng những chi tiêu của các thành viên khác.Nếu tự thân những người lãnh đạo tinh thần bất cẩn, sẽ ảnh hưởng đến mọi người đang tu. Mọi cố gắng để sửa chữa những sai lầm thường bị gán cho là một hành động đã kích toàn bộ truyền thống.Nhiều người đã kết luận rằng tôn giáo chỉ làm hại và chẳng giúp ích được gì cho họ.Họ khước từ bất cứ hình thức tín ngưỡng nào.Một số người khác thì hoàn toàn thờ ơ lãnh đạm với mọi tu sửa tâm linh và tự mãn với lối sống thế tục của họ.Họ có những thoải mái về thể chấtvật chất và do đó họ không tán thành cũng chẳng phản đối tôn giáo.Dầu sao thì tất cả đều bình đẳng trên phương diện tự nhiên muốn sướng và tránh khổ.

Nếu khước từ sự dụng công tu sửa tâm linh,trong trường hợp này là khước từ Phật giáo,chúng ta cũng không còn tin vào thuyết nghiệp lực và cũng sẽ không thể thấu hiểu được rằng những bất hạnh của mình chính là kết quả của những hành vi tạo tác xấu ác trong quá khứ.Những bất hạnh này có thể được hiển lộ ra ngoài như là những lỗi lầm của xã hội,của cộng đồng hay của người quen gây ra.Từ đó chúng ta bắt đầu oán trách người khác về những lỗi lầmrõ ràng là do chính tự thân mình gây ra.Sự oán trách này sẽ làm gia tăng những thái độ cố chấp như tự xem mình là trung tâm điểm,như tham đắm,như ân hận…chẳng hạn.Liên kết với những loại tâm thái giả dối như vậy,chúng ta sẽ trở nên chấp luyến vào mọi tài vật của mình và sẽ bị gò bó trong định kiến hồ nghi hoặc thậm chí ngay cả trong bệnh vọng tưởng. Đảng Cộng Sản Trung Quốclý tưởng giải phóng mà đã hủy bỏ tôn giáo.Họ gọi nhau bằng đồng chí,và đã hy sinh rất nhiều trong trận chiến cho cuộc giải phóng quê hương của họ.Sau khi nắm quyền, họ tạo ra những tranh đua chính trị và hiện giờ thì thường xuyên chống đối lẫn nhau.Phe này muốn thắng phe kia và cuối cùng là phe này tiêu diệt phe kia.Tuy chủ nghĩa Xã Hộimục tiêu lý tưởng mưu cầu phước lợi chung cho tập thể nhưng cách thức để đạt được mục tiêu ấy lại tương phản với tập đoàn dân chúng và tâm thái nhân dân cũng đã biến thành đối nghịch.Dưới mô thức này,chủ nghĩa Cộng Sản trở nên quá tàn ác và tai hại vì tất cả mọi tinh lực nhà nước đều chủ hướng về phần cấm ngăn đàn áp hơn là tháo gỡ giải phóng.

Tương phản với Cộng Sản, biết bao vị đại hành giả đã đi trên con đường Phật pháp, lấy tâm từ bi làm căn bản để định hướng cho cuộc đời của họ.Với những động cơ như vậy, chủ tâm căn bản của bạn là phục vụ cho sự lợi ích của mọi hữu tình chúng sanh mà bạn đang cố công vun bồi tâm niệm chánh hướng cho họ. Cho dù sự tổn thất gây ra bởi đảng Cộng Sản Trung Quốc tại Tây Tạng và Trung Hoa đã được phối hợp bằng một kế hoạch tương đối lớn lao nhưng tôi vẫn hoài nghi là họ có thể kiến thiết nên một xã hội tiến bộ hơn; lý do là vì họ thiếu mất động lực của Đại Bi Tâm.

Khi chúng ta quan sát cuộc đời của chính Karl Marx và nguồn gốc đích thật của chủ nghĩa Marxism,chúng ta sẽ khám phá rằng ông đã trải qua biết bao khổ đau vĩ đại trong đời mình và đã đề xướng chiến đấu liên tục nhằm lật đổ giai cấp trung sản.Viễn kiến của ông dựa trên căn bản đối nghịch.Bởi vì động lực chánh yếu như vậy,nên toàn thể cơ cấu hoạt động của chủ nghĩa Cộng Sản đều bị thất bại.Nếu động cơ ban đầu được đặt để trên nền tảng của lòng từ bi và vị tha,có lẽ mọi sự mọi việc đều rất khác biệt.

Tại những quốc gia phát triển mở mang,có biết bao người thờ ơ với mọi hính thức tu sửa tâm linh,dù rất giàu có về vật chất nhưng họ cũng không hoàn toàn hài lòng thỏa mãn.Tuy giàu nhưng không biết đủ.họ quằn quại thống khổ vì”muốn thêm”;vì vậyvật chấtsung mãn nhưng nội tâm vẫn nghèo nàn.Khi khám phá ra rằng không thể nào sở hữu được mọi vọng cầu thì phiền não thực sự phát khởi.Họ trở nên chán nản bi quan và sự bồn chồn lo âu sẽ kéo ập đến.Tôi từng hàn huyên với một số thân hữu rất giàu,do họ lấy vật chất làm nhân sinh quan,miệt mài bởi công việc và không còn rảnh tay để tu hành ngõ hầu có thể giúp họ đạt được một vài viễn kiến nào đó.Trong tiến trình ấy, họ đã thật sự đánh mất đi giấc mơ an vui hạnh phúcđáng lẽ ra đồng tiền phải mang lại cho họ.

Trong cách tu hành theo Phật giáo, chúng ta cẩn thận trọng thẩm định đau khổ thay vì tìm cách tránh né nó –sanh khổ,lão khổ,cái khổ biến động thân phận trong cuộc đời,cái khổ phưởng phất bất định,và tử khổ.Cố gắng cẩn thận để thẩm tra,tư duy chúng ngõ hầu chúng ta có được sự chuẩn bị khi phải thật sự đối diện với chúng.Khi đối đầu với cái chết,chúng ta biết rằng đại hạn đã đến. Điều đó không nói lên là chúng ta không tự bảo vệ thân thể mình.Khi lâm bệnh chúng ta vẫn uống thuốc để tránh thoát tử thần.Nhưng nếu cái chết là điều không thể tránh khỏi thì người tín đồ Phật giáo sẽ được chuẩn bị trước.Hãy tạm thời gác qua một bên câu hỏi về sự sống sau cái chết, sự giải thoát hay trạng thái Nhất Thiết Trí.Cho dù ngay trong đời này, chỉ cần tu duy đến nghĩa lý Phật Pháp và đặt sự tin tưởng nơi Phật Pháp thì cũng có nhiều lợi ích thực tiễn rồi.Tại Tây Tạng, dẫu rằng Trung Cộng đã phá hoại tận cùng và dày vò một cách hệ thống,nhưng người Tây Tạng vẫn không đánh mất đức tin và lòng quyết tâm. Tôi cho rằng đó là do truyền thống Phật giáo mà có.

Sự bức hại Phật Giáo dưới ách thống trị của Trung Cộng tuy không kéo dài lâu bằng dưới thời kỳ của vua Lang-dar-ma vào thế kỷ 9,nhưng mức độ tàn phá lại vĩ đại hơn nhiều.Khi vua Lang-dar-ma hủy hoại Phật Pháp,chính Ngài Atisha là người đã đến Tây Tạng và dựng lại toàn bộ phương pháp tu học Phật Giáo.Hiện tại,trách nhiệm thuộc về chúng tachúng ta có đủ hay không đủ khả năng trùng hưng lại những sự hủy hoại một cách có hệ thống của Trung Cộng.Phật giáo được xem như một kho tàng bảo vật chung cho cả thế giới.Truyền thụ và lãnh hội giáo pháp là một đóng góp vào sự phong phú của nhân loại.

Có thể còn nhiều vấn đề mà bạn chưa mang ra tu hành ngay tức khắc được.nhưng hãy giữ trong tâm bạn,ngõ hầu có thể sử dụng đến cho năm sau hoặc năm năm sau hoặc mười năm sau đó miễn là những giáo pháp ấy chưa bị chìm vào quên lãnh.Dẫu rằng người Tây Tạng chúng tôi đã và đang sống một cuộc sống lưu vong bi thiết,phải chịu cảnh mất cả ruộng vườn nhà cửa, xứ sở,quê hương chúng tôi vẫn có đầy đủ cơ hội để hành trì Phật Pháp một cách không chướng ngại.Dù cư ngụ trên bất cứ quốc gia nào,chúng tôi cũng lãnh hội được Phật Pháp qua các vị giáo thọ lưu vongchúng tôi còn biết tạo điều kiện nhân duyên cho việc tu thiền hữu ích nữa.Nhân dân Tây Tạng đã làm như vậy ít ra từ thế kỷ thứ 8 đến nay.Những người còn ở lại Tây Tạng sau cuộc xâm lăng của Trung Hoa năm 1959 đã phải trải qua nhiều sự khổ đau nghiêm trọng của thân xác và tâm thần.Tự viện bị bỏ hoang, sư trưởng bị bắt bớ và mọi việc tu hành trở thành lý do để phạt giam hoặc để xử tử.

Cần phải tận dụng mọi cơ hội để thực hành chân lý, để tự trau dồi thay vì trông đợi đến khi mà chúng ta nghĩ rằng ít bận rộn hơn.Giống như ngài Gung-thang Rin-poche đã nói,mọi sinh hoạt trên thế gian này đều giống như sóng nước trong ao hồ: lớp này tan biến thì lớp khác trồi lên,chẳng bao giờ cùng tận.Mọi biến động của những sự vật trên thế gian này sẽ tiếp diễn mãi cho đến giờ phút lâm chung; chúng ta hãy nên cố gắng dành một ít thời gian trong sinh hoạt thường ngày để tu tập theo giáo pháp Phật.Ngay trong thời điểm hôm nay,khi đã mang được thân người hiếm qúy, đã gặp được Phật Pháp lại còn có được niềm tin vào Phật Pháp nữa-nếu như không biết dụng công tu hành thì quả tình chúng ta khó lòng gánh vác được việc tu tập trong những kiếp sống vị lai khi mà chúng ta không còn những điều kiện nhân duyên như vầy nữa.

Hiện tại,chúng ta đã gặp được một pháp môn thâm sâu mầu nhiệm-trong đó, bao gồm những phương phápthể đạt đến cảnh giới khai ngộ giải thoát,rất dễ hành trìchứng đắc.Nhưng nếu chúng ta không chịu nỗ lực để tạo ra một số ảnh hưởng trong đời sống bằng Phật pháp thì đáng buốn tiếc biết bao!

 


[1] Phương thức tu trì giới luật hoằng truyền hiển tông tự viện:the practice of monastic discipline.

[2] Phương thức tu trì quảng đại bi tâm:the vast and compassionate practice of sutra.

[3] Đường Khá: AThangka (A Tibetan Buddhist scroll)

[4] Nhất Thiết Trí: năng lực trí huệ mà Phật có sẵn.

[5] Nyingma: Ninh Ma

[6] Sakya: Tát Già

[7] Geluk: Cách Lỗ

[8] Kagyu:Cát Cử

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 163)
Tín ngưỡng Dược Sư với đại diện là thế giới Lưu ly nằm ở phương Đông mà nó tương tự với các cõi Tịnh độ khác, đều dùng việc
(Xem: 215)
Hai câu hỏi hiện lên trong đầu tôi khi nghĩ về giáo lý vô thường liên quan đến cuộc đời tôi.
(Xem: 409)
Lôgic học là một ngành học có mục đích xác định các quy tắc vận hành của tư duy để tìm kiếm sự thực.
(Xem: 308)
Trong quá trình hình thành và phát triển xã hội, con người luôn khát khao tìm cầu hạnh phúc, thỏa mãn nhu cầu về vật chất và tinh thần.
(Xem: 337)
Tuệ là trí tuệ tức cái biết, thức là nhận thức cũng là cái biết. Cả hai đều là cái biết nhưng có đặc điểm khác nhau.
(Xem: 386)
Khái niệm Niết-bàn vốn thành hình cách đây hơn 2500 năm. Các học giả và các triết gia khác nhau
(Xem: 621)
Ở trên là hai câu đầu trong bài kệ Lục Tổ Huệ Năng khai thị nhân bài kệ của thiền sư Ngọa Luân. Câu chuyện được thuật lại trong Pháp Bảo Đàn Kinh, phẩm Cơ Duyên thứ 7.
(Xem: 678)
Chữ “Tăng đoàn” là một thuật ngữ tiếng Phạn, có nghĩa là “cộng đồng” và được sử dụng chủ yếu để chỉ những tín đồ đã xuất gia của Đức Phật,
(Xem: 636)
Tóm tắt: Phật giáo là tôn giáo được biết đến như một hệ thống triết học mang đậm chất tư duy, trí tuệ cùng giá trị đạo đức cao.
(Xem: 685)
Mỗi người hiểu về nghiệp theo mỗi kiểu khác nhau tùy vào nhận thức và trải nghiệm bản thân, nhưng phần lớn vẫn chịu ảnh hưởng của cách hiểu trong dân gian về khái niệm của từ này.
(Xem: 599)
Từ ngàn xưa cho đến thời điểm xã hội phát triển mạnh mẽ về mọi mặt như hiện nay, mặc dù nền văn minh có bước tiến bộ vượt bậc
(Xem: 540)
iáo lý Duyên khởi được xem như chiếc chìa khóa mở ra kho tàng pháp bảo Phật giáo, vì có thể giải quyết những vấn đề của khổ đau, cả sự sanh ra hay chết đi của con người.
(Xem: 594)
Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh tập thứ 14. Kinh văn số 550 gồm 12 quyển. Chữ Hán từ trang 865 đến trang 894, gồm tất cả 29 trang.
(Xem: 685)
Những nhu cầu của con người sinh học thì giản dị, khi đói chỉ mong được ăn, khi khát mong được uống, khi mệt mong được nằm,
(Xem: 702)
Khi thân thể tiều tụy chỉ còn da bọc xương, những khổ thọ chết người đều đã trải qua,
(Xem: 800)
Trong quá trình thuyết giáo của đức Phật, những lời dạy của Ngài không được lưu giữ dưới dạng văn bản chữ viết
(Xem: 598)
Nhân ngày húy nhật của Hòa thượng Thích Trí Thủ, một trong những vị tông sư hoằng truyền luật học Phật giáo thời cận đại,
(Xem: 492)
Hành giả tu hành muốn mau đạt đến kết quả như mình mong muốn thì, điều kiện tiên quyết trước hết là chúng ta cần phải chọn lựa pháp môn nào cho thích hợp với căn cơ của mình
(Xem: 574)
Trọng tâm của triết học Phật giáohọc thuyết nổi tiếng về tính không - rằng tất cả chúng sinhhiện tượng đều trống rỗng về bản chất hay bản chất cố hữu.
(Xem: 667)
Vô phân biệt được nói đến nhiều lần trong Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật.
(Xem: 588)
Theo lý Duyên Khởi của đạo Phật, tất cả vạn hữu vũ trụ được hình thành do yếu tố hòa hiệp của nhơn duyên và sẽ đi đến phân ly do duyên tan rã.
(Xem: 591)
Cuộc chiến đấu mới–Sau khi Đức Phật nhập diệt, hình bóng của ngài vẫn hiện ra trong hàng thế kỷ trong một hang động–một hình bóng rất lớn
(Xem: 695)
Như Nietzsche khuyên răn chúng ta hãy lại bắt đầu học làm mới bằng cách để ý đến những việc ‘tầm thường’ và sự vận hành của ‘thân’ để xác định
(Xem: 709)
Tôi nghĩ là làm một việc có lý khi bác bỏ tuyên bố của Nietzsche rằng đạo Phật là một dạng của ‘thuyết hư vô thụ động,’ rằng đạo Phật truyền dạy
(Xem: 703)
Đặt vấn đề có phải đạo Phật là một dạng của ‘Chủ thuyết hư vô thụ động’ có nghĩa là đặt vấn đề liệu summum bonum[1] của đạo Phật,
(Xem: 768)
Dù có nhiều tác phẩm đa dạng về Phật học thích dụng ở Châu Âu thời kỳ trước Nietzsche,
(Xem: 791)
Nhân ngày húy nhật của Hòa thượng Thích Trí Thủ, một trong những vị tông sư hoằng truyền luật học Phật giáo thời cận đại,
(Xem: 768)
Hành giả tu hành muốn mau đạt đến kết quả như mình mong muốn thì, điều kiện tiên quyết trước hết là chúng ta cần phải chọn lựa pháp môn nào
(Xem: 960)
Cửa vào bất nhị, còn gọi là pháp môn bất nhị, từ xa xưa đã được truyền dạy từ thời Đức Phật, chứ không phải là hậu tác của chư tổ Bắc Tông,
(Xem: 827)
Tinh thần hòa hiệp là ý nghĩa sống lành mạnh an vui, tinh thần của một khối người biết tôn trọng ý niệm tự tồn, và xây dựng vươn cao trong ý chí hướng thượng.
(Xem: 1384)
Xuất xứ của Bát Chánh Đạo có hai nguồn là nguồn từ Phật chứng ngộ mà thuyết ra và nguồn được kết tập lại từ các kinh điển
(Xem: 912)
Tam tam-muội là chỉ cho ba loại định, tức là ba loại pháp môn quán hành của Phật giáo, được xem như là nguyên lý thực tiễn của Thiền định.
(Xem: 1076)
Tôi kính lễ bái bậc Chánh giác, bậc tối thắng trong hết thảy các nhà thuyết pháp, đã thuyết giảng Duyên khởibất diệtbất sinh,
(Xem: 832)
Thay vì tìm hiểu nguồn gốc tại sao phải chịu luân hồi sinh tử, con người không ngừng tìm kiếm căn nguyên của vũ trụ vạn vật, nơi mình sinh ra;
(Xem: 1060)
Khi Thái tử Tất-đạt-đa nhận thấy tất cả mọi người dân đang chìm trong đau khổ, và ngay chính bản thân mình rồi cũng phải chịu qui luật già, bệnh, chết
(Xem: 991)
Danh từ nghiệp hay karma (skt.) được đề cập thường xuyên trong các luận giải về tư tưởng triết họctôn giáo Ấn-độ.
(Xem: 980)
Tứ quả là bốn quả vị sai biệt của các bậc Thánh Thinh Văn thừa, tùy thuộc vào trình độ căn cơ của hành giả đã đạt được sau khi tu tập
(Xem: 1121)
Sau khi hoàng hậu Ma-da (Mayā) quá vãng, vua Tịnh Phạn (Suddhodana) tục huyền với Mahāpajāpatī Gotami và bà đã xuất gia
(Xem: 1397)
Kinh Pháp Hoa dạy rằng: “Đức Phật ra đời vì một đại nhân duyên. Đó là khai thị cho chúng sanh liễu ngộ Phật tri kiến nơi mình”.
(Xem: 1740)
Một trong những hình thức ta nuôi dưỡng phiền giận về chính mình là mặc cảm tội lỗi.
(Xem: 971)
Các câu hỏi, không khác với câu khẳng định, dựa trên các giả định.
(Xem: 1158)
Đối với những người nhìn vào Phật giáo qua phương tiện tiếng Anh, việc thực hành lòng từ bi và sự xả ly có thể không tương thích với nhau,
(Xem: 966)
Từ khi đức Phật xác lập: “Mọi vật đều vô thường, mọi vật đều vô ngã”, thường được diễn tả với danh từ Sarvam Sùnyam (mọi vật đều Không).
(Xem: 817)
Trong lịch sử Thiền Tông Việt Nam, Thiền sư Trần Thái Tông (1218-1277) được kể như một nhân vật vô cùng đặc biệt, với nội tâm giác ngộ cao siêu,
(Xem: 945)
Trước đây qua giáo lý của Đức Phật chúng ta hiểu rằng Đạo Phật là đạo xây dựng trên nền tảng trí tuệ, tức dùng sự giác ngộ, hiểu biết
(Xem: 971)
Thiền sư Trần Thái Tông (1218 -1277) một vị thiền sư siêu việt, ông vua anh minh, nhà tư tưởng lớn, một nhân cách cao cả.
(Xem: 1394)
Nhận thức rằng tất cả đều là giả tạm và cuộc đời là một nỗi khổ đau lớn, nên đức Phật mới đi tìm chân lýgiác ngộ chân lý.
(Xem: 1139)
Khi đức Phật còn tại thế, Ngài đã quy chế cho cộng đồng Tăng phải an cư ba tháng mùa mưa, ngày nay lịch an cư tùy hệ phái, từ rằm tháng tư đến rằm tháng bảy theo truyền thống Phật giáo Bắc phương;
(Xem: 1171)
Trung đạo là khái niệm được dùng khá nhiều trong Phật giáo. Tùy duyênTrung đạo được định nghĩa khác nhau,
(Xem: 924)
Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh tập thứ 14. Kinh văn số 550 gồm 12 quyển. Chữ Hán từ trang 865 đến trang 894, gồm tất cả 29 trang.
(Xem: 1068)
Trong năm bộ Nikaya của hệ Pali, Đức Phật thường nói đến sự “không có lõi cứng” của các hiện tượng, từ thân tâm, cho đến thế giớichúng sanh.
(Xem: 1518)
Con người sống trong một thế giới mà đối với anh ta dường như là một cái gì đó hoàn toàn tách biệt với chính anh ta.
(Xem: 1396)
Nhân quả là một định luật tất yếu trong sự hình thành nhân sinh quan và vũ trụ quan qua liên hệ duyên khởi của cuộc sống con người, mà qua đó nhân quả được coi như là một luật tắc không thể thiếu được khi hình thành một xã hội nhân bản đạo đức.
(Xem: 1384)
Bất hạnh lớn nhất của Phật tử chúng ta là sinh ra vào một thời không có Phật. Một mất mát lớn, gần như không gì có thể thay thế. Hơn thế nữa, bất hạnh này đang trở thành một nỗi ám ảnhchúng ta không thể nào dứt bỏ trong cuộc hành trình dài, đơn độc qua bao vòng xoáy của kiếp người chúng ta không biết mình đang ở đâu và sẽ đi về đâu trong chuyến di này.
(Xem: 979)
Nhân ngày húy nhật của Hòa thượng Thích Trí Thủ, một trong những vị tông sư hoằng truyền luật học Phật giáo thời cận đại, tôi trích đoạn trong tác phẩm lịch sử của tôi đang viết chưa hoàn thiện, có nhắc đến công trạng của ngài, như dâng lên tấm lòng tưởng niệm đến bậc Long tượng Phật giáo.
(Xem: 1373)
Trúc Đạo Sinh, người họ Ngụy 魏, sinh ra[1] khi gia đình cư ngụBành Thành 彭城, nay là Từ Châu 徐州 phía Bắc tỉnh Giang Tô 江蘇. Nguyên quán gia đình trước ở miền Tây Nam, tỉnh Hà Bắc, sau chuyển về huyện Cự Lộc 钜鹿.
(Xem: 1288)
Nói về vấn đề “trước nhất”, Kinh Phạm Võng với nội dung cốt yếu giới thiệu về quan điểm của các phái ngoại đạo, chính là bộ kinh đầu tiên trong Trường Bộ.
(Xem: 1213)
Lý tưởng về một vị Bồ tát bắt nguồn từ Phật giáo Nguyên thủy và được phát triển hoàn thiện trong tinh thần Phật giáo Đại thừa.
(Xem: 1250)
Khi học sinh từng người, từng người tốt nghiệp rời khỏi Phật học viện rồi, tôi bắt đầu xây dựng Biệt phân viện[1]khắp nơi, để ...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant