Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới
Bài Mới Nhất

Chương 4: Cái Chết

24 Tháng Mười Một 201000:00(Xem: 10937)
Chương 4: Cái Chết


CÁI CHẾT

Đức Phật từng dạy: Trong mọi thời điểm để cày cấy,mùa thu là mùa thích hợp nhất,tất cả nhiên liệu dùng để nhen lửa,phân bò tốt nhất; còn trong tất cả các loại giác ngộ,giác ngộ đối với vô thườnggiác ngộ đối với cái chết là sự giác ngộ vô thượng nhất.Cái chết là điều chắc chắn sẽ phải xảy ra,nhưng chừng nào nó sẽ xảy đến thì quả thật khó mà định được.Khi đối diện với mọi sự việc,ta không tài nào biết được việc gì sẽ xảy đến trước-ngày mai hay cái chết.Ta không thể khẳng định rằng già lão sẽ chết trước còn tuổi trẻ sẽ lưu lại sau.Ta có thể trau dồi một tâm thức thực tế nhất là kỳ vọng vào điều toàn bích,nhưng hãy chuẩn bị cho điều tồi tệ nhất.Nếu tình huống tồi tệ nhất không hề xảy đến thì mọi sự đều tốt,nhưng nếu nó xảy ra thì cũng chẳng làm ta bỡ ngỡ. Cũng nên áp dụng nguyên tắc này vào việc hành trì Phật pháp;hãy chuẩn bị cho những gì dở xấu nhất,vì không ai trong chúng ta biết trước được ngày giờ chết của mình.

Xuyên qua tin tức hàng ngày,ta nghe loan báo về cái chết của một người bạn,của một người nào không quen biết lắm hay của một người bà con nào đó. Đôi khi ta cảm nhận một mất mát; đôi khi ta gần như hớn hở;nhưng ta vẫn còn mang ý tưởng tựa hồ như cái chết sẽ không xảy đến với ta.Ta nghĩ rằng mình được đặc miễn đối với lẽ vô thường,và vì vậy,có thể tạm gác chuyện tu hành,(có thể giúp ta chuẩn bị cho cái chết),và nghĩ rằng ta còn nhiều thời giờ trong tương lai.Khi thời khắc không thể tránh được này xảy đến,ta còn lại một điều duy nhất là nỗi niềm hối tiếc.Ta cần nhập cuộc tu hành ngay tức khắc để được chuẩn bị dù cho cái chết có xảy ra nhanh chóng thế mấy cũng được.

Khi thời khắc tử vong đã điểm,không có tình huống nào có thể cản ngăn.Bất kỳ bạn có loại thể phách nào,chịu đựng được bệnh tật dày vò thế mấy,cái chết vẫn chắc chắn sẽ phải xảy ra.

Nếu ta ngưỡng vọng về cuộc đời của Chư Phật và Chư vị Bồ Tát trong quá khứ; tất cả giờ đây chỉ còn là ký ức.Các vị đại sư Ấn Độ như Ngài Long Thọ và ngài Vô Trước đã từng đóng góp rất lớn cho Phật phápnỗ lực cho sự lợi lạc của biết bao hữu tình chúng sanh nhưng tất cả những gì còn lưu lại từ các vị ấy bây giờ cũng chỉ tuyền là tên tuổi không thôi. Điều này cũng áp dụng luôn cho các vị đại thống trị và các vị lãnh tụ chính trị.Sự tích cuộc đời của các vị ấy,vì quá chói sáng,nên họ dường như vẫn còn sống động.Khi sang Ấn Độ hành hương ,ta sẽ phát hiện ra được những nơi như đại học Nalanda mà các đại sư đương thời như Bồ Tát Long Thọ, bồ Tát Vô Trước đã từng học tập và giảng dạy tại đó.Nalanda hiện giờ chỉ còn tường xiêu vách ngã.Khi xem dấu tích do các nhân vật vĩ đại trong lịch sử lưu lại, sự hoang tàn đổ nát sẽ chỉ bày cho ta bản tánh huyễn ảo vô thường.Như một bài cách ngôn Phật giáo xa xưa đã nói: “Dù chúng ta có chui vào lòng đất,lặng sâu xuống đáy biển hay bay lên không trung;ta vĩnh viễn không sao tránh khỏi cái chết”.Thân bằng quyến thuộc của ta sớm muộn gì rồi cũng cách chia như đám lá tung bay rời rạc trong gió.Giữa một đôi thánh kế tiếp,vài người trong chúng ta sẽ bắt đầu vĩnh viễn ra đi và những người khác sẽ phải lìa đời trong vòng một vài năm nữa.Trong khoảng tám chín chục năm sau;tất cả chúng ta bao gồm luôn cả Đạt Lai Lạt Ma đều phải chết.Đến lúc đó, chỉ có sự liễu ngộ tinh thần của ta mới giúp ích cho ta mà thôi.

Không có bất kỳ người nào có thể càng ngày càng lìa xa cõi chết kể từ khi sinh ra đời cả.Ngược lại,càng ngày càng cận kề cái chết giống như thú vật bị dẫn độ đến lò sát sinh vậy.Như người chăn bò dùng roi vọt để dẫn độ những con bò cái bò đực của họ quay ngược về chuồng;chúng ta cũng vậy,dày xéo bởi khổ đau của sanh lão bệnh tử,càng ngày càng tiến gần hơn đến hồi chung kết của cuộc đời.Vạn pháp trên thế gian đều bị chi phối bởi lẽ vô thường; để rồi tận cùng sẽ rời rạc phân ly.Như ngài Đạt Lai Lạt Ma đời thứ bảy thường dạy: “Những người trẻ tuổi trông rất mạnh và rất khỏe nhưng lại chết sớm mới thật sự là vị thầy dạy chúng ta về đạo lý vô thường”.Trong tất cả những người ta quen biết,không ai là người sống đến trăm tuổi.Cái chết không thể xoay chuyển được dù bằng niệm tụng chú ngữ hay là được bảo hộ bởi một vị lãnh tụ chính trị quyền uy.

Trải qua nhiều năm trong cuộc đời,tôi đã từng gặp gỡ rất nhiều người;nhưng hiện giờ tất cả chỉ còn là đối tượng trong ký ức.Hiện tại thì tôi lại quen biết một vài người mới;cứ như đang xem một vở tuồng;sau khi vai trò diễn xuất chấm dứt;người ta sẽ thay đổi xiêm y để tái xuất hiện.

Nếu hoang phí cả cuộc đời ngắn ngủi của ta theo chiều hướng tham dụcsân hận;nếu cũng vì cuộc đời ngắn ngủi như vậy mà gia tăng phiền não thì sự tổn hại quả rất dài lâu bởi vì chính nó đã tiêu hủy tiền đồhy vọng cứu cánh an lạc của chúng ta.

Có đôi khi ta không thành công trong một vài việc thế tục thường tình thì cũng không có gì đáng quan ngại cho lắm.Nhưng nếu để lãng phí cả cơ hội quí báu của kiếp nhân sinh này,thì chúng ta sẽ trường kỳ thất vọng.Tương lai đang nằm ngay trong lòng bàn tay của chúng ta-phải chăng ta muốn trải qua bao điều trầm luân thống khổ khi bị đạo lạc xuống cảnh giới phi nhân-hoặc giả ta muốn được chuyển sinh lên cảnh giới cao tốt hơn-hoặc ta muốn đạt đến cảnh giới thực chứng giác ngộ.Ngài Shantideva dạy rằng;hiện đời này,ta có cơ hội,có trách nhiệm,có năng lực để định đoạtquyết định cho cả cuộc đời vị lai của ta.Ta nên đào luyện tâm trí để cuộc sống khỏi bị luống uổng-dù là một thánh hay một ngày-và hãy chuẩn bị cho thời điểm của tử vong.

Nếu có thể vun trồng sự hiểu biết như vậy thúc đẩy tiến trình tu hành tâm linh sẽ xuất phát từ nội tại-đó là một nhân tố, động cơ kiên định nhất.Ngài Geshe Sha-ra-wa[1] (1070-1141) đã dạy: “Vị thầy cao tốt nhất của Ngài là pháp quán tu về lẽ vô thường”.

Khi trực diện với tử thần, bậc tu hành đạo hạnh nhất sẽ cảm thấy vui sướng;người tu hành trung đẳng đã chuẩn bị vẹn toàn;và ngay cả người tu hành kém nhất cũng sẽ không còn hối tiếc gì nữa.Vào ngày cuối cùng của mạng sống chúng ta, điều tối quan trọng là không nên có dù một mảy may thương đau hối tiếc.Nếu không thì những kinh nghiệm tiêu cực vào giờ chết ảnh hưởng đến sự luân hồi tái sanh của ta.Phương pháp tối thượng để làm cho mạng sống tròn đầy ý nghĩa là hãy đi trên lộ trình của từ bi.

Nếu bạn suy gẫm về cái chết và vô thường, bạn sẽ khởi sự làm cho đời mình đượm nhiều ý nghĩa.Có thể bạn sẽ nghĩ rằng: sớm muộn gì cũng phải ra đi,không có lý do để nhớ nghĩ đến cái chết vào giờ phút này, bởi vì nó chỉ thuần túy khiến bạn bi quan và âu lo.Tuy nhiên,giác ngộ vế cái chết và lý vô thường có thể gây nhiều lợi ích to lớn.Nếu nội tâm bị kềm hãm bởi cảm giác rằng chúng ta được bất tử thì chúng ta chẳng bao giờ thực tâm dấn bước trên con đường chánh pháp để tu hành.Niềm tin sẽ được bất tử chính là khối đá to lớn ngăn trở quá trình tu đạo của bạn;bạn không nhớ nghĩ đến Phật pháp;bạn không tuân phục dù có thể bạn cũng nhớ đến Phật pháp;hoặc bạn chẳng triệt để mà chỉ tuân phục Phật pháp đến một trình độ hạn định nào đó.Nếu không trầm tư mặc tưởng về cái chết thì không làm sao cố gắng thật tu cho được.Bị khống chế bởi lười biếng dãi đãi, bạn sẽ đánh mất sự tinh tấn nỗ lực và xông pha trên đường tu để rồi mệt mỏi chán nản sẽ trùm phủ lên bạn.Bạn sẽ sanh ra chấp trước sâu đậm đối với danh vị; đối với lợi dưỡng vật chất và đối với vinh hoa phú quí.Khi suy nghĩ quá sâu xa về cuộc sống hiện tại,ta sẽ có khuynh hướng phục vụ cho người ta yêu mến-cho thân quyến,cho bằng hữu của ta-thế là ta phải nỗ lực để mang niềm vui đến cho họ.Khi có người muốn ám hại họ, ta tức thì dán một nhãn hiệu vào nhóm người này như chính họ là thù địch của ta.Phiền não như tham dụcsân hận sẽ từ đó dâng trào như lũ lụt của giòng sông vào hạ.Những phiền não này sẽ tự nhiên xui khiến ta sa đắm vào đủ mọi hành vi xấu ác tiêu cựchậu quả đưa dẫn đến tương lai bị chuyển sinh vào cảnh giới thấp hơn.

Do công đức tích lũy một phần nhỏ phước thiện;ta đã có được một báu thân.Phần phước báo nào còn thừa lại sẽ hiển lộ ra cuộc sống qua từng nấc thang phú quí tương ứng.Vì thế,chút ít vốn liếng dành dụm đã tiêu pha rồi;nếu không góp nhặt thêm gì mới lạ nữa thì cũng hệt như tiêu dùng hết trương mục tiết kiệm mà chẳng chịu bỏ thêm tiền mới vào.Nếu chỉ tiêu tổn công đức phước báo đã tích tập, sớm muộn gì ta cũng sẽ lao đầu vào chốn thập phần khổ đau trong đời sống hậu lai.

Đối với tử vong,nếu không có một nhận xét thích đáng;lúc chết sẽ bị sợ hãi và nuối tiếc ràng buộc.Loại cảm giác này sẽ đưa dẫn ta đến cảnh giới thấp hơn.Nhiều người rất tránh kỵ nói đến chết chóc.Họ tránh né suy nghĩ đến những điều xấu xa tồi tệ nhất để rồi đến khi mọi chuyện trở thành hiện thực thì họ sẽ hoàn toàn kinh hãi và không còn kịp trở tay nữa.

Tu hành theo lời Phật dạy thường cảnh tỉnh chúng ta không nên ngoảnh mặt thờ ơ với mọi bất hạnh.Trái lại phải tri nhận và trực diện với bất hạnh, để khi ta thực nghiệm và thực chứng thương đau thì chưa hẳn là không có cách nhẫn chịu.Chỉ đơn thuần tránh né vấn đề thì không giúp giải quyết được gì mà thực tế chỉ làm cho nó tệ hại hơn thôi.

Có một số người lưu ý rằng là tu Phật dường như chỉ đặc biệt nhấn mạnh đến nỗi khổ đau và sự bi quan yếm thế.Tôi cho rằng điều này hoàn toan sai lầm.Trên thực tế, hành trì Phật Phápnỗ lực đạt được một sự bình yên vĩnh cửu-đó là điều không thể tưởng tượng nổi đối với một tâm hồn bình dị-chỉ diệt trừ một lầnvĩnh viễn thoát khỏi khổ đau.Phật giáo đồ không mãn nguyện với sự giàu sang phú quý đời này không thôi hoặc kỳ vọng vào vinh hoa sung mãn của những kiếp sống vị lai,mà thay vào đó là mưu tìm sự an lạc hạnh phúc tối thượng.

Nhận xét căn bản của Phật giáo là: Bởi vì khổ đau là một thực thể chân thậtnội tâm chỉ cố tránh né cho nên không thể nào giải quyết được vấn đề.Việc ta cần làm là hãy trực diện,mặc đối mặt,phân tích,kiểm soát,xác định những căn nguyên và tìm cách tốt nhất để giúp bạn đối phó với chính những khổ đau.Với những ai thường trốn tránh nhớ nghĩ đến đau thương bất hạnh,thì thực tế khi bị nó tấn công đã kích;họ sẽ không kịp chuẩn bị và sẽ bị hành hạ quằn quại hơn cả những người đã từng quen thuộc với khổ đau,với nguồn gốc và với cách thức khổ đau trổi dậy.Một người tu theo Phật pháp, hàng ngày đều nghĩ đến cái chết;tư duy về niềm đau nỗi khổ của nhân loại như: về sinh khổ,về lão khổ,về bịnh khổ và về tử khổ.Mỗi một ngày,người tu Mật tông đều quán tưởng phải trải qua cả một quá trình chết chóc.Giống như trong nội tâm mỗi ngày đều sẽ chết một lần.Do thuộc làu và làm quen đối với cái chết nên lúc thật sự đối mặt tử thần,thì họ đã chuẩn bị khá sẵn sàng.Nếu phải băng ngang một vùng đất đầy nguy hiểm ấy và trước tiên phải biết cách đối phó ra sao.Không suy nghĩ trước khi hữu sự là điên rồ khờ dại đó thưa bạn! Dù ưa thích hay không, bạn đều phải đến đó.Vì thế,tốt hơn là phải được chuẩn bị để khi những nguy khốn ập đến, bạn sẽ biết cách phản ứng.

Nếu sở hữu được một sự tỉnh thức trọn vẹn đối với tử vong thì bạn cảm thấy chắc chắn rằng mình sẽ sắp sửa ra đi.Sau đó, nếu phát giác là mình có thể chết trong nay mai;do nhờ quá trình tu tập tâm linh, bạn sẽ nỗ lực tự cách ly ra khỏi những chấp trước vật chất bằng cách loại bỏ mọi sở hữu của mình và xem thế tục vinh hoa phú quí như khôngthực chấtvô nghĩa.Bạn sẽ tận lực tu hành. Điều thắng lợi khi biết tỉnh thức đối với cái chết sẽ khiến cho đời sống ngập tràn ý vị.Khi kề cận với tử thần, bạn sẽ cảm thấy hoan hỷ và lìa đời không chút hối tiếc.

Thông thường,khi biết nghĩ cái chết là điều chắc chắn phải đến và nó không xác định là sẽ đến ở vào thời điểm nào; bạn sẽ tận sức vì tương lai mà tự chuẩn bị.Bạn sẽ thấm thía rằng vinh hoa phú quí và mọi sinh hoạt phàm tục đều không có thực chất và không còn quan trọng gì cả.Vì thế, làm việc cho sự ích lợi bền lâu của chính mình và của tha nhân dường như trọng yếu hơn nhiều,và cuộc đời bạn sẽ được đưa dẫn theo tầm hiểu biết như vậy.

Như ngài Milarepa[2] từng dạy: “Sớm muộn gì mọi thứ cưu mang cũng phải bỏ lại sau lưng, sao không bỏ ngay đi?” Quả chưa chắc mấy ai sống trên trăm tuổi dù với tất cả toàn lực bao gồm luôn việc uống thuốc chữa trị và tu pháp trường thọ.Tuy cũng có đôi ba trường hợp ngoại lệ;nhưng qua sáu, bảy mươi năm sau,phần lớn những người đang đọc sách này đều đã qua đời.Sau một trăm năm,người đời sẽ thuần túy nhớ nghĩ về thời đại chúng ta như một giai đọan của lịch sử thế thôi.

Khi tử vong kề cận,chỉ còn có tâm đại bi và bao nhiêu hiểu biết về bản chất của hiện thực mà người ta đã đạt được cho đến giờ phút ấy là điều trợ ích duy nhất mà thôi.

Theo như quan điểm này, sự kiểm chứng để nghiệm xem phải chăng đằng sau cõi chết còn có những đời sống khác hay không là điều tối ư trọng đại Đời sống trong quá khứvị lai hiện diện vì những lý do như sau: Một vài mô thức đặc định tư duy nào đó từ năm ngoái,từ năm trước nữa,và thậm chí từ thuở ấu thời giờ đây đều có thể hồi tưởng lại được. Điều này rõ ràng cho thấy có một giác thức đã hiện hữu trước cả giác thức hiện tại.Cái sát na đầu tiên của sự ý thức hiểu biết trong cuộc đời không phải không có nguyên nhân mà được tạo thành; cũng không phải được thoát sinh từ vật thể gì trường cửu hay vô hồn.Cái khoảnh khắc của tâm linh là điều gì trong trắngminh giác.Vì thế,trước nó cần phải có một vật thể nào trong trắngminh giác lắm; đó chính là cái tiền khoảnh khắc tâm linh vậy.Quả không thể hợp lý nếu giờ khắc đầu tiên của tâm thức trong hiện đời có thể đến từ một sự vật nào khác hơn đời sống trước đó.

Cho dù thân thể hữu tình có thể đóng vai trò như duyên cớ phụ thuộc của những biến hóa tinh vi trong tâm thức; nhưng nó không thể là nguyên nhân đầu tiên được.Vật chất không bao giờ chuyển thành tâm linh;và tâm linh cũng chẳng chuyển thành vật chất.Vì thế,tâm linh do gốc rễ từ tâm linh.Tâm linh hiện đời này đến từ tâm linh của đời trước và phục vụ như nguyên nhân của kiếp sống tâm linh đời sau.Khi bạn hồi tưởng về cái chết và không ngừng cảnh giác thì cuộc sống của bạn trở nên ngập tràn ý nghĩa.

Thấu triệt được những bất lợi to lớn của mọi bám víu tự nhiên của ta đối với cái mà ta nghĩ là thường hằng bất biến; ta phải nghịch chống lại nó và thường xuyên cảnh giác về cái chết để ta được khích lệ trong việc hạ thủ công phu tu hành nghiêm túc hơn.Ngài Tsong-Kha-pa dạy rằng: “Tầm quan trọng của sự cảnh tỉnh đối với cái chết không chỉ hạn định ở giai đoạn đầu tiên.Nó trọng yếu và xuyên suốt qua mọi giai đoạn của Bồ Đề Đạo (đạo giác ngộ); nó trọng yếu từ giai đoạn đầu,qua giai đoạn giữa va kể luôn cả giai đoạn cuối cùng”.

Sự tỉnh thức đối với cái chết mà ta bắt buộc trau dồi không phải là nỗi niềm lo sợ thường tình, bất lực vì bị chia cách giữa những người thân yêu và vật sở hữu của chúng ta.Thay vào đó,ta hãy tập lo sợ là ngày lìa đời mà ta vẫn chưa thể tận diệt được mọi nguyên nhân gây ra cảnh chuyển sinh vào thế giới hạ đẳng.Và,ta sẽ lìa đời khi chưa tập đủ điều kiện nhân duyên cần thiết cho một sư luân hồi ưa thích đúng như ước nguyện.Nếu chưa hoàn thành hai mục tiêu trên thì vào giờ phút lâm chung,ta sẽ bị kềm hãm bởi sự hoảng sợ ảo nãoăn năn hối hận.Trải cả cuộc đời nuông chìu theo những hành vi tiêu cực bất thiệnsân hậndục vọng xui khiến; sự tổn hại tạo ra không chỉ tạm thời mà rất dài lâu bởi vì ta đã tích lũy và sưu tập rất nhiều điều kiện nhân duyên làm bại hoại những kiếp vị lai.Lo sợ như vậy, sẽ càng khơi sáng trong ta cách làm cho sinh hoạt bình nhật đượm nhiều ý nghĩa. Đạt được sự tỉnh thức đối với cái chết như vậy rồi; ta xem vinh hoa phú quí,công việc thế tục không còn quan trọng và sẽ làm việc cho một tương lai tươi sáng hơn. Đó chính là mục đích quán tưởng về cái chết.Nếu bây giờ sợ sệt chết chóc,ta sẽ tìm kế vượt qua sự sợ hãi; nhưng lại ôm hối tiếc vào giờ phút lâm chung.Tuy nhiên,nếu tìm cách tránh né sự sợ hãi về cái chết này thì ta lại bị vây hãm bởi trường hận vào giờ phút ấy.Ngài Tsong-Kha-Pa dạy rằng: “Khi sự trầm tư mặc tưởng của ta đối với vô thường trở nên vững vàng ổn định;mọi sự mọi việc gặp gỡ đều đang dạy ta về đạo lý vô thường”. Ngài nói quá trình tiến dần về cõi chết bắt đầu ngay từ trong thai mẹ và ngay khi còn đang sống.Cuộc đời ta đã không ngớt bị dày xéo bởi bệnh hoạn và già lão.Ngay khi đang sống khỏe mạnh,ta chớ nên để bị lôi cuốn theo ý nghĩ rằng là ta sẽ chẳng chết.Ta không nên quá vui mừng mà quên hết mọi sự ngay khi đang được yên lành; tốt hơn cả,là hãy chuẩn bị cho phần số tương lai. Ví như; kẻ đang rơi từ hố cao sẽ chẳng hân hoan gì trước khi y chạm đất.Cần tư duy rằng: Ngay khi còn đang sống,ta cũng có rất ít thì giờ để tu hành.Dù rằng ta còn có thể sống lâu được,có thể cả trăm tuổi,ta cũng tuyệt đối không bao giờ bị khuất phục bởi cảm nghĩ rằng là hãy còn nhiều thì giờ để tu hành sau này.Chớ nên bị ảnh hưởng bởi sự trì hoãn vì đó là một hình thức lười biếng.Phân nửa đời người đã tiêu pha vào việc ngủ nghỉ và thời gian còn lại đa số bị phân tâm vì tạp sự thế gian.Khi tuổi già chồng chất,thể tạng và trí năng giảm sút thì dù muốn tu cũng đã quá trễ vì ta không còn sức lực nữa.Giống như kinh điển đã dạy; trải nửa đời người trong giấc ngủ,mười năm ta làm một đứa trẻ, hai mươi năm cho sự già nua.Khoảng thời gian chính giữa thì bị dày xéo bởi âu lo,phiền muộn,khổ đau,và buồn chán.Vì thế, dường như không còn thời gian nào để tu hành Phật pháp cả! Nếu sống thọ được sáu mươi năm, thử nghĩ phí cả thời gian như đứa trẻ nít ,thời gian ngủ nghỉ luôn cả thời gian tuổi tác già nua; ta sẽ phát giác rằng; chỉ còn khoảng năm năm để có thể chuyên tâm cống hiến cho tiến trình tu hành.Thay vì sống cuộc đời bình dị như hiện nay,nếu ta không cẩn thận nỗ lực hầu gánh vác con đường tu hành thì điều chắc chắn là ta đã sống một cuộc đời vô công rỗi nghề và không có mục đích gì cả.Ngài Gung-Thang Rinpoche[3] từng nói nửa đùa nửa thật: “Tôi phí thời gian hai mươi năm không hề nghĩ đến việc hành trì Phật pháp rồi tiêu thêm hai mươi năm nữa,nghĩ rằng sau này có thể tôi sẽ tu,và rồi thêm mười năm khác nữa nghĩ về cách tại sao tôi bỏ lỡ cơ duyên tu hành của mình.”

Lúc tôi còn trẻ chưa có chuyện gì xảy ra.Khoảng mười bốn mười lăm tuổi,tôi bắt đầu thật sự quan tâm đến Phật pháp.Rồi người Trung Hoa đến và tôi đã tiêu phí nhiều năm với đủ loại xoáy lốc chính trị.Tôi đã đi Trung Quốc và viếng thăm Ấn Độ vào năm 1956.Sau đó,trở về lại Tây Tạng,và lại lần nữa phung phí một số thời gian cho nhiều sự vụ chính trị.Điều rõ nhất mà tôi có thể còn nhớ nổi là sự tham gia khảo thí cho chức vụ Geshe[4] (học vị cao nhất trong đại học tăng viện Tây Tạng); sau đó tôi buộc lòng phải rời bỏ quê hương. Đến nay tôi đã sống lưu vong hơn ba mươi mấy năm rồi;tuy tôi vẫn không ngừng nghiên cứu học tập và tu hành nhưng phần lớn cuộc đời tôi trôi qua không chút ý nghĩa cũng chẳng ích lợi gì.Tôi rất lấy làm hối tiếc vì đã bỏ lỡ công việc tu hành.Nếu nghĩ về pháp tu “Vô Thượng Du Già Mật pháp”[5] thì tôi không còn khả năng hành trì một vài phép tu của pháp môn này vị sự cấu tạo cơ thể của tôi đã bắt đầu suy thoái với tuổi tác.Thời cơ tu học Phật pháp chẳng phải tự nhiên mà đến, ngược lại,nó cần phải được sắp xếp riêng rẽ cẩn thận.

Nếu buộc phải chấp nhận dấn thân trên một cuộc du hành dài lâu; đến một thời điểm nào đó, điều cần thiết là phải lo toan chuẩn bị.Như tôi thường ưa nói,ta nên đầu tư năm mươi phần trăm thì giờtinh lực đế quan tâm đến cuộc đời vị lai và năm mươi phần trăm đến mọi vấn nạn trong đời hiện tại.

Duyên chết chóc thì nhiều mà duyên sống sót thì rất ít.Hơn thế nữa,thực phẩm và thuốc men mà ta thường xem như những thứ để duy trì mạng sống có thể trở nên nguyên nhân gây chết chóc.Nhiều loại bệnh hiện nay được xem như phát nguốn từ cách ăn uống của ta.Sản phẩm hóa học được dùng để trồng trọt nông sản,nuôi súc vật đã góp phần vào việc tổn hại sức khỏe và gây ra sự mất quân bình trong cơ thể.Thân thể con người quá nhạy cảm,yếu ớt;vì vậy nếu quá mập, bạn sẽ có đủ thứ vấn đề:bạn không thể đi đứng vững vàng,cao áp huyết và chính thân thể bạn trở thành một gánh nặng.Ngược lại,nếu bạn quá gầy,thể lực và sức chịu đựng rất yếu sẽ đưa dẫn đến đủ thứ phiền phức khác.Khi còn niên thiếu, bạn lo sợ không được bao gồm trong đám người lớn và khi quá già thì bạn cảm thấy như bị tách biệt chia xa khỏi đoàn thể xã hội. Đây là bản chất sinh tồn của chúng ta.Nếu sự thương tổn là một vật thể đau đớn ngoại tại nào đó thì có thể bạn còn có cách tránh né được; bạn có thể chui trốn dưới đất hoặc lặn sâu vào lòng biển cả.Nhưng nếu sự thương tổn xuất phát từ nội tại thì bạn chẳng còn có thể làm gì được. Đang khi không bệnh khổ cũng chẳng gặp khó khăn,lại còn có một cơ thể tráng kiện; ta phải lợi dụng cơ hội và nắm lấy tinh hoa.Nắm bắt tinh hoa của đời sốngnỗ lực đạt đến cảnh giới toàn nhiên không bệnh khổ,không chết chóc,không suy nhược và không sợ hãi-đó chính là cảnh giới giải thoátNhất Thiết Trí.

Người giàu có nhất thế gian,lúc chết dù một món vật sở hữu đơn giản cũng không thể mang theo được.Ngài Tsong-Kha-Pa dạy rằng; nếu phải bỏ lại sau lưng cái thân thể mà ta đã cưu mang quá thân thiết, được ghi dấu như là của riêng mình, hơn nữa nó đã đeo đuổi ta từ thuở sơ sinh như người bạn đồng hành kỳ cựu nhất.Thế thì không còn gì thắc mắc để tức khắc buông bỏ mọi sở hữu vật chất. Đa số nhiều người hao phí biết bao nhiêu thì giờsức lực,chỉ thuần túy cố công đạt được vinh hoa phú quíhạnh phúc trong hiện đời. Đến lúc chết đi,tất cả mọi sinh hoạt thế tục như đùm bọc lo lắng cho thân nhân bằng hữu và tranh đua với đối thủ của ta đều ngưng đọng dang dở.Dù có đủ thức phẩm để nuôi mạng cả trăm năm thì cũng phải chết trong đói khát và dù có quần áo đủ bận cả trăm năm thì cũng vĩnh viễn lìa đời trong trần truồng.Khi tử thần ập đến,không có gì sai biệt trong cái chết giữa một vị vua để lại cả một vương quốc vĩ đại và người hành khất chỉ để lại vỏn vẹn một chiếc gậy con.

Bạn bên cố gắng hình dung cảnh tượng khi bạn lâm bệnh.Hãy tưởng tượng bạn lâm trọng bệnh,toàn thể sức lực tiêu tán; bạn cảm thấy gân mỏi, hơi tàn, sức kiệt,ngay đến thuốc men cũng chẳng giúp ích được gì.Một khi tử thần kề cận, bác sĩ sẽ có hai cách nói: Với bệnh nhân, bác sĩ sẽ nói: “Chớ có âu lo, bạn sẽ bình phục,tuyệt đối không nên bận tâm,cần phải nghỉ ngơi thư thái”. Với họ hàng gia quyến, bác sĩ sẽ nói: “Bệnh tình rất nghiêm trọng,nên thu xếp hậu sự đi”. Đến lúc ấy bạn không còn cơ hội để hoàn thành công việc dang dở hoặc hoàn tất công việc học hành.Khi nằm xuống rồi,thân thể suy nhược đến độ tựa hồ như không còn cách chi di động được.Rồi hơi ấm trong thân thể bạn dần dần tan biến, bạn cảm thấy xác thân trở nên cứng đơ như một khúc cây ngã nằm trên giường.Bạn sẽ thật sự bắt đầu trông thấy thân xác của mình.Những lời nói sau cùng của bạn tựa hồ không thể nghe đượcmọi người vây quanh cố sức lắng hiểu thử xem bạn muốn trối lại điều gì.Thực phẩm lần chót ăn vào không còn là những mỹ vị mà là một đống thuốc hỗn hợp mà bạn không còn đủ sức nuốt vào.Bạn bị bắt buộc phải bỏ lại những bằng hữu thân thương nhất; có thể đến vô số kiếp sau bạn mới gặp trở lại họ được.Phương thức hô hấp sẽ thay đổi và trở nên hỗn hợp ồn ào.Dần dần biến thánh không liên tục, hơi hít vào thở ra càng ngày càng gấp rút hơn.Sau cùng trút ra một hơi dài chót,và đấy là chung cuộc của sự hô hấp. Điều này đánh dấu cái chết theo thói hiểu biết thông thường.Từ đó về sau,cái danh xưng đã từng mang nhiều an vui hạnh phúc đến với bằng hữu thân nhân sẽ được gắn thêm mấy chữ ở đầu câu: “người quá cố”.

Vào giờ phút lâm chung,nội tâm có được trạng thái đạo đức thiện niệm là yếu tố then chốt quyết định. Đó là cơ hội sau cùng còn lại của chúng ta và là cơ hội không thể bỏ lở.Dù ta đã có thể từng sống một cuộc đời tàn ác tiêu cực nhưng khi sắp chết,ta vẫn nên cố gắng hết sức để bồi dưỡng tâm niệm lương thiện.Nếu ta có thể phát khởi lòng từ bi mãnh liệt và kiên định vào giờ phút này, hy vọng ta sẽ được chuyển sinh vào cảnh giới mà ta ưa thích.Thông thường mà nói, tình thân mật đóng một vai trò vô cùng trọng yếu.Khi một người bệnh sắp chết,quả thật bất hạnh nếu mọi người khác để cho người này khởi niệm tham và hận. Ít ra người sắp chết cũng được cho ngắm nhìn hình tượng các vị Phật và các vị Bồ Tát.Vì có thể chiêm ngưỡng Phật và Bồ Tát,người đó có thể phát sanh tín tâm mãnh liệt và ra đi với một tâm cảnh quang minh tốt đẹp.Nếu không thể làm được như vậy, điều tối quan trọng là những người hậu cận và thân quyến không được làm cho người chết cảm thấy buồn phiền.Vào giờ phút ấy, nếu bị xúc động và khởi lên ý niệm tham lam hay tình tự sân hận mạnh mẽ,tất cả đều có thể gây cho người chết rơi vào trạng thái đau khổ cùng cực và rất có thể bị luân hồi vào cảnh giới thấp hơn.

Khi tử thần kề cận,một vài dấu hiệu báo trước cuộc đời vị lai của người đó có thể xuất hiện.Những người có tâm niệm lương thiện sẽ cảm thấy từ đen tối đi tới sáng sủa hoặc tiến đến một khoảnh đất trống rộng rãi.Họ sẽ cảm thấy an lạc,trông thấy cảnh tượng của nhiều sự vật tráng lệ và sẽ không còn cảm thọ đau đớn cùng tột khi chết nữa.

Nếu lúc chết,người ta dấy lên tâm niệm tham và sân một cách dữ dội,thì họ sẽ thấy đủ loại ảo giác và lòng trĩu nặng bồn chồn lơ sợ.Có người cảm thấy đang vào nơi đen tối;có người lại cảm thấy bị lửa đốt.Tôi đã từng gặp những người bị bệnh nặng kể cho tôi nghe rằng khi họ lâm trọng bệnh, họ đã có ảo giác bị lửa thiêu đốt. Đây là điềm chỉ định vận mệnh tương lai của họ.Do kết quả của những dấu hiệu như vậy,người chết sẽ cảm thấy nội tâm vô cùng hỗn loạn;sẽ gào thét và than van;cảm thấy toàn thân như bị ghì kéo xuống dưới.Họ sẽ cảm thấy đau đớn dữ dội khi chết.Tất cả những điều này đều tuyệt đối phát xuất từ tự tâm chấp ngã.Người sắp chết biết rằng “con người”mà họ đã từng quá yêu quí đang đi vào cõi chết.

Những người đã từng tiêu pha phần lớn cuộc đời của họ vào những hành vi bất thiện lúc chết,theo truyền thuyết,thì quá trình tản thất thể ôn[6] bắt đầu từ phần trên thân thể chuyển dần đến tim.Trong bất cứ trường hợp nào, ý thức cũng đều thực sự tách rời ra từ tim cả.

Sau khi chết con người tiến đến trạng thái trung gian tức là Thân Trung Ấm[7].Thể xác của Thân Trung Ấm có vài đặc thù riêng biệt; mọi quan năng sinh lý đều hoàn thành trọn vẹn,tướng mạo của Thân Trung Ấm sẽ hệt khuôn như tướng mạo của chúng sanh mà nó sắp sửa đầu thai vào.Ví dụ:nếu nó sẽ luân hồi trở lại làm người thì sẽ có tướng mạo giống như con người.Nếu nó sẽ đi đầu thai làm súc sanh thì sẽ có tướng mạo của riêng loài thú đó.Thân Trung Ấm có một nhãn quan mạnh mẽ đến nỗi có thể trông xuyên qua những vật thể và dạo chơi cùng khắp mà không bị cản trở.Thân Trung Ấm chỉ có thể bị nhìn thấy được bởi Thân Trung Ấm cùng loại.Ví dụ: nếu một Thân Trung Ấm nào đã được định đoạt trước để tái sinh làm người thì nó chỉ được nhìn thấy bởi những Thân Trung Ấm đã được định phần để đầu thai làm người.Những Thân Trung Ấm cõi thiên đi đứng,nhìn ngó theo chiều hướng thượng;và những Thân Trung Ấm cõi người đi đứng nhìn ngó theo chiều ngang.Thân Trung Ấm của những người từng chìm đắmhành vi bất thiện, bị định phần sẽ đầu thai vào cảnh giới thấp kém hơn và theo truyền thuyết, sẽ di chuyển theo hướng chúc đầu lộn xuống.

Thân Trung Ấm trải qua chu kỳ kéo dài trong bảy ngày.Sau một tuần nếu Thân Trung Ấm gặp được tình cảnh thích hợp,nó sẽ tái sanh vào cảnh giới tương ứng thích hợp ấy.Nếu không,Thân Trung Ấm sẽ trải qua một cảnh chết nhỏ một lần nữa và sống trở lại như một Thân Trung Ấm.Tình trạng này có thể xảy ra bảy lần;tuy nhiên sau bốn mươi chín ngày,nó không còn kéo dài trạng thái Thân Trung Ấmbị bắt buộc đi đầu thai cho dù thích hay không thích.Khi thời giờ đã điểm để Thân Trung Ấm đi đầu thai; nó trông thấy chúng sanh cùng loại với nó đang vui đùa và nó sẽ nẩy sinh ý muốn tham gia.Những tinh chấttính cách tái tạo cuộc sống của cha mẹ tương lai của nó, ấy là tinh cha trứng mẹ.Cả hai,tinh cha và trứng mẹ là những gì rất đổi khác thường đối với Thân Trung Ấm.Thân Trung Ấm này sẽ có ảo tưởng rằng song thân nó có thể đã ngủ chung với nhau rồi dù thực tế không phải vậy. Nên nó mang lòng lưu luyến gắn bó với song thân. Nếu vị nào gần như có thể đầu thai làm con gái; theo kinh nói,vị ấy sẽ cảm thấy muốn cự tuyệt đẩy lui người mẹ và sẽ tìm cách ngủ với người cha do thúc đẩy bởi ái luyến chấp trước.Nếu vị nào có thể được sanh ra làm con trai,vị ấy sẽ cảm thấy muốn chống đối cự tuyệt người cha nhưng lại luyến ái với người mẹ và sẽ tìm cách ngủ với mẹ.Do sự thúc đẩy của loại dục niệm như vậy,cậu ta hay cô ta sẽ dõi theo bước chân của song thân.Thế rồi,không có phần thể nào của song thân hiển lộ ra đối với Thân Trung Ấm ngoại trừ bộ phận sinh dục và kết quả là nó cảm thấy bị trắc trở và sanh ra giận dữ.Sự phẫn nộ đó,trở thành điều kiện tất yếu làm cho trạng thái Thân Trung Ấm bị chết và đầu thai vào trong tử cung.Khi song thân giao hợp và đạt đến cao điểm nhục dục;Kinh nói,một hoặc hai giọt tinh dịch dầy đặc sẽ cùng trứng hòa hợp trộn lẫn với nhau như chất kem nổi trên mặt sữa nóng.Tại thời điểm đó, “ý thức” của Thân Trung Ấm sẽ ngừng hẳn và nhập ngay vào chất hỗn hợp này. Đó là dấu hiệu tiến vào tử cung.Cho dù song thân cũng có thể chưa giao hợp với nhau nhưng Thân Trung Ấm vẫn có ảo tưởng rằng cha mẹ đang giao hợp như vậy,nên nó sẽ tiến ngay đến nơi ấy.Điều này bao hàm chỉ cho những trường hợp xảy ra khi mà song thân có thể chưa giao hợp nhưng “ý thức” vẫn có thể thẳng tiến vào trong cơ phận thân thể rồi. Điều đó xác định rõ ràng trường hợp của những “thí quản thai nhi”[8] ngày nay.Khi dịch thể của song thân được thu nhặt, hòa trộn và chứa giữ trong một cái ống thì “ý thức”có thể nhập ngay vào dung hợp này mà không cần phảisự thật thụ giao hợp.

Ngài Shantideva nói rằng: dẫu là súc sanh cũng còn tìm cách trải qua được kinh nghiệm lạc thú,và tránh né khổ đau trong đời này.Ta phải chuyên chú chuyển hướng tương lai; bằng không ta sẽ chẳng khác gì cầm thú.Sự tỉnh thức đối với cái chết là chiếc bàn thạch vững chắc của trọn vẹn chánh đạo.Ngoại trừ bạn phát triển được loại giác ngộ này;nếu không, tất cả mọi phương thức tu hành khác đều bị tắc nghẽn.Phật pháp là hướng đạo viên dìu dắt ta băng ngang vùng đất chưa quen; Phật phápthực phẩm nuôi sống cuộc hành trình;Phật pháp là vị thuyền trưởng đưa dẫn ta đến bến bờ Niết Bàn xa lạ.Vì thế, hãy dốc toàn lực thân,ngữ, ý dung hòa vào quá trình tu hành. Đàm luận về pháp tu quán tưởng đến cái chết và lẽ vô thường rất dễ,nhưng thực tế tu hành quả thật không phải dễ dàng.Và ngay cả khi thực tu;lắm lúc cũng chẳng nhận biết được bao nhiêu biến chuyển đang thay đổi nhất là khi ta chỉ so sánh giữa hôm qua và hôm nay.Quả có sự nguy hiểm làm mất đi hy vọng và trở nên nản lòng.Trong trường hợp như vậy,thật hoàn toàn hữu ích khi không so sánh giữa sự khác biệt của mấy ngày hoặc mấy tuần.Tốt hơn nên cố gắng so sánh tâm cảnh hiện giờ với tâm cảnh năm năm hay mười năm về trước,rồi ta sẽ thấy đã từng có một vài thay đổi trong lối kiến giải,trong năng lực hiểu biết,trong tính chất tự phát và trong cách đáp ứng với tu hành kể trên.

Chính từ trong những thay đổi ấy, phát xuất ra cội nguồn của một sự khích lệ vô cùng to lớn.Điều này sẽ thật sự cung ứng cho ta một niềm tin; bởi vì, nó đã chứng minh rằng có nỗ lực ắt hẳn ta sẽ có khả năng tiến thủ xa hơn.Còn thối chíquyết định trì hoãn việc tu hành nhằm chờ đợi một dịp khác thuận tiện hơn thì quả là điều rất nguy hiểm.

 



 
[1] Geshe Sha-ra-wa: Cách Tây Hạ La Va

[2] Milarepa:Mật Lặc Nhựt Ba.

[3] Gung-Thang Rinpoche: Đường Nhơn Ba Thiết

[4] Geshe:Cách Tây

[5] Vô Thượng Du Già Mật pháp; Highest Yoga Tantra

[6] Quá trình tản thất thể ôn: process of the dissolution of the body’s warmth. Chú giải: đây là giai đoạn hơi ấm của thân thể tiêu tan dần, biến thể xác cứng lạnh và hồn phách rời khỏi thân xác.

[7] Thân Trung Ấm: the bardo

[8] Thí quản thai nhi: test tube baby.


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 72)
Cuộc đời và công việc của Bồ tát được nói trong phần cuối đoạn Đồng tử Thiện Tài gặp đức Di Lặc.
(Xem: 146)
Trong khi các tín ngưỡng về nghiệp và tái sinh là phổ biến vào thời của Đức Phật,
(Xem: 168)
Đây là ba phạm trù nghĩa lý đặc trưng để bảo chứng nhận diện ra những lời dạy của đức Đạo sư một cách chính xác mà không
(Xem: 224)
Đi vào Pháp giới Hoa nghiêm là đi vào bằng bồ đề tâm thanh tịnh và được cụ thể hóa bằng nguyện và hạnh.
(Xem: 151)
Nhị đế là từ được qui kết từ các Thánh đế (āryasatayā) qua nhân quả Khổ-Tập gọi là Tục đế
(Xem: 203)
Quí vị không giữ giới luật có thể không làm hại người khác, nhưng thương tổn tự tánh cuả chính mình.
(Xem: 190)
Lầu các của Đức Di Lặc tượng trưng cho toàn bộ pháp giới của Phật Tỳ Lô Giá Na; lầu các ấy có tên là Tỳ Lô Giá Na Đại Trang Nghiêm.
(Xem: 222)
Trong kinh Duy Thức thuộc tạng kinh phát triển, để chỉ cho sự huân tập thành khối nghiệp lực (A Lại Da Thức và Mạc Na Thức,)
(Xem: 237)
Tín ngưỡng Dược Sư với đại diện là thế giới Lưu ly nằm ở phương Đông mà nó tương tự với các cõi Tịnh độ khác, đều dùng việc
(Xem: 319)
Hai câu hỏi hiện lên trong đầu tôi khi nghĩ về giáo lý vô thường liên quan đến cuộc đời tôi.
(Xem: 559)
Lôgic học là một ngành học có mục đích xác định các quy tắc vận hành của tư duy để tìm kiếm sự thực.
(Xem: 422)
Trong quá trình hình thành và phát triển xã hội, con người luôn khát khao tìm cầu hạnh phúc, thỏa mãn nhu cầu về vật chất và tinh thần.
(Xem: 435)
Tuệ là trí tuệ tức cái biết, thức là nhận thức cũng là cái biết. Cả hai đều là cái biết nhưng có đặc điểm khác nhau.
(Xem: 530)
Khái niệm Niết-bàn vốn thành hình cách đây hơn 2500 năm. Các học giả và các triết gia khác nhau
(Xem: 719)
Ở trên là hai câu đầu trong bài kệ Lục Tổ Huệ Năng khai thị nhân bài kệ của thiền sư Ngọa Luân. Câu chuyện được thuật lại trong Pháp Bảo Đàn Kinh, phẩm Cơ Duyên thứ 7.
(Xem: 767)
Chữ “Tăng đoàn” là một thuật ngữ tiếng Phạn, có nghĩa là “cộng đồng” và được sử dụng chủ yếu để chỉ những tín đồ đã xuất gia của Đức Phật,
(Xem: 801)
Tóm tắt: Phật giáotôn giáo được biết đến như một hệ thống triết học mang đậm chất tư duy, trí tuệ cùng giá trị đạo đức cao.
(Xem: 806)
Mỗi người hiểu về nghiệp theo mỗi kiểu khác nhau tùy vào nhận thức và trải nghiệm bản thân, nhưng phần lớn vẫn chịu ảnh hưởng của cách hiểu trong dân gian về khái niệm của từ này.
(Xem: 696)
Từ ngàn xưa cho đến thời điểm xã hội phát triển mạnh mẽ về mọi mặt như hiện nay, mặc dù nền văn minh có bước tiến bộ vượt bậc
(Xem: 687)
iáo lý Duyên khởi được xem như chiếc chìa khóa mở ra kho tàng pháp bảo Phật giáo, vì có thể giải quyết những vấn đề của khổ đau, cả sự sanh ra hay chết đi của con người.
(Xem: 689)
Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh tập thứ 14. Kinh văn số 550 gồm 12 quyển. Chữ Hán từ trang 865 đến trang 894, gồm tất cả 29 trang.
(Xem: 794)
Những nhu cầu của con người sinh học thì giản dị, khi đói chỉ mong được ăn, khi khát mong được uống, khi mệt mong được nằm,
(Xem: 816)
Khi thân thể tiều tụy chỉ còn da bọc xương, những khổ thọ chết người đều đã trải qua,
(Xem: 914)
Trong quá trình thuyết giáo của đức Phật, những lời dạy của Ngài không được lưu giữ dưới dạng văn bản chữ viết
(Xem: 685)
Nhân ngày húy nhật của Hòa thượng Thích Trí Thủ, một trong những vị tông sư hoằng truyền luật học Phật giáo thời cận đại,
(Xem: 587)
Hành giả tu hành muốn mau đạt đến kết quả như mình mong muốn thì, điều kiện tiên quyết trước hết là chúng ta cần phải chọn lựa pháp môn nào cho thích hợp với căn cơ của mình
(Xem: 686)
Trọng tâm của triết học Phật giáohọc thuyết nổi tiếng về tính không - rằng tất cả chúng sinhhiện tượng đều trống rỗng về bản chất hay bản chất cố hữu.
(Xem: 804)
Vô phân biệt được nói đến nhiều lần trong Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật.
(Xem: 685)
Theo lý Duyên Khởi của đạo Phật, tất cả vạn hữu vũ trụ được hình thành do yếu tố hòa hiệp của nhơn duyên và sẽ đi đến phân ly do duyên tan rã.
(Xem: 693)
Cuộc chiến đấu mới–Sau khi Đức Phật nhập diệt, hình bóng của ngài vẫn hiện ra trong hàng thế kỷ trong một hang động–một hình bóng rất lớn
(Xem: 789)
Như Nietzsche khuyên răn chúng ta hãy lại bắt đầu học làm mới bằng cách để ý đến những việc ‘tầm thường’ và sự vận hành của ‘thân’ để xác định
(Xem: 812)
Tôi nghĩ là làm một việc có lý khi bác bỏ tuyên bố của Nietzsche rằng đạo Phật là một dạng của ‘thuyết hư vô thụ động,’ rằng đạo Phật truyền dạy
(Xem: 794)
Đặt vấn đề có phải đạo Phật là một dạng của ‘Chủ thuyết hư vô thụ động’ có nghĩa là đặt vấn đề liệu summum bonum[1] của đạo Phật,
(Xem: 838)
Dù có nhiều tác phẩm đa dạng về Phật học thích dụng ở Châu Âu thời kỳ trước Nietzsche,
(Xem: 864)
Nhân ngày húy nhật của Hòa thượng Thích Trí Thủ, một trong những vị tông sư hoằng truyền luật học Phật giáo thời cận đại,
(Xem: 855)
Hành giả tu hành muốn mau đạt đến kết quả như mình mong muốn thì, điều kiện tiên quyết trước hết là chúng ta cần phải chọn lựa pháp môn nào
(Xem: 1043)
Cửa vào bất nhị, còn gọi là pháp môn bất nhị, từ xa xưa đã được truyền dạy từ thời Đức Phật, chứ không phải là hậu tác của chư tổ Bắc Tông,
(Xem: 916)
Tinh thần hòa hiệp là ý nghĩa sống lành mạnh an vui, tinh thần của một khối người biết tôn trọng ý niệm tự tồn, và xây dựng vươn cao trong ý chí hướng thượng.
(Xem: 1578)
Xuất xứ của Bát Chánh Đạo có hai nguồn là nguồn từ Phật chứng ngộ mà thuyết ra và nguồn được kết tập lại từ các kinh điển
(Xem: 1023)
Tam tam-muội là chỉ cho ba loại định, tức là ba loại pháp môn quán hành của Phật giáo, được xem như là nguyên lý thực tiễn của Thiền định.
(Xem: 1172)
Tôi kính lễ bái bậc Chánh giác, bậc tối thắng trong hết thảy các nhà thuyết pháp, đã thuyết giảng Duyên khởibất diệtbất sinh,
(Xem: 921)
Thay vì tìm hiểu nguồn gốc tại sao phải chịu luân hồi sinh tử, con người không ngừng tìm kiếm căn nguyên của vũ trụ vạn vật, nơi mình sinh ra;
(Xem: 1175)
Khi Thái tử Tất-đạt-đa nhận thấy tất cả mọi người dân đang chìm trong đau khổ, và ngay chính bản thân mình rồi cũng phải chịu qui luật già, bệnh, chết
(Xem: 1092)
Danh từ nghiệp hay karma (skt.) được đề cập thường xuyên trong các luận giải về tư tưởng triết họctôn giáo Ấn-độ.
(Xem: 1097)
Tứ quả là bốn quả vị sai biệt của các bậc Thánh Thinh Văn thừa, tùy thuộc vào trình độ căn cơ của hành giả đã đạt được sau khi tu tập
(Xem: 1237)
Sau khi hoàng hậu Ma-da (Mayā) quá vãng, vua Tịnh Phạn (Suddhodana) tục huyền với Mahāpajāpatī Gotami và bà đã xuất gia
(Xem: 1508)
Kinh Pháp Hoa dạy rằng: “Đức Phật ra đời vì một đại nhân duyên. Đó là khai thị cho chúng sanh liễu ngộ Phật tri kiến nơi mình”.
(Xem: 1941)
Một trong những hình thức ta nuôi dưỡng phiền giận về chính mình là mặc cảm tội lỗi.
(Xem: 1054)
Các câu hỏi, không khác với câu khẳng định, dựa trên các giả định.
(Xem: 1318)
Đối với những người nhìn vào Phật giáo qua phương tiện tiếng Anh, việc thực hành lòng từ bi và sự xả ly có thể không tương thích với nhau,
(Xem: 1066)
Từ khi đức Phật xác lập: “Mọi vật đều vô thường, mọi vật đều vô ngã”, thường được diễn tả với danh từ Sarvam Sùnyam (mọi vật đều Không).
(Xem: 921)
Trong lịch sử Thiền Tông Việt Nam, Thiền sư Trần Thái Tông (1218-1277) được kể như một nhân vật vô cùng đặc biệt, với nội tâm giác ngộ cao siêu,
(Xem: 1044)
Trước đây qua giáo lý của Đức Phật chúng ta hiểu rằng Đạo Phật là đạo xây dựng trên nền tảng trí tuệ, tức dùng sự giác ngộ, hiểu biết
(Xem: 1080)
Thiền sư Trần Thái Tông (1218 -1277) một vị thiền sư siêu việt, ông vua anh minh, nhà tư tưởng lớn, một nhân cách cao cả.
(Xem: 1497)
Nhận thức rằng tất cả đều là giả tạm và cuộc đời là một nỗi khổ đau lớn, nên đức Phật mới đi tìm chân lýgiác ngộ chân lý.
(Xem: 1250)
Khi đức Phật còn tại thế, Ngài đã quy chế cho cộng đồng Tăng phải an cư ba tháng mùa mưa, ngày nay lịch an cư tùy hệ phái, từ rằm tháng tư đến rằm tháng bảy theo truyền thống Phật giáo Bắc phương;
(Xem: 1261)
Trung đạo là khái niệm được dùng khá nhiều trong Phật giáo. Tùy duyênTrung đạo được định nghĩa khác nhau,
(Xem: 993)
Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh tập thứ 14. Kinh văn số 550 gồm 12 quyển. Chữ Hán từ trang 865 đến trang 894, gồm tất cả 29 trang.
(Xem: 1154)
Trong năm bộ Nikaya của hệ Pali, Đức Phật thường nói đến sự “không có lõi cứng” của các hiện tượng, từ thân tâm, cho đến thế giớichúng sanh.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant